Đề tài Một số giải pháp phát triển du lịch văn hoá Hà Nội

Tóm lại, có thể khẳng định rằng Hà Nội là nơi có tiềm năng lớn về các giá trị du lịch văn hóa. Hà Nội là một trung tâm du lịch lớn của đất nước. Mặc dù có tiềm năng lớn như vậy nhưng du lịch Hà Nội vẫn chưa khai thác triệt để và có hiệu quả lợi thế này. Mặt khác, các cấp các ngành cũng như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa nhận thức một cách đầy đủ về tiềm năng cũng như thực trạng du lịch của thủ đô, chẳng hạn như việc giữ gìn và bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử chưa được quan tâm một cách đúng mức. Ngoài ra một hạn chế khác trên góc độ các doanh nghiệp du lịch, đó là việc số lượng các doanh nghiệp nhiều nhưng còn manh mún và lẻ tẻ, phát triển chưa đồng đều và phát triển một cách tự phát không có kế hoạch chung.

doc38 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển du lịch văn hoá Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển du lịch. Sự hoạt động mang tính chất xã hội của cá nhân trong thời gian rỗi được quyết định bởi nhu cầu và những định hướng có giá trị. Nhu cầu nghỉ ngơi là hình thức thể hiện và giải quyết mâu thuẫn giữa chủ thể với môi trường bên ngoài, giữa điều kiện sống hiện có với điều kiện sống cần có thông qua các dạng nghỉ ngơi khác nhau. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch đặc trưng cho mọi giai đoạn phát triển của xã hội. Nó ra đời ở một trình độ phát triển nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất, là kết quả tác động tổng hợp của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hóa, tăng mật độ và sự tập trung dân cư vào thành phố, kéo dài tuổi thọ... Song chỉ trong điều kiện khoa học kỹ thuật, nhu cầu mới trở thành hiện thực trên qui mô xã hội. 1.1.2.4. Cách mạng khoa học kỹ thuật. Cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghiệp hoá và tự động hoá quá trình sản xuất liên quan chặt chẽ với nhau. Chúng là những nhân tố trực tiếp nhằm nảy sinh nhu cầu du lịch và hoạt động du lịch. Cách mạng khoa học kỹ thuật đồng thời cũng là nhân tố đẩy mạnh sự phát triển của du lịch. “Công nghiệp du lịch” chắc chắn sẽ không thể phát triển mạnh được nếu thiếu sự hỗ trợ của cách mạng khoa học kỹ thuật và quá trình công ngiệp hóa. Cuộc cách mạng này đã khuấy động mọi ngành sản xuất, đem lại năng xuất lao động và hiệu quả kinh tế cao. Đó là tiền đề nâng cao thu nhập của người lao động, tăng thêm khả năng thực tế tham gia hoạt động nghỉ ngơi du lịch, hoàn thiện cơ cấu hạ tầng và tạo cho du lịch có bước phát triển mới, vững chắc hơn... 1.1.2.5. Đô thị hóa. Là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, đô thị hóa như nhân tố phát sinh góp phần đẩy mạnh nhu cầu đi du lịch.Đô thị hóa tạo nên một lối ssống đặc biệt- lối sống thành thị, đồng thời hình thành các thành phố lớn và các cụm thành phố. Trong lối sống đó nghỉ ngơi giải trí trở thành một nhu cầu không thể thay thế được của người dân thành phố. Ngoài những chuyến đi dài ngày, vào ngày nghỉ cuối tuần họ có nhu cầu thay đổi không khí và được sống thoải mái giữa thiên nhiên. Nhu cầu này đã lam xuất hiện một loại hình du lịch đặc biệt, du lịch ngắn ngày. 1.1.2.6. Điều kiện sống. Đây là điều kiện quan trong để phát triển du lịch và được hình thành nhờ việc tăng thu nhập của người dân. Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt tới trình độ nhất định. Một trong những nhân tố đó là mức thu nhập thu nhập thực tế của mỗi ngưòi trong xã hội. Nếu mức thu nhập không cao thì người ta khó mà nghĩ tới việc đi du lịch. 1.1.2.7. Thời gian rỗi. Du lịch chắc chắn sẽ không thể phát triển nếu thiếu một nhân tố vô cùng quan trọng, đó là thời gian rỗi. Thời gian rỗi là thời gian cần thiết cho con người nâng cao học vấn, phát triển trí tuệ, hoàn thành các chức năng xã hội, tiếp xúc với bạn bè, vui chơi giải trí bằng sức lực và trí tụê... Trong các công trình nghiên cứu về kinh tế xã hội thời gian nghỉ ngơi cần thiết cũng được xem xét tương tự như thời gian làm việc cần thiết cho xã hội. Hiện nay nhiều nước đã thực hiện chế độ tuần làm việc 5 ngày. Điều này đã kích thích sự phát triển du lịch trong nước. Như vậy có thể nói thời gian rỗi là yếu tố cần thiết cho sự phát triển du lịch. 1.1.2.8. Các nhân tố chính trị. Đây là điêu kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch trong nước và quốc tế. Du lich chỉ có thể xuất hiện vàphat triển trong điều kiện hoà bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Ngược lại chiến tranh ngăn cản các hoạt động du lịch, tạo nên tình trạng mất an ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các ccông trình du lịch, làm tổn hại đến môi trường tự nhiên. 1.2. Định nghĩa du lịch văn hoá. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục đích chính của chuyến đi là nâng cao hiểu biết cho cá nhân. Loại hình du lịch này thoả mãn lòng ham hiểu biết và ham thích nâng cao văn hóa thông qua các chuyến đi du lịch đến các nơi lạ để tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế, chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của đất nươc du lịch. 1.3. Các giá trị văn hóa. 1.3.1. Các giá trị văn hóa hữu hình. 1.3.1.1. Các danh lam thắng cảnh. ở nước ta, danh lam thắng cảnh có ý nghĩa là nơi cảnh đẹp, có chùa nổi tiếng. Phần lớn các danh lam thắng cảnh đều có chùa thờ phật. Hương Tích – Hà Tây có cả một hệ thống chùa (Long Vân, Thiên Trù, Giải Oan, Tuyết Sơn); động Tam Thanh – Lạng Sơn có chùa Tiên; cảnh đẹp Yên Tử cũng gắn với hệ thống chùa... Các danh lam thắng cảnh không chỉ có cảnh đẹp thiên nhiên bao la, hùng vĩ mà còn có giá trị nhân văn do bàn tay, khối óc của con người tạo dựng nên. Các danh lam thăng cảnh thường chứa đựng trong đó nhiều loại di tích lịch sử văn hóa và vì thế nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động du lịch. 1.3.1.2. Các di tích văn hóa nghệ thuật. Đây là các di tích gắn với các công trình kiến trúc có giá trị nên còn được gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Những di tích này không chỉ chứa đựng những giá trị kiến trúc mà còn chứa đựng cả những giá trị văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần (các ngôi đình làng, văn miếu Quốc Tử Giám, nhà thờ Phát Diệm, toà thánh Tây Ninh...). 1.3.1.3. Các di tích lịch sử. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những đặc điểm lịch sử riêng, được ghi dấu lại ở những di tích lịch sử. Sự ghi dấu ấy khác nhau về số lượng, sự phân bố và nội dung giá trị. Loại hình di tích lịch sử thường bao gồm: - Di tích ghi dấu về dân tộc học: sự ăn, ở, mặc của các tộc người. - Di tích ghi dấu về các sự kiện quan trọng, tiêu biểu, có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của đất nước, của địa phương. - Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược (Điện Biên Phủ, Đống Đa...). - Di tích ghi dấu những kỉ niệm. - Di tích ghi dấu những vinh quang trong lao động. - Di tích ghi dấu những tội ác của đế quốc và phong kiến. 1.3.1.4. Các di tích khảo cổ. Các di tíhc khảo cổ là những di tích ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hóa, thuộc về thời kì lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại. Đa số các di tích văn hóa khảo cổ nằm trong lòng đất, cũng có trường hợp tồn tại trên mặt đất (thí dụ như các bức trạm khắc trên vách đá...). Di tích văn hóa khảo cổ còn được gọi là các di chỉ khảo cổ, nó được phân thành di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng. Di chỉ cư trú gồm có di chỉ hang động, di chỉ cư trú có thành lũy (bằng đất hoặc xếp bằng đá), di chỉ cư trú không có thành lũy (gắn với tộc người sinh sống bằng nghề trồng trọt, nhăn nuôi ở các bãi, sườn đồi gò, dọc triền sông, bên cạnh những đầm hồ lớn) và di chỉ đống vỏ sò (thường gặp ở những vùng ven biển). 1.3.2. Các giá trị văn hóa vô hình. 1.3.2.1. Các lễ hội. Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiêu sinh hoạt văn hóa tập thể của nhân dân sau thời gian lao đọng mẹt nhọc hoặc là một dịp để cn người hướng về một sự kiện trọng đại: ngưyỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống hiện tại chưa giải quyết được. Lễ hội gồm hai phần: phần nghi lễ và phần hội. - Phần nghi lễ: các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với nghi thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo thời gian và không gian. Phần nghi lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện trọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội. Nghi lễ tế lễ nhằm bày tỏ lòng tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hoà và sự phồn vinh hạnh phúc. Nghi lễ tạo thành nền móng vững chắc, tạo một yếu tố văn hóa thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ đối với toàn thể cộng đồng người đi hội trước khi chuyển sang phần xem hội. - Phần hội diễn ra những hoạt động biểu tượng điển hình của tâm lý cộng đồng, văn hóa dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với thực tế luịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong hội thường có những trò vui, những đêm thi nghề, thi hát, tượng trưng cho sự nhớ ơn và ghi công của người xưa. Tất cả những gì tiêu biểu cho một vùng đất, một làng xã được mang ra phô diễn, mang lại niềm vui cho mọi người. Các chàng trai,cô gái đi hội là cái cớ để gặp nhau, tìm nhau. Phần hội thường gắn liền với tình yêu, giao duyên nam nữ nên thường có vị phong tình. Mặc dù qui mô lễ hội khác nhau (có hội làng, hội vùng và hội cả nước), nhưng đều phải có một làng làm gốc, đăng cai. Hội làng là lễ hội tổ chức theo đơn vị làng. Làng là tổ chức thuần Việt và là cơ cấu gốc của xã hội cổ truyền. Bản sắc dân tộc ở từng làng quy tụ thành bản sắc dân tộc Việt Nam chung. Nước là sức mạnh tổng thể của làng cũng như làng là gốc của nước. 1.3.2.2. Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác. Các đối tượng văn hóa cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Đó là trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các thành phố có triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thường xuyêntổ chức liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, biểu diễn âm nhạc... Các đối tượng văn hóa thể thao thu hút không chỉ khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu mà còn thu hút đa số khác du lịch với các mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến. Tất cả khách du lịch có trình độ văn hóa trung bình trở lên đều có thể thưởng thức các giá trị văn hóa của một đất nước mà họ đến thăm. 1.4. Mối quan hệ tương hỗ giữa văn hóa và du lịch. 1.4.1. Văn hóa là tài nguyên, là nguồn lực quan trọng của du lịch. - Trong sản phẩm du lịch thường bao gồm hai loại tài nguyên là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Nếu tài nguyên tự nhiên hấp dẫn du khách ở sự hoang sơ thì tài nguyên nhân văn hấp dẫn du khcách bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo cũng như tính đặc trưng địa phương của nó. Việt Nam có khoảng 4000 di tích trong đó có 2250 di tích được xếp hạng về giá trị thẩm mỹ, đa dạng bao gồm đình chùa, đền, miếu, các cung điện, lăng tẩm... Những công trình này vừa hội tụ tư tưởng dân tộc vừa hội tụ những quan điểm triết học phương Đông. - Văn hóa là nguyên nhân phát sinh của nhu cầu đi du lịch vì du lịch cho đến cùng là sinh hoạt văn hóa của con người nhằm hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần. - Văn hóa là điều kiện, là đối tượng cho du lịch khai thác và phát triển. Các sản phẩm du lịch của một nước quyết định chiến lược phát triển chất lượng và hiệu quả du lịch. Dưới góc độ thị trường văn hóa vừa là yếu tố cung vưa góp phần hình thành yếu tố cầu trong du lịch. Về mặt các nghiệp vụ củ thể thì văn hóa có vai trò rất lớn ở chỗ: + Góp phần xây dựng luận chứng kinh tế để gọi vốn đầu tư. + Đây là bộ phận kiến thức rất quan trọng để xây dựng một chương trình, một tour du lịch. + Nó là cơ sở để tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị để xúc tiến du lịch. + Văn hóa cung cấp cách giao tiếp, ứng xử, đồng thời cũng là vốn kiến thức hết thức hết sức quan trọng của hướng dẫn viên du lịch. 1.4.2. Vai trò của du lịch đối với nền văn hóa dân tộc. - Du lịch là phương tiện trình diễn và truyền tải các giá trị văn hóa để thực hiện sự giao lưu văn hoá. - Nhờ có du lịch mà phục hồi được các giá trị truyền thống như các lễ hội văn nghệ dân gian, các làng nghề thủ công truyền thống... - Do có nguồn thu từ du lịch mà có điều kiện đầu tư trở lại cho việc bảo tồn các di tích lịch sử, công trình văn hóa. Chương II: Thực trạng phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hà Nội. 2.1. Khái quát về phát triển du lịch Hà Nội. Qua việc khảo sát và phân tích thực tế tiình hình kinh doanh của ngành du lịch Hà Nội trong những năm đổi mới cho thấy những thành công cũng như những hạn chế còn tồn tại làm cho Hà Nội chưa xứng đáng là một trong những điểm đến của thiên niên kỷ mới . Trước hết là những thành công: Nếu lấy mốc so sánh là năm 1990, có thể thấy số lượng khách quốc tế và khách nội địa đến Hà Nội có tốc độ tăng định gốc rất cao, trong đó khách quốc tế tăng 3619%, khách nội địa tăng 2500%, rất đa dạng về quốc tịch (đến từ 153 quốc gia), nhưng tập trung vào 10 quốc gia hàng đầu đã chiếm tới hơn 60%. Những năm cuối thập niên 90 có xu hướng tăng mạnh khách đến Hà Nội, đó là Trung Quốc, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Sỹ, Mỹ và Canada, và có xu hướng giảm là: Đài Loan, Singapo, Thái Lan, Hàn Quốc. Thời gian lưu lại của khách du lịch quốc tế đến Hà Nội trung bình là 2,5 ngày. Mục đích chính của chuyến đi đến Hà Nội là công vụ kết hợp với thăm quan du lịch. Tốc độ phát triển trung bình các năm từ 1990 đến 1999 đối với khách quốc tế đến Hà Nội là 115,25%, khách nội địa là143,4%. Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội có xu hướng tăng trưởng ổn định đó là khách du lịch người Pháp, Đức, Anh và Nhật bản. Cung du lịch Hà Nội đã phát triển mạnh đáp ứng được các nhu cầu của khách, tốc độ tăng định gốc của cung khách sạn Hà Nội là 2,6 lần về số lượng buồng và 3,7 lần về số lượng buồng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tốc độ phát triển bình quân về khách sạn 110,9%, về buồng khách sạn là 117,3%, về buồng đạt tiêu chuẩn quốc tế là 120,55%. Hà Nội là thành phố có tỷ trọng vốn đầu tư vào liên doanh xây dựng khách sạn lớn nhất nước chiếm 31,7% với tổng số vốn 1.174.287.000 USD. Điều này chứng tỏ môi trường đầu tư ở Hà Nội là khá thuận lợi và hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Lao động trong ngành du lịch Hà Nội chiếm 17% tổng số lao động của ngành du lịch Việt Nam. Đội ngũ lao động du lịch của Hà Nội nhìn chung được đào tạo cơ bản , có khả năng nghiệp vụ và ngoại ngữ đặc biệt là các lao động trong các khách sạn, doanh nghiệp lữ hành liên doanh với nước ngoài. Hà Nội đã có nhiều dự án nhằm tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử ,các làng nghề truyền thống và khu vui chơi giải trí... Điều đó làm tăng thêm tính đa dạng và phong phú cho sản phẩm du lịch Hà Nội. Hệ thống phân phối của sản phẩm du lịch Hà Nội đóng vai trò chính là các công ty lữ hành du lịch, cấc chi nhánh đại diện đã tăng lên đáng kể. Tốc độ tăng định gốc của hệ thống này là: lữ hành quốc tế đạt 2,12 lần ; lữ hành nội địa 1,77 lần và chi nhánh đại diện của các công ty địa phương đặt tại Hà Nội tăng lên 3,88 lần. Chính sự phát triển của lượng khách du lich quốc tế và khách nội địa đến Hà Nội vào những năm 90 đã góp phần thúc đẩy các ngành khác phát triển, làm cho các cấp các ngành và dân cư nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch bước đầu đẵ có sự kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và lãnh thổ. Sở Du lịch Hà Nội từ khi được thành lập đến nay đã giúp Tổng cục du lich và UBND thành phó Hà Nội thực hiện được nhiều việc liên quan đến công tác quản lý cho các hoạt động du lịch trên địa bàn. Nhờ vậy công tác quản lý du lịch tên địa bàn Hà Nội đã dần đi vào khuôn phép. Sở du lịch Hà Nội đá phối hợp với các ban ngành thành phố tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp , kiểm tra hướng dẫn cho các đơn vị hoạt động đúng pháp luật, tạo điều kiện để các doanh nghiệp từng bước kinh doanh có hiệu quả. Do đó doanh thu và nộp ngân sách của ngành du lịch Hà Nội đều tăng. Ngoài những thành công trên đây không thể không nhắc đến một số mặt hạn chế cần giải quyết như: việc định hướng và khai thác thị trường khách của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch Hà Nội còn nhiều lúng túng đặc biệt đối với các nhà cung cấp sản phẩm có qui mô nhỏ. Mối quan hệ giữa các nhà cung cấp du lịch Hà Nội với các công ty lữ hành thiếu sự găn bó và thực sự chưa được các nhà cung cấp sản phẩm quan tâm đúng mức. Do những hạn chế về tài chính nên số lượng các công ty du lịch có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại các thị trường nước ngoài còn ít. Mặt khác một số công ty có văn phòng hoặc chi nhánh thì qui mô hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Hoạt đông xúc tiến của du lich Hà Nội cần chú trọng hơn nữa đến chiều sâu. Mặt khác, chưa xác định được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm du lịch Hà Nội với sản phẩm du lịch của các địa phương khác trong nước và các nước trong khu vực châu á và đặc biệt là các nước ASEAN. Do đó lợi thế cạnh tranh của sản phẩm du lịch Hà Nội là chất lượng phục vụ hay là tài nguyên du lịch hay là tất cả? Bên cạnh đó sự phân tán đơn điệu thiếu tính đồng bộ đó là đặc điểm của sản phẩm du lịch Hà Nội mà chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục. Việc tổ chức quản lý của các cấp các ngành của Hà Nội đối với ngành du lịch Hà Nội chưa có sự kết hợp đồng bộ để phát huy vai trò của ngành du lịch là hệ thống phân phối sản phẩm cho chính họ; chưa có những chính sách ưu đãi thoả đáng đối với các nhà kinh doanh du lịch khi mà họ thiêu thụ một số lượng lớn sản phẩm cho các ngành này. Hệ thống thống kê du lịch chưa có các tiêu chí thống nhất. Việc sử dụng lao động có chuyên môn về du lịch và khách sạn chưa được đựơc các doanh nghiệp coi trọng hàng đầu, phần lớn các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến trình độ ngoại ngữ và hình thức người lao động còn xem nhẹ chuyên môn. Trên đây là một số thành công cũng như bất cập của ngành du lịch Hà Nội trong những năm gần đây. Du lịch Hà Nội đang trên đà phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của thủ đô. Điều này cần được các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp kinh donh lữ hành quan tâm hơn đến sự phát triển chung của ngành du lịch thủ đô. 2.2. Tiềm năng các giá trị văn hoá của Hà Nội. Có thể nói Hà Nội là nơi có tiềm năng văn hóa vô cùng to lớn. Đây là điều kiện quan trọng số một để phát triển loại hình du lịch văn hóa. 2.2.1. Các di tích lịch sử văn hóa. Với lịch sử lâu đời, Hà Nội là nơi có nhiều di tích văn hóa nổi tiếng, phong phú và đa dạng cả về nguồn gốc lẫn loại hình. Vì vậy đây là tiềm năng lớn của rất ngành du lịch Hà Nội. Về số lượng, cho tới nay ước tính trên địa bàn Hà Nội có khoảng 2000 di tích, với mật độ 2 di tích/km2. Tính đến năm 1995 cả nước có 1662 di tích được xếp hạng. Trong đó Hà Nội đã có tới 322 di tích được cấp bằng, đứng đầu cả nứoc về số di tích được xếp hạng. Nếu so sánh giữa ba trung tâm du lịch lớn của cả nước thì tỷ lệ di tích được xếp hạng của Hà Nội cao hơn nhiều. Bảng 1: Tương quan về số lượng di tích xếp hạng ở Hà Nội- Huế- Thành phố Hồ Chí Minh. Số TT Địa điểm Số di tích xếp hạng Tỷ lệ(%) 1 2 3 Cả nước: Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh Thừa Thiên- Huế 1.662 322 30 209 100,00 19,37 1,80 12,57 Về loại hình, theo tài liệu của cục bảo tồn bảo tang bộ văn hóa thông tin, trong số các di tích được xếp hạng ở Hà Nội, số