Pháp luật về thủ tục hành chính và thực tiễn áp dụng tại địa bàn thực tập
CHƯƠNG 1: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
CHƯƠNG 2: CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI XÃ KHÁNH THỦY-HUYỆN YÊN KHÁNH-TỈNH NINH BÌNH
Pháp luật về thủ tục hành chính và thực tiễn áp dụng tại địa bàn thực tập
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số ý kiến nhằm hoàn thiện thủ tục hành chính ở nước ta trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh chế định quan trọng của luật hành chính.
Chỉ các hoạt động quản lý hành chính nhà nước đươc quy pham thủ tục hành chính điều chỉnh mới là thủ tục hành chính, còn các hoạt động tổ chức tác nghiệp cụ thể nào đó trong hoạt động quản lý hành chính không được các quy pham thủ tục hành chính điều chỉnh thì không phải là thủ tục hành chính
1.1.2. Vai trò củ thủ tục hành chính
Như chúng ta đã nói thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền hành pháp để giải quyết công việc của nhà nước , cá nhân và tổ chức, do đó thủ tục hành chính là cơ sở và điều kiện cần thiết để cơ quan nhà nước giải quyết công việc của dân và tổ chức pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và cơ quan có công việc cần giải quyết. Vì vậy, thủ tục hành chính càng đơn giản thì tránh được sự phiền hà, sách nhiễu, rút ngắn được thời gian, làm cho công việc giải quyết nhanh chóng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. khi thủ tục hành chính thông thoáng, hiệu quả thì càng thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta làm ăn tạo ra nguồn vốn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước.
Thủ tục hành chính thông thoáng, lành mạnh còn tạo nên sự thống nhất trong hành động của bộ máy nhà nước, chống lại tệ nạn quan liêu cửa quyền, hách dịch tùy tiện làm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Thủ tục hành chính đảm bảo thực hiện quyền con người một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, đảm bảo quyền tự do dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Những tồn tại, yếu kém của thủ tục hành chính ở nước ta Nghị quyết 38/CP/ ngày 4/8/1994
Thủ tục hành chính ở nước ta trước đây còn quá nhiều thủ tục, đòi hỏi quá nhiều giấy tờ gây phiền hà cho nhân dân nhất là đối với những người ít hiểu biết quy định, công việc của Nhà nước. Thủ tục còn nặng nề, quá nhiều khâu, nhiều cửa, nhiều cấp trung gian không cần thiết, không rõ ràng về trách nhiệm, trì trệ không phù hợp với thời kỳ mở cửa, làm kìm hãm sự phát triển chung.
Hệ thống thủ tục hành chính thiếu thống nhất, thường thay đổi một cách tùy tiện do có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính và do các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp.
Sự cần thiết của việc cải cách hành chính
Những tồn tại yếu kém đó của hệ thống thủ tục hành chính dẫn đến hậu quả là gây phiền hà cho nhân dân và tổ chức trong việc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình, không đảm bảo được quyền tự do và các lợi ích chính đáng khác của công dân, tổ chức, đặc biệt là gây trở ngại co giao lưu và hợp tác với người nước ngoài gây ra tệ cửa quyền, tạo ra tệ giấy tờ trong guồng máy hành chính và là “miếng đất” màu mỡ, thuận lợi cho nạn tham nhũng, từ đó làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chính quyền, làm cho mối quan hệ giữa nhân dân và nhà nước xấu đi.
Xuất phát từ những yếu kém và hạn chế đó, yêu cầu về việc cải cách thủ tục hành chính đang được đặt ra cấp thiết, đó là yêu cầu bức xúc của nhân dân, của tổ chức và đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, cải cách hành chính được xem là khâu đột phá của tiến trình cải cách hành chính nhà nước.
CHƯƠNG 2: CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Tính cấp thiết của việc cải cách thủ tục hành chính
Như chúng ta đã bàn: hệ thống thủ tục hành chính nước ta còn có quá nhiều tồn tại và bất cập làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước. Thủ tục nặng nề, phiền hà là cơ hội cho nạn tham nhũng, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, không khuyến khích sự phát triển kinh tế, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài muốn vào nước ta làm ăn. Sở dĩ như vậy là do thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, nhiều khâu nhiều cửa không cần thiết và phù hợp, làm mất nhiều thời gian và chi phí, từ đó làm nản chí nhà đầu tư.
Với những tồn tại và hạn chế đó, vấn đề cải cách hành chính được đặt ra cấp thiết. Đó không chỉ là nguyện vọng bức xúc của nhân dân, tổ chức mà còn là các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi nước ta được xem là có tiềm năng và triển vọng nhưng hệ thống thủ tục hành chính còn lạc hậu, kém sự thông thoáng, không phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực cũng như của thế giới.
Các quy định của pháp luật về cải cách thủ tục hành chính
Nhằm khắc phục những bất cập và hạn chế của hệ thống thủ tục hành chính, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân thì việc cải cách thủ tục hành chính đã được đặt ra tại nghị quyết 8 khóa VII “...loại bỏ những khâu xin phép xét duyệt không cần thiết, giảm phiền hà, ngăn chặn tệ cửa quyền sách nhiễu, cửa quyền tham nhũng, vi phạm pháp luật, lập lại trật tự trong việc ban hành thủ tục hành chính, quy định lệ phí...” và được cụ thể trong nghị quyết 38/CP ngày 4/8/1994 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của dân và tổ chức. Lấy cải cách thủ tục hành chính trong 8 lĩnh vực làm khâu đột phá, bao gồm:
Thành lập và đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Xuất, nhập khẩu.
Cấp giấy phép xây dựng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở tại đô thị.
Cấp phát vốn ngân sách nhà nước.
Khiếu nại, tố cáo của công dân.
Công chứng, hộ tịch và hộ khẩu.
2.2.1. Mục tiêu và yêu cầu cải cách một bước thủ tục hành chính
Mục tiêu và yêu cầu cải cách một bước thủ tục hành chính là phải đạt được sự chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc của dân và tổ chức cụ thể:
Tiến hành phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng bộ, chồng chéo rườm rà, phức tạp đã và đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa cơ quan Nhà nước với nhau, giữa cơ quan Nhà nước với công dân và tổ chức, xây dựng và thực hiện được các thủ tục giải quyết công việc đơn giản, rõ ràng thống nhất đúng pháp luật và công khai, vừa tạo thuận tiện cho nhân dân và tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc, vừa có tác dụng ngăn chặn nạn cửa quyền, sách nhiễu và tham nhungxtrong công chức nhà nước, giữ vững kỷ cương pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Để tiến hành cải cách một bước thủ tục hành chính trước mắt cần phải xúc tiến các công việc sau:
Tổ chức việc soát xét các thủ tục hành chính và các khoản phí, lệ phí đang áp dụng từ Trung ương đến cơ sở; phân tích, đánh giá và phân loại: Loại phải bãi bỏ, loại phải sửa đổi, loại cần được hợp pháp hóa, loại cần được hợp nhất thành một văn bản, loại cần phải giữ nguyên. Thủ trưởng các đơn vị phải trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo triển khai công việc này.
