Đề tài Lợi thế so sánh đối với mặt hàng dừa ở Việt Nam hiện nay

Việc xác định và đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế so sánh là vấn đề bức thiết đối với tất cả các quốc gia trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay. Tận dụng nguồn tài nguyên đất đai và khí hậu thuận lợi ở nước ta, xuất khẩu hoa quả nói chung là một chiến lược đúng đắn và có nhiều tiềm năng. Cây dừa là một loại cây có khả năng tạo ra công ăn việc làm lớn nhất mà không có một loại cây nào có được. Đó là lợi thế lớn nhất mà Việt Nam cần khai thác ở loại cây này. Nó đóng vai trò to lớn trong xã hội cũng như giá trị kinh tế và đối với vấn đề môi trường của cộng đồng như đã phân tích ở trên. Chính vì thế, trong những năm tới việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dừa của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội được mở rộng vươn xa trên thế giới.

doc64 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lợi thế so sánh đối với mặt hàng dừa ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hong kong, Ả rập Xê út, Achentina… Năm 2007, Việt Nam đã xuất sang 47 thị trường trên thế giới sản phẩm cơm dừa, và xuất sang các thị trường lớn đó là Trung Quốc, Thái Lan… Tính đến 5/ 2009 có đến 58 thị trường nhập khẩu dừa và các chế phẩm từ dừa của Việt Nam, tăng 19 thị trường so với cùng kỳ năm 2008 Ba thị trường nhập khẩu chính sản phẩm dừa của Việt Nam là Trung Quốc, Ai Cập và Xiri (3 thị trường này đạt 11,8 triệu USD, chiếm 60,4% tổng kim ngạch). Có khá nhiều thị trường đạt kim ngạch cao trong 5 tháng đầu năm, trong đó, Trung Quốc là thị trường đạt kim ngạch cao nhất trong 5 tháng đầu năm 2009 với 7,6 triệu USD, tăng 54,4% so với cùng kỳ 2008. Tiếp đến là Ai cập đạt 2,8 triệu USD, tăng 169%; Xiri đạt 1,4 triệu USD, tăng 152,1%. Tuy nhiên cũng có nhiều thị trường giảm đáng kể về kim ngạch như Hàn Quốc giảm 8,1%; Pháp giảm 64%; Ba Lan giảm 72,4%; ả rập xê út giảm 91,4%... Bảng 1.8 Thị trường xuất khẩu dừa và chế phẩm từ dừa 5 tháng đầu năm 2009 Thị trường 5T/2009 5T/2008 5T/2009 so với 5T/2008 (%) Trị giá (USD) Trị giá (USD) Trung Quốc 7.605.310,0 4.926.528,2 54,4% Ai Cập 2.851.621,8 1.059.945,5 169,0% Xi ri 1.355.453,5 537.717,1 152,1% Đến cuối năm 2009, tổng số thị trường nhập khẩu đã lên tới 84 thị trường, trong đó có 69 thị trường nhập khẩu cơm dừa.Thị trường Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vươn lên đứng thứ 3 trong số các thị trường nhập khẩu dừa lớn của Việt Nam, 3 thị trường Trung Quốc, Ai cập, UAE đạt kim ngạch 23,7 triệu USD, chiếm 56,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bảng 1.9 Thị trường xuất khẩu dừa và chế phẩm từ dừa 10 tháng/2009 Thị trường 10T/2009 10T/2009 so với 10T/2008 (%) Trị giá (USD) Trung Quốc 16 -14,2% Ai Cập 5,2 354,9% UAE 2,6 157% Trung Đông là thị trường tuy mới mẻ nhưng đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu dừa của Việt Nam xâm nhập. Đây là thị trường rất ưa chuộng các sản phẩm nông sản đặc biệt là sản phẩm cơm dừa sấy khô. Doanh nghiệp tiêu biểu đang chiếm lĩnh thị trường này là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre – Betrimex với sản phẩm cơm dừa sấy khô đang rất đuợc ưa chuộng. Không chỉ nhiều tiềm năng mà các doanh nghiệp làm ăn tại đó còn nhận định là một thị trường dễ tính đối với chất luợng hàng hoá. Theo kinh nghiệm của một số doanh nghiệp, khách hàng xem thấy được là mua chứ không đòi hỏi chất luợng cao như người Châu Âu hay Mỹ. Trong khi đó mức giá bán không chênh lệch bao nhiêu so với thị trường Châu Âu mà thuế nhập khẩu lại thấp hơn Mỹ và Châu Âu, chỉ khoảng 15 – 20% (so với 25 – 30%). EU cũng là thị trường mới mẻ của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu dừa, năm 2009 vừa qua tỉnh Bến Tre đã xuất khoảng 20 tấn dừa tươi vào thị trường Đức và Cộng hoà Czech. Dừa tươi xuất sang EU được gọt vỏ, tạo hình bắt mắt và được xử lý và bảo quản bằng công nghệ hiện đại, nên bảo quản được lâu và đem lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay thị phần hoa quả tươi nói chung của Việt Nam tại EU là tương đối ít. Ngay cả những loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng chỉ chiếm số lượng khiêm tốn. Có rất nhiều loại trái cây nổi tiếng khác như nhãn, vải, sầu riêng… của Việt Nam chưa có mặt ở EU. Những sản phẩm rau quả mà Việt Nam đang xuất vào EU được người tiêu dùng ưa chuộng, tuy nhiên, số người biết đến những sản phẩm này còn quá ít. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, họ khó tiếp cận thị trường EU do thị trường này có khá nhiều rào cản. Nhưng trên thực tế, một số nước lân cận Việt Nam như Thái Lan, Malaysia…, hằng năm vẫn xuất vào châu Âu với khối lượng lớn. Do đó vấn đề cơ bản ở đây là việc xuất khẩu của Việt Nam không ổn định do chưa có nguồn hàng cung cấp thường xuyên, chủ yếu theo mùa vụ tự nhiên; chất lượng sản phẩm thấp và không đồng đều; khả năng xây dựng thương hiệu sản phẩm chưa tốt. Hơn nữa, phía doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn hạn chế về trình độ, nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu dừa, thiếu thông tin thị trường và giá cả, phương thức thanh toán chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. 2.1.2. Về cơ cấu chủng loại và chất lượng sản phẩm Năm 2007, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu cơm dừa nạo sấy và chỉ sơ dừa hàng đầu thế giới, song song đó hàng trăm mặt hàng thủ công mĩ nghệ, phục vụ khách du lịch và xuất khẩu đạt trị giá trên 20 tỷ đồng. Năm 2008, chỉ riêng tỉnh Bến Tre, kim ngạch xuất khẩu dừa đạt trên 66 triệu USD, và tập trung xuất khẩu 23 mặt hàng khác nhau trong đó nhiều nhất là cơm dừa nạo sấy (21 triệu USD) và chỉ xơ dừa (11 triệu USD) Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dừa ước đạt 50 triệu USD, trong đó, tỷ trọng các sản phẩm dừa xuất khẩu như sau: Hình 1.10 Tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm dừa năm 2009 Nhằm làm tăng chất lượng sản phẩm, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang gấp rút tiến hành áp dụng khoa học kỹ thuật và quy hoạch đất trồng dừa. 4 loại dừa có năng suất cao và chất lượng tốt được nhân gien giống thành công là dừa xiêm, dừa ẻo, dừa dứa và dừa sáp. Các giống dừa này đã xuất sang Mexico theo chương trình hợp tác của hai Viện nghiên cứu Dầu thực vật của hai nước. Không phải ngẫu nhiên mà ở Philippine người ta gọi cây dừa là “cây của sự sống”. Ở Mã Lai, dừa được gọi là “cây có ngàn công dụng”. Còn ở xứ dừa của Việt Nam, dừa có đến 1001 công dụng. Qua những bàn tay khéo léo, từ thân cây dừa, gáo dừa, trái dừa, vỏ dừa, chà dừa, cọng dừa, nan dừa… kể bao nhiêu cho hết những mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã ra đời. Từ đồ dùng trong nhà bếp, bàn ăn, phòng ngủ, phòng khách, lược cho phái đẹp, gậy cho người già cho đến những đồ vật biểu tượng mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ và đậm chất triết lý Phương Đông. Ngày nay, những sản phẩm thủ công mĩ nghệ từ cây dừa đã được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Đài Loan, Campuchia, Lào và nơi xa hơn là Mỹ, Pháp, Canada, Úc… Giá trị kinh tế của hàng thủ công mỹ nghệ dừa mang lại lợi ích ngày càng đáng kể cho người lao động như giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần làm giàu cho quê hương.    