- Công ty TNHH TM & DV An Giang có quan hệ với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước, tình hình thanh toán tương đối phức tạp, nhưng công ty đã tổ chức giám sát rất chặt chẽ bằng công cụ kế toán cụ thể. Đó là công ty đã mở sổ chi tiết “Phải thu của khách hàng” đến từng khách hàng riêng biệt. Cuối quý, căn cứ vào các sổ chi tiết TK 131 để lập bảng kê số 11 nhằm thâu tóm toàn bộ tình hình thanh toán của các khách hàng. Việc làm này rất hợp lý, nó phù hợp với yêu cầu của chế độ kế toán hiện hành và yêu cầu theo dõi công nợ của công ty.
50 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ An Giang – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của hàng còn đầu kỳ
+
III/ Các phương thức bán hàng
1. Phương thức bán hàng trực tiếp
Bán hàng trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho của doanh nghiệp. Số hàng khi bàn giao cho khách hàng đựơc chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu về số hàng này. Người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao.
2. Phương thức bán hàng qua các đại lý, ký gửi.
Là phương thức mà bên chủ hàng (bên giao đại lý) xuất hàng cho bên nhận đại lý, ký gửi (bên đại lý) để bán. Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
Theo luật thuế GTGT, nếu bên đại lý bán hàng theo đúng giá do bên giao đại lý quy định thì toàn bộ thuế GTGT sẽ do chủ hàng chịu, bên đại lý không phải nộp thuế GTGT trên hoa hồng được hưởng. Ngược lại, nếu bên đại lý hưởng khoản chênh lệch giá thì bên đại lý sẽ phải chịu thuế GTGT trên phần GTGT này, bên chủ hàng thì chịu thuế GTGT tính trên phần GTGT trong phạm vi doanh thu của mình.
3. Phương thức bán hàng trả góp, trả chậm.
Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán một phần lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường, số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm. Theo phương thức này, về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ. Về thực chất, chỉ khi nào người mua thanh toán hết tiền hàng thì doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu hàng hoá.
4. Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng
Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đó, người bán đem sản phẩm, vật tư, hàng hoá của mình để đổi lấy vật tư, hàng hoá của người mua. Giá trao đổi là giá thoả thuận hoặc giá bán của hàng hoá, vật tư đó trên thị trường. Khi xuất sản phẩm, hàng hoá đem đi trao đổi với khách hàng, đơn vị vẫn phải lập đầy đủ chứng từ giống như các phương thức tiêu thụ khác.
5. Bán hàng theo phương thức chuyển hàng, chờ chấp nhận.
Tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận là phương thức mà bên chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Khi được bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng được bên mua chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ và bên bán mất quyền sở hữu vế số hàng đó.
IV/ Tổ chức công tác kế toán bán hàng
1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng:
* Chứng từ kế toán sử dụng gồm:
- Hoá đơn GTGT - Hoá đơn bán hàng
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho - Phiếu thu
* Sổ kế toán sử dụng gồm:
- Sổ cái TK 511, 131, - Sổ chi tiết bán hàng
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua - Nhật ký chứng từ số 8
- Bảng kê số 11
2. Tài khoản kế toán sử dụng:
* Tài khoản 157 - Hàng gửi bán: TK 157 được sử dụng để theo dõi trị giá sản phẩm, dịch vụ (theo giá thành công xưởng) và hàng hoá (theo trị giá mua) mà doanh nghiệp tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm, hàng hoá nhờ bán đại ký, ký gửi. TK 157 được mở chi tiết theo từng mặt hàng, từng lần gửi hàng, từng người mua Nội dung phản ánh của TK 157 như sau:
Bên Nợ: Giá vốn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ (DV) gửi bán, gửi đại lý hoặc đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận.
Bên Có: - Giá vốn sản phẩm, hàng hoá, DV đã được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán.
- Giá vốn hàng gửi bán bị từ chối, trả lại.
Dư Nợ: Giá trị hàng gửi bán chưa được chấp nhận.
* Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: TK này dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng và CCDV mà doanh nghiệp đã thực hiện và các khoản giảm doanh thu.
Bên Nợ:
- Số thuế phải nộp ( thuế TTĐB, thuế xuất khẩu và thuế GTGT- nếu tính theo phương pháp trực tiếp) tính trên doanh số bán trong kỳ.
- Số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại kết chuyển trừ vào doanh thu .
- Kết chuyển số doanh thu thuần về tiêu thụ.
Bên Có: Tổng số doanh thu bán hàng và CCDV thực tế phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và gồm 4 tài khoản cấp 2:
+ 511.1 : doanh thu bán hàng hoá
+ 511.3: doanh thu CCDV
+ 511.2: doanh thu bán các thành phẩm
+ 511.4: doanh thu trợ cấp, trợ giá
* Tài khoản131 - Phải thu của khách hàng
Bên Nợ: - Số tiền phải thu ở khách hàng
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
- Điều chỉnh khoản chênh lệch do tỷ giá ngoại tệ tăng với các khoản phải thu người mua có gốc ngoại tệ
Bên Có: - Số tiền đã thu ở khách hàng( kể cả tiền ứng trước của khách)
- Số chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá bán của hàng đã tiêu thụ bị trả lại trừ vào nợ phải thu
- Các nghiệp vụ khác làm giảm khoản phải thu ở khách hàng( chênh lệch tỷ giá, thanh toán bừ trừ, xoá sổ nợ khó đòi..)
Dư Nợ: Phản ánh số tiền doanh nghiệp còn phải thu ở khách hàng
Dư Có: Phản ánh số tiền người mua đặt trước hoặc trả thừa
* Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: TK này được mở chi tiết theo tình hình thanh toán từng khoản nghĩa vụ( phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa). Mọi khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định được tính bằng VND. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ, phải quy đổi ra VND theo tỷ giá thực tế để ghi sổ.
Bên Nợ: Các khoản đã nộp Ngân sách Nhà nước; Các khoản trợ cấp, trợ giá được Ngân sách phê duyệt; Các nghiệp vụ khác làm giảm số phải nộp Ngân sách.
Bên Có: Các khoản phải nộp NSNN; Các khoản trợ cấp, trợ giá đã nhận.
Dư Nợ ( nếu có): Số nộp thừa cho NSNN hoặc các khoản trợ cấp, trợ giá được NSNN duyệt nhưng chưa nhận.
Dư Có: Các khoản còn phải nộp NSNN.
TK 333 được chi tiết thành các TK cấp 2, cấp 3 tương ứng với từng loại thuế theo luật thuế hiện hành.
* Tài khoản 512 - Doanh thu nội bộ: TK này dùng để phản ánh doanh thu và các khoản ghi giảm doanh thu về số hàng hoá, DV, sản phẩm tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty... hạch toán toàn ngành. Ngoài ra, TK này còn sử dụng để theo dõi các khoản được coi là tiêu thụ nội bộ khác như: trả lương, thưởng cho người lao động.
TK 512 được chi tiết thành 3 TK cấp 2:
- TK 512.1: doanh thu bán hàng hoá
- TK 512.3: doanh thu CCDV.
-TK 512.2: doanh thu bán các thành phẩm
Nội dung phản ánh của TK 512 tương tự như TK 511.
* Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại: TK này dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hóa, thành phẩm, DV đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại. Đây là TK điều chỉnh của TK 511, 512 để tính toán doanh thu thuần về tiêu thụ.
