Đề tài Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử vốn có hiệu quả ở Công ty Hoá chất mỏ

Chỉ tiêu sức sản xuất vốn lưu động năm 2000 nhỏ hơn năm 1999. Tuy nhiên chỉ tiêu sức sinh lời của vốn lưu động của năm 2000 là cao hơn và năm 1999 là không có lãi hay trong năm 1999 vốn lưu động không sinh lời. Trong năm 2000 khả năng sinh lời của một đòng vốn lưu động là 0,012 đồng. Chỉ số vòng quay của vốn lưu động: số vòng quay của vốn lưu động năm 1999 là 18 vòng/năm, năm 2000 là17 vòng / năm. So với năm 1999 số vòng quay của VLĐ năm 2000 giảm 1 vòng/năm. Nguyên nhân do: Doanh thu giảm 7062031003 đồng( giảm 2,3%) Vốn lưu động bình quân tăng 655403880( tăng3,73%). Vậy nếu số vòng quay của vốn lưu động năm 2000 bằng năm 1999 thì cần số vốn lưu động là: 299610190909 : 18 =16645010606 đồng .So với thực tế công ty đã lãng phí một khoản là: 18.232.673.951- 160645.010.606 = 1.588.663.345 đồng.

doc72 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp cho vấn đề huy động và sử vốn có hiệu quả ở Công ty Hoá chất mỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
931.852 - 15.244.447.067 - 8,53 Ta thấy tình hình biến động về tài sản của công ty là không ổn định, thể hiện: Năm 1998 tăng so với 1997 là 19,68% nhưng năm 1999 lại giảm so với 1998 là 11,27% và năm 2000 giảm so với 1999 là 8,53%. Tương đương với sự biến động về tài sản là sự biến động về nguồn vốn. Có thê năm 1992 và 2000 các nguồn vốn huy động của công ty giảm. Biểu 6: Tình hình biến động nguồn vốn của công ty. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 A. Nợ phải trả 27,65% - 13,456% - 12,75% I. Nợ ngắn hạn. 18,87% - 15,12% - 11,59% II. Nợ dài hạn. 3794,6% 8,14% - 24,5% B. Nguồn vốn CSH. - 1,5% - 3,77% 4,54% Nhìn vào biểu trên ta thấy năm 1998 tài sản tăng lên được hình thành từ khoản nợ phải trả, còn nguồn vốn chủ sở hữu của công ty lại giảm đi. Điều này sẽ làm giảm khả năng thanh toán nhanh của công ty và hệ số tự chủ về tài chính. Năm 1999 và 2000 tài sản của công ty giảm, tương ứng là nguồn vốn của công ty bị giảm. Nhưng điều đáng bàn là ta sẽ xem xét các nguồn huy động vốn của công ty. 2. Những hình thức huy động mà công ty đã áp dụng. Qua phân tích trên, ta thấy nguồn vốn của công ty bị giảm qua các năm hoạt động. Hãy xem xét đâu là nguyên nhân và các nguồn giảm như thế nào. a. Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp. ở chương I ta đã biết đến tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp hay nguồn vốn đi chiếm dụng là khoản mua chịu nhà cung cấp và khoản khách hàng đặt tiền trước của công ty. Trong cơ chế thị trường việc này xuất hiện và tồn tại như một tất yếu khách quan. Ta hãy xem xét nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty. Biểu 7: Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1. Phải trả người bán. 2,195% - 3,975% 2,75% 2. Người mua trả tiền trước. - 58,01% 73,69% 110,77% Tổng (1 + 2) - 55,815% 69,715% 113,52% Nhìn vào kết quả ta thấy: Nếu xét riêng từng các hình thức một “Phải trả người bán” và “người mua trả tiền trước” thì sự biến động là không ổn định. Có thê là cùng tăng nhưng có thể lại tăng cái này giảm cái kia. Nhưng nhìn vào kết quả tổng thị lại thấy nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty tăng rất nhanh trong mấy năm qua. Mặc dù nguồn tín dụng thương mại làm tăng nguồn vốn của công ty, nhưng về dài hạn cũng biểu hiện những hạn chế nhất định. Sự tăng lên của nguồn này cũng thể hiện sự ràng buộc về tài chính với các nhà cung ứng, nhưng nó giúp cho doanh nghiệp giải quyết một phần vốn kinh doanh. Bên cạnh sự tăng lên nhanh chóng của vốn đi chiếm dụng thì ngược lại công ty vốn bị chiếm dụng của công ty cũng tăng lên tương ứng. Biểu 8: Tình hình về vốn bị chiếm dụng của công ty. Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1. Phải thu khách hàng. 29,46% 2,4% 5,057% 2. Trả trước người bán. 934,15% 216,67% - 75,39% Tổng (1 + 2) 963,61% 219,07% - 70,333% Như vậy năm 1998 và năm 1999 thì vốn của công ty bị chiếm dụng cũng tăng rất nhanh. Tuy nhiên đến năm 2000 thì vốn bị chiếm dụng của công ty lại giảm đi. Bây giờ để xem xét thực chất công ty bị chiếm dụng vốn hay đi chiếm dụng vốn ta sẽ xem xét phần chênh lệch. Biểu 9: Chênh lệch giữa vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng. Đơn vị: đồng. Chỉ tiêu Đầu 1998 Cuối 1998 Cuối 1999 Cuối 2000 1. Vốn đi chiếm dụng. 41.764.261.982 42.453.331.858 40.888.656.725 42.306.834.622 2. Vốn bị chiếm dụng. 36.518.803.708 47.942.622.421 50.630.259.012 51.364.921.178 3. Chênh lệch. 5.245.458.274 - 5.489.290.563 - 9.741.602.287 - 9.058.086.556 Qua xem xét mấy năm ta thấy: Chỉ có năm 1997 là công ty chiếm dụng được vốn còn thực chất công ty không chiếm dụng được vốn mà còn bị chiếm dụng một khoản rất lớn và khoản này tăng lên hàng năm. Điều này không phải do chính sách bán hàng của công ty mà do đặc điểm về sự tiêu thụ sản phẩm mà đã nói ở trên. Khả năng thanh toán phụ thuộc vào tiến độ thi công của các công trình và nguồn vốn Nhà nước cấp.Đó là điều ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì phần lớn vốn kinh doanh của công ty là vay ngân hàng lại bị chiếm dụng nên phải chịu lãi suất cho khoản vốn đó và hạn chế số vòng quay của vốn lưu động. Công ty nên tìm ra biện pháp để cân đối hợp lý giữa khoản phải trả và phải thu. b. Vay ngắn hạn ngân hàng. Trong mấy năm qua hoạt động tình hình vay ngắn hạn của ngân hàng của công ty như sau: Biểu 10: Tình hình vay ngắn hạn ngân hàng. Đơn vị: Đồng. Chỉ tiêu Đầu 1998 Cuối 1998 Cuối 1999 Cuối 2000 1. Giá trị. 51.937.095.511 76.155.695.845 61.792.965.702 39.962.244.884 2. Phần tăng, giảm. 24.218.600.334 -14.362.730.143 -21.830.720.818 3. % tăng. 46,63% - 18,86% - 35,33% Vốn vay ngắn hạn ngân hàng biến động tăng, giảm không ổn định qua các năm.