Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư phát triển vào thuỷ lợi tương đối cao mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Tình hình đầu tư phát triển vào thuỷ lợi ở nước ta là nội dung chính của đề tài mà tôi nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Bạch Nguyệt - giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy cùng các cán bộ thuộc Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) đơn vị mà tôi thực tập đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
79 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về đầu tư phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Biểu 11 - diện tích, năng suất, sản lượng lúa tăng do ảnh hưởngcủa đầu tư phát triển thuỷ lợi
Mục
ĐVT
Số lượng
Tỷ lệ % 1999 so 1990
1990
1999
1999/1990
1. Diện tích gieo lúa cả năm
1000 ha
6027
7610
1583
126,27
Trong đó:
Vụ chiêm xuân
1000 ha
2973
3506
533
117,93
Vụ hè thu
1000 ha
1229
1917
688
155,98
Vụ mùa
1000 ha
1825
2187
262
119,84
2. Năng suất lúa cả năm
tạ/ha
31,9
40,8
8,9
127,9
Trong đó:
Vụ chiêm xuân
tạ/ha
37,8
39,2
1,4
103,7
Vụ hè thu
tạ/ha
33,7
38,1
4,4
113,06
Vụ mùa
tạ/ha
26,5
45,5
19
171,5
3. Sản lượng lúa cả năm
1000 tạ
192250
310000
117750
161,25
Trong đó:
Vụ chiêm xuân
1000 tạ
78450
137464
59014
175,22
Vụ hè thu
1000 tạ
41440
73116
31667
176,44
Vụ mùa
1000 tạ
72360
99420
27060
137,4
Nguồn: Năm 1990 số liệu thống kê thuỷ lợi Việt Nam năm 1990
Năm 1999 số liệu tạp chí con số và sự kiện 12/1999
Hiệu quả từ công tác thuỷ lợi tác động đến nền nông nghiệp là rõ ràng, đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng nhất là thực hiện được mục tiêu lương thực, những chương trình trọng điểm ở đồng bằng Sông Cửu Long, chống lũ ở đồng bằng sông Hồng, các công trình trọng điểm miền Trung ... cũng đã đạt được những kết quả quan trọng tạo thế phát triển cho những năm sau.
Hiệu quả đầu tư phát triển Thuỷ lợi trong thời kỳ 1995 - 1999 trên một số vùng trọng điểm như sau:
Vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du Bắc Bộ với tổng vốn đầu tư vào thuỷ lợi là 1782 tỷ đồng. Kết quả đến hết năm 1999 tưới cho 1,49 triệu ha/vụ. Do diện tích đất đai được tưới tiêu hợp lý nên đã góp phần tăng năng suất lúa cũng như tăng sản lượng lúa. Nếu như năm 1995 năng suất lúa đạt 44,4 tạ/ha và sản lượng đạt 4,6 triệu tấn lương thực thì sang năm 1999 năng suất lúa đạt 55,3 tạ/ha và sản lượng đạt 5,5 triệu tấn.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong 5 năm 1995 - 1999 đã đầu tư 1428,718 tỷ đồng so với thời kỳ 1990 - 1994 thì những năm 1995 - 1999 vùng trọng điểm lúa của cả nước đã được Nhà nước quan tâm đầu tư rất nhiều tăng 103,8% so với 1990 - 1994. Với sự đầu tư này cho đồng bằng sông Cửu Long nhiều công trình phát huy hiệu quả ngay đã giải quyết được việc tiêu úng, rửa mặn góp phần đưa diện tích lúa từ một vụ tăng lên 2 - 3 vụ, năng suất và sản lượng đều tăng lên một cách đáng kể như năm 1990 năng suất lúa chỉ đạt 36,7 tạ/ha, sản lượng 9,4 triệu tấn, năm 1995 năng suất lúa đạt 40,2 tạ/ha và sản lượng đạt 12,8 triệu tấn thì đến năm 1999 năng suất lúa đạt 40,9 tạ/ha và sản lượng đạt 15,6 triệu tấn. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là trọng điểm lương thực hàng hoá có ý nghĩa quyết định đến cục diện phát triển lương thực của cả nước từ chỗ trước đây thiếu lương thực đến nay đã xuất khẩu được khối lượng lương thực tương đối lớn. Các công trình thuỷ lợi đã xây dựng có năng lực thiết kế tưới cho 3,7 triệu ha lúa vụ Đông Xuâ và Hè Thu trong thời kỳ 1995 - 1999, đưa diện tích tưới 2 vụ lên 3,2 triệu ha.
Các công trình thuỷ lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tạo nhanh khả năng phát triển trên diện tích rộng và hiệu quả sản xuất mang lại nhanh chóng, đồng loạt. Hệ thống kênh trục tiêu chua, rửa phèn với tổng chiều dài 6700 km kênh chính, 3000 km kênh nội đồng, 3000 km đê ngăn mạn ngăn lũ sớm, 200 cống ngăn mặn.
Không chỉ đem lại hiệu quả đối với sản xuất nông nghiệp mà ở đồng bằng sông Cửu Long với sự đầu tư vào thuỷ lợi đã mở rộng địa bàn khai hoang, ổn định sản xuất, bộ mặt nông thôn có sự thay đổi lớn, giao thông được mở rộng, môi trường nước được cải thiện góp phần thúc đẩy chương trình nước sinh hoạt nông thôn.
Các tỉnh miền Trung: Miền Trung là vùng thiên tai thường xuyên xảy ra như hạn hán, gió nóng, bão lũ... đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên liên tục trong các năm 1995 - 1999 đã được tập trung vốn với tỷ trọng cao, có nhiều công trình quy mô lớn. Với sự đầu tư như vậy cơ bản đã giải quyết được nạn hạn hán trước đây thường xuyên xảy ra do năng lực tưới cao, diện tích mặt hồ tăng lên tạo điều kiện cho việc nuôi trồng thuỷ sản và giải quyết được phần nào nước sinh hoạt cho nhân dân một số vùng như Bình Thuận, Ninh Thuận...
Khu vực miền núi miền Bắc: với tổng vốn đầu tư là 1009,021 tỷ đồng cho thời kỳ 1995 - 1999 một số công trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng đảm bảo công suất tưới cho vụ Đông Xuân là 10 vạn ha và vụ mùa là 21 vạn ha. Ngoài ra đã giải quyết được phần nào nước ăn vùng cao cho khoảng 30 vạn người thường thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô. Song miền núi có những địa hình rất phức tạp, công trình chưa được kiên cố nên sau mùa mưa lũ thường hư hỏng nặng nề, do vậy cần phải được kiên cố mới phát huy được hiệu quả cao. Một số hệ thống các kênh nội đồng tiêu và tưới chưa đồng bộ, một số tỉnh đầu tư của địa phương cho kênh nội đồng quá ít do đó nhiều trạm bơm không phát huy hết công suất chính vì vậy mà tại khu vực này việc khai thác các công trình thuỷ lợi chưa đem lại hiệu quả cao. Năm 1995 năng suất lúa đạt 28,6 tạ/ha, năm 1999 năng suất đạt 35,2 tạ/ha. Mặc dù có sự tăng lên về năng suất và sản lượng lúa qua các năm nhưng so với các vùng khác thì kết quả sản xuất nông nghiệp còn thấp hơn nhiều.
Tây Nguyên: Nguồn vốn đầu tư vào thuỷ lợi ở Tây Nguyên đã hình thành lên trên 400 hồ chứa nước vừa và nhỏ, đảm bảo tưới cho trên 3 vạn ha Đông Xuân, 5 vạn ha lúa mùa và trên 2 vạn cây công nghiệp chủ yếu là cà phê. ở Tây Nguyên với điều kiện địa hình của mình thì sản xuất nông nghiệp khó phát triển nhưng có lợi thế cho việc trồng trọt cây công nghiệp. Chính vì vậy nhờ hệ thống các hồ chứa tưới tiêu mà các cây công nghiệp ở đây rất phát triển sản xuất chủ yếu để xuất khẩu như cà phê, chè, hạt tiêu, ... thu được lợi nhuận cao, đời sống nhân dân đi vào ổn định.
