Với những giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đã nêu thì về phía Công ty cũng phải có sự hoàn thiện về tổ chức và con người để tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp trên.
Đối với công tác tổ chức bộ máy quản lý cần có các thay đổi thích hợp đồng bộ với các chính sách và phù hợp với các định hướng, mục tiêu chung của Công ty đề ra .Luôn tìm cách giảm các chi phí thuộc về hệ thống quản lý bằng cách xây dựng cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, đúng chức năng,phân định trách nhiệm chuyên môn rõ ràng.
Đối với công tác đãi ngộ nhân viên, có thể nói quản trị suy cho cùng là quản trị con người, mọi người đều có các nhu cầu riêng của họ vì vậy họ đến làm việc trong Công ty để nhằm có thể đáp ứng nhu cầu đó của bản thân, khi mọi người cố gắng thực hiện mục tiêu chung của Công ty cũng chính là khi họ thực hiện mục tiêu của bản thân họ nhờ sức mạnh đoàn kết của tất cả mọi người trong Công ty. Để kích thích nhiều người lao động thì bản thân Công ty cũng phải có các chính sách đãi ngộ thích đáng, cho dù thế nào cũng phải đảm bảo được quyền lợi cho người lao động, tạo cho họ một sự yên tâm, thoải mái và lạc quan, hăng say lao động. Chỉ khi nào tâm trạng con người thoải mái lạc quan thì khi đó năng suất lao động mới cao, chất lượng sản phẩm cũng vì thế mà tốt hơn lên.
Về chiến lược lâu dài, cần chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo lao động. Trong thời gian tới dự báo tình hình kinh tế đât nước sẽ có nhiều thay đổi, khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng thay thế rất nhiều cho lao động thủ công của con người. Để theo kịp những tiến bộ này cần thiết phải có đội ngũ những người lao động lành nghề, vấn đề này trong những năm gần đây cũng đã được đưa ra bàn nhiều, đó còn là những đòi hỏi to lớn cấp bách của Công ty.
75 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh. Số lượng các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ Công ty càng bị chiếm dụng vốn rất nhiều, đây là một biểu hiện không tốt. Song cũng không thể đánh giá về loại vốn này một cách phiến diện như thế, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế thị trường sôi động và cạnh tranh diễn ra gay gắt, những khách hàng đương nhiên là thượng đế đối với các nhà cung cấp trên thị trường. Quả thực các khoản phải thu tựa hồ như "con dao hai lưỡi", tăng khoản phải thu có nghĩa là Công ty đã nới lỏng chính sách thanh toán với khách hàng, đây là một trong các chiến lược cạnh tranh của các Công ty hiện nay nhằm thu hút khách hàng, đây rmạnh tiêu thụ sản phẩm. Song mặt trái của vấn đề là khi thu hút được nhiều khách hàng cũng là khi lượng vốn lưu động của doanh nghiệp bị chiếm dụng rất lớn, phần lợi nhuận doanh thu ngay lúc ấy có thể coi là " ảo". Như vậy điều quan trọng là ở khâu quản lý các khoản phải thu sao cho ở mức độ hợp lý, độ tin cậy cao ở khách hàng tránh đến mức tối đa rủi ro có thể xảy ra các khoản phải thu khó đòi. Trong năm 2006, khoản phải thu ở Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội là 4.356.987 nghìn đồng chiếm 30,6% trong tổng vốn lưu động tại của Công ty, đây là một con số rất lớn. Sang năm 2007, lượng vốn này tăng lên 4.556.250 nghìn đồng tương ứng với tốc độ tăng là 104,6% chiếm 26,9% so với tổng vốn lưu động. Trong điều kiện hiện nay, sự gia tăng các khoản này không đáng lo ngại đối với doanh nghiệp, song điều quan trọng là công tác quản lý các khoản phải thu của Công ty giấy biểu hiện là có hiệu quả. Cụ thể trong 2 năm qua chưa có khoản phải thu nào bị đưa vào khoản phải thu khó đòi. Tỷ trọng các khoản phải thu tại Công ty năm 2007 giảm so với năm 2006, (năm 2006 chiếm 30,6% trong tổng số tài sản lưu động, năm 2007 chỉ chiếm 26,9%) đây là biểu hiện tốt, Công ty cần phát huy hơn nữa công tác quản lý các khoản phải thu cũng như việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công tác quản lý vốn lưu động.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội có một lượng hàng tồn kho khá lớn, năm 2006 lượng hàng tồn kho của Công ty là 5.987.555 nghìn đồng tương đương với 42% trong tổng vốn lưu động của Công ty. Sang năm 2007 lượng hàng tồn kho này còn tăng lên 7.173.613 nghìn đồng tương đương với 42,5% trong tổng vốn lưu động của Công ty. Như vậy, trong vòng một năm hàng tồn kho của Công ty tăng cả về lượng lẫn tỷ trọng. Từ năm 2006 đến năm 2007 lượng hàng tồn kho của Công ty tăng thêm 1.186.058 nghìn đồng tương đương với tốc độ tăng là 19.8%/năm. Tỷ trọng của hàng tồn kho cũng tăng từ 42% lên 42.5%. Điều đó chứng tỏ công tác tiêu thụ của công ty trong năm 2007 là không được tốt, dẫn đến lượng hàng hóa ứ đọng trong kho nhiều, làm giảm số vòng quay của vốn lưu động. Đây là một tình trạng không tốt, Công ty cần có các biện pháp khắc phục nhằm là giảm lượng hàng tồn kho, đẩy nhanh tốt độ chu chuyển vốn lưu động.
Đối với tài sản lưu động khác, đó là các khoản ký quỹ, ký cược, các khoản thế chấp, các khoản tạm ứng… Đây là các khoản không thuộc các loại vốn trên nhưng đối với Công ty nó chiếm tỷ trọng khá lớn. Cụ thể, tài sản lưu động khác của Công ty năm 2006 là 3.457.653 nghìn đồng, chiếm 24,2% trong tổng vốn lưu động. Sang năm 2007, lượng tài sản lưu động tăng lên 4.634.764 nghìn đồng tương đương với 27,5% tổng vốn lưu động của Công ty. Như vậy từ năm 2006 đến năm 2007, tài sản lưu động khác của Công ty tăng cả về lượng lẫn tỷ trọng. Tuy nhiên sự tăng giảm vốn lưu động này không thể lấy làm căn cứ để đánh giá biểu hiện tốt hay không tốt đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Tóm lại cơ cấu vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội là một cơ cấu khá hợp lý, đây là thành tích trong công tác tổ chức và xây dựng cơ cấu vốn lưu động nói riêng, vốn sản xuất kinh doanh nói chung của các nhà quản trị tài chính. Vấn đề đặt ra đối với công tác này còn là cần thiết phải nâng cao tỷ trọng vốn bằng tiền, đẩy nhanh tốc độ tăng loại vốn này. Như thế sẽ giúp cho Công ty dành được thế tự chủ tài chính, đồng thời có điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán các khoản nợ, các khoản vay, các khoản phải trả trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó phải phát huy hơn nữa sự hợp lý trong công tác phân bổ cơ cấu vốn lưu động giữa các loại hàng tồn kho và các khoản phải thu để có thể đưa ra đợc những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.