Bến Tre hiện có đến hàng chục cơ sở làm thủ công mỹ nghệ có tầm cỡ và sản phẩm xuất khẩu đi nhiều nước của Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ như Công ty TNHH Thanh Bình, cơ sở Hưng Tiến, Trần Ngọc Tuấn, Phúc Sang (Châu Thành), cơ sở thủ công mỹ nghệ Trường Ngân, doanh nghiệp tư nhân Yên Thạnh, Thành Mỹ (thành phố Bến Tre), Mỹ nghệ Thanh Liêm (Mỏ Cày Nam), Thanh Nhàn (Giồng Trôm)… Ngoài ra, còn có loại hình doanh nghiệp hợp tác xã được thành lập tại Phước Long (Giồng Trôm) và Bến Tre (Quới Điền-Thạnh Phú). Mỗi cơ sở trên lại có đến hơn chục vệ tinh khác đang hoạt động rải rác đều khắp các huyện. Loại hình sản xuất này được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn giúp nhân dân ta xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho cả ngàn lao động. Theo điều tra tại các cơ sở chế biến sản phẩm thủ công mĩ nghệ từ cây dừa cho biết, cứ 1 tấn cọng dừa có thể làm nên 7 ngàn chiếc giỏ. Các mặt hàng này ngày càng được thị trường ưa chuộng bởi có công dụng thay thế bao bì bằng nhựa, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Vì thế, hàng năm, ở nhiều địa phương trồng dừa đã có đến hàng triệu sản phẩm được chuyển qua trung gian để xuất khẩu.  Hiện nay những hộ gia đình sản xuất thủ công mĩ nghệ dừa đã có nhiều ý tưởng và tìm cách để chế tác nên hàng trăm mẫu sản phẩm độc đáo bằng dừa, thay cho các loại nguyên liệu khác như gỗ rừng, nhựa, nhôm, sành. Nguồn sản phẩm dừa là vô tận bởi người sản xuất sáng tạo và còn dựa trên ý tưởng phát huy giá trị sử dụng của chúng trong sinh hoạt thường ngày, từ đồ dùng nhà bếp đến dụng cụ văn phòng, đồ chơi trẻ em, trang trí nội thất, xây nhà…   Qua tìm hiểu nhu cầu thị trường, hầu hết các cơ sở đều có nhận định xu hướng ngày nay, đồ mộc ngày càng chiếm một vị trí nhất định thay cho sản phẩm công nghiệp nhựa. Đặc biệt với gỗ dừa vừa có nét độc đáo hơn những loại cây gỗ khác bởi nó có sớ, vân đặc trưng không thứ nào có thể thay thế được. Mặt khác, sản phẩm còn mang tính nghệ thuật cao nên trị giá của chúng có thể lên đến hàng chục triệu đồng/sản phẩm. Chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ Mô hình kinh tế được nhân rộng trong nông thôn đã góp phần thực hiện chủ trương “Ly nông bất ly hương”. Song, vì đa phần những người thợ xuất thân từ nông dân tranh thủ thời gian lao động nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập nên còn nhiều hạn chế trong việc ý thức, tác phong lao động. Hơn nữa, thái độ dễ hài lòng, thỏa mãn với kết quả đạt được lâu ngày dẫn đến uy tín của cơ sở và trình độ tinh xảo sản phẩm ngày bị mai một, giá trị sản phẩm trên thị trường cũng bị giảm sút. Đây là nguyên nhân khiến không ít các nhà kinh doanh ái ngại đặt hợp đồng xuất khẩu lâu dài với nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn các địa phương trồng dừa                                    Mặt khác, tuy thị trường nước ngoài đang tiêu thụ từ 70 đến 80% sản lượng hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa của một số tỉnh phía Nam nhưng phần đông người sản xuất và các thương nhân chân chính đang rất lo ngại “Thị trường thì mênh mông mà nguồn chưa ổn định, xét về chất lượng cả số lượng”. Xuất phát từ sự cạnh tranh chưa lành mạnh của một số cơ sở sản xuất, giá thành sản phẩm được đẩy xuống thấp hơn so với thị trường. Từ đó kéo theo chất lượng sản phẩm giảm. Những biểu hiện của các mặt hàng kém chất lượng như: nhanh chóng bị nấm móc, gãy đổ, bung, xúc… Hơn nữa, với tâm lý người mua chưa có kinh nghiệm, hoặc mua theo kiểu chụp giật để khi xuất khẩu sẽ sinh lợi cao hẳn sẽ chọn hàng giá rẻ mà không quan tâm về độ bền, độ tinh xảo của sản phẩm. Một số cơ sở sản xuất thật sự lo ngại cho ngành sản xuất cũng như thị trường của ngành hàng này trong vài năm nữa nếu để tình trạng như thế kéo dài. Như vậy, cách duy nhất để thu hút và “giữ chân” khách hàng lâu dài của cơ sở là cùng chấp nhận bán với giá rẻ để tiêu thụ được hàng hóa nhưng cũng vừa cố gắng đảm bảo chất lượng hàng hóa để xây dựng uy tín và sáng tạo nhiều mẫu mới mang tính độc quyền của cơ sở nhằm hấp dẫn người mua. Về khách quan, việc khai thác các thứ phẩm từ dừa chưa theo quy hoạch nên cùng lúc không thể cung cấp đủ nguyên liệu sản xuất ra số lượng sản phẩm cho các hợp đồng lớn. Tuy nhiên, trong tương lai nguyên liệu sẽ không thiếu vì dừa đã qua rồi điệp khúc trồng-chặt bỏ. Quan trọng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần ý thức đứng vững trên đôi chân của chính họ. Người lao động cần thay đổi tác phong lao động cũng như ý thức trong ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Việc sản xuất không chỉ mỗi niềm đam mê là đủ mà cần đầu tư hơn về khả năng thương mại để kích thích hiệu quả kinh tế của ngành nghề kinh doanh ngày càng vươn xa hơn.        2.1.3. Về giá cả sản phẩm Giá cả cụ thể một số mặt hàng dừa năm 2007 tại một số thị trường xuất khẩu dừa lớn như sau: Cơm dừa: Giá cơm dừa tại Indonesia (Surabaya) dao động trong khoảng 363 USD và 395 USD trong tháng 1/2007, tương đối thấp hơn (372 USD) so với tháng trước. Khi so sánh với giá năm rồi, giá trung bình của mặt hàng cơm dừa tăng 38,3%. Tại thị trường nội địa Philippines (Manila) giá cơm dừa ở mức 512 USD/tấn. Giá này tăng 17 USD/tấn so với giá trong tháng 12 năm 2006. Tăng 66% so với giá trong cùng tháng 1 năm 2006 (308 USD/tấn). Tại Philippines, ngoài 8 trung tâm thị trường cơm dừa, giá cao nhất là 502 USD/tấn được ghi nhận tại khu vực Nam Tagalog và giá thấp nhất là 467 USD/tấn được ghi nhận tại Visayas trong suốt giai đoạn này. Dầu dừa: Giá dầu dừa tại châu Âu (C.I.F. Rotterdam) giảm nhẹ khoảng 0,1%, từ 728 USD/tấn xuống còn 727 USD/tấn (tháng rồi). Giá này dao động trong khoảng 712 đến 765 USD/tấn, cao hơn 169 USD/tấn so với giá trong tháng 1 năm 2006. Giá địa phương mặt hàng dầu dừa tại Philippines là 887 USD/tấn, tăng 35 USD so với