Đây là nguồn huy động chính của công ty, nên nguồn này tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào trữ lượng sản xuất, vào khả năng thanh toán tiền hàng cho công ty. Tuy nhiên công ty cũng có một ưu đãi là: lãi suất vay thấp hơn so với các tổ chức khác và có thể vay khi có nhu cầu. Nguồn vốn này có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn kinh doanh của công ty. c. Các khoản phải nộp NSNN, phải trả CNV và phải trả khác. Đây chỉ là những nguồn giải quyết nhu cầu vốn cấp bách, tạm thời. Ta hãy xem xét tình hình thực hiện các nguồn này của công ty như sau: Biểu 11: Các khoản phải trả, phải nộp khác. Đơn vị:đồng Chỉ tiêu Đầu 1998 Cuối 1998 Cuối 1999 Cuối 2000 1. Phải nộp NSNN. 2.583.721.757 1.311.712.356 -365.087.886 1.432.018.860 2. Phải trả CNV. 4.693.381.126 4.878.707.893 2.950.451.221 5.727.281.804 3. Phải trả nội bộ. 3.931.587.881 7.457.2147.046 3.610.704.065 869.009.940 4. Phải trả khác. 17.091.423.922 12.766.260.163 14.219.820.185 18.530.091.374 5. Tổng. 28.300.114.686 26.413.897.458 20.415.887.585 26.558.401.978 6. Lượng tăng, giảm. -1.886.217.228 -5.998.009.873 6.142.514.393 7. % tăng, giảm. - 6,66% - 22,7% 30,08% Năm 1998 và 1999 thì nguồn vốn này giảm nhưng đến năm 2000 nguồn vốn này lại tăng. d. Nợ dài hạn. Biểu 12 : Tình hình nợ dài hạn của công ty. Đơn vị: Đồng. Chỉ tiêu Đầu 1998 Cuối 1998 Cuối 1999 Cuối 2000 1. Nợ dài hạn. 284.379.184 11.075.424.420 11.977.052.010 9.039.789.248 2. Lượng tăng, giảm. 10.791.045.236 901.627.590 - 2.937.262.762 3. % tăng, giảm. 3694,6% 8,14% - 24,52% Như vậy, trong những năm qua thì nguồn vốn này đã tăng lên rất nhanh chóng về quy mô lớn. Tuy nhiên đến năm 2000 thì lại giảm là vì: Cuối năm 1998 trong tổng số nợ dài hạn của công ty (có 128.156.000 đồng là vay dài hạn còn 10.947.268.420 là nợ dài hạn của công ty) sang đến năm 2000 có lẽ công ty đã trả một khoản nợ dài hạn nên số vốn nợ dài hạn của công ty là giảm đi. e. Vốn ngân sách cấp. Nói chung nguồn vốn ít thay đổi qua các năm. Vào thời điểm mới thành lập (1995) công ty được Nhà nước cấp 21.922.810.211 đồng, vốn bổ sung là: 3.523.850.916 đồng. Còn các nguồn như: Lãi chưa phân phối, quỹ phát triển kinh doanh không có nhưng nguồn khấu hao luỹ kế của công ty cũng khá lớn. III. Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn ở công ty. 1. Thực trạng chung về nguồn vốn trong công ty. Công ty Hoá Chất Mỏ cũng như mọi doanh nghiệp khác hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì phải quán triệt nguyên tắc “cạnh tranh”. Các doanh nghiệp muốn phát triển thì phải coi chất lượng là yếu tố hàng đầu, giá cả hợp lý. Muốn vậy phải sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để mục đích làm cho giá thành thấp. Nói là như vậy nhưng việc thực hiện nó không dễ một chút nào. Các doanh nghiệp còn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn mà một trong những khó khăn là thiếu vốn. Việc thiếu vốn của Công ty Hoá Chất Mỏ làm cho công ty không đổi mới được máy móc thiết bị, khả năng cạnh tranh của công ty là khó. Tuy nhiên trong những năm gần đây Công ty Hoá Chất Mỏ đã mua sắm mới cũng như tự nghiên cứu để sản xuất ra những máy móc thiết bị tiên tiến. Tuy nhiên do thiếu vốn nên việc đầu tư chủ yếu trên quy mô nhỏ và không đông bộ, năng lực sản xuất của công ty thay đổi nhưng chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Không chỉ thiếu vốn đổi mới công nghệ mà công ty còn thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. 2. Thực trạng tình hình sử dụng vốn cố định. 2.1. Cơ cấu vốn cố định theo nguồn hình thành. Công ty Hoá Chất Mỏ là một doanh nghiệp nhà nước, vốn cố định được hình thành từ nguồn chủ yếu sau: Vốn do NSNN cấp, vốn tự bổ sung, vốn vay ngân hàng và nguốn vốn khác. Biểu 13: Cơ cấu VCĐ theo nguồn năm 2000 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Chênh lệch A. NSNN cấp* 39,216% 26.111.982.129 39,85% 1.202.091.950 -0,634% 1. Nhà cửa vật liệu kiến trúc. 10.532.159.630 38,56% 11.032.159.969 7,5% -500.000.939 31,06% 2. Máy móc thiết bị. 2.055.120.289 7,52% 1.955.602.696 7,5% 99.517.593 0,02% 3. Phương tiện vận tải. 13.218.898.356 48,4% 11.616.189.036 44,5% 1.602.709.320 3,9% 4. Dụng cụ quản lý. 1.507.895.804 5,52% 1.508.030.494 5,75% -134.690 -0,23% B. Tự bổ sung * 19.525.929.627 28,03% 18.489.581.553 28,22% 1.036.348.074 -0,19% 1. Nhà cửa vật kiến trúc. 7.637.653.114 39,16% 7.900.750.000 42,73% -263.096.886 -3,57% 2. Máy móc thiết bị. 1.391.370.074 7,125% 300.560.000 1,63% 1.090.810.074 5,495% 3. Phương tiện vận tải. 10.196.871.749 52,22% 9.988.261.553 54,02% 208.610.196 -1,8% 4. Dụng cụ quản lý. 300.034.690 1,536% 300.000.000 1,62% 34.690 -0,084% C. Vay ngân hàng* 22.810.403.349 32,754% 20.914.274.599 31,93% 1.896.128.750 0,824% 1. Nhà cửa vật kiến trúc. 8.116.773.635 35,58% 6.648.604.974 31,79% 1.468.168.661 3,79% 2. Máy móc thiết bị. 3.065.321.674 13,44% 2.227.770.819 10,65% 837.550.855 2,79% 3. Phương tiện vận tải. 11.628.308.040 50,98% 12.037.898.806 57,56% -409.590.766 -6,58% Tổng cộng 69.650.407.055 100% 65.515.828.281 100% 4.134.578.774 Nguồn: Báo cáo tăng giảm TSCĐ năm 2000 của công ty. Qua bảng số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét: Vào thời điểm đầu năm với tổng số vốn cố định của công ty là 65.515.828.281 đồng nguyên giá TSCĐ, trong đó vốn ngân sách cấp và vay ngân hàng chiếm 71,78% còn vốn tự bỏ sung chiếm 28,22% một tỷ trọng tương đối lớn, điều đó phản ánh hoạt đọng sản xuất kinh doanh của công ty tương đối tốt. Tuy nhiên trong năm 2000 VCĐ cũng đã tăng lên là 4.134.578.774 đồng, trong đó vốn ngân sách tăng 857.558.074 đồng và vốn vay ngân hàng tăng 2.515.973.450 đồng. Như vậy các nguồn vốn đều có số tuyệt đối tăng như vốn vay ngân hàng là nhiều nhất. Qua các năm 1998, 1999, 2000 thì phần lớn vốn của công ty hay vốn vay NH chiếm một tỷ trọng lớn. Đó cũng là một khó khăn của công ty vì công ty pp bỏ ra một khoản chi phí để trả lãi suất. Đành rằng kinh doanh là phương pháp vay vốn, ty nhiên công ty cần có những lip để cân đối nguồn vay đphương pháp sử dụng hợp lý tình hình nguồn vốn. Biểu 14: ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động VCĐ. Năm 2000 Nguyên nhân ảnh hưởng Nguồn vốn Mức độ ảnh hưởng 1. TSCĐ tăng trong kỳ NS+ bổ sung+vốn vay 6.788.042.492 2. TSCĐ đầu tư mua sắm mới NS+ bổ sung+vốn vay 6.492.042.492 3. TSCĐ giảm trong kỳ do thanh lý NS+bổ sung 2.217.490.679 Nguồn: Báo cáo tăng giảm TSCĐ năm 2000 ở bảng số liệu này các biến động đến VCĐ chủ yếu tập trung vào: Tăng do công ty mua sắm. Giảm do nhượng bàn. 2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Hóa Chất Mỏ có giá trị lớn, đó là những TSCĐ có từ cuối những năm 70 và những TSCĐ được bổ sung ở những năm sau này do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Biểu 15: Cơ cấu TSCĐ về mặt hiện vật của công ty năm 2000. Đơn vị: đồng. Tên TSCĐ Nguyên giá Giá trị còn lại Tỷ trọng I. TSCĐ dùng trong SXKD 66.738.469.792 27.981.683.220 95,82 1. Nhà cửa 14.232.738.804 7.611.090.265 20,43 2. Vật kiến trúc 9.141.910.312 3.615.319.982 13,125 3. Máy móc thiết bị 6.511.812.037 4.721.417.895 9,35 4. Phương tiện vận tải 35.044.078.145 10.617.021.276 50,3 5. Công cụ dụng cụ 