Áp dụng giáo dục pháp luật cho học sinh các trường phổ thông
Giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường phổ thông là một trong những vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng của chương trình giáo dục của Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6 năm 1996) đã ghi nhận:"Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thẩm mĩ, môi trường, dân số, rèn luyện thể chất cho học sinh”.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong các trường trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1 - Lý do chọn đề tài:
Giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường phổ thông là một trong những vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng của chương trình giáo dục của Việt Nam.
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6 năm 1996) đã ghi nhận:"Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thẩm mĩ, môi trường, dân số, rèn luyện thể chất cho học sinh”.
Trong thời gian qua, công tác giáo dục pháp luật trong hệ thống giáo dục quốc dân đã có những chuyển biến tích cực về cả nội dung, phương pháp và hình thức tiến hành.
Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trong các nhà trường nói riêng chưa thực sự được chú trọng đúng mức, cho nên sự hiểu biết pháp luật của học sinh còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra khá nhiều, với mức độ ngày càng gia tăng.
Trong thời gian tới, chúng ta phải thực hiện những biện pháp gì để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong các trường trung học phổ thông, từ đó nâng cao ý thức pháp luật của học sinh, góp phần giảm thiểu những vi phạm pháp luật của học sinh phổ thông ?
Để góp phần làm rõ vấn đề trên cũng như để nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, trao đổi kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp thích hợp, chúng tôi lựa chọn đề tài“ Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong các trường trung học phổ thông.”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong các trường trung học phổ thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật ở các trường THPT
- Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục pháp luật trong một số trường THPT
- Đề xuất một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật trong các trường THPT.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Các biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong các trường trung học phổ thông.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận (thông qua việc đọc và phân tích các văn bản và tài liệu có liên quan);
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế (bằng phiếu hỏi, toạ đàm trực tiếp với các đối tượng có liên quan);
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi, phân tích các số liệu;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
6. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu chất lượng giáo dục pháp luật trong các trường trung học phổ thông thông qua ba nhóm đối tượng nghiên cứu là: cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh; bao gồm:
- 100 học viên K51 về học bồi dưỡng lớp CBQL trường (trường trung học phổ thông) tại Học viện Quản lý giáo dục bao gồm các Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các trường THPT thuộc 19 tỉnh tại thời điểm tháng 9 đến tháng 11 năm 2006.
Tổ chức 02 buổi hội thảo kết hợp với việc phát phiếu điều tra đối với 100 cán bộ, giáo viên, học sinh của các trường:
+ Trường THPT Hồng Thái, Đan Phượng, tỉnh Hà Tây,
+ Trường THPT Bắc Lý, Lí Nhân, tỉnh Hà Nam ;
+ 100 em học sinh của các trường đã kể trên.
7. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu.
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng về chất lượng giáo dục pháp luật trong một số trường trung học phổ thông.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong các trường trung học phổ thông.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong các trường trung học phổ thông.
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
1.1- Một số khái niệm.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuyên truyền pháp luật là sự chuyển tải những thông tin về pháp luật tới mọi thành viên trong xã hội nhằm đạt được một mục đích cụ thể của Nhà nước .
Phổ biến pháp luật là sự chuyển tải những thông tin cụ thể của pháp luật tới một loại đối tượng nhất định nhằm đạt được một mục đích cụ thể của Nhà nước.
Giáo dục pháp luật là sự chuyển tải những thông tin pháp luật theo mục đích chung, nhằm mục đích nâng cao ý thức pháp luật, để từ đó hình thành lối sống tuân thủ pháp luật đối với các thành viên trong xã hội .
1.2. Cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật ở các trường trung học phổ thông.
1.2.1. Cơ sở chính trị về giáo dục pháp luật:
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã ghi nhận:"Coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, pháp luật, giáo dục thể chất và quốc phòng cho học sinh “.
Văn kiện Đại hội Đảng VIII (6/1996)đã ghi nhận: Tăng cường giáo dục công dân....Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thẩm mĩ, môi trường, dân số, rèn luyện thể chất cho học sinh “’
Hội nghị lần thứ 2 BCHTƯ (khoá VIII, tháng 12/1996) đã nhấn mạnh:” Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lí tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân.”, “Xây dựng các môn khoa học kinh tế, quản lý, pháp luật phù hợp với điều kiện nước ta và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ”.
