Để hoà nhập với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, Ban giám đốc công ty đã đổi mới phương thức lãnh đạo, đổi mới công tác tổ chức cán bộ, mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ được đào tạo chính quy, giỏi chuyên môn nghiệp vụ vào nhứng vị trí quan trọng trong công ty cũng như các dự án.
Nhận rõ tầm quan trọng của công tác quản lý sản xuất kinh doanh cấp đội, công ty đã từng bước hoàn thiện quy chế giao khoán công trình cho đội, phân đội sản xuất để phát huy tính năng động sáng tạo, tự chủ trong sản xuất kinh doanh cảu cán bộ công nhân viên, gắn trách nhiệm, quyền lợi của đội trưởng, ban chỉ huy với kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Ngoài ra công ty còn đổi mới công tác quản lý từ công ty đến các đội sản xuất như: quản lý vốn, vật tư thiết bị, công tác hạch toán chứng từ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
87 trang |
Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quy định, kiểm tra độ sụt của bê tông bằng nón cụt. Cứ 50 m3 bê tông phải đúc một nhóm mẫu thí nghiệm cường độ bê tông cũng như phải có thí nghiệm mác vữa. vữa trộn xong phải được đem dùng hết trước khi bắt đầu thời gian đông kết.
2.1.4 Đối với cốt liệu:
Xi măng phải sử dụng các loại xi măng phù hợp với từng hạng mục công việc như trong quy định của hồ sơ mời thầu. Nước đổ bê tông thì phải sử dụng loại nước sạch, ăn được có chỉ số PH ít nhất là 4, hàm lượng Sulfat nhiều nhất là 2.700 mg/lit, hàm lượng muối nhiều nhất là 5.000 mg/lít. Đối với đá thì phải dùng loại đá sạch, rắn và bền, không nứt nẻ phong hoá, có cường độ chịu nén trong trạng thái bão hoà nước ít nhất là 1,5 cường độ yêu cầu của bê tông và ít nhất lớn hơn hoặc bằng 400 kg/cm2. Đối với cát dùng loại cát to, rắn không lẫn tạp chất hữu cơ. Sắt thép các loại dùng cho công tác đổ bê tông phải dùng loại sắt mới chưa qua sử dụng phải đều, không khuyết tật, không bị han gỉ, đảm bảo đúng các yêu cầu trong hồ sơ thiết kế, trước khi sử dụng phải tiến hành làm thí nghiệm cốt thép bao gồm: 3 mẫu thí nghiệm chịu uốn trong trạng thái nguội, 3 mẫu thí nghiệm chịu kéo cho tới đứt và 3 mẫu thí nghiệm hàn điện hồ quang. Tất cả các loại sắt thép đều được bảo quản trong nhà kho và được đánh số hiệu để tránh lẫn lộn. Ngoài ra công tác bảo dưỡng bê tông được Nhà thầu thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình hiện hành. Phải tiến hành che phủ bê tông ngay sau khi đổ bê tông xong từ 10 đến 12 giờ, thường xuyên tưới nước bảo dưỡng bê tông trong vòng 28 ngày.
2.1.5 .Công tác xây đá
Đá xây phải dùng đá cứng, rắn không nứt nẻ, không bị phong hoá, cường độ tối thiểu của đá R>=400 kg/m2. Kích thước, hình dạng của đá (trừ khi đã quy định trong bản vẽ thiết kế) phải có bề dày không nhỏ hơn 150 mm, chiều rộng không nhỏ hơn 1,5 lần bề dày và chiều dày không nhỏ hơn 1,5 lần chiều rộng. Từng viên đá phải có hình dạng chuẩn không bị lồi lõm có thể làm cho chúng yếu đi hoặc làm cho chúng không ăn chặt được vào móng.
Đá hộc phải được tu sửa để gạt bỏ những chỗ mỏng hoặc yếu. Đá phải được đẽo gọt để cho móng và các đường nối không lệch nhau trên 2 cm so với đường chuẩn và để cho chúng tiếp xúc được với móng. Bán kính của các chỗ vòng ở các viên đá không được vượt quá 30 mm. Khi xây đá đều phải đổ vữa trước và đặt đá sau, không để đá tiếp xúc nhau mà không chêm vữa, các mạch xây phải no vữa, mạch xây ngang dọc không được tập trung thành điểm nút. Các viên đá phải được no nước trước khi xây. Các loại vật liệu như xi măng, nước, cát yêu cầu như phần trên đã nêu.
Dùng phương pháp day đá trên vữa để xây đá trụ. Chọn đá theo chiều cao xây gắn chặt và chèn đá nhỏ vào các khe hổng. Phải đặt so le các mạch xây có chiều dài ít nhất 10 cm tại bề mặt ngoài và trong các kết cấu móng. Phải xây móng theo từng lớp ngang mỗi lớp có chiều cao ít nhất là 80 cm. Hàng đá đầu tiên nằm trực tiếp trên lớp móng phải đặt khô và phải chọn các đá đẽo lớn, chèn kỹ đá nhỏ, đầm và đổ vữa lòng cho tới khi lấp đầy các chỗ trống. Khi xây mỗi lớp đầu tiên phải đặt các hàng đá ngoài mặt và các đá ở trong góc bằng các đá đẽo to. Đặt đá hộc xây sao cho càng chặt càng tốt và khít với hàng ngoài mặt. Các viên đá to phải đặt nằm vững chãi không bấp bênh khi đầm lên, không cho phép đá có những chỗ tiếp xúc nhau hoặc chèn đá nhỏ giữa những viên đá mà không đổ vữa. Mạch đứng khối đá xây dày nhất là 15 cm cần được nhồi chặt vữa bằng bay và que sắt.
Chỉ cho phép ngừng việc thi công sau khi đã trát vữa và chèn đá nhỏ vào các khe nằm giữa các hàng đặt sau cùng. Khi tiếp tục công tác phải quét và rửa sạch bề mặt của phần đá xây trước rồi mới được xây tiếp. Khi đá mới xây xong vữa chưa chắc chắn thì cần đề phòng tránh mọi lực xung kích đặc biệt không được chất đá lên phần mới xây.
Trong thời gian ngừng việc qua một ngày đêm và sau khi hoàn thành công tác để tránh cho vữa khô nhanh phải dùng rơm hoặc bao tải phủ lên phần đã xây và tưới nước bảo dưỡng ít nhất là 3 ngày đêm. Trong quá trình thi công phải kiểm tra đều đặn xem các hàng lối có nằm đúng trên mặt bằng hay không, độ xiên thiết kế có được giữ đúng hay không.
2.1.6 Công tác kiểm tra chất lượng các hạng mục công việc:
Cao độ, kích thước hình học bằng máy thuỷ bình, thước thép.
Kiểm tra trong quá trình thi công: cứ 50 m3 hoặc một ca thi công kiểm tra về thành phần đá, tỷ lệ hỗn hợp vữa lấy mẫu đá trên thùng xe khi chở đến hiện trường. Khi thay đổi mỏ đá hoặc loại đá sản xuất phải kiểm tra tất cả các loại chỉ tiêu của đá trên đồng thời thí nghiệm lại cường độ đá.
Kiểm tra nghiệm thu sau khi hoàn thành giai đoạn thi công. Kiểm tra bề dày kết cấu: Kết hợp việc đào hố kiểm tra độ chặt và kiểm tra bề dày kết cấu, sai số cho phép tối đa là 5% bề dày thiết kế và vượt quá +10mm hoặc-10mm. Bề rộng sai số cho phép so với thiết kế +10mm hoặc -10mm. Cao độ sai số cho phép so với thiết kế là +5mm hoặc -5mm. Dùng máy thuỷ bình để kiểm tra độ dốc ngang, cao độ của khối xây. Để đảm bảo tiến độ thi công công trình có thể sử dụng phụ gia đông cứng nhanh có thể mua của Viên khoa học kỹ thuật Giao thông. Có làm thí nghiệm mẫu trước nếu đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật thì mới sử dụng.
