Thị trường là lưng vốn lớn nhất của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Là một doanh nghiệp mà phần lớn sản phẩm dành cho xuất khẩu, thì thị trường trong nước là chỗ dựa vững chắc của Tổng công ty chè Việt Nam trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của mình.
Với tình hình như trên, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn với thị trường trong nước, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của Tổng công ty chè Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định.
78 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm tăng các thị phần trong nước của Tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơi nước (chè Nhật), hay hơi nóng (Liên Xô cũ), hay chần (nhúng vào nước sôi) để diệt men.
- Chè lục đặc sản (thập đại danh trà).
Tại Việt Nam, thời kỳ Pháp thuộc năm 1933, kỹ sư người Pháp Goubeaux đã đi sang Trung Quốc và Nhật Bản học làm chè xanh sao chảo, kiểu chè my và chè chần nhúng nước sôi của Nhật Bản sau đó triển khai tại Phú Hộ và Bảo Lộc. Thời kỳ 1957 - 1958, chè xanh hấp hơi nước nóng được chế biến tại nhà máy chè Hạ Hòa (trực thuộc Tổng công ty) theo công nghệ và thiết bị của Liên Xô. Ngoài ra, Tổng công ty còn làm chè Nhật cánh dẹt theo công nghệ chè hấp hơi nước nóng với thiết bị tự động hóa của Nhật Bản tại các nhà máy chè Sông Cầu, Mộc Châu, Bảo Lộc...
] Chè ô long (oolong tea)
Chè này thuộc loại lên men một nửa, đây là một loại chè đặc chủng của Trung Quốc, bao gồm 4 loại: Thuỷ tiên, Ô long, Thiết Quan Âm, Sắc chủng.
Việt Nam trước thời kỳ Pháp thuộc chưa biết làm chè ô long, chỉ có Hoa kiều đã mở xưởng làm chè ô long nhưng chất lượng kém tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Sau thời kỳ mở cửa, vào những năm 1993 trở đi, có các công ty Đài Loan vốn 100% tại miền Nam và miền Bắc đã sản xuất chè ô long bằng giống chè Đài Loan theo công nghệ và thiết bị của Đài Loan, trong đó có 2 nhà máy trực thuộc Tổng công ty là Trần Phú và Mộc Châu.
] Chè ướp hoa (Scented tea).
Chè này gồm có 3 loại:
- Chè xanh ướp hoa (scented tea) như các loại hoa nhài, chu lan, bạch lan, quế, bưởi, mễ lan. Việt Nam có chè đặc sản ướp hoa sen, loại này được sản xuất tại công ty cổ phần chè Kim Anh trực thuộc Tổng công ty chè Việt Nam.
- Chè đen ướp hoa (scented black)
- Chè ô long ướp hoa (scentedoolong) như hoa quế Thiết quan âm, hoa thụ lan gọi là Thụ lan sắc chủng, hoa nhài (Jasmine oolong).
Sản phẩm của Tổng công ty chè Việt Nam ngoài các loại chè hoa (ướp tươi) như nhài, sen, ngâu, sói... còn có các loại chè hương khô, hương liệu bao gồm hồi, quế, phá cố chỉ, thìa là ... được trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định. Các loại chè hương có tiếng vang từ khi Tổng công ty chè Việt Nam còn là Liên hiệp các xí nghiệp công nông chè Việt Nam đó là Thanh Tâm, Hồng Đào, Ba Đình, Đồng Xuân ... nhưng đến bây giờ cũng không còn được ưa chuộng nữa.
] Sản phẩm mới.
Gồm các loại sau đây:
- Chè hòa tan hay tinh thể (instant tea, tea powder, soluble tea)
- Chè pha sẵn (RFD = ready for drink) ở thể lỏng, uống ngay như chè đóng lon hay chai (chè ô long, chè mật ong ...)
- Chè túi (tea bag) là loại chè đen, chè xanh cắt nhỏ đóng trong túi giấy lọc đặc biệt, khi pha uống không dùng ấm chè truyền thống.
- Chè dược thảo (herbal tea) gồm có chè trộn thêm các dược liệu thuốc bắc
Việt Nam sau thời kỳ mở cửa đã nhanh chóng tiếp cận với các loại chè hiện đại. Chè túi đã được phát triển nhanh chóng trong những năm 1993 - 1995 tại Hà Nội, Lâm Đồng với các sản phẩm chè đen, chè xanh được ưa chuộng của Tổng công ty chè Việt Nam như chè Kim Anh, chè Rồng Vàng, chè Tiến Đạt...
Có thể xem xét cơ cấu sản phẩm nội tiêu chính của Tổng Cty qua bảng 9.
Bảng 9 : Cơ cấu sản phẩm nội tiêu của Tổng công ty chè Việt Nam.
Đơn vị : tấn
Sản phẩm
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
So sánh
1999/1998
So sánh
2000/1999
Chè đen túi nhúng
315
400
428
26,98
7
Chè xanh :
- Túi nhúng
- Ướp hương
1000
600
600
-40
0
200
300
315
50
5
800
300
285
-62,5
-5
Chè ô long
345
123
120
-64,35
2,44
Chè hòa tan
-
-
2
-
-
Tổng cộng
1660
1123
1150
-32,35
2,4
(Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam)
Trong bảng chỉ thống kê 4 loại sản phẩm nội tiêu chính của Vinatea Corp. Ngoài ra còn có một số loại thành phẩm nữa như là chè ép bánh thì hiện nay Tổng công ty không còn sản xuất, một số loại chè pha sẵn đóng chai đang được nghiên cứu để triển khai trong thời gian tới.
Chè túi nhúng được Tổng công ty chính thức sản xuất vào năm 1994. Khi đó loại chè này đã bắt đầu được ưa chuộng ở Hà Nội và Lâm Đồng. Những năm gần đây, do tính tiện lợi trong sử dụng của nó mà chè túi ngày càng phát triển nhanh về chủng loại cũng như số lượng tiêu thụ. Trong suốt 3 năm 1998, 1999 và 2000, số lượng chè túi tiêu thụ của Tổng công ty không ngừng gia tăng. Năm 1999, mặc dù chè nội tiêu giảm 32,35% so với năm 1998, nhưng số lượng chè túi tiêu thụ lại gia tăng đáng kể, cụ thể là chè đen túi nhúng tăng 26,98%; chè xanh túi nhúng tăng tới 50%.
Năm 2000, số lượng chè túi tiếp tục tăng, tuy không tăng nhanh như năm 1999 nhưng về chất lượng và chủng loại thì lại được cải thiện rõ rệt với 12 mặt hàng mới. Có thể thấy là loại chè này của Tổng công ty đang được thị trường chấp nhận do phù hợp với thị hiếu hiện nay là nhanh gọn và tiện dụng. Bên cạnh đó, chè túi của Tổng công ty có các loại như hương sen, hương nhài, hương ngâu, đều là những hương vị truyền thống của người Việt Nam dùng để ướp chè, do đó nếu có những chính sách hợp lý thì loại sản phẩm này có thể thu hút cả những khách hàng là người lớn tuổi chứ không chỉ là giới trẻ.
Cùng với sự gia tăng của chè túi thì sản phẩm chè ướp hương của Tổng công ty lại giảm đi rõ rệt. Năm 1999 giảm tới 62,5% so với năm 1998, năm 2000 giảm 5% so với năm 1999. Nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ ướp chè thời gian gần đây của Tổng công ty không còn được tốt như trước, máy móc thiết bị đã lạc hậu, ngoài ra cũng còn do nguyên liệu đầu vào chất lượng không cao nên chè không được nước. Trong khi đó người tiêu dùng lại rất thích chè có mùi hương tự nhiên và phải có nước xanh. Tổng công ty nên có những biện pháp cần thiết để khắc phục tình trạng này bởi vì trước đây, mặt hàng này có số lượng tiêu thụ rất lớn, đồng thời mặt hàng này cũng được xem như là cầu nối giữa Tổng công ty với những khách hàng uống chè theo kiểu truyền thống. Nếu không duy trì được nó, thì vô hình chung Tổng công ty đã tạo lợi thế cho các đối thủ cạnh tranh.
