Đề tài Một số vấn đề về ngữ pháp - ngữ nghĩa của lời

MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM “NGHĨA” II. KHÁI NIỆM “CÂU - LỜI (PHÁT NGÔN)” 1. Khái niệm “câu” 2. Khái niệm lời (phát ngôn) 3. Sự giống nhau và khác nhau giữa ngữ pháp ngữ nghĩa của câu và ngữ pháp của lời III. HÀNH ĐỘNG NGÔN TRUNG 1. Khái niệm 2. Tiêu chí nhận diện IV. HÀNH ĐỘNG NGÔN TRUNG CHỦ YẾU ĐƯỢC XÉT TRONG TIẾNG VIỆT 1. Hành động cầu khiển 2. Ý nghĩa cầu khiến của lời 3. Điều kiện để có hành động cầu khiến 4. Cách thức thể hiện lời trao mang ý nghĩa mệnh lệnh cầu khiến và lời đáp tương ứng 4.1. Dùng tình thái từ đứng cuối câu 4.2. Dùng động từ 4.3. Dùng phụ từ “chớ, cứ, hãy” KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU Khảo sát ngôn ngữ trong mối quan tâm thực sự đến ngữ nghĩa trước hết phải xuất phát từ một quan điểm mấu chốt rằng: ngữ nghĩa không phải hoàn toàn là sẵn có, mà đây là cái được hình (gắn với hoạt động năng động của nhận thức hướng vào thực tiễn từ tiền đề ngôn ngữ). Chính nhờ ngôn ngữ làm tiền đề cho tư duy hướng vào thực tiễn hoạt động và hoạt động có định hướng mà phẩm chất trên được hình thành. Sự hình thành này phải thông qua con đường tạo nghĩa để có sựbổ sung nét nghĩa mới cho ngôn ngữ bằng quy luật và cơ chế về mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Từ góc độ tín hiệu học, ta có thể đặt ra rằng “nếu không có ngữ nghĩa mà không có có ngữ nghĩa cần truyền đạt thì quả không thể có ngôn ngữ. Và ở đây ngôn ngữ khác với phương tiện truyền đạt nghĩa nhưng lại đồng thời là tiền đề là điểm tựa cho sự phát triển tiếp theo của chính nó thông qua con đường phát triển nhận thức. Xét về mặt lịch sử, xét từ quan điểm động là cái được sản sinh thêm từ cải tương đối ổn định, thông qua hoạt động nhận thức thực tiến gắn liền với ngôn ngữ. Qua điểm trên thì ngữ nghĩa không phải cái hoàn toàn có sắn. Nó hình thành theo nguyên tắc: Nguyên tắc thứ nhất: Ngữ nghĩa sau xuất hiện bao giờ cũng có mối liên hệ với ngữ nghĩa trước và lấy ngữ nghĩa làm tiền đề. Nguyên tắc thứ hai: về mặt hình thức, kí hiệu mà ngữ nghĩa mới vào đó để định hình, có thể không nhất thiết lúc nào cũng trùng hợp (toàn phần từng phần) với kí hiệu đã mang ngữ nghĩa làm điểm xuất phát (cho sự phát triển về sau). 1. Mục đích nghiên cứu: Làm cơ sở chế tạo cấu ngữ nghĩa ngữ pháp của lời. 2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là lời cầu khiến tiếng Việt. Ví dụ: em có thể chuyển hộ tôi chiếc cặp được không? Hoặc: Giơ tay lên! 3. Phương pháp nghiên cứu: Đi từ tư liệu đến nhận xét, sau đó rút ra kết luận. Hay nói cách khác là nghiên cứu lời cầu khiến trong mối quan hệ gắn bó với bối cảnh giao tiếp với mục đích nói; hành động nói dựa vào sự liên quan đó mà phân tích các lí giải, các đặc trưng. Phương pháp chủ yếu là phân tích ngữ cảnh, diễn ngôn, thống kê so sánh cải biến.