1.2.2. Cơ sở pháp lí về giáo dục pháp luật
Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (đã sửa đổi theo Nghị quyết số: 51, Quốc hội khoá X, (12/2001), Điều 35, Chương III ghi nhận:
" Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân.”
Nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân mà đặt ra ở đây là: Công dân VN phải có những kiến thức cần thiết về Nhà nước, pháp luật, góp phần hình thành và phát triển thói quen tuân thủ pháp luật.
Công dân Việt Nam, khi ở độ tuổi học sinh phổ thông phải được giáo dục một cách cơ bản những kiến thức về Nhà nước và pháp luật.
Quốc hội khoá X đã thông qua Nghị quyết số: 40/2000/NQ-QHX (09/12/2000,)về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Ngày 17/01/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007;
Ngày 14/3/2003 Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số 01/2003/TT-BTP hướng dẫn thực hiện Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007;
Căn cứ vào Chương trình giáo dục pháp luật đối với các nhà trường, năm 1989 Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo việc biên soạn sách giáo khoa bộ môn Giáo dục công dân. Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 12 (năm 1989) gồm những bài sau:
Bài 1. Nhà nước quản lý xã hội pháp luật
1. Pháp luật là gì ?
2. Vì sao Nhà nước cần quản lý xã hội pháp luật ?
3. Làm thế nào để Nhà nước quản lý xã hội pháp luật?
4. Hệ thống pháp luật của Việt Nam.
5. Các văn bản pháp luật Việt Nam.
Bài 2. Luật Nhà nước và Hiến pháp năm 1992
1. Khái niệm về Luật Nhà nước và Hiến pháp
2. Nội dung chủ yếu của Hiến pháp năm 1992 (SĐ 2001)
Bài 3. Luật Dân sự và hợp đồng dân sự
I. Khái niệm pháp luật dân sự
1. Quyền dân sự.
2. Công dân có những quyền dân sự gì ?
3. Luật Dân sự .
2. Hợp đồng dân sự
Bài 4. Luật lao động
1. Khái niệm Luật Lao động
2. Hợp đồng lao động .
3. Giải quyết tranh chấp lao động.
Bài 5. Pháp luật về Thuế
1. Thuế là gì ?
2. Hệ thống thuế và pháp luật về thuế.
3. Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí của công dân trong lĩnh vực thuế.
Bài 6. Luật Hôn nhân và gia đình.
1. Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình
2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
3. Kết hôn.
4. Nghĩa vụ và quyền của vợ chồng.
5. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con
6. Ly hôn
Bài 7. Luật Hành chính, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
1. Khái niệm Luật Hành chính
2. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (02/7/2002)
Bài 8. Luật hình sự và Bộ Luật hình sự Việt Nam
1. Khái niệm Luật Hình sự.
3. Hình phạt và các biện pháp tư pháp
Bài 9. Bộ luật tố tung dân sự (Ngày 15/6/2004)
1. Khái niệm:
2. Trình tự, thủ tục để giải quyết các vụ án dân sự tại Toà án.
3. Quyền, nghĩa vụ của công dân trong tố tụng dân sự.
Bài 10. Bộ luật tố tụng hình sự
. 1. Khái niệm:
2. Các giai đoạn tố tụng hình sự: Khởi tố vụ án hình sự ; Điều tra vụ án hình sự; Truy tố bị can trước Toà án bằng bản cáo trạng; Xét xử vụ án hình sự ; Thi hành án
Bài 11. Pháp luật về khiếu nại, tố cáo
1. Khái niệm (Điều 2, Luật khiếu nại, tố cáo):
2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
3. Thẩm quyền giải quyết tố cáo.
4. Các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo:
Chương II
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
2.1. Thực trạng về công tác giáo dục pháp luật và quản lý công tác đó của đội ngũ cán bộ quản lý trong một số trường trung học phổ thông. (Kết quả điều tra đối với CBQLGD)
2. 1.1. Thực trạng về công tác giáo dục pháp luật ở nhà trường của đội ngũ CBQL trong một số trường trung học phổ thông.