Chè ô long mà Tổng công ty sản xuất chủ yếu là những loại chè mang tính chất chữa bệnh, giải nhiệt. Gần đây, các công ty dược phẩm sản xuất rất nhiều những loại chè này, tất nhiên họ có lợi thế hơn Tổng công ty bởi vì lĩnh vực kinh doanh của họ là về dược phẩm nên rất có uy tín. Điều đó cũng giải thích vì sao mà số lượng chè ô long tiêu thụ của Tổng công ty liên tục giảm đi. Đối với mặt hàng này, chỉ nên duy trì để làm phong phú chủng loại hoặc phải có hình thức phân phối khác phù hợp.
Trong số 12 mặt hàng mới mà Tổng công ty đưa ra thị trường vào năm 2000, có 5 loại chè hòa tan với các hương vị chanh, dâu, táo, cam, gừng. Những loại này có cùng phương pháp chế biến như chè Nestea của Tetley. Đây là một bước tiến của Tổng công ty trong việc đáp ứng nhu cầu của giới trẻ. Tuy mới chính thức có mặt trên thị trường từ tháng 10 năm 2000, nhưng ước tính cuối năm 2000, con số tiêu thụ đã là 2 tấn. Sản phẩm này, thứ nhất là làm phong phú chủng loại chè nội tiêu của Tổng công ty, thứ hai là nó thể hiện sự thích nghi với nhu cầu biến đổi đa dạng của thị trường.
Không phải tất cả các loại chè trên đây của Tổng công ty đều được người tiêu dùng biết tới. Thường chỉ có một số loại được tiêu thụ với số lượng lớn và trên phạm vi rộng, chẳng hạn như các sản phẩm của công ty cổ phần chè Kim Anh, nhà máy chè Sông Cầu.
Trong những năm gần đây, do việc Vinatea Corp xuất khẩu cả thành phẩm ra thị trường nước ngoài, nên bên cạnh việc mở rộng chủng loại, nâng cao chất lượng còn có cả những cải tiến về bao bì đóng gói.
Ngày nay, đối với nhiều người làm marketing, bao bì được xem như biến cơ bản thứ 5 ngang hàng với giá cả, sản phẩm, địa điểm và khuyến mãi. Bao bì có thể đóng vai trò thứ yếu đối với mặt hàng này và đóng vai trò chủ yếu đối với mặt hàng khác.
Sản phẩm chè sử dụng bao bì như một phương tiện bảo quản là chính vì mặt hàng này có đặc tính là dễ hút ẩm, hút mùi lạ, dễ mốc. Hiện nay, Tổng công ty đang sử dụng một số loại bao bì chủ yếu: loại túi nhúng, loại hộp nilon, loại hộp cartoon tráng kim loại, loại hộp kim loại ... khi vận chuyển sẽ được đóng vào các thùng cartoon lớn và chứa trong container nếu để xuất khẩu.
Nhìn chung, các loại bao bì mà Tổng công ty đang sử dụng đã thực hiện tốt chức năng bảo quản, đồng thời cung cấp đủ những thông số cần thiết như nơi sản xuất, thành phần, cách sử dụng, hạn sử dụng, đăng ký chất lượng ... Tuy nhiên, Tổng công ty chưa có những nghiên cứu sâu về thị hiếu người tiêu dùng đối với cách bao gói sản phẩm. Cụ thể là từng nhóm khách hàng mục tiêu mong muốn bao bì phải như thế nào. Điều này rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Một vấn đề nữa là biểu tượng của Tổng công ty không được in trên khá nhiều sản phẩm, còn những sản phẩm có đầy đủ biểu tượng trên bao bì thì thường chỉ giống nhau về hình dáng chứ không thống nhất về màu sắc, làm mất đi lợi thế của biểu tượng.
2.3. Hoạt động phân phối.
Vấn đề tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm gì, với giá bao nhiêu mà còn là đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào? Đây chính là chức năng phân phối của marketing. Chức năng này được thực hiện thông qua mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Để đảm bảo được tính hiệu quả của hoạt động phân phối thì tùy từng loại sản phẩm (hàng tiêu dùng thiết yếu, hàng xa xỉ, hàng mau hỏng ...) cũng như tùy theo quy mô của doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ) mà có hệ thống phân phối phù hợp.
So với hoạt động xuất khẩu, thì hoạt động tiêu thụ trong nước của Tổng công ty chè Việt Nam có quy mô rất không đáng kể. Chính vì thế mà hệ thống kênh phân phối Tổng công ty đang sử dụng tương đối đơn giản và chưa được quan tâm tới tính hiệu quả của nó.
Sau khi xóa bỏ bao cấp, Vinatea Corp gặp phải nhiều khó khăn trong khâu phân phối sản phẩm. Trước kia, phân phối chỉ đơn giản là miễn sao đưa được sản phẩm tới các cửa hàng mậu dịch, bách hóa, còn thì chậm trễ tới đâu người ta cũng vẫn phải mua.
Khách hàng bây giờ được coi trọng hơn, họ có quyền lựa chọn sản phẩm mà mình cần, ở những nơi mà họ có thể mua một cách nhanh chóng nhất, với giá cả hợp lý nhất. Chính vì vậy mà hoạt động phân phối phải tạo điều kiện cho việc tiêu thụ của các đại lý được thuận lợi, nhưng Vinatea Corp chưa làm được điều này.
Ban đầu, những xí nghiệp trực thuộc tập trung sản phẩm về các kho chứa của Tổng công ty. Sau đó, Tổng công ty sẽ trực tiếp phân phối sản phẩm về tất cả các đại lý và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Từ các đại lý và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm này, sản phẩm của Vinatea Corp sẽ được phân phối tới những người bán lẻ và các siêu thị. Người tiêu dùng cuối cùng có thể mua sản phẩm của Tổng công ty chè Việt Nam từ những người bán lẻ, từ các siêu thị hoặc từ các đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra, chỉ có hai đơn vị thành viên cũng có thể tự phân phối sản phẩm của mình, đó là xí nghiệp chè Sông Cầu và công ty cổ phần chè Kim Anh.
Số lượng đại lý hiện nay của Vinatea Corp là 16 đại lý trên toàn quốc, một con số quá ít đối với một Tổng công ty, trong khi sản phẩm kinh doanh lại là hàng tiêu dùng. Trong số đó thì 7 đại lý ở thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam là mang lại nhiều doanh thu nhất (45% doanh số của chè nội tiêu) chứng tỏ khu vực này rất có tiềm năng. Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhu cầu rất lớn (8000 tấn vào năm 2000), nhưng Tổng công ty lại chưa hề có đại lý tại đây, sản phẩm có mặt phải qua nhiều người bán buôn, do đó giá cả cao hơn gây ảnh hưởng không tốt tới tình hình tiêu thụ.
Bảng 10 : Tình hình tiêu thụ ở các đại lý của Tổng công ty chè Việt Nam.
Năm 2000
Tên khu vực
Số đại lý
% doanh số
Hà Nội
2
17
Hải Phòng
3
18
TPHCM & khu vực phía nam
7
45
Thái Bình
2
15
Hà Tây
2
5
Tổng số
16
100
(Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam)
Có thể thấy là các đại lý của Tổng công ty phân bố không đều, chỉ có ở một số tỉnh và thành phố lớn và không mang tính chất độc quyền. Bên cạnh những sản phẩm của Tổng công ty, họ còn nhận làm đại lý cho các hãng cạnh tranh khác như Ladotea, Lipton ... Mặt khác các đại lý này đa số là không có đầy đủ hoặc phần lớn sản phẩm của Tổng công ty, chính vì thế khi khách hàng cần tới sản phẩm của Vinatea Corp mà đại lý không có đủ thì đó lại là cơ hội cho các sản phẩm cạnh tranh khác.
