Như mọi loại hình DN khác, DNVVN đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, các DNVVN thường gặp nhiều khó khăn về tài chính, mức vốn tự có của họ chỉ đạt 10-20% tổng số vốn mà họ huy động được trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh. Vì vậy, sự giúp đỡ của ngân hàng trong việc cung cấp vốn là hết sức cần thiết, nguồn vốn của ngân hàng là nguồn vốn rẻ nhất, an toàn và ổn định nhất đối với các doanh nghiệp này. Nhưng thực tế, các DNVVN lại chưa có cơ hội đệ tiếp xúc với nguồn vốn đáng quý này. Vì thế sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội em đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội ” nhằm tìm hiểu về vấn đề này, và sau khi kết thúc em thấy bài viết này đã thu được một số kết quả như sau:
- Đề tài đã nói lên được bản chất của chất lượng tín dụng đối với các DNVVN.
- Khái quát được những hoạt động cơ bản, nêu lên những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội.
- Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh này.
Do sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chưa thể nói lên được toàn bộ vấn đề cũng như không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
85 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo.
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội.
- Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá - tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ nhân viên.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
2.2- Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội
2.2.1- Kết quả hoạt động kinh doanh trực tiếp của Chi nhánh
Từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh trực tiếp của Chi nhánh liên tục có sự tăng trưởng cao, ổn định, bền vững và hiệu quả. Cụ thể trong 3 năm gần đây:
(Đơn vị: Triệu đồng)
Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh của chi nhánh
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tổng nguồn vốn huy động
1.137.222
2.550.286
3.784.272
Tổng dư nợ cho vay
478.830
1.278.677
1.571.394
Kết quả tài chính
18.352
30.841
43.895
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2002 - 2004)
2.2.1.1- Tình hình huy động vốn
Nguồn vốn huy động của Chi nhánh không ngừng tăng qua các năm, thể hiện như sau: năm 2004 là 3.784 tỷ, tăng 148% so với năm 2003; năm 2003 tăng 224% so với năm 2002 và năm 2002 tăng 179% so với năm 2001- năm mới thành lập
BIỂU ĐỒ 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN
2002 - 2004
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2002 - 2004)
Cơ cấu nguồn vốn:
* Cơ cấu theo đồng tiền
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn huy động theo loại tiền
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Nguồn nội tệ
772.791
67,95
2.101.784
82,41
3.061.582
80,9
Nguồn ngoại tệ quy đổi VNĐ
364.431
32,05
448.502
17,59
722.690
19,1
Tổng nguồn
1.137.222
100
2.550.286
100
3.784.272
100
Theo bảng số liệu trên, qua các năm nguồn huy động tăng mạnh và tăng chủ yếu bên khoản mục “Nguồn nội tệ”; năm 2004 tăng 959.798 tr.đ so với năm 2003 và chiếm 80.9% trong tổng nguồn huy động của năm, tương đương với tăng 45,67%.
* Cơ cấu theo kỳ hạn
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn huy động theo kỳ hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
+/- 04/03
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
NV không KH
166.312
14,7
312.495
12,3
720.120
19
130,4
NV KH < 12T
221.435
19,4
639.862
25,1
1.444.878
38,2
125,8
NV KH > 12T
749.475
69,7
1.597.932
62,66
1.619.274
100
8,9
Tổng nguồn
1.137.222
100
2.550.286
100
3.784.272
100
48,4
Như vậy theo cơ cấu này thì nguồn vốn có KH từ 12T trở nên vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong Tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, tỷ trọng này có xu hướng giảm trong năm 2004, điều này phản ánh sự phát triển chưa ổn định của nền kinh tế và đánh giấu sự phát triển mạnh của nguồn vốn có KH < 12T: từ 693.862 tr.đ (năm 2003) lên 1.444.878 tr.đ (năm 2004) tương ứng với tốc độ tăng 125,8%.
* Cơ cấu nguồn vốn huy động tại địa phương
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn huy động tại địa phương
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
+/- so với 2003
Số tiền
%
Số tiền
%
Nguån huy ®éng hé TW
433.591
17
432.819
11,44
- 0,2
Nguồn huy động tại địaphương phương, TĐ:
2.116.695
83
3.351.453
88,56
58,3
- Nội tệ
1.660.228
65,11
2.665.636
70,44
60,6
- Ngoại tệ
456.467
17,89
685.815
18,12
50,2
Tổng nguồn
2.550.268
100
3.784.272
100
48,4
Như vậy, theo cơ cấu này thì Tổng nguồn huy động năm 2004 tăng so với năm 2003, chủ yếu là do tăng nguồn huy động tại địa phương, mức tăng 58,3% so với năm 2003, chiếm 88,56% / Tổng nguồn huy động và đạt 116% so với kế hoạch. Trong đó, nguồn nội tệ tăng tới 60,6%, nguồn ngoại tệ tăng 50,2% so với năm 2003, tốc độ tăng khá cao nhưng so với kế hoạch năm 2004 giao thì chưa đạt vì kế hoạch năm 2004 giao quá cao (tăng 90%).
*Cơ cấu theo tính chất nguồn huy động
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo tính chất
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tiền gửi dân cư
434.368
38,2
862.626
33,82
1.121.080
29,62
Tiền gửi TCTD
539.257
13,0
873.645
34,26
1.224.447
32,36
Tiền gửi TCKT
147.329
47,3
298.370
11,7
1.026.121
27,12
Vốn UTĐT
16.268
1,5
515.645
20,2
412.620
10,9
Tổng nguồn
1.137.222
100
2.550.286
100
3.784.272
48,4
Theo số liệu trên, năm 2004 tiền gửi dân cư tăng 265 tỷ so với năm 2003 tương đương tăng 31%, tỷ trọng đạt 30%, so với kế hoạch đạt 86%; Nguồn vốn TCTD theo chỉ đạo của NHTW đã giảm dần trong quý III chỉ tăng lên trong quý IV, mức tăng 374 tỷ tương đương tăng 43,9%. Năm 2003, nguồn vốn của Chi nhánh tăng nhanh chủ yếu là do trong năm Chi nhánh đã nhận được nguồn vốn UTĐT khá lớn: 515.645 tr.đ, chiếm 20,2%/Tổng nguồn. Năm 2004, con số này chỉ là 412.620 tr.đ chiếm 10,9% tổng nguồn và giảm 20% so với năm 2003. Nguồn vốn uỷ thác năm 2004 của Chi nhánh giảm chủ yếu ở khoản mục VNĐ.
Như vậy, trong cơ cấu nguồn huy động năm 2003 và 2004 đã không có sự chuyển biến lớn: Năm 2003, tỷ trọng tiền gửi TCTD chiếm tỷ trọng cao nhất 34,26%, sang năm 2004 tỷ trọng cao nhất cũng thuộc về “Tiền gửi của TCTD” 32,36% và tiếp đến mới là “Tiền gửi dân cư” 29,62%.
BIỂU ĐỒ 2.2: TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN GIAI ĐOẠN
2002 - 2004
2.2.1.2- Tình hình sử dụng vốn
Số liệu dưới đây cho thấy, Tổng dư nợ đối với nền kinh tế của Chi nhánh tăng khá cao qua các năm: Tổng dư nợ đến 31/12/2004 đạt 1.571 tỷ, tăng 293 tỷ so với cùng kỳ năm trước và tốc độ tăng trưởng tín dụng so với năm 2003 là 22,9%.