2.2.1.2 Tình hình tổ chức, quản lý vốn cố định của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội:
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Để thuận lợi cho công tác quản lý vốn cố định tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội cơ cấu loại vốn này được xây dựng dựa theo hình thái biểu hiện như sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản cố định tại Công Ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội
( Đơn vị: nghìn đồng)
Các loại TSCĐ
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 07/06
Lượng
T.trọng
Lượng
T.trọng
Tỷ lệ %
1. TSCĐ HH
2. TSCĐ VH
3. TSCĐ thuê TC
18.943.573
-
3.713.661
83,6
-
16,4
19.376.949
-
3.674.334
84,1
-
15,9
102,3
-
98,94
Tổng TSCĐ
22.657.234
100
23.051.283
100
101,7
(Nguồn: Phòng Tài chính_Tổng hợp- 2006; 2007)
Vì vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định nên ta có thể đánh giá công tác tổ chức vốn cố định thông qua việc xây dựng cơ cấu tài sản cố định trong năm 2006 và 2007 như sau: Nhìn chung cơ cấu tài sản cố định của Công ty có một số thay đổi, tổng tài sản cố định tăng từ 22.657.234 nghìn đồng (năm 2006) lên 23.051.283 nghìn đồng (năm 2007), với tỷ lệ tăng là 1,7%/năm. Sự thay đổi này thể hiện cụ thể: Trong năm 2006 tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng 83,6% trong tổng số tài sản cố định của đơn vị, tài sản cố định thuê tài chính chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ là 16,4%, không có tài sản cố định vô hình. Cho đến năm 2007 tài sản cố định vô hình của Công ty đã được khấu hao hết mà chưa trang bị mới. Đối với tài sản cố định hữu hình, năm 2006 tổng tài sản cố định hữu hình là 18.943.573 nghìn đồng tương đương với 83,6%, nhưng đến năm 2007 tổng tài sản cố định hữu hình tăng lên 19.376.949 nghìn đồng tương đương với 84,1%. Thông thường ở các công ty, tài sản cố định hữu hình giảm một phần do khấu hao, những trong năm qua công ty liên tục cho sửa chữa, xây dựng lại hệ thống nhà xưởng, văn phòng làm cho tài sản cố định hữu hình của Công ty tăng, cụ thể là tăng thêm 433.376 nghìn đồng, tức là tăng 2,3%.
Đối với tài sản cố định thuê tài chính, năm 2006 lượng tài sản này là 3.713.661 nghìn đồng, đến năm 2007 lượng tài sản này giảm xuống còn 3.674.334 nghìn đồng. Tuy lượng tài sản cố định thuê tài chính chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong số tài sản lưu động xong nó cũng biểu hiện phần nào những tích cực trong hoạt động tổ chức trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị thành viên trong Công ty.
2.2.2 Tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty:
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh được xem xét và đánh giá một cách tổng quát thông qua một số chỉ tiêu sau:
Bảng 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn SXKD tại Công Ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội
( Đơn vị: nghìn đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 07/06
( +/- )
Tỷ lệ %
1.Tổng DT
2.DT thuần
3.LN thuần
4.Vốn SXKD
5.Hệ số hiệu quả SD vốn(2/4)
6.HS sinh lời tổng vốn (3/4)
71.458.323
20.814.754
2.317.780
19.806.470
1,05
0,12
81.674.872
22.939.416
2.800.334
21.541.035
1,07
0,13
10.216.549
2.124.659
482.554
1.734.565
0,02
0,06
114,3
110,2
120,8
108,8
102
108,3
(Nguồn: Phòng Tài chính_ Tổng hợp- 2006; 2007)
Nhìn chung số liệu trong bảng trên là những biểu hiện có hiệu quả trong công tác sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở chỗ doanh nghiệp thu cũng như lợi nhuận thu được trên một đồng vốn sản xuất kinh doanh bỏ ra trong năm 2007 cao hơn trong năm 2006 song những con số này không thể cho ta hiểu được thành tích của đơn vị, không biết phát huy những gì và hạn chế những gì để sự gia tăng này còn tiếp tục và cao hơn nữa. Muốn làm được vậy, ta xem xét đến hiệu quả sử dụng của từng loại vốn.
2.2.2.1 Tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội:
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu là căn cứ đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là hiệu quả hay thông qua việc theo dõi, xem xét tình hình sử dụng vốn lưu động. Song yêu cầu đặt ra cho nhà quản trị không đơn thuần là đánh giá xem việc sử dụng vốn lưu động ở đơn vị mình có hiệu quả hay không. Xem xét vấn đề đó là một khó khăn mà để đưa ra những biện pháp khắc phục hay phát huy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho năm sau mới là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị. Tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội cũng đã phần nào xác định được trọng tâm của công tác quản trị vốn lưu động khi thực hiện công tác quyết toán tài chính cũng xem xét đến vấn đề sử dụng vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Theo một số chỉ tiêu đánh giá được nêu trên, hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty trong 2 năm 2006, 2007 được xem xét thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội
(Đơn vị : nghìn đồng)
Các chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 07/06
+/-
Tỷ lệ %
1. Tổng DT
2. DT thuần
3. LN thuần
4. VLĐ bình quân
5. HTK
6. HS sinh lời tổng vốn (3/4)
7. Số vòng chu chuyển VLĐ (1/4)
8. Kỳ luân chuyển VLĐ (360/7)
71.458.323
20.814.754
2.317.780
6.140.006
5.987.555
0,38
11,6
31
81.674.872
22.939.416
2.800.334
6.677.900
7.173.613
0,42
12,2
29
+10.216.549
+2.124.662
+482.554
+537.849
+1.186.058
+0,04
+0,6
-2
114,3
110,2
120,8
108,8
119,8
110,5
105,2
93,5
(Nguồn: Phòng Tài chính_Tổng Hợp- 2006;2007)
Thông qua bảng số liệu này ta thấy, tổng doanh thu hay doanh thu thuần trong năm 2007 đều tăng so với năm 2006. Điều đó làm cho lợi nhuận tăng lên 482.554 nghìn đồng tương đương với tốc độ tăng 120,8%. Vốn lưu động bình quân và hàng tồn kho năm 2007 cũng tăng. Việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động là xem xét vốn lưu động trong mối tương quan với doanh thu, doanh thu thuần hay lợi nhuận đạt được. Sở dĩ như vậy bởi doanh thu hay lợi nhuận đều là mục đích của việc sử dụng vốn lưu động và là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Sử dụng có hiệu quả cũng đồng nghĩa với việc có đạt được mục đích của công tác sử dụng vốn lưu động hay không. Để trả lời câu hỏi này, ta xem xét cụ thể các chỉ tiêu trong bảng số liệu trên về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Thể hiện trong bảng số liệu trên chỉ tiêu hệ số sinh lời vốn lưu động trong năm 2007 cũng cao hơn so với năm 2006 là 0,04 nghìn đồng. Nghĩa là lợi nhuận sinh ra từ 1 nghìn đồng vốn lưu động trong kinh doanh của Công ty năm 2007 tăng thêm 0,04 