Đề tài Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của Công Ty Que Hàn Điện Việt -Đức

Trong thời gian thực tập tại công ty Que Hàn Điện Việt Đức em nhận thức được nhiều vấn đề về kinh nghiệm quản lý, về thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Điều đó đã giúp em gắn kết giữa cơ sở lý luận và thực tiễn để nhận thức một vấn đề toàn diện hơn.

doc86 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của Công Ty Que Hàn Điện Việt -Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hợp. Quản lý chỉ đạo các đại lý phân phối sản phẩm, thực hiện giao hàng, uỷ thác bán sản phẩm. Nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế , thực hiện các hợp đồng bán hàng cho công ty * Ngoài những phòng ban chức năng trên công ty còn có phòng giới thiệu sản phẩm, phòng y tế, văn phòng công đoàn … 4. Những mặt hàng công ty sản xuất Sản phẩm của công ty là các vật liệu hàn trong đó chủ yếu là que hàn. Công ty có hơn 20 loại que hàn và chia làm 4 nhóm chính: + Que hàn thép các bon thấp và hợp kim thấp dùng hàn thép có độ bền trung bình như: N38VD, N42VD… + Que hàn thép cac bon thấp và hợp kim thấp dùng hàn thép có độ bền và dẻo cao như N50-6B, N55-6B... + Que hàn đắp phục hồi bề mặt như: DCr60 + Các loại que hàn đặc biệt như Inốc, Đồng, Gang... Ngoài ra hiện nay công ty còn sản xuất một số loại khác như là dây hàn, bột hàn... 5.Thị trường tiêu thụ hàng hoá của Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức Công ty có hơn 130 đại lý ký gửi bán trên toàn quốc, sản phẩm que hàn của công ty chủ yếu cung cấp cho các ngành cơ khí, trong đó chủ yếu là cơ khí đóng tàu, khai thác mỏ và xây dựng, những khách hàng ở miền bắc thì tập trung chủ yếu ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội còn ở miền nam thì tập chung chủ yếu ở khu công nghiệp Dung Quất, Vũng Tàu,Thành Phố HCM, ngoài ra còn rất nhiều nơi như Nghệ An, Thanh Hoá, Thái Bình...và các tỉnh miền trung. Về thị trường nướcngoài hiện nay công ty đang cung cấp cho thị trường Myanmar. Triển vọng trong tương lai công ty sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu sang Lào, Hàn Quốc.. 6. Tình hình cạnh tranh đối với Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức. Trong thời kỳ đầu mới thành lập công ty cả nước ta chỉ có hai nhà cung ứng que hàn điện. Cùng với Công Ty Que Hàn Điện Việt- Đức có “Công Ty Cơ Khí Kỹ Nghệ Que Hàn Khánh Hội” thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt nam, có trụ sở đặt tại Miền nam. Hoạt động của hai công ty chủ yếu thực hiện theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước nên hầu như không có sự cạnh tranh. Sau khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các công ty sản xuất que hàn lần lượt ra đời. Cho đến nay trên toàn quốc đã xuất hiện hơn 10 nhà cung ứng que hàn cùng cạnh tranh với sản phẩm của công ty. Do vậy tình hình cạnh tranh của thị trường que hàn trong nước ngày càng gay gắt Các nhà sản xuất que hàn tronh nước cạnh tranh vơi Công Ty Que Hàn Điện Việt- Đức bao gồm: + Miền nam: Công ty cơ khí kỹ nghệ Que hàn Khánh Hội thuộc tổng Công ty Hoá chất Việt Nam Công ty TNHH sản xuất que hàn Hà Viện Công ty TNHH sản xuất que hàn Kim Tín Công ty TNHH sản xuất que hàn Vạn Đạt ..... Miền Bắc Công ty Que Hàn Điện Hữu Nghị trụ sở tại vĩnh phú Công ty Que Hàn Điện Việt Trung Công ty Que Hàn Điện Z17 Hải Đăng thuộc quân đội Công ty Que Hàn Điện Alantich Việt Nam Nền kinh tế thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên đi bên cạnh những điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Đó là hệ quả tất yếu. Công ty Que hàn điện Việt Đức cũng không nằm ngoài quy luật đó. Là nhà cung cấp vật liệu hàn lớn tại Việt nam trong mấy năm gần đây Công ty phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh như: Que hàn Vĩnh tuy, Que hàn Khánh hội, Que hàn Vĩnh phú, Một số xưởng sản xuất que hàn ở Thanh hoá. Ngoài ra còn có que hàn nhập ngoại từ các nước Hàn quốc, Trung quốc, úc…trên cả hai con đường chính ngạch và nhập lậu. Đáng chú ý hơn cả đó là que hàn Trung quốc nhập lậu vào nước ta với một số lượng lớn tại hai cửa khẩu Lạng sơn và Móng cái, que hàn nhập lậu với chủng loại phong phú mầu sắc đẹp giá cả lại hạ hơn giá cùng loại trong nước sản xuất. Đứng trước bài toán về cạnh tranh này để tồn tại phát triển lâu dài thì lời giải tố ưu đó chính là “ Nâng cao sức cạnh tranh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm” 7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đặc biệt là ngành công nghiệp, xây dựng, đánh bắt thuỷ hải sản… đã làm cho nhu cầu nhu cầu về que hàn tăng mạnh. Điều đó đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Que hàn điện Việt Đức . Với 6 dây truyền công nghệ của CHDC Đức và công suất là 7000 tấn/ năm, Công ty Que hàn điện Việt Đức đang dần cố gắng đưa ra thị trường sản phẩm que hàn có chất lượng ổn định, chủng loại đa dạng phong phú đa dạng, và số lượng đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường. Điều này được thể hiện qua bảng sau : Tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty qua các năm Năm Đơn vị Sản xuất Tiêu thụ % so với năm 1994(TT) 1994 Tấn 4224 3971 100 1995 Tấn 3549 3599 90,6 1996 Tấn 3236 3138 79 1997 Tấn 2949 2909 73,3 1998 Tấn 2967 3208 80,8 1999 Tấn 3.626 3.574 90 2000 Tấn 4.486 4.526 113.9 2001 Tấn 7.326 7.256 182.7 2002 Tấn 9600 9720 244.7 ( Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh các năm) Đồ thị biểu diễn tình hình sản xuất và tiêu thụ qua các năm Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy từ năm 1994 cho đến năm 1997 sản lượng sản xuất và tiêu thụ của công ty liên tục giảm. Nếu như năm 1994 sản lượng sản xuất là 4224 tấn, sản lượng tiêu thụ là 3971 tấn thì các năm 1995,1996,1997, sản lượng sản xuất giảm đi rõ rệt. Nếu lấy năm 1994 làm mốc thì năm 1995 sản lượng tiêu thụ của Công ty chỉ đạt 90,6% và tới năm 1996 thì chỉ còn 79%và năm 1997 thì còn 73,3% %. Nguyên nhân của điều này là do sản phẩm của công ty đã dần mất đi sự tín nhiệm của khách hàng, công ty cung cấp cho khách hàng sản phẩm không đảm bảo ổn định chất lượng, chất lượng sản phẩm chưa thoả mãn nhu cầu chất lượng ngày càng cao của khách hàng. Bắt đầu từ năm 1998 cho đến nay ta thấy sản xuất cũng như tiêu thụ của công ty bao giờ cũng cao hơn năm trước. Và đặc biệt là năm 2001 đánh dấu một bước đột phá của Công ty, công suất của nhà máy là 7000tấn/năm nhưng chưa một năm nào từ khi thành lập nhà máy sản xuất đạt tới công suất thiết kế. Năm 2001 công ty đã sản xuất vượt công suất thiết kế tới 326 tấn. Năm 