Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại tổng công ty xây dựng Hà Nội

Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam khắc phục các điểm yếu trong cạnh tranh , sớm vươn lên bình đẳng tạo điều kiện khi tham gia đấu thầu quốc tế thì nhà nước phải có chính sách ưu đãi cho họ. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta tạo cơ chế “ xử ép” các nhà thầu quốc tê khi tham gia đấu thầu các gói thầu taị Việt Nam mà việc ưu đãi các nhà thầu trong nước đã trở thành thông lệ quốc tế. Chính sách ưu đãi các nhà thầu trong nước ngoài việc tạo điều kiện để thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, tạo công ăn việc làm cho lao động còn phải bảo đảm 3 nguyên tắc: Ưu đãi phải đảm bảo tính công bằng giữa các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp không phải nhà nước, liên danh hoặc liên doanh hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài, hợp tác xã hoạt động theo luật hợp tác xã, hay cá nhân khi tham gia đấu thầu tư vấn nếu họ có đủ năng lực và hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ưu đãi nhưng không làm thay đổi mục tiêu đấu thầu. Ưu đãi nhưng vẫn tập trung được vào những doanh nghiệp có năng lực, làm ăn có hiệu quả, tạo cho họ điều kiện vươn lên đạt trình độ cao ở khu vực và quốc tế. Việc ưu đãi này phải được xem xét ở cả 3 giai đoạn: Ở giai đoạn dự thầu các gói thầu quốc tế theo thông lệ thường nhà thầu phải nộp một khoản tiền bảo lãnh rất lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được , do vây họ thường phải đứng sau các doanh nghiệp nước ngoài. vì vậy, khi dự thầu nhà nước cần đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp để họ có thể tham gia dự thầu. Mức bảo lãnh này có thể tuỳ tính chất của gói thầu, tuỳ loại công việc nhưng cũng không nên cao hơn 70% cho phần khối lượng công việc dự thầu của nhà thầu trong nước. Ở giai đoạn xét thầu: Đối với gói thầu xây lắp cần phải căn cứ vào khối lượng mà nhà thầu trong nước về đảm nhận( có thể là từ 50% trở nên) để ưu đãi, thực hiện ưu đãi bằng cách cộng thêm vào giá dự thầu( sau khi đã sửa lỗi số học, hiệu chính sai lệch quy đổi về cùng mặt bằng) của nhà thầu không đựơc hưởng ưu đãi trong nước một khoản trị bằng một tỷ lệ của gía dự thầu, thông thường mức tỷ lệ bâng 7.5% giá dự thầu. Nừu hai nhà thầu ( trong nước và nước ngoài) có số điểm đánh giá ngang nhau thì ưu tiên chọn nhà thầu trong nước. Ở giai đoạn sau khi trúng thầu: Chính sách ưu đãi của Nhà nước ở cấp độ có thể nhẹ hơn: Ưu tiên nhà thầu trong nước được vay vốn tại các tổ chức tín dụng, nhà nước để thực hiện hợp đồng nhận thầu theo tiến độ đã cam kết.

doc43 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại tổng công ty xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rất tốt và Tổng công ty có uy tín rất cao đối với các công trình công nghiệp. Trong 493 công trình trúng thầu chúng ta không thể không kể đến một số công trình có giá trị lớn như: Dự án thoát nước Hà Nội CP 7A: 107 tỷ đồng. Khoan cọc nhồi xi măng Tam Điệp: 66,399 tỷ đồng. Đường 12 tại CHDCND Lào: 50 tỷ đồng. Cấp nước Hạ Long: 63 tỷ đồng. Khu dân cư tập trung địa bàn Quảng Nam: 50 tỷ đồng. Cải tạo mở rộng nhà máy xi măng Bỉm Sơn: 36,25 tỷ đồng. Cải tạo Quốc lộ 18 đoạn Hòn Gai - Cửa Ông: 34,96 tỷ đồng. Nhà máy xi măng Hưng Yên: 23,5 tỷ đồng. Trung tâm điều hành viễn thông Quốc Gia: 22,2 tỷ đồng. Đường 353-R3 Hải Phòng-Đồ Sơn: 21 tỷ đồng. Trụ sở HĐND-UBND tỉnh Bắc Giang: 15,388 tỷ đồng. Nhà máy sản xuất chính Công ty sứ Hải Dương: 12,657 tỷ đồng. Như vậy mức thắng thầu của công ty là rất lớn, từ đó nâng cao uy tín của Tổng công ty. Hơn nữa, công tác thông tin các dự án có nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước, nguồn vốn nước ngoài ODA, WB, OECF… lại rất phát triển nên Tổng công ty có nhiều kế hoạch tiếp thị kịp thời để mở rộng địa bàn hoạt động cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, có cơ hội tìm kiếm các công trình , các dự án đầu tư nước ngoài đặc biệt là tại Lào và Cămpuchia. Tuy nhiên địa bàn hoạt động ở phía nam vẫn chưa được chú ý nhiều, số công trình thắng thầu cuả Tổng công ty ở phía Nam vẫn còn hạn chế. Sang năm 2002 : Giá trị có đến năm 2002 : 1517,37 tỷ. Trong đó: a) Phần xây lắp: 996,17 tỷ đồng. Công trình chuyển tiếp: 517,450 tỷ đồng. Công trình khởi công mới: 220,980 tỷ đồng. Dự kiến hợp đồng chuẩn bị phê duyệt trúng thầu: 257,740 tỷ đồng. b) Sản xuất công nghiệp: 142,2 tỷ đồng c) Phần dự án: Dự án xây dựng: 67 tỷ đồng. Làng quốc tế Thăng Long: 7 tỷ đồng Ngoại giao đoàn: 10 tỷ đồng. Kinh doanh nhà : 50 tỷ đồng. Nâng cao năng lực sản xuất: 237 tỷ đồng. Thiết bị thi công: 30 tỷ đồng. Các dự án: 7 tỷ đồng. Như vậy giá trị có đến năm 2002 chủ yếu là phần xây lắp có quy mô lớn chứng tỏ năng lực thực tế của Tổng công ty là rất tốt, công trình khởi công mới là 220,980 tỷ đồng và dự kiến hợp đồng chuẩn bị phê duyệt trúng thầu là 257,740 tỷ đồng. Qua đó cho thấy Tổng công ty thực hiện nhiều công trình khó và phức tạp hướng đi của Tổng công ty là những công trình lớn hơn, mức độ khó hơn. Năm 2002 báo cáo tổng kết công tác đấu thầu của Tổng công ty xây dựng Hà Nội được tổng hợp như sau: Biểu 1: Tổng hợp kết quả đấu thầu các dự án sử dụng vốn Nhà nước năm 2002 Đơn vị: Tỷ VND Lĩnh vực và hình thức Dự án nhóm a Dự án nhóm b Dự án nhóm c Tổng(a+b+c) Tổng số gói thầu Tổng giá gói thầu Tổng giá trúng thầu Chênh lệch Tổng số gói thầu Tổng giá gói thầu Tổng giá trúng thầu Chênh lệch Tổng số gói thầu Tổng giá gói thầu Tổng giá trúng thầu Chênh lệch Tổng số gói thầu Tổng giá gói thầu Tổng giá trúng thầu Chênh lệch I-Theo lĩnh vực đấu thầu 1. Tư vấn 79 48.99 30.62 18.37 79 48.99 30.62 18.37 2. Mua sắm hàng hóa 3. Xây lắp 5 226.68 224.63 2.05 87 2431.70 951.11 1480.59 978 2758.53 1522.58 1235.95 1070 5416.91 2698.32 2718.59 Tổng cộng I 5 226.68 224.63 2.05 87 2431.70 951.11 1480.59 1057 2807.52 1553.20 1254.32 1149 5465.90 2728.94 2736.96 II-Theo hình thức lựa chọn nhà thầu 1. Rộng rãi 7 116.24 25.26 90.98 31 105.46 22.15 83.31 38 21.7 47.41 174.29 2. Hạn chế 2 92.68 90.63 2.05 77 2271.57 881.96 1389.61 703 1853.87 681.86 1171.01 782 4218.12 1655.45 2562.67 3. Chỉ định thầu và tự thực hiện 3 134 134 0 3 43.89 43.89 0 323 848.19 848.19 0 329 1026.08 1026.08 0 4. Chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp Tổng cộng II 5 226.68 224.63 2.05 87 2431.70 951.11 1480.59 1057 2807.52 1553.20 1254.32 1149 5465.90 2728,94 2736,96 Biểu 2: Tổng hợp kết quả đấu thầu các dự án sử dụng vốn liên doanh năm 2002 Đơn vị: Tỷ VND Lĩnh vực và hình thức LD với DN trong nước (I) LD vớiDN nướcngoài(II) Tổng(I+II) Tổng số gói thầu Tổng giá gói thầu Tổng giá trúng thầu Chênh lệch Tổng số gói thầu Tổng giá gói thầu Tổng giá trúng thầu Chênh lệch Tổng số gói thầu Tổng giá gói thầu Tổng giá trúng thầu Chênh lệch I Theo lĩnh vực