MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài. 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. 2
1.4. Yêu cầu của đề tài. 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước 4
2.1.2. Nguồn nước thải và đặc điểm nước thải công nghiệp 10
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 11
2.2.1. Tình hình khai thác than trên thế giới. 11
2.2.2. Tình hình khai thác than ở Việt Nam. 12
2.2.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước Việt Nam 18
2.2.4. Ô nhiễm môi trường nước ở một số vùng khai thác khoáng sản của Việt Nam 21
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Phạm vi, đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 23
3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
3.2. Nội dung nghiên cứu 23
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội thị trấn Giang Tiên. 23
3.2.2. Khái quát về mỏ than Phấn Mễ; chất lượng, trữ lượng và công nghệ khai thác than của Mỏ 23
3.2.3. Chất lượng nước trên địa bàn Thị trấn Giang Tiên. 23
3.2.4. Tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường nước thị trấn Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên 23
3.2.5. Ý kiến người dân về ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đén môi trường nước thị trấn Giang Tiên. 23
3.2.6. Một số định hướng và giải pháp khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại thị trấn Giang Tiên 23
3.3. Phương pháp nghiên cứu 23
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
4.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội của thị trấn Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên 26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội. 30
4.2. Khái quát về mỏ than Phấn Mễ, chất lượng, trữ lượng và công nghệ khai thác than của Mỏ. 34
4.3. Chất lượng nước trên địa bàn thị trấn Giang Tiên 39
4.3.1. Chất lượng nguồn nước mặt 40
4.3.2. Chất lượng nước ngầm 41
4.4. Tác động của các hoạt động của mỏ than Phấn Mễ tới môi trường nước của thị trấn Giang Tiên 43
4.5. Ý kiến người dân về tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường nước thị trấn Giang Tiên 47
4.5.1. Nhận thức chung 47
4.5.2. Ảnh hưởng của của khai thác than tới nước ngầm và nước mặt thị trấn Giang Tiên 47
4.6. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước và định hướng cho công tác bảo vệ môi trường nước của địa phương. 51
4.6.1.Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 51
4.6.2. Các định hướng trong công tác quản lí môi trường nước địa phương 52
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54
5.1. Kết luận 54
5.2. Đề nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
66 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4174 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than của mỏ than Phấn Mễ đến môi trường nước thị trấn Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a khô. Mùa mưa bắt đầu từ bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9; đặc điểm của mùa này là nhiệt độ cao, độ ẩm lớn. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Đây là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa phùn kéo dài, vào những ngày đậm có sương muối xảy ra gây ảnh hưởng nhiều tới đời sống và sản xuất của nhân dân.
Chế độ nhiệt.
Nhiệt độ bình quân năm là 23,30C, tất cả cỏc thỏng trong năm có nhiệt độ bình quân đều trên 150C, chênh lệch nhiệt độ giữa cỏc thỏng trong năm tương đối cao. Tổng tớch ụn khoảng 80000C, tổng số giờ nắng trung bình khoảng 1300 giờ và phân bố không đều giữa cỏc thỏng trong năm. Tháng có số giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 2 với tổng số giờ nắng là 41 giờ.Thỏng có số giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 9 với tổng số giờ nắng là 185 giờ.
Chế độ mưa
Do thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ nên chế độ mưa ở đây mang những đặc trưng sau:
+ Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô, lượng mưa ít chiếm 15% tổng lượng mưa cả năm.
+ Từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa mưa, lượng mưa chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm. Trong đó tháng 7, 8 có lượng mưa lớn nhất (chiếm khaỏng 40% tổng lượng mưa cả năm) lại trùng với mựa bóo nờn thường gõy ỳng ngập, sạt lở đất.
Lượng mưa trung bình đạt 2020mm/năm nhưng phân bố không đều.
Lượng bốc hơi và độ ẩm
Đây là vựng cú lượng bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 985,5 mm.
+ Lượng bốc hơi trung bỡnh tháng là 84mm.
+ Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng 5) là 99,9mm.
+ Lượng bốc hơi tháng thấp nhất (tháng 3) là 62,3mm.
Nhìn chung chênh lệch lượng bốc hơi giữa cỏc thỏng trong năm ít hơn so với chênh lệch lượng mưa.
Độ ẩm không khí trung bình là 80%, độ ẩm không khí cao nhất là 85%, thấp nhất là 80%.
Với tình hình khí hậu như vậy thị trấn Giang Tiên thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp. (Trần Đình Mạnh, 2008) [5].
4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên.
a. Tài nguyên nước
Thị trấn Giang Tiờn cú nguồn nước mặt tương đối phong phú. Toàn thị trấn có khoảng 6,58 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ao hồ nuôi cá phục vụ đời sống nhân dân. Trên địa bàn thị trấn cú sụng Đu chảy xung quanh phía nam của thị trấn, sông Giang Tiên chảy phía đông và nhiều kênh, suối, khe nên nguồn nước tương đối ổn định. Do lượng mưa nhiều, có nhiều suối nhỏ nên trữ lượng nước ngầm tương đối dồi dào.Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng chỳng cũn nhiều hạn chế.
Tóm lại tài nguyên nước của thị trấn Giang Tiên tương đối dồi dào. Nhưng do điều kiện địa hình dốc, phân cắt và độ che phủ rừng thấp (103,82ha) nên mùa mưa dòng chảy tăng gây lũ lụt, mùa khô dòng chảy cạn kiệt gây thiếu nước hạn hán.
b. Tài nguyên đất
Theo bản đồ thổ nhưỡng 1/ 25000 trên địa bàn thị trấn Giang Tiờn có 6 loại đất chính là:
Đất phù sa không được bồi (P) phân bố phía nam thị trấn có diện tích là 13,70 ha, độ dốc < 30 chiếm 3,59% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại đất tốt thích hợp cho trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày.
Đất phù sa ngòi cuối (Py) phân bố phía tây nam thị trấn có diện tích là 12,60 ha, độ dốc < 30 chiếm 3,31% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có diện tích ít nhất, thích hợp cho trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác.
Đất bạc màu (B) phân bố ở phía nam thị trấn có diện tích là 28,10 ha, độ dốc < 30 chiếm 7,37% diện tích tự nhiên.
Đất dốc tụ (D) phân bố ở phía đông và tây bắc thị trấn, có diện tích là 23.20 ha, chiếm 6,08% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất hình thành do sự tích tụ của các sản phẩm phong hoá trên cao đưa xuống nờn cú độ phì tương đối khá, thích hợp trồng cây ngắn ngày.
Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét (Fs) phân bố ở đông bắc thị trấn có diện tích là 46,90 ha, độ dốc 8- 150 chiếm 12,30 diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu sẽ có quá trình glõy hoỏ mạnh. Đây là loại đất thích hợp cho trồng chè, cây ăn quả, trồng rừng.
Đất vàng nhạt trên đá cát (Fp) phân bố ở trung tâm thị trấn có diện tích là 244,43 ha, độ dốc 8- 150 chiếm 64,12% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất, chiếm hơn một nửa diện tích của thị trấn. Đất này có bề mặt màu xám, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có nhiều sạn thạch anh, đất chua thích hợp sản xuất nông lâm kết hợp.(Vũ Thị Hương Giang, 2008)[2]
Nói chung tài nguyên đất của thị trấn khá đa dạng về loại. Loại đất bằng có độ dốc < 80 tương đối thuận lợi cho sản xuất cây trồng hàng năm có diện tích khoảng 77,60 ha chiếm khoảng 20,36% diện tích tự nhiên. Còn lại là đất xấu dốc chỉ phù hợp với việc trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả chiếm khoảng 290 ha chiếm khoảng 76,42% diện tích tự nhiên. Song đó là các điều kiện giúp cho thị trấn đảm bảo an ninh lương thực và phát triển các cây công nghiệp dài ngày.
d. Tài nguyên nhân văn
Thị trấn Giang Tiên là nơi cư trú của cộng đồng nhiều dân tộc anh em như Tày, Nựng, Sỏn Chớ…nờn hội tụ những bản sắc dân tộc độc đáo. Mỗi dân tộc lại có những nét đặc trưng về tập quán sản xuất, bản sắc văn hoỏ riờng tạo nên một nền văn hoá đặc sắc. Người dân ở đây giàu truyền thống cách mạng, cần cù, chịu khó, đoàn kết, có ý thức vươn lên. Thêm vào đó, Thị trấn có Đền trình Dương Tự Minh là di tích lịch sử được xếp hạng có ý nghĩa lớn với sự phát triển kinh tế- xã hội.Với nguồn tài nguyên nhân văn như vậy, nên trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển; đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường cần phải chú ý đến tập quán cụ thể của mỗi dân tộc để từ đó nâng cao ý thức người dân trong công tác BVMT.
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội.
4.1.2.1. Đánh giá tổng quát về các chỉ tiêu kinh tế- xã hội.
Dưới định hướng phát triển kinh tế- xã hội chung của toàn huyện, trong thời gian qua thị trấn Giang Tiên cũng đạt được những thành tích nhất định, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy là một thị trấn miền núi, trình độ dân trí chưa cao song với những tiềm năng về khí hậu, đất đai, tài nguyên thị trấn Giang Tiờn đó đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. Sự chuyển dịch này phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá nông thôn, đem lại những kết quả tốt và tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của thị trấn Giang Tiên được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Giang Tiên năm 2008
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Giá trị
1
Tổng giá trị sản xuất
Triệu đồng
21630
2
Nông lâm nghiệp
Triệu đồng
4406
3
Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
Triệu đồng
5257
4
Thương mại- dịch vụ
Triệu đồng
11967
(Nguồn: Trần Đình Mạnh, 2008)[5]
Qua bảng trên ta thấy rằng cơ cấu ngành của thị trấn đó cú những bước thay đổi rõ rệt. Tổng giá trị sản xuất năm 2008 đạt xấp xỉ 21 tỉ đồng. Trong đó chiếm ưu thế là ngành thương mại dịch vụ đạt giá trị là 11967 triệu đồng. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt mức 5257 triệu đồng. Tuy có thu nhập thấp hơn so với các ngành khác (4406 triệu đồng) nhưng ngành nông lâm nghiệp vẫn là thế mạnh của địa phương trong thời gian tới.
4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm
a. Vấn đề dân số
Trong những năm qua, dân số và sự gia tăng dân số luôn đặt ra những bài toán nan giải cho các cấp ngành ở nhiều địa phương. Dân số tăng nhanh gây ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đặt ra những thách thức lớn cho môi trường. Ví như tàn phá rừng, đốt nương làm rẫy để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của con người đó gõy hậu quả khôn lường cho tự nhiên và cho cuộc sống của chính chúng ta. Do đó việc kiếm soát dân số tại địa phương là tối cần thiết hiện nay. Dưới đây là sự biến đổi dân số tại thị trấn Giang Tiên được thể hiện trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tình hình dân số Thị trấn Giang Tiên trong 3 năm 2006- 2008
Chỉ tiêu
Đơn vị
2006
2007
2008
Dân số trung bình
người
3545
3558
3675
Dân số nam trung bình
người
1836
1734
1864
Dân số nữ trung bình
người
1709
1824
1811
Mật độ dân số
người/ km2
930
933
964
(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Phú Lương, 2008)[13]
Từ bảng trên có thể thấy, trong 3 năm qua ở Thị trấn Giang Tiờn dân số không ngừng tăng. Nếu như năm 2006 dân số trung bình chỉ ở mức 3545 người thì đến năm 2008 đã là 3675 người (tăng 130 người). Mật độ dân số cao (964 người/km2 năm 2008) đem lại nhiều khó khăn cho thị trấn trong việc giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân.
b. Vấn đề lao động- việc làm
Với tỉ lệ tăng dân số cao nên thị trấn Giang Tiờn có một nguồn nhân lực khá dồi dào. Tuy nhiên, do điều kiện, tập quán và trình độ còn thấp khiến cho lao động có chuyên môn tay nghề cao đáp ứng cho ngàng sản xuất hiện đại cũn ớt. Đa số lao động làm trong các ngành nông nghiệp. Năm 2008 cả thị trấn có 2420 lao động thỡ cú tới 680 lao động nông nghiệp chiếm 28 %. Còn lại là 1740 lao động phi nông nghiệp. Bình quân có khoảng 2 lao động trên một hộ. Trong thời gian tới, thị trấn sẽ có những điều chỉnh hợp lí cơ cấu lao động phù hợp nhu cầu xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế của địa phương. Tình hình lao động của thị trấn được thể hiện trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tình hình lao động thị trấn Giang Tiên năm 2008
Chỉ tiêu
Đơn vị
Số lượng
Tổng lao động
người
2420
Lao động nông nghiệp
người
680
Lao động phi nông nghiệp
người
1740
Số hộ
hộ
950
Bình quân lao động/ hộ
2,54
(Nguồn: Trần Đình Mạnh, 2008)[5]
4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
a. Hệ thống giao thông.