nghìn đồng so với năm 2006. Đến đây ta có thể khẳng định được rằng tình hình sử dụng vốn trong hai năm qua là có hiệu quả và hiệu quả ngày càng cao. Sự tăng số lợi nhuận thuần trên 1 nghìn đồng vốn lưu động là do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thành công của công tác quản trị vốn lưu động. Điều này chỉ có thể xảy ra khi lợi nhuận thuần tăng lên, vốn lưu động bình quân giảm hoặc cả hai cùng tăng nhưng tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân chậm hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận thuần. Tình hình thực tế của Công ty cho thấy hệ số sinh lời vốn lưu động năm 2007 cao hơn so với năm 2006 là do cả hai yếu tố lợi nhuận thuần và vốn lưu động bình quân tăng, nhưng tốc độ tăng lợi nhuận thuần cao hơn so với tốc độ tăng vốn lưu động bình quân. (Tốc độ tăng lợi nhuận thuần là 120,8%, của vốn lưu động bình quân là 108,8%). Đây là biểu hiện tích cực bởi nếu hệ số sinh lợi vốn lưu động tăng trong trường hợp kia, nghĩa là lợi nhuận thuần tăng, vốn lưu động bình quân giảm thì lại thể hiện quy mô vốn lưu động của đơn vị bị thu hẹp, sự phát triển không có khả quan dù cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động có thể đánh giá là cao.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu số vòng chu chuyển vốn lưu động hay còn gọi là tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Việc sử dụng vốn tiết kiệm, hợp lý hay không là ở chỉ tiêu này. Ta đã biết, vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hay tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn, đây là biểu hiện tốt và ngược lại. Sở dĩ như vậy là bởi, sau mỗi vòng chu chuyển là sau một lần vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đem lại doanh thu. Sau mỗi chu kỳ này, doanh nghiệp sẽ thu được một khoản lợi nhuận nhất định trong cùng một thời kỳ thường là 1 năm, nếu càng có nhiều lần thu lợi nhuận thì tổng số lợi nhuận trong một năm của doanh nghiệp càng nhiều. Do vậy, trong công tác quản trị vốn lưu động, những người làm công tác quản trị cũng ra sức đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động nhằm quay nhanh vòng vốn, tạo cơ hội thu lợi nhuận cho đơn vị này. Thể hiện điều này trên bảng số liệu ta thấy tốc độ chu chuyển vốn lưu động bình quân trong năm 2006 là 11,6 vòng nhưng đến năm 2007 thì con số này đã tăng lên 12,2 vòng. Đây là biểu hiện tốt cho công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội.
Tóm lại, đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động thông qua một số chỉ tiêu trên tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội ta thấy: vòng quay vốn lưu động tăng lên thì lợi nhuận của đơn vị còn tăng hơn nữa. Với kết quả này có thể nói Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội đang trên con đường phát triển cả về quy mô cũng như chất lượng công tác sản xuất kinh doanh nói chung, công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động nói riêng. Thành tích này là đáng ghi nhận, song điều quan trọng hơn là phải phát huy hơn nữa đặc biệt là đẩy nhanh vòng quay vốn góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
2.2.2.2 Tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội :
Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty giấy Việt Nam trong hai năm 2006, 2007 được đánh giá như sau:
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng vốn cố định tại Công Ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội .
(Đơn vị: nghìn đồng)
Các chỉ tiêu
Năm 2006
Năm2007
So sánh 07/06
+/-
Tỷ lệ %
1. Tổng DT
2. DT thuần
3. LN thuần
4. VCĐ bình quân
5. Hiệu suất SD VCĐ(2/4)
6. HS sinh lời VCĐ (3/4)
71.458.323
20.814.754
2.317.780
13.666.734
1,52
0,17
81.674.872
22.939.416
2.800.334
14.863.712
1,54
`0,19
+10.216.549
+2.124.662
+482.554
+1.169.978
0,02
0,02
114,3
110,2
120,8
108,8
101,3
111,8
(Nguồn: Phòng Tài chính_ Tổng hợp- 2006; 2007)
Thông qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội là tốt. Khi vốn cố định bình quân tăng với tốc độ là 108,8% thì doanh thu và lợi nhuận tăng với tốc độ cao hơn (110,2% và 120,8%). Điều này sẽ đem lại phần lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp khi sử dụng vốn cố định. Cụ thể:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định trong năm 2007 tăng so với năm 2006, tốc độ tăng là 101,3% tương đương với số tuyệt đối là 0,02 nghìn đồng. Điều này có nghĩa là trong năm 2007, 1 nghìn đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ đem lại 1,54 nghìn đồng doanh thu, lớn hơn so với năm 2006 là 1,52 nghìn đồng. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do năm qua doanh nghiệp đã nâng cao được doanh thu tiêu thụ sản phẩm, là thành tích của công tác bán hàng, công tác thanh toán... Đó còn là do công tác phát huy công suất tối đa của máy móc thiết bị, vận dụng triệt để công dụng cũng như công nghệ tối tân nhất của máy móc thiết bị để hiệu quả làm việc của máy móc thiết bị là cao nhất.
Cùng với việc không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, Công ty rất chú trọng đến việc tìm hiểu công nghệ và thiết bị mới, tiên tiến hiện đại nhằm đáp ứng với nhu cầu thị trường, giữ vững và phát huy hơn nữa ưu thế trong cạnh tranh ở lĩnh vực hiệu quả sử dụng vốn cố định. Con số sát thực nhất để làm chuẩn cho vấn đề này là hệ số sinh lời vốn cố định. Mục đích cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động chi đầu tư và mua sắm máy móc thiết bị là làm sao có thể đem về cho doanh nghiệp lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao. Doanh thu cao chưa hẳn đó là một biểu hiện tốt mà lợi nhuận cao thì ở trong hoàn cảnh nào nó cũng là những thành công của đơn vị, là thành quả cuối cùng của một quá trình lâu dài. Ở đây, lợi nhuận thu được trên 1 nghìn đồng vốn cố định bỏ ra trong năm 2007 có biểu hiện tăng lên so với năm 2006 với tốc độ tăng 111,8% tương đương với số tuyệt đối là 0,02 nghìn đồng. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng lên là kết quả của rất nhiều sự tác động từ nhiều phía cán bộ cũng như công nhân viên. Nó cũng là một phần kết quả của cơ chế thị trường cạnh canh gay gắt, là bàn đạp trong việc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận cho đơn vị. Đó cũng là thành công của công tác quản trị vốn trong việc kịp thời thanh lý, nhượng bán những tài sản cố định không cần dùng hay kỹ thuật lạc hậu để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới cho một dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm tối đa hoá công suất làm việc của máy móc thiết bị.
