Đề tài Mở rộng cho vay mua ô tô tại vpbank – chi nhánh Hà Nội

Cho vay mua ô tô là một hoạt động rất phổ biến ở các ngân hàng thương mại hiện nay bởi những rủi ro thường khá nhỏ nhưng lợi nhuận mà hoạt động này mang lại tương đối lớn. Việc mở rộng hoạt động cho vay này trong tương lai là một xu thế tất yếu do những lợi ích thiết thực mà nó mang lại: tạo điều kiện để người dân thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình khi chưa có khả năng chi trả, giúp các doanh nghiệp tăng quy mô và phát triển hoạt động kinh doanh, giúp đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, tăng thêm thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng. VPBank - Chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh dẫn đầu trong lĩnh vực cho vay mua ô tô. Hoạt động này được triển khai chưa lâu nhưng đã thu được những kết quả hết sức khả quan, góp phần vào sự phát triển của VPBank nói chung và của VPBank - Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay mua ô tô tại VPBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan đem lại. Những khúc mắc này cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và nghiêm túc để có thể đưa ra những giải pháp giúp VPBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay mua ô tô của mình. Xuất phát từ yêu cầu này, đề tài “Mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô tại VPBank - Chi nhánh Hà Nội” đã được thực hiện. Do hạn chế về kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, đồng thời hạn hẹp về thời gian nghiên cứu, nhiều vấn đề cần phải đi sâu phân tích và xem xét lại cũng như những vấn đề mới chưa được đề cập đến trong chuyên đề

doc73 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1821 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng cho vay mua ô tô tại vpbank – chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua ô tô trả góp đang rất thu hút khách hàng trong thời gian qua. Năm 2005 tỷ trọng cho vay mua ô tô trả góp chiếm 85,71%, năm 2006 là 88,12%, đến năm 2007 tỷ trọng này đã tăng lên hơn 90%. Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay mua ô tô Đây cũng là một chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay mua ô tô tại VPBank chi nhánh Hà Nội DƯ NỢ CHO VAY MUA Ô TÔ TẠI VPBANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ cho vay 463.000 100 787.000 100 1810.000 100 Cho vay trả góp mua ô tô 51.810 11,19 90.426 11,49 215.209 11,89 Cho vay mua ô tô theo món 9.167 1,98 13.379 1,7 41.630 2,3 (Nguồn báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của VPBank 2005 -2007) Biểu đồ dư nợ cho vay trả góp ô tô và cho vay mua ô tô theo món Qua biểu đồ ta thấy, dư nợ và tỷ trọng dư nợ của VPBank – chi nhánh Hà Nội ngày càng tăng, thể hiện quy mô cho vay ngày càng được mở rộng. Năm 2005 dư nợ cho vay mua ô tô là 60.977 triệu đồng. năm 2005 tăng lên 103.805 triệu đồng, tăng 42.828 triệu đồng, đến năm 2007 đạt 256.839 triệu đồng, tăng 153.034 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2006 được đánh giá là một năm đầy biến động với thị trương ô tô trong nước. trong 6 tháng đầu năm thị trương ô tô tiếp tục trầm lắng do tâm lí chờ đợi của khách hàng. Dù người dân có nhu cầu nhập khẩu ô tô nhưng họ vẫn trì hoãn với hy vọng khi nghị định 12 của chính phủ cho phép nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng chinhs thức có hiệu lực vào ngày 01/05/2006 thì giá ô tô trong nước sẽ giảm. Tuy nhiên, biểu thuế tuyệt đối đã biến giá xe sau khi cộng các loại thuế lại cao hơn từ 200% - 700% so với giá khai báo. Các nhà nhập khẩu đã phải từ bỏ ý định kinh doanh xe cũ vì khó có thể bán được với giá cao. Bộ tài chính cũng tuyên bố xe xũ nằm trong diện cắt giảm tiêu dùng. Nhưng dến cuối năm thi trường xe ô tô laijsooi động trở lại, nhiều đại lý đã phải từ chối khách hàng. Lượng ô tô tiêu đùng tăng lớn vì cuối năm nhu cầu mua ô tô tăng lên, nhưng chủ yếu vẫn là do một lượng lớn khách hàng đã trúng hàng chục tỷ đồng nhờ chơi cổ phiếu đang đổ tiền ra mua ô tô. Mặt khác tâm lý chờ giá giảm không còn nữa đã làm cho thị trường ô tô trở lên cực kì sôi động vào những tháng cuối năm. Hoạt động cho vay mua ô tô của VPBank nói chung và VPBank - chi nhánh Hà Nội nói riêng vì thế cũng tăng. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Mặc dù doanh số, dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay mua ô tô tại VPBank chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây luôn tăng với tốc độ cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động này luôn duy trì ở mức thấp, và có xu hướng giảm dần.Điều này chứng tỏ việc mở rộng hoạt độngcho vay mua ô tô của chi nhánh trong những năm gần đây là có hiệu quả. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay mua ô tô tại VPBank – chi nhánh Hà Nội Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Dư nợ cho vay mua ô tô 60.977 103.805 256.839 Nợ quá hạn 0.518 0.675 1.541 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,85 0,65 0,60 2.2.3.2. Thành công của hoạt dộng cho vay mua ô tô tại VPBank – chi nhánh Hà Nội Trong những năm qua, hoạt động cho vay mua ô tô tại VPBank – chi nhánh Hà Nội đã thu được thành công rực rỡ Thứ nhất, hoạt động cho vay mua ô tô luôn được mở rộng về quy mô. Có được kết quả này là nhờ vào việc mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch mới, VPBank đã tiếp cận được nhiều khách hàng mới, khách hàng đến VPBank – chi nhánh Hà Nội vay để mua ô tô ngày một tăng cũng làm cho doanh số vay mua ô tô của chi nhánh tăng. Dư nợ cho vay mua ôt ô tại chi nhánh trong 3 năm trở lại đây tăng với tốc độ trung bình trên 40%, đây cũng là một tốc độ tăng khá cao so với các chi nhánh khác trong toàn hệ thống. Thứ hai, VPbank – chi nhánh Hà Nội đã kí được nhiều hợp đồng liên kết với các hãng bán lẻ ô tô.