Việc xử lý các thủ tục hành chính đã được phân loại phải thực hiện đúng thẩm quyền đã quy định theo nghị quyết số 38/CP.
Cải cách một bước thủ tục hành chính cần phải tiến hành tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, tổ chức vì nhân dân, tổ chức là một trong những chủ thể tham gia trực tiếp vào quan hệ thủ tục hành chính, họ biết và không đồng ý về những điều, những gì cần phải thay đổi. Lấy ý kiến đóng góp của nhân dân cũng đồng thời là thực hiện quyền tự do dân chủ thể hiện phương châm của nhà nước ta: Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Trong quá trình áp dụng thủ tục hành chính phải triệt để tuân thủ các quy định của thủ tục hành chính, đồng thời xử lý nghiêm minh những hành vi cố ý làm trái pháp luật của các cá nhân được giao trách nhiệm.
Tiến hành thực hiện các công việc trên nhằm đạt mục đích:
Tinh giảm thủ tục hành chính, loại bỏ những khâu xin phép, xét và các duyệt không cần thiết, giảm phiền hà, tạo sự thuận tiện, giảm chi phí cho nhân dân và các nhà kinh doanh, đồng thời đảm bảo sự quản lý theo pháp luật của các cơ quan hành chính, góp phần tích cực ngăn chặn và bài trừ tệ nạn cửa quyền, sách nhiễu hành vi vi phạm pháp luật khác.
Lập lại trật tự trong việc ban hành thủ tục hành chính và lệ phí, không được tùy tiện đặt thêm các thủ tục, thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính tập trung vào chính phủ và các bộ. Ngoài ra, chính quyền cấp tỉnh, thành phố được ban hành một số loại thủ tục hành chính mang tính chất đặc thù của địa phương theo ủy nhiệm của chính phủ và các bộ. Điều này tránh được sự tùy tiện trong việc ban hành thủ tục hành chính, đồng thời nâng cao hiệu lực của các văn bản pháp luật.
Trước mắt cần tập trung cải cách thủ tục hành chính trong 8 lĩnh vực đã nêu ở trên, vì các lĩnh vực này tác động trực tiếp tới đời sống sản xuất kinh doanh của nhân dân và các doanh nghiệp. Đồng thời, các lĩnh vực này đang có nhiều vướng mắc, nhiều hiện tượng tiêu cực cần phải khắc phục kịp thời.
Bên cạnh đó, đi đôi với cải cách một bước thủ tục hành chính cần phải xây dựng một quy chế công cụ và quy chế phối hợp giữa các cơ quan, công chức có trách nhiệm giải quyết công việc của dân để thực hiện mô hình “một dấu, một cửa”, tạo sự thuận lợi cho các chủ thể có công việc cần giải quyết.
Mở rộng thông tin công việc của nhà nước đến dân, bảo đảm quyền được thông tin của nhân dân, chú trọng thông tin về thủ tục hành chính theo nguyên tắc thông tin rộng rãi, công khai. Đồng thời xây dựng một cơ chế tiếp nhận ý dân, đặc biệt là các đối tượng chính phải chấp hành thủ tục.
Như vậy, chúng ta có thể thấy cải cách thủ tục hành chính đòi hỏi cao tính khoa học, tính hợp lý. Mặt khác, nó còn liên quan đến nhiều vấn đề cần phải giải quyết đồng bộ. Do vậy, cải cách thủ tục hành chính không là một công việc của hệ thống hành chính Nhà nước mà đòi hỏi có sự phối hợp của tất cả các cấp, các nghành liên quan, các cán bộ gương mẫu, liêm khiết, có năng lực, và sư tham gia tích cực của nhân dân đóng góp ý kiến, bổ sung, sửa đổi cũng như kiểm soát các cơ quan, công chức chấp hành thủ tục và quy chế công cụ đã ban hành. Có như vậy thì cải cách thủ tục hành chính mới có hiệu quả và sớm được hoàn thiện.
2.3.Những thành tựu đã đạt được sau một thời gian cải cách thủ tục hành chính
Sau gần 8 năm thực hiện nghị quyết 38/CP của chính phủ về cải cách một bước nền hành chính nhà nước, trong đó công cuộc cải cách thủ tục hành chính được xem là mũi đột phá và đã thu được một số kết quả nhất định trên cả 8 lĩnh vực. Ở mức độ tổng quát, ta có thể nhận định cải cách thủ tục hành chính đạt được một số thành tựu sau:
Thủ tục hành chính đã bước đầu chuyển mình theo hướng phục vụ nhân dân, vì sự thuận tiện của nhân dân, giảm bớt sự phiền hà, sách nhiễu, chi phí và thời gian cho nhân dân. Đây được xem là thành tựu quan trọng bước đầu đáng ghi nhận. Trong hầu hết các lĩnh vực có cải cách, nói chung thủ tục hành chính đã được đổi mới hướng theo sự thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp, từng bước xóa bỏ tình trạng thủ tục hành chính chỉ dành sự thuận lợi cho cơ quan nhà nước, đẩy khó khăn cho nhân dân, cụ thể được biểu hiện như sau:
Thứ nhất, những công việc của nhân dân và doanh nghiệp được quy về một đầu mối (chỉ một cơ quan nhận yêu cầu và tổ chức giải quyết). Những thủ tục quá rườm rà, phức tạp không cần thiết đã được bãi bỏ, những thủ tục cần được thu gọn đã thu gọn lại.
Điển hình nhất là việc cải cách hành chính trong lĩnh vực thành lập và đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, trước khi thông tư 05/1998/TTLN- KHĐT- TP được ban hành tháng 8/1998 thì theo luật doanh nghiệp muốn thành lập một doanh nghiệp tư nhân, luật công ty và các văn bản liên quan, chủ doanh nghiệp muốn thành lập một doanh nghiệp phải thực hiện 02 bước sau: Thủ tục xin phép thành lập; thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng báo công khai. Những thủ tục này phải đăng ký ở các đầu mối khác nhau, trong đó mỗi thủ tục phải qua nhiều cửa. Tóm lại, để thành lập được một doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải qua hàng chục cửa với hàng chục con dấu, tốn nhiều chi phí mà thời gian kéo dài hàng năm gây thất vọng, nản chí cho các nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư nước ngoài. Sau khi thông tư liên nghành số 05/1998/ TTLN- KHĐT- TP được ban hành đã cải cách đáng kể tủ tục phiền hà trên. Đặc biệt, tháng 6/1999 Quốc hội đã thông qua luật doanh nghiệp mới thì thủ tục thành lập doanh nghiệp chỉ còn một bước là đăng ký kinh doanh và đăng báo công khai, làm thủ tục đăng ký tại một cửa duy nhất là phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Như vậy, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đã được rút gọn đáng kể tạo sự thuận lợi và môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà đầu tư. Thêm vào đó, ngày 3/12/2000, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định 19/2000/QĐ- Ttg về việc bãi bỏ 84 loại giấy phép không cần thiết hiện đang tồn tại trong các ngành quản lý nhà nước. Bằng quyết định này và các văn bản ban hành sau đó, có thể nói, nhà nước đã giảm một lượng công việc về thủ tục hành chính không cần thiết cho các nhà đầu tư trong tất cả các nghành kinh tế quốc dân. Trong thời gian tới, chính phủ tiếp tục nghiên cứu nhằm bãi bỏ một số loại giấy phép của các ngành, các cấp nhằm làm thông thoáng môi trường đầu tư nước ta. Có thể thấy, đó là những kết quả và những tín hiệu đáng mừng cho giới đầu tư kinh doanh của Việt Nam cũng như nước ngoài.