Đông Nam Bộ: Trong 5 năm 1995 - 1999 đã đầu tư 1102,814 tỷ đồng vào việc xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi nhờ vậy đã phát huy tác dụng tưới tự chảy cho trên 4 vạn ha và tạo nguồn cho trên 3 vạn ha, đẩy mặn trên sông Sài Gòn để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho toàn vùng và đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả sản xuất nông nghiệp trong vùng cũng có sự chuyển biến tích cực năm 1995 năng suất lúa đạt 28,3 tạ/ha, sản lượng đạt 1,4 triệu tấn thì sang năm 1999 năng suất lúa đạt 31 tạ/ha, sản lượng đạt 1,56 triệu tấn.
Tóm lại được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước trong những năm qua ngành thuỷ lợi liên tục lớn mạnh, nhiều công trình xây dựng mới, tu sửa hoàn thành đưa vào phục vụ sản xuất đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, với sự cung cấp tưới tiêu hợp lý đã đưa sản lượng lương thực luôn vượt mức kế hoạch năm, tạo đà cho hoạt động xuất khẩu lương thực phát triển. Chính vì vậy trong mấy năm gần đây Việt Nam luôn đứng vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Ngoài ra với các công trình thuỷ lợi cung cấp nước sạch phục vụ sản xuất cho một số ngành, phục vụ cho khu công nghiệp, khu chế xuất và đáp ứng nhu cầu nước sạch cho nhân dân vùng cao. Với hệ thống đê kè thường xuyên được đầu tư tu bổ đã góp phần lớn phòng chống thiên tai, lũ lụt...
Tuy nhiên, những năm qua so với nhu cầu đầu tư thì vốn đáp ứng còn thấp, nhiều công trình quan trọng buộc phải giảm tiến độ (chống úng ở đồng bằng Sông Cửu Long còn chậm lại gần 4 vạn ha, một số trục kênh sông Hậu, chương trình ngọt hoá bán đảo Cà Mau tiến độ chậm các công trình ở miền núi và Tây Nguyên chỉ có thể thúc đẩy ở một số mức độ).
Suất đầu tư ở nước ta còn thấp so với thế giới nên công trình chưa có tính đồng bộ cao, mức bảo đảm còn thấp, công trình còn thô sơ, thiết bị chưa tiên tiến. Với những hạn chế đó nếu khắc phục sớm thì hiệu quả vốn đầu tư và thuỷ lợi sẽ đem lại cao hơn, đáp ứng đủ yêu cầu sản xuất và rút bớt thời gian thi công đưa công trình sớm vào hoạt động phát huy tác dụng, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
III-/ Đánh giá chung về đầu tư vào thuỷ lợi
1-/ Những mặt đã làm được.
Trong 5 năm 1995 - 1999 tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào thuỷ lợi là 9872,957 tỷ đồng. Đây là lượng vốn khá cao được Đảng và Nhà nước ưu tiên vốn đầu tư. Với sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, gắn xây dựng cơ bản với các giải pháp thực hiện mục tiêu, kết quả đạt được khá. Nhờ vậy nhiều công trình đã được bố trí đủ vốn để hoàn thành đúng tiến độ, góp phần phát triển sản xuất và phục vụ đời sống cho nhân dân.
Một số công trình đang thi công dở dang đã khai thác từng phần, kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp ở miền Trung, Tây Nguyên đạt kết quả tốt như hồ Việt An (Quảng Nam), Truồi (Thừa Thiên Huế), Bảo Đài (Quảng Trị), An Mã (Quảng Bình), Cao Lộc (Lạng Sơn), Sông Tiên (Hà Tĩnh), Cam Ranh (Khánh Hoà)...
Các dự án đại tu, sửa chữa nâng cấp ở đồng bằng sông Hồng miền Trung, miền núi phía Bắc được thúc đẩy đã tham gia tưới tiêu nước đạt kết quả tốt như hệ thống Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, Bái Thượng, Đô Lương, Linh Cảm, Đồng Cam, Liễu Sơn, Bạch Hạc, Sông Cầu...
Nhiều công trình đã được đẩy nhanh tiến độ thi công, có công trình hoàn thành sớm hơn dự kiến, nhiều công trình được chuẩn bị tốt về mặt kỹ thuật để có thể khởi công vào năm 2000 như Lòng Sông (Bình Thuận), Đồng Tròn (Phú Yên), Duy Thành (Quảng Nam) ... và một số công trình sử dụng vốn dư của dự án ADB, WB.
Các chương trình trọng điểm như chương trình đồng bằng sông Cửu Long theo QĐ - 99 TTg, chương trình Tây Nguyên QĐ - 656 TTg, chương trình miền núi 960 - TTg, công tác đê điều phòng chống lụt bão, các công trình vượt lũ... đều đảm bảo an toàn trong mùa lũ lụt, đặc biệt năm 1999 mưa lũ lớn xảy ra ở miền Trung những công trình đã và đang xây dựng đều đảm bảo an toàn không xảy ra sự cố đáng tiếc.
Chương trình kiên cố hoá kênh mương: Không chỉ dựa vào nguồn vốn của Nhà nước, nhiều địa phương đã có mô hình tự ứng vốn, huy động nghĩa vụ lao động, thuỷ lợi phí để xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ, cung ứng hoá kênh mương nội đồng như các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Tuyên Quang, Sơn La... theo phương châm Trung ương, địa phương, Nhà nước và nhân dân cùng làm thuỷ lợi đạt kết quả khá.
Chương trình đê biển ở đồng bằng Sông Cửu Long được triển khai gắn liền với chương trình ngọt hoá ở các vùng ven biển, tạo thành hệ thống các công trình tạo nguồn, dẫn ngọt, tiêu úng, xổ phèn để mở rộng sản xuất. Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 89 tỷ đồng, cùng với ngân sách địa phương, sức dân đắp được trên 250 km đê.
Công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư đã tích cực chuẩn bị kỹ thuật cho những công trình thuỷ lợi lớn ở miền Trung và Tây Nguyên để đón chào thiên niên kỷ mới.
Với ưu điểm về công tác đầu tư xây dựng cơ bản vào thuỷ lợi đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, phục vụ cho một số ngành công nghiệp, đời sống của nhân dân được nâng lên.
2-/ Những tồn tại.
Bên cạnh những mặt được trong công tác đầu tư vào thuỷ lợi thì nó còn một số những tồn tại cần khắc phục:
Trước hết, miền núi Tây Nguyên là những vùng có nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn rất thiếu, thuỷ lợi chủ yếu phục vụ xoá đói giảm nghèo, ổn định dân đặc biệt là dân cư ở vùng cao, để đảm bảo phát triển bền vững, ổn định trên đất dốc, nhưng đầu tư chưa ngang tầm, nhiệm vụ do công tác chuẩn bị kỹ thuật chưa kịp thời, thiếu cán bộ có năng lực, trình độ để điều hành thực hiện các dự án.
Nhà nước ưu tiên bố trí vốn lớn nhưng công tác chuẩn bị kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu, công tác đấu thầu, giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, chậm trễ... làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án.
Thiếu sự phối hợp các nguồn vốn của Bộ, của tỉnh và của Bộ ngành khác... đầu tư trên địa bàn, dẫn đến sự chồng chéo thiếu đồng bộ, hạn chế hiệu quả vốn đầu tư.
Các dự án ODA giải ngân chậm do các thủ tục xây dựng cơ bản chậm như đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng, thiết kế, tổ chức thực hiện chậm, lúng túng...
Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là sự phân cấp giữa trung ương và địa phương trên địa bàn chưa có những quy định cụ thể... chưa phát huy được nguồn lực của địa phương, tham gia đầu tư, trong lúc nguồn vốn cân đối của Trung ương không thể với tới, dẫn đến công trình thiếu đồng bộ giữa đầu mối, kênh chính và hệ thống thuỷ lợi nội đồng... hiệu quả khai thác thấp.
Công tác thông tin báo cáo thiếu kịp thời về thời gian thiếu đồng bộ về nội dung nên gặp khó khăn trong điều hành chỉ đạo, một số đơn vị thiếu nghiêm túc trong báo cáo, có một số Ban quản lý dự án đến tháng 2/2000 mới báo cáo thừa vốn, gây bị động trong điều hành.
Tóm lại, trên đây là toàn bộ thực trạng đầu tư phát triển thủy lợi tại Việt Nam trong những năm gần đây. Bên cạnh những việc đã làm được thì nó còn có những mặt yếu. Tuy nhiên công tác đầu tư phát triển thuỷ lợi đã đóng góp rất lớn tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước thông qua việc thúc đẩy sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, bộ mặt nông thôn được cải thiện, môi trường, sinh thái và cơ sở hạ tầng cũng phát triển theo, cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn, vùng cao nâng cao điều kiện dân sinh kinh tế.
