Đề tài Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định

PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Cùng với xu thế hội nhập kinh tế sẽ mang lại cho nền kinh tế Việt nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng nhiều lợi ích nhưng cũng không ít rủi ro, nhất là trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam đang ở mức độ thấp về công nghệ, trình độ tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ, sức cạnh tranh còn thấp, cơ chế quản lý chưa hoàn thiện, nhất là về thanh tra giám sát và tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chưa được xử lý triệt để. Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài đã gây ra những cú sốc không thể chống đỡ nỗi Khi mở cửa nếu thị trường tài chính còn hạn chế sẽ là nguy cơ cho sự an toàn bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Điều này đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải được cập nhật tốt thông tin về rủi ro và có khả năng tạo cho mình một sức mạnh để nhanh chóng giải quyết các sự kiện đe dọa ảnh hưởng đến hệ thống cũng như có khả năng thích ứng để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hơn bất cứ các lĩnh vực nào khác trong toàn bộ các hoạt động của ngân hàng, tín dụng là nội dung kinh doanh chủ yếu, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, luật doanh nghiệp có hiệu lực cùng với các chính sách của Nhà nước về khuyến khích phát triển kinh tế trong nước và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư. Vì vậy, hoạt động tín dụng ngắn hạn không những là yêu cầu khách quan mà còn là điều kiện cần thiết để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Với mục tiêu mở rộng sản xuất đối với từng doanh nghiệp thì yêu cầu về nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu được đặt ra. Nên hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng Phương Đông nói riêng đã đẩy mạnh cung ứng vốn hữu hiệu cho nền kinh tế, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước ngày một lớn mạnh hơn. Tuy nhiên trên thực tế do các tổ chức tín dụng thiếu thông tin về người đi vay nên việc phân bổ tín dụng trở nên kém hiệu quả. Thay vì chỉ dựa vào tài sản thế chấp thì việc phân tích các thông tin tín dụng cũng là điều kiện rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng. Công việc này đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải nắm được các thông tin về tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định cho vay và xác định lãi suất cho vay. Việc chia sẻ thông tin này sẽ có tác dụng ngăn chặn những khách hàng xấu tiếp cận tín dụng, đồng thời giúp các khách hàng tốt có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn tín dụng với mức lãi suất thấp hơn. Qua đó giúp các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng với phương châm “ cùng nhau chia sẻ thông tin nhiều, nhanh, chính xác” góp phần cho sự thành công của ngân hàng, phát triển mạnh mẽ trong quá trình hội nhập và quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng trên, khi tiếp xúc với thực tiễn ở Ngân Hàng Phương Đông Chi nhánh Gia Định, tôi đã chọn “Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định ” để làm đề tài nghiên cứu

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Mức tiền bảo lãnh tối đa so với quỹ bảo lãnh. Ở Việt Nam, quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh hiện hành quy định: Mức tiền bảo lãnh tối đa không quá 20 lần số tiền của quỹ bảo lãnh. - Thời hạn bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện từng nghĩa vụ đã đựoc các bên tham gia thỏa thuận phải được bên bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản. - Phí bảo lãnh: Ngân hàng bảo lãnh thu phí bảo lãnh theo chế độ hiện hành. Ở Việt Nam hiện nay, mức phí quy định tối đa là 1%/năm tính trên số tiền đang còn được bảo lãnh. Việc bảo lãnh vay vốn được thực hiện dưới hình thức thư bảo lãnh hay gọi là văn bản chấp thuận bảo lãnh do bên bảo lãnh phát hành, để chuyển tới ngân hàng cho vay. Bốn là: Ngân hàng cho vay xét duyệt cho vay trên cơ sởvăn bản chấp thuận bảo lãnh của bên bảo lãnh. Sau khi xem xét các điều kiện, ngân hàng cho vay xác định một mức tiền cho vay và thời hạn cho vay phù hợp với nội dung ghi tỏng thư bảo lãnh. Ngân hàng cho vay và khách hàng đi vay ký kết hợp đồng tín dụng, làm các thủ tục cấp phát tiền vay. Năm là: Thu nợ, thu lãi: - Khách hàng vay phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ (bao gồm gốc và lãi) đã cam kết với ngân hàng cho vay. Khi khách hàng đã trả nợ xong, ngân hàng bảo lãnh phải trao trả đầy đủ tài sản thế chấp, cầm cố cho khách hàng được bảo lãnh. - Trường hợp khách hàng vay không trả được nợ, bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay. Trường hợp này khách hàng được bảo lãnh phải chịu phạt theo mức lãi suất nợ quá hạn. Sau đó bên bảo lãnh sẽ phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi số tiền đã trả thay. 2.2.2 Đồng bảo lãnh Trong những thương vụ lớn, khả năng rủi ro vượt quá khả năng về vốn của một ngân hàng, mặt khác để phân tán rủi ro thì nhiều ngân hàng đứng ra bảo lãnh. Như vậy, đồng bảo lãnh là việc bảo lãnh của một nhóm các tổ chức tín dụng (từ 2 trở lên) cho một dự án do một tổ chức tín dụng làm đầu mối phối hợp với các bên bảo lãnh để thực hiện, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và của tổ chức tín dụng. 2.2.3 Cho vay chiết khấu chứng từ có giá Chứng từ có giá là những phương tiện chuyển tải và dự trữ giá trị, do những đơn vị được phép phát hành hợp pháp như: Kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu … Những chứng từ này được luật pháp thừa nhận. Chúng được coi là tài sản của những người sở hữu. Khi chưa đến hạn thanh toán, người sở hữu chúng có thể mang chúng đến bán tại NHTM. Việc mua các chứng từ chưa đến hạn thanh toán của khách hàng được gọi là nghiệp vụ chiết khấu. Như vậy, chiết khấu chứng từ có giá là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn được thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu chứng từ cho ngân hàng để nhận một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi mức triết khấu. 2.2.3.1 Điều kiện chiết khấu Chứng từ có giá phải do các đơn vị được phép phát hành hợp pháp. Chứng từ có giá còn thời hạn thanh toán phù hợp với thời hạn chiết khấu ngân hàng quy định. Chứng từ có giá phải được phép chuyển nhượng mua bán. 2.2.3.2 Quy trình chiết khấu Thủ tục chiết khấu: Khách hàng lập và nộp hồ sơ xin chiết khấu. Khi có nhu cầu chiết khấu chứng từ có giá, khách hàng phải lập hồ sơ xin chiết khấu để gửi lên ngân hàng. Hồ sơ xin chiết khấu bao gồm: Đơn xin chiết khấu, bản gốc chứng từ có