Với kiến thức được trang bị tại trường cùng thời gian thực tế tại TOCONTAP, qua bài viết này em cố gắng đưa ra những nét nổi bật của quy trình thực hiện hợp đồng nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ của Công ty. Từ đó phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện nghiệp vụ thực hiện hợp đồng xuất khẩu nói chung và hợp đồng xuất khẩu gốm sứ nói riêng.
62 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ tại công ty xuất nhập khẩu tạp Phẩm-Tocontap Hanoi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng ít. Vì vậy Công ty cần chủ động đẩy mạnh hơn nữa trong việc xuất khẩu trực tiếp hàng gốm sứ về cả số lượng, giá trị hợp đồng để tăng lợi nhuận xuất khẩu.
Mặt hàng chủ yếu của công ty là các loại bát đĩa, cốc, ấm chén mỹ nghệ, con giống cảnh, lọ, bình cắm hoa.Thị trường xuất khẩu của Công ty đối với hàng gốm sứ khá đa dạng ở khắp các Châu lục.
2.1 Tình hình xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ theo thị trường
Thị trường Đông âu và Nga, trước đây Công ty xuất hàng gốm sang thị trường này là chủ yếu theo nghị định thư giữa các chính phủ và để trả nợ. Tuy nhiên hiện nay thị trường này không còn được như trướcvà lượng hàng qua đây là hạn chế và mang tính chụp giật.
Châu á gồm có Nhật, Hàn Quốc, Đài loan…Trong các năm gần đây nhu cầu nhập khẩu đồ gốm sứ của các nước này tăng rất nhanh, và đây cũng là thị trường xuất khẩu chủ yếu và ổn định của Công tychiếm 80-85%. Đặc biệt thị trường Nhật bạn là bạn hàng lớn nhất của công ty chiếm 60% số hàng xuất (sau đó là Hàn Quốc, Đài loan...). Có được kết quả này là do TOCOTAP đã tham gia giới thiệu các sản phẩm phù hợp thị hiếu của người Nhật tại trung tâm “Việt Nam Square” tại Osaka và tham gia các chương trình hỗ trợ của văn phòng đại diện tổ chức xúc tiến thương mại Jetro của Nhật tại Hà Nội về hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm được tổ chức ở Nhật định kỳ hàng năm. Vì vậy Công ty đẩy mạnh quan hệ với các quốc gia này, khai thác triệt để và có hiệu quả những thuận lợi về vị trí địa lý và ưu đãi thuế quan.
Châu âu có Italia, Đức, Anh, Rumani… đây là thị trường khá khó tính về chất lượng và mẫu mã, tuy nhiên nhu cầu thị trường gần đây tăng khá nhanh và dự đoán đầy triển vọng. Loại hàng xuất sang thị trường này thường là bình lọ cắm hoa và thú cảnh. Tuy lượng hàng qua thị trường này còn thấp và không ổn định.
Châu Mỹ có Chile, Arhentina, đây là các bạn hàng lâu năm của Công ty với các sản phẩm là bình lọ hoa và tượng thú cảnh, tuy nhiên số lượng không lớn và không ổn định chỉ mang tính chụp giật có năm có có năm không có hợp đồng.
Châu phi có Angeri ,Ai cập cũng là các bạn hàng lâu năm của Công ty với các sản phẩm các đặc điểm như trên. Mặt hàng chủ yếu của thị trường này là ấm chén, cốc và bát đĩa mỹ nghệ. Tuy nhiên số lượng cũng không lớn và không ổn định, mang tính manh múm.
2.2 Tình hình xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ theo thời gian
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ tại TOCONTAP (năm 2001-2004)
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
Năm
Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ
Tổng kim ngạch
xuất khẩu
Tỷ trọng %
2001
34.431
11.760.000
0,292
2002
50.012
5.850.000
0,85
2003
28.843
6.750.000
0,42
2004
42.287
17.227.990
0,245
Nguồn: Phòng tổng hợp
Nhận xét:
Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ cao nhất là năm 2002 đạt 50.012 USD, sau đó đến các năm 2004, 2001, và thấp nhất là năm 2003 chỉ có 28.843 USD. Ta thấy kim ngạch xuất khẩu không ổn định theo các năm và có xu hướng giảm dần. Tình hình kinh doanh hàng gốm sứ trên thế giới cũng có nhiều biến động. Trung Quốc tham gia WTO và đươc hưởng nhiều ưu đãi thếu quan, hạn ngạch được dỡ bỏ, hàng gốm của họ tràn ngập trên thị trường với sức cạnh tranh rất cao, mẫu mã đẹp phong phú, giá thành thấp…
Năm 2001 Công ty xuất được 34.431 USD chỉ bằng 10% kế hoạch, lý do thấp như vậy là vì từ năm 2000 các cơ sở ở bát tràng đã xuất khẩu trực tiếp một khối lượng hàng lớn sang thị trường Hàn Quốc. Là cơ sở sản xuất họ có thể cạnh tranh về giá chính vì vậy mà hoạt động xuất khẩu hàng gốm sứ của doanh nghiệp phía bắc gặp khó khăn.
Năm 2002 lượng xuất 50.012 USD đạt 25% kế hoạch, sau khó khăn gặp phải ở năm trước Công ty đã có những cố gắng giành lại thị trường và bạn hàng, tăng cường việc chào hàng và đạt được những hợp đồng tại các thị trường mới nhưng số lượng không lớn nên không đạt được chỉ tiêu như mong muốn.
Năm 2003 Công ty chỉ xuất được 28.843 USD đạt 11% chỉ tiêu, với 2 hợp đồng sang Nhật và 1 sang Hàn Quốc. Các thị trường cũ lẫn mới đều không có nhu cầu nhập hàng của Công ty và phương hướng mới của Công ty cũng dần chuyển hướng sang xuất các loại hàng chủ lực của mình.
Năm 2004 Công ty xuất được 42.287 USD đạt 20,1% chỉ tiêu tăng hơn năm 2003. Một số khách quen của Công ty bên châu âu đã có đặt hàng của công ty và đã thực hiện được vài hợp đồng xuất sang Italia và Tây Ban nha nhưng lượng cũng không lớn . Còn lại thì thị trường Nhật và hàn Quốc vẫn xuất đều, hy vọng trong năm tới 2005 công ty có thể xuất được nhiều hơn.
IV. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ tại công ty TOCONTAP
Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại TOCONTAP thường tuỳ theo từng hợp đồng mà các nghiệp vụ có sự khác nhau. Chủ yếu là căn cứ theo điều khoản giao hàng và điều khoản thanh toán trong hợp đồng mà các bước thực hiện có sự dài ngắn hay không có thứ tự như nhau trong tất cả các quy trình thực hiện hợp đồng. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty bao gồm các nghiệp sau:
1. Phân công người giám sát thực hiện hợp đồng, thực hiện các đảm bảo thanh toán
Tại Công ty, hợp đồng xuất khẩu được ký kết bởi các nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu thì sẽ được thực hiện dưới sự giám sát đôn đốc của chính họ. Còn hợp đồng của ban giám đốc ký được thì họ sẽ phân công cho nhân viên kinh doanh các phòng làm.Với hàng gốm sứ thì các hợp đồng chủ yếu được phòng kinh doanh số, 2, 4 đảm trách và có một số hợp đồng do giám đốc ký được do khách hàng quen tại Hàn Quốc. Do giá trị của hợp đồng gốm sứ không cao và phần lớn là các bạn hàng quen nên điều khoản thanh toán của TOCOTAP thường sử dụng là phương pháp điện chuyển tiền (TTR). Vì là khách quen nên thanh toán hợp đồng thường là được phép trả chậm hoặc trả sau.
