Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, việc tìm cho mình một chỗ đứng là hết sức khó khăn và gặp nhiều phức tạp. Thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề quan trọng, liên quan đến khả năng tồn tại và phát triển của công ty dệt Minh Khai nói riêng và toàn ngành dệt Việt Nam nói chung.
Ngành công nghiệp dệt được xem là một động lực quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như nước ta.
Trong quá trình nghiên cứu bám sát vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua cho thấy mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể, công ty đã đứng trên thị trường có uy tín với khách hàng và bạn hàng. Song để nâng cao tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty còn nhiều việc phải làm trong đó có những giải pháp như : Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường; Phát triển và tìm cách thâm nhập thị trường mới; Đầu tư và đổi mới thiết bị công nghệ nâng cao năng suất chất lượng; Xây dựng các chính sách kinh doanh hợp lý; Phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên để có được kết quả tốt trên thực tế cần phải vận dụng lý thuyết một cách hợp lý. Vì vậy, trong Phần I, em đã hệ thống hoá lại các vấn đề lí luận cơ bản liên quan đến nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm như: Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm; Các hình thức tiêu thụ; Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ tiêu thụ sản phẩm; Định hướng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm.
65 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 885 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty dệt Minh Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c
3máy
1990
5.Máy nhuộm vải cao áp
Liên bang Đức
2máy
1992
6.Máy nhuộm vải bobin
Liên bang Đức
1máy
1992
7.Máy đánh ống xốp
Liên bang Đức
2máy
1992
8.Nồi nấu cao áp
Trung quốc
3nồi
1990
9.Máy sấy rung
Liên bang Đức
1máy
1997
10.Máy sấy văng
Liên bang Đức
1máy
1997
11.Máy dệt kim đan
Liên bang Đức
20máy
1997
12.Máy mắc sợi cho dệt kim
Liên bang Đức
2máy
1997
13.Máy đo gấp
Đài Loan
1máy
1994
14.Máy may công nghiệp
Nhật Bản
130máy
1995
(Nguồn : Phòng kỹ thuật)
Nhờ có sự đầu tư thêm máy móc thiết bị mà trình độ công nghệ của công ty đã ngày càng được nâng cao. Từ khi mới thành lập trình độ công nghệ chỉ ở mức thủ công và bán cơ khí, đến nay trình độ công nghệ công ty tuy chưa cao nhưng nhiều bộ phận đã đạt được trình độ công nghệ tự động hoá.
2.2.4. Đặc điểm về nhân sự
Lao động là một yếu tố đóng vai trò quan trọng. Muốn phát triển tốt thì phải sử dụng tốt lao động. Tình hình phân bố lao động công ty như sau:
Bảng 2. Kê khai năng lực lao động của công ty.
TT
Đơn vị
Tổng số
Bâc nghề
1
2
3
4
5
6
1
Phân xưởng dệt thoi
550
50
168
200
117
15
2
Phân xưởng tẩy nhuộm
100
6
17
44
28
5
3
Phân xưởng dệt kim
56
16
23
8
3
4
Phân xưởng hoàn thành
211
25
44
89
47
6
5
Phòng ban
114
Tổng cộng
1031
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 1031 người (trong đó 889 nhân viên nữ )
Số lao động quản lý: 65 người
Trong đó: + Đại học: 40 người
+ Trung cấp: 25 người
Do công ty thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề của từng công nhân. Chính vì vậy, công nhân bậc 1 hầu như không có, chủ yếu là tập trung ở thợ bậc 3, bậc 4. Số công nhân có tay nghề cao trong công ty cũng không ngừng tăng qua các năm như bậc thợ bậc 6 hiện nay là 30 người, thợ bậc 5 là gần 200 người...
Trình độ nhân lực như vậy của công ty đối với thời gian này là đáp ứng được trình độ máy móc cũng như các quy trình sản xuất của công ty . Sự hợp lý này đã tạo nên khả năng đồng bộ giữa nhân lực và máy lực nên có thể nói đó là một khả năng cạnh tranh hiện nay của công ty trước thực trạng các doanh nghiệp khác cũng có trình độ nhân lực như vậy.
Tuy nhiên, công ty sẽ gặp phải những khó khăn khi mà công nghệ phát triển và công ty trang bị lại các máy móc thiết bị hiện đại hơn thì công ty phải tốn một khoản chi phí để đào tạo lại công nhân cho phù hợp với khả năng công nghệ. Thêm vào đó họ còn là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm nên công ty cần phải có biện pháp kịp thời để phát triển nguồn nhân lực.
2.2.5. Đặc điểm về vốn:
Vốn là nhân tố quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của công ty, là một công cụ cần thiết để bước đầu tái sản xuất kinh doanh rồi đến tái sản xuất mở rộng.
Bảng 3. Tổng số vốn của công ty năm (1999-2002)
Đơn vị : TrĐ
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
%
%
%
%
1.Vốn cố định
10298
69,7
10611
69,0
11220
70,1
11645
70,4
2.Vốn lưu động
4458
30,3
4758
31,0
4764
29,9
4873
29,6
3.Tổng vốn
14752
100
15369
100
15984
100
16518
100
(Nguồn: Trích báo cáo kết quả kinh doanh- phòng tài vụ)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được công ty có nguồn vốn chiếm tỷ trọng đáng kể, luôn ở mức gần 70%. Nó được bổ sung qua tích luỹ hàng năm, số vốn cố định và lưu động tăng lên hàng năm, cụ thể : số vốn cố định năm 2000 so với năm 1999 tăng 317 triệu đồng, năm 2001 tăng 609 triệu đồng, năm 2002 so với năm 2001 tăng 425 triệu đồng. Điều đó cho thấy tình hình dịch chuyển cơ cấu vốn của công ty tương đối đồng đều và hợp lý. Nó phản ánh thực chất kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đã đạt được trong những năm vừa qua là đáng khích lệ và đúng hướng.
Việc mở rộng lĩnh vực và quy mô sản xuất kinh doanh cùng với việc liên tục bổ sung vốn kinh doanh của công ty cũng ảnh hưởng phần nào đến tổng tài sản công ty, làm cho tổng tài sản công ty tăng lên một cách đáng kể góp phần duy trì và ổn đinh tình hình sản xuất của công ty.
Bảng 4. Tổng tài sản của công ty (1999-2002)
Đơn vị: TrĐ
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
%
%
%
%
1.Ts lưu động
18410
47,3
19697
46,7
21879
47,1
24838
48,1
2.Ts cố định.
20495
52,7
22453
53,3
24536
52,3
26819
51,9
3.Tổng tài sản
38905
100
42150
100
46415
100
51657
100
(Nguồn: Trích báo cáo kết quả kinh doanh – phòng tài vụ )
2.2.6. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường sản phẩm của công ty
Từ ngày thành lập đến nay, công ty tiến hành sản xuất kinh doanh qua hai thời kỳ phát triển và hai cơ chế khác biệt nhau về chất : Cơ chế kế hoạch hoá tập trung và cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Nhưng dù ở thời kỳ nào công ty vẫn sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập công ty. Điều đó được thể hiện qua những sản phẩm chủ yếu của công ty hiện nay.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường công ty luôn quan tâm đến việc giữ gìn và mở rộng thị trường hiện có, đồng thời có ý thức tìm kiếm và thâm nhập thị trường mới. Đây là yếu tố quyết định sự sống còn của công ty.
Sản phẩm công ty có hai loại :
-Khăn bông các loại .
-Vải màn tuyn.