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
+/- so với Năm 2003
Số tiền
%
Số tiền
%
Dư nợ TW
668.400
52,2
697.630
44,4
4,37
Dư nợ ĐP
610.277
47,73
873.764
55,6
43,17
Tổng dư nợ
1.278.677
100
1.571.394
100
22,89
Qua đây ta thấy, tổng dư nợ năm 2004 đã tăng hơn so với năm 2003: 292.717 tr.đ tương đương tăng 22,89%. Tổng dư nợ tăng chủ yếu do tăng dư nợ tại địa phương: năm 2004 tăng 263.487 tr.đ tương đương tăng 43,17% so với năm 2003. Điều này cho thấy Chi nhánh đã mở rộng cho vay đối với các cá nhân sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ; HTX...và cũng thấy được chính sách khách hàng của Chi nhánh.
* Cơ cấu dư nợ tại địa phương
Theo thời gian:
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ tại địa phương theo thời gian
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
+/- so với năm 2003
Số tiền
%
Số tiền
%
Ngắn hạn
398.142
65,24
580.765
66,47
45,9
Trung hạn
30.943
5,07
132.203
15,13
327,2
Dài hạn
181.192
29,69
160.796
18,4
- 11,3
Tổng dư nợ
610.277
100
873.764
100
43,2
Bảng số liệu trên cho thấy Tổng dư nợ năm 2004 tăng 263.487 tr.đ, tương đương tăng 43,2% so với năm 2003. Trong đó chủ yếu do tăng dư nợ trung hạn: 101.260 tr.đ tương đương tăng 327,2%; dư nợ dài hạn lại có xu hướng giảm: 20.396 tr.đ tương đương giảm 11,3%. Như vậy, trong cơ cấu dư nợ theo thời gian, 2 năm vừa qua dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 65% và dư nợ trung hạn có xu hướng tăng lên; tỷ trọng cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh còn thấp so với bình quân của toàn ngành và của địa bàn Tp. Hà Nội là 44%.
Theo thành phần kinh tế tại địa phương
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ tại địa phương theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
+/- so với năm 2003
Số tiền
%
Số tiền
%
DN lớn
521.113
85,39
671.885
76,89
28,9
DNVVN
60.697
9,95
152.446
17,45
151,2
HTX
0
100
Tư nhân cá thể, hộ gia đình
28.467
4,66
49.333
5,65
73,3
Tổng dư nợ
610.277
100
873.764
100
43,2
Như vậy, trong 2 năm qua dư nợ đối với các DNNN vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất > 75%, đặc biệt năm 2004 lên tới 85,39%. Năm 2004 dư nợ đối với các DNNN tăng 150.772 tr.đ, tương đương tăng 28,9% so với năm 2003, chiếm tỷ trọng 76,89%/ Tổng dư nợ. Trong khi đó năm 2003 tỷ trọng này là 85,39%. Năm 2004 đã đánh giấu sự tăng trưởng dư nợ đối với các DNNQD, tăng hơn 2, 5 lần tương đương tăng 151,25% so với năm 2003; bên cạnh đó là sự giảm sút của dư nợ đối với các DNNN trong tổng dư nợ. Và số khách hàng còn dư nợ tăng mạnh nhất tập trung chủ yếu ở các hộ tư nhân cá thể và hộ gia đình, tăng 316 hộ so với năm 2003. Tóm lại, cơ cấu dư nợ của Chi nhánh vẫn chủ yếu là cho vay DNNN, tuy cho vay các DNNQD và kinh tế hộ gia đình đã tăng rất nhanh trong năm nhưng tỷ trọng này vẫn còn rất khiêm tốn.
2.2.1.3- Hoạt động thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Trong năm 2003 và 2004, hoạt động TTQT diễn ra khá nhộn nhịp, doanh số thanh toán hoạt động XNK tăng khá (bảng số liệu dưới). Chi nhánh ngày càng đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước về việc thanh toán hoá đơn XNK, bảo lãnh, mở L /C...đã góp phần tăng nguồn thu dịch vụ cho Chi nhánh, mở rộng hoạt động, nâng cao chất lượng thanh toán cả về thời gian và thủ tục, góp phần tăng trưởng tín dụng nội tệ và ngoại tệ...từ đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn
Bảng 2.9: Kết qủa hoạt động thanh toán quốc tế Đơn vị: Nghìn USD
Danh mục
Năm 2003
Năm 2004
So với năm 2003
Tuyệt đối
%
1. TT hàng nhập khẩu
34,913
64,373
29,460
46
2. TT hàng xuất khẩu
32,020
46,422
14,402
31
3. Mua ngoại tệ
21,569
77,403
55,834
72
4. Bán ngoại tệ
49,577
90,679
41,102
45
TĐ: Bán cho NHNo VN
6,526
32,846
26,320
80
Hoạt động TTQT năm 2004 vẫn duy trì ở mức độ tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước. Doanh số hàng số hàng nhập khẩu tăng 46% so với năm 2003. Doanh số hàng xuất khẩu tăng 31% so với năm 2003. Mua bán ngoại tệ đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, trong đó bán cho sở QLV &KDNT 33 tr.đ.
2.2.1.4- Các sản phẩm dịch vụ mới cung cấp
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, thực hiện các dự án đầu tư phát triển SXKD, dịch vụ và đời sống.
Cho vay thấu chi đối với các nhà thầu phân phối
Cho vay tiêu dùng đối với CBCNV thông qua tổ chức công đoàn tại các DNNN.
Cho vay đối với hộ mua nhà
Cho vay trả góp
Cho vay theo hạn mức thấu chi
Giao dịch một cửa
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nước, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh bảo hành
Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK
Mua bán các loại ngoại tệ
Tài trợ, uỷ thác
Chiết khấu thương phiếu, các GTCG
Dịch vụ chuyển tiền nhanh Union Western
Dịch vụ chuyển tiền điện tử
Dịch vụ thu chi hộ
Dịch vụ tư vấn đầu tư thương mại
Một số sản phẩm dịch vụ khác
2.2.1.5- Kết quả kinh doanh (Chênh lệch thu -chi)
BIỂU ĐỒ 2.3: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2002 - 2004
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2002 - 2004)
- Chênh lệch thu chi đến 31/12/2004 là 45.551 triệu đồng, đạt 147% kế hoạch năm, tăng 147% so với thời điểm 31/12/2003, bình quân đầu người đạt 434 triệu đồng /1 cán bộ.
- Chênh lệch thu chi tại 31/12/2003 là 30.841 triệu đồng, đạt 135% kế hoạch năm, tăng 168% so với 31/12/2002, bình quân đầu người đạt 293 triệu đồng.
Như vậy, kết quả tài chính qua các năm luôn có lãi, chênh lêch thu chi năm 2004 tăng 27.199 triệu đồng (gấp 2, 48 lần) so với năm 2002, tốc độ tăng bình quân đạt 57,54%/năm.
2.2.2- Các hình thức cấp tín dụng của NHNN0 &PTNT Nam Hà Nội đối với DNVVN
Hiện nay, tại chi nhánh đang và đã mở rộng các hình thức cấp tín dụng đối với các DNVVN để có thể thu hút các doanh nghiệp về với chi nhánh, nâng cao hiệu quả và uy tín của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội. Hiện tại có các hình thức cho vay sau:
2.2.2.1- Cho vay theo hạn mức tín dụng
Phương thức cho vay này chi nhánh thường áp dụng đối với những khách hàng có tín nhiệm vay ngắn hạn và có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định.