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề về ngữ pháp - ngữ nghĩa của lời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC --------------- CHUYÊN LUẬN MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGỮ PHÁP - NGỮ NGHĨA CỦA LỜI Giáo viên : Mã số : - Hà Nội - MỞ ĐẦU Khảo sát ngôn ngữ trong mối quan tâm thực sự đến ngữ nghĩa trước hết phải xuất phát từ một quan điểm mấu chốt rằng: ngữ nghĩa không phải hoàn toàn là sẵn có, mà đây là cái được hình (gắn với hoạt động năng động của nhận thức hướng vào thực tiễn từ tiền đề ngôn ngữ). Chính nhờ ngôn ngữ làm tiền đề cho tư duy hướng vào thực tiễn hoạt động và hoạt động có định hướng mà phẩm chất trên được hình thành. Sự hình thành này phải thông qua con đường tạo nghĩa để có sựbổ sung nét nghĩa mới cho ngôn ngữ bằng quy luật và cơ chế về mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Từ góc độ tín hiệu học, ta có thể đặt ra rằng “nếu không có ngữ nghĩa mà không có có ngữ nghĩa cần truyền đạt thì quả không thể có ngôn ngữ. Và ở đây ngôn ngữ khác với phương tiện truyền đạt nghĩa nhưng lại đồng thời là tiền đề là điểm tựa cho sự phát triển tiếp theo của chính nó thông qua con đường phát triển nhận thức. Xét về mặt lịch sử, xét từ quan điểm động là cái được sản sinh thêm từ cải tương đối ổn định, thông qua hoạt động nhận thức thực tiến gắn liền với ngôn ngữ. Qua điểm trên thì ngữ nghĩa không phải cái hoàn toàn có sắn. Nó hình thành theo nguyên tắc: Nguyên tắc thứ nhất: Ngữ nghĩa sau xuất hiện bao giờ cũng có mối liên hệ với ngữ nghĩa trước và lấy ngữ nghĩa làm tiền đề. Nguyên tắc thứ hai: về mặt hình thức, kí hiệu mà ngữ nghĩa mới vào đó để định hình, có thể không nhất thiết lúc nào cũng trùng hợp (toàn phần từng phần) với kí hiệu đã mang ngữ nghĩa làm điểm xuất phát (cho sự phát triển về sau). 1. Mục đích nghiên cứu: Làm cơ sở chế tạo cấu ngữ nghĩa ngữ pháp của lời. 2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là lời cầu khiến tiếng Việt. Ví dụ: em có thể chuyển hộ tôi chiếc cặp được không? Hoặc: Giơ tay lên! 3. Phương pháp nghiên cứu: Đi từ tư liệu đến nhận xét, sau đó rút ra kết luận. Hay nói cách khác là nghiên cứu lời cầu khiến trong mối quan hệ gắn bó với bối cảnh giao tiếp với mục đích nói; hành động nói… dựa vào sự liên quan đó mà phân tích các lí giải, các đặc trưng. Phương pháp chủ yếu là phân tích ngữ cảnh, diễn ngôn, thống kê so sánh cải biến. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM “NGHĨA” Theo quan điểm ngôn ngữ học truyền thống, “nghĩa” được hiểu là một trong hai mặt của một tín hiệu ngôn ngữ. Mặt thứ nhất: âm thanh Mặt thứ hai: ý nghĩa. F.de.sauseure: “Tín hiệu ngôn ngữ kết liền thành một không phải là sự vật với một tên gọi mà là một khái niệm với một hình ảnh âm thanh. Tín hiệu ngôn ngữ là một thực thể tâm lí có hai mặt là khái niệm/hình ảnh”. Như vậy