Đề tài Một số vân đề trong việc thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ - chồng

A . PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Nhiều luật gia ủng hộ cho quyền lập di chúc chung của vợ, chồng để định đoạt tài sản chung, thay vì mỗi bên chỉ được lập di chúc cá nhân. Vấn đề tưởng chừng như đơn giản và không có gì phải bàn cãi, vì quan điểm ấy không chỉ được bênh vực bởi luân lý mà còn được thừa nhận cả về mặt pháp lý. Nhưng qua công tác nghiên cứu, giảng dạy cũng như qua tiếp cận với thực tiễn pháp lý về di chúc chung của vợ, chồng đã cho thấy, đây là một vấn đề khá phức tạp mà luật hiện hành chưa qui định đầy đủ, rõ ràng. Các thiếu sót, bất cập của luật, đã dẫn tới hậu quả là, làm cho vấn đề này càng trở nên rắc rối thêm, thậm chí còn tạo ra nhiều mâu thuẫn so với các qui định khác có liên quan. Từ đó, đòi hỏi cần phải lật lại vấn đề: liệu Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 có nên tiếp tục thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ, chồng để định đoạt tài sản chun của họ hai không? Đề cương đề tài: MỘT SỐ VÂN ĐỀ TRONG VIỆC THỪA NHẬN QUYỀN LẬP DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ - CHỒNG A . PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5. Bố cục của đề tài B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC THỪA NHẬN QUYỀN LẬP DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ - CHỒNG 1. Một số vấn đề chung về di chúc chung của Vợ - Chồng 1.1. Các văn bản pháp luật hiện hành liên quan 1. 2. Di chúc và di chúc chung của Vợ - Chồng 1.3. Một số khái niệm 1.4. Chủ thể và các trường hợp được lập di chúc CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG VIỆC THỪA NHẬN QUYỀN LẬP DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ - CHỒNG 1. Lịch sử vấn đề và những thiếu sót, bất cập trong các qui định của pháp luật hiện hành về di chúc chung của vợ - chồng 1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề 1.2. Quyền lập di chúc chung của vợ - chồng và nguyên tắc tự nguyện cá nhân trong việc lập di chúc 1.3. Nội dung và mục đích của di chúc chung của vợ - chồng 1.3.1. Di chúc chung chỉ dùng để định đoạt tài sản chung của vợ chồng 1.3.2. Việc thừa kế lẫn nhau giữa vợ - chồng 1.3.3. Xâm phạm đến quyền lợi của những người thừa kế bắt buộc 1.4. Hình thức của di chúc chung của vợ - chồng 1.4.1. Vợ, chồng có thể cùng nhau lập di chúc chung bằng miệng? 1.4.2. Vợ, chồng có thể cùng nhau lập di chúc viết tay mà không có người làm chứng? 1.5. Quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung 1.6. Hiệu lực của di chúc chung của vợ - chồng 1.7. Vấn đề chấm dứt sự tồn tại của di chúc chung 2. Một số giải pháp giải quyết và kiến nghị 2.1. Có tiếp tục thừa nhận di chúc chung của vợ, chồng? 2.2. Trường hợp không thể bãi bỏ các qui định về di chúc chung trong luật thực định, thì cần có những thay đổi toàn diện về vấn đề này trong BLDS 2005 C. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỘT SỐ VÂN ĐỀ TRONG VIỆC THỪA NHẬN QUYỀN LẬP DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ - CHỒNG

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1825 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vân đề trong việc thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ - chồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A . PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Nhiều luật gia ủng hộ cho quyền lập di chúc chung của vợ, chồng để định đoạt tài sản chung, thay vì mỗi bên chỉ được lập di chúc cá nhân. Vấn đề tưởng chừng như đơn giản và không có gì phải bàn cãi, vì quan điểm ấy không chỉ được bênh vực bởi luân lý mà còn được thừa nhận cả về mặt pháp lý. Nhưng qua công tác nghiên cứu, giảng dạy cũng như qua tiếp cận với thực tiễn pháp lý về di chúc chung của vợ, chồng đã cho thấy, đây là một vấn đề khá phức tạp mà luật hiện hành chưa qui định đầy đủ, rõ ràng. Các thiếu sót, bất cập của luật, đã dẫn tới hậu quả là, làm cho vấn đề này càng trở nên rắc rối thêm, thậm chí còn tạo ra nhiều mâu thuẫn so với các qui định khác có liên quan. Từ đó, đòi hỏi cần phải lật lại vấn đề: liệu Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 có nên tiếp tục thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ, chồng để định đoạt tài sản chun của họ hai không? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu và viết báo cáo thực tập thực tế là một nhiệm vụ của sinh viên Luật năm thứ 4 trong chương trình đào tạo Đại học Luật. Qua đó, giúp cho sinh viên hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý, hệ thống hóa những kiến thức đã được truyền đạt của giảng viên qua những bài giảng, giáo trình và các tài liệu tham khảo khác. Đồng thời, việc nghiên cứu cũng sẽ giúp sinh viên có sự liên hệ giữa lý luận và thực tiễn nhằm thực hiện tốt phương pháp học tập “học phải đi đôi với hành” để nâng cao hiệu quả của việc học tập hiện tại cũng như quá trình làm việc sau này. Do tính đa dạng, phức tạp của vấn đề, cùng thời gian thực tập không được nhiều, nguồn tài liệu còn hạn chế…nên đề tài khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong nhận được sự hướng dẫn, nhận xét của quý thầy cô, và sự đóng góp của các bạn lớp Luật K31 để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong khuôn khổ một báo cáo thực tập và thời gian hạn chế, vì vậy không thể đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ văn bản, các quy định của pháp luật về vấn đề này. Ở đây chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về vấn đề thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ - chồng được quy định trong bộ luật dân sự 2005.Do vậy, đề tài chỉ tập trung phân tích vấn đề nêu trên qua đó tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các chế định của pháp luật xung quanh vấn đề thừa nhận quyền lập di chúc chung của vơ - chồng. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Với phương châm nghiên cứu đề tài một cách toàn diện, có hệ thống, chúng ta luôn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Đặt sự vật, hiện tượng trong một trạng thái động theo mối quan hệ biện chứng để từ đó phân tích đánh giá vấn đề một cách khách quan trong tinh thần thấm nhuần các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ đối tượng nghiên cứu đã trình bày ở trên nên phương pháp nghien cứu đươc áp dung trong quá trình nghiên cứu là : Phương pháp tổng hợp – liệt kê Phương pháp phân tích – so sánh Phương pháp chứng minh 5. Bố cục của đề tài A.Phần mở đầu B.Phần nội dung Chương 1 Cơ sở lý luận về một số vấn đề về việc thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ - chồng 1.1.Một số vấn đề về việc lập di chúc chung của vợ chồng 1.1.1.Các văn bản pháp luật hiện hành liên quan 1.1.2.Di chúc và di chúc chung của vợ - chồng Chương 2 Một số vấn đề trong việc thừa nhận quyền lập di chúc chung của vơ - chồng 2.1.Lịch sử vấn đề và nhữn thiếu sót, bất cập trong các qui định của pháp luật hiện hành về di chúc chung của vợ - chồng 2.1.1.Sơ lược lịch sử vấn đề 2.1.2.Quyền lập di chúc chung của vợ - chồng và nguyên tắc tự nguyện cá nhân trong việc lập di chúc 2.1.3.Nội dung và mục đích của di chúc chung của vợ - chồng 2.1.4.Hình thức của di chúc chung của vơ - chồng 2.1.5.Quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung 2.1.6.Hiệu lực của di chúc chung của vợ - chồng 2.1.7.Vấn đề chấm dứt sự tồn tại của di chúc chung 2.2.Một số giải pháp và kiến nghị 2.2.1.Có nên tiếp tục thừa nhận di chúc chung của vơ - chồng 2.2.2.Trường hợp không thể bãi bỏ các qui định về di chúc chung trong luật thực định, thì cần có những thay đổi toàn diện về vấn đề này trong bộ luật dân sự 2005. C.Kết luận Tài liệu tham khảo B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VIỆC THỪA NHẬN QUYỀN LẬP DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ - CHỒNG 1.1. Một số vấn đề chung về di chúc chung của Vợ - Chồng 1.1.1. Các văn bản pháp luật hiện hành liên quan -BLDS 2005 -Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 -Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 1.1.2. Một số khái niệm - Di chúc Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 646 BLDS 2005). Di chúc là sự bày tỏ ý chí của một người khi còn sống định đoạt tài sản của mình, để chuyển toàn bộ hoặc một phần tàỉ sản của người đó cho một hay nhiều người thừa kế sau khi người đó chết. Sự bày tỏ ý chí này được biểu hiện hoăc bằng giấy tờ (di chúc viết), hoặc bằng lời nói miệng (di chúc miệng), thường là lời dặn dò, lời trăng trối khi hấp hối. Hành vi bày tỏ ý chí này bằng giấy tờ, hoặc lời nói miệng gọi là lập di chúc. Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương. Tức là chỉ có sự thể hiện ý chí của một bên la người lập di chúc. Một di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:        Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;         Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật -Di chúc chung của vợ_chồng Vợ, chồng có thê lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung (điều 663 BLDS 2005) Thông thường di chúc do một cá nhân lập để định đoạt tài sản của bản thân mình sau khi chết, đây là hành vi pháp lý đơn phương và được thực hiện theo quyết định của từng cá nhân.Tuy nhiên, BLDS 2005 cũng như luật Hôn nhân va gia đình 2000 lại có qui định một trường hợp ngoại lệ, vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoat tài sản chung của vợ, chồng. Theo qui định tại điều 27 luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “Tài sản chung của vợ, chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, khinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân; tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ, chồng thoả thuận là tài sản chung”. Trên cơ sở xác định tài sản chung của vợ, chồng là tài sản sở hữu chung hợp nhất việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản chung phải dựa trên sự nhất trí của vợ - chồng. Do đó, vợ - chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. Tuy nhiên việc lập di chúc chung cũng phải dựa trên cơ sở tự nguyện, thống nhất ý chí của cả vợ, chồng. Nếu vợ - chồng không tống nhất được ý chí chung , thì họ vẫn có thể lập di chúc riêng. Mỗi người được quyền lập di chúc để định đoạt một nữa khối tài sản chung hợp nhất của vợ, chồng và những tài sản thuộc sở hữu riêng của người đó. 1.1.3. Các trường hợp được công nhận là vợ - Chồng theo pháp luật hiện hành Căn cứ nghị quyết 35/2000/QH10 về thi hành luật hôn nhân gia đình năm 2000 các trường hợp sau được công nhận là vợ, chồng: a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;  b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng; c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. 1.1.4. Chủ thể và các trường hợp được lập di chúc Lập di chúc là việc một người định đoạt chuyển quyền sở hữu tài sản (quyền sở hữu tài sản) của mình cho người khác sau khi mình chết. Như vậy trước tiên, người lập di chúc phải là chủ sở hữu tài sản (người sử dụng tài sản). Tiếp đến, người lập di chúc phải có khả năng thể hiện rõ ý chí của mình trong việc định đoạt tài sản của mình. Theo quy định tại Điều 647 Bộ luật  Dân Sự (BLDS 2005), chủ thể co quyền lập di chúc bao gồm những người sau đây:          Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnhkhác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình( khoản 1). Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý( khoản 2). Quy định tại điều 647 BLDS 2005 đã làm sáng tỏ một số điều kiện và cũng là căn cứ để xác định chủ thể lập di chúc. Nhìn chung, chủ thể lập di chúc là người định đoạt tài sản của mình thông qua hành vi pháp lý đơn phương của họ. Vì vậy điều kiện về độ tuổi và năng lực trí tuệ của cá nhân người lập di chúc là điều kiện tiên quyết trong việc xác định di chúc có giá trị pháp lý hay không có giá trị pháp lý. CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG VIỆC THỪA NHẬN QUYỀN LẬP DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ - CHỒNG 2.1.Lịch sử vấn đề và những thiếu sót, bất cập trong các qui định của pháp luật hiện hành về di chúc chung của vợ - chồng 2.1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề Xem xét trong Bộ luật Hồng Đức và Luật Gia Long thì không thấy có qui định về vấn đề này. Đối chiếu với Luật La Mã cũng như Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp thì thấy họ cũng không thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ – chồng 1. Tuy vậy, việc lập di chúc chung của vợ - chồng lại được thừa nhận trong tục lệ của ta từ lâu. Theo Giáo sư Vũ Văn Mẫu, thực tiễn tục lệ của Việt Nam trong các xã hội trước đây cho thấy, di chúc chung của vợ, chồng là hình thức di chúc thông dụng và việc vợ - chồng cùng nhau lập di chúc chung, là hiện tượng phổ biến thời bấy giờ 2. Quan niệm truyền thống của người Việt Nam vốn rất coi trọng đạo nghĩa vợ - chồng và luôn muốn củng cố tình thương yêu, đoàn kết trong gia đình, nên cũng khuyến khích việc vợ, chồng cùng nhau lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung, và coi đó như là một biểu hiện cao đẹp của sự đoàn kết, yêu thương giữa vợ - chồng. Luật thực định thời cận đại cũng đã bắt đầu ủng hộ giải pháp mang tính luân lý đó. Nghiên cứu các Bộ Dân luật của các chế độ trước, thì thấy các Bộ Dân luật Bắc và Dân luật Trung đều thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ - chồng 3. Bộ Dân luật Sài Gòn 1972 cũng cho phép vợ - chồng cùng lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung4. Pháp luật hiện hành của Nhà nước ta cũng thừa nhận vợ, chồng có quyền lập di chúc chung. Thông tư 81-TANDTC ngày 24/71981 đã từng nhắc đến di chúc chung của vợ, chồng. Pháp lệnh Thừa kế 1990 tuy không trực tiếp qui định về di chúc chung của vợ, chồng, nhưng cũng gián tiếp thừa nhận hiệu lực của di chúc chung5. Vấn đề di chúc chung của vợ, chồng được qui định khá rõ trong BLDS 1995 và BLDS 2005 6. Các qui định này trong BLDS 2005 đã có nhiều sửa đổi so với qui định của BLDS 1995 7. Mặc dù vậy, việc qui định về di chúc chung trong BLDS 2005 vẫn còn nhiều điểm thiếu sót, bất cập và chưa phù hợp với thực tế. Có thể nói, pháp luật cận đại và luật hiện hành Việt Nam thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ - chồng là thể hiện nguyên tắc củng cố tình thương yêu, đoàn kết trong gia đình, nhưng như vậy sẽ gây ra sự mâu thuẫn với các quy định khác về di chúc làm nảy sinh nhiều bất cập không thể giải quyết được, thậm chí, còn làm phá vỡ tính hệ thống của chế định quyền thừa kế. 2.1.2. Quyền lập di chúc chung của vợ - chồng và nguyên tắc tự nguyện cá nhân trong việc lập di chúc Điều 646 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 qui định rõ: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển dịch tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Theo đó, di chúc được xem là phương tiện pháp lý để cá nhân định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Di chúc không thể là giao dịch dành cho mọi chủ thể hay một cộng đồng chủ thể. Mặt khác, vấn đề thừa kế di sản là vấn đề pháp lý liên quan tới thân trạng và quyền lợi vật chất của một cá nhân, được tiến hành sau khi cá nhân chết. Như vậy, Điều 663 qui định di chúc chung của vợ, chồng đã tạo ra sự mâu thuẫn so với Điều 646 nói trên. Mặt khác, việc thừa nhận di chúc chung của vợ chồng sẽ dẫn đến các vấn đề pháp lý phức tạp khác rất khó xử lý về mặt kỹ thuật pháp lý. Ví dụ như xác định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung, việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung, chấm dứt di chúc chung… Tuy vậy, nếu thiên về nguyên tắc củng cố tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình, thì việc qui định về di chúc chung của vợ, chồng là điều cần thiết. Cũng cần phải nói thêm là, trong quan điểm của tục lệ và pháp luật của các chế độ trước, việc thừa nhận quyền lập di chúc chung không chỉ để củng cố tình thương yêu đoàn kết trong gia đình, mà việc lập di chúc chung, trước hết, là nhằm tạo ra giải pháp phòng ngừa, tạo ra sự chế ước đối với người chủ gia đình, theo quan điểm phụ hệ, để bảo vệ quyền thừa kế của những người thân thích khác trong gia đình. 2.1.3. Nội dung và mục đích của di chúc chung của vợ - chồng 2.1.3.1. Di chúc chung chỉ dùng để định đoạt tài sản chung của vợ chồng Điều 663 BLDS 2005 qui định: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”. Theo đó, nội dung và mục đích của di chúc chung là để định đoạt tài sản chung của vợ, chồng. Sẽ đơn giản, nếu vợ, chồng chỉ có tài sản chung. Nhưng sẽ phức tạp, nếu vợ, chồng vừa có tài sản chung, vừa có tài sản riêng, mà họ lại muốn định đoạt cả hai loại tài sản này trong cùng một di chúc. Trong trường hợp đó, sẽ có nhiều vấn đề pháp lý đặt ra rất khó xử lý, như: vấn đề hiệu lực của di chúc chung sẽ được xác định như thế nào; phần di chúc định đoạt tài sản riêng có phải là một di chúc riêng; sau khi một bên vợ hoặc chồng chết, thì phần di chúc liên quan tới tài sản riêng của họ có hiệu lực hay chưa… Đây là những vấn đề pháp lý phức tạp mà BLDS 2005 chưa tiên liệu được. Như vậy, nếu qui định trên được thực hiện đúng, thì vợ, chồng không thể dùng di chúc chung để định đoạt tài sản riêng của mình. Điều này sẽ dẫn tới hai hệ quả là: -Khi vợ, chồng muốn lập di chúc chung thì di chúc đó chỉ được định đoạt tài sản chung. Nếu vợ, chồng muốn định đoạt phần tài sản riêng, thì họ phải lập một tờ di chúc khác. Sẽ phức tạp nếu một người có nhiều sản nghiệp khác nhau (tài sản riêng hoặc tài sản với vợ hay chồng hợp pháp khác). Điều này sẽ gây ra trở ngại tâm lý không nhỏ khi người ta muốn lập di chúc chung, vì như thế sẽ tạo ra thêm nhiều khó khăn cho các bên liên quan, như phải lập nhiều tờ di chúc khác nhau, thay vì chỉ cần duy nhất một tờ di chúc. - Nếu trong di chúc chung vợ - chồng định đoạt cả tài sản chung và tài sản riêng thì di chúc đó sẽ phát sinh hiệu lực vào hai thời điểm khác nhau. Điều này dẫn tới việc, chỉ dựa vào một tờ di chúc, 5 Điều 23 khoản 1 Pháp lệnh Thừa kế 1990: “Trong trường hợp di chúc lập chung, mà có người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần tài sản của người chết trước có hiệu lực”. người ta phải chia thừa kế nhiều lần trên cùng sản nghiệp của một người. Từ đó sẽ phát sinh nhiều vấn đề khác, như việc xác định người thừa kế bắt buộc, người thừa kế thế vị; sự ra đời của những người mới nằm trong hàng thừa kế, sau khi một bên vợ hoặc chồng chết mà di chúc chung vẫn chưa phát sinh hiệu lực; cơ sở để xác định giá trị một suất di sản bắt buộc… là những vấn đề pháp lý không dễ dàng giải quyết. 