Đây là cơ sở để kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn mua ô tô, VPBank sẽ giới thiệu khách hàng tới các đại lý này để mua xe, như vậy việc định giá xe và kiểm soát mụ đích sử dụng vốn vay của khách hàng đối với NH sẽ dễ dàng hơn. MỘT SỐ CÔNG TY LIÊN KẾT VỚI VPBANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI Số thứ tự Tên công ty 1 Công ty toyota Giải Phóng 2 Công ty Ford Thăng Long 3 Công ty Toyota Thăng Long 4 Công ty Nisu 5 Công ty Đông Nam 6 Công ty An Dân 7 Công ty toyota Hoàn Kiếm 8 Công ty Toyota Mĩ Đình 9 Công ty Toyota Cầu Giấy Thứ ba, hoạt động cho vay mua ô tô của chi nhánh đã thu hút được nagyf càng nhiều khách hàng đến giao dịch với NH nhờ việc ban hành thể lệ cho vay nua ô tô đã qua sử dụng, VPBank đã đáp ứng được tốt hơn ngày càng nhiều nhu cầu của khách hàng Thứ tư, thủ tục cho vay nhanh gọn, squy trình chovay ngày càng chặt chẽ. Sau khi khách hàng cung cấp đủ hồ sơ, trong vong từ 3 – 5 ngày cán bộ tín dụng sẽ thực hiện tất cả các công việc cần thiết, khách hàng sẽ được đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mình nếu họ có đủ điều kiện vay vốn.Nhưng nhân viên tín dụng vẫn phải tuân thủ đầy đủ quy trình cho vay mua ô tô. Nhưng không chỉ chấm điểm xếp hạng tín dụng mà còn thực hiện chấm điểm tài sản bảo đảm để quản lý rủi ro, sau đó, nhân viên A/O sẽ trình lên ban tín dụng phê duyệt cho vay. Trong trương hợp tài sản bảo đảm là chính chiếc xe hình thành từ vốn vay thì NH chỉ cấp bản sao giấy tờ để xe có thể lưu hành và sẽ là người thụ hưởng bảo hiểm tài sản vật chất, như vậy sẽ tránh được tình trạng khách hàng cố tình gây tai nạn để hưởng bảo hiểm, nhờ vậy mà tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt độngcho vay mua ô tô tại chi nhánh luôn đạt mức đưới 1%. Thứ năm, việc mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô tại VPBank – chi nhánh Hà Nội là có hiệu quả. Cho vay mua ô tô đã góp phần đa dạng hóa hoạt dộng của VPBank nói chung và VPBank – chi nhánh Hà Nội nói riêng và đem lại thu nhập cho NH Có được những thành công trên là do: Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện Trong những năm qua, tình hình kinh tế trong nước, đặc biệt là Hà Nội đã có những bước phát triển mới: tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm qua đạt mức hơn 7,5% đã đem lại cho đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng một diện mạo mới. Kinh tế phát triển, nhiều doanh nghiệp và công ty được thành lập, thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 750 USD, tăng 80 USD so với năm ngoái, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, nhu cầu của các cá nhân có thu nhập cao và của các tổ chức, doanh nghiệp về phương tiện đi lại, đặc biệt là phương tiện có giá trị cao đang có xu hướng tăng mạnh. Năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO. Đây là một sự kiện quan trọng tác động đến mọi mặt của nền kinh tế Việt Nam.Ra nhập WTO mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tê Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2010 dược dự báo là giai đoạn vàng son của nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế tăng trưởng góp phần làm cải thiện đời sống của người dân, thúc đẩy người dân vay tiền mua ô tô nhiều hơn. Đay là một nhân tố góp phần làm lên thành công của việc mở roongjcho vay mua ô tô của VPBank nói chung và VPBAnk – chi nhánh Hà Nội nói rieepng trong thời gian tới. Sự lãnh đạo sáng suốt của HĐQT và ban điều hành Một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần vào thành công của haotj dộng cho vay của VPBank – chi nhánh Hà Nội là sự lãnh đạo sáng suốt của HĐQT và ban điều hành.HĐQT đã đưa ra được thể lệ và quy chế cho vay tốt thúc đẩy hoạt động cho vay mua ô tô. Ban điều hành là những người trực tiếp điều hành công việc của chi nhánh, họ đã đưa ra những quyết định sáng suốt và phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của chi nhánh, trực tiếp tạo lên thành công của chi nhánh. Đội ngũ nhân viên Đội ngũ nhân viên chính là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và thực hiện công việc. Vì vây, trình độ của đội ngũ nhân viên không ngừng được nâng cao.Khi nhân viên có trình đọ chuyên môn, nắm rõ quy trình nghieepjvuj cho vay mua ô tô họ sẽ dưa ra được quyêt địnhchovay chính xác. Ngoài ra, khi nhân viên hiểu rõ về hoạt độngcho vay mua ô tô họ xsex hướng dẫn được tận tình chu đáo cho khách hàng, góp phần tạo ra hình ảnh và uy tín tốt của hi nhánh nói riêng và cảu NH nói chung đối với khách hàng. Từ đó thu hút được nhiều khách hàng đến với Nh 2.2.3.3. Hạn chế của hoạt độngcho vay mua ô tô tại VPBank – chi nhánh Hà Nội Thứ nhất, mặc dù quy mô cho vay mua ô tô của VPBank - Chi nhánh Hà Nội năm sau cao hơn năm trước và chiếm ưu thế trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, nhưng nếu so sánh với nhu cầu thị trường thì còn quá nhỏ với tiềm năng có thể thu hút được. Thứ hai, Thời hạn giải quyết một khoản vay, từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi giải ngân còn khá dài so với các ngân hàng khác (như EximBank với sản phẩm cho vay trong 24 giờ). Trong khi các ngân hàng cạnh tranh đưa ra các dịch vụ tương tự với chất lượng cao hơn (rút ngắn thời gian, thủ tục) thì chất lượng dịch vụ của VPBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm hầu như chưa thay đổi nhiều để tăng tính cạnh tranh Thứ ba, VPBank vẫn chưa triển khai phương thức cho vay gián tiếp thông qua đại lý bán xe. Trong phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua, đại lý chỉ đóng vai trò trung gian cung cấp xe cho kháh hàng. Trong phương thức cho vay gián tiếp thông qua đại lý,đại lý bán xe tham gia trực tiếp vào qua trình cho vay của NH, Đại lý chịu trách nhiệm thu tiền của người mua và nộp lại caho NH. Như vậy, phương thức cho vay thông qua đại lý sẽ góp phần giảm chi phí và thời gian chop NH, ngoài ra còn làm tăng trách nhiệm của đại lý trong việc cung ứng xe và giám sát các khoản vay Thứ tư, Chưa có sự hợp tác với công ty bảo hiểm. đây là một sự cân thiết vì nó góp phần làm cho NH giảm thiểu rủi ro, đồng thời sẽ thu hút được khách hàng đến với NH nhiều hơn do sẽ tiết kiệm được chi phí mua bảo hiểm. Cuối cùng, thực tế hoạt động cho vay trả góp mua ô tô cho thấy còn tồn tại một số kẽ hở trong quy trình nghiệp vụ của ngân hàng cũng như trong quy trình bán xe của các đơn vị kinh doanh ô tô, dẫn đến phát sinh trường hợp khách hàng xấu lợi dụng những kẽ hở đó để lừa đảo, gây rủi ro cho ngân hàng. Những kẽ hở có thể bị kẻ xấu lợi dụng là: Việc giải ngân theo giấy hẹn lấy đăng ký xe của cơ quan công an: có trường hợp ngân hàng đã giải ngân theo giấy hẹn và giữ giấy hẹn lấy đăng ký xe nhưng chủ xe lại báo mất giấy hẹn với cơ quan công an và vẫn lấy được Đăng ký xe, sau đó đem thế chấp hoặc bán xe cho người khác. Mặt khác, bản thân tờ “Giấy hẹn” do công an cấp có nội dung rất sơ sài, rất dễ bị làm giả, nếu không trực tiếp nhận từ công an sẽ khó biết là thật hay giả. Việc định giá ô tô mới mà không kiểm tra thực tế: Nhân viên tín dụng do chủ quan nên chỉ căn cứ vào Đăng ký xe và hợp đồng mua xe để định giá mà không kiểm tra thực tế. Điều này dẫn đến tình trạng là chiếc xe đã bị đem thế chấp ở nơi khác, bằng cách nào đó chủ xe mượn lại được Đăng ký xe xuất trình với NH để thế chấp vay tiếp. Thủ tục kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của khách hàng không kỹ: có trường hợp vợ (hoặc chồng) là đồng sở hữu của bên vay khi đến ký hợp đồng thế chấp đã xuất trình Chứng minh nhân dân (CMND) quá cũ, hết thời hạn lưu hành và không thể nhận diện được người cầm CMND có đúng là người trong ảnh hay không, nhưng nhân viên ngân hàng vẫn chấp nhận cho ký. Sau khi kiểm tra thì công an mới xác định được người ký đó là giả danh, không phải người có tên trong CMND. 