Ví dụ: trong hợp đồng xuất khẩu hàng ấm chén mỹ nghệ của thái bình cho bên Rumania vào năm 2000 với số hợp đồng No 320/2001/07 có sử dụng thanh toán bằng TTR với phương thức trả chậm như sau. Bên mua trả 60% giá trị hợp đồng khi nhận được bộ chứng từ được chuyển phát nhanh bằng DHL, trong đó chứng nhận đã hoàn tất việc giao hàng lên tàu (có vận đơn và nhiều giấy tờ khác).40% còn lại sẽ thanh toán sau khi đã nhận được hàng từ cảng và chậm nhất không quá 60 ngày so với ngày ghi trên B/L. Account của người bán có số No.001.1.37.0076543 tại Vietcombank H.O., Hanoi, 23 Phan chu trinh street, Hanoi, Viet Nam.
Công ty thường giục bên mua thực hiên các đảm bảo thường bằng thư tín điện thoại sau khi giao hàng. Với hợp đồng của giám đốc ký với bạn hàng bên Hàn Quốc thì thanh toán bằng TTR trả sau 100%, họ tin tưởng vào nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã ký giữa hai bên.
Có số ít hợp đồng sử dụng bằng L/C như hợp đồng 02/TOC/98 với số tiền là 11.350 USD xuất hàng tượng trang trí của Đồng Nai sang Tây Ban Nha. Với các hợp đồng này thì song song với quy trình chuẩn bị hàng Người chịu trách nhiệm chính về thực hiện hợp đồng, sẽ giao dịch với bên đối tác bằng thư điện thử hoặc fax với nội dung yêu cầu phải mở L/C theo đúng thời gian và tại ngân hàng đã thỏa thuận. Khi nhận thư tín dụng chứng từ của bên nhập khẩu cần kiểm tra tính chân thực của L/C vì điều này rất quan trọng nó sẽ quyết định ngân hàng có chấp nhận chi trả hay thanh toán tiền cho bên mua hay không. Thường căn cứ vào nội dung hợp đồng đã ký kết, kiểm tra các nội dung của L/C: như ngày mở L/C, tên người mở và trị giá của L/C các điều kiện về thanh toán và giao hàng. Về hình thức của L/C, thì vấn đề về các đơn vị biểu hiện hàng hóa và tiền tệ được xem xét cẩn thận nhất. Bởi vì, ngân hàng sẽ đối chiếu máy móc L/C với các chứng từ, khi hoàn toàn khớp thì mới thanh toán.
Sau khi kiểm tra cẩn thận L/C, nếu như L/C không phù hợp Người chịu trách nhiệm chính về thực hiện hợp đồng sẽ gửi trả bản L/C gốc thông qua và một bản thông báo cho bên nhập khẩu các phần không phù hợp đó để bên mua làm đơn xin sửa chữa L/C kịp thời. Thời gian Công ty kiểm tra L/C thường kéo dài khoảng 3 ngày kể từ ngày nhận được L/C. Sau khi bên nhập khẩu sửa chữa L/C thì Công ty vẫn phải kiểm tra lại cẩn thận L/C một lần nữa xem các nội dung và hình thức L/C đã phù hợp chưa. Đến khi L/C đã hoàn toàn phù hợp thì khi đến thời hạn giao hàng Tổng công ty mới tiến hành giao hàng cho bên nhập khẩu.
2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu và kiểm tra hàng hoá
Bước này là một trong những bước rất quan trọng trong quy trình xuất khẩu nói chung và hàng gốm sứ nói riêng.
2.1 Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu
* Tiến hành thu mua hàng
Sau khi ký hợp đồng ngoại, công ty quay sang ký hợp đồng nội (hợp đồng kinh tế) với nhà sản xuất và chân hàng cùng các điều khoản tên hàng, chất lượng quy cách, bao gói trong hợp đồng sát với hợp đồng ngoại.
Thường thì hợp đồng thu mua được ký dựa trên số lượng trong hợp đồng đã ký kết. Nếu hợp đồng giao hàng một lần thì Công ty tiến hành mua cho một lần, nếu việc giao hàng nhiều lần thì thực hiện mua cho từng lần. Việc mua được tiến hành dựa trên việc mua đứt bán đoạn giữa Công ty và nhà sản. Về giá cả thu mua dựa vào sự thoả thuận giữa hai bên và cũng căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua.
Các đối tác của hợp đồng thường là các cơ sở sản xuất và các chân hàng quen, được phân bố từ Nam ra Bắc tại các vùng chuyên sản xuất hàng gốm sứ. Tuỳ loại hàng hoá thì Công ty đặt hàng ở những nơi chuyên sản xuất mặt hàng đó, bát đĩa mỹ nghệ lấy từ làng gốm bát tràng Gia Lâm, ấm chén mỹ nghệ lấy tại Thái Bình, bình đôn chậu tượng thú trang trí lấy tại Đồng Nai. Tất cả các cơ sở sản xuất và chân hàng này đều là những nơi có uy tín và chất lượng hàng ổn định, mẫu mã, màu men tốt và đa dạng.
Trong quá trình cơ sở sản xuất ra sản phẩm, cán bộ thực hiện hợp động luôn theo dõi và giám sát kiểm tra và đưa ra các quyết định khi sảy ra vướng mắc. Như ta đã biết kỹ thuật sản xuất sản phẩm gốm sứ rất phức tạp, nhiều công đoạn, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu và thời tiết, chính vì vậy rất cần bám sát tình hình sản xuất để tránh những rủi ro.
*khâu đóng gói và ký mã hiệu
Thường thì Công ty giao cho cơ sở sản xuất thực hiện do tại cơ sở có đủ điều kiện về lao động, vật liệu bao gói, chền lót. Mặt hàng gốm sứ là mặt hàng đặc biệt đễ vỡ, kích thước to nhỏ khác nhau, một loại sản phẩm cũng có nhiều kích thước khác nhau nên đóng gói phải tuỳ thuộc vào hàng hoá và bao bì thích hợp đồng thời tránh đổ vỡ khi vận chuyển. Nói chung các hàng gốm sứ đều được bao gói lần đầu bằng lớp giấy mềm mịn, sau đó cho vào thùng cát tông và chèn lót các loại vật liệu mềm như giấy, bìa, xốp, rơm dạ đã qua hun khói tẩy trùng…cuối cùng đóng thùng gỗ bên ngoài. Khi đóng gói song đến công đoạn ký mã hiệu vào từng loại sản phẩm để phân biệt hàng thuộc chủng loại nào để dễ nhận biết. Đồng thời có thêm hình vẽ để biết là hàng dễ vỡ, không xếp chồng, tránh va đập…
Kiểm tra hàng hoá
Đây là bước vô cùng quan trọng, nó đảm bảo cho quyền lợi của cả khách hàng cũng như Công ty, nó ngăn chặn kịp thời những hiệu quả xấu có thể xẩy ra và ảnh hưởng tới uy tín va mối quan hệ buôn bán lâu dài. Nhằm đảm bảo cho chất lượng gốm sứ xuất khẩu phù hợp với điều khoản chất lượng trong hợp đồng thì trước khi đóng gói cần tiến hành kiểm tra chất lượng. Muốn kiểm tra hàng gốm sứ cần có người trong nghề và có con mắt tinh tường, từ đó với có thể kiểm tra chính xác những hàng hóa đủ tiêu chuẩn. Đặc biệt hàng gốm sứ không thể dùng tiêu chuẩn hoá để đánh gía chất lượng mà dựa vào các yếu tố khác như mẫu mã, hình ảnh, trực cảm quan. Dưới đây là một số cách kiểm tra chất lượng hàng gốm sứ:
Khi mua dùng nhón tay chỏ gõ đồ sứ, nếu nghe thấy tiếng kêu coong cong như tiếng kim loại thì rõ ràng là đồ tốt, được sản xuất đúng quy cách. Ngượclại, nếu tiếng kêu đục và nặng thì đó là đồ kém chất lượng.
Quan sát bề mặt ngoài của đồ vật để xem độ sáng xỉn của mầu mem, tươi tối, đạm nhạt của các hình vẽ xem có vết rạn nứt hay không.Dùng một que nhỏ gõ nhè nhẹ lên thành bát hay cạnh đĩa, khay. Nếu âm thanh phát ra nghe giòn và trong thì đó là đồ tốt, nếu âm thanh đục thì chứng tỏ trên mình nó có gợn rạn nứt nào đó mà chưa nhìn ra.