giá trong tháng 12 năm 2006, và cao hơn 278 USD so với giá trung bình trong tháng 1 năm 2006. Giá nội địa mặt hàng dầu dừatại Indonesia đã giảm từ 642 USD/tấn (trong tháng 12/2006) xuống còn 637 USD/tấn. Giá này dao động trong khoảng 662 USD – 675 USD. Cám dừa: Giá cám dừa tại châu Âu (C.I.F. Hamburg) không được ghi nhận  trong tháng 1 năm 2006. Giá nội địa trung bình của mặt hàng này tại Philippines được bán ra ở mức 196 USD/tấn; và cao hơn khoảng 16 USD so với giá trong tháng rồi và cao hơn 131 USD so với giá trung bình trong tháng 1 năm trước. Cơm dừa nạo sấy: giá cơm dừa nạo sấy vẫn duy trì ở giá 981 USD FOB Manila. Giá này cao hơn khoảng 88 USD so với giá trong năm rồi. Tại Sri Lanka, giá nội địa mặt hàng cơm dừa nạo sấy cao hơn 11,1%  so với giá trong tháng 12 năm 2006 và cao hơn khoảng 3,08% so với giá trong tháng 1 năm 2006. Trong khi đó, giá cơm dừa nạo sấy tại thị trường nội địa Philippines ở mức 760 USD/tấn, hơi thấp hơn (0,1 %) so với giá tháng trước, và thấp hơn 7 USD so với giá trong tháng 1. Than gáo dừa: Tại Philippines, giá than gáo dừa giảm nhẹ ở mức 107 USD/tấn, so với giá tháng trước, và thấp hơn khoảng 7 USD so với giá năm rồi. Trong khi đó, tại Sri Lanka, giá của mặt hàng này trong thời điểm năm 2007 là 170 USD/tấn, giảm 2,8% so với giá của tháng trước, và thấp hơn 19% so với giá của tháng 1 năm rồi. Xơ dừa: Xơ dừa được bán tại thị trường nội địa Sri Lanka với giá 140 USD/tấn trong suốt giai đoạn tháng 1/2007. Giá trong tháng này tương đối cao hơn giá tháng trước, và tăng 91,8% so với giá tháng 1 năm rồi. Năm 2007, các doanh nghiệp xuất khẩu dừa Việt Nam cho các thị trường lớn ở Châu Á với mặt hàng dừa sấy khô là 1210 USD/tấn, các lô hàng dừa khô xuất sang Trung Quốc thông thường là 0,16-0,17 USD/quả theo điều kiện giao hàng FOB. Giá thạch dừa xuất sang Nhật Bản ở mức 9,5 USD/thùng, sang Đài Loan là 0,22 USD/kg Còn đối với giá thu mua tại vườn thì dao động ở 2500 – 2700 đ/trái, do đó với 1 ha dừa,người dân có thể thu được lãi từ 25-30 triệu đồng mỗi năm. Năm 2009, đơn giá xuất khẩu mặt hàng dừa sấy khô là 950-1700 USD/tấn, một số thị trường như Nga, EU, Ma rốc giá tương đối cao từ 2000 – 2400 USD/tấn, như vậy là giá xuất khẩu mặt hàng dừa nói chung năm 2009 nhìn chung tăng gần gấp 2 lần so với năm 2007. Đây là niềm vui lớn đối với các nhà vườn. Theo báo Vĩnh Long, đầu năm 2010 vừa qua, giá thu mua dừa khô tại các nhà vườn tăng mạnh, khoảng 35000 đ – 37000đ/chục, có nơi giá cao đột biến khoảng 46000 – 50000đ/chục, hứa hẹn một mức giá cao khi xuất khẩu ra nước ngoài. 2.1.4. Về đội ngũ tham gia xuất khẩu dừa của Việt Nam Trong tháng 11/2006, cả nước có 30 doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu dừa, tăng 4 doanh nghiệp so với tháng 10/2006. Trong đó, có 17 doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng dừa khô và 13 doanh nghiệp xuất khẩu hàng cơm dừa. Dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu dừa khô của nước ta là Công ty Cổ phần SX Chế biến Chỉ xơ dừa 25/8 với kim ngạch đạt 616,7 nghìn USD, trong khi đó, Công ty TNHH Olam Việt Nam là doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu cơm dừa cao nhất của nước ta với 134,5 nghìn USD. Bảng 1.11 Tthị trường xuất khẩu dừa trong tháng 11/2006 Chủng loại Thị trường Trị giá (USD) Dừa khô Trung Quốc 1.698.526 Campuchia 226.000 Thái Lan 100.638 Hồng Kông 9.699 Hàn Quốc 5.646 Cơm dừa Ả Rập Xê út 218.732 Achentina 113.850 Ai Cập 90.050 Angiêri 60.200 Li Băng 47.614 Pháp 38.905 Kô-oet 24.413 Áo 21.803 Hồng Kông 15.414 Yêmen 10.979 Bảng 1.12 Các doanh nghiệp xuất khẩu dừa khô trong tháng 11/2006 Doanh nghiệp Thị trường  Trị giá (USD) Cty Cổ phần SX Chế biến Chỉ xơ dừa 25/8 Trung Quốc 616.757 Cty TNHH Sáu Nhu Trung Quốc 305.576 Cty TNHH Chí Công Trung Quốc 255.364 Cty Cổ phần SX KD - XNK Nam Hà Campuchia, TháI Lan 198.000 Cty Cổ phần Trà Bắc Trung Quốc 165.541 Cty TNHH Đại Lộc Trung Quốc 153.456 Cty SX KD XNK Trúc giang Trung Quốc 120.018 Cty Cổ phần Thương mại Trúc Giang Bến Tre Trung Quốc  72.008 DNTN Diệu Quang Campuchia  53.200 Chi nhánh Cty Cổ phần SX KD XNK Nam Hà Campuchia, TháI Lan 43.200 Cty XNK Thủy sản Kiên giang Campuchia 21.600 Cty TNHH Định Phú Mỹ Thái Lan 10.638 Cty TNHH Minh Đăng Trung Quốc  9.806 Cty TNHH Mhy Việt Nam Hồng Kông  9.699 Cty Cổ phần XNK Bến Tre Hàn Quốc  4.260 Cty TNHH Song Nga Mỹ 3.000 Cty TNHH Ái Thiên Hàn Quốc  1.386 Bảng 1.13 Các doanh nghiệp xuất khẩu cơm dừa trong tháng 11/2006 Doanh nghiệp Thị trường  Trị giá (USD) Cty TNHH Olam Việt Nam Achentina, Angiêri  134.550 Cty TNHH Quốc tế Phúc Sinh Ả Rập Xê út, Ai Cập, Li Băng 92.364 Chi nhánh Cty SX XNK Nam Hà Nội tại TP HCM Ả Rập Xê út, Angiêri 82.597 Cty Cổ phần XNK Petrolimex Ả Rập Xê út 64.875 Cty Cổ phần Trà Bắc Áo, Pháp 60.708 Cty TNHH Định Phú Mỹ Ai Cập 43.250 Cty Cổ phần Thương mại DV XNK Trân Châu Ả Rập Xê út 42.000 Cty TNHH SX Thơng mại Hòa Thái Bình Ả Rập Xê út, Kô oet 37.255 Cty XNK Intimex Ả Rập Xê út, Yêmen 32.479 Cty Cổ phần XNK Rau Quả Li Băng 23.760 Cty TNHH Chế biến - XNK Thủy sản Phi Long I Chi Ban Hồng Kông 15.414 Cty TNHH Chế biến Dừa Kô-eot 12.038 Cty Công nghiệp Chế biến Thực phẩm Quốc tế Ả Rập Xê út 670 Bảng 1.14 Doanh nghiệp xuất khẩu dừa tháng 11/2007 Tên doanh nghiệp Sản phẩm Kim ngạch (USD) Cty Chế biến Dừa Phú Hưng Cơm dừa sấy 633.419 Cty TNHH Dừa Định Phú Mỹ Cơm dừa 336.774 Cty TNHH Sáu Nhu Dừa trái bóc vỏ 332.455 Cty Cổ phần SX Chế biến Chỉ xơ dừa 25/8 Quả dừa khô bóc vỏ 315.153 Cty TNHH Phúc Sinh Cơm dừa 263.407 Chi nhánh Cty SX XNK Nam Hà Nội tại TP HCM Cơm dừa sấy 242.069 Cty Cổ phần Trà Bắc Cơm dưa sấy khô 107.767 DNTN Lâm Triều Dừa trái khô lột vỏ 102.608 DNTN Trung Hải Dừa trái khô bóc vỏ (603.142 trái) 94.317 Cty CP Thương mại Trúc Giang Bến Tre Dừa trái khô lột vỏ 91.025 Cty TNHH SX Thương mại Hòa Thái Bình Cơm dừa sấy 81.488 Cty Nông thổ sản 2 Cơm dừa sấy 80.021 Cty TNHH Đại Lộc Dừa trái khô bóc vỏ 69.939 CN Cty CP SX XNK Lâm sản & Hàng tiểu thủ Công nghiệp Cơm dừa 58.648 Cty Cổ phần XNK Rau Quả Cơm dừa sấy 57.668 Cty XNK Intimex Cơm dừa sấy 55.500 Cty TNHH SX Công nghiệp Việt D.E.L.T.A Cơm dừa 51.000 Cty Vegetexco Cơm dừa sấy khô 50.235 Cty TNHH Thương mại - DV XNK BTCo Cơm dừa nạo sấy 48.000 Cty TNHH Chế biến Dừa Cơm dừa sấy 43.875 Cty Thương mại DV Tổng hợp Hà Nội Cơm dừa sấy 28.860 Cty TNHH Định Phú Mỹ Cơm dừa sấy 23.520 XN Chế biến Thực phẩm Meko Thạch dừa đóng lon 16.150 Cty TNHH Mhy Việt Nam Dừa khô không vỏ 15.458 Cty TNHH VIVL Cơm dừa 14.400 Hợp tác Xã Cữu Long Thạch dừa 9.125 DNTN Minh Đạt Thạch dừa 7.289 DNTN Trương Phú