Bên Nợ: Tập hợp doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại
Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng bán bị trả lại
TK 531 cuối kỳ không có số dư.
* Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán: được dùng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận về lượng hàng hoá, sản phẩm, DV đã tiêu thụ. TK 532 cuối kỳ không có số dư.
Bên Nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm gía hàng bán vào bên Nợ TK 511. 512.
* Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại (CKTM): TK này dùng được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản CKTM chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận về lượng hàng hoá, sản phẩm, DV đã tiêu thụ.
Bên Nợ: Tập hợp các khoản CKTM chấp thuận cho người mua trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số CKTM vào bên Nợ TK 511, 512
TK 521 cuối kỳ không có số dư và chi tiết thành 3 TK cấp 2:
-TK 521.1: chiết khấu hàng bán
- TK 521.2: chiết khấu thành phẩm - TK 521.3: chiết khấu DV.
* Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán: dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, DV xuất bán trong kỳ. TK 632 cuối kỳ không có số dư.
Bên Nợ: Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, DV đã được coi là tiêu thụ
Bên Có: Giá vốn hàng bán bị trả lại; kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ .
Và một số các tài khoản liên quan khác.
3. Tổ chức hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp KKTX.(Sơ đồ 1)
V/ kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
1. Hạch toán chi phí bán hàng.
TK 641 - Chi phí bán hàng: được dùng để tập hợp và kết chuyển CPBH thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Nợ: Tập hợp CPBH thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Các khoản ghi giảm CPBH; Kết chuyển CPBH.
TK 641 không có số dư và được chi tiết theo các tiểu khoản:
- TK 641.1: chi phí nhân viên
- TK 641.2: chi phí vật liệu, bao bì
- TK 641.3: chi phí dụng cụ, đồ dùng
-TK 641.4: chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 641.5:chi phí bảo hành
- TK 641.7: chi phí DV mua ngoài
- TK 641.8: chi phí bằng tiền khác
2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: TK này được dùng để phản ánh các khoản chi phí phát sinh liên quan chung đến toàn doanh nghiệp như các chi phí quản trị và quản lý hành chính.
Bên Nợ: Tập hợp toàn bộ CPQLDN thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Các khoản ghi giảm CPQLDN; Kết chuyển CPQLDN.
TK 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành:
- TK 642.1: chi phí nhân viên quản lý
- TK 642.2: chi phí vật liệu quản lý
- TK 642.3: chi phí đồ dùng văn phòng.
- TK 642.4: chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 642.5: thuế, phí và lệ phí
- TK 642.6: chi phí dự phòng
-TK 642.7: chi phí DV mua ngoài
-TK 642.8: chi phí bằng tiền khác
Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, TK 642 có thể được mở thêm một số tiểu khoản khác để theo dõi các nội dung, yếu tố chi phí thuộc quản lý doanh nghiệp .
VI/ Hạch toán xác định kết quả bán hàng.
Kết quả tiêu thụ là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần (doanh thu thuần) với giá vốn hàng đã bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp biểu hiện bằng tiền lỗ hay lãi về tiêu thụ.
Kết quả bán hàng trong kỳ
=
Doanh thu thuần
-
CPBH phân bổ cho hàng đã bán
-
CPQLDN phân bổ cho hàng đã bán
Nếu chênh lệch mang dấu (+) thì KQBH là lãi và ngược lại, nếu chênh lệch là (-) thì KQBH là lỗ.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị mà việc xác định kết quả tiêu thụ được tiến hành vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Kế toán sử dụng TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. TK này cuối kỳ không có số dư và mở chi tiết theo từng hoạt động.
Bên Nợ: - Trị giá vốn của hàng bán, CPBH, CPQLDN
- Kết chuyển số lợi nhuận trước thuế trong kỳ.
Bên Có: - Doanh thu bán hàng thuần của hàng đã tiêu thụ trong kỳ.
- Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ
Chương II
Thực trạng công tác kế toán bán hàng
và xác định kết quả bán hàng
tại công ty tnhh tm & dv an giang - hà nội
I/ tổng quan về công ty tnhh tm & dv an Giang.
Công ty TNHH TM & DV An Giang là doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo giấy phép số 0102005565 của bộ kế hoạch và đầu tư Hà Nội ban hành ngày 06 tháng 06 năm 2000.
Trụ sở chính : Tổ 25 , Ngọc Thuỵ, Long Biên, Thành Phố Hà Nội
Tên công ty : Công ty TNHH TM & DV An Giang
Tên giao dịch : AN GIANG COMPANLY LIMITED (VINE GROUP)
Tên viết tắt : An Giang.CO.,LTD
Điện thoại : 04. 8710621
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH TM DV An Giang
Hoạt động chính của công ty là nhập khẩu và phân phối rượu vang. Hiện nay công ty có 850 loại rượu vang đến từ các nước nổi tiếng trên thế giới như Pháp, ý, Tây Ban Nha, úc ...ngoài ra công ty còn kinh doanh đồ uống, bia, đồ ăn, nội thất và điều hành dịch vụ nhà hàng. Ngày 23 tháng 06 năm 2003 nhà hàng và một quán Cafe đã khai trương tại Hà Nội. Việc khai trương tuy không được công chúng hay báo chí biết đến nhưng nhờ những khách hàng quen thuộc của công ty giới thiệu bạn bè và sự phục vụ nhiệt tình của nhân viên nên công ty tiếp tục vững bước trên con đường kinh doanh của mình. Khách hàng quen thuộc của công ty đến từ Hồng Kông, Tokyo, Bangkok...thuộc các thành phần khác nhau như nhà ngoại giao, doanh nhân....những người muốn có những khoảnh khắc thư giãn và cùng tất cả những ai yêu thích rượu vang.
Trải qua gần 6 năm hoạt động, công ty kinh doanh dần có hiệu quả và ngày càng phát triển. Doanh thu và lợi nhuận của công ty ngày một tăng nhanh. Công ty đã ra những quyết định kinh doanh đúng đắn một mặt do sự quản lý chỉ đạo đúng đắn của ban giám đốc, mặt khác do sự cố gắng của toàn thể các phòng ban, người lao động nên công ty kinh doanh rất tốt. Đến năm 2005 công ty đã đạt được doanh thu 18.551.547.579.
Kết quả hoạt động sản xuất của công ty TNHH TM & DV An giang.