đấu thầu 1. Tư vấn 2. Mua sắm hàng hóa 3. Xây lắp 10 506.44 207.02 299.42 10 506.44 207.02 299.42 Tổng cộng I 10 506.44 207.02 299.42 10 506.44 207.02 299.42 II. theo hình thức lựa chọn nhà thầu 1. Rộng rãi 2. Hạn chế 10 506.44 207.02 299.42 10 506.44 207.02 299.42 3. Chỉ định thầu và tự thực hiện 4. Chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp Tổng cộng II 10 506.44 207.02 299.42 10 506.44 207.02 299.42 Theo kết quả thống kê ở trên, trong năm 2002 nếu xét theo lĩnh vực đấu thầu Tổng Công ty trúng 5 gói thầu xây lắp của dự án nhóm A với tổng giá trị ước tính là 226,8 tỷ đồng. Tổng giá trị trúng thầu là 224,63 tỷ đồng , chênh lệch so với ước tính là2,05 tỷ đồng ứng với 0.9% tổng giá trị gói thầu. Đây là tỷ lệ ít đơn vị nào có được, khả năng của Tổng Công ty là rất tốt và Tổng Công ty đã có những thích ứng nhanh với công tác đấu thầu. Với dự án nhóm B Tổng Công ty trúng thầu 87 dự án xây lắp với tổng giá trị ước tính là 2431,7 tỷ đồng và tổng giá trị trúng thầu là 951,11 tỷ, chênh lệch 1480,59 tỷ đồng chiếm 60,89% gía trị gói thầu. Với dự án nhóm C : Tổng Công ty trúng thầu 79 gói thầu từ vốn với phần chenh lệch 18,37 tỷ chiếm 37,49% tỏng giá trị gói thầu và trúng 978 gói thầu xây lắp với phần chênh lệch 1235,95 tỷ chiếm 44,8% tỏng giá trị gói thầu. Vậy trong 1149 gói thầu mà Tổng Công ty trúng thầu thì gói thầu xây lắp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất : 93,12% với tổng giá trị trúng thầu 98,88 %. Như vậy thị trường về hoạt động xây lắp đang đi vào quỹ đạo bởi vậy Tổng Công ty phải tập tung nguồn lực và vốn để đầu tư vào lĩnh vực này nhằm dành được khả năng trúng thầu cao nhất trong phạm vi năng lực của mình. Xét về hình thức đấu thầu : Với các dự án nhóm A : Theo hình thức đấu thầu hạn chế Tổng Công ty trúng hai gói thầu với giá trị ước tính là 92,68 tỷ giá trị trúng thầu 90,63 tỷ, chênh lệch 2,05 tỷ ứng với 2,2% tổng giá trị gói thầu và theo hình thức chỉ định thầu và tự thực hiện Tổng công ty thực hiện 3 gói thầu và giá trị trúng thầu là 134 tỷ đồng. Với dự án nhóm B : trong 87 gói thầu có 7 gói thầu Tổng công ty trúng thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi ,77gói thầu theo hìnhthức đấu thầu hạn chế và 3 gói thầu là chỉ xác định thầu. Với dự án nhóm C : theo hình thức dấu thầu rộng rãi Tổng công ty trúng 31 gói thầu với giá trị ước tính 105,46 tỷ, giá trị trúng thầu 22,15 tỷ chênh lệch 83,31tỷ chiếm 79% giá trị gói thầu. Theo hình thức đấu thầu hạn chế , trúng 703 gói thầu với giá trị ước tinh 1853,87 tỷ-giá trị trúng thầu 682 tỷ chênh lệch 1171,01 tỷ chiếm 63,17%. Còn theo hình thức chỉ định thầu vè tự thực hiện Tổng công ty thực hiện 323 gói thầu với giá trị 848,19 tỷ. Xét toàn bộ theo hình thức lựa chọn nhà thầu thì hình thức đấu thầu hạn chế vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 68,06%. Qua đó thấy được sự thích hợp của hình thức này đối với yêu cầu hiện nay của Việt nam nói chung và Tổng công ty có được khả năng cạnh tranh cao và sự tin tưởng của các nhà thầu. Ngược lại, hình thức đấu thầu rộng rãi lại chỉ chiếm 3.3%. con số này cho thấy tính cạnh tranh trong đấu thầu là chưa cao . Số lượng công trình Tổng công ty chỉ định thầu và tự thực hiện là 329 công trình chiếm 26,83% cho thấy tổng công ty rất có uy tín với các công trình trước đó đã trúng thầu và khả năng thực hiện công trình là rất tốt. Nhìn vào biểu 2 chúng ta cũng thấy rằng Tổng công ty liên doanh với nước ngoài 10 gói thầu xây lắp theo hình thức đấu thầu hạn chế với tổng giá gói thầu là 506, 44 tỷ đồng, giá trúng thầu là 207,02 tỷ đồng, chênh lệch 299,42 tỷ chiếm 45,34% tổng giá gói thầu. Tổng kết lại số gói thầu toàn Tổng công ty trúng thầu sử dụng vốn nhà nước và vốn liên doanh là 1159 gói thầu tăng so với năm 2001 là 666 gói thầu. Tổng công ty phát triển liên tục và ngày càng thể hiện vị trí của mình trên thị trường xây dựng thể hiện qua tỷ lệ thắng thầu cao. số lượng công trình thắng thầu tăng hàng năm cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên một vài dự án thầu Tổng công ty không trúng trong đó có cả những dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không cao. như vậy Tổng công ty còn hạn chế trong phương pháp đấu thầu. Trên đây là tình hình đấu thầu của Tổng công ty với bên ngoài còn tình hình đấu thầu trong nội bộ Tổng công ty cũng rất tốt thể hiện trong những gói thầu lớn Tổng công ty trúng thầu thì Tổng công ty cũng chia thành một vài gói thầu nhỏ rồi cho đấu thầu hoặc chỉ định thầu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và trúng thầu với bên ngoài. II. Thực trạng đấu thầu tại Tổng công ty xây dựng hà nội 1. Thành tựu đạt được trong công tác đấu thầu. Hiện nay ở nước ta, ngoài các Tổng công ty của Việt Nam được thành lập, còn khá nhiều công ty nước ngoài được phép hoạt động trên lĩnh vực xây dựng. Quy mô và đầu tư xây dựng ở nước ta mấy năm nay có xu hướng giảm do nhiều lý do khách quan, nên sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt. sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước đòi hỏi ngành xây dựng không ngừng nâng cao chất lượng, thời gian thi công, giá thành, môi trường, an toàn trong lao động và an toàn cho người sử dụng. Trong mấy năm gần đây, Tổng công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Song tập thể lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên Tổng công ty vẫn không thoả mãn với những gì đã đạt, không ngừng nâng cao chất lượng để mở rộng thị trường. Bằng những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong hơn 40 năm qua và việc ứng dụng những thành tựu cuả công nghệ xây dựng tiên tiến Tổng công ty đã đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Những công trình do Tổng công ty thực hiện trong những năm qua đều có chất lượng cao, trong đó có 16 công trình đạt huy chương vàng chất lượng, được xã hội và người tiêu dùng chấp thuận. Trong công tác đấu thầu Tổng công ty đã thắng thầu rất nhiều công trình lớn, có giá trị cao và thực hiện chương trình phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở thủ đô, dự án có quy mô đầu tư hơn 2575 tỷ đồng triển khai trên diện tích 10,2 ha, khu công nghiệp Tịnh Phong- Quảng Ngãi có tổng giá trị đầu tư là 271 tỷ đồng triển khai trên diện tích 41 ha; khu ngoại giao đoàn có tổng mức đầu tư là 197 tỷ đồng trên tổng diện tích là 62,8 ha. Chúng ta có thể xem xét một số mặt đạt được trong hoạt động đấu thầu cuả Tổng công ty như sau: 1.1. Nhìn chung công tác đấu thầu làm tăng tính cạnh tranh trong xây dựng cơ bản, giảm giá thành trong xây dựng: Với nhiều ngành, quá trình tiêu thụ sản phẩm thường xảy ra sau giai đoạn sản xuất, còn ở ngành xây dựng, đặc biệt trong lĩnh vực xây lắp, quá trình mua bán lại xảy ra trước lúc bắt đầu giai đoạn thi công xây dựng công trình, thông qua việc thương lượng, đấu thầu và ký kết hợp đồng xây dựng. Quá trình này còn tiếp diễn qua các đợt thanh toán trung gian, cho tới khi bàn giao và quyết toán công trình. Đấu thầu hiện nay đã trở thành phương thức phổ biến trong các nước có nền kinh tế thị trường. ởnước ta hình thức đấu thầu đã được áp dụng trong những năm gần đây đặc biệt là những công trình có chủ đầu tư là các tổ chức và doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Đấu thầu xây dựng là một hình thức cạnh tranh trong xây dựng,nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tê kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình của chủ đầu tư. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường việc đấu thầu để nhận được hợp đồng mà đặc biệt hợp đồng có gía cao, để thi công có lợi nhuận đối với công ty xây dựng là rất khó khăn.Đứng trước tình hình đó, Tổng công ty cũng đã tìm mọi cách cạnh tranh để thắng thầu. Cụ thể là khi tham gia đấu thầu xây dựng công trình, Tổng công ty đã tập trung nhân lực, thiết bị và chất xám để lập hồ sơ dự thầu với chất lượng tốt, hình thức đẹp và nghiên cứu hạ giá thành. Kết hợp chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp các mối quan hệ từ Tổng công ty đến các đơn vị thành viên để đạt được mức thắng thầu cao hơn. Để thắng lợi trong cạnh tranh Tổng công ty còn có chiến lược đấu thầu phù hợp với từng hoàn cảnh, từng thời điểm, từng công trình và phù hợp với chính bản thân Tổng công ty. Chiến lược đấu thầu của Tổng công ty bao gồm một số chiến lược như : Chiến lược về marketing, tăng cường công tác thông tin các dự án của nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước, nguồn vốn nước ngoài ODA, WB, OECF.. để có cơ sở báo cáo lãnh đạo Tổng công ty có kế hoạch tiếp thị kịp thời; Chiến lược về công nghệ và tổ chức xây dựng; Chiến lược liên kết trong đấu thầu chằng hạn như ở một số công trình Tổng công ty và một số thành viên cùng tham gia dự thầu thì luôn có những thông tin kịp thời giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên để dự thầu đạt kết quả cao và nâng cao được uy tín của Tổng công ty. Chiến lược thay đổi thiết kế công trình; Chiến lược về thời gian xây dựng, Tổng công ty lập dự án thời gian xây dựng ngắn hơn nhiều so với thời gian quy định của chủ đầu tư mặc dù giá dự thầu có cao hơn của đối thủ cạnh tranh một chút nhưng nếu chủ đầu tư tính đến lợi ích do sớm đưa công trình vào sử dụng thì họ cũng có thế chấp nhận phương án mà Tổng công ty đưa ra nếu khoản lợi này lớn hơn nhiều so với khoản thiệt hại. 1.2. áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp công nghệ tối ưu trong tổ chức và quản lý thi công. Là một Tổng công ty lớn của Bộ Xây dựng với hàng trăm công trình thi công trong một năm, vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Tổng công ty đặc biệt coi trọng việc đầu tư thiết bị công nghệ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Cẩu bánh lớp, trạm trộn bê tông, thiết bị chụp X- ray; máy san tự hành công suất>130 cv; máy xúc bánh xích-dung 1-1,2 m3 /gầu; máy trải thảm đường- bề mặt rộng max 4,5 m... Nhờ vậy, Tổng công ty đã thắng thầu nhiều công trình lớn, nâng cao khả năng cạnh tranh trong các gói thầu có mức độ phức tạp cao đặc biệt là đấu thầu quốc tế. Ngoài ra, Tổng công ty còn áp dụng nhiều công nghệ làm nhà cao tầng, làm móng cọc Beret, cọc nhồi, cọc rung và vật liệu Confosit bê tông nhẹ trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo công nghệ chuẩn quốc tế. Từ đó góp phần làm giảm giá thành công trình đồng thời làm tăng chất lượng, rút ngắn tiến độ thi công. Các công trình Tổng công ty trực tiếp xây dựng và tham gia xây dựng khi trúng thầu đều được đánh giá cao về tiến độ thi công , chất lượng và độ thẩm mỹ làm hài lòng các chủ đầu tư. Do vậy uy tín của Tổng công ty không ngừng được nâng cao trên thị trường xây dựng trong nước và quốc tế. 1.3. Tiết kiệm do cắt giảm chi phí không cần thiết nhằm giảm giá dự thầu và tăng khả năng thắng thầu: Đấu thầu là một cơ chế tiến bộ trong ngành xây dựng mà hiệu quả đầu tiên là làm giảm đáng kể giá thành. ậ Việt Nam hiện nay giá là tiêu chuẩn quan trọng để thắng thầu. Như chúng ta đã biết, cấu thành giá thành sản phẩm bao gồm giá nhân công, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, chi phí quản lý. với Tổng công ty xây dựng Hà nội do tổ chức khai thác tốt nguồn hàng nên đã phần nào giảm được chi phí vận chuyển, mức hao hụt trong quá trình bảo quản. Ví dụ như cót thép thì nguồn cung cấp chính là Tổng công ty thép Việt Nam; gạch do công ty gạch Xuân Hoà và gạch Thạch Bàn cung cấp; xi măng do Tổng công ty xi măng Việt Nam cung cấp...Tổng công ty cũng đã sử dụng và khai thác triệt để có hiệu quả nguồn nguyên vật liệu xây dựng mà Tổng công ty có khả năng tự sản xuất như gạch Granit , thép , xi măng...Riêng với cốt pha đó là loại vật tư lưu chuyển với chi phí lớn, Tổng công ty cũng đã biết tận dụng những cốt pha hiện có như những cốt pha thép đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng tốt, sử dụng lại một số cốt pha của các công trình vừa thi công xong hoặc của một số đơn vị thành viên. Ngoài ra, tổng công ty còn tổ chức sử dụng máy thi công một cách rất hợp lý, tận dụng triệt để máy móc hiện có của đơn vị đã khấu hao hết hoặc gần hết. Tinh giảm bộ máy quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có khả năng, kinh nghiệm và chuyên môn. Qua đó nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí nhân công. Tổng công ty cũng nghiên cứu các chiến lược đấu thầu nhằm rút ngắn thời gian xây dựng sao cho vẫn đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư mà laị giảm được thiệt hại do ứ đọng vốn sản xuất để thi công và giảm chi phí phụ thuộc vào thời gian xây dựng 1.4. Mở rộng địa bàn hoạt động của Tổng công ty xây dựng Hà Nội Nếu những năm 1997 trở về trước Tổng công ty chủ yếu thi công các công trình ở thủ đô và các khu vực lân cận có bán kính không quá 50-60 km, thì này nhờ hoạt động đấu thầu các công trình của Tổng công ty đang triển khai đều khắp toàn quốc, trên đủ các lĩnh vực phục vụ kinh tế, chính trị, văn hoá, y tế, xã hội. Như các công trình: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Trung tâm truyền dẫn phát sóng truyền hình Việt Nam, Trung tâm thương mại hàng hải quốc tế, công viên nước Đà Nẵng, đương Tây Ninh...Mục tiêu của Tổng công ty hiện nay là tăng cường mở rộng thị trường trong nước và các nước bạn láng giềng mà mũi nhọn có tính đột phá là khai thác thị trường các tỉnh miền Trung. Đây là dải đất đầy khó khăn gian khổ đang chuyển mình theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Nhiều công trình Tổng công ty đã trúng thầu và đang tham gia dự thầu được triển khai suốt từ Nghệ An đến điểm chốt của cực Nam Trung Bộ và các tỉnh Tây Nguyên như trụ sở tỉnh uỷ tại Buôn Mê Thuật, bưu điện Hà Tĩnh.. Với Tổng công ty,miền Trung và Tây Nguyên