Đề tài Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội

Cho vay trong hạn mức: là hình thức cho vay mà số dư nợ bế hơn hoặc bằng hạn mức cho vay của ngân hàng. Cho vay ngoài hạn mức: Là hình thức cho vay mà số dư nợ lớn hơn quy mô hạn mức mà ngân hàng cho vay. Cho vay quá ngạch: Là hình thức cho vay mà khách hàng vẫn chưa trả xong nợ cũ.Thông thường, NH chỉ tiếp tục cho khách hàng vay khi đã thu được nợ cũ, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt Ngân hàng sẽ xem xét để cho doanh nghiệp vay thêm, nhằm giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn hoặc chớp được cơ hội kinh doanh tốt nhất.

doc72 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hơn mong đợi cho năm 2006, với mức tăng trưởng toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động, không ngừng sáng tạo nhiều sản phẩm, dịch vụ tri thức, tạo dựng thương hiệu và xây đắp niềm tin của các cổ đông và khách hàng.Chính vì vậy, trong năm 2006 Habubank đã rất tự hào khi nhận được giải thưởng của The Banker “ Ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2006”. Có thể nói rằng những thành công đó là kết quả của sự phấn đấu không mêt mỏi của các thành viên trong ngôi nhà Habubank. Những thành công được thể hiện ở hiệu quả kinh doanh luôn đạt ở mức cao nhất với chất lượng hoạt động tốt nhất. Trong 7 năm liên tục gần đây được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A và trong 3 năm trở lại đây, mức lợi nhuận trước thuế của ngân hàng luôn đạt trên 30% và mức cổ tức dành cho các cổ đông luôn đạt từ 20-25%/ năm. Cũng trong năm 2006 này, Habubank đã tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1000 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động cũng được mở rộng lên 21 chi nhánh và phòng giao dịch bao phủ hầu hết các địa bàn kinh tế trọng điểm trên cả nước.Sự phát triển vững chắc đó không chỉ được công nhận ở trong nước mà cả trên tầm quốc tế.Qua đó chứng minh uy tín của Habubank không chỉ được công nhận trên lãnh thổ Việt Nam mà đã vươn ra thương trường quốc tế. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để Habubank mở rộng hoạt động tín dụng nói chung, cũng như hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nói riêng. 2.2.4.1. Kết quả đạt được Bảo lãnh là một nghiệp vụ tương đối mới ở Việt Nam được ra đời theo quyết định 196/QĐ-NH14 ngày 16/9/1994 về quy chế nghiệp vụ bảo lãnh và là một nghiệp vụ chứa đựng rất nhiều rủi ro nên phần lớn nghiệp vụ này được thực hiện thành công tại các ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, Incombank, Agribank, Ra đời từ năm 1989 nhưng Habubank vẫn là một ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô còn nhỏ so với các ngân hàng lớn. Mặc dù vậy, bằng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong ngôi nhà Habubank nói chung và của các cán bộ trực tiếp thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng, Habubank cũng đã triển khai nghiệp vụ bảo lãnh từ khi nghiệp vụ mới ra đời tại Việt Nam và đã gặt hái được một số thành tựu bước đầu. + Số dư bảo lãnh tại ngân hàng Habubank hầu như tăng dần qua các năm. Số lượng khách hàng đến tham gia dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng cũng tăng lên hàng năm. Khách hàng đến với Habubank rất đa dạng, hoạt động trên mọi lĩnh vực từ sản xuất kinh doanh, xây dựng, cho tới thương mại và dịch vụ. Thành phần khách hàng rất phong phú bao gồm các công ty cổ phần, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và một số ít các doanh nghiệp nhà nước. Quy mô bảo lãnh cung tăng lên hàng năm. Chứng tỏ hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng đang ngay càng tạo được nhiều uy tín cho khách hàng. Đặc biệt trong năm 2006, Habubank đã thu hút được một số công ty lớn đến tham gia bảo lãnh tại ngân hàng với quy mô trên 50 tỷ như: Công ty cổ phần xây dựng VINASIN với số dư 76 tỷ đồng, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam với số dư hơn 50 tỷ đồng. Đây có thể nói là một dấu hiệu đáng mừng để Habubank tiếp tục phát huy lợi thế của mình để phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng mình. + Habubank cung cấp cho khách hàng đa dạng các loại hình bảo lãnh. Song ta có thể thấy dư nợ bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thực hiên hợp đồng chiếm đa số trong tổng dư nợ bảo lãnh tại ngân hàng. Chứng tỏ đây là một lợi thế mạnh của ngân hàng +Doanh thu tư họat đông bảo lãnh tăng lên qua các năm. Chứng tỏ hoạt động bảo lãnh là nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, không những thế nó đã góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Do vậy, ngân hàng cần có kế hoạch triển khai mở rộng hoạt động bảo lãnh hơn nữa; nhằm nâng cao vị thế của bảo lãnh so với các nghiệp vụ tín dụng khác. + Dư nợ bảo lãnh quá hạn và những hợp đồng bảo lãnh Habubank phải thực hiện nghĩa vụ bằng không. Điếu đó có nghĩa là nghiệp vụ bảo lãnh của Habubank trong thời gian qua là tương đối an toàn và hiệu quả. Thêm vào đó là công tác thẩm định trước khi ra quyết định bảo lãnh và các biện pháp đảm bảo của các cán bộ tín dụng ở ngân hàng Habubank đã thực hiện rất tốt nên đã giúp ngân hàng tránh được những rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ này. Qua đó đã mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho ngân hàng mà còn tạo được uy tín lớn đối với khách hàng. Kết quả đó đạt được chủ yếu do Habubank đã không ngừng tạo ra giá trị tích luỹ niềm tin cho khách hàng .Uy tín của Habubank đã được biết đến không chỉ ở trong nước mà cả ơ ngoài nước.Bảo lãnh là một nghiệp vụ được hình thành chủ yếu dựa trên uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, nên với sự nhiệt tình của cán bộ ngân hàng Habubank đã tạo ra địa chỉ đáng tin cậy thu hút khách hàng có nhu cầu bảo lãnh.Thêm vào đó Habubank đã không ngừng gia tăng đối tượng khách hàng. Nhờ vào sự năng động nhiệt tình của các cán bộ tín dụng đã tạo ra các mối quan hệ thân thiết với khách hàng, với trình độ chuyên môn được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ đã cố găng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.Các kết quả đạt được đó sẽ là động lực thúc đẩy Habubank không ngừng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng mình. 2.2.4.2. Những mặt hạn chế Bên cạnh những kết quả mà Habubank đã đạt được nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng Habubank vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. + Tốc độ tăng doanh số bảo lãnh không đều qua các năm không chỉ đối với từng loại bảo lãnh nói riêng mà còn đối với tổng dư nợ bảo lãnh nói chung. + Dư nợ bảo lãnh tại Habubank chủ yếu là bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, còn