Tóm lại, công tác quản trị vốn tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội trong hai năm gần đây là có hiệu quả. Hiệu quả đạt được không phải là thành tích của riêng ai trong toàn Công ty và cần thiết phải phát huy hơn nữa.
2.2.3 Những tồn tại và thành tích của Công ty trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh:
2.2.3.1 Thành tích:
Trong một năm qua Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội đã đạt được một số thành tích trong công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Trước tiên, nhờ vào sự tổ chức và quản lý tốt nên trong năm qua vốn lưu động của Công ty tăng đáng kể, sự gia tăng này thể hiện những bước phát triển lớn mạnh về quy mô kinh doanh mà biểu hiện của nó là quy mô vốn lưu động được mở rộng sau một năm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Thứ hai đó là các khoản phải thu của Công ty được đánh giá là không đáng lo ngại, không có các khoản phải thu khó đòi. Đồng thời sang năm 2007 tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng vốn lưu động có xu hướng giảm xuống từ 30,6% còn 26,9%. Đây là một điều đáng mừng, chứng tỏ cơ chế quản lý vốn kinh doanh của Công ty đang phát huy tác dụng.
Trong năm qua, hoạt động kinh doanh của Công ty đã đạt được những kết quả đáng tốt, nhờ đó Công ty có điều kiện mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị máy móc, nhà xưởng, văn phòng làm tăng giá trị của tài sản cố định, đặt biệt là tài sản cố định hữu hình.
Với một số thành tích này cũng đã chứng tỏ hoạt động quản lý sử dụng vốn kinh doanh của công ty đang phát triển vượt bậc góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.
2.2.3.2 Những tồn tại:
Mặc dù đã đạt được những thành tích đáng kể trong công tác quản lý vốn nhưng bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề tồn tại đang quan tâm. Trước tiên đó là việc ứ đọng vốn bằng tiền của Công ty. Trong năm 2006, vốn bằng tiền của Công ty là 456.987 nghìn đồng chiếm 3,2% trong tổng vốn lưu động. Sang năm 2007, mặc dù tỷ trọng vốn bằng tiền đã giảm xuồng còn 3,1% trong tổng vốn lưu động nhưng về lượng thì lại tăng lên 525.535 nghìn đồng. Điều đó làm giảm hiều quả trong công tác sử dụng vốn lưu động của Công ty.
Thứ hai đó là lượng hàng tồn kho của Công ty là khá lớn và có xu hướng tăng trong năm 2007, không chỉ tăng về lượng mà tăng cả về tỷ trọng từ 42% lên 42,5% tương đương với mức tăng thêm là 1.186.058 nghìn đồng. Đây là một vấn đề đáng lo ngại đối với Công ty vì lượng hàng tồn kho càng lớn thì chứng tỏ trong hoạt động kinh doanh của Công ty không hiệu quả, Công ty không đẩy được hàng ra thị trường mà bị ứ đọng trong kho, làm tăng số vòng quay của vốn lưu động, giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ ba đó là: mặc dù các khoản phải thu được đánh giá là không đáng lo ngại đối với Công ty nhưng nó vẫn còn khá cao, chiếm 22,8% trong tổng vốn lưu động của Công ty. Chứng tỏ hoạt động thu hồi nợ của Công ty còn kém hiệu quả dẫn đến tình trạng vốn lưu động bị chiếm dụng lớn.
2.2.3.3 Nguyên nhân:
Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong hoạt động tổ chức và quản lý vốn kinh doanh thì vẫn còn một số những tồn tại đáng lưu ý, nguyên nhân là do:
Thứ nhất là đội ngũ nhân viên hoạt động kém hiệu quả trong công tác thu hồi nợ làm tăng các khoản phải thu của Công ty. Đồng thời đội ngũ bán hàng làm việc chưa tốt dẫn đến việc hàng hóa của Công ty không đây ra thị trường được, làm tăng lượng hàng tồn kho của Công ty.
Thứ hai đó là hệ thống quản lý, chính sách của Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động dẫn đến tình trạng người lao động chưa thực sự cố gắng hoàn thành công việc. Đồng thời đội ngũ cán bộ của Công ty chưa sát sao trong công tác quản lý, đôn đốc, hướng dẫn người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Một nguyên nhân nữa từ môi trường kinh doanh đó là: Việt Nam đã ra nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, vì vậy làm giảm sự bảo hộ của Nhà nước với các doanh nghiệp của chúng ta. Đồng thời, sự mở của này làm tăng các đối thủ cạnh tranh của Công ty trên thị trường, làm hoạt động kinh doanh của Công ty gặp không ít khó khăn.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI.
3.1. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI:
Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động từ đầu năm 2005 nhưng đến nay công ty đã có rất nhiều thay đổi tích cực, điều đó thể hiện ở các chính sách đối với các hoạt động kinh doanh của công ty sao cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường, nhất là khi Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO). Nhờ có những sự thay đổi đó mà kết quả hoạt động kinh doanh của công ty luôn vượt mức kế hoạch đặt ra một cách suất sắt. Nhìn lại chặng đường đã qua và hướng tới tương lai, Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội sẽ có những thuận lợi và khó khăn sau đây.
3.1.1 Thuận lợi:
Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội tiền thân là Công ty Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội trực thuộc Nhà Nước, nhưng sau đó được chuyển thành công ty cổ phần theo chính sách của nhà nước. Vì vậy công ty được kế thừa lại hệ thống cơ sở hạ tầng với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều đó tao lợi thế không nhỏ cho các hoạt động của công ty, giúp giảm được chi phí đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu cho công ty. So sánh với các công ty khác, Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội còn có khả năng về vốn. Đối với hoạt động kinh doanh lữ hành, khả năng về vốn giúp công ty có thể trang bị được những phương tiện hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động lữ hạnh. Còn đối với các hoạt động kinh doanh thương mại, khả năng về vốn giúp công ty đảm bảo đầy đủ các yếu tố đầu vào tạo điều kiện cho hoạt động đầu ra được tiến hành thuận lợi.
Ngoài ra công ty còn có đội ngũ cán bộ công nhân viên hùng mạnh, bao gồm các thế hệ từ thế hệ trẻ đến các thế hệ đã từng làm việc qua hai thời kỳ là thời kỳ kế hoạch hóa tập trung và thời kỳ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Thế hệ trẻ sẽ tạo ra sự năng động, sáng tạo cho mọi hoạt động của công ty, phù hợp với su thế chuyển động chunh của nền kinh tế. Trong khi đó thế hệ đi trước với những kinh nghiệm quý báu sẽ là hạt nhân của công ty, chèo lái con thuyền công ty vượt qua sóng gió, đồng thời đội ngũ này sẽ dẫn dắt lớp trẻ tiếp tục giữ vững vị thế của công ty trên thị trường du lịch Việt Nam.