2.1.3.2. Việc thừa kế lẫn nhau giữa vợ - chồng BLDS 2005 không qui định rõ những trường hợp bị cấm đoán khi lập di chúc chung. Điều này sẽ tạo nên những tình huống pháp lý rất khó xử, như việc hai bên lập di chúc để thừa kế lẫn nhau, thì di chúc đó có hiệu lực hay không? Di chúc vốn là một loại giao dịch pháp lý đơn phương và không mang tính chất đền bù. Việc cho phép vợ, chồng khi lập di chúc chung để thừa kế lẫn nhau, đã biến loại giao dịch này thành giao dịch pháp lý song phương và mang tính chất có đền bù, làm thay đổi bản chất pháp lý của di chúc. Pháp luật của các chế độ trước tuy có thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ chồng, nhưng luôn cấm vợ, chồng lập di chúc chung để thừa kế lẫn nhau. Điều 572 Bộ Dân luật Sài Gòn qui định: “… hai người không thể cùng làm chung một chúc thư… lưỡng tương đắc lợi” (tức thừa kế lẫn nhau - Tác giả chú thích). Việc pháp luật hiện hành không cấm đoán vợ, chồng lập di chúc chung thừa kế lẫn nhau, chẳng những sẽ không đạt được mục đích tăng cường tình thương yêu, đoàn kết trong gia đình, mà có thể còn gây nên nhiều hệ luỵ không thể lường trước được, như: sự thông đồng giữa vợ, chồng lập di chúc giả tạo để che đậy những hành vi trái pháp luật; hoặc làm gia tăng nguy cơ khiến các bên phản bội, lừa dối, giả mạo di chúc, hoặc thậm chí, tạo cơ hội cho các bên thực hiện âm mưu xấu nhằm trục lợi bất chính di sản của nhau. 2.1.3.3. Xâm phạm đến quyền lợi của những người thừa kế bắt buộc Vấn đề thừa kế bắt buộc đối với di sản của cá nhân được qui định rõ tại Điều 699 BLDS 2005. Theo đó, những người thuộc diện thừa kế bắt buộc (cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con chưa thành niên và con đã thành niên mà không có khả năng lao động) có quyền được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, nếu họ không được hưởng hoặc thực tế được hưởng ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật. Tình huống đặt ra là, di chúc chung chỉ để lại thừa kế cho một số người mà không dành phần di sản cho những người thừa kế bắt buộc kể trên và cũng không dành phần di sản cho một bên vợ hoặc chồng, thì những người đó có được chia thừa kế bắt buộc không? Nếu họ vận dụng qui định tại Điều 699 để xin được hưởng thừa kế bắt buộc thì giải quyết thế nào. Ví dụ: ông A và bà B cùng lập di chúc chung để lại toàn bộ tài sản cho người con cả là C. Di chúc chung của ông A và bà B đã xâm phạm tới quyền được hưởng di sản bắt buộc của các con chưa thành niên khác của ông A và bà B, cũng như của cha, mẹ ông A và cha, mẹ bà B. Vậy, di chúc này có bị vô hiệu một phần không, những người thừa kế bắt buộc này có được khởi kiện đòi chia thừa kế của A, B hay không… là những vấn đề chưa được BLDS 2005 làm rõ, nên chắc chắn sẽ dẫn tới nhiều vướng mắc trong việc thực thi pháp luật. Không loại trừ trường hợp người vợ hay người chồng còn sống, vì lý do nào đó, đã khởi kiện đòi hưởng thừa kế bắt buộc từ phần di sản của người kia trong di chúc chung thì cũng sẽ không có cơ sở pháp lý để giải quyết. 2.1.4. Hình thức của di chúc chung của vợ - chồng Di chúc cá nhân được lập theo 1 trong 2 hình thức là di miệng và di chúc viết, theo những thủ tục rất chặt chẽ. Dường như ý chí của nhà làm luật muốn di chúc chung sẽ được lập theo những hình thức tương tự như di chúc cá nhân. Nhưng thực tiễn cho thấy, các hình thức và thủ tục để lập di chúc cá nhân không phải lúc nào cũng có thể áp dụng phù hợp cho di chúc chung của vợ, chồng. 2.1.4.1. Vợ, chồng có thể cùng nhau lập di chúc chung bằng miệng? Theo Điều 651, việc lập di chúc miệng chỉ dành cho cá nhân: “Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”. Do đó, vợ chồng không thể cùng nhau lập di chúc vì một số lý do: Một là, muốn lập di chúc chung, vợ - chồng phải có sự bàn bạc và thống nhất ý chí chung trước khi cùng nhau lập di chúc. Trong tình trạng bị cái chết đe dọa thì điều này là hạn hữu. Khi không có sự thống nhất quan điểm rõ ràng, thì việc lập di chúc chung sẽ không thể phản ánh đầy đủ và trung thực ý chí cá nhân của mỗi người. Tình trạng này dễ dẫn đến việc một bên quyết định nội dung di chúc chung theo ý chí chủ quan của mình mà không có sự thống nhất ý chí với người kia. Hai là, thủ tục lập di chúc miệng trực tiếp trước mặt hai nhân chứng, không cho phép hai người phát biểu ý chí cùng một lúc, mà phải từng người phát biểu. Vậy, sự thể hiện ý chí chung sẽ được biểu đạt bằng cách nào? Nếu từng người trình bày riêng ý nguyện của mình, thì thực ra, đó là di chúc cá nhân; còn nếu một người đại diện trình bày ý chí chung và người kia chấp nhận toàn bộ, thì cũng giống như đã uỷ quyền lập di chúc, mà như vậy thì lại vi phạm nguyên tắc lập di chúc trực tiếp. Hơn nữa, trong hoàn cảnh đặc biệt do cái chết đe dọa cả hai, để một người phát biểu ý chí chung cho người kia nghe và hoàn toàn đồng ý là không thực tê. Ba là, sau 3 tháng kể từ ngày di chúc miệng mà một người chết và một người còn sống, thì toàn bộ di chúc miệng hoặc một phần di chúc miệng liên quan tới người còn sống có còn giá trị thi hành nữa hay không? Vì theo Điều 651 khoản 1: “Sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ”. Trong