là thị trường đầy tiềm năng bởi một lẽ khi đường Hồ Chí Minh hoàn thành sẽ kết nối 63 tuyến đường ngang tạo nên một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh từ Bắc vào Nam, liên thông với các nước láng giềng có nhiều điều kiện để mở rộng thị trường quốc tế. Hơn nữa đường Hồ Chí Minh sẽ đóng vai trò đắc lực trong việc quy hoạch phân bố dân cư và điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, hình thành nhiều khu công nghiệp và đô thị mới. Chính vì vậy những công trình đã và đang được Tổng công ty triển khai hiện nay trên dọc miền Trung và Tây Nguyên sẽ là những điểm khởi đầu cho chiến dịch “vết dầu loang” trong chiến lược tiếp thị trong tương lai không xa. Bên cạnh những thành tựu đạt được kể trên, nhờ việc thắng thầu mà Tổng công ty đem lại việc làm cho nhiều cán bộ công nhân viên, chăm lo thực hiện các hoạt động phúc lợi xã hội, nâng cao uy tín của Tổng công ty trên thương trường, thu được lợi nhuận tích luỹ, thêm được nhiều kinh nghiệm trong thi công, quản lý, đào tạo, được đội ngũ công nhân kỹ thuật vững về tay nghề nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tăng cường cán bộ trẻ có năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển. Ngoài ra Tổng công ty xây dựng Hà nội còn mở rộng hợp tác tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, thanh thủ kỹ thuật, công nghệ, học tập kinh nghiệm để có thể thắng thầu nhiều công trình khác nhau đặc biệt là những công trình đòi hỏi kỹ thuật cao. năm 2002 với 10 công trình thắng thầu do liên doanh với nước ngoài đã tạo điều kiện cho Tổng công ty tiếp cận những thiết bị công nghệ tiên tiến của thế giới, có cơ hội học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công tác đấu thầu và điều quan trọng hơn cả là nâng cao uy tín của Tổng công ty thiết lập mối quan hệ hữu nghị lâu dài với các nước bạn trên cơ sở hai bên cùng có lợi. 2. Một số hạn chế trong công tác đấu thầu tại Tổng công ty xây dựng Hà nội. 2.1. Về phía Tổng công ty. Hồ sơ mời thầu còn chuẩn bị chưa kỹ, thiết kế còn sơ sài nhiều khi còn thiếu thiết kế và đặc tính kỹ thuật: Hiện nay một số công ty lớn thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội như công ty 1, công ty 4 , công ty bảo tàng, công ty 2 đã có phòng kinh tế thị trường chuyên làm hồ sơ mời thầu còn một số công ty nhỏ bộ phận này còn yếu. Nhiều hồ sơ thầu làm thiếu cẩn thận không kiểm tra trước khi đóng thầu dẫn đến chất lượng chưa cao, sai sót đáng tiếc dẫn đến hồ sơ không trúng thầu. Vẫn có một số hồ sơ dự thầu chưa đạt yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng. Vật liệu sử dụng cho nhiều công trình trong hồ sơ dự thầu đưa ra chưa phải là tốt. Vì vậy dễ bị mất điểm ở tiêu chuẩn chất lượng vật liệu xây dựng. Ví dụ như thiết bị hệ thống báo cháy tự động dây điện, cầu dao đưa ra trong hồ sơ dự thầu của gói thầu trụ sở giao dịch kiêm kho trần ở Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra trong hồ sơ dự thầu của Tổng công ty các biện pháp về an toàn an ninh và vệ sinh môi trường còn chung chung, chưa cụ thể nên hồ sơ chưa được đánh giá cao. Các chế tài áp dụng với các nhà thầu bỏ giá quá thấp(phá giá) chưa đồng bộ hoặc chưa được thực thi nghiêm túc. Tình trạng phổ biến xảy ra trong đấu thầu thời gian qua là các nhà thầu thi nhau hạ giá, bỏ giá quá thấp để cốt sao thắng thầu, giành được công trình. Hiện tượng này gây khó khăn cho quản lý nhà nước và các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Trong quy chế đấu thầu của ta cũng chưa đưa ra giá sàn để đảm bảo chất lượng sản phẩm xây dựng và củng cố phát triển lực lượng xây dựng nhà nước bởi vậy thời gian qua có quá nhiều gói thầu trúng với giá thấp hơn nhiều so với giá dự toán được duyệt, thậm chí có gói thầu trúng với giá chỉ bằng 28-30% giá dự toán của chủ đầu tư. Song luật pháp của ta vẫn chưa quy định một biện pháp xử lý nào để ngăn chặn hành vi phá giá này. Năng lực của ban dự án còn yếu chưa tương xứng với yêu cầu của dự án: Một số công trình Tổng công ty giao cho công ty, công ty giao cho xí nghiệp nhưng lại thiếu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ dẫn đến tiến độ kéo dài, chất lượng không đảm bào, các hồ sơ pháp lý thiếu chặt chẽ phần nào làm giảm uy tín và gây khó khăn cho công tác tiếp thị. Ngoài những hạn chế kể trên thì một số công trình dự án còn bị chia thành các gói thầu nhỏ gây tốn kém và lãng phí trong công tác đấu thầu. Một số công trình khi quyết toán giá trị tăng quá nhiều so mới giá dự thầu trong khi các hồ sơ pháp lý không đầy đủ hoặc không hợp lệ gây khó khaw cho công tác quyết toán dẫn đến ảnh hưởng kinh tế cho Tổng công ty. 2.2. Về phía nhà nước. Trước khi bước vào giai đoạn gọi thầu, các cán bộ làm kế hoạch đầu tư đã phải tiến hành làm các văn bản, thủ tục chuẩn bị cho đấu thầu xây dựng, lập báo cáo thiết kế khả thi, báo cáo khảo sát lập dự toán cho dự án sau đó lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đánh giá chọn thầu. Đấu thầu nhanh nhất cũng mất 40- 50ngaỳ(đấu thầu rãi và 60- 70 ngày(đấu thầu hạn chế). Đối với gói thầu lớn phức tạp về yêu cầu kỹ thuật có khi mất vài ba tháng điều này làm kéo dài thêm thời gian hoàn thành dự án. Đồng thời cũng theo quy định các cơ quan được phân cấp quản lý đấu thầu hầu như tham gia hết vào mọi lĩnh vực của chủ đầu tư trong quá trình đấu thầu, bước nào quy đinh cũng phải duyệt nhưng các văn bản nhiều khi chỉ mang tính bảo chứng. Thực tế cho thấy không phải gói thầu nào cũng được tổ chức thật và việc một số gói thầu xếp đặt trước trúng thầu không phải là hiếm nhưng với những quy định hiện hành, cơ quan quản lý nhà nước chỉ có thể “hợp thức hoá cho quá trình đấu thầu nếu hồ sơ hợp lệ”. Có thể đưa ra ví dụ điển hình như dự án cấp nước cho thành phố Đà Nẵng được Ngân hàng thế giới tài trợ. Sau 2 giai đoạn sơ tuyển và đánh giá đấu thầu, UBND thành phố Đà Nẵng đã chọn liên doanh SADE/OTV (Pháp) là đơn vị trúng thầu trong khi công ty POSCO (Hàn Quốc) với giá thầu thấp hơn 6 triệu đô la với kỹ thuật và kinh nghiệm tương tự nhưng không được chọn. Kết quả là Ngân hàng thế giới đã huỷ bỏ tín dụng tài trợ cho dự án cấp nước này vì Ngân hàng thế giới không thể cung cấp cho gói thầu không cạnh tranh nhất, đây là việc làm cần thiết để bảo đảm chất lượng đấu thầu cao và tính trong sáng của các hỗ trợ từ WB cho Việt Nam. Bàn về thủ tục còn nhiều bất cập, chúng ta cần nói thêm rằng đối với gói thầu của dự án nhóm A do DNNN trực thuộc Tổng công ty Nhà nước làm chủ đầu tư, quy trình đấu thầu đến khi chủ đầu tư ký được hợp đồng trong thực tế gồm 33 bước, trong đó 14 bước có sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước. Còn nhiều việc “vô tình” khác của quy trình hành chính làm cho công việc không thể nhanh được. Những chậm trễ đó làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện dự án. Một vấn đề cần phải nói