Các hình thức tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường mà nhà trường, Công đoàn, Đoàn TNCS HCM, Hội LHPN Việt Nam.....đã thực hiện được ghi nhận:
Bảng 1:
Các hình thức tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật
Đã làm
Chưa làm
1
Tổ chức học tập pháp luật 1 cách tập trung ;
69 %
19 %
2
Các hình thức “ Thi tìm hiểu pháp luật «
86 %
10 %
3
Lồng ghép các nội dung tìm hiểu pháp luật vào các phong trào thi đua của trường ;
83 %
11 %
4
Các hình thức khác ….
57 %
12 %
Như vậy, phần lớn các trường đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên, học sinh, trong đó huy động cả Công đoàn, Đoàn TNCS HCM....để phối hợp tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh ở các trường THPT học tập pháp luật.
Kết quả tìm hiểu về việc chấp hành các quy định pháp luật về về hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên:
Bảng 2
Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên ở trường của mình
Bạn tự cho điểm
1
2
3
4
5
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của GV phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục đối với HS.
1
13
52
32
2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, giản dị, phù hợp với hoạt động sư phạm.
11
35
44
Mức độ nhận biết của cán bộ quản lý về nội dung Điều lệ Trường trung học ban hành ngày 11/7/2000,điều tra ở 90 CBQL GD, 10/2004:
Mức độ nắm được nội dung Điều lệ Trường trung học
Số CBQL
Tỷ lệ
Biết rất rõ
81 /90
89%
Biết vừa phải
7 /90
8%
Không biết
2 /90
3%
Bảng 3
Các biện pháp để tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường;
Đ/c hãy tự lựa chọn :
Quan trọng nhất
Quan trọng
Ít quan trọng
1. Hiệu trưởng phải nắm chắc các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà trường
68
28
2 . Thường xuyên bồi dưỡng, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;
25
75
3. Tổ chức tốt việc thi hành pháp luật, xây dựng thói quen sống và làm việc theo pháp luật
26
74
4. Tổ chức tốt việc soạn thảo, ban hành các văn bản nội bộ và lấy ý kiến đóng góp của toàn thể GV, NV, học sinh đối với văn bản đó ;
23
61
10
5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục;
34
63
3
6. Xây dựng nề nếp, kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường.
72
28
7. Phối hợp các hoạt động của chính quyền với các tổ chức CT-XH nhằm tăng cường pháp chế trong trường
17
77
6
8. Hiệu trưởng quản lý nhà trường bằng pháp luật
33
55
12
9. Kết hợp phát huy quyền tự chủ với thực hiện dân chủ trong quản lý nhà trường ;
42
54
2
10. Hiệu trưởng cần thực hiện công khai, dân chủ trong quản lý nhà trường
60
40
Phần lớn các trường đã coi trọng công tác tổ chức lấy ý kiến đóng góp của toàn thể giáo viên, cán bộ, học sinh khi soan thảo các văn bản nội bộ như: Nội quy, quy định, thể lệ.. trong nội bộ nhà trường (84%), tuy vậy vẫn còn 10 % số trường chưa tổ chức lấy ý kiến.
Hầu hết các trường đã đặc biệt quan tâm đến biện pháp kiểm tra, giám sát, xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục (97 %);
2.1.2. Một số đề xuất của CBQL về công tác giáo dục pháp luật ở nhà trường.
- Nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;
- Nhà trường đã xây dựng nề nếp, kỷ luật trong nội bộ trường.
- Còn một số giáo viên, cán bộ, học sinh coi thường bộ môn Giáo dục công dân và các hình thức giáo dục pháp luật khác.
- Cần đầu tư tài chính để mua sắm thêm các trang thiết bị dạy học và tăng thêm số đầu sách trong thư viện của trường, đặc biệt là sách, tài liệu về hướng dẫn giảng dạy về pháp luật....
2.2. Thực trạng về công tác giáo dục pháp luật ở nhà trường của đội ngũ giáo viên trong một số trường trung học phổ thông.
2. 2.1. Thực trạng về công tác giáo dục pháp luật ở nhà trường của đội ngũ giáo viên trong một số trường trung học phổ thông.
Công tác giáo dục pháp luật trong trường nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục: Số giáo viên chọn phương án “Rất cần thiết”là: 64, chiếm 64 %; “ Cần thiết” là: 24, chiếm: 24 %; Có 12 GV không cho biết ý kiến gì.