khi đó, di chúc chung chỉ có hiệu lực khi cả hai người đều đã chết. Bốn là, đang lúc hoàn cảnh bối rối trước sự sống, chết của cả 2 người, việc tiếp nhận và ghi nhớ ý nguyện của mỗi người có thể sẽ không đầy đủ, không chính xác. Ý nguyện của người chết lại không được thể hiện ra thành một dạng vật chất định hình rõ ràng và cố định, rất dễ quên và cũng dễ bị sửa đổi mà lại không có chứng cứ xác đáng thể hiện sự đồng thuận của vợ, chồng. Việc chứng minh được tính chất đồng thuận, tự nguyện của cả hai vợ chồng trong trường hợp này sẽ không bảo đảm được tối đa tính trung thực, khách quan. Chính vì thế, việc cho phép vợ chồng lập di chúc chung bằng miệng sẽ trở nên phức tạp và không bảo đảm sự an toàn pháp lý cho quyền lợi chính đáng của chính người lập di chúc lẫn người thừa kế hợp pháp của họ. 2.1.4.2. Vợ, chồng có thể cùng nhau lập di chúc viết tay mà không có người làm chứng? Điều 655 BLDS qui định về lập di chúc viết tay của cá nhân: “Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc”. Về mặt lôgic, hai người không thể cùng một lúc viết cùng một nội dung trên cùng một tờ di chúc. Vậy phải từng người viết xong, rồi sau đó, từng người ký tên vào bản di chúc đó. Vấn đề đặt ra là di chúc do một người viết và người kia chỉ ký tên hoặc điểm chỉ thì có hiệu lực pháp luật không? Hoặc mỗi người viết một đoạn để nói về những quyết định của mình về từng vấn đề khác nhau, rồi sau đó, cùng ký tên vào di chúc thì có được không? Chúng tôi cho rằng, nếu chỉ một người viết toàn bộ di chúc, rồi cả hai cùng ký vào bản di chúc thì không đảm bảo thủ tục lập di chúc viết tay, dễ dẫn đến sự ngụy tạo chữ ký để giả mạo di chúc chung, mà không có cơ sở để giám định bút tích của người lập di chúc. Nhưng việc cả hai cùng nhau và thay nhau viết bằng chữ viết của chính mình để định đoạt tài sản chung, thì không thể thực hiện được trên thực tế, vì như vậy, tức là hai người phải cùng viết giống nhau về cùng một nội dung, thành 2 đoạn khác nhau trên tờ di chúc, mà như vậy thì giống với di chúc cá nhân nhiều hơn. Một bên cũng không thể “uỷ quyền” cho người kia thay mặt để viết ra toàn bộ di chúc, vì trái với nguyên tắc di chúc viết tay phải được viết trực tiếp bằng chữ viết tay. Mặt khác, làm như vậy giống như là viết hộ di chúc, nên sẽ phải tiến hành theo một thủ tục khác, trước mặt ít nhất hai người đủ điều kiện làm chứng để chứng kiến việc lập di chúc chung. Tóm lại, pháp luật cần phải qui định hình thức riêng cho di chúc chung của vợ chồng, chứ không thể áp dụng giống như di chúc của cá nhân. BLDS 2005 chưa qui định cụ thể vấn đề này là một thiếu sót cần được khắc phục. Tốt nhất, chỉ nên thừa nhận vợ, chồng được lập di chúc bằng hình thức văn bản có người làm chứng hoặc văn bản có công chứng, chứng thực. 2.1.5. Quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng phải dựa trên nguyên tắc nhất trí. Khoản 2 Điều 664 BLDS 2005 qui định: “Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”. Điều này tạo ra sự thống nhất cao cho việc lập di chúc chung cũng như việc sửa đổi, bổ sung… di chúc chung. Tuy vậy, nếu một bên muốn thay đổi quyết định trong di chúc chung mà bên kia không đồng ý, thì các bên cũng không được quyền thay đổi. Qui định này tạo ra những vấn đề bất cập sau: - Thứ nhất, qui định này xâm phạm tới quyền tự do định đoạt của cá nhân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, cũng như vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong việc lập di chúc. Nếu một bên vợ hoặc chồng, vì lý do nào đó mà bắt buộc phải sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung đã lập, nhưng không được sự đồng ý của người kia, thì việc sửa đổi, bổ sung đó sẽ không được luật chấp nhận. Thiết nghĩ, qui định này đã xâm phạm quyền tự do định đoạt của người có tài sản và xâm phạm tới sự tự nguyện trong việc lập di chúc, thậm chí, xâm phạm tới lợi ích chính đáng của cá nhân khi cấm họ đưa ra những quyết định cá nhân, nhằm bảo đảm lợi ích cho mình. Điều đó cũng không công bằng đối với bên muốn được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung. - Thứ hai, qui định này cũng tỏ ra thiếu nhất quán vì không cho phép một bên tự ý sửa đổi, bổ sung di chúc chung khi vợ - chồng còn sống, nhưng lại cho phép một bên còn sống có quyền sửa đổi, bổ sung phần di chúc liên quan đến phần tài sản của mình khi một bên vợ hoặc chồng đã chết. Sự thiếu nhất quán trong qui định trên không thể giải thích được, vì thực chất, cả hai trường hợp này đều giống nhau là khi một bên sửa đổi, bổ sung di chúc chung đều không có sự đồng thuận của người kia. Trong khi việc sửa đổi, bổ sung di chúc chung của vợ, chồng cần phải bảo đảm nguyên tắc nhất trí giữa vợ, chồng với tư cách là các đồng sở hữu chủ của tài sản chung. Do đó, nếu đã cho phép một bên được tự ý sửa đổi, bổ sung di chúc chung khi một bên đã chết, thì cũng cần phải công nhận quyền của một bên được tự mình sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ phần di chúc chung liên quan đến tài sản của mình, khi không tìm thấy sự đồng thuận của bên kia. - Thứ ba, qui định trên cũng chưa dự liệu các khả năng khác khiến di chúc phải bị sửa đổi, bổ sung mà không thể tìm được sự đồng thuận của vợ, chồng do vợ, chồng đã mâu thuẫn và sống ly thân, ly hôn hoặc do một bên vợ hoặc chồng còn sống, nhưng đã bị tuyên bố mất tích, bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị mất trí, bị bệnh lú lẫn tuổi già… khiến cho họ không còn thể hiện được ý chí cá nhân được nữa. Điều này chưa được qui định rõ ràng trong luật, nên dễ dẫn đến sự lúng túng và thiếu nhất quán trong việc áp dụng và thực thi pháp luật liên quan đến vấn đề vừa nêu. Suy cho cùng, lập di chúc chung là sự thể hiện tập trung của nguyên tắc củng cố tình thương yêu, đoàn kết trong gia đình. Nhưng việc níu kéo các bên vợ chồng, buộc họ phải nhất trí với nhau, trong hoàn cảnh mâu thuẫn giữa họ không thể