Sau khi bê tông đạt cường độ tiến hành dùng súng bắn bê tông để kiểm tra cường độ nếu đạt yêu cầu thiết kế thì mới mang ra sử dụng, nếu không đạt thì loại ra. Để đảm bảo đúng quy định các hạng mục thi công đều phải được kỹ sư tư vấn giám sát kiểm tra đảm bảo chất lượng và đồng ý cho phép thì nhà thầu mới tiến hành thi công hạng mục tiếp theo.
2.2 Biện pháp đảm bảo chất lượng trong thi công nền đường
Thi công nền đường sử dụng chủ yếu bằng máy, kết hợp thủ công hoàn thiện các hạng mục.
Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, cán bộ kỹ thuật của nhà thầu tiến hành khôi phục tuyến, đo đạc và cốg định vị trí tim đường, các mốc cao độ dọc tuyến và bố trí thêm các mốc phụ. Tiến hành bổ sung thêm các cọc chi tiết ở các vị trí đường cong, các vị trí đặc biệt, kiểm tra đối chiếu lại chiều dài tuyến. Trong quá trình kiểm tra nếu có sai khác so với hồ sơ thiết kế ban đầu sẽ được nhà thầu ghi lại, báo cáo đơn vị thiết kế và chủ đầu tư phối hợp cùng giải quyết.
Để đảm quản các cọc mốc, cán bộ kỹ thuật của nhà thầu tiến hành dấu các cọc ra khỏi phạm vi thi công nền đường từ 10 đến 15m để sau này có thể dễ dàng khôi phục lại các cọc ban đầu vào bất cứ lúc nào trong quá trình thi công.
Tiến hành xác định giới hạn của đường, lên khuân đường dựa vào cọc tim và hồ sơ thiết kế để đánh dấu mép nền đường ở các vị trí chân Taluy nền đắp, đào để định hình dạng nền đường, mép nền đường được đánh dấu trên thực địa bằng các cọc gỗ. Việc lên ga định vị nền đường đầu cống được tiến hành đồng thời với việc định vị cống để đảm bảo độ chính xác.
2.2.1 Thi công nền đường đắp
Dọn sạch mặt bằng thi công: Dùng máy ủi, máy xúc kết hợp với thủ công tiến hành dọn sạch cây cỏ, vét bùn, đào bỏ lớp đất hữu cơ dày trung bình 0,3m và tiến hành đánh cấp mái đất thiên nhiên khi độ dốc ngang sườn lớn hơn 20%. Nếu đắp bằng thủ công, chiều rộng cấp bậc là 1m, nếu đắp bằng máy thì bề rộng mỗi cấp phải đủ rộng cho máy hoạt động an toàn trên sườn dốc, mỗi cấp cần dốc vào phía trong 2-3 %. Nếu dốc ngang lớn hơn 40% thì phải có thiết kế riêng. Vật liệu đào phải được ô tô vận chuyển đổ đi đúng nơi quy định.
Đối với những ao hồ nhỏ, hố bom cũ tiến hành hút khô nước đào bỏ lớp bùn lầy đắp bằng đất thoát nước tốt đầm chặt từng lớp. Trường hợp tuyến qua ruộng có nước đọng hoặc chân nền đắp tiếp xúc với nước hay ở những nơi thoát nước khó thì tiến hành làm vòng vây ngăn nước, hút khô nước, đào bỏ bùn lầy đất hữu cơ rồi tiến hành đắp bằng đất thoát nước tốt, đầm chặt từng lớp.
Vật liệu đất trước khi đưa vào sử dụng đắp sẽ được cán bộ KCS của nhà thầu tiến hành thí nghiệm đầm chặt tiêu chuẩn, để xác định các chỉ tiêu độ ẩm, và dung trọng khô lớn nhất làm cơ sở cho việc kiểm tra độ chặt.
Đất đắp được khai thác chọn lọc bằng máy xúc tại các đồi dọc tuyến và tận dụng khối lượng đất đào, dùng ô tô vận chuyển đến đổ thành từng đống tại nền đường đắp cự ly giữa các đống đất được tính toán sao cho không tạo thành các khoảng trống khi san. Dùng máy ủi san đất dày 20-25cm, máy ủi kéo theo đầm chân cừu vừa san vừa đầm sơ bộ sau đó tiến hành dùng lu lèn đảm bảo độ chặt yêu cầu K95. Trong quá trình thi công vừa đầm lèn, vừa tưới nước để đảm bảo độ ẩm tốt nhất. Sau khi thi công xong một lớp cán bộ trẻ KCS của nhà thầu sẽ tiến hành làm thí nghiệm xác định độ chặt, nếu đạt độ chặt K95 được kỹ sư tư vấn giám sát cho phép thì mới thi công lớp tiếp theo. Riêng lớp đất trên cùng sát với lớp móng đá dăm (h=30 cm) phải đảm bảo độ chặt K98.
Công nghệ lu lèn được thực hiện như sau: Dùng máy ủi kéo theo đầm chân cừu vừa san vừa đầm sơ bộ thành từng lớp đất dày từ 20-25 cm với độ dốc từ tim đường ra mép 2 %. Dùng xe téc tưới nước bổ sung đảm bảo độ ẩm tốt nhất và tiến hành lu lèn, lu theo sơ đồ con thoi, vệt lu sau phải đè lên vệt lu trước 20cm và lượt đi đầu tiên cách mép đường 0,5m. việc lu lèn chỉ được kết thúc khi kết quả kiểm tra độ chặt thực tế do cán bộ KCS của nhà thầu thực hiện đạt yêu cầu.
Để đảm bảo độ chặt tại phần mép ta luy nền đắp thì phải tiến hành đắp ép dư mỗi bên ta luy 0,5 m sau khi hoàn thiện phần đắp đất nền đường thì tiến hành gọt bỏ.
Công tác hoàn thiện nền đắp: được triển khai khi nền đường đắp đã cơ bản đạt được các yêu cầu về độ chặt, cao độ, kích thước hình học. Để đảm bảo về độ bằng phẳng và mui luyện dùng san tự hành gọt sửa, đồng thời dùng nhân lực gọt lớp đất đắp ép dư, sửa mái taluy, vỗ đấm mái dốc đảm bảo độ dốc mái taluy 1/1,5.
Thi công nền đường đào
Dùng máy ủi, máy xúc tiến hành đào đất nền đến cao độ thiết kế, dùng xe ô tô vận chuyển đất đào ra không sử dụng để đắp được đến đổ đúng nơi quy định.
Các vật liệu đào từ nền đường cũ khi thí nghiệm đảm bảo đủ dùng được để đắp được kỹ sư tư vấn giám sát chấp thuận thì được vận chuyển sang nền đường đắp ngay.
Tại những nơi chiều sâu đào lớn việc tiến hành đào đất được thực hiện lần lượt từng bên, độ chênh lệch giữa hai bên nền đào quá khi kết thúc ngày làm việc. Việc đào đất nền đường được kết hợp với đào rãnh dọc hai bên để đảm bảo thoát nước khi trời mưa.
Sau khi tiến hành đào đất đến cao độ thiết kế tiến hành lấy mẫu thí nghiệm của đất nguyên thổ xác định các chỉ tiêu về độ ẩm, độ chặt của đất và chọn thời điểm cày, xới sâu 30 cm để lu lèn lại bề mặt của nền đất đào đảm bảo độ chặt K98.
Trường hợp khi đào nền đến cao độ thiết kế mà gặp phải lớp đất yếu, nhà thầu sẽ tiến hành báo cáo kỹ sư tư vấn giám sát để quyết định việc đào bỏ lớp đất yếu, và thầu sẽ báo cáo kỹ sư tư vấn giám sát để quyết định việc đào bỏ lớp đất yếu và thay bằng lớp đất mới, lu lèn chặt đảm bảo độ chặt yêu cầu K98.