Với sản phẩm khăn bông :
Công ty sản xuất từ nguyên liệu sợi bông100% nên có độ thấm nước, độ mềm mại cao, phù hợp với yêu cầu sử dụng người tiêu dùng. Các loại khăn cụ thể như sau:
- Khăn ăn dùng cho các nhà hàng và gia đình. Đối loại khăn dùng cho nhà hàng, công ty bán cho các cơ sở cung cấp khăn cho các nhà hàng làm khăn ướt, loại khăn này chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chỉ có một phần ít tiêu thụ trong nước.
- Khăn rửa mặt công ty có các mẫu mã phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng chủ yếu thông qua các nhà bán buôn và các siêu thị.
- Khăn tắm chủ yếu sản xuất cho các nhu cầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Hiện nay, xu hướng sử dụng khăn tắm trong nước cũng tăng lên, công ty đã có hướng nghiên cứu mặt hàng khăn tắm phù hợp với nhu cầu trong nước và phục vụ cho nhu cầu quảng cáo và khuyến mại các sản phẩm khác như : nước gội đầu, sứ vệ sinh, dụng cụ thể thao...
- Bộ khăn dùng cho khách sạn bao gồm khăn tắm, khăn mặt, khăn tay, thảm chùi chân và áo choàng tắm. Công ty có hợp đồng cung cấp cho gần100 khách sạn tại Nhật Bản thông qua công ty thương mại Nhật Bản ASAHI. Ngoài ra các khách sạn trong nước nhất là các khách sạn liên doanh với nước ngoài tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng đặt hàng tại công ty.
- Các loại vải nối vòng sử dụng để may lót và may mũ giày phục vụ cho cơ sở may xuất khẩu như: Giầy Ngọc Hà, May X40.
Với sản phẩm vải màn tuyn :
Công ty sản xuất từ nguyên liệu 100% sợi PETEX đảm bảo cho màn tuyn có độ bền cao và chống được ôxy hoá gây vàng cho màn. Công ty cũng có may theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng và bán, ký gửi tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra công ty cũng ký các hợp đồng sản xuất màn tuyn cho các nước Châu Phi theo chương trình phòngchống sốt rét của Liên Hợp Quốc.
Như trên đã trình bày cơ hội sản xuất kinh doanh của công ty dệt Minh Khai khá tiềm tàng, đó là khả năng thực tế đối với quá trình sản xuất kinh doanh cuả công ty.
2.3. Một số kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm vừa qua:
Qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, mặc dù có thời kỳ công ty gặp nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ của Nhà Nước và đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm, có trình độ năng lực kinh doanh đã góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Doanh thu của công ty không ngừng tăng qua các năm.
Mặc dù năm 2002, thị trường diễn biến phức tạp, xuất khẩu hàng dệt may gặp nhiều khó khăn và phải cạnh tranh với nhiều cường quốc dệt may, đặc biệt là Trung Quốc. Song vượt lên khó khăn Công ty vẫn duy trì công việc ổn định cho hơn 1000 công nhân viên trong Công ty.
Bảng 5.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty dệt Minh Khai 4 năm gần đây.
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Đơn
vị
1. Giá trị SXCN
55.124
57.245
64.585
65.748
Trđ
2. Doanh thu
64.550
67.199
77.621
81.930
Trđ
3. Doanh thu XK
56.500
53.411
68.920
65.622
Trđ
4. Sl khăn qui chuẩn
28.574
26.258
26.100
27.680
1000 cái
5. Trong đó XK
24.850
21.931
24.210
24.500
1000 cái
6. Vải tuyn khổ 1,8 m
775
1.677
2.350
2.175
1000 m
7. Lợi nhuận gộp
5.685
5.855
6.964
7.678
Trđ
8. Nộp ngân sách
1.967
1.586
1.298
1.376
Trđ
9. Thu nhập BQ
800
850
900
950
1000 Đ
10. Lao động BQ
1.000
1.000
1.000
1.000
Người
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh )
Qua bảng số liệu trên, ta thấy giá trị sản lượng của công ty dệt Minh Khai không ngừng tăng qua các năm. Năm 1999 tổng giá trị sản lượng đạt được là 55.124 TrĐ nhưng năm 2000 đã là 57.245 TrĐ tăng so với năm 1999 là 3,84%. Năm 2001 là 64.585 TrĐ tăng so với năm 2000 là 12,8 %. Năm 2002 là 65.748 TrĐ tăng so với năm 2001 là 1,8 %. Điều này chứng tỏ công ty có hướng đi đúng.
Về doanh thu thu lại từ tiêu thụ sản phẩm của công ty luôn ổn định, ngày một tăng. Nếu năm 1999 doanh thu của công ty là 64.550 TrĐ thì năm 2000 là 67.199 TrĐ tăng 4,1%. Năm 2001 doanh thu là 77.621 TrĐ tăng so với năm 2000 là 15,5 %. Năm 2002 doanh thu là 81.930 TrĐ tăng so với năm 2001 là 5,55 %. Điều này cho thấy tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty là khá đều đặn. Công ty luôn giữ vững thị trường và có thể lại đang mở rộng ra một số thị trường mới.
Quan trọng hơn cả là thu nhập bình quân lao động trong một tháng cũng tăng rõ rệt. Chỉ tiêu này cho thấy công việc của công ty liên tục sản xuất ổn định. Đây là một lợi thế rất lớn đối với một doanh nghiệp Nhà Nước hiện nay vì đã giải quyết phần nào công tác việc làm cho người lao động. Đó chính là điểm mạnh để tăng uy tín cho công ty cũng như tranh thủ sự đồng tình của các cơ quan cấp trên.
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình nộp ngân sách nhà nước của công ty qua các năm có giảm. Nguyên nhân nộp ngân sách thấp là do năm 2001 và 2002 công ty đã nộp hết không còn nợ, bên cạnh đó hoạt động chủ yếu của công ty là xuất khẩu mà xuất khẩu được miễn thuế.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty là tương đối tốt. Tuy nhiên con số này chỉ để báo cáo lên nội bộ công ty cũng như để báo cáo lên cơ quan chủ quản. Do vậy để thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm đích thực của công ty cần phải dùng đến các chỉ tiêu đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm cụ thể và so sánh với những đối thủ cạnh tranh hay khả năng nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty trong ngành.
* Tỷ lệ lợi nhuận : Chỉ tiêu này xác định rõ cho doanh nghiệp biết mình đang đứng trong thị trường có cạnh tranh mạnh mẽ hay không. Do vậy nó cũng quan trọng khi đưa ra để đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty dệt Minh Khai. Bởi như vậy mới đánh giá chính xác khả năng hoạt động thị trường của công ty.
Lợi nhuận của DN
Tỷ lệ lợi nhuận dệt Minh Khai = ´ 100
Doanh thu của DN
Bảng 6. Tỷ lệ lợi nhuận của công ty dệt Minh Khai
Năm
1999
2000
2001
2002
Tỷ lệ lợi nhuận
8,8%
8,7%
8,97%
9,37%
( Nguồn: Trích báo cáo kết quả kinh doanh )
Với tỷ lệ lợi nhuận 9,37% công ty dệt Minh Khai sẽ gặp nhiều đối thủ mạnh trên vũ đài cạnh tranh, không những mạnh mà còn rất nhiều đối thủ tham gia kinh doanh mặt hàng này. Vì hiện nay, sản phẩm của công ty phục vụ chủ yếu cho hoạt động xuất khẩu. Do đó đối thủ cạnh tranh không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn có các doanh nghiệp nước ngoài. Đơn cử như Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh mạnh của công ty vì từ xưa tới nay Trung Quốc rất nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực dệt may. Bên cạnh đó sản phẩm dệt may của Trung Quốc rất đa dạng phong phú về chất luợng, hình thức, giá cả. Đây là một trong những khó khăn lớn của công ty trong việc tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm nội địa cũng như xuất khẩu. Do vậy đòi hỏi Minh Khai phải biết chấp nhận và tìm mọi cách đưa thắng lợi về mình.