dung hoà được nữa, thì việc lập di chúc chung hay cố giữ lại di chúc chung cũng không phải là cách hữu hiệu khiến cho họ trở nên thương yêu, đoàn kết với nhau hơn, mà chưa biết chừng, đó còn là tiền đề làm cho mâu thuẫn giữa các bên càng trở nên trầm trọng thêm, nhất là khi ý nguyện tự do của một bên (muốn sửa đổi, bổ sung di chúc chung) bị bên kia khước từ. 2.1.6. Hiệu lực của di chúc chung của vợ - chồng Vấn đề hiệu lực pháp luật của di chúc chung vốn đã gây ra rất nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia pháp luật thừa kế, khi góp ý cho Dự thảo BLDS 2005. Sở dĩ có sự bất đồng này là do thời điểm có hiệu lực của di chúc chung không trùng với thời điểm mở thừa kế10. Điều 668 BLDS 2005 qui định: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”. Giải pháp này đã đơn giản hóa việc thực thi di chúc chung (vì chỉ chia thừa kế theo di chúc chung một lần), so với giải pháp của BLDS 199511. Mặc dù vậy, việc xác định di chúc chung của vợ chồng phát sinh tại thời điểm người sau cùng chết lại phát sinh những vấn đề phức tạp khác sau đây: - Thứ nhất, phải chia thừa kế nhiều lần đối với di sản của người vợ hay chồng chết trước Thực tế cho thấy, một cá nhân có thể có nhiều sản nghiệp, bao gồm tài sản riêng của cá nhân và phần tài sản chung với vợ hay chồng, chưa kể có thể họ còn có nhiều vợ hay nhiều chồng hợp pháp khác. Nếu xác định di chúc chung chỉ có hiệu lực dựa vào “cái chết sau cùng”, thì sẽ có ít nhất hai lần “chia thừa kế” đối với di sản của người vợ hay người chồng chết trước. Lần thứ nhất là chia thừa kế đối với phần di sản là tài sản riêng hoặc những tài sản chung khác không định đoạt trong di chúc chung, dựa vào thời điểm mở thừa kế. Lần thứ hai là chia thừa kế phần di sản định đoạt trong di chúc chung của vợ, chồng, khi di chúc chung có hiệu lực. Người thừa kế của bên chết trước sẽ phải mất hai lần yêu cầu phân chia di sản và rất có thể, toà án sẽ phải hai lần thụ lý và giải quyết hai vụ tranh chấp khác nhau trên di sản của cùng một người. Điều này không chỉ gây khó khăn cho người thừa kế của người chết trước, làm phức tạp thêm tính chất của vụ việc, mà còn gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế 12, thậm chí, có thể còn vi phạm nguyên tắc “nhất sự bất tái cứu” trong tố tụng (vụ việc đã xét xử xong rồi thì toà án không thụ lý, giải quyết lại), vì phải tiến hành xét xử nhiều lần để phân chia di sản của người chết. - Thứ hai, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế của người vợ hay chồng chết trước Quyền thừa kế đối với di sản của người chết trước phát sinh từ thời điểm mở thừa kế, nhưng cho đến khi di chúc chung chưa phát sinh hiệu lực, những người thừa kế của người chết trước sẽ không thể yêu cầu phân chia di sản của người chết đã được định đoạt trong di chúc chung và phần di sản liên quan tới phần nội dung di chúc chung bị vô hiệu, nếu có; hoặc trong trường hợp người vợ hay người chồng vẫn còn sống lâu hơn so với tuổi thọ của những người thừa kế hợp pháp của người chết trước (như cha, mẹ của người chết trước, người thừa kế là con riêng chưa thành niên đang đau yếu cần có tiền để chữa bệnh…), làm những người này mất quyền được hưởng di sản. Điều này đã xâm phạm tới quyền thừa kế hợp pháp của công dân được hiến pháp và pháp luật bảo hộ. - Thứ ba, gây khó khăn cho việc xác định phạm vi những người thừa kế và tư cách của người được thừa hưởng di sản. Nếu những người thừa kế (của vợ, chồng đã quá cố hoặc những người được chỉ định trong di chúc chung) chết sau thời điểm mở thừa kế, nhưng chết trước khi di chúc chung có hiệu lực, thì họ có còn được hưởng thừa kế nữa không, có chia thừa kế thế vị hay thừa kế chuyển tiếp không; hoặc những người trong diện thừa kế hợp pháp (của người vợ hoặc chồng còn sống), nhưng tư cách thừa kế của họ được xác định trước khi di chúc chung có hiệu lực (như vợ, chồng tái hôn hoặc con riêng với người vợ, chồng sau…), thì họ có được thừa kế bắt buộc đối với phần di sản đã được định đoạt trong di chúc chung hay không; hoặc những được chỉ định trong di chúc chung chết trước khi di chúc chung có hiệu lực, nhưng chết sau thời điểm mở thừa kế của người vợ hay chồng đã quá cố, thì họ có thuộc thừa kế theo di chúc chung hay không… là những vấn đề chưa được qui định trong pháp luật hiện hành, làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc xác định tư cách người thừa kế và các qui định khác có liên quan. - Thứ tư, làm ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với di sản của người chết trước. Thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu hết 10 năm đó mà người kia vẫn còn sống, thì thời hiệu khởi kiện xin chia thừa kế đối với phần di sản của người chết trước cũng không còn. Nếu vì lý do nào đó, chẳng hạn nội dung di chúc chung vi phạm pháp luật, có dấu hiệu lừa dối, giả mạo… mà người thừa kế không biết để khởi kiện kịp thời (do di chúc chung chưa được công bố), đến khi người sau cùng chết mà thời hiệu khởi kiện không còn, thì quyền lợi của người thừa kế của người chết trước cũng như những người thừa kế hợp pháp của cả vợ, chồng có được bảo vệ không, cũng chưa được pháp luật qui định rõ. Vấn đề đã đuợc chúng tôi đề cập trong một bài viết khác về thời hiệu khởi kiện thừa kế 13. - Thứ năm, nếu tình trạng không phân chia di sản kéo dài quá lâu, khiến cho di sản là tài sản chung không còn nguyên vẹn do bị tiêu huỷ, giảm sút giá trị, hoặc do sự đầu tư, sửa chữa, tu bổ làm tài sản tăng giá trị, thì hậu quả của nó càng hết sức phức tạp, việc xác định giá trị của tài sản chung trong trường hợp này sẽ rất khó khăn, sẽ càng tạo ra nhiều tranh chấp khác rất khó giải quyết. Như vậy, thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật của di chúc chung, không đơn giản chỉ là căn cứ để phân chia di sản theo di chúc chung, mà sẽ ảnh hưởng tới thời hiệu khởi kiện, quyền thừa kế di sản của người chết trước, xác định phạm vi những người