Khi khách hàng vay vốn có nhu cầu vay vốn theo hạn mức tín dụng thì ngân hàng hướng dẫn cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn K (cùng hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế) cho ngân hàng xem xét, từ đó ngân hàng xác định hạn mức tín dụng. Cán bộ tín dụng sau khi tiếp nhận hồ sơ, xem xét và phân tích thẩm định tình hình tài chính cũng như xem xét các vấn đề có liên quan tới doanh nghiệp sẽ lập báo cáo thẩm định trình trưởng phòng tín dụng và lãnh đạo duyệt hạn mức tín dụng.
Mỗi lần nhận tiền vay thì cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay kiểm tra việc sử dụng vốn vay lần trướcM, lập hợp đồng và lập giấy nhận nợ kèm theo theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng.
Thời hạn cho vay theo hạn mức tín dụng thường dưới 12 tháng. Sau 1 năm thì ngân hàng thường xét duyệt lại hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp dưa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp.
2.2.2.2- Cho vay theo dự án đầu tư
Khách hàng vay dưới hình thức này thường là doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu ttín dụng hoặc là các doanh nghiệp lập ra các dự án nhưng không trực tiếp thi công mà đi thuê một đơn vị khác thực hiện. Thường thì nhu cầu vốn cho các dự án này là rất lớn trong khi khả năng của các DN là có hạn, vì vậy các DN sẽ phải tìm đến ngân hàng để vay vốn.
Khi Ngân hàng nhận được dự án kinh doanh cùng với hồ sơ xin vay của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng sẽ thẩm định dự án, thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như nguồn đảm bảo trả nợ của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của ngân hàng về những vấn đề đó thì ngân hàng mới quyết định có cho vay hay không. Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng sẽ ký kết hợp đồng tín dụng. Thông thường trong các trường hợp cho vay theo dự án, mức cho vay bao giờ cũng thấp hơn tổng số vốn của dự án. Ngân hàng thường giải ngân theo tiến độ của dự án và thu nợ và lãi theo quá trình khấu hao cũng như lợi nhuận của dự án đem lại trong thời gian nhanh nhất mà khách hàng và ngân hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.
2.2.2.3- Cho vay từng lần
Phương thức cho vay từng lần hiện nay được áp dụng phổ biến, mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng làm đơn xin vay gửi cán bộ tín dụng và cán bộ tín dụng xem xét nghiên cứu hồ sơ xin vay và tiến hành thẩm định trình trưởng phòng và ban lãnh đạo duyệt nếu có thể cho vay thì bắt đầu lập hợp đồng tín dụng trên máy. Trong hồ sơ xin vay của khách hàng phải gồm có: Hồ sơ pháp lý giải trình về mục đích vay vốn, tổng nhu cầu đã trừ đi số vốn đơn vị đã có, hoạch định quá trình chu chuyển vốn của đối tượng xin vay vốn với khả năng trả nợ vốn vay.
Việc giải ngân có thể giải ngân theo tiến độ thực hiện kế hoạch của khách hàng. Nếu khách hàng vay cho từng phương án, từng thương vụ Ngân hàng có thể giải ngân một lần hoặc giải ngân nhiều lần theo nhu cầu thực hiện dự án.
Thu nợ: Tiến hành thu nợ theo kỳ hạn hoặc theo thời hạn cuối cùng đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Đây là một phương thức cho vay đơn giản phù hợp với trình độ, năng lực quản lý và tổ chức của các tổ chức kinh tế tư nhân, cá thể, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn và cũng rất thích hợp các tổ chức kinh tế này có nhu cầu vay vốn không thường xuyên buộc các Ngân hàng thương mại phải cho vay từng món theo từng lần khi có nhu cầu.
2.2.2.4- Cho vay trả góp
Đó là hình thức cho vay mà chi nhánh sau khi đã đồng ý cho vay và tính toán chính xác, ngân hàng và khách hàng thoả thuận số lãi và vốn gốc trả theo nhiều ký hạn trong thời hạn cho vay
2.2.2.5- Cho vay theo hạn mức thấu chi
Doanh nghiệp muốn mở tài khoản tại chi nhánh (hoặc có tài khoản rối) nhưng muốn chi nhánh tạo điều kiện thuận lợi cho mình trong công tác thanh toán có thể đề nghị ngân hàng mở một tài khoản với một hạn mức thấu chi nhất định có nghĩa là tài khoản đó có thế là tài khoản tiền gửi của khách hàng nhưng khi tài khoản hết tiền hoặc không đủ để giải quyết nhu cầu hiện tại của mình thì ngân hàng cho phép khách hàng của mình có thể chi vượt mức số tiền mình đang có trong tài khoản gửi tại ngân hàng một số tiền nhất đình nào đó trong một thời gian nhất định. Muốn mở tài khoản này DN phải lập đủ hồ sơ các loại, khi đó ngân hàng sẽ xem xét và thẩm định tình hình tài chính cũng như hồ sơ vay vốn, cán bộ rín dụng trình báo cáo thẩm định trình trưởng phòng xem xét và đưa ra hội đồng tín dụng và xem xét mức thấu chi là bao nhiêu và khi đó ngân hàng ký hợp đồng với khách hàng và cho phép khách hàng của mình được sử dụng tài khoản có mức thấu chi trên. Nếu khách hàng vi phạm hợp đồng như sử dụng vượt hạn mức thấu chi được duyệt thì ngân hàng có những hình thức phạt khác nhau tuỳ theo mức độ vi phạm của doanh nghiệp.
2.2.3- Chất lượng tín dụng đối với DNVVN của NHNN0 &PTNT Nam Hà Nội
2.2.3.1- Tỷ lệ nợ quá hạn
Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp đến chất lương tín dụng, tỷ lệ này cao hay thấp nói nên chất lượng tín dụng của chi nhánh, có thể nói tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh toàn diện nhất hoạt động tín dụng của một ngân hàng.
Chi nhánh NHNo Nam Hà Nội mới ra đời hơn nữa chính sách tín dụng còn hạn chế cho nên tính đến thời điểm hiện nay doanh số cho vay thấp, dư nợ tại thời điểm không cao cho nên nợ quá hạn xấu hầu như không có nhưng nợ quá hạn vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro do những nguyên nhân khách quan. Có thể nhận định cho đến nay chất lượng tín dụng của chi nhánh là tốt nhưng tình trạng nợ quá hạn vẫn còn chưa thể nói đó là một dấu hiệu tốt được nhưng nó phản ánh đúng tình hình cấp tín dụng của chi nhánh.