Chương III
Phương hướng và giải pháp đầu tư phát triển thuỷ lợi trong thời gian tới.
I-/ Phương hướng phát triển thuỷ lợi đến năm 2010.
1-/ Phương hướng chung phát triển thuỷ lợi.
1.1 Cấp nước.
Đất nước đã bước vào thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Thập kỷ đầu của thế kỷ 21 tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá sẽ tăng gấp bội hiện nay. Dân số đô thị tăng, tỷ lệ công nghiệp dịch vụ tăng sẽ làm tăng nhu cầu dùng nước, đồng thời cũng làm tăng lượng nước thải gây ô nhiễm môi trường. Do đó nhiệm vụ của thuỷ lợi không chỉ cấp nước cho nông nghiệp mà còn phải cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt nông thôn và đô thị, dịch vụ, du lịch, thể thao và làm sạch môi trường yêu cầu dùng nước trong công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt từ 11,3 tỷ năm 2000 tăng lên 31,2 tỷ với mức tăng trưởng bình quân là 10,7% cao hơn mức tăng trưởng của GDP.
Với mức gia tăng dân số như hiện nay thì đến năm 2010 số dân sẽ khoảng 93 triệu người và với mức an toàn lương thực 400 kg/người/năm thì sản lượng lương thực cần đạt 36 - 38 triệu tấn/năm. Vì vậy sản xuất nông nghiệp vẫn là sự nghiệp phấn đấu lâu dài. Đến năm 2010 phải có 8,25 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó cây hàng năm là 6,6 triệu ha, đất lúa 5,22 triệu ha. Tổng diện tích gieo trồng 10 - 11 triệu ha, riêng lúa 8,5 - 9,0 triệu ha tức diện tích gieo trồng đất lúa cũng mới đạt hệ số quay vòng 163 - 173 % gồm chiêm xuân 3,53 triệu ha, hè thu 1,93 triệu ha, mùa 3,2 triệu ha, tức tăng gần 1 triệu ha gieo trồng so với năm 2000, gồm tăng đông xuân gần 400000 ha, mùa gần 400000 ha. Tiềm năng tăng đông xuân chủ yếu là Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, nơi mà dòng chảy mùa kiệt thiếu nhiều nhất. Nếu làm được hồ chứa tích nước ở các vùng trên đây mới giải quyết được yêu cầu tăng 400000 - 600000 ha đông xuân trên 3 vùng này. Khả năng tăng diện tích làm mùa chủ yếu dựa vào giải pháp chống lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, nhất là vùng ngập nông và cả vùng ngập sâu trong tương lai xa hơn. Khả năng tăng diện tích lúa hè thu bị hạn chế do việc tránh lũ rủi ro còn lớn, khả năng điều tiết của các hồ chứa cho cả hai vụ liên tiếp bị hạn chế.
Năm 2010 lượng nước yêu cầu tăng thêm 32,5 tỷ m3 so với năm 2000 có 19 tỷ m3 rơi vào mùa kiệt. Lượng nước cần thêm này chỉ có thể giải quyết bằng thêm hồ điều tiết. ở Bắc Bộ cần thêm 4,5 - 5 tỷ m3, Bắc Trung Bộ 3,888 tỷ m3, Nam Trung Bộ 4,07 tỷ m3, Tây nguyên 4,56 tỷ m3, Đông Nam Bộ 7,15 tỷ m3, đồng bằng Sông Cửu Long 3,26 tỷ m3. Với dung tích điều tiết này sẽ tăng thêm lưu lượng bình quân mùa kiệt trung bình từ 1000 - 1400 m3/s. Để đạt mục tiêu này thì cần đầu tư 60000 - 80000 tỷ đồng, tức gần gấp 4 lần đầu tư cho thời kỳ 1995 - 1999, tương đương 5,5 - 6 tỷ USD. Chi tiết về nhu cầu dùng nước từng vùng và cân bằng vùng xem ở biểu 12.
1.2 Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
Kinh tế càng phát triển thì vấn đề bảo vệ thành quả xây dựng kinh tế trước thiên tai như lụt bão, hạn úng, lở đất... càng trở nên cần thiết nhưng cũng tốn kém để có được mức bảo đảm an toàn cao. Để tiếp tục phát triển ngành thủy lợi nhằm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trong những năm tới thì cần phải:
Tiếp tục kiên cố hoá các đoạn đê xung yếu ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Xây dựng các hồ chứa lợi dụng tổng hợp để giảm lũ sông Hồng ở Hà Nội, hồ đại thị trên sông Lô Gâm, hồ Sơn La trên sông Đà.
Tiếp tục nâng cấp đê sông Thái Bình.
Xác định và duy trì, bảo vệ các hành lang thoát lũ ở đồng bằng sông Hồng.
Xây dựng các hồ chứa lợi dụng tổng hợp để giảm lũ trên các sông Cả, sông Mã, sông Hương, vũ gia Thu Bồn, sông Ba, sông Côn.
Hoàn chỉnh và nâng cấp tuyến đê biển đủ chiều cao ngăn sóng do gió gây ra vững với cấp 10 - 11 ở ven biển Bắc Bộ và cấp 11 - 12 ở Bắc Trung Bộ, cấp 9 - 10 ở Nam Trung Bộ, cấp 7 - 8 ở Nam Bộ.
Biểu 12 - Nhu cầu dùng nước các vùng trên toàn lãnh thổ năm 1990, 2000, 2010
Đơn vị: triệu m3
Miền - Vùng
1990
2000
2010
Miền núi và Trung du Bắc Bộ
9204,6
13488,5
16964,4
Nông nghiệp
8724,4
12315,2
13768,9
Sinh hoạt
148,8
951,7
554,5
Công nghiệp
239,5
474,0
1376,0
Dịch vụ
97,9
347,6
1265,0
Đồng bằng Bắc Bộ
10737,8
13731,5
19809,2
Nông nghiệp
9977,8
11642,5
12370,4
Sinh hoạt
287,9
487,0
621,8
Công nghiệp
222,5
849,0
3521,0
Dịch vụ
249,6
753,0
3296,0
Bắc Trung Bộ
8884,1
10756,3
14644,0
Nông nghiệp
8511,0
9969,0
12327,1
Sinh hoạt
169,1
278,5
538,2
Công nghiệp
119,0
287,0
967,7
Dịch vụ
85,0
221,8
811,0
Nam Trung Bộ
8044,0
11486,9
15543,6
Nông nghiệp
7705,6
10624,6
12185,1
Sinh hoạt
137,1
180,0
252,2
Công nghiệp
137,8
504,2
2279,3
Dịch vụ
63,5
178,1
827,0
Tây Nguyên
1904,3
4790,1
9346,7
Nông nghiệp
1807,7
4654,3
9092,9
Sinh hoạt
67,7
53,6
70,2
Công nghiệp
19,9
50,4
107,7
Dịch vụ
9,0
31,8
75,9
Đông Nam Bộ
2862,8
7547,2
14695,9
Nông nghiệp
1633,8
2931,6
4609,9
Sinh hoạt
292,0
451,6
683,0
Công nghiệp
604,0
3090,0
6836,0
Dịch vụ
333,0
1074,0
2567,0
Đồng bằng Sông Cửu Long
23108,0
30330,0
33585,3
Nông nghiệp
22298,0
28697,0
29067,0
Sinh hoạt
238,0
300,0
368,3
Công nghiệp
465,0
769,0
2240,0
Dịch vụ
107,0
564,0
1910,0
Toàn lãnh thổ
64745,5
92130,5
124589,1
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - thực trạng và quy hoạch phát triển thuỷ lợi.