Hạn chế này ở các đại lý có một nguyên nhân chung nhất, theo họ đó là không bán được hàng, tức là hiện tại, họ chỉ nhận một số mặt hàng mà người tiêu dùng biết tới và dễ bán. Như thế, nguyên nhân sâu xa đằng sau đó chính là do phía Tổng công ty đã không có những chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm tới công chúng, kể cả những sản phẩm mới. Bây giờ người ta biết tới Tổng công ty chè Việt Nam chỉ qua những nhãn hiệu khá quen thuộc như Kim Anh hay là Sông Cầu. Hiện tại chỉ có hai cửa hàng giới thiệu sản phẩm (một ở Hà Nội và một ở thành phố Hồ Chí Minh) là có đầy đủ tất cả các chủng loại sản phẩm nội tiêu của Tổng công ty.
Ngoài ra, Tổng công ty còn có đại lý ở một số nơi khác như Thái Bình, Hà Tây, nhưng cũng giống như các đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở Hà Nội, lượng tiêu thụ ở đây không đáng kể.
Quá trình phân phối sản phẩm của Tổng công ty có thể được mô tả theo sơ đồ sau trang 55.
Nhìn vào sơ đồ phân phối này có thể thấy được một số hạn chế. Điều có thể thấy rõ nhất đó là việc các đơn vị thành viên không tham gia vào phân phối sẽ gây khó khăn cho chính họ trong việc điều chỉnh sản xuất để phản ứng kịp thời với những thay đổi nhu cầu của thị trường, họ luôn phải phụ thuộc vào chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty.
Thực có một số giao dịch mà Tổng công ty có thể tự thực hiện. Chẳng hạn như làm hợp đồng trực tiếp với các siêu thị. Siêu thị là nơi mà sản phẩm có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hiệu quả nhất. Nếu sản phẩm của Tổng công ty được phân phối trực tiếp tới các siêu thị mà không phải qua trung gian là các đại lý, thì giá bán sẽ không cao hơn các cửa hàng bên ngoài, nhờ vậy mà có thể khuyến khích tiêu thụ theo kênh này.
Hiện nay tình hình cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu rất gay gắt, do đó, các hợp đồng xuất khẩu thường được Tổng công ty ưu tiên giải quyết trước, nhiều khi làm chậm trễ cho khâu phân phối sản phẩm trong nước. Nhất là ở những vùng nông thôn xa xôi, để tới được người bán lẻ cho người tiêu dùng cuối cùng thì sản phẩm của Vinatea Corp phải qua nhiều khâu trung gian vòng vèo, vì thế, một mặt giá cả rất khó kiểm soát, mặt khác, người tiêu dùng lại không tin tưởng vào chất lượng sản phẩm.
Người tiêu dùng
Đại lý tại Miền Nam
Đại lý tại Miền Bắc
VINATEACORP
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Người bán lẻ
Siêu thị
Sơ đồ hệ thống phân phối của Tổng công ty chè Việt Nam
Việc số lượng đại lý quá ít và phân bố không đều, hơn nữa, Tổng công ty cũng không có bất kỳ chính sách khuyến khích nào khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm chậm, đồng thời cũng khó có thể thu thập thông tin phản hồi của thị trường từ họ.
Sản phẩm nội tiêu của Tổng công ty chè Việt Nam hiện đang có lợi thế là phong phú về chủng loại, nhưng lợi thế này không được thể hiện qua hoạt động phân phối, vậy là Tổng công ty đã không tận dụng được thế mạnh của mình.
2.4. Xúc tiến hỗn hợp.
Marketing hiện đại đòi hỏi nhiều thứ hơn chứ không chỉ có phát triển sản phẩm, định giá cho sao cho có sức hấp dẫn, và tạo điều kiện cho các khách hàng mục tiêu có thể tiếp cận được nó. Một doanh nghiệp năng động luôn ý thức được vai trò của xúc tiến hỗn hợp, đặc biệt là trong tính chất cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường thì vai trò của xúc tiến hỗn hợp càng quan trọng hơn nữa.
Xúc tiến hỗn hợp bao gồm 5 công cụ khác nhau (là quảng cáo, khuyến mại, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp và quan hệ công chúng) nhưng không phải tất cả chúng đều cho hiệu quả như nhau khi áp dụng đối với sản phẩm cụ thể mà doanh nghiệp kinh doanh. Một công cụ nào đó có thể rất quan trọng đối với sản phẩm này nhưng lại chẳng cần thiết đối với sản phẩm kia và ngược lại. Chính vì thế, các doanh nghiệp thường thực hiện phân bổ ngân sách xúc tiến hỗn hợp giữa các công cụ, sử dụng công cụ này hỗ trợ cho công cụ kia một cách hợp lý và có hiệu quả.
Đứng trên phương diện là một doanh nghiệp xuất khẩu thì hình thức xúc tiến hỗn hợp phù hợp hơn cả đối với Vinatea Corp chính là tham gia hội chợ. Đây là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, là cơ hội tiếp xúc với khách hàng.
Thời gian qua, Tổng công ty đã tham gia các hội chợ khá đầy đủ, trung bình một năm khoảng 7 - 8 hội chợ. Thông qua đó, Tổng công ty đã ký được nhiều hợp đồng có giá trị lớn, đồng thời cũng học hỏi được kinh nghiệm làm ăn của các doanh nghiệp cùng ngành.
Quảng cáo là một công cụ được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhất. Cho đến nay, chưa có một phương pháp nào đo lường được chính xác hiệu quả của quảng cáo nhưng có một điều không thể phủ nhận, đó là kinh doanh hiện đại khó có thể thiếu được sự hỗ trợ của quảng cáo.
Đối với thị trường trong nước, Tổng công ty đã tiến hành quảng cáo trên một số báo và tạp chí, tuy nhiên mang tính chất không thường xuyên và nội dung thông điệp chỉ đề cập chung chung tới Tổng công ty hoặc một số ít sản phẩm. Quảng cáo trên truyền hình thì hoàn toàn bị Tổng công ty bỏ qua, mặc dù đây là một phương tiện quảng cáo rất hữu hiệu vì nó kết hợp được cả hình ảnh, màu sắc và âm thanh. Quảng cáo trên radio có thể giúp sản phẩm xâm nhập tới những vùng nông thôn xa xôi nhưng cũng không được Tổng công ty thực hiện.
Không những ngân sách dành cho xúc tiến hỗn hợp rất hạn hẹp, mà giữa các công cụ xúc tiến còn không có được sự phối hợp hài hòa, hỗ trợ lẫn nhau. Chẳng hạn như quảng cáo và khuyến mại có thể trợ giúp đắc lực cho việc tung sản phẩm mới ra thị trường. Đáng tiếc là trong năm 2000, Tổng công ty đã không thực hiện như vậy đối với các sản phẩm mới của mình, khiến cho người tiêu dùng không biết tới, làm mức tiêu thụ chậm, bỏ lỡ mất lợi thế ban đầu của những sản phẩm này đó là tính mới lạ
Xúc tiến hỗn hợp không chỉ quan trọng đối với hoạt động tiêu thụ trong nước của Tổng công ty, mà nó còn đang là sự đe dọa từ phía các đối thủ cạnh tranh. Quan tâm tới hoạt động này không chỉ là để kích thích tiêu thụ mà còn để nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường nội địa.