2.2.3.4. Nguyên nhân của hạn chế Nguyên nhân chủ quan Hoạt động marketing ngân hàng chưa được chú trọng Cho vay mua ô tô là một sản phẩm còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhất là đối tượng hàng hoá được tài trợ là mặt hàng xa xỉ đối với phần lớn người dân Việt Nam. Cho đến nay, số lượng khách hàng biết đến dịch vụ cho vay mua ô tô của VPBank là khá hạn chế. Trong thời gian qua, VPBank chưa xây dựng được một chiến lược marketing dài hạn, do đó hoạt động marketing còn yếu kém và thụ động. Đôi khi ngân hàng có phát tờ rơi, thư ngỏ nhưng làm một cách tự phát, chưa có kế hoạch... Phần lớn các món cho vay mua ô tô mà VPBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm có được là do các mối quan hệ của nhân viên trong Chi nhánh. Việc trông chờ vào trụ sở trong việc tiếp thị hình ảnh và giới thiệu sản phẩm là chưa đủ, VPBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm phải tích cực hơn trong việc quảng bá hình ảnh đến với khách hàng trên địa bàn Hà Nội. Khách hàng vay vốn mua ô tô để tiêu dùng thường ít khi quan tâm đến vấn đề lãi suất, nhưng thực tế là lãi suất cho vay tiêu dùng của VPBank hiện nay cao hơn mặt bằng chung của các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Hơn nữa thời hạn cho vay tiêu dùng của VPBank cũng ngắn hơn (từ 3 – 5 năm). Do đó khi khách hàng tìm hiểu thì đều có sự so sánh và có thể họ sẽ chuyển sang ngân hàng khác. Nhân sự của ngân hàng còn yếu Các cán bộ tín dụng của ngân hàng chủ yếu là những cán bộ trẻ, mới tốt nghiệp nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc. Họ chưa phát huy được hết năng lực của mình trong công việc, chưa chủ động trong công việc, còn có nhiều thời gian rãnh rỗi lãng phí. Việc thụ động trong công việc có ảnh hưởng không nhỏ tới việc mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng. Việc kiểm tra, kiểm soát sau cho vay còn yếu kém Các nhân viên tín dụng chưa thật sự quan tâm tới việc kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, cũng như thẩm định lại tài sản đảm bảo định kỳ và nguồn thu nhập trả nợ. Điều này sẽ ảnh hưởng tới nguy cơ khách hàng suy giảm khả năng trả nợ, mất tài sản đảm bảo. Quy trình nghiệp vụ cho vay mua ô tô của VPBank còn khá rườm rà, phức tạp. Khách hàng khi đến với ngân hàng vay vốn đã mất khá nhiều thời gian. Ngoài ra tại Chi nhánh Hoàn Kiếm, Giám đốc chi nhánh chỉ có quyền xét duyệt đối với những món vay có giá trị dưới 200 triệu đồng, còn đối với những khoản vay có giá trị lớn hơn 200 triệu đồng đều phải trình lên Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng xét duyệt. Thông thường các khoản cho vay mua ô tô có giá trị trung bình khoảng 300 – 400 triệu đồng, có trường hợp khách hàng mua những ô tô đắt tiền hay mua nhiều ô tô để mở rộng kinh doanh thì món vay có thể lên đến nhiều tỷ đồng. Chính vì vậy mà khách hàng vay mua ô tô đều phải chờ đợi lâu. Nhu cầu của khách hàng là rất lớn nhưng ngân hàng không thể đáp ứng được tất cả mà phải tuân theo các nguyên tắc, từ đó dẫn đến tâm lý e ngại, không hài lòng của khách hàng, là một trong những nguyên nhân khiến họ ít đến giao dịch với ngân hàng. Nguyên nhân khách quan Nền kinh tế phát triển không ổn định đã gây ra những biến động lớn về lãi suất, giá cả... Đây là những yếu tố quan trọng trong việc xác định lãi suất cho vay, giá trị tài sản đảm bảo của món vay. Do đó bất cứ sự biến động nào của các nhân tố này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong vài năm qua, lạm phát liên tục tăng làm cho chi phí đầu vào tăng nên lãi suất cho vay cũng tăng theo, ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển tín dụng của ngân hàng nói chung, và tín dụng tài trợ mua ô tô nói riêng. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn, không những với ngân hàng trong nước mà còn với ngân hàng nước ngoài. Hiện nay các ngân hàng trong nước đều cung cấp dịch vụ cho vay mua ô tô, xem đây là một thị trường tiềm năng, đem lại lợi nhuận cao và tăng khả năng cạnh tranh khi mở cửa thị trường cho ngân hàng nước ngoài vào năm 2008. Do vậy các ngân hàng ra sức tăng cạnh tranh bằng sản phẩm và chất lượng dịch vụ, làm cho thị trường cho vay này thu hẹp lại với mỗi ngân hàng. Việc mở rộng cho vay mua ô tô của VPBank sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn. Thủ tục hành chính của nhà nước gây nhiều khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng. Việc xác minh các giấy tờ như quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm thường gây rất nhiều phiền phức và thời gian, ảnh hưởng tới thời gian làm thủ tục, xét duyệt và giải ngân của ngân hàng. Căn cứ thẩm định tài sản đảm bảo là bất động sản còn chưa rõ ràng. Giá trị của bất động sản thường xuyên biến động, do đó việc định giá theo khung giá cứng nhắc của Nhà nước là chưa hợp lý. Nhưng nếu dựa theo giá cả thị trường thì không rõ ràng vì nước ta chưa có một thị trường giao dịch bất động sản hoàn thiện. Việc định giá quá thấp sẽ bất lợi cho khách hàng, còn định giá quá cao sẽ tạo ra rủi ro lớn hơn cho ngân hàng. Đặc điểm cho vay mua ô tô làm cho hoạt động này chứa đựng nhiều rủi ro. Ngân hàng có thể không thu hồi được nợ khi khách hàng gặp vấn đề về sức khỏe, bị thất nghiệp... hay là khi khách hàng cố ý lừa đảo, lấy mất tài sản đảm bảo. Từ những ngày đầu mới thành lập với nhiều khó khăn và thử thách, VPBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm đang ngày càng phát triển và từng bước tự khẳng định vị trí của mình. Với việc đẩy mạnh hoạt động cho vay mua ô tô, Chi nhánh Hoàn Kiếm đang góp phần xây dựng một hình ảnh VPBank lành mạnh về tài chính, uy tín tin cậy đối với khách hàng. Trải qua gần 4 năm phát triển, hoạt động cho vay mua ô tô tại VPBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm đã gặp nhiều thuận lợi và không ít những khó khăn. Với mong muốn góp phần mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô tại VPBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm, em xin được mạnh dạn đưa ra: “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô tại VPBank - Chi nhánh Hà Nội”. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNGCHO VAY MUA Ô TÔ TẠI VPBANH – CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1. Cơ hội và thách thức đối với hoạt dộng cho vay mua ô tô tại VPBAnk – chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới - Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta phải không ngừng đương đầu với những khó khăn và thử thách như các bất thường về thời tiết, dịch bệnh, giá cả, đặc biệt là giá xăng dầu diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng... Tuy nhiên, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao và phát triển. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP là 8,17% so với cùng kỳ năm 2005 và năm 2007 đạt 8.42% so với năm 2006, đây là mức cao so với bình quân thế giới và khu vực. Sản xuất tăng và giá tiêu dùng tăng thấp hơn mức tăng trưởng nên đời sống dân cư được cải thiện. Nhưng vào cuối năm 2007 và những thangs đầu namư 2008 giá tiêu dùng tăng đột biến đã gây tâm lý hoang ang cho người dân, và đến cuối tháng 3 năm 2008 đã dần ổn định trở lại. Những thành tựu về kinh tế và xã hội đã tạo điều kiện cho nhiều người có cơ hội sắm ô tô - một loại hàng hoá lâu bền và có giá trị lớn. Nhu cầu này hiện đang phổ biến ở những cá nhân có thu nhập cao, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ phương tiện vận tải đang buộc phải mua xe mới để thay thế cho xe quá cũ không được phép lưu thông trên đường. Theo số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tính đền ngày 31/12/2007, tổng lượng xe bán ra của 16 doanh nghiệp thành viên đạt 12.983 xe, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 3/2007, các doanh nghiệp thành viên bán ra được 4.469 xe, tăng 91%. Trong số 16 doanh nghiệp thành viên, chỉ có 4 doanh nghiệp có sản lượng xe bán ra vượt ba con số. Dẫn đầu thị trường vẫn là Công ty Toyota với việc bán được 3.721 xe, tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái; tiếp đến là Công ty Trường Hải bán được 1.817 xe, tăng 82%; Công ty Vidamco (GM Daewoo) bán được 1.468 xe, tăng 238%; Ford bán được 1.245 xe, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước... Các thành viên còn lại hầu như giảm sút về sản lượng bán ra, thậm chí có mức tăng trưởng âm như Vinacomin-Vinacoal (-38%). Trong mức tăng trưởng chung đó, dòng xe du lịch có mức tăng trưởng mạnh nhất với tổng số 2.874 xe bán ra, tăng 235%; xe hai cầu và đa dụng đạt 4.620 xe, tăng 92% và xe thương mại đạt 4.861 xe, tăng 68% so với cùng kỳ năm ngoái. Giới kinh doanh xe cho rằng, mặc dù tổng lượng xe bán ra trong năm 2007 vừa qua có mức tăng trưởng đáng kể, nhưng với chính sách thuế nhập khẩu xe ô tô được cởi mở như hiện nay, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc ngày càng được về nhiều với chủng loại đa dạng và giá cả hợp lý hơn, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn từ những dòng xe nhập khẩu chính hãng này. Theo Tổng cục Thống kê, giá trị kim ngạch nhập khẩu ôtô năm 2007 đạt 156 triệu USD, giảm 9,9% so với cùng kỳ 2006. Trong đó, ôtô nhập khẩu nguyên chiếc đã giảm 13,7% xuống còn 59 triệu USD. Số lượng xe nhập khẩu đạt khoảng 3.230 chiếc. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh và ổn định nên nhu cầu phương tiện vận tải phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ ngày một lớn hơn. Theo dự báo của Viện chiến lược chính sách Công nghiệp (IPSI - thuộc Bộ công nghiệp), nhu cầu ô tô đi lại tại thị trường Việt Nam đến năm 2010 là khoảng 256.000 xe. Qua những số liệu trên, ta có thể thấy lượng tiêu thụ ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước cũng như ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đang có xu hướng tăng trưởng mạnh. Theo nhận định của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), nhu cầu tiêu thụ ô tô trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng mạnh do một số nguyên nhân sau: Trong nhiều năm qua, nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, thu nhập bình quân ngày càng tăng. Điều đó sẽ dẫn đến một bộ phận dân cư không nhỏ sẽ có nhu cầu mua ô tô phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Theo “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020” thị trường ô tô Việt Nam có rất nhiều tiềm năng vì lượng ô tô sử dụng theo đầu người còn thấp (chỉ gần 0,9 ô tô cho 1.000 người). Việt Nam đang trở thành điểm thu hút đối với khách du lịch nước ngoài, Hà Nội được coi là một trong những thành phố an toàn nhất trên thế giới. Lượng khách du lịch trong và ngoài nước tăng dẫn đến nhu cầu về các phương tiện vận tải như taxi, các xe du lịch cũng sẽ tăng theo. Điều này sẽ thúc đẩy các công ty du lịch, các hãng taxi đầu tư mua sắm ô tô mới phục vụ cho hoạt động kinh doanh của họ. Với một số nhận định và phân tích trên có thể khẳng định nhu cầu mua ô tô trong tương lai là rất lớn. Vậy còn nhu cầu vay mua ô tô trong thời gian tới như sau: Trước hết, cần thấy rằng thị trường ô tô của Việt Nam hiện nay còn tồn tại rất nhiều trở ngại để phát triển. Khó khăn lớn nhất là thu nhập bình quân của người dân Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới, trong khi giá xe ô tô lại cao nhất thế giới. Một chiếc xe cùng hãng, cùng mẫu mã, mà nước ngoài bán với giá 9.800 USD, còn khách hàng Việt Nam phải bỏ ra 27.800 USD. Một trong những nguyên nhân khiến giá ô tô tại Việt Nam cao như vậy là do thuế đánh vào mặt hàng này rất lớn: Đối với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc, ngoài thuế nhập khẩu còn phải chịu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Sau đây là giá tham khảo một số loại xe trên thị trường hiện nay: Bảng 5: GIÁ MỘT SỐ LOẠI XE TRÊN THỊ TRƯỜNG Loại xe Giá niêm yết (USD) Toyota Innova G 29.900 Ford Everest 4x2 2.5L (diesel) 32.800 Toyota Vios 1.5G mới 25.200 Mitsubishi Jolie SS 22.000 Honda Civic 2.0 37.800 Toyota Corolla Altis 1.8 34.000 Daewoo Matiz SE Color Auto 15.900 Toyota Camry 2.4G 50.600 Mitsubishi Pajero Supreme 3.5 52.800 Mitsubishi Grandis 44.000 Camry 3.5Q 65.900 BMW 318iA 2.0L 64.000 BMW 325iA 2.5L 75.000 Nguồn: Tạp chí Ô tô Xe máy, số 64, tháng 12-2007 Mặc dù giá ô tô cao như vậy, nhưng nhiều người vẫn có nhu cầu mua xe. Ngoài các hãng taxi, công ty du lịch, những người có thu nhập cao như ca sỹ, các giám đốc doanh nghiệp, hiện còn có những khách hàng phổ biến như nhà quản lý của công ty, văn phòng đại diện nước ngoài, các hộ gia đình có mức sống khá trở lên... cũng có nhu cầu mua ô tô. Nhu cầu của những khách hàng này là những chiếc xe du lịch, xe con có thương hiệu nổi tiếng như Toyota, Ford, Mazda, BMW... có giá không dưới 600 triệu đồng. Tại VPBank - Chi nhánh Hà Nội, có khách hàng còn mua cả những loại xe lên đến hơn 1 tỷ đồng mang nhãn hiệu Toyota Camry 3.5. Do vậy chúng ta có thể khẳng định rằng nếu khai thác hoạt động cho vay mua ô tô ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Nắm bắt được cơ hội này, VPBank - Chi nhánh Hà Nội đã đưa ra một số định hướng trong hoạt động cho vay mua ô tô trong tương lai. 3.2. mục tiêu và định hướng của việc mở rộng hoạt dộng cho vay mua ô tô tại VPBank – chi nhánh Hà Nội Để thực hiện thành công chiến lược chung VPBank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, toàn hệ thống VPBank nói chung và VPBank – Chi nhánh Hà Nộinói riêng đang nỗ lực thực hiện mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. VPBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm đã xác định được phương hướng nhiệm vụ trong năm 2008: Về hoạt động huy động vốn: phấn đấu nâng tổng