Nói chung, tình hình công ty dệt Minh Khai cho thấy đây là một doanh nghiệp có nhiều tiềm năng lớn trong ngành dệt hiện nay. Tuy các chỉ tiêu chỉ phản ánh tương đối khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty nhưng qua đây cũng phải nhận thấy rằng công tác thị trường của công ty vẫn còn những hạn chế so với đối thủ cạnh tranh cũng như còn yếu kém so với tiềm lực thực sự công ty đang có. Chính vì vậy sau đây em xin đưa ra những đánh giá và một số biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường của công ty dệt Minh Khai.
Phần III
Đánh giá khả năng tiêu thụ, phương hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm của dệt minh khai.
3.1. Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm cụ thể của công ty dệt Minh Khai.
3.1.1 Chất lượng và sự khác biệt hoá sản phẩm.
3.1.1.1 Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm.
Sản phẩm chính là vật hay dụng cụ đưa ra để cạnh tranh trên thị trường ở mỗi doanh nghiệp, nếu không có sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ cạnh tranh bằng cái gì? cạnh tranh với ai. Công ty dệt Minh Khai là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên mặt hàng chủ yếu là sản phẩm khăn bông các loại và vải màn tuyn.
Bảng 1. Chủng loại sản phẩm hiện có của công ty dệt Minh Khai
Tên sản phẩm
Kích thước
Tên sản phẩm
Kích thước
1.Khăn ăn
28x30 cm
7. Khăn tắm Jacquard
65x130 cm
2.Khăn ăn
28x28 cm
8. Khăn chùi chân Jacquard
45x70 cm
3.Khăn bếp
47x49 cm
9. áo choàng tắm
160-120-7Lcm
4.Khăn mặt
34x90 cm
10.Màn tuyn đôi
1,5x1,8x1,8 m
5.Khăn tay
34x34 cm
11.Màn tuyn cá nhân
1x1,8x1,8 m
6.Khăn mặt Jacquard
34x85 cm
(Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư )
Sản phẩm của công ty qua bảng thống kê cho thấy khá phong phú về kích thước và chủng loại khăn. Điều này cho thấy công ty đã có chính sách về sản phẩm nhằm tăng thị phẩn của mình trên thị trường. Với chính sách đa dạng hoá sản phẩm bằng kích cỡ và màu sắc công ty đã thực hiện tiêu thụ sản phẩm của mình trong năm qua như sau:
Bảng 2.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng của công ty dệt Minh Khai
TT
Mặt hàng
Năm 2001
Năm 2002
Xuất khẩu
Nội địa
Xuất khẩu
Nội địa
1.
Khăn bông 7061
754.615
198.216
886.032
234.900
2.
Khăn bông 7062
821.116
213.051
875.232
244.050
3.
Khăn ăn 375 WC
5.325.100
372.400
5.695.200
571.800
4.
Khăn mặt Jacquard
51.711
4.933
5.
Khăn tắm Jacquard
39.512
4.127
6.
Aó choàng tắm
11.620
7.
Khăn chùi chân
10.020
1.358
8.
Vải tuyn khổ 1,8 m
2.350.000
2.175.000
(Trích: Báo cáo kết quả kinh doanh )
Qua phần thực hiện tiêu thụ sản phẩm của công ty dệt Minh Khai, chứng tỏ sản phẩm của công ty luôn bán đều đặn qua các năm đặc biệt năm 2001 và năm 2002. Từ năm 2002 công ty đã sản xuất thêm sản phẩm mới cao cấp hơn đó là sản phẩm khăn Jacquard. Với loại sản phẩm này công ty đã mở rộng thị trường mới ở OSAKA cho khách hàng nên công ty ASAHI chuyên cung cấp các loại khăn bông cho các khách sạn ở Nhật.
Nói chung, sản phẩm công ty dệt Minh Khai từng bước đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu và thị hiếu của khách hàng ở thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên công ty cần phải triển khai và mở rộng hơn nữa để đáp ứng được sự thay đổi thị trường hiện nay và mở rộng thị trường sản phẩm của mình trên thị trường nội địa.
3.1.1.2 Chất lượng sản phẩm
Ngày nay, khi đời sống nhân dân được nâng cao thì tất nhu cầu đòi hỏi cao, do vậy chất luợng sản phẩm rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và làm tăng uy tín của doanh nghiệp.
Nắm bắt được xu hướng hiện nay công ty có những chủ động trong công tác đầu vào của doanh nghiệp mình từ việc lựa chọn loại sợi, hoá chất dùng cho sản xuất, vải tuyn, thuốc nhuộm, tẩy vv...
Để đảm bảo hơn nữa chất lượng sản phẩm của mình công ty đã cho nhập một số nguyên vật liệu từ nước ngoài chủ yếu là ấn Độ, Pakistan phục vụ cho sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong nước và sản phẩm xuất khẩu. Đơn cử : sản phẩm màn tuyn của công ty sản xuất từ nguyên liệu 100% PETEX.
Bên cạnh chất lượng tốt, người tiêu dùng còn đòi hỏi sản phẩm của họ sử dụng phải đẹp mắt. Tức là họ yêu cầu màu sắc của sản phẩm.
Để đáp ứng nhu cầu từ mẫu mã đến tính năng tác dụng của sản phẩm, công ty cũng đã bổ sung thêm một số máy móc chuyên dùng cao cấp như máy thêu, máy may hai kim tự động vv...
Như vậy, với sự nghiên cứu tìm tòi cũng như công nghệ hiện đại sẽ giúp công ty dệt Minh Khai có khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
3.1.2 Giá bán của sản phẩm
Sự đòi hỏi hay nhu cầu của khách hàng không bao giờ là dừng lại, họ muốn sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nhưng giá bán lại thật sự phù hợp. Khác hẳn với các nước phát triển “ Chất lượng ngoại, giá cả Việt Nam “ là sự đòi hỏi của gần 80 triệu dân Việt Nam đang có thu nhập đời sống thấp. Người tiêu dùng Việt Nam muốn mình sử dụng sản phẩm chất lượng ngoại mà giá cả lại phù hợp với thu nhập của mình và sẵn sàng từ chối mua sản phẩm giá quá cao dù sản phẩm đó tốt đến mấy.
Để phù hợp với hành vi quyết định mua đấy của người dân công ty đã đặt ra một chính sách giá cả và đặt giá cả là công cụ cạnh tranh chính trên vũ đài cạnh tranh. Công ty đã đặt giá thấp hơn hoặc ngang bằng so với gía của đối thủ cạnh tranh mà vẫn đảm bảo được lãi và hiệu quả kinh doanh.
Bảng 3. So sánh giá bán một số sản phẩm tương tự của
Công ty dệt Minh Khai với một số đối thủ cạnh tranh năm 2002
TT
Tên sản phẩm
Giá bán của
Minh Khai
Giá bán của
Hanosimex
Giá bán của
Trung Quốc
Giá bán của
dệt 8-3
1
Khăn ăn
1.250đ/c
1.350đ/c
1.200đ/c
1.250 đ/c
2
Khăn mặt
4.500đ/c
6.500đ/c
5.000đ/c
5.500đ/c
3
Khăn tăm Jacquard
30.000đ/c
32.000đ/c
28.000đ/c
33.000đ/c
4
Màn tuyn đôi
42.000đ/c
50.000đ/c
40.000đ/c
47.000đ/c
5
Màn tuyn cá nhân
37.000đ/c
38.000đ/c
35.000đ/c
38.000đ/c
(Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư )
Giá bán của sản phẩm của công ty dệt Minh Khai trên thị trường hiện nay thấp hơn từ 1000đ/sp đến 2000đ/sp so với một số đối thủ cạnh tranh. Đây là một lợi thế mà công ty cần giữ vững.