Đơn vị: Đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
So sánh
Tỷ lệ %
Số tiền
1
Tổng doanh thu
9.371.174.328
19.132.922.867
9.761.748.539
140,168
2
Các khoản giảm trừ
581.375.288
581.375.288
3
Doanh thu thuần
9.371.174.328
18.551.547.579
9.180.373.251
97,964
4
Giá vốn hàng bán
4.809.400.987
13.578.284.799
8.768.883.812
182,328
5
Lợi hnuận gộp
4.561.773.341
4.973.262.780
411.489.439
9,02
6
Doanh thu hoạt động tài chính
13.227.815
13.227.815
7
Chi phí hoạt động tài chính
258.734.142
258.734.142
8
Chi phí bán hàng
9
Chi phí quản lý
4.488.937.779
4.766.041.349
277.103.570
6,173
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
72.835.562
(38.248.896)
(111.120.458)
(152.563)
11
Thu nhập khác
3.297.818
123.719.011
120.420.193
3651,542
12
Chi phí khác
13
Lợi nhuận khác
3.297.818
123.719.011
120.421.193
3651,542
14
Tổng lợi nhuận trước thuế
76.133.380
85.434.115
9.300.735
12,216
15
Thuế TNDN phải nộp
21.317.346
23.921.552
2.604.206
12,216
16
Lợi nhuận sau thuế
54.816.034
61.512.563
6.696.529
12.,16
Nhìn tổng quan tình hình sản xuất của công ty trong hai năm 2004 và năm 2005 ta thấy: Tổng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của năm 2005 tăng so với năm 2004 là: 9.180.373.251đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 104.168%. Điều này chứng tỏ số lượng tiêu thụ trong năm 2005 tăng mạnh là do công ty chú trọng vào công tác mở rộng thị trường và mở thêm các chi nhánh khác để giới thiệu sản phẩm. Giá vốn hàng bán cũng tăng lên 8.768.883.812đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 182,328%. Nguyên nhân là do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng nhanh. Tỷ lệ tăng của doanh thu nhỏ hơn tỷ lệ tăng của giá vốn là do giá mua vào tăng lên.
Lợi nhuận gộp năm 2005 so với năm 2004 tăng lên 411.489.439đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,02%. Mặt khác, chi phí quản lý và chi phí hoạt động kinh doanh giảm 11.120.458đ tương ứng tỷ lệ là 152,563%. Nhưng thu nhập khác tăng cao làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 6.696.529đ tương ứng với tỷ lệ 12,216%. Đây cũng là một kết quả cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH TM & DV An Giang.
Để đảm bảo cho việc tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý của công ty tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng như sau:(Sơ đồ số 1)
- Giám đốc là người có quyền cao nhất trong công ty có trách nhiệm quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành một số hoạt động được giao trong lĩnh vực quản lý.
- Các phòng ban chức năng: chịu sự điều hành của phó giám đốc.
+ Phòng kinh doanh : có nhiệm vụ thu thập, khai thác thông tin, tổ chức tiếp cận thị trường trực tiếp thực hiện các hợp đồng tiêu thụ hàng hoá.
+ Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức bộ máy và đào tạo đội ngũ lao động, tham mưu và trợ giúp giám đốc thực hiện công tác quản lý cũng như đào tạo và bố trí lao động. Giải quyết công việc hành chính hàng ngày như: Xây dựng lịch làm việc, tiếp khách, thực hiện các thủ tục hành chính khác
+ Phòng vật tư: Có nhiệm vụ điều hành, giám sát việc tổ chức kinh doanh, phân bổ nguyên vật liệu, bảo quản vật tư hàng hoá. Xuất nhập hàng hoá theo phiếu xuất nhập theo quy định của nhà nước. Theo dõi vật tư hàng hoá để lên kế hoạch báo cáo nguyên vật liệu.
+ Phòng tài chính kế toán: tổ chức thực hiện công tác kế toán, kiểm tra phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn, xác định và phân phối kết quả kinh doanh, lập số liệu báo cáo kết quả kinh doanh, lập số liệu thống kê báo cáo tài chínhThường xuyên phản ánh và cung cấp thông tin kịp thời, phản ánh chính xác cho giám đốc để có quyết định chính xác kịp thời cho kết quả hoạt động tại công ty.
Sơ đồ 1:Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng
tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế toán
Phòng vật tư
Phòng kinh doanh
II/ thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH TM & DV An giang
1. Nhiệm vụ của các bộ phận kế toán và mối quan hệ.
Bộ máy kế toán của Công ty TNHH TM & DV An Giang (Sơ đồ số 2) có nhiệm vụ:
* Ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình hiện có, sự biến động và tình hình sử dụng tài sản, kinh phí, tình hình diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
* Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch thu chi tài chính, tình hình thanh toán, sử dụng tài sản, nguồn vốn và kinh phí của đơn vị.
* Cung cấp số liệu, tài liệu, thông tin phục vụ cho việc quản lý và điều hành hoạt động của Công ty, kiểm tra và phân tích các thông tin kinh tế tài chính.
Chức năng của mỗi bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận:
- Kế toán trưởng: là người quản lý, chỉ đạo chung tất cả các bộ phận kế toán và mọi nghiệp vụ, từ việc ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán do Bộ, Nhà nước ban hành theo quy định, tổ chức phân công hợp tác trong bộ máy kế toán, kiểm tra tình hình biến động các loại vật tư, tài sản, theo dõi các khoản chi phí, thu nhập và nghĩa vụ đối với Nhà nước, chứng từ, sổ sách
- Kế toán tổng hợp: Cuối quý (tháng, năm) kế toán tổng hợp tập hợp số liệu tại phòng kế toán làm căn cứ để lập BCTC.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Có nhiệm vụ, tổ chức, ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động của từng người, từng bộ phận một cách chính xác, kịp thời. Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng theo đúng chế độ. Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Kế toán tài sản cố định: Bảo đảm phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động tài sản cố định trên 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
- Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Phản ánh kịp thời, chính xác số tiền hiện có và tình hình thu, chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ ( theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi ).
- Kế toán doanh thu và nợ phải thu: Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời. Theo dõi cả về nguyên tệ và quy đổi theo “đồng Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam” đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá hối đoái thực tế.
- Kế toán công nợ phải trả: Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải trả theo từng đối tượng (nợ phải trả nhà cung cấp, nợ phải nộp Ngân sách, nợ phải trả các bên đối tác liên doanh, nợ phải trả nội bộ và các khoản phải trả khác) thường xuyên đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán kịp thời. Theo dõi cả về nguyên tệ và quy đổi theo “đồng Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam” đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá hối đoái thực tế.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu chi theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng.
Sơ đồ 2
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền
lương
Kế toán tài sản cố định
Kế toán tiền mặt và tiền gửi NH
Kế toán doanh thu và nợ phải thu
Kế toán công nợ phải trả
Thủ quỹ
2. Chế độ kế toán công ty đang áp dụng.
Hình thức kế toán mà Công ty đang áp dụng hiện nay là hình thức Nhật ký chung.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Sổ cái tài khoản 511, 131, 632 ...
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn, bảng tổng hợp chi tiết doanh thu bán hàng
Sổ chi tiết doanh thu bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với người mua, thẻ kho
Sổ nhật ký bán hàng, sổ nhật ký thu tiền
Hoá đơn GTGT
Phiếu xuất kho
Phiếu thu, giấy báo nợ, báo có
Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Báo cáo kế toán
III/ thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty tnhh tm & dv an giang
1. Chứng từ:
Hoá đơn GTGT do doanh nghiệp lập
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Phiếu thu (PT01/0001)
Giấy báo Có của ngân hàng
Thẻ kho
Bảng tổng hợp chứng từ
Stt
Loại chứng từ
Diễn giải
1
PT0302
Phiếu thu
2
RECO3024
- Hoá đơn thanh toán bằng Séc (bán lẻ)
3
- NX02050
- Phiếu nhập kho
4
- T03542
- Phiếu nhập kho
5
- PX0356
- Phiếu xuất kho
2. Tài khoản sử dụng :
TK 111 : Tiền mặt
TK112 : Tiền gửi ngân hàng
TK 113 : Tiền đang chuyển
TK 131 : Phải thu của khách hàng
TK 156 : Hàng hoá
TK 33311 : Thuế và các khoản phải nộp
TK 5111 : Doanh thu hàng bán và cung cấp dịch vụ
TK 521 : Các khoản giảm trừ
TK 5211 : Chiết khấu thương mại
TK 5212 : Hàng bán bị trả lại
TK 5213 : Giảm giá hàng bán
3. Kế toán bán buôn tại công ty TNHH TM & DV An Giang
Trong phương thức bán buôn công ty thường áp dụng hình thức bán buôn qua kho.