Giao thông là ngành giữ vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, mở rộng giao lưu kinh tế giữa cỏc vựng với nhau. Nhận thức được tầm quan trọng đó, thị trấn đã chủ động quan tâm, nâng cấp xây dựng hệ thống giao thông. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn có con đường quốc lộ 3 chạy qua và nhiều con đường liờn thụn, xúm được bê tông hoá bằng nguồn vốn Nhà nước và nhân dân.
b. Thuỷ lợi
Trong những năm qua thị trấn đã không ngừng đầu tư xây dựng tu bổ các công trình thuỷ lợi nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất, chủ động tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất canh tác trong thị trấn. Nhiều khe suối nước chảy quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tăng năng suất cây trồng.
Hệ thống điện
Từ đầu năm 2003, toàn thị trấn có mạng lưới điện quốc gia do Nhà nước đầu tư thí điểm “Điện khớ hoỏ nông thôn", toàn thị trấn có một trạm biến áp, 5 km đường dây cao thế, 8 km đường dây hạ thế. Đến năm 2006 có 100% số hộ trong thị trấn được sử dụng điện.
Thông tin liên lạc
Toàn thị trấn có một trạm bưu điện phục vụ cho việc thông tin liên lạc của nhân dân, tổng số máy điện thoại bàn tính đến năm 2007 là 982 máy, bình quân khoảng 3 người/máy.
4.1.2.4. Văn hoá- giáo dục- y tế
a. Văn hoá xây dựng
Trong những năm qua cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của thị trấn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Song song với sự phát triển kinh tế thì đời sống văn hoá của nhân dân thị trấn cũng được quan tâm.
Hiện nay thị trấn đã xây dựng được một nhà văn hoá phục vụ cho giao lưu văn hoỏ, cú sân bóng chuyền và 1 sõn cầu lông để hàng năm mở các cuộc giao lưu thi đấu. Bên cạnh đú cỏc phố cũng đang cùng nhau xây dựng phố văn hoá, gia đình hoá.
b. Giáo dục
Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng thị trấn vẫn quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, nhằm nâng cao dân trí và tạo nguồn lao động có kiến thức cho tương lai. Đến tháng 4/2006 cả thị trấn Giang Tiờn cú 3 trường là: Trường Mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở Giang Tiên.
Trường mầm non xây dựng được 10 phòng học, bình quân 20 em/phòng. Trang thiết bị dạy và học cho cỏc chỏu được trang bị tương đối đầy đủ. Trường tiểu học cũng xây dựng được 10 phòng học, bình quân 30 em/phòng. Trường THCS đã xây dựng khang trang, toàn trường có 268 học sinh. Năm 2008 Trường đã vinh dự đón nhận danh hiệu là trường chuẩn quốc gia.
Trong những năm qua số lượng học sinh của trường tiểu học và THCS có chiều hướng tăng. Các bậc phụ huynh đều nhận thức được tầm quan trọng của việc học nên rất quan tâm đến việc học của con cái. Tình trạng học sinh bỏ học hay lưu ban giảm hẳn. Đội ngũ giáo viên của các trường đều được qua đào tạo chính quy, tốt nghiệp từ trung cấp trở lên.
Trên địa bàn thị trấn đã hoàn thành 100% phổ cập giáo dục tiểu học. Do đó để sự nghiệp giáo dục của thị trấn phát triển cần phải có những đầu tư quan tâm thích đáng hơn.
c. Y tế
Toàn thị trấn có 1 trạm y tế gồm 4 phòng, trang thiết bị nội thất phục vụ cho khám chữa bệnh còn hạn chế. Một số loại thuốc điều trị còn thiếu thốn nên đa số bệnh nhân phải lên tuyến trên. Tổng số cán bộ trạm gồm 4 người: 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 1 y tá viên, ngoài ra mỗi xúm cũn cú 1 y tá viên. Vì vậy thị trấn cần quan tâm hơn nữa đến ngành y tế để đảm bảo công tác phục vụ chăm sức khoẻ cho nhân dân.
4.2. Khái quát về mỏ than Phấn Mễ, chất lượng, trữ lượng và công nghệ khai thác than của Mỏ.
4.2.1. Khái quát về mỏ than Phấn Mễ.
Mỏ than Phấn Mễ thuộc công ty Gang thép Thỏi Nguyờn, cỏch thành phố Thỏi Nguyờn 15 km về phía Tây Bắc. Mỏ bắt đầu khai thác từ dưới thời thực dân Pháp, cho đến sau Cách mạng Thỏng Tám thuộc về Nhà nước ta. Trước năm 1979, mỏ than Phấn Mễ trực thuộc công ty than Nội Địa do bộ Năng Lượng quản lí. Đến tháng 3 năm 1979, đứng trước nhu cầu phát triển ngành luyện kim thì mỏ Phấn Mễ được giao cho Công ty Gang Thép Thỏi Nguyờn quản lí.
Trước đây mỏ chủ yếu khai thác ở mỏ lộ thiên Phấn Mễ nhưng sau chuyển sang khai thác cả ở mỏ Làng Cẩm thuộc xã Phục Linh- Đại Từ. Do nhu cầu phát triển và thực hiện chủ trương sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp của Tổng công ty thép Việt Nam, Công ty Thộp Thỏi Nguyờn vào 1/4/2006 mỏ than Phấn Mễ sát nhập với mỏ than Làng Cẩm. Hiện nay, mỏ gồm 2 khu vực khai thác là khu vực hầm lò Làng Cẩm và khu vực lộ thiên Phấn Mễ.
Khu vực khai thác mỏ nằm trong vùng địa hình núi cao trên 700m, núi thấp có sườn dốc 15- 200 và địa hình thung lũng có độ nghiêng 3- 50 chủ yếu là đất trồng lúa và trồng màu. Khu vực khai thác than Làng Cẩm có độ dốc giảm dần từ Nam sang Bắc còn khu vực khai thác than Phấn Mễ có độ dốc giảm dần từ Bắc sang Nam và gặp nhau tại sông Đu. Sông Đu là một vết nứt gãy của cấu trúc địa tầng của khu vực mỏ than Phấn Mễ.