Vinh Thạch dừa 4.957 Cty Cổ phần XNK Bến Tre Dừa khô trái lột vỏ 4.544 Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu dừa tháng 11/2007 đạt 3,2 triệu USD, tăng 13,2% so với tháng 10/2007. Cả nước có 29 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu các sản phẩm từ dừa, chủ yếu dưới dạng cơm dừa sấy, dừa quả khô và thạch dừa. Đứng đầu xuất khẩu là Công ty Chế biến Dừa Phú Hưng, với kim ngạch đạt 633,4 nghìn USD, tăng gần gấp 3 lần so với tháng 10/2007. Sản phẩm từ dừa của Công ty chủ yếu là cơm dừa sấy khô, được xuất sang nhiều thị trường ngoài châu á như Pháp, Urugoay, Niu Dilân, Nam Phi... Giá xuất cơm dừa trung bình tháng 11/2007 của công ty dừng ở mức 1210 USD/tấn, tăng 53 USD/tấn so với tháng 10. Ngược lại, xuất khẩu dừa của Công ty Cổ phần Chế biến Chỉ xơ dừa 25/8 lại giảm mạnh trong tháng 11/2007. Cụ thể, kim ngạch tháng 11/2007 của Công ty đạt 3,15 nghìn tấn, chỉ bằng 1/2 mức kim ngạch của tháng 10. Khác với Dừa Phú Hưng, mặt hàng xuất khẩu từ dừa của công ty hầu hết dưới dạng dừa quả khô. Các lô dừa quả khô của Công ty đều được xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Vạn Gia (Quảng Ninh) theo điều kiện giao hàng FOB. Đơn giá xuất ổn định từ 0,16- 0,17 USD/quả. Đối với mặt hàng thạch dừa, kim ngạch xuất khẩu đạt 37,52 nghìn USD. Có thể tham khảo giá xuất của một số doanh nghiệp: Xí nghiệp Chế biến thực phẩm Meko ở mức 9,5 USD/thùng (thị trường Nhật Bản); DNTN Minh Đạt và DNTN Trương Phú Vinh ở mức 0,22 USD/kg (Đài Loan); HTX Cửu Long ở mức 536,74 USD/tấn (Đài Loan).. Hiện nay các doanh nghiệp chế biến dừa đang gặp khó khăn đầu ra, Nhà nước ta cũng khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu dừa nguyên liệu ( thuế suất xuất khẩu = 0 ), nhằm giữ giá dừa có lợi cho hàng chục ngàn hộ trồng dừa. Đến cuối tháng 10/2008, các doanh nghiệp trong tỉnh đã xuất được 64 triệu trái dừa, đạt 80% kế hoạch. Riêng tỉnh Bến Tre hiện có gần 45.000 ha dừa, sản lượng trên 311 triệu trái/năm. 2.2. Đánh giá chung 2.2.1. Ưu điểm và triển vọng của ngành sản xuất và xuất khẩu dừa trong những năm tới 2.2.1.1. Ưu điểm Theo số liệu của ngành Dầu thực vật thì tổng diện tích dừa của Việt Nam đạt tới 330000 ha vào cuối thập niên 80, đến nay là khoảng 200000 ha, được trồng từ Bắc tới Nam, nhưng nhiều nhất vẫn là đồng bằng sông Cửu Long với trên 70% diện tích trồng dừa. Diện tích trồng dừa giảm trong giai đoạn thập niên 90 là do giá bán dừa trái thấp, hiệu quả kinh tế từ cây dừa không bằng các loại cây trồng khác nên nhà vườn chuyển đổi sang vườn cây ăn trái như xoài, sầu riêng, nhãn. Từ năm 2004 đến nay do hoạt động chế biến dừa trái gia tăng, giá bán nguyên liệu dừa trái lên rất cao nên diện tích trồng dừa ở các địa phương liên tục tăng. Bến Tre giữ vị trí là địa phương có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước. Nhận định cây dừa là cây truyền thống, đồng thời cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ cây dừa, Bến Tre cùng một số địa phương trồng dừa khác đã thực hiện nhiều biện pháp như: thâm canh, đốn tỉa bớt vườn dừa quá dày; trồng xen để tăng thu nhập; đa dạng hóa các sản phẩm từ cây dừa để tăng nguồn hàng xuất khẩu… Ở Việt Nam trong những năm gần đây, mặt hàng nông sản chiếm một tỷ trọng tương đối lớn là gần 15% trong cơ cấu xuất khẩu, ngoài những mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, cao su… thì phải kể đến mặt hàng rau quả hiện nay cũng được coi là mặt hàng xuất khẩu nhiều tiềm năng, trong đó dừa cũng chiếm khoảng 15% trong trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2009 là 50 triệu USD trong tổng con số 350 triệu USD. Ngày nay, kỹ thuật trồng dừa cũng đã được cải thiện tương đối so với những năm 90 về việc chọn giống dừa, hay kỹ thuật chăm sóc để đạt năng suất cao, đặc biệt việc thâm canh được chú trọng nên các vườn dừa ở các địa phương đem lại hiệu quả kinh tế hơn ngày xưa. Việc điện khí hóa nông thôn như trong việc chế biến dừa có nhiều khâu được điện hóa như hàng thủ công mĩ nghệ, cơm dừa nạo sấy, kẹo dừa, ép dầu dừa, quay chỉ sơ dừa, ép mụn dừa…góp phần quan trọng nâng cao năng suất, cải tiến kỹ thuật, làm đẹp mẫu mã, góp phần quan trọng trong việc làm tăng thị phần ở thị trường trong nước cũng như trên thế giới. 2.2.1.2. Triển vọng trong thời gian tới Dừa và các sản phẩm được chế biến từ dừa hiện nay giữ một vai trò quan trọng không những của những người nông dân trồng dừa và sống dựa vào cây dừa, đóng góp giá trị lớn vào việc sản xuất cung ứng cho tiêu thụ nội địa, mà nó còn góp một phần quan trọng trong chiến lược hướng ra thị trường thế giới của nước ta trong những năm gần đây. Gần đây, nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu chuỗi giá trị của cây dừa, tính toán nhiều sản phẩm làm ra từ cây dừa, trồng xen nhiều cây dưới cây dừa để hoạch định chiến lược hữu hiệu nhất cho các vườn dừa ở nước ta. Đây là một cơ hội lớn cho sản phẩm dừa mang thương hiệu Việt Nam vươn xa ra ngoài thị trường không chỉ trong khu vực và các nước lân cận mà còn trên toàn thế giới. Theo nhận định của các chuyên gia thì đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành nước xuất khẩu cơm dừa nạo sấy lớn thứ hai trên thế giới, mặt hàng dễ sản xuất và tiêu thụ, dầu dừa sẽ dùng làm nhiên liệu sinh học thay cho nhiên liệu hóa thạch. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm được làm từ dừa hiện nay trên thế giới đang tăng mạnh do xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có lợi cho sức khỏe và không gây ô nhiễm môi trường, cho thấy tiềm năng xuất khẩu sản phẩm dừa của Việt Nam là rất lớn. Nếu có hướng đi phù hợp, nâng cao cải tiến công nghệ, đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm, tạo thế đứng mới cho cây dừa, thì Việt Nam có thể nhanh chóng rút ngắn khoảng cách và theo kịp các nước xuất khẩu hàng đầu trong vài năm tới. 2.