Khi được hỏi về tác dụng của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường có góp phần làm giảm bớt các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật trong độ tuổi học sinh hay không;
Số GV chọn phương án “Có giảm bớt” là: 72, chiếm 72%; Số giáo viên chọn phương án “Ít giảm” là: 4, chiếm: 4%; không có ai chọn phương án ”Không giảm bớt”. Có 24 GV không cho biết ý kiến gì.
Khi được hỏi về công tác xây dựng các văn bản nội bộ (nội quy, quy định, kế hoạch... trong trường), nhà trường đã lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ, học sinh trong nhà trường hay không;
Số GV chọn phương án “Đã lấy ý kiến” là: 52, chiếm 52%; Chọn phương án “Thỉnh thoảng” là: 36, chiếm: 36 % ; Phương án “Chưa bao giờ” là: 8, chiếm: 8 % ; Có 04 GV không cho biết ý kiến.
Công tác phối hợp, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật của nhà trường với các tổ chức quần chúng trong đơn vị (Công đoàn, Đoàn TNCSHCM....) cho cán bộ, giáo viên, học sinh :
Số GV chọn phương án “Thường xuyên” là: 28, chiếm 28 %; Chọn phương án “Thỉnh thoảng” là: 44, chiếm: 46 %; Chọn phương án ”Chưa làm” là: 14, chiếm: 14%; Có 14 GV không cho biết ý kiến gì.
Về công tác tập huấn hàng năm về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giáo dục cho GV của trường THPT: GVchọn phương án “Đã tập huấn”là: 76, chiếm 76 % ; Chọn phương án “Chưa tập huấn” là: 16, chiếm: 16 % . Có 8 GV không cho biết ý kiến gì.
Giáo viên trong các trường đã thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy pháp luật cho HS hay chưa:
Số GV chọn phương án “Thường xuyên” là: 36, chiếm 36 %; Chọn phương án “Thỉnh thoảng” là: 54, chiếm: 54%; Chọn phương án ” Chưa làm” là: 8, chiếm 8 %. Có 10 giáo viên không cho biết ý kiến gì.
Các phương tiện phục vụ cho việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giảng dạy môn giáo dục công dân mà các trường THPT hiện có;
Chọn phương án “Đầy đủ” là: 2, chiếm 2%; Chọn phương án “Tạm đủ” là: 6, chiếm: 6%; Chọn phương án “Thiếu ít” là: 4, chiếm 4 %; Chọn phương án “Thiéu nhiều” là: 78, chiếm 78 %; Có 10 giáo viên không cho biết ý kiến gì.
Khi được hỏi về số lượng giáo viên được đào tạo chuẩn để giảng dạy môn Giáo dục công dân: Chọn phương án “ Đã có đủ” là: 36, chiếm 36 %; Chọn phương án “Còn thiếu ít” là: 16, chiếm: 16 %; Chọn phương án “Còn thiếu nhiều” là: 24, chiếm: 24 %; Có 24 GV không cho biết ý kiến gì.
Kết quả hỏi về thời lượng giảng dạy dành cho môn Giáo dục công dân trong nhà trường hiện nay đã hợp lí hay chưa :
Chọn phương án “Hợp lí” là: 46, chiếm 46 %; Chọn phương án “Chưa hợp lí” là: 12, chiếm: 12 %; Chọn phương án “Cần tăng thời lượng” là: 18, chiếm 18 %; Chọn phương án “Cần giảm thời lượng” là: 4, chiếm: 4 % ; Có 20 giáo viên không cho biết ý kiến gì.
Về số lượng sách, báo trong Tủ sách pháp luật của nhà trường đã có đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về giáo dục pháp:
Chọn phương án “Đã có đủ” là: 6, chiếm 6 %; Chọn phương án “Chưa có đủ” là 68, chiếm: 68 %; Chọn phương án “Không có” là: 16, chiếm 16 %; Có 10 giáo viên không cho biết ý kiến gì.
Nếu ta đối chiếu số liệu ở bộ Phiếu điều tra số 2 (Điều tra đối tượng là giáo viên) với số liệu đã thu được ở bộ Phiếu điều tra số 1(Điều tra đối tượng là cán bộ quản lý), th có độ chênh lệch đáng kể:
Điều tra đối tượng là CBQL
Điều tra đối tượng là GV
Đã tập huấn
93 %
76 %
Chưa tập huấn
7 %
16 %
Không cho ý kiến
0 %
8 %
Độ chênh lệch đáng kể giữa hai bộ Phiếu điều tra đặt ra cho chúng ta những vấn đề cần suy nghĩ, cần nghiên cứu?....