theo F.de.Sausure, các tín hiệu ngôn ngữ kết hợp với nhau theo như quy tắc nhất định để tạo nên cụm từ, câu, văn bản là những đơn vị lớn hơn, có nghĩa. Quan điểm Cao Xuân Hạo: Lâu nay khi đề cập đến khái niệm nghĩa, người ta thường có tình trạng lẫn lộn giữa nghĩa và sở chỉ. Ví dụ: Phù Đổng Thiên Vương: chỉ Thánh Gióng. Như vậy, Phù Đổng Thiên Vương và Thánh Gióng là một, là đồng sở chỉ nhưng không đồng nghĩa. Thực ra “nghĩa” là kết quả của một quỏ trỡnh trừu tượng hóa từ những trường hợp sử dụng từ ngữ trong ngôn từ, trong những câu nói cụ thể”. Nghĩa được biểu hiện cụ thể trong hành vi, từ, cụm từ, câu một cách khác nhau. Theo ông, nghĩa trong câu có 3 loại: Thứ nhất, câu tồn tại nhận định rằng trong một thế giới hay một nơi nào đó, có một cái gì đó: Ví dụ: - Có đường - Trong ví còn tiền. Thứ hai: câu chỉ sự tình động hay sự việc biến cố: + Hành động về tác: Ví dụ: cô Lan vào lớp. Hành động chuyển tác: Ví dụ: Chị Thanh xé tờ giấy ra từng mảnh. Thứ ba, câu chỉ một sự tính hay tình hình: Ví dụ: Cô Đào Lan là phó khoa Ngôn ngữ. Tuy nhiên, cách chia các kiểu nghĩa của câu trên mới chỉ là các kiểu nghĩa trong vă Nhật Bảnản miêu tả, tường thuật lại một sự kiện nào đó. Về các tầng nghĩa, câu thường có các nhóm sau: Nghĩa tường minh: Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. Ví dụ: Sáng nay, dạ Thảo đi học. Khi nghe câu trên ta biết ngay đối ngôn được nói đến là Dạ Thảo và thông tin trực tiếp về Dạ Thảo là cô ấy đi học. Nghĩa Hàm ngôn: Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Ví dụ: “… Anh sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại “Nguyễn Quang Sáng, chiếc lược Ngà”. Lời nói “Cơm chín rồi!” của bé thực chất là mời ba vào ăn cơm”. Nhưng vì từ khi sinh ra, bé chưa một lần được anh nên việc bé gọi anh bằng “ba” trở nên rất khó khăn với bé. Thế nhưng khi anh nghe thấy tiếng bé hỏi vọng ra “Cơm chín rồi!” anh vẫn có thể hiểu được ngụ ý của bé. Như vậy, điều kiện sử dụng hàm ý, có hai điều kiện sau: + Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. + Người nghe (người đọc) có năng lực gián đoạn hàm ý. Nghĩa chức năng: Là nghĩa có liên quan chặt chẽ với nghĩa tự thân, được suy ra từ nghĩa tự thân nhưng lại không phải là nghĩa tự thân. Nghĩa này còn gọi là nghĩa bóng. Ví dụ: Gieo gió gặp bão! Trong hội thoại, ba loại nghĩa trên đều được người viết phân biệt một cách rất rõ ràng. II. KHÁI NIỆM “CÂU - LỜI (PHÁT NGÔN)” 1. Khái niệm “câu” Quan điểm của các nhà Ngữ pháp học truyền thống : “Câu dùng để chỉ đơn vị lớn hơn từ và được sử dụng với mục đích thông báo”. Cấu tạo: câu có cấu tạo riêng, chủ yếu là có cấu trúc C - V. Ngoài ra còn có dạng cấu tạo đặc biệt, không đầy đủ C - V. Hình thức: câu có ngữ điệu kết thúc mà trên chữ viết thể hiện bằng dấu cuối câu. Câu là đơn vị ngữ pháp bậc cao nhất trong hệ thống ngôn ngữ. 2. Khái niệm lời (phát ngôn) + Phát ngôn là đơn vị của lời nói. Nó được tách ra từ trong chuỗi lời nói dùng để giao tiếp hàng ngày hoặc tách từ dạng văn bản dùng để chỉ lời nói trực tiếp của các nhân vật hội thoại. Theo Đỗ Hữu Châu: “Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của hội thoại do các tham thoại tạo nên”. Nói một cách khác, lời của nhân vật hội thoại được gọi là tham thoại. 