* Đến 31/12/2002 Chi nhánh không có NQH
* 31/12/2003 NQH phát sinh trong năm là 10.882 tr.đ, đến cuối năm toàn Chi nhánh có số dư NQH khoảng 800 tr.đ, chiếm 0,07%/Tổng dư nợ và tập trung chủ yếu là các hộ vay tiêu dùng. Tính đến cuối năm, Chi nhánh có NQH là 2.264 tr.đ, trong đó: NQH bằng VND là 2.264 tr.đ và NQH bằng ngoại tệ: 0 tr.đ
Thời điểm 31/12/2004: NQH là 545 tr.đ, trong đó: NQH bằng VND là 545 tr.đ và NQH bằng ngoại tệ: 0 tr.đ
Như vậy, NQH đầu năm 2004 là 2.262 tr.đ và đến 21/12/2004 chỉ còn 545 tr.đ, giảm 1.717 tr.đ tương đương giảm 75,9%. Tỷ lệ NQH là 0,06% dưới mức TW cho phép 1%. Tuy nhiên có NQH nhóm II (Cty TNHH Thiên Lương)
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu NQH
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
31/12/04
+/- so 2003
NQH nhóm 2
NQH nhóm 3
NQH nhóm 4
Số dư
%
Số dư
%
Số dư
%
I
Tổng dư NQH
545
(1.718)
247
45
298
55
-
-
Tỷ lệ NQH /TDN
0,03%
-0,14%
-
-
-
-
-
-
1
DN lớn
-
-
-
-
-
-
-
-
2
DNVVN
296
(996)
-
-
296
100
-
-
3
HTX
-
-
-
-
-
-
-
-
4
Dư NQH tư nhân, cá thể, hộ gia đình
249
-722
247
99
2
1
-
-
II
Nợ chờ xử lý
-
-
-
-
-
-
-
-
III
Nợ khoanh
-
-
-
-
-
-
-
-
2.2.3.2- Tốc độ luân chuyển vốn
Như chúng ta đã biết:
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng = ----------------------
Dư nợ bình quân
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004, doanh số thu nợ của chi nhánh đạt 3521566 tr.đ, trong khi dư nợ bình quân cả năm đạt 1425036 tr.đ, như vậy tốc độ quay vòng vốn tín dụng của chi nhánh đạt 2, 471 vòng/năm. Nhìn chung tốc độ quay vòng vốn của chi nhánh là khá cao, nó thể hiện được sự tham gia của đồng vốn chi nhánh cung cấp cho các DN đã tham gia vào nhiều quá trình sản xuất của nhiều DN trong một năm.
2.2.3.3- Hệ số sử dụng vốn
Hoạt động ngân hàng thường gồm hai nhiệm vụ lớn đó là huy động và cho vay, nó tựa như hai mặt không thể thiếu của hoạt động ngân hàng, huy động để cho vay và có cho vay được thì mơi cần đến huy động. Trong tình trạng hiện nay các ngân hàng thương mại đang tìm mọi cách để huy động vốn, tình trạng thiếu vốn để cho vay không chỉ xuất hiện ở các doanh nghiệp mà trong các ngân hàng cũng vậy, tuy nhiên, trong từng giai đoạn, có khi nguồn vốn của ngân hàng lại bị ứ đọng không cho vay được.
Tổng dư nợ
Hệ số sử dụng vốn vay = --------------------------------------
Tổng nguồn vốn huy động
Theo số liệu nêu trên, tính đến 31/12/2004, tổng dư nợ của chi nhánh là 1571394 tr.đ, tổng nguồn vốn huy động là 3784272 tr.đ. Như vậy hệ số sử dụng vốn của chi nhánh đạt 41, 55. Tỷ lệ này chưa cao so với toàn ngành
Bảng2.11: Hệ số sử dụng vốn của NHNN0 &PTNT Nam Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2002
31/12/2003
31/12/2004
Tổng dư nợ
478830
1278677
1571394
Tổng nguồn vốn
1137222
2550286
3784272
Hệ số sử dụng vốn
0.42
0.50
0.42
Qua bảng trên chúng ta nhận thấy, ngân hàng qua thời gian đã từng bước cải thiện, nâng cao hệ số sử dụng vốn. Chi nhánh không những tăng nhanh dư nợ mà còn tăng nguồn huy động. Thông thường ở các ngân hàng thương mại thì hệ số này luôn nhỏ hơn 1 và các ngân hàng thương giữ ở mức hơn 0, 75 và dưới 0.9 để đảm bảo an toàn thanh khoản. Việc tăng nhanh dư nợ của chi nhánh phản ánh quy mô tín dụng của chi nhánh đã ngày một tăng cao. Tuy nhiên, chi nhánh cần có biện pháp để nâng cao hơn nữa chỉ tiêu này.
2.2.3.4- Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, kết cấu dư nợ
Bảng 2.12: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, kết cấu dư nợ của NHNN0 &PTNT Nam Hà Nội năm 2003
Đơn vị: triệu đồng
Các loại CV
TP-NgànhKT
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung, dài hạn
Tổng cộng
DSCV
DSTN
DNợ
DSCV
DSTN
DNợ
DSCV
DSTN
DNợ
DNVVN
CN
8971
9724
6921
503444
312017
360218
512415
321741
367139
TMDV
157678
286938
106103
0
614
23680
157678
287552
129783
Khác
252631
53819
278688
211400
95836
648400
464031
149655
927088
Tổng
419280
350481
391714
714844
408467
1032298
1134124
758948
1424012
Các TPKT
1325008
1106849
1301800
750610
426461
1812247
2075618
1533310
3114047
Tỷ lệ %
31.64%
31.66%
30.09%
95.24%
95.78%
56.96%
54.64%
49.50%
45.73%
Quan sát bảng trên ta có thể thấy tỷ trọng vốn trung và dài hạn của DNVVN so với cả nền kinh tế trong doanh số cho vay và doanh số thu nợ là khá lớn: doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 95,24%, doanh số thu nợ đạt 95,78%. Điều này chứng tỏ nhu cầu về vốn trung và dài hạn của các DNVVN là khá lớn và nếu làm phép tính ta cũng thấy được tốc độ luân chuyển vốn và hệ số sử dụng vốn đối với khoản vay trung và dài hạn của các DNVVN là khá lớn, chứng tỏ chất lượng tín dụng đối với bộ phận này đã được nâng cao phần nào.
Các số liệu cho thấy tỷ trọng vốn vay, số vốn thu hồi và dư nợ của các DNVVN trong nền kinh tế cũng là khá cao: doanh số cho vay đạt 56,64%; doanh số thu nợ đạt 49,50%; dư nợ đạt 45,73%. Các số liệu nói trên đã cho chúng ta thấy được một tín hiệu đáng mừng trong việc từng bước cảI thiện và nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực các DNVVN của NHNN0 &PTNT Nam Hà Nội.
2.2.4- Đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNVVN của NHNN0 &PTNT Nam Hà Nội
2.2.4.1- Những thành tựu đạt được
*Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đồng thời để phát triển hoạt động kinh doanh an toàn hiệu quả, trong những năm qua NHNN0 &PTNT Nam Hà Nội không chỉ quan tâm đến các DN lớn mà còn chú ý và mở rộng hoạt động tín dụng đối với các DNVVN, đáp ứng đủ vốn cần thiết cho các DNVVN trên địa bàn và thực hiện tốt các chỉ thị cho vay đối với khu vực kinh tế này. Điều này được thể hiện qua số dư nợ đối với khu vực DNVVN trong những năm gần đây
Bảng2.12: Số dư nợ của NHNN0 &PTNT Nam Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tæng d nî(Tại ĐP)
478830
610277
873764
DN lớn
398783
521113
671885
DNVVN
65825
60697
152446
Hộ gia đình
14222
28467
49333
Hợp tác xã
0
0
100
Theo bảng trên ta có thể thấy số dư nợ của chi nhánh tại địa phương những năm qua đều tăng trưởng với tốc độ khá cao, tuy nhiên, tỷ trọng cho vay đối với khu vực nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng dư nợ. Cụ thể: tỷ trọng cho vay đối với DNNN năm 2003 chiếm 85,39% còn khu vực DNVVN chỉ có 10,99%. Tuy nhiên, tình trạng này đã được cải thiện đáng kể trong năm 2004. Để ý tới tốc độ tăng trưởng số dư nợ của khu vực DNVVN năm 2004 so với 2003 ta thấy có sự thay đổi bất ngờ: Tốc độ tăng trưởng trong dư nợ của khu vực DNVVN là 151,2% trong khi khu vực DNNN chỉ có 28,9%. Số liệu trên phản đúng thực trạng của xã hội hiện nay, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và đặc biệt là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân đang hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thị trường, kinh doanh hiệu quả và trên giác độ nào đó còn năng động hơn các doanh nghiệp của nhà nước. Và thực tế cho thấy, chi nhánh NHNN0 &PTNT Nam Hà Nội đã giành nhiều sự ưu ái đối với các DNVVN, nó thể hiện qua sự tăng trưởng về doanh số cho vay và số dư nợ tại chi nhánh.