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân 2.2.2.1. Những tồn tại Nhìn chung trong những năm vừa qua, sản xuất và xuất khẩu dừa đã đạt được những thành tựu đáng kể, vai trò của trái dừa Việt Nam đã sánh ngang với nhiều mặt hàng chủ lực khác, tuy nhiên từ việc cung ứng đến xuất khẩu sản phẩm này vẫn còn đối mặt với rất nhiều khó khăn. Thứ nhất là vấn đề thị trường, trong những năm gần đây giá dừa mà bán trong nước cũng như xuất khẩu là không được cao, thậm chí năm 2004 giá dừa trái tương đối thấp, chỉ ở khoảng 500-700 đ/trái, làm cho nhiều hộ nông dân sản xuất dừa đã chuyển sang trồng những loại trái cây khác làm giảm đáng kê diện tích dừa Năm 2007 con số này là 2500 – 2700 đ/trái, nên mỗi năm các hộ nông dân chỉ thu được 25-30 triệu đồng /1 ha dừa. Năm 2009, kể cả sản lượng cũng như giá cả xuất khẩu dừa ra các nước trên thế giới cũng giảm so với năm 2008. Thứ hai, là vấn đề sản xuất và cung ứng sản phẩm dừa của nước ta còn tương đối manh mún, nhỏ lẻ, chưa có quy mô lớn và dễ biến động theo thị trường. Vì thế thương hiệu sản phẩm dừa của Việt Nam vẫn chưa được nâng cao ở mức xứng đáng. Thứ ba, là sự đa dạng hóa các sản phẩm dừa chưa được mở rộng và quan tâm đúng mức, trong khi một số nước xuất khẩu dừa lớn trên thế giới như Philippin, Indonesia… có thể sản xuất được trên 100 sản phẩm khác nhau từ dừa thì Việt Nam mới chỉ sản xuất và chế biến được vài ba chục sản phẩm. 2.2.2.2. Nguyên nhân Nguyên nhân của việc cung ứng sản phẩm chưa cao là ở chỗ diện tích trồng dừa của Việt Nam đã giảm so với trước kia. Nếu cuối những năm 80, diện tích dừa đạt trên 330000 ha trên cả nước, thì đến 2004 con số này chỉ còn 154000 ha, và đến nay là khoảng 200000 ha, do có những thời điểm giá dừa sụt giảm, sâu bệnh hại mùa nên năng suất thấp, người nông dân chuyển sang nuôi trồng những sản phẩm khác đem lại giá trị kinh tế cao hơn. Các chiến lược quy hoạch lại diện tích trồng dừa cũng như các chính sách phát triển loại sản phẩm tiềm năng này mới đang trong quá trình bắt đầu triển khai, nên chưa phát huy hiệu quả, khối lượng sản phẩm cung ứng chưa được nhiều, giá trị chưa được cao Việc thâm canh trồng dừa và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chế biến dừa còn hạn chế nên cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chất lượng sản phẩm không cao, bán với giá thấp trên thị trường Các cơ sở chế biến còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, nên việc đa dạng hóa sản phẩm còn hạn chế, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hoạt động chưa hiệu quả, nên chưa khai thác nhiều tiềm năng từ sản phẩm này. Chương 3. Kinh nghiệm xuất khẩu dừa của Philippines và Indonesia và giải pháp cho Việt Nam 3.1. Kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu dừa của Indonesia Cây dừa được trồng tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, phân bố ở 20o Bắc và Nam bán cầu với diện tích hơn 12 triệu ha (APCC, 2005), trong đó trên 80% diện tích trồng dừa thuộc các nước Đông Nam Á và Nam Á. Quốc gia trồng dừa nhiều nhất là Indonesia với diện tích  3,8 triệu ha, kế đến là Philippines với 3,1 triệu ha và xếp thứ ba là Ấn Độ với 1,84 triệu ha.  Nhìn chung, từ năm 1990 đến nay diện tích trồng dừa trên thế giới biến động tương đối từ 9,9 triệu ha ở năm 1990 đến 10,6 triệu ha ở năm 2003. Diện tích (ha) dừa đang thu hoạch ở một số nước chủ yếu trên thế giới: Bảng 1.15 Các quốc gia xuất khẩu dừa chủ yếu trên thế giới Quốc Gia 1970 1980 1990 2000 2003 FS Micronesia 30 28 17 17 17 Fiji 56 54 60 India 1,033 1,100 1,472 1,768 1,843 Indonesia 1,810 2,680 3,394 3,696 3,883 Kiribati 25 65 Malaysia 310 355 323 164 132 Marshal Islands 7 7 Papua New Guinea 247 221 260 260 260 Philippines 1,884 3,126 3,112 3,119 3,124 Samoa 28 42 47 96 96 Solomon Islands 32 62 59 59 59 Sri Lanka 466 451 419 442 422 Thailand 320 415 393 325 328 Vanuatu 69 96 96 96 Vietnam 350 172 136 Total 6,128 8,487 9,939 10,300 10,618 Indonesia là nước xuất khẩu cám dừa lớn thứ 2 trên thế giới sau Philippines được dự báo sản lượng và xuất khẩu sẽ tăng trong năm 2010 , ước lượng cả năm sản xuất đạt khoảng 557.000 tấn tăng 3,1% so với sản lượng năm 2009. Sản lượng quý 1/2010 đạt khoảng 136.400 tấn. Cám dừa ước xuất khẩu cả năm đạt khoảng 73.900 tấn, xuất khẩu cám dừa của Philippines và Indonesia chiếm khoảng 91,5% sản lượng cám dừa xuất khẩu trên thị trường thế giới. Khoảng 70% lượng cám dừa xuất khẩu của Indonesia được xuất khẩu sang Hàn Quốc và Việt Nam đạt khoảng 134.000 tấn trong năm 2009 giảm 47,9% so với xuất khẩu năm 2008 do tiêu thụ nội địa tăng và nhu cầu nhập khẩu của Hàn Quốc và Việt Nam giảm trong năm 2009. Năm 2010, dự kiến xuất khẩu cám dừa trên thị trường thế giới đạt khoảng 782.000 tấn tăng 10,3% so với xuất khẩu năm 2009. Trong khi đó nhu cầu nhập khẩu khoảng 784000 tấn tăng khoảng 13,6% so với nhu cầu nhập khẩu năm 2009. Tiêu thụ cám dừa trên thế giới cũng có khuynh hướng tăng trong năm 2010 với số lượng khoảng 1,91 triệu tấn tăng khoảng 6% so với năm 2009. Giá cám dừa tại thị trường Indonesia dao động từ 95 – 130 USD/tấn. 3.2. Kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu dừa của Philippines Với diện tích trồng dừa lớn thứ 2 trên thế giới, hàng năm Philippines cung cấp một khối lượng dừa lớn ra thị trường thế giới. Có lẽ không có loại cây trồng nào có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm bằng cây dừa. Cho đến nay các quốc gia thành viên của Hiệp Hội Dừa Châu Á-Thái Bình Dương (APCC) đã sản xuất và xuất khẩu được hơn 70 chủng loại sản phẩm từ dừa, trong đó Philippines đóng góp hơn 40 loại sản phẩm từ dầu dừa, từ các sản phẩm cao cấp phục vụ công nghiệp như alcohol béo cho đến hàng thủ công mỹ nghệ... Ở Philippines, thạch dừa được xuất khẩu thu ngoại tệ hơn 26 triệu USD trong năm 1993 và hơn 17 triệu USD trong năm 1996. Có mấy ai biết được rằng những bánh xà phòng cao cấp của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng như Unilever, P&G… đều có thành phần chính là dầu dừa.  Theo UCAP ( Hiệp hội dừa Philippines) lượng xuất khẩu các sản phẩm từ dừa tháng 9 năm 2008 đạt 67.291 triệu USD và giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2007 do chi phí thương mại tăng cao. Năm 2008 lượng xuất khẩu các sản phẩm từ dừa của Philippines đạt gần 1 triệu tấn trong đó lượng dầu dừa xuất khẩu chiếm 641.758 tấn, bột cùi dừa khô đạt 366.010 tấn, dừa sấy khô 96.385 tấn, hóa chất từ dừa (oleochemical) đạt 68.852 tấn. Năm 2009, nước này đã bán được 808.007 tấn dầu dừa, giảm 4,6% so với mức 847.626 tấn trong năm 2008 và thấp hơn mức dự báo là 835.000 tấn do nhu cầu thấp tại các nước công nghiệp Theo dữ liệu của Liên hiệp các Hiệp hội Dừa, lượng xuất khẩu dầu dừa của Philippines trong tháng 1 năm 2010 đã tăng lên tới 130.000 tấn so với 24.579 tấn vào cùng tháng năm trước. Philippines xuất khẩu 80% sản lượng dầu dừa nhưng nước này chỉ chiếm 5% thị trường dầu và mỡ toàn cầu, chủ yếu do sự cạnh tranh của dầu cọ. Châu Âu và Mỹ có nhu cầu lớn về dầu cọ của Philippines và 2 khu vực này đã mua khoảng 80% khối lượng dầu dừa xuất khẩu của Philippines. Dầu dừa là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 5 của Philippines và là hàng nông sản hàng đầu, chiếm 80% lượng xuất khẩu sản phẩm từ cơm dừa, các sản phẩm dừa khác, dừa khô, than gáo dừa và hóa chất từ dừa. Ông Yvonne Agustin – Giám đốc điều hành Ủy ban Dừa Thống nhất Philippines dự kiến xuất khẩu dầu dừa cả năm 2010 có thể đạt 980.000 tấn, tăng khoảng 21% so với xuất khẩu năm 2009, do nền kinh tế thế giới đang phục hồi nên nhu cầu nhập khẩu dầu dừa tăng. Thị trường xuất khẩu dầu dừa chủ yếu của Philippines là Mỹ và EU chiếm khoảng 4/5 thị phần, tiếp theo là thị trường các nước Châu Á chiếm khoảng 1/5 thị phần. Hiện nay giá dầu dừa thấp hơn dầu cọ cũng góp phần làm tăng nhu cầu nhập khẩu dầu dừa. Dầu dừa thường được chế biến thành thực phẩm, sản xuất xà phòng , dầu diesel sinh học. Philippines xuất khẩu dầu dừa giao vào thời điểm tháng 4 – 5 năm 2010 giá CIF Rotterdam là 795 USD. 3.3. Giải pháp cho ngành sản xuất và xuất khẩu dừa của Việt Nam 3.3.