2002 bằng việc cải tiến máy móc thiết bị công nghệ công ty đã tăng sản lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu càng cao của khách hàng. Kết quả này đã chứng công ty luôn cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm từ chỗ chỉ có một sản phẩm que hàn tới nay Công ty đã đưa ra thị trường hơn 20 chủng loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và đang dần thay thế những sản phẩm ngoại nhập mà trước kia ta không sản xuất được. Công ty Que hàn điện Việt Đức trong thời gian vừa qua đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ nó được thể hiện trong việc tăng khối lượng sản xuất khối lượng tiêu thụ tăng doanh thu tăng lợi nhuận tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước. Kết quả này thể hiện ở bảng sau: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Que hàn điện Việt Đức trong một số năm gần đây Đơn vị: 1000 đồng Gía trị tổng sản lượng Tính theo giá cố định 1994 Tổng doanh thu Lợi nhuận Nộp ngân sách Thu nhập bình quân người/ tháng Gía trị So với năm trước(%) Gía trị So với năm trước(%) Gía trị So với năm trước(%) Gía trị So với năm trước(%) Gía trị So với năm trước(%) 1998 20607000 108 21105500 113 336800 116 903600 121 814,7 117,6 1999 23830000 115,6 25151000 108,9 350000 103,9 1201700 133 1100 135 2000 28742200 120 30045000 115,6 380000 108 600000 50 1300 118,2 2001 49169000 171 49535000 165 700000 184 726000 121 1750 134,6 2002 65250000 132,7 69773000 140,8 879000 125,5 894000 123 1800 102,8 Từ bảng trên ta thấy tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 1998-2002 nhìn chung năm sau luôn vượt hơn năm trước. Điều đó thể hiện sự năng động sáng tạo cũng như khả năng chiếm lĩnh thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong mấy năm qua giá trị sản lượng của Công ty không ngừng vươn lên năm 1998 đạt 20,607 tỷ đồng tăng 8% so với giá trị tổng sản lượng năm 1997. Năm 1999 đạt 23,830 tỷ đồng tăng 15,6% so với năm 1998, năm 2000 tăng 20% so với 99, năm 2001 tăng 71% so vơi năm 2000 đây là một bước nhảy lớn nhất của công ty do năm 2001. Có được sự tăng trưởng này là do đây là năm mà Công Ty Que Hàn Điện Việt- Đức đã đưa sản phẩm của mình thâm nhập thị trường miền Trung cũng như miền Nam và bắt đầu khai thác thị trường hàn dân dụng cũng như thị trường hàng xuất khẩu. Sang năm 2002 tỷ lệ tăng doanh thu không bằng năm 2001 nhưng mức doanh thu của công ty và lợi nhuận tiếp tục tăng Mức doanh thu của Công ty năm sau luôn lớn hơn năm trước, mức tăng qua 5 năm luôn đạt từ 9-60%, năm 2001 đạt 49,535 tỷ đồng và lợi nhuận cũng đạt tới 700 triệu đồng. Năm 2002 doanh thu đạt 69,773 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 879 triệu. Đạt được doanh thu và lợi nhuận tăng như vậy đó là do Công ty trong thời gian vừa qua Ngoài ra ta còn thấy Công ty là một trong những đơn vị thực hiện khá tốt nghĩa vụ với Nhà nước. Công ty luôn làm tốt công tác nộp ngân sách kịp thời và đầy đủ, giá trị nộp ngân sách cũng tăng theo tốc độ tăng của doanh thu. Tuy nhiên nhìn vào bảng ta thấy năm 2000 doanh thu tăng 15,6% so với năm1999 nhưng nộp ngân sách chỉ đạt 50% so với 1999. Điều này được giải thích bởi lý do sau năm 1999 là năm đầu tiên Công ty thực hiện thuế giá trị gia tăng với thuế suất là 10% nhưng tới năm sau 2000 thì nhà nước yêu cầu thuế suất chỉ còn 5% đó chính là ưu đãi của nhà nước dành cho Công ty. Thu nhập cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng cao tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Điều này khuyến khích cho người lao động trong Công ty làm việc có trách nhiệm hơn, nâng cao năng suất người lao động, phát uy sáng kiến cải tiến kĩ thuật. Thu nhập cán bộ công nhân viên năm 2001đạt 1,75 triệu/ người/tháng tăng 34,6% so với năm 2000, năm 2002 đạt 1,800 triệu tăng 2,8 % đó là mức thu nhập cao so với nhiều Công ty khác. Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng năm 2001 thực sự là một bước ngoặt lớn của Công ty các chỉ tiêu đã tăng vượt bậc nhất là chỉ tiêu về doanh thu tiêu thụ, sản lượng tiêu thụ, ngoài ra năm 2001 còn đánh dấu một bước phát triển mới của Công ty trên phương diện mở rộng thị trường tiêu thụ trong tháng 5 lần đầu tiên Công ty xuất hàng ra nước ngoài tuy giá trị hàng xuất khẩu chỉ là 219,118 triệu đồng VN chiếm 0,4% doanh thu tiêu thụ trong nước nhưng nó đã khẳng định rằng que hàn điện Việt nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được với que hàn ngoại nhập trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Và điều này sẽ là yếu tố giúp Công ty cố gắng trên con đường phát triển hội nhập AFTA sắp tới. Với xu hướng phát triển thông qua các kết quả đã đạt được của năm 1998-2002 đă thể hiện được hướng đi đúng hướng của Công ty Que hàn điện Việt Đức trong quá trình sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đầy khắc nghiệt. 8. Quá trình nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Nghiên cứu thị trường là một trong những nội dung chủ yếu của quản trị tiêu thụ. Nghiên cứu thị trường làm cơ sở cho các quyết định quản trị. Chính vì vậy nghiên cứu thị trường có vai trò rất lớn trong quản trị tại Công ty. 8.1 Nghiên cứu cầu về sản phẩm : làm cơ sở cho lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, thiết lập chính sách giá bán…Nghiên cứu thị trường thường xuyên sẽ giải thích được sự thay đổi của cầu do tác động của các nhân tố bên ngoài. Từ đó công ty có những bước đi đúng đắn. 8.2 Nghiên cứu cung về sản phẩm : Để hiểu rõ đối thủ cạnh tranh trong hiện tại và trong tương lai. Tại Việt nam các Công ty cung cấp vật liệu hàn còn ít ngoài một số ít Công ty lớn còn lại là các cơ sở sản xuất nhỏ. Tuy nhiên trong tương lai Công ty Que hàn điện Việt Đức sẽ phải đối mặt với 1 đối thủ lớn. Đó là Công ty liên doanh giữa Việt nam với một số nước Châu âu, Công ty này chuyên sản xuất các loại que hàn phục vụ cho ngành đóng tàu biển. Địa điểm đặt liên doanh này chính là một đỉnh trong tam giác kinh tế của khu vực phía Bắc, nơi mà là thị trường lớn của Que hàn điện Việt đức đó là khu công nghiệp Hải phòng. Hiện tại liên doanh này đang chuẩn bị xây dựng, nhưng chỉ một hai năm nữa Que hàn điện Việt đức sẽ phải cạnh tranh gay gắt với liên doanh này. Chính vì vậy ngay từ bây giờ cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm que hàn, Công ty Que hàn điện Việt Đức còn phải thực hiện nhiều công việc khác như nghiên cứu rõ đối thủ này, công nghệ sản xuất…để có những hướng đi đúng đắn tránh bị bất ngờ trước những hoạt động của đối thủ. 8.3 Nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ: Xác định ưu nhược điểm của từng kênh tiêu thụ, của doanh nghiệp, của đối thủ cạnh tranh; tình hình bán hàng của doanh nghiệp của đối thủ. Từ đó có biện pháp phát triển mạng lưới tiêu thụ. Tại Công ty que hàn điện Việt đức mạng lưới tiêu thụ của Công ty có khắp từ Bắc xuống Nam nhưng vẫn tập trung ở Miền bắc là chính, thị trường Miền nam Công ty mới phát triển trong một vài năm gần đây nên mạng lưới chưa được phát triển rộng, chính vì vậy Công ty cần mở rộng mạng lưới hơn nữa và chú ý tập trung vào khu vực tỉnh Bà rịa Vũng tàu. Đây là tỉnh có tập trung một số nhà máy đóng tàu đồng thời lại là tỉnh khai thác dầu lớn nhất nước ta, nhu cầu que hàn để phục vụ cho lắp đặt các dàn khoan, lắp đặt hệ thống đường ống dẫn dầu là rất lớn. Hiện tại Công ty đang để ngỏ thị trường hàn này, chính vì vậy Công ty cần phải thúc đẩy nghiên cứu để triển khai sản xuất loại que hàn dùng cho hàn đường ống để làm đa dạng hoá sản phẩm, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Tại Công ty que hàn điện Việt đức công tác nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng. Công việc nghiên cứu thị trường được phòng tiêu thụ đảm nhiệm là chính song do quy mô phân phối rất rộng, lại chủ yếu thông qua các đại lý lên công việc kiểm soát và nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, công ty đã có đội ngũ tiếp thị sản phẩm song họ không phải là nhân viên chuyên môn. Chính vì vậy để nâng cao khả năng nghiên cứu thị trường Công ty cần phải có một bộ phận riêng biệt làm công tác này. Công ty cần phải có một đội ngũ cán bộ Marketing có trình độ cao có năng lực, nhiệt tình. Để làm những việc trên Công ty cần phải tiến hành đào tạo cũng như tuyển dụng những cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing. II. Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức 1. Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức trước xu thế toàn cầu hoá Sân chơi kinh doanh ngày nay là toàn cầu, các biên giới quốc gia không còn là biên giới kinh doanh nữa, những tiến bộ về công nghệ thông tin và những thay đổi lớn về chính trị ở châu Âu và Liên Xô cũ đang tạo ra toàn cầu hoá kinh doanh. Nắm bắt được điều đó Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức đang chuyển từ một nhãn quan hành động trong nước sang hội nhập toàn cầu. Khi hội nhập vào sân chơi chung công ty sẽ có cơ hội tìm kiếm những khách hàng và nhà cung cấp, đối tác và lao động, bí quyết sản xuất và tài chính trên toàn thế giới. Bên cạnh đó toàn cầu hoá đặt ra nhiều đòi hỏi mới với những người lãnh đạo công ty, một trong các đòi hỏi quan trọng nhất là trình độ quản lý công ty kinh doanh quốc tế. Việc mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh từ trong nước ra thị trường nước ngoài thật không dễ dàng nhất là trong điều kiện Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm bên ngoài đất nước, về ngôn ngữ quốc tế, chưa quen với những quan hệ biến động thường xuyên giữa các quốc gia nên sự tự tin và khéo léo còn hạn chế. Tuy hoạt động kinh doanh quốc tế không còn là việc đặt chân lên vùng đất lạ đối với Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức, song nó vẫn còn là nơi đầy bí hiểm và nguy hiểm, nơi mà có những nền văn hoá xa lạ, ngôn ngữ tập quán kinh doanh, nạn quan liêu tham nhũng làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh quốc tế trở lên nhiều rủi ro và không chắc chắn, do vậy công ty cần khám phá và làm chủ nó 2. Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức mở rộng thị trường xuất khẩu 2.1 Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức là một đơn vị kinh tế trực tiếp sản xuất ra các loại sản phẩm que hàn, dây hàn, bột hàn phục vụ cho nhu cầu thị trường, công ty vừa trực tiếp sản xuất hàng hoá vừa tiến hành công tác tiêu thụ hàng hoá. Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay công ty luôn phải cạnh tranh gay gắt, lợi nhuận bị chia sẻ. Công ty xác định để tồn tại và phát triển không chỉ dựa vào thị trường hiện có mà phải vươn tới các thị trường mới. Vì vậy mà công tác mở rộng thị trường là vấn đề quan trọng đối với Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức hiện nay, thị trường mới công ty sẽ có nhiều cơ hội khai thác các tiềm năng và thế mạnh mới. Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức là một công ty sản xuất kinh doanh nên hoạt động xuất khẩu chủ yếu thông qua hình thức xuất khẩu trực tiếp tới khách hàng bằng những sản phẩm mình tự sản xuất. Hiện nay thị trường của công ty chủ yếu là những nước đang phát triển, những nước đã công nghiệp hoá, sản phẩm của công ty phục vụ chủ yếu cho công nghệ đóng tàu, xây dựng, trong tương lai công ty sẽ xuất khẩu sang thị trường châu Âu và các nước công nghiệp phát triển . Do những điều kiện khác nhau nên mỗi quốc gia đều có lợi thế về một lĩnh vực nào đó, Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức có lợi thế về nguồn nhân lực, về nguồn nguyên vật liệu cung ứng trong nước rẻ hơn. Để khai thác được lợi thế này thì hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng xuất khẩu là hết sức cần thiết. Sự phát triển của chuyên môn hoá sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp nặng sẽ giúp cho Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức khai thác được thế lợi này một cách tốt nhất Là một nhà cung cấp que hàn lớn nhất trong nước song công ty không chỉ dừng lại ở đó mà luôn hướng tới việc mở rộng thị trường nội địa đặc biệt là chú ý mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ra khu vực miền nam và miền trung, nơi có nhiều tiềm năng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng chất lượng dịch vụ bán hàng đảm bảo sản phẩm công ty chiếm lĩnh thị trường và lòng tin của khách hàng Cùng với việc chú trọng thị trường trong nước công ty luôn hướng tới thị trường xuất khẩu, đây là thị trường tiềm năng lớn của công ty. Nhờ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ và công nhân viên của Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức mà lần đầu tiên lô hàng xuất khẩu sang thị trường Myanmar được thực hiện vào năm 2001 mở đầu cho công cuộc hội nhập quốc tế của công ty. Để sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới công ty đổi mới công nghệ , bổ sung máy móc cũng như nâng cao tay nghề cho công nhân viên, đồng thời công ty không ngừng học hỏi kinh nghiệm quản lý của công ty nước ngoài thông qua việc hợp tác kinh doanh nhằm củng cố và hoàn thiện phương pháp quản lý của Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức Trong những năm gần đây