biểu 13 - Cân bằng nhu cầu dùng nước năm và mùa kiệt năm 2010 với khả năng nguồn nước mức bảo đảm 75%
TT
Tên vùng
Số tháng kiệt
Cân bằng năm 109 m3
Cân bằng mùa kiệt 109 m3
Nguồn
Nhu cầu
Cân bằng ± DW
% nguồn
Nguồn
Nhu cầu
Cân bằng ± DW
% nguồn
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Bắc Bộ
5
136,4
36,86
99,5
27,0
29,25
3,28
5,97
79,6
1
Châu Giang
5
7,27
0,96
6,31
13,2
0,96
0,43
0,53
44,8
2
Đồng bằng Quảng Ninh
5
5,49,
0,81
4,68
14,7
0,84
0,52
0,32
61,2
3
Thượng du sông Hồng
5
99,9
6,43
93,47
6,4
22,92
4,11
18,81
17,9
4
Thượng du S.Thái Bình
5
4,4
1,23
3,17
27,9
0,75
0,83
-0,08
110,1
5
Trung du + ĐB S.Hồng
5
110,62
26,34
84,28
23,8
21,35
6,94
4,41
79,0
6
Thượng sông Mã
5
3,8
0,67
3,13
17,6
0,65
0,42
0,23
64,6
7
Sông Nậm Rốm
5
1,49
0,38
1,11
25,5
0,51
0,13
0,38
25,5
Bắc Trung Bộ
7
75,12
14,43
60,69
19,2
20,69
9,63
11,1
46,5
8
Thanh Hoá
6
19,47
5,34
14,13
27,4
4,47
2,96
1,51
66,22
9
Nghệ An
6
21,45
3,04
18,41
14,2
6,53
1,71
4,81
26,2
10
Hà Tĩnh
7
9,26
3,06
6,20
33,0
3,18
2,05
1,13
63,8
11
Quảng Bình
8
9,43
1,1
8,33
10,6
2,49
1,02
1,47
41,0
12
Quảng Trị
8
4,38
1,18
3,2
26,9
1,19
1,13
0,07
94,0
13
Thừa Thiên
8
11,13
0,89
10,24
7,9
2,83
0,77
2,10
27,2
Nam Trung Bộ
8
43,28
15,54
27,74
35,0
13,31
11,95
1,37
89,7
14
Quảng Nam - Đà Nẵng
8
12,71
2,92
9,78
23,0
3,91
2,03
1,88
51,9
15
Quảng Ngãi
8
6,51
2,12
4,39
32,6
1,86
1,54
0,32
82,8
16
Bình Định
9
7,13
2,49
4,64
34,9
2,21
1,82
0,39
82,4
17
Phú Yên
8
8,70
1,68
7,02
19,3
1,85
1,41
0,44
76,0
18
Khánh Hoà
8
4,30
2,20
2,10
51,0
1,33
1,74
- 0,41
131,0
19
Ninh Thuận
8
1,79
1,08
-0,71
60,3
0,75
0,89
- 0,14
119,0
20
Bình Thuận
8
2,14
3,05
-0,91
142,5
0,70
2,52
- 1,82
360,0
Tây Nguyên
6
29,25
9,27
19,98
31,6
7,40
7,18
0,24
97,0
21
Kon Tum
5
11,62
1,28
10,34
11,0
2,70
1,52
1,58
41,5
22
Gia Lai
8
6,34
2,84
3,5
44,8
2,02
2,76
- 0,74
136,6
23
Đắc Lắc
6
11,29
5,15
6,14
45,6
2,68
3,30
- 0,62
123,1
Đông Nam Bộ
7
31,22
13,78
17,44
44,1
12,47
8,99
3,48
72,0
24
Lâm Đồng
7
25
Đồng Nai
7
14,78
2,08
12,69
14,1
3,03
1,37
1,66
45,2
26
Sông Bé
7
27
Tây Ninh
7
11,92
2,37
9,05
20,8
5,03
1,81
3,22
35,9
28
TP Hồ Chí Minh
7
29
Bà Rịa - Vũng Tàu
7
26,77
9,33
17,44
34,8
9,29
5,81
3,48
62,5
ĐB Sông Cửu Long
6
460,13
33,59
426,54
7,3
83,95
29,14
54,81
34,70
30
Vùng ngập sâu
6
211,6
9,76
201,80
4,6
38,7
8,92
29,80
23,0
31
Vùng ngập nông
6
235,8
14,4
221,40
6,1
43,0
12,5
30,50
29,0
32
Vùng mặn
6
12,52
8,99
3,63
71,8
2,22
7,35
- 5,13
332,0
33
Vùng Bảy núi
6
0,21
0,44
0,23
209,5
0,03
0,37
- 0,34
123,3
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - thực trạng và quy hoạch phát triển thuỷ lợi.
Ghi chú: 1. Nguồn ở cột 4, 8 bao gồm dòng chảy mặt mức bảo đảm 75%, dòng chảy ngầm lấy bằng 1/3 trữ lượng động tự nhiên và đối với mùa kiệt thêm vào cột 8 dung tích của các hồ chứa.
2. Cột 5, 9 là nhu cầu dùng nước năm và mùa kiệt gồm nhu cầu trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ. Nhu cầu nước mùa kiệt tính tương ứng với số tháng mùa kiệt ở từng vùng.
2-/ Phương hướng đầu tư phát triển thuỷ lợi
2.1 Phương hướng đầu tư phát triển thuỷ lợi năm 2000
Năm 2000 vốn được bố trí đầu tư vào thuỷ lợi là 1444 tỷ đồng (vốn trong nước 784 tỷ đồng, vốn ngoài nước 660 tỷ).
Với lượng vốn có hạn thì việc đầu tư phải đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trong mùa lũ bão, các công trình phục hồi nâng cấp đảm bảo phát huy năng lực thiết kế, thúc đẩy mục tiêu các công trình thuỷ lợi lớn ở miền Trung hoàn thành trong năm, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở miền núi, Tây Nguyên thực hiện mục tiêu định canh định cư, xoá đói giảm nghèo...
(1) XDCB đê điều, phòng chống lụt bão: bố trí 360 tỷ đồng (đê thường xuyên 150 tỷ, đê Hà Nội 100 tỷ và PAM 5325: 110 tỷ) bằng 65% so với năm 1999.
Nâng mức đầu tư nhằm nâng cao chất lượng và mức an toàn của đê theo hướng tu bổ thường xuyên và duy trì bảo dưỡng, nhằm chủ động bảo vệ có hiệu quả các công trình, nhất là đối với các khu vực có ý nghĩa an toàn quốc gia. Kiểm soát toàn diện đối với hệ thống đê sông Hồng, sông Thái Bình, có kế hoạch ngay cho việc duy tu, bồi trúc, tôn cao và xử lý ẩn hoạ những tuyến đê xung yếu.
Kiểm soát đầu mối và các tuyến phân lũ, vùng ngập lũ, chậm lũ, sớm có kế hoạch cảnh báo phòng trách, di dời để chủ động khi có sự cố. Ưu tiên vốn đầu tư để chỉnh tu những nơi đang sạt lở nghiêm trọng, những vùng, tuyến xung yếu với lũ chính vụ, giãn các mục tiêu khác do còn thiếu vốn quản lý chặt chẽ mục tiêu đầu tư.
Đầu tư tăng cường đê Hà Nội từ nguồn vốn vay ADB, thúc đẩy tiến độ dự án PAM 5325 đê biển miền Bắc, đảm bảo mục tiêu hoàn thành dự án năm 2000.
Cùng với nguồn vốn ngân sách đầu tư, cần phải huy động nguồn lực của địa phương, nhân dân cho đê điều phòng chống lụt bão, tăng khả năng đối phó với thiên tai như bố trí khu dân cư tập trung, xây dựng nhà ở kiên cố ở trong vùng lụt bão ở miền Trung và chung sống với lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long. Đầu tư tăng cường phương tiện cứu hộ cứu nạn khẩn cấp thông tin kịp thời các dự báo, các phương án phòng tránh để dân bình tĩnh, chủ động đối phó.
(2) Ưu tiên vốn cho các công trình hoàn thành năm 2000 phát huy hiệu quả trong năm: các công trình vượt lũ (các hồ chứa nước vừa và lớn), các công trình có mốc tiến độ và điểm dừng kỹ thuật chặt chẽ như các công trình thoát lũ vùng ngập lũ, các cống ngăn mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long các công trình chống hạn, cấp nước, định canh định cư vùng miền núi, miền Trung đang rất khó khăn, phục vụ xoá đói giảm nghèo. Xem xét khả năng thực hiện mục tiêu tiến độ các công trình vượt lũ, sẽ chưa tiến hành vượt lũ các công trình khi chưa đảm bảo đầy đủ các điều kiện về vốn, về nguồn lực.
Đẩy mạnh đầu tư nhằm thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương. Đó là hướng quan trọng để thực hiện kích cầu đầu tư trong khu vực nông thôn và đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp.