2.5. Cạnh tranh.
Cạnh tranh hiện nay đang là một vấn đề nổi cộm đối với Tổng công ty chè Việt Nam không chỉ là trên thị trường xuất khẩu mà còn cả ở thị trường trong nước.
Nếu như cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu là cạnh tranh về giá cả và chất lượng, thì cạnh tranh trên thị trường nội địa là về các hình thức xúc tiến.
Tại Việt Nam, sau thời kỳ đổi mới từ những năm 1995 trở đi, đã xuất hiện những phòng trà kiểu văn hóa chè hiện đại đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, bán các loại chè túi nhúng Kim Anh, Thăng Long xanh và đen, Tiến Đạt, Rồng Vàng ... lúc đó đang được ưa dùng tại cả miền Bắc và miền Nam, vì dễ bảo quản, sử dụng tiện lợi, nhanh chóng, lịch sự và văn minh.
Gần đây có sự cạnh tranh gay gắt về thị phần của các nhãn hiệu chè khác nhau trong thị trường đồ uống dành cho thế hệ trẻ. Đầu tiên là công ty chè Lipton, với các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, phòng trà tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, bán các loại chè túi nhãn màu vàng. Lại mới có thêm công ty chè Dilmah, đang mở rộng mạng lưới tiêu thụ các loại chè túi vị hoa quả, nhãn hiệu màu xanh lam rất được giới thanh niên hâm mộ. Các cửa hàng này gọi là Phòng trà của thế hệ mới, với đặc điểm là bán các loại chè vụn túi lọc pha nhanh uống nhanh, khác cách uống chè rời pha từng ấm với nước sôi, ngấm dần pha tới vài nước.
Chè đen túi nhúng của Lipton và Dilmah đang được thế hệ trẻ Hà Nội rất ưa thích, uống với đá, một ít đường và một lát chanh. Các phòng trà này lúc nào cũng đông khách, toàn thanh niên.
Trước đây đã có một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa Lipton và Dilmah. Nhưng cuối cùng ưu thế lại có phần nghiêng về Dilmah sau khi sản phẩm này được định giá lại cao hơn gấp hai lần khi mới xuất hiện ở Việt Nam.
Các cửa hàng chè Dilmah mọc lên nhanh chóng ở Hà Nội, cùng với chè Lipton đã chiếm thị phần ngày càng tăng của chè túi, trong khi đó, chè túi nhúng của Kim Anh, Thăng Long ... gần như lu mờ, vắng bóng. Các cửa hàng này ngoài chè ra, còn bán các thức ăn nhanh - fast food, cocktail, cà phê ...
Nói về các hoạt động xúc tiến hỗn hợp thì rõ ràng là Vinatea Corp không bằng các đối thủ cạnh tranh của mình. Lipton và Dilmah là những công ty có tiềm lực tài chính rất lớn, các hoạt động mà họ thực hiện đều được đầu tư một cách hợp lý. Vốn đối với Tổng công ty chè Việt Nam chỉ là một vấn đề, bởi vì ngân sách cho hoạt động marketing gần như không có, nhưng điều quan trọng là các ý tưởng nhằm khuyến khích tiêu thụ trong nước đều chỉ được thực hiện một cách dở dang. Chẳng hạn như phòng văn hóa trà của Tổng công ty còn xuất hiện trước cả những phòng trà thế hệ mới của Dilmah, nhưng bây giờ có cũng chỉ tương tự như một cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Mặc dù mới chỉ có những loại chè hương hoa quả của Lipton và Dilmah trong thời gian gần đây, nhưng khách hàng có thể mua ở bất cứ đâu, chứng tỏ hoạt động phân phối của họ thực hiện cũng tốt hơn Tổng công ty, và lại được các chiến dịch quảng cáo hỗ trợ rất nhiều.
Năm 2000 vừa qua, một trong những sản phẩm mới của Tổng công ty chè Việt Nam đó là chè Teavina. Loại chè này được chế biến theo công nghệ chè mảnh CTC hiện đại cũng giống như chè Lipton và Dilmah, đóng túi lọc bằng máy tự động. Theo như ý kiến đánh giá của một số chuyên gia, thì Teavina có chất lượng không thua kém gì các nhãn hiệu chè khác cùng loại, nhưng để có được một vị trí như Lipton hay Dilmah hiện nay trên thị trường Việt Nam thì không phải chuyện dễ. Giới trẻ họ đến với Lipton không chỉ đơn giản là để uống trà, mà là uống trà của một nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới, cũng như vậy, họ uống trà Dilmah còn là vì sự trẻ trung mà nhãn hiệu màu xanh đó mang lại cho thế hệ mới.
Không phải chỉ có Lipton và Dilmah độc chiếm trên thị trường, mà cũng có một số cửa hàng kinh doanh các sản phẩm chè của Việt Nam rất thành đạt, nhưng số lượng không nhiều và chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định.
Hà Nội hiện nay chưa có những cửa hàng bán chè quy mô tầm cỡ như các cửa hàng Tiến Đạt, Trâm Anh, Tâm Châu, Quốc Thái ... tại thành phố Bảo Lộc, được gọi là thành phố chè của miền Nam, vì riêng huyện Bảo Lâm đã có tới 11000 ha chè, bằng diện tích chè của cả tỉnh Thái Nguyên. Họ có nhiều biện pháp thu hút khách hàng, như có bãi đậu xe rộng rãi, thuận tiện ngay cạnh cửa hàng. Đặc biệt hơn, hãng chè Trâm Anh còn khuyến mại bằng cà phê miễn phí suốt mấy năm nay, trong thời gian họp đại hội công nhân viên tháng 6 năm 2000 vừa qua tại Lâm Đồng, cửa hàng này lúc nào cũng đầy kín khách. Hãng chè Tâm Châu có bãi đậu xe rộng rãi, không gian hiện đại, sạch sẽ, thoáng đãng, luôn luôn có nhạc cổ điển ... rất thuận tiện cho khách sau một chuyến du lịch dài và mệt mỏi từ thành phố Hồ Chí Minh lên Đà Lạt. Trong gian hàng rộng rãi trang trí đẹp, ngoài chè ra còn bán cà phê, đồ lưu niệm ... Trong một góc gian hàng, có những thông tin về sản xuất và văn hóa chè trên thế giới và trong nước. Ngoài sân thoáng đãng, dưới một dàn hoa dây leo, có bày những bàn bán nước giải khát và triển lãm các dòng chè TB 14 và LĐ 97 của Trung tâm nghiên cứu chè Lâm Đồng. Bức tường rộng ngoài cửa, giới thiệu dòng thác Dambri nổi tiếng của Bảo Lộc như làm cho khách hàng được hòa mình vào thiên nhiên xinh đẹp của Đà Lạt để thưởng thức hương vị đất trời hòa quyện trong tách trà của thành phố chè phương Nam.
Cửa hàng Tâm Châu nêu trên, đã có một ngày bán được hơn 30 triệu đồng cho du khách từ thành phố Hồ Chí Minh lên. Thực tế là hiện nay ở miền Bắc chưa đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và kinh nghiệm phát triển nhanh chóng của các cửa hàng chè nói trên nên chưa thu hút được nhiều khách hàng ngay tại thị trường chè Hà Nội.
Nếu như giới trẻ bây giờ uống chè theo trào lưu của thế giới công nghiệp phương Tây hiện đại, uống chè túi tan nhanh pha đường thêm lát chanh và nước đá, thì lớp người lớn tuổi vẫn trung thành với cách uống chè truyền thống. Nghệ thuật pha trà của người Việt Nam trước đây đã tinh tuý tới mức ướp trà trong đóa hoa sen trên đầm, rồi pha bằng nước lấy từ sương đọng trên lá sen. Tất cả những điều này lý giải vì sao những chiến dịch quảng cáo, khuyến mại của Lipton, Dilmah hay Tetley đều nhằm vào giới trẻ, còn những người lớn tuổi thì vẫn ưa chuộng chè mạn được chế biến thủ công hơn.
