MỤC LỤC
I. Âm nhạc dân gian Đồng Bằng Bắc Bộ 1
1. Khí nhạc có trước hay thanh nhạc xuất hiện trước? 1
2. Hò lao động 3
3. Hát nghi lễ phong tục 4
4. Hát trong sinh hoạt 9
5. Hát giao duyên 13
6. Khí nhạc dân gian 20
II.Nghệ thuật nhảy múa và diễn xướng dân gian Đồng Bằng Bắc Bộ. 22
1. Người Việt có tồn tại loại hình múa hay không? 22
I. Âm nhạc dân gian Đồng Bằng Bắc Bộ
1. Khí nhạc có trước hay thanh nhạc xuất hiện trước?
Thiên niên kỷ I BC, cư dân đồng bằng Bắc Bộ đã chọn trống đồng làm vật thiêng và khắc hoạ vào mặt trống những cảnh sinh hoạt âm nhạc. Âm nhạc thời này gắn với nhảy múa nghi lễ tín ngưỡng. Tư liệu khảo cổ chỉ cung cấp cho chúng ta biết phần khai nhạc. Khu mộ Việt Khê, Hải Phòng đã phát hiện được mẫu hình khèn bằng đồng thau, khoảng thế kỷ IV BC(1).
Nhạc cụ còn được biết chủ yếu là bộ gõ, như: Trống, sáo, đất, khánh, các loại chuông, lục lạc, khèn, mõ, chiêng, cồng, sênh, phách, Các loại nhạc khí xuất hiện như: Đàn, sáo, tre, nhị, kèn ít có âm thanh rung. Sự hiện diện của chúng là kết quả của quá trình giao lưu trao đổi lâu dài. Có loại nhạc khí, cho đến nay vẫn còn chưa biết rõ quá trình sử dụng(2).
Trên bệ đá chùa Phật Tích (Bắc Ninh) xây dựng khoảng đầu thế kỷ XI, có hình các nhạc công đánh đàn tỳ ba, đàn giống như đàn tranh, đàn tam, trống cơm, phách, thổi sáo ngang và sáo dọc, kéo nhị. Ở đây đã thấy các nhạc cụ có âm thanh rung. Đây là bước phát triển gắn bó với sự phát triển về ngữ điệu trong tiếng nói. Cách phát triển này là cơ sở cho mối liên quan ngày càng sâu rộng với thơ văn sau này, mà trước hết phải kể đến thơ lục bát cùng dân ca, cùng các khí nhạc như: Đàn bầu, đàn đáy, đàn nguyệt, kèn Âm nhạc dân gian Đồng Bằng Bắc Bộ tuy phải qua hàng nghìn năm chịu ảnh hưởng của các luồng âm nhạc nước ngoài, vẫn giữ được bản sắc riêng và tiếp thu được những tinh hoa của chúng để làm giầu cho mình. Các thời Lý - Trần, triều đình có sử dụng nghệ nhân múa
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2800 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghệ thuật biểu diễn dân gian ở đồng bằng Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN DÂN GIAN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. Âm nhạc dân gian Đồng Bằng Bắc Bộ
1. Khí nhạc có trước hay thanh nhạc xuất hiện trước?
Thiên niên kỷ I BC, cư dân đồng bằng Bắc Bộ đã chọn trống đồng làm vật thiêng và khắc hoạ vào mặt trống những cảnh sinh hoạt âm nhạc. Âm nhạc thời này gắn với nhảy múa nghi lễ tín ngưỡng. Tư liệu khảo cổ chỉ cung cấp cho chúng ta biết phần khai nhạc. Khu mộ Việt Khê, Hải Phòng đã phát hiện được mẫu hình khèn bằng đồng thau, khoảng thế kỷ IV BC(1) Diệp Đình Hoa, Phạm Văn Kính những ngôi mộ cổ tìm thấy ở Việt Khê (Hải Phòng). NCLS. 49-61.1963.
.
Nhạc cụ còn được biết chủ yếu là bộ gõ, như: Trống, sáo, đất, khánh, các loại chuông, lục lạc, khèn, mõ, chiêng, cồng, sênh, phách,… Các loại nhạc khí xuất hiện như: Đàn, sáo, tre, nhị, kèn… ít có âm thanh rung. Sự hiện diện của chúng là kết quả của quá trình giao lưu trao đổi lâu dài. Có loại nhạc khí, cho đến nay vẫn còn chưa biết rõ quá trình sử dụng(2)Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Thành Phúc. Nhạc cụ bằng đồng, Phù Cát (Hà Sơn Bình). NPHMVKCH: 168-169, 1984 (xã Phù Cát, Quốc Oai, Hà Tây, Thế kỷ XI-XIII).
.
Trên bệ đá chùa Phật Tích (Bắc Ninh) xây dựng khoảng đầu thế kỷ XI, có hình các nhạc công đánh đàn tỳ ba, đàn giống như đàn tranh, đàn tam, trống cơm, phách, thổi sáo ngang và sáo dọc, kéo nhị. Ở đây đã thấy các nhạc cụ có âm thanh rung. Đây là bước phát triển gắn bó với sự phát triển về ngữ điệu trong tiếng nói. Cách phát triển này là cơ sở cho mối liên quan ngày càng sâu rộng với thơ văn sau này, mà trước hết phải kể đến thơ lục bát cùng dân ca, cùng các khí nhạc như: Đàn bầu, đàn đáy, đàn nguyệt, kèn… Âm nhạc dân gian Đồng Bằng Bắc Bộ tuy phải qua hàng nghìn năm chịu ảnh hưởng của các luồng âm nhạc nước ngoài, vẫn giữ được bản sắc riêng và tiếp thu được những tinh hoa của chúng để làm giầu cho mình. Các thời Lý - Trần, triều đình có sử dụng nghệ nhân múa hát Chiêm Thành, Trung Quốc, hoặc thời Lê phỏng theo âm nhạc nhà Minh, thời Nguyễn phỏng theo nhạc nhà Thanh làm âm nhạc chính thống, nhưng ảnh hưởng của âm nhạc cung đình không tác động nhiều tới ngoài dân dã.
Âm nhạc dân gian đua nở khắp nơi, thành phổ biến như: Hát ru, đồng dao, trống quân, cò lả, ví hò… Một số loại đã phát triển tới trình độ cao như: Ca trù, chầu văn, quan họ…
Âm nhạc phương Tây theo gót chân quân xâm lược Pháp tràn vào cũng chỉ gây được ảnh hưởng trong một số thành phố và vùng công giáo. Dàn nhạc kèn của nhà thờ tuy mang tính dân gian nhưng đã có một trình độ cao. Âm nhạc dân gian vẫn giữ được vai trò chủ đạo rộng khắp ở các vùng làng xóm nông thôn. Nhiều làng cũng đã có những dàn nhạc kèn, với nghệ thuật điêu luyện, cha truyền con nối, góp vui cho cộng đồng.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, âm nhạc dân gian đã được bảo tồn, khai thác làm cơ sở cho sự phát triển nền âm nhạc dân tộc hiện đại.