giá, bảng kê các chứng từ xin chiết khấu và cá tài liệu khác có liên quan đến nghiệp vụ chiết khấu. Ngân hàng thẩm định hồ sơ xin chiết khấu. Ngân hàng tiến hành kiểm tra các điều kiện chiết khấu. Ngân hàng trả lời ngay cho khách hàng biết những chứng từ được chấp nhận chiết khấu. Mức chiết khấu: Mức chiết khấu bằng 80% - 120% mức sinh lời của chứng từ chiết khấu, trong phạm vi thời hạn hiệu lực còn lại của chứng từ. Trường hợp chứng từ không ghi rõ lãi suất, thì ngân hàng lấy lãi suất của chứng từ tại thời điểm xin chiết khấu để xác định mức sinh lời của chứng từ. Ngân hàng phát tiền vay Số tiền cho vay là số tiền ngân hàng trả cho khách hàng chiết khấu. Số tiền này được chuyển vào tài khoản tiền gửi cho khách hàng hoặc trả trực tiếp bằng tiền mặt hay trả bằng ngân phiếu thanh toán. Khi phát tiền vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng chiết khấu phải ký chuyển nhượng vào chứng từ có giá chiết khấu. Thu nợ: Hết thời hạn chiết khấu, ngân hàng trích tài khoản tiền gửi hoặc yêu cầu khách hàng chiết khấu nộp tiền mặt bằng số tiền xin chiết khấu để trả nợ đồng thời làm thủ tục trả lại chứng từ chiết khấu cho khách hàng. Trường hợp đến hạn, khách hàng không có tiền để trả nợ thì ngân hàng xử lý như sau: Chứng từ có giá không chuyển nhượng được thì ngân hàng chuyển số nợ trên sang nợ qua hạn và xử lý như trường hợp nợ cho vay quá hạn. Chứng từ chuyển nhượng được, ngân hàng sẽ làm thủ tục đưa đến đơn vị phát hành để thanh toán và thu hồi nợ khi chứng từ đó đến hạn thanh toán. 2.4 Nghiệp vụ thấu chi. Thấu chi là một nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động nhằm cân đối ngân quỹ hàng ngày trên tài khoản vãng lai  của khách hàng. Nghiệp vụ thấu chi được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được dư nợ tài khoản vãng lai một số lượng tiền nhất định và trong một thời gian nhất định. Quy trình nghiệp vụ thấu chi: Khách hàng và ngân hàng ký hợp đồng tín dụng, trên hợp đồng này phải thỏa thuận được hạn mức tín dụng, thời hạn vay, lãi suất vay, đảm bảo tiền vay (nếu có), hướng sử dụng tiền vay … Tài khoản sử dụng là tài khoản vãng lai.Tài khoản vãng lai là tài khoản mà ngân hàng mở cho khách hàng để ghi chép nghiệp vụ gửi tiền và rút tiền của khách hàng. Khi rút tiền lớn hơn gửi tiền (tức là tài khoản vãng lai dư nợ) thể hiện nghiệp vụ thấu chi. Ghi chép và hạch toán: Ngày xuất, nhập là ngày ghi chép các nghiệp vụ phát sinh. Căn cứ vào ngày phát sinh nghiệp vụ để xác định “ngày giá trị” . Căn cứ vào “ngày giá trị” tổng dư nợ và tổng dư có được xác định, đó là cơ sở để tính lãi. Lãi suất: Hai loại số dư nợ và có được tính riêng sau đó bù trừ. Nếu dư nợ và dư có áp dụng cùng một lãi suất gọi là “lãi suất qua lại”. Nếu lãi suất dư có nhỏ hơn lãi suất dư nợ gọi là “lãi suất chênh lệch”. Nếu áp dụng lãi suất cố định trong một thời gian dài gọi là “lãi suất bất biến”. Ngoài phần lãi phải trả, khách hàng còn phải trả một số khoản phí như phí quản lý tài khoản, hoa hồng phí, phí tất toán … Thu nợ: Mỗi lần khách hàng có thu, hạch toán vào bên có tài khoản vãng lai, coi như khách hàng trả nợ ngân hàng. Ngân hàng luôn kiểm tra số dư nợ để không vượt quá hạn mức và thời gian sử dụng mà khách hàng đã ký trong Hợp đồng tín dụng. Trường hợp xuất hiện khả năng thanh toán yếu ở khách hàng, ngân hàng sẽ hạn chế và có thể đình chỉ cho vay. Mọi trường hợp không thanh toán được nợ đúng hạn, khách hàng đều bị xử lý như các trường hợp nợ quá hạn khác. 2.5 Rủi ro tín dụng. 2.5.1 Khái niệm Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện các biến cố không bình thường do chủ quan hoặc khách quan làm cho người đi vay không trả được nợ vay và lãi vay cho ngân hàng theo đúng những điều kiện ghi trên hợp đồng tín dụng. 2.5.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Nguyên nhân phát sinh từ khách hàng vay vốn. Do khả năng quản lý, điều hành chủ doanh nghiệp còn yếu kém nên quản lý kinh doanh không chặt chẽ làm thất thoát tài sản, kinh doanh không hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn tại ngân hàng. Còn với các cá nhân thì đa số có trình độ dân trí thấp, sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả, có một số sử dụng vốn không đúng mục đích. Nguyên nhân từ phía ngân hàng. Cán bộ tín dụng yếu nghiệp vụ, đạo đức, chủ quan đối với khách hàng cũ. Ngân hàng gia tăng doanh số cho vay quá lớn, mở rộng thị trường thiếu kiểm soát và quản lý hoạt động tín dụng, thiếu thông tin về khách hàng. Cho vay ưu đãi đối với các thành viên Hội Đồng Quản Trị của ngân hàng . Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân khác. Tình hình kinh tế chính trị thế giới và khu vực. Tình hình kinh tế chính trị, xã hội trong nước ( khủng hoảng thiên tai, chính sách kinh tế…) ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hệ thống pháp lý thiếu đồng bộ. 2.5.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng. Đối với ngân hàng Khi rủi ro tín dụng xuất hiện thì nợ quá hạn gia tăng nên nợ khó đòi gia tăng, đồng nghĩa với lợi nhuận của ngân hàng giảm, đến một mức nào đó thì ngân hàng sẽ bị lỗ và đi đến phá sản. Đối với nền kinh tế Khi một ngân hàng bị phá sản thì nó sẽ kéo theo sự phá sản của các ngân hàng khác, dẫn đến sự khủng hoảng tiền tệ, tài chính và kéo theo sự khủng hoảng của nền kinh tế. 2.6 Một số chỉ tiêu dùng để định giá hiệu quả tín dụng. 2.6.1 Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn của ngân hàng. Chỉ số phân tích: Số dư từng loại vốn * 100 Tổng vốn Tỷ trọng từng loại vốn = Chỉ số này cho biết được tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản của ngân hàng, qua đó có thể nhận xét đúng đắn về mặt mạnh điểm yếu của ngân hàng để hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp trong tương lai. 2.6.2 Phân tích tình hình huy động vốn: Chỉ số phân tích: Số dư từng loại tiền gửi * 100 Tổng số vốn huy động Tỷ trọng từng lọai tiền gửi trên tổng vốn huy động = Chỉ số này xác định kết cấu của nguồn vốn huy động để phát hiện mặt mạnh, điểm yếu của ngân hàng trong kinh doanh. Nếu ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi trong kỳ hạn cao thì ngân hàng sẽ có nhiều thuận tiện trong việc tạo ra lợi nhuận, ngược lại nếu ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi với lãi suất cao chiếm tỷ trọng lớn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn. 2.6.3 Phân tích quy mô, chất lượng, nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn. Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn:. tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng vốn và quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ NH trên tổng nguồn vốn Dư nợ ngắn hạn Tổng nguồn vốn = Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động: Chỉ tiêu này giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động Dư nợ ngắn hạn Vốn huy động Tỷ lệ dư nợ NH trên vốn huy động = Hệ số thu nợ: Hệ số này cho biết khả năng thu hồi các khoản nợ của ngân hàng. Doanh số thu nợ ngắn hạn Doanh số cho vay ngắn hạn Hệ số thu nợ ngắn hạn = Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: chỉ số này dùng để đánh giá chất lượng công tác tín dụng. Nếu chỉ số này 7% thì ngân hàng được xem là yếu kém. Nợ quá hạn ngắn hạn Tổng dư nợ ngắn hạn Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ = Tóm lại: Các khái niệm, quy trình về tín dụng, những phương thức cho vay ngắn hạn cùng với những chỉ số tài chính được trình bày ở trên sẽ cho ta thấy rõ hơn quy mô chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định. Nó chính là cơ sở, là tiền đề để các chương sau phân tích được rỏ ràng và sâu sát hơn. Chương 3 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH GIA ĐỊNH 3.1 các sản phẩm tín dụng ngắn hạn: Cho vay ngắn hạn là hoạt động tín dụng chủ yếu của Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định, trong đó tập trung vào sản phẩm cho vay để sản xuất kinh doanh, bao gồm cho cho vay đối với cả doanh nghiệp và cá nhân. Ngoài ra còn một số sản phẩm tín dụng ngăn hạn khác như: - Cho vay để sản xuất kinh doanh. - Cho vay để kinh doanh chứng khoán. - Cho vay mua cổ phần cổ phiếu công ty. Khách hàng có thể lựa chọn các hình thức vay phù hợp với khả năng trả nợ của mình (vay trả góp, vay thông thường) Vay trả góp: trả một số tiền cố định hàng tháng (bao gồm một phần vốn gốc và lãi vay). Vay thông thường: trả lãi hàng tháng, vốn gốc trả cuối kỳ. 3.2 Quy định cho vay ngắn hạn tại chi nhánh 3.2.1 Quy định cho vay ngắn hạn 3.2.1.1 Đối tượng áp dụng 3.2.1.1.1 Đối tượng được phép vay vốn Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam gồm: - Các pháp nhân là soanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức có đủ điền kiện quy định tại điều 94 của bộ luật dân sự. - Cá nhân: hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh. Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài 3.2.1.1.2 Đối tựong không được cho vay - Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám Đốc, Phó Giám Đốc. - Cán bộ nhân viên Ngân hàng Phương Đông thực hiện việc thẩm định, quyết định cho vay. - Bố, mẹ, vợ, chồng, con của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc. Việc cho vay đối với người vay là bố mẹ, vợ chồng, con của Giám Đốc, Phó Giám Đốc chi nhánh thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Đông. 3.2.1.2 Nguyên tắc vay vốn Khách hàng vay vốn Ngân hàng Phương Đông phải đảm bảo nguyên tắc sau: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Hoàn trả nợ gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 3.2.1.3 Điều kiện vay vốn Khách hàng vay vốn phải có đủ các điều kiện sau: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Có dự án đầu tư, phương án sản xuấ kinh doanh, dịch vụ khả thi, hiệu quả. 3.2.1.4 Thời hạn cho vay Ngân hàng Phương Đông và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vao chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng, và thời hạn cho vay ngắn hạn là không quá 12 tháng. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thì thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam. 3.2.1.5 Mức cho vay Theo quy định tại Ngân hàng Phương Đông thì quy định mức cho vay như sau: Mức cho vay của các món vay đối với một khách hàng tại phong giao dịch trực thuộc chi nhánh Gia Định là không quá 100 triệu đồng. những món vay có giá trị lớn hơn 100 triệu đồng thì các phòng giao dịch sẻ chuyển về cho chi nhánh giải quyết. Mức cho vay tối đa với một khách hàng tại chi nhánh Gia Định là không quá 5 tỷ đồng, những món vay lớn hơn 5 tỷ đồng thì sẻ chuyển về cho Hội sở quyết định. 3.2.2 Quy trình cho vay ngắn hạn Trình tự thủ tục cấp tín ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định được thực hiện theo quy trình sau: Giai đoạn 1: Tiếp nhận nhu cầu tín dụng, lập tờ trình thẩm định TT Nội dung công việc Người chịu trách nhiệm 1 Trình bày nội dung. KH 2 Tiếp nhận nhu cầu tín dụng của KH. Phỏng vấn sơ bộ KH về phương án, mục đích, số tiền, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo, điều kiện cấp tín dụng. Quyết định chấp nhận hoặc từ chối nhu cầu tín dụng. TP.KD 3 Làm việc cụ thể với KH về nhu cầu tín dụng. Hướng dẫn chi tiết về điều kiện, thủ tục cấp tín dụng. Lập và giao cho KH phiếu tiếp nhận hồ sơ và bảng kê hồ sơ cần phải bổ sung (theo mẫu). Lập và giao cho KH phiếu hẹn thẩm định tài sản đảm bảo NV.KD (theo mẫu) và kết hợp xác minh tại hiện trường tình hình sản xuất kinh doanh. Thông báo ngày giờ đi xác minh cho nhân viên TĐTS cùng đi. 4 Chuẩn bị giấy tờ, tài liệu và nộp hồ sơ vay đầy đủ theo hương dẫn của nhân viên kinh doanh. KH 5 Tiếp nhận hồ sơ đã được KH bổ sung hoàn chỉnh Đi thực tế để xác minh: NVKH phỏng vấn KH và đi xác minh tại thực tế các vấn đề trọng yếu nêu tại hồ sơ. Cùng với nhân viên TĐTS, thẩm định tại nơi tài sản đảm bảo tọa lạc (theo quy trình thẩm định tài sản). Tham khảo thông tin CIC và trong nội bộ ngân hàng nhằm xác định tình hình công nợ của KH tại ngân hàng và ngân hàng khác và quá trình giao dịch của KH tại ngân hàng (nếu có). NV.KD NV.TĐ.TS 6 Thẩm định các nội dung sau: Đánh giá chung về KH. Tình hình tài chính KH. Tính hiệu quả và khả thi của phương án vay vốn, dự án đầu tư và khả năng trả nợ. Tài sản bảo đảm. Tổng kết toàn diện các rủi ro và biện pháp phòng ngừa. ( Lập tờ trình thẩm định theo mẫu). NV.KD 7 Nghiên cứu, xem xét tờ trình thẩm định của NV.KD và đề xuất ý kiến. TP.KD Giai đoạn 2: Tái thẩm định và phê duyệt thẩm định TT Nội dung công việc Người chịu trách nhiệm 1 Tiếp nhận nhận hồ sơ tù phòng kinh doanh, ghi vào sổtheo dõi hồ sơ và phân công các bộ tái thẩm định. TP.QLRR.CN 2 Tái thẩm định và lập báo cáo tài chính thẩm định theo mẫu. Trình hồ sơ cho TP.QLRR.CN. CB.QLRR.CN 3 Nghiên cứu xem xét tờ trình tái thẩm định và đề xuất ý kiến. TP.QLRR.CN 4 Xem xét lại toàn bộ hồ sơ và tờ trình đề xuất của CBTD và TP.KD. Phê duyệt cho vay hoặc không cho vay. BTD.CN/ lãnh đạo CN 5 Thông báo cho KH về quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay của Ngân hàng. Hướng dẫn KH bổ sung các yêu cầu của Ngân hàng. NV.KD Giai đoạn 3: Hoàn tất thủ tục sau phê duyệt và giài ngân TT Nội dung công việc Người chịu trách nhiệm 1 Bổ sung hồ sơ, tài liệu và các vấn đề khác theo hướng dẫn của NV.KD. Nếu vay theo hạn mức thì KH phải bổ sung thêm giấy nhận nợ. KH 2 Kiểm tra các bổ sung