1.807.930.494 1.016.833.798 2,6 II. TSCĐ chờ xử lý 2.217.490.679 297.286.733 3,18 III. TSCĐ dùng cho PL 217.634.584 211.555.584 0,3 1.Nhà cửa vật kiến trúc 187.734.584 187.734.584 0,27 2. Dàn máy KARAOKE 29.900.000 23.821.000 0,043 3. Đất đai sử dụng 476.812.000 476.812.002 0,685 Tổng cộng 69.650.407.055 28.957.337.537 Nguồn: Tài liệu cơ sở vật chất kỹ thuật năm 2000 của công ty Qua bảng số liệu ta có thể rút ra một số nhận xét: Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty chủ yếu là TSCĐ dùng trong sản xuất nó chiếm tới 95,82% trong vốn sản xuất kinh doanh. Tài sản chờ xử lý với nguyên giá là 2.217.490.679 đồng, đã khấu hao phần lớn, giá trị còn lại chỉ là 297.286.733 đồng nguyên giá TSCĐ chờ xử lý chỉ chiếm 3,18% vốn sản xuất kinh doanh. Còn lại một phần nhỏ là TSCĐ dùng cho phúc lợi và đất đang sử dụng. ở TSCĐ dùng cho phúc lợi hầu hết là mới đi vào sử dụng tỷ lệ khấu hao còn rất ít(nhà cửa vật kiến trúc còn mới nguyên, giàn máy KARAOKE mới khấu hao ít). Vì vậy công ty cần có biện pháp sử dụng hiệ quả loại tài sản này. 2.3. Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là sự tích luỹ về mặt giá trị, bù đắp giá trị hao mòn của chính TSCĐ đó bằng cách chuyễn dần giá trị TSCĐ một cách có kế hoạch theo mức quy định vào giá thành sản phẩm sản xuất ra trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Để tính khấu hao chính xác, yêu cầu phải tính đúng, tính đủ khấu hao để tạo nguồn thay thế và duy trì sản xuất của TSCĐ để bảo toàn vốn cố định. Việc thực hiện khấu hao sẽ hình thành nên nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để doanh ngiệp thực hiện tái sản xuất giản đơn TSCĐ. Do chức năng, tác dụng và giá trị của mỗi loại TSCĐ khác nhau nên để phản ánh sự hao mòn TSCĐ đúng thì mỗi loại TSCĐ được áp dụng một tỷ lệ khấu hao nhất định. Biểu 18: Trích khấu hao TSCĐ các năm 98, 99, 2000. Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Khấu hao cơ bản 1998 1999 2000 1 Nhà cửa vật kiến trúc 2.491.640.931 2.612.766.149 12.148.238.865 2 Máy móc thiết bị 119.346.440 175.182.033 1.790.394.142 3Phương tiện vận tải 996.371.511 1.419.403.266 2.021.652.362 4Dụng cụ quản lý 122.162.668 277.549.415 323.090.327 Tổng cộng 3.729.521.555 4.484.900.863 16.283.375.696 Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện trích khấu hao TSCĐ Từ năm 1997 đến nay, công ty áp dụng chế độ khấu hao mới theo chế độ quản lý TSCĐ ở điều 17-QĐ 162 TC/QĐ/CSTC là TSCĐ được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng: 2.4. Về bảo toàn và phát triển vốn cố định. Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Bảo toàn và phát triển vốn cố định là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các doanh nghiệp nhà nước, hàng năm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ công bố hệ số điều chỉnh giá TSCĐ cho phù hợp với đặc điểm và cơ cấu hình thành TSCĐ của từng ngành kinh tế, kỹ thuật. Do quyết định 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/1/1996 đã cho phép các DNNN để lại tiền khấu hao để tài tạo TSCĐ. Nên việc khấu hao có làm nguyên giá TSCĐ giảm, nhưng nguồn vốn của doanh nghiệp vẫn không có gì thay đổi. Mặt khác quyết định trên còn cho phép các DNNN được quyền lựa chọn thời hạn sử dụng theo khung quy định. Công ty Hóa Chất Mỏ được xác định số VCĐ được bảo toàn theo công thức sau: VCĐ bảo toàn cuối kỳ = VCĐ được giao đầu kỳ x Hệ số trượt giá + Tăng (giảm) VCĐ trong kỳ 3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ, ta sẽ dùng một số chỉ tiêu cơ bản sau: sức sản xuất TSCĐ và sức sinh lời TSCĐ. Hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty Hóa Chất Mở được thể hiện sau: Biểu 19: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ. Đơn vị : đồng. Chỉ tiêu 1999 2000 Chênh lệch Mức Tỷ lệ (%) 1.Tổng doanh thu(TR) 306.672.221.912 299.610.190.909 -7.062.031.003 -2,3 2.Lợi nhuận thuần(PR) 200.000.000 200.000.000 100 3.Nguyên giá bình quân TSCĐ 65.770.433.710 69.650.407.055 3.879.973.345 5,9 4.Sức sản xuất của TSCĐ a.Theo nguyên giá (1:3) 4,66 4,3 -0,36 -7,73 b.Theo GTCL 8,79 10,34 1,55 17,63 5.Sức sinh lời TSCĐ a.Theo nguyên giá 0,00 0,00287 0,00287 100 b.Theo GTCL 0,00 0,0069 0,0069 100 c.Suất hao phí (3:1) 0,00 0.23247 0,23247 100 Nguồn: báo cáo KQKD các năm 1999,2000 của công ty. Qua kết quả của bảng ta thấy: năm 1999 tuy doanh thu của công ty cao hơn năm 2000 nhưng năm 1999 lại không có lãi. Vì thế sức sản xuất của TSCĐ của năm 1999 vẫn cao hơn năm 2000 do doanh thu cao hơn và nguyên giá bình quân của TSCĐ năm 1999 lại nhỏ hơn. Nhưng sức sản xuất của TSCĐ theo GTCL thì cả năm 2000 lại cao hơn năm 1999. -Theo nguyên giá bình quân TSCĐ: Cứ một đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh năm 1999 thì tạo ra 4,66 đồng doanh thu và năm 2000 là 4,3 đồng doanh thu. Như vậy mức giảm là 0,36 đồng tương ứng giảm 7,73%. Từ đó ta có: để đạt được mức doanh thu như năm 1999 trong điều kiện hiệu suất sử dụng TSCĐ không đổi thì nguyên giá bình quân TSCĐ mà công ty cần là: 299.610.190.909/ 4,66 = 64.294.032.384 đồng. Như vậy so với thực tế công ty đã lãng phí mất một lượng nguyên giá TSCĐ là 69.650.407.055 – 64.294.032.384 =5.356.374.671 đồng. -Theo giá trị còn lại: Cứ một đồng bình quân giá trị còn lại của TSCĐ đem vào sản xuất năm 1999 thì tạo ra 8,79 đồng doanh thu còn năm 2000 thì tạo ra 10,34 đồng doanh thu kết quả đem lại cho công ty một mức tăng 1,55 đồng, tương ứng tăng 17,63%. Vậy nếu sức sản xuất TSCĐ như năm 1999 thì công phải sử dụng: 299.610.190.909 /8,79 = 34.085.345.951 đồng. Như vậy năm 2000 công ty đã tiết kiệm được một khoản là: 34.085.345.951 – 28.967.337.537 = 5.118.008.414 đồng. -Chỉ tiêu suất hao phí của TSCĐ: Ta có năm 1999 lợi nhuận của công ty bằng 0 nên không xác định được suất hao phí nghĩa là công ty sử dụng VCĐ không hiệu quả. Còn năm 2000 thì suất hao phí là 0,23247 đồng nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thì cần 0,23247 đồng TSCĐ. 4. Thực trạng tình hình sử dụng vốn lưu động 4.1 Tình hình về cơ cấu vốn lưu động Biểu 20: Cơ cấu VLĐ của công ty Hoá chất Mỏ Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu 1999 2000 Chênh lệch Mức Tỷ lệ % Mức Tỷ lệ % Mức Tỷ lệ % 1.Vốn trong dự trữ 8.062.431.985 45,86 8.562.431.985 51,17 500.000.000 5,84 -Nguyên vật liệu 6.532.431.000 81,02 7.032.431.000 82,13 500.000.000 7,11 -Công cụ dụng cụ 1.502.000.895 18,98 152.000.985 18,87 0,00 0,00 2. Vốn trong sản xuất 2.013.636.132 11,45 2.036.782.561 11,58 23.146.429 1,14 3.Vốn trong lưu thông 7.502.209.962 12,69 6.979.063.525 39,71 523.146.437 -7,49 -Thành phẩm 4.979.576.762 66,63 3.256.430.325 46,66 1.200.000.00 32,23 -Hàng gửi bán 2.522.633.200 33,63 3.722.633.200 53,34 0,00 0,00 Tổng 17.578.278.071 100 17.578.278.071 100 Nguồn: Hiện trạng VLĐ trong năm 1999, 2000 của Công ty Hoá chất Mỏ Nhân xét: về sự thay đổi cơ cấu VLĐ của công ty năm 2000 so với năm 1999. - Vốn trong dự trữ. - Vốn trong sản xuất. - Vốn trong lưu thông. 