lượng di tich kiến trúc nghệ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất (52,17%) tiếp đến là các di tích lịch sử (13,42%) rồi đến các di tích nghệ thuật (10,87%). Trong các di sản văn hoá phải kể đến giá trị của các di tích cổ bao gồm những ngôi đền, đình, chùa, miếu… còn in đậm dấu ấn của lịch sử, là di sản vô giá của các bậc tiền nhân. Di tích cổ ở Hà Nội đa dạng, phong phú nhiều chủng loại, có những niên đại tồn tại từ thời Lý đến thời Nguyễn . Theo cuộc kiểm kê của ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội năm 1984 cho thấy Hà Nội có 1995 di tích lịch sử văn hoá cổ. Bảng 2: Số lượng và tỷ lệ các loại hình di tích Hà Nội. Số TT Loại hình di tích Số lượng di tích Tỷ lệ(%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Di tích lịch sử Di tích lịch sử nghệ thuật Di tích lịch sử liến trúc Di tích lịch sử liến trúc nghệ thuật Di tích kiến trúc nghệ thuật Di tích kiến trúc Di tích nghệ thuật Di tích cách mạng Danh thắng Tổng số 42 25 4 30 168 9 35 7 3 322 13,04 7,76 1,24 9,32 52,17 2,80 10,87 2,18 0,62 100,00 Nổi bật trong các di tích kiến trúc cổ ở Hà Nội là một số các di tích như : - Di tích thành Cổ Loa: Năm 257 trước công nguyên Thục Phán sáng lập ra nước Âu Lạc đóng đô ở Cổ Loa đã đắp một toà thành bằng đất. Nay có 3 vòng qui mô lớn . Vòng thành ngoài là đường cong tự do dài tới 8 km. - Chùa Trấn Quốc (trước kia gọi là chùa Khai Quốc) do Lý Nam Đế xây dựng năm 544 trên bờ sông Hồng. Tới thế kỷ 17 do bờ sông bị lở, chùa được dời vào Hồ Tây đổi tên thành An Quốc rồi Trấn Quốc như ngày nay. - Chùa Một Cột: Là ngôi chùa cổ nhất thời Lý của Hà Nội, chùa Một Cột (Hay còn gọi là chùa Diên Hưu) xây dựng năm 1049 tiêu biểu cho lối kiến trúc tôn trọng nghiêm nghặt sự can thiệp của môi trường tự nhiên. - Khu phố cổ Hà Nội : ở Việt Nam ngoài Hội An ra chỉ có Hà Nội còn giữ được khu phố cổ. Theo các nguồn sử liệu thì khu vực này là nhân lõi của đô thị Hà Nội nay cả khi nơi này trở thành kinh đô Thăng Long. Năm 542 Lý Nam Đế đã tầng dựng toà thành bằng gỗ ở cửasông Tô Lịch tức là khu các phố Chợ Gạo, Nguyễn Siêu ngày nay. Các ngôi nhà được thiết kế theo kiểu “nhà ống” nhà như một cái ống ngang hẹp chiều dài sâu có khi thông sang các ngõ khác, phố khác. 2.2.2. Về cảnh quan tự nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn du khách là vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên. Khách đi du lịch một phần muốn chiêm ngưỡng cảnh đẹp, một phần muốn nâng cao hiểu biết. Cảnh quan tự nhiên cho du lịch văn hoá là những công trình kiến trúc được lồng ghếp hay hiểu rộng hơn là những công trình kiến trúc có dấu ấn con người. Phần lớn diện tích Hà Nội và các vùng phụ cận là vùng đồng bằng với diện tích trung bình trên dưới 10 m, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo dòng chảy của sông Hồng nằm giữa hai vùng đồi núi tách biệt. Địa hình là một trong những thành phần cơ bản nhất của môi trường tự nhiên , của cảnh quan, trên đó diễn ra tất cả các hoạt đọng du lịch. Nhìn chung địa hình có ảnh hưởnh sâu sắc đến các hiện tượng, các tiền đề và nhân tố được phản ánh rõ rệt đến các địa điểm, cấu trúc bên trong, và bộ mặt cảnh quan, thông qua đến các hoạt động du lịch và giải trí. Chính vì thế với Hà Nội, vùng đồng bằng đã được khai thác và sử dụng, đứng trên góc độ du lịch , vùng đồng bằng là những cảnh quan quen thuộc và gần gũi con người. Địa hình còn hấp dẫn khách du lịch ở tính hay thay đổi của ná, do đó thông thường các địa hình đồi núi có sức hơn điạ hình đồng bằng. Với một địa hình không thống nhất, với vị trí trung tâm là của ngõ phía Bắc của Việt Nam hoạt động du lịch ở Hà Nội trở nên phong phú. Hà Nội có rất nhiều cây xanh, như ở công viên Lê Nin, công viên Thủ Lệ, Bách Thảo…, cây xanh ở Hà Nội có đủ cả 4 mùa, có những cây đã sống hàng ngàn năm, chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử. Kiến trúc cổ truyền, và những cây xanh đại thụ là hai mặt sinh tồn của di tích. Hà Nội còn có rất nhiều hồ, tới 3.600 ha hồ, ao, đầm với 27 hồ, đầm lớn có thể khai thác phục vụ du lịch. Hồ Gươm, Hồ Tây là những hồ thiên nhiên ở nội thành nổi tiếng với những di tích , những huyền thoại. Ngoài ra Hà Nội còn có khí hậu khá ôn hoà (Nhiệt độ trung bình từ 17-230C, lượng mưatrung bình 1707mm). 2.2.3. Lễ hội truyền thống. Tiềm năng văn hoá văn nghệ qua Hà Nội phục vụ cho mục đích du lịch thể hiện rõ nét nhất qua hoạt động và sinh hoạt văn hoá dân gian. - Lễ hội: Trước khi trở thành một thành phố với khu vực địa lý rộng lớn như hiện nay, Hà Nội đã từng là một làng – làng Hà Nội bên sông Tô. Như vậy cũng như bao làng Việt Nam khác làng Hà Nội cũng có những phong tục tập quán đặc trưng của làng xóm. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá của cộng đồng trong một làng xã ,là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của nhân dân. Từ nguyên sơ lễ hội ra đời cùng với việc tổ chức tập hợp lực lượng lao động để chiến đấu , mừng công hoặctổng diễn tập .Mỗi lễ hội thường có một nhân vật lịch sử gắn với tên tuổi của một nhân vật nào đó được nhân vật địa phương có lễ hội tôn vinh , thờ tự .Lễ hội được tiến hành định kỳ hàng năm tập trung vào mùa nông nhàn –mùa xuân . Lễ hội là một sinh hoạt tổng hợp nhiều giá trị xét về mặt thoả mãn nhu cầu du lịch có một số đặc điểm sau : + Sự di chuyển khỏi nơi cư trú thường xuyên để đi trẩy hội một thời gian nhất định dài hay ngắn theo lịch của lễ hội + Do có sự di chuyển khỏi nơi cư trú mà có các dịch vụ ăn uống , nghỉ ngơi , đi lại cho khách du lịch . + Đáp ứng nhu cầu giải toả tâm hồn cân bằng tâm lý và cuộc sống ,nâng cao hiểu biết , kién thức về tín ngưỡng văn hoá dân tộc. Cho tới nay trong số các di tích được xếp hạng ở Hà Nội thì có đến hơn 90% là đền, đình, chùa… Đó chính là địađiểm để tổ chức lễ hội truyền thống .Có thể nói hầu hết các lễ hội truyền thống có tiếng tăm ở Hà Nội từ trước đến nay đều đã mở lại. Mảng lễ hội nổi trội nhất ở Hà Nội đó là lễ hội về những vị anh hùng dân tộc trong số đó nổi bật nhất phải kể đến là hội Gióng – Một lễ hội có tầm vóc quốc gia. Hội Gióng đền Sóc là nơi sau khi đánh tan giặc dừng chân uống nước Hồ Tây,Gióng Chi Nam – trên đường về trời thấy thuỷ quái nên quay lại đánh để cứu dân. Hà Nội còn có lễ hội ở đền, chùa, phủ,những lễ hội này chiếm vị trí không nhỏ trong sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội. Những ngày hội ở phủ Tây Hồ, đền Ghềnh, chùa Hà, chùa Quán Sứ… là những lễ hội nổi tiếng. Với bề dày lịch sủ lâu đời, lễ hội, đền, chùa ở Hà Nội là sản phẩm của mối giao duyên giữa Phật giáo và tính ngưỡng dân