TS.KTS. LÊ TRỌNG BÌNH
1. Sự cần thiết của giải pháp
2. Căn cứ xây dựng giải pháp
3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
3.1. Về không gian
3.2. Về thời gian
4. Mục tiêu và nội dung chủ yếu
4.1. Mục tiêu
4.2. Nội dung nghiên cứu
4.2.1. Giới hạn nghiên cứu
4.2.2. Nội dung nghiên cứu chủ yếu
PHẦN I
THỰC TRẠNG, NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN
I. XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN KHÔNG GIAN DU LỊCH BIỂN VÀ VEN BIỂN
1. Nguyên tắc xác định ranh giới
2. Tiêu chí xác định không gian
II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM
1. Thị trường khách du lịch
1.1. Khách du lịch quốc tế
1.2. Thị trường khách du lịch nội địa
2. Thu nhập du lịch
3. Sản phẩm du lịch
4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
4.1. Cơ sở lưu trú:
4.2. Các cơ sở dịch vụ ăn uống
4.3. Các dịch vụ du lịch khác
5. Lao động trong ngành du lịch vùng biển và ven biển
6. Về phát triển không gian du lịch biển và vùng ven biển
7. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch
8. Đầu tư phát triển du lịch
9. Quản lý Nhà nước về du lịch
10. Đánh giá chung
8.2. Những hạn chế và nguyên nhân
8.2.1. Tồn tại
8.2.2. Những nguyên nhân
III. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1. Cảnh quan danh thắng
1.2. Các bãi biển
1.3. Tài nguyên du lịch địa chất
1.4. Tài nguyên nước khoáng
1.5. Hệ sinh thái biển và ven bờ
2. Tài nguyên du lịch nhân văn
4. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch
5. Các nguồn lực kinh tế - xã hội
5.1. Cơ sở hạ tầng vùng biển và ven biển
5.2. Hệ thống đô thị, khu dân cư
5.3. Cơ sở hạ tầng xã hội
6. Đánh giá những cơ hội và thách thức phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt
Nam
6.1. Những cơ hội
6.2. Những khó khăn và thách thức
PHẦN II
CÁC GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN
VIỆT NAM
I. NỘI DUNG CỦA CHIẾN LƯỢC VÀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU
LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN
1. Quan điểm phát triển
2. Mục tiêu phát triển
3. Phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng
4. Tổ chức không gian du lịch vùng
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT
NAM
1. Quan điểm phát triển
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
2.2. Mục tiêu cụ thể
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN
BIỂN VIỆT NAM
1. Tập trung ưu tiên công tác lập Quy hoạch phát triển du lịch
2. Phát triển sản phẩm du lịch
3. Phát triển thị trường
4.1. Thị trường trọng điểm
4. Phát triển không gian du lịch
4.1. Phân vùng không gian phát triển du lịch
4.2. Trọng điểm phát triển du lịch
4.3. Các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch
5. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch
5.1. Mục tiêu
5.2. Quan điểm đầu tư
5.3. Các lĩnh vực đầu tư
5.4. Ưu tiên đầu tư
5.4.1. Các khu vực ưu tiên đầu tư
5.4.2. Ưu tiên phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
5.4.2. Một số khu du lịch, điểm du lịch ưu tiên đầu tư
6. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch
7. Giải pháp về chính sách
7.1. Cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch
7.2. Chính sách về tài chính
7.3. Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch
7.4. Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch
7.5. Chính sách quản lý nhà nước các tiềm năng du lịch biển có giá trị đặc biệt
8. Giải pháp bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch
9. Phát triển nguồn nhân lực
10. Đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội vùng biển và ven biển
11. Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch
PHẦN III
KIẾN NGHỊ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM
I. KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ
2. Kiến nghị với các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2.1. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
2.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.3. Bộ Tài chính:
2.4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.5. Bộ công an
2.6. Bộ Tài nguyên- Môi trường
2.7. Bộ Văn hoá - Thông tin
2.8. Bộ giao thông vận tải
2.9. Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.10. Bộ Nội vụ
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng cục Du lịch
2. Các Bộ, các cơ quan liên quan
3. Các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng ven biển
TÀI LIỆU THAM KHẢO
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đột phá phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ía trong có sân và giếng lộ thiên). Khu trung tâm lịch sử giữa đô thị có
giá trị lớn về du lịch, có thể tham quan một vài giờ hoặc cả ngày. Ngoài ra đây còn là điểm lễ
hội du lịch lớn của cả nước.
+ Bãi biển Mỹ Khê (Quảng Ngãi):
- Các khu du lịch quốc gia:
Bổ sung hệ thống các khu du lịch quốc gia đữ được đề xuất trong Chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2010, gồm:
1/Khu du lịch sinh thái hang động Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình);
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
41
2/Khu du lịch văn hóa Hội An gắn với Mỹ Sơn (Quảng Nam)
- Các đô thị du lịch:
Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế)
Phố cổ Hội An (Quảng Nam).
- Hệ thống tuyến du lịch:
Các tuyến du lịch chính sẽ là các tuyến du lịch liên vùng và tuyên du lịch quốc tế:
- Tuyến du lịch đường bộ xuyên Việt theo quốc lộ 1.
- Tuyến du lịch đường Hồ Chí Minh trên bộ, trên biển.
- Tuyến du lịch xuyên Việt bằng đường biển.
+ Đà Nẵng - Hải Vân - Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương - Thuận An - Phá Tam
Giang - Dương Nỗ - Huế - Lavăng - Quảng Trị - Đông Hà.
+ Đông Hà - Đường 9 - Đường mòn Hồ Chí Minh - Lao Bảo - Cửa Tùng - Vĩnh Mốc -
Bến Hải.
+ Đồng Hới - Bãi đá Nhảy - Phong Nha - Đèo Ngang - Các địa danh vùng du lịch Bắc
Trung Bộ.
+ Đà Nẵng - Sơn Trà - Hội An - Trà Kiệu - Hồ Phú Ninh - Núi Thành - Kỳ Hà - Quảng
Ngãi - Mỹ Khê - Sơn Tịnh - Ba Tơ - Hồ Vĩnh Sơn - Sa Huỳnh - Các địa danh thuộc vùng du
lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
+ Tuyến du lịch bằng đường biển với cảng Đà Nẵng là điểm xuất phát và điểm đến.
+ Tuyến du lịch đường sông dọc theo sông Hương.
Đặc biệt, đối với vùng du lịch Bắc Trung Bộ từ nay đến năm 2010 cần chú trọng khai
thác hai tuyến du lịch chuyên đề: Con đường Di sản miền Trung và Con đường huyền thoại.
+ Con đường Di sản miền Trung là hành trình qua các di sản được bắt đầu từ Kim
Liên (Nam đàn, Nghệ An) theo QL1 qua Phong Nha (Quảng Bình) – Cố đô Huế – Hải Vân -
Đà Nẵng – Hội An – Mỹ Sơn (Quảng Nam) và tiếp theo.
+ Con đường huyền thoại là tuyến du lịch theo đường mòn Hồ Chí Minh dọc miền Tây
vùng. Tuyến du lịch này bắt nguồn từ vùng du lịc Bắc Bộ qua vùng Bắc Trung Bộ đi Tây
Nguyên và điểm cuối là thành phố Hồ Chí Minh.
c/ Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ, Đông, Tây Nam Bộ:
Các trọng tâm và khu vực phát triển then chốt của vùng du lịch Nam Trung Bộ và
Nam Bộ khá đồng đều và trải dài theo lãnh thổ của vùng bao gồm 4 khu vực: Nha Trang -
Ninh Chữ - Đà Lạt; khu vực Vũng Tàu - Long Hải - Côn Đảo, khu vực thành phố Hồ Chí
Minh và phụ cận, khu vực Hà Tiên - Phú Quốc.