Các hình thức tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường mà Nhà trường, Công đoàn, Đoàn TNCSHCM.... đã thực hiện: Bảng 4
Các hình thức tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật
Đã làm
Chưa làm
1
Tổ chức học tập pháp luật 1 cách tập trung ;
26
42
2
Các hình thức “Thi tìm hiểu pháp luật»
58
26
3
Lồng ghép các nội dung tìm hiểu PL vào các phong trào thi đua của trường ;
58
22
4
Các hình thức khác…………………
16
24
Nếu ta đối chiếu số liệu đã thu được ở Phiếu điều tra số 2 (Đối tượng là giáo viên) với số liệu đã thu được ở bộ Phiếu điều tra số 1 (Đối tượng là cán bộ quản lý), thì 2 số liệu này có độ chênh lệch khá lớn:
Đối chiếu Bảng 1 và Bảng 4:
Các hình thức tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật
Giáo viên
Cán bộ quản lý
Đã làm
Chưa làm
Đã làm
Chưa làm
1. Tổ chức học tập pháp luật 1 cách tập trung ;
26
42
69
19
2. Các hình thức “Thi tìm hiểu pháp luật ”
58
26
86
10
3. Lồng ghép các nội dung tìm hiểu pháp luật vào các phong trào thi đua của trường ;
58
22
83
11
4. Các hình thức khác…….
16
24
57
12
Độ chênh lệch khá lớn giữa 2 Phiếu điều tra đặt ra cho chúng ta những vấn đề cần nghiên cứu: Do đặc trưng tâm lí, sự khác biệt về cương vị công tác, ý thức trách nhiệm.... của hai loại đối tượng điều tra?
Kết quả ghi nhận về việc chấp hành quy định của Điều lệ nhà trường của giáo viên về: hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của GV:
Bảng 5
Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên ở trường của mình
Bạn tự cho điểm
1
2
3
4
5
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.
4
12
26
50
2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, giản dị, phù hợp với hoạt động sư phạm.
8
22
60
Việc chấp hành các quy định cấm đoán đối với giáo viên được quy định trong Điều lệ TTH: Bảng 6
Số
TT
Việc chấp hành các quy định pháp luật cấm đoán đối với giáo viên ở trường bạn.
Đã vi phạm
Chưa
mắc
Một vài lần
Nhiều
lần
1
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh .
36
50
2
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của đồng nghiệp.
18
68
3
Gian lận trong kiểm tra, đánh giá, thi cử, tuyển sinh;
32
16
46
4
Dạy thêm trái với các quy định của Bộ GD &ĐT;
16
6
68
5
Hút thuốc, uống rượu, bia khi lên lớp và hoạt động giáo dục .
24
2
62
Riêng quy định: Cấm gian lận trong kiểm tra, đánh giá, thi cử, tuyển sinh; Số giáo viên tự nhận là ”Đã mắc 1 vài lần”chiếm 32%; Số giáo viên tự ghi nhận là ”Đã mắc nhiều lần ”chiếm 16 %;
Việc chấp hành các quy định pháp luật cấm đoán đối với học sinh các trường trung học phổ thông (được quy định trong Điều lệ trường trung học) nơi chúng tôi điều tra, đã cho các số liệu như sau;
Bảng 7
Số
TT
Việc chấp hành các quy định pháp luật cấm đoán đối với học sinh ở trường bạn.
Đã vi phạm
Chưa
mắc
1 vài lần
Nhiều
lần
1
Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường và của bạn học;
46
46
2
Gian lận trong học tập, kiểm tra và thi;
38
39
18
3
Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong, ngoài nhà trường
46
18
23
4
Học thêm trái với các quy định của Bộ GD &ĐT;
10
4
56
5
Đánh bạc, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, chất gây cháy, các loại chất độc hại;
14
6
66
6
Hút thuốc, uống rượu, bia.
30
4
58
Còn khá nhiều học sinh nhận là có gian lận trong kiểm tra và thi cử (77 %).
2.2.2. Một số đề xuất của giáo viên về công tác giáo dục pháp luật ở nhà trường.
- Nên tổ chức học tập bằng những hình thức hoạt động ngoại khoá, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật Giáo dục, Điều lệ TTH....