Là một mỏ than giàu truyền thống, hiện toàn Mỏ đang đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước như: Giữ nghiêm kỷ luật lao động; quản lí lao động, quản lí vật tư chặt chẽ; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; kiên quyết chống tệ quan liêu, tham ô, lóng phớ… lãnh đạo Mỏ đã thường xuyên tổ chức và coi trọng việc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm lao động, sản xuất giữa các phân xưởng, thế hệ. Phát huy khả năng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của mỗi người trong quá trình làm việc. Năm 2007 đó cú 33 sáng kiến làm lợi cho Mỏ 367 triệu đồng. Chính điều này giúp cho năng suất, hiệu quả lao động ngày càng tăng. Từ những phong trào thi đua này mà tổng sản lượng than trong năm đạt 204.032 tấn, bằng 159,4% kế hoạch năm. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 60 tỷ đồng, bằng 120,6% kế hoạch năm. Lương bình quân của cán bộ, công nhân đạt 2.374.000 đồng/người/thỏng.(Mỏ than Phấn Mễ,2008) [7].
4.2.2. Chất lượng, trữ lượng và công nghệ khai thác than của Mỏ.
a. Đặc điểm chất lượng, trữ lượng than tại mỏ Phấn Mễ.
Mỏ than Phấn Mễ khai thác chủ yếu là than mỡ, một loại than hiếm đặc thù cho công nghiệp luyện kim có trữ lượng khỏ ớt ở nước ta. Đây là loại than có màu đen, độ cứng thấp, mềm xốp, khả năng vỡ vụn cao nhưng nhiệt năng lớn. Qua kiểm tra đặc tính kĩ thuật năm 2008 cho thấy than của mỏ than Phấn Mễ có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của công ty Gang thép Thỏi Nguyờn. Với hàm lượng tro là 11,46%, độ ẩm 1,41%, nhiệt lượng là 8626 kcal/kg năm vừa qua Mỏ đã cung cấp hơn 60% than loại I và gần 40% than loại II cho Công ty.
Về trữ lượng, mỏ than Phấn Mễ bắt đầu được đưa vào khai thác năm 1966 với công suất 40000 tấn/năm với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn. Đến năm 1997, mỏ Bắc Làng Cẩm bắt đầu khai thác với công suất 60000 tấn/năm với trữ lượng 770 nghìn tấn. Từ đó đến nay sản lượng khai thác của Mỏ không ngừng tăng. Chỉ tớnh riờng quý I năm 2009, sản lượng khai thác của Mỏ là 128000 tấn than tinh, 150000 tấn than thô.
b. Công nghệ khai thác của mỏ than Phấn Mễ.
Hiện nay Mỏ than Phấn Mễ sử dụng chủ yếu 2 công nghệ khai thác chính là: khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò.
* Công nghệ khai thác lộ thiên
Đây là phương pháp khai thác được dùng chủ yếu ở mỏ than Phấn Mễ.
Than
Bốc xúc
(Máy xúc)
Vận tải ô tô
Bãi chứa than
Nguyên khai
Sàng tuyển than
(sàng khô, tuyển nổi)
Than
thương phẩm
Đá thải
Đất bóc
Khoan bắn mìn
Bốc xúc đất
( máy xúc )
Vận tải ô tô
Bãi thải
Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ khai thác than lộ thiên.
1. Khai bắn mìn
Để phá vỡ đất đá các mỏ đã tiến hành nổ mìn bằng phương pháp nổ mìn vi sai.
Các thuốc nổ thông thường được sử dụng là amụnit 6B và Gnamụnit 79/ 21, lượng thuốc nổ sử dụng không lớn. đường kính lỗ khoan bắn mìn từ 100- 200mm.
Ở các mỏ có quy mô nhỏ như mỏ Bắc Làng Cẩm- Phấn Mễ thì lượng thuốc nổ sử dụng thường là 3,8 kg thuốc nổ/tấn. Thiết bị khoan sử dụng là máy khoan CZ20 với số lượng 8 cái.
2. Xúc bốc đất đá và than.
Mỏ hiện đang sử dụng 6 máy xúc Э2503 của Liờn Xụ để xúc than. Gầu xỳc cú dung tích từ1,5- 2,5 m3. Công việc bốc xúc thanở bãi chứa than lên ô tô, tàu hoả được kết hợp cả máy xúc và thủ công.
3. Vận tải đất đá và than
Phần lớn công tác vận tải đất đá từ khai trường ra bãi thải các mỏ sử dụng ô tô tự đổ Kpaz 256b có tải trọng 12 tấn. Việc chuyển than từ gương tầng về bãi chứa ở các mỏ cũng sử dụng ụtụ tải trọng 12 tấn.
4. Công tác sàng tuyển than
Trong than nguyên khai ở mỏ thường lẫn đá kẹp từ 5- 10% ảnh hưởng tới chất lượng than. Để loại bỏ lượng đá này mỏ sử dụng công nghệ tuyển sàng khô. Phương pháp tuyển than ở hầu hết các mỏ là phương pháp thủ công. Ngoài ra, hiện nay Mỏ còn sử dụng công nghệ tuyển nổi loại bỏ bùn và đá nhỏ lẫn trong than nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
* Công nghệ khai thác hầm lò
Đây là phương pháp dùng chủ yếu ở khai trường Làng Cẩm.
Than
Đào lò (khoan nổ mìn + búa chèn)
Bốc xúc (thủ công)
Vận chuyển (tàu điện, trục tải)
Bãi chứa sàng tuyển than (sàng khô)
Than
thương phẩm
Đá than
Đất đá
Bốc xúc (thủ công)
Vận chuyển (tàu điện, trục tải)
Đào lò (khoan nổmìn, búa chèn)
Bãi thải
Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ khai thác than hầm lò
1.Cụng tác mở vỉa và chuẩn bị
Mỏ dùng phương pháp khoan bắn mìn để đào lò, mở vỉa than. Các thiết bị sử dụng là bỳa chốn khớ ộp ∏P- 18A. Thuốc nổ thường dùng là XB- 20. Lò trong than được đào bằng máy khoan điện cầm tay EWRO- 6000. Nổ mìn trong đá và than dựng mỏy KB1/100M.