công ty đã hướng ra thị trường quốc tế, đây là một hướng đi đúng của công ty nhằm tận dụng được lợi thế của đất nước như nguồn lao động nguồn nguyên vật liệu từ trong nước rẻ. Công ty mạnh dạn đầu tư máy móc công nghệ hiện đại và đã đạt được một số kết quả đáng kể. Hiện nay công ty đang tiến hành tổ chức đấu thầu để mua một dây truyền sản xuất dây hàn với công nghệ hiện đại có công suất 1500 tấn/ năm, đây là công nghệ sản xuất sản phẩm dây hàn- một sản phẩm thay thế của que hàn. Với việc mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm theo hướng sản xuất sản phẩm mới này sẽ hạn chế được sự cạnh tranh của các mặt hàng trên thị trường. Và điều này sẽ giúp sản phẩm của công ty cạnh tranh được với sản phẩm của Trung Quốc và các nước trên thế giới Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cần được coi trọng vì nó góp phần quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của công ty trong tương lai. Trong chiến lược kinh doanh của mình công ty đã xác định mở rộng thị trường xuất khẩu, đưa kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty trong những năm tới 2.2.Thực trạng hoạt động duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu *. Hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài Để có thể thâm nhập vào bất cư thị trường nào thì công ty cũng phải nghiên cứu thị trường đó để xác định và xây dựng các kế hoạch kinh doanh nâng cao khả năng thích ứng của các sản phẩm của công ty với thị trường. Thị trường nước ngoài chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau đa dạng và phong phú hơn thị trường nội địa rất nhiều nên công ty rất khó nắm bắt. nội dung của nghiên cứu thị trường thường được nghiên cứu theo các nhân tố ảnh hưởng sau: các nhân tố mang tính toàn cầu như là các nhân tố thuộc về hệ thống thương mại quốc tế, nhân tố thuộc về môi trường kinh tế, nhân tố thuộc về môi trường chính trị luật pháp, nhân tố thuộc về môi trường văn hoá, nhân tố thuộc về môi trường cạnh tranh, nhu cầu thị trường, hành vi hiện thực và tập tính tinh thần của khách hàng, cách thức tổ chức thị trường nước ngoài Đối với Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài còn nhiều hạn chế hiện nay công ty chưa có bộ phận chuyên sâu làm công tác nghiên cứu thị trường quốc tế mà công việc về thị trường xuất khẩu chủ yếu giao cho phòng tiêu thụ đảm nhiệm *. Chiến lược và phương hướng thâm nhập thị trường nước ngoài của Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức Mục tiêu của công ty là sản xuất và đáp ứng thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong nước đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước như Myanmar, Hàn Quốc, Lào, Trung Quốc..nhằm tìm kiếm tiềm năng mới. Sản phẩm của công ty là những sản phẩm công nghiệp nặng do vậy mặt hàng tiêu chuẩn hoá nên có thể bán được trên nhiều thị trường khác nhau . đây là một thuận lợi cho công ty trong việc cung cấp sản phẩm cho các nước trong khu vực và trên toàn thế giới *. Các biện pháp công ty đã và đang áp dụng để duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá Để duy trì và mở rộng thị trường công ty đã áp dụng các biện pháp sau Công ty đã áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, từ đó kiểm soát được các sản phẩm không phù hợp và đảm bảo luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm với chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế Công ty không ngừng tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới nhằm duy trì và mở rộng thị trường hiện tại. Công ty đang mở rộng thị trường bằng cách thúc đẩy việc chào hàng, mở rộng phạm vi các trang Web và các địa chỉ Email để giới thiệu sản phẩm và giao dịch với khách hàng Thông qua các hội trợ triển lãm công ty đã giới thiệu sản phẩm của công ty với bạn hàng trong và ngoài nước, tham gia các hội trợ triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao ở nước ngoài Tại hơn 130 đại lý của công ty trên toàn quốc và các đại lý nhận bán hàng của công ty trên thị trường Myanmar công ty thu thập các thông tin về khách hàng cũng như thông tin của các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời thông qua các đại lý này công ty tiến hành chào hàng. Các đại lý này có vai trò quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm của công ty tới khách hàng Để đáp ứng thị trường công ty đã thực hiện đa dạng hoá chủng loại mặt hàng que hàn và dây hàn *. Quy trình hoạt động xuất khẩu của Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức Ký hợp đồng Công ty chào hàng, khách hàng ở các thị trường quốc tế như Myanmar, Lào, Hàn Quốc...nhận được và gửi trở lại đơn đặt hàng cho công ty theo thư từ điện tín. Quá trình trao đổi diễn ra với khách hàng thông qua thư điện tín cho đến khi hai bên đạt được thoả thuận vơi nhau về số lượng, chất lượng, giá cả, các điều kiện thanh toán, ...sau đó tiến hành ký kết hợp đồng Kiểm tra L/ C Nghiệp vụ này có vai trò quan trọng có liên quan đến việc bêm mua có chấp nhận thanh toán hay không. khi nhận L/ C từ ngân hàng thông báo người kiểm tra phải đối chiếu với hợp động nếu phù hợp thì nghiệp vụ này đã xong, còn nếu không phù hợp thì có công văn gửi tới ngân hàng đã mở L/C đề nghị sửa đổi cho phù hợp Chuẩn bị hàng hoá Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức là công ty sản xuất kinh doanh do vậy việc chuẩn bị hàng là quá trình sản xuất phân loại, đóng gói theo thoả thuận ghi trong hợp đồng Kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu Trong suốt quá trình sản xuất từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào cho đến khi hoàn thành thành phẩm đưa vào kho đều có bộ phận kiểm tra chất lượng hàng hoá. Còn khi giao hàng thì bên khách hàng họ thuê có quan kiểm định để kiểm tra chất lượng hàng hoá, thông thường thì các khách hàng của công ty kiểm tra trước khi giao hàng. Nếu chất lượng hàng hoá đảm bảo đúng yêu cầu thì họ sẽ nhận hàng nếu không công ty sẽ phải khắc phục bằng cách sửa chữa hoặc thay thế hàng hoá khác Làm thủ tục hải quan khai báo hải quan: công ty cử đại diện đến khai chi tiết về hàng hoá lên tờ khai để cơ quan kiểm tra thủ tục giấy tờ xuất hàng hoá: Sau khi khai báo hải quan nhân viên hải quan sẽ kiểm tra hàng hoá thực hiện các quyết định của hải quan: sau khi kiểm tra cơ quan hải quan sẽ có quyết định kết quả kiểm tra + Giao hàng lên tàu Tuỳ theo từng hợp đồng mà công ty có thể giao hàng theo điều kiện FOB hay CIF. Sau khi giao hàng cần có biên lai thuyền phó và sau đó thì đổi sang vận đơn hoàn hảo + Thanh toán Sau khi giao hàng công ty gửi bộ chứng