các loại hình bảo lãnh khác chưa thu hút được các doanh nghiệp. Đặc biệt là các loại bảo lãnh khác như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh bảo dưỡng, bảo lãnh hải quan, bảo lãnh chứng khoán hầu như chưa được thực hiện ở Habubank. +Mặc dù hàng năm Habubank vẫn thu hút thêm được một lượng khách hàng đến thực hiện bảo lãnh nhưng so với các ngân hàng lớn, có uy tín thì số lượng khách đến với Habubank vẫn còn ít, quy mô bảo lãnh nhỏ. + Mức phí bảo lãnh của Habubank vẫn còn rất cao, chưa cạnh tranh với các ngân hàng khác, đặc biệt là với các ngân hàng lớn và có uy tín. Như vậy có thể nói rằng, trong khi các ngân hàng trên thế giới đã thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh từ rất lâu và cho tới nay nghiệp vụ này đã phát triển mạnh mẽ và đứng ở vị trí không thể thiếu được trong hoạt động của ngân hàng thì ở Việt Nam khi mà hệ thông ngân hàng còn kém phát triển so với các ngân hàng trên thế giới, trong khi nghiệp vụ bảo lãnh vẫn con trong tình trạng sơ khai và đang bắt đầu phát triển từng bước. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả là quá trình thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng sẽ có nhiều hạn chế.Song điều quan trọng nhất là các ngân hàng Viêt Nam nói chung cũng như Habubank nói riêng phải nhận thức được nguyên nhân gây ra sự yếu kém đó và cần có những chiến lược để phát triển nghiệp vụ tại ngân hàng mình. 2.2.4.3. Nguyên nhân -Nguyên nhân chủ quan Nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng Habubank chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Hiện nay, hoạt động bảo lãnh tại Habubank do phòng phát triển kinh doanh phụ trách. Habubank chỉ mới chú trọng xây dựng chiến lược phát triển chung cho toàn bộ các nghiệp vụ của ngân hàng trong đó chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ huy động vốn và cho vay, còn nghiệp vụ bảo lãnh thì chưa được quan tâm đúng mức. Ở Habubank chưa có bộ phận chuyên về nghiệp vụ bảo lãnh, các nhân viên thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh là các nhân viên tín dụng. Hoạt động của các nhân viên này được tổ chức theo hình thức mõi nhân viên quản lý một số đối tượng khách hàng nhất định. Các nhu cầu của khách hàng về tín dụng và bảo lãnh sẽ được nhân viên đó giải quyết. Việc phân công như vậy mặc dù có ưu điểm là các cán bộ tín dụng nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp khi khách hàng đề nghị bảo lãnhthì việc thẩm định và xem xét đề nghị bảo lãnh được thực hiện đơn giản hơn. Tuy nhiên nó cung sẽ có mặt hạn chế của nó là sẽ khiến cho cán bộ tín dụng không chú ý nâng cao trình độ nghiệp vụ bảo lãnh. Đây có thể nói là một nguyên nhân góp phần làm hạn chế việc mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Habubank. Hơn nữa hiện nay, ở ngân hàng Habubank số lượng nhân viên vẫn còn ít so với khối lượng công việc.Do đó mà mỗi nhân viên phải thực hiện tương đối lớn khối lượng công việc dẫn đến làm giảm hiệu quả công việc được giao, từ đó chất lương phục vụ khách hàng giảm sút đồng thời họ không có điều kiện để quan tâm đến việc mở rộng khách hàng. Bên cạnh đó, tiền lương trả cho cán bộ tín dụng tính bình quân như nhau, dù công tác tốt hay không, dù công việc nhiêu hay ít thì đều được trả lương bằng nhau. Điều này sẽ khiến cho cán bộ tín dụng làm việc không tích cực, sáng tạo dẫn đến tình trạng trì trễ trong hoạt động tín dụng nói chung và nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng. Hoạt động Marketing tại ngân hàng dành riêng cho nghiệp vụ bảo lãnh cũng chưa được chú trọng. Hoạt đông bảo lãnh vẫn đang còn nằm trong chính sách marketing chung của ngân hàng.Với mục tiêu chiến lược xây dựng habubank trở thành một trong hai ngân hàng Việt Nam có chất lượng dịch vụ tốt nhất do các doanh nghiệp cầu tiến, do hộ gia đình và cá nhân lựa chọn nên khách hàng truyền thống của Habubank chủ yếu là các cá nhân, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các công ty cổ phần. Doanh số bảo lãnh tại Habubank cũng tập trung chủ yếu vào từ các thành phần này.Dư nợ bảo lãnh đối với các thành phần kinh tế khác còn thấp, đặc biệt là các thành phần kinh tế nhà nước.Sở dĩ bởi vì ngân hàng chưa chú ý hướng hoạt động marketing đến các thành phần này.Habubank chưa thực sự tập trung hoạt động Marketing đến từng đối tượng khách hàng. Khâu thẩm định khách hàng trước khi ra quyết định bảo lãnh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh Habubank chưa xây dựng cho mình một mô hình đánh giá chung mang tính chuẩn hoá về nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng mình. Quá trình thẩm định phần lớn vẫn đang còn tập trung dựa vào tài sản đảm bảo, các cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định chưa thực sự quan tâm đến tính khả thi của dự án, tình hình tài chính của khách hàng nên nghiệp vụ bảo lãnh đang còn chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Đặc biệt nếu sau thời gian bảo lãnh nếu tài sản đảm bảo có giá trị giảmcó thể sẽ khiến cho ngân hàng không thu hồi được số tiền đã thanh toán cho bên thứ ba. Do đó có thể nói rằng chất lượng thẩm định khách hàng là một khâu rất quan trọng đảm bảo cho nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện an toàn và hiệu quả. Quá trình đào tạo, nâng cao nhiệp vụ bảo lãnh cho các cán bộ tín dụng vẫn chưa được chú trọng. Hầu hết các cán bộ tín dụng ở ngân hàng Habubank chỉ được đào tạo một lần về nghiệp vụ bảo lãnh khi mới bắt đầu vào làm việc. Trong quá trình hoạt động, Habubank hầu như không tổ chức các khoá đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh các cán bộ tín dụng thường xử lý nghiệp vụ phát sinh theo kinh nghiệm và tự học hỏi những cán bộ khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại Habubank. Nguyên nhân khách quan Khách hàng chưa đáp ứng được yêu cầu bảo lãnh của ngân hàng. Có rất nhiều đối tượng khách hàng chưa xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh, các báo coá tài chính theo hướng có lợi cho khách hàng.Do đó làm cho ngân hàng buộc phải tập trung vào việc đánh giá các tài sản đảm bảo thay vì tập trung vao việc thẩm định tình hình tài chính và thẩm định các dự án của khách hàng. Điêu này đã phần nào số lượng khách hàng được bảo lãnh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước bởi vì đối với các doanh nghiệp này tài sản đảm bảo thương là bất động sản, không nhưng không có chủ sở hữu rõ ràng mà còn khó thực hiện công tác phát mại trong trường hợp xảy ra rủi ro. Mặt khác do khách hàng đến yêu cầu bảo lãnh tại ngân hang chủ yếu là để mua hàng hoá xuất nhập khẩu, thực hiện các hợp đồng dự thầu nên các loại hình bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh dự thầu chiếm phần lớn trong các loại bảo lãnh. Điều này cũng làm ảnh hưởng tới tính chất đơn điệu trong danh mục bảo lãnh tại ngân hàng. Các văn bản quy phạm pháp lý về nghiệp vụ bảo lãnh chưa hoàn thiện, chưa điều chỉnh hết những vấn đề phát sinh trong nghiệp vụ bảo lãnh. Tính cho tới nay chỉ có hai văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh nghiệp vụ bảo lãnh trong các ngân hàng đó là quyết định 283/2000/QĐ-NHNN ngày 25/8/2000 về quy chế nghiệp vụ bảo lãnh và quyết định 386/2001/QĐ-NHNN ngày 1/4/2001 về việc sửa đổi một số đièu trong quy chế bảo lãnh ngân hàng. Mặt khác những văn bản này thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho các ngân hàng nói chung và Habubank nói riêng; đồng thời cũng gây khó khăn cho khách hàng trong viêc cập nhật quy chế để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Những sự thay đổi nhanh chóng như vậy đã làm cho ngân hàng lẫn khách hàng có sự nhầm lẫn trong khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh gây cản trở đến sự phát triển của nghiệp vụ này. Ngoài trụ sở chính và các chi nhánh đóng tại Hà Nội, các chi nhánh còn lại đóng trên địa bàn các tỉnh, thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Tây, Quảng Ninh. Đây là các đia bàn kinh tế trọng điểm song tình hình kinh tế cũng thường xuyên biến động . Mặt khác, trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên các địa bàn này làm cho việc giữ được lượng khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới là tương đối khó khăn. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các ngân hàng nước ngoài sẽ được phép tự do hoạt động tại Việt Nam càng làm cho môi trường cạnh tranh càng trở nên mạnh mẽ và gay gắt hơn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất sâu sắc tới hoạt đông ngân hàng của Habubank nói chung và tới hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI HABUBANK. 3.1. Định hướng phát triển của Habubank. 3.1.1. Định hướng chung. Lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam đã hoàn thành, Habubank phải đi những bước đi dài và nhanh hơn để góp phần hoàn thành sứ mệnh chung của nghành tài chính ngân hàng, đi trước một bước tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong tiến trình hội nhập. Chính vì vậy, đối với Habubank, ngay từ rất sớm đã tập trung rất mạnh cho đầu tư công nghệ, do đó đến nay đã cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm có chất lượng cao, sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu tài chính đa dạng của các cá nhân, doanh nghiệp. Ngoài ra việc tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính cũng được chú trọng, đến nay Habubank đã có vốn điều lệ lên 1000 tỷ và sẽ tiếp tục tăng vốn theo chiến lược mà HĐQT và cổ đông đặt ra. Mục tiêu chiến lược dài hạn của Habubank. Habubank từ những ngày đầu thành lập đã đề ra một cách rõ ràng 5 mục tiêu chiến lược sẽ và luôn luôn theo đuổi trong suốt quá trình hoạt động và phát triển: Tối đa hoá giá trị đầu tư cho các cổ đông. Giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh; Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ. Habubank phải luôn là ngân hàng đi đầu trong nghành ngân hàng trong việc sáng tạo và phát triển các chính sách đãi ngộ cũng như phát triển sự nghiệp cho các cán bộ của mình; Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với Habubank. Phát triển Habubank thành một trong tốp 2 ngân hàng việt Nam” được lựa chọn “ do chất lượng dịch vụ tốt nhất bởi các doanh nghiệp cầu tiến, hộ gia đình và cá nhân; Phát triển Habubank thành một trong 3 ngân hàng được ngưỡng mộ nhất Việt Nam về: Quản lý tốt nhất, môi trường làm việc tốt nhất, Văn hoá doanh nghiệp tốt chú trọng khách hàng, thúc đẩy hợp tác và sáng tạo nhất, linh hoạt nhất khi môi trường kinh doanh thay đổi; Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước Ngân hàng được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ, kinh doanh đối ngoại, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá; cung cấp các dịch vụ cho khách hàng; và dịch vụ ngân hàng khác khi Ngân hàng Nhà Nước cho phép. 3.1.2. Định hướng mở rộng hoạt động bảo lãnh. Có thể nói rằng kể từ khi đưa vào thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh đã đạt được những kết quả tốt đẹp, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh liên tục tăng, kinh nghiệm làm việc của cán bộ đã nâng lên rất nhiều. Trên cơ sở những định hướng chung, Habubank đã xây dưng được những định hướng riêng cho hoạt động bảo lãnh trong thời gian tới để tiếp tục mở rộng hoạt động bảo lãnh đáp ứng kịp thời nhu cầu của các doanh nghiệp và nâng cao cạnh tranh. Sau đây là một số định hướng cụ thể: + Tiếp tục phát triển các loại hình bảo lãnh vồn là thế mạnh của ngân hàng như: Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hànhđảm bảo đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng, góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng về hoạt động bảo lãnh. + Tăng doanh số bảo lãnh và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động bảo lãnh so với tổng thu nhập từ các dịch vụ ngân hàng trung gian nhằm nâng cao vị thế hoạt động bảo lãnh so với các dịch vụ ngân hàng trung gian. + Tăng số lượng các hoạt động bảo lãnh, không để xảy ra tình trạng khách hàng có quan hệ tín dụng với Habubank nhưng lại đề nghị ngân hàng khác phát hánh bảo lãnh. + Hiện đại hoá hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo hướng thủ tục đơn giản và thuận tiện cho khách hàng, Nâng cao trình độ nhiệp vụ của nhân viên làm giảm bớt chi phí nghiệp vụ, nhằm tạo nên tính cạnh tranh về mức phí bảo lãnh. + Thực hiện tốt công tác marketing ngân hàng để thu hút khách hàng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng và tạo quan hệ tín dụng lâu dài. 3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Habubank. Bảo lãnh là một nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, là một trong những hoạt động trung gian của ngân hàng và nó ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động khác của ngân hàng như hoạt đông cho vay và đầu tư, hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế, hoạt động huy động vốn và hỗ trợ kinh doanh và một số hoạt động khác nữa.Do đó mở rộng hoạt động bảo lãnh phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng và hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng nhằm góp phần thúc đẩy các hoạt động khác phát triển cùng. Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Habubank về những kết quả mà Habubank đã đạt được, về những mặt hạn chế và những nguyên nhân đã được nêu ra ỏ chương II, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Habubank với mục đích trao đổi và nghiên cứu như sau. 3.2.1. Trước hết, Habubank phải nhận thức và quan tâm hơn nữa đến nghiệp vụ bảo lãnh. Bảo lãnh là một hình thức tài trợ thông qua uy tín; mà trong đó ngân hàng không phải xuất tiền ngay khi kí kêt hợp đồng bảo lãnh. Do đó, bảo lãnh được coi là một tài sản ngoại bảng. Như vậy thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, ngân hàng có thể thu được một nguồn thu nhập cao mà không phải bỏ vốn như hoạt động cho vay và đầu tư. Song để thực hiện tốt nghiệp vụ này ngân hàng cần phải thận trọng nhằm hạn chế được những rủi ro khi thực hiện bảo lãnh. Habubank cần có chiến lược nhằm chú trọng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh trở thành một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng mình. + Để thực hiện điều đó ngân hàng cần xây dựng một chiến lược có tính khả thi. Trên cơ sở những định hướng và mục tiêu đó các cán bộ, nhân viên trong ngân hàng cần xác định cho mình mục tiêu để phấn đấu nhằm góp phần vào mục tiêu chung của ngân hàng.Nhờ vào việc xây dựng được một chiến lược phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tốt, Habubank có thể tận dụng được nguồn nhân lực một cách hợp lý. Mặc dù vây, cho tới bây giờ Habubank vẫn chưa xây dựng được chiến lược phát triển nghiệp vụ bảo lãnh. Do đó mà vấn đề nay cần được thực hiện trước tiên nhằm phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Habubank. Chiến lược phát triển nghiệp vụ bảo lãnh với các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể cả trong ngắn hạn và dài hạn. nó phải phù hợp với khả năng hiện tại của Habubank và phải được cụ thể hoá nhằm tránh tình trạng mục tiêu đề ra quá vời với khả năng thực tế hoặc là quá chung chung. Điều đó sẽ khiến cho việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhất là đối với các cán bộ tín dụng khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng làm cho mục tiêu đề ra không thể hoàn thành. Ngoài ra nhu cầu thị truờng cũng là một vấn đề mà những người làm công tác xây dựng chiến lược không thể bỏ qua vì nó ảnh hương rất lớn đến sự thành công của chiến lược. + Chiến lược phát triển bảo lãnh tại ngân hàng phải nhằm hướng tới mục tiêu là mở rộng khách hàng và tăng số dư bảo lãnh dựa trên cơ sở bảo đảm an toàn cho Habubank. Đối với việc mở rộng khách hàng, ngân hàng cần đề ra mục tiêu tăng số lượng khách hàng, tăng tỷ trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các công ty cổ phần.Về việc tăng số dư bảo lãnh, ngân hàng đề ra mục tiêu tăng trưởng cho từng loại bảo lãnh, trong đó dẫn đầu vẫn là bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng vốn là ưu thế của ngân hàng. Đây là vấn đề mà Habubank hoàn toàn có thể thực hiện. Chỉ cần Habubank có nhận thức đúng đắn về vấn đề này và tập trung xây dựng chiến lược thì Habubank sẽ nhanh chóng thực hiện tốt giải pháp này. Đi đôi với quá trình nhận thức và quan tâm đến nghiệp vụ bảo lãnh thì Habubank cần phải điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức cán bộ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Theo đó Habubank cần chuyên môn hoá cán bộ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh bằng cách lập riêng một bộ phận chuyên về nghiệp vụ bảo lãnh. Đồng thời ngân hàng cần có những chính sách khuyến khích về tài chính để khuyến khích các cán bộ tín dụng chuyên về nghiệp vụ bảo lãnh hoàn thành tốt công việc.Chẳng hạn như thưởng thêm lương cho các cán bộ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh an toàn, vượt kế hoạch đề ra hay là dùng hình thức thưởng cho nhân viên một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá trị hợp đồng bảo lãnh đã kí kết. Bằng những chính sách khuyến khích đưa ra như vậy sẽ khiến cho cán bộ bảo lãnh có thêm động lực để làm việc từ đó góp phần phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng cũng cần quy trách nhiệm rõ ràng và có những hình thức phạt nghiêm minh đối với những hiện tượng sai phạm làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng. Bên cạnh đó, Habubank cũng cần tăng cường sự quan tâm giám sát đối với việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nhằm hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra. Ban lãnh đạo trực tiếp cần thường xuyên kiểm tra lại tất cả các món bảo lãnh hiện hành, đánh giá tiến độ thực hiện, tăng cường biện pháp bảo đảm. Hàng tháng các cán bộ bảo lãnh cần thống kê, báo cáo tình hình thực hiện các loại bảo lãnh, kiểm tra dư nợ bảo lãnh của từng hợp đồng bảo lãnh, số tiền còn được bảo lãnhsau đó báo cáo, trình lên cấp trên có thẩm quyền. Nếu nghi ngờ các khoản bảo lãnh có dấu hiệu xấu, cấp lãnh đạo cần nhanh chống đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro bằng cách tăng cường tài sản đảm bảo, chỉ đạo cán bộ lãnh đạo phối hợp cùng khách hàng trao đổi, bàn bạc và đi đến giải quyết tình hình. Đồng thời, ngân hàng cần tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, đảm bảo nội bộ luôn trong sạch, vững mạnh, tăng cường tính tuân thủ chỉ đạo của ban lãnh đạo trong nghiệp vụ bảo lãnh. 3.2.2. Thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng cũng giống như mọi hoạt động kinh doanh khác, nó cũng đòi hỏi phải có ba yếu tố cơ bản đó là con người, nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật để ngân hàng có thể đi vào hoạt động và phát triển. Con người là nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của ngân hàng nói chung và nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng.Nghiệp vụ bảo lãnh có thực hiện tốt hay không, có rủi ro hay không, có tăng trưởng hay không đều có sự đóng góp của nhân tố con người thậm chí nhân tố con người được coi là quyết định đối với sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh. Có thể nói rằng cả thế giới đang bước trên con đường tri thức vì vậy nếu không dựa vào trí tuệ và học vấn thì cả hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Habubank nói riêng sẽ không thể tồn tại và phát triển.Do đó, trí tuệ và sự khôn ngoan của con người là yếu tố quyết định. Trình độ nghiệp vụ và thái độ, tác phong làm việc của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động bảo lãnh và chi phí của nghiệp vụ nhờ đó có thể làm giảm chi phí và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng bảo lãnh tại ngân hàng. Hoạt động ngân hàng luôn đứng trước nguy cơ rủi ro rất cao mà trong đó bảo lãnh là một hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro. Chất lượng các hợp đồng bảo lãnh không chỉ được thể hiện trên các báo cáo tài chính mà còn phụ thuộc vào quan hệ bảo lãnh giưa ngân hàng và khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có