thêm nữa đó là những kẽ hở trong quy chế đấu thầu. Quy chế đấu thầu không quy định cụ thể cho khái niệm ‘Giá bỏ thầu thấp nhât” vì vaayu giá cứ giảm theo cơ chế cạnh tranh của thị trường. Nhà thầu nào có giá dự thầu thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất và được kiến nghị xét thầu cho dù giá đó thấp hơn giá dự toán 30- 35%. Một số ngươì lấy thế làm mừng vì Nhà nước tiết kiệm được nhiều tiền để sử dụng vào việc khác. Nhưng một điều hiển nhiên là trong xây dựng cơ bản không thể có công trình nào được thi công với giá 20, 30, thậm chí 50- 70 % giá dự toán. Rõ ràng nếu dự án trúng thầu với giá thấp như trên thì chỉ có thể là dự toán tính sai, hoặc nếu không, nhà thầu sẽ phá sản ngay từ công trình hạ giá này. Hậu quả là chất lượng xây dựng tồi, vật tư vật liệu sử dụng không đúng thiết kế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ và giá trị sử dụng công trình, chưa nói đến những sự cố tai nạn đã và sẽ có thể xảy ra. Lẽ ra ai quản lý thị trường xây dựng người đó phải đề ra quy chế đấu thầu. Nhưng ở ta, quản lý thị trường xây dựng là Bộ xây dựng nhưng xây dựng quy chế đấu thầu lại là Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu cơ chế này, hiệp hội xây dựng Việt Nam đã cảnh báo là mười mấy chuyên gia đảm trách nó chưa bao giờ thi công , chưa bao giờ hiểu thị trường xây dựng cả. Đấu thầu là để cạnh tranh toàn diện trong xây dựng công trình chứ không phải đấu gía. Những người viết về quy chế đấu thầu chỉ nói rằng quy chế đấu thầu làm lợi cho đất nước bao nhiêu tiền, họ quên mất rằng nhiều dự án vừa thi công xong đã xuống cấp/ Ngoài ra quy chế đấu thầu hiện nay là đẩy tất cả rủi ro về vốn và trách nhiệm cho nhà thầu thiếu ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư. Nhiều công trình thi công nửa chừng đầu tư thiếu vốn hoặc thời gian thẩm định phê duyệt kéo dài trong khi giá cả vật tư biến động, nhà thầu gánh chịu hết, chủ đầu tư không chịu ràng buộc gì. 2.3. Về phía các chủ đầu tư. Trong vận dụng quy chế đấu thầu nhiều chủ đầu tư coi việc ép gía, ép tiến độ là chính nên nhiều công trình được làm xong với giá thấp và chất lượng đương nhiên cũng sẽ chỉ tương đương với giá thấp đó mà thôi chứ không thể thoả mãn yêu cầu cao hơn đã đặt ra cho dự án. Vậy là khi công trình đã hoàn thành, cái “ngọt ngào” của giá thấp nhanh chóng qua đi còn cái “đắng cay” của công trình kém chất lượng sẽ đọng lại rất lâu và sẽ đi suốt cuộc đời của công trình và nhiều khi còn tiềm tàng một hiểm hoạ. Hưởng thụ vị đắng cay là người sử dụng trong khi các chủ đầu tư “hờ” này đã được coi là hoàn thành nhiệm vụ. Vai trò của chủ đầu tư đối với việc đảm bảo chất lượng công trình được thể hiện thông qua trình độ chuyên môn và trách nhiệm trong việc tuyển chọn đội ngũ tư vấn, giám sát lành nghề, tuyển chọn được nhà thầu xây dựng thực sự có năng lực đồng thời phải chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động của nhà thầu và tư vấn trong suốt quá trình thi công. Nguyên nhân chủ quan của những sự cố công trình và tình trạng nhiều công trình bị xuống cấp sớm trong những năm gần đây là năng lực của các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư và xây dựng không tương xứng mà trước hết là chủ đầu tư. Nhiều chủ đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách không có chuyên môn, không nắm vững những quy định pháp lý của Nhà nước, thường không chịu trách nhiệm về hiệu quả của dự án và đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất của những công trình kém chất lượng. Trong quy đinh của văn bản quy phạm pháp luật đều xác định chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng. Nhiều chủ đầu tư cho mình ngoại phạm khi xảy ra những rủi ro về chất lượng vì họ đã tổ chức đấu thầu. Họ coi tổ chức đấu thầu xong là hết trách nhiệm. Ngoài ra trong phương pháp xét thầu đôi khi chủ đầu tư chỉ dựa vào hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, thiếu thông tin thực tế do đó khi đánh giá năng lực nhà thầu chưa đảm bảo chính xác. Việc đánh giá cho điểm chưa công bằng tuy có điểm chuẩn nhưng các chỉ tiêu đặt ra chưa định lượng được. 2.4. Về phía các nhà thiết kế. Xung quanh hiện tượng giá thắng thầu quá thấp còn có một nguyên nhân là giá dự toán do tư vấn xác định và được chủ đầu tư chấp thuận không đủ độ tin cậy, thiếu căn cứ, không bám sát giá cả thị trường xây dựng trong nước. Các dự án đó được tư vấn thiết kế vống giá lên nên khi các nhà thầu bỏ gía thấp đã làm dư luận xôn xao nghi ngờ, hoang mang. Bỏ thầu và trúng thầu với giá thấp , thậm chí rất thấp so với giá dự toán được duyệt nhưng nhà thầu vẫn có thể thực hiện được gói thầu mà không bị lỗ, không gian dối thủ đoạn để giảm bớt khối lượng vẫn đảm bảo đúng chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công thì nguyên nhân đích thị nằm ở khâu tư vấn. Trong đầu tư XDCB, tư vấn thiết kế đóng vai trò quan trọng. Quy trình đầy đủ và những mắt xích tham gia quá trình đầu tư một dự án bao gồm nhiều khâu. chức năng của tư vấn đầu tư xây dựng là thay mặt chủ đầu tư để thực hiện các bước từ tư vấn đầu tư đến tư vấn xây dựng các dự án mà chủ đầu tư yêu cầu. Hoạt động tư vấn trong thời gian qua được thực hiện qua các công ty tư vấn, hoạt động trên nguyên tắc hạch toán kinh tế. Theo quy định, giá tư vấn thiết kế tính bằng phần trăm giá trị công trình. Công trình giá càng cao tổ chức tư vấn thiết kế càng tăng thu nhập. Đã có nhiều công trình lớn không rõ do trình độ hay cố ý được tư vấn đưa giá lên cao ngất trời. Bởi lẽ cả NDD 88 quy chế đấu thầu lẫn NDD 52 quy chế quản lý đầu tư và xây dựng đều không quy định trách nhiệm cụ thể, không có chế tài đối với tư vấn, không ai xử phạt tư vấn khi có sai xót mà chỉ có những quy định chung chung như một nghĩa vụ hoặc khuyến cáo “ phải theo đúng pháp luật”. Có hàng loạt công trình được bốc giá lên điển hình như dự án đường Quy Nhơn- Sông Cầu, tư vấn đề ra đến 400 tỷ đồng nhưng thực tế chỉ làm hết 605 ; gói thầu 1 dự án nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi dự toán được duyệt 150 triệu USD, nhưng giá trúng thầu chỉ 103 triệu(giảm 30%)…Đây là “thành tích” của nhà thầu hay của tư vấn? Hay chỉ đơn thuần là một tính toán sai? Đó là do trình độ hay thiếu trách nhiệm. Cho nên không vội coi chênh lệch giữa giá dự toán được duyệt và giá thắng thầu là số tiền tiết kiệm được do đấu thầu. 3. Nguyên nhân 3.1. Bên ngoài: Trong hoạt động đấu thầu còn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, móc ngoặc hoặc mua bán thầu.. phá vỡ nguyên tắc bình đẳng và công khai trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng. Hình thức đấu thầu là tương đối mới đối với nhiều doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp đang trong quá trình vừa thực hiện vừa học hỏi vì thế việc cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài đầy kinh nghiệm là