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 3.3.1.1. Nâng cao chất lượng dừa và đa dạng các sản phẩm chế biến từ dừa nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh Việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm từ dừa không chỉ giúp tăng nguồn thu từ xuất khẩu mà còn giảm việc nhập khẩu các sản phẩm từ dừa hay các sản phẩm thay thế. Chính vì vậy người trồng dừa quy mô nhỏ, với vốn đầu tư ít vẫn có thể tăng giá trị sử dụng của dừa nếu biết cải tiến công nghệ và thâm nhập được nhiều thị trường hơn. Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố tổng hợp gồm nhiều yếu tố cấu thành như nhân lực nghiên cứu, thiết bị, tài chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, khả năng đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển của mình vì nó có vai trò quan trọng trong cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất, hợp lý hóa sản xuất.   3.3.1.2. Tăng cường tìm hiểu, cập nhật thông tin về thị trường Do đặc trưng của ngành trồng dừa là trồng trên quy mô nhỏ, tính tổ chức chưa cao nên chất lượng dừa không đồng đều, tại các vườn dừa khác nhau, và là nguyên do để tư thương ép giá, vì thế việc tăng cường tìm hiểu thị trường, cập nhật thông tin, trao đổi buôn bán sản phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp trồng dừa có cơ hội tiếp cận nhiều với thị trường, kinh nghiệm có hiệu quả hơn. Điều tra cầu thị trường và dựa trên khả năng sẵn có của doanh nghiệp để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp, tạo ra sản phẩm có thương hiệu được người sử dụng chấp nhận 3.3.1.3. Đẩy mạnh xây dựng và quảng bá thương hiệu ra thị trường Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu sẩn phẩm của mình đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Để sản phẩm dừa của Việt Nam xuất khẩu được nhiều ra trên thế giới, nên thành lập nhiều hiệp hội trồng dừa nhằm truyền bá thông tin rộng khắp, nâng cao danh tiếng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dừa Việt Nam trên thế giới. Doanh nghiệp cần nâng cao năng lực marketing của mình vì đó là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (Product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển, văn minh tiêu dùng ngày càng cao, thì người tiêu dùng càng hướng tới tiêu dùng những hàng hóa có thương hiệu uy tín. Vì vậy, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một tất yếu đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều khâu như tiêu thụ, khuyến mãi, nghiên cứu thị trường… do đó dịch vụ bán hàng và sau bán hàng đóng vai trò quan trọng đến doanh số tiêu thụ - vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. 3.3.2. Giải pháp từ phía Nhà nước 3.3.2.1. Hoàn thiện việc quy hoạch nguồn lực, mạng lưới chế biến, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu sản phẩm dừa Muốn cây dừa trở thành cây trồng quan trọng trong cơ cấu cây trồng, thì các vườn dừa cần được cải tạo, thay diện tích dừa già cỗi, kém hiệu quả bằng các giống dừa mới năng suất cao hơn, chú trọng phát triển dừa nguyên liệu chế biến công nghiệp để xuất khẩu, dừa ăn quả, uống nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường nội địa và khách du lịch. Các ngành chức năng có liên quan cần tăng cường công tác nghiên cứu, chọn lọc giống, quy hoạch xây dựng các cơ sở nhân giống để cung cấp giống dừa cho nông dân. Đồng thời hướng dẫn nông dân cải tạo vườn dừa, đầu tư thâm canh… để cây dừa thực sự là cây hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, chú trọng đến việc chế biến dừa trái, nghiên cứu thị trường mở hướng phát triển công nghiệp, sản xuất chế biến sản phẩm có nguyên liệu từ cây dừa Khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến trái cây vừa và nhỏ ở nông thôn, phù hợp với vùng nguyên liệu, thiết bị chủ yếu do cơ khí trong nước chế tạo nhưng phải có công nghệ tiên tiến, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm; Đầu tư các dây chuyền phân loại, sơ chế, đóng gói và bảo quản tại các chợ đầu mối hoa quả để phục vụ lưu thông hàng hóa giữa các vùng miền và phục vụ xuất khẩu. 3.3.2.2. Nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ đối với doanh nghiệp xuất khẩu Các địa phương nên hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất cũng như xuất khẩu dừa như khuyến khích các nhà đầu tư đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tham gia vào việc sản xuất những sản phẩm mới từ dừa; hỗ trợ lãi suất đối với những dự án vay vốn dài hạn cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này; hay những dự án mua sắm trang thiết bị cho việc chế biến sản phẩm từ dừa. Ngoài ra, cần có những hỗ trợ về tinh thần, tư vấn, hướng dẫn làm thủ tục nhanh cho các nhà đầu tư… Nhà nước cũng cần có nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu sản phẩm dừa như tăng cường quảng bá thương hiệu, cắt giảm thuế xuất khẩu, và các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm trưng bày quảng bá các sản phẩm được làm từ cây dừa, từ đó thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm dừa phát triển Ở nước ta, các hiệp hội chủ yếu mới tập hợp các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, chứ chưa quan tâm đến đội ngũ nông dân trực tiếp sản xuất. Các hiệp hội mới chỉ đóng vai trò điều hành xuất khẩu, mà chưa điều hành được sản xuất sao cho cung phù hợp với cầu. Điều hành sản xuất và xuất khẩu nông sản ở nước ta hiện quá chồng chéo, nhiều bộ ngành chủ quản, nhưng dường như không có nhạc trưởng. Để ngành sản xuất và xuất khẩu dừa phát triển bền vững, phải thống nhất quản lý, có thể giao quyền điều hành cho hiệp hội hoặc liên đoàn ngành hàng. Hiệp hội phải đảm bảo được lợi ích của những người sản xuất kinh doanh. Và chính lợi ích đó là trung tâm, là thước đo cho sự phát triển của hiệp hội. Chứ hiệp hội không