- Trường hợp xuất bán trực tiếp tại kho :
Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi:
- Giá vốn hàng hoá xuất bán :
Nợ TK 632 Trị giá vốn hàng xuất kho
Có TK 156.1
- Phản ánh doanh thu hàng bán :
Nợ TK 111,112 : Tổng giá thanh toán (thanh toán ngay)
Nợ TK 131 :Tổng giá thanh toán
Có TK511 : Doanh thu chưa thuế
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
- Chi phí vận chuyển hàng cho khách được tính vào chi phí bán hàng. Nhưng do loại hình công ty là nhỏ nên đưa vào TK 642 theo luận định.
Ta xét một số nghiệp vụ bán hàng sau:
Ví dụ: Theo hợp đồng số HĐ 250306 ngày 25/03/06 công ty xuất kho bán cho công ty TNHH Hiệp Long Quảng Ninh.
Biểu 1:
Thủ kho sẽ dùng liên 3 để ghi thẻ kho theo chỉ tiêu khối lượng hàng xuất cho từng mặt hàng. Cuối tháng, chuyển thẻ kho và hoá đơn trong tháng lên phòng kế toán.
Biểu 2:
Phiếu xuất kho Mẫu số 02 – VT
Ngày 25/03/2006 Ban hành theo quýêt định
số 1141-TC/QĐ/CĐKT
ngày 01/11/1995 của BTC
Họ tên khách hàng: Công ty TNHH Hiệp Long, Quảng Ninh
Lý do xuất hàng: Bán hàng
Xuất tại: Kho 1001
STT
Mã số hàng hoá
Tên hàng hoá
ĐV
Số lượng
Ghi chú
1
745
Tanhehue Cabernet sauvignon
Chai
50
Các phiếu sẽ được chuyển cho kế toán tiêu thụ (kế toán vật tư, hàng hoá) để phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu các số liệu.
Tuỳ thuộc vào hình thức thanh toán theo rõi riêng
Công ty TNHH TM & DV An Giang Mẫu số 06 - VT (Ban hành theo
QĐ số 1141 TC/QĐ/CĐKT)
Tên kho: 1001
Thẻ kho
Ngày lập thẻ : 31/03/2005
Kho 1001
Tên hàng hoá : Sauvignon
Đơn vị : Chai
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Ký xác nhận
Số hiệu
Ngày tháng
Nhập
Xuất
Tồn
Tồn đầu kỳ
40
60
735
05/03
Nhập hàng
30
100
740
08/03
Nhập hàng
130
745
25/03
Xuất bán cho công ty Đỗ Văn Hoà
50
80
748
28/03
Xuất bán cho công ty Hoàng Ngân
70
40
40
Cộng phát sinh
90
Tồn cuối kỳ
40
Biểu 3:
Biểu 4 : Phiếu thu
Ngày 04/03/06 phát sinh nghiệp vụ chị Hà công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ
Đông Hưng nộp số tiền hàng, số tiền hàng là 6.592.000đ. Phòng kế toán lập chứng từ phiếu thu có mẫu như sau:
Công ty TNHH TM &DV An Giang
Phiếu thu
Ngày 04/03/2006
Nhận của: Chị Hà Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đông Hưng
Phương thức thanh toán Tiền mặt Chuyển khoản
Tên Ngân hàng
Loại tiền VNĐ USD Tỷ giá:
STT
Diễn giải nội dung thu
Số tiền
1
Thu tiền hàng
6.592.000
Tổng cộng
6.592.000
Bằng chữ: Sáu triệu năm trăm chín hai ngàn đồng chẵn
Kèm theo: 03 Hoá đơn GTGT Chứng từ gốc
Người lập phiếu
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) Sáu triệu năm trăm chín hai ngàn đồng chẵn
Kế toán viên Kế toán trưởng Thủ quỹ Người nộp
Biểu 5: Phiếu nhập kho
Khi có yêu cầu trả lại hàng của khách hàng thì kế toán lập phiếu nhập kho
Công ty TNHH TM & DV An Giang
phiếu nhập kho Số AA072056
Ngày 30/03/2006
Người giao hàng: Công ty TNHH TM & DV Thiên Minh
Địa chỉ: 25 Bà Triệu, Hà Nội
Diễn giải: Nhập hàng trả lại
Theo hợp đồng số: 072056 Ngày 30 tháng 03 năm 2006
Nhập tại kho: 1001
STT
Mã hàng
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Mã kho
SL
ĐG
Thành tiền
1
0329
Green Point Non Vintage
Chai
1001
24
194.909
4.677.816
Cộng 4.677.816
Nhập ngày 30/03/2006
Người lập Người giao hàng Thủ kho
Sau khi hoàn thiện việc lập hoá đơn bán hàng, nhân viên phòng kinh doanh sẽ mang hoá đơn xuống kho làm thủ tục xuất hàng. Dưới kho, thủ kho căn cứ vào hoá đơn GTGT để xuất hàng cho khách và ghi thẻ kho cho lô hàng xuất bán (biểu 3).
Khi nhận được hoá đơn từ thủ kho, kế toán kiểm tra tính hợp lệ của hoá đơn rồi phản ánh doanh thu của lô hàng đã tiêu thụ:
Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 0084622 (biểu 1) kế toán ghi :
Nợ TK 131: 5.326.970
Có TK 511: 4.842.700
Có TK 33311 : 484.270
Từ số liệu trên đã định khoản ta ghi vào sổ nhật ký bán hàng, sổ chi tiết TK 511, Sổ chi tiết 33311. Khi bán hàng căn cứ vào số liệu được nhập trên máy vi tính, máy sẽ tự động ghi sổ nhật ký chung.
Kế toán các trường hợp phát sinh trong quá trình bán hàng:
- Hàng bán bị trả lại : Vì lý do nào đó khách hàng yêu cầu được trả lại hàng hoá, chẳng hạn: vi phạm hợp đồng, hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách ghi trong hợp đồng thì công ty cho phép khách hàng có quyền trả lại một phần hay toàn bộ số hàng đã mua.
Khi có yêu cầu trả lại hàng của khách hàng, công ty căn cứ voà hoá đơn từ phía khách hàng để lập phiếu nhập kho (biểu 5) Phiếu nhập kho là căn cứ để kế toán ghi sổ nhật ký chung.
Ví Dụ : Ngày 30/03/2006 Công ty TNHH TM & DV Thiên Minh trả lại 24 chai Green Point Non Vintage đã mua của công ty theo giá mua ghi trên hoá đơn là 200.000đ/chai, giá vốn là 194.909đ/chai.
Khi phát sinh nghiệp vụ này, phòng kế toán lập phiếu nhập kho cho số hàng bị trả lại. Căn cứ vào phiếu nhập kho thủ kho nhập số hàng này ghi vào thẻ kho và chuyển cho phòng kế toán.