từ đến ngân hàng mở L/ C thông qua ngân hàng báo cáo yêu cầu thanh toán tiền hang ( hầu hết công ty thanh toán qua L/ C chỉ có một số trường hợp công ty thanh toán qua chuyển tiền) + Giải quyết khiếu nại Trong thực tế công ty chưa gặp trường hợp khiếu lại nào về chất lượng sản phẩm hàng hoá vì công ty đã thực hiện nghiêm túc hệ thống quản lý chất lượng ISO9002 đồng thời khi lập hợp đồng công ty cũng thoả thuận một cách rõ ràng các điều khoản trong hợp đồng, chỉ có một số họ cho là bao bì không đáp ứng theo mẫu thực trạng hoạt động duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức III. Đánh giá chung về kết qủa hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức 1.Những kết quả đạt được Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức được thành lập được hơn 30 năm công ty có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất que hàn. . Công ty là doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường Việt nam, một nhà cung ứng que hàn hàng đầu của đất nước, được cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000. Tuy mới mở rộng thị trường quốc tế nhưng hiện nay sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới Hoạt động của công ty có hiệu quả về phương thức tổ chức quản lý, điều hành của cán bộ, về cách thức tổ chức khoa học, tăng cường các mối quan hệ và nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty đã lựa chọn được hơn 20 nhà cung ứng, là các đơn vị đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, giá cả thời gian cung ứng vật tư. Công ty áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng để theo dõi, kiểm tra, tham mưu cho công ty để chọn nhà cung ứng .Việc lựa chọn nhà cung ứng phù hợp đã giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và nhịp nhàng làm tăng hiệu quả lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với lợi thế về nguồn nguyên vật liệu phải kể đến lợi thế về nguồn lao động ở công ty. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, công nhân lành nghề ngày càng tăng cán bộ tại các phòng ban có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu công việc. Đội ngũ cán bộ tại các phòng ban đa số là lực lượng năng động đầy nhiệt huyết với công việc. Giữa các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, điều này giúp cho công ty giải quyết tốt các công việc điều hành sản suất kinh doanh đáp ứng nhu cầu khách hàng. Có được kết quả như ngày nay ngoài những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty còn phải kể vai trò rất to lớn của nhà nước- chủ sở hữu của công ty Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức chịu sự quản lý của tổng công ty hoá chất Việt Nam, là một doanh nghiệp nhà nước công ty đã được hưởng những ưu đãi của nhà nước - Về chính sách ưu đãi tín dụng: Nhà nước đã cho công ty được vay dài hạn với những khoản lãi suất thấp để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh - Về chính sách khuyến khích đầu tư: Nhà nước đã khuyễn khích công ty đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư sản xuất sản phẩm xuất khẩu - Về chính sách thuế: Nhà nước hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào và không phải đóng thuế nhập khẩu với những nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu từ đó khuyến khích công ty mở rộng thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh quốc tế Về chính sách đối ngoại: Thực hiện chính sách mở cửa làm bạn với tất cả các quốc gia với quan điểm đôi bên cùng có lợi với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nhờ những nỗ lực của công ty cùng với những thuận lợi từ phía nhà nước đem lại công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2001 công ty đã xuất khẩu sang Myanmar 120 tấn với giá 7,08triệu đồng/1tấn và năm 2002 công ty đã xuất khẩu sang thị trường Myanmar là 130 tấn và trong vòng hai tháng đầu năm 2003 công ty đã xuất khẩu sang thị trường này được 20 tấn và tháng 4 tới công ty tiếp tục ký hợp đồng xuất khẩu sang Myanmar với một lô hàng 60 tấn (3 container). Những lô hàng xuất khẩu này giúp cho công ty tăng tổng doanh thu và tăng thu ngoại tệ cho đất nước 2. Những mặt còn hạn chế Bên cạnh những kết quả mà công ty đã đạt được ở trên trong công tác mở rộng thị trường xuất khẩu công ty còn gặp phải không ít những khó khăn và hạn chế sau - Thị trưỡng xuất khẩu còn quá hẹp mặc dù có nhiều nước đặt hàng nhưng do chi phí vận tải quá lớn nên công ty không thể đáp ứng được, bên cạnh đó công ty còn bị cạnh tranh rất mạnh từ những mặt hàng que hàn của Trung Quốc với giá rẻ mẫu mã đẹp - Công ty chưa chủ động tìm kiếm khách hàng chủ yếu công ty mới chỉ nhận đơn chào hàng và đáp ứng ghi trong chào hàng, mà ít tiếp xúc gặp gỡ trực tiếp khách hàng của mình. Vì thế công ty luôn bị động làm cho việc mở rộng thị trường của công ty khó khăn phụ thuộc nhiều vào phía khách hàng - Việc sản xuất kinh doanh của công ty còn có nhiều hạn chế , còn bị phụ thuộc nhiều vào nhà cung ứng vật tư, công nghệ sản xuất dây hàn so với thế giới còn lạc hậu,sản phẩm hỏng còn chiếm tỷ lệ cao, nên khó đáp ứng được nhu cầu ngày càng khó tính của thị trường quốc tế 3.Những nguyên nhân của những tồn tại trên 3.1. Những nguyên chủ quan Một là: Nước ta có lợi thế về nguồn nhân lực nhưng trình độ còn hạn chế, việc bảo vệ thương hiêụ cho sản phẩm không đảm bảo đặc biệt là mẫu mã chưa sản xuât theo chuẩn mực quy định làm giảm lòng tin từ phí khách hàng, dễ bị hàng nhái xâm nhập Hai là: Công ty đã có dây truyền sản suất công suất trên 7000tấn/ năm song sản phẩm có chất lượng chưa thể cạnh tranh được với thị trường quốc tế như những sản phẩm Que hàn của châu Âu, Trung Quốc điều đó làm cho sản phẩm công ty khó xâm nhập vào thị trường quốc tế Ba là: Hệ thống Marketing của công ty còn yếu kém chưa có đơn vị chuyên trách mà gộp vào phòng tiêu thụ, việc bán sản phẩm chủ yếu thông qua các hợp đồng đại lý do vậy bị phụ thuộc vào các đại lý và không nghiên cứu kỹ được thị trường điều này sẽ làm cho việc mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn. công tác tổ chức nghiên cứu dự báo thị trường chưa được chú trọng đúng mực Việc bán hàng của công ty còn phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài nên công tác tổ chức bán hàng của công ty còn chưa hợp lý 3.2. Những nguyên nhân khách quan - Mặc dù nhà nước đã có những chính sách ưu đãi nhưng bên cạnh đó nhà nước cũng gây những khó khăn cho công ty như việc tăng thuế giá trị gia tăng trong năm 2002 đã làm cho công ty gặp khó khăn, cùng với việc tăng thuế giá trị gia tăng thì giá nguyên