- Có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong một trường hoặc thi từng cụm trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật.
- Cần trang bị thêm các phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị dạy học.
2.3. Thực trạng về công tác giáo dục pháp luật ở nhà trường, ghi nhận từ phía các em học sinh trong một số trường THPT.
2.3.1. Thực trạng về công tác giáo dục pháp luật ở nhà trường, từ phía các em học sinh trong một số trường THPT.
Phần lớn các em ghi nhận là các em có hứng thú khi tham gia các hình thức Thi tìm hiểu pháp luật, Câu lạc bộ đố vui về pháp luật do Nhà trường, Công đoàn, Đoàn TNCSHCM... tổ chức (80 %). Chỉ có 18 % các em ghi nhận là ít hứng thú khi tham gia các hình thức thi này.
Để tự nâng cao kiến thức và hiểu biết về pháp luật, phần lớn các em học sinh của các trường phổ thông trả lời là: Xem sách báo (chiếm 60 %); Học tập ở nhà trường (chiếm 12 %); Xem Tivi (chiếm 22 %); thông qua bạn bè (chiếm 2 %); Không ai ghi nhận là”Nhờ bố mẹ”??
Bảng liệt kê một số lí do dẫn đến khả năng gây hứng thú, không hứng thú khi học tập môn Giáo dục công dân và các hình thức giáo dục pháp luật khác: Bảng 8
A, Lí do các bạn học sinh không có hứng thú…..
B. Lí do các bạn học sinh lại hứng thú…
1. Nội dung của giáo dục pháp luật khó hiểu, xa lạ, trừu tượng với HS
24
1. Nội dung của giáo dục pháp luật dễ hiểu, sát với cuộc sống của HS
62
2. Hình thức, phương pháp dạy học pháp luật không lôi cuốn, hấp dẫn
26
2. Hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật của GV lôi cuốn, hấp dẫn
38
3. Phương tiện dạy học pháp luật thiếu thốn, đơn điệu;
44
3. Phương tiện dạy học pháp luật đầy đủ, thích hợp;
18
4. Các lí do khác……..
2
4. Các lí do khác……..
6
Khá nhiều HS không hứng thú là do: phương tiện dạy học pháp luật thiếu thốn, đơn điệu ( 44 %).
Một số em khác (62%) cho rằng: Lí do HS hứng thú đối với môn Giáo dục công dân lại xuất phát từ ”nội dung của giáo dục pháp luật dễ hiểu, sát với cuộc sống của học sinh”; một số khác (38 %) cho rằng: Lí do các bạn hứng thú đối với giáo dục pháp luật là do: hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật của giáo viên lôi cuốn, hấp dẫn học sinh ..…
Về số lần vi phạm các quy định pháp luật trong phạm vi nhà trường và ngoài xã hội để các em học sinh tự lựa chọn:
Bảng 9
Số
TT
Tên những sai phạm ;
Đã vi phạm
Chưa
mắc
Một vài lần
Nhiều lần
1
Tụ tập xem và cổ vũ cho những người đua xe
84
2
Tàng trữ chất gây cháy để nghịch ngợm
4
80
3
Vượt đèn đỏ vì đang vội đến lớp
34
54
4
Quay cóp trong giờ kiểm tra
74
14
14
5
Thử hút thuốc lá, bắt chước các anh chị lớn tuổi
22
8
60
6
Thử uống rượu, bia.
40
10
44
7
Tàng trữ vũ khí (Côn, dao nhọn..)để tự vệ, hoặc chỉ để chơi cho oai ;
10
74
8
Sử dụng thử ma tuý 1 hoặc 2 lần ;
8
72
9
Nói chuyện riêng trong giờ học ở lớp
72
8
16
10
Sử dụng băng, đĩa hình khiêu dâm, có thể vì tò mò hoặc do bạn bè xui khiến;
14
2
72
11
Đánh nhau vì bênh vực bạn mình
16
46
12
Che dấu hành vi ăn cắp vặt của bạn mình
10
2
68
13
Đi chơi với “Nhóm bạn“, trong khi mình chưa học bài và làm bài tập;
30
2
48
14
Những vi phạm khác …
Một số HS vi phạm pháp luật như: Tàng trữ chất gây cháy để nghịch ngợm; Tàng trữ vũ khí (Côn, dao nhọn..)để tự vệ, hoặc chỉ để chơi cho oai (10 %); Sử dụng thử ma tuý một vài lần (8 %); Che dấu hành vi ăn cắp vặt của bạn mình (10 %).