Vấn đề này vừa được Chính phủ ban hành một số chính sách cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương. Theo đó nguồn vốn đầu tư được quy định cụ thể như sau:
- Đối với kênh mương loại 1: do ngân sách Trung ương đầu tư.
- Kênh mương loại 2: do ngân sách địa phương đầu tư.
- Kênh mương loại 3: do nhân dân vùng hưởng lợi đóng góp.
(3) Ưu tiên đầu tư cho đại tu nâng cấp: khắc phục hậu quả lũ lụt phát huy cao năng lực công trình đã có, hầu hết nội dung đầu tư của các dự án vay ADB1 (trừ đê Hà Nội), ADB2 (cho đồng bằng sông Hồng), WB (trừ hệ thống Thạch Nham và Hóc Môn - Bắc Bình Chánh) đều là đầu tư nâng cấp, mở rộng, nâng mức đảm bảo, nâng cao chất lượng tưới tiêu. Các công trình vùng đồng bằng sông Cửu Long thực chất cũng là nạo vét, mở rộng các kênh trục đã có và thi công các công trình ngăn mặn đồng độ khép kín nhiệm vụ công trình.
Kế hoạch bố trí đại tu nâng cấp gồm 125 công trình, với số vốn là 650 tỷ đồng, chiếm 60% trong tổng số đầu tư thuỷ nông.
(4) Thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án có vốn đầu tư nước ngoài tranh thủ tối đa nguồn vốn vay, bổ sung nguồn cân đối:
Dự án ADB1 khôi phục nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Bắc Nghệ An, Sông Chu, đê Hà Nội. Dự án ADB2 khôi phục, nâng cấp công trình tiêu úng, công trình tưới vùng đồng bằng sông Hồng và Trung Du. Tập trung hoàn thành trước 30/12/2000 theo cam kết, cần chỉ đạo tiến độ và kiểm tra kết quả thực hiện các phần việc còn lại. tránh để mất vốn.
Dự án WB cho khôi phục nâng cấp một số hệ thống thuỷ nông vùng miền Trung và thành phố Hồ Chí Minh, sẽ kết thúc vào năm 2001 khối lượng công việc còn rất lớn, cần tập trung ngay từ năm 2000 mới đảm bảo thời gian cam kết.
Dự án Bắc Vàm Nao (An Giang) viện trợ của úc, dự án vay vốn của WB (đồng bằng sông Cửu Long), dự án Phước Hoà (Bình Phước) vay vốn ADB, dự án Tân Chi (Bắc Ninh) viện trợ của Nhật... tiếp tục thúc đẩy, đảm bảo mục tiêu tiến độ giải ngân.
Tiếp tục tìm nguồn vốn ODA cho dự án thuỷ lợi đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2 (ADB3) và các dự án thuỷ lợi lớn ở miền Trung như Cửa Đạt, Tả Trạch, Nước Trong, Đình Bình...
(5) Về công trình phục vụ chống hạn:
Tập trung cao thúc đẩy tiến độ thi công các hồ chứa và đập dâng vừa và lớn ở miền Trung và Tây Nguyên, đầu tư phục hồi và nâng cấp các hệ thống thuỷ nông, đồng bằng sông Hồng, miền núi và các công trình cắt lũ, tạo nguồn tưới là những công trình giữ vai trò quan trọng trong những năm hạn lớn.
(6) Phân bổ vốn đầu tư thuỷ lợi năm 2000
Với tổng vốn đầu tư 1444 tỷ đồng: phân bổ đầu tư đê điều 360 tỷ đồng (25%), đầu tư thuỷ nông 1084 tỷ đồng (75%).
a, Phân theo mục tiêu: 187 công trình.
Công trình hoàn thành năm 2000 vốn 461 tỷ đồng, gồm 76 công trình.
Công trình chuyển tiếp sau năm 2000: 518 tỷ đồng, gồm 79 công trình.
Công trình khởi công mới năm 2000: 206 tỷ đồng, gồm 32 công trình.
b, Phân theo vùng.
Bố trí đầu tư thủy nông các vùng như sau: 187 công trình thuỷ lợi.
Đồng bằng trung du Bắc Bộ: vốn bố trí 328 tỷ đồng bằng 27,7% với 50 công trình. Tập trung cho công tác phục hồi, nâng cấp các công trình đã có, mức cân đối vốn trong nước chưa đáp ứng đủ vốn đối ứng hoàn thành dự án theo tiến độ cam kết với ADB (dự án ADB2 kết thúc năm 2000).
Miền núi phía Bắc: vốn bố trí 126 tỷ đồng 11% với 30 công trình. Tập trung xây dựng các công trình và cụm công trình thuỷ lợi nhỏ phục vụ nước sản xuất, sinh hoạt, nâng cấp các công trình đã có đảm bảo năng lực thiết kế, mức vốn này chỉ đáp ứng 50% yêu cầu theo quyết định 960 TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hoàn thành các công trình Lùng Tán, 12 xã miền núi Hạ Hoà, hồ Khe Chè, Trúc Bài Sơn, Bum Nứa, Phú Cường, Nậm Rốm, trạm bơm Lò Lợn... khởi công mới Na Hang (Tuyên Quang), Láng Chương (Phú Thọ)...
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: vốn bố trí 351 tỷ đồng bằng 29%, 53 công trình, xây dựng các hồ chứa nước, phục vụ sản xuất, chống hạn. Đây là vùng khó khăn chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt, xuất đầu tư gấp 4 - 5 lần so với đầu tư vùng đồng bằng Sông Cửu Long và các công trình đều có mức đầu tư lớn, từ 100 đến 300 tỷ đồng, mức đầu tư này chưa đạt yêu cầu đầu tư theo quyết định 668 TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Hoàn thành các hệ thống công trình Bái Thượng, Đô Lương, hồ Truồi, hồ An Mã, Việt An, hồ Cam Ranh... khởi công mới: hồ Lòng Sông, Nam Trạch Hãn, An Chúa, đập Duy Thành, hệ thống Rào Nan, đập Cửa Lác, hồ Hoà Mỹ...
Tích cực chuẩn bị kỹ thuật một số công trình lớn như Cửa Đạt (Thanh Hoá), Tả Trạch (Thừa Thiên Huế), Nước Trong (Quảng Ngãi)... để khởi công vào đầu kỳ kế hoạch 2001 - 2005.
Tây Nguyên: vốn bố trí 51 tỷ đồng bằng 5%, với 8 công trình. Mức đầu tư này chỉ đạt 25% yêu cầu mức đầu tư bình quân năm cho thuỷ lợi Tây Nguyên, theo quyết định 625 TTg. Hiện tại một số dự án lớn như hồ Ea Sup Thượng (đã được duyệt khả thi), hồ Krông Búc hạ đợt II (đã chuẩn bị đầu tư), đang tiếp tục tìm nguồn tài trợ, trước mắt tập trung cho công trình dự án Hà Ra..., Ia Lau, A Yun Hạ phù hợp với kế hoạch chuyển dân. Khởi công mới Ia Soup thượng, ĐakLô.
Ưu tiên chuẩn bị đầu tư cho một số dự án tưới cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cà phê, chè phát huy lợi thế so sánh của nước ta, thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư thuỷ lợi.
Vùng miền Đông Nam Bộ: vốn bố trí 70 tỷ đồng bằng 7%, với 9 công trình, xây dựng các công trình phục vụ nước cho cây công nghiệp, dân sinh... tập trung hoàn thành hồ Côn Đảo thúc đẩy tiến độ dự án Hóc Môn - Bắc Bình Chánh (vay WB), hồ Lộc Quang, hồ Đá Đen, là công trình ngoài nhiệm vụ tưới, còn nhiệm vụ quan trọng là cấp nước công nghiệp và dân sinh.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long: vốn bố trí 258 tỷ đồng bằng 21%, với 37 công trình thực hiện quyết định 99 TTg và quyết định 159 TTg phải tập trung đầu tư hoàn thành các công trình thoát lũ, vùng ngập lũ, công trình ngăn mặn, giữ ngọt bằng nguồn bổ sung cân đối của dự án (WB2) khởi công một số dự án Ba Lai, Cầu Sập, Cái Nhum, Biện Nhị... Tiếp tục thực hiện dự án đê biển, đê ngăn mặn, từ nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý và nguồn vốn để lại trên địa bàn đảm bảo hoàn thành dự án vào năm 2002. Cần quan tâm vấn đề thiếu nước ngọt trong mùa khô do việc khai thác quá mức của các nước thượng nguồn sông Mê Kông.