Có thể thấy, khẩu vị uống chè của các tầng lớp đang thay đổi theo tâm lý, theo thu nhập và mức sống, theo từng lứa tuổi. Vì vậy, đối với Tổng công ty chè Việt Nam nói riêng và đối với ngành chè Việt Nam nói chung, thì cạnh tranh không chỉ đơn thuần là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, có mẫu mã đẹp, mà còn phải làm sao để đưa sản phẩm đó tới với khách hàng và thu hút khách hàng tìm đến sản phẩm.
II. Đánh giá hoạt động marketing của Tổng công ty chè Việt Nam trong thời gian qua.
1. Đối với thị trường nước ngoài.
Là một doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu trong ngành chè Việt Nam, Tổng công ty chè Việt Nam luôn luôn coi trọng những hoạt động marketing đối với thị trường nước ngoài.
Số lượng bạn hàng xuất khẩu của Tổng công ty rất nhiều, trong đó có những thị trường từ lâu đã tiêu thụ rất nhiều chè của Tổng công ty, nhưng cũng có những thị trường chỉ mới xâm nhập trong thời gian gần đây.
Để thuận tiện trong việc làm ăn với các bạn hàng lớn, Tổng công ty chè Việt Nam đã đặt một số văn phòng đại diện ở Matxcova và ở Luân Đôn. Việc tồn tại những văn phòng đại diện này làm cho việc giao dịch, ký kết hợp đồng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ngoài ra, văn phòng đại diện tại Luân Đôn còn có nhiệm vụ là phải tham gia vào trung tâm đấu giá ở đây để học hỏi kinh nghiệm phục vụ cho việc xây dựng trung tâm đấu giá chè sắp tới ở Việt Nam.
Trong những năm qua, Tổng công ty đã nghiên cứu thăm dò nhu cầu thị trường để hỗ trợ cho công tác xuất khẩu. Chẳng hạn, nghiên cứu về thị hiếu tiêu dùng ở các thị trường khác nhau cho Tổng công ty những đặc điểm của khách hàng ở các thị trường đó, giúp định hướng xuất khẩu tốt hơn.
Đối với những thị trường khó xâm nhập, Tổng công ty có những chính sách thỏa đáng (phần trăm hoa hồng) cho các trung gian, môi giới để ký kết được các hợp đồng, đồng thời tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài.
Nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới rất lớn, trong khi đó xuất khẩu chè của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 2%. Qua nghiên cứu nhu cầu thị trường cùng với khả năng của mình, Tổng công ty đã hoạch định được thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng cho tương lai để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của ngành chè Việt Nam.
2. Đối với thị trường trong nước.
Cuối năm 1999, bộ máy tổ chức của Tổng công ty chè Việt Nam xuất hiện thêm một phòng mới, đó là phòng thị trường. Nếu rà soát lại tất cả các phòng ban của Tổng công ty thì có thể thấy phòng thị trường được xem như có chức năng gần với marketing nhất.
Trong các phòng ban, thì 5 phòng kinh doanh hoạt động tương đối độc lập. Bên cạnh những việc ký kết hợp đồng, thì họ phải kiêm luôn cả công tác marketing, chủ yếu đối với thị trường xuất khẩu. Phòng kinh doanh chè nội tiêu có hoạt động một thời gian, nhưng sau đó do chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng công ty trong thời gian gần đây nên việc tiêu thụ ở thị trường trong nước không thuộc trách nhiệm của riêng phòng nào.
Khi nhận thấy tầm quan trọng của thị trường trong nước, thì việc thành lập phòng thị trường giống như một giải pháp tình thế. Song với số lượng nhân sự chỉ có 4 người, thì việc đảm nhận chức năng marketing cho một Tổng công ty như Vinatea Corp quả là nặng nề, dù chỉ là những hoạt động marketing đối với thị trường trong nước.
Thực tế sau một năm hoạt động, phòng mới chỉ thực hiện tham gia hội chợ và quảng cáo. Những hoạt động này thường không có kế hoạch cụ thể và cũng chưa được hạch toán chi phí. Công việc thường xuyên nhất mà phòng đảm nhận đó là theo dõi sự biến động của giá chè trên thế giới.
Đối với thị trường trong nước thì chức năng nghiên cứu marketing chỉ mang tính chất bị động. Tức là khi nhận thấy một sản phẩm cạnh tranh nào đó đang rất được ưa chuộng trên thị trường, thì Tổng công ty chỉ đạo Viện nghiên cứu chè để chế biến ra một sản phẩm mới cùng loại, rồi tung ra thị trường mà không kèm theo bất kỳ một chương trình quảng cáo hay khuyến mại nào, khiến cho mức tiêu thụ không lớn.
Từ khi thành lập, Tổng công ty đã có ý tưởng tiếp cận với thị trường trong nước bằng cách tổ chức một phòng văn hóa trà ngay cạnh cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội. Nhưng phòng văn hóa trà này tồn tại chỉ là hình thức, vì trong thực tế, hầu như không có khách tới đây. Nguyên nhân là do chưa được tổ chức tốt, thêm vào đó, việc dồn hết nỗ lực cho thị trường xuất khẩu làm cho hoạt động của phòng bị mai một đi sau một thời gian dài không được quan tâm.
Tóm lại, có thể nói rằng, hoạt động marketing mà Tổng công ty thực hiện đối với thị trường trong nước chưa được phong phú và không mang tính chất hoàn chỉnh, do đó chưa khuyến khích được tiêu thụ trong nước.
Chương III
Một số giải pháp cho vấn đề tiêu thụ trong nước của Tổng công ty chè Việt Nam.
I. Tóm tắt những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với thị trường trong nước.
Thông qua tình hình sản xuất kinh doanh trong nước của Tổng công ty chè Việt Nam được phân tích trong chương II, có thể rút ra một số thuận lợi và khó khăn chủ yếu sau đây:
] Thuận lợi:
- Thuận lợi lớn nhất của Tổng công ty chè Việt Nam là tiềm năng của thị trường trong nước rất lớn và nhu cầu đang ngày càng tăng lên.
- Chủng loại sản phẩm của Tổng công ty rất phong phú, bên cạnh những loại chè mang tính chất giải khát đơn thuần, còn có những loại chè để chữa bệnh. Tổng công ty có nhiều giống chè đặc sản có thể làm phong phú thêm chủng loại sản phẩm.
- Các chính sách của Nhà nước luôn tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, trong đó có chính sách mở rộng nguồn nguyên liệu.
- Các chương trình hợp tác liên doanh với nước ngoài giúp Tổng công ty bổ sung được những thiết bị công nghệ hiện đại và những giống chè mới.
- Là người dẫn đầu trong xuất khẩu chè ở Việt Nam nên Tổng công ty có uy tín hơn các công ty khác cùng ngành.
] Khó khăn:
- Cạnh tranh rất gay gắt.
- Thiếu một đội ngũ marketing chuyên nghiệp do đó không nắm vững được nhu cầu thị trường.
- Hệ thống phân phối có nhiều nhược điểm vì vậy Tổng công ty gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
- Thiếu những hoạt động xúc tiến.
II. Những giải pháp.
1.Mục tiêu phát triển trong những năm tới của Tổng công ty chè Việt Nam.
1.1. Mục tiêu phát triển.
Trước những thuận lợi và khó khăn nêu trên, nhất là trong năm 2000 vừa qua, Tổng công ty đã đề ra một số mục tiêu phát triển như sau:
- Về thị trường: mục tiêu là giữ vững thị trường hiện có, mở ra các thị trường mới. Riêng đối với thị trường trong nước thì mục tiêu là nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nội tiêu.