Kiểm tra hàng gốm sứ thường được làm tại ngay nơi sản xuất, 100% hàng được kiểm tra độ nung, mầu men, độ bóng, hoạ tiết. Đối với hàng theo bộ thì thêm vào chỉ tiêu chất lượng về độ đồng đều với các yếu tố trên.
Ngoài kiểm tra về chất lượng thì còn cần kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, do trong nguyên liệu đất cao lanh có hàm lượng chì đồng thời có thêm nhiều chất độc khác. Như trong hợp đồng số 01/01/TP.VTT xuất bát đĩa cho Công ty VIETITAL.st.L.IMPORT-EXPORRT-MILANO-ITALIA, trong hợp đồng có đòi hỏi về hàm lượng chì trong sản phẩm gốm phải ở mức an toàn của EU. Khi Công ty thuê kỹ thuật viên xuống xưởng sản xuất kiểm tra nguyên liệu thì phát hiện hàm lượng chì vượt quá mức cho phép nhiều lần, Công ty đã yêu cầu bên sản xuất thay nguyên liệu khác phù hợp với chất lượng đã thoả thuận trong hợp đồng. Cuối cùng khi thành phẩm được hoàn thành đạt tiêu chuẩn về chất lượng và hợp đồng được hoàn thành đúng thời hạn.
3. thuê tàu và mua bảo hiểm hàng gốm sứ xuất khẩu
Nếu trong hợp đồng, nghĩa vụ thuê tầu và mua bảo hiểm thuộc bên Công ty thì Công ty sẽ thực hiện nghĩa vụ này.
3.1 Thuê tàu
Gốm sứ là hàng kồng kềnh, giá trị không cao nên vận chuyển bằng đường tầu biển. Công ty thường thêu tàu của các hãng tàu nước ngoài kinh doanh tại VIệt Nam như các hãng MAERSK SEALAND (trụ tại V Tower.649 Kim Mã.HN) chuyên chở hàng sang Châu Âu, APL Vietnam Limited (5 th Floor.43 Trần Xuân Soạn.HN) sang Trung Đông, GEMARTRANS LTD (108 Lò Đúc.Hai Bà Trưng.HN), WAN HAI (Vạn Hải của Nhật Bản) chuyên chở hàng tới các vùng châu á Thái Bình Dương rồi hãng K.LINE, INDO-TRANS.LOGISTICS, VINATRANS, VIETRANS…Công ty thông báo tới các hãng tàu về hàng hoá cần chuyên chở, số lượng, chủng loại, nơi đến, xếp hàng không đủ 1 container, vào container 20 hay 40 feet.
Các hãng tàu sau khi xem xét sẽ thông báo lại Công ty với giá có thể, trên cơ sở đó Công ty sẽ chọn giá thấp nhất để ký hợp đồng thuê tàu. Khi hợp đồng ký song bên hãng tàu sẽ thông báo lịch trình và số hiệu của tàu, số hiệu container để Công ty có kế hoạch chuyển hàng hoá đúng nơi, đúng chỗ và khớp với thời gian.Về phía Công ty có nghĩa vụ thanh toán tiền đúng hạn. Như tại hợp đồng 01/01/TP.VTT xuất hàng sang Italia Công ty đã thuê hãng tầu MAERSK SEALAND để chuyên chở tới cảng Hải phòng và lưu bãi tại Chùa Vẽ.
3.2 Mua bảo hiểm hàng gốm sứ xuất khẩu
Trong hợp đồng với giá CIF, Công ty thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm, với hàng gốm sứ. Công ty chọn tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), mua bảo hiểm chuyến.
Đầu tiên, Công ty làm giấy yêu cầu bảo hiểm, Bảo việt sẽ cấp mẫu in sẵn với nội dung ghi: loại hàng hoá, chủng loại cần bảo hiểm, giá trị hàng, quy cách đóng gói, cảng đến, cảng đi, tên tàu, điều kiện yêu cầu bảo hiểm (giá trị mua bảo hiểm thường bằng 110% CIF). Sau khi khai vào tờ khai, Công ty nộp lại cho Bảo Việt để họ xem xét nội dung và chấp nhận nhận bảo hiểm hàng hoá, tiếp đó Bảo Việt phát đơn bảo hiểm cho Công ty giấy chấp nhận bảo hiểm, Công ty có nghĩa vụ thanh toán tiền đúng hạn. bước này diễn ra thực tế thực hiện rất nhanh chóng và đơn giản.
4. Làm thủ tục thông quan và giao hàng cho người vận tải
4.1 Thủ tục thông quan
Công ty sẽ tiến hành khai báo hải quan, nếu là ở chi nhánh tại Hải Phòng thì đến cơ quan Hải quan Hải Phòng, còn nếu tại tại Hà Nội thì đến cơ quan Hải quan Hà Nội. Để làm thủ tục hải quan, đầu tiên Công ty phải khai vào tờ khai hải quan với nội dung theo mẫu HQ/2002-XK mầu xanh với nội dung bao gồm tên người hay đơn vị xuất khẩu, mã số thuế, phương tiện vận tải, số hiệu, ngày khởi hành, ngày đến, tên hàng, số lượng hàng, số lượng tờ khai phụ lục…Hiện nay Công ty đã dần chuyển khai hải quan qua mạng cho nhanh và tiết kiệm chi phí.
Với hàng gốm sứ thì tờ khai quy định tên hàng theo mã hiệu, cùng kích thước sản phẩm. Do mỗi chủng loại hàng gốm sứ đều có kích thước khác nhau nên ngoài tờ khai hải quan ra thì cần kèm thêm tờ khai phụ lục mầu vàng ghi chi tiết từng loại hàng gốm sứ. Như trong hợp đồng số 320/2001/07 xuất hàng ấm chén mỹ nghệ của Thái Bình qua Rumania có tờ phụ lục như sau:
ANNEX 01 OF CONTRACT NO 320/2001/07
Specification
Unit
Quantity
Unit price (Rbl)
FOB Hai phong Port
Total amount
(Rbl)
1
2
3
4
Teapot set TB4-026
TB4-022
TB3010/A(16cm.32cm)
TB5-011/B(11cm.12,5cm)
/C(8,6cm.18cm)
TB5-26/6/B(9,5cm.12cm)
/C(12,4cm.19cm)
TB5-009/D(10,8cm.17cm)
Set
-
pc
-
-
-
-
3,000
3,000
4,000
4,500
4,500
6,000
5,000
4,500
30,00
30,00
5,70
4,75
4,75
2,85
3,30
4,75
90,000
90,000
22,800
21,375
21,375
17,100
16,500
21,375
300,525
(Say: transferable Rouble three hundred thausand and five hundred twenty five only)
For the Buyer For the Seller
Sau khi khai song, Công ty nộp bộ hồ sơ hàng gốm xuất khẩu cho cơ quan hải quan duyệt, xin đăng ký kiểm hoá và đăng ký xuất hàng. Bộ hồ sơ hàng xuất khẩu có đầy đủ các bộ giấy tờ sau:
Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu
Hợp đồng ngoại và L/C.
Hợp đồng mua bán hàng hoá.
Hoá đơn thương mại (Commercial).
*Các chứng từ khác như kèm theo:
Bản khai chi tiết (Specification).
Phiếu đống gói (Detailed parking list).
Giấy chứng nhận xuất sứ của Bộ Thương Mại Việt Nam (Certificate of origin from A by the Chamber of Commerce of Viet Nam-C/O).
Giấy chứng nhận chất lượng của Việt Nam (Certificate of quality by Vinacontrol-C/Q).
Bảo hiểm đơn của Bảo Việt với giá 110% giá trị hàng ghi trên phiếu thanh toán (Insurance Policy covering all risk of Bao Viet for 110% invoir value).
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Santinary certificate).