Hầu hết các em cho rằng: công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường đã góp phần làm giảm bớt các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật (82 %); Chỉ có 18 % số em ghi nhận là “ít giảm”
Mức độ hiểu biết của học sinh trong trường về những kiến thức về pháp luật, thì phần lớn các em tự nhận là chỉ hiểu pháp luật một cách chung chung: 84%; Số HS nhận là “Rất hiểu biết”chỉ chiếm 12%.
Các hình thức tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật mà Nhà trường, Công đoàn, Đoàn TNCSHCM..... đã thực hiện:
Bảng 10
Các hình thức tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường;
Đã làm
Chưa làm
1
Tổ chức học tập pháp luật 1 cách tập trung ;
40
58
2
Các hình thức “ Thi tìm hiểu pháp luật «
60
34
3
Lồng ghép các nội dung tìm hiểu PL vào các phong trào thi đua của trường ;
66
20
4
Các hình thức khác…………………
18
14
Việc chấp hành các quy định cấm đoán đối với học sinh: Bảng 11
SốTT
Việc chấp hành các quy định pháp luật cấm đoán đối với học sinh ở trường bạn.
Vi phạm các quy định pháp luật
Không
vi phạm
Mức độ nặng
Mức trung bình
Mức độ
thấp
1
Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường ;
8
4
14
64
2
Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của các bạn;
2
22
48
22
3
Gian lận trong kiểm tra, thi cử;
18
41
24
14
4
Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong, ngoài nhà trường
14
6
44
34
5
Đánh bạc, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng ma tuý, vũ khí, chất nổ, các loại chất độc hại;
8
2
6
72
6
Hút thuốc, uống rượu, bia.
10
10
30
34
2.3.2. Một số đề xuất của các em học sinh về công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường .
- Nên tổ chức học tập bằng những hình thức hoạt động ngoại khoá, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu trong phạm vi một trường hoặc thi từng cụm trường về các quy định trong các văn bản pháp luật.
- Mở rộng giao lưu với các trường bạn để học hỏi kinh nghiệm học tập và rèn luyện nhằm thực hiện một cách triệt để về các quy định trong các văn bản pháp luật kể trên.....
2.4. Đặc điểm ý thức pháp luật của học sinh THPT .
1. Năng lực nhận thức pháp luật bị hạn chế, thiếu linh hoạt trong việc vận dụng pháp luật vào thực tế cuộc sống.
2. Hiểu biết pháp luật một cách chung chung, thiếu chính xác.
3. Chưa đánh giá hết tính chất nguy hiểm khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
4. Chưa có ý thức đối chiếu, so sánh giữa hành vi của mình với các quy phạm pháp luật;
5. Sai lầm trong nhận thức về trách nhiệm và quan hệ của mỗi thành viên đối với bạn bè; Tôn thờ thần tượng “theo ý tưởng của mình.
6. Ý thức pháp luật của tuổi học sinh chịu sự tác động trực tiếp, thường xuyên về ý thức pháp luật của các thành viên trong gia đình.
7. Chưa định hướng đúng đắn về lối sống và nghề nghiệp.
8. Tính tập thể bi các em hiểu sai lệch.
2.5. Đánh giá chung về việc thực hiện công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường trung học phổ thông.
2.4.1. Các biện pháp của Hiệu trưởng đã thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật trong một số trường trung học phổ thông.
2.4.2. Đánh giá về việc thực hiện công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường trung học phổ thông.
* Những kết quả bước đầu:
* Những vấn đề còn hạn chế.
2. 4.3. Nguyên nhân của thực trạng.
a. Nguyên nhân của những mặt đã làm được:
b. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.