Tiếp đến là Chính phủ mới ban hành nghị quyết 165/1999/NĐ- CP và nghị quyết số 08/2000/NĐ- CP về giao dịch có đảm bảo và thực hiện việc đăng ký giao dịch có đảm baortaij một hệ thống cơ quan thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Hệ thống cơ quan này được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đăng ký giao dịch ngày càng lớn, đa dạng và phong phú khi nền kinh tế thị trường Việt Nam ngày một phát triển sôi động. Bằng việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm này chắc chắn sẽ tạo điều kiện để cai quản hộ kinh tế dân sự trong đời sống xã hội vận hành một cách an toàn và hiệu quả ; đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc đổi mới kinh tế- xã hội ở Việt Nam
Thứ hai, hạn chế tối đa việc ban hành các thủ tục hành chính của cấp chính quyền địa phương , chính từ việc có nhiều cơ quan ban hành thủ tục hành chính mới tạo ra sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ. Hiện nay, tình trạng này về cơ bản đã được khắc phục. Ví dụ: theo điều 2 nghị định 02/2000/NĐ-CP đã nói ở trên thì các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không được ban hành cac quy định về đăng kí kinh doanh áp dụng riêng cho nghành hoặc địa phương minh. Thêm nữa trình tự giải quyết công việc cho nhân dân và doanh nghiệp hầu hết được một cách rõ ràng nhất quán trong phạm vi toàn quốc. Đến nay chính phủ đều đã ban hành được văn bản quy định về thủ tục giải quyết của nhân dân và doanh nghiệp. Các bộ, nghành đều đã có các quy định cụ thể hướng dẫn thi hành
Thứ ba, hồ sơ giấy tờ có liên quan tới việc giải quyết công việc của nhân dân đã được mẫu hóa một cách thống nhất. Điều nay hạn chế tối đa hiện tượng cơ quan thẩm định hồ sơ viện cớ hồ sơ chưa rõ ràng để hạch sách dân, tạo ra sự lành mạnh trong việc giải quyết công việc của dân, đồng thời lấy lại niềm tin của dân đối với chính quyền.
Thứ tư, trình tự, lệ phí giải quyết công việc ở hầu hết các cơ quan đều được công khai hóa tại trụ sở làm việc của cơ quan. Cán bộ công chức tiếp dân về cơ bản được bố trí đủ và thường trực, tránh sự dán đoạn trong việc giải quyết công việc của nhân dân. Trong các hướng dẫn thi hành văn bản có liên quan tới thủ tục hành chính của nhân dân mà các bộ ban hành hầu hết đều có quy định yêu cầu tất cả các cơ quan có trách nhiệm giải quyết công việc của nhân dân, phải bố trí đầy đủ các bộ cần thiết để tiếp dân bố trí thời gian giải quyết công việc của nhân dân cho phù hợp.
-Nhà nước đã bãi bỏ nhiều thủ tục, nội dung kiểm soát không hợp lí, đặt niềm tin về sự làm ăn chân chính của công dân và đội ngũ doanh nghiệp nâng caom ý thúc tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của công dân và doanh nghiệp về công việc làm ăn của mình.
Điều này thể hiện một tư duy mới về quản lý nhà nước, tư duy có thể diễn đạt một cách cô đọng như Thủ tướng chính phủ đã từng nói: không thể vì một vài cá nhân doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật mà yêu cầu tất cả các doanh nghiệp, doanh nhân phải chụi sự kiểm soát quá cứng nhắc và phiền phức. Về điều này có rất nhiều minh chứng để chứng minh, ở đây xin đơn cử 02 lĩnh vực tiêu biểu:
Thứ nhất, trong việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp: Trước đây, khi lập hồ sơ xin phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh pháp luật đòi hỏi nhiều loại thông tin trong hồ sơ như: sơ yếu lý lịch của nhà đầu tư, tình trạng sức khỏe, vốn pháp định... đều phải có sự xác nhận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, những thủ tục không cần thiết như vậy đã được loại bỏ.
Thứ hai, trong lĩnh vực xuất- nhập khẩu hiện nay nhà nước cho phép các chủ hàng tự kê khai hàng hóa, số thuế phải nộp. Hải quan chỉ kiểm tra, giám sát quá trình này và chỉ kiểm tra cụ thể khi có biểu hiện nghi vấn, có hành vi vi phạm.
Cơ quan trung ương đã đặt niềm tin nhiều hơn vào cơ quan địa phương, cơ quan cấp trên đã tin tưởng vào cơ quan cấp dưới nhiều hơn, các cơ quan trung ương đã mạnh dạn giao nhiều quyền hơn cho các cơ quan cấp dưới, nhất là các công việc mang tính sự vụ cụ thể.
Để chứng minh cho điều này, xin đơn cử 2 ví dụ:
Thứ nhất, trong việc phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài theo quyết định 38/Ttg ngày 7/6/1997 và quyết định 41/1998 QĐ-Ttg ngày 20/2/1998 của Thủ tướng chính phủ đã phân cấp cho nhiều cơ quan có quyền cấp phép đầu tư như: UBND cấp tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thứ hai, trong lĩnh vực xuất- nhập cảnh: Trước kia chỉ có 03 cấp được quyền quyết định nhân sự xuất- nhập cảnh là Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng hoặc tương đương và Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Hiện nay, ngoài 03 cấp nói trên, các Thủ trưởng, cơ quan thuộc bộ, thủ trưởng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổng giám đốc các doanh nghiệp nhà nước lớn cũng được giao thẩm quyền này.
Như vậy, bằng sự phân quyền này, đã làm giảm bớt số lượng công việc mang tính vụ cụ thể của các cơ quan nhà nước ở trung ương, từ đó các cơ quan ở trung ương có nhiều thời gian hơn để tập trung vào hoạt động có tính vĩ mô như hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và chỉ đạo theo dõi, kiểm tra các ngành, các cấp, các địa phương trong việc thực thi các chính sách pháp luật.
Những thành tựu đạt được nêu trên là những thành tựu đáng ghi nhận bước đầu của tiến trình cải cách thủ tục hành chính ở nước ta. Những kết quả đó cho thấy bộ máy hành chính đã bước đầu được củng cố, dần lấy lại niềm tin của nhân dân và giới doanh nghiệp vào bộ máy nhà nước. Nhà nước đã bước đầu thực sự sát cánh cùng nhân dân và doanh nghiệp đấu tranh chống đói nghèo, vươn lên giàu có, vì sự phồn vinh của đất nước. Vươn tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2.4.Những tồn tại và hạn chế của công cuộc cải cách hành chính
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thì tiến trình cải cách thủ tục hành chính hiện nay còn bộc lộ những tồn tại và hạn chế. Tồn tại đó do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, song để trước mắt là phải tìm ra biện pháp khắc phục những yếu điểm đó. Tồn tại và hạn chế cụ thể được biểu hiện ở những điểm sau:
Cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua vẫn nặng nề về giải pháp tình thế, thiếu tính tổng thể.