*Xét về cơ cấu dư nợ, ta quan sát bảng sau
Bảng2.13: Cơ cấu dư nợ tại NHNN0 &PTNT Nam Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
N
ă
m 2002
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng
Số tiền
(Tr đ T)
%
Số tiền
(Tr đ T)
%
Số tiền
(Tr đ T)
HTX
0
0
0
0
0
Hộ GĐ
3599
1
10623
6
14222
DN lớn
237062
79
161721
90
398783
DNVVN
59120
20
6750
4
65825
Tổng
299781
179049
478830
N
a
m 2003
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng
Số tiền
(Tr đ T)
%
Số tiền
(Tr đ T)
%
Số tiền
(Tr đ T)
HTX
0
0
0
0
0
Hộ GĐ
8479
2,13
19988
9,42
28467
DN lớn
339920
85,38
181193
85,41
521113
DNVVN
49743
12,49
10954
5,17
60697
Tổng
398142
100
212135
100
610277
N
a
m 2004
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng
Số tiền
(Tr đ T)
%
Số tiền
(Tr đ T)
%
Số tiền
(Tr đ T)
HTX
0
0
100
0.04
100
Hộ GĐ
12144
2,05
37189
13.24
49333
DN lớn
446188
75,24
225767
80,39
671885
DNVVN
134647
22,71
17799
6,33
152446
Tổng
592909
100
280855
100
873764
Nhìn bảng tổng kết trên ta có thể thấy, dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn của các DNVVN đều có xu hướng tăng qua các năm từ 2002 đến 2004. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn luôn cao hơn trung và dài hạn, chứng tỏ số DN nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực các DNVVN, và các DN này thường có chu kỳ kinh doanh ngắn hoặc nhu cầu về vốn kinh doanh không thường xuyên gây khó khăn cho ngân hàng về mặt chuẩn bị nguồn ngắn hạn. Tuy nhiên trong thực tế, chi nhánh NHNN0&PTNT Nam Hà Nội đã và đang đáp ứng một cách kịp thời nhất mọi nhu cầu của các DN nói chung và DNVVN nói riêng.
* Quan sát bản báo cáo kết quả kinh doanh mấy năm gần đây, ta có thể thấy được sự tăng trưởng về lợi nhuận của ngân hàng qua từng năm: Năm 2002: quỹ thu nhấp 946 của chi nhánh là 14000 tr.đ. Năm 2003, tổng thu của chi nhánh là 120440 tr.đ, tổng chi: 89599 tr.đ, chênh lệch thu - chi đạt mức 30841 tr.đ. Đến năm 2004, con số thu nhập của chi nhánh đã là 43895 tr.đ, trong đó tổng thu đạt 206739 tr.đ, tổng chi đạt 162844 tr.đ. Năm 2004, riêng thu từ hoạt động tín dụng đã chiếm 35,58%. Lợi nhuận này một mặt cải thiện đời sống công nhân viên chi nhánh, mặt khác giúp chi nhánh thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đối với nhà nước cũng như với NHNN0 &PTNT Việt Nam, NHNN Việt Nam.
* Xét về quy mô của hoạt động tín dụng, ta có thể thấy tốc độ phát triển thi phần tín dụng của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội là khá cao. Năm 2003, số khách hàng có dư nợ ở chi nhánh là 353 khách hàng trong đó có 7 DNNN, 29 DNVVN, 1 hợp tác xã và 316 khách hàng là hộ gia đình. Đến năm 2004, số lượng khách hàng tăng cao trong tất cả các lĩnh vực: 26 DNNN, 64 DNVVN, 1 hợp tác xã và 807 hộ gia đình. Qua việc mở rộng thị phần của mình trên địa bàn thủ đô chứng tỏ chi nhánh đã xây dựng một chính sách khách hàng phù hợp với sự phát triên kinh tế xã hội.
2.2.4.2- Hạn chế
Mặc dù đã đạt được những thành tựu bước đầu qua 4 năm hoạt động, nhưng tỷ trọng dư nợ của các DNVVN vẫn còn thấp trong tổng dư nợ của chi nhánh. Một phần là do số lượng các DNVVN của địa bàn cũng như của cả nước là rất lớn nhưng chưa tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng, có thể là các DN này chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng, mặt khác cũng có thể do khả năng tiếp thị của chi nhánh chưa cao…Bên cạnh đó, các DNNN vẫn được ưu đãi hơn so với các thành phần kinh tế khác nói chung và với DNVVN nói riêng. Có tình trạng nói trên, có thể do thói quen của các ngân hàng nhưng cũng có thể do những nguyên nhân khác. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến những tồn tại nói trên.
2.2.4.3- Nguyên nhân
Còn có những hạn chế nói trên không phải chỉ do lỗi của ngân hàng mà còn do cả khách hàng và cơ chế, chính sách xã hội.
* Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Ngân hàng là chủ thể cho vay, họ là người quan tâm nhiều nhất đến chất lượng tín dụng, chất lượng tín dụng cao sẽ giúp họ thu hồi được đồng vốn, kinh doanh có lãi và tạo được uy tín trên thị trường. Còn ngược lại, họ vừa mất vốn, vừa mất lòng tin vào khách hàng, vừa phải đào tạo đội ngũ cán bộ thay thế…Có vài yếu kém thuộc về phía chi nhánh
üCông tác huy động vốn còn hạn chế trong khi nhu cầu vốn là rất lớn
Mặc dù nguồn vốn huy động lớn hơn nhiều so với tổng dư nợ, nhưng trong một số thời điểm nhất định chi nhánh vẫn lâm vào tình trạng thiếu nguồn, sở dĩ như vậy là do cơ cấu của nguồn và cơ cấu dư nợ không đáp ứng được cho nhau. Trong khi, nhu cầu vay ngắn hạn của khách hàng là cao hơn nhiều so với trung và dài hạn thì nguồn vốn huy động được sử dụng phục vụ cho yêu cầu này lại không đủ, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu vốn tạm thời, làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng và cũng có thể gây mất cảm tình với khách hàng, giảm thị phần tín dụng của ngân hàng.
ü Điều kiện về tài sản thế chấp còn khắt khe, định giá tài sản thế chấp chưa đúng với giá trị đích thực của nó
Để giảm bớt rủi ro cho các món vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản thế chấp khi có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tài sản đảm bảo của khách hàng không đảm bảo yêu cầu mà ngân hàng đặt ra vì thế mà khách hàng không thể nhân được vốn từ phía ngân hàng. Sở dĩ như vậy là do việc đánh giá tài sản đảm bảo còn chưa hợp lý, quá thấp so với giá trị thực của nó.Thực trạng này yêu cầu ngân hàng Nhà nước cần đưa ra một khung giá hợp lý hơn trong việc định giá tài sản đảm bảo.