thể gây rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, để tìm kiếm và lựa chọn khách hàng phát hành bảo lãnh an toàn và hiệu quả đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải biết thu thập và xử lý thông tin, phân tích, đánh giá và vận dụng những thông tin đó một cách có hiệu quả. Ngoài ra, việc nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng liên quan trực tiếp đến việc hoàn thiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh theo hướng nhanh gọn, an toàn cho ngân hàng và thuận tiện cho khách hàng. Lãnh đạo ngân hàng cần hướng dẫn cụ thể cho các cán bộ về thủ tục hành chính, các giấy tờ liên quan để giảm bớt các giấy tờ liên quan để giảm bớt các giấy tờ, thủ tục hành chính không cần thiết, tránh gây phiền hà và giảm bớt chi phí nghiệp vụ. Mặt khác, phí bảo lãnh là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàng thu hút được các hợp đồng bảo lãnh và cạnh tranh với đối thủ, do đó quy trình nghiệp vụ bảo lãnh nhanh gọn, an toàn sẽ giúp ngân hàng giảm bớt chi phí nghiệp vụ và giảm mức phí. Hiện nay, bảo lãnh ngân hàng vẫn là loại hình dịch vụ mới, chưa được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, Vì vậy mở rộng hoạt động bảo lãnh là việc làm cần thiết và đang trở thành chiến lược lâu dài của các ngân hàng. Thông qua tình hình hoạt động bảo lãnh diễn ra thực tế ở các nước phát triẻn và thực tế ở Việt Nam nói chung và đối với habubank nói riêng thì công tác tổ chức cán bộ để phát triển nghiệp vụ bảo lãnh không chỉ tuyển những cán bộ ưu tú, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về ngân hàng, tài chính mà phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác bảo lãnh. Đặc biệt nghiệp vụ bảo lãnh có liên quan đến cả những hợp đồng giao dịch quốc tế ( bảo lãnh LC trả chậm) nên cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh không chỉ nắm vững nghiệp vụ mà cần phải thông thạo ngoại ngữ, nắm vững pháp luật quốc tế. Để đạt được điều đó, Habubank cần thực hiện các biện pháp sau: + Chuyên môn hoá hoạt động của các cán bộ nhân viên thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh bằng cách lập một bộ phận chuyên về nghiệp vụ bảo lãnh thay vì gộp chung nghiệp vụ bảo lãnh và nghiệp vụ tín dụng như hiện nay. + Xây dựng hệ thống gồm nhiều chỉ tiêu để đánh giá đúng thực trạng trình độ năng lực của cán bộ nhân viên thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng để phân loại các cán bộ nhân viên theo từng trình độ để tiến hành việc đào tạo đúng đối tượng và đúng nhu cầu giúp cho việc đào tạo cán bộ nhân viên của ngân hàng được hiệu quả hơn. + Habubank cần tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu giữa cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh với các chuyên gia, các ngân hàng khác để học hỏi kinh nghiệm. Tích cực triển khai các dự án hiện đại hoá ngân hàng, hợp tác đào tạo với các ngân hàng bạn nhằm tranh thủ nguồn giảng viên có chất lượng, tiếp cận được với khoa học hiện đại, tiên tiến của thế giới. + Ngân hàng nên tập trung nâng cao trình độ ngoại ngữ, nắm rõ các thông lệ, quy tắc áp dụng trong nước và quốc tế như UCP 500, Inconterm 2000 cho cán bộ nhân viên để đáp ứng được các nhu cầu trong thương mại quốc tế. Điều này giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro trong các giao dịch có yếu tố nước ngoài mà nguyên nhân chủ yếu là do không nắm rõ luật kinh doanh quốc tế và luật thương mại quốc tế. + Ngân hàng phải cập nhật thường xuyên và đầy đủ những điều chỉnh, thay đổi trong các văn bản pháp luật có liên quan. + Tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh thông qua các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước.Bên cạnh đó cần phải quan tâm đến công tác đào tạo tại chỗ. Phương pháp đào tạo này không chỉ tiết kiệm chi phí và thời gian mà còn rất thực tế và phù hợp với một ngân hàng thương mại cổ phần như Habubank. Thông qua việc những cán bộ có kinh nghiệm hướng dẫn cho những cán bộ trẻ sẽ giúp họ dễ hiểu và không bị bỡ ngỡ, khó khăn khi gạp phải những tình huống xảy ra trong thực tế. Trong quá trình đào tạo Habubank phải làm cho các cán bộ nhân viên nhận thức được trách nhiệm của mình đối với sự phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng từ đó khuyến khích họ không ngừng nâng cao nghiệp vụ. Ngoài ra, quá trình đào tạo phải bao gồm cả văn hoá ứng xử với khách hàng nhằm tạo được các mối qun hệ tôt với khách hàng. + Phát động những phong trào thi đua lao động trong tập thể nhân viên như hội thi nghiệp vụ giỏi, cán bô ngân hàng năng độngNhững phong trào thi đua như vậy không chỉ tạo ra không khí làm việc sôi nổi, đoàn kết trong ngân hàng mà còn kích thích tính lao động sáng tạo cho nhân viên. Từ đó giúp ngân hàng phát hiện ra những cá nhân xuất sắc, do vậy ngân hàng sẽ có chế độ đãi ngộ, khen thưởng phù hợp. + Để có đội ngũ cán bộ giỏi, đáp ứng nhu cầu công việc thì ngân hàng cần chú ý ngay từ công tác tuyển dụng. Công tác tuyển dụng cần khách quan và đúng đắn. + Sắp xếp, bố trí nhân viên phải phù hợp với trình độ và khả năng của từng người, từ đó mới phát huy được khả năng của họ. + Ngân hàng cần có chính sách khen thưởng, đãi ngộ hợp lý, đúng người và đúng lúc để tạo khích lệ trong công việc. Những người có nhiều đóng góp phải được khen thưởng xứng đáng, còn những người vi phạm kỷ luật gây thiệt hại cho ngân hàng thì phải có hình thức kỉ luật thích đáng. Phát triển nguồn nhân lực là một quá trình thường xuyên và lâu dài xuyên suốt trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng không chỉ là giải pháp trước mắt mà là một giải pháp lâu dài đòi hỏi sự quan tâm rất lớn của ban lãnh đạo ngân hàng cùng với sự nỗ lực đoàn kết của toàn thể cán bộ nhân viên trong ngôi nhà Habubank. 