3.1.3. Công tác tổ chức và tiêu thụ sản phẩm.
3.1.3.1 Kênh phân phối chính thức hiện nay của công ty
Sản phẩm của công ty được giới thiệu và bày bán qua các kênh phân phối sau:
a. Phương thức tiêu thụ trực tiếp.
Với phương thức tiêu thụ này công ty chỉ áp dụng cho các sản phẩm khăn bông phục vụ cho khách sạn và nhà nghỉ. Do tính chất đa dạng về mẫu mã của sản phẩm này (mỗi một khách hàng có yêu cầu riêng theo biểu tượng và tên khách sạn nói trên sản phẩm ) nên chỉ có tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mới nắm bắt được yêu cầu của họ và sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu.
Ngoài ra công ty còn có cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩm trực tiếp cho ngưởi tiêu dung tại số 243 Phố Minh Khai – Hà Nội. Điều đó cũng góp phần giúp công ty tăng được doanh thu tiêu thụ trực tiếp, tiếp xúc với khách hàng nắm được phần nào thị hiếu người tiêu dùng.
b. Phương thức tiêu thụ gián tiếp.
Đây là phương thức tiêu thụ chủ yếu của công ty. Công ty thường bán sản phẩm của mình cho các công ty thương mại trong và ngoài nước. Từ đó sản phẩm của công ty được bán cho những người mua bán và bán lẻ tới người tiêu dùng. Đặc biệt công ty đã ký hợp đồng lâu dài với tập đoàn siêu thị DAIEI tại Nhật về cung cấp khăn bông. Với hợp đồng này sản phẩm của công ty được xuất trực tiếp tại các siêu thị tại Nhật Bản mà không qua trung gian.
Công ty đã ký hợp đồng với các siêu thị ở Hà Nội như: FIVIMART, INTIMEX, CITIMEX...cung cấp các sản phẩm khăn bông để bán tại các siêu thị này với hình thức giao hàng trước thanh toán tiền khi giao lô hàng sau.
Ngoài ra công ty còn bán các sản phẩm của mình cho những người bán buôn ở phố Lãn Ông – Hà Nội để cung cấp sản phẩm đi các tỉnh xa và bán lẻ cho ngưởi tiêu dùng cuối cùng.
c. Phương thức tiêu thụ hỗn hợp.
Tuỳ trường hợp cụ thể công ty tiến hành tiêu thụ sản phẩm theo phương thức vừa tiêu thụ trực tiếp cho người cuối cùng, vừa tiêu thụ sản phẩm.
3.1.3.2 Thị trường xuất khẩu của công ty.
Có thể nói rằng thị trường tiêu thụ của công ty chính là các thị trường nước ngoài chứ không phải thị trường trong nước. Hoạt động xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai ngày càng được đẩy mạnh, trước đây sản phẩm của công ty chỉ xuất khẩu sang các nước Đông Âu và các nước XHCN nhưng hiện nay sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang các nước tư bản ngày một lớn như Nhật Bản, các nước Châu Âu ( chủ yếu là Đức ) và các nước khác như ( Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc ).
Bảng 4. Tổng doanh thu và doanh thu xuất khẩu.
Năm
1999
2000
2001
2002
TrĐ
%
TrĐ
%
TrĐ
%
TrĐ
%
1.Doanh thu XK
56.500
87,5
53.411
79,4
68.920
88,7
65.622
80,0
2.Tổng Doanh thu
64.550
100
67.199
100
77.621
100
81.930
100
(Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo phòng xuất nhập khẩu )
Nhìn vào các số liệu bảng 4 ta thấy doanh thu xuất khẩu của công ty qua các năm đều xấp xỉ 80 % so với doanh thu của công ty. Tuy nhiên doanh thu xuất khẩu năm 2002 có thấp hơn so với năm 2001 nguyên nhân là do các đối thủ cạnh tranh của công ty như Trung Quốc, các công ty tư nhân khác xuất khẩu sản phẩm sang Nhật với giá rẻ nhưng chất lượng của họ không đảm bảo bằng công ty. Đồng thời do tình hình kinh tế chính trị trong khu vực và sự ảnh hưởng của thị trường Việt Nam trong quá trình ra nhập AFTA năm 2003.
Chính vì những khó khăn và thách thức đó nên công ty cần phải có những biện pháp để ổn định, giữ vững thị trường truyền thống và mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước khác như Mỹ, Tây Âu...
3.1.4 Một số lĩnh vực khác nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty Minh Khai
Về công tác tìm hiểu thị trường và thị hiếu khách hàng do hoàn cảnh cụ thể công ty không thể tìm hiểu trực tiếp tại thị trường nước ngoài nên công ty đã thông qua thương vụ Việt Nam tại các nước, thông qua đại sứ quán Việt Nam để tìm hiểu và khách hàng thương mại làm trung gian.
Qua các hội chợ quốc tế tại Việt Nam và các nước, công ty cũng cử cán bộ tham gia để giới thiệu sản phẩm và tìm hiểu thị trường.
Đối với mặt hàng tuyn chống muỗi, công ty đã tham gia đấu thầu và cũng kí được nhiều hợp đồng xuất khẩu sang các nước Châu Phi và xuất khẩu tại chỗ thông qua các chương trình phòng chống sốt rét của các tổ chức Phi chính phủ quốc tế.
Dịch vụ sau khi bán hàng thì công ty đã thiết lập quan hệ thân thiết với bạn hàng bằng những hình thức, khuyến mại, giảm giá, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua khi thanh toán có thể trả chậm, trả góp...
Đối với lĩnh vực phương thức thanh tóan và dịch vụ sau khi bán hàng công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho bạn hàng và tạo nên mối quan hệ qua lại vô cùng thân thiết. Đó là một điểm nữa tạo nên lợi thế cạnh tranh của công ty và qóp phần nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình.
3.2. Đánh giá các giải pháp mà công ty dệt Minh Khai đã áp dụng nhằm nâng cao tốc độ tiêu thụ sản phẩm của mình.
* Các giải pháp mà công ty dệt Minh Khai đưa ra nhằm nâng cao tốc độ tiêu thụ sản phẩm của mình chủ yếu là những chính sách nhất thời, đề ra để đối mặt với tình thế. Đó chính là chính sách đa dạng hoá sản phẩm về kích thước và màu sắc, chính sách đặt giá ngang bằng đều xuất phát từ năm 1999.
Như vậy, công ty chưa có chiến lược nào cho sản phẩm từ trước. Tuy nhiên cho đến nay công ty đã sửa đổi và định ra phương hướng phát triển trong thời gian tới sao cho phù hợp với tốc độ phát triển ngành dệt Việt Nam hiện nay.
* Về quản trị chất lượng thì từ trước đến nay công ty luôn luôn áp dụng quản trị chất lượng theo hệ thống cổ điển. Tức là kiểm tra kỹ thuật đầu vào và đầu ra để có thể bán được các sản phẩm tốt.