Thủ tục hành chính là biểu hiện tập trung nhất các hoạt động của nhà nước can thiệp vào nền kinh tế và xã hội, tuy nhiên hiện nay mức độ và phương pháp can thiệp của nhà nước vào từng lĩnh vực quản lý cụ thể vẫn chưa đáp ứng một cách thỏa đáng. Việc xây dựng một chính sách vĩ mô mang tính tổng thể vẫn nằm trong tình trạng cấp bách, nặng nề đề phòng, trói buộc, thiếu sự linh hoạt, chủ động và thông thoáng. Vì vậy, thủ tục hành chính nhìn chung vẫn chưa ổn định, chưa tạo được sức thu hút, giải phóng và khai thác mọi nguồn lực trong nước, trong dân và quốc tế. Thủ tục hành chính luôn bị động trước yêu cầu phát triển nhanh của đời sống thực tiễn.
Các biện pháp cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua vẫn mang tính thử nghiệm, phương châm cải cách về cơ bản vẫn là vừa làm vừa lấy kinh nghiệm, vừa học hỏi. Vì thế, chính phủ chưa hoạch định được một chiến lược tổng thể để cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính nói riêng. Điều này làm cho tiến trình cải cách gặp nhiều lúng túng, bị động trước sự đòi hỏi của xã hội.
Chất lượng dịch vụ công nhà nước cung cấp cho nhân dân vẫn còn thấp chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân và giới doanh nghiệp.
Biểu hiện của điều tồn tại này là nạn tham nhũng, hạch sách, thái độ thờ của cán bộ công chức đối với công việc của nhân dân càng phổ biến. Khi có việc người dân đi đến cơ quan chức năng để giải quyết, nhìn chung vẫn bị đối xử như những người đi nhờ vả, đi xin. Mặt khác, phương tiện hiện đại cho một nền hành chính công hoạt động hiệu quả còn thiếu, vì thế năng xuất giả quyết công việc của dân còn thấp.
Cải cách thủ tục hành chính chưa tương ứng trong tất cả các lĩnh vực những khuyết tật trong nền hành chính gây ra những biến dạng trong sự hiện hành của thủ tục hành chính mới.
Cho đến nay, không phải mọi lĩnh vực tiến hành cải cách đều đạt được thành tựu mà thực sự vẫn còn nhiều lĩnh vực như: khiếu nại, tố cáo, hộ khẩu hộ tịch... . Mức độ cải cách thủ tục hành chính vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tiễn. Một trong những yếu tố trở thành vật cản lớn làm cho thủ tục hành chính mới khó đi vào đời sống là thực chất kém phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn của cán bộ công chức nhà nước. Chẳng hạn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, để thông qua một container hàng thì doanh nghiệp phải đút tay cho cán bộ hải quan một số tiền. Trong lĩnh vực công chứng, nhân viên tự đặt ra các lệ nghỉ giữa giờ, không tiếp dân, thu lệ phí không đúng vẫn còn. Việc mẫu hóa các giấy tờ giải quyết cho dân trong nhiều lĩnh vực còn chưa dồng bộ, gây hạch sách cho những người có công việc cần giải quyết.
Như vậy, là sau một thời gian tiến hành cải cách thủ tục hành chính, bên cạnh những thành quả đạt được còn bộc lộ những tồn tại, những điểm bất cập. Những tồn tại đó đang có xu hướng làm cản trở tiến trình cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới đòi hỏi nhà nước phải có biện pháp kịp thời để khắc phục.
Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế
Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế cải cách thủ tục hành chính ở nước ta bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì vậy, việc đi sâu và làm rõ nguyên nhân này có ý nghĩa thiết thực trong việc tìm ra định hướng để tháo gỡ.
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do tính chất mới của bản thân đối tượng quản lý, sự nghiệp đổi mới diễn ra chưa lâu, nên chưa tích lũy được kinh nghiệm, các quy luật của nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường mới bước đầu bộc lộ, do đó việc nhận thức còn chưa đầy đủ và đúng đắn. Vì vậy, sự chậm chạp trong việc tìm ra phương thức quản lý là điều dễ hiểu.
Thứ hai, do tính mới mẻ của hoạt động cải cách thủ tục hành chính phù hợp với cơ chế kinh tế mới. Đây thực sự là một công việc chưa có tiền lệ ở nước ta. Vì vậy, trong những bước đi đầu tiên có những vấp váp nhất định là điều khó tránh khỏi. Cùng đó là thói quen quản lý theo kiểu cũ còn ăn sâu vào trong đại bộ phận các cán bộ công chức, quản lý nhà nước- vốn là những người được đào tạo, kinh qua cơ chế cũ, mức độ đổi mới thích nghi với cơ chế mới không chỉ là công việc muốn là được.
Thứ ba, trình độ lý luận của các nàh khoa học trong nghành và các nàh chính trị vẫn chưa đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống đặt ra, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song hiện tại nhiều vấn đề lý luận về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, về vai trò của giới doanh nhân với sự phát triển kinh tế xã hội về lý thuyết thiết kế bộ máy nhà nước hiệu quả vẫn chưa có sự thống nhất.
2.5.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, do sự yếu kém nhận thức của các cơ quan liên quan chưa thống nhất hết được tầm quan trọng và tính cấp thiết của công tác cải cách thủ tục hành chính đối với đòi hỏi của nhân dân và đất nước hiện nay. Từ đó dẫn đến sự chỉ đạo điều hành chưa kịp thời. Hiện tượng này không chỉ diễn ra ở địa phương và diễn ra ngay ở cấp chính phủ và bộ. Ví dụ, những bất cập của các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp đã trở nên bức xúc từ nhiều năm, và từ năm 1994 chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu và ban hành thủ tục mới, song phải tới cuối năm 1998 các văn bản thể hiện tinh thần ấy mới được ban hành,... Sự yếu kém về nhận thức này đòi hỏi phải sớm khắc phục.
Thứ hai, công tác tổng kết, đúc kết rút kinh nghiệm thực tiễn, phát triển lý luận, giải đáp và dẫn đường cho thực tiễn còn chưa được chú trọng đúng mức, ngay cả những nhà khoa học đầu ngành cũng gặp nhiều lúng túng khi giải đáp các vấn đề của thực tiễn phát sinh trong cải cách thủ tục hành chính. Các nguồn lực như: thời gian, công sức, kinh phí... dành cho hoạt động cải cách thủ tục hành chính còn chưa tương xứng. Ví dụ: hiện tại mỗi tỉnh chỉ có một phòng đăng ký kinh doanh (thuộc sở kế hoạch đầu tư tỉnh) bố trí số cán bộ công chức là 03 đến 04 người được trang bị một máy tính hầu hết là chưa nối mạng. Vậy mà pháp luật quy định cho họ nhiệm vụ đăng ký kinh doanh cho hành trăm doanh nghiệp mỗi năm, đồng thời theo dõi tình hình hoạt động của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn doanh nghiệp trên địa bàn. Qua đó ta thấy sự đầu tư chưa thỏa đáng về mọi mặt cho việc cải cách thủ tục. Rõ ràng với biên chế và nguồn lực như vậy thì đòi hỏi việc giải quyết công việc đạt chất lượng cao là điều khó có thể thực hiện được.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ công chức về cơ bản còn yếu và thiếu cả về trình độ chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức chính trị.