Chương III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
I. Nhiệm vụ, nguyên tắc, hình thức của giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông.
1. Nhiệm vụ giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông.
1.1. Trang bị một cách có hệ thống những kiến thức cần thiết về Nhà nước và pháp luật.
1.2. Trực tiếp góp phần hình thành và phát triển thói quen tuân thủ pháp luật.
1.3. Xây dựng thái độ tôn trọng đối với Nhà nước, pháp luật và các quy phạm xã hội khác.
1.4. Giáo dục tính tích cực của công dân và ý thức đấu tranh chống những biểu hiện vi phạm pháp luật .
2. Nguyên tắc của giáo dục pháp luật.
2.1. Bảo đảm tính giai cấp trong giáo dục pháp luật .
2.2. Nguyên tắc dân chủ, phát huy vai trò của chủ thể giáo dục.
2.3. Nguyên tắc khoa học.
3. Hình thức của giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông.
3.1. Hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật .
3.2. Kết hợp chặt chẽ giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức.
3.3. Giáo dục pháp luật phải kết hợp với các việc đáp ứng yêu cầu về giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn dân cư.
3.4. Giáo dục cá biệt.
II. Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong các trường trung học phổ thông.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, nhân viên trong nhà trường trong công tác giáo dục pháp luật .
Trách nhiệm của mọi giáo viên là phải đưa nội dung giáo dục pháp luật lồng ghép trong các bài giảng của mình
Phải tạo được sự nhất trí cao và phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức trong trường đối với công tác giáo dục pháp luật cho học sinh.
Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đặc biệt là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật .
* Đổi mới công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên: Thựchiện công tác tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp từ nhiều Trường đại học ở nhiều địa phương khác nhau.
* Các trường cần thực hiện nghiêm túc việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, giáo viên theo Pháp luật.
Biện pháp 3: Sử dụng nhiều biện pháp, hình thức thích hợp để các em không chỉ là đối tượng giáo dục mà còn phải là lực lượng tham gia vào công tác giáo dục giáo dục pháp luật một cách tự giác.
Nhà trường tạo điều kiện để các em tham gia vào các hoạt động bảo vệ pháp luật ở địa phương. Lúc đó, các em không chỉ là đối tượng được giáo dục, mà còn là chủ thể để giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Biện pháp 4: Cán bộ quản lý các trường gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật, tự nghiên cứu các văn bản quản lý giáo dục và đào tạo, tổ chức chỉ đạo công tác lưu trữ, công tác hệ thống hoá các văn bản quản lý;
4.1. Cán bộ quản lý nhà trường gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật, thường xuyên tự nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản quản lý nhà trường
4.2. Tổ chức chỉ đạo công tác hệ thống hoá, công tác lưu trữ các văn bản quản lý nhà nước về giáo dục, loại bỏ những văn bản đã hết hiệu lực pháp luật.
Biện pháp 5: Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản pháp luật về giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Giáo dục công dân .
5.1. Nâng cao chất lượng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;
5.2. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả công tác, ý thức chấp hành pháp luật của từng bộ phận, từng cá nhân ;
5.3. Nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Giáo dục công dân .
Biện pháp 6. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Chi bộ Đảng đối với nhà trường trong công tác giáo dục pháp luật.
Biện pháp 7. Cán bộ quản lý nhà trường tổ chức tốt việc xây dựng và thực hiện các văn bản nội bộ (nội quy, quy định, thể lệ) của nhà trường).
Biện pháp 8. Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà trường của Hiệu trưởng, kết hợp chặt chẽ việc phát huy quyền tự chủ với thực hiện dân chủ nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu lực thực hiện các văn bản pháp luật về giáo dục và đào tạo.
Biện pháp 9: Phối hợp các hoạt động của chính quyền với các tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật, nâng cao hiệu lực thực hiện các văn bản pháp luật.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Những kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự hiểu biết về pháp luật của một số thanh thiếu niên nước ta còn rất hạn chế. Họ còn chưa nhận thức đầy đủ những kiến thức cơ bản về pháp luật. Điều đó đã khiến cho một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên không tự giác chấp hành pháp luật. Việc giáo dục pháp luật cho học sinh THPT cần phát huy được sức mạnh tổng hợp của xã hội, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng và gia đình cho công tác quan trọng này. Đó là phương pháp xã hội hoá công tác giáo dục pháp luật trong trường THPT.
2. Khuyến nghị:
- Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đối với Học viện Quản lý giáo dục
- Đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ
- Đối với Hội đồng phối hợp công tác giáo dục pháp luật .
- Đối với Sở Tư pháp
- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Đối với Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_tom_ta_t_06_8185.doc