3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng Bảo lãnh là một nghiệp vụ ngoại bảng mà ngân hàng không phải bỏ vốn ra nhưng vẫn thu được phí. Do đó đây là một nghiệp vụ làm tăng nguồn thu cho ngân hàng. Mặc dù vậy, đây cũng là một nghiệp vụ chứa đựng rất nhiều rủi ro gây mất vốn cho ngân hàng. Mặc dù cho đến nay tại Habubank chưa xảy ra rủi ro nào liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh nhưng nó vẫn đang chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn mà nguyên nhân là do chất lượng quá trình thẩm định khách hàng của Habubank vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. Do đó giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng là một giải pháp cần thiết để góp phần phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Habubank. Để nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng trước hết Habubank cần khắc phục tình trạng thẩm định theo kinh nghiệm như hiện nay. Habubank cần xây dựng một quy trình thẩm định riêng cho nghiệp vụ bảo lãnh với các chỉ tiêu định lượng mang tính chuẩn mực. Đồng thời thu thập thông tin từ phía khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau nhằm bảo đảm tính trung thực cho quá trình thẩm định.Habubank có thể thu thập thông tin từ các bản báo cáo tài chính khách hàng cung cấp, từ các trung tâm thông tin chuyên nghiệp, hoặc từ các phương tiện báo chí Habubank cần tập trung hơn nữa vào việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng và tính khả thi của dự án thay vì chỉ tập trung đánh giá tài sản đảm bảo như hiện nay nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu bảo lãnh. Việc thẩm định dự án đầu tư tập trung vào các vấn đề: Đánh giá nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện dự án đầu tư, đặc biệt số vốn mà khách hàng tài trợ cho dự án. Đánh giá tình hình, kết quả của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của khách hàng. Trong quá trình thẩm định khách hàng, ngân hàng nên xét các dự án, khả năng thực hiện hợp đồng liên quan đến bảo lãnh của khách hàng trong các điều kiện bên ngoài như tính mùa vụ, thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu thị trườngđể đánh giá tính khả thi thực sự của dự án và khả năng tài chính của khách hàng trong viẹc thực hiện hợp đồng. 3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động marketing. Trong môi trường cạnh tranh cao như hiện nay, để khách hàng biết đến và sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngan hàng là một điều tương đối khó, giữ được khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình lại càng khó. Chính vì vậy các ngân hàng rất coi trọng hoạt động marketing và coi nó là chiến lược có tính kế hoạch lâu dài của các ngân hàng. Đứng trước sự phát triển mang tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt đó, Habubank cần phải xây dựng chiến lược marketing cho hoạt động của ngân hàng nói chung và đặc biệt cho nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng. Marketing ngân hàng được hiểu là tổng thể các biện pháp và giải pháp cụ thể của một ngân hàng nhằm không ngừng mở rộng và thu hút khách hàng, tăng quy mô cung ứng các sản phẩm và dịch vụ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Để hoạt dộng marketing đạt kết quả tôt Habubank cần phải hoạch định cho mình chiến lược hoạt động marketing cụ thể bao gồm:chiến lược định vị thị trường, chiến lược quan hệ khách hàng, chiến lược chất lượng dịch vụ ngân hàng. - Chiến lược định vị thị trường. Trong chiến lược này Habubank cần thường xuyên tạo lập, duy trì và phát triển một hình ảnh riêng biệt, độc đáo dưới con mắt của khách hàng mục tiêu. Việc tạo lập hình ảnh riêng biệt phải dựa trên thuộc tính quan trọng nào đó nhằm gây được ấn tưọng nhất cho khách hàng trong tương quan so sánh với các ngân hàng cạnh tranh về các dịch vụ cung cấp hoàn hảo và đa dạng hơn, chất lượng dịch vụ cao hơn, mức giá cả và phí hợp lý. Do đó, đối với nghiệp vụ bảo lãnh Habubank cần cung cấp một danh mục sản phẩm bảo lãnh đa dạng hơn ngoài những sản phẩm đang cung cấp như: bảo lãnh khoản tiền giữ lại, bảo lãnh bảo dưỡng, bảo lãnh hải quan, bảo lãnh chứng khoánĐi đôi với việc tăng số lượng sản phẩm cung ứng, ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh. Trong đó Habubank cần quan tâm là giảm thời gian giao dịch của khách hàng, thái độ phục vụ của cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh tận tình, cởi mở, nhằm đem lại cho khách hàng sự thoải mái và thuận lợi nhất. Đây là điều mà Habubank đã thực hiện được và cần phải duy trì và phát huy hơn nữa. Một vấn đề khác mà ngân hàng cần phải quan tâm trong chiến lược marketing của mình là mức phí và lãi suất mà ngân hàng áp dụng. Hiện nay, theo quy định mức phí đối với nghiệp vụ bảo lãnh là theo thoả thuận của các bên và không vượt quá 2%/năm tính trên số tiền đang được bảo lãnh. Do đó, để thu hút khách hàng Habubank cần xác định mức phí linh hoạt cho từng nhóm đối tượng cụ thể. + Đối với nhóm khách hàng truyền thống, có uy tín Habubank có thể áp dụng mức phí thấp nhất có thể, giảm tỷ lệ ký quỹ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. + Đối với nhóm khách không thường xuyên có quan hệ với Habubank thì có thể áp dụng mức giá ưu đãi hơn so với mức tương đương ở các ngân hàng khác cung địa bàn. + Đối với nhóm khách hàng mới có quan hệ với Habubank, chưa có uy tín với ngân hàng, mức phí áp dụng cho nhóm khách hàng này cao hơn hai nhóm ở trên nhưng nên thấp hơn mức tương đương ở các ngân hàng khác cùng địa bàn. Tuy nhiên đối với những khách hàng được đánh giá là tiềm năng thì ngân hàng có thể áp dụng mức phí bằng với phí áp dụng cho nhóm thứ hai ở trên. - Chiến lược quan hệ khách hàng. Quan hệ với khách hàng giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong marketing ngân hàng bởi vì khách hàng là một yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và phân phối dịch vụ ngân hàng; Khách hàng thường có nhu cầu sử dụng một dịch vụ như một tổng thể. Các sản phẩm tài chính thường kéo dài thời gian với khách hàng. Do đó việc tạo lập và duy trì quan hệ với khách hàng sẽ đem lại sự thành công lâu dài cho một ngân hàng và ngân hàng phải chủ động trong tất cả các quan hệ với khách hàng. Vì vậy, Habubank cần xây dựng một chiến lược cho cả hoạt động ngân hàng nói chung và cho nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng theo một quy trình hợp nhất gồm các bước: Thu hút khách hàng: Ngân hàng xúc tiến quan hệ bằng cách gửi tài liệu giới thiệu về ngân hàng, thăm khách hàng và chiêu thị khách hàng bằng đối ngoại. Khởi xướng quan hệ: Đây là giai đoạn khách hàng chấp nhận giao dịch và sử dụng dịch vụ đầu tiên của ngân hàng. Dịch vụ mà ngân hàng sử dụng có thể là nghiệp vụ bảo lãnh hoặc là một dịch vụ bất kì của ngân hàng. Dù khách hàng sử dụng dịch vụ gì, trong giai đoạn này ngân hàng cần phải tạo ra những ấn tương đặc biệt trong tâm trí khách hàng về dịch vụ đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt, mức lãi suất và phí lý so với các ngân hàng khác. Phát triển quan hệ: Đây là giai đoạn khách hàng quay lại tiếp tục sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ cũ hoặc có thể sử dụng những dịch vụ mới. Trong giai đoạn này ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi đối với khách hàng đồng thời tiếp thị những sản phẩm dịch vụ có liên quan khác của mình. Duy trì quan hệ: Đây là giai đoạn kết chặt mối quan hệ với khách hàng khi họ đã có những giao dịch thường xuyên với ngân hàng nhằm mục đích chính là biến họ thành những khách hàng trung thành với Habubank. Đây