thể làm hành chính. Hiệp hội phải bảo vệ thành viên của mình, là nơi nắm vững, nắm chắc thông tin, định hướng thị trường, dự báo thị trường. Và hiệp hội phải chuyển được tất cả các thông tin đó tới người sản xuất để họ quyết định nên làm như thế nào. Hiệp hội phải mang tính chuyên nghiệp chứ không thể là phong trào, nghĩa là phải có chuyên gia về thị trường, khoa học công nghệ và cả tổ chức sản xuất. Ngoài ra, hiệp hội phải có quyền lực điều tiết trong tất cả các khâu: từ sản xuất, tiêu thụ đến giám sát chất lượng và an toàn vệ sinh đối với sản phẩm. Hiệp hội không thể chỉ là của các doanh nghiệp mà phải đại diện cho rất nhiều thành phần: doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm dừa, cơ sở chế biến dừa, nông dân, tổ chức làm dịch vụ tư vấn kỹ thuật canh tác, hợp tác xã cung cấp vật tư và dịch vụ nông nghiệp, thương lái thu gom và đại diện chuyên trách ngành hàng của các bộ, ngành liên quan. Tức là, hiệp hội phải có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích chính đáng cho cả người sản xuất, người chế biến, người kinh doanh, vì vậy phải hội đủ cả 4 nhà: nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học. 3.3.2.3. Đẩy mạnh chiến lược tổng thể về hội nhập, đàm phán tham gia các hoạt động thương mại song phương Để mặt hàng dừa nói riêng cũng như các mặt hàng nông sản nói chung đến được nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cần nhanh chóng đẩy mạnh tiến trình hội nhập và đàm phán, kêu gọi đầu tư bằng việc hoàn thiện hệ thống pháp lý và các thủ tục hành chính phù hợp với thông lệ quốc tế để thúc đẩy xuất khẩu nói riêng cũng như phát triển kinh tế - xã hội nói chung. 3.3.2.4. Chính sách liên kết trong sản xuất theo mô hình Mô hình liên kết Hiệp hội: Để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm dừa đồng thời phối hợp, thống nhất hành động giữa các doanh nghiệp trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối tác trong bối cảnh hội nhập và tự do hoá thương mại, các Hiệp hội ngành hàng đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các doanh nghiệp và làm chức năng cầu nối giữa Nhà nước với các doanh nghiệp. Hiện nay, trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu dừa đã có hiệp hội trồng dừa đóng góp một phần to lớn trong quá trình kinh doanh và xuất khẩu ra nước ngoài Trong thời gian tới, ngoài Hiệp hội trồng dừa, cần xem xét thành lập các Hiệp hội chuyên về nghiên cứu chế biến và bảo quản các sản phẩm dừa. Giữa các Hiệp hội này cần xây dựng quy chế liên kết, phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất và tiêu sản phẩm chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chính như: Xác định phương hướng phát triển sản xuất, kinh doanh, phổ biến và khuyến khích các thành viên áp dụng tiến bộ khoa kỹ thuật vào sản xuất; Nhận định tình hình sản xuất, giá cả thị trường, đề ra phương thức liên kết và hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tự nguyện của các thành viên; Cung cấp thông tin về thị trường giá cả, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, đóng gói,... của các nước cho các thành viên thông qua các tạp chí định kỳ, website của Hiệp hội; Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức cho các thành viên tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, hội chợ triển lãm, tham quan, khảo sát thị trường trong và ngoài nước; Bảo vệ quyền lợi hội viên; Phản ánh nguyện vọng của các thành viên đến các cơ quan Nhà nước, đề xuất với Chính phủ phương hướng phát triển, cơ chế quản lý ngành hàng, các chính sách, giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hoá... Để tạo điều kiện cho hoạt động của các Hiệp hội, cần có văn bản pháp quy của Nhà nước quy định cơ chế phối hợp hoạt động giữa các Bộ ngành liên quan với các Hiệp hội, giữa các Hiệp hội với nhau và giữa các thành viên trong Hiệp hội. Tăng cường năng lực cho các Hiệp hội ngành hàng để làm vai trò thống nhất hành động giữa các thành viên trong sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại... Mô hình liên kết Hợp tác: Trong bối cảnh sản xuất hàng hoá phát triển, sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường gay gắt, việc liên doanh, liên kết sẽ tạo điều kiện cho các hợp tác xã nâng cao năng lực, sản xuất theo quy hoạch và có kế hoạch; tiết kiệm được mức chi phí sản xuất dẫn đến giảm giá thành sản phẩm; tạo khả năng cạnh tranh để thúc đẩy sản xuất phát triển; ổn định giá cả ngay từ đầu vụ thông qua việc thực hiện các hợp đồng kinh tế chính thức... Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh nông sản nói chung, sản phẩm dừa nói riêng, cần chú trọng đến vấn đề nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn cho cán bộ HTX, các hộ gia đình sản xuất dừa tổ chức liên kết tạo nên các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng, phù hợp với nhu cầu phát triển của từng địa bàn. Liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã để giải quyết các vấn đề: cung ứng vật tư hỗ trợ sản xuất nuôi trồng dừa; tổ chức các hoạt động khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ vào sản xuất; dịch vụ tín dụng nội bộ; góp vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo quản, chế biến, tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm, tạo nguồn hàng lớn cho thị trường... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong quá trình hội nhập kinh tế, hàng hoá và dịch vụ xuất, nhập khẩu có khả năng cạnh tranh cao về giá cả và chất lượng, sức mua của khu vực nông thôn ngày càng tăng, các HTX sẽ là đầu mối quan trọng liên kết nhiều công đoạn của quá trình sản xuất, tiêu thụ. Do đó, các hợp tác xã cần chủ động tiếp cận các đối tác thương mại và đầu tư theo hướng vừa liên kết, vừa cạnh tranh. Chú trọng đẩy mạnh việc liên kết không chỉ giữa các hợp tác xã với nhau mà còn giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cả về vốn, tổ chức và sản xuất, kinh doanh, thị trường; từng bước phát triển các liên hiệp hợp tác xã với quy mô và hình thức đa dạng như liên kết tổ chức sản xuất, bảo quản giống cây trồng; liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm... Mô hình liên kết vệ tinh với vai trò lãnh đạo là các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu: Để phát triển sản xuất dừa quy mô lớn, đa dạng, có năng suất và chất lượng cao, định hướng thị trường, cần đẩy mạnh sản xuất - tiêu thụ thông qua hợp đồng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và người sản xuất (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại hoặc đại diện hộ nông dân), trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Do đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp chủ động, tích cực triển khai ký kết hợp đồng với người sản xuất, tạo nên sự tin cậy giữa hai bên, gắn kết chặt chẽ trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên trong việc thực hiện hợp đồng; gắn sản xuất với bảo quản, sơ chế, chế biến hàng hoá, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Dựa trên điều kiện sinh thái của từng vùng, các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương quy hoạch lại vùng sản xuất, xác định để phát triển các giống dừa có tiềm năng, đem lại giá trị cao và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với người sản xuất ngay từ đầu vụ với nhiều hình thức như: ứng trước vốn, vật tư nông nghiệp (giống, phân bón), hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, công nghệ bảo quản, sơ chế và mua lại sản phẩm Doanh nghiệp và nông dân cần nhận thức rõ được tầm quan trọng của sự liên kết để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ là con đường duy nhất để tồn tại trong nền kinh tế hội nhập, trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt về chất lượng và giá cả của thị trường khu vực và thế giới. Để phát triển hình thức liên kết sản xuất - tiêu thụ giữa doanh nghiệp và người nông dân, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách tạo điều kiện cho cả hai phía đồng thời khuyến khích các hộ nông dân hình thành các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện làm vệ tinh cho doanh nghiệp. Mô hình liên doanh với doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài: Tiến trình hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho hàng nông sản nói chung và mặt hàng dừa nói riêng của Việt Nam hướng mạnh ra xuất khẩu đồng thời đem lại cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Cơ chế chính sách ngày càng đổi mới theo hướng phù hợp với các thông lệ quốc tế sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài tăng thêm đầu tư vào ngành nông nghiệp. Mặt khác, việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao giá trị hàng hoá, tăng cường đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn cũng mở ra những cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Để xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá mạnh, đa dạng và bền vững; áp dụng khoa học kỹ thuật làm ra các sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, cải thiện đời sống của người nông dân, đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực kể cả nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cần hướng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào việc phát triển công nghệ sinh học để tạo ra giống mới có năng suất, chất lượng cao; đổi mới công nghệ bảo quản, chế biến để tăng giá trị sản phẩm. Các mô hình sản xuất có thể với các hình thức: huy động 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Để có thể đầu tư theo hướng trên, cần phải tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất dừa của từng địa phương và xác định rõ mục tiêu phát triển. Trên cơ sở đó, các ngành, các cấp xây dựng Danh mục dự án ưu tiên gọi vốn đầu tư nước ngoài và xây dựng phương án huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để làm cơ sở đề xuất chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các địa phương cần chủ động xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn để tạo địa bàn tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài một cách thuận lợi. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước để đẩy mạnh chuyển giao công nghệ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành dừa Viẹt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tích cực dùng nguyên liệu hoặc máy móc thiết bị, sản phẩm phụ trợ do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất . KẾT LUẬN Việc xác định và đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế so sánh là vấn đề bức thiết đối với tất cả các quốc gia trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay. Tận dụng nguồn tài nguyên đất đai và khí hậu thuận lợi ở nước ta, xuất khẩu hoa quả nói chung là một chiến lược đúng đắn và có nhiều tiềm năng. Cây dừa là một loại cây có khả năng tạo ra công ăn việc làm lớn nhất mà không có một loại cây nào có được. Đó là lợi thế lớn nhất mà Việt Nam cần khai thác ở loại cây này. Nó đóng vai trò to lớn trong xã hội cũng như giá trị kinh tế và đối với vấn đề môi trường của cộng đồng như đã phân tích ở trên. Chính vì thế, trong những năm tới việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dừa của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội được mở rộng vươn xa trên thế giới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình “Kinh tế quốc tế”, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân – 2/2008 Viện nghiên cứu phát triển TP HCM, website: bài viết “Xác định lợi thế so sánh của các ngành kinh tế trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Hệ số lợi thế so sánh trông thấy”, 3/2004 Paul R. Krugman – Maurice Obstfeld “ Kinh tế học quốc tế - Lý thuyết và chính sách” – NXB Chính trị Quốc gia Nguyễn Phương Nam “ Thị trường xuất khẩu rau quả”- NXB Thống kê 2005 Trang web Rau hoa quả Việt Nam: www.rauhoaquavn.vn GS.TS. Nguyễn Thường Lạng – Đại học Kinh tê quôc dân “Đánh giá lợi thế so sánh mặt hàng cà phê và những vấn đề đặt ra” Website sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre: www.dost-bentre.gov.vn Website báo Bình Định: www.baobinhdinh.com.vn MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1: Chi phí sản xuất 7 Bảng 1.2: Chi phí so sánh 8 Hình 1.3 : Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động của 2 quốc gia 9 Hình 1.4 Quá trình hình thành giá cả sản phẩm của H-O 10 Bảng 1.5: Các phương án cắt giảm thép để sản xuất cả vải của Anh và Mỹ 13 Hình 1.6: Đường giới hạn khả năng sản xuất của Mỹ và Anh 13 Hình 1.7 Lợi ích từ trao đổi mậu dịch quốc tế 15 Bảng 1.8 Thị trường xuất khẩu dừa và chế phẩm từ dừa 5 tháng đầu năm 2009 27 Bảng 1.9 Thị trường xuất khẩu dừa và chế phẩm từ dừa 10 tháng/2009 27 Hình 1.10 Tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm dừa năm 2009 29 Bảng 1.11 Tthị trường xuất khẩu dừa trong tháng 11/2006 36 Bảng 1.12 Các doanh nghiệp xuất khẩu dừa khô trong tháng 11/2006 37 Bảng 1.13 Các doanh nghiệp xuất khẩu cơm dừa trong tháng 11/2006 38 Bảng 1.14 Doanh nghiệp xuất khẩu dừa tháng 11/2007 39 Bảng 1.15 Các quốc gia xuất khẩu dừa chủ yếu trên thế giới 46

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25727.doc
Tài liệu liên quan