rất khó khăn. Hệ thống văn bản pháp quy về đầu tư xây dựng chưa đầy đủ, thiếu tính đồng bộ. Đặc biệt trong quy chế đấu thầu, việc ưu đãi nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế còn chung chung chưa cụ thể cho nên các nhà thầu Việt Nam chưa được hưởng ưu đãi này. Việc phân chia gói thầu đặc biệt là gói thầu dự án có vốn đầu tư nước ngoài và các công trình lớn có vốn đầu tư trong nước chưa hợp lý. Việc phân chia gói thầu thành các gói thầu quá lớn gây khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam không thể tham gia hoặc tham gia một cách độc lập. 3.2. Bên trong: Chưa có các thông tin kịp thời từ Tổng công ty đến các đơn vị thành viên Công tác lập giá dự thầu chưa sát thực tế. Giá dự thầu nhiều khi không phù hợp so với các đối thủ cạnh tranh dẫn đến kết quả là không trúng thầu nhưng có lúc lại thấp quá nên không hiệu quả Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và mức độ hiện đại của máy móc chưa cao. Quá trình thi công và quản lý chất lượng công trình ở một số khâu đôi khi vẫn xảy ra sai sót, làm chậm tiến độ thi công, tăng chi phí không cần thiết. Chương III Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Tổng công ty xây dựng Hà nội. Bản chất của đấu thầu là tạo cho các nhà thầu một sân chơi có tính cạnh tranh cao, công bằng và minh bạch. Mục đích của một cuộc đấu thầu là đạt được sự thành công, thành công đối với chủ đầu tư là chọn được một đối tác tốt nhất để thực hiện dự án với chi phí phù hợp nhất, chất lượng cao nhất có thể được, dự án thành công đúng với thời điểm với độ an toàn cao, ít rủi ro và thoả mãn các mục tiêu khác của dự án. với Tổng công ty thành công đó là phải ký kết được nhiều hợp đồng, thực hiện dự án đem lại lợi nhuận cao, tối thiểu hoá chi phí và nâng cao uy tín của Tổng công ty, mở rộng được quan hệ trong tương lai, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có và thoả mãn những mục tiêu khác của Tổng công ty. Vậy vấn đề cần đặt ra ở đây là cần có biện pháp gì để khắc phục những tồn tại hạn chế , đảm bảo được sự thành công trong hoạt động đấu thầu của Tổng công ty. I. Về phía nhà nước: Hơn mười lăm năm thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng đã không ngừng được suửa đổi bổ sung nhawmg hoàn thiện công tác quản lý nhà nước theo hướng ngày càng giảm sự can thiệp của cơ quan hành chính nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện,phù hợp dần với thông lệ quốc tế góp phần chống tham nhũng thất thoát. tuy nhiên do những quy định chưa hợp lý về trình tự thủ tục nhất là trong phân cấp xử lý từng công việc cụ thể và do sự thiếu hiểu biết thấu đáo về quy chế, thiếu kinh nghiệm của tư vấn chủ đầu tư nên công tác đấu thầu còn nhiều bức xúc. Để hoàn thiện hơn hoạt động đấu thầu, nhà nước cần thực hiện một số biện pháp sau: 1. Cần thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong khâu đấu thầu : Cần xác định rằng đấu thầu là công viếc của chủ đầu tư, do chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện trong quá trình quản lý dự án. Khi tổ chức thực hiên dự án đương nhiên chủ đầu tư phải tuân thủ quy chế quản lý đàu tư và xây dựng của chính phủ. điều này thể hiện qua trình tự đầu tư xây dựng từ khâu lập, thẩm định phê duyệt dự án , thiết kế và dự toán, thi công xây lắp nghiệm thu bàn giao và quyết toán công trình. Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng tất cả các khâu này đều được cấp quyết định đầu tư thẩm định và phê duyệt. Các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ và kinh tế tài chính được kiểm ra thanh tra theo chức năng quản lý nhà nước ở từng khâu : kế hoạch-xây dựng -tài chính va được phân cấp từ trung ương đến địa phương. Vì vậy đấu thầu phải được thực thi trong khuôn khổ này mà không thể thực hiện khác được. Ngay đến giá trùng thầu (một tiêu chí quan trọng của đấu thầu cũng khong được vượt quá tổng mức đầu tư, tổng dự toán hay dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy nên chăng khi nào các chủ đầu tư dự án thực hiện thầu vượt khỏi các chỉ tiêu được duyệt nói trên mới càn có sự xem xét của các cấp quyết định đầu tư hoặc nếu phải trình duyệt cũng chỉ nên 1-2 mang tính quyết định nào đó, hoặc phân cấp hoặc uỷ quyền nhiều hơn nữa cho các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, hội đồng quản trị các tổng công ty, công ty ... Nếu thực hiện được nguyên tắc trên chắc chắn chủ đầu tư dự án sẽ nâng cao được tính chủ động và trách nhiệm cuả mình trước cấp quyết đầu tư và trước pháp luật. Còn thủ tục hành chính trong khâu trình duyệt đấu thầu sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều so với hiện nay. 2. Cần khắc phục khâu yếu nhất hiện nay là chất lượng hồ sơ mời thầu: Để nâng cao chất lượng hồ sơ mời thầu nhất thiết phảiquy định rõ. Tuỳ theo hình thức hợp đồng mà xác định việc hình thành hồ sơ mời thầu ở giai đoạn thích hợp. Cụ thể: Hợp đồng trọn giá là hợp đong theo giá khoán gọn được áp dụng cho những gói thầu được xác định rx về số lượng, yêu cầu chất lượng và thời gian. Như vậy với đấu thầu xây lắp để ký hợp đồng trọn gói này không thể lập hồ sơ mời thầu ở giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt hoặc giai đoạn thiết kế kỹ thuật được duyệt mà phải lập ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật thi công hoặc thiết kế bản vẽ thi công. Hợp đồng chìa khoá trao tay là hợp đồng bao toàn bộ các công việcthiết kế, cung cấp thiết bị và xây lắp của một gói thầu được thực hiện thông qua một nhà thầu. Như vậy đối với gói thầu thiết bị có thể lập hồ sơ mới thầu ngay sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do đó cần sửa đổi quy định về tín dụng đầu tư yêu cầu phải có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đươcj duyệt mới được tiến hành thầu thiết bị. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm trễ tiến đọ thực hiện dự án. 3. Cần xem xét lại phương pháp đánh giá hồ sơ và vấn đề đánh giá thấp nhất là trúng thầu. Về phương pháp đánh giá hồ sơ thầu xây lắp : Về điểm kỹ thuật nên quy định điểm tối thiểu 70% trở nên sẽ được chọn vào danh sách ngắn. Thực tế đã có nhiều nhà thầu năng lực không cao nhưng cũng lọt vào danh sách. Vì vậy đề nghị có thể nâng điểm tối thiểu kỹ thuật lên 80% hoặc cao hơn đối với các gói thầu hàng hoá và xây lắp. Tốt hơn cả là thay bằng phương pháp tổng hượp cả hai điểm kỹ thuật và giá để xem xét lựa chọn nhà thầu trúng thầu như thông lệ quốc tế. a. để khắc phục tình trạng bỏ giá quá thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và sự phát triển vững chắc lâu dài của các nhà thầu, chúng ta có thể đề xuất phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu như sau (gồm 4 bước): cộng giá của nhà thầu với giá của chủ đầu tư rồi tính trung bình giản đơn lần thứ nhất . b. Loại các nhà thầu có giá nằm ngoài giá trung bình lần thứ nhất ± 10% c. tính lại