Hải quan chấp nhận bộ hồ sơ và hẹn ngày đến kiểm định hàng hoá, kiểm tra hàng hoá do bên TOCOTAP chọn làm địa điểm. Thường thì Công ty chọn nơi kiểm tra hàng tại nơi sản xuất vì cách này vừa tận dụng lao động ở xưởng vừa tiết kiệm chi phí bốc dỡ. Tuy nhiên ta phải chở cán bộ hải quan phụ trách địa điểm đó đến nơi để kiểm tra hàng. Hải quan kiểm tra song cho phép hàng được xuất khẩu bằng cách đánh dấu vào mặt sau tờ khai hải quan và tiến hành kẹp trì cho container. Cánh chọn địa điểm này tuy tiện nhưng tiềm tàng rủi ro vì nếu không cẩn thận đi theo hàng trong lúc vận chuyển đến tận cảng thì trên đường không có người giám sát hàng có thể bị đổi. Hay khi hàng đến bãi để container hải quan bãi thấy nghi vấn có thể kiểm tra lần 2, ra cảng hải quan cảng có thể kiểm tra lần 3…
4.2 Giao hàng cho người vận tải
Do giao hàng chủ yếu bằng container, nên Công ty thường tiến hành giao container cho bãi (hoặc trạm) container để nhận biên lai xếp hàng. Sau đó biên lai này sẽ được đổi thành vận đơn khi tàu khởi hành.
Giao hàng theo điều kiện FOB tại cảng, ví dụ tại Hải Phòng thì bên nhập khẩu sẽ tiến hành thuê tàu và phải có trách nhiệm thông báo cho Công ty về các thông tin của tàu, cầu cảng bốc hàng của tàu và thời gian giao hàng cho tàu. Đến hạn Công ty sẽ tiến hành giao hàng cho chủ tàu. Trước tiên, Công ty sẽ trao đổi với cơ quan điều độ tại cảng Hải Phòng để sắp xếp kế hoạch giao hàng. Sau đó, Công ty tiến hành thuê các xe ôtô rơ-móc để xếp hàng dọc mạn tàu khi được phép xếp hàng. Khi giao hàng lên tàu, nhân viên giám sát hợp đồng cùng với nhân viên hải quan giám sát việc chuyển hàng lên tàu, ghi số lượng hàng giao và báo cáo kiểm kiện. Sau khi giao hàng xong, nhân viên tiến hành đổi vận đơn nhận xếp hàng lấy vận đơn đã xếp hàng. Đặc biệt là trong khâu này nhân viên phải cố gắng để lấy được vận đơn hoàn hảo (clean- bill of lading) thì mới được chấp nhận thanh toán.
Về chi phí thuê vận tải từ hàng ra cảng và bốc xếp hàng lên tàu thường là do đàm phán cụ thể trong hợp đồng nhưng thường thì chi phí này Công ty chịu. Thường thì mức chi phí thuê một xe chở container từ nơi nhận hàng tại các vùng phía bắc đến cảng hải phòng từ 110-300 USD tuỳ thuộc vào quãng đường, để bốc một container lên tầu phí giao động ở mức từ 35 đến 40 USD.
Giao hàng với điều kiện CIF tại Cảng, ví dụ tại cảng Hải Phòng Công ty thuê tàu của hãng quốc tế thì hãng tàu có sẵn đội ngũ vận tải chuyên chở hàng từ nơi sản xuất đến bến và chuyển lên tàu. chỉ cần giao hàng cho xe của hãng tàu Công ty thuê và nhận vận đơn tạm thời là bản pho to vận đơn gốc và trên đó cũng có đầy đủ thông tin. Đến khi tàu khởi hành thì hãng tàu sẽ gửi bản gốc cho Công ty.
5. Làm thủ tục thanh toán hợp đồng, giải quyết khiếu nại, tranh chấp (nếu có)
5.1 Thủ tục thanh toán
Tiếp theo sau bước giao hàng là bước thanh toán hợp đồng, đây là khâu rất phức tạp và đễ mắc nhiều lỗi vì vậy mà mất rất nhiều thời gian và công sức. Phương thức thanh toán chủ yếu mà Tổng công ty thường áp dụng là thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ và phương thức chuyển tiền.
Phương thức tín dụng chứng từ: để được thanh toán thì Tổng công ty phải tiến hành thu thập đầy đủ để lập bộ hồ sơ chứng từ. Bộ hồ sơ chứng từ bao gồm:
Hoá đơn ngoại
L/C
Vận đơn
các giấy tờ kèm theo
Khi bộ chứng từ được thu thập đầy đủ, Công ty sẽ gửi cho ngân hàng mở L/C để được thanh toán thông qua ngân hàng đại diện của mình. Sau một thời gian, thường là từ 10 đến 15 ngày, ngân hàng sẽ gửi giấy báo cho Công ty với nội dung đã thanh toán tiền (đối với L/C trả ngay) hoặc đã nhận giấy chấp nhận thanh toán trả tiền (đối với L/C trả chậm). Đến thời hạn trả tiền ngân hàng sẽ thông báo đã được thanh toán.
Đối với những hợp đồng thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, thường là đối với các đối tác làm ăn uy tín lâu dài và có quan hệ mật thiết với Công ty, thì Công ty sẽ chuyển bộ chứng từ bằng thư đảm bảo cho đối tác của mình. Khi người nhập khẩu chuyển tiền đến thanh toán đến, thì ngân hàng sẽ gửi giấy báo cho Công ty.
Giải quyết giải quyết khiếu nại, tranh chấp (nếu có)
Trong thực hiện hợp đồng, Tổng công ty cũng không tránh khỏi bị bên đối tác khiếu nại, phàn nàn. Trong các phàn nàn của các nhà nhập khẩu thì chủ yếu là liên quan đến thực hiện khoản chất lượng và tỷ lệ hao hụt hàng hoá (do hàng dễ vỡ). Và cách giải quyết của Công ty là giảm tiền với hàng kém chất lượng và chịu 50% số hàng bị vỡ.
Ví dụ năm 2003 Công ty có một lô hàng tượng thú xuất sang Nhật vơí số lượng là hai container và giá là 10.500 USD tại hợp đồng số 206/2003/05 với độ hao hụt sản phẩm là 3%. Khi đến tay bên nhận hàng thì mức hao hụt lên tới 7% và bên nhận hàng yêu cầu Công ty chịu toàn bộ số hàng bị hao hụt. Công ty đã thoả thuận lại với bên nhập và chấp nhận mức 50% với điều kiện có giấy chứng nhận và biên bản giám định của cơ quan có thẩm quyền tại Nhật.
6. Nhận xét về quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ
1. Các điểm mạnh
Là Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sớm nhất trực thuộc Bộ Thương nghiệp và cũng là một trong những đơn vị có bề dày lịch sử buôn bán quốc tế lâu năm nhất của nước ta. Là doanh nghiệp có rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu và thiết lập được rất nhiều mối quan hệ với các bạn hàng ở nhiều nơi trên thế giới. Trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu Tổng công ty có những ưu thế, những điểm mạnh sau:
Công ty đã tạo nguồn hàng lớn, có mối quan hệ với các nhà cung cấp rất bền chặt. Vì vậy, trong vấn đề thu hàng xuất khẩu Công ty thường ít khi bị động trong vấn đề gom đủ số lượng trong hợp đồng.
Các trưởng phòng kinh doanh của Tổng công ty thường là những người có trình độ chuyên môn cao cả về các nghiệp vụ ngoại thương, trình độ ngoại ngữ cũng như là những người có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động xuất nhập khẩu, nắm vững quy trình thực hiện hợp đồng. Vì vậy, các trưởng phòng tiến hành việc giám sát việc thực hiện hợp đồng rất tốt. Họ thường biết được chính xác về các nghiệp vụ đang được thực hiện, hiệu quả và tiến độ của việc thực hiện hợp đồng. Do đó, các trưởng phòng thường ra các quyết định chính xác, kịp thời nhằm giải quyết các vướng mắc trong thực hiện công việc của các nhân viên.