vật liệu cũng tăng, giá xăng dầu tăng, giá thép tăng buộc công ty phải tăng giá que hàn bán ra gây khó khăn cho hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm - Các bạn hàng nước ngoài có những khó khăn lên việc mở rộng thị trường của công ty còn hạn chế như bạn hàng Myanmar do chính sách nhà nước chưa thông thoáng, tình hình chính trị ở đó có nhiều biến động lên quan hệ buôn bán với Myanmar còn gặp nhiều khó khăn - Chính sách thuế và các thủ tục hành chính của nhà nước đã có cải tiến và có tác động tích cực đối với ngành que hàn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Quy định về các mức thuế còn rờm rà, thủ tục miễn giảm thuế còn phức tạp - Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu tuy có nhiều song thực thi thì hạn chế, công tác nghiên cứu dự báo thị trường, hỗ trợ hoạt động xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu. - Các cơ quan như phòng thương mại và công nghiệp, đại sứ quán của Việt nam đặt tại các nước chưa phát huy được tối đa về vai trò cung cấp thông tin về thị trường đó và nơi giới thiệu sản phẩm của công ty với thị trường nước ngoài. Việt nam chưa có tổ chức cung cấp thông tin về các thị trường cụ thể như tổ chức JETTRO của Nhật Bản. - - Hoạt động của hiệp hội các nhà sản xuất que hàn chưa đạt được hiệu quả cao trong việc liên kết chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái Việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã ảnh hưởng lớn đến tình hình mở rộng thị trường quốc tế của công ty. Trong ngành sản xuất que hàn các doanh nghiệp phải đối mặt với các thách thức ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc một quốc gia đang chiếm thị phần lớn trên thị trường que hàn thế giới. Trung Quôc gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) sẽ làm cho mặt hàng que hàn của Trung Quốc khi xuất khẩu sang các nước thành viên trong WTO với giá rẻ hơn nhiều do được miễn thuế nhập khẩu, vì vậy đã ảnh hưởng lớn tới thị phần và sức cạnh tranh của que hàn xuất khẩu Việt Nam nói chung và que hàn của công ty nói riêng khi xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO Trong những năm tới nước ta gia nhập AFTA sẽ có tác động lớn đến nền công nghiệp nước ta nói chung và ngành sản xuất que hàn nói riêng. Sản phẩm của công ty sẽ phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm que hàn của các nươc trong khu vực và trên thế giới - Chính sách khoa học công nghệ và đào tạo cuả Nhà nước còn khiêm tốn. Chi phí cho nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ còn quá ít. Đối với ngành que hàn chưa được tổ chức các khoá đào tạo chuyên sâu chỉ, đào tạo về kỹ thuật và công nghệ cho ngành. Nhà nước chưa tạo điều kiện để ngành tiếp thu các ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới như công nghệ thiết kế que hàn. Ngoài ra công ty còn gặp khó khăn do sự biến động của cung cầu trên thị trường thế giới. Do nhu cầu thị trường thay đổi, các đơn đặt hàng thường đòi hỏi chất lượng cao, giao hàng nhanh. Các doanh nghiệp sản xuất que hàn ngày càng nhiều dẫn đến cung vượt quá cầu. Trong khi đó các thị trường tìm cách bảo hộ cho thị trường trong nước mình vì thế gây khó khăn cho hoạt động mở rộng thị trường của công ty que hàn. Trên đây là những đánh giá cơ bản về hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty nói riêng trên cả hai khía cạnh ưu nhược điểm. Các kết quả đạt được đã khẳng định vị thế của công ty trên thương trường, hướng đi đúng đắn của công ty trên cơ sở đó phát huy tối đa các lơị thế mà công ty có được để phát triển sản xuất kinh doanh hơn nữa. Chương III. Một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của Công Ty Que Hàn Điện Việt- Đức I. định hướng phát triển của công ty TRONG NĂM 2003 1. Nhận định tình hình của công ty: Sang năm 2003 tình hình cạnh tranh các sản phẩm que hàn trên thị trường sẽ diễn ra ngày càng gay gắt hơn, đặc biệt sự cạnh tranh của que hàn Trung Quốc. Bên cạnh giá nguyên vật liệu đầu vào của công ty sẽ có xu hướng tăng do ảnh hưởng của sự bất ổn nền chính trị thế giới, nhà nước sẽ vẫn giữ mức thuế nhập khẩu lõi que từ 0%-5% thì theo có thể công ty sẽ phải tăng giá bán que hàn do giá thành sản xuất tăng.Trong khi đó thị trường trong tiêu thụ que hàn trong nước có nguy cơ bị thu hẹp do sự đình trệ cuả ngành công nghiệp đóng tàu, đây sẽ là một khó khăn lớn đối với công ty. Từ các nhận định trên công ty cần có một định hướng phát triển thích hợp 2. Định hướng chung - Giữ vững thị trường hiện có mở rộng thêm thị trường mới để tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là lưu ý mở rộng thị trường quốc tế Mở rộng quy mô sản suất bằng việc đầu tư máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm mới Cải tiến và nâng cao chất lượng N46VD giữ vững ổn định chất lượng hiện sản phẩm hiện có. Đầu tư xây dựng hệ thống lò xấy điện đáp ứng yêu cầu xấy trong mọi điều kiện thời tiết . Hoàn thiện một số đơn phối liệu như S22, S7, N38 để giảm lượng tiêu hao thuốc bọc trong quá trình ép . Xây dựng chính sách bán hàng hợp lý kết hợp hài hoà giữa quyền lợi của người sản xuất với người tiêu dùng và trách nhiệm của người làm công tác bán hàng. Chủ động tìm nguồn cung ứng vật tư có chất lượng ổn định giá cả hợp lý đảm bảo nguồn vật tư ổn định đầu vào. Tiến tới xuất khẩu que hàn ra thị trường thế giới 200-300 tấn. Phấn đấu giảm chi phí giá thành 1-1,5%, phấn đấu thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên >= 1.900.000 đồng/người. 3. Định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu: Đường lối phát triển kinh tế xã hội mà Đại hội đảng làn thứ 8 đã đề ra là phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, khuyến khích tạo mọi điều kiện xuất khẩu trên cơ sở phát huy nội lực chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế. Dựa vào đường lối mà Đảng và nhà nước đã đưa ra, công ty đã đưa ra định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu của mình Dựa vào mục tiêu chiến lược của công ty phát triển các sản phẩm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Ngành que hàn không ngừng cần khẳng định quan điểm hướng về xuất khẩu. Công ty cần thực hiện xuất khẩu theo hướng đảm bảo chữ tín trong kinh doanh tăng khả năng cạnh tranh bằng giá cả chất lượng và các điều kiện vật chất khác, đảm bảo việc xuất sứ hàng hoá... Công ty có xu hướng củng cố và duy trì thị trường truyền thống Mianma đồng thời mở rộng sang châu Âu. Công ty cũng xác định thị trường iran, Lào, Hàn Quốc là những thị trường tiềm năng có nhiều triển vọng cần có chiến lược thâm nhập vào các thị trường này. Đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo kế hoạch kết hợp vơi sản xuất theo đơn đặt hàng, công ty thực hiện nhiều hợp đồng theo những mẫu yêu cầu của khách hàng. - Tiếp tục đầu tư chuyên sâu để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá để nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế - Nâng cao chất lượng sản phẩm thực hiện quy trình quản lý chất lượng hiện đại theo tiêu chuẩn ISO9001: 2000 để hoà nhập với khu vực và thị trường thế giới - Giữ vững và mở rộng thị trường hiện tại qua các đại lý phân phối mở rộng thị trường xuất khẩu sang Châu Âu, và các nước khác, tìm kiếm các thị trường tiềm năng bằng cách thúc đẩy chào hàng II. Một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty 1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 1.1.Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing Quốc tế Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển hoạt động marketing giữ vai trò ngày càng quan trọng quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của công ty, hoạt động marketing quốc tế ảnh hưởng đến mở rộng thị trường quốc tế của công ty Từ trước đến nay hệ thông marketing của công ty chưa được thành lập riêng biệt mà gộp vào phòng tiêu thụ, hoạt động marketing quốc tế rất mờ nhạt thiếu chủ động trong thời gian tới công ty cần có phòng chuyên trách về vấn đề marketing công ty cần thường xuyên trao đổi với các cơ quan ở nước ngoài như đại sứ quán Việt nam, các tham tán thương mại hay các chuyên gia ở nước ngoài để năm bắt được thông tin tìm hiểu thị trường để công ty có điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới 1.2 Tổ chức và thực hiện tốt khâu thiết kế sản phẩm Mặt hàng que hàn là mặt hàng chuẩn hoá do vậy công ty cần thực hiện đúng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 bên cạnh đó công ty cũng cần phải đáp ứng yêu cầu của khách theo đơn đặt hàng 1.3 .Đầu tư đổi mới hệ thống máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng mẫu mã Hệ thống máy móc thiết bị sản xuất trong công ty ngày được đổi mới song vẫn còn lạc hậu so với thế giới. Máy móc công nghệ lạc hậu sẽ làm cho chi phí sản xuất cao và giá thành sản phẩm que hàn sẽ cao, làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường 1.4 .Thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Tiết kiệm chi phí trong hoạt động sản xuât thể hiện ở các mặt sau: - Các bộ phận chức năng cần có sự trao đổi thống nhất trong việc nhận đơn đặt hàng về giá cả định mức nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất, các chi phí phát sinh để đảm bảo sản xuất có lợi nhuận cao - Thường xuyên rà soát lại định mức sử dụng nguyên vật liệu đặc biệt những nguyên vật liệu công ty cung ứng phải đảm bảo tiết kiệm - Chủ động khai thác vật tư trong nước nhằm thay thế dần một số nguyên vật liệu nhập ngoại, tích cực tìm kiếm thị trường cung ứng nguyên vật liệu trong nước để sản xuất que hàn - Tiết kiệm chi phí về xuất nhập khẩu, như chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho bãi - Thực hiện tốt quy định về thực hành tiết kiệm trong mua bán sử dụng vật tư , tiết kiệm về thời gian lao động, quản lý lao động, tiết kiệm điện nước, chi phí quản lý, chi phí hành chính 1.5 áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh Trong thời đại khoa học kỹ thuật đang bùng nổ, máy móc tự động làm giảm sức lao động tăng độ chính xác, công nghệ thông tin quản lý dữ liệu khai thác thông tin phân tích dữ liệu một cách chính xác. Khoa học kỹ thuật là nhân tố quan trọng quyết định thành công trong sản xuất. Khoa học công nghệ không những góp phần làm tăng năng suất, sản lượng của công ty mà quyết định chất lượng của sản phẩm. Đối với một số sản phẩm yêu cầu chất lượng cao phải có máy móc hiện đại nếu không công ty có thể sẽ mất các đơn hàng đó vì không đủ yêu cầu về công nghệ sản xuất. Công ty cần nắm bắt các thông tin về kỹ thuật công nghệ hiện đại để đầu tư áp dụng vào sản xuất kinh doanh tránh tình trạng nhập phải các công nghệ lạc hâụ 1.6.Đối với hệ thống phòng ban cần trang bị một số thiết bị thông tin nhằm quản lý phân tích dữ liệu và khai thác thông tin 1.7. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế 9001:2000 một cách có hiệu quả Để có thể thâm nhập thị trường nước ngoài thì sản phẩm của công ty cần đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế. - Duy trì nghiêm ngặt việc thực hiện để đảm bảo hệ thống chất lượng hoạt động có hiệu lực, thường xuyên đánh giá chất lượng nội bộ - Đầu tư và quan tâm tới việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội đối với người lao động. Vì đây là yếu tố quyết định đến việc mở rộng thị trường cho công ty nói riêng - Công ty cần tăng cường công tác đào tạo cán bộ công nhân viên thực hiện đúng các thủ tục có liên quan 1.8. Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vê xuất khẩu Lao động là yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên là công việc hết sức cần thiết. Để đào tạo cán bộ công nhân viên công ty có thể thực hiện thông qua các phương pháp sau - Gửi cán bộ trẻ đi đào tạo ở các trung tâm đào tạo cán bộ kinh doanh có uy tín trong và ngoài nước. Thông qua công tác đào tạo giúp họ nắm bắt và xử lý thông tin về thị trường, sản phẩm đồng thời củng cố nghiệp vụ trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu - Mở lớp đào tạo ngắn ngày về tiêu chuẩn chất lượng, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên kỹ thuật làm nhiệm vụ kiểm định chất lượng hàng hoá trước khi giao hàng - Đối với các nhân viên làm công tác xuất nhập khẩu cần tạo điều kiện thuận lợi để họ học tập nâng cao nghiệp vụ ngoại thương, trình độ ngoại ngữ - Tạo điều kiện cho cán bộ đi công tác để học tập trao đổi kinh nghiệm nắm bắt thị trường, tạo cơ hội cho họ tiếp cận các công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến - Đội ngũ cán bộ công nhân viên cần được đào tạo qua các khoá học nâng cao trình độ tay nghề đặc biệt là trước khi đưa máy móc, thiết bị sản xuất , dây truyền công nghệ mới vào sản xuất, hàng năm cần tiến hành kiểm tra tay nghề công nhân để phân loại lao động nhằm có kế hoạch bồi dưỡng - Công ty cần có chế độ khen thưởng kịp thời đối những ý tưởng mới khả thi, những phát minh sáng kiến của cán bộ công nhân viên, đồng thời cần kỷ luật nghiêm khắc đối với những hành vi gây thiệt hại đến công ty 2. Giải pháp từ phía nhà nước Hoạt động kinh doanh của công ty không những chịu tác động của yếu tố chủ quan bên trong doanh nghiệp mà nó còn chịu tác động của nhân tố khách quan. Vì