Thứ tư, chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công chức còn nhiều bất hợp lý dẫn đến trong cuộc cải cách hành chính thiếu động lực: đội ngũ cán bộ, công chức không thiết tha, tận tâm lắm với công việc.
2.6. Hướng khắc phục và một số kiến nghị về cải cách thủ tục hành chính ở nước ta trong thời gian tới
Để công tác cải cách thủ tục hành chính đạt hiệu quả tốt, tạo ra môi trường thông thoáng, hài hòa về mức độ và phương thức can thiệp của nhà nước vào các lĩnh vực kịnh tế- xã hội. Trong thời gian tới chúng ta phải tập trung các nguồn lực về thời gian, công sức và kinh phí để tìm ra các biện pháp cấp bách nhằm khắc phục những tồn tại vướng mắc sau một thời gian tiến hành cải cách thủ tục hành chính. Tuy vấn đề này không đơn giản, có thể khắc phục trong một sớm một chiều song không thể không khắc phục. Trên cơ sở đó, phương hướng đổi mới trong thời gian tới có thể là:
Dành các nguồn lực thỏa đáng, tập trung nghiên cứu và đưa ra giải pháp tối ưu nhất về mức độ và phương thức can thiệp của nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế xã hội. Tuy đây không phải là bài toán dễ giải đáp vì không có câu trả lời chung cho tất cả các nghành, các lĩnh vực. Song không thể không giải đáp bởi lẽ sự can thiệp, quản lý của nhà nước vào đời sống kinh tế- xã hội là tuyến đồ phát sinh của thủ tục hành chính. Nếu không có lời giải thì việc đưa ra các giải pháp cải cách thủ tục hành chính không có căn cứ chắc chắn về tính phù hợp của nó đối với đời sống thực tiễn.
Đây cũng chính là nguyên nhân của tình trạng thủ tục hành chính thường rơi vào trạng thái: hoặc là kiểm soát quá chặt chẽ, cứng nhắc; hoặc là buông lỏng quá mức. Để khắc phục tình trạng này cần tổng rà soát lại một lần nữa tất cả các lĩnh vực có sự kiểm soát của nhà nước bằng thủ tục hành chính, đặc biệt là các lĩnh vực chủ chốt, mạnh dan xã hội hóa những lĩnh vực mà nhân dân làm sẽ hiệu quả hơn nhà nước. Để làm tốt việc này nhà nước cần mạnh dan đầu tư tài chính cho giới khoa học chủ chốt để hoạt động sáng tạo của họ có hiệu quả. Khi thực hiện cần kiên trì và linh hoạt để có những điều chỉnh kịp thời.
Cẩn quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa nhân dân và tập thể, giữa cơ quan nhà nước với nhân dân, xây dựng chính sách thưởng phạt thỏa đáng. Nâng cao tính hiệu quả và chất lượng của các dịch vụ công. Tổng kết đánh giá hiệu quả trong ncoong việc của các cơ quan được giao nhiệm vụ . để từ đó có những điều chỉnh hợp lí về nguồn lực, tránh sự lãng phí không cần thiết
Cần quan tâm đúng mức về vấn đề lương , thưởng đối với những người chịu thiệt thòi từ cải cách thủ tục hành chính nói riêng và cải cách thủ tục hành chính nói chung. Vì khi tiến hành cải cách, ít nhiều sẽ động chạm tới lợi ích của một bộ phận cán bộ công chức, từ đó những trường hợp này đáng lẽ phải đi tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính thì họ lại trở thành vật cản với tiến trình cải cách. Bên cạnh đó, trong thời gian tới cần nghiên cứu để tăng lương cho công chức. Đây là một biện pháp để đẩy nhanh quá trình cải cách bởi lúc đó cán bộ công chức sẽ tập trung thời gian cho công việc không phải lo về vấn đề cuộc sống đời thường. Đúng với tinh thần cải cách chế độ tiền lương của Đảng đề ra trong nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 7 khóa VIII là “ Tiền lương phải gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trả lương đúng cho người lao động chính là thực hiện đúng đầu tư cho phát triển, nâng cao năng xuất lao đông và hiệu quả công tác; góp phần làm lành mạnh , trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức; bảo đảm giá trị thực của tiền lương và từng bước cải thiên sự phát triển kinh tế xã hội’.
Tiếp tục mở rộng cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực có sự kiểm soát của nhà nước theo hướng giảm thiểu sự kiểm soát phi hiệu quả và không cần thiết, nhưng vẫn đảm bảo được vai trò quản lý của nhà nước. Rút ngắn tối đa thời gian giải quyết các hồ sơ, công việc của công dân và doanh nghiệp, phù hợp với thực lực hiện có. Các loại giấy tờ trong hồ sơ của công dân hoăc doanh nghiệp có nội dung cần thẩm định thì đều phải được mẫu hóa thống nhất, tạo sự thuân lợi cho người dân và cơ quan khi giải quyết công việc. Mọi thủ tục , trình tự giải quyết, lịch làm việc, lệ phí cần niêm yết công khai tai trụ sở làm việc. Bố trí cán bộ, nhân viên có mặt thường xuyên để tiếp dân. Đối với những thủ tục liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như thủ tục hải quan, thủ tục đăng kí kinh doanh nên duy trì cả chế độ làm việc cả ngày thứ bảy và chủ nhật.
Xây dựng một cơ chế kiểm tra giám sát có hiệu quả đối với cán bộ công chức đẻ từ đó phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh đối với những người có hành vi vi phạm, có biểu hiện nhũng nhiễu, hách dịch trong mối quan hệ với dân. Mặt khác phải đọng viên, khen thưởng kịp thời những người có thành tích tốt trong công tác.
Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trau dồi kiến thức nghiệp vụ lẫn đạo đức chính trị cho cán bộ công chức, kiên quyết loại bỏ hoặc chuyển công tác khác đối với những người có tư duy cũ, chậm tiến và bảo thủ, mạnh dạn giao việc cho lớp trẻ để họ có điều kiện phát huy nội lực.
Phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho các cấp , các nghành , tiếp tục trao quyền hơn nữa cho cấp địa phương. Vì chính quyền địa phương có điều kiện và lợi thế hơn so với chính quyền trung ương bởi họ sâu sát với dân vadf công việc hơn. Chính quyền trung ương chỉ nên giám sát chỉ đạo, uốn nắn những sai xót của chính quyền cấp dưới, tạo ra sự thống nhất, hài hòa về mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương.