Công ty là doanh nghiệp thường xuyên xuất khẩu hàng hoá và luôn không có sai phạm trong thực hiện các quy định và thủ tục hải quan do vậy doanh nghiệp được đánh giá là doanh nghiệp có uy tín trong thực hiện luật hải quan. Chính vì vậy nên khi tiến hành thủ tục thông quan cho hàng hoá Công ty được miễn kiểm tra thực tế đối với hàng hoá xuất khẩu. Thêm vào đó, công tác khai báo hải quan luôn được tiến hành rất ít khi có sai xót. Có thể nói khi việc làm thủ tục hải quan được thực hiện một cách hiệu quả sẽ góp phần làm giảm phần nào chi phí và thời gian cho việc xuất khẩu hàng hoá.
Trong khâu đàm phán hợp đồng thì do trình độ, kinh nghiệm của các nhân viên tham gia đàm phán giành được các điều khoản có lợi. Việc ký hợp đồng căn cứ trên tình hình thực tế của Tổng công ty nên đã trong việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
2. Điểm hạn chế
Việc huy động vốn của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn như các doanh nghiệp nghiệp khác. Do Tổng công ty có nguồn vốn lưu động không lớn. Hơn nữa, Công ty chỉ có các mối quan hệ tốt với 3 ngân hàng, vì vậy việc huy động vốn tín dụng cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu khó khăn. Đây có thể nói là điểm hạn chế cho các hợp đồng xuất khẩu của Công ty được thực hiện một cách chủ động, đặc biệt là trong khâu gom hàng xuất khẩu.
Việc giao hàng lên tàu là một khâu quan trọng trong thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Nó có ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng và việc thu thập các chứng từ liên quan. Tuy nhiên việc giao hàng lên tàu hiện nay của Công ty đôi khi còn chưa thực hiện tốt. Điều này là do nhiều nguyên nhân khác nhau như cần gom hàng từ nhiều chân hàng, việc thuê các phương tiện vận tải để chở hàng từ kho ra cảng không đúng thời gian, đến việc thoả thuận với cơ quan điều độ cảng cho việc chuyển hàng lên tàu, năng lực của nhân viên cử đến thu xếp công việc tại cảng để bốc hàng lên tàu…Điều này làm giảm tiến độ giao hàng lên tàu của Công ty.
Các nhân viên xuất nhập khẩu của Tổng công ty hiện nay không hẳn người nào cũng được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ngoại thương. Vì vậy, đôi khi không tự chủ động trong giải quyết các công việc, phải hỏi xin ý kiến của trưởng phòng nên giảm tiến độ, chất lượng công việc. Làm ảnh hưởng chung đến hiệu quả của cả quy trình thực hiện hợp đồng
Chương III
Một số giải pháp chủ yếu nâng cao và hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ
tại Công ty TOCONTAP trong thời gian tới
I. Định hướng phát triển của Công ty TOCONTAP
1. Định hướng chung của Công ty
Mục tiêu chiến lược của Công ty trong năm 2005 ngoài duy trì ổn định và phát triển kinh doanh, hoàn thành chỉ tiêu của Bộ giao trong kế hoạch 5 năm lần 1, cố gắng cuối năm 2005 sẽ chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần với vốn điều lệ lên tới 56 tỷ VND.
Với cơ chế mới Công ty sẽ chuyển mình năng động hơn trong kinh doanh, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh hơn vào những năm tới. Mức tăng trưởng hàng năm bình quân đạt 20% mỗi năm, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu do Bộ giao, tăng doanh thu cho nhà nước và Công ty, nâng cao đời sống của nhân viên. Đa dạng hoá thị trường và hàng hoá kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu xuất nhập sao cho tỷ lệ xuất chiếm ngày càng cao, hoàn thiện khả năng chuyên môn…
Lập kế hoạch cho lần hai từ 2006-2010 với mục tiêu dưới bảng 5:
Bảng 5: chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu của TOCOTAP (năm 2006-2010)
đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu
Năm
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Kim ngạch
xuất khẩu
Kim ngạch
nhập khẩu
2006
35.000.000
9.000.000
26.000.000
2007
40.000.000
10.500.000
29.500.000
2008
48.000.000
15.500.000
32.500.000
2009
55.000.000
20.000.000
35.000.000
2010
65.000.000
25.000.000
40.000.000
Nguồn: phòng tổng hợp
Về chủ trương: ưu tiên khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, khôi phục và phát huy thế mạnh của những mặt hàng truyền thống, đặt biệt là hàng thủ công mỹ nghệ trong đó có hàng gốm sứ . Về nhập khẩu Công ty chủ trương nhập khẩu các mặt hàng có giá trị lợi nhuận cao, tạo sự ổn định cho hoạt động kinh doanh như nhập khẩu hàng máy móc phục vụ cho sản xuất, nguyên vật liệu sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu
2. Định hướng của công ty về xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ
Cùng với định hướng chung, TOCONTAP đạt ra mục tiêu không ngừng đẩy mạnh hàng xuất khẩu gốm sứ nhằm khôi phụ lại kim ngạch xuất khẩu (từ 500.000-1 triệu USD) như các năm 1996, 1997,1998 trong 6 năm tới (2005-2010).
Bảng 6: chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và gốm sứ tại TOCONTAP (năm 2006-2010)
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ
Kim ngạch xuất khẩu
hàng gốm sứ
2006
200.000
60.000
2007
300.000
80.000
2008
500.000
150.000
2009
750.000
230.000
2010
1.000.000
350.000
Nguồn: phòng tổng hợp
Chính sách của Công ty đối với riêng hàng gốm sứ là tăng cường thâm nhập và phát triển thị trường mới song song là coi trọng, duy trì ổn định các thị trường quen thuộc.
*Mục tiêu và chiến lược cho các thị trường
Thị trường Đông âu và Nga, đây thị trường lớn và tiềm năng của công ty. Hàng gốm chủ yếu xuất sang Nga, Rumania, Balan…trong những năm tới Công ty sẽ mở rộng sang nhiều nước khác thuộc khối này.
Hàng xuất sang thị trường này có nhiêu thuận lợi vì đây là những bạn hàng quen thuộc với thị trường Việt Nam, đã có sẵn sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau. Công ty có thể biết khá chính xác và đầy đủ thị hiếu tập quán, thói quen tiêu dùng, đồng thời thị trường Đông âu cũng dễ tính, chất lượng gốm sứ đòi hỏi không cao lắm. Do vậy mà công ty có thể đáp ứng tốt các yêu cầu về hàng hoá của họ.
Chiến lược của Công ty đối với thị trường này là ngoài các hợp đồng cho các thương nhân nước ngoài thì còn bán cho những người Việt Nam sống tại nước đó, tập trung thành luồng, khối lượng lớn để giảm giá thành. Họ trở thành những chân hàng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, thiết lập kênh đại lý, gửi bán thu tiền sau và các hình thức khác. Về chất lượng hàng thì cần kiểm tra bắt buộc đối với mọi lô hàng kể cả các lô hàng xuất phi mậu dịch để đảm bảo chất lượng, tạo uy tín cho Công ty.
Châu á là thị trường lớn tương đương với thị trường các nước Đông âu về kim ngạch xuất hàng gốm của TOCONTAP và trong tương lai sẽ là thị trường trọng điểm. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn và lâu dài về hàng gốm sứ , nền kinh tế các nước này phát triển mạnh, thu nhập đầu người cao , khả năng thanh toán tốt của thị trường này giúp cho Công ty có thể ký được nhiểu hợp đồng với số lượng lớn. Tận dụng về địa lý, đồng thời cũng có những nét tương đồng về văn hoá, bản sắc dân tộc, thị hiếu…Công ty sẽ mở rộng thị phần tại thị trường này.