Âm nhạc dân gian Đồng Bằng Bắc Bộ có truyền thống lâu đời là cội nguồn của nền âm nhạc Việt Nam độc đáo và đa dạng, dân tộc và phong phú. Thông thường, có thể phân thành thanh nhạc và khí nhạc. Trong thanh nhạc, cũng có hai loại: Hát không có nhạc đệm và hát có nhạc đệm. Người Việt, không chỉ ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, mà còn ở khắp các vùng đất nước, đều thích ngâm thơ, hát thơ. Người Việt vốn nói đã như hát, cho nên về mặt này có lẽ không nên câu thức trong sự phân loại tách bạch phân biệt ca dao với dân ca. Thơ, ca, hò vè có sự phân biệt rạch ròi, nhưng đứng ở góc độ mà chúng ta quan tâm ở đây, có thể xếp chúng vào thanh nhạc. Các điệu hát thường là được truyền khẩu, nhập tâm, học thuộc lòng. Khí nhạc cũng được biểu diện độc tấu hay hoà tấu. Đứng ở góc độ dân tộc âm nhạc học, người Việt có một bản sắc độc đáo là khi đã hát các ca khúc nước ngoài họ đều Việt hoá. Ngay cả các ca sĩ được đào tạo chính quy có hệ thống, cũng có hiện tượng nêu ở trên. Ưu điểm này cũng là một nhược điểm đối với các ca sĩ chuyên nghiệp. Người Việt không có kiểu hát bè, nhưng rất chú trọng sự hoà giọng, khí nhạc khí đệm cho thanh nhạc lại làm một bè khác có tác dụng nâng giọng hát.
2. Hò lao động
Hò lao động cũng gọi là hát lao động hay hát hò, xuất hiện trên cơ sở của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.
Hát hò trong các sinh hoạt văn hoá như: Hát Xoan (phú Thọ), hát Dô, hát Chèo tầu (Hà Tây)(1) Trần Bảo Hưng, Nguyễn Đăng Hoè, Hát Dô - Chàu Tầu. TVHTT Hà Sơn Bình, 1978
, hát Dặm (Hà Nam)… Hát lao động được sân khấu hoá để trình diễn trong các lễ hội là một vốn liếng độc đáo và phổ biến. Còn có những bài hát lao động đích thực gắn bó và thích ứng với công việc nhằm tạo ra sự phấn hứng về mặt cảm xúc và tập hợp năng lực lao động của nhiều người, điều khiển năng lực này qua nhịp diệu và tiết tấu, thúc đẩy tiến hành lao động đạt hiệu quả, mang dáng dấp của một chuỗi hiệu lệnh - tín hiệu làm việc.
Với đặc trưng giỏi dùng thuyền, cuộc sống của người Việt vùng Đồng Bằng Bắc Bộ ngay trong lời ăn tiếng nói hiện nay vẫn ghi nhận nhiều dấu ấn đậm nét. Xe khách vẫn gọi là xe đò. Đi nhờ vẫn gọi là quá giang. Đây là một từ Hán Việt, nhưng cách dùng mới lại hoàn toàn thuần Việt. Trong cuộc sống những bài hát lao động được diễn xướng tại chỗ và tức thời. Liên quan đến sông nước có các điệu hò thường ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình như: Hò Đò Dọc, hò Đò Ngang, hò Qua sông lấy củi, hò Kéo thuyền… Hò chèo chuyền là lĩnh vực phong phú, đa dạng về hình thức kết cấu.
Trong điệu Hò đò dọc ở Hải Phòng tuy vế “xô” và vế “kể” được phân chia rành mạch, nhưng trong diễn xướng cứ nam hò một lượt cả “xô” lẫn “kể”, rồi nữ hò tiếp cũng như vậy(1) Giọng hát nhất do nhà cái cất giọng hò trước, gọi là câu Kể, Nhà con hay tập thể, tiếp sau, gọi là câu Xô.
.
Hò qua sông lấy củi của vùng Thuỷ Nguyên, Hải Phòng là một điệu hò đò ngang, quá trình lao động ngắn hơn hò Dọc, nhưng cũng diễn biến với kết cấu trọn vẹn. Khi mọi người đã xuống đò, người giọng nhất mở đầu bằng một câu nói không có nhịp “Anh chị em ơi! Ta hò bắt nhịp sang sông nào!”, sau đó những câu “xô” và “kể” cứ nối tiếp nhau chừng nào mà con đò chưa cập bến. Khi đò cập bến thì câu “xô” cuối cùng cũng dứt, nhường chỗ cho một câu kết mang phong cách ngẫm ngợi do người giọng hát nhất hát.
Trong hát Đô (Hà Tây) có điệu chèo thuyền do các thiếu nữ vừa hát vừa làm động tác chèo lái trong lễ hội. Cấu trúc của nó cũng mang dáng dấp một điệu hò. Đoạn đầu nhà cái hát (tương đương với “kể”), sau đó nhà con hát, nhắc lại đoạn của nhà cái ở quãng 4 cao hơn, rồi đi vào đoạn mới (tương đương với vế “xô”) và cùng dùng tiếng đệm có đặc tính nhằm mô tả động tác chèo lái.
Ở mái hò, trong hát Dậm (Hà Nam) ta cũng thấy dáng dấp của một cấu trúc hò:
“Cất quân đi đánh…
Khoan khoan xa xạ hò khoan
Bắt được tướng nói, khao binh khải hoàn
Hò huậy dô mấy dô”.
Trong hát Xoan (Phú Thọ) có một thuyền chèo, với tiết mục Giã Cá, mô tả cách đánh cá bằng đội hình múa. Cấu trúc điệu hát Giã Cá cũng có lời ca đệm tương đương với hai vế “xô”, “kể” trong hò:
“Đánh tiếc hay là đánh te là hỡi chúng ta đánh tiếc hay là đánh te. Giọng dậm mà là anh đứng anh đè riếc rô là vông vông tầm vông vông tập à tầm vông là vông”.
Ta còn thấy những điệu hát chèo thuyền trong Chèo Chái hê (Bắc Ninh), hát Chầu văn, hát Chèo… Trong hát Ghẹo (Phú Thọ) bài hát Vãi tôi tập phúc đóng bè, cho ta một bằng chứng về sự giao lưu của hát Hò lao động cả trong hát giao duyên trữ tình và hát nghi lễ - phong tục.
3. Hát nghi lễ phong tục
Hát nghi lễ - phong tục bao gồm hát Xoan (Phú Thọ), hát Dậm (Hà Nam), hát Dô, hát Chèo tầu (Hà Tây), hát ải Lao (Hà Nội)…
Đây là những bài hát trình bày trong dịp Hội mùa hàng năm theo phong tục và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng ở các làng xã giữa một môi trường trang trọng của lễ nghi và đại náo của hội hè với trống dong, cờ mở, đèn, hương, hoa, quà, rước xách, tế lễ, cúng bái, xướng, cầu chúc, trò vui… nhằm cầu mong sự che chở cho tai qua nạn khỏi, phù hộ độ trì bình yên no ấm.
Hát Xoan có lề lối riêng thay đổi theo yêu cầu địa phương. Thường mở cuộc hát vào buổi tối, tại gian giữa đình. Người xem ngồi đứng xung quanh.
Mở đầu, ông Trùm cùng ông Chủ Tế của làng đứng trước hương án thờ hát Chúc và đọc bài khấn theo nghi thức. Sau đến trò Giáo Trống, Giáo Pháo của một kép trẻ. Tiếp đến 4 đào ra hát Thơ Nhang, mang nội dung dâng hương. Bài hát đóng Đám kết thúc giai đoạn I đã mang nội dung giao duyên, tuy vẫn được coi là “lề lối” (nghi thức).