2.2 Phương hướng đầu tư phát triển thuỷ lợi từ năm 2001 - 2010.
Để đạt được mục tiêu phát triển thuỷ lợi từ nay đến năm 2010 thì chúng ta cần phải đầu tư lượng vốn tương đối lớn. Cần có kế hoạch đầu tư một số công trình như Phước Hoà (Sông Bé) đảm bảo tưới 33000 ha, hồ sông Ray tưới 10000 ha...
Chi tiết về vốn đầu tư những công trình dự kiến khởi công xem biểu 14.
Biểu 14 - Dự kiến công trình khởi công 2001 - 2010
TT
Công trình (CT)
Địa điểm
Năng lực
Vốn đầu tư
Tổng
Ngân sách Nhà nước
Cộng
Trong nước
Ngoài nước
1
2
3
4
5
6
7
8
Tổng hợp
46950
46950
33550
13400
I
Công trình thuỷ điện lợi dụng tổng hợp
1
CT Đại Thị
Sông Gâm
Nlm: 250 MW
4000
4000
3000
1000
Eo: 2,39 tỷ KWh
W.lũ: 1,7 tỷ m3
2
CT Cửa Đạt
Sông Chu
Nlm: 70,5 MW
1300
1300
1000
300
Tưới: 87000 ha
3
CT Bản Mai
Sông Cả
Nlm: 350 MW
4000
4000
3000
1000
Eo: 1,7 tỷ KWh
tạo nguồn, đẩy mặn
4
Ngàn Trươi
Sông Ngàn Sâu
Nlm: 34,5 MW
600
600
600
0
Cấp nước: 30 m3/s
5
Hồ Đại Ninh
Sông Đồng Nai
Nlm: 300 MW
Eo: 1,27 tỷ KWh
Tưới: 30000 ha
6
Hồ Sơn Hà
Sông Trà Khúc
Tiếp nguồn
400
400
400
0
Thạch Nham
II
Công trình thủy lợi đầu tư
7750
7750
6150
1600
1
Phước Hoà
Sông Bé
Tưới: 33000 ha
1600
1600
1000
600
Cấp nước: 60 m3/s
2
Các CT điều tiết đồng bằng SCL
ĐBSCL
2000
2000
1000
1000
3
Hệ thống thuỷ lợi Bắc S.Hương
T.Thiên Huế
300
300
300
0
4
Hệ thống Nam Quảng Bình
Quảng Bình
Bang hoặc Suối Đá
300
300
300
0
5
DA sử dụng nước sau chương trình Hàm Thuận
Sông La Ngà
Tưới: 33000 ha
600
600
600
0
6
Hồ Sông Ray
Bà Rịa
Tưới 10000 ha
400
400
400
0
Cấp nước: Vũng Tàu
7
Hồ Sông Lũy
Tưới: 12000 ha
550
550
550
0
8
Hồ Capet và sông Máng
Bình Thuận
Tưới: 2000 ha
100
100
100
0
9
Hồ Đầm Hà Đông
Quảng Ninh
Tưới 3.800 ha
200
200
200
0
10
Lục Ngạn
Hà Bắc
Tưới; 3000 ha
100
100
100
0
11
Văn Phong
Bình Định
Tưới: 6000 ha
300
300
300
0
12
Hệ thống Bắc sông Thu Bồn
Q. Nam - Đ. Nẵng
Tưới + tiêu
300
300
300
0
III
Đê điều - phòng chống lũ
14100
14100
10100
4000
1
Phân cách lũ ĐB S.Hồng
ĐB S. Hồng
Bảo vệ dân cư và vùng kinh tế
3000
3000
2000
1000
2
Bảo vệ chống sói lở S.Cửu Long và S. Sài Gòn
ĐB SCL và TP HCM
2000
2000
1000
1000
3
Phân cách lũ ĐB SCL
Các tỉnh ĐB SCL
Bảo vệ dân cư và các vùng kinh tế
3000
3000
2000
1000
4
Lưu vực Sông Hương
T. Thiên Huế
100
100
100
0
5
Cải tạo lòng S. Hồng và các sông miền Trung
2000
2000
2000
0
6
Đê biển toàn quốc
4000
4000
3000
1000
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - thực trạng và quy hoạch phát triển thuỷ lợi
II-/ Một số giải pháp nhằm đầu tư phát triển thuỷ lợi
1-/ Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống thuỷ lợi
Xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển là một trong những nhiệm vụ quản lý kinh tế của Nhà nước, để có những quy hoạch cụ thể cho từng vùng ngành đòi hỏi người cán bộ phải có trình độ chuyên môn cao, xem xét kỹ lưỡng điều kiện tình hình của vùng ngành đó. Khi những quy hoạch phát triển được xây dựng thì nó chính là cơ sở để xác định danh mục các dự án ưu tiên, dự án nào được triển khai trước, số vốn đầu tư vào dự án là bao nhiêu.
Đối với hệ thống thuỷ lợi thì việc xây dựng quy hoạch tổng thể cho thuỷ lợi là việc làm cần thiết vì đây là một ngành đòi hỏi sự đầu tư lớn, nhiều dự án đầu tư... vậy phải có quy hoạch đầu tư tổng thể cho ngành thuỷ lợi và cần hoàn thiện quy hoạch hệ thống thuỷ lợi, quy hoạch cho từng vùng, từng địa phương để xác lập phương án đầu tư có hiệu quả, tránh sự đầu tư chồng chéo.
Nhờ có quy hoạch phát triển hệ thống thuỷ lợi mà không chỉ ngân sách Nhà nước đầu tư mà còn thu hút nguồn vốn từ nước ngoài, từ địa phương và nhân dân.
Vậy xây dựng và hoàn thiện quy hoạch hệ thống thuỷ lợi góp phần thúc đẩy đầu tư vào thuỷ lợi và tăng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
2-/ Hoàn thiện dự án đầu tư.
Một dự án đầu tư phải qua 3 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư.
2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Trong ba giai đoạn trên thì giai đoạn chuẩn bị đầu tư: tạo tiền đề và quyết định sự thành bại của toàn bộ dự án. Vì vậy vốn chuẩn bị đầu tư luôn được bố trí nhiều nhất từ trước tới nay. Trong năm 1999 công tác chuẩn bị đầu tư đã có những cải tiến trong nghiệm thu, đẩy nhanh tiến độ và từng bước tiêu chuẩn hoá các công việc từ khâu lập đề cương, dự toán, khảo sát địa hình, địa chất thuỷ văn, mẫu hoá hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi, đưa các yêu cầu về báo cáo đền bù di dân tái định cư, báo cáo tác động môi trường vào nội dung lập báo cáo khả thi. Nhìn chung công tác chuẩn bị đầu tư có nhiều cố gắng. Tuy nhiên còn một số dự án chưa đáp ứng yêu cầu thủ tục trong việc lập hồ sơ, thẩm định.
Chất lượng một số hồ sơ báo cáo khả thi và thiết kế kỹ thuật của nhiều đơn vị tư vấn nhất là Công ty tư vấn địa phương hoặc các trung tâm của viện, trường làm chưa đạt dẫn đến tình trạng giai đoạn sau phải điều chỉnh nhiều so với giai đoạn trước làm kéo dài tiến độ ảnh hưởng đến vốn đầu tư.
Báo cáo thẩm định dự án của một số công ty tư vấn phải làm đi làm lại nhiều lần mới được ADB thông qua cho triển khai thi công và mới được giải ngân như các tiểu dự án kênh trục sông Cầu, sông Nhuệ.
Vậy với công tác chuẩn bị đầu tư còn nhiều thiếu sót sẽ dẫn tới dự án được đi vào thực hiện bị kéo dài, các tổ chức viện trợ không cấp vốn gây thiệt hại rất lớn, nhiều công trình muốn khẩn trương đi vào thực hiện do giai đoạn chuẩn bị đầu tư chưa đạt làm cho công trình bị chậm tiến độ...
2.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư.