- Các khu du lịch, điểm du lịch chủ yếu:
Sông Cầu (Tuy Hoà):
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
42
Sông Cầu nằm giữa Tuy Hoà và Quy Nhơn, nằm trên bờ vịnh Xuân Đài, cách Nha
Trang 140km về phía Bắc.
Bãi biển vùng này có đặc điểm giống như vịnh Văn Phong, nhưng hẹp hơn (chỉ bằng
1/3 vịnh Văn Phong). Về mặt giao thông, việc đi lại khó khăn hơn. Sông Cầu đã được phát
hiện, nhưng chưa được nghiên cứu kỹ. Toàn bộ điểm du lịch sông Cầu có thể mở rộng hơn
60km ven bờ biển để phát triển du lịch biển.
Nha Trang (Khánh Hoà):
Thành phố Nha Trang nằm trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt xuyên Việt, đầu mối của
đường 21 lên Buôn Ma Thuật, sang Crachiê (Cămpuchia) và đi Đà Lạt, cách thành phố Hồ
Chí Minh 450 km, và cách Hà Nội 1450 km.
Tài nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch của Nha Trang tương đối phong phú. Thành
phố có 7km bờ biển toàn bãi tắm đẹp. Quanh năm bờ biển tràn ngập ánh nắng. Nhiệt độ trung
bình tháng trên 230C. Trong 8 tháng đầu năm, mưa không đáng kể, bão tố hầu như không có
rất thích hợp cho việc du lịch . Biển Nha Trang có đủ hải sản quý. Nha Trang nổi tiếng với
yến, một đặc sản rất giá trị.
Phía Tây là vùng đồi núi, trên đó có nhiều chim, thú. Phía Đông Nam thành phố có
một nhóm năm, sáu hòn đảo đứng chụm với nhau. Lớn nhất là hòn Tre, cách đất liền 3km,
khách du lịch có thể dễ dàng tới thăm.
Thành phố có nhiều di tích văn hoá, lịch sử. Tháp Chàm Pônaga (Tháp Bà) là một
thắng cảnh và di tích kiến trúc hấp dẫn nằm ngay trong thành phố. Khu Pônaga được xây
trong nhiều thời kỳ, hiện nay chỉ còn 4 tháp nguyên vẹn. Ngoài ra còn thành cổ Diên Khánh.
Với tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, mùa du lịch kéo dài, các di tích văn hoá - lịch sử độc đáo,
Nha Trang sẽ là điểm du lịch đầy hấp dẫn nếu như cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
được hoàn thiện hơn.
Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Phương Mai (Bình Định): là một bán đảo gần thành phố
Qui Nhơn, tỉnh Bình Định có vị trí du lịch quan trọng đối với khu vực, có ý nghĩa quốc gia.
Phát triển du lịch ở Phước Mai không những có ý nghĩa đối với du lịch tỉnh Bình Định mà
còn góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch biển khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
Do yêu cầu điều chỉnh Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hoà và
khu vực miền Trung, để tạo động lực phát triển du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ dự
kiến phát triển mới khu du lịch tổng hợp tại khu vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) thay thế khu
du lịch tổng hợp vịnh Văn Phong - Đại Lãnh sẽ được chuyển đổi sang mục đích phát triển
khác;
Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Bắc Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa - Vùng du lịch Nam
Trung Bộ và Nam Bộ): là khu vực có nhiều tài nguyên du lịch biển hấp dẫn, phát triển du lịch
biển ở Bắc Cam Ranh nhằm tăng thêm lượng khách đối với du lịch tỉnh Khánh Hòa nói riêng
và du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.
Thành phố Hồ Chí Minh:
Thành phố Hồ Chí Minh ngoài chức năng là trung tâm giao lưu quốc tế, điều hành
hoạt động du lịch của vùng còn là địa danh du lịch hết sức quan trọng. Thành phố có lịch sử
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
43
hơn 300 năm và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm anh dũng đã rất hấp dẫn khách
du lịch. Ngoài ra các khu vực phụ cận có nhiều điểm tham quan, khu vui chơi giải trí...với ý
nghĩa quốc gia và quốc tế. Như vậy, phát triển du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:
+ Khu vực nội thành: Là trung tâm lưu trú, vui chơi giải trí và tham quan các di tích
lịch sử cách mạng, lịch sử văn hoá...
+ Rừng sác Cần Giờ: Là khu dự trữ sinh quyển, rừng ngập mặn và là di tích cách mạng
nên phát triển thành khu du lịch sinh thái Cần Giờ.
- Thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa -Vũng Tàu):
Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 125 km, Vũng Tàu là điểm du lịch quan
trong ngay từ thời Pháp thuộc. Với hệ thống giao thông thuận tiện, Vũng Tàu trở thành nơi
nghỉ cuối tuần của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan đại diện của nước ngoài
sống tại thành phố.
Vũng Tàu có một số bãi tắm, bắt đầu từ mũi Sao Mai (bên Ghềnh Rái) qua bãi sau, Bãi
Trước, Bãi Dứa đến Mũi Nghênh Phong sang Bãi Thuỳ Vân, Khổng Tước đến Long Hải,
Phước Hải. Vũng Tàu luôn giữ được là thắng cảnh biển vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh,
là nơi lui tới của khách du lịch thương mại, là nơi thuận lợi cho các môn thể thao thuyền và
thể thao dưới nước.
- Vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu):
Với 14 hòn đảo lớn nhỏ có tổng diện tích 76,7 km2, trong đó lớn nhất là Côn Sơn (Côn
Đảo). Ở Côn Đảo, rừng mọc um tùm, giới động vật phong phú. Dới biển có nhiều loại cá, hải
sản quý (đồi mồi). Nhiều di tích lịch sử minh chứng cho tinh thần bất khuất của các chién sỹ
cách mạng.
- Long Hải - Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Bãi biển Long Hải chạy dài theo dãy núi Châu Long và Châu Viên. Bờ biển thoai
thoải, nước xanh trong, không có xoáy cát nên được nhiều người ưa thích. Đây là một bãi tắm
đẹp, sạch sẽ và yên tĩnh hơn bãi Trước và bãi Sau của Vũng Tàu.
Biển Long Hải cách thành phố Hồ Chí Minh 3 giờ đi bằng ô tô. Dọc bờ biển còn có
rừng anh đào kéo dài hàng cây số. Trên các núi thấp xung quanh bãi biển có các ngôi chùa cổ
kính như Ngọc Tuyền, Vân Sơn, Mai Sơn... Đến Long Hải, khách du lịch có thể kết hợp du
lịch tắm biển với các hoạt động thể thao dới nước như lướt ván, bơi thuyền, du lịch trong
rừng, leo núi...
- Vườn quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang - Cà Mau):
Nằm ở khu vực giáp ranh giữa Cà Mau và Kiên Giang, vườn Quốc gia U Minh
Thượng là một trong những khu sinh thái ngập nước lớn nhất Việt Nam. Trong khu vực vườn
quốc gia có nhiều di tích lịch sử - cách mạng có giá trị. Đây là khu vực có thể phát triển các
hoạt động du lịch sinh thái và văn hoá.
- Đảo Phú Quốc (Kiên Giang):
Là hòn đảo lớn nhất Việt Nam với hệ thống tài nguyên du lịch biển và rừng hết sức
đặc sắc. Là khu du lịch biển đảo của Việt Nam và khu vực đông Nam Á.