Giai đoạn II: Thường trình diễn 13 quả cách sau:
1. Kiều giang cách.
2. Nhàn ngâm cách
3. Tràng mai cách
4. Ngư - tiều - canh - mục cách.
5. Đối giấy cách
Hồi liên cách
Xoan thời cách
Hạ thời cách
9. Thu thời cách
10. Đông thời cách
11. Tứ mùa cách
12. Thuyền chèo cách
13. Chơi dâu cách.
Các “quả cách” có nội dung miêu tả đời sống và sinh hoạt nông thôn, hoặc ca ngợi thiên nhiên, hoặc kể chuyện xưa tích cũ, v.v… Âm nhạc của các cách có nhiều vẻ. Phong cách cơ bản là hát nói, được trình bày với một kép ngồi giữa, vừa đánh trống vừa hát “dẫn cách”, các đào hát phụ hoạ, nhắc lại lời “dẫn cách” hoặc “lời đệm”, hoặc tiếng “đưa hơi”. Lời quả cách có phần đóng góp của nho sĩ bình dân, thường chia ba phần:
a. Giáo cách (mở đầu).
b. Đưa cách (phần giữa).
c. Kết cách (phần cuối).
Phần quả cách được coi như phần hát thờ. Khi có nhiều phương tham gia, lễ hội thường dành hẳn một đêm để các phường trình diễn.
Giai đoạn ba còn có nhiều tiết mục múa hát khác: Các hoạt cảnh, các trò chơi. Đây là phần hứng thú và sinh động nhất: “hát trao tình”, “chơi bợm gái”, “bỏ bộ”…do các đào vừa hát vừa làm “điệu bộ” hoặc múa.
Tiết mục “Xin hoa - Đố chữ” mang tính chất “giao duyên” do 8 đào và 4 kép hát đối đáp. “Gái ho” cứ một nam hai nữ làm một cách hoa, cầm tay nhau vừa quay lộn, vừa tạo hình vừa hát. Tiếp theo còn “Hát Đúm”.
Tiết mục kết thúc chương trình hát Xoan : “Giã Cá” hoặc “Đánh cá”, là cảnh múa hát sôi nổi. Đào là cá, kép là người đánh cá, hai bên săn đuổi cho đến khi bắt được cá, khiêng để lên bệ thờ, dâng thần. Khi ông chủ tế vào tế “cá” mới được nhấc xuống. Có nơi như Đức Bác lại dùng kép làm cá.
Hát Dô ở Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Tây được ghi chép thành sách gọi là Quốc nhạc diễn ca”, chỉ trình diễn 36 năm một lần tại “Ca Xoan Điện”, do một đội gồm nhà “cái” hát dẫn giọng chính và nhà “con” (một số thiếu nữ ở làng). Nội dung hát Dô cũng gồm những bài ca khẩn nguyện mùa màng tươi tốt, dân làng thịnh vượng, ca ngợi bốn mùa… miêu tả chèo thuyền, dệt cửi… và giao duyên.
Hát Chèo tàu ở Tân Hội (Gối) Đan Phượng, Hà Tây lại diễn ra 20 năm một lần để tưởng niệm việc khởi nghĩa thời Hai Bà Trưng tại một “dinh” dựng tạm trên một khu ruộng ngoài làng. Ngoài những bài hát nghi thức cầu cúng, hát Chèo tầu còn cả nhiều bài hát trữ tình giao duyên trình diễn với bè xướng (đơn ca) của “Nhà cái” và bè xô (đồng ca) của “Nhà con”. Ở đây cũng có bỏ bộ.
Hát Dậm, điệu hát mang tính sử thi của dân ca nghi lễ - phong tục gắn với Lễ hội thờ Thành Hoàng hàng năm. Các “con dậm” là những cô gái thanh tân từ 13 đến 20 được tuyển lựa vào phường tập luyện theo sự hướng dẫn của cụ “Trùm”, “Con dậm” mặc áo dài nâu năm vạt, váy lỉnh, yếm đỏ, chít khăn mỏ quạ. Cụ Trùm mặc quần áo vàng, chít khăn vàng đứng giữa cầm sênh đánh nhịp cho con dặm vừa múa vừa hát các bài khấn nguyện như: Hoá sắc, Phong ống, Phong pháp, Dâng Hương… các bài về sinh hoạt lao động như: Mắc cửi, chăn tằm, dệt vải, đi cầy… ca ngợi tình yêu nam nữ như: Bỏ bộ, v.v…
Hát ải Lao được trình diễn tại Hội Dóng làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội vào đầu tháng tư Âm lịch hàng năm để tưởng niệm vị anh hùng huyền thoại Phù Đổng Thiên Vương(1) Nguyễn Văn Huyên, Les fêtex de Phù Đổng, Une bataille ce’leste dans la trdition annamite. Cahier le la socie’te’ de Ge’ographie de Hanoi. XXXIV.H. 1938.
.
Phường ải Lao cũng gọi là phường Tùng Choạc có 20 trai trẻ làng Hội Xá (cùng tống Phù Đổng xưa) chuyên trách phục vụ.
Như ở các lễ hội khác, chương trình hát ải Lao cũng gồm hát, múa và diễn trò.
Trình tự:
- Hát làm lễ trình.
- Hát khi rước nước.
- Hát khi rước vàng lễ.
- Hát diễn trò săn hổ.
- Hát khi hành quân đi đánh giặc
- Hát đi chiến thắng
- Hát đi thu quân trở về
- Hát đi khao quân
- Hát đi tế kết thúc Hội.
Phường ải Lao ăn ở tại Hội, biểu diễn theo thời gian và trên các địa điểm mô phỏng diễn biến của trận đánh của Thánh Dóng diệt giặc xâm lược.
Tuy là loại hát phục vụ cho các nghi thức nhưng nội dung hát ải Lao người việc phản ánh trình tự Lễ hội như: Vào đền, ra đền… còn ca ngợi sự ra đời của Thánh Gióng.
Chèo Chái hê là loại hát ở vùng Kinh Bắc, có những điệu kể hạnh, hát văn, hát than, hát xẩm thập ân, kể bày… trong lễ tang hay trong dịp lễ “xá tội vong nhân” ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Chèo Chái hê được sắp xếp thành hệ thống bài bản ca khúc, thể hiện các giai đoạn công việc:
1- Đẵn gỗ. 2 - Kéo gỗ 3 - Cốn bè. 4 - Xuôi bè. 5 - Xẻ ván. 6- Nắn ván. 7- Mai quai. 8 - Mai cọc chèo hoa. 9- Chở đò. 10 - Cắm sào. Phần mở đầu, kể chuyện 6 người con hiếu thảo.
Cách hát cũng theo hình thức “xướng”, theo lề lối, trình tự và tiếng mõ của Nhà cái cầm nhịp cho đội Nhà con, phục trang đồng bộ, tay cầm gậy sơn son thếp vàng làm điệu bộ và “xô” theo.
Hát Văn, hay hát Chầu Văn, là âm nhạc chuyên dùng hát chầu cho nghi lễ Hầu bóng (hay lên đồng) trong đạo tứ phủ, một tín ngưỡng lâu đời của cư dân vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và Việt Nam.
Các cung văn thường vừa hát vừa chơi nhạc đệm, gồm chủ yếu là nhạc gõ và cây đàn nguyệt.
