Đề tài Một số yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất cho khu công nghiệp của các hộ gia đình

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học 2.2. Ý nghĩa thực tiễn 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4.2. Khách thể nghiên cứu 4.3. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp chọn mẫu 5.2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 5.4. Phương pháp quan sát 5.5. Phương pháp phân tích tài liệu 6. Giả thuyết nghiên cứu 7. Khung lý thuyết PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.2. Lý thuyết áp dụng 1.2.1. Lý thuyết biến đổi xã hội 1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội 1.2.3. Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý 1.3. Các khái niệm công cụ 1.3.1. Khái niệm tiền đền bù 1.3.2. Khái niệm hiệu quả sử dụng tiền đền bù 1.3.3. Khái niệm hộ gia đinh 1.3.4. Khái niệm đất đai 1.3.5. Khái niệm khu công nghiệp 1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu 1.4.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 1.4.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về thực trạng vấn đề thu hồi đất và số tiền đền 2.2. Thực trạng hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình xã ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương 2.3.1. Số lượng tiền đền bù 2.3.2. Trình độ học vấn 2.3.3. Yếu tố tuổi 2.3.4. Nghề nghiệp chính của hộ gia đình 2.3.5. Giới tính 2.3.6. Chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương 2.4. Nhận định bước đầu về hiệu quả của việc sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình thuộc xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương 2.4.1. Về kinh tế 2.4.2. Về văn hoá - xã hội 2.4.3. Về giáo dục 2.4.4. Về chăm sóc sức khoẻ 2.4.5. Về quan hệ xã hội PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.2. Khuyến nghị PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù do bàn giao đất cho khu công nghiệp của các hộ gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã Ái quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Số lượng tiền đền bù. Các hộ sử dụng số tiền đó vào hoạt động nào sẽ phải căn cứ vào số lượng tiền đền bù mà gia đình mình nhận được. Bảng 5: Tương quan giữa số lượng tiền đền bù và hoạt động sử dụng tiền đền bù (%) Hoạt động Số lượng tiền đền bù <=30 triệu 31 – 60 triệu 61 – 90 triệu >=90 triệu Có Không Có Không Có Không Có Không Gửi ngân hàng 13.0 87.0 33.5 66.5 40.6 59.4 33.3 66.7 Cho vay lãi 3.5 96.5 3.1 96.9 9.4 90.6 0 100 Đầu tư sản xuất 29.7 70.3 28.9 71.1 31.3 68.7 66.7 33.3 Đầu tư giáo dục 19.9 80.1 27.3 72.7 46.9 53.1 66.7 33.3 Đầu tư kinh doanh 10.8 89.2 17.0 83.0 21.9 78.1 0 100 Mua sắm TNSH 17.4 82.6 20.6 79.4 28.1 71.9 0 100 Đầu tư CSSK 6.6 93.4 9.8 90.2 3.1 96.9 0 100 Xây nhà cửa 24.7 75.3 29.4 70.6 31.3 78.7 33.3 66.7 Đầu tư giải trí 1.6 98.4 1.5 98.5 0 100 0 100 Nguồn: Số liệu thực tập K49_XHH tại xã Ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương (tháng 5/2007) Các hộ nhận được số tiền đền bù khác nhau sẽ lựa chọn các hoạt động để sử dụng tiền đền bù khác nhau. Qua bảng số liệu ta thấy có sự khác biệt khá lớn trong hoạt động sử dụng tiền đền bù giữa các hộ nhận được số tiền đền bù khác nhau. Các hộ nhận được số tiền ít hơn (= 90 triệu) thì các hoạt động của họ tập trung hơn, chủ yếu là đầu tư cho giáo dục và kinh doanh (66.7%). Nhưng nhìn chung các hộ nhận được dù nhiều hay ít đều sử dụng số tiền này để đầu tư vào sản xuất, đầu tư cho giáo dục và xây nhà cửa nhưng mức độ ưu tiên của các hộ thì có khác nhau. Các hộ nhận được ít tiền (dưới 30 triệu) có xu hướng đầu tư nhiều nhất vào sản xuất cũng bởi các hộ này nhận được ít tiền nên không thể tiêu pha hoang phí được. Các hộ nhận đượckhoản tiền nhiều hơn nữa thì lại đầu tư cho hoạt động gửi ngân hàng và mua sắm tiện nghi sinh hoạt và đáng chú ý là số hộ nhận được khoản tiền từ 61 – 90 triệu đồng lại đầu tư nhiều nhất cho hoạt động kinh doanh có lẽ do hoạt động này cần số vốn bỏ ra là khá lớn nên nó cũng phù hợp với các hộ này. Các hộ gia đình nhận được số tiền trong khoảng 31 – 60 triệu thì họ lựa chọn gửi ngân hàng và xây nhà cửa là nhiều nhất, có lẽ do số tiền này cũng đủ để cho các hộ gia đình ở khu vực nông thôn xây được một ngôi nhà mới. Và khi họ không có ý định làm ăn lớn thì hoạt động gửi vào ngân hàng sẽ là một lựa chọn tôt nhất đối với họ. Đối với các hộ nhận được số tiền đền bù trong khoảng 61 – 90 triệu thì họ lại lựa chọn đầu tư cho giáo dục là nhiều hơn cả, số tiền này họ gửi vào ngân hàng để lo dần việc học hành cho con cái. “Số tiền đền bù nhận được bao nhiêu là chú gửi hết vào ngân hàng để lo cho các em học hành sau này, chứ nếu không đến lúc chúng nó học lên cao thì mình lấy tiền đâu ra mà cho chúng nó ăn học, bây giờ mình làm lặt vặt cũng đủ cho chi tiêu hàng ngày rồi nên cố chú cũng chẳng dùng đến số tiền đó”. (Nam, 45 tuổi, lao động tự do) Trình độ học vấn. Trình độ học vấn có ảnh hưởng tương đối đến hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình. Do xã Ái quốc vẫn là một xã thuần nông nên đa phần người dân ở đây có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông. Bảng 5. Tương quan giữa trình độ học vấn và hoạt động sử dụng tiền đền bù (%) Hoạt động Dưới THPT THPT Trên THPT Gửi ngân hàng 22.6 19.8 25.0 Cho vay lãi 3.7 2.4 8.3 Đầu tư sản xuất 30.4 29.4 25.0 Đầu tư giáo dục 26.0 19.0 25.0 Đầu tư kinh doanh 14.2 14.3 5.6 Mua sắm TNSH 19.9 19.0 11.1 Đầu tư CSSK 7.9 8.7 - Xây nhà cửa 28.3 25.8 16.7 Đầu tư giải trí 1.8 8.0 - Nguồn: Số liệu thực tập K49_XHH tại xã ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương (tháng5/2007). Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy trình độ học vấn có ảnh hưởng khá lớn đến các hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình. Các gia đình có trình độ học vấn khác nhau sẽ đưa ra các phương thức sử dụng số tiền đền bù khác nhau dựa trên sự so sánh, tính toán của các gia đình sao cho nó mang lại lợi ích cao nhất đối với gia đình mình. Nhưng nhìn chung các hoạt động mang tính phổ biến đối vối người dân sau khi mất đất như: Đầu tư vào sản xuất, đầu tư cho giáo dục vẫn là ưu tiên số một trong sự lựa chọn của các gia đình do diện tích đất nông nghiệp đã không còn nhiều, thậm chí là mất hết nên các hộ phải đầu tư vào sản xuất để đảm bảo ổn định cuộc sống cũng là điều dễ hiểu, khi không làm nông nghiệp nữa thì họ sẽ phải chuyển đổi ngành nghề mà với đồng vốn sẵn có do nhà nước hỗ trợ khi tiến hành trưng thu đất thì các hộ sẽ chuyển sang đầu tư vào sản xuất. Còn hoạt động đầu tư vào giáo dục, đối với người Việt Nam dù trong hoàn cảnh nào, nhu cầu về nâng cao trình độ học vấn vẫn được người