ü Công tác thẩm định, phân tích chưa được coi trọng đúng mức
Thẩm định là khâu quan trong quyết định đến chất lượng tín dụng, tuy nhiên, công tác này ở các ngân hàng nói chung chưa thực sự hiệu quả. Có tình trạng như vậy là do các cán bộ tín dụng chỉ nắm bắt được các thông tin về khách hàng thông qua những gì mà họ cung cấp chứ chưa đi sâu vào thực tế để kiểm tra, phân tích từ đó đưa ra quyết đinh cho vay hay không. Về phần các dự án có một thực trạng đáng lo ngại, đó là: các dự án không có tính khả thi, một khi thực hiện sẽ mang lại tổn thất, nhưng bằng cách nào đó mà nó vẫn được các nhà chức trách có thẩm quyền ký duyệt. Khi DN mang dự án đến ngân hàng xin vay thì được ngân hàng chấp nhận ngay do đã có sự đồng ý của các nhà chức trách. Như vậy, chất lượng tín dụng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cần có biện pháp để khắc phục tình trạng này.
ü Thông tin tín dụng chưa kịp thời
Thông tin tín dụng giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc ra quyết định của ngân hàng. Tuy nhiên, do hệ thống thông tin liên ngân hàng của nước ta hiện nay của nước ta còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin của các ngân hàng nói chung và của chi nhánh NHNN0 &PTNT Nam Hà Nội nói riêng.
ü Những công đoạn sau khi giải ngân chưa được chú trọng
Công tác kiểm tra, kiểm soát sau cho vay chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy, tình trạng sử dụng vốn sai mục đích vẫn thường xuyên xảy ra mà các cán bộ tín dụng vẫn không phát hiện ra. Đến khi phát hiện thì lại chưa có biện pháp kịp thời để thu hồi vốn, giảm bớt rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, các món vay có nợ quá hạn thì các cán bộ chuyên trách lại không tích cực đôn đốc, phối hợp với bộ phận kế toán để xử lý gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng
ü Năng lực quản lý của các DNVVN còn hạn chế dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, dẫn đến không trả nợ được cho ngân hàng
ü Các DN nói chung và các DNVVN nói riêng thường không trung thực trong công tác hạch toán, kế toán vì vậy ngân hàng dễ bị nhầm lẫn khi thẩm định, đánh giá DN để đưa ra quyết định cho vay, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng sau này.
* Nguyên nhân từ phía các chính sách, chế độ xã hội
Mặc dù đã có nhiều hành lang pháp lý phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế hiện nay, đôi khi vẫn có sự chồng chéo gây khó khăn trong hoạt động. Thậm chí ngay trong hệ thống luật cũng có sự không công bằng trong việc đối xử với các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế, các DN trong khu vực quốc doanh thường được ưu ái, không cần thế chấp mà vẫn được cho vay nếu có dự án khả thi. Nhiều khi khách hàng có tài sản thế chấp có giá trị rất lớn nhưng giấy tờ về tài sản không đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật vì vậy không thể vay được ngân hàng. Nhưng nếu ngân hàng chấp nhận cho vay trong những trường hợp đó, một khi có rủi ro xảy ra, ngân hàng không thể thanh lý được tài sản thế chấp đó. Đây là một trở ngại lớn của ngân hàng nói chung.
Để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng phải là người đầu tiên chủ động đưa ra các biện pháp để phát huy những thế mạnh của ngân hàng, cải thiện được những tồn tại nói trên.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại NHNN0 &PTNT
3.1- Định hướng phát triển của chi nhánh năm 2005
3.1.1- Định hướng chung
Năm 2005, chi nhánh chủ trương thực hiện mục tiêu chung của toàn ngành “ Tiếp tục duy trì tăng trưởng hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời ”. Mục tiêu cụ thể của chi nhánh “ Phấn đấu được nâng hạng chi nhánh trong năm 2005 ”.
Chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể của chi nhánh
* Nguồn vốn: 4100 tỷ tăng 23% so với 31/12/2004
+ Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng: 40%
+ Tổng nguồn vốn ngoại tệ tăng tối thiểu: 30% so với năm trước.
* Dư nợ: 1200 tỷ, tăng 40% so với năm trước.
+ Dư nợ trung, dài hạn tối đa 45% tổng dư nợ.
* Nợ quá hạn: <= 1%
* Thu dịch vụ chiếm tỷ trọng 10% tổng thu nhập.
* Quỹ thu nhập tăng 10%: 47 tỷ.
* Tiền lương tối thiểu đát hện số bằng năm 2004 (2,41).
* Chênh lệch lãi suất: 0,4%
* Tổ chức và màng lưới: mở thêm 2 PGD hoặc chi nhánh cấp III. Tổ chức lại các phòng nghiệp vụ theo quy chế 454. Bổ sung đủ cán bộ chủ chốt.
3.1.2- Định hướng phát triển tín dụng năm 2005
Năm 2005 là năm đặc biệt khó khăn cho chi nhánh, tổng hợp nhu cầu vốn từ các dự án, các hợp đồng tín dụng, các hạn mức tín dụng đã ký kết hết với các khách hàng, thì nhu cầu tín dụng năm 2005 của chi nhánh tối thiểu phải là 1500 tỷ. Trong khi đó, theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị NHNN0 Việt Nam, tốc độ tăng trưởng toàn ngành không quá 17%. Vì vậy, để tăng trưởng đúng hướng, lại đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận trong điều kiện hạch toán theo thông lệ quốc tế, cải thiện chênh lệch lãi suất…Chi nhánh cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
* Rà soát lại các hợp đồng, các cam kết đã ký, giảm bớt các dự án đầu tư ở xa địa bàn, các dự án đầu tư có khả năng rủi ro cao, ưu tiên đầu tư cho các DNVVN, kinh tế hộ gia đình.
* Tiến hành xếp loại DN, sàng lọc khách hàng, lựa chọn khách hàng, ưu tiên cho các khách hàng có nguồn tiền gửi, có sử dụng dịch vụ, khách hàng cung cấp ngoại tệ, các dự án có hiệu quả cao…
* Nâng cao chấp lượng công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, công tác thẩm định trước, trong và sau khi cho vay.
* Tổ chức theo dõi chặt chẽ các khoản nợ vay, trước hết phải theo dõi nwams được các nguồn tiền, quản lý được tài sản thế chấp, kiên quyết xử lý các khoản nợ quá hạn.
3.2- Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN của NHNN0 &PTNT Nam Hà Nội
DNVVN đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế thị trường, tuy nhiên, tín dụng ngân hàng vẫn chưa có sự hỗ trợ xứng đáng với những gì mà khu vực này đàng được nhận. Vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực các DNVVN là vấn đề hết sức cần thiết. Nâng cao chất lượng tín dụng ở đây không phải chỉ là mở rộng quy mô tín dụng, tăng doanh số cho vay, số dư nợ mà còn phải nâng cao chất lượng cho mỗi món vay, tức là nâng cao được hệ số sử dụng vốn, tốc độ quay vòng vốn, giảm tỷ lệ nợ quá hạn…của ngân hàng.