Hát Văn có hát Thơ và hát Thi. Bao giờ bài Văn đồng cũng mở với bài Chầu phủ đền đến Văn tạ, kết thúc cuộc hát. Nội dung chính là những bài hát chầu từng vị Thánh Mẫu đứng đầu các phủ: Thiên, Nhạc, Thoải (Thuỷ) và Địa đều không giáng đồng. Chỉ có các Quan, các ông Hoàng, các Cô, các Cậu, Ngũ hổ. Ông Lốt (Rắn), những trợ thủ cùng các Chầu đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ là hoá thanh của các Thánh Mẫu mới giáng đồng.
Hát Văn tuy theo bài bản nhưng được trình bày bằng nhiều điệu như: Bỉ, Miễu, Thống, Phú, Kiều dương, Dọc, Cờn, Xá, Hãm, Nhịp một, Chèo đò, Bỏ bộ, Thỉnh (phụ đồng), Văn, Hò, Song thất, Lới lơ, Cò lả, Hành vân, Ngũ đối, Lưu thuỷ, Kim Tiền, Bình bản, Sai, Dồn, Đưa thư… Hát Văn tiếp thu rất rộng rãi âm nhạc dân gian và thơ văn dân gian để có thể diễn đạt được nhiều trạng thái tình cảm tuỳ nơi, tuỳ lúc và tuỳ tính cách từng vị Thánh giáng đồng.
Tứ phủ không có Trần Hưng Đạo, nhưng trong việc thờ tự, cầu cúng tại cá Điện Mẫu, Đức Thánh Trần vẫn tham gia với vị trí cao, nhất là phần trừ tà hộ mệnh.
4. Hát trong sinh hoạt
Đây là thể loại hát tản mạn trong gia đình, chòm xóm, phản ánh mối quan hệ huyết thống như: Mẹ con, chị em, vợ chồng, bà cháu… hay giữa các thành viên của cộng đồng làng xã. Thể lọai này rất đa dạng, phong phú, gắn bó chặt chẽ với nhiều sinh hoạt dân dã, như: Hát Ru, hát Trẻ em, hát Xẩm… Ngoài ra còn một số loại hình đơn giản, thông thường, phổ cập rộng khắp: Kể chuyện thơ, ngâm vịnh Kiều, lẩy Kiều, ngâm Chinh phụ, kể Lục Vân Tiên, kể vè… Đây là loại ngâm ngợi, văn vần, có ngữ âm, ngữ điệu tự do, lối đọc thơ, kể chuyện cách điệu cao hơn nói thường, nhưng chưa đạt mức âm nhạc.
Vè là lại văn vần dân dã thường được sáng tác nhằm phản ánh những sự việc khác thường, xuất hiện đột ngột trong xóm làng với mục đích phê phán, giáo huấn theo đạo đức truyền thống như: Chuyện “bỏ chồng theo trai”, “bất hiếu”, bất mục”… Cũng có những bài vè dài ca ngợi gương người tài, việc tốt như: Vè Vợ ba Cai Vàng,… Loại vè này thường do các nho sĩ sáng tác, có tính “Sử thi”, được phổ cấp rộng rãi qua những người hát xẩm và đã được nhân dân thừa nhận.
Hát ru, ngay từ buổi chào đời, con người đã tham dự vào buổi hoà nhạc độc đáo chỉ có một diễn viên - Người Mẹ - và một người nghe - Con. Tuổi thơ ấu của chúng ta đã được làm quen với loại tín hiệu thông tin Ru Con này. Cũng từ đó nẩy sinh hình thức âm nhạc hát Ru. Có thể nói không một dân tộc nào không có hát Ru, bởi lẽ hễ có người Mẹ là có ru Con. Tất cả tình cảm thương yêu sâu nặng của Mẹ được biểu lộ bằng những tiếng ngâm nga êm dịu: Ạ, à, ơi… ru hời… với tiết tấu nhẹ nhàng đung đưa theo nhịp tay, nhịp võng… Hát Ru đồng bằng Bắc Bộ gắn bó với đặc điểm ngôn ngữ vùng đồng nước và thói quen thẩm mỹ người dân làm lúa nước. Đây là loại âm nhạc dân gian truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú, nhưng chất nhạc lại mộc mạc hồn nhiên. Người Mẹ vùng này đã qua hát Ru gửi gắm những tâm tư, tình cảm, phản ánh đời sống tinh thần của xã hội, gửi vào đó bao điều sâu xa, thấm thía về con người và cuộc đời. Hát Ru đã là một trong những yếu tố đầu tiên góp phần cấu thành tính cách, tâm hồn dân tộc trong mỗi con người. Hát ru còn mang nhiều nội dung ngụ ngôn, giáo huấn…. Với các hình thượng thiên nhiên xã hội thân quen như: Con cò, con vạc, ông trăng, ông trời, cây đa, bến nước…
Nét nhạc quen thuộc thường mở đầu cho câu hát, sau đó cũng có thể gặp lại ở giữa câu và cuối câu. Nét nhạc này ngắn gọn xác định chủ âm câu hát.
“Đố ai ngồi võng không đưa
Ru con không hát, anh chừa rượu tăm”.
Hát Trẻ em - Những bài hát thường kèm theo trò chơi, cũng quen gọi là đồng giao, do ông bà, cha mẹ, anh chị sáng tác ra nhằm dỗ dành, dậy bảo con em lứa tuổi từ nhỏ đến 14, 15. Đây là quãng đời sống chưa hoàn thiện về chất và tư duy của con người, có đặc thù sinh lý và tâm lý riêng.
Kho tàng hát Trẻ em Đồng Bằng Bắc Bộ đa dạng, phong phú, không ngừng được kế thừa và phát triển đời nọ qua đời kia và có vai trò quan trọng trong sự hình thành bản lĩnh, bản sắc dân tộc.
Qua sưu tầm, những bài Trẻ em mà chúng ta còn được biết thường là những bài hát của các em từ 6 - 7 đến 12 - 13 tuổi. Quãng tuổi vui chơi ca hát này tuy ngắn ngủi nhưng khá sôi động. Sự bắt chước là một bản năng trội nhất trong sinh hoạt hàng ngày của các em. Trong những bài hát Trẻ em ta thấy nhiều sự lặp lại cái dáng dấp mộc mạc, thô sơ vốn có trong sáng tác dân gian của người lớn cổ xưa. Một phần những bài hát này bắt nguồn từ những bài hát, hoặc múa - hát của người lớn, được các em tiếp thu hoặc nguyên vẹn, hoặc trích đoạn, rồi sửa đổi, thêm bớt tuỳ tiện cho phù hợp. Một phần khác là những bài hát trẻ em do những người trông nom các em sáng tác và truyền đạt. Xưa thường ông bà là những người có điều kiện tiếp xúc với các em nhiều nhất. Tất cả những bài hát Trẻ em dù từ nguồn gốc nào, các em cũng đều nhào nặn lại trong thực hành diễn xướng. Các em luôn cải biến chúng cho phù hợp với lối chơi, cách chơi ở từng nơi, từng lúc. Bài Nu na nu nống hợp với chơi trên giường, trên phản, ngoài hiên. .. Bài Dung giăng dung giẻ lại hợp với cảnh ngoài sân đêm trăng, khi được bà, mẹ hay chị hoặc các em dắt tay nhau cùng chơi, vừa hát vừa đi dong.