2. Khai thác than:
Mỏ Làng Cẩm dùng hệ thống khai thác chia lớp nghiờng chốn lũ toàn bộ bằng tự chảy và nổ phân tầng khai thác than ở lò chợ dùng khoan bắn mìn kết hợp thủ công. Hiện tại công tác khai thác đang gặp khó khăn do điều kiện địa chất của vỉa than thay đổi nên chủ yếu đào lò trong than và khai thác than lộ vỉa.
3. Công tác bốc xúc vận tải:
Đất đá của quá trình đào lò, đào giếng chuẩn bị mở vỉa cũng như than nguyên khai ở gương lò chợ được bốc xúc thủ công và vận tải lên bãi chứa trên mặt khai trưũng bằng tàu điện và trục tải. Toàn bộ đất đá thải kể cả đá kẹp trong than sau khi sàng tuyển được bốc xúc bằng máy xúc kết hợp thủ công và vận chuyển từ mặt khai trường ra bãi thải bằng ô tô tự đổ trọng tải 12 tấn. Than thương phẩm được vận chuyển về khu Gang thép Thỏi Nguyờn bằng ô tô trọng tải 12 - 15 tấn.
4. Sàng tuyển than
Lượng đá kẹp lẫn trong than nguyên khai của mỏ Làng Cẩm là 10%. Cũng như mỏ khai thác than lộ thiên, mỏ Làng Cẩm cũng dùng phương pháp tuyển than là sàng khô và vận chuyển vể khu nhà tuyển nổi. (Mỏ than Phấn Mễ, 2008) [6].
4.3. Chất lượng nước trên địa bàn thị trấn Giang Tiên
Giang Tiên là một vựng cú nguồn nước dồi dào đáp ứng rất tốt nhu cầu tưới tiêu và sinh hoạt của nhân dân. Song bên cạnh đó địa bàn thị trấn cũng là nơi diễn ra các hoạt động khai thác than mạnh mẽ của mỏ than Phấn Mễ. Chính trong các hoạt động nổ mìn, sàng tuyển…thải nước thải đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm, gây những tác động xấu tới sức khoẻ con người và động vật.
Do đó để đánh giá được thực trạng chất lượng môi trường nước nhằm xác định những ảnh hưởng của khai thác than tới nguồn nước thị trấn Giang Tiên, chúng tôi tiến hành tiến hành phân tích mẫu nước mặt và nước ngầm của thị trấn.
- Mẫu nước mặt được lấy tại sông Đu và khu dân cư phố Giang Bình.
- Mẫu nước ngầm được lấy tại các giếng khoan thuộc khu dân cư phố Giang Tân và Giang Sơn.
4.3.1. Chất lượng nguồn nước mặt
Sông Đu là nguồn nước cung cấp nước tưới cho toàn bộ thị trấn và nước dùng cho khai thác than. Nước sinh hoạt của dân cư mỏ lộ thiên phố Giang Bình được bơm từ các con suối nhỏ rải rác xung quanh khu phố. Vì thế chất lượng nước sông Đu và nước sinh hoạt của khu dân cư phố Giang Bình phản ánh chất lượng nguồn nước mặt của thị trấn Giang Tiên. Kết quả phân tích chất lượng nước của 2 khu vực trên được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Nồng độ một số chất ô nhiễm ở nguồn nước mặt của thị trấn Giang Tiên
Vị trí
Chỉ tiêu
Đơn vị
VT1
VT2
TCVN 5942- 1995
Mức A
Mức B
pH
-
8,03
7,89
6- 8,5
5,5- 9
BOD5
mg/l
26,7
7
< 4
< 25
COD
mg/l
78
22
> 10
< 35
Chất rắn lơ lửng
mg/l
8,03
7,89
20
80
Hàm lượng dầu
mg/l
0,1
0,1
không
0,3
Coliform
MNP/100ml
90
4
5000
10000
Nitrit
mg/l
0,03
0,01
0,01
0,05
Nguồn: (Mỏ than Phấn Mễ, 2008)[6]
Chi chú: TCVN 5942- 1995. Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
Mức A áp dụng với nước mặt làm nguồn nước cấp sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lí theo quy định ). Mức B áp dụng cho nước mặt dùng cho các mục đích khác như nuôi trồng thuỷ sản. giải trí.
VT1: nước sông Đu
VT2: nước sinh hoạt tại khu dân cư mỏ lộ thiên Phấn Mễ thuộc phố Giang Bình.
Từ bảng trên cho thấy:
+ Nếu đem so sánh với TCVN 5942 ở mức B thì thấy nồng độ một số chất ô nhiễm tại nguồn nước sông Đu đều vượt chuẩn nhiều lần. Các chỉ tiêu BOD5 = 26,7 (vượt 1,07 lần); COD = 78 (vượt 2,23 lần).Trong khi đó hàm lượng dầu, coliform, nitrit, pH đều dưới tiêu chuẩn cho phép.
+ Nếu so sánh với TCVN 5942 ở mức A thì thấy rằng các chỉ tiêu BOD5 vượt 1,75 lần; COD vượt 2,2 lần; hàm lượng dầu là 0,1 trong khi giới hạn của tiêu chuẩn là không; nitrit = 0,01 bằng tiêu chuẩn cho phép.
Như vậy ta thấy rằng nguồn nước mặt của thị trấn Giang Tiên bị ô nhiễm hữu cơ. Đặc biệt trong nguồn nước sinh hoạt có ô nhiễm dầu và có nguy cơ ô nhiễm nitrit. Các chất này có trong khai phá chế biến than. Sau khi hoà vào nước thải được bơm trực tiếp ra sông suối. Do không có công nghệ xử lí triệt để, dầu mỡ và các cặn hữu cơ không lắng theo nước thải trực tiếp ra sông suối gây ô nhiễm.
4.3.2. Chất lượng nước ngầm
Do đặc điểm địa hình, khí hậu thị trấn Giang Tiên có nhiều sông suối nhỏ, lượng mưa tương đối lớn nên trữ lượng nước ngầm khá dồi dào. Đa số người dân trong thị trấn sử dụng nước giếng làm nước sinh hoạt, ăn uống chính. Do đó chất lượng của nguồn nước này có tính chất quyết định tới cuộc sống của con người nơi đây. Thực trạng chất lượng nguồn nước ngầm của thị trấn được thể hiện ở bảng 4.5
Bảng 4.5. Chất lượng nước ngầm của thị trấn Giang Tiên.