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
44
- Năm Căn (Cà Mau):
Là mũi cực Nam của Tổ quốc nên có vị trí hết sức lý tưởng đối với du lịch. Ngoài ra
đây là nơi có hệ sinh thái ngập mặn tiêu biểu và trở thành khu vực phát triển du lịch sinh thái
của cả nước.
- Các đô thị du lịch:
+ Nha Trang (Khánh Hoà).
+ Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu).
+ Phan Thiết (Bình Thuận).
+ Hà Tiên (Kiên Giang.
- Hệ thống tuyến du lịch chủ yếu:
Các tuyến du lịch chính là:
- Tuyến du lịch đường bộ xuyên Việt từ Thành phố HCM theo quốc lộ 1.
- Tuyến du lịch xuyên Việt bằng đưòng biển.
- Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu - Côn Đảo (theo QL.51).
- Các tuyến du lịch bằng đường biển qua cảng biển Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí
Minh, Phú Quốc, Nha Trang.
- Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Hà Tiên - Phú Quốc.
- Thành phố Hồ Chí Minh - Phan Thiết - Mũi Né - Hàm Tân - Cà Ná - Vĩnh Hảo -
Nĩnh Chữ - Phan Rang - Tháp Chàm - Cam Ranh - Nha Trang - Văn Phong - Đại Lãnh (theo
QL.1A về phía Bắc).
5. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch
5.1. Mục tiêu
Mục tiêu đầu tư phát triển du lịch vùng biển và ven biển là nhằm tạo điều kiện thuận
lợi thực hiện được những mục tiêu phát triển, cụ thể:
- Tăng nhanh cơ sở VCKT để tạo động lực phát triển đột phá.
- Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch với việc phát triển các loại
hình du lịch, các cơ sở VCGT, các cơ sở lưu trú.v.v...
- Cải thiện môi trường du lịch.
5.2. Quan điểm đầu tư
- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải bằng việc tập trung đầu tư du lịch vào
các lĩnh vực then chốt ở các địa bàn trọng điểm để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Tiến hành đồng thời nhiều hình thức đầu tư trong đó cần dựa vào đầu tư trong nước,
phát huy nguồn nội lực kết hợp ưu tiên thu hút và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào những dự án lớn. Tăng tỷ trọng đầu tư cho du lịch trong cơ cấu các ngành dịch vụ.
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
45
- Đảm bảo có kế hoạch, cân đối trong đầu tư.
5.3. Các lĩnh vực đầu tư
a. Đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng du lịch: Lĩnh vực đầu tư này cần được nghiên cứu đi
trước một bước để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào các lĩnh vực loại hình và cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch bằng cách:
- Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (thông qua TCDL hoặc UBND các cấp) đầu
tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng trong các khu du lịch tổng hợp và các khu du lịch chuyên đề
quốc gia, các khu du lịch có tầm quan trọng cấp vùng.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đầu tư trọn gói các khu du lịch với
quy mô vừa và nhỏ.
- Phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương và địa phương liên quan trong việc lồng
ghép các chương trình, các dự án đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích, môi trường.
b. Đầu tư trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng: Đầu tư xây dựng mới để đạt số phòng
khách sạn theo dự báo đã điều chỉnh, nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà hàng hiện có để đáp
ứng nhu cầu phát triển du lịch. Phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 50% trong tổng số phòng
đạt tiêu chuẩn xếp hạng, theo hướng:
- Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư lớn đầu tư xây dựng hệ
thống các khách sạn cao cấp tại các trung tâm du lịch quốc gia, các đô thị du lịch, các khu du
lịch quốc gia.
- Hệ thống khách sạn chuyển tiếp đầu tư cho các khu, điểm du lịch quy mô nhỏ, các đô
thị hay các khu du lịch tập trung nhiều khách nội địa, bình dân. Đối với hệ thống các khách
sạn này huy động vốn từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.
c. Đầu tư cho các loại hình du lịch và các cơ sở vui chơi giải trí: duy trì cân đối giữa
phát triển du lịch biển, du lịch văn hoá và du lịch sinh thái vùng biển và ven biển.
Du lịch văn hoá dựa trên các di sản văn hoá có sức hấp dẫn cao và vẫn còn đòi hỏi
phát triển mạnh trong thời gian tới. Chú trọng công tác đầu tư trùng tu tôn tạo các di tích,
nâng cao trình độ hướng dẫn viên.... Đây là lĩnh vực đầu tư đòi hỏi có sự liên ngành và lồng
ghép từ các chương trình quốc gia.
Du lịch biển có thể phát triển mạnh hơn nữa và sẽ mạng lại hiệu quả cao. Tuy nhiên
loại hình du lịch này đòi hỏi phải đầu tư lớn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và VCKT; thu
hút đầu tư từ thành phần tư nhân đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào các khách sạn và khu du
lịch là rất lớn. Mặt khác, hệ thống cơ sở hạ tầng cần được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà
nước.
Du lịch sinh thái vùng biển và ven biển đòi hỏi hình thành các khu du lịch sinh thái và
cơ sở hạ tầng liên quan do các doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhận. Đối với loại hình này sự
phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được khuyến khích.
Đối với hệ thống dịch vụ VCGT cần xem xét ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các
loại hình tổng hợp hiện đại, các hoạt động thể thao như sân golf, dã ngoại.. tại các trung tâm
du lịch như Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.., các
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
46
đô thị du lịch khác như Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hà Tiên...các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề
quốc gia v.v..., Bên cạnh đó phải kết hợp với việc đầu tư khai thác các trò chơi dân gian
trong các lễ hội.
d. Đầu tư vào lĩnh vực hoạt động du lịch khác: Bao gồm các lĩnh vực đào tạo nguồn
nhân lực, xúc tiến tuyên truyền quảng bá, bổ sung và nâng cấp tài nguyên, quản lý môi
trường. Các lĩnh vực đầu tư này đều sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
5.4. Ưu tiên đầu tư
5.4.1. Các khu vực ưu tiên đầu tư:
- Móng Cái - Bái Tử Long - Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn.
- Huế - Đà Nẵng - Hội An.
- Văn Phong - Nha Trang - Ninh Chữ - Phan Thiết.
- Long Hải - Vũng Tàu - Cần Giờ - Côn Đảo.
- Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc.
5.4.2. Ưu tiên phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
a/ Cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch:
+ Đường bộ:
- Nâng cấp, thông tuyến một số tuyến đường có ý nghĩa cho việc phát triển các tuyến
du lịch vùng biển và ven biển như Quốc Lộ 10, một số tuyến duyên hải Trung Bộ; tổ chức nối
giữa khu vực ven biển với với các tuyến giao thông khu vực nội địa xương ( Miền Trung lên
Tây Nguyên đường quốc lộ 20 nối từ Tỉnh Ninh Thuận đi Đà Lạt; quốc lộ 24 đi Quảng Ngãi
lên Kon Tum; Quốc lộ 25 từ Khánh Hoà lên Gia Lai), .. đặc biệt nâng cấp mở rộng các tuyến
theo hành lang Đông - Tây như quốc lộ 9 (Đông Hà - Lao Bảo) nối với cửa khẩu quốc tế Lao
Bảo và tuyến đường 8 (cửa khẩu quốc tế Cầu Treo). Đảm bảo giao thông thuận tiện nối Tây
Nguyên với Tiểu vùng Sông Mekong mở rộng (GMS) với các nước Lào, CămpuChia và
Đông Bắc Thái Lan.Tập trung xây dựng hoàn thành trước năm 2007 tuyến đường cao tốc Đà
Nẵng - Chu Lai - Dung Quất, Đà Nẵng - Huế - Quảng Trị (trong đường cao tốc Bắc Nam) nối
các khu du lịch của khu vực nhằm tạo điều kiện để Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam trở thành
địa bàn động lực cho phát triển du lịch khu vực.