4.2 Tình hình sử dụng tài sản lưu động của công ty Tài sản lưu động của công ty gồm: đối tượng lao động, công cụ lao động phục vụ sản xuất mà chủ yếu là nguyên nhiên vật liệu, tiền vốn biểu hiện về mặt giá trị của TSLĐ và vốn lưu động. Tình hình sử dụng TSLĐ của Công ty Hóa Chất Mỏ được thể hiện ở bảng sau: (Số liệu năm 2000, 1999 của phần này em sẽ trình bày trong chuyên đề). 4.3 Tình hình quản lý vốn lưu động ở công ty Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty ta lập bảng phân tích so sánh qua hai năm 1999, 2000 về tình trạng công nợ, các khoản phải thu, phải trả của công ty qua bảng sau: Biểu 21:Khoản phải thu và nợ phải trả ở công ty Hoá chất Mỏ Chỉ tiêu 1999 2000 Chênh lệch Mức % Mức % Mức % I.Khoản phải thu 64.981.421.736 29,39 67.223.889.650 33,23 2.242.476.914 3,45 PTKH 47.226.082.386 72,67 48.361.162.483 23,91 1.135.080.143 2,4 Trả trước người bán 716.540.035 1,1 2.269.069.483 1,12 1.552.556.448 216,67 Phải thu tạm ứng 1.507.488.802 2,31 1.142.633.705 0,56 -364.825.097 -24,2 PThu nội bộ 6.246.459.606 9,61 7.568.750.681 3,74 1.322.291.075 21,17 PThu khác 9.284.841.907 14,31 7.882.216.252 3,9 -1.402.625.655 -15,1 II. Khoản phải trả 156.098.349.581 70,61 135.074.562.022 66,77 -21.023.787.559 -13,47 1. Nợ dài hạn 11.075.424.420 7,19 11.977.052.010 5,92 901.627.590 8,14 -Vay dài hạn 128.560.000 0,08 11.977.052.010 5,92 11.848.492.010. -Nợ dài hạn khác 10.947.208.402 7,01 0 2. Nợ ngắn hạn 145.022.925.161 92,91 123.097.510.012 60,85 -21.925.415.149 -15,12 -Vay ngắn hạn 76.155.695.845 48,78 61.792.965.702 30,55 -PT người bán 42.295.128.922 27,1 40.613.873.062 20,07 -Người mua trả trước 158.202.922 0,1 274.783.663 0,136 -P trả CNV 4.878.707.893 3,12 2.950.451.221 1,46 -Thuế phải trả 1.311.712.356 0,84 -365.704.065 -0,18 -Phải trả t công ty 7.457.217.646 4,77 3.610.704.065 1,785 -Phải trả khác 12.766.260.163 8,22 14.219.820.185 7,03 Tổng 221.079.762.317 100 202.298.451.672 100 Nguồn: báo cáo quyết toán tài chính 1999, 2000 Trong hai năm 1999, 2000 nguồn vốn công ty đó chiếm dụng là rất lớn trong khi đó vốn của công ty bị chiếm dụng lại nhỏ hơn rất nhiều. Nguyên nhân do công ty đã được các nhà cung ứng nguyên vật liệu ở nước ngoài cho kéo dài thời gian thanh toán và một số công trình XDCB mà công ty đã cung ứng vật liệu nổ đã thanh toán nhanh hơn cho công ty. So với năm 1999, các khoản vốn bị chiếm dụng trong năm 2000 là tăng lên 2.242.476.914 đồng tương ứng với 3,45% trong đó trả trước cho người bán là tăng lên nhiều nhất. Một số chỉ tiêu đáng giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để đáng giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty người ta lần lượt xem xét những chỉ tiêu được phản ánh ở bảng sau: Biểu số 22: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 1999 2000 So sánh Mức % 1.Tổng doanh thu 306.972.221.992 299.610.190.909 -7.062.031.003 -2,3 2. Lợi nhuận thuần 0 200.000.000 200.000.000 100 3.VLĐ bình quân 17.578.270.071 18.233.673.951 655.403.880 3,73 4. Sức sx của VLĐ(=1:3) 17,446 16,432 -1,014 -5,8 5. Sức sinh lời VLĐ (=(2):(3) ) 0 0,012 0,012 100 6.Số vòng luân chuyển (= (1):(3) ) 18 17 - 1 -5,55 7.Độ dài một vòng Luân chuyển (= 360:(5) ) 20 21ngày +1 5 8. Hệ số đảm nhiệm VLĐ ( = (3) : (1) ) 0,057 0,061 0,004 -7,0175 Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Qua bảng ta có nhận xét: Chỉ tiêu sức sản xuất vốn lưu động năm 2000 nhỏ hơn năm 1999. Tuy nhiên chỉ tiêu sức sinh lời của vốn lưu động của năm 2000 là cao hơn và năm 1999 là không có lãi hay trong năm 1999 vốn lưu động không sinh lời. Trong năm 2000 khả năng sinh lời của một đòng vốn lưu động là 0,012 đồng. Chỉ số vòng quay của vốn lưu động: số vòng quay của vốn lưu động năm 1999 là 18 vòng/năm, năm 2000 là17 vòng / năm. So với năm 1999 số vòng quay của VLĐ năm 2000 giảm 1 vòng/năm. Nguyên nhân do: Doanh thu giảm 7062031003 đồng( giảm 2,3%) Vốn lưu động bình quân tăng 655403880( tăng3,73%). Vậy nếu số vòng quay của vốn lưu động năm 2000 bằng năm 1999 thì cần số vốn lưu động là: 299610190909 : 18 =16645010606 đồng .So với thực tế công ty đã lãng phí một khoản là: 18.232.673.951- 160645.010.606 = 1.588.663.345 đồng. IV. Đánh giá chung về huy động và sử dụng vốn của công ty 1. Công tác huy động vốn 1.1. Các thành tựu Hiện nay các doanh nghiệp đều gặp phải vấn đề là thiếu vốn kinh doanh, là một trở ngại lớn, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế để đáp ứng nhu cầu về vốn, công ty đã chủ động lập kế hoạch huy động vốn từ các nguồn: ngân sách cấp, tự bổ sung, tín dụng, chiếm dụng. Nhờ vậy mà kết qủa kinh doanh của công ty có phần khả quan, công ty luôn đảm vốn cho hoạt động kinh doanh. Thực tế cho thấy rằng nhu cầu về VLĐ của công ty là rất lớn vì do đặc thù về nguyên vật liệu và sản phẩm sản xuất của công ty. Nguồn huy động cơ bản của công ty là vay ngân hàng. tuy nhiên công ty đã thực hiện sự cân đối hợp lý giữa các nguồn vốn. Để đáp ứng nhu cầu về vốn lao động, công ty có nguồn đi chiếm dụng đã tăng lên nhanh (năm 1999 tăng so với năm 1998 là 690715%, năm 2000 tăng so với năm1999 là 113052%) , bên cạnh đó vốn vay ngân hàng lại giảm. Cơ cấu các bộ phận TSCĐ tương đối hợp lý, công ty đã bước đầu tận dụng tối đa công suất và thời gian làm việc của máy móc thiết bị. Trong công tác khấu hao, công ty luôn trích đủ theo kế hoạch ,đều đặn hàng năm và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất sử dụng vốn 1.2. Những tồn tại và nguyên nhân - Lượng vốn huy động từ nguồn tín dụng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số vốn (cụ thể năm 2000: vay ngắn hạn ngân hàng với số tuyệt đối là 39.962..244.884 đồng, chiếm 24,45%; vay dài hạn ngân hàng là 9.039.789.248 chiếm 5,53% trong tổng số vốn). Vì thế phần lãi suất vay ngân hàng đến hạn trả của công ty ánh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt vốn tín dụng của công ty chủ yếu là phần vay ngắn hạn ngân hàng. - Lượng vốn còn ứ đọng trong hàng tồn kho tương đối lớn và nguồn vốn bị chiếm dụng cũng lớn . Điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của VLĐ , giảm khả năng sinh lời . 