Tuy nhiên thị trường này đòi hỏi gốm sứ có chất lượng và mẫu mã phải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Là khách hàng khó tính nên công ty có chiến lược chuẩn bị hàng tốt chủng loại hàng có chất lượng cao nhằm chiếm lĩnh nhiều đơn hàng và đặt ra mục tiêu tỷ trọng thị trường châu á sẽ chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ, không ngừng duy trì và ổn định
Châu âu là thị trường lớn, TOCONTAP đã có một số mối quan hệ với một vài nước như Tây Ban Nha, Anh, Đức, Pháp…Nhu cầu hàng gốm sứ của các nước này rất lớn, không ngừng tăng trong các năm tới. Sách lược của Công ty đối với thị trường này là lấy mẫu mã độc đáo, đa dạng và chất lượng tốt để bù vào những điểm khuyết. Đây là thị trường tiềm năng và hứa hẹn cho nên Công ty luôn phải chú đến việc nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã và hình thức cho sản phẩm đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại. Mục tiêu là trong những năm tới Công ty sẽ dần xâm nhập thị trường, duy trì mối quan hệ này và từng bước tìm hiểu nhu cầu thị trường, cải tiến phương thức kinh doanh.
Thị trường Châu mỹ, thị trường này chiếm 20% kim ngạch nhập khẩu hàng gốm sứ trên thế giới, trong đó chủ yếu là Mỹ, Canada, Chile, Arhentina, nhu cầu không ngừng tăng và tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 8-10%. Công tyần phải tạo được sự ổn định cho thị trường này bằng các biện pháp như nghiên cứu thị trường, nhu cầu tiêu dùng, liên hệ với các nhà phân phối chủ yếu.
Dự đoán rằng trong thời gian tới nhu cầu thế giới về hàng gốm sứ sẽ không ngừng tăng, tuy nhiên môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước cũng không ngừng gia tăng và sẽ trở lên ngày càng khốc liệt. Chính vì vậy mà định hướng mục tiêu là quan trọng nhưng yếu tố quyết định cho sự thành công lại là các chính sách, biện pháp và việc tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách và biện pháp được đề ra.
II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng thương mại xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ
Thực hiện hợp đồng là bước quan trọng và quyết đinh đến quy trình xuất khẩu nói chung và gốm sứ nói riêng. Thực hiện hợp đồng là thực hiện một chuỗi công việc được đan kết chặt chẽ với nhau, thực hiện tốt một công việc là cơ sử để thực hiện các công việc tiếp theo. Vậy thực hiện tốt hợp đồng xuất khẩu là trên cơ sở tổ chức thực hiện tốt từng mắt xích công việc của một hợp đồng xuất khẩu theo một trình tự logic kế tiếp nhau. Từ đó Công ty sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong hợp đồng và tạo điều kiện cho bên nhập khẩu thực hiện nhanh và tốt khâu thanh toán.
Thực hiện tốt nghĩa vụ của mình còn làm cơ sở để khiếu nại khi bên nhập khẩu không thực hiện tốt nghĩa vụ của họ trong hợp đồng. Hơn nữa thực hiện tốt các bước trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể giảm thiểu rủi ro phát sinh và tránh được các tranh chấp không đáng có.
Ngoài ra việc thực hiện hợp đồng gốm sứ còn mang lại cho Công ty nhiều lợi ích như nâng cao hiệu quả của công tác xuất khẩu, tăng giá trị xuất khẩu, tăng uy tín và thị phần trên thị trường quốc tế. Lợi ích của việc thực hiện hợp đồng còn thể hiện là làm tăng ngân sách của Công ty và nộp ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên và tạo công ăn việc làm cho các cơ sở sản xuất và thợ thủ công.
Một ưu điểm nữa là giúp phần nào đó cho sự phát triển ngành gốm sứ, nâng cao chất lượng, tạo mẫu mã đa dạng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Như vậy rõ ràng là việc hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ của TOCONTAP là có tính cần thiết và tất yếu, Công ty cần có những biện pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện có hiệu quả để hoàn thành quy trình thực hiện hợp đồng này. Dưới đây là một số giải pháp đó:
1. Hoàn thiện khâu chuẩn bị hàng hoá
Hoàn thiện khâu tạo nguồn hàng ổn định cho Công ty
TOCONTAP xuất khẩu hàng gốm sứ chủ yếu bằng đường trực tiếp nên không tham gia vào sản xuất do vậy việc tìm hàng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn hàng. Khai thác và tạo nguồn hàng gốm sứ xuất khẩu hiệu quả và ổn định là vấn đề rất quan trọng đối với công ty vì đảm bảo được hoạt động xuất khẩu một cách liên tục.
Một thực trạng đang diễn ra là việc ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị sản xuất và chân hàng hiện nay ngày càng khó khăn, do một chân hàng có thể ký với rất nhiều Công ty xuất khẩu nên dẫn đến tình trạng tranh mua. Vậy để chủ động hơn trong quá trình thu mua hàng gốm sứ xuất khẩu Công ty cần đầu tư có chọn lọc cho công tác thu mua như lựa chọn những chân hàng có uy tín và chất lượng, tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài và có những bản ký kết dài hạn có lợi cho cả hai bên…như vậy công ty với giữ được chân hàng. Đồng thời Công ty cũng cần áp dụng nhiều hình thức thu mua hàng để có thêm nhiều phương án thu mua và tăng sự năng động trong khâu chuẩn bị hàng (hiện nay Công ty mới chỉ có hai cách thu mua là mua đứt bán đoạn và uỷ thác của chủ hàng).
Công ty cũng cần có những chân hàng, đơn vị sản xuất có khả năng cung ứng hàng tốt, cơ sở sản xuất hiện đại, đặc biệt có uy tín để việc giao hàng đúng thời hạn, chất lượng, số lượng đạt yêu cầu. Biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu trên ngoài ràng buộc trong hợp đồng thì cần có những khuyên khích như chọn giá thu mua có lợi cho công nhân sản xuất, thưởng nếu hàng sản xuất đúng hạn và giao kịp thời …nhờ đó mà Công ty có thể tạo ra các chân hàng có đội ngũ thợ thủ công trung thành, ổn định làm ăn, yên tâm khi làm cơ sở sản xuất cho Công ty.
Hoàn thiện bước cung ứng nguyên vật liệu cho các chân hàng
Ta biết nguyên liệu chủ yếu để làm ra gốn sứ là đất cao lanh được tinh luyện, tỷ lệ tinh luyện thủ công sẽ cho ta được 30% đất cao lanh trên 100% đất nguyên liệu. Tỉ lệ đất bỏ đi là quá nhiều gây ra lãng phí tài nguyên, đồng thời với cách luyện thủ công thì nguyên liệu không khỏi bị lẫn tạp chất độc hại nhất là hàm lượng chì. Vì vậy cần nâng cao chất lượng cao lanh bằng cách áp dụng công nghệ mới vào khâu tinh luyện.
Hiện tại đã có công ty liên doanh với nhà nước để sản xuất ra cao lanh chất lượng cao, trên 100% đất nguyên liệu có thể thu được 70% cao lanh và đặc biệt là nhờ công nghệ mới mà các tạp chất độc hàng bị loại hoàn toàn mà giá không cao hơn là bao. Công ty cần hướng dẫn chân hàng của mình tới mua nguyên liệu chất lượng cao này để có thể sản xuất ra hàng gốm có chất lượng tốt.