- Chương trình về giống chè: chương trình này lấy Viện nghiên cứu chè làm nòng cốt, xúc tiến việc khu vực hóa về giống và nhân nhanh các giống mới nhập để nhanh chóng đưa các giống có năng suất cao và chất lượng tốt vào các vườn chè nhằm tạo ra các loại sản phẩm chất lượng cao và tăng thu nhập cho người làm chè. Thiết lập 10 vườn ươm giống chè "mẹ" mới nhập tại các tỉnh trọng điểm sản xuất chè, thành lập ban quản lý và dịch vụ giống chè để tiến tới đề nghị Bộ cho phép thành lập xí nghiệp công ích làm nhiệm vụ cung ứng giống chè tốt cho cả nước.
Tại các đơn vị sản xuất chè, tiến hành khôi phục các vườn ươm giống chè, sử dụng các loại giống mới có chất lượng cao, mục tiêu đến năm 2005 phấn đấu có được 30% số diện tích chè được trồng bằng giống chè có chất lượng cao. Chú ý đến đặc điểm sinh thái của từng giống để bố trí trồng tại những vùng có khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, tổ chức nghiên cứu và phổ biến quy trình canh tác các loại giống mới cho nông dân.
- Chương trình chế tạo thiết bị chế biến chè trong nước và nâng cao chất lượng chè chế biến: Lựa chọn các ưu điểm và tính hợp lý phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam của các thiết bị chế biến chè Nga, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản đang có để thiết kế mẫu thiết bị tốt nhất cho Việt Nam. Cải tạo một số thiết bị đang sử dụng và tiến tới sản xuất các máy lên men liên tục để trang bị cho các nhà máy chè. Đồng bộ hóa và thống nhất trong khâu sàng phân loại để tạo ra mặt hàng đồng đều giữa các nhà máy. Tổ chức chế tạo thử theo mô hình cơ khí hóa triệt để.
- Chương trình đa dạng hóa sản phẩm: Nghiên cứu và tổ chức sản xuất các loại chè cao cấp có sức cạnh tranh cao như các loại chè ướp hương hoa quả, các loại nước chè đóng hộp, các loại chè thuốc như: chè dưỡng thọ cho người già, chè chống sỏi thận, chè đắng và các loại chè thảo mộc khác.
Nghiên cứu thị trường để tổ chức xí nghiệp sản xuất tinh dầu quả chè để khai thác nguồn nguyên liệu 2000 tấn quả chè hiện có, làm tinh dầu hoa hòe và các loại hoa khác. Xây dựng tại Hà Nội trung tâm đấu giá, quảng cáo chè Việt Nam.
- Chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho sự phát triển của ngành chè: Năm 2001 bắt đầu phối hợp với các trường đại học để đào tạo và đào tạo lại cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật đủ cho yêu cầu phát triển của Tổng công ty.
- Chương trình xây dựng vùng chè cao sản với chất lượng cao: Năm 2001 sẽ thuê đất để xây dựng 2 vùng chè cao sản ở Mộc Châu - Sơn La và Tam Đường - Lai Châu để sản xuất ra các loại chè có chất lượng cao và chè hữu cơ để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Dự kiến hai vùng này chỉ trồng các loại giống thuần chủng đặc sản và giống chè thơm mới nhập để sản xuất các loại chè đen, chè xanh đặc biệt cao cấp.
- Chương trình tin học quản lý: Đến hết năm 2001, tiến hành tin học hóa trong quản lý của toàn bộ các đơn vị trong Tổng công ty, thiết lập và ứng dụng các phần mềm quản lý phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của ngành chè. Thiết lập hệ thống máy tính trong toàn Tổng công ty để phục vụ tốt cho việc thông tin, chỉ đạo điều hành, quản lý và lưu trữ dữ liệu.
1.2. Những vấn đề về chiến lược kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh là một vấn đề không thể thiếu trong kế hoạch phát triển của công ty. Mục đích của nó là chỉ rõ những gì công ty hy vọng sẽ đạt được trong tương lai. Việc hoạch định chiến lược kinh doanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như nhu cầu thị trường, môi trường bên ngoài cũng như tiềm lực phát triển của công ty...
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty chè Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn tới vấn đề hoạch định chiến lược.
Đối với thị trường xuất khẩu, chiến lược mà Tổng công ty theo đuổi đó chính là đa dạng hóa thị trường, có thể thấy là thị trường xuất khẩu của Tổng công ty dàn trải trên một diện rộng. Việc Tổng công ty có quan hệ làm ăn với gần 30 nước cho thấy những nỗ lực để thực hiện chiến lược đề ra đã có hiệu quả, đồng thời cũng nhờ sự xác định đúng đắn chiến lược mà hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty đang không ngừng phát triển.
Đối với thị trường trong nước, Tổng công ty đã áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Có thể thấy được điều này thông qua sự phong phú về chủng loại sản phẩm nội tiêu của Tổng công ty. Đa dạng hóa sản phẩm cũng có nghĩa là cơ hội lựa chọn của người tiêu dùng tăng lên, mức độ thỏa mãn nhu cầu của họ cũng cao hơn. Song, một chiến lược đúng đắn cần phải xem xét tới hiệu quả của nó.
Sản lượng chè nội tiêu của Tổng công ty liên tục giảm từ năm 1995 trở lại đây, điều này mâu thuẫn với sự gia tăng về chủng loại sản phẩm nội tiêu. Vấn đề tồn tại căn bản là Vinatea Corp chưa thu hút được sự chú ý của khách hàng. Sản phẩm mới là để phục vụ nhu cầu thị trường, nhưng thực tế, phần lớn khách hàng lại không biết tới sự tồn tại của chúng cũng như không cảm nhận được cơ hội lựa chọn của họ đang tăng lên. Để khắc phục điều này, trong thời gian tới, Tổng công ty có thể áp dụng chiến lược đa dạng hóa thị trường giống như đã áp dụng với thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh việc hoạch định chiến lược thì sự hỗ trợ lẫn nhau của các chữ "P" trong marketing mix là rất quan trọng trong quá trình triển khai. Muốn quảng cáo có hiệu quả thì ngoài những đòi hỏi về thông điệp tới công chúng nhận tin còn cần có một nền tảng cơ bản là sản phẩm tốt, bởi tính trung thực trong quảng cáo là rất quan trọng. Cũng như vậy, hệ thống phân phối giúp cho người tiêu dùng mua được sản phẩm một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất ... Sự phối hợp đồng thời các biện pháp một cách hợp lý sẽ cho hiệu quả lâu dài và giải quyết được tồn tại trước mắt, tiến tới tăng được thị phần trong nước của Tổng công ty chè Việt Nam.
2. Những giải pháp.
Sau một thời gian thực tập ở Tổng công ty chè Việt Nam, nhận thức được những thuận lợi và khó khăn chủ yếu, tôi xin mạnh dạn đề nghị một số giải pháp nhằm kích thích tiêu thụ, tiến tới tăng thị phần trong nước của Tổng công ty chè Việt Nam.
2.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
Hoạt động của Tổng công ty bao gồm cả kinh doanh xuất khẩu và kinh doanh trong nước, do đó nếu điều kiện sản xuất được cải thiện thì sẽ tạo thuận lợi cho Tổng công ty trên cả hai thị trường này.
- Chính sách tạo vùng nguyên liệu: Tổng công ty nên bằng những biện pháp như cho vay vốn để khuyến khích các hộ gia đình và các doanh nghiệp đầu tư trồng mới, khai hoang đất trống nhằm mở rộng vùng nguyên liệu cho Tổng công ty trong thời gian tới.