Với các em lứa tuổi không cần phải người coi sóc. Các bài kiểu Xỉa cá mè, Rồng rắn… thường là phổ biến. Ở đây cùng với lời hát còn có nhiều trò phụ hoạ như: Bắt chước tiếng chó cắn “gâu, gâu”, tiếng mèo kêu “ngao, ngao”… khi có tiếng người “buôn men” rao bán. Đặc biệt khi chơi trò Rồng rắn, các em đã đi vào đối đáp giữa Rắn đi lấy thuốc cho con để dẫn đến đuổi bắt khúc đuôi rắn. Trò Chi chi chành chành lại mở đầu một cuộc đi ẩn, đi tìm, hấp dẫn.
Cũng có nhiều bài hát Trẻ em mang nội dung tập nói, tập đếm, tập đố… Phải nhận rằng hát Trẻ em đều ít nhiều nhằm mục đích dạy dỗ các em ý thức đùm bọc bảo vệ lẫn nau (Rồng rắn), rèn luyện sự nhanh nhẹn (Chi chi chành chành), sự khéo léo (Rải ranh, chuyền thẻ), sự sạch sẽ (Xỉa cá mè)…
Hát Trẻ em thường dự trên âm điệu tiếng nói, là một bộ phận trong âm nhạc dân gian, có mối quan hệ chung với các thể loại khác, nhưng đặc biệt được cấu trúc nhịp điệu theo kiểu chu kỳ, thường gắn với trò chơi và luôn gắn bó với ngữ khí, ngữ điệu của tiếng nói.
Hát Xẩm, được trình diễn tại những nơi công cộng nhiều người qua lại như: Chợ búa, bến đò, gốc đa, quán nước, hội hè… Do đó ngày xưa vẫn quen gọi là “Xẩm chợ”.
Hát Xẩm thường do từng gia đình, từng nhóm đôi ba người… mà người chủ yếu thường bị mù. Hát Xẩm bao giờ cũng có nhạc chơi phụ hoạ. Nhạc cụ thường gặp là trống mảnh, đàn bầu, nhị, hồ, cặp kè, mõ… Người hát, vừa hát vừa chơi nhạc, nhưng người khác hát đỡ giọng và chơi nhạc theo. Họ có thể chơi được nhiều nhạc cụ thay đổi theo làn điệu sử dụng.
Nội dung hát Xẩm rất rộng rãi về đề tài: Từ những bài hát, ca ngợi quê hương đất nước, anh hùng dân tộc, đến những chuyện nhân tình, thế sự, thân phận con người trái kiếp lỡ duyên… Người hát Xẩm thường vận dụng từ những bài ca dao, hò, vè hay lấy trích tử các truyện thơ Nôm quen thuộc và trình bày bằng nhiều làn điệu dân ca và lời hát rất gần với âm điệu tiếng nói. Lời hát Xẩm chủ yếu là thể thơ sáu tám và sáu tám biến cách có thêm tiếng đệm, tiếng lót. Người hát Xẩm rất giỏi cóp nhặt thơ ca dân gian, thuộc lòng nhiều câu hát, nhiều tích truyện. Họ sẵn sàng phục vụ yêu cầu của người nghe.
Hát Cẩm đề cập sâu rộng qua nội dung phong phú và hình thức trình diễn dân dã, đa dạng, hấp dẫn.
Hát Xẩm còn sở trường trào lộng, châm biếm những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội… như: Giết chó khuyên chồng, Mài dao dạy vợ, của Phi nghĩa có giầu đau, Tiếc gà chôn mẹ… Bên cạnh đó còn có các bài vè dà mang nội dung lịch sử: Vè cụ Đề Thám, vợ Ba Cai Vàng, ông Đội Cấn…
Hát Xẩm có 7 làn điệu chính:
a. Chỉnh bong.
b. Huê tình (hay riềm huê).
c. Nhà trò (hay Ba bực).
d. Thập ân.
e. Phồn Huê.
f. Hát ai.
g. Bốn mùa.
Ngoài ra còn sử dụng nhiều làn điệu dân ca khác nhau: Bồng mạc, Sa mạc, Cò lả, Trống quân, Ví, Ru, Ru con…
Rất tiếc, hát Xẩm cũ nay chưa thấy được phục hồi. Hiện nay có loại hát xẩm mới, dùng nhạc điệu các bài hát quen thuộc, đặt lời mới, biến tấu, biến cách, như: Đại thắng mùa xuân, Đào đá đỏ.
5. Hát giao duyên
Hát Giao duyên là một sinh hoạt âm nhạc tương đối thuần tuý như: Hát Quan họ (Bắc Ninh), hát Ghẹo (Phú Thọ)… rất phong phú về nội dung và đa dạng về cách thức diễn xướng, có thể phân thành ba loại:
a. Lối hát Giao duyên gắn liền với tục kết nghĩa (kết chạ, kết hiếu, kết bạn…) làng xã.
b. Lối hát Giao duyên gắn với tục thời vụ, nghề nghiệp.
c. Lối hát Giao duyên trong sinh hoạt hàng ngày giữa trai gái.
Hát Giao duyên tuy cũng có xuất hiện tản mạn trong hát hò - lao động, hát nghi lễ - phong tục, hát sinh hoạt, nhiều khi thành hoạt cảnh múa hát (như xin hoa - đố chữ trong hát Xoan…) nhưng chỉ là một phần phụ thuộc.
Hát Quan họ (Bắc Ninh) là một sản phẩm âm nhạc dân gian đặc biệt. Vùng Quan họ rộng gần 60 km2 gồm 50 làng thuộc các huyện Tiên Sơn, Yên Phong, Tan Yên và thị xã Bắc Ninh(1) Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý - Quan họ, Nguồn gốc và quá trình phát triển NXBKHXH. H. 1978.
.
Hát Quan họ là loại dân ca giao duyên nhiều giọng điệu, Sinh hoạt hát Quan họ có lề lối nghi thức và tổ chức tập thể gọi là Quan họ. Mỗi Quan họ thường gồm khoảng 10 người toàn nam hoặc nữ, có anh Cả, chị Cả đứng đầu. Một làng có thể có một hoặc nhiều Quan họ. Xưa Diềm (Viêm Xá) có 6 bạn nam, Thị Cầu chỉ có một Quan họ nam, Nhồi (Hoà Bình) chỉ có một Quan họ nữ.
Trai Quan họ mặc áo lụa, áo the, quần trắng “ống sớ”, khăn xếp, ô lục soạn. Gái Quan họ mặc áo mớ bẩy mớ ba tứ thân nhiễu điều, nhiễu tía, yếm đào cổ xẻ, thắt lưng hoa đào, hoa lý, váy lụa, váy chồi thâm, nón thúng quai thao, nón ba tầm, đeo khuyên vàng, khuyên bạc, xà tích ống vôi bạc.
Thường các Quan họ cùng làng không hát với nhau mà tìm kết bạn chính thức với Quan họ khác giới thuộc làng khác và chỉ với một mà thôi. Điều đáng lưu ý là trai gái Quan họ kết nghiã không bao giờ lấy nhau. Hát Quan họ thường được tổ chức vào dịp hội đình, hội chùa, đám khao, đám cưới.
Trong giao tiếp, theo tuổi tác mỗi Quan họ có xếp thứ bậc để gọi, từ Anh Cả, chị Cả, đến anh Hai, chị Hai… cho đến hết. Cách ăn nói với nhau bao giờ cũng rất lịch sự, lễ phép bằng một điều thưa, hai điều gửi, một điều liền anh, hai điều liền chị, một điều anh cả, chị cả, anh hai, chị hai,… Ngay khi mời ăn cũng nói.