Một yếu tố nữa mà không thể không nói đến đó là sự chỉ đạo điều hành rất hiệu quả của các cán bộ lãnh đạo và Hội đồng quản trị Công ty, tạo ra những tiền đề cần thiết cho công ty từng bước vươn lên làm ăn có hiệu quả và phát huy vai trò chủ động sáng tạo của từng thành viên trong công ty. Một thuận lợi nữa đối với công ty đó là chính sách của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lữ hành. Đặt biệt là vào những tháng đầu năm 2008, thế giới đang bầu chọn bảy kỳ quan của thế giới và vịnh Hạ Long của chúng ta đang đứng trước cơ hội rất lớn là một trong bảy kỳ quan của thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều người trên khắp thế giới biết đến vịnh Hạ Long, và nó thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Việt Nam, nó tạo thuận lợi cho công ty phát triển.
3.1.2 Khó khăn:
Bên cạnh rất nhiều những thuận lợi nhưng công ty cũng gặp vô vàn những khó khăn, có những khó khăn xuất pháp từ môi trường kinh doanh nhưng cũng có những khó khăn xuất pháp từ chính doanh nghiệp. Cụ thể là:
Khó khăn đầu tiên mà công ty gặp phải đó là đội ngũ nhân viên của công ty. Như đã đề cập ở trên khi biết kết hợp sức mạnh của họ thì sẽ là một trong những yếu tố thuận lợi, quyết định rất nhiều đến kết quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, để làm được điều này thì rất khó, không dễ gì mà có thể thay đổi được hoàn toàn thói quen lao động và tư duy của con người nhất là những người đã có thâm niên lao động nhiều năm trong thời kỳ bao cấp. Những lối mòn về tư duy sẽ cản trở rất lớn con đường phát triển của Công ty. Không những thế các nhà quản trị nói chung hay nhà quản trị vốn nói riêng chưa có nhiều điều kiện học hỏi các phương pháp quản lý của bên ngoài, hay lối suy đoán và phương án kinh doanh chưa có nhiều nét đột phá.
Công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ rất nhiều các đối thủ cạnh tranh, đó không chỉ là các công ty du lịch trong nước mà cả những công ty du lịch nước ngoài. Trong những năm trở lại đây nhu cầu đi du lịch của nhân dân ngày càng cao, điều đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, và ngày càng có nhiều các công ty du lịch mọc lên. Đồng thời, Việt Nam đã ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới, đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải mở rộng thị trường, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có cả các công ty kinh doanh lữ hành. Điều đó sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh rất quyết liệt, và nó gây rất nhiều khó khăn cho công ty trong hoạt động kinh doanh của mình.
Một vấn đề nữa gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Công ty là hệ thống pháp luật của chúng ta còn nhiều hạn chế. Từ khi ra nhập tổ chức Thương mại thế giới, mặc dù đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với những quy định của WTO nhưng hệ thống pháp luật của chúng ta vẫn còn nhiều bất cập, các thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà gây khó khăn cho công ty trong các hoạt động kinh doanh.
3.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CP DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HN:
Trong cơ chế thị trường, các thành phần không phân biệt hình thức sở hữu đều phải tự chủ trong kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Do vậy vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào để tồn tại và phát triển. Đối với các doanh nghiệp như Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội,vốn của doanh nghiệp do các cổ đông trong công ty đóng góp và có quyền tự chủ trong việc sử dụng đồng vốn đó, cho nên Công ty phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả để bảo toàn và phát triển nguồn vốn đó. Quyền tự chủ được nâng lên nhưng trách nhiệm cũng nặng nề hơn, bắt buộc Công ty phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh không đơn thuần là tăng doanh thu hay lợi nhuận trên một đồng vốn bỏ ra. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay với tình hình tài chính eo hẹp, cộng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đối với cả các công ty trong nước và ngoài nước, đòi hỏi công ty cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm, muốn vậy phải sử dụng nó đúng mục đích và có hiệu quả.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có tầm quan trọng rất lớn và toàn diện bởi khi thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là khi chúng ta tác động đến tất cả các hoạt động, các vấn đề liên quan trong doanh nghiệp. Có nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mới đẩy nhanh được tốc độ phát triển cũng như mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn là điều kiện, là công cụ để tạo ra lợi nhuận, mà lợi nhuận là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt được mục đích này càng cao thì dấu hiệu lớn mạnh của đơn vị càng nhiều và ngược lại.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn còn giúp tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều của cải cho xã hội, nâng cao mức sống của người lao động.
3.3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY CL DỊCH VỤ DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT HN:
Trong một doanh nghiệp nói chung, Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội nói riêng, bên cạnh những thành tích đạt được, trong năm qua doanh nghiệp còn bộc lộ những vấn đề còn tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như việc tổ chức sử dụng vốn kinh doanh. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp sẽ không đạt được kết quả tốt đẹp nếu vẫn tồn tại những mặt yếu kém trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của người làm công tác tài chính là phải đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục những tồn tại của doanh nghiệp mình nâng cao hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là hiệu quả sử dụng vốn.
Bằng kiến thức lý luận đã được trang bị và từ thực tế tại Công ty, theo ý nghĩ chủ quan của mình em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần đẩy mạnh việc quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội:
3.3.1 Các giải pháp liên quan đến vấn đề huy động vốn:
Huy động vốn là vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nếu không huy động được vốn thì doanh nghiệp sẽ không có vốn đề hoạt động kinh doanh. Nhưng doanh nghiệp cần huy động vốn như thế nào để đạt được hiệu quả trong kinh doanh, đó là một vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm.
Người xưa có câu “Buồn tài không bằng dài vốn”. Trường vốn sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp có thể thực hiện được các phi vụ. Vì vậy Công ty cần có các chính sách, chiến lược làm tăng vốn lưu động để chủ động hơn trong các hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như tăng nguồn vốn chủ sở hữu hoặc nguồn vốn dài hạn. Hiện nay, do đất nước mới chuyển đổi sang nền kinh tế thi trường, thị trường tiền tệ và thị trường vốn chưa phát triển, nên ngoài việc đi vay của các ngân hàng thương mại, Công ty cũng cần tìm mọi biện pháp để huy động vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau trong các đối tác quan hệ kinh doanh: từ các đơn vị nguồn hàng như mua hàng trả chậm, nhận bán hàng đại lý, ký gửi, ủy thác… Từ các khách hàng như nhận tiền đặt coc, nhận mua hộ, vay tạm… Từ người thân hoặc cán bộ công nhân viên trong công ty…
Đối với vốn cố định, việc huy động vốn cố định một cách hợp lý cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Đây là một công ty cổ phần dịch vụ du lịch nên hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh các hoạt động dịch vụ, du lịch, lữ hành, khách sạn. Vì vậy vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty, việc huy động vốn cố định một cách hợp lý sẽ góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.Do đó công ty cần có các chính sách thích hợp để huy động vốn cố định, chẳng hạn như huy động vốn cố định từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn vốn pháp định, đây là nguồn vốn do pháp luật quy định được ghi trong điều lệ của công ty; nguồn vố tự bổ xung được trích từ lợi nhuận hoặc từ các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng, mở rộng hoặc mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; nguồn vốn đi vay các nguồn vốn khác như vốn liên doanh, liên kết… Công ty cần kết hợp huy động các nguồn này một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
3.3.2 Các giải pháp liên qua đến vấn đề sử dụng vốn:
3.3.2.1 Các giải pháp liên quan đến sử dụng vốn cố định:
Xuất pháp từ đặc điểm vốn cố định của Công ty Cổ phần Dịchvụ Du lịch Đường sắt Hà Nội là: Công ty là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, lữ hành, kinh doanh khách sạn, ngoài ra cũng là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại nên vốn cố định của công ty khồn tập trung một chỗ mà phân tán ở nhiều nơi trong các doanh nghiệp thành viên. Điều đó dẫn đến việc quản lý vốn cố định của Công ty không được thực hiện một cách sát sao mà mới chỉ theo dõi được mức khấu hao chứ chưa theo dõi được về tình trạng làm việc của chúng. Do vậy trong thời gian tới Công ty phải phân công trách nhiệm cho một bộ phận có chuyên môn theo dõi toàn bộ vốn cố định của Công ty về các mặt như: ngày đưa vào sử dụng, đặc điểm công suất, chủng loại, tình trạng hoạt động, sửa chữa, bảo dưỡng.