dân đặc biệt quan tâm. Các gia đình đều có nhu cầu cho con cái của mình đi học để nâng cao trình độ học vấn, hơn nữa khi xã hội phát triển theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu của xã hội là một vấn đề cần thiết. Các hộ gia đình có trình độ học vấn thấp có xu hướng lựa chọn hoạt động đầu tư vào sản xuất nhiều nhất vì trước đây họ làm nông nghiệp là chính nhưng do đất ruộng bị chuyển giao gần hết nên nhu cầu phải chuyển sang đầu tư vào sản xuất là điều không thể tránh khỏi. Các hộ này cũng lựa chọn hoạt động xây nhà cửa rất nhiều do trước đây họ làm nông nghiệp thì cũng chỉ đủ ăn chứ ít có tích luỹ mà vấn đề xây nhà cửa đối với người nông dân là một việc khó khăn nên khi nhận được số tiền đền bù họ muốn xây một ngôi nhà khang trang hơn cũng là điều dễ hiểu. Và khi đã xây được nhà thì vấn đề mua sắm tiện nghi cũng sẽ đi kèm nên có tới 19.9% số hộ lựa chọn hoạt động này. Hoạt động đầu tư giải trí được ít hộ có trình độ học vấn dưới THPT lựa chọn nhất là do chưa có nhận thức đầy đủ đối với các hoạt động vui chơi giải trí, họ cho rằng đây là hoạt động vui chơi của những người giàu có chứ những hộ làm nông nghiệp thì lấy thời gian đâu mà vui chơi và họ cũng không có nhu cầu cao trong hoạt động này. “Có tiền đền bù do mất ruộng, chú cứ muốn mua cái xe máy để đi lại cho tiện, nhưng cô thì muốn gửi vào ngân hàng vì mua xe máy cũng gần hết tiền rồi thì sau này biết lấy gì mà tiêu”.(nữ, 45 tuổi, làm ruộng, THCS). Các hộ có trình độ học vấn THPT cũng lựa chọn lĩnh vực đầu tư vào sản xuất và xây nhà cửa nhiều nhất do các hộ này cũng nhận thức được đầy đủ về vấn đề chuyển giao đất và điều tất yếu là họ phải đầu tư vào để tái sản xuất, còn vấn đề xây nhà cửa sau khi nhận được tiền đền bù là xu thế tất yếu của các hộ gia đình, nó đáp ứng được nhu cầu của người dân là có một ngôi nhà khang trang để ở. Đáng chú ý nhất đối với các hộ gia đình này là sự lựa chọn hoạt động đầu tư vào lĩnh vực giải trí (8%), do họ đã có sự nhận thức cao hơn các hộ kia. Giải trí là một nhu cầu khá mới mẻ đối vối người dân ở một địa bàn thuần nông khi mà quanh năm chỉ biết đến ruộng đồng, nhưng do không còn đất sản xuất nên họ cũng có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn nên những hộ có trình độ học vấn cao hơn lựa chọn loại hình hoạt động này cũng là điều dễ hiểu. Nó cũng phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. “Bây giờ mất gần hết ruộng, có thời gian dỗi nhiều hơn, nên cô chú chuyển sang đầu tư thêm vào chăn nuôi, ý định chăn nuôi lớn chú muốn làm từ trước kia rồi nhưng do thiếu vốn nên không thực hiện được. Có số tiền đền bù mất ruộng thì chú mới chuyển chứ còn vay vốn thì chẳng vay được là bao mà thủ tục lại rườm rà lắm.”(nam, 47 tuổi, làm ruộng). Đối với các hộ có trình độ học vấn trên THPT, họ lại lựa chọn hoạt động gửi ngân hàng, đầu tư cho giáo dục và đầu tư cho kinh doanh là chính. “Trước đây quán của chú chỉ có 15 máy thôi nhưng do có vốn làm ăn và anh con trai chú đã tốt nghiệp đại học nên anh ấy về quản lý quán và chú đã đầu tư thêm 15 máy nữa, hiện tại quán của chú có 30 máy và lúc nào cũng kín khách vì mỗi khi máy trục trặc thì anh ấy sửa được ngay và khách hàng không bị ảnh hưởng gì lắm” (Nam, 51 tuổi, lao động tự do) Gửi vào ngân hàng được nhiều gia đình lựa chọn do họ ít bị vướng mắc về các quy tắc, thủ tục như các hộ gia đình khác. Các hộ này đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh do họ có sự am hiểu về kinh doanh nên khá thuận lợi đối với các hộ này. Các hộ này không lựa chọn hình thức đầu tư chăm sóc sức khoẻ do họ không quá lo lắng về vấn đề này như các hộ khác và cũng chịu ảnh hưởng bởi thu nhập nên họ không quá bận tâm đến vấn đề này để mà dùng tiền đầu tư. Còn đối với lĩnh vực giải trí thì có lẽ không phải do những hộ này không có nhu cầu mà do họ không sử dụng tiền đền bù cho hoạt động này, những hộ này vẫn có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí mà không cần phải chi ra số tiền từ khoản tiền đền bù. “Sẵn có tiền đền bù, cô đầu tư vào xây quán để kinh doanh mặt hàng ăn uống và nhà trọ này vì khu công nghiệp mở ra là có nhiều công nhân từ nơi khác đến lắm nên nhu cầu cần nhà ở là rất cao, mình sẵn có diện tích mặt đường phải tận dụng chứ.”( nữ 35 tuổi, buôn bán.) Yếu tố tuổi Người sử dụng tiền đền bù đa phần thuộc độ tuổi từ 35 –55 tuổi, giữa các độ tuổi khác nhau thì hoạt động và hiệu quả sử dụng tiền đền bù là khác nhau. Bảng 9: Tương quan giữa tuổi của người được hỏi với hoạt động sử dụng tiền đền bù. <=35 36 - 45 46 - 55 >55 Tổng Gửi ngân hàng 10.8 40.0 36.7 12.5 100.0 Cho vay lãi 10.0 45.0 35 10.0 100.0 Đầu tư sản xuất 17.9 40.7 34.6 6.8 100.0 Đầu tư giáo dục 10.5 35.3 43.6 10.5 100.0 Đầu tư kinh doanh 20.3 37.8 33.8 8.1 100.0 Mua sắm TNSH 15.4 34.6 31.7 18.3 100.0 Đầu tư CSSK 14.6 39.0 26.8 19.5 100.0 Xây nhà cửa 19.2 32.9 30.8 17.1 100.0 Đầu tư giải trí 62.5 12.5 25.0 0 100.0 Nguồn: Số liệu thực tập K49_XHH tại xã ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương (tháng5/2007) Các hộ thuộc nhóm tuổi ít hơn thì có đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, giải trí, những hộ có nhóm tuổi cao hơn thì lựa chọn hình thức đầu tư vào sản xuất, giáo dục còn những hộ thuộc nhóm tuổi cao nhất lại lựa chọn hình thức gửi vào ngân hàng và đầu tư vào chăm sóc sức khoẻ. Nguyên nhân khiến các hộ gia đình thuộc nhóm tuổi <=35 tuổi đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh là do họ còn trẻ, năng động, có hiểu biết và dám làm ăn lớn nên họ có nhu cầu rất lớn trong lĩnh vực này và khi có vốn thì tất nhiên là họ sẽ đầu tư cho kinh doanh. Còn hoạt động giải trí lại được nhiều hộ lựa chọn do đây là những hộ gia đình có tuổi đời còn rất trẻ, họ chưa có nhiều vấn đề phải quan tâm, vướng bận nên họ lựa chọn nhu cầu giải trí là điều dễ hiểu và nó phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hiện nay. Đối với các gia đình thuộc nhóm tuổi từ 36 đến 45 thì họ lại lựa chọn hoạt động cho vay lãi (45.0%), và đầu tư vào sản xuất (40.7%) do các hộ này đa phần là làm nông nghiệp nhưng do đất bị chuyển giao nên họ cần đầu tư vào sản xuất là điều tất nhiên, các hộ này ít lựa chọn hoạt động giải trí (12.5%) do họ ít có nhu cầu vui chơi, giải trí hơn các hộ còn lại, họ lo làm ăn nên ít có cơ hội tham gia vào hoạt động này và họ cũng không có nhu cầu cao như các gia đình có độ tuổi thấp hơn. Nhóm các gia đình có độ tuổi từ 46 – 55tuổi lại lựa chọn hình thức đầu tư cho giáo dục là chiếm ưu thế (43.6%), do các hộ này đã có con trong độ tuổi đi học và học cao nên chi phi cho con cái học hành chiếm khá nhiều, vì vậy họ lựa chọn loại hình này. Những hộ này cũng ít có xu hướng