Có thể nói , phương hướng đổi mới và một số đề xuất trong thời gian tới đối với vấn đề cải cách thủ tục hành chính không thể một lúc nêu ra được hết, bởi chúng ta chỉ có thể đúc rút kinh nghiệm khi trải qua thực tiễn. do vậy trong thời gian tới chủ yếu là vừa làm vừa điều chỉnh, vừa học hỏi. Với phương châm đó trong tương lai cải cách thủ tục hành chính sẽ có diện mạo mới, góp phần to lớn vào sự phát triển của đất nước trong thời kì đổi mới, đẩy nhanh sự hội nhập vào cộng đồng quốc tế.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI XÃ KHÁNH THỦY-HUYỆN YÊN KHÁNH-TỈNH NINH BÌNH
3.1. Tình hình kinh tế xã hội tại xã Khánh Thủy-huyện Yên Khánh-tỉnh Ninh Bình.
Khánh Thủy là xã nằm ở phía Đông huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, cách quốc lộ 1A 20km và thành phố Ninh Bình 25km về phía đông.
Về vị trí địa lý: phía Bắc giáp xã Chất Bình, huyện Kim Sơn, phía Nam giáp xã Khánh Thành huyện Yên Khánh, phía Tây giáp xã Khánh Hội, phía Đông giáp xã Khánh Bằng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Tính đến năm 2006, dân số toàn xã là 14.540 người với tổng số hộ là 3500 hộ, trong đó số lao động nông nghiệp là 2800 hộ, chiếm 80% toàn xã, 20% còn lại là các hộ buôn bán và dịch vụ nhỏ lẻ.
Tổng diện tích tự nhiên có 1824 ha, trong đó đất nông nghiệp là 924 ha, đất chuyên dùng là 196 ha, đất thổ cư là 69 ha, đất chưa sử dụng là 624 ha.
Về sản xuất ngành nghề chỉ có 2 Hợp tác xã nông dịch vụ nghiệp chủ yếu là dịch vụ điện, dịch vụ thủy nông, ngoài ra còn một số lao động tự tạo ngành nghề mới như dịch vụ xây dựng, nghề mộc, hằng năm có từ 800 đến 1000 lao động đi làm ăn xa ở các tỉnh thành.
3.2. Thực trạng về công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Khánh Thủy từ năm 2001 đến nay.
3.2.1. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại xã Khánh Thủy.
Đầu năm 2001, thực hiện Nghị quyết số 38 CP của Chính phủ và Quyết định số 49/QĐ-UB ngày 11thangs 4 năm 2001cua ủy ban nhân dân huyện về việc phê duyệt Đề án cải cách thủ tịc hành chính ở các cơ quan nhà nước thuộc ủy ban nhân dân huyện Yên Khánh. Ủy ban nhân dân xã Khánh Thủy đã tiến hành tổ chức, triển khai thực hiện công cuộc cải cách thủ tục hành chính một cách triệt để và có hiệu quả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết yêu cầu, khiếu nại của người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả và đúng đắn, tạo được niềm tin trong nhân dân.
Thực tiễn trong thời gian qua, từ khi triển khai thực hiện nghị quyết số 38/CP, Quyết định số 49/2001/QĐ-UB ngày 11 tháng 4 năm 2001 của UBND huyện Yên Khánh về việc phê duyệt đề án cỉa cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa ở các cơ quan nhà nước thuộc UBND huyện Yên Khánh, công dân, tổ chức đến giải quyết các loại hồ sơ, giấy tờ được lấy kết quả ngay hoặc lấy trong ngày như các lĩnh vực dông chứng, chứng thực, ngoại trừ các loại hồ sơ được niêm yết một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc cần được xác minh làm rõ. Nhìn chung thời gian giải quyết xong sớm hơn thời gian được giới hạn trong trong quy định của huyện đã niêm yết công khai, giải quyết giấy tờ cho công dân, tổ chức được thực hiện tương đối nhanh gọn, đáp ứng được nhu cầu chính đáng của nhân dân, giảm được phiền hà cho nhân dân, đảm bảo dúng pháp luật.
Qua 8 năm triển khai công cuộc cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa, bược đầu đã đạt những thành tựu nổi bật sau:
Về phía cơ quan nhà nước:
Đôị ngũ cán bộ công chức làm việc tại tổ tiếp nhận và trả hồ sơ bước đầu còn bở ngỡ, lúng túng, nhất là chưa nắm kĩ các yêu cầu về thủ tục hành chính của nhiều lĩnh vực khác nhau. Song qua thực tiễn xử lý công việc, kết hợp với hướng dẫn trao đổi nghiệp vụ, rút kinh nghiệm những nơi làm việc nên chất lượng công việc được giải quyết tại ủy ban nhân dân xã được nâng lên rõ rệt, cán bộ công chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nắm kỹ hơn về mọi thủ tục hành chính và quy trình giải quyết công việc.
Mối quan hệ giữa các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và lãnh đạo đơn vị trở nên đồng bộ và chặt chẽ hơn.
Hồ sơ của công dân, tổ chực được giải quyết sớm hơn hoặc đúng hẹn, ngăn ngừa được tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực.
Về phía công dân:
Khi có nhu cầu giải quyết việc hành chính, công dân không phải đi lại nhiều nơi, yêu cầu giải quyết công việc được nhanh hơn, tránh được sác nhiễu, phiền hà.
Công dân có điều kiện giám sát cơ quan nhà nước và cán bộ công chức, góp phầm tham gia xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh.
Việc tiếp nhận hồ sơ,giải quyết hồ sơ theo quy chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân xã Khánh Thủy được thực hiện trên một số linh vực sau:
* Về đất đai:
Bộ luật Dân sự
Luật đất đai ngày 26/11/2003; Luật Hôn nhân và Gia đình ngày 09/6/2000.
Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT- BTC- BTNMT ngày 18/4/2005
Bộ thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT- BTP- BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ tư pháp- Bộ tài nguyên và Môi trường.
1.Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
_Về thủ tục hổ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất
Về thời gian giải quyết: 40 ngày làm việc, trong các trong đó quy định tại xã là 05 ngày.
2. Cấp lại, thay đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
_Về thủ tục hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp lại, thay đổi quyền sử dụng đất
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp cấp đổi.
_ Về thời gian giải quyết :27 ngày làm việc, trong đó quy định tại xã là 03 ngày. Đối với trường hợp cấp lại, đổi GCN QSDĐ do UBND huyện Yên Khánh giải quyết là 34 ngày làm việc.Trường hợp cấp lại do mất chứng nhận quyền sủ dụng đất được thêm thời gian không quá 40 ngày làm việc thẩm tra,niêm yết.
Tách thửa hoặc hợp thửa đất:
+ Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp đất
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
_Thời gian giải quyết : 34 ngày làm việc, trong đó quy định tại xã là 03 ngày.
3.Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất:
a) Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ diện tích thửa đất:
_ Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ có chứng thực cuả công chứng hoặc UBND xã.
_ Giấy chứng nhận QSĐ.
_ Thời gian giải quyết: 12 ngày, trong đó quy định tại xã là 02 ngày.
b) trường hợp chuyển nhượng một phần diện tích:
_ Tiếp nhận hồ sơ lần đầu:
+ Đơn đề nghị tách thửa
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận sở hữu nhà ở - quyền sử dụng đất ở.
+ Giấy xác nhận quy hoạch xây dựng (nếu có).