nguồn vốn huy động đạt 3.120.510 triệu đồng. Tổng doanh số cho vay toàn Chi nhánh đạt 956.290triệu đồng, trong đó dư nợ trung và dài hạn đạt khoảng 43%. Tỷ lệ nợ quá hạn không quá 1,5%. Lợi nhuận chưa trích dự phòng rủi ro là 70.563 triệu đồng Như vậy, theo phương hướng nhiệm vụ năm 2008 thì dư nợ tín dụng năm 2008 sẽ tăng thêm 35% so với năm 2007. Với một tỷ lệ khá lớn trong hoạt động tín dụng, cho vay mua ô tô cũng được giao chỉ tiêu tương ứng là năm 2008 phải đạt dư nợ là 346.806 triệu đồng. Đây là một chỉ tiêu không quá cao, nhưng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thực sự nỗ lực mới thực hiện được. Để đạt được kế hoạch đã đề ra, Chi nhánh Hà Nội đã đưa ra một số biện pháp sau: Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, đa dạng hoá các sản phẩm huy động tiền gửi dân cư; thường xuyên kiểm tra, chuẩn hóa tác phong giao dịch của tất cả các nghiệp vụ, dịch vụ có tiếp xúc với khách hàng, yêu cầu cán bộ giao dịch phải nắm vững các thủ tục, quy chế nghiệp vụ ngân hàng, nắm bắt được các tiện ích của các sản phẩm ngân hàng để tư vấn cho khách hàng. Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo cho vay an toàn, hiệu quả; Tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, mở rộng đối tượng cho vay, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng và cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đa dạng hoá khách hàng và phân tán rủi ro. Thông qua phân tích tài chính doanh nghiệp, phân loại khách hàng và giảm dần dư nợ đối với những khách hàng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, để đưa chất lượng tín dụng ngày một tốt hơn. Tích cực tìm kiếm biện pháp giải quyết thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, chủ động phối hợp với các cơ quan pháp luật và cơ quan thi hành án xử lý tài sản thế chấp, cầm cố… Tăng cường công tác tự kiểm tra nội bộ bằng nhiều hình thức, kiểm tra chéo giữa các bộ phận… nhằm nâng cao ý thức chấp hành các thể lệ, chế độ quy định, nhất là khâu kiểm tra công tác tín dụng tại Chi nhánh. Với phương châm “hoàn thiện trêntừng bước tiến” VPBank nói chung và VPBank – chi nhánh Hà Nội nói riêng không ngừng hoàn thiện mình, không chỉ trong công tác chuyên môn mà còn trong nhân cách, tác phong của từng nhân viên để ngày càng nâng cao năng lực phục vụ khách hàng và trở thành NH bán lẻ hàng đầu khu vựcvà trong nước 3.3. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô tại VPBank - Chi nhánh Hà Nội Tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục và loại bỏ những hạn chế là một công việc quan trọng nhằm thực hiện tốt chiến lược mở rộng cho vay mua ô tô tại VPBank - Chi nhánh Hà Nội. Các hạn chế và nguyên nhân không tồn tại một cách độc lập mà có quan hệ mật thiết với nhau, do vậy các giải pháp cũng có liên quan với nhau và cần được thực hiện một cách đồng bộ. Mỗi giải pháp có thể giải quyết một hoặc một vài vấn đề nhất định và đều xuất phát từ những nguyên nhân nội tại của VPBank - Chi nhánh Hà Nội. Nhóm giải pháp để mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô tại VPBank - Chi nhánh Hà Nội bao gồm những giả pháp sau: 3.3.1. Phát triển có hiệu quả hoạt động marketing Ngân hàng cần tăng cường các biện pháp quảng bá tiếp thị. Bất kì một sản phẩm nào, muốn phats triển được đều phải được quảng bá, tiếp thị đến người tiêu dùng. Đây không phải là biện pháp áp dụng riêng cho các khách hàng có nhu cầu mua ô tô mà là biện pháp cần áp dụng cho tất cả các khách hàng khác của NH. Có một số biện pháp quảng bá tiếp thị như sau: Thứ nhất, chuẩn bị đầy đủ tài liệu giới thiệu về lịch sử hình thành và các dịch vụ mà ngân hàng đang và có kế hoạch cung cấp cho khách hàng. NH cần phải nhanh chóng đặt tên cho sản phẩm cho vay mua ô tô để phân biệt với các sản ơhẩm cùng loại của các NH khác và nâng cao thương hiệu của NH Thứ hai, tổ chức đào tạo để các cán bộ tín dụng không những hiểu rõ về ngân hàng mình mà còn hiểu rõ ưu thế, điểm mạnh của ngân hàng mình so với ngân hàng khác. Thứ ba, tiến hành phát tờ rơi quảng bá sản phẩm dịch vụ cho ngân hàng của mình và việc quảng bá này có thể thuê một công ty tư vấn thực hiện trên cơ sở ý tưởng của ngân hàng. NH có thể squảng bá dịch vụ cho vay mua ôtô trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài phát thanh, truyền hình, internet, áp phích, tờ rơi…Nội dung quảng cáo không chỉ đi sâu vào mô tả dịch vụ mà phải giới thiệu được những tiện ích mà khách hàng có được từ việc sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, quảng cáo còn phải làm nổi bật được lợi thế của dịch vụ cho vay mua ô tô của VPBank so với các sản phẩm cùng loại của các NH khác Thứ tư, ngân hàng phải có chính sách lãi suất cho vay hợp lý, linh hoạt theo thị trường và có tính đến yếu tố cạnh tranh với các ngân hàng cùng địa bàn. Thường xuyên gửi thông tin về VPBank cho khách hàng và gửi thiệp chúc mừng tới khách hàng nhân dịp sinh nhật khách hàng, các ngày lễ trong năm…tạo mối quan hệ mật thiết giữa NH và khách hàng. Khách hàng mục tiêu của VPBank đối với loại hình thức cho vay này là các cá nhân có thu nhập cao, giám đốc doanh nghiệp, chủ sản xuất và các hãng taxi, các công ty du lịch... Các cá nhân mua xe với mục đích để phục vụ mục đích tiêu dùng trong gia đình hoặc để phục vụ nhu cầu thường xuyên phải đi giao tiếp, đi lại trong công việc; còn các công ty du lịch hay hãng taxi mua ô tô để phục vụ cho hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Ngoài những người nổi tiếng, có thu nhập cao như các ca sĩ, nghệ sĩ, các giám đốc doanh nghiệp lớn, hiện còn có những khách hàng phổ biến như các manager ở công ty, văn phòng đại diện nước ngoài, giám đốc công ty vừa và nhỏ, chủ cơ sở sản xuất, các hộ gia đình có mức sống khá trở lên. Có thể nói các cá nhân này thường là các chủ doanh nghiệp hoặc đang làm việc cho các công ty nước ngoài hoặc những người có thu nhập cao và ổn định...Do đó ngân hàng cần có những biện pháp quảng cáo tiếp thị riêng cho nhóm khách hàng này. Ngân hàng có thể đặt quan hệ với các công ty có thu nhập cao, các công ty nước ngoài để giới thiệu dịch vụ cho vay mua ô tô của ngân hàng cũng như các dịch vụ khác mà ngân hàng đang cung cấp. Ngân hàng có thể đề nghị các công ty này phối hợp với ngân hàng cùng giới thiệu dịch vụ này cho cán bộ, nhân viên trong công ty. Cũng như đề nghị công ty phối hợp với ngân hàng tạo điều kiện cho nhân viên trong công ty vay tiền mua ô tô đáp ứng nhu cầu đi lại hay giao dịch. Công ty cũng cùng phối hợp với ngân hàng quản lý khách hàng vay của ngân hàng cũng như quá trình trả nợ của khách hàng, ví dụ như hàng tháng công ty sẽ trích lương của khách hàng để trả cho ngân hàng theo phương án trả nợ mà khách hàng đã thoả thuận với ngân hàng hoặc ngân hàng cung cấp dịch vụ trả lương qua tài khoản hộ công ty, điều đó