“Hôm nay, liền chị đã có lòng sang chơi bên đất nước nhà em, anh em nhà em chạy được mâm cơm thì đầu mâm đĩa muối, cuối mâm đĩa vừng, mâm nan, bát đàn để xin được mời đương Quan họ dựng đũa lên chén, để anh em nhà em được thừa tiếp”.
Sinh hoạt Quan họ ngày hội, ngày đám thường vào ban ngày ở những địa điểm gần như: Cửa đình, sườn đồi, bờ suối… Những nơi có điều kiện thì tổ chức hát trên thuyền.
Hát ngoài trời dù mưa dù nắng, trai thường che ô, nữ thường đội nón. Hát Quan họ thường theo quy trình:
- Giai đoạn I mở đầu: Hát giọng Lề lối (các bài Phong thư, Gửi thư, Thơ đúm, Đàn đúm, Hừ la, La rằng, Tôi rằng, Bạn lan, Cây gạo… Chuyển sang giọng Sổng (các bài hát cho thông giọng).
- Giai đoạn II - Hát giọng Vặt: Đây là giai đoạn hát, âm nhạc không đơn điệu như ở Lề lối mà phát triển phong phú, nhiều vẻ, tinh tế, đa dạng.
- Giai đoạn III - Giã bạn: Kết thúc.
Lối hát Quan họ cứ từng nhóm hai người một bên, nam cũng như nữ, người hát phụ coi như “luồn giọng”. Bên nam hát một bài, bên nữ hát đối lại cùng bài nhưng lời khác. Ví dụ: Nam hát bài: Thuyền thúng - Nữ đối lại bài: Lúng liếng. Hai bài này nhạc điệu giống nhau nhưng khác lời.
Hát Quan họ tuy lấy “đối giọng” là chính, nhưng vẫn có thể kết hợp cả “đối ý”, như bên nam hát Bốn mùa - bên nữ hát Bốn phương, hoặc bên nam: Ba mưới sáu thứ cây - bên nữ: Ba mươi sáu thứ chim. Do yêu cầu “đổi ý” nên “đổi giọng” cũng được châm chước như: Nam: Mười nhớ - Nữ: Mười thương dù khuôn khổ nhạc điệu không cùng).
Trong hát Quan họ đã có sự “biến cách” trong quy luật “đổi giọng” như Mười nhớ - Mười thường và một số bài trong Giã bạn.
Do có quy luật đổi giọng nên nhiều điều hát khác thể loại cũng được tiếp thu và phát triển như: Lý Cây đa có thêm: Chẻ tre đan nón, Trèo lên quan Dốc,…Lý hoài xuân có thêm: Trèo lên trái núi Thiên Thai, Tranh treo ba bức tình đôi ta,… Cũng từ đây, Quan họ có giọng Ai, nghe buồn, vì xây dựng trên giai đoạn của Kể hạnh trong nhà chùa, Lâm khốc trong đám ma,… Điệu Bắt bài hát nguồn từ một điệu hát Tuồng như: Bài Phùng quan tế hội, dùng toàn lời chữ Hán: Điệu Thuỷ đường là một điệu dân ca vùng Móng Cái (Quảng Ninh); Điệu Mười cua từ điệu Sa mạc và Ru hời; Điệu Ca đàn từ bài hát Thu trên đảo Kinh Châu của nhạc sĩ Lê Thương; Điệu Cò lả trong bài Giã bạn…
Hát Quan họ là một hình thức ca bắt nguồn từ lối hát Giao duyên mộc mạc, đơn giản xa xưa, như hát Đúm,…mà phát triển. Gặp môi trường văn hoá thuận lợi của Bắc Ninh, vùng cửa ngõ kinh thành Thăng Long, nơi giao tiếp của các luồng văn hoá Đồng Bằng, miền Núi, Trung du, miền Biển, miền Trong và có vốn nghệ thuật dân gian phong phú, vốn sinh hoạt văn hoá đa dạng (Chèo, Tuồng, Hát nhà tơ, Hát Chầu văn, Kể hạnh, Chèo Chái hê, hát Trống quân…) nên đã trở thành một loại hình âm nhạc giao duyên độc đáo trong nền văn hoá Đồng Bằng Bắc Bộ và Việt Nam.
Đặc điểm âm nhạc Quan họ được cấu trúc theo mô típ “lèo lượn” (như thêu) nối tiếp từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp, kết hợp với nhịp độ chậm. Hát Quan họ dùng hơi cổ đưa âm thanh phát ra ngoài, không giữ âm thanh lại trong lồng ngực để ngân dài, nên để đưa hơi đã dùng phụ âm “h” (hì, hi, ha…) bên cạnh các nguyên âm khác, nên những chỗ đưa hơi phải chuyển động “lèo lượn” hoặc chia nhỏ cao độ và nhấn trọng âm. Nghệ nhân gọi là “Hơi hột”. Những thủ pháp này đã làm cho hát Quan họ được thanh thoát và mềm mại.
Hát Quan họ luôn thu hút các luồng dân ca khác để phát triển, nên thường thích ứng kịp thời với yêu cầu thẩm mỹ thời đại. Gần đây hát Quan họ đã ngắn gọn, khoẻ và nhanh hơn. Đó là những mặt mạnh của hát Quan họ.
Hát Ghẹo là một loại hát Giao duyên nổi tiếng lâu đời ở các xã Bình Dân, Mê Linh (huyện Tam Nông) và Hùng Nhĩ (huyện Thanh Sơn) tỉnh Phú Thọ.
Hàng năm khi các làng kết nghĩa mở hội, dân làng kén chọn con trai hoặc con gái làng, giỏi ca hát, có giọng tốt để ôn luyện trước khoảng một tháng. Nếu làng đón “nước nghĩa” thì dùng các cô gái do một bà trùm ra tiếp và ca hát. Còn nếu đi dự hội làng kết nghĩa thì làng cử các chàng trai do một ông trùm hướng dẫn. Nhóm hát Ghẹo cũng cùng đi trong đoàn đại diện của làng như thành viên. Đến tối, hai nhóm của hai làng kết nghĩa trải chiếu trong căn nhà rộng hát với nhau suốt sáng. Họ hát từng đôi nam, đôi nữ, đồng âm đơn điệu. Hát đôi để đỡ giọng cho nhau và mở rộng âm lượng.
Cuộc hát thường được chia ra ba chặng:
- Chặng thứ nhất: Ví trầu: Giọng ví lấy “đối câu”, “đối lời’ làm chính.
- Chặng chứ hai: Giọng Sổng: Giai điệu mang tính ngâm ngợi, bày tỏ nỗi niềm tâm sự, ước vọng về hạnh phúc lứa đôi.
- Chặng thứ ba: Song giọng: là chặng phong phú nhất, gồm nhiều làn điệu, nhiều nội dung, đề tài khác nhau xoay quanh chủ đề tình yêu.
Ở chặng thứ nhất và chặng thứ ha, hai bên hát dựa vào làn điệu đã có, chỉ thay đổi lời như: Cứ hết bài giọng ví thì chuyển sang giọng Sổng - Rồi chuyển “Song Giọng”.
Ở chặng thứ ba, hai bên nam nữ đối đáp bằng hết các bài của một điệu rồi mới chuyển sang các bài thuộc điệu khác. Hát lấy “đối giọng” là chủ yếu, nhưng vẫn kết hợp “đối lời’.
