Đề tài Ngân hàng trung ương

Tóm lại ở mỗi quốc gia NHTW rất quan trọng.nó có vai trò to lớn trong nền kinh tế cũng như chính trị. Về kinh tế NHTW giúp ổn định nền kinh tế ,tạo điều kiện cho nhân dân sản xuất nâng cao chất lượng đời sống ,tạo thu nhập ổn định cho các cá nhân gia đình cũng như cứu các ngân hàng khác trước nguy cơ phá sản. Về chính trị :trong việc thuế và chi tiêu của chính phủ:giảm thuế đối với một số các mặt hàng tiêu dùng,thuế nhập khẩu ,một số loại mặt hàng như ô tô ,xe máy đồ điện tử .ngân sách nhà nước giúp cho chính phủ nhìn nhận về chi tiêu hợp lý hơn .

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngân hàng trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Tây Ninh, tổ trưởng tổ vay vốn thu tiền khách hàng nhưng không nộp NH 10 triệu đồng; tại chi nhánh NH CSXH tỉnh Sơn La, một tổ trưởng tổ vay vốn và cán bộ UBND xã đã thông đồng và tiêu tiền NH 71 triệu đồng... Một trong những biện pháp quan trọng để chống tham nhũng, phòng chống tội phạm trong NH trong thời gian tới là tiếp tục theo dõi, phối hợp với các cơ quan pháp luật xử lý các vụ tiêu cực, tham nhũng nghiêm trọng và các vụ án có liên quan đến NH tại cơ quan, đơn vị NH còn tồn đọng chưa thu hồi hết tài sản thất thoát. Tuy nhiên, dư luận quan tâm là phải chăng nhiều vụ vi phạm không bị xử lý hình sự nên tệ tham nhũng, thiếu trách nhiệm của cán bộ trong ngành NH mới gia tăng? Liệu ngành NH sẽ đương đầu thế nào khi mà hình thức tội phạm này ngày một gia tăng trong đội ngũ cán bộ, nhân viên NH? CÁC HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA NHTW 1 .Lạm phát và Kiềm chế lạm phát Lạm phát hiện nay ở Việt Nam Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang. Vậy nguyên nhân của tình trạng lạm phát này bắt nguồn từ đâu? Đứng ở góc độ kinh tế học vĩ mô, bài viết này xin trình bày 3 nguyên nhân dẫn tới lạm phát và các giải pháp tương ứng để giảm nhẹ tình hình lạm phát hiện tại. Tình hình hiện tại: lạm phát cao, tăng trưởng thấp Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay giảm xuống rất thấp và lạm phát ở mức rất cao (trên 20%). Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay rất thấp, chỉ còn 6,7% mặc dù tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong 10 năm qua. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9%. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm lại so với tốc độ của quý 1/2007. Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm phát năm 2008 tình đến nay là 22,3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008; nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%)... Lạm phát tác động xấu đến tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội Lạm phát làm giảm trầm trọng tốc độ tăng trưởng GDP vì nó làm cho người dân nghèo thêm, kiềm chế sản xuất trong khối doanh nghiệp. Ảnh hướng đến đời sống của các tầng lớp dân cư: Người dân nhất là những người làm công ăn lương, những hộ nghèo phải chiụ sự tác động trực tiếp nhất của lạm phát trong cơn bão tăng giá. Lạm phát cũng làm giảm việc làm cho người dân trong trung và dài hạn. Ảnh hưởng nhiều đến khối doanh nghiệp: Lạm phát cũng gây ra tình trạng thiếu tiền vì các doanh nghiệp không khai thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình. Do đó, số lượng công việc cho người dân làm cũng giảm thiểu trong trung và dài hạn Nguyên nhân lạm phát bùng nổ tại Việt Nam Lạm phát ở Việt Nam là do sự tác động tổ hợp của cả ba dạng thức lạm phát: lạm phát tiền tệ (đây là dạng thức chủ yếu) lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy. Lạm phát tiền tệ: Đây là dạng thức lạm phát lộ diện khá rõ. Năm 2007, với việc tung một khối lượng lớn tiền đông để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên 30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao, mức tăng 38%. Ấy là chưa kể sự tăng tín dụng trong các năm trước đã tạo nên hiện tượng tích phát tác động đến năm 2007 và có thể cả những năm sau. Lạm phát cầu kéo: Do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng; thu nhập dân cư, kể cả thu nhập do xuất khẩu lao động và người thân từ nước ngoài gửi về không được tính vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng tăng, làm xuất hiện trong một bộ phận dân cư những nhu cầu mới cao hơn. Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo bình quân của nước ta năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng. Trong khi đó, nguồn cung trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp. Tất cả các yếu tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và dịch vụ, nhất là lương thực thực phẩm tăng theo. Lạm phát chi phí đẩy: Giá nguyên liệu, nhiên liệu ( đặc biệt là xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới trong những năm gần đây tăng mạnh. Trong điều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu ( nhập khẩu chiếm đến 90% GDP ) giá nguyên liệu nhập tăng làm tăng giá thị trường trong nước. Giải pháp đối với vấn đề lạm phát ở Việt Nam Phải kết hợp đồng bộ các chính sách về tiền tệ với chính sách tài khoá và chính sách tỉ giá để nâng cao hiệu quả đầu tư của kinh tế nhà nước, giảm bớt sức ép của chính sách tiền tệ đến hoạt động của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, bảo đảm các doanh nghiệp có nguồn tín dụng để mở rộng đầu tư, làm cho việc chống lạm phát không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng và việc làm. Thắt chặt tiền tệ: Các biện pháp dành cho chính sách thắt chặt tiền tệ hiện nay cần phải được áp dụng một cách linh hoạt. Xuất phát từ nhận định lạm phát thường xuất hiện khi lượng tiền trong lưu thông tăng, chúng ta cần hạn chế lượng tiền trong lưu thông bằng cách: Tăng lãi suất cho vay vốn và lãi suất tái chiết khấu và hạn chế mức tăng tín dụng. Quy định dự trữ bắt buộc hợp lí để vừa bảo đảm an toàn hệ thống đồng thời nâng cao được khả năng thanh khỏan trong hoạt động ngân hàng. Thêm nữa là việc phát hành tín phiếu và phân hạn mức mua cho các Ngân hàng Thương mại để rút bỏ bớt tiền khỏi lưu thông Chính sách tài khóa: Cần phải thực hiện từng bước kế hoạch giảm thâm hụt để tiến tới cân bằng ngân sách, vì đây cũng