Kế toán định khoản :
Nợ TK 5212 : 4.800.000
Nợ TK 3331: 480.000
Có TK 131 : 5.280.000
Phản ánh giá vốn hàng bán bị trả lại nhập kho :
Nợ TK 156: 4.677.816
CóTK 632: 4.677.816
Cuối tháng, kết chuyển toàn bộ doanh thu hàng bán bị trả lại của tất cả các mặt hàng sang TK 511
Nợ TK 511: 4.800.000
Có TK 5212: 4.800.000
Đối với nghiệp vụ hàng bán bị trả lại kế toán không mở sổ chi tiết hàng bán bị trả lại mà căn cứ vào hoá đơn, kế toán vào sổ nhật ký chung và sổ cái TK 5212- Hàng bán bị trả lại
Chiết khấu thương mại: Đối với nghiệp vụ giảm giá hàng bán, trong trường hợp khi có yêu cầu hợp lý từ phía khách hàng, Giám đốc công ty quyết định giảm giá hàng bán nhằm khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn, Công ty không ghi nhận nghiệp vụ giảm giá hàng bán mà ghi vào Nhật ký chung giống như trong trường hợp hàng bán bị trả lại. Định kỳ, kế toán vào sổ cái TK 5211 và kết chuyển doanh thu giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại về doanh thu thuần.
Ví dụ : Công ty giảm giá rượu Sauviignon cho công ty TNHH Thương mại & dịch vụ Thiên Minh là 6.000.000đ do mua hàng với số lượng lớn. Khi phát sinh nghiệp vụ này kế toán ghi vào sổ chi tiết tài khoản 5211,131.
Nợ TK 5211: 6.000.000
Có TK 131: 6.000.000
Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong tháng sang tài khoản 511 theo định khoản:
Nợ TK 511: 6.000.000
Có TK 5211: 6.000.000
- Chiết khấu thanh toán : Công ty thực hiện chiết khấu thanh toán trong trường hợp người mua thanh toán tiền sớm. Nó được tính vào chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
VD : Ngày 10/03/06 Cửa hàng Kim Oanh thanh toán sớm tiền hàng cho công ty và được hưởng chiết khấu là 2% giá trị hàng hoá. Trị giá hàng hoá trên hoá đơn là 40.560.328đ
Căn cứ vào phiếu thu kế toán ghi :
Nợ TK 111 : 40.560.328
Nợ TK 635 : 81.206,56
Có TK 131 : 41.371.534,56
Biểu 6 : Phiếu xuất kho/vận chuyển
VD : Ngày 20/03/06 kế toán lập phiếu xuất kho để xuất lô hàng cho cửa hàng Vine của công ty .
Phiếu xuất kho/vận chuyển
Xuất tại kho: 1001
Nhập tại: Kho cửa hàng Vine
STT
Tên mặt hàng, dịch vụ
ĐVT
SL
ĐG
TT
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Montes Anpha
Chai
6
235.262
1.411.572
2
Sauvignon
Chai
4
129.560
518.240
3
Terrazas
Chai
2
186.440
327.880
..............
8
Veuve
Chai
2
496.545
993.090
Cộng
14
3.250.782
Xuất ngày. 20/03/2006
Cộng thành tiền: Ba triệu hai trăm năm mươi ngàn, bảy trăm tám mươi hai đồng
Người nhận Người lập biểu Thủ kho Người vận chuyển
Căn cứ vào phiếu xuất kho vận chuyển bộ phận kho ghi thẻ kho và giao cho kế toán làm căn cứ ghi sổ theo định khoản.
Nợ TK 156 (Cửa hàng Vine ) : 3.250.782
Có TK 156(Kho công ty 1001) : 3.250.782
Biểu 7: Báo cáo bán lẻ hàng hoá
Công ty TNHH TM & DV An Giang báo cáo bán lẻ hàng hoá
Cửa hàng Vine Từ 25/03/2006 đến 31/03/2006
STT
Tên hàng và quy cách phẩm chất
ĐVT
Số lượng
Theo giá bán lẻ nơi bán
Theo giá vốn
Giá ĐV
Thành tiền
Giá ĐV
Thành tiền
1
2
3
4
5
6
7
8
2
Montes Alpha
Chai
9
235.262
2.117.358
196.052
1.764.468
3
Cabernet Sauvignon
Chai
10
96.854
968.540
94.955
949.550
4
Terrazas
Chai
8
186.440
1.491.520
182.784
1.462.272
................
Tổng cộng
24.577.418
24.176.290
Cộng thành tiền: Bốn triệu một trăm bảy sáu ngàn hai trăm chín mươi đồng
Ngày 31/03/2006
Người báo cáo
Căn cứ vào báo cáo bán hàng, kế toán lập hoá đơn GTGT cho số hàng tiêu thụ.
Biểu 8: Hoá đơn GTGT
Mẫu số 01 GTKT-3LL
AH/2005T
hOá ĐƠN gtgt
Liên 1 : Lưu 0457124
Ngày 31 tháng 03 năm 2006
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH TM & DV An Giang
Địa chỉ:
Điện thoại: MS:
Họ tên người mua hàng: Anh Kiên
Đơn vị: Bán lẻ tại cửa hàng Vine
Địa chỉ: Số TK:
Hình thức thanh toán: TM/CK MS: 0100112080
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3
1
Theo báo cáo bán hàng tại cửa hàng Vine của công ty TNHH TM &DV An Giang
15.256.768
Cộng tiền hàng: 15.256.768
Thuế suất GTGT:
Tiền thuế GTGT:
Tổng số tiền thanh toán: 15.256.768
Số tiền viết bằng chữ: Mười năm triệu hai trăm năm sáu ngàn bảy trăm sáu mươi tám đồng
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
Phương thức hạch toán : Đến ngày 31/03/2006 cửa hàng Vine nộp báo cáo bán lẻ từ ngày 25/03 đến 30/03 cho phòng kế toán. Tại phòng kế toán, sau khi nhận được hoá đơn kèm báo cáo bán lẻ hàng hoá, kế toán ghi sổ nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản 511,TK 156.
VD : Nhận được bảng kê bán lẻ hàng hoá giá trị hàng bán là : 24.577.418
Trên cơ sở bảng kê, kế toán ghi :
Nợ TK 111 :
Có TK 511 : 15.256.768
Cuối tháng, kế toán xác định trị giá mua thực tế của hàng bán lẻ:
Nợ TK 632
Có TK 1561 : 24.176.290
1 .Kế toán giá vốn hàng bán
Muốn xác định được kết quả bán hàng, trước hết cần phải tính được trị giá vốn của hàng bán. Để phản ánh nghiệp vụ này, kế toán sử dụng TK 632 - Giá vốn hàng bán và các TK liên quan: TK 155, TK 157, TK 911
TK 155 có các tài khoản cấp 2 như sau:
+ TK 155.1: thành phẩm kho hoàn thành + TK155.2: thành phẩm kho nội địa
+ TK155.3: thành phẩm tại các cửa hàng
Kế toán giá vốn hàng bán căn cứ vào sổ chi tiết thành phẩm, vào các chứng từ nhập xuất thành phẩm, kế toán tiến hành phân loại chứng từ kèm theo từng loại mã hàng kết hợp với giá thành đơn vị thực tế sẽ xác định được trị giá vốn hàng xuất bán theo phương pháp bình quân gia quyền như sau:
Trị giá thực tế của hàng nhập trong kỳ
Trị giá thực tế của hàng tồn đầu kỳ
+
Đơn giá bình quân
Số lượng hàng nhập trong kỳ
Số lượng hàng còn đầu kỳ
=
+
Giá vốn hàng xuất bán = Số lượng hàng xuất bán x Đơn giá bình quân
Cuối tháng, căn cứ hoá đơn mua hàng, kế toán tính ra giá đơn vị hàng hoá xuất bán sau đó vào sổ nhật ký chung cho từng nghiệp vụ.
Phương pháp hạch toán :
Nợ TK 632 Trị giá thực tế hàng xuất bán
Có TK 156
Nợ TK 911
Có TK 632 Kết chuyển giá vốn hàng bán.
4> Sổ sách kế toán
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để lập sổ chi tiết tài khoản, hoá đơn bán hàng, phiếu thu
Phụ lục
Bảng 1
Sổ chi tiết hàng hoá
Tên kho: 1001
Hàng hoá: Rượu
Từ ngày 01/03/2006 đến 31/03/2006
ĐVT: Chai
Chứng từ
Diễn giải
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
SH
NT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
01/03
Tồn ĐK
60
9.886.780
0735
05/03
Nhập
149.568
40
5.982.720
100
15.869.500
0740
08/03
Nhập
149.568
30
4.487.040
130
20.356.540
0745
25/03
Xuất
165.000
50
8.250.000
80
12.106.540
0748
28/03
Xuất
165.000
40
6.600.000
40
5.506.540
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
70
11.550.000
90
14.850.000
Tồn CK
40
5.506.540
Bảng 2
Sổ chi tiết bán hàng
Tên hàng hoá: Rượu
Từ 01/03/2006 – 31/03/2006
Quyển số 2
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Doanh thu
Các khoản tính trừ
Số hiệu
Ngày tháng
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Thuế
Khác
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
03/03
...
25/03
...
0368
...
0745
...
03/03
...
25/03
...
Sauvignon
...
Non Vintage
...
131
...
131
...
30
...
50
...
96.850
...
96.854
...
2.905.500
4.842.700
...
Cộng phát sinh
350.458.500
Ngày 31/03/2006
Người ghi sổ Kế toán trưởng
Bảng 3:
Công ty TNHH TM & DV An Giang
Sổ nhật ký chung
Tháng 3 năm 2006
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
Số hiệu TK
Số phát sinh
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
...
...
...
...
...
...
...
...
03/03
0368
03/03
Sauvignon
x
131
511
2.905.500
2.905.500
05/03
0420
05/03
Rapel
x
131
511
5.685.566
5.685.566
...
...
...
...
...
...
...
...
25/03
0486
25/03
131
511
5.326.970
5.326.970
30/03
0530
30/03
Hàng trả lại
x
5212
131
4.677.816
4.677.816
30/03
0560
30/03
Giảm giá hàng bán
x
5211
131
6.000.000
6.000.000
30/03
0570
30/03
Bán lẻ hàng hoá
x
111
511
15.256.768
15.256.768
...
...
...
...
...
...
...
...
30/03
30/03
Kết chuyển giá hàng bán
x
511
5211
5213
10.434.000
7.200.000
3.234.000
...
...
...
...
...
...
...
...
Tổng cộng
4.756.856
4.756.856
Ngày 31/03/2006
Người lập Kế toán trưởng
Bảng 4
Bảng tổng hợp NHập - Xuất - Tồn
Tháng 3 năm 2006
Tên hàng hoá
ĐVT
Đơn giá bình quân
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
SL
TT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Montes
Chai
156.560
20
3.131.200
30
4.696.800
30
4.696.800
20
3.131.200
Rapel Red
Chai
120.000
30
3.600.000
10
1.200.000
20
2.400.000
20
2.400.000
Terras
Chai
189.650
20
3.793.000
12
2.275.800
17
3.224.050
15
2.844.750
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Tổng cộng
Chai
15.659.565
10.905.056
18.569.966
12.112.542
Bảng 5
Sổ chi tiết doanh thu bán hàng
Tháng 03 năm 2006
TK 511 - Doanh thu bán hàng
ĐVT: Chai
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
...
...
...
...
...
...
04535
05/03
Công ty Đông Hưng
131
15.256.768
04850
07/03
Công ty Tín Phát
131
7.566.725
...
...
...
...
...
...
Tổng cộng
131
35.788.566
35.788.566
Kế toán trưởng Người lập biểu
Bảng 6
Sổ cái
Tk 511
Tháng 03 năm 2006
Đơn vị tính: Chai
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
04535
05/03
Công ty Đông á
131
2.905.500
04850
07/03
Công ty Tín Phát
131
7.566.725
...
...
...
...
...
...
04682
25/03
Công ty Thiên Minh
131
4.842.700
05068
30/03
Bán lẻ hàng hoá
111
15.256.768
0456M
30/03
Kết chuyển hàng hoá bị trả lại
5212
4.800.000
0466N
30/03
Kết chuyển giảm giá hàng bán
5213
6.000.000
30/03
Kết chuyển sang TK 911
911
45.756.600
Tổng cộng
42.325.435
42.325.435
Kế toán trưởng Người lập biểu
Bảng 7
Sổ cái
TK 521-Các khoản giảm trừ doanh thu
Tháng 03 năm 2006
ĐVT: Chai
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
...
...
...
...
...
...
0456M
30/03
Nhập hàng bán bị trả lại
131
4.800.000
30/03
Kết chuyển hàng bán bị trả lại
511
15.725.566
15.725.566
15.725.566
Ngày 30 tháng 03 năm 2006
Người lập Kế toán trưởng
Bảng 8
Sổ chi tiết giá vốn hàng bán
TK 632 - Giá vốn hàng bán
Tháng 03 năm 2006
ĐVT: Chai
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
...
...
...
...
...
...
1002
02/03
Công ty Tín Phát
1561
9.254.468
10
23
05/03
Công ty Sen Xanh
1561
12.532.354
...
...
...
...
...
...
Tổng cộng tháng 3
25.455.500
25.455.500
Kế toán trưởng Người lập biểu
Bảng 9
Sổ cái
TK 632 - Giá vốn hàng bán
Tháng 03 năm 2006
ĐVT: Chai
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
1002
02/03
Công ty Tín Phát
156
9.254.468
1023
05/03
Công ty Sen Xanh
156
12.532.354
....
...
...
...
...
...
30/03
Kết chuyển sang TK 911
911
8.786.688
Tổng cộng tháng 3
8.786.688
8.786.688
Kế toán trưởng Người lập biểu
6. Kế toán chi phí bán hàng
Toàn bộ chi phí bán hàng ở Công ty TNHH TM & DV An Giang được phản ánh trong TK 641 - Chi phí bán hàng, trong đó mở chi tiết như sau:
TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng
TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì bán hàng -TK 6413: Chi phí đồ dùng dụng cụ
- TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6415: Chi phí bảo hành
- TK 6417: Chi phí DV mua ngoài - TK 6418: Chi phí khác bằng tiền
Hàng quý, để tính được kết quả sản xuất kinh doanh, kế toán tập hợp chi phí bán hàng từ các bảng kê, NKCT liên quan vào sổ chi tiết chi phí bán hàng theo định khoản sau: Nợ TK 641: chi phí bán hàng
Có TK liên quan (111, 112, 152, 153 ,334. . .)