- Về sản xuất công nghiệp: tiến hành đổi mới các thiết bị máy móc một cách đồng bộ, tránh sự bổ sung một cách chắp vá vì như thế có thể tiết kiệm được chi phí trước mắt nhưng không có hiệu quả về lâu dài.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học: bên cạnh việc tập trung nghiên cứu bình tuyển những giống chè mới, Tổng công ty nên chỉ đạo Viện nghiên cứu chè nghiên cứu để tạo cho mình những bí quyết công nghệ như công nghệ ướp hương, công nghệ sao chế.
- Mở rộng hợp tác quốc tế: Tổng công ty nên mở rộng hợp tác với nước ngoài để có thể tranh thủ vốn và công nghệ, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ cho mình.
2.2. Về sản phẩm.
Chủng loại sản phẩm nội tiêu của Tổng công ty hiện đang rất phong phú và là một lợi thế rất lớn mà Tổng công ty cần phải tiếp tục duy trì và phát huy. Để mở rộng được thị trường trong nước và cố gắng định hướng tiêu dùng trong nước, Tổng công ty nên tiếp tục sản xuất các mặt hàng chè truyền thống có tiếng lâu dài trong người tiêu dùng như Thái Nguyên, Tùng Hạc, Thanh Long, Tân Cương ... nhanh chóng hoàn thiện và đưa ra thị trường các sản phẩm mới có chất lượng cao để cạnh tranh như các loại chè hòa tan, chè đen và chè xanh túi nhúng ướp hương hoa quả (như chè Linh Chi, chè hoa Tam Thất, chè Sâm, chè Teavina, Linh Sơn trà, Bảo Thọ trà ...).
Hiện nay có một số vùng chè đặc sản mà Tổng công ty mới chỉ sử dụng để phục vụ cho xuất khẩu. Nếu những loại chè này được giới thiệu ở thị trường trong nước thì chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng tốt về chất lượng sản phẩm cho Tổng công ty, nhất là đối với những người uống chè theo kiểu truyền thống.
Đối với sản phẩm chè, bao bì trước tiên là để bảo quản, sau đó mới tính tới yếu tố thẩm mỹ. Người tiêu dùng trè tuổi rất coi trọng yếu tố hình thức, do vậy, những sản phẩm dành cho nhóm khách hàng mục tiêu này phải hấp dẫn, đẹp và bắt mắt. Lớp người lớn tuổi lại không coi trọng hình thức. Đối với họ, bao bì bên ngoài càng đơn giản bao nhiêu thì càng chứng tỏ sản phẩm chè bên trong có một chất lượng thuần khiết và tự nhiên. Những sản phẩm dành cho nhóm khách hàng này, Tổng công ty nên lựa chọn cách bao gói đơn giản, thuận tiện, dễ sử dụng và bảo quản, nếu để nhìn thấy được một phần sản phẩm chè bên trong thì càng tốt.
Nói chung trên tất cả các loại bao bì mà Tổng công ty sử dụng nên in đầy đủ biểu tượng với màu sắc đặc trưng và thống nhất. Đây là một chi tiết rất quan trọng cần được tận dụng, vì nó góp phần khắc họa hình ảnh về sản phẩm của Tổng công ty trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
2.3. Về hệ thống phân phối.
Để tăng được thị phần cần phải đẩy mạnh tiêu thụ, đưa sản phẩm tới tận tay khách hàng. Với hệ thống phân phối hiện tại của Tổng công ty thì khó có thể đảm bảo sự thuận tiện cho người tiêu dùng khi tìm mua sản phẩm. Nên có một số cải tiến trong khâu phân phối sản phẩm.
Vấn đề tồn tại lớn nhất đó là việc chưa có một phòng ban chức năng nào chịu trách nhiệm về kinh doanh trong nước. Tổng công ty nên trả lại đúng chức năng cho phòng kinh doanh chè nội tiêu như những năm trước. Việc quản lý một cách khoa học sẽ góp phần nâng cao được hiệu quả của hệ thống phân phối, tránh được tình trạng chậm trễ gây khó khăn cho các trung gian.
Trước tiên, Tổng công ty nên tăng cường số lượng đại lý của mình, những chính sách ưu đãi dành cho đại lý nên được điều chỉnh cho hợp lý để tạo được mối quan hệ tốt và tranh thủ được nguồn thông tin phản hồi từ thị trường thông qua những đại lý này.
Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ, tương đối lớn, mức lời thấp, đồng thời đây cũng là nơi mà sản phẩm có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng hiệu quả nhất. Nếu Tổng công ty có thể đảm bảo phân phối sản phẩm trực tiếp tới các siêu thị mà không phải qua các trung gian thì có thể giải quyết được sự chênh lệch về giá cả, khuyến khích được các siêu thị trong việc tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty.
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm cũng là một hình thức mà Tổng công ty nên phát triển. ở những cửa hàng này, luôn có thể đảm bảo được đầy đủ chủng loại sản phẩm của Tổng công ty, tạo cho khách hàng một cái nhìn tổng quan và sự lựa chọn lớn hơn. Ngoài ra, Tổng công ty có thể sử dụng các nhân viên bán hàng của chính mình, qua đó mà cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và tìm hiểu nhu cầu của họ một cách chính xác hơn.
Để sử dụng các nhân viên bán hàng một cách có hiệu quả, ngoài việc tuyển chọn và đào tạo, Tổng công ty cũng nên quan tâm tới những chế độ ưu đãi dành cho họ. Việc sử dụng một chế độ lương thưởng hấp dẫn sẽ là cách khuyến khích tốt để nhân viên bán hàng đạt được thành tích tốt trong công việc của mình.
Trong hệ thống phân phối của mình, Tổng công ty cũng nên cho phép các đơn vị thành viên được tham gia cung cấp sản phẩm trực tiếp cho thị trường, bởi vì các đơn vị này phân bố khá rải rác nên diện tiếp xúc rất lớn, đồng thời tiết kiệm được các chi phí vận chuyển và bảo quản.
Một vấn đề quan trọng nữa bên cạnh việc tăng số lượng các đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm đó là phải bố trí chúng như thế nào cho hợp lý và phân bố đều khắp, để đảm bảo rằng, người tiêu dùng ở khắp mọi nơi có thể mua sản phẩm của Tổng công ty một cách dễ dàng và đúng giá. Hết sức tránh tình trạng khu vực này tập trung quá nhiều đại lý, khu vực kia lại có quá ít, dễ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh hoặc khó có thể kiểm soát được giá.
Đồng bằng sông Cửu Long là một đoạn thị trường rất có tiềm năng, Tổng công ty nên nhanh chóng mở một số đại lý ở đây để tăng thêm mức tiêu thụ và tạo lập thị phần. Hiện tại, ở khu vực này đã xuất hiện các sản phẩm của một số đối thủ cạnh tranh như công ty Cầu Tre - Sài Gòn, Ladotea, Bảo Lộc ... Nếu không kịp thời nắm bắt cơ hội thì trong thời gian tới Tổng công ty sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt ở khu vực này.
2.4. Về các biện pháp xúc tiến hỗn hợp.
Tham gia hội chợ là một việc mà Tổng công ty thực hiện tốt nhất và nhiều nhất trong số các công cụ của xúc tiến hỗn hợp từ trước tới nay. Nó không chỉ giúp cho Tổng công ty trong kinh doanh xuất khẩu mà còn góp phần giới thiệu về Tổng công ty và các sản phẩm của Tổng công ty với thị trường nội địa. Vì vậy, đây là một hoạt động mà Tổng công ty cần tích cực tham gia.