Đối với các loại tài sản cố định cần nâng cao tính năng, công suất của máy móc thiết bị, cũng như nâng cao tính năng bền chắc, hợp lý của từng bộ phận. Hiện đại hoá máy móc thiết bị là một biện pháp quan trọng để giảm tổn thất do hao mòn vô hình gây ra, cho phép mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí thấp hơn. Song cần tính toán, cân nhắc hiệu quả kinh tế của biện pháp này. Trong một số trường hợp vì thiếu khả năng hiện đại hoá hoặc không có lợi về mặt kinh tế nên thay thế hoàn toàn bằng thiết bị mới hiện đại hơn. Việc cải tiến hiện đại hoá tài sản cố định đúng hướng sẽ tạo ra những khả năng, triển vọng lớn cho doanh nghiệp. Song cũng không loại trừ những trường hợp rủi ro thất bại vì khi đổi mới tài sản cố định không tìm hiểu kỹ các căn cứ đầu tư, không am hiểu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đặc biệt Công ty phải thực hiện đúng chế độ khấu hao theo các quy định mới nhất của Nhà nước. Đồng thời phải nghiên cứu xem các quy định của Nhà nước về các chế độ khấu hao đối với tài sản của đơn vị mình có hợp lý hay không để từ đó có các kiến nghị kịp thời. Để tính khấu hao tài sản cố định, có hai công thức tính sau:
Tỷ lệ khấu hao cơ bản
=
Nguyên giá TSCĐ
+
Chi phí thanh lý (ước)
+
Giá thị đào thải (ước)
Nguyên giá TSCĐ
x
Thời hạn sử dụng TSCĐ
Tỷ lệ khấu hao cơ bản
=
Phí tổn sửa chữa lớn (ước tính)
Nguyên giá TSCĐ
x
Thời hạn sử dụng TSCĐ
Công thức thứ nhất là tính khấu hao cơ bản của tài sản cố định nhằm tái bồi hoàn lại giá trị của tài sản cố định đã hao mòn, còn công thức thứ hai là tính khấu hao sửa chữa lớn nhằm bảo vệ, duy trì và kéo dài năng lực sử dụng bình thường của tài sản cố định trong thời gian sử dụng chúng. Dựa vào hai công thức này công ty có thể tính mức khấu hao cho tài sản cố định, từ đó đề ra các chính sách hợp lý nhằm sử dụng vốn cố định một cách cố hiệu quả nhất.
3.3.2.1 Các biện pháp liên quan đến sử dụng vốn lưu động:
Trong doanh nghiệp vấn đề tổ chức vốn lưu động có một vai trò quan trọng. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả thì càng sản xuất được nhiều sản phẩm, nghĩa là càng tổ chức được tốt quá trình mua sắm, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển để số vốn đó chuyển biến nhanh từ hình thái này sang hình thái khác thì số vòng quay vốn lưu động tăng lên, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn.
Nhìn chung trong năm qua, việc tổ chức và sử dụng vốn lưu động ở Công ty là tương đối tốt, đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Bên cạnh đó còn nổi lên một số vấn đề cần giải quyết.
Hiện nay tại Công ty, con số về giá trị hàng tồn kho tương đối cao nhất là nguyên vật liệu tồn kho. Trong tương lai khi nền kinh tế phát triển, Công ty cần tìm những đối tác tin cậy để có thể tạo cho mình nguồn nguyên vật liệu dồi dào phục vụ sản xuất kinh doanh mà không để vốn ứ đọng lâu. Trong thời gian tới, Công ty phải làm sao để trong một thời gian mà lượng vốn lưu động quay vòng được nhiều nhất đem lại hiệu quả cao nhất có thể cho Công ty.
Vậy để quay nhanh được vòng quay vốn lưu động thì chỉ có biện pháp là làm sao bán được nhiều hàng nhất trong thời gian đó với mức giá hợp lý. Để bán được nhiều hàng không phải chỉ đơn giản là làm sao mời chào khách hàng mua nhiều hàng của mình với giá cao. Đó phải là quá trình tổng hợp của nhiều chính sách đẩy mạnh bán tạo thành. Bởi vì Công ty không chỉ cần bán được hàng trong một lần cho mọi người, để tồn tại và phát triển trên thị trường cũng như các công ty kinh doanh khác, Công ty cần phải luôn luôn giữ vững và phát triển khách hàng hiện tại, tăng lượng khách hàng tiềm năng. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, Công ty có thể áp dụng các biện pháp cụ thể như sau:
- Về công nợ trong thanh toán : Điều kiện lý tưởng nhất là không chiếm dụng vốn và không bị doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn điều này phù hợp với nguyên tắc quản lý tài chính. Nhưng trên thực tế doanh nghiệp luôn tìm cách để chiếm dụng vốn của người khác để giảm các khoản lãi suất. Do đó Công ty cần phải chú trọng không để cho mình bị chiếm dụng vốn, hạn chế được càng nhiền càng tốt. Bên cạnh đó cũng nên tìm cách tăng các khoản vốn chiếm dụng hợp lý, tuy nhiên Công ty cũng cần phải hết sức thận trọng khi chiếm dụng vốn hay đi vay vốn của ngươì khác. Phải có cơ cấu làm sao cho lượng vốn này không được quá lớn quá vốn tự có của Công ty để nâng cao khả năng tự trả về vốn của mình.
- Đối với những vốn lưu động là tài sản, Công ty cần phải điều chỉnh giá kịp thời, sát với thị trường, ngoài việc tính khấu hao bình thường Công ty cần phải tính trước hệ số trượt giá để phân bổ vào giá thành kinh doanh.