Tuy nhiên từ năm 1999 trở lại đây công ty đã nhận thấy rằng phương pháp quản trị này không còn phù hợp. Ban lãnh đạo công ty đã tự học hỏi và đi học về tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 để về áp dụng cho doanh nghiệp mình. Kết quả từ đó đến nay có khả quan, nhưng công ty vẫn chưa hề được cấp chứng chỉ ISO 9002 về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
Trước những cơ hội và thách thức mới, công ty không cố gắng đạt đựoc các chỉ tiêu này thì khó có thể hoà nhập vào thị trường dệt may ngày càng phát triển và cũng tự mình lạc hậu trong công tác quản lý.
3.3. Đánh giá các điểm mạnh yếu của công ty.
3.3.1. Những thuận lợi của công ty dệt Minh Khai.
Công ty dệt Minh Khai trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đã tự bộc lộ một số ưu điểm đáng chú ý làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Công ty dệt Minh Khai là một doanh nghiệp trực thuộc Sở Công Nghiệp Hà Nôi. Do đó thuận lợi về mặt tư cách pháp nhân khi giao dịch với các đơn vị và các bạn hàng trong, ngoài nước.
- Bộ máy quản trị và cán bộ công nhân viên trong công ty là những người có tâm huyết chịu khó, cần cù, học hỏi.
- Công ty có mặt hàng kinh doanh rộng rãi, được Nhà Nước ưu đãi về vốn ngân sách.
- Công ty có kinh nghiệm trong việc sản xuất hai mặt hàng là khăn bông và màn tuyn.
- Giá cả sản phẩm luôn là giá cạnh tranh nên phù hợp với túi tiền người mua.
- Thị trường xuất khẩu của công ty rộng rãi nhờ các mối quan hệ lâu dài với các bạn hàng truyền thống như: Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan...
Với những ưu điểm trên đã góp phần làm tăng khả năng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty dệt Minh Khai trong những năm vừa qua, giúp công ty đứng vững và có uy tín trên thị trường.
3.3.2. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân gây ra.
Bên cạnh những điểm mạnh hay những ưu điểm là động lực thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty thì vần còn những mặt hạn chế sau:
- Trước những cơ chế thị trường biến động công ty chưa xây dựng chiến lược phát triển bền vững tạo nên khả năng cạnh tranh vững mạnh cho mình.
- So với các đối thủ cạnh tranh thì mẫu mã sản phẩm của công ty chưa đáp ứng được thị hiếu của thị trường nội địa. Sản phẩm bán trên thị trường nội địa đều là sản phẩm khi không xuất khẩu được là chủ yếu. Nguyên nhân gây ra hạn chế này là do: công nghệ máy móc sản xuất lạc hậu, trình độ công nhân so với bây giờ còn thấp, công tác quản trị chất lượng chưa cao.
- Kênh phân phối gián tiếp chưa có đại lý bán hàng. Nguyên nhân chủ yếu là công ty không có đại lý riêng cho mình tại nhiều địa điểm khác nhau trong nước mà công ty quá chú trọng đến việc bán sản phẩm và giới thiệu ra nước ngoài.
- Giá bán còn cứng nhắc không phân biệt giữa người bán buôn và người bán lẻ.
- Quảng cáo và hoạt động yểm trợ bán hàng không được thực hiện. Hạn chế của thực trạng này là do sự hạn chế trong kinh phí cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường. Nhưng cũng không thể phủ nhận sự trì trệ trong cơ chế kế hoach hoá tập trung vẫn còn tồn tại trong công tác quản lý.
Trước những hạn chế đó, công ty dệt Minh Khai cần có sự thay đổi để nâng cao hơn khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình.
3.4. Phương hướng của công ty dệt Minh Khai trong thời gian tới về thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
3.4.1 Mục tiêu phát triển đến năm 2010.
Để hội nhập vào thị trường thế giới trong xu hướng thương mại hoá toàn cầu, công ty dệt Minh Khai dưới sự chỉ đạo của Sở Công Nghiệp Hà Nội đã định hướng phát triển. Với sự giúp đỡ của Nhà Nước, Chính phủ đã có định hướng phát triển cho ngành dệt như sau:
- Trong chiến lược phát triển đến năm 2010, ngành dệt xác định mục tiêu hướng ra xuất khẩu, thu hút ngoại tệ tự cân đối các điều kiện sản xuất và phát triển.
+ Uu tiên phát triển các cơ sở nguyên phụ liệu, hoá chất, phụ tùng phục vụ cho sản xuất nhằm tiết kiệm ngoại tệ, đồng thời tạo thế chủ động trong kinh doanh.
+ Tăng cường, phối hợp chặt chẽ giữa các công ty bông, dệt, hoá chất, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển.
+ Khai thác tối đa tiềm năng của đất nước nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
+ Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của ngành đảm bảo tiếp thu nhanh chóng công nghệ, kỹ thuật, dây chuyền sản xuất hiện đại.
+ Chú trọng đầu tư chiều sâu để cân đối lại các dây chuyền sản xuất cho đồng bộ, bổ sung thiết bị, thay thế các thiết bị lạc hậu, cải tạo nâng cao một số thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất, sản lượng, giảm chi phí, lãng phí, mở rộng mặt hàng, khắc phục ô nhiễm môi trường.
- Trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá, ngành dệt Việt Nam tham gia phân công lao động quốc tế thể hiện sản phẩm dệt được chấp nhận trên thị trường thế giới.
Với quan điểm phát triển trên của ngành dệt, công ty dệt Minh Khai cũng xây dựng mục tiêu phát triển đến năm 2010 cụ thể như sau:
+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong mỗi giai đoạn cụ thể, và các nhu cầu cho an ninh quốc phòng.
+ Toàn công ty có mức tăng trưởng bình quân 13% năm 2005 và 14% tới năm 2010. Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động và vào năm 2010 với mức thu nhập bình quân khoảng 100 $/ tháng/ người.
Bảng 5. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2005
2010
1.Giá trị SLCN
TrĐ
64.585
73.800
195.200
2.Sản phẩm XK
1000 c
24.210
38.329
57.760
3.Doanh thu
TrĐ
77.621
109.000
130.350
4.Nộp ngân sách
TrĐ
1.298
1.946
2.331
3.4.2. Phương hướng hoạt động nhằm thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty dệt Minh Khai.
Từ thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty, các xu hướng phát triển của thị trường ngành dệt nói chung của các công ty dệt nói riêng. Công ty đã đề ra hướng đi đúng đắn nhằm đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu. Đồng thời mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong tương lai.
* Các định hướng chung :
- Công ty sẽ tăng vốn kinh doanh, mở rộng qui mô sản xuất để phù hợp với tiềm năng cũng như yêu cầu của công ty.
- Mở rộng xuất khẩu với thị trường truyền thống như : Nhật Bản, Đức ...thâm nhập thị trường mới đối với công ty đó là Mỹ, Châu Âu, Anh ...
- Dần chuyển sang dùng nguyên vật liệu trong nước hoàn toàn thay cho một số nguyên phụ liệu nhập khẩu hiện nay.
- Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật để tiếp thu nhanh chóng sự chuyển dịch sản xuất, sự chuyển giao kỹ thuật công nghệ phục vụ cho sản xuất.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể tiêu thụ được trên các thị trường EU.
- Xúc tiến quảng cáo, bán hàng rộng rãi, thâm nhập hội chợ triển lãm để có thể giới thiệu sản phẩm, tìm các bạn hàng, khách hàng.
- Xây dựng một hệ thống kênh phân phối hoàn chỉnh bao gồm cac cửa hàng, các đại lý trong và ngoài nước.