7.Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Đối với chi phí Quản lý doanh nghiệp (QLDN) khi phát sinh sẽ được tập hợp vào TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, được mở chi tiết như chế độ kế toán hiện hành quy định.
TK 6421: Chi phí nhân viên bán hàng
TK 6422: Chi phí vật liệu, bao bì bán hàng -TK 6423: Chi phí đồ dùng dụng cụ
- TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6425: Thuế, phí và lệ phí
- TK 6427: Chi phí DV mua ngoài -TK 6428: Chi phí khác bằng tiền
Kế toán chi phí QLDN được hạch toán tương tự chi phí bán hàng. Hàng ngày, chi phí QLDN phát sinh được ghi vào sổ chi tiết TK 642 “chi phí QLDN”. Cuối quý, căn cứ vào sổ chi tiết chi phí bán hàng, sổ chi tiết chi phí QLDN, kế toán lập bảng kê số 5-“Tập hợp chi phí bán hàng và chi phí QLDN”
Chi phí QLDN ở công ty TNHH TM & DV An Giang không phân bổ cho từng mặt hàng riêng biệt mà được kết chuyển luôn sang TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả vào cuối mỗi quý. Khi kết chuyển sang TK 911 kế toán ghi:
Nợ TK 911 “xác định kết quả kinh doanh”
Có TK 642 “chi phí QLDN”
Ví dụ: Dựa vào Bảng kê số 5 quý I/2005, kế toán định khoản như sau: ( ĐVT: đồng)
- Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp :
Nợ TK 642.4
Có TK 214
đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 009
- Kế toán trích lương cho nhân viên bán hàng và định khoản như sau:
Nợ TK 642.1
Có TK 334
Khi trả lương, kế toán ghi: Nợ TK 334
Có TK 111
Các khoản trích theo lương thực hiện đúng theo chế độ hiện hành, giả định lương cơ bản = lương thực tế, kế toán định khoản: ( ĐVT: đồng)
Nợ TK 642
Có TK 338.3
Có TK 338.2
Có TK 338.4
- Ngày 12/1, thanh toán tiền công tác phí, kế toán định khoản:
Nợ TK 642.8
Có TK 111.1
Cuối quý kết chuyển sang TK 911 để xác định KQBH, kế toán định khoản:
Nợ TK 911
Có TK 642
8. Kế toán doanh thu bán hàng
* Chứng từ và tài khoản sử dụng:
Chứng từ mà công ty sử dụng là: hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị gia tăng.
Kế toán doanh thu bán hàng ở công ty sử dụng các tài khoản chủ yếu là:
- TK 511: Doanh thu bán hàng, trong đó chi tiết:
+ TK 5111 - Doanh thu gia công hàng xuất khẩu
+ TK 5112 - Doanh thu bán hàng nội địa + TK 5113 - Doanh thu bán vật liệu
+ TK 5114 - Doanh thu tiết kiệm + TK 5115 - Doanh thu bao bì
+ TK 5118-Doanh thu khác
- TK 131: Phải thu của khách hàng, trong đó chi tiết:
+ TK 1311 - Phải thu của khách hàng + TK 1312 - Công nợ
- TK 531 - Hàng bán bị trả lại - TK 532 - Giảm giá hàng bán
- TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
và các TK liên quan khác.
Kế toán doanh thu bán hàng ở công ty mở các sổ kế toán và bảng sau:
- Sổ chi tiết bán hàng
- Sổ chi tiết TK131: “Phải thu của khách hàng” (mở theo dõi riêng từng khách hàng nước ngoài và trong nước)
- Sổ chi tiết thuế GTGT - Bảng kê số 11
- Bảng cân đối số phát sinh TK 511 - Bảng tổng hợp tiêu thụ
- Bảng tổng hợp các tài khoản - Sổ cái các TK
Nợ TK 155: nhập kho thành phẩm
Nợ TK 157: gửi tại kho người mua
Nợ TK 138.1: giá trị chờ xử lý
Có TK 632: giá vốn hàng bán bị trả lại
* Phản ánh tổng giá thanh toán của số hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 531: doanh thu của hàng bị trả lại
Nợ TK 333.11: thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số hàng bán bị trả lại.
Có TK 111,112: tổng giá thanh toán của hàng đã tiêu thụ bị trả lại
Có TK 131: trừ vào số tiền người mua còn nợ
Có TK 338.8: Chấp nhận thanh toán cho người mua nhưng chưa thanh toán cho người mua (cả thuế GTGT).
Cuối quý, kế toán kết chuyển sang TK 511, 512 theo bút toán:
Nợ TK 511,512
Có TK 531
Tại công ty TNHH TM & DV An Giang không phát sinh các khoản chiết khấu thương mại TK 521, giảm giá hàng bán TK 532. Trong quý I/2005, công ty không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu.
9.Kế toán xác định kết quả bán hàng .
Là một doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều mặt hàng nên công ty không tính kết quả lỗ lãi riêng cho từng mặt hàng và từng đơn đặt hàng riêng biệt mà đến cuối quý, tính kết quả chung cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của từng quý.
Trong quý I/2005, kết quả kinh doanh của công ty TNHH TM & DV An Giang như sau:
- Doanh thu bán hàng :
- Các khoản giảm trừ:
- Doanh thu thuần về bán hàng:
- Giá vốn hàng bán:
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp :
Kế toán tiến hàng xác định kết quả bán hàng .
* Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911
Có TK 632
* Kết chuyển chi phí bán hàng.
Nợ TK 911
Có TK 641
* Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 911
Có TK 642
* Kết chuyển doanh thu thuần.
Nợ TK 511
Có TK 911
* Kết chuyển lãi
Nợ TK 911
Có TK 421
Chương III
hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty tnhh tm & dv an giang
I. Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty TNHH TM & DV An Giang
1. Một số ưu điểm của công ty TNHH TM & DV An Giang - Hà Nội
1. Bộ máy kế toán :
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập chung phù hợp với quy mô hoạt động và tạo thuận lợi cho công tác hoạch toán, quản lý chứng từ.Bộ máy kế toán gọn nhẹ gồm 7 người; 1 kế toán trưởng, 6 kế toán viên mỗi người đảm nhiệm một phần hành cụ thể phù hợp với năng lực và trình độ của từng người.Các cán bộ kế toán đều có kinh nghiệm, biết áp dụng chế độ kế toán vào thực tế một cách khoa học và hợp lý.
2. Hình thức ghi sổ:
- Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được kế toán xử lý kịp thời, đầy đủ. Đồng thời, giữa các bộ phận kế toán luôn có sự kiểm tra đối chiếu sổ sách, cung cấp các số liệu liên quan , cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, mâu thuẫn phát sinh nên các thông tin kế toán luôn được thông suốt, có thể cung cấp thông tin chính xác cho các bộ phận liên quan vào bất cứ lúc nào.
- Bộ máy kế toán của công ty TNHH TM & DV An Giang áp dụng phương pháp ghi sổ NKC, việc áp dụng phương pháp ghi sổ này là rất hợp lý.