của KH. Dự thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và các văn bản có liên quan. Trình ký hợp đồng TD và các văn bản pháp lý có liên quan. NV.KD 3 Kiểm tra hồ sơ vay và ký tên trên hợp đồng tín dụng và văn bản pháp lý liên quan. TBP.TD,TP.KD GĐ.CN. 4 Hẹn ngày giờ đi công chứng, giao dịch đảm bảo với KH. Tiếp nhận giấy tờ và hiện vật tài sảnbảo đảm, lập giấy biên nhận hồ sơ tài sản bảo đảm. Đăng ký giao dịch bảo đảm. NV.KD 5 Kiểm tra tính đầy đủ chính xác và phù hợp của hợp đồng tín dụng và văn bản pháp lý liên quan, điều kiện giải ngân. Phối hợp với các bộ phận lien quan để cân đối nguồn vốn đối với các khoản vay lớn. NV.KD 6 Ký duyệt giấy nhận nợ và ký tắt trên các chứng từ rút vốn. GĐ.CN TP.KD 7 Thực hiện các bước mở tài khoản (vay) KH, tạo hạn mức cho KH theo chương trình phân hệ tín dụng của hệ thống T24 Chuyển hồ sơ để phòng QLRR hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt trên phân hệ tín dụng. Nhập thông tin tài sản bảo đảm vào hệ thống T24, in chứng từ nhập tài sản đảm bảo. Chuyển cho phòng QLRR bản chính hồ sơ sở hửu TS đảm bảo, giấy biên nhận hồ sơ TS bảo đảm, và chứng từ nhập kho. NV.KD 8 Căn cứ hồ sơ tín dụng do NV.KD gửi. kiểm tra sự phù hợp hồ sơ, và thông tin đã nhập, duyệt để cập nhật thông tin và quyệt để giải ngân vào tài khoản working account. Nhận bản gốc hồ sơ sở hữu TS bảo đảm, kiểm tra tính hợp pháp, đầy đủ của hồ sơ, ký tắt trên giấy biên nhận và bao niêm phong, duyệt trên hệ thống và chuyển hồ sơ sở hữu TS cho bộ phận kho quỹ. Có thẩm quyền 9 Kiểm tra hồ sơ sở hữu TS phù hợp với liệt kê trên giấy biên nhận và chứng từ nhập kho trên hệ thống. BP.KQ 10 Chuyển hồ sơ bộ phận giao dịchvà tiền gửi để giải ngân cho KH. Hồ sơ gồm: chứng từ rút vốn vay (ủy nhiệm chi, giấy rút tiền mặt…), bản thứ 2 của hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ. Sắp xếp và lưu giữ toàn bộ hồ sơ tín dụng. NV.KD 11 Giải ngân theo hồ sơ đã phê duyệt trên giấy nhận nợ và chứng từ rút vốn có ký tắt của GĐ.CN. Chuyển chứng từ giải ngân cho phòng kế toán và ngân quỹ để hậu kiểm trước khi đóng chứng từ. BP.GD Giai đoạn 4: Giám sát và kiểm tra sau khi giải ngân TT Nội dung công việc Người chịu trách nhiệm 1 Kiểm tra sủ dụng vốn vay theo mẫu quy định NV.KD 2 Giám sát việc chấp hành đúng các quy định về giám sát và kiểm tra sau khi giải ngân. Xử lý kịp thời các báo cáo và đề xuất của NV.KD TP.KD 3 Phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro và đề xuất biện pháp xử lý. BP.QLRR Giai đoạn 5: Theo dõi, đôn đốc thu hồi vốn gốc và lãi vay TT Nội dung công việc Người chịu trách nhiệm 1 Theo dõi hợp đồng tín dụng, các báo cáo từ phân hệ tín dụng để thông báo nhắc nhở các KH sắp đến hạn trả vốn lãi trong 10 ngày sắp tới, sử dụng các hình thức để thông báo như: văn bản, điện thoại, email, nhắn tin bằng dịch vụ SMS của Ngân hàng. Trường hợp KH không có khả năng trả, tùy theo điều kiện thực tế, thì lập tờ trình đề nghị cơ cấu lại nợ hoặc theo dõi chuyển nợ quá hạn. Đối với KH quá hạn lâu hoặc có dấu hiệu bất thường, CB.TD đến tận nơi cư ngụ, trụ sở, nơi sản xuất kinh doanh của KH để nắm bắt tình hình, lập biên bản làm việc (theo mẫu) và báo cáo cho lãnh đạo P.KD nhằm có biện pháp xử lý kịp thời. NV.KD 2 Giám sát việc chấp hành đúng các quy định về đôn đốc thu hồi vốn gốc và lãi vay của NV.KD. Xử lý kịp thời các báo cáo và đề xuất của NV.KD. TP.KD Giai đoạn 6: Thu nợ gốc và lãi vay TT Nội dung công việc Người chịu trách nhiệm 1 Đến kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng, KH trả lãi hoặc trả vốn cho Ngân hàng. KH 2 Vào các kỳ thu lãi theo quy định, kiểm tra lại mức lãi suất áp dụng, điều chỉnh lại (nếu có), tinh số tiền lãi hoặc lãi phạt, lãi quá hạn (nếu có), thông báo cho bộ phận giao dịch và các đơn vị liên quan điều chỉnh, thực hiện các bút toán điều chỉnh. NV.KD 3 Tiếp nhận yêu cầu thanh tóan lãi, gốc của KH. BP.GD 4 Kiểm tra, ký và duyệt chứng từ trên hệ thống. TP.KD Giai đoạn 7: Tất toán khoản vay và giải chấp taì sản bảo đảm TT Nội dung công việc Người chịu trách nhiệm 1 Đề nghi tất toán khoản vay. KH 2 Thu nợ gốc, lãi vay, và phí. NV.KD, BP.GD 3 Kiểm tra KH đã hết nghĩa vụ trả nợ (đối với cho vay). Lập tờ trình đề xuất việc giải chấp (kèm theo chứng từ thu vốn, lãi), trình lên TP.KD có ý kiến. NV.KD 4 Có ý kiến về việc đề xuất giải chấp cho KH của NV.KD. TP.KD 5 Kiểm tra lại đề xuất giả chấp của P.KD. Lập phiếu xuất ngoại bảng. P.QLRR 6 Nhận lại giấy tờ sở hữu TS từ BPQ và hoàn trả cho KH. Giao bản sao chứng từ thu cho KH, yêu cầu KH ký vào phần hoàn trả hồ sơ của giấy biên nhận hồ sơ. Lưu trữ hồ sơ tất toán. NV.KD 3.3 Thực trạng cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Phương Đông CN Gia Định 3.3.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh Để hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng được ổn định bền vững và phát triển lâu dài thì trước hết ngân hàng đó phải có nguồn vốn tương đối lớn. Vốn của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn gốc như: vốn huy động, vốn của Hội sở, vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác… trong đó vốn tự huy động đóng vai trò quan trọng nhất. Trong những năm vừa qua thì Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định luôn không ngừng gia tăng nguồn vốn huy động của mình để đáp ứng nhu cầu hoạt động ngày càng lớn mạnh hơn. Cụ thể nguồn vốn huy động cuả chi nhánh từ năm 2007 – 2009 được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tổng nguồn vốn huy động 258,682 300,910 402,625 42,228 16.32 101,715 33.80 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Phương Động chi nhánh Gia Định Đơn vị tính: Triệu đồng Biểu đồ 3.