- Đối với vốn lưu động là hàng hoá, Công ty cần phải có mức dự trữ thích hợp, không quá thấp cũng không quá cao để cuối kỳ khi có đánh giá lại giá cả hàng hoá sẽ tính toán chênh lệch, đây là nguồn dữ liệu quan trọng cho công tác tính toán bảo toàn vốn. Công việc kinh doanh luôn mang tính mạo hiểm, Công ty cần phải chủ động trong những trường hợp bất trắc xảy ra. Đối với hoạt động tài chính cần lập quỹ dự phòng giảm giá và tổn thất.
- Giảm tối thiểu lượng vốn đi vay, tăng nguồn vốn tự có ,huy động vốn nhàn rỗi của mọi thành viên trong Công ty.Khi cần thiết phải vay nợ thì nên chọn các ngân hàng có điều kiện thuận lợi giá vay thấp.
- Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty không thể tránh được công tác giao dịch về các ngân hàng, bạn hàng. Để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thanh toán, kinh doanh cần duy trì và phát huy tốt các mối quan hệ này. Điều này rất có lợi cho Công ty, Công ty có thể nhận được các khoản thanh toán đúng thời gian với các bạn hàng nâng cao uy tín của mình nhất là các bạn hàng thường xuyên.
3.3.3 Các chính sách về nghiên cứu thị trường:
Song song với việc tổ chức tốt hơn việc sử dụng vốn cố định và vốn lưu động, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, Công ty cần chú trọng đến các chính sách về nghiên cứu thị trường
Đối với công việc tiến hành nghiên cứu thị trường sẽ góp phần giúp cho Công ty xác định được các đối thủ cạnh tranh, tập quán,thị hiếu tiêu dùng trên thị trường về bản thân hàng hoá mà Công ty sản xuất và kinh doanh... từ đó có biện pháp, chính sách hợp lý về giá cả, sản phẩm, về các kênh phân phối cũng như các chính sách giao tiếp và khuyếch trương đúng lúc, tối ưu. cụ Thể như sau:
3.3.3.1 Về chính sách sản phẩm:
Ngày nay, khi khoa học công nghệ đã và đang trên đà phát triển lên đến đỉnh cao, có nhiều sự đột phá mới làm cho năng suất làm việc của các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng tăng lên rất lớn. Trên thị trường ngày nay, cạnh tranh giữa người bán được thay thế cho cạnh tranh giữa người mua ở thời kỳ bao cấp. Làm sao để cho khách hàng chấp nhận sản phẩm của mình là một băn khoăn lớn cho các nhà quản trị. Thực hiện tốt chính sách này, Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội đặc biệt chú tâm đến chất lượng cũng như mẫu mã của các loại sản phẩm. Công ty cũng cần thường xuyên mua sắm trang thiết bị tiên tiến, hiện đại nhằm khồn ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Đối với sản phẩm là dịch vụ du lịch, lữ hành, Công ty cũng cần nâng cao chất lượng của những dịch vụ này bằng cách phục vụ ngày càng tốt hơn cho những nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như đối với kinh doanh khách sạn, cần phải trang trí hệ thống phòng nghỉ hiện đại đầy đủ tiện nghi. Đối với kinh doanh lữ hành, để nâng cao chất lượng của sản phẩm, Công ty cần phải không ngừng thay đổi phong cách phục vụ để luôn làm mới mình nhưng vẫn giữ được sự tận tận tình, chu đáo sao cho khách hàng cảm thấy thoải mái nhất. Đồng thời Công ty cũng cần huấn luyện đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
3.3.3.2 Về chính sách giá cả:
Một trong những điểm mạnh để có thể cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay là sự cạnh tranh về giá cả trong mức tương quan về giá cả. Đó là do sự chênh lệch về chất lượng của sản phẩm của các doanh nghiệp là không lớn lắm. Để thực hiện được điều này doanh nghiệp phải xem xét, tính toán thật kỹ trên cơ sở chi phí để đưa ra quyết định hợp lý về giá cả. Tâm lý của bất kỳ người khách nào cũng muốn mình chỉ bỏ ra một lượng tiền ít mà vẫn mua được nhiều hàng hơn với chất lượng tốt hơn. Do vậy, nếu không tính đến một chiến thuật kinh doanh nào khác thì Công ty có thể hạ thấp giá bán để thu hút sự chú ý của khách hàng đến với các sản phẩm của Công ty. Tuy nhiên để hạ thấp giá bán thì Công ty cần phải xem xét điểm hòa vốn của mình ở mức nào, nếu đã đủ bù đắp chi phí cố định cần khấu hao trong chu kỳ kinh doanh đó thì giá bán của sản phẩm chỉ cần cao hơn mức chi phí biến đổi.
Trong năm qua thì Công ty gặp rất nhiều khó khăn do giá các nguyên vật liệu liên tục tăng làm tăng giá thành, từ đó làm tăng giá bán của sản phẩm. Ngay cả đối với sản phẩm là dịch cụ lữ hành cũng gặp khó khăn khi mà giá xăng dầu tăng cao. Do đó trong thời gian tới Công ty cần có các chính sách giá cả sao cho hợp lý để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường trong thời buổi tăng giá này. Một trong những biện pháp mà Công ty có thể áp dụng đó là cắt giảm các loại chi phí không cần thiết như chi phí giao dịch, chi phí lưu kho, lưu bãi… bằng cách đào tạo, tuyển chọn những người có năng lực vào trong công ty, đồng thời đẩy nhanh tốc đọ chu chuyển của hàng hóa, tăng số vòng chu chuyển của hàng hóa, giảm số ngày của một vòng chu chuyển.
3.3.2.3 Về chính sách phân phối:
Hiện tại khả năng phân phối của Công ty là rất mạnh so với rất nhiều các đối thủ cạnh tranh trên thị trường do có sự thừa hưởng các nhà phân phối từ Công ty Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội (tiền thân của Công ty hiện nay). Tuy nhiên, để duy trì và phát huy hơn nữa thế mạnh này, Công ty cũng phải tính toán thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định phân bố cụ thể làm sao tiết kiệm được chi phí, tận dụng các nguồn lợi khác và giảm tối thiểu lượng thành phẩm, hàng hoá tồn kho. Trước khi quyết định phân phối hàng hoá theo phương pháp ký gửi cần phải xem xét kỹ lưỡng về nhiều mặt về đại lý ký gửi đó như: Tình hình tài chính, kinh nghiệm quản ký, kinh doanh, địa thế, uy tín...Đây là biện pháp quan trọng nhằm giảm lượng hàng hoá ký gửi còn tồn đọng gây ứ đọng vốn lưu động cho Công ty mà năm qua, con số này đã tăng lên với tốc độ khá cao gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Do đó Công ty cần phải nghiên cứu các chế độ, chính sách quy định của pháp luật cũng như tập quán, thói quen tiêu dùng để có chính sách phân phối hợp lý thuận tiện trên các thị trường có tiềm năng đó
3.3.2.4 Về chính sách quảng cáo và khếch chương:
Phải nói rằng, trong giai đoạn kinh doanh hiện nay, cạnh tranh trên thị trường hết sức sôi động và phong phú thì quảng cáo lại có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược kinh doanh. Nền kinh tế thị trường đa dạng sản sinh ra nhiều loại hình doanh nghiệp, có nhiều doanh nghiệp ồ ạt mọc lên và cùng sản xuất một loại sản phẩm. Điều này khiến khách hàng rất khó lựa chọn mặt hàng nào là thực sự phù hợp với mình dẫn đến một tâm lý lựa chọn những mặt hàng nào có nhiều tiếng tăm, được mọi người nhắc đến nhiều và hay sử dụng. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp mới mọc lên, điều đó làm tăng các đối thủ cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Đồng thời với sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh là các công ty nước ngoài càng làm cho môi trường cạnh tranh thêm gay gắt. Đây thực sự là một thách thức rất lớn đối với Công ty. Đối chọi với thách thức này, Công ty cần thiết phải có các chính sách quảng cáo, khuyếch trương hợp lý đối với hàng hoá sản xuất kinh doanh của mình thông qua các loại thông tin đại chúng.