gian nên lễ hội đã mang màu sắc lưỡng hợp ,vừa mang đặc tính của Phật giáo vừa mang màu sắc của dân gian. Những lễ hội lớn không chỉ bó hẹp rong phạm vi một làng , một thôn . Lễ hội ở Hà Nội trở thành lễ hội của cả một vùng rộng lớn. Du lịch văn hoá lễ hội dân gian là hành trang không thể thiếu được bởi lẽ với lễ hội truyền thống nghành du lịch có cơ hội để giới thiệu bản sắc văn hoá dân tộc .Dự án VIE89/003 đã đánh giá tiềm năng văn hoá của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng nhìn từ góc độ phát triển du lịch không quên nhấn mạnh các lễ hội và lễ nghi trong văn hoá Việt Nam. 2.2.4.Về nghệ thuật. - Âm nhạc: Hà Nội được thừa hưởng một nền âm nhạc cung đình Thăng Long xưa – một nền âm nhạc được tạo dựng từ khi nhà Lý lấy vùng Đại La làm kinh đô nước Đaị Việt. Văn nghệ, nghệ thuật ở thủ đô rát phong phú : hát trống quân , hát chèo… Nhưng đặc trưng nhất vẫn là ca trù . Ca trù có nguồn gốc từ lối hát cửa đình. Hát cửa đình vừa làhình thức vừa là phong cách thể hiện của đào kép đáp ứng yêu cầu của dân làng trong những ngày lễ hội ngoài việc phục vụ nghi lễ. - Nghệ thuật múa: Múa dân gian là bộ phận của múa dân tộc nó không thể thiếu và đã làm sống dậy không khí vui tươi mang ý nghĩa xã hội trong các lễ hội của làng quê ở Hà Nội phổ cập nhất là múa sư tử và nổi tiếng nhất là múa rối nước. Theo các nhà nghiên cứu thì ngay từ thế kỷ 11 múa rối nước đã rất thịnh hành múa rối nước cổ truyền như là một hội làng thu nhỏ .Sân khấu múa rối nước với những nhà thuỷ đình mái cong.ở sân khấu người diễn viên đứng làm buồng trò để điều khiển con rối , thao tác bằng hệ thống dây điều khiển bên ngoài và dưới nước. 2.2.5. Nghề thủ công truyền thống. Nghề thủ công truyền thống không những tạo ra những sản phẩm thủ công phục vụ khách du lịch mà còn là đối tượng tìm hiểu của khách, có sức hấp dẫn du khách rất lớn. Hà Nội nổi tiếng tùe xưa là nơi tập trung nhiều nghề thủ công tinh xảo và những nguời thợ tài ba. Đến Hà Nội du khách có thể tìm hiểu những nghề đặc sắc như nghề làm tranh dân gian (tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ), ; nghề gốm sứ Bát Tràng; nghề làm giấy gió lụa, dệt tơ tằm ở Bưởi; nghề thêu Yên Thái; đúc đồng Ngũ Xã, các nghề nay của Hà Nộiđược tiếng từ xa xưa. Như vậy ngoại trừ làng gốm Bát Tràng ở Gia Lâm, còn những làng nghề đều ở nội thành. Đây là yếu tố rất thuận lợi để tổ chức các tour du lịch cho khách thăm quan. 2.3. Thực trạng khai thác các tiềm năng du lịch văn hóa ở Hà Nội. 2.3.1. Các di tích lịch sử, văn hoá. Những năm trước do các cấp lãnh đạo quan tâm chưa đúng mức nên các di tích ít được đầu tư, tôn tạo, gìn giữ. Ta có thể thấy như ở Văn Miếu những con rùa đá đội bia tiến sĩ trải qua hàng trăm năm nay đã chịu sự huỷ hoại của thời gian, nhiều tấm bị phong hoá nứt nẻ, những dòng chữ khắc trên đá cũng bị mờ dần. Nhìn chung di tích của Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng. Theo thống kê của Ban quản lý di tích Hà Nội đã có tới hơn 200 hộ dân sống trong các di tích từng ngày huỷ hoại các di một cách có ý thức hay không ý thức hơn nữa còn tạo ra một quang cảnh bừa bãi, mất thẩm mỹ. Những di tích dường như ngày bị co lại trong sự tấn công dồn dập nhiều phía của thị trường. Việc quản lý các di tích trong thời gian qua rất lỏng lẻo. Trong khi nghành khai thác cứ khai thác, nghành quản lý bảo tồn một mình đứng ra bảo vệ tôn tạo không được hưởng phần kinh phí do du lịch đưa lại, nay cả tiếng nói ủng hộ. Điều này dẫn đến có những di tích bị đem vào khai thác quá công suất nhưng vẫn phải chờ đợi vì không có kinh phí tu sửa, bởi vậy các di lại ngày càng xuống cấp. Cùng với các nguyên nhân chủ quan trên còn có các nguyên nhân khách quan làm cho di tích xuống cấp như: Các di tích ở Việt Nam hay ở Hà Nội đều được xây dựng bằng những vật liệu không bền vững trong môi trường khí hậu khắc nghiệt nóng ẩm , mối mọt… Thêm váo đó các di tích có niên đại từ vài chục năm đến vài trăm năm đủ để cho các vật liệu bị lão hoá, hao mòn. Nhu cầu cần thiết để ngăn chặn tình trạng xuống cấp của di tích thì lại vượt quá khả năng tài trợ của ngân sách nhà nước. Một biểu hiện đáng ngại nữa là tìng trạng các di tích, nhất là các cổ vật bị đánh cắp của bọn buôn bán đồ cổ. Trong những năm qua có hàng chục di tích bị đánh cắp cổ vật, các cổ vật này bao gồm những đồ bằng sứ, đồng, gỗ… những địa phương khi di tích được công nhận, cử ra ban quản lý di tích. Khi các di tích do thủ từ và sư chủ trì song không ít đền, miếu, chùa chưa được trông nom bảo vệ. Trong thời gian qua các bảo tàng đã thu nhập, bảo vệ trong các kho một khối lượng hiện vật đồ sộ. Tuy nhiên việc các bảo tàng làm trong thời gian qua chưa đủ để bảo vệ những di tích cổ vật quý hiếm. 2.3.2. Cảnh quan thiên nhiên . Thành phố đã đầu tư hàng chục tỷ đồng và sức lực trí tuệ để trả lại cảnh quan tự nhiên cho Hà Nội đặc biệt trong thời gian gần đây thành phố đang tích cực làm công tác sửa chữa xây dựng cảnh quan thiên nhiên để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Hà Nội là thành phố ngã ba sông nếu ta lấy hai con sông Nhị Hà và Tô Lịch làm hệ quy chiếu. Hai con sông này đã cùng tồn tại với Hà Nội hàng thế kỷ nay. Lượng nước trong sông không lưu thông được do quá nhiều bùn, rác rưởi… lắng đọng hàng chục năm nay cho dù mấy năm gần đây có tiến hành nạo vết lòng sông. Diện tích hồ ao ở Hà Nội rộng lớn như thế nhưng giờ đang đứng trong tình trạng bị đóng cọc, khoanh đất làm nhà. Hồ Tây mênh mông là thế nhưng với 5 nhà hàng lớn , hơn hai chục du thuyền cùng hàng trăm khách sạn lớn nhỏ mọc quanh hồ đã gây ra tình trạng mất cảnh quan tự nhiên quang hồ. Cây xanh lá phổi của sự sống, nhân chứng lịch sử của di tích văn hoá bị chặt phá bừa bãi. Cảnh quan tự nhiên môi trường của các di tích lịch sử văn hoá dân tộc đang bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Tỷ lệ cảnh quan di và vùng bao quanh không được coi trọng một cách đúng mức dẫn đến sự phá vỡ cảnh quan. Kiến trúc Hà Nội cổ đang bị phá vỡ với hàng loạt khách sạn, nhà hàng mọc lên như nấm. Kiến trúc không đảm bảo, sự pha tạp giữa Âu và á, mỗi chỗ mỗi kiểu, không theo qui hoặch, bất kể đến sự bất hợp lý, tính thẩm mỹ của kiến trúc, phá vỡ cảnh quan chung của thành phố, làm giảm vẻ đẹp của Thủ đô. Những biển quảng cáo dựng lên một cách bưà bãi, tràn lan không có tính thẩm mỹ cũng làm giảm vẻ đẹp của tự nhiên Hà Nội… có lẽ các cơ quan có trách nhiệm còn quan tâm chưa đúng mức tới hiện tượng này. Nhìn chung, môi trường cảnh quan tự nhiên ở Hà Nội những năm gần đây đã có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, chính