Trong giai đoạn này vấn đề thời gian và tiến độ là quan trọng nhất trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Bởi vì vốn đầu tư không sinh lời trong quá trình thực hiện đầu tư do đó nếu kéo dài chúng ta mất một khoản lãi do tổn thất bởi thời tiết gây ra, không đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu của thời vụ tác động không tốt đến nông nghiệp. Vậy để công tác đầu tư nói chung và đầu tư vào thuỷ lợi nói riêng đạt hiệu quả thì việc xem xét và hoàn thiện giai đoạn này là việc làm cần thiết. Không chỉ đem lại lợi ích trực tiếp cho sản xuất và đời sống mà nó chính là yếu tố thu hút vốn đầu tư của các nhà tài trợ của nhân dân.
Với giai đoạn này thì phải làm tốt công tác sau:
2.2.1 Đền bù giải phóng mặt bằng:
Đây là khâu quan trọng khởi đầu quá trình xây dựng đúng tiến độ nhưng đây là khâu đang có nhiều khó khăn, trở ngại nhất làm chậm tiến độ của rất nhiều công trình.
Đối với các dự án ODA công tác đền bù tái định cư đòi hỏi nhiều thủ tục hơn so với các công trình vốn trong nước, nhưng thời gian qua một số dự án việc đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư tiến hành rất chậm vì thiếu sự phối hợp chỉ đạo của một số địa phương như các tiểu dự án tiêu Nam Ninh (Nam Đinh) Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá), đê Hà Nội... làm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ xây dựng và không tận dụng được nguồn vốn đối ứng được bố trí trong năm.
Hiện nay trên cơ sở các văn bản của Nhà nước, việc quyết định chủ trương đền bù, đơn giá đền bù vận dụng mỗi nơi một khác, đặc biệt có sự chênh lệch quá lớn thậm chí bằng trên dưới 1/3 giá trị xây lắp công trình điển hình là công trình xây dựng hồ chứa nước đá Đen (Bà Rịa - Vũng Tàu), đến nay công trình này vẫn chưa được duyệt bổ sung điều chỉnh vốn đền bù so với quyết định ban đầu.
Để khắc phục tình trạng trên, tới đây cần nghiên cứu vận dụng theo hướng là việc đền bù, giải phóng mặt bằng, cũng như các công tác tái định cư sẽ do các địa phương tự giải quyết là chủ yếu (được xem xét như một dự án do tính quyết định), việc đền bù, giải phóng mặt bằng tái định cư nói chung là trách nhiệm thuộc về các địa phương phải có phương án giải quyết về kinh phí, giá cả đền bù, điều hoà đất đai tại địa phương trước khi đề nghị Nhà nước đầu tư xây dựng công trình. Trừ một số rất ít các tỉnh thực sự có nhiều khó khăn, cần có sự giúp đỡ hỗ trợ của Nhà nước thì phải có văn bản báo cáo đề nghị với Chính phủ cho ý kiến xử lý trước khi dự án khả thi của công trình được phê duyệt.
2.2.2 Công tác đấu thầu.
Trong năm 1999, công tác đấu thầu tiếp tục được triển khai tích cực và thực hiện nghiêm túc theo các quy định của Nhà nước và các tổ chức quốc tế cho vay vốn. Nhiều gói thầu đã được mở và hàng trăm tỷ đồng dôi dư sau kết quả đấu thầu đã được Nhà nước và Bộ cho phép đầu tư vào việc bổ sung hoàn thiện các hạng mục xây dựng khác và cho việc nâng cao hơn trình độ quản lý khai thác công trình.
Nhìn chung công tác đấu thầu được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế. Qua hàng trăm gói thầu do việc tiến hành nghiêm túc đúng quy chế rõ ràng công khai minh bạch nên chưa có trường hợp nào phải đấu thầu lại hoặc có khiếu kiện thắc mắc phải xử lý. Các nhà thầu được chọn đa số là có đủ năng lực xây dựng công trình, hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.
Nhiều nhà thầu tư vấn và xây dựng đã tăng cường đầu tư trang thiết bị, đầu tư trí tuệ cải tiến công tác, nâng cao năng lực về mọi mặt nhất là đối với đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao. Trong quá trình thực hiện nhiều nhà thầu đã bám sát hợp đồng, theo dõi giám sát chặt chẽ chất lượng, tiến độ nhằm đảm bảo được yêu cầu của hợp đồng đã ký kết.
Nhưng cá biệt có một vài trường hợp lựa chọn phải các nhà thầu thực chất yếu về trình độ kỹ thuật và khả năng tài chính. Ví dụ như Công ty 41 (Cống Bà Trầm), Công ty Sông Đà (hệ thống Bắc Vàm Nao), Công ty 7 Bộ Xây dựng và Công ty 27 (hệ thống thuỷ lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh). Một số đơn vị luôn luôn trong tình trạng thiếu vốn do nợ nần không có kinh phí để thi công bình thường mặc dù được Ban Quản lý dự án thanh toán các khối lượng hoàn thành một cách đầy đủ và kịp thời nhưng vẫn thi công không đảm bảo chất lượng và tiến độ.
Trong công tác đấu thầu còn có một vài gói thầu có hiện tượng dàn xếp, chạy thầu... Hồ sơ mời thầu có những việc thiếu chặt chẽ, phải bổ sung xử lý là cần thiết nhưng chưa kiên quyết phân định trách nhiệm và có biện pháp xử lý theo quy định hiện hành.
Các chủ đầu tư cần tăng cường cán bộ và chuyên trách công tác đấu thầu trong các khâu thẩm tra hồ sơ đồ án kỹ thuật, hồ sơ mời thầu, chấm thầu, đảm bảo khách quan trung thực. Công tác thẩm định giá trúng thầu phải rà soát kỹ hơn, kiên quyết loại bỏ những chi phí bất hợp lý và hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót phải bổ sung khối lượng, điều chỉnh cấp đất, đơn giá... là những nguyên nhân gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý đấu thầu, giao thầu.
Cần có biện pháp hạn chế đơn vị trúng thầu vừa đủ với khả năng tài chính, đội ngũ cán bộ công nhân và thiết bị, không cho phép dàn trải quá tải so với khả năng của một số Công ty trong và ngoài ngành như hiện nay.
2.2.3 Tổ chức thi công xây dựng công trình.
Khi xây dựng công trình thuỷ lợi phải đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và hiện đại, sử dụng vật liệu mới trong thi công. Trong quá trình thi công phải có ban quản lý chất lượng. Việc chấp hành quy trình quy phạm, công tác giám sát kiểm tra chất lượng, sổ nhật ký thi công, việc lập hồ sơ bản vẽ hoàn công công trình đã thành nề nếp ở nhiều công trình.
Tuy nhiên việc chấp hành quy phạm xây dựng cơ bản, biên bản ghi chép tại hiện trường, công tác giám định và kiểm tra chất lượng, công tác giám sát tác giả ở một vài công trình vẫn còn sai sót. Nhật ký công trình chưa được thực hiện đúng quy định, nội dung còn sơ sài, nhật ký không đánh số trang, không có dấu giáp lai, không đầy đủ thành phần xác nhận các nội dung thay đổi. Bản vẽ hoàn công chưa được lập đầy đủ, các nội dung được phê duyệt trong quyết toán. Hết thời hạn bảo hành công trường không có biên bản thanh lý hợp đồng.
Để khắc phục tình trạng trên thì việc chỉ đạo, hướng dẫn cần phải có sự tập trung, kiểm tra theo dõi chặt chẽ quá trình thi công không những chỉ đảm bảo về chất lượng công trình mà cần phải giám sát chống mất cắp nguyên vật liệu.
2.3 Giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư.
ở giai đoạn này công trình thuỷ lợi đi vào hoạt động chính thức đưa sản phẩm của mình phục vụ sản xuất và đời sống. Vì vậy trong giai đoạn này việc quản lý khai thác công trình rất quan trọng.
Trong công tác quản lý khai thác công trình không chỉ chú trọng vào khai thác mà còn phải quan tâm đúng mức đến việc sửa chữa nâng cấp thường xuyên công trình, cần quản lý theo quy trình quy phạm kỹ thuật. Công tác bảo vệ công trình cần phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương quan tâm xử lý.
Làm tốt công tác này thì công trình sẽ đem lại hiệu quả cao vốn đầu tư phát huy tác dụng, tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện.
Tóm lại, hoàn thiện dự án đầu tư vào thuỷ lợi là một trong những giải pháp quan trọng góp phần đem lại hiệu quả cao cho hệ thống công trình thuỷ lợi.