Mái ta luy nền đường đào khi thi công phải đảm bảo ngay độ dốc 1/1 để tránh tình trạng sụt lở.
Thi công thí điểm
Công nghệ thi công đại trà đắp đất, đào đất được xác định sau khi tiến hành làm thí điểm 1 đoạn 100m. Công việc này đặc biệt quan trọng vì nó quyết định toàn bộ công nghệ thi công của phần đào, đắp đất nền đường.
Trình tự tiến hành như sau:
Vật liệu đất dùng để đắp được lấy ra từ các mỏ đất dọc tuyến đã được xác định có các chỉ tiêu cơ lý phù hợp, được kỹ sư tư vấn giám sát chấp nhận thì mới được dùng cho thi công.
Để có được công nghệ đầm lèn thích hợp, chính xác trước khi thi công đại trà căn cứ vào số lượng, chủng loại máy móc hiện có nhà thầu tiến hành đầm thí điểm nhằm xác định chủng loại lu, độ ẩm hợp lý tương ứng của vật liệu, trình tự số lần lu, lèn của các thiết bị đầm và chiều dày của lớp dầm để công tác đầm lèn đạt độ chặt yêu cầu và hiệu quả cao nhất.
Việc đầm thí điểm được tiến hành cho đến khi nhà thầu và kỹ sư tư vấn giám sát đạt được thoả thuận cần thiết về chủng loại lu, trình tự lu, số lần lu, lèn và chiều dày mỗi lớp cũng như giới hạn độ ẩm của vật liệu để đạt được độ chặt yêu cầu. Các số liệu này làm cơ sở để nhà thầu tiến hành thi công đại trà.
Biện pháp đảm bảo chất lượng .
Thi công theo đúng quy trình quy phạm hiện hành. Cắm cọc, lên ga theo từng mặt cắt chi tiết đảm bảo kích thước hình học theo thiết kế. Tại vị trí nền đất cũ, đất yếu, tiến hành đào bỏ thay thế bằng lớp đất khác,lu lèn đạt độ chặt K98 mới thi công tiếp. Đất đắp phải được lấy mẫu để làm thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý. Vật liệu đắp phải có độ ẩm tự nhiên thích hợp nếu quá khô thì phải tưới nước, nếu quá ẩm thì phải phơi. Tiến hành đắp ép dư 50cm hai bên ta luy để đảm bảo độ chặt vai đường, mái Taluy khi đắp. Thi công xong tiến hành gọt sửa mái Taluy.
Tiến hành đắp thí nghiệm một đoạn xác định độ ẩm tốt nhất của vật liệu, xác định số lượt đầm lèn thích hợp từ đó xác định được công nghệ đầm lèn thống nhất với kỹ sư tư vấn để thi công đại trà. Sau khi thi công xong mỗi lớp đất đắp, kiểm tra độ chặt bằng phương pháp đốt cồn, hoặc phương pháp phễu rót cát, phao Colivaep tại hiện trường, đạt độ chặt K>=0,95 được kỹ sư tư vấn giám sát chấp nhận thì mới thi công lớp tiếp theo. Riêng lớp trên cùng phải đạt độ chặt K98. Khi thi công xong phần đào, đắp đất tiến hành đo E nền đường bằng phương pháp ép tĩnh hoặc cần Benkenman đảm bảo yêu cầu thiết kế Eo>=400 daN/cm2 mới tiếp tục thi công phần móng đường. Khi thi công xong nền đường khuôn được đảm bảo đúng kích thước hình học, sắc cạnh, đảm bảo mui luyện thoát nước. Cứ so le 50m tiến hành sẻ rãnh xương cá để đảm bảo thoát nước trong khuôn đường khi gặp trời mưa.
Biện pháp đảm bảo chất lượng trong thi công móng đường đá dăm tiêu chuẩn.
Nền đường đắp rất hay đào phá đá đã được đầm lèn đủ tiêu chuẩn độ chặt yêu cầu rồi mới thi công lòng đường.
Yêu cầu đối với lòng đường sau khi làm xong phải bằng phẳng, không có những chỗ lồi lõm gây đọng nước sau này, đảm bảo đúng chiều rộng lòng đường và hai thành vững chắc.
Công tác trồng đá vỉa: Đá vỉa chỉ làm cho lớp trên mặt và không tính vào chiều rộng của mặt đường. Khi chôn đá vỉa phải đảm bảo vững chắc, xếp kín khít thành chân khay song song với tim đường, mặt trên đá vỉa phải bằng đều và đúng cao độ mép mặt đường.
Đá dăm được vận chuyển bằng ô tô về đến công trình. Đá được đổ thành từng đống, khoảng cách giữa các đống được tính theo công thức:
H=V/h.B
Trong đó:
V: Là thể tích thùng xe
B: Là bề rộng mặt đường
H: Chiều dày lớp mặt chưa lu lèn.
Sử dụng máy san kết hợp nhân công san rải đá dăm theo chiều dày thiết kế với hệ số lu lèn K=1,3, đảm bảo mui luyện, độ dốc dọc thiết kế. Khi san rải đá cần chừa lại 5-10% lượng đá dăm để bù phụ trong qúa trình thi công.
Lu lèn: Lu lèn đảm bảo đủ công lu yêu cầu từ 4-6 Tkm/m3
Trình tự lu lèn: lu từ mép vào tim đường, vệt lu sau đè lên vệt lu trước ít nhất 20cm. Vệt lu ở mép đường phải lấn ra lề đường ít nhất 20-30 cm. Trên đoạn đường cong phải lu theo thứ tự từ bụng lên lưng đường cong. Thiết kế sơ đồ lu lèn sao cho đảm bảo số lượt lu đồng đều trên mặt đường tránh có chỗ lu qúa công lu gây vỡ đá hoặc lu không đủ công lu không đảm bảo độ chặt yêu cầu.
Lu lèn theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Dùng lu 6-8 T tốc độ lu không quá 1,5km/h lu lèn khoảng 10-15% công lu yêu cầu. Những lượt lu đầu không tưới nước, nhứng lượt sau tưới nước tránh vỡ đá lượng nước tưới cho giai đoạn này từ 2-3 l/m2
Giai đoạn 2: Dùng lu 8-10T công lu từ 75-85% công lu yêu cầu. Trong 3-4 lượt đầu tốc độ lu không qúa 2km/h. Từ lượt lu thứ 5 có thể tăng tốc độ lu đến 3km/h
Trong quá trình lu lèn những chỗ không bằng phẳng, gợn sóng phải tiến hành bù phụ sửa chữa ngay. Ngoài ra trong quá trình lu lèn cần căn cứ vào thời tiết và độ ẩm của đá mà quy định lượng tưới nước sao cho đảm bảo độ ẩm tốt nhất khi lu lèn.
Tổng công lu phải đạt được: T=4-6 T.Km/m3
Trong đó: T=( P*D)/(C*L)
P: Trọng lượng xe lu
D: Tổng chiều dài vệt xe lu trên mặt đường đang lu lè.
C: Diện tích mặt cắt ngang lớp cấp phối chưa lèn ép.
L: Chiều dài đoạn rải.
2.4 Biện pháp đảm bảo chất lượng trong thi công mặt đường bê tông nhựa:
Thi công lớp mặt đường đá 4*6 láng nhựa theo đúng quy trình 22TCVN-09-77 ban hành theo quyết định số 866/ QĐ - KT4 ngày 25/03/1997 của Bộ giao thông vận tải và các chỉ dẫn kỹ thuật trong Hồ sơ mời thầu.
Vật liệu:
+ Đá dăm tiêu chuẩn được tuyển chọn có chất lượng đồng đều, có kích cỡ cần thiết và sẽ gồm các hạt rắn chắc, thô nhám, đủ cường độ, mọi vật liệu phải sạch, không lẫn sét, hữu cơ và các tạp chất khác. Các chỉ tiêu cơ, lý, hoá đảm bảo theo đúng quy trình thì mới sử dụng. Các mỏ, nguồn cung cấp vật liệu nhà thầu lựa chọn phải được kỹ sư tư vấn chấp nhận thì mới được sử dụng
+ Lượng hạt dẹt không quá 5% theo khối lượng.