quyền thành phố, tuy vậy để Hà Nội xứng đáng là thủ đô, vơi truyền thống 1000năm của mình thì cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa, sát sao hơn nữa để Hà Nội ngày càng đẹp hơn, xanh và sạch hơn. 2.3.3 Về hoạt động văn hoá, văn nghệ . - Lễ hội. Tâm lý, nhu cầu mở lễ hội truyền thống của nhân dân địa phương bị dồn nén từ mấy chục năm nay có thời cơ khôi phục, lại gặp điều kiện thuận lợi của đường lối đổi mới Cho đến nay, ước tính toàn thành phố hàng năm có trên 200 lễ hội to, nhỏ các loại chủ yếu được diễn ra trên vùng nông thôn ngoại thành. Thực tế đáng mừng là hầu hết các lễ hội cổ truyền của Hà Nội nay từ đầu khôi phục đã được quan tâm của các cấp chính quyền, của những người làm công tác quản lý văn hoá ở địa phương. Do đó đa số lễ hội đều được tổ chức tốt, đảm bảo được an toàn, lành mạnh, tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi trong cuộc sống của nhân dân có lễ hội. Lễ hội truyền thống trong những năm qua diễn ra khá trọng thể, có sự chuẩn bị trong thời gian dài, quần chúng quan tâm và thực sự đóng góp tích cực cho lễ hội, đặc biệt là các cụ phụ lão. Nhiều lễ hội truyền thống được thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng để mời bà con trong cả nước và khách nươcs ngoài đến dự. Nhìn chung sau khi ban hành qui chế về tổ chức lễ hội (30/1/1991) lễ hội ở Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực, vẫn giữ được truyền thống văn hoá tốt đẹp xưa nhưng phần nào đã có phù hợp thực tiễn hiện tại. Sự phục hồi nhanh chóng các lễ hội dân gian như vậy, thì việc xuật hiện phát sinh ra những lệch lạc, phức tạp âu cũng là điều khó tránh. Chúng ta đều biết lễ hội dân gian gắn liền với những yếu tố tín ngưỡng tôn giáo. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng tự do tín ngưỡng của mọi người. Nhưng trên thực tế, chúng ta cần phân biệt rạch ròi giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan trong các lễ hội. Đây là vấn đề rất tế nhị và nhạy cảm, một hiện tượng xã hội cần được nghiên cứu thêm để phát huy những gì là bản sắc dân tộc có tính tích cực và gạt đi những yếu tố dị đoan, trục lợi trong tín ngưỡng này. Có một số địa phương do sức ép tâm lý hoặc mong muốn cho địa phương mình cũng nhanh chóng mở laị lễ hội truyền thống nên mặc dù điều kiện cần thiết mọi mặt (Thời gian, tinh thần, cơ sở vật chất…) chưa hội tụ đã vội vàng mở lại lễ hội, nên về mặt hình thức còn sơ sài, mất đi vẻ đẹp thiêng liêng, hấp dẫn về mặt tinh thần, mất nét riêng biệt và độc đáo của lễ hội dân gian truyền thống. Hiện nay, do người từ khắp cả nước mọi lứa tuổi, khách du lịch quốc tế đều có thể thăm lễ hội cho nên khu vực di tích nơi mở lễ hội không chịu đựng được số luượng đông đúc như vậy. Chính sự quá tải này đã đem lại tình trạng lộn xộn, mất tính thiêng liêng của lễ hội. Còn có một số nơi động cơ chủ yếu của việc tổ chức lễ hội là nhằm thu tiền của khách du lịch trong và ngoài nước đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, kiều bào nên không quan tâm đến chất lượng lễ hội. Điều đó gây ấn tượng xấu cho khách du lịch , uy tín sản phẩm du lịch Hà Nội giảm sút. - Về âm nhạc: Hà Nội còn rất ít những nghệ nhân có thể nắm được các làn điệu, âm nhạc cổ truyền, nhất là ca trù, một hình thức âm nhạc đặc trưng của Hà Nội. Những nghệ nhân thuộc lớp mới chỉ biết được một số làn điệu thông thường . Mà nếu biết hát thì không có người đánh đán Đáy, người cầm trống chầu lại càng hiếm. 2.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch của Hà Nội. 2.4.1. Thực trạng dòng khách. - Khách quốc tế: Nhìn chung, thực trạng của các di tích văn hoá lễ hội ở Hà Nội còn nhiều điều phải nói. Lượng khách du lịch quốc tế thăm quan các di tích còn chưa nhiều (trừ di tích đã quá nổi tiếng) còn hạn chế. Theo ước tính của Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội thì chỉ khoảng 350.000 đến Hà Nội đi thăm quan các di tích nghệ thuật văn hoá dân tộc (khoảng 30% trên tổng số khách du lịch quốc tế ) trong năm 1999. Số còn lại đến ví lý do hội thảo, giao dịch, thăm dò thị trường để đầu tư, hợp tác kinh doanh… hoặc lấy Hà Nội làm điểm dừng chân trước khhi đi đến thăm quan các danh lam thắng cảnh khác ngoài Hà Nội như: Vịnh Hạ Long, Huế, Tam Đảo… Trước năm 1990 khách quốc tế đến Hà Nội hàng năm khoảng 30-40 nghìn khách, chủ yếu là các đoàn khách từ Đông Âu và Liên Xô cũ, theo các chương trình hợp tác, tài trợ và nhu cầu công tác hội nghị . Từ khi Liên Xô sụp đổ, lượng khách trên con rất ít, sau đó thị trường khách du lịch đã được mở rộng ra. Lượng khách du lịch tăng nhanh chủ yếu là Việt Kiều và các khách du lịch đến từ Đài Loan, Hồng Kông, Singapore. Khách quốc tế từ Tây Âu, Bắc Mỹ đến Hà Nội cũng tăng dần với số lượng đáng kể. Bảng 3: Hiên trạng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội thời kỳ 1992-1997. Đơn vị tính: Ngàn lượt khách. Các chi tiêu 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Tăng TB năm(%) Số lượt khách của Hà Nội 200 250 350 358,4 352 391 14,35 Ngày lưu trú trung bình của Hà Nội 3,7 2,5 2,5 2,4 2,4 2,6 - Số lượt khách của că nước 440 670 1018 1358 1607 1715 31,25 Ngày lưu trú trung bình ở Việt Nam 5,8 6,2 6,4 6,5 6,7 6,6 - Tỷ lệ khách Hà Nội so với khách cả nước 45,5 37,3 34,4 25,4 22,0 22,8 - - Khách nội địa: Khách du lịch đên Hà Nội không lớn chủ yếu là cán bộ , nhân viên nhà nước đi công tác, kinh doanh hoặc dự các hội nghị. Khách du lịch đến Hà Nội chủ yếu đi thăm quan khu di tích Bác Hồ (Bảo tàng Hồ Chí Minh-Lăng-Khu nhà sần của Bác). Khách đến các di tích lịch sử văn hoá thường ít hơn, tập trung chủ yếu là những người làm công tác nghiên cứu, các học sinh từ các tỉnh khác đến thăm quan. Lễ hội cũng là một đối tượng thu hút đông sảo khách du lịch nội địa nhưng đa số là do tín ngưỡng. Do sản xuất kinh doanh ở thành phố đang phát triển , đời sống của nhân dân tăng cao. Nhiều cơ quan, xí nghiệp đã tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên đi du lịch, và nhu cầu du lịch của giới trẻ tăng nhanh nên nhìn chung thị trường khách du lịch nội địa – Hà Nội là một thị trường gửi khách. Bảng 4: Hiện trạng khách du lịch nội địa đến Hà Nội và cả nưứoc giai đoạn 1992-1997. Đơn vị tính: Ngàn lượt khách. Khách du lịch 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Tổng số khách du lịch nội địa đến Hà Nội 112,3 150,0 250,0 311,6 700 1,200 Tổng số khách đi du lịch trong cả nước 2,000 2,700 3,500 5,500 6,500 8,500 Tỷ lệ của Hà Nội so với cả nước 5,62 5,56 7,14 5,67 10.77 14,11 Hà Nội có những di tích được xếp hạng nhưng vẫn vắng bóng khach du