Vị trí
Chỉ tiêu
Đơn vị
VT3
VT4
TCVN 5944- 1995
pH
-
7,89
7,24
6,5- 8,5
BOD5
mg/l
7
3
-
COD
mg/l
22
8
-
Chất rắn lơ lửng
mg/l
7,91
7
-
Hàm lượng dầu
mg/l
0,1
0,1
-
Coliform
MPN/100ml
4
4
3
Nitrit
mg/l
0,01
<0,01
-
(Nguồn: Mỏ than Phấn Mễ, 2008)[6]
Ghi chú: VT3: nước giếng tại trạm bơm bảo vệ thuộc phố Giang Sơn.
VT4: Nước giếng khoan khu nhà ăn Phấn Mễ thuộc phố Giang Tân
TCVN 5944 -1995 Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.
Nhận xét: Từ kết quả trên ta thấy là hầu hết các chỉ tiêu đều trong tiêu chuẩn cho phép; chỉ có chỉ tiêu ô nhiễm sinh vật coliform =4 là vượt tiêu chuẩn. Chứng tỏ nguồn nước ngầm ở đây ô nhiễm hữu cơ nhẹ. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải của công trường và nước thải sinh hoạt của công nhân và dân cư ngấm xuống tầng sâu nước ngầm.
* Kim loại nặng: Hàm lượng kim loại nặng quan trắc tại các vị trớ trờn trong thị trấn đều nhỏ hơn hoặc bằng tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ thuỷ ngân trong nước ngầm đều < 0,0002 trong khi giới hạn tiêu chuẩn là 0,001.Nguyên tố As rất độc với người, nồng độ đo tại nguồn nước mặt từ 0,008- 0,017, nước ngầm là từ 0,006- 0,008. Hàm lượng các kim loại nặng trong nước của một số nguồn nước tại thị trấn Giang Tiên thể hiện ở bảng 4.6
Bảng 4.6. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng của một số mẫu nước tại thị trấn Giang Tiên
Chỉ tiêu
Vị trí
As
Cd
Cu
Hg
Pb
Fe
VT1
0,017
0,0002
0,02
0,0002
0,003
0,56
VT2
0,008
0,0005
0,001
<0,0002
0,0005
0,85
VT3
0,008
0,0005
0,001
<0,0002
0,0005
0,85
VT4
0,006
0,0004
<0,001
<0,0002
<0,001
0,37
TCVN 5942- 1995
0,1
0,02
1
0,002
0,1
2
TCVN 5944- 1995
0,05
0,01
1
0,001
0,05
1-5
(Nguồn: Mỏ than Phấn Mễ, 2008)[6]
4.4. Tác động của các hoạt động của mỏ than Phấn Mễ tới môi trường nước của thị trấn Giang Tiên
Hiện nay tình trạng khai thác mỏ đã gây nên những tác động không nhỏ tới môi trường. Khai thác than đã và đang tạo ra những tác động nguy hại làm suy giảm nguồn tài nguyên không tái tạo, làm thay đổi cảnh quan- địa hình, thu hẹp diện tích đất trồng và rừng do diện tích bãi thải và khai trường ngày càng tăng; gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước; gây tắc nghẽn, tích tụ các chất thải và làm thay đổi tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái.
Thị trấn Giang Tiên là nơi tập trung diễn ra các hoạt động khai thác của mỏ than Phấn Mễ. Các hoạt động đú đó và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nước. Việc khai phá đá, sàng tuyển than làm suy giảm chất lượng, trữ lượng nước; đồng thời cũng tạo ra nước thải gây ô nhiễm môi trường thị trấn. Hàng năm Mỏ sử dụng lượng nước lớn trong hoạt động khai thác của mình. Lượng nước thải càng nhiều thì mức độ ô nhiễm nước càng tăng. Lưu lượng nước thải của mỏ than Phấn Mễ được thể hiện ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Lưu lượng nước thải mỏ than Phấn Mễ
Nơi thải
Lưu lượng thải ( m3/ ngày )
Khu sàng tuyển
1000
Khu khai thác trực tiếp
1760
Khu sinh hoạt của công nhân
240
(Nguồn: Mỏ than Phấn Mễ, 2009)[8]
- Khai bắn mìn: Than là loại nguyên liệu nằm sâu dưới lòng đất. Để lấy được than công nhân phải dựng mỡn phá vỡ lớp đất đá bên trên. Vì vậy nếu sản lượng than càng lớn thì lượng đất đá bốc dỡ càng nhiều. Điều này đồng nghĩa với sự phá vỡ các cấu trúc địa tầng trong đất. Hàng năm khối lượng bốc dỡ đất đá vào khoảng 6- 7 triệu tấn/1 tấn than nguyên khai. Độ sâu moong khai thác hiện nay từ 6- 7 km, vào khoảng – 126m so với mực nước biển. Chính quá trình khai thác sâu như thế đã làm sụt giảm mực nước ngầm của thị trấn, gây sụt lún đất cho cỏc vựng xung quanh. Ngoài ra cỏc hoỏ chất thải ra sau quá trình nổ mìn ngấm vào các nguồn nước tạo nên nguy cơ ô nhiễm cao. Lượng đất đá thải ngày càng nhiều trong khi quy hoạch vùng thải chưa đáp ứng khiến cho các ao hồ nhỏ của thị trấn quanh khu đổ thải bị san lấp, ảnh hưởng tới sản xuất của nhân dân.
- Sàng tuyển: Than nguyên khai của mỏ than Phấn Mễ thường lẫn đá kẹp, bùn đất từ 5-10% làm ảnh hưởng tới chất lượng than. Để loại bỏ những tạp chất này, Mỏ đang áp dụng công nghệ tuyển nổi than để làm giàu và thu hồi than từ sản phẩm bùn. Trong quá trình tuyển, người ta bơm nước vào hệ thống sau đó cho vào nhựa thông và dầu marut nặng để tách than và bùn. Lượng nước này sau khi tuần hoàn lại 1 lần thì thải trực tiếp ra ngoài. Ngoài ra lượng nước chảy tràn rửa khu sàng khô cũng là nguồn gây ô nhiễm nước. Những nước thải này được thải ra sông Đu và suối Cẩm và chỉ đi qua một ao lắng nhỏ do đó vẫn tồn tại các chất gây ô nhiễm nguồn nước địa phương.