là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng. Thắt chặt chi tiêu của chính phủ; kiểm soát chặt chẽ đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước; giảm mạnh chi phí hành chính trong các cơ quan nhà nước nhằm giảm bớt sức ép về cầu nhất là các loại cầu không tạo ra hiệu quả. Với các dự án, cần loại bỏ những dự án đầu tư kém hiệu quả, thắt chặt những khoản chi chưa thực sự cần thiết nhưng tạo mọi điều kiện cho đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng. Sử dụng công cụ tỉ giá: Nên điều chỉnh tăng nhẹ VND so với USD. Điều này cũng phù hợp với việc đồng đô la Mỹ liên tục bị giảm giá so với các đồng tiền khác. Tăng nhẹ giá trị VND tuy có ảnh hưởng đến xuất khẩu nhưng không quá lớn. Tăng giá VND sẽ làm giá hàng nhập khẩu giảm, tăng nguồn cung, có tác dụng giảm mức tăng giá trên thị trường nội địa, nhất là trong điều kiện nhập khẩu hiện chiếm tỉ lệ cao trong GDP của nước ta. Tăng giá VND cũng góp phần kìm giữ giá luơng thực hiện đang tăng tăng cao và có khả năng còn tiếp tục tăng trước nhu cầu của thị trường thế giới. 2.Bài trừ tham nhũng Cuộc đàm phán về chống tham nhũng tại Bangkok (Thái Lan) hội tụ 40 học giả, nhà hoạch định chiến lược từ Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và CHLB Đức đã cho thấy tham nhũng đang trở thành quốc nạn của nhiều nước. Tuy nhiên, chuyện tham nhũng ở Việt Nam đã gây ngạc nhiên cho các nước bạn. Giáo sư Kasian Thammassat đã bàng hoàng thú nhận ông bị sốc nặng khi nghe báo cáo về tham nhũng ở Việt Nam. Ông đặt ra những câu hỏi rất nghiêm túc: "Tại sao một dân tộc anh hùng như Việt Nam đã hy sinh đến như thế trong chiến tranh, được tất cả các dân tộc kính nể lại có thể dẫn đến tình trạng tham nhũng nhiều như thế". Các đại biểu khác cho rằng: "Tham nhũng ở một dân tộc chiến đấu anh dũng như Việt Nam thật phi lý mà có thật". Nghe những nhận định này, ắt hẳn những người Việt Nam có lương tâm phải tự ái. Họ phải khẳng định rằng: để giữ mãi những cảm tình tốt đẹp của bạn bè với dân tộc Việt Nam, phải quyết tâm chống tham nhũng. Báo cáo tại hội thảo, đại biểu Việt Nam nêu nguyên nhân đầu tiên nảy sinh ra tham nhũng là cơ chế "xin cho". Các quy trình hành chính cồng kềnh và mù mờ, quy định của pháp luật không rõ ràng. Trên báo Tuổi Trẻ, đại biểu Nguyễn Đình Lộc cho rằng một quyền cơ bản của công dân được hiến pháp quy định đang bị vi phạm, đó là quyền cư trú. Những người không có hộ khẩu phải tìm cách "chạy" hộ khẩu. Như thế người ta phải "chạy" để được quyền hợp hiến, hợp pháp là quyền cư trú, một quyền tự do của người dân. Rõ ràng chúng ta đang khuyến khích người dân đi con đường bất hợp pháp để hưởng quyền hợp pháp. Đó là một bi kịch. Một đại biểu Thái Lan cho rằng: tham nhũng ở Việt Nam mới đạt "trình độ nhà trẻ" so với trình độ "sau đại học" của Thái Lan. Một người am hiểu lại cho rằng: không có lý do gì để xếp loại tham nhũng ở Việt Nam mới đạt "trình độ nhà trẻ". Bởi vì ở Việt Nam từ chuyện vòi vĩnh ở hành chính đến chuyện "công ty gia đình" đã được "nâng cấp" về trình độ. Chúng ta đã cải tiến cơ chế chính sách rất nhiều, nhưng vẫn còn khá nhiều lĩnh vực tạo "béo bở" cho tham nhũng. Hiện nay các bộ, ngành vẫn còn quản lý doanh nghiệp Nhà nước, tạo điều kiện cho những cuộc "rút ruột" quy mô. Hiện nay báo chí đặt ra nhiều câu hỏi về sự tồn tại các chủ dự án như PMU 18 nắm trong tay hàng nghìn tỉ đồng nhưng không được kiểm tra, kiểm soát. Người ta tự hỏi: nếu không phát hiện ra Bùi Tiến Dũng cá độ bóng đá hàng triệu đô thì việc tiêu xài phung phí, móc ruột công trình của PMU 18 có được phát hiện? Đáng trách nhất là sự kéo dài cơ chế bộ chủ quản gây nên tham nhũng đã không được giải quyết triệt để. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có ý kiến yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực thi một số nhiệm vụ nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của hệ thống ngân hàng. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm và công khai các hành vi vi phạm pháp luật, không để xảy ra tiêu cực trong hệ thống ngân hàng. Đặc biệt là trong việc cấp phép cho thành lập mới ngân hàng thương mại, mở chi nhánh, tăng vốn điều lệ, cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần các ngân hàng trong nước. Hoạt động ngân hàng đang trở nên sối động khi có nhiều ngân hàng mới tham gia thị trường. . Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cần công bố công khai, rộng rãi các tiêu chí, điều kiện, trình tự thủ tục. Việc khôi phục ngân hàng đã tạm thời bị chấm dứt hoạt động và thành lập mới ngân hàng thương mại cổ phần trong nước phải bảo đảm theo đúng các tiêu chí, điều kiện quy định. Bên cạnh đó, việc cấp phép cho các ngân hàng nước ngoài của những nước là thành viên của WTO mở chi nhánh, thành lập ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, mua cổ phần trong các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo đúng quy định trong nước và đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Về điều kiện thành lập ngân hàng mới, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng quy chế cấp phép thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, đưa ra điều kiện rất khắt khe. Theo dự thảo, ngoài yêu cầu về vốn điều lệ do Thủ tướng quy định trong từng thời kỳ, một ngân hàng muốn thành lập phải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia, trong đó ít nhất 3 cổ đông sáng lập là tổ chức có quy mô tài sản từ 2.000 tỷ đồng và vốn điều lệ 500 tỷ đồng trở lên. Trong trường hợp cổ đông sáng lập là ngân hàng thương mại, phải đảm bảo tổng tài sản tối hiểu 20.