- Xây dựng trạm dịch vụ cho khách du lịch bên đường ( bãi đỗ, bảo dưỡng xe kết hợp
ăn nhanh, giải khát, vệ sinh cho khách, bán các sản phẩm lưu niệm ..) dọc theo các quốc lộ
chính ven biển. Tới năm 2005 xây dựng xong các trạm dọc tuyến QL 1A trên địa bàn 14 Tỉnh
miền trung (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận).
Đường không: Mở các tuyến bay quốc tế thẳng đến các sân bay ven biển: Hải Phòng,
Đà Nẵng, Cam Ranh (Khánh Hoà), Phú Bài (Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Phù Cát ( Bình
Định) và một số sân bay khác; cải tạonâng cấp, mở rộng sân bay, các cơ sở vật chất kỹ thuật
cho các sân bay để có khả năng tiếp nhận các tuyến bay nội địa trực tiếp từ các thành phố lớn,
tạo điều kiện thuận lợi đón và đưa khách tại sân bay.
Đường sắt: Nâng cấp, cải tạo các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ
để tăng lượng khách du lịch bằng tàu hoả. Tạo điều kiện để khách du lịch đi lại dễ ràng, tiện
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
47
nghi nhằm phát triển dạng du lịch bằng tầu hoả. Đặc biệt là khách du lịch nghỉ cuối tuần từ 2
trung tâm đô thị lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đến các khu nghỉ ưỡng biển. Bổ sung
thêm một số tàu du lịch chất lượng cao, đặc biệt là tăng điểm đỗ các ga tại một số địa phương
đang có xu hướng phát mạnh triển du lịch như Hạ Long, Hải Phòng, Thanh HOá, Nghệ
An,ầH Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận..Đến năm 2010,
thiết lập xong hệ thống tàu phục vụ du lịch bằng tàu hoả cho khu vực ven biển.
Đường biển: Đẩy mạnh hơn nữa cách tiếp cận các khu, điểm du lịch ven biển, đảo
bằng các phương tiện vận tải thủy; nâng cấp, cải tạo một số khu dịch vụ tiếp đón, vận chuyển
khách như nhà chờ, vệ sinh, ..kết hợp một số cảng hàng hóa phục vụ cho tầu du lịch như cảng
Hạ Long, Hải Phòng, Cát Bà, Chân Mây, cảng Thuận An (Huế), Tiên Sa (Đà Nẵng), Dốc
Lết(Nha Trang), Quy Nhơn (Bình Định), Vùng tàu, Phú Quốc.. Sớm hình thành các tuyến tàu
du lịch biển từ Hạ Long đến Huế, Hội An, Quy NHơn, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Côn
Đảo, Phú Quốc và các quần đảo ngoài khơi vùng chủ quyền Việt Nam.
b/ Đầu tư cơ sở hạ tầng các khu du lịch:
Đầu tư CSHT vào các khu du lịch Quốc gia: Sớm đầu tư đưa vào khai thác sử dụng một
số khu du lịch mang tầm Quốc gia và quốc tế có khả năng thu khách cao, theo hướng Nhà
nước đầu tư CSHT du lịch nhằm thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế đầu tư vào
các khu, điểm lịch. Việc đầu tư CSHT du lịch phải tuân thủ theo quy hoạch được duyệt, giữ
gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường văn hoá và gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Đầu tư CSHT du lịch các khu, điểm du lịch các địa phương phụ cận các khu du lịch Quốc
gia có khả năng tạo thành tuyến liên hợp liên hoàn thu hút khách du lịch:
- Tiểu vùng du lịch duyên hải Bắc Bộ: các khu du lịch địa phương tại Quảng Ninh, Cát
Bà ( Hải Phòng), Thái Bình, Ninh Bình.
- Tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ: khu nghỉ dưỡng biển Hải Tiến, hải Hoà, Sầm Sơn(
Thanh Hoá) Xuân Thành (Hà Tĩnh)..
- Vùng du lịch Bắc Trung bộ và tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ: Vũng Rô (
Phú Yên), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Hòn Chũ, Ninh Trữ (Ninh Thuận)..
- Các dự án khác ( Bảng 15).
c/ Đầu tư CSHT các đô thị du lịch:
+ Nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đô thị theo tiêu chuẩn đô thị du lịch đối với các
thành phố, thị xã như Hạ Long, đô thị nghỉ mát Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An),
Cố đô Huế, Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Thành phố du lịch biển Nha Trang, thành phố du
lịch biển Phan Thiết, thị xã Hà Tiên.
d/ Cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh du lịch:
- Cơ sở lưu trú: nâng cao chất lượng dịch vụ tại các khách sạn, khuyến khích xây dựng
các khách sạn từ 3-5 sao. Trong đó, tại các khu du lịch Quốc gia và đô thị du lịch khuyến
khích xây dựng khách sạn 4-5 sao; tới năm 2010, số phòng khách sạn 3-5 sao chiếm tỷ trọng
bình quân 25-30% trong tổng số khách sạn từ 1-5 sao. Riêng các khu du lịch quốc gia và
những địa bàn trọng điểm vùng biển đảo, tỷ lệ này là 30-35% .
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
48
-Vui chơi giải trí: hình thành các cụm vui chơi giải trí phong phú, quy mô lớn tại các
khu trọng điểm phát triển du lịch như Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà ( Hải Phòng), Cửa Lò(
Nghệ An); khu du lịch tổng hợp giải trí thể thao biển Cảnh Dương- Hải Vân- Non Nước
(Thừa Thiên Huế- Đà Nẵng); Đại Lãnh- Văn Phong (Nha Trang,Khánh Hoà); Mũi Né (Bình
Thuận).
- Nâng cao chất lượng vận chuyển khách du lịch đường bộ và đường biển: Trang bị ô tô,
tàu thuyền chuyên dụng trở khách du lịch chất lượng cao, quy mô lớn phục vụ vận chuyển
khách trên tuyến đường dài.
6. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch
Nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng
cao hình ảnh của Du lịch Việt Nam nói chung và vùng biển nói riêng trong khu vực và trên
thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch. Tăng cường công
tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế. Nhất quán trong tuyên truyền quảng
bá, tạo những thương hiệu nổi trội của du lịch biển bắn với các dịa danh, khu du lịch nổi tiếng
Việt Nam như Hạ Long, Cát Bà, Cửa Lò, Lăng Cô, Mỹ khê, cố đô Huế, Nha Trang, Sầm
Sơn, Hội An, Mũi Né, Phú Quốc,...
Quảng bá, xúc tiến du lịch biển cần dược được đặt trong tổng thể và được coi là trọng
tâm trong chiến lược quảng bá, xúc tiến của du lịch cả nước, phải theo một chương trình
thống nhất, tránh dàn trải, manh mún giữa các địa phương, nhằm quảng bá được đầy đủ tiềm
năng du lịch của vùng. Xây dựng chương trình quảng cáo, trang WEB, đĩa CD.. về du lịch
biển như một địa bàn trọng điểm phát triển du lịch có thương hiệu lớn của Việt Nam và các
nước trong khu vực. Chính phủ tiếp tục hỗ trợ nguồn kinh phí cho Chương trình hành động
Quốc gia về du lịch nhằm xúc tiến quảng, bá cho du lịch biển, cụ thể:
Ngoài nước:
-Tham gia hoặc chủ trì mở các đợt xúc tiến quảng bá hội trợ, triễn lãm, hội thảo quốc tế,
tuyên truyền trên thông tin đại chúng.. về du lịch biển.