Qua sự phân tích những số liệu đã đưa ra ở trên, chúng ta có thể thấy được sự tăng trưởng trong hoạt động của chi nhánh NHNN0 &PTNT Nam Hà Nội. Bên cạnh những thành không ít những thành tựu đã đạt được vẫn tồn tại một vài hạn chế cần giải quyết. Sau một thời gian thực tập tại ngân hàng NHNN0 &PTNT Nam Hà Nội, em xin mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp nhằm khác phục những hạn chế đang tồn tại nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
3.2.1- Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng
Đa dạng kỳ hạn nguồn là vấn đề chủ chốt. Có nhiều cách để tiến hành giải pháp này nhưng đơn giản nhất là đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, có chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý, tích cực tiếp thị, tìm kiếm thêm khách hàng mới, tìm kiếm các dự án đầu tư bằng vốn nước ngoài mới. Hiện nay, để huy động vốn có hiệu quả nên sử dụng triệt để các hình thức thanh toán qua ngân hàng, mở rộng thị trường thẻ ATM và mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch. Nếu lâm vào tình trạng thiếu vốn, các cán bộ tín dụng nên có những giải thích cụ thể cho khách hàng hiểu và nên có các hình thức giữ mối quan hệ với những khách hàng truyền thống, không nên để cho họ mất thiện cảm với ngân hàng mình.
3.2.2- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay
Thẩm định là khâu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra quyết định tín dụng sau đó và tới chất lượng tín dụng sau này. Để cải thiện tình trạng thẩm định chưa hiệu quả hiện nay, các cán bộ thẩm định nên đi sâu, đi sát hơn vào thực tế các DN từ đó lựa chọn những khách hàng làm ăn có hiệu quả, có uy tín cao và trung thực trong quan hệ với ngân hàng. Về phía ngân hàng, nên tổ chức các khoá tập huấn cho cán bộ thẩm định nhằm nâng cao kiến thức của họ về thị trường, về pháp luật, từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả công tác thẩm định. Và một điều đáng nói nữa là nên xoá bỏ sự ưu đãi đối với các thành phần kinh tế nhà nước, đối xử công bằng với mọi thành phần kinh tế trong việc quyết định cho vay hay không.
Quyết định tín dụng là khâu mở đầu cho một hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, sau khi giải ngân, các món tiền của ngân hàng mới thực sự gặp nhiều rủi ro. Vì vậy, công tác kiểm tra kiểm soát sau cho vay là hết sức quan trọng, nó nhằm hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra với ngân hàng. Trong quá trình kiểm tra cán bộ tín dụng có thể tư vấn, giúp đỡ DN trong việc tìm đối tác, thậm chí còn có thể cấp thêm tín dụng nếu xét thấy nó phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên tình huống này ít khi xảy ra. Nếu tình hình kinh doanh quá xấu thì cán bộ tín dụng có thể đề nghị thu hồi nợ trước thời hạn nhằm hạn chế rủi ro cho phía ngân hàng. Tóm lại, việc định kỳ kiểm tra là công tác rà soát lại chất lượng dư nợ, kiểm tra được hình thái hiện vật của tiền vay ở các khâu của quá trình tái sản xuất, kiểm tra được tiến độ thực hiện dự án…Trên cơ sở đó có những tác động kịp thời nhằm thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển, củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Bởi vậy ngân hàng phải thường xuyên quan tâm tới công tác này trong thời gian tới.
3.2.3- Đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đa dạng về qui mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh vì vậy nhu cầu về khối lượng vốn vay, thời gian vay, phương thức trả vốn và lãi... là không giống nhau. Chính vì vậy mà ngân hàng với phương châm “lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu phục vụ”, phải đưa ra được loại hình tín dụng phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng. Ngoài cách cho vay truyền thống thông qua việc thế chấp, cầm cố tài sản chi nhánh nên tiến hành các hình thức cho vay mới như: Hình thức hùn vốn liên doanh, liên kết với khách hàng; cho vay đảm bảo bằng các khoản sẽ thu…Nói tóm lại, việc đa dạng các hình thức cấp tín dụng cho khách hàng là nhằm tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, từ đó mở rộng thị phần tín dụng cho ngân hàng.
3.2.4- Nâng cao chất lượng thông tin, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng
Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng. Nó được thu thập qua việc khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng điều tra qua hệ thống thông tin liên ngân hàng (Hồ sơ tín dụng được lưu trữ), hoặc từ các nguồn khác. Để nâng cao chất lượng thông tin, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp:
- Không ngừng bổ sung kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội về những ngành nghề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động tín dụng của ngân hàng, cũng như đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng. Từ đó cán bộ tín dụng sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình hoạt động, khả năng tài chính của DN
- Cần xây dựng một hệ thống thông tin giữa các ngân hàng cùng hệ thống ngân hàng Nông nghiệp cũng như các NHTM nói chung. Từ đó sẽ thu thập được những thông tin cần thiết cho hoạt động của ngân hàng mình một cách dễ dàng và kịp thời, tránh tình trạng quá thiếu thốn thông tin về khách hàng.
3.2.5- Luôn chú trọng tới công tác đào tạo cán bộ
Một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc là niềm mơ ước của các nhà lãnh đạo, đặc biệt với lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Thêm nữa, ngân hàng luôn phải hợp tác với nhiều DN kinh doanh, sản xuất trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Vì vậy, muốn có được đội ngũ nhân viên giỏi với trình độ chuyên môn cao, ngân hàng không chỉ tuyển mộ những nhân viên giỏi từ bên ngoài mà còn phải có kế hoạch cử các cán bộ đang công tác đi bồi dưỡng kiến thức, có kế hoạch đào tạo lâu dài, quan tâm tới những sinh viên có triển vọng tại những trường đại học có liên quan đến hoạt động ngân hàng như sinh viên các trường thuộc khối kinh tế: ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính…Đây là những nguồn cung cấp tốt nhất những nhân viên tốt cho ngân hàng.
3.3- Một số kiến nghị
3.3.1- Kiến nghị với Chính phủ
3.3.1.1- Tạo môi trường kinh tế tốt nhất cho hoạt động
Một thực trạng khách quan là cho dù hoạt động của cả hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng có thay đổi như thế nào đi nữa cũng không thể tách rời cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó muốn nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN nói riêng cũng như hoạt động của ngân hàng nói chung thì ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân với các giải pháp nghiệp vụ của mình thì cần phải có một môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ tạo nên một môi trường kinh tế ổn định, lành mạnh cho hoạt động ngân hàng.
Nền kinh tế có ổn định thì các DN mới yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh, hơn nữa nếu có cấp tín dụng cho các DN này thì ngân hàng cũng tránh được rủi ro do sự bất ổn của thị trường. Cụ thể Chính phủ điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và hệ thống luật pháp Việt Nam. Trong những điều kiện cụ thể, Chính phủ còn có các chính sách phát triển kinh tế của từng vùng, từng địa phương tạo điều kiện mở rộng hoạt động tín dụng cho ngân hàng ở địa phương đó.