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TRÊN
3.4.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan cấp trên
Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà hàng năm ngoài những khoản đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước còn giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm cho đất nước, thúc đẩy rất nhiều hoạt động của các đơn vị khác như các ngân hàng, các đại lý... Qua đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. Song trong quá trình phát triển vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì vậy rất cần các cơ quan cấp trên và Nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ cho Công ty có môi trường phát triển tốt, cụ thể:
Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội là công ty cổ phần trong đó vốn nhà nước chiếm đa số, do đó Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong lĩnh vực kinh doanh du lịch lữ hành, đây là một ngành công nghiệp không khói đang rất tiềm năng phát triển, vì vậy Nhà nước cần có các chính sách thích hợp nhằm tạo ra môi trường hành lang pháp lý và môi trường cạnh tranh thuận lợi cho Công ty phát triển. Đồng thời Nhà nước cũng cần có các chính sách quảng bá về Việt Nam cho khắp thế giới biết về chúng ta nhằm thu hút khách du lịch đến với đất nước chúng ta.
Trong thời gian vừa qua lãi suất vay ngân hàng không ngừng tăng gây khó khăn cho các hoạt động đâu tư của Công ty. Vì vậy đề nghị Nhà nước cần để ra các biện pháp chính sách hợp lý để kiểm soát sự tăng lãi vay của ngân hàng. Đồng thời đề nghị các cơ quan cấp trên tạo mọi điều kiện thuận lợi để Công ty có thể vay vốn nhanh nhất với lãi suất thấp.
Đề nghị Nhà nước và các cơ quan cấp trên tạo điều kiện giúp đỡ Công ty tìm kiếm các nhà đầu tư từ bên ngoài để tăng nguồn vốn, tăng sức mạnh và tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Chẳng hạn như Nhà nước có thể tạo điều kiện thuận lợi để Công ty có thể tìm kiếm, liên doanh, liên kết với các công ty du lịch nổi tiếng trên thế giới để tạo ra các tua du lich đến Việt Nam.
Cho phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn, đa dạng vốn đầu tư cho một công trình dự án.Trong thời gian tới để phù hợp với xu hướng kinh doanh chung, Công ty đang cố gắng rất nhiều trong việc đầu tư công nghệ, cơ sở vật chất nên rất cần tận dụng mọi nguồn vốn. Vậy đề nghị Nhà nước xem xét giảm bớt các khoản thuế như thuế VAT, thuế lợi tức... Nâng thời hạn miễn thuế cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ để tạo điều kiện trả nợ vay.
3.4.2 Về phía Công ty:
Với những giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đã nêu thì về phía Công ty cũng phải có sự hoàn thiện về tổ chức và con người để tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp trên.
Đối với công tác tổ chức bộ máy quản lý cần có các thay đổi thích hợp đồng bộ với các chính sách và phù hợp với các định hướng, mục tiêu chung của Công ty đề ra .Luôn tìm cách giảm các chi phí thuộc về hệ thống quản lý bằng cách xây dựng cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, đúng chức năng,phân định trách nhiệm chuyên môn rõ ràng.
Đối với công tác đãi ngộ nhân viên, có thể nói quản trị suy cho cùng là quản trị con người, mọi người đều có các nhu cầu riêng của họ vì vậy họ đến làm việc trong Công ty để nhằm có thể đáp ứng nhu cầu đó của bản thân, khi mọi người cố gắng thực hiện mục tiêu chung của Công ty cũng chính là khi họ thực hiện mục tiêu của bản thân họ nhờ sức mạnh đoàn kết của tất cả mọi người trong Công ty. Để kích thích nhiều người lao động thì bản thân Công ty cũng phải có các chính sách đãi ngộ thích đáng, cho dù thế nào cũng phải đảm bảo được quyền lợi cho người lao động, tạo cho họ một sự yên tâm, thoải mái và lạc quan, hăng say lao động. Chỉ khi nào tâm trạng con người thoải mái lạc quan thì khi đó năng suất lao động mới cao, chất lượng sản phẩm cũng vì thế mà tốt hơn lên.
Về chiến lược lâu dài, cần chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo lao động. Trong thời gian tới dự báo tình hình kinh tế đât nước sẽ có nhiều thay đổi, khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng thay thế rất nhiều cho lao động thủ công của con người. Để theo kịp những tiến bộ này cần thiết phải có đội ngũ những người lao động lành nghề, vấn đề này trong những năm gần đây cũng đã được đưa ra bàn nhiều, đó còn là những đòi hỏi to lớn cấp bách của Công ty.
Kết luận
Tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đang là vấn đề mang tính thời sự cấp bách, có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.
Qua những vấn đề được nêu trên ta thấy rằng Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội trong thời gian qua đã hoạt động rất có hiệu quả, đồng vốn đưa vào kinh doanh đã phát huy tác dụng, từ đó mang lại lợi nhuận cho Công ty cũng như hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Các công tác trong Công ty phần nào được hoàn thiện, nhất là công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã có những bước tiến bộ như đảm bảo đủ nguồn vốn kinh doanh, huy động được ngân quỹ với chi phí thấp và sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Tuy nhiên còn có nhiều vấn đề cần được giải quyết để hoàn thiện hơn nữa công tác này tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội, được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, ban lãnh đạo Công ty, các cô chú anh chị phòng Tài chính - kế toán trong Công ty cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, kết hợp lý luận đã học với tình hình thực tế tại Công ty, em đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp chủ yếu để Công ty tham khảo nhằm góp phần đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội.
Qua chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn tận tình của Th.s Ngô Thị Mỹ Hạnh và các thầy cô giáo trong khoa Thương Mại cùng các cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách, Giáo trình:
1.GS.TS Đặng Đình Đào- GS.TS Hoàng Đức Thân, giáo trình Kinh Tế Thương Mại, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2003.
2.PGS.TS Hoàng Minh Đường- PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, giáo trinh Quản trị Kinh Doanh Thương Mại (tập 1; 2), Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2005.
3.PGS.TS Nguyễn Xuân Quang, giáo trình Marketing Thương Mại, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11434.doc