Thời gian giải quyết: 13 ngày làm việc trong đó quy định tại xã là 02 ngày.
_ Tiếp nhận hồ sơ lần 2:
+ Các hồ sơ quy định tại lần đầu.
+ Sơ đồ tách thửa của VP ĐKQSDĐ.
+ Hợp đồng chuyển nhượng (đã có công chứng hoặc chứng thực).
_ Thời gian giai quyết: 09 ngày làm việc, trong đó quy định tại xã là 02 ngày.
* Về việc giải quyết hồ sơ trong lĩnh vực Tư pháp hộ tịch:
Thủ tục, thời gian giải quyết :
1. Chứng thực bản sao giấy tờ, văn bằng ,chứng chỉ bằng tiếng Việt
_Về thủ tục :
+ Xuất trình bản chính hợp lệ.
+ Nộp bản sao.
_ Thời gian giải quyết:: Thực hiện trong ngày.
2. Chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự ở trong nước:
_ Về thủ tục hồ sơ :
Phiếu yêu cầu chứng thực .
Xuất bản chính chính và nộp bản photocoppy chứng minh nhân dân.
Văn bản yêu cầu chứng thực chữ ký.
_ Thời gian giải quyết trong ngày
3. Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản thừa kế:
_ Về thủ tục hồ sơ:
+ Phiếu yêu cầu chứng thực.
+ Chứng minh nhân dân, hộ khẩu hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ khác thay thế cho người khai nhận di sản thừa kế.
+ Giấy chứng tử hoặc giấy tờ hợp pháp khác chứng minh người để lại di sản đã chết.
+ Tờ khai di sản thừa kế
+ Bản di chúc hợp pháp.
+ Văn bản khai nhận di sản thừa kế
+ Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản với người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật thừa kế.
_thời gian giải quyết: 3 ngày làm việc (nếu cán bộ tư pháp biết rõ thì có thê trả trong ngày).
4. Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản:
_về thủ tục hồ sơ:
+phiếu yêu cầu chứng thực.
+chứng minh nhân dân, hộ khẩu.
+giấy chứng minh người từ chối nhận di sản là người được hưởng di sản theo di chúc.
+văn bản từ chối nhận di sản...
_thời gian giải quyêt: thực hiện trong ngày.
5. Mức thu lệ phí: Thực hiện theo quy định tại thông tư số 93/2001/TTLT/BTP-BTC ngày 22/11/2001 của liên bộ tư pháp-Bộ tài chính hướng dẫn để độ thu, nộp và quản lí sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
* Về giải quyết hồ sơ trong lĩnh vực lao động – thương binh xã hội
Thủ tục và thời gian giải quyết:
1. Xác nhận hồ sơ để cấp trên xét công nhận chế độ thương binh, liệt sĩ:
_ Cơ sở pháp lý:
+ Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ.
+ Thông tư liên tịch số 16/1998/TTL/BLĐ- Thương binh vaXã hội – Bộ Quốc Phòng – Bộ Công an.
_ Về thủ tục :
+ Bản khai tùy theo từng trường hợp cụ thể
+ Giấy chứng nhận của 02 người cùng đơn vị hoạt động.
+ Biên bản của Hội đồng xét duyệt của xã.
_Thời gian giải quyết: tại huyện là 03 ngày.
2.Xác nhận hồ sơ để hưởng chế độ trợ cấp đối với người có công giúp đỡ cách mạng:
- Cơ sở pháp lý :
+ Nghị định số 69/2003/NĐ – XH ngày 13/6/2003 của Chính phủ.
+ Thông tư số 18/2003/ TT – LĐTB – XH ngày 15/7/2003 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
_ Về thủ tục:
+ Bản khai có xác nhận của UBND xã.
+ Bản sao hợp lệ Huân, Huy chương kháng chiến.
+ Công văn đề nghị của UBND huyện nơi người đó cư trú.
_ Thời gian giải quyết : Tại huyện: là 03 ngày.
3.Giải quyết chế độ thờ cúng liệt sĩ:
_ Cơ sở pháp lý:
+ Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ.
+ Thông tư số 28/LĐTBXH ngày 31/10/1995 và Thông tư số 12/2001/TT – LĐTBXH ngày 28/4/2001 của Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội.
_ Về thủ tục hồ sơ:
+ Đơn đề nghị của người đang đảm nhận thờ cúng liệt sỹ.
+ Biên bản họp anh, chị, em ruột hoặc đại diện họ tộc thống nhất cử người đảm nhận thờ cúng liệt sỹ.
+Giấy chứng nhận người hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ do UBND huyện lập và đề nghị.
_ Thời gian giải quyết 03 ngày.
4. Giải quyết hỗ trợ kinh phí để sửa chữa nhà ở cho các đối tượng chính sách gặp khó khăn về nhà thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện:
_ Cơ sở pháp lý:
+ Quyết định số 118/QĐ – TTG ngày 27/02/1996 cuả thủ tướng chính phủ.
_Về thủ tục hồ sơ:
+ Đơn đề nghị tiền sửa chữa nhà ở có xác nhận của UBND xã
+ Các giấy tờ có liên quan của ngươi có công cách mạng.
+ Tờ trình kèm theo danh sách đề nghị hỗ trợ của UBND xã.
_ Thời gian giải quyết: Xét theo đợt.
5. Mức thu phí:
UBND không thu lệ phí trong việc thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thuộc lĩnh vực lao động – thương binh và xã hội.
3.2.2. Những mặt ưu và nhược điểm trong công tác cải cách thủ tục hành chính của xã Khánh Thủy.
Những ưu điểm:
Công tác cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân, phát huy tinh thần trách nhiệm và đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức khi giải quyết các nhu cầu của công dân, tổ chức.
Việc công khai các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc, thời han giải quyết, phi và lệ phí phải nộp đã giúp cho công dân, tổ chức nắm vững hơn quy trình và các thủ tục cần thiết khi có nhu cầu giải quyết công việc. Người dân không phải đi lại nhiều lần như trước đây, công việc được giải quyết nhanh hơn hoặc đúng hẹn, giảm bớt trung gian nhũng nhiễu phiền hà.
Tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức ở công sở đã có những chuyển biến nhất định, thể hiện thái độ và cung cách phục vụ nhân dân tốt hơn.
Nhân dân có điều kiện theo dõi, giám sát việc làm của cán bộ công chức, tại địa phương để góp phần xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh.
Những hạn chế, khuyết điểm:
Do thoi quen lâu nay, việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ được thực hiện tại cán bộ chuyên môn, khi chuyển qua mô hình một cửa bước đầu còn lúng túng trong việc phối hợp xử lý, có việc còn chồng chéo, thời gian giải quyết tại tổ tiếp nhận và và trả hồ sơ còn chậm.
Sự phối hợp giải quyết công việc giữa tổ tiếp nhận và trả hồ sơ và cán bộ chuyên môn chưa được quy định một các chặt chẽ.
Kỉ cương, kỉ luật chưa nghiêm,có chủ trương đúng, có hướng dẫn rõ ràng nhưng một số cán bộ công chức thực hiện không nghiêm túc, không đến nơi đến chốn, nhưng chưa được xử lý rõ ràng về trách nhiệm chung.