3.4.2.1 Coi trọng thị trường truyền thống kết hợp với các thị trường trọng điểm và mở rộng thị trường tiềm năng.
Trong những năm tới, bên cạnh việc củng cố vị trí công ty dệt Minh Khai trên thị trường Nhật Bản, Châu Âu thì việc mở rộng thị trường tiềm năng đặc biệt là thị trường Mỹ, Anh, Hàn Quốc... và thị trường nội địa như thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Vinh, Đằ Nẵng ...cũng được xem là việc làm rất quan trọng.
Hiện nay, Mỹ là thị trường mục tiêu mà công ty dệt Minh Khai cố gắng tìm mọi cách để chiếm được sự ưa chuộng sản phẩm bởi vì Mỹ là thị trường có sức mua hàng dệt lớn nhất thế giới. Công ty hy vọng hàng dệt tăng nhanh xuất khẩu vào Mỹ.
3.4.2.2 Đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, cải tiến kỹ thuật.
Hiện nay, mặc dù đã đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhưng nhìn chung ở công ty còn hạn chế bởi công nghệ lạc hậu thủ công. Vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh và có nhiều đơn đặt hàng buộc doanh nghiệp phải đầu tư thiết bị công nghệ mới và hiện đại.
Hơn nữa, cần phải đầu tư cải tiến kỹ thuật đồng thời với cải tiến cách thức tổ chức quản lý và cách thức tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Vấn đề đặt ra là công ty đang cố gắng có chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002. Bởi vì, đạt tiêu chuẩn ISO 9002 sản phẩm của công ty sẽ được tiêu thụ nhanh hơn, khách hàng sẽ tin tưởng vào chất lượng sản phẩm hơn.
3.5. Một số biện pháp góp phần thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty dệt Minh Khai.
Thông qua việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty dệt Minh Khai trong giai đoạn hiện nay làm cho ta thấy rõ ràng việc nâng cao tốc độ tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết. Dựa vào những lợi thế của mình qua việc khắc phục những khó khăn, hy vọng rằng trong tương lai công ty sẽ chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, bạn hàng không chỉ trong nước và trên cả thế giới.
Từ những hạn chế về thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và những nguyên nhân chủ yếu làm giảm khả năng tiêu thụ của công ty dệt Minh Khai trên thị trường hiện nay có thể đưa ra những giải pháp như sau:
3.5.1 Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường.
Khăn bông và màn tuyn là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người. Xã hội càng phát triển thì trình độ tiêu dùng của người dân càng cao đòi hỏi về chủng loại khăn bông dùng cho các hoạt động của con người tăng lên, việc nghiên cứu ra nhu cầu số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả thị trường và việc tổ chức phân phối nhằm thoả mãn nhu cầu đó là công việc quan trọng. Nó quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Với tình hình thực tiễn ở công ty có thể thành lập một bộ phận nghiên cứu thị trường gồm 3-5 người có trình độ kế toán và có khẳ năng về hoạt động thương mại. Bộ phận thị trường được bố trí ở phòng kế hoạch thị trường và hoạt động theo sơ đồ sau:
Sơ đồ nhiệm vụ công tác của bộ phận nghiên cứu thị trường
Bộ phận nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu nhu cầu thị trường về chất lượng, giá cả sản phẩm mà công ty có.
Nghiên cứu phân phối tiêu thụ sản phẩm.
Nghiên cứu quảng cáo, yểm trợ, xúc tiến bán hàng.
Nghiên cứu chính sách chế độ của Nhà Nước.
Theo sơ đồ trên thì công ty tiến hành điều tra nghiên cứu thị trường như sau:
- Điều tra khảo sát thu nhập thông tin về nhu cầu của từng loại thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả, sản phẩm hàng hoá.
- Phân tích, xử lý thông tin về nhu cầu của từng loại thị trường.
- Xác định nhu cầu mà công ty có thể đáp ứng được, đề ra các quy định sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm.
Công tác xúc tiến yểm trợ bán hàng của công ty thông qua các hoạt động sau:
- Xúc tiến quảng cáo bán hàng. Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, quảng cáo thông qua khách hàng, người tiêu dùng. Bán hàng giảm giá, tính hoa hồng cho người tìm ra khách hàng.
- Công ty phải xây dựng kế hoạch về tham dự hội chợ triển lãm quốc tế. Hội chợ là nơi tốt để công ty bán hàng, tìm kiếm khách hàng và kí hợp đồng. Thông qua hội chợ công ty có thể trực tiếp tiếp xúc khách hàng với người tiêu dùng để khách hàng với người tiêu dùng để hiểu biết hơn về họ, đồng thời cũng là cơ hội để cho người tiêu dùng, khách hàng hiểu biết về sản phẩm của công ty.
- Tổ chức cửa hàng giới thiệu sản phẩm : Công ty đã có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại trước cổng công ty (số 243 đường Minh Khai – Hà Nội ) trực tiếp giới thiệu và bán sản phẩm công ty, tìm hiểu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng góp phần tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên vị trí đặt cửa hàng giới thiệu sản phẩm chưa ở ngay trong trung tâm thương mại hoặc nơi tập trung đông dân cư nên hiệu quả chưa cao. Công ty cần nên tổ chức thêm một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm khác nữa ở các trung tâm thương mại và khu vực đông dân cư.
3.5.2. Phát triển và tìm cách xâm nhập thị trường mới.
a. Giữ vững thị trường hiện có
Thị trường hiện có của công ty gồm:
- Thị trường xuất khẩu
Các công ty thương mại Nhật Bản HOVEI, DAIEI, ITOCHO, AISHI, FUKIEN, tổng công ty nhập khẩu dệt may Việt Nam, tổng công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là khách hàng truyền thống của công ty.
- Thị trường nội địa
Các nhà bán buôn, các siêu thị ở Hà Nội, các khách sạn ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Vinh... tiềm năng tiêu thụ ở thị trường này còn khá lớn mà công ty chưa khai thác được hết, công ty cần có chiến lược phân phối cho phù hợp để tối đa các nhu cầu của thị trường hiện có này.
Công ty cần có các biện pháp để giữ khách hàng đó là:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về chất lượng sản phẩm như kích thước, định hướng, màu sắc phù hợp, năng động, thời hạn giao hàng theo hợp đồng đã ký.
- Giúp đỡ khách hàng về bốc xếp, vận chuyển đối với hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi về thanh toán tiền hàng.
- Có chế độ ưu tiên, khuyến khích về mọi mặt trong quá trình tiêu thụ.
b. Mở rộng thị trường tiêu thụ.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm theo hướng sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao như các sản phẩm khăn bông Jacquard và các loaị khăn bông có đường chìm xương cá là các loại khăn được ưa chuộng tại thị trường Mỹ và các nước Châu Âu. Công ty cần có phương án nghiên cứu của thị trường này nhằm đưa ra những mẫu mã phù hợp để có thể thâm nhập khu vưc thị trường này.
Hiện nay, công ty dệt Minh Khai mới chỉ kinh doanh ở Hà Nội và chủ yếu gia công xuất khẩu nên chưa khai thác hết được những tiềm năng mới ở trong nước. Do vậy để phát triển hơn nữa thị trường trong nước công ty cần :
- Nghiên cứu thị trường mới về mọi lĩnh vực như địa lý, khí hậu, tập tục, thu nhập của người dân...từ đó mới có thể tìm ra được những sản phẩm phù hợp có chất lượng.
- Đưa hàng hoá sản phẩm về tận thị trường mới kể cả thị trường ngách để làm công tác quảng cáo và tìm được bạn hàng mới. Ví dụ thị trường ở các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng...Những thị trường này công ty chưa hề vươn tới. Có thể nói đó là một tiềm ẩn đối với công ty, bởi vì khai thác thị trường này công ty sẽ có thêm thị phần, kéo theo mở rộng được sản xuất kinh doanh.