lựa chọn hình thức giải trí do họ cảm thấy không có nhu cầu lớn và nhận thức chưa đầy đủ về lĩnh vực này. “Nhà cô có 3 đứa còn đi học nên tốn kém lắm, có làm được chút ít thì chỉ để dành để lo tiền học cho các em thôi, cô chú cũng bận quanh năm thì lấy thời gian đâu mà đi du lịch với giải trí, cái đó chỉ dành cho những người giàu có thôi chứ nông dân như mình thì lấy tiền đâu ra mà đi du lịch.” ( Nữ, 46 tuổi, buôn bán nhỏ) Đối với các hộ từ 55 tuổi trở nên thì họ lựa chọn hình thức đầu tư cho chăm sóc sức khoẻ và gửi ngân hàng là nhiều nhất do họ ở độ tuổi cao hơn và con cái cũng đã xây dựng gia đình riêng nên họ cũng cần có chút ít đồng vốn để đề phòng lúc ốm đau nên họ lựa chọn hai phương pháp trên cũng là một sự lựa chọn tối ưu. “Nhà có hai ông bà già thì chỉ gửi tiền vào ngân hàng để đề phòng lúc ốm đau đỡ khỏi phiền đến con cái vì chúng nó cũng phải lo cho gia đình nó mà, mới cả nhiều tuổi rồi cũng chẳng biết buôn bán gì nên chúng tôi cứ gửi vào ngân hàng cho chắc ăn mà hàng tháng lại có tiền lãi cũng đủ cho sinh hoạt của hai ông bà già.” (Nam, 68tuổi, về hưu) Nghề nghiệp chính của hộ gia đình Bảng 6: Tương quan giữa nghề nghiệp chính của hộ gia đình với hoạt động sử dụng tiền đền bù. Hoạt động Nghề nghiệp chính của hộ Nông nghiệp Thủ công nghiệp Buôn bán nhỏ Cán bộ, viên chức Công nhân Lao động tự do Khác Gửi ngân hàng 30.9 2.5 8.3 9.2 10.8 20.0 18.3 Cho vay lãi 55.0 0 10.0 0 0 15.0 20.0 Đầu tư sản xuất 57.4 1.2 15.4 1.9 3.7 9.3 10.5 Đầu tư giáo dục 45.8 3.0 10.5 5.3 3.8 17.3 13.5 Đầu tư kinh doanh 25.7 2.7 27.0 5.4 8.1 14.9 16.2 Mua sắm TNSH 41.4 1.0 13.5 8.7 12.5 11.5 10.6 Đầu tư CSSK 39.0 0 7.3 4.9 9.8 19.5 19.5 Xây nhà cửa 33.6 0.7 8.9 5.5 13.7 17.1 20.5 Đầu tư giải trí 37.5 12.5 12.5 12.5 12.5 12.5 0 Nguồn: Số liệu thực tập K49_XHH tại xã ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương (tháng5/2007) Bảng số liệu trên cho thấy mối liên hệ phụ thuộc giữa nghề nghiệp của các hộ với các hoạt động sử dụng tiền đền bù. Các hộ làm nông nghiệp có các hoạt động phong phú nhất do họ là những hộ bị mất đất nông nghiệp nhiều nhất cho xây dựng khu công nghiệp, do vậy họ cũng nhận được nhiều tiền đền bù nhất. Những hộ gia đình làm nông nghiệp có sự lựa chọn hoạt động đầu tư sản xuất cao nhất có lẽ do họ đã bị mất đất nên họ cần phải đầu tư vào sản xuất để ổn định cuộc sống. “Mất đất thì nông dân vẫn là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất vì cháu tính xem tuổi như các cô bây giờ ngoài làm ruộng ra thì còn biết làm gì đâu, xin vào khu công nghiệp ở đây thì vừa quá tuổi, vừa không có trình độ thì ai người ta nhận, thế nên chỉ biết đầu tư vào chăn nuôi thêm thôi.” (nữ, 47 tuổi, làm ruộng.) Các hộ gia đình này cũng lựa chọn hình thức cho vay lãi nhiều hơn là gửi ngân hàng cũng bởi do tâm lý người nông dân vẫn còn chưa am hiểu về loại hình này và họ cho vay lãi thì không cần đến quá nhiều thủ tục như gửi ngân hàng. Đối với các hộ tiểu thủ công nghiệp, họ lựa chọn loại hình đầu tư giải trí nhiều hơn cũng bởi họ có nhiều thời gian dỗi hơn so với các hộ khác và cũng bơỉ họ đã có nguồn thu nhập ổn định nên họ có thể tận dụng số tiền này để vui chơi, giải trí. Đối với các hộ gia đình buôn bán nhỏ thì đầu tư vào kinh doanh sẽ là ưu tiên số một do họ đã có sẵn những kiến thức và kinh nghiệm về kinh doanh, có chăng chỉ là mở rộng hơn do nhu cầu của các khu công nghiệp. “Bây giờ xây khu công nghiệp nên các hoạt động buôn bán cũng phát triển hơn trước, giờ cô mở rộng buôn bán thêm nhiều mặt hàng mà vẫn bán chạy lắm chứ chẳng như trước đây đâu.” (nữ, 39 tuổi, buôn bán nhỏ) Các hộ cán bộ, viên chức và công nhân cũng lựa chọn hoạt động đầu tư vào giải trí khá cao do cuộc sống của họ có phần dư dả hơn so với các hộ nông nghiệp và số tiền họ nhận được do trưng thu đất cũng ít hơn các hộ còn lại, họ lại có nghề nghiệp ổn định nên họ có tiêu cho hoạt động giải trí cũng là để đáp ứng những nhu cầu về tinh thần của họ tốt hơn. 2.3.5.Giới tính Giới tính có sự ảnh hưởng nhất định đối với sự lựa chọn hoạt động sử dụng tiền đền bù. Mặc dù đã có sự bàn bạc trong gia đình nhưng việc đưa ra ý kiến giữa giới nam và nữ là khác nhau. Bảng 8: Tương quan giữa giới tính của hộ với hoạt động sử dụng tiền đền bù. Hoạt động Giới tính Nữ Nam Tổng Gửi ngân hàng 60.8 39.2 100 Cho vay lãi 50.0 50.0 100 Đầu tư sản xuất 48.8 51.2 100 Đầu tư giáo dục 47.4 52.6 100 Đầu tư kinh doanh 45.9 54.1 100 Mua sắm TNSH 56.7 43.3 100 Đầu tư CSSK 63.4 36.6 100 Xây nhà cửa 57.5 42.5 100 Đầu tư giải trí 50.0 50.0 100 Nguồn: Số liệu thực tập K49_XHH tại xã Ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương (tháng5/2007) Qua kết quả nghiên cứu, chúng ta thấy rằng giới tính có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sử dụng tiền đền bù. Tuy hoạt động này được đưa ra dựa trên sự nhất trí của cả gia đình nhưng chúng ta vẫn cần phải quan tâm đến việc ai là người đưa ra các ý kiến cho vấn đề này. Chúng ta thấy những hoạt động được nữ giới lựa chọn nhiều hơn là các hoạt động có thể đảm bảo ổn định số tiền lớn và ít chịu rủi ro hơn như hoạt động: Gửi ngân hàng hay đầu tư chăm sóc sức khoẻ. “Cô chỉ muốn gửi số tiền đó vào ngân hàng thôi vì bây giờ có đầu tư vào chăn nuôi cũng chẳng ăn thua vì dịch bệnh nhiều lắm.” (nữ, 40 tuổi, làm ruộng” Còn các hoạt động mang tính rủi ro cao hơn và cả hiệu quả thực tế cao hơn sẽ được nam giới lựa chọn như đầu tư vào sản xuất, kinh doanh do nam giới có khả năng quyết đoán và cũng mạnh dạn đầu tư hơn. 2.3.6. Chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương. Khi nhà nước tiến hành trưng thu đất thì bên cạnh việc các hộ mất đất nhận được số tiền đền bù thì các hộ sẽ nhận được những sự hỗ trợ khác từ nhà nước thông qua chính quyền địa phương như: cho vay vốn, hỗ trợ việc làm, nhận người vào làm ở khu công nghiệp, hỗ trợ tiền đào tạo nghề… Khi được hỏi thông tin về chuyển giao đất tại địa phương thì hầu hết các hộ gia đình đều được biết, tỉ lệ này chiếm tới 83.1% Bảng 9: Thông tin về chuyển giao đất tại địa phương. Thông tin chuyển giao Phần trăm Có 83.1 Không 16.9 Tổng 100.0 Khi người nông dân đã không còn đất sản xuất nông nghiệp thì xu hướng tất yếu là họ sẽ phải đi tìm một ngành nghề khác thay thế, nhưng sự tìm kiếm này cũng không dễ dàng dì đối với người nông dân khi mà họ lại yếu về kiến thức và kỹ năng cho các ngành nghề mới. Để tạo thuận lợi cho họ thì rất cần tới sự quan tâm, hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể và chính quyền địa phương. Bảng 10: Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Sự hỗ trợ của chính quyền Phần trăm Có 3.9 Không 96.1 Tổng 100 Chính quyền địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cho