Trình đọ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ công chức tại UBND tuy đã tiến bộ hơn trước song vẫn còn nhiều bất cập, nhất là cách thức xử lý và thao tác nghiệp vụ vẫn còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết công việc cho công dân, tổ chức và của cơ quan.
Công tác tuyên truyền phổ biến, phổ biến và cải cách thủ tục hành chính chưa được thường xuyên, phần lớn người dân chưa nắm vững những thủ tục hành chính khi có nhu cầu giải quyết công việc, thường thì khi đến UBND được hướng dẫn mới biết được thủ tục cần phải có.
Nguyên nhân của những hạn chế và khuyết điểm trên là do:
Sự phối hợp giữa tổ một cửa và các cán bộ chuyên môn chưa đồng bộ, chưa thống nhất về thời gian giải quyết công việc khi cán bộ công chức tai tố “một cửa”chuyển hồ sơ công dân.
Chưa làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc đối với việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại tổ một cửa.
Chưa xử lý kỷ luật triệt để, nghiêm minh đối với những cán bộ công chức thiếu trách nhiệm trong thi hành công vụ, vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Chưa có cơ chế thích hợp để động viên khen thưởng kịp thời, khen thưởng kịp thời, khen thưởng còn mang tính chia đều, chưa chọn được điển hình tiên tiến thật sự để học tập, nêu gương; chưa động viên khen thưởng kịp thời với những cán bộ thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tận tụy với công việc, phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt công việc được giao.
3.2.3. Một số giải pháp để thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Khánh Thủy.
Cải cách thủ tục hành chính là một nhiệm vụ rất quan trọng, có ý nghĩa như một động lực thúc đẩy các hoạt động của tỉnh Ninh Bình và huyện Khánh Thủy nói chung. Trong nhiều năm qua, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo UBND huyện Yên Khánh đã quan tâm chỉ đạo thự hiện đạt được những kết quả bước đầu, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy công quyền, đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, kết quả của công tác này vẫn còn hạn chế, chưa được tạo được chuyển biến cơ bản, đồng bộ trong hệ thống chính trị. Bộ máy hành chính vẫn còn cồng kềnh, có những chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, thủ tục con rườm rà, hạn chế sự phát triển của xã hội, gây cản trở chậm trễ trong công việc, làm nảy sinh tình trạng tiêu cực, sách nhiễu, phiền hà cho nhân dân.
Trong những năm tiếp theo, UBND xã Khánh Thủy chú trọng triển khai một số việc sau:
1. Thực hiện một cách kiên quyết và có hiệu quả cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, bảo đảm rút ngắn thời gian, giảm bớt phiền hà cho các tổ chức và nhân dân.
2. Tiếp tục rà soát, làm rõ chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ công chức trong cơ quan.
3. Có cơ chế thích hợp để động viên khen thưởng kịp thời, chọn các điển hình tiên tiến thật sự để học tâp, nêu gương; khen thưởng kịp thời các cán bộ thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tận tụy với công việc, phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
4. Xử lý nghiêm túc cán bộ có dấu hiệu sai phạm quy chế một cửa, nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động.
5. Công khai thủ tục hành chính.
Để có thể thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính cho phù hợp với xu thế đổi mới của đất nước đảm bảo hoạt động đúng đắn và có hiệu quả cơ quan hành chính nhà nước ngoài những giải pháp kể trên thì cần phải thực hiện những giải pháp sau:
-Kiện toàn tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân theo hướng tinh gọn, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, làm cho bộ máy tinh gọn, đảm bảo sự điều hành tập trung, thống nhất thông suốt có hiệu lực và có hiệu quả. Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của ủy viên ủy ban để đảm bảo đủ sức quán lý, giải quyết kịp thời đúng thẩm quyền những vấn đề do nhà nước đặt ra và nhân dân đòi hỏi với các cấp cơ sở.
-Cần phối hợp giữa Tổ “một cửa” và các cán bộ chuyên đồng bộ, thống nhất về thời gian làm việc khi cán bộ - công chức tại Tổ “một cửa” chuyển hồ sơ của công dân.Thực hiện một cách kiên quyết và có hiệu quả co chế “một cửa” trong việc cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm rút ngắn thời gian, giảm bớt phiền hà cho các tổ chức và công dân.
-Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc tổ hức hoạt động của ủy ban nhân dân xã: Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của cơ quan trong bộ máy nhà nước. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ một mặt giữ vững và đảm bảo quyền chỉ đạo thống nhất của bộ máy nhà nước, một mặt phát huy quyền chủ động sáng tạo.tự chủ ở cơ sở có nguyên tắc, đúng pháp luật.
- Xác định rõ mối quan hệ giữa UBND, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể: trước hết phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, đây là nhân tố quan trọng trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình cải cách thủ tục hành chính là nguyên tắc đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đúng hướng, phát huy đúng bản chất tốt đẹp của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Tăng cường công tác xây dựng, bồi dưỡn chính quyền cơ sở: Hiệu quả quản lý nhà nước nói chung cũng như chính quyền cấp cơ sở nói riêng xết cho cùng đều được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu suất công tác của đội ngx cán bộ. Tập trung giải quyết công tác cán bộ là một khâu quan trọng, mang tính chất đột phá trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính ở địa phương.
KẾT LUẬN
Cải cách thủ tục hành chính hiện nay là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp bách, nhằm tạo ra một bước chuyển biến căn bản về cải cách thủ tục hành chính giữa cơ quan nhà nước với tổ chức và công dân. Xây dựng, thực hiện các thủ tục hành chính đơn giản, thống nhất, công khai, đúng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức giải quyết công việc, ngăn ngừa tệ nạn cửa quyền, sách nhiễu công dân là nhiệm vụ bách thiết của cơ quan nhà nước.
Ý nghĩa tầm quan trọng của cải cách thủ tục hành chính đối với tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng là điều kiện không cần luận bàn. Điều đó đã được thực tiên khẵng định. Tuy nhiên, vấn đề mà mọi người quan tâm và có nhiều ý kiến khác nhau đó là cải cách thủ tục hành chính như thế nào, bằng cách nào ở các cấp chính quyền địa phương trong điều kiện thể chế chính quyền chưa được cải cách triệt để, nhiều quy định về thủ tục hành chính của Trung ương còn chồng chéo, rườm rà thiếu sự thống nhất đồng thời còn nhiều điểm bất cập so với yêu cầu.
Quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”.Đây là bước đi đột phá nhằm chấn chỉnh
hoại hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn xã.Việc áp dụng thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “môt cửa” trong điều kiện thể chế hành chính chưa được cải cách triệt để, nhiều quy định về thủ tục hành chính còn chồng chéo, rườm rà, thiếu sự thống nhất, đồng bộ là một công việc cần thiết và mang tính thực tiễn cao.
Sự phân định về cơ sở lý luận, thực trạng, giải pháp thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” được trình bày thông qua báo cáo thực tập này, do năng lực có hạn, vì vậy chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong thầy cô góp ý, bổ sung để được hoàn thiện hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nien luan cua thanh.doc