Nâng cao chất lượng hàng gốm sứ xuất khẩu tại các chân hàng
Do sản xuất thủ công nên sản phẩm không thể đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hơn nữa hư hao trong sản xuất là không thể tránh khỏi. Nhưng với khách hàng thì tất cả sản phẩm đều có chất lượng như nhau, số lượng, thời hạn giao hàng hết sức nghiêm ngặt. Để đảm bảo hàng hoá có chất lượng cao, mâu mã đẹp, đa dạng cần phải có chân hàng có uy tín và chất lượng tốt. Các nhân viên cần giám sát chặt chẽ từng công đoạn sản xuất, phát hiện chất lượng sản phẩm không tốt thì kịp giải quyết. Không chỉ là mua đứt bán đoạn mà Công ty cần liên kết với cơ sở sản xuất nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu và tạo điều kiện cho họ có những mẫu mã bao bì đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước
Ngoài giúp các cơ sở sản xuất nâng cao chất lượng hàng gốm sứ bằng biện pháp hỗ trợ ngân sách, đào tạo thợ thủ công, hướng đẫn cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu tốt. Công ty còn thiết lập chính sách giá cả hợp lý và chính sách cho các kênh phân phối nhằm khai thác nguồn hàng một cách tối ưu nhất có thể và tạo kênh phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng không qua các trung gian phân phối tại thị trường nước ngoài…
Hoàn thiện khâu bao bì đóng gói cho các chân hàng
Hàng gốm sứ là loại hàng kồng kếnh dễ vỡ, giá trị không cao, chính vì vậy việc đóng hàng và bao gói phải rất kỹ càng và tỉ mỉ nhưng chi phí không được quá cao. Công ty có thể sử dụng loại gỗ chất lượng vừa đủ để đóng bên ngoài, vật liệu chèn lót tận dụng các loại chấu, dạ…có sẵn trong thiên nhiên và giá rẻ. Các loại vật liệu trên tuy thôn dã nhưng đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo quản hàng gốm không bị vỡ. Tuy nhiên cần chú ý là dạ, chấu cần hun khói tẩy trùng để đảm bảo vệ sinh an toàn.
2. Mở rộng phương thức thanh toán và nâng cao nghiệm vụ thanh toán
Tỷ lệ thanh toán bằng L/C, giá bán CIF còn thấp chiếm 20-25% với hợp đồng gốm sứ. Nguyên nhân là do nhân viên còn ngại làm các nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm, thủ tục L/C phức tạp…Nếu không cải thiện thì khả năng cạnh tranh của Công ty sẽ bị giảm trong tương lai. Biện pháp nâng cao nghiệp vụ trên là đi học những lớp đào tạo nghiệm vụ thuê tàu và mua bảo hiểm, Công ty khuyến khích thanh toán hợp đồng bằng giá CIF và thanh toán bằng L/C để đảm bảo quyền lợi cho mình.
3. hoàn thiện khả năng huy động vốn
Vốn đang là một vấn đề rất lan giải của TOCONTAP, trước đây Công ty chỉ mở tài khoản tại ba ngân hàng là Vietconbank, Tecombank và Agribank và vay vốn của họ. Tuy nhiên, hiện tại thì ba ngân hàng này không còn đáp ứng đủ số vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc thiếu vốn đã làm cho Công ty bỏ lỡ những cơ hội ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Do vậy mà Công ty phải huy động mọi nguồn có thể và sử dụng vốn thật hiệu quả. Có thể vay vốn bằng cách vay nợ nhưng nguy hiểm và có thể bị vỡ nợ.
Hiện tại Công ty đang thực hiện phương châm lấy nhập bù xuất và xuất bù nhập, đồng thời có thêm nguồn vốn qua việc cho thuê một số của hàng và 1 khách sạn . Bước đầu có thể giải quyết được tình hình trước mắt, Tuy nhiên đây là biện pháp tình thế và số vốn không ổn định và số lượng không lớn. Ngoài ra công ty cũng đã mở thêm hai tài khoản tại hai ngân hàng nữa là ngân hàng cổ phần quân đội và ngân hàng đầu tư và phát triển để có thể có thêm nguồn huy động vốn vào kinh doanh.
Để thoát khỏi tình trạng này thì cổ phần hoá là biện pháp huy động vốn tốt nhất, và Công ty đã nên kế hoạch cuối năm 2005 thì sẽ hoàn thành bước cổ phần hoá với số vốn huy động ban đầu là 56 tỉ VND. Với cơ chế mới và đồng vốn dồi dào hoạt động của Công ty sẽ năng động và hiệu quả hơn.
4. Nâng cao trình độ năng lực của nhân viên
Con người là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế, tất cả mục đích của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phục vụ cho con người và cũng do con người thực hiện, chính vì vậy mà trong bất kỳ giải pháp, chiến lược nào đều không thể thiếu giải pháp về nhân sự. Để nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng thì rất cần nâng cao trình độ của nhân viên.
Hiện nay đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty TOCOTAP khá đồng đều về tuổi tác cũng như trình độ nghiệp vụ. Công ty đã sắp xếp cho cán bộ nhân viên trẻ tuổi xen kẽ bên cạnh các cán bộ đã có nhiều kinh nghiệm công tác khá lâu trong Công ty để lớp cán bộ trẻ có điều kiện học hỏi, nâng cao khả năng hiểu biết thực tế. Công ty cũng khuyến khích các cán bộ trong cơ quan đi học thêm nghiệp vụ ngoại thương.
Nhiệm vụ quan trọng của Công ty là lên kế hoạch đào tạo cán bộ làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty nên chọn lựa cán bộ trẻ, năng động và có năng lực từ các phòng chuyên trách hay phòng tổng hợp. Sau khi chọn ra người có khả năng thích hợp sẽ cho đi học lớp chuyên nghiệp vụ ngoại thương. Nên có chính sách khuyến khích học, hoàn thành tốt việc học mà vẫn được hưởng lương, tạo điều kiện để họ có thể áp dụng ngay những điều đã học vào thực tế.
Công ty phải tạo sự đoàn kết, nhất trí trong cán bộ công nhân viên làm họ toàn tâm toàn lực cho công việc chung bằng các biện pháp khuyến khích hoạt động theo nhóm đan xen hoạt động độc lập đem về cho Công ty nhiều hợp đồng, có chế độ thưởng thích hợp cho những hợp đồng lớn và ai có ý kiến đóng góp hiệu quả. Giao thoa các mục đích chung vào các mục tiêu cá nhân để nâng cao ý thức cho mỗi cán bộ trong công ty, giúp họ hoạt động hưng phấn, hiệu quả hơn trong Công việc.
5. Hoàn thiện công tác thuê phương tiện vận tải
Để tiết kiệm được thời gian và tiền kho bãi thì công tác vận tải của Công ty rất cần được điều chỉnh sao cho khớp với các bước nhận hàng từ cơ sở sản xuất, giao hàng tại cảng. Thuê tàu chở hàng có giá hợp lý, đảm bảo an toàn và giao hàng đúng hạn.
Với công tác thuê xe vận tải chở hàng từ nơi sản xuất đến bến giao hàng hay cảng, thì nếu thuê các hãng tàu nước ngoài Công ty thì họ có sẵn đội ngũ vận tải và đảm bảo giao hàng đúng hạn nên Công ty thuê luôn họ. Tuy nhiên họ lấy giá cao hơn với các hãng xe tư nhân mà chất lượng như nhau nên công ty cần chủ động thuê tầu của hãng và thuê xe chuyên chở ở bên ngoài để kinh tế hơn.
Ngoài ra Công ty phải có mối quan hệ tốt với các hãng vận tải trên toàn quốc. Vì hàng gốm được thu mua ở cả ba miền, tuỳ vào đơn hàng xuất ở đâu mà Công ty thuê xe ở miền đó. Cảng Hải phòng thì Công ty tự đứng ra thuê hoặc giao cho cơ sở ở Hải phòng đảm trách, còn ở cảng Thành phố Hồ Chí Minh thì do cơ sở tại đó đảm nhiệm. Xe thuê phải đảm bảo thời gian giao nhận hàng, an toàn giao thông và chất lượng phù hợp, không cần thuê các phương tiện quá tốt gây lãng phí.
Tương tự vậy việc thuê tàu để chở hàng gốm cũng cần tối ưu, không cần thiết phải thuê các phương tiện quá tốt để chuyên chở. 100% hàng gốm sứ được đống vào container và thuê tàu biển chuyên chở, các đơn hàng thường tách chở theo từng lô, mỗi lô khoảng 1-2 container với giá trị từ 3-7 ngàn USD. Công ty nên thuê các tàu chợ đi đến nơi giao hàng vì tàu này có cước phí rẻ mà vẫn đảm bảo được hàng hoá đến đúng hẹn. Cách thức thuê tàu của công ty cũng đã rất tốt do có đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm tuổi nghề lâu năm, họ có đủ khả năng thuê tàu trực tiếp mà không phải qua môi giới như một số các Công ty xuất khẩu khác nên tiết kiệm được 1 khoản tiền môi giới. Đây chính là ưu điểm cần phát huy…
6. Hoàn thiện khâu thông quan
Để khâu khai báo hải quan phải được diễn ra một cách nhanh chóng và chính xác, người khai cần phải trung thực và có trình độ chuyên môn tốt. phạt và gây phiền nhiễu, gây ách tắc hàng không thông quan được, vừa ảnh hưởng tới thời gian giao hàng vừa tốn tiền kho bãi lưu hàng.