- Xây dựng được kênh thông tin trao đổi, cập nhật thường xuyên giữa trung tâm thông
tin du lịch của Miền Trung- Tây Nguyên, các công ty lữ hành.. với Văn phòng đại diện Du
lịch Việt Nam ở những nước là đầu mối giao lưu quốc tế và thị trường trọng điểm, như Nhật,
Pháp, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Thái Lan.
Trong nước:
- Có chiến lược và kế hoạch cụ thể cho từng năm về tổ chức các sự kiện, lễ hội đa dạng
và phong phú để thu hút khách du lịch. Theo đó, mỗi năm phải xây dựng được sự kiện nổi bật
nhất để làm “ điểm nhấn” thu hút khách du lịch. Việc tổ chức các sự kiện, lễ hội của các địa
phương phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chương trình, không để trùng lặp về
sản phẩm, thời gian.. tránh lãng phí về nguồn lực.
- Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở
những đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm cung cấp thông tin du lịch miễn phí tại các
địa bàn trọng điểm phát triển du lịch tại Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, các đô thị du lịch ven
biển; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại
chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại để xúc tiến quảng bá du lịch có hiệu quả.
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
49
79. Giải pháp về chính sách
7.1. Cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch
Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch biển và vùng ven biển cần có các chính sách
và giải pháp đồng bộ nhằm huy động vốn của các thành phần kinh tế trong nước và kêu gọi
đầu tư nước ngoài, cụ thể:
a/ Tập trung đầu tư hình thành các khu du lịch tổng hợp quốc gia, khu du lịch chuyên
đề và hình thành một số tuyến du lịch trọng điểm trong khu vực. Nguồn vốn đầu tư bao gồm
vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (Ngân sách trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương tự
cân đối), hỗ trợ vào một số lĩnh vực xây dựng CSHT du lịch; bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi
trường du lịch, quảng bá và xúc tiến du lịch.
b/ Áp dụng cơ cơ chế sử dụng quỹ đất, phát triển CSHT du lịch: Quy hoạch quỹ đất
phát triển du lịch, sử dụng một phần vốn ‘’mồi’’ từ ngân sách đầu tư để kích thích thu hút các
nhà đầu tư. Thực hiện đấu thầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Quyết định số
22/2003/QĐ-BTC ngày 18/2/2003 để tạo nguồn vốn đầu tư CSHT du lịch.
c/ Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài :
- Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): Có quy hoạch kêu gọi nguồn vốn FDI ít nhất 2 năm/lần,
tổ chức Hội nghị kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch biển. Khuyến khích các nhà
đầu tư nước ngoài đối với các dự án và mức ưu đãi, đề nghị như sau:
+ Điều kiện Dự án được hưởng ưu đãi đầu tư thuộc lĩnh vực, như điều 15 Nghị định
51/1999/NĐ-CP về khuyến khích đầu tư trong nước ((i)Đầu tư xây dựng các khu du lịch quốc
gia, khu du lịch sinh thái; vườn quốc gia; đầu tư xây dựng khu công viên văn hoá, bao gồm có đủ các
hoạt động thể thao, vui chơi giải trí.(ii)Sử dụng lao động bình quân trong năm 100 người với đô thị
loại 1 và 2, danh mục B,C Nghị định 51/1999/NĐ-CP ).
+ Địa bàn ưu đãi đầu tư: Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, và đặc biệt
khó khăn, như điều 16 nêu tại Nghị định 51/1999/NĐ-CP và Nghị định 35/2002/NĐ-CP :
+ Mức hưởng ưu đãi: Tiền thuê đất được miễn giảm như mức đối với nhà đầu tư trong
nước nhưng thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất bằng 50% so với thời gian được miễn
giảm tiền thuê đất đối với nhà đầu tư trong nước, được quy định tại Điều 18 Nghị định
51/1999/NĐ-CP .
+ Kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đặc biệt là từ 3 nhà tài trợ lớn
là Ngân hàng Phát triển Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB); tài trợ của
Chính phủ Nhật Bản. Nguồn tài trợ này chủ yếu đầu tư vào CSHT phát triển du lịch khu vực;
trục giao thông ven biển; hệ thống đường, cấp điện, cấp nước vào các khu du lịch quốc gia...
d/ Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:
Theo Điều 8, Nghị định 106/NĐ-CP ngày 1 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính
phủ về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, hàng năm, Bộ Tài chính chủ trì trình Thủ
tướng Chính phủ đối tượng vay ưu đãi. Nhằm khuyến khích đầu tư và tạo điều kiện phát triển
du lịch, xoá đói giảm nghèo, đề nghị cho hưởng tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo
đối với một số lĩnh vực và địa bàn sau:
- Lĩnh vực:
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
50
+ Các dự án đầu tư kinh doanh tại các khu du lịch quốc gia như nêu tại danh mục A
tại Nghị định 35/2002/NĐ-CP bổ sung Nghị định 51/1999/NĐ-CP về khuyến khích đầu tư
trong nước.
- Địa bàn:
+ Các dự án kinh doanh tại các vùng có khó khăn như danh mục B,C tại Nghị định
35/2002/NĐ-CP bổ sung Nghị định 51/1999/NĐ-CP.
+ Dự án đăng ký đầu tư kinh doanh ngay trong 2 năm đầu tiên trong các khu du lịch
mới hình thành (công bố quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt) được UBND tỉnh,
thành phố xác định là trọng điểm.
e/ Phát hành trái phiếu công trình:
Phát hành trái phiếu công trình nhằm huy động nguồn lực để hỗ trợ đầu tư CSHT du
lịch; quảng bá và xúc tiến du lịch; cho vay kinh doanh để đầu tư cơ sở kinh doanh trên cơ sở
đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn và có lãi.
f/ Tăng tỷ lệ điều tiết từ các nguồn thu từ hoạt động du lịch của địa phương :
Khuyến khích các tỉnh, thành phố quan tâm đầu tư phát triển du lịch. Hàng năm, các
tỉnh, thành phố bố trí thoả đáng nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch trong tổng chi ngân sách
của địa phương và khoản thu vượt kế hoạch của toàn bộ các ngành kinh tế trên địa bàn do địa
phương thu, để đầu tư cơ sở hạ tầng và xúc tiến quảng bá du lịch.
h/ Huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp và các tổ chức khác:
Tạo điều kiện, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp đầu tư vào các cơ sở kinh
doanh khách sạn, lữ hành, khu vui chơi giải trí.v.v theo quy hoạch phát triển du lịch của từng
địa phương; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư toàn bộ hay tham gia đầu tư, hình
thành các cơ sở đạo tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch dân lập, bán công..phù hợp với xu
hướng xã hội hoá đào tạo của ngành du lịch.
i/ Thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham
gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn
tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát
triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu
tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu
tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư
nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các
hình thức BOT, BTO,BT…
7.2. Chính sách về tài chính
- Bổ sung, sửa đổi biểu thuế đối với trang thiết bị phục vụ kinh doanh du lịch; giá
điện, nước phù hợp để khuyến khích hoạt động kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh
của các hoạt động du lịch. Theo đó, giá và thuế trong hoạt động kinh doanh du lịch được coi
là ngành công nghiệp, xuất khẩu tại chỗ:
- Áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp, thời gian và mức miễn thuế, giảm thuế với
các hoạt động kinh doanh: Ngoài các đối tượng được hưởng ưu đãi đối với các dự án danh
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
51
mục A (áp dụng đối với ngành nghề, lĩnh vực) và danh mục B (địa bàn khó khăn) nêu tại nghị
định 164/2003/NĐ-CP và Nghị định 152/2004/NĐ-CP bổ sung thêm các đối tượng sau vào
danh mục dự án khuyến khích đầu tư do Chính phủ quy định trong giai đoạn 2006-2010:
+ Dự án kinh doanh (khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí..) đầu tư tại các điểm du
lịch gắn với di tích lịch sử cách mạng, di tích chiến tranh.. nhằm phát huy truyền thống lịch
sử, giới thiệu, tuyên truyền quốc tế,..