- Nước thải của Mỏ bao gồm chủ yếu là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Nước thải công nghiệp chủ yếu là nước thỏo khụ từ các công trường. Nước này một phần là nước mưa còn lại là nước mặt và nước ngầm chảy vào moong khai thác. Tất cả nước thải công nghiệp đều bơm trực tiếp ra sông suối khu vực xung quanh. Trong quá trỡnh đó một phần nước ngấm vào các lưu vực nước ngầm dưới đất. Nước thải sản xuất của mỏ than Phấn Mễ có hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ cao, các chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Điều này thể hiện rõ ở bảng 4.8
Bảng 4.8. Nước thải moong khai thác lộ thiên Phấn Mễ
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Mẫu
TCVN 5945- 2005
1
pH
7,14
5,5- 9
2
BOD5
mg/l
61
50
3
COD
mg/l
165
80
4
chất rắn lơ lửng
mg/l
297
100
5
As
mg/l
0,051
0,1
6
Cd
mg/l
0,0003
0,01
7
Hg
mg/l
< 0,0002
0,01
8
Hàm lượng dầu
mg/l
0,11
5
9
Coliform
MNP/100ml
KPHĐ
5000
10
nitrit
mg/l
0,61
-
(Nguồn: Mỏ than Phấn Mễ, 2008) [6]
Nhận xét: Ta đem so sánh với Tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp thì thấy đa số các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ đều vượt chuẩn.
+ Độ pH = 7,14 trong tiêu chuẩn cho phép.
+ BOD5 = 61mg/l trong khi giới hạn của TCVN 5945- 2005 là 50 mg/l; vượt 1,22 lần.
+ Chỉ tiêu COD = 165 vượt 2,05 lần
+ Chất rắn lơ lửng có hàm lượng vượt 2,97 lần tiêu chuẩn cho phép. Các chỉ tiêu khác đều nằm trong giới hạn.
- Nước thải sinh hoạt của các phân xưởng khai thác trong mỏ than Phấn Mễ cũng là nguồn gây ô nhiễm nước thị trấn Giang Tiên. Bởi lẽ hầu hết các nguồn nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp ra cỏc sụng suối xung quanh trên địa bàn thị trấn mà không qua bất kì công nghệ xử lí nào. Điều này đã làm cho môi trường nước nhất là môi trường nước mặt phải chịu những ảnh hưởng nặng nề. Các con suối bị biến màu như ở suối Mỏ, sông Đu bị ô nhiễm hữu cơ, các loài thuỷ sinh trong các nguồn nước suy giảm hẳn. Đặc biệt trong nước thải sinh hoạt của Mỏ cũn cú hàm lượng nitrit rất cao. Chất lượng nước thải sinh hoạt của Mỏ được thể hiện dưới bảng 4.9.
Bảng 4.9. Nước thải sinh hoạt khu phân xưởng cơ điện
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Mẫu
TCVN6772- 2000
1
pH
7,46
5- 9
2
BOD5
mg/l
131,6
40
3
COD
mg/l
79
252
4
chất rắn lơ lửng
mg/l
7
60
5
As
mg/l
0,023
-
6
Cd
mg/l
0,000
-
7
Hg
mg/l
0,0002
-
8
Hàm lượng dầu
mg/l
0,005
-
9
Coliform
MNP/100ml
0,24
5000
10
nitrit
mg/l
930
40
(Nguồn: Mỏ than Phấn Mễ, 2008) [6].
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều ở dưới giới hạn của Tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải sinh hoạt. Nhưng chỉ tiêu BOD5 lại vượt tiêu chuẩn tới 3,29 lần. Hàm lượng nitrit trong nước thải rất lớn, gấp 23,25 lần tiêu chuẩn cho phép. Đây là chất gây nên bệnh ung thư ở người. Do đó nếu như nước thải sinh hoạt tại các khai trường không qua xử lí như vậy sẽ gây ô nhiễm nitrit ở các nguồn nước sinh hoạt trong thị trấn tạo nguy cơ gây bệnh lớn cho sức khoẻ người dân.
4.5. Ý kiến người dân về tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường nước thị trấn Giang Tiên
Để thấy được những ý kiến của nhân dân về các ảnh hưởng của hoạt động khai thác than của mỏ Phấn Mễ tới môi trường sống của họ, chúng tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên trên 50 hộ dân trong thị trấn (10 hộ ở phố Giang Tân, 20 hộ ở phố Giang Sơn, Giang Bình, 20 hộ ở phố Giang Tiên, Giang Trung, Giang Khánh).
4.5.1. Nhận thức chung
Người dân đều biết các hoạt động khai thác than diễn ra hàng ngày đang gây ra nhiều tác hại lớn cho môi trường xung quanh. Tuy nhiên nhận thức được những tác hại đó không phải ai cũng làm được. Qua quá trình phỏng vấn, đa số người dân đều nhận định hoạt động của mỏ than Phấn Mễ gây ô nhiễm môi trường. Trong đó 82% ý kiến người dân cho rằng môi trường nước của thị trấn rất ô nhiễm, 18% người dân cho rằng mức độ ô nhiễm không đáng kể. Hầu hết người dân đều cho hoạt động thải nước chất thải gây ô nhiễm nước nhiều nhất (100%). Điều đó cho thấy bước đầu người dân đó cú những hiểu biết nhận định về sự ảnh hưởng của khai thác than tới môi trường nước.
4.5.2. Ảnh hưởng của của khai thác than tới nước ngầm và nước mặt thị trấn Giang Tiên
Mỗi ngày độ sâu của cỏc lũng moong càng lớn, hoạt động khai thác than đã làm cạn kiệt dòng sinh thuỷ, suy thoái tài nguyên nước mặt, nước ngầm, bồi lấp sông suối, gây ngập úng hạn hán cục bộ ảnh hưởng tới đời sống dân sinh. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang âm thầm huỷ hoại năng suất cây trồng và nguy cơ bị cắt đứt nguồn sinh thuỷ trong tương lai gần. Nhiều con cá vớt lên chỉ còn da bọc xương sau một thời gian nuôi thả, nhiều con mắt lồi hoặc chết. Năng suất lúa giảm sút, cây cối còi cọc vì không đủ nước tưới mặc dù đang ở mùa mưa. Tại thị trấn Giang Tiên vào mùa mưa nồng độ ô nhiễm nước tăng do lượng nước thải mùa này khá lớn. Bảng 4.10 là nhận định của người dân về ảnh hưởng của khai thác than tới nước mặt và nước ngầm của thị trấn.
Bảng 4.10. Ý kiến của người dân về các tác động của khai thác than tới môi trường nước
TT
Câu hỏi
Trả lời (%)
1
Khai thác than ảnh hưởng tới môi trường nước nông nghiệp như thế nào?