3. Sự giống nhau và khác nhau giữa ngữ pháp ngữ nghĩa của câu và ngữ pháp của lời - Giống nhau Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời dùng trong phạm vi hoạt động của lời nói, được mặc định hiểu là ngữ pháp ngữ nghĩa của câu. - Khác nhau * Ngữ pháp ngữ nghĩa của câu: + Chỉ xây dựng quy tắc hiểu và sử dụng ý nghĩa hệ thống các phương tiện ngôn ngữ chủ yếu qua mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. + Ngữ pháp ngữ nghĩa của câu tác ra khỏi ngôn cảnh. Vì vậy nghĩa của câu không chịu sự chi phối của ngôn cảnh. + Nghĩa của câu được mô thức hóa như sau: S = P + M M: là nghĩa tình thái P: nghĩa sự tình. + Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời: + Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời nghiên cứu các vấn đề ngữ nghĩa có tính quy luật trong lời nói, không chỉ bao chứa mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy mà còn bao chứa sự tác động của nác nhân tố: Mục đích nói, hoàn cảnh nói, tâm lý văn hóa dân tộc, ngôn cảnh hội thoại, vị thế giao tiếp, tri thức của người tham gia hội thoại… được cấu trúc hóa thành các biểu thức có tính quy tắc để mọi người nhận diện và sử dụng đạt hiệu quả giao tiếp cao. Lời là sản phẩm cụ thể của hành động nói trong một tình huống nhất định, nhằm mục đích nhất định. Nghĩa của lời luôn chịu sự chi phối của ngôn cảnh nhưng vẫn có thể khái quát được thành các quy luật, quy tắc sử dụng ở những mức độ, những phạm vi cơ bản. Ví dụ: Tại buổi họp giao ban trong nhà trường hiệu trưởng nói rằng: “Bắt đầu từ ngày mai, tất cả cán bộ giáo viên, công nhân viên của trường phải đeo thẻ khi đến trường!”. Hoàn cảnh nói: trong buổi họp giao ban. Chủ ngôn: Hiệu trưởng. Vị thế: Cao nhất trong cuộc họp. Mục đích: yêu cầu “cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải đeo thẻ khi đến trường”. Đối ngôn: trưởng, phó, phòng, khoa. Ở ví dụ trên, có sự phân biệt giữa chủ ngôn và đối ngôn hay nói cách khác vị thế của chủ ngôn là cấp trên, vị thế của đối ngôn là cấp dưới. Vì vậy, dù đối ngôn có hưởng ứng hay không thì vẫn phải thực hiện. Chính sự thực hiện của cấp dưới là thông tin phản hồi trực tiếp lại với cấp trên. Lúc này trạng thái tâm lý có 3 trường hợp: Trường hợp thứ nhất, hiệu trưởng rất hài lòng.