3.5.3. Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng.
Thiết bị quyết định hướng đi của công nghệ và chất lượng của sản phẩm. Tại công ty dệt Minh Khai sau hơn 20 năm đi vào hoạt động, với hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu, công ty đã thực hiện được nhiều dự án đầu tư thêm máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất. Nhưng chủ yếu ở công đoạn chuẩn bị dệt và hoàn tất sản phẩm. Hiện nay các máy dệt chủ yếu vẫn là cũ chưa đáp ứng được các sản phẩm cao cấp ở thị trường Tây Âu.
Sau nhiều năm liên tục đầu tư đổi mới cho dây chuyền công nghệ chuẩn bị dệt và dây chuyền hoàn tất. Hiện nay các máy hồ và dây chuyền tẩy nhuộm áp lực, mắt cắt nhung, máy sấy rung là các máy tương đối hiện đại trong ngành dệt nước ta. Nó có thể đảm bảo đưa ra thị trường những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trên thực tế công ty đã cung cấp sản phẩm của mình cho siêu thị DAIEI của Nhật.
Tuy nhiên xét về tổng thể toàn công ty ta thấy do nguồn vốn hạn hẹp nên thiết bị dệt chưa theo kịp nhu cầu mới. Chính vì thế, công ty cần phải đầu tư thêm thiết bị hiện đại công đoạn này mới có thể tạo ra nhiều sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và có thể thâm nhập thị trường mới.
Công ty đã dự kiến đầu tư thêm máy dệt kiếm để nâng cao năng lực sản xuất của công ty, tăng sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
3.5.4. Xây dựng các chính sách kinh doanh hợp lý.
3.5.4.1 Xây dựng chiến lược sản phẩm theo hướng đa dạng hoá
Hiện nay, yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thị trường sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện trước hết ở chỗ : Sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường hay không ? Điều này chỉ thể hiện nếu công ty có chiến lược sản phẩm đúng đắn theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường về số lượng, chất lượng, chủng loại mặt hàng.
Trong chiến lược sản phẩm theo hướng đa dạng hoá sản phẩm công ty phải thể hiện rõ trong việc phát triển, mở rộng danh mục sản phẩm, đổi mới cơ cấu sản phẩm trên cơ sở thực hiện tốt các vấn đề duy trì, điều chỉnh hoàn thiện và cải tiến sản phẩm cũ, loại bỏ những sản phẩm lạc hậu không được thị trường chấp nhận, phát triển sản phẩm mới nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ đáp ứng nhu cầu thị trường đã được xác định trong chiến lược thị trường của công ty.
Thực tiễn cho thấy công ty cần tập trung vào một số sản phẩm chủ yếu : khăn ăn, các loại khăn tăm và khăn mặt xuất khẩu cho thị trường Nhật Bản, bộ khăn tắm cho khách sạn. Đây là sản phẩm của công ty qua thực tiễn đã khẳng định là có sức mạnh cạnh tranh, có nhiều ưu thế trên thị trường so với sản phẩm khác. Bên cạnh đó công ty cũng cần phải có chiến lược tăng thêm các mặt hàng khăn mặt, khăn tắm Jacquard là loại khăn bông cao cấp rất được ưu chuộng trên thị trường Tây Âu, để có thể mở rộng thị trường sang các nước này.
Ngoài ra công ty cũng cần phải nghiên cứu các mẫu mã màn tuyn may sẵn để chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Để có được một phạm vi thị trường rộng lớn và tránh được rủi ro do sự biến đổi của thị trường mà vẫn tăng được khối lượng sản phẩm của mình, công ty cần quan tâm đúng mức đến chiến lược đa dạng hoá, chiến lược tiêu thụ. Trong thực tế mấy năm qua cho thấy nhu cầu của thị trường nội địa về các sản phẩm khăn bông tăng nhanh, do trình độ tiêu dùng của người dân cùng với quá trình phát triển kinh tế của nền kinh tế quốc dân.
Thị trường ngày nay đa dạng về chủng loại và chất lượng. Công ty cần phải có phương án sản xuất để đáp ứng nhu cầu đó. Có như vậy mới đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty một cách thiết thực mang lại hiệu quả cao.
Nhưng việc phát triển sản phẩm mới cần lưu ý lĩnh vực mạo hiểm và có nhiều rủi ro vì vậy khi hoạch định chiến lược này công ty cần phải tính toán kỹ về các mặt: Vốn đầu tư, điều kiện thiết bị công nghệ, đường hướng phát triển của sản phẩm, thời gian thu hồi vốn, doanh lợi do sản phẩm mang lại.
3.5.4.2. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý và năng động :
Giá cả với tư cách là công cụ quản lý sản xuất và kinh doanh của công ty. Mặc dù công ty có nhiều cố gắng trong lĩnh vực này song giá cả sản phẩm công ty đề ra đôi khi còn kém tính linh hoạt theo biến động giá cả trên thị trường, thường cứng nhắc và bị động nên bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Công ty cần thường xuyên nắm thông tin về giá cả thị trường theo từng thời điểm, giá cả của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu của người tiêu dùng để dễ ra chính sách hợp lý, năng động trên cơ sở vừa đảm bảo lợi ích của công ty, vừa khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm của công ty đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận cho công ty.
Việc giảm giá thành sản phẩm của công ty là biện pháp rất thiết yếu bằng việc áp dụng giảm chi phí nguyên vật liệu trong đầu tư công nghệ mới.
3.5.4.3. Chính sách mua sắm và dự trự nguyên phụ liệu.
Hoạt động mua sắm và dự trự nguyên phụ liệu là hoạt động nhằm đảm bảo cung cấp nguyên phụ liệu kịp thời cho sản xuất.
Hoạt động mua sắm đầu vào của công ty hiện nay được thực hiện qua công tác nhập khẩu từ hai nước chủ yếu là ấn Độ và Pakistan, do vậy chi phí cho công tác đầu vào là còn cao, điều này ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm làm tăng giá bán sản phẩm của công ty bởi các vấn đề:
- Mua sắm chi phí đối tác, thủ tục hải quan, ký kết hợp đồng.
- Vận chuyển từ cảng biển về kho vật tư.
- Dự trữ và bảo quản.
Chính vì vậy, để bảo đảm công tác mua sắm dự trự nguyên phụ liệu công ty cần:
- Tính toán và xác định đúng số lượng vật tư cần mua sắm và dự trữ trong từng thời kỳ kế hoạch với chất lượng phù hợp. Đối với công ty dệt Minh Khai cần lên kế hoạch cho từng quý kinh doanh để đảm bảo tính chu kỳ sản phẩm.
- Bố trí kho tàng ở ngoại thành sao cho giảm được chi phí vận chuyển nội bộ. Nghĩa là các kho phải đảm bảo gần cảng, gần nơi sản xuất và có giao thông thuận tiện. Bên cạnh đó các kho phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo các nguyên phụ liệu sản xuất hàng dệt kim được khô ráo không bị ố, bị co giãn sợi...
- Xác định lựa chọn bạn hàng hay nhà cung cấp. Đây là công việc đòi hỏi phải có sự phân tích cao bởi qua đây có thể lựa chọn đựơc bạn hàng cần thiết luôn cung cấp nguyên liệu kịp thời cho công ty với chính sách ưu đãi nhất. Hiện nay bạn hàng thân thiết nhất của công ty là những nhà cung cấp người ấn Độ và Pakistan. Tuy nhiên với sự phát triển trong nước như hiện nay công ty cũng nên tìm các bạn hàng trong nước để đáp ứng nhu cầu của công ty.