2. Vấn đề sử dụng vốn. 2.1. Những kết quả đạt được Trong những năm gần đây công tác sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đạt được một kết quả thông qua các chỉ tiêu . Biểu 23: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 1999 2000 Chênh lệch Mức % 1. TRT 306.672.221.912 299.610.190.909 -7.062.031.003 -2,3 2. ếR 0 200.000.000 200.000.000 100 3. VKD 36.516.718.585 36.034.990.837 -481.727.748 -1,32 4. DVKD ( % ) 0 0,56 0.56 100 5. SVVKD 8,4 8,3 -0,1 -1,2 6. DTR ( % ) 0 0,0667 0,0667 100 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 1999, 2000 của Công ty hoá chất mỏ Như vậy ta thấy hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh năm 2000 cao hơn năm 1999( do năm 1999 công ty sản xuất kinh doanh không có lãi). Tuy công ty đã tận dụng mọi nguồn vốn để thay đổi, mua mới máy móc thiết bị tăng sức sinh lời của VCĐ. Nhưng năm 1999 việc quản lý sử dụng VCĐ lẫn VLĐ đều không hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh không có lãi. Đó cũng là tình trạng chung của DNNN trong thời gian qua. 2.2. Một số tồn tại trong vấn đề sử dụng vốn: - Một số bộ phận máy móc thiết bị vẫn đang còn lạc hậu không đồng bộ trong dây chuyền công nghệ, điều đó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu VLĐ dự trữ gây nên sự lãng phí vốn. - Lượng hàng tồn kho của công ty tồn đọng lớn, tuy có giảm trong các năm 1998, 1999, 2000 nhưng vẫn gây ứ đọng vốn. Cần có biện pháp để tiêu thụ số sản phẩm này để thu hồi vốn sản xuất kinh doanh. - Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý chưa cao ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định trong quản trị tài chính doanh nghiệp có thể làm giảm hiệu quả của việc huy động cũng như sử dụng vốn sản xuất kinh doanh cuả công ty. phần iii một số kiến nghị để tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty hoá chất mỏ I. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty hoá chất mỏ giai đoạn 2001-2005: - Mọi hoạt động kinh doanh của Công ty đều bị chi phối bởi những quan điểm của các nhà quản trị. Sau đây là quan điểm chủ yếu của các nhà quản trị Công ty hoá chất mỏ: + Một là: tiết kiệm triệt để chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nói chung bất kể doanh nghiệp nào cũng nên tiết kiệm và Công ty phải huy động và sử dụng các nguồn vốn bên trong và bên ngoài với chi phí thấp nhất. + Hai là: nâng cao khả năng cạnh tranh là điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thu được lợi nhuận. - Về phương hướng phát triển sản xuất đến năm 2005 của Công ty hoá chất mỏ là mở rộng dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc nổ ANFO chịu nước để đáp ứng yêu cầu thị trường. Vì loại thuốc nổ này có tính năng kỹ thuật cao, giá thành thấp,... và là sản phẩm độc quyền của công ty. Bên cạnh đó, công ty sẽ đẩy mạnh kinh doanh đa ngành theo giấy phép kinh doanh của nhà nước phù hợp với năng lực hiện tại của công ty. Công ty sẽ vẫn duy trì các ngành nghề truyền thống như sản xuất, phân chế, thử nghiệm, đóng gói, bảo quản, cung ứng vật liệu nổ, sản xuất dây nổ mìn, dây điện dân dụng, giấy bao bì, vật liệu nổ, giấy sinh hoạt, sản xuất than sinh hoạt. Việc đẩy mạnh kinh doanh đa ngành nghề tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ vật liệu nổ, dự kiến năm 2001: + Tổng giá trị sản lượng toàn công ty: 400.125.000.000 đ + Lợi nhuận dự kiến: 4.500.000.000 đ + Khối lượng thuốc nổ ( tấn ): 22.000.000 tấn Biểu 24: Nhu cầu vốn SXKD giai đoạn 2000 - 2005 của Công ty hoá chất mỏ Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Vốn sản xuất kinh doanh 39.500.000.000 75.000.000.000 Vốn cố định 21.000.000.000 43.000.000.000 Vốn lưu động 18.500.000.000 32.000.000.000 Nguồn: kế hoạch vốn SXKD của Công ty hoá chất mỏ ( 2000 - 2005 ) Biểu 25: Nhu cầu vốn lưu động giai đoạn 2000 - 2005 của Công ty hoá chất mỏ Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 I. Khâu dự trữ 6.000.000.000 10.000.000.000 1. Nguyên vật liệu 4.500.000.000 7.000.000.000 2. Công cụ, dụng cụ 1.500.000.000 2.000.000.000 II. Khâu sản xuất 4.000.000.000 12.000.000.000 III. Khâu lưu thông 8.500.000.000 11.000.000.000 Tổng cộng 18.500.000.000 32.000.000.000 Nguồn: kế hoạch vốn lưu động của Công ty hoá chất mỏ. Nhu cầu về máy móc thiết bị cần đầu tư vào năm 2000 là 5.500.000.000 đồng, vào năm 2005 là 15.000.000.000 đồng. II. Một số biện pháp để huy động tối đa các nguồn vốn: Trong chiến lược về vốn thì các phạm trù " huy động vốn " , " sử dụng vốn " và " quản lý vốn " có hiệu quả là không thể tách biệt. Công ty cần thiết phải huy động vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên vấn đề tiếp theo của huy động là sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu quả. Vậy nên các giải pháp đưa ra đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả huy động hay sử dụng vốn. 1. Sử dụng tín dụng thuê mua: Trong điều kiện hiện nay, chiếm dụng vốn lẫn nhau là điều không tránh khỏi giữa các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác mà lại không bị doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn của mình. ở phần thực trạng ta đã thấy vốn đi chiếm dụng của công ty là nhỏ hơn vốn công ty bị chiếm dụng. Vì để đáp ứng được nhu cầu về vốn công ty đã vay ngắn hạn ngân hàng một lượng tiền lớn ( tuy nhiên có giảm đến năm 2000, cuối 1998 vay 76 tỷ, năm 1999 vay xấp xỉ là 61 tỷ, cuối năm 2000 vay xấp xỉ là 40 tỷ ). Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, do phải bớt một phần lợi nhuận trả lãi cho ngân hàng. Nguyên nhân là do: khả năng tự bổ sung vốn kém, nợ nhiều. Các giải pháp: - Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, tạo uy tín đối với khách hàng để thắt chặt mối quan hệ. Như thế khả năng thanh toán tiền cho công ty cũng tốt lên và làm tăng nguồn tiền của công ty. - Nên thực hiện các đơn thanh toán giao nhận hàng và nhận tiền song song, có thể chậm lại thế nhưng chỉ trong thời gian ngắn và hợp lý. - Các biện pháp tạo nguồn tín dụng hợp lý: Xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh dài hạn, công ty phải xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho từng năm. Từ đó cân đối các nguồn huy động cho sản xuất kinh doanh để nhằm xây dựng được cơ cấu vốn lưu động hợp lý, không ngừng nâng cao khả năng tài chính của công ty, giảm được các khoản vay ngân hàng, vốn bị chiếm dụng, đề cao chữ tín trong kinh doanh nhằm ngày càng ký kết được nhiều hợp đồng, tăng