à được thực hiện Trường hợp thứ hai, hiệu trưởng chưa thấy hài lòng Trường hợp thứ ba, Hiệu trưởng đang mong đợià chữ thực sự đạt được hiệu quả. F.de.Saussure viết trong giáo trình “Ngôn ngữ học đại cương”: “Hoạt động ngôn ngữ có một mặt cá nhân và một mặt xã hội, và không thể quan niệm mặt này mà thiếu mặt kia được [29]. “Tất nhiên, hai đối tượng này gắn khăng khít với nhau và giả định lẫn nhau: ngôn ngữ là càn thiết để cho lời nói có thể hiểu được và gây được tất cả những hiệu quả của nó. Nhưng lời nói nói lại cần thiết để cho ngôn ngữ được xác lập; về phương diện lịch sử, sự kiện của lời nói bao giờ cũng đi trước (…) cuối cùng chính lời nói làm cho ngôn ngữ biến hóa [45]. Sự phân biệt ngôn ngữ và lời nói là tách bạch giữa hai mặt của một vấn đề. “Ngôn ngữ được thực tại hóa trong lời nói và lời nói chính là ngôn ngữ đang hành chức, đang được dùng để giao tiếp giữa người với người”. Như vậy, quy tắc ngữ pháp ngữ nghĩa của lời được xây dựng trên nền tảng của quy tắc ngữ pháp ngữ nghĩa của câu nhưng phong phú hơn, phức tạp hơn, cụ thể hơn. Thuật ngữ câu tương đường với thuật ngữ phát ngôn (đơn vị cấu thành lời nói) để đi vào khảo sát biểu hiện ngữ nghĩa của lời hội thoại. III. HÀNH ĐỘNG NGÔN TRUNG 1. Khái niệm “Hành động ngôn trung là một trong ba hành động ngôn từ (hành động tạo ngôn, hành động dụng ngôn, hành động ngôn trung). Là hành động nói được thực hiện bằng một lực thông báo của lời và thể hiện một mục đích giao tiếp nhất định: hỏi, trần thuật, cầu khiến…”. Lời nói cụ thể được gọi là lực ngôn trung. Lực ngôn trung làm nên giá trị ngôn trung. Như vậy hành động ngôn trung là hành động quan trọng nhất được nhận diện thông qua các dấu hiệu ngôn ngữ ở mặt hình thức hoặc ý nghãi ngôn từ. Ở mặt ý nghĩa: hành động ngôn trung được gọi là đích ngôn trung. Mặt hình thức: là phương tiện chỉ ra lực ngôn trung như các kiểu kết cấu hay cấu trúc, ngữ điệu, quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị tố tham thể. 2. Tiêu chí nhận diện Để nhận diện các hành động ngôn trung, Searle đã đưa ra ba tiêu chí: Tiêu chí thứ nhất, hướng khớp lời với thực tại. Tiêu chí thứ hai, trạng thái tâm lí biểu hiện. Tiêu chí thứ hai, đích tại lời. Dựa vào đích ngôn trung chia hành động ngôn trung làm bốn loại: 1. Hành động hỏi 2. Hành động cầu khiến 3. Hành động trần thuật 4. Hành động cảm thán. Tương ứng với các đích ngôn trung là những dấu hiệu hình thức đặc trưng được gọi là biểu thức ngôn hành và phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung nằm trong biểu thức ngôn hành. Các lời thể hiện các đích ngôn trung khác nhau sẽ được gọi tên theo các đích ngôn trung ấy. Lời cảm thán; lời hỏi; lời trần thuật; lời cầu khiển. IV. HÀNH ĐỘNG NGÔN TRUNG CHỦ YẾU ĐƯỢC XÉT TRONG TIẾNG VIỆT Lời cầu khiển. 