+ Đá 1*2 dùng để láng nhựa hàm lượng đá có cỡ hạt từ 20 - 25 mm không chiếm quá 3% tính theo khối lượng, không cho phép lẫn loại đá có kích thước cỡ nhỏ hơn 5 mm.
+ Đá phải đảm bảo sạch, không lẫn cỏ rác, lá cây, lượng bụi sét (định bằng phương pháp rửa) không được quá 1% tính theo khối lượng, đá phải tuyệt đối khô tức không có vết ẩm tìm thấy được.
+ Hàng ngày cán bộ KCS của nhà thầu tiến hành kiểm tra thành phần hạt của vật liệu đá dăm bằng độ sàng tiêu chuẩn, so sánh với tỷ lệ thiết kế nếu có sai khác kịp thời điều chỉnh trước khi đem ra công trường.
+ Nhựa đường: Nhựa đường sử dụng là loại nhựa đường có nguồn gốc dầu mỏ, nhựa phải đồng nhất, không lẫn nước, không sủi bọt và phải được các chỉ tiêu cơ lý quy định trong quy trình. Trước khi đem ra sử dụng nhựa đường phải có chứng chỉ của nơi cung cấp để so sánh với quy trình và được nhà thầu đệ trình lên kỹ sư tư vấn trước khi đem sử dụng.
Chỉ tiêu cơ lý :
- Độ kim lún 40-70 (1/10 mm) ở 25oC
- Độ kéo dài >100 cm ở 25oC
- Nhiệt độ mềm 46oC - 58oC .
- Nhiệt độ bắn lửa >230oC.
- Nhựa phải sạch cỏ rác, không lẫn đất đá.
+ Nhiệt độ đun nhựa tốt nhất là 140oC và không được vượt quá 180oC, phải dùng nhiệt kế để theo dõi thường xuyên trong quá trình đun nhựa.
+ Phải tính toán, cân đối lượng nhựa cần đun ttrong ngày, đun đến đâu dùng ngay đến đấy, không cho phép để nhựa đun thừa đến ngày hôm sau đun lai và thời gian đun nhựa không kéo dài quá 3 giờ để giữ cho các dầu nhẹ khỏi bị bốc hơi mất, làm cho nhựa giảm tính đàn hồi khi rải ra mặt đường.
Khâu thi công:
+Trước khi thi công đại trà tiến hành thi công thí điểm một đoạn từ 50 đến 100m việc thi công được tiến hành thí điểm đến khi nhà thầu và kỹ sư tư vấn đạt được thoả thuận cần thiết công nghệ thi công, về chủng loại lu, trình tự lu, số cần lu và chiều dày mỗi lớp cũng như giới hạn độ ẩm của vật liệu để đạt được độ chặt yêu cầu. Các số liệu này làm cơ sở để nhà thầu thi công đại trà.
+ Hàng ngày cán bộ kỹ thuật KCS của nhà thầu thường xuyên kiểm tra cao độ của lớp móng, lớp mặt bằng máy thuỷ bình, kiểm tra kích thước hình học bằng thước vải, kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước 3m đảm bảo các yêu cầu về sai số hình học như sau:
Sai số cho phép về chiều rộng <=10 cm
Sai số cho phép về chiều dày <=10% nhưng không lớn hơn 2cm.
Sai số cho phép về độ dốc ngang mặt đường và lề đường <=5%.
Độ bằng phẳng đo bằng thước 3m khe hở <=7 mm.
Môduyn đàn hồi: E thực tế>= E thiết kế.
+ Khi lu đèn phải lu dần từ lề vào tim đường và phải đối xứng hai bên đối với các đoạn đường cong thì phải lu từ bụng đến lưng, vệt lu ở lề lấn ra lề ít nhất 20-30 cm.
+ Sau khi thi công xong lớp móng được kỹ sư tư vấn giám sát chấp nhận thì mới thi công đến lớp mặt đường.
+ Sau khi thi công xong lớp mặt đường, cán bộ KCS của nhà thầu sẽ tiến hành đo E mặt đường bằng cần Benkenman đảm bảo Eyc=>980 daN /cm2 thì mới đạt yêu cầu.
Công tác hoàn thiện
Tiến hành đúc cọc tiêu và cọc báo hiệu tại bãi đúc ở công trường. Trình tự các bước thi công và kiểm tra chất lượng đều phải được thực hiện nghiêm chỉnh như trong công tác đổ bê tông.
Dùng ô tô vận chuyển ra công trình, sử dụng nhân công đào móng đổ bê tông móng biển báo, trồng cọc tiêu biển báo theo đúng vị trí đã được cán bộ kỹ thuật xác định.
Đối với những đoạn nền đắp H>=2m tiến hành dùng nhân công trồng cỏ bảo vệ mái taluy.
Tiến hành thu dọn vệ sinh công trường
Lập hồ sơ hoàn công trình, chuẩn bị công tác nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
Biện pháp đảm bảo giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
1. Biện pháp đảm bảo giao thông
Khi thi công phải có Barie, biển báo công trường, biển báo thu hẹp về một phía bằng sơn phản quang. Tại những vị trí thi công cống phải có người gác 24/24 giờ, phải có hàng rào xung quanh miệng hố đào, ban đêm phải có đèn báo hiệu.
Thiết lập hệ thống hàng rào bằng các cọc sơn trắng đỏ xen kẽ có dăng dây và treo cờ tam giác cách vị trí thi công từ 0,5m đến 0,8m để ngăn cách phạm vi công địa thi công và phần đường xe chạy.
Máy móc, vật liệu được nhà thầu tập kết gọn gàng vào đúng vị trí quy định. Tổ chức cung ứng vật tư, vật liệu ngày nào gọn ngày đó.
Kết hợp với chính quyền địa phương trong công tác giữ gìn an ninh trật tự.
Thường xuyên nhắc nhở, giáo giục lực lượng lái xe trên công trường chấp hành luật lệ giao thông nhất là tuân thủ sự điều hành giao thông của các đơn vị bạn đang thi công ở các đoạn khác.
Nhà thầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước cũng như chủ đầu tư về việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh và bảo vệ cảnh quan môi trường.
Thu dọn, vệ sinh công trường được duy trì, thực hiện ngay sau khi hoàn thành từng hạng mục và khi kết thúc toàn bộ công việc.
2. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động
Công nhân được trang bị đầy đủ dụng cụ lao động, bảo hộ lao động: giày, mũ, gang tay, khẩu trang, ủng, quần áo bảo hộ lao động... và được học an toàn lao động trước khi thi côn
- Khi thi công cống:
+ Tiến hành đào hố móng đảm bảo độ dốc mái taluy 1/1 để tránh gây sụt lở hố đào.
+ Cán bộ an toàn của nhà thầu thường xuyên kiểm tra phát hiện các hiện tượng nứt sụt để xử lý ngay nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối.
+ Khi lắp đặt ống cống, để cống phải kiểm tra kỹ lưỡng cáp cẩu, phải có cán bộ chỉ huy để đảm bảo an toàn khi lắp đặt.
- Khi thi công nền móng mặt đường:
+ Công nhân thủ công, lái xe máy được học an toàn giao thông, cách thức phối hợp để thi công giữa xe máy và thủ công trước khi thi công.
+ Bố trí người chỉ huy đổ vật liệu gọn gàng.
+ Các thiết bị thi công ban đêm phải có đầy đủ các đèn chiếu sáng để đảm bảo an toàn.
+ Trước khi thi công phải làm việc với các cơ quan địa phương quản lý các công trình ngầm để đảm bảo an toàn cho các công trình này.
3. Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường:
Các loại xe chở vật liệu của nhà thầu phải dùng bạt che đậy cẩn thận tránh tình trạng rơi vãi vật liệu gây bụi bẩn ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Khi xe chạy trên các đoạn đường địa phương nhà thầu sẽ thường xuyên tưới nước, cho xe chạy với vận tốc trung bình để đảm bảo chống bụi.
Đối với trạm trộn bê tông nhựa nhà thầu có thiết bị lọc khói và được đặt xa khu dân cư để tránh ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Thường xuyên phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh để kiểm tra mức độ ô nhiễm độc hại với môi trường xung quanh, nếu không đạt được mức độ cho phép thì dừng hoạt động để xử lý xong mới thi công tiếp.
Các loại vật liệu thải phải được đổ đúng nơi quy định.
Giáo dục thường xuyên cho cán bộ công nhân viên trong toàn công trường về ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn cảnh quan, môi trường của địa phương, không chặt phá bừa bãi cây cối, phá hại cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
IV Giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ.
Xác định hợp lý giá dự thầu
Trong nền kinh tế thị trường, Công ty không chỉ đơn thuần nhận các công trình mà Tổng công ty giao hoặc các công trình chỉ định thầu như thời bao cấp để tồn tại mà Công ty phải tự mình nghiên cứu tìm ra thị trường mới. Tuy nhiên, để thắng thầu dành được các công trình, Công ty phải cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ bằng các khác biệt, ưu thế vượt trội của mình. Mặt khác, các chủ đầu tư bao giờ cũng muấn tìm được nhà thầu có khả năng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của mình với chi phí nhỏ nhất. Do vậy họ thường mời nhiều Công ty xây dựng khác nhau tham gia đấu thầu.
Việc Công ty có trúng được thầu hay không phụ thuộc rất lớn vào giá dự thầu mà Công ty đưa ra. Cạnh tranh về giá dự thầu là một phương thức cạnh tranh cổ điển tương đối có hiệu quả mà các nhà thầu đã và đang theo đuổi, khiến cho cường độ cạnh tranh về giá trong đấu thầu xây lắp càng trở nên gay gắt quyết liệt hơn. Bởi vậy, hoàn thiện công tác tính giá dự thầu của Công ty ngày càng trở nên cấp thiết hơn, đòi hỏi phải kịp thời giải quyết, đặc biệt khi số lượng các nhà thầu nước ngoài tham gia vào cạnh tranh ngày càng nhiều.
Phương thức thực hiện:
Phương pháp lập giá dự thầu: Giá dự thầu do Công ty tự lập dựa vào định mức dự toán xây lắp và đơn gía ca máy của Nhà nước, đơn giá nguyên vật liệu tại thời điểm lập hồ sơ của địa phương hay Uỷ ban vật giá Nhà nước, nhằm đưa ra mức giá có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên, để giá dự thầu có sức cạnh tranh cao thì nó phải đảm bảo chất lượng cho công trình và phù hợp với gía xét thầu của chủ đầu tư. Giá xét thầu của chủ đầu tư chủ yếu được lập dựa vào gía dự toán xây lắp công trình trên các khôí lượng công tác xây lắp và định mức của Nhà nước.
Căn cứ vào khối lượng chủ đầu tư cung cấp, nhân công, quy định về khấu hao, Công ty tính được giá dự toán xây lắp dựa trên cơ sở sau:
Gdt=ồQi * DGj
Trong đó
j: Công việc thứ j của hạng mục công trình
Qj: Khối lượng công việc xây lắp hạng mục công trình.
DGj: Đơn giá tính cho một đơn vị công tác xây lắp hạng mục j
Gdt: Giá dự thầu, được tính bằng công thức Gdt=ồ(VL, NC, M, C, LT)
Với: chi phí nguyên vật liệuchính, phụ (VL), chi phí nhân công trực tiếp (NC), chi phí máy thi công (M).Ba khoản chi phí này là chi phí trực tiếp xây dựng công trình: T=ồVL+ồNC+ồM
Chi phí chung: C
Thuế và lãi: LT
Chủ đầu tư thường căn cứ vào dự toán xây lắp công trình do Nhà nước quy định, do vậy khi bóc giá Công ty phải căn cứ vào định mức quy định của Nhà nước, nhưng để đơn giá dự thầu có sức cạnh tranh thì phải phụ thuộc vào loại công trình (chủng loại xây lắp, địa điểm và thời gian xây dựng, tuỳ từng đố án thiết kế, từng hợp đồng). Không thể thống nhất cách tính giá cho các loại công trình mà chỉ áp dụng cách tính giá thống nhất cho các loai công việc sau đó tổng hợp lại thành giá dự thầu.
Do tính chất quyết định của giá dự thầu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty cần tập trung xem xét sửa đổi thích nghi để công tác lập giá đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu, đảm bảo thắng thầu.
Sơ đồ 5: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá dự thầu (gía dự toán xây lắp)
Sự thay đổi gía cả vật liệu
Sự thay đổi gía cước vân chuyển
Sự thay đổi tiền lương
Thuế và các quy định pháp lý
Nhân tố khách quan
Giá dự thầu xây lắp
Nhân tố chủ quan
Nguyên vật liệu
Nhân công
Chi phí máy
Mức lãi mong muấn
Như vậy, để giảm giá dự thầu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, Công ty có thể chú trọng tới một số vấn đề sau:
Giảm phần lãi trong chi tiêu thuế và lãi
Điều chỉnh, xây dựng lại mức tiền lương cho nhân công trực tiếp
quản lý và nâng cao năng suất sử dụng máy thi công, tránh tình trạng máy không làm việc
Với cách xác định hợp lý giá dự thầu, khoa học, khả năng thắng thầu của Công ty trong đấu thầu trong nước cũng như đấu thầu quốc tế sẽ được tăng lên, tỷ lệ trượt thầu giảm xuống đáng kể. Khi đó hình ảnh cũng như uy tín của Công ty được khẳng định, năng lực cạnh tranh của Công ty được không ngừng tăng lên.
Điều kiện thực hiện:
Trước hết, để có thể hoàn thiện công tác tính giá dự thầu Công ty cần phải nắm lấy cơ hội tham gia vào việc đấu thầu. Công ty phải tiến hành các hoạt động như:
Đẩy mạnh mối quan hệ bền chặt lâu dài với các nhà cung ứng đầu vào để báo gía kịp thời phù hợp với yêu cầu của hồ sơ dự thầu, nhằm đưa ra mức giá dự thầu thích hợp nhất.
Khâu tổ chức làm giá dự thầu cần phải có các chuyên gia kinh tế, tài chính-vật giá. Hiện tại, Công ty chưa có đủ chuuyên gia về các lĩnh vực này. Khi tính giá dự thầu cho từng hạng mục công trình căn cứ vào đơn gía định mức của Nhà nước, cần phải xác định rõ khoảng cách địa lý từ nơi đặt công trình đến nơi cung cấp nguyên vật liệu, đây cũng là yếu tố tác động không nhỏ đến giá dự thầu.
Đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng công trình.
Máy móc thiết bị là một nhân không thể thiêú trong quá trình thi công các công trình xây dựng. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công trình. Máy móc thiết bị, công nghệ càng hiện đại thì chất lượng của các công trình thi công càng nâng cao, giảm bớt tỷ lệ sai hỏng. Hơn nữa, còn tiết kiệm một lượng lớn sức lao động. Do vậy, góp phần giảm chi phí, hạ giá thành các công trình, tăng năng lực cạnh tranh của Công ty.
Công ty xây dựng công trình giao thông có hệ thống tương máy móc thiết bị tương đối lạc hậu nên việc đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty là một yêu cầu tất yếu cần nhanh chóng thực hiện.