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 2%... Hiện nay, tại Ngân hàng Nhà nước đang có khoảng 10 hồ sơ xin thành lập ngân hàng mới. Một số ngân hàng cổ phần nông thôn trước đây cũng được các nhà đầu tư tham gia tăng vốn và nâng cấp thành ngân hàng đô thị, mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động. Bên cạnh đó, cũng đã có một số hồ sơ đề nghị thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa quyết trường hợp nào. Ngân hàng Nhà nước tích cực mua ngoại tệ: Ngân hàng Nhà nước lại bắt đầu đợt mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại, sau khi đã hút được 1,2 tỷ USD trong tháng 5 để bổ sung dự trữ ngoại hối quốc gia. Số liệu mua ngoại tệ trong tháng 5 của Ngân hàng Nhà nước được công bố tại buổi họp báo thường ký Chính phủ chiều nay, 3/6. Chính phủ đánh giá thị trường ngoại hối đang diễn biến tích cực, nguồn cung dồi dào hơn và tỷ giá ổn định. Trong số 1,2 tỷ USD nêu trên, lượng mua trong tuần giữa tháng năm lên tới 1 tỷ USD, cá biệt có ngày lượng mua vượt 200 triệu USD. Từ cuối tuần trước đến nay, Ngân hàng Nhà nước khởi động đợt mua mới với mức giá thấp hơn đợt trước vài chục đồng mỗi đôla. Các ngân hàng thương mại cũng xác nhận đã bán được cho Ngân hàng Nhà nước để lấy vốn tiền đồng kinh doanh, cho dù tỷ giá mua của Ngân hàng Nhà nước không quá hấp dẫn. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước công bố hằng ngày để làm cơ sở tham chiếu cho các ngân hàng thương mại ấn định giá mua bán với khách, tiếp nối đà giảm suốt hai tháng rưỡi trở lại đây, hôm nay chỉ còn 20.633 đồng đổi một đôla, giảm 70 đồng so với cùng kỳ tháng trước và thấp hơn 100 đồng so với đỉnh 20.733 đồng đạt được giữa tháng tư. Giá mua vào tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (nơi Ngân hàng Nhà nước mua bán đôla với ngân hàng thường mại) vẫn duy trì 20.600 đồng từ giữa tháng 5. Nhưng do giá của các ngân hàng thương mại mua bán với khách hàng giảm dần theo tỷ giá liên ngân hàng, nên những ngày gần đây hai bên bắt đầu "gặp" được nhau. Dự báo những ngày tới, nguồn cung ngoại tệ sẽ tiếp tục dồi dào hơn do lãi suất gửi ngân hàng đã bị ép xuống còn 0,5% (với khách hàng doanh nghiệp) và 2% (với khách hàng cá nhân). Ngoài nỗ lực của chính sách tiền tệ, hiệu ứng tích cực từ thị trường vàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết tỷ giá ổn định thời gian qua chủ yếu nhờ chủ trương kiểm soát tổng cầu, cắt giảm đầu tư. Theo ông, căng thẳng tỷ giá sẽ tiếp tục được giải tỏa khi nhập siêu được kiểm soát đúng theo mục tiêu của Chính phủ đề ra. CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 1.GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ THAM NHŨNG 1. Tính chất, mức độ tham nhũng hiện nay diễn ra nghiêm trọng hơn rất nhiều so với chúng ta nhận ra đó là một nguy cơ. 2. Tính phổ biến của tham nhũng rất cao, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, từ những dự án mang tính xã hội cho đến những lĩnh vực kinh tế nhạy cảm như dầu khí, ngân hàng... 3. Tham nhũng ở địa bàn nông thôn tuy nhỏ nhưng lại thường liên quan đến đất đai, dễ tạo ra nhiều vụ khiếu kiện đông người, vượt cấp, kéo dài, chứa đựng những yếu tố bất ổn về an ninh. 4. Chủ thể tham nhũng có địa vị xã hội ngày càng cao. 5. Tham nhũng có dấu hiệu liên quan rất nhiều đến buôn lậu, lừa đảo, ma túy… vì chúng phải có bảo kê, mà người bảo kê tất phải được hưởng lợi, có trường hợp tới 60% phần lợi thu được. 6. Tội phạm tham nhũng đã biết sử dụng những công nghệ thông tin hiện đại. 7. Tham nhũng có đặc tính quốc tế rất cao.   Bảy “hiện tượng” đáng lưu ý của tham nhũng: 1. Tỉ lệ phát hiện rất thấp (chỉ khoảng 5%), tỉ lệ ẩn rất cao (tới 95%). 2. Quyết tâm chống tham nhũng chung chung thì cao, nhưng đi vào những trường hợp cụ thể thì lại có biểu hiện chần chừ, thiếu quyết tâm. 3. Tỉ lệ  vụ tham nhũng do cấp huyện phát hiện rất thấp, cấp tỉnh thì lẻ tẻ, chủ yếu do cấp trung ương phát hiện. 4. Có biểu hiện đấu tranh chống tham nhũng thường là ở “sân đối phương”, còn ở “sân nhà” đấu tranh rất thấp. Bộ về đánh ở tỉnh, tỉnh đánh ở huyện hay tỉnh này đánh ở tỉnh kia thì được, nhưng tỉnh mà lại đánh chính doanh nghiệp ở tại tỉnh mình thì kết quả rất hạn chế. 5. Trong những dịp đại hội, những dịp bầu cử, hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng đạt rất thấp so với những dịp khác. 6. Có hiện tượng chần chừ, né tránh nhằm đối phó với nghị quyết 388 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (về bồi thường oan sai), thà chọn giải pháp “an toàn” hơn là quyết liệt với tham nhũng, từ đó tạo ra một thái độ “vô cảm” trước nạn tham nhũng. 7. Cơ quan truy tố, xét xử thường có kết quả rất “êm”, không đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi, bức xúc của dư luận, cũng như không tương thích với tội phạm xảy ra.  Năm giải pháp: 1. Phải có hẳn một đề án chống tham nhũng giống như các đề án chống các loại tội phạm khác, có hẳn một chương trình tương tự Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm nhằm phát huy rộng rãi phong trào chống tham nhũng. 2. Phải tổ chức tổng kết chỉ thị 15 của Bộ Chính trị và quyết định 114 của Thủ tướng Chính phủ (về những biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và bài trừ tệ tham nhũng, buôn lậu), vì hơn 10 năm qua chưa lần nào chúng ta tổng kết, phân tích nguyên nhân, thực trạng tham nhũng (như thế nào, đã làm được gì, chưa làm được gì...). 3. Có những đề xuất cần thiết về thay đổi qui định của pháp luật, có chủ trương để không tạo ra những “vùng cấm”, những nơi khu trú của tham nhũng. 4. Nên có luật về trinh sát như nhiều nước đã làm, tạo điều kiện giải quyết vấn đề chứng cứ, từ đó phá án tham nhũng. 5. Xây dựng cơ quan chuyên trách đủ quyền lực, đủ thực lực để thực hiện chống tham nhũng. Thực tế chúng ta cũng đã từng có mô hình ban chỉ đạo giải quyết các vụ án Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh… thuộc Bộ Chính trị, Ban bí thư, có quyền sử dụng, điều động những bộ máy hiện có để phục vụ công việc. 2 . GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ LẠM PHÁT Bảy giải pháp chủ yếu: Để đạt được những nhiệm vụ và mục tiêu nêu trên, Chính phủ đã thống nhất chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau đây: Một là, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Cho dù do nhiều nguyên nhân, nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ. Mức cung tiền trong lưu thông và dư nợ tín dụng tăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao trong năm 2007 là nguyên nhân quan trọng gây lạm phát. Nhận thức được tình hình đó, Chính phủ chủ trương kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng ngay từ đầu năm. Ngân hàng Nhà nước, thông qua việc chủ động, linh hoạt sử dụng hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường để thực hiện bằng được yêu cầu này. Điều cần nhấn mạnh là trong khi kiên quyết thắt chặt tiền tệ, cần bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và xuất khẩu phát triển. Hai là, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Chính phủ sẽ quy định cụ thể tỷ lệ vốn đầu tư và chi phí hành chính phải cắt giảm và yêu cầu các bộ, địa phương xác định các công trình kém hiệu quả, các công trình chưa thực sự cần thiết để có sự điều chỉnh thích hợp. Điều này sẽ được thực hiện một cách kiên quyết ngay trong việc phân bổ lại và cân đối nguồn vốn. Cũng trên tinh thần đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố với tư cách là đại diện chủ sở hữu nhà nước, rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết cắt bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện và tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành, những công trình đầu tư sản xuất hàng hoá thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất. Ba là, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. Hiện nay, tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới, đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân tăng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng, vì vậy, phát triển sản xuất là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lại không gây phản ứng phụ. Để thực hiện yêu cầu này, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về vốn, về thị trường, về thủ tục hành chính, thúc đẩy sản xuất phát triển. Bốn là, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ. Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng đã và sẽ tiếp tục làm việc với các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón... giao nhiệm vụ cho các đơn vị này phải bảo đảm nguồn hàng, đồng thời có trách nhiệm cùng Chính phủ kiềm giữ giá cả. Trong khi kiên trì chủ trương thực hiện cơ chế giá thị trường, xoá bỏ bao cấp qua giá, nhưng trong tình hình hiện nay, mặc dầu giá thế giới tăng cao, Chính phủ đã quyết định: từ nay cho đến hết tháng 6, chưa tăng giá điện, giá than, giá xăng dầu; giữ ổn định giá xi măng, phân bón, nước sạch, thuốc bệnh, vé máy bay, tàu hoả; giao Bộ Tài chính rà soát để cắt, giảm các loại phí thu từ nông dân... Để bảo đảm nguồn cung trên thị trường nội địa, giữ vững an ninh lương thực và kiềm chế sự tăng giá quá mức của nhóm hàng này, Chính phủ quy định lượng xuất khẩu gạo năm nay ở mức 4 triệu tấn và từ nay đến hết quý 3 không quá 3,2 triệu tấn. Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài chính đề xuất phương án nâng thuế xuất khẩu than, dầu thô và nghiên cứu khả năng áp dụng thuế xuất khẩu gạo. Trong điều kiện đồng Đô la Mỹ giảm giá so với đồng tiền các nước là thị trường xuất khẩu lớn của nước ta, việc neo giữ quá lâu tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam và đồng Đô la Mỹ không phản ánh đúng quan hệ thực trên thị trường ngoại tệ. Vì vậy, Chính phủ chủ trương áp dụng tỷ giá linh hoạt với biên độ thích hợp, phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường, giúp cho việc kiềm chế lạm phát nhưng không ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu, bảo đảm việc mua bán, chuyển đổi ngoại tệ diễn ra thuận lợi. Cán cân thương mại là một chỉ tiêu vĩ mô rất quan trọng. Nhập siêu tăng trong năm 2007 và tăng cao hơn trong quý 1 năm nay, đã đe doạ đến cân đối vĩ mô, đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp kiên quyết để hạn chế tình trạng này trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Để làm việc này, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp: Ngân hàng Nhà nước bảo đảm đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, xử lý ngay các ách tắc về tín dụng xuất khẩu cho từng trường hợp cụ thể; tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu; cải cách mạnh thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam đi đôi với việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp khác phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta để giảm nhập siêu, kể cả việc tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu. Năm là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông. Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng lượng. Đây là giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu, vừa góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã hội. Sáu là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng sản. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thường xuyên kiểm tra giá bán tại các mạng lưới bán lẻ và các đại lý bán lẻ của doanh nghiệp mình. Chính phủ đã chỉ đạo các tổng công ty nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện yêu cầu này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của hệ thống bán lẻ và đại lý bán lẻ của doanh nghiệp. Chính phủ cũng yêu cầu các hiệp hội ngành hàng tham gia tích cực, ủng hộ các chủ trương và giải pháp bình ổn thị trường, giá cả. Bảy là, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Trước tình hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ đã chủ trương mở rộng các chính sách về an sinh xã hội. Chính phủ đã quyết định tăng 20% mức lương tối thiểu cho những người lao động thuộc khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ ngày 1 tháng 1 năm 2008. Chính phủ cũng quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng lên đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Riêng với người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề), mức lương tối thiểu quy định cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Ngoài ra, khoảng 1,8 triệu người về hưu và người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội đã được tăng lương 20%, hơn 1,5 triệu người có công đã được điều chỉnh trợ cấp lên 20% so với mức chuẩn hiện hành. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 289/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân. Theo đó, thực hiện cấp bằng tiền tương đương 5 lít dầu hoả/năm (dầu thắp sáng) cho các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo ở những nơi chưa có điện lưới; điều chỉnh mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo từ 80.000 đồng/người/năm lên 130.000 đồng/người/năm; hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế đối với thành viên thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện; hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu đánh bắt hải sản, tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản; hỗ trợ ngư dân để thay máy tàu sang loại máy mới tiêu hao ít nhiên liệu hơn; hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác hải sản và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng lao động trên các tàu cá, tàu dịch vụ; hỗ trợ về dầu cho ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản. Chính phủ đã quyết định giữ ổn định mức thu học phí, viện phí và tiếp tục cho sinh viên, học sinh đại học, cao đẳng, học nghề có hoàn cảnh khó khăn được vay ưu đãi để học tập. Tiếp tục xuất gạo dự trữ quốc gia để cấp không thu tiền cho hộ đồng bào bị thiên tai, thiếu đói (5). Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các giải pháp hỗ trợ khác đối với các vùng khó khăn, vùng bị thiên tai. Điều quan trọng cần chú ý là phải xây dựng cơ chế và kiểm tra việc thực thi, bảo đảm nguồn hỗ trợ của Nhà nước đến đúng đối tượng, không bị thất thoát, tham nhũng. Cần đồng tâm, hiệp lực Chống lạm phát là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi sự trả giá và đánh đổi. Để chống lạm phát đạt kết quả, sự trả giá và đánh đổi là thấp nhất, nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước, sự chấp hành và tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc của các cấp chính quyền. Hơn nữa, thị trường thế giới đang biến động, phải theo dõi sát tình hình, cập nhật đầy đủ thông tin để có các giải pháp phản ứng kịp thời, chính xác, nhằm một mặt, hạn chế các tác động xấu do những khó khăn khách quan mới nẩy sinh; mặt khác, tận dụng được thời cơ mới xuất hiện để phát huy tiềm năng tăng trưởng của đất nước, thúc đẩy kinh tế phát triển cao hơn khi điều kiện thuận lợi. Chính phủ nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trước toàn Đảng, toàn dân về kiềm chế lạm phát. Nhưng, công cuộc này chỉ có thể đạt được kết quả khi có sự ủng hộ và đồng tâm, hiệp lực của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp, của các cơ quan thông tin đại chúng và của toàn thể nhân dân cả nước. Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề, khó khăn thách thức trong quá trình phát triển đi lên có mặt cũng rất gay gắt, nhưng thời cơ thuận lợi và tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta còn rất lớn và rất cơ bản. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và với sự quyết tâm, chung sức chung lòng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, chúng ta sẽ kiềm chế được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tiếp tục đưa nền kinh tế nước ta phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra. (1) Giá dầu thô quý 1 năm 2008 tăng gần 40% so với giá bình quân năm 2007 và dự báo tiếp tục ở mức cao như hiện nay. Thậm chí có dự báo cao hơn, lên đến 150USD/ thùng. Giá phôi thép đầu năm 2008 đã tăng 45,1% so với cuối năm 2007, hiện giá chào đã lên đến 900USD/tấn. Giá phân urê, giá bột mỳ, gạo tháng 3 năm 2008 đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2007. (2) Giá tiêu dùng ở Trung Quốc tháng 2 năm 2008 tăng 8,7% so với cùng kỳ, trong khi đó, tháng 2 năm 2007 chỉ tăng 2,7% so với tháng 2 năm 2006. Thái Lan tương ứng là 5,41% so với 2,32%; Philippin là 5,36% so với 2,64%; Khu vực đồng Euro là 3,2% so với 1,84%. (3) Năm 2008, nhiều quốc gia đã phải thực hiện điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng để đối phó với tình hình này: Mỹ 1,5% (năm trước là 2,7%); Khu vực đồng tiền chung Châu Âu 1,6% (năm trước là 2,6%); Nhật 1,5% (năm trước là 1,9%); Trung Quốc 8% (năm trước là 11,4%). (4) Tính riêng trong đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2008, có khoảng 200 nghìn ha lúa, 18 nghìn ha mạ, 25 nghìn ha rau màu bị hỏng hoàn toàn, 180 nghìn trâu bò bị chết rét... Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng. (5) Năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008 đã xuất gạo dự trữ quốc gia cấp không thu tiền cho hộ thiếu đói và bị thiên tai gần 80.000 tấn. II.KIẾN NGHỊ Tình hình lạm phát và tham nhũng hiện nay ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng và phức tạp: Tình hình lạm phát và tham nhũng hiện nay ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng và phức tạp: Hiện nay lạm phát và tham nhũng đã và đang trở thành vấn đề lo ngại của xã hội Tuy chính phủ củng đã có các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát và tham nhũng .song các biện pháp này vẫn còn hạn chế.đơn cử viêvj ấn định mức lãi xuất cao. khi các ngân hàng tăng mức lãi xuất đối với đầu vào (tiền gửi vào)thì đồng thời ngân hàng củng phải tăng mức lãi xuất cho vay thì khi đó các doanh nghiệp vay nợ ngân hàng lại càng nợ lớn hơn.dẫn đến tăng chi phí sản xuất ,tăng giá thành sản phẩm ,như vậy lại càng làm cho lạm phát chẳng những sẽ không giảm mà nó có khả năng tăng thêm .hoặc là các doanh nghiệp vẩn bán sản phẩm với mức giá cũ thi dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh không có lãi hoặc nghiêm trọng hơn sẽ làm cho doanh nghiệp mắc một khoản nợ càng lớn mà khả năng thanh toán thì không định được thậm chí phá sản doanh nghiệp .hoặc là doanh nghiệp kinh doanh tạo ra khoản lời nhỏ hơn mức lãi mà doanh nghiệp phải trả cho các ngân hàng thì dẩn đến họ có ý nghĩ là dùng khoản tiền này gửi vào ngân hàng để lấy lãi hơn là đem kinh doanh mà không được sinh lời. Đối với tham nhũng thì chính sách pháp luật nhà nước ta vẫn còn kẻ hở tạo điều kiện cho tội phạm phát triển.biện pháp kiểm tra thực thi còn lỏng lẻo ,bọn tội phạm lợi dụng kẻ hở của nhà nước và nhân dân .chẳng hạn năm 1997 tại tỉnh Khánh Hoà đã sảy ra vụ tham ô tài sản của nhân dân và nhà nước .ông Võ Hồng đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình bằng cách nhà nước trích ngân sách cho dân nghèo vay vốn làm ăn ,cải thiện đời sống văn hoá .