các hộ gia đình sử dụng đồng tiền đền bù vào những hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất. Qua điều tra bảng hỏi và tiến hành phỏng vấn trực tiếp những hộ gia đình ở xã Ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương chúng tôi nhận thấy dường như chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này, chỉ có 3.9% số hộ được hỏi trả lời là có nhận được sự quan tâm của chính quyền. Con số này thể hiện cho chúng ta thấy chính quyền địa phương hầu như chẳng có sự hỗ trợ gì đối với người dân mất đất. “Các ông ấy bảo ra lấy tiền đền bù mất ruộng thì mình chỉ biết ra lấy số tiền đó thôi chứ làm gì có sự hỗ trợ thêm nào đâu.” (nữ, 47 tuổi, làm ruộng.) Bảng 10.1.Hỗ trợ các công việc Các công việc Phần trăm Cho vay vốn 9.1 Tạo cơ hội việc làm 24.2 Hỗ trợ tiền đào tạo nghề 18.2 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng - Có người nhà được nhận vào làm ở khu công nghiệp 19.0 Khác 20.5 Tổng 100.0 Nguồn: Số liệu thực tập K49_XHH tại xã Ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương (tháng5/2007) Khi nhà nước tiến hành trưng thu đất để xây dựng khu công nghiệp thì các khu này phải cam kết với các hộ mất đất là nhận người nhà vào làm trong khu công nghiệp, nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy số người được nhận vào làm trong khu công nghiệp là rất ít (19% trong số 3.9% số hộ nhận được sự hỗ trợ). Đây là một sự khó khăn lớn đối với người nông dân khi mà không còn ruộng để sản xuất mà họ lại không có việc làm. Nguyên nhân khiến các lao động ở đây không được nhận vào làm chủ yếu là do: Trình độ học vấn thấp, quá tuổi, không đủ phí ban đầu để nộp…qua những lý do trên càng cần nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm, chú ý đến công tác đào tạo để nâng cao tay nghề cho người dân. Vấn đề này được giải quyết khi và chỉ khi có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương có tham gia giúp đỡ các hộ nhưng đó chỉ là những sự hỗ trợ chút ít tiền vốn trong khi cái người nông dân cần chính là sự hướng dẫn cụ thể cho họ biết cách làm ăn. người dân nhận được sự hỗ trợ nhiều nhất là tạo cơ hội việc làm, nhưng con số những hộ được hỗ trợ là rất nhỏ (24.2 % trong số 3.9% số hộ nhận được sự hỗ trợ). Vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì chưa được chính quyển quan tâm, do vậy người nông dân cũng không dám chuyển đổi sản xuất, có chăng chỉ là sự làm ăn manh mún của một vài hộ. “Mình có làm ăn mở rộng chăn nuôi hay trồng trọt thì tự mình quyết định lấy thôi chứ có ai chỉ bảo gì đâu, kiến thức và kinh nghiệm về trông trọt, chăn nuôi thì từ trước tới giờ mình làm thế nào thì bây giờ mình vẫn làm vậy thôi.” (Nam, 47 tuổi, làm ruộng). Nhận định bước đầu về hiệu quả của việc sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình thuộc xã Ái quốc, huyện Nam sách, tỉnh Hải dương. Về kinh tế. Hiệu quả của việc sử dụng tiền đền bù chính là sự nâng cao mức sống của các hộ gia đình nơi đây. Bảng 11. Sự thay đổi mức sống từ năm 2003 – nay (%). Mức sống Tỷ lệ Tăng lên 43.7 Giảm đi 12.0 Không thay đổi 44.2 Không trả lời 0.1 Tổng 100 Nguồn: Số liệu thực tập K49_XHH tại xã Ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương (tháng5/2007) Sau khi chuyển giao đất, đa phần các hộ có mức sống đều tăng, nó phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Vấn đề ở đây là mất đất thì các hộ sẽ làm gì để đảm bảo ổn định cuộc sống. Đó làmột câu hỏi không chỉ đặt ra đối với người dân mà cả đối với các cấp chính quyền. Nếu họ chuyển sang làm một loại ngành nghề khác thì rất có cơ hội nâng cao thu nhập hơn nhiều so với làm nông nghiệp vì vậy số tiền đền bù đó nếu được các hộ sử dụng có hiệu quả cao thì tất nhiên sẽ làm tăng mức sống của họ vì từ trước tới giờ ít có hộ nào làm nông nghiệp không mà đảm bảo cuộc sống sung túc cả. “Tận đụng đồng vốn đó, cô chú đầu tư thêm vào chăn nuôi, đợt vừa rồi có lại xây thêm chuồng trại và mua thêm giống, vì từ trước tới giờ cô chú cũng muốn chăn nuôi lớn nhưng do thiếu vốn” ( Nữ, 40tuổi, chăn nuôi) Kinh tế gia đình khá giả hơn trước còn được thể hiện qua mức chi cho mua sắm các tiện nghi sinh hoạt tăng lên của các hộ. Biểu đồ so sánh các tiện nghi sinh hoạt trước và sau năm 2003. Qua biểu đồ trên ta thấy rằng mọi tiện nghi sinh hoạt trong gia đình của các hộ sau năm 2003 đã tăng lên rất nhiều so với trước năm 2003. tăng nhiều nhất là các tiện nghi phục vụ cho nhu cầu thông tin, giải trí của con người chính tỏ rằng người dân không chỉ nâng cao về đời sống vật chất mà cả về đời sống tinh thần. “chú thấy mức sống của người dân khá hơn trước, nhiều gia đình có một khoản vốn lớn từ việc bán ruộng, họ biết làm ăn nên cuộc sống cũng được cải thiện hơn, hơn nữa cũng có người nhà được nhận vào làm ở khu công nghiệp nên lương cũng ổn định cho cuộc sống”. (nam, công nhân, 27tuổi) Nâng cao về mức sống còn được thể hiện qua sự gia tăng các khoản chi tiêu hàng ngày. Bảng 12: Bảng so sánh chi tiêu hiện nay so với năm 2003. Đơn vị tính: phần trăm Khoản chi Tăng lên Như cũ Giảm đi Không trả lời Tổng Học hành 76.2 5.2 1.6 17.0 100 Khám chữa bệnh 49.5 35.4 7.1 8.0 100 Ăn uống 80.8 13.4 3.7 2.1 100 Mua sắm tiện nghi đắt tiền 34.0 5.3 2.1 58.6 100 Điện sinh hoạt 67.7 27.5 1.5 3.3 100 Điện thoại di động 34.5 7.9 0.6 57.0 100 Điện thoại cố định 48.3 21.7 0.8 29.2 100 Ma chay cưới xin 77.6 15.7 2.7 4.1 100 Giải trí du lịch 16.3 9.3 1.6 72.8 100 Chất đốt 50.6 20.1 1.1 28.2 100 Nguồn: Số liệu thực tập K49_XHH tại xã Ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương (tháng5/2007) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy mọi khoản chi tiêu của các hộ đều tăng, nguyên nhân một phần là do tăng giá nhưng cái chính là các hộ đã có cuộc sống khá hơn so với trước đây, các khoản chi cho mua sắm đã tăng lên rất đáng kể đặc biệt các gia đình hiện nay đã tăng thêm khoản chi cho giải trí, du lịch, điều mà trước đây gần như là khó thực hiện được đối với người nông dân. “Thấy mức sống của người dân khá hơn trước. Nhiều gia đình có một số vốn lớn từ việc bán ruộng, họ biết làm ăn nên cuộc sống cũng được cải thiện hơn, hơn nữa cũng có nhiều người được nhận vào làm ở khu công nghiệp nên lương cũng ổn định được cuộc sống.”