lịch vì chưa tạo được cảnh quan hấp dẫn khách chỉ trừ những người đến vì lý do tín ngưỡng, nghiên cứu. Nhưng cũng có những di tích như Bảo tàng Cách Mạng trước kia rất đông khách nước ngoài từ khồi XHCN Đông Âu đến thăm quan. Nhưng từ khi khối này bị tan vỡ thì lượng khách quốc tế giảm một cách đáng kể vì lý do chính trị của Bảo Tàng. Giờ đây bảo tàng chỉ phục vụ khách du lịch nội địa là chủ yếu. Nhưng cũng có di tích vẫn giữ được số lượng khách du lịch đông đảo và ngày càng tăng như: Khu di tích Hồ Chủ Tịch và lăng Bác… Các lễ hội chưa thật hấp dẫn khách du lịch quốc tế chủ yếu là do các lễ hội còn nghèo nàn về nội dung, lộn xộn về tổ chức, thiếu sự quản lý chặt chẽ của Ban tổ chức… 2.4.2. Hoạt động du lịch. Trong hoạt động du lịch hướng dẫn viên là người có vai trò rất quan trọng, họ có thể làm sống lại các di tích. Tuy nhiên đội nghũ này hiện nay ở Hà Nội vừa thiếu lại vừa yếu, chưa đáp ứng được các yêu cầu của thực tế. Theo qui chế mới của Tổng cục Du lịch và Sở Du lịch Hà Nội để xét cấp thể hướng dẫn viên du lịch thì đội ngũ đã được chỉnh đốn và phần nào nâng cao được chất lượng . Hiện nay tiêu chuẩn đầu tiên đánh giá hướng dẫn viên là trình độ ngoại ngữ, ít chú trọng đến yếu tố quan trọng khác là vốn hiểu biết và ứng xử, kiến thức quản lý, văn hoá lịch sử, nhất là với các tour ở Hà Nội thì đòi hỏi trình độ hiểu biết càng phải cao. Hướng dẫn viên giới thiệu cho khách nước ngoài phải có sự hiểu biết về lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc á Đông. Với các lế hội dân gian hướng dẫn viên phải biết các giá trị nhân văn, giá trị thẩm mỹ. cũng như bản sắc văn hoá dân tộc và tính phổ quát của lễ hội. Hiện nay có rất nhiều công ty đủ mọi thành phần làm tour du lịch về Hà Nội nhưng hầu hết các chương trình cuẩ các tour này quá cũ , không có sự thay đổi tìm tòi , gây nên cảm giác nhàm chán cho du khách . Các tour chỉ tập trung vào khai thác các chương trình du lịch đã có thế mạnh trong khi Hà Nội còn rất nhieèu điểm di tích khác có thể đưa vào chương trình du lịch . Chính vì thế các tour còn hạn chế trong việc giới thiệu được hết cái duyên dáng , độc đáo trong các giá trị văn hoá dân tộc ở thủ đô cho khách du lịch . 2.4.3. Doanh thu: Danh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ lưu trú; ăn uống; lữ hành, vận chuyển khách dulịch; từ bán hàng hóa lưu niệm; từ các dịch vụ khác v.v... Hà Nội là một trong những thành phố có doanh thu từ du lịch cao nhất cả nước (chỉ đứng sau thành phố Hò Chí Minh). Theo số liệu từ sở du lịch Hà Nội, năm 1992 toàn ngành du lịch thành phố thu được 300 tỷ đồng (chiếm khoảng 18,75% của cả nước); năm 1993 thu được 445,0 tỷ đồng; năm 1994 thu được 600 tỷ đòng; năm 1995 thu được 882,1 tỷ đồng và năm 1996 con số này đạt 903 tỷ đồng, tốc đọ tăng trưởng trung bình hàng năm là 31,6%. Năm 1997 đạt 1.062 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm 1996. Xét trên các chi phí của du lịch văn hoá bao gồm chi phí thăm quan di tích, đi lại, chi phí lưu trú, ăn uống, mua đồ lưu niệm v.v…thì doanh thu từ các hoạt động này chiếm khoảng 45% trên tổng doanh thu. Nhưng thực tế ở Hà Nội con số này chỉ chiếm khoảng 20% tức xấp xỉ 1300 tỷ đồng. Trong đó từ các di tích, hướng dẫn thăm quan là 2% số doanh thu này chiếm tỷ trọng thấp so với doanh thu từ các dịch vụ lưu trú, lữ hành, giải trí. Bảng 5: Hiện trạng doanh thu từ du lịch của Hà Nội giai đoạn 1992-1997. Đơn vị tính: Tỷ đồng (Tính theo giá hiện thời) Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Tăng TB hàng năm (%) Doanh thu của Hà Nội 300.0 445,0 600,0 882,4 903,0 1.062 31,6 Doanh thu của cả nước 1,600 2,500 4,000 8,000 9,500 10,000 56,1 Tỷ lệ của Hà Nội so với cả nước(%) 18,75 17,80 15,00 11,03 9,51 10,62 - Chương III: Một số giải pháp phát triển du lịch văn hoá Hà Nội. 3.1. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch. Trong những năm qua, tốc độ phát triển du lịch ngày càng nhanh chóng, càng đa dạng càng bộc lộ sự yếu kém của bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch. Nhìn một cách tổng quát bộ máy quản lý chưa đáp ứng kịp với xu thế phát triển. Quản lý Nhà nước về du lịch không kiểm soát hữu hiệu về nhiều mặt, vốn qui định, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn trong quốc gia cho khách du lịch, thuế, giá cả, chất lượng sản phẩm… Hơn 40 năm tồn tại và phát triển , Tổng cục Du lịch luôn có biến động về tổ chức, tách ra, nhập vào, đồng thời nhiều vấn đề để lại về tổ chức, quản lý du lịch. Thêm vào đó Sở Du lịch cũng thành lập được hơn 5 năm nên còn nhiều vấn đề về tổ chức cần phải hoàn thiện. Việc quản lý các di tích trong thời gian qua đã diễn ra hết sức gay gắt , phức tạp do chưa thống nhất quyền lợi giữa thành phố và cơ sở nơi quản lý, bảo vệ di tích. Thành phố chỉ quản lý những di tích tiêu biểu (Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Ngọc Sơn , 5d Hàm Long, 48 Hang Ngang…) còn việc phân cấp quản lý địa phương theo quyết định của UBND Thành phố. Theo pháp lệnh của Nhà nước ban hành thì chỉ có hai cấp được quyền quản lý toàn diện về di tích là cấp Trung ương và cấp Tỉnh – Thành phố. Còn quận huyện chỉ đạo phường xã thực hiện quản lý di tích quản lý ở địa phương minh trong giới hạn như : ngăn chặn, phòng ngừa mọi hành vi vi phạm di tích tiếp nhận và chuyển lên những cơ quan chuyên trách bảo tồn, bảo tàng, những khai thác về di tích thắng cảnh, bảo quản cấp thiết , che chắn quét dọn – lau chùi làm vệ sinh sàn vườn , khu vực nhà cửa, đồ đạc theo những biện pháp bảo vệ và đã được pháp lệnh qui định. Quản lý toàn diện di tích nghĩa là phải có một loạt điều kiện kèm theo như tổ chức bộ máy , có đội ngũ cán bộ khoa học chuyên môn về nghiệp vụ bảo tồn, bảo tàng và các ngành nghiên cứu khoa học khác như khoa học lịch sử, kiến thức về khảo cổ học, hán nôm, kiến trúc, nghệ thuật… nằm trong bộ máy điều hành về quản lý di tích. Vậy thì ở những cấp dưới Trung ương và Tỉnh, Thành phố như cấp quận huyện, phường xã không có đủ điều kiện thành lập bộ máy quản lý trực tiếp và toàn diện về di tích. Nhưng ba năm qua, Hà nội đã thực hiện phân cấp quản lý di tích toàn diện cho quận, huyện – liền sau đó, quận huyện tiếp tục phân cấp quản lý toàn diện cho phường xã. Việc phân cấp quản lý di tích ở Hà nội hoàn toàn không phù hợp với pháp lệnh “Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh” ban hành ngày 4-4-1984, bộc lộ nhiều sơ hở vì chính quyền cơ sở không có cán bộ chuyên môn theo dõi . Đồng thời đã gây ra cho công tác quản lý di tích trên địa bàn toàn thành phố những vướng mắc không cần thiết lẽ ra