Vì Công ty thuộc sở hữu Nhà nước do đó nhiều máy móc thiết bị của Công ty được Tổng Công ty giao. Đối với những thiết bị này Công ty luôn phải có các biện pháp để bảo toàn cũng như khai thác tốt nhất
Cách thức thực hiện:
* Quản lý, bảo dưỡng các máy móc thiết bị hiện có.
Công ty phải đưa ra các quyết định về việc giao trang thiết bị máy móc cho các đơn vị thành viên, các thợ vận hành. Phổ biến việc vận hành máy móc thiết bị bằng các văn bản cũng như quy chế quản lý và vận hành trang thiết bị máy móc đó đối với các đội sản xuất và những nhóm thợ trực tiếp vận hành các máy móc thiết bị được giao. Đồng thời với việc giao các thiết máy móc cho các đội sản xuất, Công ty phải luôn theo dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế, phát hiện và xử lý các trường hợp, thực hiện sai một cách kịp thời.
Công ty cần xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu và làm các thủ tục, giấy tờ để đưa các thiết bị máy móc vào vận hành khai thác một cách nhanh chóng, tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị.
Công ty cần thường xuyên nhắc nhở các đơn vị được giao máy móc thiết bị phải có chế độ bảo dưỡng máy móc theo định kỳ. Các đơn vị và cá nhân phải luôn có trách nhiệm với máy móc thiết bị được giao. Phải luôn coi các máy móc thiết bị này như của riêng mình để có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc” như thời bao cấp, dẫn đến việc máy móc thiết bị không được sửa chữa bảo vệ, làm giảm công suất máy móc thiết bị cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh toàn Công ty
Cùng với việc giữ gìn bảo quản máy móc thiết bị thì các đơn vị và cá nhân được giao sử dụng vận hành máy phải thường xuyên báo cáo với người có trách nhiệm về tình hình hiện tại của máy móc để có các biện pháp sửa chữa, nâng cấp kịp thời nhằm tăng tuổi thọ, công suất của chúng.
* Tăng cường đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới:
Với xu thế hội nhập của cơ chế thị trường như hiện nay, Công ty đã có được những công trình có quy mô và giá trị lớn hơn rất nhiều trước kia, mà với công suất thi công của máy móc thiết bị hiện tại thì công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Vì vậy việc đầu tư mua sắm các loại máy móc thiết bị mới để dành ưu thế cạnh tranh về năng lực thi công khi thực hiện các công trình lớn là hết sức cần thiết, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của chủ đầu tư.
Trong hoạt động đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, Công ty cần quan tâm đến việc mua sắm các thiết bị công nghệ hiện đại, đảm bảo tính đồng bộ trong thi công như các loại máy uốn thép, máy vê chỏm cầu, các thiết bị đo lường chính xác,
Đối với các loại máy móc thiết bị không đòi hỏi trình độ công nghệ cao thì công ty có thể mua lại các máy móc thiết bị cũ, giá trị còn lại khoảng 70-80%, thí dụ như các loại máy trộn vữa, trạm trộn bê tông, máy đầm dùi, với thiết bị cũ, Công ty vẫn đảm bảo được chất lượng công trình thi công, mặt khác lại có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể cho đầu tư.
* Trong việc lập dự toán chi phí máy.
Do tính chất công việc xây dựng, máy móc thực hiện công trình thường công kềnh, khó di chuyển, các công trình thường trải dài trên mọi miền Tổ quốc và một tỷ lệ lớn trên đất nước ban Lào. Bởi vậy khi lập dự toán Công ty cần tiến hành khảo sát địa bàn, cân đối giữa việc sử dụng máy móc thiết bị của Công ty, đi thuê toàn bộ hay thuê theo ca máy, với mục tiêu là giảm đến mức tối đa chi phí máy, hạ thấp giá thành xây lắp.
Khi có kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị Công ty phải tính toán phương án đầu tư có hiệu quả nhất trên cơ sở:
Dự tính tổng số tiền sẽ thu được trong tương lai của các dự án khác nhau để lựa chọn.
Máy móc thiết bị được tài trợ bằng quỹ đầu tư phát triển của Công ty nên tỷ suất được tính như sau:
Icơ hội*Ilạmphát-1
R(%)=
1-q rủi ro
Trong đó: Icơ hội: Hệ số lạm phát
q: Xác suất xảy ra rủi ro
Việc đổi mới mua sắm máy móc thiết bị mới giúp cho năng suất thi công tăng lên đáng kể so với các loại máy cũ, lạc hậu trước đây. Và trên cơ sở đó, hàng năm Công ty sẽ giảm được một lượng chi phí sửa chữa, bảo dưỡng đáng kể mà theo báo cáo của phòng vật tư thiết bị là vào khoảng 170 triệu đồng/năm. Ngoài ta, đổi mới máy móc thiết bị giúp nâng cao chất lượng các công trình giao thông từ đó giúp Công ty giảm được giá thành sản phẩm xây lắp, nâng cao được vị thế của mình trên thương trường.
Tuy nhiên để có thể đầu tư mua sắm các loại máy móc thiết bị mới, đòi hỏi Công ty phải có những điều kiện sau:
Công ty phải có đủ nguồn vốn thuộc quỹ đầu tư phát triển sản xuất đủ chi trả.
Công ty cần trình kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị cho Tổng công ty xét duyệt để xin cấp kinh phí.
Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề có đủ năng lực tiếp cận sử dụng các loại máy móc thiết bị mới đó.
Có những cán bộ am hiểu tình hình giá cả, chất lượng về các loại máy móc thiết bị đó, tránh mua nhầm những thiết bị quá cũ, lạc hậu được tân trang lại kỹ lưỡng, khó phát hiện.
3.Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, lao động.
Nhân tố cơ bản, quan trọng, vừa là trung tâm, vừa là động lực của hoạt động kinh tế xã hội đó chính là con người. Muốn có một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp cụ lành nghề, Công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCNV giúp họ tiếp cận với cách quản lý kinh tế hiện đại. Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ là một yêu cầu tất yếu của cá nhân nói chung và toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào nói riêng trong hình thức mới.
Với đặc trưng của ngành xây dựng công trình giao thông, trong lĩnh vực đấu thầu, việc đưa ra giá dự thầu có tính cạnh tranh, các giải pháp kỹ thuật hợp lý và biện pháp thi công thích hợp đòi hỏi các cán bộ phải có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, hiểu biết sâu, toàn diện về các lĩnh vực như các kiến thức về kinh tế, tài chính, kỹ thuật, lập pháp, môi trường, mỹ thuật,.. Ngoài ra đòi hỏi phải thành thạo ngoại ngữ, tin học, đặc biệt là tiếng Anh cũng như thuận tiện trong việc tìm, đọc, cập nhật tài liệu nước ngoài.
Để đáp ứng tốt hơn các đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, đáp ứng các yêu cầu chất lượng công trình, Công ty cần đào tạo và tuyển thêm cán bộ về các lĩnh vực như kinh tế, luật pháp, tin học, đấu thầu, marketing, chất lượng, Coi đây là giải pháp cần nhanh chóng được thực hiện, giải quyết. Tuỳ vào trình độ vốn có của cán bộ để lựa chọn chương trình và cách thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
Khuyến khích các cán bộ đã có trình độ, bằng cấp tiếp tục nghiên cứu, tham gia đào tạo để có trình độ cao hơn, rộng hơn (cao học, thạc sĩ, tiến sĩ, văn bằng 2,..) về các chuyên ngành đã học hoặc chuyên ngành khác bổ trợ cho công việc. Trong thời gian đi học, người lao động được trẩ nguyên lương theo cấp bậc và được hỗ trợ một phần kinh phí.
Tạo điều kiện cho các cán bộ giỏi đi học nước ngoài để bắt kịp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường xây dựng công trình giao thông và xu hệ thống và xu thế hội nhập. Đó là những con người có thể mang cái mới, sáng tạo nhưng cũng cần chú ý tới hiện tượng “chảy máu chất xám”. Cán bộ được cử đi học, sau khi tốt nghiệp không quay về làm việc phục vụ Công ty .