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Gia Định Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy được tình hình huy động vốn của chi nhánh Gia Định tăng mạnh qua các năm. Năm 2008 huy động được hơn 300 tỷ đồng, tăng hơn 42 tỷ đồng ( tăng 16.32%) so với năm 2007. Năm 2009 huy động được gần 403 tỷ đồng, tăng gần 102 tỷ đồng (tăng 33.80%) so với năm 2008. Năm 2007 được đánh giá là nền kinh tế tăng trưởng ổn định nên dẫn đến hoạt động của Ngân hàng được hiệu quả hơn, đạt mức tăng trưởng cao,khối lượng huy động vốn lớn. Trong năm chi nhánh đã huy động được một khối lượng tiền lớn là hơn 258 tỷ đồng của các tổ chức kinh tế và dân cư. Năm 2008 do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngân hàng nói riêng. Trước tình hình đó thì Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định cũng đã có nhiều chính sách để tăng nguồn vốn huy động đặc biệt là tăng lãi suất huy động (tăng lên đến 18%/năm), với chính sách như vậy làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng lên đáng kể (hơn 300 tỷ đồng) Cùng với lãi suất huy động tăng cao, kéo dài đến năm 2009 và sự phục hồi của nền kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng, lượng vốn huy động trong năm lên đến gần 403 tỷ đồng. Như vậy đã có ưu điểm lớn giúp Ngân hàng bình ổn trong hoạt động kinh doanh ngày được phát triển. Nguồn huy động vốn tại chi nhánh chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền gửi tiết kiệm 194,145 75.01 270,236 89.80 378,303 93.96 Tiền gửi thanh toán 64,359 24.88 30,558 10.16 23,837 5.94 Tiền gửi khác 178 0.11 116 0.04 415 0.10 Tổng cộng 258,682 100 300,910 100 402,625 100 Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh Qua bảng số liệu và biều đồ ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn qua các năm: năm 2007 hơn 194 tỷ đồng (75%), năm 2008 hơn 270 tỷ đồng (89.9%), năm 2009 hơn 378 tỷ đồng (93.96%). Điều này cho thấy được Ngân hàng đã có nhiều chính sách và chương trinh khuyến mãi với lãi suất cao, khả năng an toàn lớn… nên thu hút được nhiều tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân trong khu vực. Bên cạnh đó thì tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác cũng tăng nhưng không đáng kể. Còn tiền gửi thanh toán thì giảm. 3.3.2 Tình hình cho vay ngắn hạn tại chi nhánh 3.3.2.1 Tình hình tín dụng ngắn hạn theo thời hạn vay vốn 3.3.2.1.1 Dư nợ cho vay ngắn hạn Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định rất phong phú và đa dạng, trong đó tín dụng ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn và mang lại cho Ngân hàng một lợi nhuận rất đáng kể. Bảng 3.3: Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo thời hạn của chi nhánh Gia Định Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Dư nợ cho vay Tỷ trọng (%) Dư nợ cho vay Tỷ trọng (%) Dư nợ cho vay Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 117,613 39.91 125,438 45.64 221,670 61.65 7,825 6.65 96,232 76.72 Trung, dài hạn 177,105 60.09 149,402 54.36 137,906 38.35 -27,703 -15.64 -11,496 -7.69 Tổng cộng 294,718 100 274,840 100 359,576 100 -19,878 -6.74 84,736 -30.83 Nguồn: số liệu phòng tín dụng chi nhánh cung cấp Đơn vị tính: Triệu đồng Biểu đồ 3.3: Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng tại chi nhánh. Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy được dư nợ tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh tăng qua các năm. Năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 117 tỷ đồng, năm 2008 là 125 tỷ đồng tương ứng tăng 6.65% so với năm 2007. Đến năm 2009 thì dư nợ ngắn hạn là 221 tỷ đồng tăng hơn 76% so với năm 2008. Dư nợ tín dụng ngắn năm 2008 vẫn cao hơn năm 2007 mặc dù tổng dư nợ vay năm 2008 của chi nhánh thấp hơn năm 2007, điều này là do tình hình kinh tế năm 2008 có biến động mạnh, lãi xuất vay vốn tăng cao, nên khách hàng chủ yếu là vay vốn ngắn hạn. Đến năm 2009, Chính phủ đã tung ra những gói kích cầu để kích thích nền kinh tế, đó là áp dụng lãi suất ưu đãi với mức 4% trong thời hạn 12 tháng, nhằm hỗ trợ khách hàng trong vấn đề vay vốn, chính vì vấn đề này đã làm cho dư nợ năm 2009 tăng nhanh và cao hơn nhiều so với các năm trước. 3.3.2.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thời hạn tín dụng. Bảng 3.4: Doanh số cho vay tại chi nhánh qua các năm theo thời hạn tín dụng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Doanh số cho vay Tỷ trọng (%) Doanh số cho vay Tỷ trọng (%) Doanh số cho vay Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 181,265 56.74 146,053 80.40 165,237 54.5 -35,212 -19.4 19,184 13.1 Trung, dài hạn 138,222 43.26 35,609 19.60 137,916 45.5 - 102,613 -74.2 102,307 287.3 Tổng cộng 319,487 100 181,662 100 303,153 100 -137,825 -43.1 121,491 66.9 Nguồn: số liệu phòng tín dụng chi nhánh cung cấp Đơn vị tính: Triệu đồng Biểu đồ 3.4: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tại chi nhánh Nhìn vào bảng và biểu đồ ta thấy được, cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế, thì hoạt động tín dụng cũng có sự thay đổi theo. Tại Ngân hang Phương Đông chi nhánh Gia Định, đối tượng khách hàng chủ yếu là cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên nhu cầu vay vốn của khách hàng là chủ yếu để phục vụ sản xuất kinh doanh. Doanh số cho vay ngắn hạn tại chi nhánh năm 2007 là 181 tỷ đồng, chiếm 56.7%. Năm 2008 là 146 tỷ đồng chiếm 80.4% tỷ trọng. Đến năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn là 165 tỷ đồng chiếm 54.5% tỷ trọng. Năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO, đã tạo ra những cơ hội lớn cho nền kinh tế. Doanh nghiệp và cá nhân khẩn trương vay vốn để đầu tư, phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nhưng năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên cho vay ngắn hạn tại chi nhánh cũng bị ảnh hưỡng khá đáng kể. Đến năm 2009 thì đất nước tiếp tục trên đà khôi phục phát triển kinh tế, thì hoạt tín dụng tại Ngân hàng cũng được ổn định và phát triển. Doanh số cho vay tăng trở lại là dấu hiệu tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng. 3.3.2.2 Tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh theo mục đích vay vốn Bảng 3.5: Dư nợ tín dụng ngắn hạn theo mục đích vay vốn Đơn vị tính: Triệu đồng Mục đích vay Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tuyệt đối 2008/2007 Chênh lệch Tuyệt đối 2009/2008 Dư nợ cho vay Tỷ trọng (%) Dư nợ cho vay Tỷ trọng (%) Dư nợ cho vay Tỷ trọng (%) Góp vốn liên doanh 3,080 2.6 20,287 16.2 10,346 4.7 17,207 -9,941 Kinh doanh chứng khoán 15,795 13.4 0 0.0 0 0.0 -15,795 0 Mua nhà, sửa chửa nhà 8,888 7.6 480 0.4 18,414 8.3 -8,405 17,933 Mua đất 30,959 26.3 0 0 0 0 -30,959 0 Mua xe ôtô 158 0.1 0 0 1,818 0.8 -158 1,818 Sản xuất kinh doanh 54,132 46.0 90,866 72.4 108,701 49.0 36,735 17,835 CBCNV, sinh hoạt tiêu dùng 4,604 3.9 2,142 1.37 72,199 32.6 -2,462 70,057 Xây dựng 0 0 0 0 0 0 0 0 Xây nhà ở 0 0 0 0 8,690 3.9 0 8,690 Đầu tư máy móc thiết bị 0 0 11,662 9.3 1,502 0.7 11,662 -10,160 Tổng cộng 117,613 100 125,438 100 221,670 100 7,825 96,232 Nguồn: số liệu phòng tín dụng chi nhánh Gia Định cung cấp Tín dụng ngắn hạn Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định khi phân loại theo mục đích vay tập trung chủ yếu là cho vay góp vốn liên doanh, kinh doanh chứng khoán, sản xuất kinh doanh… Tuy nhiều mục đích vay khác nhau, nhưng tình hình vay vốn của khách hang tùy thuộc vào nền kinh tế tại từng thời điểm. Cụ thể: Năm 2007 dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với sản xuất kinh doanh là 54 tỷ đồng, chiếm 46% dư nợ cho vay. Năm 2008 trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế, Chính