thừa kế hợp pháp, xác định giá trị di sản của người chết và những biến động của nó… Qua đó, sẽ làm cho việc chia thừa kế theo di chúc chung trở nên khó khăn, phức tạp thêm. 2.1.7. Vấn đề chấm dứt sự tồn tại của di chúc chung Di chúc chung có nhiều tính chất khác biệt so với di chúc cá nhân. Dù vậy, nhà làm luật vẫn không dự liệu các căn cứ riêng biệt đương nhiên làm chấm dứt di chúc chung. Như đã biết, di chúc chung được hình thành dựa trên hai yếu tố quan trọng của quan hệ vợ - chồng, đó là tình cảm vợ - chồng và tài sản chung của vợ - chồng. Nếu hai yếu tố này mất đi thì di chúc chung cũng không còn ý nghĩa. Trên thực tế sẽ phát sinh nhiều tình huống pháp lý khiến cho hai yếu tố trên bị thay đổi, như trường hợp: các bên vợ chồng ly hôn; chia tài sản chung trong khi hôn nhân đang tồn tại; một bên mất tích hoặc bị toà án tuyên bố chết và người còn lại đã kết hôn với người khác, sau đó người bị tuyên bố chết còn sống trở về, nhưng không thể tái hợp quan hệ vợ chồng; hoặc sau khi có di chúc chung, vợ chồng lại định đoạt tài sản chung vào một mục đích khác, như tặng cho, bán; vợ hay chồng còn sống đã kết hôn với người khác hoặc có những quyết định làm ảnh hưởng tới hiệu lực hoặc sự tồn tại của di chúc chung (như quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ phần di chúc chung liên quan tới phần tài sản của họ trong tài sản chung của vợ, chồng…). Đây là những trường hợp dẫn đến việc chấm quan hệ vợ - chồng, hoặc chấm dứt tình trạng sở hữu chung đối với tài sản, hoặc trực tiếp làm chấm dứt di chúc chung. Tuy vậy, những tình huống này không được dự liệu của pháp luật, nên sẽ dẫn tới sự lúng túng trong việc thực thi di chúc chung, vì không ai dám chắc là di chúc chung có đương nhiên bị mất hiệu lực, trong những tình huống đó hay không. 2.2.Một số giải pháp giải quyết và kiến nghị Từ cơ sở lý luận cũng như các bất cập được đê cập trên tôi xin đề cập một số kiện nghị liên quan tới vấn đề này như sau: 2.2.1.Có tiếp tục thừa nhận di chúc chung của vợ, chồng? Có thể thấy, pháp luật hiện hành vẫn chưa có giải pháp nào để giải quyết tốt các vấn đề pháp lý phức tạp được đặt ra đối việc lập, sửa đổi, huỷ bỏ di chúc chung và xác định hiệu lực thực thi của di chúc chung. Bản chất của di chúc vốn là giao dịch pháp lý đơn phương của cá nhân. Không thể có sự tham dự ý chí của nhiều cá nhân trong việc lập di chúc. Nếu thừa nhận di chúc chung, pháp luật có thể đạt được mục đích tốt đẹp là hướng các bên trong quan hệ thừa kế cần quan tâm hơn việc tăng cường tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình. Nhưng không nên nhầm lẫn việc tăng cường đoàn kết trong gia đình với việc phải cùng nhau lập di chúc chung. Chưa kể việc lập di chúc chung xong rồi lại bất đồng trong việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung; hay sau khi một bên vợ hoặc chồng chết trước, nhưng người thừa kế hợp pháp không thể xin phân chia di sản thừa kế hoặc chia thừa kế bắt buộc… thì có thể còn tạo hiệu ứng ngược. Bởi thế, không nên thừa nhận loại hình di chúc chung của vợ chồng và cần qui định minh thị trong luật cấm nhiều người lập di chúc chung, kể cả vợ chồng. Việc bảo đảm quyền lợi thừa kế của gia đình và của người thân thích không thể trông đợi vào việc lập di chúc chung, mà đã có các giải pháp khác hữu hiệu hơn, như thừa kế bắt buộc, tước quyền thừa kế, thừa kế thế vị, thừa kế theo các hàng thừa kế… 2.2.2. Trường hợp không thể bãi bỏ các qui định về di chúc chung trong luật thực định, thì cần có những thay đổi toàn diện về vấn đề này trong BLDS 2005 Dường như kiến nghị bãi bỏ qui định di chúc chung của vợ, chồng là không khả thi, vì đây là một thực tiễn pháp lý và tục lệ, đã tồn tại từ lâu trong xã hội Việt Nam. Vấn đề cần thiết hiện nay là, làm sao vẫn duy trì di chúc chung nhưng phải hạn chế tối đa những rắc rối, phức tạp do việc thừa loại di chúc này mang lại. Bởi thế, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau đây phục vụ cho việc nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các qui định pháp luật có liên quan tới di chúc chung của vợ, chồng: - Thứ nhất, cần phải tách vấn đề di chúc chung của vợ chồng ra khỏi di chúc của cá nhân và thiết kế thành một mục riêng trong chương thừa kế theo di chúc Như đã phân tích trên, tuy di chúc chung của vợ chồng cũng là một loại di chúc được lập, sửa đổi, bổ sung và phát sinh hiệu lực gần giống như một di chúc thông thường. Nhưng di chúc chung còn có những đặc thù: (i) do hai ý chí cá nhân cùng tham gia định đoạt dựa trên mối quan hệ hôn nhân đang còn hiệu lực; (ii) dùng để định đoạt khối tài sản chung của vợ chồng; (iii) có hiệu lực không đồng thời với thời điểm mở thừa kế của bên chết trước… do đó, cần phải được qui định thành một mục riêng; hoặc chí ít, cũng cần phải định rõ những ngoại lệ của di chúc chung so với di chúc cá nhân, trong các điều luật tương ứng qui định về di chúc cá nhân. - Thứ hai, nội dung của mục này cần phải làm rõ các vấn đề sau đây: + Qui định quyền lập di chúc chung của vợ chồng, khi hôn nhân đang còn tồn tại, phải tuân thủ các qui định chung về năng lực lập di chúc, các yêu cầu để di chúc có hiệu lực cũng tương tự như di chúc của cá nhân; + Qui định về hình thức bắt buộc mà di chúc chung phải tuân thủ. Chỉ nên lập di chúc chung bằng thể thức văn bản có người làm chứng (nếu cả hai đủ điều kiện minh mẫn, sáng suốt, không thuộc trường hợp mù chữ hoặc bị khiếm khuyết thể chất liên quan tới chức năng lập, kiểm tra nội dung di chúc); hoặc văn bản công chứng, chứng thực. + Qui định quyền được sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của một bên, khi vợ chồng còn sống, vẫn phải có sự đồng ý của vợ, chồng. Nhưng nếu một bên cần sửa đổi mà bên kia nhất quyết không đồng ý hoặc không thể biểu lộ ý chí một cách tự nguyện, thì người kia có quyền tự lập di chúc cá nhân hoặc có quyền sửa đổi, bổ sung một phần di chúc chung trong phạm vi phần tài