Nên thường xuyên tổ chức các cuộc nói chuyện, hội thảo giưa các giảng viên, giáo sư tiến sĩ ở các trường đại học, viện nghiên cứu với cán bộ công nhân viên của Công ty ở những lĩnh vực cần thiết, với cách làm này, Công ty có thể chủ động trong lập thời gian biểu, kế hoạch nhân sự, đồng thời tiết kiệm cho Công ty một khoản chi phí đáng kể so với việc gửi cán bộ công nhân viên đi học.
Nên thường xuyên tổ chức các cuộc trao đổi, giao lưu giữa các cán bộ thuộc các phòng ban trong Công ty. Đặc biệt cần có các buổi rút kinh nghiệm sau mỗi lần dự thầu, phân tích tìm ra các nguyên nhân tại sao thắng thầu hoặc trượt thầu nhằm nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh cho các lần dự thầu sau.
Ngoài ra Công ty nên tổ chức định kỳ tại Công ty học tập nâng cao tay nghề, thi nâng bậc, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của các cơ quan, đoàn thể cấp trên. Tổ chức học tập, tìm hiểu về chế độ chính sách, bộ luật lao động, chế độ tiền lương thưởng để người lao động nắm và hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh, trong đời sống sinh hoạt.
Công tác đào tạo giúp cho Công ty có đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cao. Trong đấu thầu, từ việc tiếp thị đấu thầu đến việc lập hồ sơ dự thầu, bản vẽ thi công các cán bộ sẽ phát huy được sức mạnh của mình, hạn chế sai sót ngay từ đầu, nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian lập hồ sơ, tiết kiệm chi phí đấu thầu, tạo tâm lý thoải mái khi đấu thầu. Tạo điều kiện cho các công việc được phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, lựa chon phương pháp thi công hợp lý, khoa học, áp dụng cách tính giá linh hoạt, đảm bảo thắng thầu, tăng năng lực cạnh tranh của Công ty.
Bảng8: Dự kiến chất lượng CBCNV của Công ty sau đào tạo
Chất lượng CBCNV
Tỷ lệ (%)
Đại học, trên đại học, cao đẳng
20%
Trung học
25%
Công nhân kỹ thuật
50%
Công nhân phổ thông và lao động khác
5%
Sau quá trình thực các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, Công ty sẽ có một nguồn nhân lực dồi dào về số lượng cũng như chất lượng, có kiến thức tay nghề vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp để thực hiện các công trình mà Công ty đảm nhiệm, đồng thời cũng tạo ra cho Công ty một đội ngũ lao động mới trong tương lai.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện trực tiếp bảo đảm sự tồn tại và phát triển của Công ty. Thực hiện tốt chiến lược này, Công ty cần lưu ý tới một số vấn đề sau:
chi phí cho đào tạo, bồi dưỡng cho mỗi cán bộ công nhân viên trong từng khoá học là một khoản không nhỏ. Do đó Công ty cần có kế hoạch về mặt tài chính tạo điều kiện cho giải pháp được thực hiện liên tục, có hiệu quả.
Ngoài ra, do tính chất sản xuất và đặc điểm của sản phẩm xây dựng cũng như đặc điểm của ngành xây dựng công trình giao thông là có tính động cơ cao, nên Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đào tạo. Vì vậy Công ty cần có quỹ thời gian mang tính luôn phiên chu kỳ cho từng cán bộ và tận dụng triệt để thời gian nhàn rỗi vào mùa mưa khi công trình không thể thi công.
Sau khi cán bộ công nhân viên của Công ty đã được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ thì cần bố trí đúng người đúng việc tránh gây ra sự lãng phí nguồn nhân lực và kinh phí đào tạo bỏ ra.
Đồng thời, với những cán bộ công nhân viên đã được đào tạo cần áp dụng một chế độ tiền lương, thưởng phạt phù hợp với trình độ, năng lực của họ. Để thực hiện được điều này, Công ty cần thực hiện theo đúng các quy định, chính sách hướng dẫn của Bộ GTVT, Nhà nước, cũng như khả năng tài chính của Công ty.
4. Một số kiến nghị với Nhà nước.
Xây dựng công trình giao thông là một nghành đặc thù, sản phẩm xây dựng không lặp đi lặp lại ở các vị trí xây dựng có địa hình, địa chất giống hoặc khác nhau. Sản phẩm xây dựng công trình giao thông mang tính chất quyết định quy mô nguồn vốn đầu tư xây dựng. Hiện nay Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào đã và đang thực hiện nhiều công trình có nguồn vốn đầu tư rất lớn, diện rộng mang tính xã hội, dân sinh, kinh tế, môi trường, lịch sử, văn hoá bảo tồn và bảo tàng rất cao ở cả Việt Nam và trên nước bạn Lào. Do vậy Nhà nước cần nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh hợp lý kinh phí tư vấn khảo sát thiết kế để có đủ kinh phí và có điều kiện tích luỹ, tái đầu tư, đào tạo nâng cao trình độ, mua sắm thiết bị nhằm nâng cao chất lượng các công trình giao thông.
Nhà nước cần sớm hoàn thiện cơ chế chính sách trong việc quản lý xây dựng và trong đấu thầu xây dựng vẫn còn nhiều bất cập như hiện nay. Cần tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng trong việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Điều này đã làm giảm đáng kể tính cạnh tranh của các Công ty xây dựng và tạo nhiều kẽ hở cho nhiều hình thức cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí lớn cho nhà nước và cho xã hội.
Các cơ quan chức năng như: Ngân hàng, tổ chức tín dụng, thuê tài chính, Cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc tìm kiếm nguồn vốn kinh doanh, tăng cường sự hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng.
Bộ giao thông vận tải (là đơn vị quản lý công ty) cần có các cơ chế quản lý thích hợp trong việc quy hoạch các công trình giao thông nhằm định hướng cho các doanh nghiệp xác định rõ thị trường của mình
Giữa hai chính phủ Việt-Lào nói chung, giữa hai bộ giao thông vận tải nói riêng cần tăng cườg mối quan hệ đoàn kết, hợp tác hữu nghị hơn nữa nhằm tạo cơ hội kinh doanh cho các đơn vị thành viên.
5. Một số kiến nghị với Công ty XDCTGT Việt Lào:
Hiện nay, Công ty XDCTGT Việt- Lào đã nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc nâng cao hoạt động quản lý chất lượng trong các công trình giao thông nói chung và các công trình giao thông đường bộ nói riêng. Công ty đã và đang cố gắng quyết tâm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trong lĩnh vực “kinh doanh xuất nhập khẩu và quản lý chất lượng các công trình xây dựng”. Vậy bản thân em là một sinh viên chuyên ngành quản trị chất lượng, qua một thời gian thực tập tại Công ty em xin mạnh dạn đưa ra quy trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 như sau:
Để đạt được chứng nhận ISO 9001:2000, ban Giám đốc công ty:
Công bố chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và các cam kết chất lượng của mình.
Công ty tiến hành đào tạo cơ bản nhận thức về ISO 9001:2000 trong toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Cử đại diện lãnh đạo theo điều 5.5.2 của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và thành lập ban ISO gồm các Trưởng đơn vị và các cán bộ chất lượng ở đơn vị để nghiên cứu và xây dựng văn bản theo ISO 9001:2000.
Đầu tư nhiều thời gian và có chế độ thưởng phạt cụ thể đối với việc thực hiện kế hoạch xây dựng ISO 9001:2000.
Đào tạo các đánh giá viên nội bộ theo điều 8.2.2 của ISO 9001:2000
áp dụng thử rồi tổ chức đánh giá nội bộ và Ban Giám đốc họp xem xét lãnh đạo trên toàn bộ việc xây dựng, lập văn bản và thực hiện ISO 9001:2000, đánh giá đo lường và phân tích các mặt mạnh và mặt yếu để khắc phục.