giá trung bình lần thứ hai của các nhà thầu còn lại và của chủ đàu tư theo hai trường hợp: Trường hợp 1: công trình thuộc gói thầu được đầu tư sau khi có thiết kế kỹ thuật còn nhà thầu làm thiết kế thi công thì giới hạn loại trừ có thể 10% hoặc lớn hơn nữa. Trường hợp hai : công trình hoặc gói thầu được đầu tư khi có thiết kế kỹ thuật - thi công hoặc thiết kế bản vẽ thi công ( nếu thiết kế hai bước ) thì mức độ phân tán của giá dự thầu ít. Nhà thầu nào cũng biết cách tính giá gói thầu của chủ đầu tư. Sự sai khác giá dự thầu của các nhà thầu chỉ còn là chiến lược tranh thầu, sai khác do các biện pháp kỹ thuật công nghệ và các tổ chức quản lý ... Vì thế nên giới hạn loại trừ có thể chỉ là 5% ( nếu lớn hơn có thể chỉ cần tính trung bình một ). d. hợp đồng sẽ được trao cho các nhà thầu nào có mức giá nằm ngang dưới mức trung bình tính lần hai. II. Về phía tổng công ty xây dựng Hà Nội 1. Tăng cường công tác thu thập thông tin Tăng cường công tác thu thập thông tin nói chung và thông tin về các dự án của nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước, nguồn vốn ngoài ODA,WB,OECF...để có cơ sở báo cáo lãnh đạo tổng công ty có kế hoạch tiếp thị kịp thời, xử lý giá cả hoàn thiện phương pháp tính giá phù hợp vứi tiêu chuẩn quốc tế. Mọi hồ sơ dự thầu phải được chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt như nang lực , máy móc thiết bị tài chính, kỹ thuật nhưng tiêu chuẩn quan trọng để thắng thầu là giá cả. vì vậy lập giá thầu hợp lý là điều hết sức quan trọng. Muốn vậy tổng công ty pải nhận được đầy đủ tài liệu thông tin chi tiết , rõ ràng về quy mô, yêu cầu của gói thầu trong hồ sơ mời thầu xây dựng để đơn giá dự thầu phù hợp với quy địn của nhà nước và sát với thực tế trên thị trường. Tổng công ty phải tính toán so sánh kỹ lợi nhuận thu được với chi phí bỏ ra, điều này đòi hỏi các cán bộ lập hồ sơ dự thầu phải có năng lực, trình độ kinh nghiệm đặc biệt là cán bộ chỉ đạ thi công. Mà : Đơn giá dự thầu = chi phí trực tiếp (T) +chi phí chung (O) +lãi dự kiến và thuế (L). Để giảm chi phí trực tiếp như chi phí vật liệu, chi phí này thi công tổng công ty nên duy trì các nguồn cung cấp cũ đồng thời tích cực tìm kiếm các nguồn cung cấp mới để đảm bảo giá vật liệu mà tổng công ty sử dụng là thấp nhất, sử dụng và khai thác triệt để có hiệu quả nguồn nguyên vật liệu xây dựng mà tổng công ty có khả năng sản xuất. Đồng thời có kế hoạch giảm chi phí máy trong chi phí trực tiếp bằng cách giảm giámáy trong khi lập dự toán dự thầu, giảm khấu hao máy thi công, tiết kiệm nhiên liệu, năng lực sủ dụng máy tiết kiệm phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng công trình . Ngoài ra, tổng công ty cũng phải dựa trên thông tin về đối thủ cạnh tranh để đưa ra giá trị thầu một cách hợp lý. 2. Hoàn thiện bộ máy đấu thầu tại Tổng công ty. Để đấu thầu và thắng thầu có hiệu quả Tổng công ty xây dựng Hà Nội phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp trong đó việc tổ chức bộ máy đấu thầu là điều quan trọng đầu tiên có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình đấu thầu của doanh nghiệp. Hiện nay tại Tổng công ty phòng kinh tế thị trường và tư vấn là phòng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động có liên quan đến đấu thầu. Vì vậy yêu cầu đối với các cán bộ, các chuyên gia trong đó tổ chức đấu thầu là phải được đào tạo chính quy và đào tạo lại cho phù hợp với thực tiễn, năng động, chính xác phù hợp với thị trường. Quá trình đấu thầu như một cỗ máy hoàn chỉnh chạy hết công suất, vừa phải đảm bảo chính xác nhưng đồng thời vừa phải rất linh hoạt tuỳ theo mục tiêu của Tổng công ty và tuỳ thuộc vào diễn biến của quá trình cạnh tranh. Các chuyên gia phải chuyên sâu một công việc và hiểu biết tổng thể nhiều lĩnh vực trong hoạt động xây dựng, hoạt động đấu thầu và triển khai các dự án, thông thạo ngoại ngữ, luật pháp. Đây là một yêu cầu quan trọng của các chuyên gia xây dựng khi tham gia đấu thầu đặc biệt là đấu thầu quốc tế. Việc bố trí sắp xếp các nhóm chuyên gia đấu thầu của Tổng công ty rất quan trọng. Chẳng hạn như: Nhóm chuyên gia về thị trường chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường; nhóm chuyên gia về kinh tế chịu trách nhiệm về nội dung kinh tế của các dự án đấu thầu, họ phải là các chuyên gia giỏi quyết định các yếu tố liên quan đến giá bỏ thầu thậm chí cả vấn đề lợi nhuận cũng như hiệu quả của các dự án sau này; nhóm chuyên gia về kỹ thuật công nghệ thi công tập trung giải quyết các vấn đề về kỹ thuật công nghệ của hồ sơ dự thầu, các chuyên gia đòi hỏi phải được đào tạo chuyên sâu thông qua thực tiễn chỉ đạo thi công tại các công trinh xây dựng( đó là các chuyên gia đã từng tham gia các dự án thi công theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhóm chuyên gia về thiết bị thi công chịu trách nhiệm về việc lựa chọn thiết bị phù hợp cho dự án, tính toán chi phí thiết bị cũng như bố trí dây chuyền thiết bị và các vấn đề khác có liên quan. Nhóm chuyên gia thí nghiệm việc: việc thí nghiệm trước các yếu tố của dự án là rất quan trọng, nếu thí nghiệm chính xác sẽ là cơ sở vững chắc cho giai đoạn thi công cũng như đảm bảo cho khả năng thắng thầu. Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu cho việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu Tổng công ty cần trang bị thêm cũng như nâng cấp hệ thống máy tính đủ mạnh để có thể chạy được nhiều chương trình tính toán, thiết kế kỹ thuật như Autocad, coret...trang bị thêm một số máy photocopy, máy vẽ kỹ thuật. Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng công trình cần trang bị thêm các thiết bị kiểm định như cọc, kết cấu công trình bằng laze và tĩnh điện. 3. Đầu tư nâng cao năng lực thiết bị, đôỉ mới công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý và thi công nhằm nâng cao chất lượng công trình và tiến bộ thi công tăng khả năng thắng thầu. Là một Tổng công ty lớn với rất nhiều thiết bị, máy móc thuộc nhiều chủng loại khác nhau có xuất xứ khác nhau, để quản lý tốt máy móc thiết bị Tổng công ty cần phải lập hồ sơ quản lý máy móc thi công. Việc lập và quản lý các hồ sơ thiết bị thi công này giúp Tổng công ty có thể đánh giá chính xác thiết bị của mình đang ở giai đoạn nào từ đó có kế hoạch sửa chữa định kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập hồ sơ kỹ thuật thiết bị thi công khi tham gia đấu thầu. Tổng công ty cũng cần phải đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thi công hiện có. ví dụ: Lựa chọn phương án cơ giới hoá xây dựng tối ưu, phân phối máy hợp lý theo tiến độ thi công, phân bố máy theo các địa điểm công trình cho phù hợp. Có kế hoạch cải tiến sử dụng máy móc nhằm nâng cao hệ số sử dụng máy theo công suất, theo thời gian và đầu máy đưa vào hoạt động. Có kế hoạch tận dụng máy móc trong thời gian tạm thời nhàn rỗi do chưa kiếm được hợp đồng xây dựng bằng cách đi làm thầu phụ hay cho thuê. Lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp sao cho có thể vừa bảo toàn vốn lại vừa bảo đảm tính cạnh tranh, tạo điều kiện đổi mới kỹ thuật. 