vị thế trên thương trường. Chỉ tiêu " Ký thu tiền bình quân " dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong tiêu thụ sản phẩm thông qua các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân mỗi ngày. Nếu " Kỳ thu tiền bình quân " là thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị ứ đọng trong khâu thanh toán, còn nếu lớn thì bị ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán. Các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu bình quân mỗi ngày Từ đó ta có thể tính toán chỉ tiêu này cho công ty trong hai năm 1999 và 2000 là: Đơn vị: đồng Chỉ tiêu 1999 2000 So sánh Mức % 1. Doanh thu bình quân một ngày 851.867.283 832.250.530,3 -19.616.752,7 -2,3 2. Các khoản phải thu 64.981.412.736 67.223.889.650 2.242.476.914 3,45 3. Kỳ thu tiền bình quân ( ngày ) 76 81 5 Như vậy cuối thời điểm năm 2000 so với cuối thời điểm năm 1999 thì ký thu tiền bình quân tăng 5 ngày, chứng tỏ năm 2000 công ty thực hiện không tốt công tác thu nợ so với năm 1999. Bình quân ký thu tiền của cả hai năm đều lớn. 2. Giải quyết nhanh chóng lượng thành phẩm tồn kho nhằm đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động. Thực tế trong mấy năm qua ở công ty tồn tại một lượng hàng tồn kho khá lớn ( năm 1998 là 91.781.480.589 đồng, năm 1999 là 73.468.622.758 đồng, năm 2000 là 55.643.472.546 đồng ) chiếm một tỷ trọng khá lớn trong vốn lưu động của công ty. Trong đó gồm có: nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho, thành phẩm tồn kho, hàng hoá tồn kho là chiếm một tỷ trọng lớn. Để giải quyết vấn đề này cần các biện pháp sau: + Quản lý nguyên vật liệu cho tốt để tránh tình trạng tồn kho, ứ đọng vốn. Muốn vậy phải xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu cho nhu cầu sản xuất thật chính xác, đúng thời điểm. Tạo mối quan hệ tốt, tin tưởng với các nhà cung ứng là một việc quan trọng. + Tổ chức tiêu thụ sản phẩm: Xây dựng hình thành bộ phận Marketing, nắm bắt chính xác nhu cầu thị trường, tận dụng mọi năng lực sản xuất của công ty và nắm bắt nhanh các thông tin khác để từ đó đưa ra những quyết định hợp lý ( các khách hàng truyền thống của công ty là tất cả các thành viên của Tổng công ty than Việt Nam ngoài ra còn có các khách hàng khác nữa ). Nhưng đối với khách hàng nào thì cũng phải lấy chất lượng là mục tiêu cung ứng và giá cả hợp lý. Dự kiến về mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối do đặc thù của việc kinh doanh cung ứng vật liệu nổ là không được phép qua trung gian mà phải cung ứng trực tiếp đến người tiêu dùng được Nhà nước cho phép sử dụng vật liệu nổ. Vì vậy việc tổ chức cung ứng thông qua xí nghiệp trực thuộc công ty. Hiện tại, công ty có 5 xí nghiệp cung ứng vật liệu nổ nằm rải rác từ Bắc đến Nam: - Xí nghiệp hoá chất mỏ Quảng Ninh. - Xí nghiệp hoá chất mỏ Ninh Bình - Xí nghiệp hoá chất mỏ Bắc Thái - Xí nghiệp hoá chất mỏ Đà Nẵng - Xí nghiệp hoá chất mỏ Bà Rịa - Vũng Tàu Việc giao dịch ký kết hợp đồng cung ứng vật liệu nổ do các xí nghiệp tiến hành. Đối với những khách hàng lớn như: Xi măng Sao Mai, Thuỷ điện Ialy,... thì công ty trực tiếp ký hợp đồng và uỷ quyền cho xí nghiệp thực hiện. Các công ty sản xuất vật liệu nổ của Bộ quốc phòng vừa là bạn hàng, vừa là đối thủ cạnh tranh của công ty bởi họ cũng được phép cung ứng vật liệu nổ trên toàn quốc. Do thị trường và khách hàng luôn biến đổi nên công ty và đặc biệt là phòng kế hoạch luôn có sự theo dõi chỉ đạo sát sao để tránh các trường hợp có thể xảy ra như bị mất khách hàng, đáp ứng không kịp thời nhu cầu của khách hàng ... Hàng tháng công ty phải đăng ký giá bán với Ban vật giá Chính Phủ. Chế độ giá cứng làm cho việc bán hàng nhiều khi thiếu linh hoạt, gây nên sự phiền hà cho khách hàng. Cùng một loại thuốc nổ do quốc phòng sản xuất giá bán của công ty bao giờ cũng cao hơn, do đó cần phải điều chỉnh kịp thời vấn đề này. 3. Cần tăng cường huy động vốn từ cán bộ công nhân viên: Trong điều kiện hiện nay một vấn đề bức xúc đối với mỗi doanh nghiệp là vấn đề thiếu vốn, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Do thiếu vốn mà doanh nghiệp phải huy động vốn từ nhiều nguồn, trong đó chủ yếu là vay ngân hàng. Phần lãi suất phải trả cho ngân hàng khá lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy tăng cường nguồn vốn từ nội bộ công ty có một ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên để huy động được nguồn vốn này thì công ty phải tạo được một sự đoàn kết giữa cán bộ công nhân viên với công ty và có mức lãi nhất định cho khoản tiền này. iii. một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty hoá chất mỏ 1. Đổi mới tình hình tiêu thụ sản phẩm: Vấn đề tiêu thụ sản phẩm là vấn đề khó khăn nhất trong giai đoạn hiện nay của công ty. Chính vì vậy biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là đổi mới hình thức tiêu thụ sản phẩm. Do sản phẩm của công ty chủ yếu là vật liệu nổ, là sản phẩm đặc thù phục vụ chủ yếu cho ngành khai thác than và các ngành công nghiệp sử dụng chất nổ khác. Sản phẩm thuốc nổ có liên quan rất lớn đến an toàn, an ninh quốc gia. Chính vì vậy các đơn vị sản xuất, cung ứng, sử dụng thuốc nổ đều phải có giấy phép của các cấp có thẩm quyền. Việc tiêu thụ vật liệu nổ cuả công ty được kiểm tra kiểm soát chặt chẽ. Trong thời gian qua do khó khăn chung của nền kinh tế đồng thời mưa lớn, lũ lụt nhiều làm cho ngành khai thác than, khai thác đá và các ngành công nghiệp khác có sử dụng vật liệu nổ bị chững lại dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty gặp nhiều khó khăn, lượng hàng tồn kho lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh . Bên cạnh đó công ty còn gặp phải sự cạnh tranh của các đơn vị quốc phòng có kinh nghiệm lâu năm trong việc sản xuất kinh doanh thuốc nổ nên việc tiêu thụ sản phẩm lại càng khó khăn hơn. Nguyên nhân khách quan dẫn đến vấn đề này như đã nói là do thời tiết, tình hình chung của nền kinh tế. Nhưng nguyên nhân chủ yếu lại xuất phát từ nguyên nhân chủ quan. Đó là công ty chưa có một chiến lược thị trường, một chính sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Để thoát khỏi tình trạng hiện tại, công ty cần có một chiến lược thị trường lâu dài, một chính sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý đáp ứng các yêu cầu trước, trong và sau khi bán hàng. Các biện pháp đó là: -Công tác đầu tiên và quan trọng nhất là công tác thị trường. Có thị trường có nghĩa là hàng hoá được tiêu thụ. Công ty cần nâng cao trình độ tiếp thị, trình độ bán hàng cho đội ngũ này đồng thời phải có chế độ trách nhiệm vật chất rõ ràng để khuyến khích họ. Chính họ là người tạo nên hình ảnh và uy tín của công ty. - Đối với công trình lớn, cần có nhân viên trực tiếp theo dõi tiến độ thi công, bám sát công trường, xí nghiệp để điều chỉnh nguồn hàng cho kịp thời, tránh trường hợp nắm vật liệu nổ qua cấp công ty và cấp tổng công ty dẫn đến thiếu hoặc ứ đọng hàng. Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu thị trường là gián tiếp và trực tiếp. Với phương pháp gián tiếp thì nghiên cứu thị trường dựa vào số liệu đã có. Những số liệu này có thể do chính công ty tạo ra như các số liệu của kế toán tài chính, chi phí kinh doanh, thống kê tiêu thụ sản phẩm ... hoặc số liệu này được lấy từ bên ngoài doanh nghiệp thông qua báo chí. Công ty có thể kết hợp với phương pháp trực tiếp để có kết luận chính xác hơn. Tìm hiểu và phân tích thị trường phải phân tích đầy đủ cung và cầu hiện tại, tương lai của thị trường. Thị trường được phân tích ở đây bao gồm cả thị trường đầu ra và thị trường mua sắm các yếu tố đầu vào. Trong phân tích cung thì công ty cần xác định được số lượng các đối thủ cạnh tranh và tiến hành cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, chiếm tỷ phần cao. Trong phân tích cầu thì công ty cần phải xác định được số lượng và quy mô các doanh nghiệp có cầu về loại sản phẩm của công ty. Từ đó Công ty hoá chất mỏ có thể xây dựng những chiến lược lâu dài, chính sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý cho công ty với mức độ chính xác cao. Qua đó công ty cần tăng cường chính sách tuyên truyền, quảng cáo nhất là quảng cáo trên báo chí của các lĩnh vực có sử dụng vật liệu nổ như: than, điện, xi măng, xây dựng đường xá, cầu cống ... Sau đó Công ty hoá chất mỏ cần phải tổ chức chào hàng trên thị trường để lôi cuốn khách hàng. Ví dụ đối với khách hàng không có phương tiện vận tải, công ty đều có xe ô tô , tàu thuỷ chuyên chở đến tận nơi với cước phí hợp lý đúng tiến độ. Đối với những khách hàng gặp khó khăn trong việc xin cấp phép nổ mìn, công ty đã giúp đỡ họ nhanh chóng có được giấy phép. Đối với những đơn vị không có chức năng nổ mìn công ty đứng ra làm dịch vụ cho họ, có vậy mới vừa thu hút được khách hàng vừa tăng doanh thu cho công ty. Bên cạnh đó công ty cần phải có những đơn chào hàng đặc biệt đối với những sản phẩm như ANFO chịu nước. Bởi đó là sản phẩm độc quyền của công ty, có tính năng kỹ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, giá thành thấp và nhu cầu thị trường đang lớn. Biện pháp này có nhược điểm: - Công ty còn thiếu đội ngũ các nhân viên làm công tác Marketing nghiên cứu thị trường nên để thực hiện được điều này Công ty cần phải tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Việc tuyển nhân viên có thể gây ra một chi phí tốn kém nên công ty chỉ cần thực hiện từng bước và đáp ứng nhu cầu trước mắt. 2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và chất lượng của đội ngũ lao động tạo động lực làm việc: Thứ nhất là nâng cao đội ngũ cán bộ quản lý. Vì trong phần II ta thấy một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng quản lý sử dụng vốn sản xuất kinh doanh không hiệu quả là do trình độ chuyên môn trong quản lý của công ty chưa được tốt. tỷ lệ đại học không lớn trong tổng số lao động của toàn công ty. Vì thế để khắc phục được thực tế đó thì: + Thứ nhất công ty cần bố trí lại lao động quản lý cho phù hợp với năng lực của từng người. Muốn làm được điều này thì giám đốc, các phó giám đốc và trưởng phòng tổ chức nhân sự phải nắm được toàn bộ phòng ban của công ty, các dơn vị trực thuộc cần số lượng cán bộ là bao nhiêu, chất lượng như thế nào, cố gắng để phát huy thế mạnh của từng người. + Thứ hai, qua viẹc nắm rõ năng lực của từng cán bộ sẽ phát hiện những người có năng lực, ham học hỏi tạo điều kiện thuận lợi cho họ có được học nâng cao lên. Việc đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý thường rất tốn kém cần phải tuyển những người có năng lực thật sự để đem lại hiệu quả cao cho việc đào tạo đồng thời chính họ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và vốn kinh doanh nói riêng. Thứ hai là phát triển trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể cá nhân người lao động. Con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật để khai thác tối ưu và sử dụng có hiệu nhất nguyên vật liệu, máy móc thiết bị tiên tiến. Biện pháp: + Cấn hình thành nên cơ cấu lao động hợp lý, phải bảo đảm việc làm trên cơ sở phân công đúng nhiệm vụ của mình. + Cần phải kiểm tra tay nghề khi giao việc cho công nhân. Đặc biệt cần quan tâm tới công tác trả lương, thưởng , khuyến khích lợi ích vật chất đối với người lao động. + Tạo một động lực tập thể và cá nhân người lao động là yếu tố quyết định tới hiệu quả kinh tế. Công ty hoá chất mỏ cần phải phân phối lợi nhuận một cách thoả đáng đảm bảo công bằng hợp lý, thưởng phạt nghiêm minh. 3. Mua sắm, trang bị thêm máy móc thiết bị cho dây chuyền công nghệ mới, nâng cấp, sửa chữa máy móc thiết bị đang sử dụng. - Một trong những lý do làm hiệu quả kinh tế ở các doanh nghiêp thấp là do thiếu kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Do vậyt đổi mới công nghệ là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp. Theo phần II ta đã thấy ở công ty hoá chất mỏ trong những năm gần đây đã đầu tư mua sắm thêm công nghệ mới nhưng mức độ hiện đại là chưa cao và trong dây chuyền còn không ít bộ phận không đồng bộ với các bộ phận khác. Bên cạnh đó cũng đã nâng cấp, cải tạo sửa chữa máy móc thiết bị đang sử dụng. Khi đầu tư mua sắm công nghệ thì tránh tình trạng mua sắm công nghệ lạc hậu, lỗi thời, phải xem xét kỹ lưỡng và nhanh chóng đưa dự án đầu tư đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh bởi nó sẽ quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn cố định. Máy móc thiết bị là một trong những nhân tố quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó là yếu tố con người, nguyên nhiên vật liệu cho quá trình sản xuất. Mục đích cuối cùng đó là tạo được những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Các biện pháp để thực hiện: + Con người: Để thực hiện tốt biện pháp này cần phải tạo lập một đội ngũ cán bộ quản trị, các chuyên viên kỹ thuật công nhân lành nghề ... để đáp ứng được việc mua và sử dụng công nghệ mới này. Tuy nhiên vấn đề ở đây lại là chi phí cho việc đầu tư công nghệ mới này. Các nhà quản trị cần phải biết điều này và có biện pháp để thực hiện. + Cần phải