vậy để hoạt động mở rộng thị trưỡng xuất khẩu của công ty đạt được kết quả thì không chỉ cần có các biện pháp về phía doanh nghiệp mà còn cần có sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi từ phía nhà nước 2.1 Hỗ trợ công ty mở rộng thị trường xuất khẩu: * Hỗ trợ cho nghiên cứu dự báo thị trường, cung cấp thông tin một cách chính xác, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường tiêu thụ không qua trung gian, nhà nước cần đưa ra các giải pháp để phát huy cao hơn nữa chức năng, hiệu quả hoạt động của phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, cơ quan tham tán thương mại của nước ta tại các nước. Hiện nay nước ta đã có các tham tán thương mại tại khoảng 30 nước trên thế giới. Như vậy cần phải tăng cường thêm các cơ quan tham tán, mặt khác hiện nay các cơ quan này vẫn chưa phát huy được chức năng của mình - Nhà nước cần có chính sách trợ giá cho các sản phẩm xuất khẩu của công ty trong những năm đầu nhằm khuyến khích công ty mở rộng thị trường xuất khẩu - Nhà nước cần có chính sách ưu tiên với hoạt động xuất khẩu, đơn giản hoá thủ tục hành chính, cho vay với lãi xuất thấp, giảm thuế giá trị gia tăng... Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nhập máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm mới 2.2 Chính sách đầu tư Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài sản xuất chiếm lĩnh thị trường Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu - Nhà nước cần đầu tư cho lĩnh vực phát triển công nghệ, đào tạo mục tiêu đưa sản phẩm ngành công nghiệp nói chung và ngành que hàn nói riêng, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước tiến đến xuất khẩu 2.3 Về các quy định xuất nhập khẩu, ổn định môi trường pháp lý Để khuyến khích xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty nhà nước nha nước cần có những giải pháp như : - Hoàn thiện hệ thống thuế xuất nhập khẩu Đề nghị bộ tài chính có các biện pháp tiếp tục cải thiện hệ thống thuế để khắc phục kịp thời những vướng mắc trong thực hiện thuế giá trị gia tăng, định hệ thống thuế, tạo điều kiện ổn định về môi trường pháp lý, đơn giản hoá thủ tục hành chính . Kết luận Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trong quá trình hội nhập, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, các doanh nghiệp phải có hướng đi đúng đắn tuỳ thuộc vào từng thời kỳ và đặc điểm của từng quốc gia. Mở rộng thị trường xuất khẩu đối với công ty là hướng đi phù hợp với yêu cầu của thời kỳ hiện nay. Hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu nói riêng bị ảnh hưởng mạnh mẽ của xu hướng này. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty những kết quả đã đạt được và những tồn tại bài viết đã đưa ra đưa ra một số giải pháp nhằm duy trì và đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công Ty Que Hàn Điện Việt- Đức trong thời gian tới. Đây là một số giải pháp mang tính chất gợi mở tới công ty, bài viết hy vọng rằng nó sẽ đóng góp một số ý kiến cho quá trình mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty trong thời gian tới. Trong thời gian thực tập tại công ty Que Hàn Điện Việt Đức em nhận thức được nhiều vấn đề về kinh nghiệm quản lý, về thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Điều đó đã giúp em gắn kết giữa cơ sở lý luận và thực tiễn để nhận thức một vấn đề toàn diện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Đàm Quang Vinh và các anh chị , chú bác cán bộ công ty đã giúp đỡ cho việc hoàn thành bài viết này Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo tình hình sản xuất tiêu thụ của công ty 2.Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Que Hàn Điện Việt- Đức 3.Giáo trình Kinh Doanh Quốc tế - Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế 4.Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương- Trường Đại Học Ngoại Thương. 5. Giáo trình Marketing Quốc tế - khoa Kinh Tế và Kinh Doanh Quốc Tế …… mục lục ChươngI : Những vấn đề lý luận về thị trường- xuất khẩu và hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu 3 I. Những vấn đề lý luận về thị trường 3 1. Thế nào là thị trường 3 2. Phân loại thị trường 4 3. Vai trò của thị trường đối với doanh nghiệp 5 II. Những lý luận về xuất khẩu 7 1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu 7 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 8 3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 15 4. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 21 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. 34 III. Khái niệm và vai trò của duy trì và mở rộng thị trường 36 1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá mở rộng thị trường 36 2. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu 37 3. Nội dung duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu 38 Chương II. Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công Ty Que Hàn Điện Việt -Đức 43 I. Giới thiệu về Công ty Que hàn điện Việt- Đức 43 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 43 2 Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Công Ty Que Hàn Điện Việt- Đức 46 3. Tổ chức quản lý của Công ty Que hàn điện Việt Đức: 47 4. Những mặt hàng công ty sản xuất 52 5. Thị trường tiêu thụ hàng hoá của Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức 52 6. Tình hình cạnh tranh đối với Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức. 53 7. Giới thiệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây 54 8. Quá trình nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 59 II. Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức 1. Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức trước xu thế toàn cầu hoá 61 2. Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức mở rộng thị trường xuất khẩu 61 III. Đánh giá chung về kết qủa hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công Ty Que Hàn Điện Việt - Đức 66 1.Những kết quả đạt được 66 2. Những mặt còn hạn chế 68 3.Những nguyên nhân của những tồn tại trên 69 Chương III Một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của Công Ty Que Hàn Điện Việt- Đức 72 I. định hướng phát triển của công ty trong năm 2003 72 1. Nhận định về tình hình của công ty 72 2. Định hướng chung phát triển công ty 72 3. Định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty 73 II. Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty 74 1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 74 2. Giải pháp từ phía nhà nước 77

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0073.doc
Tài liệu liên quan