đã lập các hồ sơ không có thật cùng với các hồ sơ của nhân dân để rút tiền một cách tàn nhẫn ... hồ sơ thật thì ông sén bớt tiền thay vì vay 2triệu thì ông tạo hồ sơ vay 5triệu ... cũng tương tự như vậy con số chiếm đoạt lên đến 7tỉ đồng .sự việc xảy ra như vậy cũng do các quan chức năng không kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc thực thi chính sách của nhà nước .vì vậy để hạn chế và triệt để tham nhũng thì nhà nước cần có những việt làm thiết thực hơn là chỉ đạo .vì những người thực hiện thường đi sai lệch mục đích dẩn đến kết quả không như mong muốn . KẾT LUẬN : Tóm lại ở mỗi quốc gia NHTW rất quan trọng.nó có vai trò to lớn trong nền kinh tế cũng như chính trị. Về kinh tế NHTW giúp ổn định nền kinh tế ,tạo điều kiện cho nhân dân sản xuất nâng cao chất lượng đời sống ,tạo thu nhập ổn định cho các cá nhân gia đình cũng như cứu các ngân hàng khác trước nguy cơ phá sản.... Về chính trị :trong việc thuế và chi tiêu của chính phủ:giảm thuế đối với một số các mặt hàng tiêu dùng,thuế nhập khẩu ,một số loại mặt hàng như ô tô ,xe máy đồ điện tử ....ngân sách nhà nước giúp cho chính phủ nhìn nhận về chi tiêu hợp lý hơn . BẢN PHỤ LỤC : Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng 9% 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 01/12/2010 9% "2619/QĐNHNN 05/11/2010" 05/11/2010 8% 2561/QĐ-NHNN 27/10/2010 01/11/2010 8% 2281/QĐ-NHNN 27/9/2010 01/10/2010 8% 2024/QĐ-NHNN 25/8/2010 01/09/2010 8% 1819/QĐ-NHNN 27/7/2010 01/08/2010 8% 1565/QĐ-NHNN 24/6/2010 01/07/2010 8% 1311/QĐ-NHNN 31/5/2010 01/06/2010 8% 1011/QĐ-NHNN 27/4/2010 01/05/2010 8% 618/QĐ-NHNN 25/03/2010 01/04/2010 8% 353/QĐ-NHNN 25/2/2010 01/03/2010 8% 134/QĐ-NHNN 25/01/2010 01/02/2010 8%/năm 2665/QĐ-NHNN 25/11/2009 01/12/2009 7% 2459/QĐ-NHNN 28/10/2009 01/11/2009 7,0%/năm 2232/QĐ-NHNN 01/10/2009 7% 2024/QĐ-NHNN 26/8/2009 01/09/2009 7% 1811/QĐ-NHNN 30/7/2009 01/08/2009 7% 1539/QĐ-NHNN 30/6/2009 01/07/2009 7% 1250/QĐ-NHNN 22/5/2009 01/06/2009 7% 1015/QĐ-NHNN 29/4/2009 01/05/2009 7% 626/QĐ-NHNN 24/03/2009 01/04/2009 7% 378/QĐ-NHNN 24/02/2009 01/03/2009 7,0% 172/QĐ-NHNN 23/1/2009 01/02/2009 8.5%/năm 3161/QĐ-NHNN 19/12/2008 22/12/2008 10,0%/năm 2948/QĐ-NHNN 03/12/2008 05/12/2008 11% 2809/QĐ-NHNN 21/11/2008 12%/năm 2559/QĐ-NHNN 3/11/2008 05/11/2008 13.0%/năm 2316/QĐ-NHNN 20/10/2008 21/10/2008 14.00%/năm 2131/QĐ-NHNN 25/09/2008 01/10/2008 14%/năm 1906/QĐ-NHNN 29/8/2008 01/09/2008 14%/năm 1434/QĐ-NHNN 26/6/2008 01/07/2008 14%/năm 1317/QĐ-NHNN 10/6/2008 11/06/2008 12,00% 1257/QĐ-NHNN 30/5/2008 01/06/2008 12% 1099/QĐ-NHNN 16/5/2008 19/05/2008 8.75 978/QĐ-NHNN 29/4/2008 01/05/2008 8.75% 689/QĐ-NHNN 31/03/2008 01/04/2008 8.75% 479/QĐ-NHNN 29/2/2008 01/03/2008 8.75% 305/QĐ-NHNN 30/1/2008 01/02/2008 8.25%/năm 3096/QĐ-NHNN 01/01/2008 8.25%/năm 2881/QĐ-NHNN 01/12/2007 8,25%/năm 2538/QĐ-NHNN 31/10/2007 01/11/2007 8,25%/năm 2265/QĐ-NHNN 28/9/2007 01/10/2007 8,25%/năm 2018/QĐ-NHNN 30/8/2007 01/09/2007 8,25%/năm 1787/QĐ-NHNN 31/7/2007 01/08/2007 8,25%/năm 1546/QĐ-NHNN 29/06/2007 01/07/2007 8,25%/năm 1143/QĐ-NHNN 29/5/2007 01/06/2007 8.25%/năm 908/QĐ-NHNN 27/04/2007 01/05/2007 8,25%/năm 632/QĐ-NHNN 29/03/2007 01/04/2007 8,25%/năm 424/QĐ-NHNN 27/02/2007 01/03/2007 8,25%/năm 298/QĐ-NHNN 31/1/2007 01/02/2007 8,25%/năm 2517/QĐ-NHNN 29/12/2006 01/01/2007 8,25%/năm 2308/QĐ-NHNN 30/11/2006 01/12/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 2045/QĐ-NHNN 30/10/2006 01/11/2006 8,25%/năm 1887/QĐ-NHNN 29/09/2006 01/10/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1714/QĐ-NHNN 31/08/2006 01/09/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1522/QĐ-NHNN 31/7/2006 01/08/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1234/QĐ-NHNN 30/06/2006 01/07/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1044/QĐ-NHNN 31/05/2006 01/06/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 854/QĐ-NHNN 28/4/2006 01/05/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 581/QĐ-NHNN 30/3/2006 01/04/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 311/QĐ-NHNN 28/2/2006 01/03/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 140/QĐ-NHNN 26/01/2006 01/02/2006 0,6875%/tháng (8,25%/năm) 1894/QĐ-NHNN 30/12/2005 01/01/2006 8,25%/năm 1746/QĐ-NHNN 01/12/2005 01/12/2005 0,65%/tháng (7,80%/năm) 1556/QĐ-NHNN 28/10/2005 01/11/2005 0,65%/tháng (7,8%/năm) 1426/QĐ-NHNN 30/9/2005 01/10/2005 0,65%/tháng (7,8%/năm) 1246/QĐ-NHNN 26/8/2005 01/09/2005 0,65%/tháng (7,8%/năm) 1103/QĐ-NHNN 28/7/2005 01/08/2005 0,65%/tháng (7,80%/năm) 936/QĐ-NHNN 30/6/2005 01/07/2005 0,65%/tháng (7,80%/năm) 781/QĐ-NHNN 31/5/2005 01/06/2005 0,65%/tháng (7,80%/năm) 567/QĐ-NHNN 29/4/2005 01/05/2005 0,65%/tháng (7,80%/năm) 315/QĐ-NHNN 25/03/2005 01/04/2005 0,65%/tháng (7,8%/năm) 211/QĐ-NHNN 28/2/2005 01/03/2005 0,65%/tháng (7,80%/năm) 93/QĐ-NHNN 27/1/2005 01/02/2005 0,625%/tháng (7,50%/năm) 1716/QĐ-NHNN 31/12/2004 01/01/2005 0,625%/tháng (7,50%/năm) 1522/QĐ-NHNN 30/11/2004 01/12/2004 0,625%/tháng (7,50%/năm) 1398/QĐ-NHNN 29/10/2004 01/11/2004 0,625%/tháng (7,5%/năm) 1254/QĐ-NHNN 30/9/2004 01/10/2004 0,625%/tháng (7,5%/năm) 1079/QĐ-NHNN 31/8/2004 01/09/2004 0,625%/tháng (7,50%/năm) 968/QĐ-NHNN 29/7/2004 01/08/2004 0,625%/tháng (7,5%/năm) 797/QĐ-NHNN 29/6/2004 01/07/2004 0,625%/tháng (7,5%/năm) 658/QĐ-NHNN 28/05/2004 01/06/2004 0,625%/tháng (7,5%/năm) 2210/QĐ-NHNN 27/02/2004 01/03/2004 7,50%/năm 285/2003/QĐ-NHNN 31/03/2003 01/04/2003 7,44%/năm 792/2002/QĐ-NHNN 26/07/2002 01/08/2002 7,20%/năm 1247/2001/QĐ-NHNN 28/09/2001 01/10/2001 7,80%/năm 557/2001/QĐ-NHNN 26/04/2001 01/05/2001 8,40%/năm 237/2001/QĐ-NHNN 28/03/2001 01/04/2001 8,70%/năm 154/2001/QĐ-NHNN 27/02/2001 01/03/2001 B TÀI CHÍNH                                                             Phụ lục số 01/CKTC-NSNN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2011 (Kèm theo Quyết định số 3212 /QĐ-BTC ngày 08/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố công khai số liệu dự toán NSNN năm 2011)                                                         Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Dự toán  năm 2011 A TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 