+ Dự án đăng ký kinh doanh đầu tư trong 2 năm đầu đối với các khu du lịch mới hình
thành (công bố quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt xác định là trọng điểm du lịch).
+ Miễn giảm thuế đối với ngành sản xuất hàng lưu niệm cho khách và cho phép kinh
doanh du lịch quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi khuyến khích xuất khẩu.
- Có chế độ hợp lý về thuế, về giá điện, nước trong kinh doanh khách sạn; rà soát, điều
chỉnh phương pháp tính thuế, các loại phí, lệ phí, các hình thức vé liên quan đến du lịch; áp
dụng thống nhất chính sách một giá.
7.3. Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch
a/ Xuất, nhập cảnh
Tăng cường trang thiết bị kỹ thuật và nhân lực cho bộ phận xuất nhập cảnh, hải quan
để thuận lợi cho khách du lịch quốc tế tại các sân bay vung ven biển, các cửa khẩu quốc tế
đường bộ, đường biển
b/ Thông tin và dịch vụ phục vụ khách du lịch
Tăng cường thông tin quảng bá về du lịch biển cho khách du lịch trên trang WEB và
dịch vụ cho khách du lịch (tour, tuyến, đặt chỗ..) thuận tiện khi đi du lịch các vùng biển và
ven biển. Đồng thời, thành lập các văn phòng thông tin, khiếu nại cho khách du lịch tại các
trung tâm, khu du lịch lớn và các đô thị, đô thị du lịch; đẩy mạnh áp dụng visa điện tử trong
xuất, nhập cảnh; áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại để tạo điều kiện thuận tiện cho
khách trong thanh toán mua dịch vụ và hàng hóa ở Việt Nam.
c/ Đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch
Tăng cường phối hợp liên ngành, các cấp chính quyền để làm rõ trách nhiệm trong
việc giữ gìn an ninh, an toàn, văn minh cho khách du lịch tại các điểm tham quan và lưu trú
của khách du lịch; xử lý nghiêm các hành vi đeo bám khách để bán hàng, xin tiền, lừa đảo,
cướp giật, hành hung khách du lịch.
7.4. Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch
Nhằm tạo sức cạnh tranh và hội nhập của doanh nghiệp du lịch và phát huy nguồn lực
của các thành phần kinh tế phục vụ phát triển du lịch, cần tập trung vào:
a/ Sắp xếp đổi mới doanh nghiệp du lịch theo hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp
nhà nước. Kiên quyết, thực hiện nghiêm lộ trình đổi mới doanh nghiệp theo tinh thần Nghị
quyết trung ương 3. Các doanh nghiệp du lịch Nhà nước phải được cổ phần hoá; tổ chức xắp
xếp lại doanh nghiệp du lịch theo hướng sát nhập, hình thành công ty du lịch mạnh có khả
năng cạnh tranh với công ty đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và hội nhập quốc tế.
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
52
- Chấn chỉnh và nâng cao chất lượng kinh doanh lữ hành: Rà soát lại thủ tục đăng ký
và thực tế hoạt động các công ty lữ hành, kết hợp công tác thanh tra nhằm ngăn chặn tình
trạng” núp bóng” để kinh doanh lữ hành quốc tế; tình trạng tranh cướp khách, cạnh tranh
không lành mạnh giữa các công ty lữ hành; hình thành các trung tâm dịch vụ, cung cấp
hướng dẫn viên du lịch có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao để
phát triển du lịch .
b/ Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Tổ chức các mô hình hoạt động các kinh
doanh của doanh nghiệp du lịch dựa vào cộng đồng. Đặc biệt tại các địa bàn trên các tour du
lịch sinh thái, thăm quan làng nghề truyền thống, tìm hiểu văn hoá các dân tộc. Xây dựng các
mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng kết hợp hoạt động kinh doanh của công ty du
lịch với sự hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước (cơ sở hạ tầng, đào tạo..), góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo cho nhân dân.
c/ Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với doanh nghiệp: Áp dụng thuế suất thu
nhập doanh nghiệp, thời gian và mức miễn thuế, giảm thuế với các hoạt động kinh doanh tại
các địa bàn khó khăn, rủi ro; địa bàn thuộc diện chính sách.
d/ Tăng cường hoạt động của Hiệp hội du lịch: bao gồm các doanh nghiệp và nhà
quản lý. Tạo nên sự phối hợp trong quảng bá, xúc tiến và kinh doanh du lịch, cạnh tranh lành
mạnh giữa các doanh nghiệp. Hiệp hội du lịch góp phần là cầu nối để các doanh nghiệp vươn
ra thị trường ngoài nước và hội nhập với du lịch quốc tế.
9.5. Chính sách quản lý nhà nước các tiềm năng du lịch biển có giá trị đặc biệt
Tài nguyên du lịch nói chung, tài nguyên du lịch biển nói riêng, hiện đang được quản
lý bởi các bộ ngành có liên quan và các địa phương. Thực hiện Luật Du lịch về bảo vệ tài
nguyên du lịch, cần xây dựng cơ chế phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối
với những tiềm năng du lịch biển đặc biệt có giá trị đã được xác định trong quy hoạch phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2010.
8. Giải pháp bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch
Căn cứ quy định của Luật Du lịch về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cơ quan
quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương phối hợp với các bộ, ngành quản lý tài nguyên,
hướng dẫn UBND cấp tỉnh vùng ven biển tổ chức triển khai một số biện pháp như sau:
- Tổ chức điều tra, đánh giá, phân loại các tài nguyên du lịch nằm trên phạm vi vùng
biển, ven biển, xác định khu vực tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn để có kế hoạch, biện
pháp bảo tồn báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định; lập danh mục tài nguyên du lịch và
xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch bbiển trên phạm vi cả nước.
Danh mục tài nguyên du lịch và cơ cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch biển là căn cứ
để lập quy hoạch phát triển du lịch, tổ chức công nhận khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du
lịch và đô thị du lịch khu vực biển và ven biển.
- Xây dựng kế hoạch và quy hoạch bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch biển trên địa
bàn cả nước, từng vùng và từng địa phương, gồm khoanh định các tài nguyên có tính đa dạng
sinh học cao như các sinh thái biển, rạn san hô, rừng quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, các di
tích thiên nhiên đã được xếp hạng; khu vực cảnh quan có tiềm năng khai thác du lịch; vùng,
khu, điểm di tích văn hoá lịch sử,v.v.. dễ bị ảnh hưởng do các hoạt động phát triển du lịch và
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
53
các hoạt động phát triển kinh tế khác như cảng biển, khai thác nuôi trồng thủy sản, xây dựng;
tổ chức theo dõi thường xuyên những biến động để có những giải pháp kịp thời khắc phục sự
cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch; quản lý chặt chẽ những hoạt
dộng du lịch và hoạt động kinh tế xã hội khác có nguy cơ gây ảnh hươởng đến hệ tài nguyên
môi trường du lịch.