3-/ Thu hút vốn đầu tư vào thuỷ lợi.
Vốn đầu tư vào thuỷ lợi có thể huy động từ các nguồn như vốn ngân sách do Nhà nước cấp, vốn vay ngân hàng, vốn đóng góp của nhân dân, vốn từ quỹ thuỷ nông tỉnh, vốn tự có, vốn tài trợ, vốn thu từ việc bán sản phẩm... Tuy nhiên như trong phần thực trạng đã nêu hiện nay nguồn vốn quan trọng nhất chiếm tỷ trọng cao là vốn ngân sách. Vậy ngành thuỷ lợi nên nghiên cứu đưa ra chính sách huy động đóng góp vốn từ nhiều nguồn để đầu tư cho các công trình.
Đối với nguồn vốn đóng góp của nhân dân huy động từ thu thuỷ lợi phí đất đai, hoặc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân thông qua hình thức gửi tiết kiệm sau đó tiếp tục đem vốn này đầu tư vào thuỷ lợi.
Vốn trong nước chính là nội lực của nền kinh tế một cách liên tục đưa đất nước đến phồn vinh, chắc chắn và không phụ thuộc bên ngoài. Tuy nhiên đối với Việt Nam nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp thì việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một tất yếu, nó thường tạo nên cái “hích” ban đầu với các nước chậm phát triển, tạo ra tích lũy ban đầu, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thuận lợi, tạo ra làn gió mới cho hoạt động kinh tế.
Đối với thuỷ lợi, đầu tư nước ngoài thường từ các nguồn vốn ODA, WB nên để thu hút nguồn vốn này chúng ta cần xây dựng chính sách phát triển thuỷ lợi một cách hoàn thiện tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, sử dụng vốn đúng mục đích cấp phát, thực hiện tốt cam kết, các quy định do các tổ chức cho vay vốn đưa ra.
Mặt khác cần phải cải thiện môi trường pháp lý về đầu tư ở Việt Nam. Cụ thể là đơn giản hoá thủ tục giấy phép đầu tư. Chúng ta luôn nói cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục giấy phép đầu tư... nhưng các nhà đầu tư thường bị chậm trễ các dự án vì thủ tục cấp giấy phép, nhiều chủ đầu tư sau khi “chạy” được giấy phép và các thủ tục khác thì cơ hội đầu tư đã hết hoặc không còn ý trí để triển khai dự án nữa.
Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư được thể hiện là chính trị Việt Nam ổn định, chính sách đổi mới tiếp tục sâu rộng hơn, hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho vốn đầu tư của họ.
4-/ Kết hợp đầu tư thuỷ lợi, giao thông và các ngành khác.
Mục tiêu đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn thì việc quan tâm đầu tư những công trình thuỷ lợi lớn và vừa kết hợp với giao thông, điện và xây dựng khu dân cư mới là việc cần làm. Nếu chúng ta chỉ đầu tư vào thuỷ lợi nhưng không chú trọng đến giao thông và một số ngành khác thì dẫn tới hiệu quả đầu tư vào thuỷ lợi chưa cao đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, bởi giao thông chính là mạch máu của nền kinh tế, có kết hợp giữa thuỷ lợi và giao thông thì sẽ tạo đà cho nông nghiệp và nông thôn phát triển.
5-/ Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong thuỷ lợi.
Cho đến nay, Việt Nam được coi là nước có tiềm năng to lớn về lực lượng lao động. Trong ngành thuỷ lợi chúng ta có một đội ngũ chuyên gia khá đông đảo về số lượng, có trình độ tốt, đủ khả năng giải quyết những vấn đề kỹ thuật kinh tế và quản lý do thực tiễn đặt ra.
Tuy nhiên việc đào tạo và sử dụng lực lượng lao động trong thuỷ lợi đang nổi lên một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu và giải quyết.
Về đào tạo, nước ta là một nước nông nghiệp, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nên thuỷ lợi giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. Tuy nhiên việc đào tạo đội ngũ cán bộ thuỷ lợi trong cả nước có sự chênh lệch đội ngũ cán bộ ở các tỉnh phía Nam là rất ít do điều kiện học có nhiều khó khăn có duy nhất trường Đại học Thuỷ lợi đặt tại Hà Nội. Vậy vấn đề đặt ra là cần quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng cân đối đối với từng vùng.
Về sử dụng: Với sự đào tạo chênh lệch nhiều cán bộ đào tạo ra nhưng không được sử dụng đúng chuyên môn đào tạo.
Lực lượng lao động có tay nghề trong thuỷ lợi còn ít.
Vậy để giải quyết những vấn đề trên thì chúng ta cần một số giải pháp sau:
Nhà nước cần dành một khoản đầu tư thoả đáng cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ và lao động có tay nghề trong thuỷ lợi: nâng cấp cơ sở đào tạo. Trường đại học còn thiếu nhiều thứ đặc biệt là trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập của thày và trò.
Đội ngũ giáo viên trong các trường đại học giữ vai trò quyết định đối với chất lượng đội ngũ chuyên gia được đào tạo ra. Muốn cho thày giỏi phải có chính sách bồi dưỡng, nâng cao không ngừng trình độ của họ, tạo điều kiện thuận lợi để họ truyền thụ kiến thức cho người học...
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo phải có chính sách sử dụng hợp lý và đúng đắn, phải tạo điều kiện cho họ sinh sống, làm việc và cống hiến. Tránh tình trạng đào tạo ra không sử dụng hoặc đào tạo một đường, sử dụng một nẻo.
Đối với lực lượng cán bộ công nhân viên đang công tác cần thường xuyên mở lớp tập huấn, hoặc cử đi học để bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ tay nghề.
Vậy có một đội ngũ cán bộ và công nhân có tay nghề cao trong thuỷ lợi thì mới đảm bảo cho ngành thuỷ lợi ngày một phát triển bởi yếu tố con người là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động kinh tế xã hội.
Tóm lại trên đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác đầu tư phát triển thuỷ lợi tại Việt Nam.
kết luận
Nước ta là nước đang phát triển, nền sản xuất vật chất chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Mặc dù những năm gần đây nền kinh tế có nhiều chuyển biến nhưng với số dân lớn, sống bằng nghề nông là chủ yếu thì nông nghiệp vẫn là ngành mũi nhọn của nền kinh tế. Động lực để thúc đẩy nông nghiệp phát triển thì có nhiều nhưng tác động quan trọng nhất đến nông nghiệp đó là thuỷ lợi, thuỷ lợi tiến hành trị thuỷ, đào kênh, khơi ngòi xây dựng cầu cống, mương máng để phục vụ sản xuất nông nghiệp thuỷ lợi không chỉ giữ vai trò quan trọng đối với nông nghiệp, mà nó còn phục vụ công nghiệp, các ngành kinh tế khác, cải tạo, bảo vệ môi trường, khắc phục và giảm nhẹ thiên tai.
Thấy được vai trò của thuỷ lợi thì cần thiết phải đưa ra kế hoạch phát triển thuỷ lợi, một trong những tác động để phát triển thuỷ lợi đó là phải đầu tư vốn để xây dựng cơ bản, quản lý khai thác thuỷ lợi.
Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư phát triển vào thuỷ lợi tương đối cao mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Tình hình đầu tư phát triển vào thuỷ lợi ở nước ta là nội dung chính của đề tài mà tôi nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Bạch Nguyệt - giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy cùng các cán bộ thuộc Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) đơn vị mà tôi thực tập đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Tài liệu tham khảo
1-/ Niên giám thống kê 98
NXB Thống kê Hà Nội 1999
2-/ Giáo trình kinh tế đầu tư
NXB Giáo dục - 1998
Chủ biên PGS. TS Nguyễn Ngọc Mai
3-/ Giáo trình kinh tế thuỷ nông
Đại học Thuỷ lợi
4-/ Sách nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới
Tác giả Bùi Huy Đáp - Nguyễn Điền
5-/ Tài liệu tham khảo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
6-/ Tài liệu tham khảo của Bộ Tài chính
7-/ Thống kê nông - lâm - ngư nghiệp năm 1998
Tổng cục Thống kê
8-/ Tạp chí con số và sự kiện 12/1999
9-/ Tạp chí nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm
Số 10/1999
Số 9/1999
10-/ Tạp chí tài chính số 05/1998
11-/ Giáo trình kinh tế nông nghiệp.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0004.doc