cũng giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro. Đổi lại công ty sẽ được ngân hàng trích phần trăm hoa hồng, công ty cũng có mối quan hệ tốt đối với ngân hàng, ngân hàng cũng có thể cung cấp một số sản phẩm dịch vụ của mình miễn phí hoặc ưu đãi cho công ty. Mặc dù giá xe ô tô chính hãng mới 100% hiện nay tăng khá cao, và thị trường ô tô cũ, đã qua sử dụng khá sôi động nhưng với người tiêu dùng Việt Nam, xe hơi là mặt hàng tương đối mới mẻ, ít người tiêu dùng hiểu biết để có thể an tâm khi mua xe ô tô cũ. Hầu hết mọi người đều chọn giải pháp mua xe mới, có bảo hành của chính hãng để yên tâm tuyệt đối. Do đó khi chọn mua ô tô khách hàng thường có xu hướng tìm đến Đại lý bán xe, các showroom trưng bày của các nhà sản xuất xe ô tô. Mặt khác xu hướng hiện tại của khách hàng thường là chọn xe xong mới tiến hành làm thủ tục vay vốn của ngân hàng. Trong khi đó, nhân viên bán hàng của các Đại lý bán xe đều rất chuyên nghiệp, họ thường lo toàn bộ các thủ tục cho khách hàng từ việc giao xe, làm thủ tục đăng ký xe, giúp khách hàng là thủ tục vay vốn. Vì vậy việc ngân hàng ký hợp đồng liên kết với các Đại lý bán xe trên địa bàn là rất cần thiết. Hoặc ngân hàng có thể ký hợp đồng cộng tác viên trực tiếp với các nhân viên bán hàng. Việc ký các hợp đồng như vậy sẽ tạo ra một sự gia tăng đáng kể về lượng khách hàng cho ngân hàng, đồng thời cũng giúp NH thoát khỏi tình trạng hiện nay là chủ yếu khách hàng tự tìm đến với ngân hàng mà bản thân các ngân hàng chưa có biện pháp tích cực và hiệu quả để chủ động thu hút khách hàng. Ngoài ra việc ký hợp đồng hợp tác cũng giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro khi khách hàng có ý định lừa đảo...ngoài đây cũng là một giải pháp giúp ngân hàng rút ngắn thời gian quyết định cho vay cũng như tạo nhiều điều kiện thuận tiện cho khách hàng đến vay. Để thực hiện việc ký hợp đồng thì ngân hàng có thể trả phí dịch vụ môi giới cho các đại lý bán xe ô tô. Các đại lý ngoài việc được nhận tiền phí môi giới do ngân hàng trả, thì việc hợp tác với ngân hàng có thể giúp các đại lý này được hưởng nhiều ưu đãi của ngân hàng. 3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cán bộ tín dụng của ngân hàng còn khá trẻ và ít kinh nghiệm do đó ngân hàng phải có kế hoạch đào tạo kiến thức và nghiệp vụ một cách có hệ thống và khoa học nhằm phát huy tối đa khả năng của nhân viên. Nhằm thực hiện tốt chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của VPBank - Chi nhánh Hà Nội, trước hết ngân hàng cần phải lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, nhất là trong điều kiện đổi mới, hiện đại hoá công nghệ như hiện nay: Tăng cường cử cán bộ, nhân viên ngân hàng tham gia các khoá học đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các vấn đề thời sự trong ngành ngân hàng. Tổ chức giao lưu, học hỏi giữa nội bộ nhân viên để giúp mỗi người có được kiến thức về tất cả các hoạt động tại ngân hàng, đặc biệt là đối với nhân viên tín dụng. Thực hiện chế độ lương, thưởng hợp lý theo năng lực sẽ tạo động lực cho nhân viên nhiệt tình làm việc hơn. Tăng cường kiến thức của cán bộ tín dụng về thị trường xe ô tô. Để thực hiện sản phẩm cho vay mua ô tô một cách nhanh chóng ngoài việc yêu cầu cán bộ tín dụng nắm rõ các quy trình thực hiện thì mỗi cán bộ tín dụng phải hiểu rõ về từng chủng loại xe ô tô, giá cả trên thị trường và các đại lý bán xe chủ yếu trên địa bàn. Vì vậy các ngân hàng nên cho các cán bộ tín dụng đi tìm hiểu về từng chủng loại xe, địa chỉ các nhà phân phối... Cũng như giới thiệu sản phẩm cho vay mua ô tô tới các hãng xe, thiết lập quan hệ với các đại lý bán xe từ đó tạo nên sự chủ động trong công việc cho cán bộ tín dụng. Nhân viên tín dụng phải tích cực tìm kiếm khách hàng, không làm việc thụ động, nâng cao hiệu quả công việc bằng sự nhiệt tình, chăm chỉ trong công việc, học hỏi thêm kinh nghiệm và các kiến thức mới có liên quan đến công việc. Trong quá trình làm thủ tục cho vay, nhân viên tín dụng phải bám sát chặt chẽ vào qui trình nghiệp vụ, các thể lệ cho vay để hạn chế đến mức tối đa rủi ro tín dụng. 3.2.3. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Các ngân hàng đều mong muốn thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, tuy nhiên để thực hiện mong muốn này thì không hề đơn giản. Không phải khách hàng nào đến với ngân hàng cũng hội tụ đủ những điều kiện cần thiết để quan hệ với ngân hàng. Do đó mà VPBank cần giúp họ một cách tận tình để đạt được các điều kiện đó. Vì vậy, trong lần tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, cán bộ tín dụng cần chú ý đến việc hướng dẫn và tư vấn khách hàng sao cho họ có cảm giác yên tâm và tin tưởng vào ngân hàng. Việc gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng nếu diễn ra tại nhà khách hàng sẽ giúp cho cán bộ tín dụng có thể dễ dàng xem xét nguồn lực tài chính thực tế của khách hàng (như qua cách trang trí, bày biện nội thất, nhà cửa...), tìm hiểu tư cách khách hàng qua những người hàng xóm xung quanh, ngoài ra cũng giúp ngân hàng có thể dễ dàng liên lạc được với khách hàng khi có bất kỳ những thay đổi hoặc trục trặc gì xảy ra; đồng thời việc này giúp cho khách hàng cảm thấy thoải mái, đỡ mất thời gian khi làm thủ tục vay ngân hàng. Khách hàng chỉ phải lên ngân hàng với thời gian ít nhất và với hiệu quả cao nhất. Trong quá trình phục vụ khách hàng, nhân viên tín dụng phải luôn tìm hiểu khách hàng để hiểu cả những khó khăn của họ. Có nhiều trường hợp khách hàng vì thấy các thủ tục ngân hàng quá phức tạp nên đã phát sinh tâm lý ngại vay vốn, dẫn đến ngân hàng mất đi các khách hàng. Do đó VPBank cần từng bước hoàn thiện quy trình, quy chế, phấn đấu đơn giản hoá tối đa thủ tục cho khách hàng. Ngân hàng nên có nhiều biểu mẫu được thiết kế sẵn nhằm giúp khách hàng tiết kiệm được tối đa thời gian trong khi vẫn khai thác được tối đa thông tin về khách hàng. Ngân hàng phải giảm thiểu thời gian lập hồ sơ, thẩm định tài sản đảm bảo và xét duyệt cho vay của Ban tín dụng. Việc này đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa phòng phục vụ khách hàng, phòng thẩm định tài sản đảm bảo và Ban tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên việc giảm thiểu thời gian, đơn giản hóa thủ tục phải đảm bảo chặt chẽ theo quy trình nghiệp vụ để đảm bảo an toàn cho khoản vay. Nếu làm được những điều trên sẽ giúp cho ngân hàng không chỉ giữ được khách hàng truyền thống mà còn có thể thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến với ngân hàng. 3.2.4. Nâng cao khả năng kiểm tra, kiểm soát sau cho vay Ngân hàng phải tăng cường công tác giám sát sau khi cho vay (Tài sản đảm bảo nợ vay, khoản vay và khách hàng vay vốn) nhằm đánh giá đúng, kịp thời những biến động bất lợi của khách vay, khoản vay và tài sản đảm bảo nợ vay. Cụ thể : Yêu cầu khách hàng hàng tháng hoặc hàng quý phải đánh xe đến ngân hàng để kiểm tra; nếu khách hàng có dự định sử dụng xe để đi khoảng cách xa trong một khoảng thời gian dài thì phải thông báo cho ngân hàng, hoặc giảm thời hạn hiệu lực của Bản sao Đăng ký xe ô tô để lưu hành của khách hàng xuống còn từ 01-03 tháng; lập sổ theo dõi khách hàng để ghi các thông tin cần thiết; định kỳ 03- 06 tháng /lần cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra tình hình, tài sản đảm bảo nợ vay,... lập biên bản có chữ ký của khách hàng, nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu suy giảm nguồn thu nhập trả nợ vay và giảm giá trị tài sản đảm bảo (không tính khấu hao cơ bản và khấu hao vô hình). 