595,000 1 Thu nội địa 382,000 2 Thu từ dầu thô 69,300 3 Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu 138,700 4 Thu viện trợ không hoàn lại 5,000 B THU CHUYỂN NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2010 CHUYỂN SANG NĂM 2011 10,000 C TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 725,600 1 Chi đầu tư phát triển 152,000 2 Chi trả nợ và viện trợ 86,000 3 Chi thường xuyên 442,100 4 Chi cải cách tiền lương 27,000 5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 6 Dự phòng 18,400 D BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 120,600 Tỷ lệ bội chi so GDP 5.3% E NGUỒN BÙ ĐẮP BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 120,600 1 Vay trong nước 92,600 2 Vay ngoài nước 28,000 BỘ TÀI CHÍNH                                                            Phụ lục số 02/CKTC-NSNN CÂN ĐỐI NGUỒN THU CHI DỰ TOÁN NSTW VÀ NSĐP NĂM 2011 (Kèm theo Quyết định số 3212 /QĐ-BTC ngày 08/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố công khai số liệu dự toán NSNN năm 2011)  Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Dự toán  năm 2011 A NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG I Nguồn thu ngân sách Trung ương 398,679 1 Thu ngân sách Trung ương hưởng theo phân cấp 388,679  - Thu thuế, phí và các khoản thu khác 383,679  - Thu từ nguồn viện trợ không hoàn lại 5,000 2 Thu chuyển nguồn ngân sách trung ương năm 2010 chuyển sang năm 2011 10,000 II Chi ngân sách Trung ương 519,279 1 Chi thuộc nhiệm vụ của ngân sách Trung ương theo phân cấp 393,071 2 Bổ sung cho ngân sách địa phương 126,208  - Bổ sung cân đối 93,779  - Bổ sung có mục tiêu 32,429 III Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước 120,600 B NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG I Nguồn thu ngân sách địa phương 332,529 1 Thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp 206,321 2 Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương 126,208  - Bổ sung cân đối 93,779  - Bổ sung có mục tiêu 32,429 II Chi ngân sách địa phương 332,529 1 Chi cân đối ngân sách địa phương 300,100 2 Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu 32,429 BỘ TÀI CHÍNH                                                             Phụ lục số 03/CKTC-NSNN DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2011 (Kèm theo Quyết định số 3212 /QĐ-BTC ngày 08/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố công khai số liệu dự toán NSNN năm 2011)                                                         Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Dự toán  năm 2011 TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 595,000 I Thu nội địa 382,000 1 Thu từ doanh nghiệp nhà nước 129,560 2 Thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (không kể dầu) 72,865 3 Thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh 80,380 4 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 32 5 Thuế thu nhập cá nhân 28,902 6 Lệ phí trước bạ 12,397 7 Thu phí xăng, dầu 11,731 8 Các loại phí, lệ phí 8,012 9 Các khoản thu về nhà, đất 34,715 a Thuế nhà đất                            1,373 b Thu tiền thuê đất 2,744 c Thu tiền sử dụng đất 30,000 d Thu bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước 598 10 Thu khác ngân sách 2,670 11 Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã 736 II Thu từ dầu thô 69,300 III Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu 138,700 1 Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 180,700 Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu 80,400 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (tổng số thu) 100,300 2 Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu -42,000 IV Thu viện trợ không hoàn lại 5,000 BỘ TÀI CHÍNH                                                                                    Phụ lục số 04/CKTC-NSNN DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, CHI NSTW, CHI NSĐP THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2011 (Kèm theo Quyết định số 3212 /QĐ-BTC ngày 08/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố công khai số liệu dự toán NSNN năm 2011)                                                         Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Dự toán năm 2011 Chia ra NSTW NSĐP A B 1 = 2 + 3 2 3 A TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 725,600 (1) 425,500 (2) 300,100 I Chi đầu tư phát triển 152,000 78,800 73,200 Trong đó: 1 Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề 24,911 9,581 15,330 2 Chi khoa học - công nghệ 5,069 2,354 2,715 II Chi trả nợ và viện trợ 86,000 86,000 III Chi thường xuyên 442,100 224,300 217,800 Trong đó: 1 Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề 110,130 22,600 87,530 2 Chi khoa học - công nghệ 6,430 4,870 1,560 IV Chi cải cách tiền lương 27,000 27,000 V Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 100 VI Dự phòng 18,400 9,400 9,000 B CHI TỪ CÁC KHOẢN THU QUẢN LÝ QUA NSNN 57,424 46,024 11,400 C CHI VAY NGOÀI NƯỚC VỀ CHO VAY LẠI 28,640 28,640 TỔNG SỐ (A+B+C) 811,664 500,164 311,500 Ghi chú: (1) Bao gồm cả số dự kiến bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương; đã loại trừ 93.779 tỷ đồng chi bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP.              (2) Đã bao gồm cả 93.779 tỷ đồng chi bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP; chưa bao gồm số dự kiến bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP. BỘ TÀI CHÍNH                                                                     Phụ lục số 05/CKTC-NSNN CÁC KHOẢN THU QUẢN LÝ QUA NSNN NĂM 2011 (Kèm theo Quyết định số 3212 /QĐ-BTC ngày 08/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố công khai số liệu dự toán NSNN năm 2011)                                                         Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Dự toán năm 2011 TỔNG SỐ 57,424 I Các khoản thu, chi quản lý qua ngân sách nhà nước 12,424 1 Phí sử dụng đường bộ 394 2 Phí đảm bảo an toàn hàng hải 630 3 Các loại phí, lệ phí khác và đóng góp xây dựng hạ tầng; thu chi tại xã 3,400 4 Thu xổ số kiến thiết 8,000 II Chi đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ 45,000 BỘ TÀI CHÍNH                                                                    Phụ lục số 06/CKTC-NSNN DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THEO LĨNH VỰC NĂM 2011 (Kèm theo Quyết định số 3212 /QĐ-BTC ngày 08/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố công khai số liệu dự toán NSNN năm 2011)                                                         Đơn vị tính: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Dự toán  năm 2011 A Tổng số chi cân đối ngân sách trung ương 425,500 I Chi đầu tư phát triển 78,800 1 Chi đầu tư xây dựng cơ bản 72,220 2 Chi xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch 160 3 Góp vốn cổ phần các tổ chức tài chính quốc tế 20 4 Chi cho vay chính sách (hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, nhà ở cho người nghèo, cho vay hộ đồng bào nghèo vùng ĐBSCL, xuất khẩu lao động 62 huyện nghèo…). 820 5 Bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi 4,500 6 Hỗ trợ các hoạt động công ích, quốc phòng 200 7 Chi bổ sung dự trữ quốc gia 880 II Chi trả nợ và viện trợ 86,000 1 Chi trả nợ 85,000 2 Chi viện trợ 1,000 III Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nước 224,300 Trong đó: 1 Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề 22,600 2 Chi y tế 10,200 3 Chi dân số và kế hoạch hoá gia đình 880 4 Chi khoa học, công nghệ 4,870 5 Chi văn hoá thông tin 1,970 6 Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn 940 7 Chi thể dục thể thao 480 8 Chi lương hưu và bảo đảm xã hội 59,450 9 Chi sự nghiệp kinh tế 17,380 10 Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường 1,100 11 Chi quản lý hành chính 23,860 12 Chi trợ giá mặt hàng chính sách 450 13 Chi khác 350 IV Chi điều chỉnh tiền lương 27,000 V Dự phòng 9,400 B Chi từ các khoản thu quản lý qua NSNN 46,024 C Chi từ nguồn vay ngoài nước về cho vay lại 28,640 Tổng số (A+B+C) 500,164 Mệnh giá Kích thước Màu chủ đạo Miêu tả Phát hành Mặt trước Mặt sau Loại giấy 100 ₫ 120 × 59 mm Nâu đen Quốc huy Tháp Phổ Minh Cotton 1992 200 ₫ 130 × 65 mm Nâu đỏ Hồ Chí Minh Sản xuất nông nghiệp Cotton 1987 500 ₫ 130 × 65 mm Đỏ cánh sen Hồ Chí Minh Cảng Hải Phòng Cotton 1989 1000 ₫ 134 × 65 mm Tím Hồ Chí Minh Khai thác gỗ Cotton 1989 2000 ₫ 134 × 65 mm Nâu sẫm Hồ Chí Minh Xưởng dệt Cotton 1989 5000 ₫ 134 × 65 mm Xanh lơ sẫm Hồ Chí Minh Thủy điện Trị An Cotton 1993 10000 ₫ 140 × 68 mm Đỏ tía Hồ Chí Minh Vịnh Hạ Long Cotton 1994 132 × 60 mm Nâu đậm trên nền vàng Hồ Chí Minh Khai thác dầu khí Polymer 2006 20000 ₫ 140 × 68 mm Xanh lơ sẫm Hồ Chí Minh Xưởng sản xuất đồ hộp Cotton 1993 136 × 65 mm Xanh lơ đậm Hồ Chí Minh Chùa Cầu Polymer 2006 50000 ₫ 140 × 68 mm Xanh lá cây sẫm Hồ Chí Minh Bến Nhà Rồng Cotton 1994 140 × 65 mm Nâu tím đỏ Hồ Chí Minh Huế Polymer 2003 100000 ₫ 145 × 71 mm Nâu sẫm Hồ Chí Minh Nhà sàn Bác Hồ Cotton 2000 144 × 65 mm Xanh lá cây đậm Hồ Chí Minh Quốc tử giám Polymer 2004 200000 ₫ 148 × 65 mm Đỏ nâu Hồ Chí Minh Hạ Long Polymer 2006 500000 ₫ 152 × 65 mm Xanh lơ tím sẫm Hồ Chí Minh Nơi sinh của Hồ Chí Minh, Kim Liên, Nghệ An Polymer 2003 Quyết toán thu ngân sách Nhà nước Quyết toán chi ngân sách Nhà nước Tỷ đồng Tỷ đồng 2008 2008 TỔNG THU 416783 Thu trong nước (Không kể thu từ dầu thô) 229786 TỔNG CHI 494600 Thu từ doanh nghiệp Nhà nước 68490 Trong tổng chi Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 43848 Chi đầu tư phát triển 135911 Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh 43524 Trong đó: Chi XDCB 124664 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 98 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội 258493 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 12940 Trong đó: Lệ phí trước bạ 7404 Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 63547 Thu phí xăng dầu 4517 Chi sự nghiệp y tế 19918 Thu phí, lệ phí 6653 Chi dân số kế họach hoá gia đình 1072 Các khoản thu về nhà đất 38202 Chi sự nghiệp khoa học và CNMT 7744 Các khoản thu khác 4110 Chi sự nghiệp văn hoá, thông tin 2713 Thu từ dầu thô 88800 Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình 1550 Thu từ hải quan 90922 Chi sự nghiệp thể dục, thể thao 1126 Thuế xuất. nhập khẩu. thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu 59927 Chi lương hưu, đảm bảo xã hội 50265 Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu 30995 Chi sự nghiệp kinh tế 21538 Thu viện trợ không hoàn lại 7275 Chi quản lý hành chính 32855 Chi bổ sung quĩ dự trữ tài chính 152 Căn cứ vào bản tổng thu,chi của ngân sách nhà nứơc năm 2008 ;ta thấy 416783 tỷ đồng - 494600 tỷ đồng = -77 817 tỷ đồng Như vậy đã thâm hụt ngân sách nhà nước là 77817 tỷ đồng. Chủ yếu chi vào các khoảng giáo dục và đào tạo,kinh tế xã hội ,kế hoạch hoá gia đình, y tế ,quản lý hành chánh,..Là những khoảng chi rất cần thiết cho đời sồng xã hội.Hàng năm chính phủ ta đã chi không ít kinh phí cho các lĩnh vực này.Và chỉ có thể chi nhiều hơn chứ không thể cắt giảm được.Nhất là lĩnh vực giáo dục đào tạo.phải cung cấp các thiết bị,xây dựng trường học và các trung tâm để phục vụ cho việc giảng dạy và học vì đây là 1 lĩnh vực rất quan trọng.lĩnh vực này làm nhiệm vụ đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.Trong giai đoạn hiện nay,đất nước đang cần những nhân tài để đưa đất nước từng bước đi lên chủ nghĩa cộng sản.Nước ta có đội ngủ lao động dồi dào nhưng trình độ quản lý chuyên môn còn thấp so với các nước đang phát triển khác.Tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại thiếu kinh nghiệm khai thác.Hoặc khai thác nhưng lại xuất khẩu ở dạng thô như :dầu,cà phê,tiêu,điều…Vì vậy chi cho lĩnh vực này là rất cần thiết. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước thu hut vốn đầu tư nước ngoài… Việc thu-chi không cân đối đang diển ra hầu hết ở nhiều quốc gia.ở nước ta thu>chi đã thiếu hụt ngân sách như vậy cứ diễn ra hàng nam nhưng chính phủ lại chưa có biện pháp để giải quyết vấn đề.theo tôi thì chính phủ nên tăng thu thuế ở các mặt hàng xa xỉ và các dịch vụ như cafe,karaoke…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7thuyet_trinh_4432.doc
Tài liệu liên quan