là giai đoạn rất quan trọng của chiến lược quan hệ khách hàng, nó quyết định tới sự thành công của ngân hàng. Vì vậy biện pháp marketing trong giai đoạn này là tiếp tục giữ những ưu đãi đối với khách hàng và nâng cao chát lượng phục vụ đối với khách hàng. Kết thúc quan hệ với khách hàng: Đây là giai đoạn có thể xảy ra trong quan hệ khách hàng khi mối quan hệ không còn đem lại khả năng sinh lời triển vọng nữa và có thể gây tổn thất cho ngân hàng. Trong giai đoạn này ngân hàng phải hành động sao cho sự kết thúc diễn ra êm đẹp. Và sau đó ngân hàng vẫn phải có sự quan tâm theo dõi khách hàng để có định hướng phục hồi trong tương lai. -Chiến lược chất lượng dịch vụ ngân hàng trong nghiệp vụ bảo lãnh Thực hiện chiến lược này, ngân hàng cần tạo cho nhân viên thói quen, ý thức làm việc có chất lượng. Điều này đòi hỏi phải qua một quá trình làm việc lâu dài và người lãnh đạo phải luôn gương mẫu, là người đi đầu thực hiện tốt công việc. Để tạo được thói quen này, bước đầu ngân hàng cần có sự giám sát của lãnh đạo hoặc một phòng ban cụ thể để đưa hoạt động của nhân viên đi vào khuôn khổ. Đẩy mạnh hoạt động marketing là giải pháp rất cần thiết để phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng. Đây không phải là một giải pháp khó khăn để thực hiện, chỉ cần ngân hàng ý thức được tầm quan trọng của vấn đề và tích cực thực hiện thì ngân hàng sẽ nhanh chóng phát triển không chỉ nghiệp vụ bảo lãnh mà phát triển tất cả các nghiệp vụ nói chung. 3.2.5. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, khai thác hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngân hàng Ngày nay, công nghệ thông tin đóng một vai trò rất quan trọng: nó quyết định tới sự thành công của bất kỳ một tổ chức sản xuất kinh doanh nào. Ngân hàng lại là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực rất nhạy cảm của nền kinh tế, lĩnh vực tiền tệ chính vì vậy sự năm bắt thông tin càng đóng một vai trò rất quan trọng. Các ngân hàng nói chung và Habubank nói riêng phải tiến hành hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng ngày cang cao chất lượng sản phẩm của ngân hàng, làm đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng hiện đại để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 3.3. Một số kiến nghị. Ngân hàng là một định chế tài chính trong nền kinh tế. Vì vậy, mọi hoạt động kinh doanh và phát triển của ngân hàng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật và theo những định hướng chung về phát triển nền kinh tế đất nước. Với đặc tính riêng của mình, hầu hêt mọi hoạt đọng ngân hàng đều liên quan đến tiền, không chỉ nội tệ mà cả ngoại tệ và các giấy tờ có giá khác. Vì vậy, hoạt động ngân hàng chịu sự chi phối rất lớn của môi trường pháp lý và môi trường kinh tế- xã hội. Dưới đây là một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý vĩ mô nhằm tạo điều kiện mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Habubank nói riêng và tại các NHTM Việt Nam nói chung. 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan chức năng. Chính phủ và các cơ quan chức năng cần tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động. Môi trường hoạt động của NHTM ở đây bao gồm cả môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật. Do đó việc tọ lập môi trường thuận lợi đòi hỏi sự phối hợp hỗ trợ của rất nhiều cơ quan ban nghành chức năng cũng như chính phủ. 3.3.1.1. Môi trường pháp lý: Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về: + Thị trường vốn, thị trường chứng khoán, mua bán các giấy tờ có giá + Sửa đổi, bổ sung một số điều trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. +Ban hành luật sở hữu tài sản, các văn bản dưới luật, văn bản hướng dẫn liên quan đến sở hữu tài sản. Chấn chỉnh một số hoạt động + Chính phủ, các bộ, ban nghành và chính quyền địa phương có liên quan cần quản lý chặt chẽ công tác đấu thầu thực hiện hợp đồng theo đúng thông lệ quốc tế, đảm bảo công trình đưa ra đấu thầu đã có vốn đầu tư chia theo từng giai đoạn và gói thầu. Tránh tình trạng công trình đang xây dựng phải tạm dừng do không có vốn. Các công trình đấu thầu nên có tài khoản thanh toán tại ngân hàng trước khi đấu thầu để tránh rủi ro với các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng và rủi ro bảo lãnh thực hiện hợp đồng. + Sửa đổi, bổ sung một số điều trong luật doanh nghiệp Nhà nước về tài sản mà doanh nghiệp có thể cầm cố, thế chấp tại ngân hàng. + Ban hành luật về đấu giá và phát mại tài sản cầm cố, thế chấp của các doanh nghiệp để việc xử lý nợ tại ngân hàng thuận lợi hơn. + Đề nghị Bộ tư pháp và bộ tài chính xác định mức phí công chứng hợp lí hơn, luỹ thoái đối với những tài sản có giá trị lớn và tối thiểu với tài sản vừa và nhỏ. + Tiếp tục duy trì chế độ cầm cố, thế chấp tài sản đối với các DNNN, tuy nhiên các cán bộ quản lý DNNN trực thuộc đồng ý cho ngân hàng được phát mại hay bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp của doanh nghiệp để xử lý nợ khi cần. + Tiếp tục tiến trình cổ phần hoá các DNNN theo định hướng từ phía Chính phủ để tăng tính cạnh tranh và tự chủ của các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp được cổ phần hoá sẽ không còn đảm bảo bằng tín chấp, hoạt động ngân hàng sẽ an toàn và hiệu quả hơn. 3.3.1.2. Môi trường kinh tế Hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ của nền kinh tế. Do đó hoạt động của ngân hàng sẽ hoàn thiện và đầy đủ chức năng hơn nếu như môi trường kinh tế phát triển đầy đủ và hoàn thiện. Với các chính sách, định hướng kinh tế vĩ mô từ phía nhà nước và chính phủ trên cơ sở tạo môi trường kinh doanh đồng bộ sẽ thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng nói chung và bảo lãnh ngân hàng nói riêng cũng sẽ tăng lên. Cụ thể: + Bộ tài chính và Uỷ ban chứng khoán nhà nước cần tạo điều liện để các doanh nghiệp gia nhập thị trường chứng khoán và được niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch được đơn giản và thuận tiện hơn. Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn. Thực tế các nước phát triển trên thế giới đã chứng minh sự cần thiết và sự phát triển của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế thị trường. Đây là một thực tế để chúng ta học hỏi và vận dụng phù hợp với môi trường kinh tế tại Việt Nam.Thị trường chứng khoán phát triển không chỉ mở rộng nguồn vốn cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch mà còn cả đối với riêng hoạt động bảo lãnh ngân hàng, làm xuất hiện thêm nhiều loại bảo lãnh mới như bảo lãnh phát hành cổ phiếu, bảo lãnh chúng khoán niêm yết + Các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, không nên quá ưu tiên các doanh nghiệp nhà nước. Cần mở rộng một số lĩnh vực đầu tư như thuỷ lợi, điện lực và công trình giao thông cho các công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và các thành phần kinh tế khác cùng tham gia dự thầu và bỏ vốn đầu tư. Các hoạt động trên phát triển thì hoạt động bảo lãnh của ngân hàng chắc chắn sẽ mở rộng để đảm bảo an toàn cho các hợp đồng và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và ngân hàng. + Để hoạt động kinh tế, cũng như hoạt động ngân hàng nói riêng được lành mạnh và đạt hiệu quả, các cơ quan ban nghành cần cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về định hướng phát triển kinh tế, xã hội, tránh tình trạng bưng bít thông tin và thông tin sai lệch gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng. 3.3.2 Kiến ngghị đối với ngân hàng nhà nước * Tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cần thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại một cách trung thực và khách quan. Từ đó có các đánh giá về tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cũng như những khả năng xảy ra rủi ro của các ngân hàng. Dựa vào đó các ngân hàng nhanh chóng có các biện pháp để ngăn chặn rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó, để công tác thanh tra, kiểm tra đạt kêt quả tốt ngân hàng nhà nước cần có một đội ngũ thanh tra viên giỏi, có năng lực, trình độ nghiệp vụ đảm bảo việc đánh giá chính xác và có chất lượng. Hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh Hiện nay tại Việt Nam, các văn bản luật về nghiệp vụ bảo lãnh rất ít chỉ có quyết định 283/2000/QĐ- NHNN ngày 11/4/2000 về việc sửa đổi một số điều trong quy chế bảo lãnh ngân hàng. Đây là văn bản luật mới nhất do ngân hàng nhà nước ban hành và hiện đang có hiệu lực tại Việt Nam về nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng. Ngoài ra, cũng có một số văn bản pháp lí khác đề cập đến nghiệp vụ bảo lãnh như luật các Tổ chức tín dụng nhưng còn rất sơ sài và chưa cụ thể hoá. Với số lượng văn bản như vậy không đủ để điều chỉnh được hết các tình huống phát sinh trong nghiệp vụ bảo lãnh, điều này sẽ gây ra nhiều lỗ hổng trong luật. Do đó làm cho nghiệp vụ bảo lãnh chứa đựng nhiều rủi ro mà bản thân các ngân hàng không thể kiểm soát được. Chính vì vậy, Ngân hàng nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ bảo lãnh cũng như các văn bản liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ bảo lãnh phát triển. Về mức phí bảo lãnh Theo Quyết định số 283/2000/QĐ- NHNN ngày 11/4/2000 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế bảo lãnh thì mức phí bảo lãnh áp dụng cho các ngân hàng thương mại là: tối đa 2%/ năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh và tối thiểu 300.000đ. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh vì vậy phí bảo lãnh phải bù đắp được chi phí và mang lại thu nhập cho ngân hàng. Vì vậy mức phí bảo lãnh có thể do ngân hàng và khách hàng cùng nhau thoả thuận. Ngân hàng Nhà nước có thể không cần quy định mức phí bảo lãnh tối đa và tối thiểu mà cần tạo điều kiện để các ngân hàng áp dụng mức phí bảo lãnh mềm dẻo, linh hoạt với từng đối tượng khách hàng. Để cạnh tranh với các ngân hàng khác, ngân hàng cũng không thể đặt mức phí quá cao vì sẽ không thu hút được khách hàng. Về loại hình bảo lãnh Theo quyết định số 283/2000/ QĐ-NHNN ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế bảo lãnh thì loại hình bảo lãnh áp dụng cho các ngân hàng thương mại còn rất hạn chế. Ngân hàng Nhà nước nên sửa đổi, bổ sung quyết định này, quy định thêm một số loại bảo lãnh khác đã xuất hiện trên thế giới như: Bảo lãnh giao hàng khi thiếu chứng từ sở hữu, Bảo lãnh hải quan, bảo lãnh hối phiếu, Việc sửa đổi, bổ sung thêm một số loại hình bảo lãnh mới từ phía Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại quốc tế và các ngân hàng mở rộng hoạt động bảo lãnh hơn nữa. 3.3.3. Kiến nghị với doanh nghiệp. Hoạt động bảo lãnh ngân hàng không chỉ mang lại thu nhập cho ngân hàng mà còn rất cần thiết đối với các doanh nghiệp trong những thương vụ làm ăn lớn hay có yếu tố nước ngoài tham gia. Do đó, hoạt động bảo lãnh ngân hàng cần sự phối hợp từ phía khách hàng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Cũng như nhiều dịch vụ ngân hàng khác; ngân hàng cung cấp cho khách hàng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng và khách hàng phải trả phí bảo lãnh cho ngân hàng, như vậy là bình đẳng. Vì vậy, để bảo lãnh ngân hàng có hiệu quả và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và uy tín của khách hàng; doanh nghiệp cần cung cấp những thông tin mà ngân hàng cần một cách nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên để mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng ngày một tốt đẹp hơn, danh nghiệp cần có những kiến nghị kịp thời với ngân hàng ngày một tốt đẹp hơn, doanh nghiệp cần có những kiến nghị kịp thời với ngân hàng để ngân hàng có thể hoàn thiện hơn. KẾT LUẬN. Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và qua tìm hiểu thực tế về nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội, qua sự phân tích, so sánh, chuyên đề đã đạt được một số kết quả sau: - Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại, và một số vấn đê cơ bản khác về nghiệp vụ bảo lãnh. - Phân tích tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội. Qua đó thấy được những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế của ngân hàng trong nghiệp vụ bảo lãnh. Từ đó tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó. Trên cơ sở thực tế, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng. Do thời gian tìm hiểu lý thuyết và thực tế có hạn, trình độ nghiên cứu lý luận còn hạn chế nên chuyên đề của em chưa thể bao quát được nội dung của hoạt động bảo lãnh ngân hàng nên không thể tránh khách khỏi những sai sót do thiếu kinh nghiệm thực tế. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và tập thể cán bộ ngân hàng Habubank để nội dung đề tài của em được hoàn thiện hơn. Để hoàn thiện chuyên đề tôt nhiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô Khoa Ngân hàng- Tài chính, đặc biệt là cô giao Nguyễn Thị Ngọc Diệp đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình viết chuyên đề; Em xin chân thành cảm ơn cán bộ nhân viên Ngân hàng Habubank đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Báo cáo kết quả hoạt động ngân hàn Habubank( 2004-2006) 2. Tài liệu nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng Habubank 3. Luật NHNN và luật các TCTD. 4. Tạp chí Ngân hàng số 1,4,9,/2001; số 7/2004; số 8/2005 5. Giáo trình Ngân Hàng Thương mại trường ĐKTQD. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4952.doc
Tài liệu liên quan