không đáng có. Cách phân cấp quản lý di tích như hiện nay của Hà nội là phân tán , tản mạn , có nhiều đầu mối, có nhiều ông chủ , nhưng không biết ai là người chịu trách nhiệm chính , cho nên kế hoạch tài chính hàng năm dành cho tu bổ, tôn tạo di tích hàng năm đều nhập cục bộ vào kế hoạch ngân sách chung của quận, huyện. Nhưng quận , huyện không dành phần kinh tế được cấp đầu tư cho di tích nên di ngày càng xuống cấp. Việc quản lý các lễ hội ở Thủ đô còn nhiều sai sót . Ban tổ chức chưa đủ mạnh để điều khiển lễ hội. Hơn baogiờ hết việc phát triển du lịch văn hoá dân tộc ở Thủ đôcần có sự can thiệp của Nhà nước bằng các chính sách quản lý , bảo tồn các di tích văn hoá lịch sử và các chính sách về đầu tư , thu hut khách … Với thực trạng về quản lý Nhà nước , thực trạng về du lịch văn hoá dân tộc và phương hướng phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội cần có giải pháp sau. 3.2. Khuyến khích du lịch văn hoá dân tộc phát triển ở Hà Nội : - Sắp xếp củng cố hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp du lịch quốc doanh của thành phố. - Xác định rõ trách nhiệm quản lý cuả Nhà nước trên địa bàn với tất cả các doanh nghiệp du lịch (lữ hành, khách sạn, vận chuyển khách du lịch, các dịch vụ du lịch khác )thuộc tất cả các tuyến chủ quản và các thành phần kinh tế. Thực hiện tinh thần doanh nghiệp độc lập dần xoá bỏ cấp chủ quản. Trong khi tiến dần tới cơ chế xoá bỏ cấp chủ quản để thóng nhất quản lý theo lãnh thổ nên đề nghị các Bộ, nghành, Trung ương bàn giao cho các thành phố quản lý ,đồng thời xác định một số nội dung công tác, Sở du lịch cần tiến hành đối với doanh nghiệp Nhà nước về du lịch thuộc Hà Nội như các mặt tổ chức –cán bộ , quản lý vốn , quản lý việc thực hiện kế hoạch , thanh tra … 3.3. Xây dựng quy hoạch tổng thể về du lịch Hà Nội. Cần phải xác định được tiềm năng thiên nhiên và xã hội của du lịch Hà Nội, xác định được vai trò của du lịch văn hoá dân tộc trong sự phát triển du lịch của thủ đô. Xác định một số cơ cấu khách sạn phù hợp, xác định các tuyến chính của du lịch thành phố trong liên kết với các khu vực phụ cận. Ví dụ như: Hà Nội – Huế ,Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh, Hà Nội - Ninh Bình – Nghệ An. 3.4. Giữ gìn, tôn tạo các giá trị văn hoá dân tộc ở Hà Nội. - Di tích lịch sử: Các tổ chức có thẩm quyền điều hành phối hợp làm đầu mới cho du lịch thủ đô, sở du lịch Hà Nội có trách nhiệm sử dụng tốt nhất các danh lam thắng cảnh ,di tích lịch sử văn hoá vào mục đích phát triển du lịch. UBNDTP và bộ Văn hoá Thông tin sớm ra quyết định phân cấp lại việc quản lý di tích ở Hà Nội tạo điều kiện cho cơ quan chuyên môn ở thành phố hoàn thành nhiệm vụ của mình. Việc giữ gìn tôn tạo các di tích lịch sủ văn hoá phục chế các di tích để nó trở về đúng nguyên bản, chứ không được làm các di tích bị lai tạp. Bảo vệ và sử dụng, khai thác là hai chức năng không thể tách rời ,nên cần đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên môn cao để giám định giá trị văn hoá, lịch sử nghệ thuật ,am hiểu pháp luật, hoạt động thường xuyên phối hợp chặt chẽ giữa bảo tàng Hà Nội với ban quản lý di tích, danh thắng Hà Nội trong việc tổ chức , thực hiện quản lý di tích lịch sử văn hoá ở thủ đô. Khôi phục lại các nghi thức truyền thống như rước kiệu tế lễ và thực hịên nó một cách có hiệu quả đúng với phong cách truyền thống. - Cảnh quan thiên nhiên: Cần có hệ thống thoát nước mở rộng một số nhà máy nước tăng lượng nước sinh hoạt cho nhân dân, tiếp tục nạo vét, cải tạo hệ thống sông ngòi, hồ đầm… Xây dựng hệ thống công viên cây xanh một cách hợp lý, giải toả việc buôn bán các di tích lịch sử văn hoá. Ban hành các văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường ,tăng cường truyền thống , nâng cao dân trí về môi trường và nếp sống đô thị … Có những biện pháp ngăn trị xu hướng công nghiệp hoá , đô thị hoá một cách bừa bãi , thiếu quy hoạch. 3.5. Đề ra một số chính sách bảo trì, khôi phục lại nghành nghề truyền thống cổ truyền. Có những biện pháp để khuyến khích các nghề thủ công này phát triển, các chính sách ưu đãi của nhà nước trong thế xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. 3.6. Nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. - Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng ở Hà Nội như đường xá giao thông, bưu chính viễn thông… - Xây dựng và nâng cấp các khách sạn sẵn sàng đón tiếp khách. - Xây dựng đội ngũ lao động giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tiếp tục đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động hiện có. - Khuyến khích mọi thành phần kinh tế làm du lịch để tăng khả năng phục vụ khách. 3.7. Phát triển du lịch văn hóa một cách bền vững. Trước hết, cần xác định rõ: di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh là tiềm năng du lich to lớn cần được và khai thác có hiệu quả. Khai thác di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh phục vụ du lịch phải thực hiện tốt công tác bảo vệ, tôn tạo các di tích. Ngành văn hóa thông tin ngoài chức năng khảo sát, nghiên cứu lập hồ sơ đánh giá, còn phải phối hợp với ngành du lịch phân loại các di tích, danh thắng theo giá trị và khả năng khai thác. Về phía các doanh nghiệp du lịch, khi đưa khách đến thăm quan phải có trách nhiệm bảo vệ các di tích. Các cơ quan, tổ chức, cá hân khác kinh doanh du lịch dịch vụ trong khu di tích phải được phép của cơ quan quản lý văn hóa có thẩm quyền. Phần kết luận Tóm lại, có thể khẳng định rằng Hà Nội là nơi có tiềm năng lớn về các giá trị du lịch văn hóa. Hà Nội là một trung tâm du lịch lớn của đất nước. Mặc dù có tiềm năng lớn như vậy nhưng du lịch Hà Nội vẫn chưa khai thác triệt để và có hiệu quả lợi thế này. Mặt khác, các cấp các ngành cũng như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa nhận thức một cách đầy đủ về tiềm năng cũng như thực trạng du lịch của thủ đô, chẳng hạn như việc giữ gìn và bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử chưa được quan tâm một cách đúng mức. Ngoài ra một hạn chế khác trên góc độ các doanh nghiệp du lịch, đó là việc số lượng các doanh nghiệp nhiều nhưng còn manh mún và lẻ tẻ, phát triển chưa đồng đều và phát triển một cách tự phát không có kế hoạch chung. Muốn du lịch văn hóa nói riêng và du lịch Hà nội nói chung phát triển mạnh cần có nhiều giải pháp hữu hiệu trong đó cần chú trọng công tác quảng bá du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, đồng thời phát triển du lịch văn hóa trong sự bền vững. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35554.doc
Tài liệu liên quan