3.2.5. Định giá các tài sản bảo đảm theo thị trường Các tài sản được nói đến ở đây chủ yếu là Bất động sản. Khi thị trường giao dịch bất động sản phát triển, việc định giá sẽ gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác. Nhân viên tín dụng và nhân viên thẩm định phải tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau trên thị trường như báo, tạp chí, các trung tâm giao dịch địa ốc, nhằm định giá bất động sản gần chính xác nhất theo giá thị trường. Việc định giá chính xác sẽ đem lại sự an toàn cho ngân hàng và lợi ích cho khách hàng. 3.2.6. Nâng cao năng lực thẩm định tài chính khách hàng Đối với cho vay mua ô tô thì khả năng tài chính là nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng. Nguồn thu nhập của khách hàng chủ yếu là từ lương, tiền công do quá trình làm việc của khách hàng tạo ra hoặc là lãi, cổ tức từ các giấy tờ có giá. Việc xác định chính xác nguồn thu nhập của khách hàng có một ý nghĩa quan trọng đối với các khoản cho vay trả góp, khi khách hàng phải trả nợ gốc và lãi hàng tháng. Nhân viên tín dụng phải yêu cầu khách hàng chứng minh được nguồn thu nhập qua xác nhận của cơ quan, tổ chức đang công tác. Ngoài các khoản thu nhập chính, nhân viên tín dụng cần phải xác định chính xác nguồn thu nhập ngoài lương, bằng cách hỏi trực tiếp một cách khéo léo, hay điều tra qua người quen. Việc thẩm định khả năng tài chính khách hàng cá nhân là rất khó khăn vì đó là các thông tin cá nhân, khách hàng không muốn tiết lộ, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm và khả năng phân tích tốt. Do vậy, ngân hàng phải đào tạo cho các nhân viên của mình về công tác thẩm định tài chính khách hàng nhằm nâng cao kiến thức và kinh nghiệm cho các nhân viên trong công việc, đặc biệt là đối với các nhân viên trẻ, ít kinh nghiệm thực tiễn. 3.2.7. Áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro của phương pháp cho vay mua ô tô Trong hoạt động cho vay mua ô tô vẫn còn tồn tại một số kẽ hở bị khách hàng xấu lợi dụng, gây ra rủi ro cho ngân hàng. Vậy để bảo đảm an toàn cho hoạt động này, cần áp dụng những biện pháp sau: Việc giải ngân theo giấy hẹn lấy Đăng ký xe chỉ được thực hiện một cách hạn chế, trên cơ sở các điều kiện sau: VPBank và các đơn vị bán xe có hợp đồng liên kết, trong đó quy định đơn vị bán xe phải bàn giao toàn bộ giấy tờ xe cho nhân viên ngân hàng (có mặt người mua xe) để nhân viên ngân hàng trực tiếp cùng với người mua xe đi làm thủ tục đăng ký xe. Trường hợp đơn vị bán xe không bàn giao giấy tờ xe cho nhân viên ngân hàng mà giao cho nhân viên bán xe của mình cầm hồ sơ để cùng với người mua xe đi làm thủ tục đăng ký, sau đó giao giấy hẹn cho ngân hàng thì đơn vị bán xe phải có giấy uỷ quyền cho các nhân viên bán xe được giao dịch với ngân hàng, và VPBank chỉ thực hiện giao nhận giấy hẹn nhận đăng ký xe với các nhân viên bán xe được uỷ quyền nói trên. Khi lập biên bản định giá xe (kể cả xe ô tô mới), nhân viên tín dụng nhất thiết phải kiểm tra hiện trạng tài sản và đối chiếu với hồ sơ giấy tờ đảm bảo khớp đúng. Khi kiểm tra CMND, nếu thấy đã hết hạn sử dụng thì yêu cầu khách hàng làm lại, hoặc xuất trình giấy tờ khác có giá trị tương đương (Hộ chiếu, CMT quân đội...). Trường hợp giấy tờ còn hạn sử dụng nhưng đối chiếu giữa ảnh trên giấy và người thực tế cầm giấy không giống nhau, nhân viên tín dụng cần yêu cầu khách hàng xuất trình thêm các loại giấy tờ có dán ảnh khác để xác minh thêm. Nếu vẫn không xác thực được giữa người và giấy tờ tuỳ thân, nhân viên tín dụng cần báo cáo với giám đốc chi nhánh để xin ý kiến giải quyết. Ngân hàng cấp bản sao đăng ký xe cho khách hàng theo thời hạn tối đa là 6 tháng/lần (kể cả trường hợp khách hàng đã mua bảo hiểm dài hơn 6 tháng cũng chỉ cấp bản sao lưu hành tối đa 6 tháng/lần). Trước mỗi lần cấp mới bản sao đăng ký xe cho khách hàng, nhân viên tín dụng cần kiểm tra thực tế xe. Các trường hợp khách hàng chậm trả nợ, ngân hàng cần chuyển nợ quá hạn và xử lý kịp thời theo đúng quy định, nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại phát sinh. Ngân hàng cũng cần mở rộng quan hệ với phòng cảnh sát giao thông trên địa bàn. Đây là việc vô cùng cần thiết để tránh rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng có ý định lừa đảo. Tuy nhiên việc quan trọng hơn cả là phải thẩm định kỹ càng về khách hàng chứ không phải việc xử lý sau khi vụ việc đã xảy ra. Cách thức thực hiện thì về nguyên tắc ngân hàng nên gửi công văn đề nghị phối hợp hợp tác trong công việc, tổ chức những buổi tiếp xúc, làm việc trực tiếp với lãnh đạo, những người có thẩm quyền của phòng cảnh sát giao thông, từng bước tạo mối quan hệ,...tạo điều kiện cho những xử lý kiên quyết sau này (trong trường hợp có rủi ro xảy ra). Nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa ngân hàng với cơ quan quản lý lao động, chính quyền địa phương trong quá trình quản lý và thu hồi nợ. Thực hiện tốt điều này sẽ cho phép các ngân hàng hạn chế được rủi ro do hiện tượng người lao động, cán bộ công nhân viên nghỉ việc; chuyển công tác; chuyển nơi ở... 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, hiện nay Thủ đô có khoảng 2 triệu xe máy và 197.000 ô tô. Như vậy tính trung bình mỗi km chiều dài đường nội thành có tới 490 ô tô và 5327 xe máy cùng hoạt động. Với số lượng ô tô và xe máy ngày càng tăng lên trong khi đường phố chưa kịp mở rộng thì nạn ùn tắc, ô nhiễm môi trường đang trở thành một “vấn nạn” của thành phố. Thống kê của Cảnh sát giao thông Hà Nội, năm 2007 này, trung bình lượng ô tô đăng ký mới đưa vào lưu hành ở Thủ đô là 4,2 nghìn xe/tháng (tương ứng diện tích giao thông tĩnh để đỗ xe phải tăng thêm 10,5 ha/tháng). Phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là ô tô tăng nhanh, do đó nhu cầu đỗ xe cũng tăng lên. Trong khi đó, Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội mới chỉ có khoảng 140 điểm đỗ công cộng (với tổng diện tích gần 30 ha) với công suất chứa được có 7.000 xe. Việc tìm ra địa điểm xây dựng bãi giữ xe 4 bánh ở các khu trung tâm đang trở thành một bài toán cực kỳ học búa, trong khi nhu cầu mua ô tô trong tương lai được dự báo là sẽ tăng cao. Trong tình hình hiện nay, song song với việc kìm hãm tốc độ phát triển xe máy, các nhà quản lý cần tính đến một sự đầu tư hợp lý cho hạ tầng giao thông tại các thành phố lớn. Qua đó sẽ giúp cho hoạt động cho vay mua ô tô của ngân hàng trở nên có ý nghĩa hơn, nếu không thì hoạt động cho vay này sẽ vô tình “tiếp tay” cho nạn ùn tắc giao thông và ô nhiêm môi trường. 