. (nam,29 tuổi THPT, công nhân.) Bên cạnh những hộ gia đình có mức sống tăng lên trong thời gian qua thì vẫn còn có những gia đình có mức sống chưa cao, thậm chí có những hộ còn có mức sống giảm đi. Tuy những hộ này chiếm tỉ lệ không lớn nhưng nó cũng phản ánh rằng việc mất đất cũng vẫn có những tác động tiêu cực đến đời sống của các gia đình nhất là những gia đình ít có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp và họ chưa có chiến lược hoạch định đời sống khi có sự thay đổi về nghề nghiệp. “Số tiền đó chú dùng cho chi tiêu sinh hoạt trong nhà, học hành cho con, thuốc men đau ốm bệnh tật, sửa nhà cửa thế là hết sạch, chẳng còn đồng nào.” (nam. Công nhân, THCS, 37 tuổi). Về lâu dài thì cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề đáng quan tâm từ phía ý kiến của người dân. “Đầu tư vào chăn nuôi nhưng đợt dịch vừa rồi thiệt hại nhiều lắm, giờ thì đang có số tiền đền bù thì không sao mà hết rồi thì bác cũng đang lo nghĩ đây, không biết làm gì, cụt vốn đi thế này thì vài năm nữa không biết có còn tiền không nữa.” (nữ, THCS, 53 tuổi, nông nghiệp) Về văn hoá, xã hội. Sau khi trưng thu đất và chuyển đổi nghề nghiệp thì hình văn hoá xã hội trên địa bàn xã đã có rất nhiều biến đổi cả theo hướng tích cực và tiêu cực. Bảng 13: Tình hình xã hội sau năm 2003 Đơn vị tính: phần trăm Tình hình xã hội Tăng lên Giảm đi Như cũ Không biết Không trả lời Tổng Rượu chè 58.3 11.2 24.2 6.2 0.1 100 Trộm cắp 48.7 17.8 25.2 7.9 0.3 100 Nghiện hút 42.7 5.3 13.1 37.7 1.1 100 Mại dâm 25.9 4.1 9.9 58.5 1.7 100 HIV/AIDS 15.5 5.2 5.5 70.5 3.3 100 Buôn lậu 4.7 4.3 6.3 83.5 1.2 100 Ly hôn 21.2 12.9 38.2 27.1 0.6 100 Tảo hôn 10.9 11.3 24.2 52.8 0.8 100 Tham ô 28.4 2.0 10.5 58.4 0.7 100 Mê tín dị đoan 30.6 6.7 35.8 26.7 0.2 100 Khác 4.8 0.7 4.1 49.3 41.1 100 Nguồn: Số liệu thực tập K49_XHH tại xã Ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương (tháng5/2007) Hầu hết các vấn đề xã hội đều có xu hướng gia tăng, có những vấn đề tăng khá cao như: Cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, nghiện hút. Những vấn đề này tăng nhiều nhất có lẽ do đây là những vấn đề rất rễ phát sinh khi người nông dân có được số tiền nhiều hơn mà không phải do họ khó nhọc kiếm ra. Hơn nữa, cũng là do mất đất lại chưa có công ăn việc làm nên họ cũng có nhiều thời gian rỗi hơn nên nảy sinh ra các vấn đề trên là điều khó tránh khỏi. Đây cũng là những hạn chế hay còn gọi là mặt trái của sự phát triển xã hội. Điều này đòi hỏi các cấp chính quyền phải có những giải pháp phù hợp để hạn chế các vấn đề xã hội nêu trên. “Ối dào, từ ngày khu công nghiệp mọc lên thì nhiều vấn đề nảy sinh lắm, rượu chè, cờ bạc gia tăng nhiều so với trước. Không chỉ có dân ở đây đâu mà dân ở nhiều nơi họ cũng đổ về đây làm ở khu công nghiệp nhiều nên càng khó quản lý.” (nam, THCS, 40 tuổi, làm ruộng). Về giáo dục. Qua các phân tích ở trên cho chúng ta thấy người dân ở mọi trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới tính khác nhau thì cũng vẫn chung một mục đích là đầu tư cho giáo dục là rất lớn. Hầu hết các gia đình có con em trong độ tuổi đến trường đều để dành ra một số tiền nhất định từ khoản tiền đền bù để đầu tư cho con em mình đi học. Trong bảng số liệu so sánh khoản chi tiêu so với năm 2003 ở trên cũng cho thấy rất rõ sự gia tăng của việc chi tiêu của các hộ gia đình cho giáo dục (76%). Trước đây làm nông nghiệp họ cũng ít quan tâm, chú ý đến việc học hành của con cái họ, nhưng hiện nay các gia đình không chỉ lo cho con về tiền học phí mà các gia đình đã có sự tham gia của bố mẹ trong việc bảo ban con học hành, và số hộ được hỏi có cho con đi học thêm là khá nhiều. Không chỉ gia tăng về chi tiêu mà họ còn có sự định hướng nghề nghiệp và bậc học cho con. Nhưng do đây vẫn là một khu vực nông thôn nên vấn đề đầu tư vẫn chưa được ở mức cân bằng giữa con trai và con gái. “Nhà chú có 3 đứa di học, đứa con gái lớn năm nay học hết 12, học xong thi không đỗ đại học thì chú xin cho em đi làm, còn 2 thằng em thì một đứa lớp 10, một đứa lớp 7,lớn lên thì nhất định phải học đại học.” ( Nam, 47tuổi, lái xe) Về chăm sóc sức khoẻ. Trong khi tiến hành nghiên cứu thì hầu hết các gia đình đều đã có sự tăng lên về đầu tư cho lĩnh vực y tế. Bảng số liệu về so sánh chi tiêu so với năm 2003 nêu trên cũng đã thể hiện sự tăng về chi phí cho khám chữa bệnh (49.5%). Các gia đình không chỉ chi cho chăm sóc sức khoẻ tăng mà còn lựa chọn các loại hình dịch vụ y tế cao hơn như: Bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh. Bảng 14: Bảng so sánh nơi khám, chữa bệnh của người dân trước và sau năm 2003. Nơi khám Trước năm 2003 Sau năm 2003 Trạm xá xã 11.3 8.8 Bệnh viện huyện 38.8 41.6 Bệnh viện tỉnh 35.9 40.0 Bệnh viện trung ương 7.6 12.1 Phòng khám tư nhân 10.3 14.4 Mời bác sĩ đến nhà khám 6.2 7.8 Tự chữa 22.8 23.1 Hình thức khác 2.2 2.9 Nguồn: Số liệu thực tập K49_XHH tại xã Ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương (tháng5/2007) Sau năm 2003 thì sô hộ lựa chọn hình thức khám ở các bệnh viện huyện và tỉnh đã tăng lên khá nhiều chính tỏ các hộ đã có mức thu nhập ổn định để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho gia đình. Về quan hệ xã hội. * Quan hệ gia đình. Mất đất không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề nghề nghiệp, thu nhập của người dân mà nó còn có sự tác động không nhỏ đến mối quan hệ trong gia đình của họ. Bảng 15. Tỉ lệ mâu thuẫn gia đình trong thời gian qua. Mâu thuẫn gia đình (%) Có 19,3 Không 80.7 Tổng 100.0 Sau khi bị trưng thu đất thì những mối quan hệ gia đình và xã hội của các hộ gia đình đã có khá nhiều những thay đổi. Các mối quan hệ Mức độ các mối quan hệ Tôt hơn Xấu đi Không thay đổi Không ý kiến Không trả lời Tổng Quan hệ vợ chồng 26.5 2.6 64.2 4.7 2.1 100 Quan hệ cha mẹ - con cái 27.8 2.0 68.9 1.1 0.2 100 Quan hệ ông bà - cháu 23.9 1.0 68.6 4.3 2.1 100 Quanhệ anh - chị - em 21.3 1.3 75.2 2.1 0.1 100 Quan hệ họ hàng 18.3 2.1 77.7 1.8 0.1 100 Nguồn: Số liệu thực tập K49_XHH tại xã Ái quốc, huyện Nam Sách, Hải Dương (tháng5/2007) Nhìn chung mối quan hệ xã hội của các hộ gia đình sau khi bàn giao đất là tương đối ổn định, vẫn có trên 60% các hộ cho rằng kông có gì thay đổi. Số hộ cho rằng các mối quan hệ này tốt lên là khá nhiều (trên20%), còn các mối quan hệ xấu đi cũng chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chưa đến 3%. Qua kết quả trên cho chúng ta thấy các hoạt động sử dụng tiền đền bù mang lại hiệu quả khá tốt cho các hộ gia đình, giúp nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần cho các hộ gia đình, điều này chỉ có thể có được khi các hộ gia đình có một mức thu nhập cao hơn so với trước. PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận. Sự phát triển nền kinh tế chung của đất nước đòi hỏi phải có sự phát triển từng bước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó xu hướng phát triển và mở rộng các khu công nghiệp, khu đô thị, thể hiện cụ thể là CNH – HĐH nghề nghiệp nông thôn là điều tất yếu và phù hợp với sự phát triển của các địa phương. Quá trình này đã làm thay đổi căn bản bộ mặt của các vùng nông thôn Việt