sản của mình. Điều này làm cho các bên vợ, chồng luôn phải tìm thấy sự đồng thuận, kể cả trong việc lập hay sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung; đồng thời cũng nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa quyền lợi cá nhân với quyền lợi chung của vợ, chồng trong việc lập di chúc chung. Người ta không thể bị bắt buộc phải lập di chúc chung và càng không thể bị bắt buộc phải giữ nguyên nội dung di chúc chung đã lập, khi không tìm thấy sự đồng thuận ở người bạn đời của mình trong việc sửa đổi, bổ sung di chúc chung. Cũng cần nói thêm rằng, khi các bên còn sống, di chúc chung vẫn chưa có hiệu lực, và người ta vẫn có nhiều cách để làm mất hiệu lực của di chúc chung, mà không cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hay huỷ bỏ di chúc chung đó. + Luật cần dự liệu các căn cứ cụ thể làm chấm dứt di chúc chung của vợ chồng một cách đương nhiên, nhằm tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để giải quyết các trường hợp tương ứng, tránh gây ra sự lúng túng, thiếu nhất quán hoặc những tranh cãi không cần thiết, khi các bên liên quan tiến hành phân chia di sản dựa trên di chúc chung của vợ - chồng. + Cần phải dung hòa giữa quyền của vợ, chồng trong việc lập di chúc chung với lợi ích chính đáng của những người thừa kế của vợ hay chồng. Thừa nhận thời điểm phát sinh hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng là thời điểm bên sau cùng chết, nhưng cũng cho phép những người thừa kế hợp pháp của người vợ hay chồng chết trước có quyền xin chia thừa kế đối với phần di sản của vợ, chồng không được định đoạt trong di chúc chung. Đối với phần tài sản đã định đoạt trong di chúc chung thì cho phép các bên thừa kế bắt buộc được nhận phần di sản bắt buộc, nếu việc kéo dài tình trạng không phân chia di sản, theo hiệu lực của di chúc chung, có ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi hợp pháp của họ; đồng thời cần phải xác định rõ trong luật khoảng thời gian mà di sản chưa được phân chia thì được trừ vào thời hiệu khởi kiện thừa kế. Và, việc kéo dài thời điểm phát sinh hiệu lực của di chúc chung sẽ chấm dứt, nếu người còn sống kết hôn với người khác hoặc họ đã lập di chúc khác để thay thế, huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung di chúc chung liên quan tới phần tài sản của họ trong tài sản chung, mà việc đó ảnh hưởng tới sự tồn tại của di chúc chung hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản chung của vợ chồng. C. KẾT LUẬN Như vậy, Giữa ý định muốn bỏ định chế di chúc chung của vợ, chồng với việc giữ lại các qui định này, thì quan điểm muốn giữ lại có phần thắng thế do tục lệ, do thực tiễn pháp lý và thực tế đời sống đangđặt ra nhu cầu phải điều chỉnh bằng luật việc vợ, chồng muốn cùng nhau lập di chúc chung. Qua nghiên cứu vấn đề trên cũng cho thấy, di chúc chung của vợ, chồng hoàn toàn không phải là vấn đề đơn giản. Luật thực định chỉ dùng một hai điều luật ngắn để điều chỉnh vấn đề này, rõ ràng là chưa tương xứng và không đủ liều lượng cần thiết. Việc này cũng giống như dùng chiếc áo trẻ em để mặc cho một cơ thể người lớn. Đó sẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bất cập và thiếu nhất quán trong việc thực thi pháp luật về vấn đề liên quan. Bây giờ mà kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung qui định về di chúc chung trong BLDS 2005 là quá sớm, nhưng nghiên cứu vấn đề để chuẩn bị tiền đề tư tưởng phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung nội dung này trong BLDS 2005 là việc nên làm ngay và hoàn toàn không phải là quá sớm. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Các văn bản pháp luật 1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2006. 2. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Bộ luật dân sự năm 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2006. 3. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật hôn nhân gia đình năm 2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội- 2002 5. Bộ luật Dân sự Pháp, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. 2005, tr. 611. II. Các báo cáo, bài báo và các tài liệu tham khảo khác Tạp chí khóa học pháp lý Số 4/2006 “Một số bất cập về việc công nhận quyền lập di chúc chung của Vợ - Chồng” Vũ Văn Mẫu, Les succesions testamentaires en droit vietnmaien (Thừa kế theo di chúc trong luật Việt Nam), Luận án Paris, 1948, tr. 67, dẫn theo Nguyễn Ngọc Điện, Một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ. TP Hồ Chí Minh, 1999, tr.167. 3. Điều 313 Dân luật Trung kỳ (tương tự, vấn đề cũng được qui định tại Điều 321 Dân luật Bắc): “Người cha được lập chúc thư để xử trí tài sản chung của gia đình tuỳ theo ý mình, nhưng phải có vợ chính đồng ý… Trừ tài sản của vợ chính ra thì người chồng được làm chúc thư để xử trí tài sản của gia đình tùy theo ý mình, không có vợ chính thuận tình cũng được”, Nhà in Viễn Đệ, 1947, tr. 94. 4. Điều 572 Bộ Dân luật Sài Gòn 1972: “Chúc thư chỉ có thể do một người lập ra; hai người không thể cùng chung một chúc thư lợi tha hay lưỡng tương đắc lợi. Đặc biệt, trong trường hợp chúc thư do hai vợ chồng cùng làm để sử dụng tài sản chung, chúc thư được thi hành riêng về phần di sản của người chết trước, người sống vẫn có quyền huỷ bãi hay thay đổi chúc thư về phần mình”. Nxb. Thần Chung, Sài Gòn. 1973, tr. 150. 5. Lê Minh Hùng, Thời hiệu khởi kiện thừa kế - Thực trạng pháp luật và hướng hoàn thiện, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 5/2004, tr. 40 III. Các trang website: 1. http:// www.hoilhpn.org.com.vn 2. http:// www.nhandan. Com.vn 3. http:// www.google.com.vn 4. http:// www.thongtinphapluatdansu.com.vn 5. http:// www.vnexpress.net/vietnam/phap-luat/2008 6. http:// www.vietbao.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai lam hoan chinh cua de tai thuc tap.doc
  • docBÌA.doc
  • docloi cam on.doc
  • docĐề cương gui co.doc
Tài liệu liên quan