1. Hành động cầu khiển Là khái niệm tổng quát bao gồm các hành động ngôn trung có ý nghĩa cầu (nhờ, mời, và các hành động có ý nghĩa khiến. Yêu cầu, ra lệnh, cho phép… nói chung . Ví dụ1, ý nghĩa cầu: Tôi nhờ anh đưa cho Nga quyển vở. Ví dụ 2, ý nghĩa khiến: Anh hãy đóng cửa lại đi! Như vậy, cầu và khiến đều giống nhau ở đích, ngôn trung, đều yêu cầu đối ngôn thực hiện hành động mà chủ ngôn mong muốn. Sự khác nhau cơ bản giữa cầu và khiến là nếu “cầu” mong muốn sự thiện chí, tự nguyện của đối ngôn thì khiến lại áp đặt đối ngôn phải thực hiện. Ví dụ: cháu mời bà ăn hoa quả! Ở ví dụ trên, chủ ngôn có vị thế thấp hơn đối ngôn. Hay nói cách khác, chủ ngôn là “hcúa” là người bề dưới, đối ngôn là người bề trên. Thông tin chính trong lời “cháu mời bà ăn hoa quả” chính là sự cầu mong của chủ ngôn đối với đối ngôn. Xác định đó là lời mời. Con đi học bài đi! Ở ví dụ (2) vị thế của chủ ngôn cao hơn đối ngôn. Vì vậy, đối ngôn dù muốn hay không vẫn phải thực hiện điều chủ ngôn mong muốn. Như vậy, giữa hai cực cầu và khiến đó là những hành động vừa có tính cầu vừa có tính khiến như khuyên, đề nghị. 2. Ý nghĩa cầu khiến của lời Ý nghĩa cầu khiến của lời chính là nội dung của hành động cầu khiến. Nói thuộc về nghĩa tình thái chủ quan của lời do mục đích nói của chủ ngôn quy định, phân biệt với nghĩa tình thái khách quan vốn có là nghĩa tình thái của hiện thực. “Nội hàm của ý nghĩa cầu khiến bao hàm ý nghĩa cầu (cầu xin, nhờ vả, mời mọc, chúc tụng), ý nghĩa khiến: sai khiến, ra lệnh, cấm đoán), vừa cầu vừa khiến: đề nghị, khuyên”. 3. Điều kiện để có hành động cầu khiến Lời trần thuật, có lời trần thuật gián tiếp. Lời trần thuật trực tiếp. Lời trần thuật gián tiếp chủ ngôn ở ngôi thứ ba. Trong lời thuật trực tiếp chủ ngôn là ngôi thứ nhất. Ví dụ lời trần thuật gián tiếp: Trong bối cảnh cụ thể: hai người bạn cũ gặp lại nhau, họ trò chuyện với nhau một lúc, sau đó một trong hai người hỏi về một người bạn cũ khác: - Hải dạo này thế nào: cậu ấy đã lập gia đình chưa ? - Hải chưa lập gia đình. “Hải chưa lập gia đình”. Là lời trần thuật, lời trần thuật gián tiếp bởi thông tin Hải chưa lập gia đình là do một người bạn nói ra chứ không phải là Hải nói. Tuy nhiên, nghĩa lại là nghĩa trực tiếp. Hành động hỏi và hành động cầu khiến: Hành động hỏi thường xuất hiện trong bối cảnh trực tiếp. Hành động cầu khiến xuất hiện trong bối cảnh trực tiếp. Vì yêu cầu đối ngôn thực hiện điều chủ ngôn nói ra. Như vậy hỏi và cầu khiến rất gần nhau. Hỏi nhưng mục đích ngôn trung lại là cầu khiến. Tuy nhiên, hỏi vẫn có khả năng xuất hiện ngôi 3. cầu khiến không có khả năng xuất hiện ngôi 3. Chủ ngôn hoặc để có thể ẩn nhưng trong tư duy vẫn xuất hiện. Ví dụ: chị bảo nó đóng cửa đi! Chủ ngôn: ẩn Ngôi thứ xuất hiện Ngôi thứ 3: ẩn Đích ngôn trung ở ví dụ trên là: “tôi yêu cầu chị”: yêu cầu trực tiếp. Như vậy, bối cảnh giao tiếp phải có: chủ ngôn, đối ngôn; nội dung của lệnh (phải xuất hiện đồng thời). Chúng ta kiểu biểu thức ngôn hành sau: K1 - D1 Vng.h D2 V Kiểu 1: Ví dụ: Em hãy đánh máy giúp chi trang 20. “Hãy”: vị từ tình thái, diễn đạt tình thái cầu khiến, là phương tiện chỉ dẫn