Đối với hoạt động quảng cáo, hoạt động mà chưa được quan tâm trong suốt thời gian qua, Tổng công ty cần có những phương hướng cụ thể. Vì chủng loại sản phẩm của Tổng công ty rất phong phú, nên nội dung quảng cáo phải phù hợp với từng nhóm sản phẩm. Chẳng hạn, đối với những sản phẩm dành cho giới trẻ thì nội dung quảng cáo phải vui vẻ, trẻ trung và lôi cuốn người xem. Còn những sản phẩm chữa bệnh dành cho người cao tuổi, thì nội dung quảng cáo cần nhấn mạnh tới yếu tố truyền thống, yếu tố sức khỏe.
Quảng cáo trên truyền hình là một hình thức mà Tổng công ty rất cần thực hiện, đặc biệt là đối với những sản phẩm được định vị cho thanh niên. Tổng công ty có thể lựa chọn những kênh truyền hình thu hút nhiều người xem, như VTV1, VTV3 và các đài địa phương.
Bên cạnh đó, quảng cáo trên báo, radio sẽ là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho quảng cáo trên truyền hình. Cùng với việc mở thêm các đại lý ở những vùng xa, quảng cáo trên radio sẽ giúp cho sản phẩm của Tổng công ty xâm nhập được tới những vùng này, góp phần mở rộng thị trường nội địa.
Khuyến mại là một công cụ đắc lực của xúc tiến hỗn hợp, nhất là khi nó được kết hợp với quảng cáo. Cùng với việc quảng cáo cho các sản phẩm mới, Tổng công ty nên nghiên cứu để có thể đưa ra những chính sách khuyến mại hợp lý. Với cách làm này, Tổng công ty sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng mục tiêu đối với các sản phẩm mới, đồng thời tạo ra một ấn tượng mới trong phong cách kinh doanh của mình.
Phòng văn hóa trà là một hình thức kinh doanh mà Tổng công ty nên mở rộng, trước hết là ở các thành phố lớn và nên được trả về với đúng chức năng và mục tiêu của nó, đó là giới thiệu về văn hóa trà của người Việt Nam. Trước mắt, những phòng trà kiểu như thế này chưa cần diện tích rộng, vì chi phí đầu tư rất tốn kém, mà chỉ cần không gian được bài trí sao cho kết hợp được một cách hài hòa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại. Tất nhiên, lượng sản phẩm tiêu thụ qua hình thức này không lớn, nhưng nó gián tiếp kích thích việc tiêu thụ ở các đại lý cũng như cửa hàng giới thiệu sản phẩm và các trung gian khác của Tổng công ty.
Để hỗ trợ cho hoạt động của phòng văn hóa trà, Tổng công ty có thể tổ chức những ngày hội văn hóa chè Việt Nam như Trung Quốc đã thực hiện trên thị trường Irắc. Bằng cách này, có thể tiếp cận được với thị trường nội địa và thu hút người tiêu dùng đến với sản phẩm của Tổng công ty.
2.5. Về hoạt động marketing nói chung.
Để thực hiện được những giải pháp như trên, đòi hỏi phải có rất nhiều kinh phí. Không nên chỉ thấy tốn kém trước mắt mà bỏ qua hiệu quả mang tính lâu dài, chính vì vậy, Tổng công ty nên quan tâm đúng mức tới hoạt động marketing, nhất là đối với thị trường trong nước.
Đầu tiên, Tổng công ty nên tuyển chọn một đội ngũ nhân viên marketing được đào tạo chuyên môn có thể là bằng nhiều hình thức, song thông qua phỏng vấn trực tiếp sẽ cho hiệu quả cao. Lập các kế hoạch, chương trình hoạt động một cách bài bản. Trong đó những hoạt động nghiên cứu thị trường là rất quan trọng.
Phòng thị trường nên thực hiện nhiều chức năng hơn, trong đó có phối hợp với phòng kinh doanh chè nội tiêu và Viện nghiên cứu chè để vừa nghiên cứu nhu cầu thị trường, vừa tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, có mẫu mã đẹp để thu hút khách hàng.
Các hoạt động marketing rất cần được cung cấp một ngân sách lớn, song cũng cần được hạch toán chi tiết để có thể kiểm tra, đánh giá được hiệu quả trong một thời gian nhất định.
Một điều quan trọng nữa là chức năng marketing phải được liên kết chặt chẽ với các chức năng khác để đạt hiệu quả cao, nhằm khuyến khích tiêu thụ trong nước, từng bước tăng dần thị phần trên thị trường nội địa của Tổng công ty chè Việt Nam.
kết luận
Thị trường là lưng vốn lớn nhất của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Là một doanh nghiệp mà phần lớn sản phẩm dành cho xuất khẩu, thì thị trường trong nước là chỗ dựa vững chắc của Tổng công ty chè Việt Nam trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của mình.
Với tình hình như trên, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn với thị trường trong nước, nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của Tổng công ty chè Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, mà trực tiếp là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng công ty chè Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu không ngừng trong việc phát huy những kết quả đạt được, giải quyết những tồn tại để vươn lên ngang tầm với các ngành nông sản khác, cùng nhau thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mục lục
Lời mở đầu
1
Chương I: Giới thiệu chung về Tổng công ty chè Việt Nam
3
I.Quá trình phát triển - lĩnh vực kinh doanh chủ yếu - cơ cấu tổ chức của Tổng công ty chè Việt Nam
3
1. Lịch sử ra đời và phát triển
3
2. Nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty chè Việt Nam
4
3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty chè Việt Nam
6
II. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của Tổng công ty chè Việt Nam
9
1. Một số yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Tổng công ty
9
1.1. Yếu tố người cung ứng
9
1.2. Yếu tố công nghệ
14
1.3. Yếu tố tự nhiên
19
1.4. Yếu tố khách hàng
22
1.5. Yếu tố cạnh tranh
27
1.6. Yếu tố luật pháp và cơ chế điều hành của nhà nước
30
2. Tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của Tổng công ty chè Việt Nam
31
2.1. Tình hình vốn của Tổng công ty chè Việt Nam
31
2.2. Tình hình sử dụng lao động của Tổng công ty chè Việt Nam
32
2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Tổng công ty chè Việt Nam trong thời gian qua
33
3. Những khó khăn và thuận lợi chính
35
Chương II: Phân tích tình hình thị trường trong nước của Tổng công ty chè Việt Nam
37
2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của Tổng công ty chè Việt Nam
37
I. Những vấn đề liên quan tới tình hình tiêu thụ trong nước của Tổng công ty chè Việt Nam
37
1. Tình hình tiêu thụ trong nước của Tổng công ty chè Việt Nam
37
2. Những yếu tố ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ trong nước của Tổng công ty
40
2.1. Nhu cầu tiêu thụ chè trong nước
40
2.2. Sản phẩm
45
2.3. Hoạt động phân phối
51
2.4. Xúc tiến hỗn hợp
56
2.5. Cạnh tranh
58
II. Đánh giá hoạt động marketing của Tổng công ty chè Việt Nam trong thời gian qua
61
1. Đối với thị trường nước ngoài
61
2. Đối với thị trường trong nước
62
Chương III: Một số giải pháp cho vấn đề tiêu thụ trong nước của Tổng công ty chè Việt Nam
64
I. Tóm tắt những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối với thị trường trong nước
64
II. Những giải pháp
65
1. Mục tiêu phát triển trong những năm tới của Tổng công ty chè Việt Nam
65
1.1. Mục tiêu phát triển
65
1.2. Những vấn đề về chiến lược kinh doanh
67
2. Những giải pháp
68
2.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung
68
2.2. Về sản phẩm
69
2.3. Về hệ thống phân phối
70
2.4. Về các biện pháp xúc tiến hỗn hợp
72
2.5. Về hoạt động marketing nói chung
73
Kết luận
75
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- F0169.doc