- Thực hiện Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 về Quy chế bảo vệ
môi trường trong lĩnh vực du lịch. Hàng năm, Bộ Tài nguyên Môi trường, Tổng cục Du lịch
hướng dẫn các Sở Tài nguyên môi trường, Sở Du Lịch( TM-DL,DL –TM) đưa vào kế hoạch
về nhiệm vụ bảo vệ môi trường du lịch và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo đánh giá hiện
trạng môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, bảo vệ môi trường các khu, điểm du lịch.
- Mỗi tỉnh, thành phố phải chọn được các sản phẩm đặc thù, nổi trội nhất về tài nguyên
du lịch tự nhiên và nhân văn phục vụ phát triển du lịch và có kế hoạch bảo tồn, tôn tạo nguồn
tài nguyên này. Phối hợp nhiều nguồn lực (nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng..) đầu tư thoả
đáng để bảo tồn tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tiêu biểu nhất phục vụ
cho phát triển du lịch. Tới hết năm 2006 quy hoạch xong đề án bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài
nguyên nhân văn chủ yếu phục vụ phát triển du lịch.
9. Phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo trình độ đại học và tăng cường khả năng nghiên cứu về du lịch: Tăng
cường đào tạo trình độ đại học về du lịch. Khuyến khích các trường đại học trên địa bàn ven
biển mở các khoa du lịch. Thành lập các trường trung học nghiệp vụ du lịch tại Đà Nẵng, Nha
Trang. Xây dựng “chương trình khung ” để tăng cường đào tạo từ xa và khuyến khích các
thành phần kinh tế mở thêm trường trung học nghiệp vụ du lịch dân lập, bán công..
Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch ở các cấp:
Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý về du lịch ở các cơ quan quản lý nhà nước về du
lịch ở địa phương. Hàng năm mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại cán bộ về nghiệp vụ
quản lý du lịch cho cán bộ quản lý ngành du lịch các tỉnh vùng.
10. Đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội vùng biển và ven
biển
Đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội là công việc được đặc biệt coi
trọng. Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng về bảo vệ an ninh, quốc
phòng với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Hướng dẫn công ty kinh doanh lữ hành
trong việc xây dựng các tour du lịch phải đảm bảo an ninh, quốc phòng an toàn xã hội, đặc
biệt là là các vùng nhạy cảm về an ninh, an toàn quốc gia; hướng dẫn khách du lịch tôn trong
pháp luật Việt Nam, phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Việt Nam; quan tâm đến yêu
cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng trong việc quy hoạch và đầu tư phát triển các khu, tuyến,
điểm du lịch, các dự án đầu tư về du lịch.
11. Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn luật Du lịch và các Luật có liên
quan nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi để quản lý và phát triển du lịch. Xây dựng các tiêu
chuẩn quy phạm về quy hoạch, đầu tư phát triển, quản lý tài nguyên môi trường và các lĩnh
vực có liên quan về du lịch.
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
54
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy
quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương: thành lập cơ quan quản lý
chuyên ngành du lịch ở Trung ương; tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn
chỉnh hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân mỗi cấp
trong quản lý quy hoạch và phát triển du lịch.
Xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có năng lực phù hợp với nhu cầu quản lý và phát
triển du lịch trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế.
Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng trong việc thực hiện Quy
hoạch Tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ; phát
huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch và Ban Chỉ đạo Du lịch các địa phương. Có
cơ chế phối hợp liên ngành, địa phương quan để giải quyết những vấn đề có liên quan đến
quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo tồn
khai thác tài nguyên tự nhiên, xã hội và môi trường, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng,..
Xây dựng cơ chế nhằm duy trì sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, giữa các
cơ quan quản lý nhà nước và khối doanh nghiệp, giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, tiểu
vùng đã được xác định trong quy hoạch phát triển du lịch, giữa các cơ quan Chính phủ trong
việc thực hiện quy hoạch.
- Thống nhất nhận thức trong ngành cũng như của các ngành liên quan qua các hoạt
động tọa đàm, hội thảo để từ đó gắn kết các ngành lại cùng nhau giải quyết kịp thời những
ách tắc trong quá trình triển khai quy hoạch (về vốn đầu tư, về cơ chế chính sách…) đảm bảo
thực hiện đúng tiến độ và có chất lượng của quy hoạch. Các cuộc tọa đàm, hội thảo nên được
tổ chức tại các trọng điểm phát triển du lịch.
Thành lập Ban quản lý đặc trách vận hành theo cơ chế một cửa để quản lý đầu tư và
phát triển cho các dự án du lịch trọng điểm quốc gia.
PHẦN III
KIẾN NGHỊ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH VÙNG BIỂN VÀ VEN BIỂN VIỆT NAM
I. KIẾN NGHỊ
Để thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp đột phá thúcđẩy phát triển du lịch biển và
vùng ven biển, trở thành động lực để đẩy mạnh phát triển du lịch cả nước, góp phần bảo đảm
đến năm 2010 du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng và cả nước , kiến nghị cấp
có thẩm quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:
1. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ
Chỉ đạo các Bộ, ngành, UBDN cấp tỉnh vùng ven biển xây dựng và thực hiện các
chính sách liên quan sau:
- Về chủ trương: coi hoạt động kinh doanh du lịch biển và vùng ven biển như ngành
sản xuất xuất khẩu (xuất khẩu tại chỗ) và cho ngành du lịch được hưởng các ưu đãi của ngành
sản xuất, xuất khẩu.
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
55
- Hỗ trợ đầu tư từ ngân sách để xây dựng CSHT du lịch: Tạo điều kiện để thực hiện
chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư qua việc sử dụng quỹ đất để phát triển CSHT du
lịch. Tạo cơ chế cho địa phương huy động các nguồn vốn khác để đầu tư du lịch. Tăng nguồn
hỗ trợ đầu tư CSHT du lịch cho các địa phương, như vốn “ mồi” để thu hút đầu tư từ các
nguồn vốn khác.
- Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch: theo đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần
kinh phí, kết hợp huy động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.
- Áp dụng Tín dụng đầu tư nhà nước để hỗ trợ đối với một số lĩnh vực và địa bàn
thuộc diện chính sách và khuyến khích thu hút đầu tư.
+ Khuyến khích các địa phương trên địa bàn hàng năm bố trí thoả đáng nguồn vốn
đầu tư trong tổng nguồn chi ngân sách của địa phương và từ các khoản thu ngân sách vượt kế
hoạch trên địa bàn để đầu tư phát triển du lịch và tạo môi trường khuyến khích, thu hút các
thành phần kinh tế tham gia đầu tư, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch.
- Về tài chính: Áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp, thời gian và mức miễn thuế,
giảm thuế với các hoạt động kinh doanh với một số lĩnh vực và địa thuộc diện chính sách và
khuyến khích thu hút đầu tư .
- Chính sách miễn visa đến một số trọng điểm du lịch biển, đảo: nhằm bảo đảm phù
hợp với xu thế hội nhập có tính đến đặc thù của một số điểm du lịch quan trọng cần có chính
sách đặc biệt để thu hút khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế từ những thị trường
trọng điểm của du lịch Việt Nam.
- Chính sách về phát triển một số loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí nhạy cảm
(casino, tàu lượn, khinh khí cầu, lặn biển): nhằm tạo sự đột phá trong việc xây dựng và phát
triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh trong khu vực.
- Chính sách khuyến khích phát triển du lịch ở các vùng đảo xa để góp phần đảm bảo
chủ quyền, an ninh quốc phòng.