hành động lực ngôn trung. Kiểu 2: K2 = D2 (danh hoặc đại ở ngôi 2) + Vtck Vsự tình (P) Vtck: vị từ tình thái cầu khiến. V sự tình bình thường: phần phụ. 4. Cách thức thể hiện lời trao mang ý nghĩa mệnh lệnh cầu khiến và lời đáp tương ứng 4.1. Dùng tình thái từ đứng cuối câu Trong câu trao dùng tình thái ở cuối câu, nếu người nói đưa ra lời đề nghị hay một mệnh lệnh hướng đến người nghe, mong người nghe thực hiện hành vi, nội dung trong câu mệnh lệnh là ai coi như đã biết. Ví dụ: Lúc nãy làm sao, nói đi ! (Từ quái, kẻ trốn tù, tr 127). Có đôi khi người nói muốn tỏ thái độ thân mật, hay muốn nhân mạnh hoặc là người nhỏ tuổi hơn người nghe thì cần sử dụng chủ ngữ. Ví dụ: Ở lại đây ăn cơm với mình nhé! (Lời giao tiếp hàng ngày) Những từ tình thái đứng cuối câu đa số là đơn tiết, thể hiện những sắc thái tình cảm khác nhau. Gồm những từ: “chứ, nhí, cho, đã,…” câu đáp tỏ thái độ hưởng ứng bằng những câu có các từ tình thái như: vâng, ừ, dạ, vâng ạ… hoặc tỏ thái độ phản đối hay từ chối bằng những kiểu: Kiểu 1: phủ định hành vi mệnh lệnh, cầu khiến. Kiểu 2: đề nghị giảm mức độ. Kiểu 3: Nêu lí do riêng từ phía cá nhân để không thực hiện hành vi đề nghị, cầu khiến. * Chứ: Thể hiện tình thái từ phía người nói nhắc nhở, người nghe thực hiện một hành vi nào đó. Ví dụ: - Cười khẽ chứ! - Vâng ạ. Thể hiện tình thái từ phía người nói hỏi ý kiến người nghe, chờ một sự hỏi đáp đồng tình hay phản đối. - Đi chứ! - ừ thì đi. + Nhé: Thể hiện tình thái từ phía người nói về một hành vi coi như người nói đã quyết định, người nghe có thể đồng tình hay phản đối. Ví dụ: - Cháu lên gác nằm nhé! - Cháu biết rồi. (Nguyễn Thị Ngọc Túy, TNCL, Tr 411). + Cho: Thể hiện lời đề nghị của người nói nhằm thực hiện một hành vi giúp đỡ cho người nghe tỏ thái độ đồng tình hay từ chối. Ví dụ: - Để anh gánh đỡ cho! - thôi, em gánh quen rồi. (Nguyễn Quang Huy, con gấu, Tr 225). + Đã: Thể hiện lời đề nghị của người nói, muốn người nghe thực hiện đề nghị của mình trước một hành vi khác mà người nghe đang định thực hiện hoặc đang thực hiện dang dở: - Vô đây anh, cà phê cái đã! - Thôi em. (Dạ Ngan, Kẻ yêu chồng, Tr 99). 4.2. Dùng động từ Thường sử dụng các động từ chỉ hành vi mệnh lệnh, yêu cầu hướng đến người nghe thực hiện hành vi đó. Vì vậy, có thể có hoặc không có lời đáp. Bởi lẽ mục đích chính đối với người nghe là thực hiện hành vi chứ không phải ở sự đáp lời. Sau đây là cách động từ thể hiện các nội dung mệnh lệnh. Dùng động từ mang ý nghĩa mệnh lệnh hướng đến người nghe thực hiện hành vi. Ví dụ: - Mặc quần áo vào rồi đi ngay! (Tứ quái, kẻ trốn tù, Tr 43). Dùng động từ “xin” đứng trước một kết cấu C - V hay một cụm từ để biểu thị ý nghĩa mệnh lệnh, đề nghị, xin phép hay ngăn cản. Ví dụ: - Xin anh đừng giận em, đừng sợ (Mùi bùn, tr 79). Dùng động từ “mời” biểu thị sự mời mọc: Ví dụ: - Mời anh nghỉ tay xơi