Nam, làm cho nó hoà nhập cùng sự phát triển nền kinh tế chung, đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Nhưng trước mắt cũng còn một số khó khăn đối với người nông dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, đòi hỏi mỗi hộ nói riêng và mỗi cá nhân nói chung phải thay đổi tư duy phù hợp với điều kiện phát triển của xu hướng đô thị hoá. Với những kết quả nghiên cứu cụ thể cùng những nhận định bước đầu về hiệu quả hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình tại xã Ái Quốc là cơ sở căn bản để nghiên cứu đi đến khẳng định rằng các yếu tố như: trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp chính của gia đình và số lượng tiền đền bù có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sử dụng tiền đền bù. Những yếu tố này phần nào quyết định đến chất lượng cuộc sống các gia đình cũng như việc có hay không nâng cao mức sống của gia đình cả về mặt vật chất và tinh thần và làm thay đổi diện mạo đời sống xã hội ở nông thôn trong tiến trình CNH – HĐH đất nước.. Trên cơ sở áp dụng lý thuyết trao đổi và lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý, chúng ta thấy rằng các gia đình mong muốn hiệu quả mà số tiền đền bù mang lại chính là đáp ứng được sự thoả mãn của các hộ và của từng thành viên trong hộ, trước khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực gì thì đã có sự tính toán và đi đến nhất trí của các thành viên trong gia đình và cho dù các gia đình có đầu tư vào hoạt động gì thì nó cũng mang lại sự hài lòng đối với gia đình mình. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chính quyền địa phương chưa có sự tham vấn, hướng dẫn cho các gia đình sử dụng số tiền đó như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất và cũng là để giúp các gia đình ổn định cuộc sống. Kết quả nghiên cứu trong báo cáo cũng phần nào chứng minh được mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố như: số lượng tiền, trình độ học vấn, nghề nghiệp tới việc lựa chọn hoạt động sử dụng tiền đền bù và hiệu quả mà hoạt động này mang lại. Khuyến nghị Trên cơ sở phản ánh thực trạng hoạt động sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình do bàn giao đất cho khu công nghiệp và các yếu tố tác động đến hiệu quả của hoạt động này thì nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho người dân trước khi tiến hành trưng thu đất, đó là những biện pháp cả về trước mắt và lâu dài cho các hộ gia đình chứ không phải chỉ là những số tiền đền bù để mặc các hộ gia đình tự quyết định lấy. Trước tiên nhà nước cần có những định hướng, tham vấn cho người dân nên sử dụng đồng tiền đề bù đó như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Tiếp đó là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp, khi người dân đã có vốn thì nhà nước cần tập trung triển khai đề án: chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đến được các hộ gia đình nông thôn, chuyển giao nốt phần diện tích đất nông nghiệp làm ăn kém hiệu quả sang đào ao thả cá, trồng rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng tập trung hoá và mô hình trang trại. Các khu công nghiệp đóng trên địa bàn xã cần phải cam kết và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình là phải nhận con em trong xã vào làm để tránh tình trạng thất nghiệp và cần có những chương trình đào tạo nghề hợp lý để các lao động có thể làm việc được tại các khu công nghiệp. Chính quyền địa phương cần có những lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình mới để người dân có thể học hỏi kinh nghiệm để từ đó đầu tư vào tái sản xuất có hiệu quả hơn. các nhà quản lý cần làm tốt công tác của mình để đảm bảo lợi ích lớn nhất cho các hộ gia đình khi bàn giao đất cho khu công nghiệp. Đối với các hộ gia đình thì cần phải cân nhắc, lựa chọn, tính toán cẩn thận xem nên đầu tư vào lĩnh vực gì để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Khi không sản xuất nông nghiệp nữa thì các hộ phải tự học hỏi, tham gia các ngành nghề mới, lĩnh vực mới để từ đó ổn định cuộc sống của mình. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1 ]. Bỏo cỏo về tỡnh hỡnh kinh tế, xó hội của Uỷ ban nhõn dõn xó Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. [2]. Nguyễn khắc Viện, Từ điển xã hội học, nxb thế giới - 1994 [3]. Phạm văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội – 2007. [4]. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), Xã hội học, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội – 2003. [5]. Lê Ngọc Hùng. Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại Học Quốc Gia Hà nội – 2002. [6]. Lê Thị Thu Hiền, Tìm hiểu thực trạng việc làm của người dân phường Thanh Bình sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp, khu đô thị mới hiện nay, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học – 2005. [7]. Lưu Song Hà, Một số vấn đề tâm lý của người dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, Đề tài nghiên cứu cấp bộ [8]. Nghị định 125 – CP ngày 28/6/1971. [9]. Ansel M. Sharp – Charles A. Register – Paul W. Grimes. Kinh tế học trong các vấn đề xã hội, NXB Lao động – 2005. [10 ]. Cỏc trang Web: PHỤ LỤC BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1 Họ tên người được phỏng vấn : Phạm Thị Bích Tuổi : 48 – nữ Nghề nghiệp : Nông nghiệp Trình độ học vấn : THCS Thời gian phỏng vấn Từ 8h15’ đến 9h. Ngày: 3/5/2007 Địa điểm phỏng vấn: Nhà riêng thôn Tiến Đạt, Xã ái Quốc, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Người phỏng vấn : Nguyễn Hồng Quyên Nội dung phỏng vấn 1.Hỏi: Nhà cô dùng số tiền đền bù do bàn giao                                đất cho khu công nghiệp vào hoạt                                     động gì ạ? Đáp: Cô mua cho thằng lớn cái xe máy để cho nó đi học vì nó đi học xa mà. 2. Hỏi: Thế ngoài mua xe máy thì cô còn dùng vào việc nào nữa không ạ? Đáp: à, cô chú đầu tư thêm vào chăn nuôi. 3. Hỏi: Điều gì khiến cô chú mở rộng diện tích chăn nuôi ạ? Đáp: Trước đây cô cũng muốn nuôi nhiều nhưng thiếu vốn nên khi có được số tiền đền bù nghe lời chú và em thế là cô quyết định chuyển sang chăn nuôi lớn vì số ruộng cấy cũng ít nên có thời gian nhiều hơn. 4. Hỏi: Cô cho cháu hỏi tại sao cô chú lại quyết định đầu tư số tiền đó vào chăn nuôi mà không vào mục đích khác như mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ hay gửi vào ngân hàng ạ. Đáp:(cười) à, việc đó thì cô chú cũng có tính, lúc đầu thì cô thích gưỉ vào ngân hàng cho chắc ăn nhưng chú lại thích dùng số tiền đó để đầu tư chăn nuôi nên về sau cô nghe chú, còn mở cửa hàng thì cháu tính xem nhà mình ở tận trong ngõ sâu thế này thì làm sao mà bán được, hơn nữa cô cũng sợ mình chẳng có duyên bán hàng