phủ đã có những chính sách khuyến khích vay vốn đối với khách hàng, giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh là 90 tỷ đồng, tăng 36 tỷ đồng so với năm 2007 và chiếm 72% dư nợ vay ngắn hạn của toàn chi nhánh. Năm 2009 tình hình tín dụng của Ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lạm phát vẫn còn cao, tuy nhiên phần nào cũng được cải thiện vào những quý cuối của năm. Dư nợ cho vay là 108 tỷ đồng, tăng 18 tỷ đồng so với năm 2008 và chiếm 49% dư nợ cho vay. 3.3.2.3 Tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Gia Định theo ngành kinh tế Bảng 3.6: Dư nợ vay ngắn hạn tại chi nhánh Gia Định theo ngành kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Ngành kinh tế Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009/2008 Dư nợ cho vay Tỷ trọng (%) Dư nợ cho vay Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng 90,759 72.4 48,286 21.8 -42,473 -46.8 Nông nghiệp và lâm nghiệp 160 0.1 850 0.4 690 431.3 Thương nghiệp, sửa chửa xe có động cơ 5,949 4.7 13,128 5.9 7,179 120.7 Vận tải kho bải, thông tin liên lạc 0 0.0 2,500 1.1 2,500 0.0 Xây dựng 0 0.0 13,801 6.2 13,801 0.0 Ngành kinh tế khác 28,570 22.8 143,105 64.6 114,535 400.9 Tổng cộng 125,438 100 221,670 100 96,232 76.7 Nguồn: số liệu phòng tín dụng chi nhánh Gia Định cung cấp Năm 2008 dư nợ đối với hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng là 90 tỷ đồng, chiếm 72% dư nợ cho vay ngắn hạn. Đối với ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ (ôtô, xe máy) là 5.9 tỷ đồng chiếm 4.7%, còn lại ngành kinh tế khác là 28.5 tỷ đồng, chiếm 22.8% dư nợ cho vay. Năm 2009 dư nợ đối với hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng là 48 tỷ đồng, giảm 42% so với năm 2008 là do nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh, nhằm làm giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy trì sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện cho các khách hàng thuộc nhiều đối tượng ngành nghề khác phát triển như: ngành xây dựng năm 2008 dư nợ bằng 0 nhưng đến năm 2009 dư nợ là13.8 tỷ đồng. ngành vận tải kho bãi cũng tăng từ 0 năm 2008 lên 2.5 tỷ đồng năm 2009. Đặc biệt với các ngành kinh tế khác thì đã tăng lên đến 143 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 65%, tăng hơn 400% so với năm 2008. 3.3.3 Tình hình hoạt động thu nợ tại chi nhánh 3.3.3.1 Doanh số thu nợ tại chi nhánh theo thời hạn vay vốn Bảng 3.7: Doanh số thu nợ tại chi nhánh theo thời hạn tín dụng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Doanh số thu nợ Tỷ trọng (%) Doanh số thu nợ Tỷ trọng (%) Doanh số thu nợ Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 206,658 87.7 136,969 68.0 135,861 54.0 -69,689 -33.7 -1,108 -0.8 Trung, dài hạn 29,106 12.3 64,571 32.0 115,529 46.0 -35,465 121.8 50,958 78.9 Tổng cộng 235,764 100 201,540 100 251,390 100 -34,224 -14.5 49,850 24.7 Nguồn: số liệu phòng tín dụng chi nhánh Gia Định cung cấp Đơn vị tính: Triệu đồng Biểu đồ 3.5: Doanh số thu nợ tại chi nhánh Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy doanh số thu nợ của chi nhánh như sau: Năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn hơn 206 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 87.7% tổng dư nợ. Năm 2008 doanh số thu nợ gần 140 tỷ đồng, giảm gần 70 tỷ đồng so với năm 2007 tương giảm 33.7% Năm 2009 doanh số thu nợ ngăn hạn là 135.8 tỷ đồng, giảm hơn 1 tỷ đồng so với năm 2008 tương giảm 0.8% Doanh số thu nợ có sự thay đổi như vậy là do: Năm 2007 doanh số cho vay cao sau đó giảm dần năm 2008, 2009 Ngân hàng cũng tăng cường công tác thẩm định khách hàng vay vốn, năng lực cán bộ tín dụng ngày càng được chú trọng, ban lãnh đạo luôn quan tâm đôn đốc việc thu nợ nên doanh số thu nợ năm 2008, 2009 cao hơn so với tổng dư nợ ngắn hạn Đối với các khoản vay ngắn hạn việc quả lý cũng cũng như thu hồi nợ dễ dàng và hiệu quả hơn các khoản vay trung và dài hạn. 3.3.3.2 Đánh giá về vòng vay vốn tín dụng ngắn hạn Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn (vòng) = Doanh số thu nợ ngắn hạn/ Dư nợ ngắn hạn bình quân Chỉ tiêu đo lường tốc đọ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là công việc đầu tư vốn của ngân hàng an toàn. Bảng 3.8: Bảng tính vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của chi nhánh Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số thu nợ ngắn hạn 206,658 136,969 135,861 Dư nợ ngắn hạn 160,425 181,265 146,053 165,237 Dư nợ ngăn hạn bình quân 170,845 163,659 155,645 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn 1.21 0.84 0.87 Qua bảng trên ta cũng thấy được vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh qua các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là: 1.21, 0.84, 0.87 (vòng), vòng quay này được đánh giá là khá nhanh nên việc đầu tư vốn của Ngân hàng vào việc cho vay ngắn hạn tại chi nhánh là khá an toàn. 2.3.4 Tình hình dư nợ ngắn hạn nợ quá hạn, nợ xấu và xử lý nợ xấu ngắn hạn 2.3.4.1 Dư nợ ngắn hạn tại chi nhánh theo nhóm nợ Bảng 3.9: Dư nợ ngắn hạn theo nhóm nợ tại chi nhánh Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nhóm 1 116,301 99 123,746 98.7 215,251 97.1 7,444 6.4 91,505 74 Nhóm 2 1,089 0.9 689 0.5 5,216 2.4 -399 -36.7 4,527 657.0 Nhóm 3 224 0.2 450 0.4 0 0.0 226 100.9 -450 -100.0 Nhóm 4 0 0.0 500 0.4 1,150 0.5 500 650 130.0 Nhóm 5 0 0.0 54 0.0 54 0.0 54 0 0.0 Tổng cộng 117,614 100 125,439 100 221671 100 7,825 6.7 96,232 76.7 Nguồn: số liệu phòng tín dụng chi nhánh Gia Định cung cấp Tình hình dư nợ ngắn hạn của chi nhánh tập trung chủ yếu vào nhóm 1, dư nợ nhóm 1 qua các năm chiếm hơn 90%, cụ thể năm 2007 chiếm 99%, năm 2008 chiếm 98.7% và năm 2009 chiếm 97.1%. 3.3.4.2 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu ngắn hạn tại chi nhánh Gia Định Bảng 3.10: Quá hạn, nợ xấu ngắn hạn tại chi nhánh Gia Định Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Nợ quá hạn 1,313 1,693 6,420 381 29% 4,727 279% Nợ xấu 224 1,004 1,204 780 348% 200 20% Tỷ lệ nợ quá hạn 1.12% 1.35% 2.90% Tỷ lệ nợ xấu 0.19% 0.80% 0.54% Đơn vị tính: Triệu đồng Biểu đồ 3.6: Nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh Nhìn vào biểu đồ ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh tăng dần qua các năm, đồng thời theo đó là nợ xấu của chi nhánh cũng tăng lên đáng kể. Năm 2007 nợ quá hạn la 1.3 tỷ đồng nợ xấu là 224 triệu đồng Năm 2008 nợ quá hạn bắt đầu tăng lên 1.6 tỷ đồng tăng 29% so với năm 2007. Nợ xấu ngắn hạn 2008 là 1.004 tỷ đồng tăng 780 triệu đồng tương đương tăng 348% so với năm 2007. Năm 2009 tình hình nợ quá hạn ngắn hạn tăng cao lên 6.4 tỷ đồng, tăng 4.7 tỷ so với năm 2008 (tăng 279%). Dư nợ quá hạn ngắn hạn tăng cao, nhưng nợ xấu quá hạn không tăng nhanh chỉ tăng them 200 triệu, chiếm 20% so với năm 2008. Qua đây ta thấy được tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu của chi nhánh còn khá cao, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của chi nhánh. 