3.3.2. Chính phủ cần có chính sách thuế hợp lý hơn Ở nước ta hiện nay, ô tô được mua theo hai nguồn chính là nhập khẩu nguyên chiếc và từ các liên doanh sản xuất ô tô trong nước. Hiện tại đang tồn tại một bất cập là giá ô tô ở nước ta vào loại cao nhất thế giới, gấp 2 – 3 lần so với các nước trong khu vực (ví dụ như một chiếc Toyota Vios 1.6 ở Việt Nam có giá là 27.800 USD, còn ở Phillippines giá Vios 1.3 là 9.800 USD). Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do chính sách bảo hộ đối với ôtô sản xuất trong nước trong một thời gian khá dài (từ năm 1999 đến nay) bằng cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Giá ô tô cao khiến cho một bộ phận không nhỏ thuộc tầng lớp trung lưu phải từ bỏ ý định mua ô tô - một nhu cầu chính đáng của họ. Vì vậy, chính phủ cần xem xét giảm thuế nhập khẩu, giảm bớt sự bảo hộ đối với ô tô sản xuất trong nước, đồng thời xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt theo một lộ trình thích hợp hơn. Khi đó giá ô tô nhập khẩu sẽ giảm, các nhà sản xuất ô tô trong nước không thể dựa vào lý do “thuế tăng” để tăng giá bán ô tô trong nước, mà họ phải gia tăng đầu tư, cắt giảm chi phí để có thể cạnh tranh được với xe nhập khẩu. Và kết quả tất yếu của sự giảm giá đó là nhu cầu mua ô tô của người dân sẽ tăng lên. Đó chính là yếu tố quyết định để hoạt động cho vay mua ô tô của các ngân hàng thương mại có thể được mở rộng mạnh mẽ. 3.2.3. Các ngân hàng cần có sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía Ngân hàng Nhà nước Trong thời gian tới, với vai trò giám sát, hỗ trợ và quản lý các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp quy, tạo nền tảng vững chắc cho sự mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô của các ngân hàng thương mại. Ngoài những văn bản hướng dẫn và chỉ đạo cụ thể các ngân hàng trong việc triển khai hoạt động, Ngân hàng Nhà nước cũng cần có những văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với hoạt động cho vay này, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ, đồng thời tăng khả năng tự chủ cho các ngân hàng thương mại. Để thực hiện được điều này, Ngân hàng Nhà nước nên thường xuyên tổ chức các khoá học và những buổi hội thảo để lắng nghe ý kiến đóng góp của các ngân hàng về những văn bản chính sách mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra, để từ đó hoàn thiện hơn những văn bản, chính sách này cho phù hợp với thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại. Mặt khác, nhu cầu thông tin về khách hàng của các ngân hàng thương mại là rất lớn và nó có ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định cho vay của các ngân hàng. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) và trung tâm này hoạt động tương đối hiệu quả. Tuy nhiên trung tâm chủ yếu cập nhập thông tin về các doanh nghiệp, còn thông tin về các cá nhân thì hầu như chưa có. Hơn nữa, những thông tin của trung tâm CIC chỉ dừng ở mức độ tham khảo cho mỗi ngân hàng thương mại. Hoạt động của trung tâm này được dựa trên việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng báo cáo những món vay, qua đó sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cho các ngân hàng khác khi họ có nhu cầu. Trong thời gian tới đây, Ngân hàng Nhà nước cần phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm này, đồng thời cũng cần hoàn thiện hành lang pháp lý về thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin để phù hợp với sự phát triển nghiệp vụ của các ngân hàng. 3.2.4. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan khác Một thủ tục rất quan trọng trong hoạt động cho vay mua ô tô là đăng ký giao dịch đảm bảo tại các cơ quan như phòng công chứng hay chính quyền địa phương. Ngoài ra còn có thủ tục liên quan đến việc đăng ký xe ở các cơ quan công an. Rất nhiều trường hợp các cơ quan này gây khó dễ cho ngân hàng và khách hàng như không thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo, cấp giấy hẹn lâu…Chính bởi vậy, các cơ quan chức năng cũng cần thực hiện cải cách các thủ tục hành chính, chấn chỉnh hoạt động của mình trong phạm vi có liên quan như: việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, việc đăng ký tài sản bảo đảm hay các thủ tục công chứng..., hạn chế các sai sót, tiêu cực trong công tác này nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và ngân hàng. KẾT LUẬN Cho vay mua ô tô là một hoạt động rất phổ biến ở các ngân hàng thương mại hiện nay bởi những rủi ro thường khá nhỏ nhưng lợi nhuận mà hoạt động này mang lại tương đối lớn. Việc mở rộng hoạt động cho vay này trong tương lai là một xu thế tất yếu do những lợi ích thiết thực mà nó mang lại: tạo điều kiện để người dân thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình khi chưa có khả năng chi trả, giúp các doanh nghiệp tăng quy mô và phát triển hoạt động kinh doanh, giúp đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, tăng thêm thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng. VPBank - Chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh dẫn đầu trong lĩnh vực cho vay mua ô tô. Hoạt động này được triển khai chưa lâu nhưng đã thu được những kết quả hết sức khả quan, góp phần vào sự phát triển của VPBank nói chung và của VPBank - Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay mua ô tô tại VPBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan đem lại. Những khúc mắc này cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và nghiêm túc để có thể đưa ra những giải pháp giúp VPBank - Chi nhánh Hoàn Kiếm mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay mua ô tô của mình. Xuất phát từ yêu cầu này, đề tài “Mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô tại VPBank - Chi nhánh Hà Nội” đã được thực hiện. Do hạn chế về kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, đồng thời hạn hẹp về thời gian nghiên cứu, nhiều vấn đề cần phải đi sâu phân tích và xem xét lại cũng như những vấn đề mới chưa được đề cập đến trong chuyên đề. Em rất mong có thể tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này trong một thời gian gần đây. Cuối cùng, em rất mong sự góp ý, nhận xét của thầy cô, cán bộ nhân viên trong ngân hàng và những người có cùng mối quan tâm tới hoạt động này để chuyên đề của em được hoàn thành một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36886.doc
Tài liệu liên quan