3.Phương thức quản lý:
Công ty tổ chức hình thức kế toán tập trung. Việc tổ chức kế toán theo hình thức tập trung như vậy có nhiều ưu điểm, đó là: Gọn nhẹ, tinh giảm bộ máy, tiết kiệm lao động; Chỉ đạo và kiểm tra rất tập trung, thống nhất; Có điều kiện chuyên môn hoá cán bộ, nâng cao hiệu suất và năng lực công tác, thuận tiện cho việc hiện đại hóa, cơ giới hóa công tác kế toán.
4.ứng dụng khoa học công nghệ:
- Việc vận dụng tin học vào công tác kế toán đã giúp giảm nhẹ được nhiều khối lượng công việc, giảm số nhân viên trong phòng kế toán mà vẫn đảm bảo tốt nhiệm vụ của công tác kế toán và cung cấp thông tin kinh tế từ chi tiết đến tổng hợp một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ cho điều hành quản lý doanh nghiệp.
2. Một số điểm còn tồn tại trong Công ty TNHH TM & DV An Giang – Hà Nội.
2.1. Các phương thức bán hàng:
Công ty chưa áp dụng phong phú các phương thức bán hàng,chủ yếu là ký gửi, chưa có chính sách xúc tiền bán hàng, vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng, vốn quay vòng chậm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của công ty .
2.2.Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Công ty chưa có kế hoạch sử dụng hiệu quả chi phí bán hàng nhằm tăng doanh thu bán hàng như: chi phí quảng cáo, tiếp thị, mở rộng các đại lý nhằm quảng bá uy tín và chất lượng sản phẩm của công ty.
2.3.Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Công ty có rất nhiều khách hàng mua hàng và thanh toán theo hình thức trả chậm nên rất đễ xảy ra thu hồi nợ chậm hoặc công ty không thu hồi được các khoản nợ đó.
2.4 Theo dõi công nợ :
- Công ty TNHH TM & DV An Giang có quan hệ với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước, tình hình thanh toán tương đối phức tạp, nhưng công ty đã tổ chức giám sát rất chặt chẽ bằng công cụ kế toán cụ thể. Đó là công ty đã mở sổ chi tiết “Phải thu của khách hàng” đến từng khách hàng riêng biệt. Cuối quý, căn cứ vào các sổ chi tiết TK 131 để lập bảng kê số 11 nhằm thâu tóm toàn bộ tình hình thanh toán của các khách hàng. Việc làm này rất hợp lý, nó phù hợp với yêu cầu của chế độ kế toán hiện hành và yêu cầu theo dõi công nợ của công ty.
3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH TM & DV An Giang – Hà nội
+ Về phương thức bán hàng của công ty:
Công ty cần đẩy mạnh bán hàng công ty cần áp dụng thêm hình thức bán hàng như bán hàng vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán nhằm tăng doanh thu cho công ty. Với hình thức bán hàng trả chậm là chủ yếu thì công ty cần tìm hiểu khách hàng có đủ năng lực tàI chính, các khoản mục trong hợp đồng khách hàng phảI chặt chẽ, có thể yêu cầu khách hàng trả trước một nửa số tiền hàng, khách hàng cần phảI thanh toán hết nợ cũ mới giao hang mới. Ngoài ra công ty cần phảI có những biện pháp thúc giục để tránh tình trạng nợ qá hạn để lâu lâu ngày khó có thể thu hồi.
- Để giảm bớt khối lượng công việc kế toán cuối tháng, đảm bảo cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho các đối tượng sử dụng, hạn chế những sai sót trong quá trình tổng hợp, xử lý thông tin kế toán và nhằm đảm kịp thời chứng từ phục vụ cho quá trình kê khai hoàn thuế hàng tháng, Công ty cần phải xây dựng và chấp hành quy định về quản lý và thời gian chuyển chứng từ thanh toán lên phòng kế toán của công ty. Khi đó, mật độ công việc nhân viên kế toán được dàn đều trong tháng, giảm bớt căng thẳng vào thời điểm cuối tháng, tăng cường khả năng kiểm soát chi phí, ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị.
- Công ty nên áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán
Một trong những yêu cầu của công tác kế toán là tính chính xác, kịp thời. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công việc kế toán ngày càng được vi tính hoá, thuận lợi, vừa nhanh, vừa chính xác, kịp thời phục vụ đầy đử cho đối tượng cần sử dụng thông tin, đặc biệt là các nhà quản trị doanh nghiệp. Việc áp dụng tin học vào thực tế công tác kế toán có thể giảm được 40-50% khối lượng công việc. Cùng với sự phát triển, mở rộng của công ty, việc áp dụng kế toán máy vào thực tế là một đòi hỏi khách quan.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm phục vụ cho công tác kế toán. Có thể kể đến như Fast Accouting, Effect, Misa, ADsoft, Bravogiúp kế toán tính toán, tổng hợp số liệu, giảm bớt khối lượng ghi chép, nâng cao hiệu quả công việc không chỉ của bộ phận kế toán mà còn của các bộ phận khác. Tuy nhiên cần chú ý khi thực hiện kế toán trên máy vi tính bằng phần mềm kế toán, công ty cần phải vận dụng các tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán hướng dẫn tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với điều kiện áp dụng tại công ty.
+ Về việc lập dự phong nợ phải thu khó đòi :
Nợ phải thu khó đòi là các khoản phải thu mà vì một lý do nào đó, người nợ không có khả năng thanh toán đúng kỳ hạn và đầy đủ trong năm kế hoạch. Vì vậy để đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán thì kế toán phải trích trước khoản dự phòng cho khoản nợ có thể không thu hồi được vào chi phí quản lý trong kỳ, tránh trường hợp nợ không đòi được qúa lớn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh cũng như tình hình tàI chính của doanh nghiệp.
kết Luận
Từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, nặng nề với cơ chế quản lý hành chính bao cấp, ngày nay Việt Nam đang từng bước hồi phục và phát triển đi lên cùng hoà nhập vào vòng quay phát triển kinh tế của thế giới. Trong điều kiện đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự đổi mới và hoà nhập dần bằng chính thực lực của mình. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải sử dụng đồng thời hàng loạt các công cụ kinh tế khác nhau để quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó công tác kế toán nói chung và công tác kế toán doanh thu bán hàng, xác định kết quả bán hàng nói riêng luôn được coi là một công cụ sắc bén, hữu hiệu
Trong thời gian thực tập tại phòng Tài chính - Kế toán của công ty, em đã tìm hiểu tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán đối với từng bộ phận kế toán và đi sâu tìm hiểu công tác kế toán doanh thu bán hàng, xác định kết quả bán hàng. Qua đó, giúp em tiếp cận thực tiễn làm sáng tỏ vấn đề được nghiên cứu. Em nhận thấy có nhiều ưu điểm trong công tác kế toán của công ty cần được phát huy, đồng thời cũng nhận thấy những hạn chế vẫn còn tồn tại. Với những kiến thức đã được tích luỹ và qua nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tại công ty em xin đưa ra một số ý kiến và giải pháp để mong rằng phần nào đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán doanh thu bán hàng, xác định kết quả bán hàng ở Công ty TNHH TM & DV An Giang. Với thời gian thực tập không dài và khả năng hiểu biết thực tế có hạn nên bài luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các Cán bộ trong công ty để bài luận văn tốt nghiệp của tôi được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS Hà Đức Trụ và các Cán bộ kế toán trong công ty đã hướng dẫn em hoàn thành bài luận văn này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5141.doc