cơm! Dùng động tự mệnh lệnh + mà + động từ: Ví dụ: Mẹ cầm lấy mà đi đường chứ! Dùng động từ “cho” thể hiện lời đề nghị, xin phép. Ví dụ: - Cho gửi lời tham má nghen! (Dạ Ngân, Chiều Thanh thản, tr 219). Dùng động từ “để” mang ý nghĩa mục đích để thể hiện một lời đề nghị. Ví dụ: - Để cơm châm lửa! (Trần Đức Tiến, tr 153). Dùng động từ cấm thể hiện sự ngăn cản một hành vi nào để mà người nghe đang định thực hiện. Ví dụ: - Cô không được mở cổng ! Tôi cấm cô! (20 TNH, tr 94, tr 238). 4.3. Dùng phụ từ “chớ, cứ, hãy” + Chớ: Đứng trước động từ thể hiện sự ngăn cản hành vi của người nghe, muốn người nghe thực hiện theo đề nghị của người nói. - Chớ có vào! + Hãy: Thể hiện sự mong muốn có tính khuyên răn của người nói đối với người nghe. Còn việc thực hiện hành vi mệnh lệnh khuyên răn đó hay không lại phụ thuộc vào người nghe. Ví dụ: - Về đi em! Quên chi đi! Hãy coi như giữa chị em mình chẳng có điều gì xảy ra. - Không! (Vũ Thị Hồng, Những giấc mơ có thực, tr 198). + Cứ. Thể hiện nguyện vọng từ phía người nói muốn người nghe cho phép mình được tiếp tục thực hiện một hành vi được bắt đầu từ trước. Ví dụ: - Anh cứ để tôi nói: Tôi nói rồi tôi chết cũng hả anh ạ. - Con… con … (20 truyện ngắn hay, tr 94, Ma Văn Kháng, BNOB, tr102) Thể hiện một lời đề nghị của người nói đối với người nghe, muốn người nghe tiếp tục thực hiện hành vi của mình. Thể hiện một sự thừa nhận của người nói đối với người nghe, qua đó muốn biết ý định của người nghe. Ví dụ: - ừ thì “cứ” cho là như thế bây giờ cụ muốn gì tôi! - Tao muốn vạch mặt mày. (20 truyện ngắn hay tr 94, Ma Văn Kháng, Tr 102) KẾT LUẬN Qua khảo sát ngữ nghãi lời trao - lời đáp không phải là câu hỏi có câu trao có ý nghĩa đề nghị người nghe, cho phép mình thực hiện một hành vi cụ thể. Người đáp đưa ra câu đáp với thái độ hưởng ứng, từ chối, miễn cướng bác bỏ nội dung câu đề nghị, ngăn cản thực hiện hành vi đề nghị, gián tiếp hưởng ứng hay gián tiếp phản đối. Câu trao có ý nghĩa khuyên răn thể hiện một lời khuyên từ phía người nói mà theo người nói là có lợi cho người nghe. Người nghe có thể tiếp nhận hay không tiếp nhận hành vi khuyên răn đó. Hiệu lực hành vi là gián tiếp. Câu trao có ý nghĩa mệnh lệnh thể hiện ở mức độ căng thẳng, nghiêm trọng, gay gắt hay có tính cưỡng bức. Người nghe phải thực hiện ngay hành vi đó hoặc muốn chống đối thì thường gay gắt. Như vậy, quy tắc ngữ pháp ngữ nghĩa của lời được xây dựng trên nền tảng của quy tắc ngữ pháp ngữ nghĩa của câu nhưng phong phú hơn, phức tạp hơn cụ thể hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ dụng học, tập 1. 2. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục. 3. Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐHQGHN. 4. Đỗ Thị Kim Liên, Ngữ nghĩa lời hội thoại, Nxb Giáo dục. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnn09t.doc
Tài liệu liên quan