nên sợ không bán được lại nỗ vốn. 5. Hỏi: Thế cô có phải vay thêm vốn từ các quỹ, hội ở địa phương không ạ? Đáp: Ôi ,vay các cái đó thủ tục rườm rà lắm, mà tiền vay chỉ cao nhất được 10 triệu thôi, mà cháu tính xem số tiền đó thì làm sao mà đủ được. 6. Hỏi: Vậy thì số tiền đền bù ruộng giúp ích nhiều không ạ? Đáp: Nếu không có số tiền đó thì cũng chưa chắc cô chú đã chuyển sang chăn nuôi lớn bởi vì vừa không có vốn lại vẫn có nhiều ruộng cấy nên cũng bận. 7. Hỏi: Thế mức sống nhà mình từ sau năm 2003 so với trước kia như thế nào ạ? Đáp: (cười), có gì đâu cháu, chỉ gọi là đủ ăn đủ tiêu thôi, bỏ ra được chút ít thì lại muốn đầu tư thêm, mà nuôi thằng lớn nhà cô học trên đó cũng tốn kém lắm, cháu đi học chắc cháu cũng thấy. 8. Hỏi: Dạ, thế sao cô chú không xin vào làm ở khu công nghiệp ạ? Đáp: ai người ta nhận, mình già rồi, tay nghề lại chẳng có, học vấn thì thấp, ở đây nó chỉ lấy những người trẻ như các cháu thôi. 9. Hỏi: Thế cô, chú có tham gia vào các lớp phổ biến kiến thức chăn nuôi không ạ? Đáp: à cô cũng có học ở địa phương một ít, chủ yếu là cô cứ tự làm theo kinh nghiệm. 10. Hỏi: Thế so với với làm nông nghiệp thuần tuý trong một năm cô thấy thế nào ạ? Đáp: Nếu so với làm nông nghiệp thuần tuý trong một năm thì chăn nuôi cho thu nhập cao hơn nhiều, mà lại nhàn hơn. 11. Hỏi: Trước khi chuyển giao đất cô có được biết thông tin về chuyển giao đất không ạ? Đáp: Cô có biết . 12. Hỏi: Cô biết qua nguồn tin nào ạ? Đáp: Qua họp thôn xóm, cô cũng thấy mọi người bảo từ trước đó lâu rồi. 13. Hỏi: Thế cô có đồng tình với việc chuyển giao đất ở địa phương mình không ạ? Đáp: Cô đồng tình. 14. Hỏi: Cô có thể cho cháu biết lí do vì sao cô đồng tình ạ. Đáp: Như cô đã nói với cháu từ đầu rồi đấy. Nếu không nhận được tiền đền bù khi chuyển giao đất thì cô cũng không có vốn mà mở rộng chăn nuôi. hơn nữa cấy lúa vất vả hơn mà thu nhập lại không cao bằng chăn nuôi. 15. Hỏi: Cô đánh giá thế nào về tác dụng của đồng vốn và hiệu quả mà nó mang lại đối vơí gia đình mình ạ Đáp: Nói thật là đồng vốn đó có ý nghĩa lắm cháu à nếu không có vốn thì mình có muốn làm gì cũng không được, cháu thấy đấy nhờ có nó mà nhà cô bây giờ cuộc sống cũng được hơn trước, hiệu quả chăn nuôi cũng tốt cháu à. Xin chân thành cảm ơn! BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 2 Họ tên người được phỏng vấn : Lê Văn Dũng Tuổi: 53 - nam Nghề nghiệp: Kinh doanh quán Internet Học vấn: THPT Thời gian phỏng vấn: ngày 3/5/2007 Từ :15h 15’ đến 16h Địa điểm phỏng vấn: Tại quán Internet (nhà riêng) thôn Tiền Trung, Xã ái Quốc, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương. Người phỏng vấn : Nguyễn Hồng Quyên Nội dung phỏng vấn 1. Hỏi: Nhà chú mở quán này lâu chưa a? Đáp: từ năm 2000 cháu à khi đó chú chỉ có 15 máy, còn bây giờ quán chú có 30 máy. 2. Hỏi: Nghĩa là từ trước khi gia đình chú bị trưng                               thu đất nông nghiệp ạ? Đáp: ừ, năm 2003 mới bị mất đất cơ mà. 3. Hỏi: Nếu tính tất cả thì nhà chú nhận được số tiền đền bù là bao nhiêu à. Đáp: Tính tổng thì được gần 100 triệu. 4. Hỏi: Số tiền đó chủ gửi vào ngân hàng chứ ạ. Đáp: Chú dùng để đầu tư mở rộng quán này chứ gửi vào ngân hàng ăn thua gì. 5. Hỏi: Cô hay chú quyết định mở rộng quán này ạ. Đáp: à nhà chú thì cả gia đình cùng bàn bạc, phải hai vợ chồng cùng thống nhất thì mới làm ăn được chứ. 6. Hỏi: Thế so với trước khi mất đất thì quán nhà mình hiện nay quy mô như thế nào ạ. Đáp: Trước kia chú chỉ có 15 máy thôi, mà chú chỉ kinh doanh mỗi Internet, hiện nay chú mở rộng quán, chú nhập thêm lên tới 30 máy, ngoài ra chú còn bán hàng thêm. nói thật với cháu chứ, nhờ có quán này mà mình cũng bán chạy hơn các loại hàng khác nữa, ví dụ như trước đây chú có bán thêm kem, nước uống nhưng không chạy lắm, từ khi chú mở rộng kinh doanh thì chỉ hai ngày là hết một thùng kem vì khách vừa chơi vừa mua hàng mà. 7. Hỏi: Tại sao chú lại quyết định đầu tư số tiền đó vào mở rộng kinh doanh Internet ạ.? Đáp: Phần là vì từ trước tới giờ mình cũng đã làm rồi, phần vì anh con trai lớn của chú năm nay ra trường nên cô chú đầu tư cho nó là chính vì nó vừa trông quán, vừa sửa chữa máy mà. 8. Hỏi: Thế chú mở rộng kinh doanh thế này thì số tiền đền bù đó có đủ không ạ? Đáp: Nhà chú chỉ dùng số tiền đó thôi. 9. Hỏi: Giả sử không có số tiền đền bù đó thì cô chú có đầu tư mở rộng kinh doanh như hiện nay không ạ? Đáp: Cô chú cũng đã dự tính mở rộng kinh doanh rồi, nhưng phải tích cóp dần. Có số tiền này thì mình làm ăn tiện hơn. 10. Hỏi: Chú thấy nhà mình có lợi thế gì khi kinh doanh mặt hàng này không ạ? Đáp: Thì lợi thế là nhà có người biết về máy nên khi khách đang chơi mà chẳng may máy có vấn đề gì thì mình chỉnh được ngay, chứ không sửa được làm ảnh hưởng đến trò chơi thì lần sau chúng sẽ chẳng thích đâu vì quán ở đây phục vụ bọn trẻ con là chính mà 11. Hỏi: Chú cho cháu hỏi chú có đồng tình với việc bán đất ở địa phương không ạ Đáp: chú đồng tình vì mình vừa có vốn làm ăn, vừa đỡ phải cấy. 12. Hỏi: Thế chú có được biết trước thông tin này không ạ. Đáp: Chú biết qua loa truyền thanh. 13. Hỏi: Chú thấy cuộc sống của gia đình mình so với trước kia thế nào ạ. Đáp: Tốt lên nhiều. Xin chân thành cảm ơn ! BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 3 Họ và tên người được phỏng vấn: Nguyễn Văn Khánh Tuổi: 35 - nam Nghề nghiệp: lao động tự do Học vấn: THPT Thời gian phỏng vấn: ngày 4/5/2007 Từ : 8h45’ đến 9h25’ Địa điểm phỏng vấn: nhà riêng thôn Tiền Trung, Xã ái Quốc, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương. Người phỏng vấn: Nguyễn Hồng Quyên. Nội dung phỏng vấn 1. Hỏi: Khi nhận được số tiền đền bù do mất đất nông nghiệp anh dùng vào việc gì ạ? Đáp: Anh dùng hơn 2 triệu để xin cho chị vào làm ở khu công nghiệp. 2. Hỏi: Em tưởng khi mà khu công nghiệp lấy đất của mình thì họ phải cam kết nhận mình vào đó làm chứ ạ? Đáp: ừ thì đấy là họ chỉ nói vậy lúc đầu thôi, chứ còn lâu họ mới nhận mình vào làm mà phải quen biết chạy chọt thì mới được vào làm . 3. Hỏi: Thế chị đi làm ở đấy lâu chưa ạ Đáp: Chị đi làm từ năm 2003 4. Hỏi: Chị đi làm ở đấy lương có cao không ạ? Đáp: Cũng bình thường thôi em à, tính ra mỗi tháng cả làm thêm cũng được hơn 1 triệu. 5. Hỏi: Vậy sao anh không xin vào làm ở khu công nghiệp ạ? Đáp: Anh đang định đi xuất khẩu lao động ở Nhật. 6. Hỏi: Thế anh đi vậy là nhờ người thân hay là qua trung tâm xuất khẩu lao động ạ? Đáp: Anh đi qua trung tâm. 7. Hỏi: Thế anh chi phí hết nhiều không ạ? Đáp: Tính tổng cộng hết các khoản thì mất hơn 50 triệu em à 8. Hỏi: thế anh chị có phải vay mượn thêm họ hàng không ạ? Đáp: Không em à, anh dùng tiền bán ruộng và một chút tiền vốn tích cóp được của hai vợ chồng. 