Tất cả các hoạt động xây dựng và lập văn bản luôn được sự hỗ trợ nhiệt tình của chuyên gia tư vấn.
Em nghĩ rằng đạt chứng chỉ ISO 9001:2000 là giấy thông hành cho Công ty đi vào những thị trường mới, tăng lợi thế cạnh tranh, tạo được niềm tin với khách hàng, cải tiến một bước hoạt động lề lối làm việc của Công ty để đạt hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên để đạt được chứng chỉ ISO 9001:2000 công ty phải trải qua rất nhiều khó khăn đòi hỏi tất cả cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty XDCTGT Việt-Lào phải nỗ lực và cải tiến hơn nữa.
Kết luận
Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào là một trong những đơn vị lớn mạnh của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8. Trong những năm gần đây Công ty đã mạnh dạn cải tiến hoạt động và chuyên môn nghiệp vụ của mình trước hết là về tổ chức bộ máy quản lý và phương pháp quản lý đặc biệt là trong quản lý chất lượng. Công ty đã nhận biết được chất lượng công trình đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mình đối với chủ đầu tư. Đặc biệt là công tác quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ. Chính vì vậy công ty đang ra sức phấn đấu chuẩn bị về mọi mặt để trong những năm tới sẽ xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000:2000. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa, nó giúp cho Công ty có nhận thức mới về phương pháp quản lý, có tác phong công nghiệp và làm việc theo luật.
Với sự lãnh đạo sáng suất, năng động của ban giám đốc Công ty trong quản lý và điều hành cùng tinh thần làm việc nhiệt tình, hăng hái của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty trong những năm qua, Công ty xây dựng công trình giao thông Việt-Lào đã liên tiếp nhận được nhiều bằng khen và các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước. Và trong những năm tới nếu áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000:2000 Công ty sẽ còn tiến xa hơn nữa trong sự thành công của mình.
Chuyên đề thực tập của em là kết quả của sự vận dụng tổng hợp kiến thức các môn học mà em đã tích luỹ được trong suất bốn năm ngồi trên ghế nhà trường Đại học KTQD HN cùng với quá trình thực tập và đào sâu nghiên cứu các tài liệu về công ty XDCTGT Việt Lào. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian, trình độ năng lực nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết của em có ý nghĩa thực tiễn cao.
Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cán bộ công nhân viên trong Công ty xây dựng công trình giao thông Việt- Lào đặc biệt là trưởng phòng hành chính quản trị Đinh Ngọc Hồng cùng sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Vũ Anh Trọng đã giúp em hoàn thành bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo
1. PGS.PTS. Nguyễn Thiệp, PTS. Phan Công Nghĩa: Giáo trình thống kê chất lượng - NXB Thống kê.
GS.TS Nguyễn Đình Phan: Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức - NXB giáo dục.
Phó Đức Trù- Phạm Hồng: ISO 9000: 2000- NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
PGS.TS Trần Chủng: Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn hoá và chất lượng công trình- Tạp chí xây dựng số 5- 2000.
Nguyễn Huy Côn: Môi trường xây dựng, thách thức và giải pháp- Tạp chí xây dựng số 5- 2001.
KS. Nguyễn Quốc Hùng - Công ty TVTKĐB (TEDI): Đấu thầu giá thấp, một nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng công trình-Tạp chí GTVT.
Kiểm soát. Nguyễn Xuân Giảng- Tổng giám đốc Tổng công ty TVTK GTVT (TEDI): Công tác tư vấn thiết kế và những vấn đề chủ yếu liên quan tới việc đảm bảo chất lượng công trình- Tạp chí GTVT.
Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng – Nhà xuất bản xây dựng.
Quy trình thi công nghiệm thu một số loại kết cấu mặt đường- Bộ giao thông vận tải.
Hướng dẫn sử dụng chương trình thiết kế đường bộ theo TCVN của công ty Hài Hoà VN và công ty ViaNova-Na uy.
Các báo cáo tổng kết hàng năm của Phòng kế toán tài vụ, phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng vật tư thiết bị- Công ty xây dựng công trình giao thông Việt – Lào.
Mục lục
Lời mở đầu 1
Phần I: quá trình phát triển và những đặc điểm chủ yếu của công ty xây dựng công trình giao thông việt lào.
Quá trình ra đời và phát triển của Công ty. 3
Quá trình hình thành và phát triển. 3
Các lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh. 4
Các lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chính. 4
Quyền và nghĩa vụ của công ty. 4
Các công trình mà Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào đã và đang thi công. 5
Những đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng công trình. 7
Đặc điểm về cơ cấu sản xuất và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 8
Đặc điểm về cơ cấu tổ chức sản xuất. 8
Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 13
Đặc điểm về sản phẩm xây dựng và ngành xây dựng
công trình giao thông 16
Đặc điểm về đội ngũ lao động của công ty. 17
Đặc điểm về máy móc thiết bị công nghệ 19
Đặc điểm về nguyên vật liệu 21
Quá trình triển khai xây dựng một công trình giao thông tại công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào. 22
Phần II: tình hình quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng các công trình giao thông.
Thực trạng tình hình quản lý chất lượng
các công trình giao thông. 24
Các hệ thống chỉ tiêu để đánh giá chất lượng. 26
Chỉ tiêu đối với cấp đá dăm 26
Chỉ tiêu đánh gía chất lượng vật liệu của cấp phối đá dăm. 27
Chỉ tiêu nghiệm thu kiểm tra đánh giá chất lượng. 28
Cách thức quản lý chất lượng 29
2.1 Cách thức quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng các công trình giao thông của công ty xây dựng (bên B) nói chung và công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào nói riêng. 30
Cách thức quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng các công trình giao thông của chủ đầu tư (bên A). 30
3. Quá trình quản lý chất lượng 32
Quá trình khảo sát xây dựng 33
Quá trình thiết kế xây dựng 34
Quá trình đấu thầu 35
Quá trình thi công 35
Quá trình đánh giá nghiệm thu 37
Quá trình quản lý về vốn 38
Quá trình quản lý nhân sự 38
Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình và hoạt động quản lý chất lượng. 39
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình. 39
Giá dự thầu. 39
Tiến độ thi công. 42
Địa hình, địa chất của công trình. 43
Khí tượng thuỷ văn. 43
Đánh giá chung về chất lượng công trình giao thông. 44
2.1. Kết quả đạt được 44
2.2. Những vấn đề còn tồn tại. 46
Những khó khăn và thuận lợi chủ yếu 47
Khó khăn. 47
Thuận lợi. 48
Nguyên nhân của khó khăn. 49
Phần III: giải pháp nâng cao quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ.
Biện pháp thi công tổng thể 53
Yêu cầu chung. 53
Bố trí thi công. 53
Nguồn nguyên vật liệu. 53
Bố trí thiết bị thi công và nhân lực 54
Bố trí công trường. 54
Biện pháp tổ chức thi công chi tiết các hạng mục. 54
Công tác chuẩn bị hiện trường. 54
Biện pháp đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công các công trình đường bộ. 55
Biện pháp đảm bảo chất lượng trong thi công cống. 55
Biện pháp thi công nền đường. 59
Biện pháp đảm bảo chất lượng trong thi công móng đường đá dăm tiêu chuẩn. 63
Biện pháp đảm bảo chất lượng trong thi công mặt đường bê tông nhựa.64
Biện pháp đảm bảo giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 67
Biện pháp đảm bảo giao thông. 67
Biện pháp đảm bảo an toàn lao động 68
Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường. 68
Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ. 69
Xác định hợp lý giá dự thầu. 69
Đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng công trình 72
Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. 75
Một số kiến nghị đối với Nhà nước. 78
Một số kiến nghị với công ty Xây dựng công trình giao thông Việt Lào.79
Kết luận 81
Danh mục tài liệu tham khảo 83
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2362.doc