4. Vận dụng phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp để ra quyết định tranh thầu. Mục đích của phương pháp này là đảm bảo độ chính xác để tránh bỏ lỡ cơ hội tranh thầu gây thiệt hại, đảm bảo bí mật cho Tổng công ty, phản ứng nhanh vì thời gian cho phép rất ngắn giảm thiệt hại khi tham gia dự thầu. Nội dung: Xác định danh mục các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của Tổng công ty căn cứ vào kinh nghiệm bản thân, quy định pháp luật và quy chế đấu thầu hiện hành để xác định một danh mục chỉ tiêu đặc trưng cho những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu, số lượng chỉ tiêu là tuỳ ý nhưng phải bao quát được đầy đủ các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hồ sơ dự thầu, phải tính đến tình hình cạnh tranh của đối thủ, xác định đúng những chỉ tiêu thực sự có ảnh hưởng, chỉ tiêu đưa ra chi tiết bao nhiêu, cụ thể bao nhiêu thì cho kết quả chính xác bấy nhiêu. Xác định thang điểm các chỉ tiêu đã lựa chọn sẽ được phân tích theo trạng thái tương ứng với từng bậc trong thang điểm. Yêu cầu của thang điểm là đảm bảo tính chính xác không gây phức tạp cho tính toán, mỗi thang điểm đều có mức tối đa tương ứng với trạng thái tốt nhất và mức độ tối thiểu ứng với trạng thái tồi nhất của các chỉ tiêu. việc sử dụng thang điêm như thế nào là tuỳ thuộc Tổng công ty. Xác định tầm quan trọng( trọng số) của từng chỉ tiêu trong số các chỉ tiêu đã được lựa chọn để đưa vào tính toán, mỗi chỉ tiêu có một mức độ ảnh hưởng riêng đến khả năng thắng thầu của Tổng công ty. Tầm quan trọng của các chỉ tiêu có thể được thể hiện bằng số phần trăm hay số thập phân. Khi xuất hiện một gói thầu cụ thể Tổng công ty cần khẩn trương nghiên cứu gói thầu, phân tích môi trường đấu thầu, đánh giá khả năng của mình đối với gói thầu và dự toán các đối thủ cạnh tranh để xác định trạng thái của từng chỉ tiêu trong mảng danh mục và số điểm tương ứng với trạng thái đó cuối cùng tính chỉ tiêu tổng hợp theo công thức sau: N i =1 TH = ồ Ai * Pi TH: chỉ tiêu tổng hợp N: số các chỉ tiêu trong danh mục Ai: Điểm số của chỉ tiêu ti tương ứng với trạng thái Pi của nó. Đánh giá khả năng thắng thầu ra quyết định: Khả năng thắng thầu được đo bằng tỷ lệ theo công thức sau: K = K: Khả năng thắng thầu tính bằng phần trăm TH: Điểm tổng hợp M: Mức điểm tối đa trong thang điểm dùng. Nếu các chỉ tiêu đều ở trạng thái trung bình thì khả năng thắng thầu là 50% hoặc nhỏ hơn 50% thì doanh nghiệp không nên tham gia tranh gói thầu đó. Kiến nghị: Trên cơ sở tình hình hoạt động công tác đấu thầu nói chung và của Tổng công ty xây dựng Hà Nội trong thời gian qua, trong báo cáo tổng kết kết quả đấu thầu năm 2002 Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã đưa ra kiến nghị như sau: Một số dự án lớn các nhà thầu trong nước hoàn toàn có thể thực hiện được xong vẫn bị loại do không đạt các yêu cầu về doanh thu, kinh nghiệm về các công trình đã thực hiện và nhân sự. Đề nghị trong khi ký kêt các nghị định thư vay vốn nhà nước cần hỗ trợ và ưu tiên các nhà thầu trong nước( có thể quy định nếu nhà thầu nước ngoài muốn tham gia thì chỉ làm thầu phụ cho nhà thầu trong nước). Nhà nước cần có những ưu đãi đối với nhà thầu trong nước trong đấu thầu quốc tế. Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam khắc phục các điểm yếu trong cạnh tranh , sớm vươn lên bình đẳng tạo điều kiện khi tham gia đấu thầu quốc tế thì nhà nước phải có chính sách ưu đãi cho họ. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta tạo cơ chế “ xử ép” các nhà thầu quốc tê khi tham gia đấu thầu các gói thầu taị Việt Nam mà việc ưu đãi các nhà thầu trong nước đã trở thành thông lệ quốc tế. Chính sách ưu đãi các nhà thầu trong nước ngoài việc tạo điều kiện để thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, tạo công ăn việc làm cho lao động còn phải bảo đảm 3 nguyên tắc: Ưu đãi phải đảm bảo tính công bằng giữa các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp không phải nhà nước, liên danh hoặc liên doanh hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài, hợp tác xã hoạt động theo luật hợp tác xã, hay cá nhân khi tham gia đấu thầu tư vấn nếu họ có đủ năng lực và hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ưu đãi nhưng không làm thay đổi mục tiêu đấu thầu. Ưu đãi nhưng vẫn tập trung được vào những doanh nghiệp có năng lực, làm ăn có hiệu quả, tạo cho họ điều kiện vươn lên đạt trình độ cao ở khu vực và quốc tế. Việc ưu đãi này phải được xem xét ở cả 3 giai đoạn: ở giai đoạn dự thầu các gói thầu quốc tế theo thông lệ thường nhà thầu phải nộp một khoản tiền bảo lãnh rất lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được , do vây họ thường phải đứng sau các doanh nghiệp nước ngoài. vì vậy, khi dự thầu nhà nước cần đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp để họ có thể tham gia dự thầu. Mức bảo lãnh này có thể tuỳ tính chất của gói thầu, tuỳ loại công việc nhưng cũng không nên cao hơn 70% cho phần khối lượng công việc dự thầu của nhà thầu trong nước. ở giai đoạn xét thầu: Đối với gói thầu xây lắp cần phải căn cứ vào khối lượng mà nhà thầu trong nước về đảm nhận( có thể là từ 50% trở nên) để ưu đãi, thực hiện ưu đãi bằng cách cộng thêm vào giá dự thầu( sau khi đã sửa lỗi số học, hiệu chính sai lệch quy đổi về cùng mặt bằng) của nhà thầu không đựơc hưởng ưu đãi trong nước một khoản trị bằng một tỷ lệ của gía dự thầu, thông thường mức tỷ lệ bâng 7.5% giá dự thầu. Nừu hai nhà thầu ( trong nước và nước ngoài) có số điểm đánh giá ngang nhau thì ưu tiên chọn nhà thầu trong nước. ở giai đoạn sau khi trúng thầu: Chính sách ưu đãi của Nhà nước ở cấp độ có thể nhẹ hơn: Ưu tiên nhà thầu trong nước được vay vốn tại các tổ chức tín dụng, nhà nước để thực hiện hợp đồng nhận thầu theo tiến độ đã cam kết. Khi nhà nước đã có cơ chế ưu đãi đúng đắn đối với nhà thầu trong nước nhưng không được sự quan tâm và thực hiện nghiêm túc thì cơ chế vẫn chỉ là cơ chế. ậ đây trước hết là trách nhiệm của cơ quan chủ trì đàm phán phía Việt Nam. Khi đàm phán các cơ quan này phải chú ý để khi đấu thầu quốc tế các nhà thầu trong nước có điều kiện được hưởng ưu đãi của nhà nước. Tiếp đến là trách nhiệm của bên mời thầu, bên mời thâù còn làm rõ trong hồ sơ mời thầu các ưu đãi cũng như các tiêu chuẩn được áp dụng ưu đãi đối với nhà thầu trong nước. Không được chia thành các gói thầu quá lơn để nhà thầu trong nước không đủ điều kiện tham gia cũng không được tuỳ tiện đưa ra các yêu cầu, tiêu chuẩn quá cao làm cho nhà thâù trong nước không có khă năng thực hiện. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25172.doc
Tài liệu liên quan