3.3.1.2- Tạo hành lang pháp lý đồng bộ, an toàn cho hoạt động ngân hàng và có những chính sách quan tâm tới khu vực các DNVVN
Hoạt động tín dụng hiện nay đang được điều chỉnh bởi hai đạo luật: Luật Ngân hàng và luật các Tổ chức tín dụng. Mặc dù các văn bản thuộc hai đạo luật này đã được thường xuyên sửa đổi bổ sung những điểm chưa hợp lý và đôi khi là quá chặt chẽ. Do đó khi thực hiện theo các văn bản này các ngân hàng đã gặp không ít khó khăn. Hiện nay khó khăn nhất trong hoạt động tín dụng là việc quy định phát mại tài sản thế chấp khi khách hàng không có khả năng trả nợ chưa chặt chẽ, rõ ràng gây khó khăn trong việc thu hồi tài sản của ngân hàng. Hơn nữa, với vai trò quan trọng của mình các DNVVN cũng cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp có thẩm quyền nói riêng, Đảng và Chính phủ nói chung. Để có được sự cạnh tranh công bằng giữa những doangh nghiệp lớn với DNVVN cần có những chính sách ưu tiên trong chừng mực nào đó với khu vực này, như giảm nhẹ điều kiện về tài sản thế chấp, định giá tài sản thế chấp hoặc cũng có thể đưa ra các hình thức cho vay mới thích hợp với khả năng của các DN này như liên doanh hợp vốn giữa ngân hàng với các DN làm ăn có hiệu quả trong khu vực các DNVVN…
3.3.1.3- Cần có những hình phạt cụ thể đối với những tổ chức, cá nhân phê duyệt dự án một cách bừa bãi, không dựa trên bất cứ một cơ sở nào.
Đây là vấn đề bức xúc đối với những nhà ngân hàng, nếu pháp luật có những mức phạt thích đáng với những mất mát mà những đối tượng này gây ra cho nhà nước, cho các ngân hàng thì tin chắc rằng tình trạng những dự án mới đưa vào thực hiện đã bộc lộ rất nhiều điểm bất hợp lý sẽ được hạn chế rất nhiều. Nói như vậy không phải là không có sai sót của cán bộ ngân hàng, nhưng thực tế một dự án lớn khi mang đến vay vốn tại ngân hàng sẽ gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ ngân hàng trong công tác thẩm định tính khả thi của dự an, mà nếu có được kiểm tra thì nó cũng chỉ được kiểm tra trên giấy tờ sổ sách chứ ít khi được đánh giá một cách cụ thể như khi các nhà chức trách, những người có chuyên môn tiến hành kiểm tra. Và như vậy, một khi dự án được cho là khả thi thì khi có vấn đề gì sai sót lớn lỗi sẽ thuộc về những nhà thẩm định dự án thuộc các bộ ngành, nhưng thực tế những người này lại chẳng phải chịu trách nhiệm gì trong khi toàn bộ tổn thất thuộc về ngân hàng. Vì vậy cần có những quy định cụ thể về vấn đề này nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người có thẩm quyền phê duyệt dự án để hạn chế rủi ro đối với hoạt động tín dụng ngân hàng.
3.3.1.4- Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các DN nói chung và DNNN nói riêng
Cổ phần hoá là phương pháp tốt nhất thúc đẩy các DN làm ăn có hiệu quả hơn, cán bộ công nhân viên làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn và quan trọng là loại hình này rất phù hợp với nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Khi các DN làm ăn có hiệu quả thì chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng được nâng lên cả về quy mô lẫn hiệu quả. Vì vậy, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các DN Việt Nam là biện pháp giúp đỡ tốt nhất của Nhà nước tới hoạt động ngân hàng.
3.3.2- Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra đối với các NHTM, để từ đó phat hiện ra những hoạt động sai nguyên tắc, nhắc nhở, xử phạt đối với những hành vi gây hậu quả không tốt cho hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, bằng những kiến thức nghiệp vụ tổng hợp, các cán bộ thanh tra còn có thể phát hiện ra những điều không hợp lý trong những hồ sơ mà các NHTM tiếp nhận cũng như đã cho vay, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết.
- Hiện đại hoá cơ sơ vật chất ngân hàng tạo điều kiện tốt nhất cho công tác nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng như hiện đại hoá hệ thống cung cấp, trao đổi thông tin như nâng cấp hệ thống máy tính, cài đặt những chương trình giao dịch hiện đại, phù hợp với trình độ cũng như thực trạng của các ngân hàng Việt Nam.
- Có chính sách khuyến khích đối với những cán bộ có thành tích tốt trong công việc cũng như có hình thức xử phạt phù hợp với những cán bộ tha hoá biến chất. Hàng năm, nên có hình thức thưởng cho các đơn vị kinh doanh có hiệu quả như cho phép tổ chức đi thăm quan, du lịch tạo tâm lý phấn khởi cho cán bộ công nhân viên.
3.3.3- Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Để thực hiện được các giải pháp đã nêu ở trên, phát huy tiềm năng và hiệu quả hoạt động cho vay của toàn hệ thống NHNN0 &PTNT nói chung và NHNN0 &PTNT Nam Hà Nội nói riêng, đề nghị NHNN0 &PTNT Việt Nam nên xem xét và nghiên cứu một số vấn đề sau:
- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Tín dụng là lĩnh vực kinh doanh hết sức rủi ro nên đòi hỏi phải có sự quản lý, chỉ đạo, kiểm tra một cách chặt chẽ, thường xuyên từ Trung ương đến các chi nhánh để đưa hoạt động tín dụng đi vào đúng quỹ đạo, an toàn và phát triển.
- Không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng trên cơ sở đơn giản hoá các công đoạn, thủ tục cấp tín dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Tạo điều kiện cho chi nhánh NHNN0 &PTNT Nam Hà Nội mở rộng quy mô quan hệ tín dụng đối với khu vức các DNVVN bằng những hướng dẫn cụ thể.
Kết luận
Như mọi loại hình DN khác, DNVVN đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, các DNVVN thường gặp nhiều khó khăn về tài chính, mức vốn tự có của họ chỉ đạt 10-20% tổng số vốn mà họ huy động được trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh. Vì vậy, sự giúp đỡ của ngân hàng trong việc cung cấp vốn là hết sức cần thiết, nguồn vốn của ngân hàng là nguồn vốn rẻ nhất, an toàn và ổn định nhất đối với các doanh nghiệp này. Nhưng thực tế, các DNVVN lại chưa có cơ hội đệ tiếp xúc với nguồn vốn đáng quý này. Vì thế sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội em đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội ” nhằm tìm hiểu về vấn đề này, và sau khi kết thúc em thấy bài viết này đã thu được một số kết quả như sau:
- Đề tài đã nói lên được bản chất của chất lượng tín dụng đối với các DNVVN.
- Khái quát được những hoạt động cơ bản, nêu lên những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội.
- Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh này.
Do sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chưa thể nói lên được toàn bộ vấn đề cũng như không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Trần Đăng Khâm cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa khoa Ngân hàng - Tài chính trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng các cô chú, anh chị công tác tại phòng Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, cung cấp số liệu giúp đỡ em hoàn thành đề tài chuyên đề tốt nghiệp này. /
Tài liệu tham khảo
1. Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính, Tác giả FREDERIC S. MISHKIN.
2. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Tác giả DAVID COX.
3. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ, Tác giả GS.TS. Nguyễn Hữu Tài.
4. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Tác giả TS. Lưu Thị Hương.
5. Tín dụng Ngân hàng, Tác giả TS. Hồ Diệu.
6. Ngân hàng thương mại - Quản trị và nghiệp vụ, Tác giả TS. Phan Thị Thu Hà - TS. Nguyễn Thị Thu Thảo - ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
7. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX.
8. Tạp chí Ngân hàng 2003, 2004.
9. Thị trường Tài chính tiền tệ 2003, 2004.
10. Cẩm nang tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp.
11. Luật các Tổ chức tín dụng.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30348.doc