9. Hỏi: Vậy nếu không bị trưng thu đất thì anh có đi không ạ? Đáp: Nếu không bị mất đất thì xoay đồng vốn cũng khó em à, mình làm ăn mãi cũng chỉ đủ chi tiêu hàng ngày thôi chứ chẳng để được ra mấy đâu, tiện có đồng tiền đền bù mất ruộng thì mình quyết định đầu tư đi hơn nữa con cái còn nhỏ nên cho phí cho học hành cũng chưa nhiều. 10. Hỏi: Anh hay chị là người đưa ra ý kiến này ạ? Đáp: ý kiến này là anh đưa ra sau đó hai vợ chồng cùng bàn bạc lại và quyết định 11. Hỏi: Anh tìm kiếm thông tin đi xuất khẩu lao động qua đâu ạ? Đáp: à, cái này thì bạn anh giới thiệu 12. Hỏi: Thế anh đã chuẩn bị hết mọi thủ tục chưa ạ? Đáp: Anh đã chuẩn bị hết rồi, đợt vừa rồi anh đã đi học tiếng song, giờ chỉ chờ người ta gọi là đi thôi, khoảng cuối tháng này em à. Hỏi: Anh có nhận xét gì về tình hình địa phương sau khi mất ruộng không ạ? Đáp: Thực ra thì anh cũng không rõ lắm, nhưng nhìn chung là vừa mới mất đất lại nhận được tiền đền bù, các nhà đua nhau sắm sửa lên anh thấy cuộc sống khác trước rất nhiều, cái này thì phải về lâu dài mới biết được em à. Hỏi: Thế anh có đồng tình với việc trưng thu đất không ạ? Đáp: Anh cũng không hẳn là đồng tình vì khi bị trưng thu đất chính quyền phải hỗ trợ gì cho người dân chứ nếu không thì họ cũng khó khăn trong chuyển đổi ngành nghề lắm. Xin chân thành cảm ơn ! BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 4 Họ tên người được phỏng vấn: Hoàng Thị Nho Tuổi: 38 – nữ Nghề nghiệp: Nông nghiệp Trình độ học vấn : THCS Thời gian phỏng vấn : 4/5/2007 Từ 16h20’ đến17h. Địa điểm phỏng vấn: Tại nhà riêng thôn Tiến Đạt,xã ái Quốc, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương Người phỏng vấn : Nguyễn Hồng Quyên Nội dung phỏng vấn 1. Hỏi: Sau khi nhận được tiền đền bù cô chú có đầu tư vào chăn nuôi gì không ạ? Đáp: Không cháu à. chăn nuôi hay bị dịch bệnh lắm. 2. Hỏi: Vậy sinh hoạt hàng tháng thì gia đình mình có dùng số tiền đó không ạ.? Đáp: Không, cứ gửi một cục là ngại không muốn rút ra hơn nữa thu nhập hàng tháng của gia đình cũng vẫn đủ cho chi tiêu. 3. Hỏi: Thế sau khi nhận được tiền đền bù, cô chú có sắm sửa thêm gì không ạ? Đáp: Cô chú cũng chẳng sắm sửa gì, cô muốn gửi vậy là để sau này còn lo cho 3 em ăn học. Bây giờ chúng nó còn nhỏ lên học chưa tốn chứ sau này muốn cho chúng học lên cao thi mình phải dành dụm từ bây giờ thôi. 4. Hỏi: Thế cô có được biết gì về thông tin trưng thu đất ở địa phương mình không ạ? Đáp: Có cháu ạ. 5. Hỏi: Cô biết qua nguồn thông tin nào ạ. Đáp: Qua các cuộc họp thôn, qua loa truyền thanh. 6. Hỏi: ý kiến của cô thế nào về việc trưng thu đất ạ. Đáp: ý kiến của cô à, cô có biết gì đâu mà cho ý kiến, khi bị nhà nước trưng thu thì mình phải chấp nhận thôi. 7. Hỏi: Cháu muốn hỏi cô có đồng tình với việc bị trưng thu đất ở địa phương mình không ạ. Đáp: Nhà nước thu thì mình có không muốn bán cũng không được, nhưng giá đền bù rẻ quá, mà người ta đã lấy ruộng rồi thì số ruộng còn lại cấy cũng chẳng ăn thua, bây giờ chuột bọ nhiều lắm, cấy năng suất không cao bằng trước đây. mình còn đỡ vì dù sao cũng có ít tiền đền bù chứ như bọn trẻ thì sau này lớn lên chẳng có ruộng mà nếu không có trình độ thì biết làm gì thế nên bây giờ cô chú cũng lo cho học hành của chúng nó lắm. Xin chân thành cảm ơn.! BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 5 Họ và tên người được phỏng vấn: Nguyễn Thị Sáu Tuổi: 50 – nữ Trình độ học vấn: THCS Nghề nghiệp: lao động tự do Thời gian phỏng vấn: ngày 5/5/2007 Từ 9h đến 9h45’ Địa điểm phỏng vấn: Nhà riêng thôn Độc Lập, Xã ái Quốc, Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương. Người phỏng vấn : Nguyễn Hồng Quyên Nội dung phỏng vấn 1. Hỏi: Bác ơi khu nhà trọ này nhà bác xây lâu chưa ạ? Đáp: Tôi xây từ sau khi bán ruộng vì đất chuyển giao cho khu công nghiệp mà nên công nhân đến đây làm nhiều lắm. 2. Hỏi: Cháu thấy làng mình bên này xây nhà trọ nhiều chứ như làng bên cạnh thì ít xây hơn bác nhỉ? Đáp: à, bên này được cái là gần khu công nghiệp hơn nên dịch vụ nhà trọ phát triển hơn, nhà nào đất rộng phải xấy được chục phòng đấy cô à. 3. Hỏi : Nguyên nhân nào khiến bác đầu tư xây nhà                                       trọ ạ? Đáp: Vì nhà gần khu công nghiệp, mà sẵn có số tiền đền bù do mất đất, nếu không xây nhà trọ thì lại tiêu hết ý mà. 4. Hỏi:Số tiền đó bác đầu tư vào sản xuất cũng được mà? Đáp: Trước đây tôi chỉ biết làm ruộng thôi, có biết làm gì khác nữa đâu nên chẳng dám đầu tư vì không khéo còn thua nỗ ý chứ. 5. Hỏi: Thế bác thấy số tiền đền bù có giúp gia đình mình nhiều không ạ? Đáp: ôi giời, có đáng gì đâu tiêu hết tiền mà hết ruộng rồi thì nông dân chỉ còn biết chết đói, làm gì có ruộng mà cấy. 6. Hỏi: Thu nhập từ việc cho thuê phòng trọ có khá không ạ? Đáp: Chỉ gọi là có đồng ra đồng vào, đủ chi tiêu hàng ngày thôi chứ cũng chẳng dư dả gì đâu. 7. Hỏi: Bác thấy dịch vụ thuê nhà trọ so với cấy lúa thì thế nào ạ? Đáp: Cái này thì nhàn hơn cấy lúa mà thu nhập thì cũng khá hơn nhưng cái gì cũng có cái phức tạp của nó cô à, trước đây mình làm ruộng thì cuộc sống có phần yên ổn hơn còn bây giờ ở đây phức tạp lắm vì có nhiều người từ nơi khác đến làm mà.ở đây bây giờ ô nhiễm môi trường ghê lắm. 8. Hỏi: Bác oi thế bây giờ hai bác làm nghề gì ạ.? Đáp: Có nghề gì đâu mà làm, trình độ như mình thì chỉ làm được nông nghiệp thôi mà bây giờ hết ruộng rồi thì cũng chẳng làm gì cả, mà tuổi của mình già rồi, xin đi làm ai người ta nhận nên chỉ ở nhà thôi. 9. Hỏi: Thế nhà mình bác hay bác trai quyết định xây nhà trọ ạ? Đáp: Cả hai vợ chồng cùng bàn bạc thôi, với lại xung quanh đây người ta xây cả thì mình cũng xây 10. Hỏi: Mức sống hiện nay của nhà mình so với trước kia thế nào ạ? Đáp: Thì cuộc sống cũng chỉ gọi là đủ ăn đủ tiêu thôi, nhưng trước đây làm nông nghiệp mình còn bận rộn quanh năm chứ như hiện nay mình cứ ở nhà suốt ngày chẳng biết làm gì thấy sốt ruột lắm mà lại sinh ra các tệ cờ bạc, rượu chè nhiều hơn trước. 11. Hỏi: Bác có đồng tình với việc trưng thu đất không ạ? Đáp: Không đồng tình cũng không được cô à, vì nhà nước đã thu đất thì mình phải chấp hành thôi. 12. Hỏi: dạ, cháu muốn bác nêu lên quan điểm của riêng bác về vấn đề này thôi ạ? Đáp: Tôi thì tôi không đồng tình vì mất đất ruộng thì những người nông dân như chúng tôi biết làm gì, không xin được đi đâu cả, nông dân như chúng tôi nghèo đi đấy cô à, mà con cái mai sau lớn lên cũng chẳng có ruộng mà làm ăn . mới lại khu công nghiệp mọc lên thì nhiều vấn đề nảy sinh lắm, nào là đánh nhau, tệ nạn xã hội gia tăng hơn trước nhiều, nhất là làng này xây nhiều nhà trọ nên chẳng lúc nào được yên. Xin chân thành cảm ơn!.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH20-t.doc
Tài liệu liên quan