lựa chọn, mua sắm các thiết bị công nghệ hợp lý cho việc tạo ra những sản phẩm, dịch vụ của công ty. Sau đó lập kế hoạch, phương pháp để quản trị nó. Sản phẩm dịch vụ của công ty đang được quan tâm nhất là thuốc nổ ANFO chịu nước, chính vì vậy công ty cần đầu tư mạnh hơn vào dây chuyền này. 4. Công ty cần mở rộng quan hệ với các nhà cung ứng nguồn hàng ngay cả trong nước và ngoài nước để giá mua và chi phí là thấp nhất, tránh độc quyền cung cấp. Thuốc nổ hầm lò hiện nay chủ yếu dùng P.3151 của hãng ICI ( úc ). Nếu vì một lý do nào đó mà thuốc này chưa về kịp thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất của khách hàng như vậy sẽ làm giảm uy tín của công ty. Do đó việc tìm các nhà cung cấp mới có nghĩa là tìm ra được những mặt hàng có thể thay thế cho nhau đảm bảo việc cung ứng không bị động, tránh ép giá. 5. Trong các loại thuốc cung ứng, thuốc do công ty tự sản xuất ra có lãi cao nhất. Song việc sử dụng những loại thuốc này còn nhiều hạn chế, chủ yếu tập trung ở vùng Quảng Ninh. Công ty cần quảng cáo mạnh hơn để khách hàng biết được đồng thời phải có hướng dẫn sử dụng vừa an toàn, tiết kiệm vừa có hiệu quả. Phải cho khách hàng thấy rằng việc sử dụng các loại thuốc này sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho họ. Công ty cần phải chuẩn bị tốt các yếu tố đầu vào, nhất là nguyên liệu. Nguyên liệu chủ yếu là Nitrat amon. Mặt hàng này nhập từ Trung Quốc và một nhà sản xuất trong nước . Qua phân tích kiểm nghiệm thấy chất lượng Nitrat Amon trong nước đủ tiêu chuẩn để sản xuất thuốc nổ mà giá lại thấp hơn, giảm được chi phí vận chuyển. Công ty cần nghiên cứu khả năng cung ứng để giảm nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ và một điều là trong nguyên tắc thanh toán chỉ được trong vòng 15 ngày nên khả năng chiếm dụng vốn là không có. Nếu nhà cung cấp này có khả năng cung ứng lâu dài, ổn định thì công ty cần tăng cường quan hệ buôn bán. 6. Đầu tư dây chuyền công nghệ để tự sản xuất bao bì: Trước kia công ty thuê một đơn vị bên ngoài sản xuất bao bì đựng thuốc nổ. Với sự sản xuất và tiêu thụ thuốc nổ ( do công ty sản xuất ) ngày càng tăng, công ty cần đầu tư dây chuyền sản xuất bao bì, vừa giảm chi phí sản xuất vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động. 7. Tổ chức khai thác tối đa các phương tiện vận chuyển Bên cạnh 5 xí nghiệp cung ứng công ty còn có 2 xí nghiệp vận tải ( 1 xí nghiệp vận tải thuỷ và 1 xí nghiệp vận tải bộ ) . Xí nghiệp dịch vụ vận tải hoá chất mỏ Hà Bắc làm nhiệm vụ vận chuyển nguyên liệu cho các công ty của Bộ quốc phòng và nhận thuốc nổ từ công ty này về. Việc vận chuyển hàng hai chiều làm giảm chi phí vận chuyển, rút ngắn thời gian trên đường. Song nếu chỉ dừng lại ở việc vận chuyển thuốc nổ thì không tận dụng hết năng lực hiện có của xí nghiệp. Công ty và xí nghiệp cần nghiên cứu để tăng cường dịch vụ mua ngoài, vừa tăng doanh thu vừa đảm bảo việc làm. Như thế việc sử dụng vốn lưu động chắc chắn sẽ có hiệu quả hơn. 8. Tăng cường phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong việc tìm ra những loại vật liệu nổ giá thành hạ, ít gây ô nhiễm môi trường, hiệu suất nổ lớn, thay thế được hàng nhập khẩu. Việc sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu sẽ tiết kiệm ngoại tệ cho công ty, tạo việc làm cho người lao động đồng thời được Nhà nước miễn giảm thuế. 9. Tăng cường công tác thu hồi công nợ, chú trọng đặc biệt vào những khách hàng có số nợ lớn - Yêu cầu xí nghiệp thu tiền trước khi xuất hàng. - Đối với những khách hàng chưa có khả năng trả tiền ngay thì phải cam kết đảm bảo một tỷ lệ dư nợ trong một thời gian nhất định. Nếu vượt quá số nợ và thời hạn đó thì xí nghiệp không tiếp tục bán nữa. IV- Kiến nghị đối với Nhà nước: - Đề nghị Nhà nước giải quyết cho công ty hoá chất mỏ được giảm mức thuế suất của vật liệu nổ. Hiện nay đang ở mức 10% là quá cao. Nhà nước giải quyết cho công ty được giảm chính thức số thuế giá trị gia tăng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh năm 1999 của doanh nghiệp. - Nhà nước cần cho công ty vay vốn với lãi suất ưu đãi. - Nhà nước cần giải quyết nhanh nguồn vốn cho các công trình XDCB để tăng khả năng thanh toán đối vơí công ty. kết luận Trong những năm vừa qua khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN thì vấn đề huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là vấn đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Với một lượng vốn nhất định được huy động, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cuả mình các doanh nghiệp phải có sự kết hợp hài hoà giữa việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định với và lưu động cho phù hợp với các điều kiện của doanh nghiệp mình. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay các quan hệ tài chính của nền kinh tế thị trường còn rất mới mẻ và hàng ngày hàng giờ thử thách sự tồn tại của doanh nghiệp. Thực tế thấy rằng để thích nghi với cơ chế thị trường, doanh nghiệp phải làm chủ được vốn kinh doanh thông qua công cụ đắc lực là tìm kiếm các nguồn cung ứng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Sau một thời gian thực tập ở công ty, nhận thấy một vấn đề được xem là rất quan trọng đồng thời cũng là một khó khăn khi thực hiện, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài" Một số giải pháp để tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty hoá chất mỏ". Với sự cố gắng của bản thân và sự hướng dẫn của cô giáo, đồng thời được sự giúp đỡ nhiệt tình của công ty tôi đã tìm ra một số mặt yếu của công ty và đề ra một số giải pháp. Nhưng những đề nghị trên chỉ là của một sinh viên chưa có kinh nghiệm, nên nếu như những giải pháp này ít nhiều có ý nghĩa thực tế đối với hoạt động kinh doanh của công ty thì sẽ là một khích lệ đối với tôi. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình QTKDTH - Chủ biên: GS.TS nhà giáo ưu tú Ngô Đình Giao - NXB Khoa học kỹ thuật, năm 1999 2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Chủ biên PTS Lưu Thị Hương - NXB Giáo dục 1998 3. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Chủ biên PGS. PTS Phạm Thị Gái - Khoa kế toán Đại học KTQD, NXB Giáo dục 1997 4. Phân tích tài chính doanh nghiệp - Josete Peyrard, NXB thống kê, năm 1994 5. Tạp chí xây dựng số 7/1998, Tạp chí tài chính số 4,5/1997 6. Tài liệu từ công ty: Báo cáo quyết toán các năm: 1998,1999,2000 ; Báo cáo tăng giảm TSCĐ, Báo cáo công nợ của công ty.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0005.doc