- Lựa chọn phương thúc thanh toán, phương thức vận chuyển sao cho có lợi nhất trong công ty.
- Tổ chức công tác bảo quản nguyên phụ liệu tốt để đáp ứng sản xuất kịp thời.
Như vậy, xây dựng được chính sách mua sắm dự trữ vật tư sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất công ty, tạo ra sự linh hoạt và liên tục cho mọi hoạt động tiếp theo.
3.5.4.4. Xây dựng triết lý kinh doanh hợp lý và duy trì nó trong quá trình phát triển.
Ngày nay, khi chuẩn mực đạo đức đựơc đòi hỏi nâng cao của mỗi doanh nghiệp thì công ty dệt Minh Khai cũng nên xây dựng cho mình một chính sách kinh doanh có đạo đức để giữ uy tín và nâng cao hình ảnh của công ty.
Chính sách đòi hỏi công ty phải thực hiện các chuẩn mực đạo đức xã hội sau:
* Đối với người tiêu dùng.
- Đảm bảo đúng chất lượng sản phẩm như đã nêu ở các bao bì quảng cáo.
- Thực hiên tốt các dịch vụ trước và sau bán hàng để khách hàng thấy thoải mái khi đến với công ty.
* Đối với nhà cung ứng.
- Thực hiện tốt các hợp đồng cung ứng đầu vào với bạn hàng.
- Sẵn sàng giúp đỡ khi bạn hàng cần đến.
* Đối với những đơn đặt hàng.
- Làm tốt công tác hậu mãi.
- Thực hiện đúng hợp đồng.
* Đối với Nhà Nước.
- Làm tròn trách nhiệm và mọi nghĩa vụ đối với Nhà Nước.
- Thực hiện đúng các quy chế ban hành.
* Đối với người lao động.
- Tạo môi trường làm việc tốt cho công nhân.
- Tạo kinh tế và tinh thần cho công nhân.
* Đối với xã hội.
Thực hiện công tác từ thiện đối với những hoàn cảnh khó khăn như : Gia đình liệt sỹ gặp khó khăn, vùng thiên tai, lũ lụt...
3.5.5. Phát triển nguồn nhân lực.
Lao động cũng là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, trong nghành dệt may cũng như công ty dệt Minh Khai, trình độ lao động của công nhân không cần đòi hỏi cao mà đòi hỏi sự tinh tế trong công việc. Vì hiện nay, các công việc đều đã được tự động hoá bởi máy móc do đó đòi hỏi công nhân phải có trình độ kĩ thuật, có hiểu biết và đặc biệt phải có kinh nghiệm.
Bởi vậy, công ty cần thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề của người lao động. Bên cạnh đó công ty cần nâng cao chất lượng lao động bằng cách:
- Xây dựng tác phong công nghiệp, giáo dục, về chủ trương đường lối.
- Giáo dục ý thức lao động.
- Xoá bỏ phong cách nền sản xuất nhỏ, cá nhân, chủ nghĩa ghen ghét đố kỵ.
- Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh.
* Việc tuyển dụng lao động cần phải có định hướng chiến lược lâu dài.
- Phân tích và thiết kế công việc.
- Xác định nguồn nhân lực.
- Kiểm tra và tuyển chọn nguồn lao động.
- Bồi dưỡng kiến thức tối thiểu cho người lao động phù hợp với công việc.
Trong điều kiện hiện nay của công ty thì công tác tuyển dụng được chú trọng ở khâu bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó là tuyển thêm một số cán bộ chuyên môn ở các phòng đặc biệt là cán bộ thiết kế sản phẩm.
* Sử dụng lao động.
- Phân công và hiệp tác lao động hợp lý.
- Định mức lao động phù hợp với năng lực công nhân và trình độ máy móc công nghệ.
- Tổ chức phục vụ nơi làm việc.
- Thực hiện thù lao lao động. Đây là việc rất cần thiết vì nó là động lực thúc đẩy phát triển, nâng cao tinh thần đoàn kết trong công ty, từ đó nâng cao năng suất lao động.
- Đảm bảo an toàn lao động là chính sách cần thiết thực hiện có như vậy mới tạo tâm lý an toàn cho công nhân sản xuất.
- Thực hiện công tác kỉ luật và thi đua để giữ trật tự văn minh nơi làm việc.
* Phát triển đội ngũ lao động.
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên.
- Đề bạt thăng tiến.
- Thuyên chuyển công việc cho những yêu cầu cá nhân hợp lý và cho thôi việc hoặc xa thải đối với những trường hợp bị kỷ luật nặng.
Như vậy, quản trị lao động là quá trình sáng tạo và sử dụng tổng thể các công cụ phương tiện giải pháp khai thác hợp lý và có hiệu quả nhất năng lực sở trường của người lao động, nhằm đảm bảo tạo ra sản phẩm tốt, nâng cao tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty dệt Minh Khai.
Kết Luận
Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, việc tìm cho mình một chỗ đứng là hết sức khó khăn và gặp nhiều phức tạp. Thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề quan trọng, liên quan đến khả năng tồn tại và phát triển của công ty dệt Minh Khai nói riêng và toàn ngành dệt Việt Nam nói chung.
Ngành công nghiệp dệt được xem là một động lực quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như nước ta.
Trong quá trình nghiên cứu bám sát vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua cho thấy mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể, công ty đã đứng trên thị trường có uy tín với khách hàng và bạn hàng. Song để nâng cao tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty còn nhiều việc phải làm trong đó có những giải pháp như : Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường; Phát triển và tìm cách thâm nhập thị trường mới; Đầu tư và đổi mới thiết bị công nghệ nâng cao năng suất chất lượng; Xây dựng các chính sách kinh doanh hợp lý; Phát triển nguồn nhân lực... Tuy nhiên để có được kết quả tốt trên thực tế cần phải vận dụng lý thuyết một cách hợp lý. Vì vậy, trong Phần I, em đã hệ thống hoá lại các vấn đề lí luận cơ bản liên quan đến nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm như: Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm; Các hình thức tiêu thụ; Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ tiêu thụ sản phẩm; Định hướng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm...
Căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được đề cập ở Phần II và áp dụng những lý thuyết tiêu thụ sản phẩm đã nêu trên, nên trong Phần III khoá luận của mình, em đã phân tích các đặc điểm, chất lượng của sản phẩm, giá bán, công tác tổ chức và tiêu thụ sản phẩm của công ty dệt Minh Khai.
Trên cơ sở phân tích tốc độ tiêu thụ sản phẩm, em cũng đưa ra những đánh giá của mình về các điểm mạnh, yếu, các giải pháp mà công ty đã áp dụng nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm . Từ đó em đã đề ra các giải pháp như đã nêu trên góp phần thúc đẩy hơn nữa tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty dệt Minh Khai.
Đề tài: ” Một số biện pháp cơ bản nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty dệt Minh Khai ” là một trong những đề tài nhằm nâng cao hơn nữa kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Tác giả :Micheal Poter
Sách : Chiến lược cạnh tranh (NXB Khoa học và kỹ thuật –Năm 1997)
2. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh
(NXB Thống kê -Năm 2001)
3. Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp tập 1 và tập 2
(NXB Thống kê - Năm 2001 )
4. Kỷ yếu phát triển công ty dệt Minh Khai trong 10 năm qua
5. Tạp chí ngành dệt may Việt Nam
6. Các tạp chí và thời báo khác
7. Giáo trình Quản trị Marketing- Philip Kotler
8. Giáo trình quản trị Marketting- PGS- TS Trần Minh Đạo chủ biên
9. Các số liệu do công ty cung cấp
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9389.doc