Những điệu hát ở chặng này phần lớn là những ca khúc có chủ đề độc đáo, cấu trúc hoàn chỉnh, nhưng cũng có “biến tấu” như:
Khuynh hướng
Tên bài
Người hát
Số lần hát: khuynh hướng (bằng chữ cái)
Tổ khúc
Hoa thơm
Nam
A
A2 Biến tấu
Hoa thơm
Nữ
A1
A3
Tổ khúc
Trèo lên Quán Dốc
Nam
A
A2 Biến tấu
Trèo lên Quan Dốc
Nữ
A1
A3
Tổ khúc
Cái ruộng năm sào
Nam
A
Cái ruộng năm sào
Nữ
A1
Tổ khúc
Thuyền ai róc rách
Nam
A
Thuyền ai róc rách
Nữ
A1
Bên cạnh những bài hát ở thang âm thuần nhất, cũng có nhiều bài ở thang âm khác nhau, tạo ra điệu thức khác nhau. Sự biến động và điệu thức này một phần do sự biến động của phát âm khi hát, như bài “Thuyền ai róc rách”.
Hát Ghẹo, với tên gọi nôm na được nhiều địa phương khác dùng gọi lối hát Giao duyên của địa phương mình, như: Hát Ghẹo Sơn Tây, Hát Ghẹo Thanh Hoá…
Hát Ghẹo Phú Thọ gắn với tục kết nghĩa giữa các làng, ít nhiều mang tính cách của âm nhạc “Phòng khách”, có hơi hướng mang tính chất thi thố tài năng, nên luôn phát triển, dùng thủ thuật “đổi giọng” để đưa lối hát Giao duyên đơn điệu trở thành lối hát Giao duyên đa điệu. Sự phát triển của hát Ghẹo (Phú Thọ) phần dựa vào chất liệu sống với bài bản sẵn có để biến tấu được xem là vốn bài gốc, “giọng nội”. Phần thu nạp những điệu hạt dân gian khác, chuyển hoá làm giầu cho mình, là vốn bài tiếp thu, “giọng ngoại”.
Dạng hát Giao duyên gắn với thời vụ, nghề nghiệp trong sinh hoạt hàng ngày, thường được gọi là hát Trống quân, hát Đúm, hát Ví… được tổ chức vào những đêm mùa cấy, mùa cầy hàng năm giữa các toán nữ thợ cấy và các trai thợ cầy, thợ mạ đến làm thuê trong làng. Thời gian lao động này kéo dài khoảng hai tháng. Cuộc hát gồm hai bên nam, nữ. Hát đối giọng, đối lời, đối làn, đối điệu, hát tự do. Ngoài ra các cuộc hát còn được tổ chức vào dịp nông nhàn, nhất là tháng bảy, tháng tám Âm lịch, lúa mùa đã cấy, không khí mát mẻ, không có mưa, nắng hanh, đêm trăng sáng, trời đầy sao. Trai gái trong làng rủ nhau hát ở ngoài trời, trên sân rộng hay một bãi cỏ… vào ban đêm.
Trống quân là tên gọi của một điệu hát dùng lời thơ sáu tám, giai điệu biến đổi theo dấu giọng và nhắc đi nhắc lại suốt bài. Hát Trống quân lấy đối lời, đối ý là chính nên tiếng đệm lót không nhiều. Cũng có làng đưa th hát Trống quân làm một tiết mục của Hội làng. Lúc này trai gái của nhiều làng có thể tham gia thi tài… Người ta khoét một hố sâu ở giữa bãi, trên mặt úp kín một mảnh ván nhỏ hay mảnh tôn hoặc đặt một thùng sắt úp ở giữa sân, hai bên thùng đóng hai cọc có khoảng cách bằng nhau độ 3 đến 5m, tới nơi ngồi của bên nam và nữ, căng một giay thép buộc giữa hai đầu cọc, chạy qua mặt thúng trên đầu một que chống từ đáy thúng hay mặt ván lên vừa căng giây vừa thay “ngựa đạn” mà hố và thùng là trống, là hòm cộng hưởng. Khi hát, người ta dùng que gõ vào dây phía mình để tạo tiếng “trống” làm nhịp lưu không, báo hiệu mở đầu và kết thúc bài hát.
Hát Đúm thường được coi như một sinh hoạt giải trí (trừ hát thi), thỉnh thoảng cũng được người nghe tặng thưởng khuyến khích những giọng hát hay, những câu đối đáp tài giỏi. Tất nhiên buổi hát nào cũng có thủ tục mở đầu chào hỏi và tạm biệt kết thúc.
Cuộc hát Giao duyên tự do thường được kéo dài tới gần sáng, nêu hai bên ngang tài ngang sức và hát xen kẽ nhiều điệu khác như: Ví, cò lả, lý, đúm… để cho bớt phần đơn điệu, bao giờ cũng có mở đầu, kết thúc và phần chủ yếu của nội dung cuộc hát vẫn là điệu Trống quân.
Hát Ví là loại dân ca đồng ruộng vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, được dùng khi hát làm cỏ, cấy lúa, vừa làm vừa hát với nhau cho vui, có khi để trêu ghẹo cả người qua đường:
“Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại em than vài lời
Đi đâu vội mấy anh ơi
Công việc đã có chị tôi ở nhà
Này anh cả anh hai đó ơi!”.
Chữ hát Ví còn được dùng để gọi những cuộc hát Giao duyên khác. Ngoài làn điệu riêng của mình, người hát Ví cũng sử dụng các làn điệu dân ca khác trong cuộc hát, như: Cò lả, Trống quân, Sa mạc, Bồng mạc…
Hát Ví, điệu hát duyên dáng, trữ tình, trong sáng, giản dị, tiết tấu khoan thai…đã tung vào khoảng trời trong, gió thoảng mênh mang trên đồng lúa xanh rờn những âm thanh quyến rũ lòng người cùng tếng chim chiền chiện, tiếng sáo diều… thành tiếng quê hương của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ vậy.
Vùng đồng bằng Bắc Bộ còn có loại hát Giao duyên, gọi là hát ống. Cuộc hát và lối hát gần giống hát Trống quân và hát Ví, cùng dùng các làn điệu phổ biến quen thuộc. Điểm khác là hai bên nam nữ ngồi cách xa, thường là ở hai bên bờ ao. Họ dùng một sợi chỉ chăng qua mặt nước mỗi đầu chỉ lồng vào trong một ống nứa, ống tre. Dây chỉ dẫn tiếng hát từ ống bên Nam sang ống bên Nữ và ngược lại. Cuộc hát thường gồm trai gái trẻ tỏng làng, trong vùng, vào những thời gian nghỉ việc đồng áng đợi mùa vụ hay đồng đầy nước nổi vì lũ lụt. Những cuộc th này nhiều khi cũng dẫn đến đám hỏi, đám cưới.
Thời kháng chiến còn có phong trào học các bài hát. Nam nữ thanh niên sắm sổ để ghi lời các ca khúc quần chúng, “Trăng lên tập hợp hát vang nhà”.
6. Khí nhạc dân gian
Đồng Bằng Bắc Bộ có một nền khí nhạc không kém phần đặc sắc từ những vật liệu nằm trong tầm tay.