Chính vì vậy mà nhân viên Công ty cần có mối quan hệ tốt với các cơ quan cũng như cán bộ hải quan nhằm tránh bị sách nhiễu bởi thủ tục khai báo xuất khẩu, quá trình kiểm hoá nhiều lần làm tăng chi phí bốc dỡ hàng, thời gian lưu bãi. Nhờ vậy mà hàng được giải phóng một cách nhanh chóng và đảm bảo thời gian thực hiện hợp đồng.
Hiện nay với trình độ kỹ thuật hiện đại, sự phổ biến của internet mà hải quan Việt Nam đã áp dụng việc khai báo hàng xuất khẩu qua mạng và Công ty áp dụng một cách nhanh chóng. Nếu khai báo đầy đủ, chính xác và có mối quen biết thì bên hải quan có thể không yêu cầu phải kiểm hoá hàng xuất khẩu. TOCONTAP đã áp dụng công nghệ này vào một số mặt hàng trong đó có gốm sứ và đã tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, tiền bạc.
7. Các giải pháp khác
Ngoài các biện pháp trên để hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng thì còn nhiều các giải pháp khác, tuy chúng chỉ có tác dụng trực tiếp ở mức độ thấp hoặc gián tiếp, đưới đây là một số biện pháp đó.
Về phía Công ty
Để quy trình thực hiện hợp đồng điễn ra nhanh chóng, không vướng mắc thì công tác giám sát và điều hành cần có tổ chức một cách khoa học. Công ty cần lên kế hoạch ở từng khâu từng giai đoạn cụ thể trong quy trình thực hiện hợp đồng. Tạo mối liên kết hợp lý và logic nhất giữa các khâu bộ phận như thu mua, vận chuyển, giao hàng, thanh toán. cán bộ giám sát luôn bám sát kiểm tra toàn bộ các khâu, nắm bắt các thông tin và tình hình thực hiện hợp đồng. Đưa ra các quyết định chính sác với các phát sinh trong các bước thực hiện hợp đồng. Kết thúc mỗi hợp đồng nên đánh giá lại hiệu quả của công tác thực hiện hợp đồng nếu sai sót thì cần sửa chữa hoàn thiện rút kinh nghiệm, còn những mặt tích cực thì cần phát huy khen thưởng…
Xây dựng hệ thống thông tin riêng của Công ty, hiện nay kênh thông tin của Công ty chỉ qua trung tâm kinh tế đối ngoại, cục xúc tiến thương mại, các thương vụ ở nước ngoài, qua báo tạp chí. Tuy nhiên thông tin thường chậm và không có độ tin tưởng cao. biện pháp là xây dựng hệ thống thông tin nhanh nhạy và cập nhật bằng các kênh như qua web, internet, qua việt kiều và bạn hàng nước ngoài . mua thông tin của các công ty bán thông tin quốc tế, độ tin cậy của kênh là rất cao, rất cập nhật...
Về phía nhà nước
Cần có các biện pháp, chính sách vĩ mô nhằm giúp cho khâu thực hiện hợp đồng nó chung, và thực hiện hợp đồng gốm sứ nói riêng của các doanh nghiệp được nhanh chóng và đơn giản hơn, nâng cao khả năng xuất khẩu. Vì xuất khẩu hàng gốm sứ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, giải quyết Công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động. Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ như:
Cải cách thủ tục hải quan như đơn giản hoá chứng từ và thủ tục xuất khẩu, ban hàng các văn bản quy định chi tiết các chứng từ và thủ tục này để tránh việc các nhân viên hải quan lợi dụng những thiếu sót nhỏ để sách nhiễu doanh nghiệp. Tiến hành thanh tra và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm…
Ngân hàng nhà nước cần tăng cường hoạt động tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đặc biệt là các ngân hàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu thì cần đa dạng hoá hơn nữa các loại hình dịch vụ tài chính để tiến hành tài trợ thương mại nhiều hơn cho hoạt động xuất khẩu. Mặt khác, ngân hàng cần cải cách các thủ tục cho vay để các doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn tín dụng. Cũng như sự ưu đãi về lãi suất để các doanh nghiệp có thể coi đây là nguồn tài trợ thương mại hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu. Cụ thể ngân hàng có thể mở thêm dịch vụ bao thu (Factoring, Forfaiting) để tài trợ cho các hợp đồng tiến hành trả chậm của doanh nghiệp xuất khẩu...
Phát triển làng nghề cần phải gắn với phát triển làng, với gìn giữ kiến trúc, văn hoá. Sắp tới các cấp uỷ đảng, chính quyền sẽ bám sát quan điểm nghị quyết đại hội Đảng bộ lần XIII, phát triển làng nghề gắn với du lịch, dịch vụ, phải xây dựng quy hoạch. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho bà con theo trương trình xây dựng làng nghề mới. Hỗ trợ vốn để cải tiến công nghệ, sản xuất sản phẩm theo công nghệ hiện đại, sản phẩm có chất lượng cao và kiểu dáng mẫu mã đẹp. Các trương trình hỗ trợ đào tạo nghề thủ công cho người lao động mà ở đây là nghề thủ công gốm sứ…hỗ trợ đất đai, vốn, thuế với tinh thần đân làm và nhà nước giúp đỡ…
Kết luận
Hàng gốm sứ là mặt hàng xuất khẩu phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của nhiều nước trên thế giới và là mặt hàng có giá trị kinh tế cao. ở nước ta đây là mặt hàng truyền thống có tiềm năng to lớn cho phép đẩy mạnh phát triển sản xuất và xuất khẩu.
Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Quy trình thực hiện hợp đồng là bước quan trọng nhất trong quy trình xuất khẩu.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của mặt hàng gốm sứ và quy trình thực hiện hợp đồng nên TOCONTAP đã rất chú trọng tới mặt hàng và quy trình này. Từ đó Công ty có những chính sách, biện pháp hoàn thiện nâng cao quy trình thực hiện hợp đồng cũng như đẩy mạnh việc kinh doanh xuất khẩu nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ. Nhờ đó mà Công ty và mặt hàng gốm sứ sẽ có bước đi vững chắc, phục hồi dần kim ngạch và tiến xa hơn trong tương lai.
Với kiến thức được trang bị tại trường cùng thời gian thực tế tại TOCONTAP, qua bài viết này em cố gắng đưa ra những nét nổi bật của quy trình thực hiện hợp đồng nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ của Công ty. Từ đó phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện nghiệp vụ thực hiện hợp đồng xuất khẩu nói chung và hợp đồng xuất khẩu gốm sứ nói riêng.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quốc Thịnh đã tận tình hướng đẫn để em hoàn thành bài viết này. Em cũng xin cám ơn cô Nguyễn Phương Nga trưởng phòng và các anh chị tại phòng xuất nhập khẩu II, Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết.
Mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kỹ thuật thương mại quốc tế, trường Đại Học Thương Mại.
2. Báo cáo tổng kết năm 2001-2004 của Công ty.
3. Báo cáo xuất khẩu 12 tháng các năm 2003, 2004 của Công ty.
4. Phương hướng mục tiêu năm 2005 tại đại hội công nhân viên chức Công ty.
5. Phương hướng mục tiêu năm 2006-2010 tại đại hội công nhân viên chức Công ty (2005).
6. Website: www.vir.com ; www.vnexpress.com
7. hợp đồng số: - 206/2003/05 (năm 2003)
- 320/2001/07 (năm 2001)
- 01/01/TP.VTT (năm 2000)
- 02/TOC/98 (năm 1998)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- R0033.doc