3.3.4.3 Đánh giá tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn và tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh tăng điều này rất đáng lo ngại cho hoạt động của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn năm 2007 là 1.12%, năm 2008 là 1.35%, năm 2009 là 2.9%, tỷ lệ này tương đối cao, hoạt động của Ngân hàng tương đối an toàn. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng rất thấp, năm 2007 là 0.19%, năm 2008 là 0.8%, năm 2009 là 0.54%, đây là tỷ lệ khá an toàn. Có được điều này cũng nhờ công tác thẩm định khách hàng khá thận trọng của nhân viên tín dụng Ngân hàng, sự đôn đốc và chỉ đạo thu nợ kịp thời của ban lãnh đạo chi nhánh. Đối với các khoản nợ quá hạn thì Ban lãnh đạo Ngân hàng luôn nhắc nhở cán bộ tín dụng theo dõi đôn đốc khách hàng, tùy tình hình mà Ngân hàng có thể gia hạn nợ cho khách hàng. Đối với các khoản nợ xấu. Ngân hàng có gắng thương lượng với khách hàng để phát mãi tài sản của khách hàng sao cho có lợi cho khách hàng nhất, nếu không được sẻ nhờ sự can thiệp của tòa án. 3.5 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định 3.5.1 Thành tựu Nhìn chung, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định đạt hiệu quả khá cao thể hiện qua một số chỉ tiêu nổi bật như: nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp, doanh số cho vay và thu nợ ngắn hạn tương đối ổn định. Có được điều này là sự là sự nổ lực không ngừng của toàn thể nhân viên chi nhánh mà nhiều hơn cả là nhân viên phòng tín dụng. 3.5.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn đọng Những hạn chế còn tồn đọng là: Ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ, đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của không chỉ cá nhân, doanh nghiệp, mà hoạt động của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Chi nhánh Gia Định cũng vậy, từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2009 chi nhánh gặp không ít khó khăn từ huy động vốn cho đến hoạt động tín dụng. Sự quản lý của một số nhân viên thiếu tinh thần đã không kiểm tra chặt chẽ trước trong và sau khi cho vay nên dẫn đén việc khách hángử dụng vốn sai mục dích mà không phát hiện ra sớm, dẫn đến việc không trả được tiền lãi và vốn gốc cho Ngân hàng. Vấn đề cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn hoạt động trong nền kinh tế đang trên đà phát triển, gây rất nhiều khó khăn trong việc canh tránh thị trường đối với chi nhánh… Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH GIA ĐỊNH 4.1 Nhận xét: Trong những năm qua hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và Ngân hàng Phương Đông nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, bằng nhiều chế tài tín dụng thích hợp, cụ thể hơn đã làm cho diện mạo của công tác đầu tư, cho vay thêm phần sinh động và hiệu quả. Mặc dù vậy, trong quá trình vận hành vẫn còn một số vấn đề cần được xem xét và trao đổi. Qua thực tế hoạt động kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định, tôi nhận thấy rằng để hoạt động kinh doanh ngân hàng có hiệu quả, chúng ta cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng tín dụng, vì tín dụng là cho vay, là đầu tư vào những phương án, dự án cụ thể nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho chủ phương án, dự án... đồng thời đem lại hiệu quả về mặt xã hội… Nhưng để làm được điều đó, rất cần nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể. 4.2 Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định: 4.2.1 Đối với công tác huy động vốn Để hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ngày cang hiệu quả, thì việc đầu tiên là nâng cao nguồn vốn huy động mà chủ yếu là nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội đồng thời đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ nhằm thu thêm phí trên địa bàng hoạt động. Do đó nếu thu hút được nguồn vốn này một cách hiệu quả thì sẻ đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng cho khách hàng, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẻ đạt được lợi nhuận cao hơn. Để làm tốt điều này Ngân hàng cần phải tăng cường công tác Marketing, thường xuyên tuyên truyền quảng cáo nhiều hơn, có những chính sách lãi suất hấp dẫn và hợp lý như: Đa dạng hóa cá hình thức huy động vốn. Áp dụng mức lãi suất khuyến khích khi huy động vốn: gửi món tiền lớn trong thời gian dài thì lãi suất cao hơn món tiền nhỏ trong cung một thời gian. Áp dụng hình thức gửi tiết kiệm trúng thưởng. Tạo tâm lý an toàn cho khách hàng khi gửi tiền vào Ngân hàng. Đội ngũ nhân viên giao dịch phải sáng tạo năng động, thân thiện để tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi giao dịch. Chăm sóc khách hàng chiến lược, khách hàng có nguồn tiền gửi lớn tại chi nhánh. Tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cho việc chi trả trong hoạt động kinh doanh... 4.2.2 Đối với công tác cho vay và thu nợ 4.2.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn Đây là nội dung quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng và phòng ngừa rủi ro. Thẩm định là khâu quan trọng nhất nên cần phải làm tốt điều này hơn nưa để hạn chế tối đa rủi ro cho Ngân hàng bằng cách: Kiểm tra thật chặt hồ sơ pháp lý của khách hàng, trách tình trạng bỏ sót thông tin khách hàng. Đánh giá chặt chẽ hơn mục đích vay vốn của khách hàng, tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm nhạy bén, có quyết định chính xác. Vì vậy ban lãnh đạo phải luôn chú ý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng của Ngân hàng. Đánh giá đúng giá trị tài sản thế chấp của người vay. Thường xuyên kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh , chất lượng sản phẩm, thời gian tiêu thụ, thanh toán tiền hàng để đôn đốc thu nợ và lãi đúng lúc. 4.2.2.2 Xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý Khi tiếp xúc với khách hang, cán bộ tín dụng cần tư vấn nhiều hơn nữa cho khách hàng về phương thức trả nợ vay phù hợp với thu nhập của khách hang để cho công tác thu nợ được thuận lợi hơn, giảm thiểu tối đa việc khách hang không đủ khả năng trả nợ đúng hạn. 4.2.2.3 Tăng cường công tác quản các khoản nợ vay ngắn hạn Sau khi giải ngân cho khách hàng cán bộ tín dụng phảitheo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn của khách hàng, để giúp cán bộ tín dụng phát hiện các vấn đề phát sinh, kịp thời đưa ra các biện pháp xữ lý. Nên để làm tốt thì cán bộ tín dụng cần tạo mối quan hệ tốt than thiện với khách hàng, thường xuyên thăm hỏi đôn đốc khách hàng trả nợ đầy đủ và đúng hạn. 4.2.2.4 Xử lý các khoản nợ xấu: Việc chọn lựa phương pháp xử lý phải tuỳ đặc điểm từng vụ chứ không có một đáp án chung cho tất cả. Phân tích tìm rõ nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn để có hướng xử lý cho phù hợp, vừa có lý, có tình: Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng. Kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp thích hợp. Thực tế có những trường hợp khách hàng bắt đầu gặp khó khăn nhưng đã được phát hiện kịp thời, có biện pháp xử lý ngay từ đầu như quản lý kho hàng, kho nguyên vật liệu, phong toả tài sản, tiến hành khởi kiện sớm nên khả năng thu hồi nợ rất cao do máy móc thiết bị lúc này còn đang hoạt động có giá hơn lúc đã bị bỏ hoang. Cần phải xây dựng hệ thống thẩm định nợ xấu để thúc đẩy nhanh việc xử lý nợ tồn đọng tại các ngân hàng thương mại. 4.2.3 Xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro tín dụng: Hiện tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định mới bước đầu thực hiện công tác chấm điểm, xếp hạn tín dụng. Điều này rất cần thiết giúp cho Ngân hàng quản lý các khoản vay hiệu quả hơn, hạn chế được những rủi ro tín dụng hơn. Đây là công việc mới nên trong quá trình thực hiện Ngân hàng cồn gặp nhiều vướng mắc trong khâu chấm điểm. Do vậy mà cần phải tổ chức đào tạo, hướng dẫn cụ thể, đưa ra nhiều tình huống hơn để khâu chấm điểm được đồng bộ hơn hiệu quả hơn. Khi thực hiện chấm điểm tín dụng, cán bộ tín dụng cần phải bám sát hơn nữa ở các nội dung như: Tính cách , trách nhiệm, độ tin cậy của người vay. Lịch sử trả nợ của người vay. Mức độ rủi ro của ngành nghề, phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của khách hàng. Những biến động cũng như chất lượng chiến lược trong kinh doanh của khách hàng. Tài sản đảm bảo. 4.2.4 Kết hợp với công ty bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro Trong kinh doanh không thể không có những rủi ro nằm ngoài mong muốn là những khoản tín dụng nhiều rủi ro, nên Ngân hàng có thể hạn chế rủi ro bằng cách chuỷe rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu được rủi ro như các công ty bảo hiểm bằng cachs mua bảo hiểm cho các khoản tín dụng này hay bán rủi ro như bán hợp đồng tín dụng cho ngân hàng khác, tổ chức tín dụng khác để hưởng hoa hồng. 4.2.5 Nâng cao chất lượng nhân sự, chuyên môn hoa cán bộ tín dụng: Trong hoạt động tín dụng Ngân hàng noi chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng thì con người là nhân tố chủ chốt, trình độ, đạo đức của cán bộ Ngân hàng ảnh hương trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tín dụng ngắn hạn. Chính vì vậy mà cần nâng cao chất lượng nhân sự là điều cần chú ý: Đặc biệt chú trọng việc bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ tín dụng đủ sức thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của việc hiện đại hoá và hội nhập trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Cần phải có những cơ chế thưởng phạt nghiêm minh. Chẳng hạn nếu sau khi cho vay, cán bộ tín dụng thu được nợ và lãi có hiệu quả thì được hưởng hệ số lương và thưởng lương kinh doanh. Ngược lại, nếu để phát sinh nợ quá hạn, chỉ được hưởng một mức lương kinh doanh tượng trưng. Còn xảy ra mất vốn, bất luận lý do gì đều phải bố trí làm công việc khác, còn nếu do chủ quan để xảy ra mất vốn thì cán bộ tín dụng phải bồi thường. Định kỳ phải luân chuyển cán bộ quản lý địa bàn để tránh tiêu cực. Ngoài ra chi nhánh cần có chinhs sách đãi ngộ tốt hơn nữa, thường xuyên tổ chức các buổi du lịch tạo điều kiện cho nhân viên có một tinh thần tốt để làm việc được hiệu quả hơn…. KẾT LUẬN Trong thời gian hai tháng thực tập và nghiên cứu về vấn đề tín fụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định, đã giúp tôi phần nào nhận thức được vai trò của tín dụng ngắn hạn đối với nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Từ đó cho thấy được những bước phát triển mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định. Với bài viết này tôi cũng mong muốn sẻ đóng góp một phần nhỏ ý kiến của mình vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Trong thời gian qua, công tác huy động động vốn của Ngân hàng tương đối tốt, do Chi nhánh đẩy mạnh quảng bá tiếp thị, tăng lãi suất đối với các loại tiền gởi đã thu hút được một lượng khách hàng lớn. Vì vậy mà vốn huy động của Chi nhánh tăng liên tục trong 3 năm qua. Bên cạnh những kết quả đạt được thì chi nhánh vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Để khắc phục những hạn chế đó thì Ngân hàng phát huy những điểm mạnh, không ngừng tìm tòi khai sáng những điểm mới, đồng thời phải luôn chú trọng đến vấn đề hiệu quả tín dụng, coi đó là mục tiêu quan trọng hàng đầu trongchiến lược phát triển bền vững của ngân hàng. Trong thời gian này, để giúp các ngân hàng đối phó với các khó khăn trước mắt, Chính phủ cũng đã tiến hành những biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ các ngân hàng như hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ vốn… Riêng chi nhánh cũng đã tăng cường hoạt động, thực hiện đa dạng hóa dịch vụ nâng cao nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ kỹ thuật để phục vụ tốt cho nhu cầu của khách hàng. Toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng Phương Đông nói chung chi nhánh Gia Định nói riêng luôn quyết tâm phấn đấu để đưa tầm ảnh hưởng của Ngân hàng được vươn xa hơn trong tương lai. Cùng với hy vọng Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định sẻ từng bước đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn nhu mong muốn, để nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng trên địa bàn đang hoạt động. TÀI LIỆU THAM KHẢO F Sách tham khảo: TS. Nguyễn Minh Kiều. 2009. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại, nhà xuất bản Thống kê. TS. Nguyễn Minh Kiều. 2008. Tín Dụng và Thẩm Định Tín Dụng Ngân Hàng, nhà xuất bản Tài Chính. PGS. TS. Trần Huy Hoàng. 2007. Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại, nhà xuất bản Lao động Xã hội. TS. Nguyễn Văn Tiến. 2003. Đánh Giá Và Phòng Ngừa Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngân Hàng, nhà Xuất Bản Thống Kê. PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi. 2001. Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại, nhà xuất bản Tài Chính. F Website: Ngân hàng Phương Đông: www.ocb.com.vn Bộ tài chính: www.mof.gov.vn Ngân hàng nhà nước: www.sbv.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnang cao hieu qua tin dung ngan han.doc
Tài liệu liên quan