- Xây dựng cơ chế phối hợp du lịch - quốc phòng: để đảm bảo sự phát triển du lịch
biển gắn với an ninh quốc phòng ở vùng ven biển và hải đảo, tạo điều kiện để đẩy mạnh hoạt
động du lịch biển.
2. Kiến nghị với các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Để giải quyết đồng bộ và tạo điều kiện tăng cường phát triển du lịch biển, vùng ven
biển, đề nghị các Bộ, ngành và địa phương liên quan phối hợp với Tổng cục Du lịch giải
quyết các việc sau:
2.1. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Ban hành định hướng hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đầu tư CSHT du lịch cho các
tỉnh, thành phố biển, vùng ven biểnphù hợp khả năng thu, chi của các địa phương.
2.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng dự án đầu tư cho các làng nghề truyền thống
gắn với quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2005-2010. Theo đó, hỗ trợ vốn đầu tư để khôi
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
56
phục và phát triển làng nghề du lịch cho biển, vùng ven biển được bố trí vốn hàng năm gắn
với việc đầu tư CSHT du lịch.
Hướng dẫn và phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch
cho các tỉnh biển, vùng ven biển.
Vận động, tranh thủ nguồn vốn ODA, đặc biệt là từ 3 nhà tài trợ lớn là WB; ADB,
Chính phủ Nhật Bản để đầu tư CSHT phát triển du lịch gắn với phát triển dân sinh, xoá đói
giảm nghèo của biển, vùng ven biển.
2.3. Bộ Tài chính:
Áp dụng hoàn trả thuế giá trị gia tăng cho khách quốc tế mua hàng của Việt Nam
mang ra để khuyến khích khách mua hàng hoá Việt Nam, thực hiện xuất khẩu tại chỗ, tăng
tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm và nguồn thu.
2.4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đẩy mạnh hình thức thanh toán bằng thẻ cho khách du lịch quốc tế.
2.5. Bộ công an
Hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, công ty lữ hành;
xây dựng các tuyến lịch du lịch gắn với an toàn cho khách và giữ gìn an ninh biển, vùng ven
biển.
2.6. Bộ Tài nguyên- Môi trường
Phối hợp với Tổng cục Du lịch thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, thực hiện nghiêm
quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch cũng như các văn bản quy phạm pháp luật
khác về tài nguyên và môi trường liên quan đến hoạt động du lịch.
Phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng cục Du lịch trong việc thu phí khai thác tài nguyên
du lịch và cơ chế đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch từ nguồn thu phí này.
2.7. Bộ Văn hoá - Thông tin
Phối hợp với Tổng cục Du lịch để đầu tư bảo tồn các di tích gắn với đầu tư CSHT du
lịch vào các điểm tham quan du lịch các di tích văn hóa- lịch sử.
Phối hợp với Tổng cục Du lịch hướng dẫn các địa phương xác định các sản phẩm đặc
thù về các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể để lập kế hoạch bảo tồn tôn tạo và khai thác
phục vụ phát triển văn hoá gắn với du lịch.
2.8. Bộ giao thông vận tải:
Phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng trạm dịch vụ cho khách du lịch trên tuyến du
lịch trong vùng biển, vùng ven biển:
- Nâng cấp, cải tạo các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ để tăng
lượng khách du lịch bằng tàu hoả. Tạo điều kiện để khách du lịch đi lại dễ dàng, tiện nghi.
Đặc biệt là khách du lịch nghỉ cuối tuần từ các trung tâm đô thị lớn. Đến năm 2008, thiết lập
xong hệ thống tàu phục vụ du lịch bằng tàu hoả cho khu vực.
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
57
- Nâng cấp, cải tạo cho tầu du lịch như cảng khu vực ven biển miền Trung, nam Bộ
như Chân Mây, cảng Thuận An (Huế), Tiên Sa (Đà Nẵng), Nha Trang, Quy Nhơn (Bình Định),
Dốc Lết (Nha Trang), Phú Quốc.. hình thành các tour du lịch đến các di sản thế giới như Hạ
Long Huế, Hội An, Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình ) ...bằng đường biển.
- Sớm mở các tuyến bay quốc tế thẳng đến các trọng điểm du lịch biển, vùng ven
biển; cải tạo nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật cho các sân bay để mở tuyến bay nội địa
trực tiếp các thành phố lớn, trung tâm du lịch của cả nước với vùng.
2.9. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nghiên cứu để tới năm 2007, thành lập mới 0 trường trung học nghiệp vụ du lịch tại
vùng ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang; hướng dẫn, giúp đỡ các trường Đại học trên địa bàn
hình thành các Khoa đào tạo sinh viên có trình độ đại học về du lịch.
2.10. Bộ Nội vụ
Nghiên cứu, tăng cường năng lực quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các
tỉnh, thành phố vùng ven biển: để các Sở Du lịch, Thương mại du lịch, Sở Du lịch- Thương
mại có biên chế hợp lý số cán bộ hoạt động quản lý về du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát
triển du lịch của từng địa phương theo hướng tăng cường phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của địa phương.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu và giải pháp nhằm tạo đột phá phát triển du
lịch bỉen và vùng ven biển cần có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và
địa phương, theo cơ chế thực hiện như sau:
1. Tổng cục Du lịch
Là cơ quan thường trực của BCĐNN về du lịch, có trách nhiệm giúp Ban trong việc
chỉ đạo, điều hành các hoạt động nhằm thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch
biển và vùng ven biển. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước và trên địa
bàn đến năm 2010, Quyết định về “ Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp tăng cường phát
triển du lịch Miền Trung- Tây Nguyên” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2005:
- Xây dựng chương trình hành động tăng cường phát triển du lịch các vùng, trọng điểm du
lịch (đầu tư, quảng bá, xúc tiến..) cũng như phối hợp thực hiện giữa các tỉnh, thành phố trong
vùng.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chính sách, cơ chế nhằm tạo đột phá thúc đẩy
phát triển du lịch biển, vùng ven biển.
- Chủ trì, chỉ đạo tăng cường công tác quy hoạch phát triển du lịch vùng biển và ven
biển; hướng dẫn UBND cấp tỉnh tiến hành điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch của địa
phương.
2. Các Bộ, các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ liên quan để chủ trì,
hoặc tham gia tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.
3. Các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng ven biển
TS.KTS.Lê Trọng Bình /2007
58
Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước và trên địa bàn đến năm
2010, quyết dịnh có liên quan của Thủ tướng Chính phủ đối với địa bàn tiến hành điều chỉnh
quy hoạch phát triển du lịch của địa phương mình cho phù hợp. Năm 2006 tất cả các tỉnh,
thành phố đều điều chỉnh xong quy hoạch phát triển du lịch. Quản lý chặt chẽ việc đầu tư các
dự án phát triển du lịch và xúc tiến quảng bá du lịch theo quy hoạch.
Xác định các sản phẩm đặc thù, nổi trội nhất về tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển
du lịch của địa phương và lập kế hoạch bảo tồn, tôn tạo nguồn tài nguyên nhân văn.
Xây dựng lộ trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước về du lịch trực thuộc tỉnh,
thành phố cho mỗi năm và tới năm 2010 theo tinh thần Nghị quyết trung ương 3, và kiên
quyết thực hiện đúng lộ trình này.
Bố trí nguồn vốn đầu tư, quảng bá và xúc tiến du lịch tương xứng tiềm năng phát triển
du lịch của địa phương mình để hình thành các khu, điểm du lịch tạo thế liên hoàn với các
điểm du lịch khác trên địa bàn để thu hút khách du lịch.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M7896T S7888 GI7842I PHP 2727896T PH PHT TRI7874N DU Lamp7882.pdf