Thanh tre, thanh gỗ đã trở thành bộ phách cao sang: Đoạn thân tre, thân luồng và vỏ quả bầu đã thành cây đàn một dây độc đáo trên thế giới. Trống Trung thu của trẻ em có nguồn gốc từ bộ da nhỏ bé của con ếch ộp; Mõ tre, mõ gỗ thông báo cho bà con dân làng có tai có hoạ; hố đất đậy ván căng dây mở lối vào những cuộc hát Giao duyên, hát Trống quân,… Thậm chí, con trâu khi chết đi còn để lại bộ da bưng trống và cái sừng là tù và…
Những cái da diết tình quê lại nằm sau tiếng sáo diều vi vu trên tầng không và tiếng võng kẽo kẹt trên hè.
Ngày nay ở Đồng Bằng Bắc Bộ, chưa tìm được trong kho tàng âm nhạc dân gian những bản nhạc không lời thuần tuý. Họa chăng ta chỉ được nghe các dàn nhạc hoà tấu những bài nhạc có lời đem bỏ lời đi, như đàn bát âm ở tế tự hoặc những đoạn nhạc nền, nhạc mở đầu, nhạc lưu thông…
Sự hiện diện của khí nhạc dângian ngày nay còn trong các dàn nhạc Sư tử, Bát âm, nhà Chùa, Ca trù, Sân khấu… hoặc tài tử, có thể sắp xếp như sau:
Bộ gõ: Tuy thô sơ nhưng khả năng rất lớn, căn bản dùng để đệm cho hát và hoà nhạc, thường dùng để bắc cầu, chấm câu, đấm vế và cũng có lúc dùng độc lập. Bộ gõ gồm có: Trống chiêng, mõ, xênh, phách, cập kè, thanh la, não bạt, beng beng, tiu cảnh…
Chỉ riêng gia đình nhà trống đã có: Trống cái, trống cơm, trống chiến, trống khẩu, trống đế, trống mảnh, trống bộc, trống ngũ lôi… mỗi cái mỗi vẻ. Tiếng trống cái trong bộ Ngũ lôi gây nên một cảm giác trịnh trọng đường hoàng. Tiếng trống đế trong Chèo tạo nên một không khí vui vẻ tấp nập nhộn nhịp… nếu thiếu nó sẽ mất đi cái xao xuyến vui mừng của ngày mùa.
Tiếng phách của ca trù tuy chỉ từ ba que gõ trên đoạn tre mà đủ tiếng rè, tiếng bẹt, tiếng nặng, tiếng nhẹ… trà trộn một cách tế nhị, chạm trổ một cách công phu.
Tiếng mõ khi gõ thưa, đều, gây một không khí buồn buồn hẻo lánh, khi gõ không đều thỉnh thoảng lại về, thì gợi lên một cảm giác hồi hộp. Những tiếng của bộ gõ tuy không có cao thấp nhưng biết gõ từ nhẹ đến nặng, từ câm đến vang cũng làm nền cho giai điệu phóng khoáng bay lên. Nó thoang thoảng và thông suốt, đóng câu, mở câu bằng tiết tất nhịp điệu, không bằng hoà thanh.
Bộ gẩy gồm có nguyệt, sến, tỳ, tam, đáy, trong đó độc đáo và nổi nhất là đáy và nguyệt.
Trong ca trù cây đàn đáy chuyên đệm cho hát, tiếng no đục, không vang, có thể khoẻ, có thể vui buồn, nhưng bao giờ cũng kín đáo, âm sắc với bộ gõ, gần với tiếng tre gỗ, luôn ăn khớp với phách hay dùng bắc cầu.
Cầy đàn nguyệt thường dùng trong đàn bát âm, chầu văn, sân khấu, tiếng vang khoẻ, làm ăn bè trầm dàn đàn, thường dùng độc tấu.
Cây sến âm lượng bé hơn Nguyệt thường đi kèm với Nguyệt.
Cây tỳ có tiếng vui, biến tấu phong phú, nanh, rung âm cao trong dàn đàn.
Tam là cây đàn có âm sắc gần với bộ gõ, nhất là trống, tiếng khoẻ, vui, hơi thô, và mạn, thật thà, có khi ngộ nghĩnh.
Trong bộ gẩy còn cây đàn tranh (hay thập lục) và cây đàn bầu có tiếng đồng tiếng thép. Đàn tranh có dư âm vang lâu, tính chất vui, nhẹ nàng. Bầu là cây đàn xuất phát từ đàn nhạc xẩm dùng để bắc cầu, lấy giọng, tiếng rất khoẻ gần bộ gõ, âm sắc tế nhị vang dài nhất trong các dây đàn, khả năng chuyển điệu phong phú. Đây là một cây đàn dân tộc độc đáo.
Ta còn gặp ở bộ gõ hiện nay cây đàn tam thập lục có nguồn gốc Trung Quốc, tiếng vui, ấm, âm vực rộng nhưng khả năng chuyển điệu hẹp.
Bộ Vĩ có cò líu, nhị và hồ. Nhị xưa chuyên dùng trong bát âm, sân khấu. Tiếng nhị êm, ấm, vui thắm thiết nhưng không khoẻ.
Bộ hơi gồm có sáo con, sáo màng, tiêu, kèn. Sáo và sáo màng có tiếng mạnh đi xa, vui. Tiếng tiêu ấm, trầm, gây cảm giác xa xăm hẻo lánh.
Ta đã gặp các nhạc cụ này trong các dàn nhạc: Bát âm, Ca trù, Chèo, Cẩm, Tuồng, Cải lương. Chầu văn, Nhà chùa, Trống chiếng, Tài tử.
Khi nhạc dân giàn đồng bằng Bắc Bộ chưa phát triển thành thể loại âm nhạc không lời, nhưng qua sự tích hợp và tổng hoà trong các diễn xướng dân gian và sân khấu truyền thống, vẫn phát huy tác dụng mạnh mẽ vào đời sống văn hoá cộng đồng, tạo cơ sở cho việc tiếp thu khí nhạc thế giới hiện đại(1) Tô Ngọc Thanh, Chủ biên, Tìm hiểu âm nhạc dân tộc cổ truyền, Nxb VH.H. 1986.
.
II. Nghệ thuật nhảy múa và diễn xướng dân gian Đồng Bằng Bắc Bộ.
1. Người Việt có tồn tại loại hình múa hay không?
Trong quá trình hình thành và phát triển nền văn hoá truyền thống, nghệ thuật nhảy múa của người Việt ở Bắc Bộ lâu đời, đa dạng và phong phú đã hoà nhập vào các hội làng, các diễn xướng dân gian, các loại hình biểu diễn sân khấu và các trò chơi trẻ em mà không tồn tại độc lập thành loại hình riêng, nên đã có nhiều người ngộ nhận rằng dân tộc Việt không có nghệ thuật nhảy múa.
Nghệ thuật nhảy múa của cư dân Việt có sớm nhất còn qua những hình người múa được hoá trang đầu đội lông chim, tay cầm đạo cụ làm động tác cách điệu: Ta thấy các điệu múa khá phong phú gắn bó chặt chẽ với nghề trồng lúa nước. Chúng có cấu trúc đối xứng, theo tuyến gãy khúc, đội hình tròn hay dây cung… Hình người giã gạo đứng đối mặt, tay cầm chày, chân trước chân sau, người thì ngả ra trước, người thì ngả ra sau… Hình hai người ngồi đối diện hơi ngả ra sau, chân sát nhau, gót để trên mặt đất phẳng, các ngón hướng lên trời, lòng bàn chân đối nhau, hai tay song song đưa ra phía tứơc, khuỷu tay hơi co lại, cổ tay uốn cong, bàn tay ngửa lên trời, một tay hơi cao như thể hiện sự cầu xin…
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- VHOA (48).doc