100% A
2
Từ khi cú cỏc hoạt động khai thác than đến nay, nguồn nước suối bị ảnh hưởng như thế nào?
4% B ; 96% C
3
Độ sâu của giếng nước của gia đình trong những năm gần đây như thế nào ?
100 % A
4
Biểu hiện bề mặt nước giếng của gia đình ra sao?
10% B, 10% C,
80% D
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Ghi chú:
Cõu hỏi 1:
A. Làm tăng mực nước đồng ruộng B. Làm giảm mực nước đồng ruộng C. Không ảnh hưởng
Cõu hỏi 2:
A. Làm giảm số lượng sinh vật B. Làm giảm diện tích
C. Cả 2 ý kiến trên.
Cõu hỏi 3:
A. Giảm B. Tăng C. Không biết
Cõu hỏi 4:
A. Trong B. Có váng C. Có cặn D. Cả 2 ý kiến B và C
Qua bảng trên ta thấy phần lớn người dân cho rằng hoạt động của mỏ than Phấn Mễ ảnh hưởng tới nguồn nước của họ. Những ảnh hưởng chủ yếu vẫn là làm giảm mực nước đồng ruộng làm cây trồng thiếu nước khô héo, thu nhập của người nông dân trong thị trấn giảm sút (100%). Các con suối thì suy giảm chất lượng và diện tích do các hoạt động đổ thải của Mỏ (96%). Ngoài ra sự khai thác ngày càng sâu vào lòng đất khiến một số các kim loại trong đất bị trôi ra hoà vào nguồn nước ngầm gây suy giảm chất lượng và trữ lượng. 100% các hộ được phỏng vấn cho biết mực nước giếng của gia đình họ bị tụt thấp hơn trước rất nhiều, 80% trả lời rằng nguồn nước của họ có váng và cặn vôi. Song bên cạnh đó Mỏ lại chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước của mỏ than Phấn Mễ hầu như là không có.
Bảng 4.11. í kiến người dân về các giải pháp của Mỏ than Phấn Mễ chống ô nhiễm nước
TT
Câu hỏi
Ý kiến dân cư (%)
1
Mỏ có cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nước đến gia đình ông/ bà không?
32 A 58 B
2
Mỏ có hướng dẫn phòng tránh hay hỗ trợ xử lí nước ô nhiễm tới gia đình ông/ bà không?
33 A 67 B
3
Mỏ có xử lí nước thải trước khi thải không?
70 A 30 B
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Ghi chú:
A: Có B: Không
Như vậy đại đa số người dân đều cho rằng mỏ không xử lí nước thải trước khi thải (70%). Chính vì vậy khi nước bị ô nhiễm người dân đều rất bức xúc. Họ không biết phải xử lí thế nào vì số lượng hộ dõn được hỗ trợ cho các biện pháp xử lí rất ít (33%). Chỉ có khoảng 32 % số hộ qua điều tra là được cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm.
4.5.3 Tình hình sức khỏe người dân.
Môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến cuộc sống con người. Nhu cầu được sống trong môi trường sạch hiện nay bức thiết hơn bao giờ hết, đặc biệt là với người dân vùng mỏ. Ô nhiễm nước vùng dân cư khu mỏ là nguyên nhân phát sinh các bệnh như tiêu chảy, da liễu, ung thư, đau mắt…Đa số các nước thải mỏ than thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt của người dân. Nguồn nước bị ô nhiễm có chứa rất nhiều vi khuẩn coliform, vi khuẩn đường ruột và nhiều kí sinh trùng gây bệnh khác như là muỗi Anophen. Những vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể người qua nước dùng sinh hoạt hàng ngày gây ra các bệnh như tả lị, tiêu chảy, nấm da, sốt rét...Đặc biệt các nguồn nước mỏ than thường nhiễm nitrit, khi vào cơ thể kết hợp với các axit amin luôn có trong thức ăn như cá, thịt tạo nên họ chất nitrosamin có khả năng gây ung thư cho con người.
Dưới đây là thống kê các bệnh liên quan tới môi trường nước sống bị ô nhiễm tại thị trấn Giang Tiên sau quá trình điều tra ( Bảng 4.12)
Bảng 4.12. Thống kờ cỏc bệnh do ô nhiễm nước
TT
Loại bệnh
Số lượng (%)
1
Tiêu chảy
17
2
Tả
6,7
3
Nấm ngứa
27
4
Sốt rét
3,3
5
Ung thư
2,7
6
Đau mắt đỏ
20
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Qua điều tra cho thấy trong số 50 hộ (với tổng số 150 người) được điều tra có tới 17% bị mắc bệnh tiêu chảy; 6,7% bị bệnh nấm ngứa. Đặc biệt ta thấy có 3,3% mắc sốt rét, 4 người bị ung thư gan, thận (2,7%) đều sinh sống gần nguồn nước thải của Mỏ. Đại đa số người dân thường xuyên bị đau mắt đỏ (30 người chiếm 20%).
4.6. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước và định hướng cho công tác bảo vệ môi trường nước của địa phương.
4.6.1.Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Từ việc đánh giá mức độ ô nhiễm và nguyên nhân gây ra các sự cố môi trường đối với môi trường nước trong các khu khai thác than, có thể nhận thấy rằng nguồn gây ô nhiễm nước ở các khu mỏ gồm: Nước mưa chảy tràn qua khu mỏ, nước ngấm từ các bãi thải rắn; nước thỏo khụ mỏ; nước thải do tuyển khoỏng. Cỏc mỏ cần có hệ thống xử lý các nguồn gây ô nhiễm nói trên theo các sơ đồ công nghệ như sau:
Đối với nguồn nước chảy tràn qua khu mỏ và nước ngầm từ bãi chứa chất thải rắn: Xung quanh khu mỏ và bãi chứa chất thải rắn cần xây dựng hệ thống mương thu gom nước dẫn về hồ, ao chứa nước. Tại đây nước thải được xử lý bằng phương pháp hóa học (thông thường dùng bột vôi để trung hòa), sau đó kiểm tra độ pH và một số ion kim loại đạt tiêu chuẩn cho phép mới được đổ thải ra môi trường.
- Đối với nước thỏo khụ mỏ: Sau khi bơm tập trung vào hồ chứa để lắng sơ bộ, một phần được bơm trở lại phục vụ sản xuất của mỏ (tuyển than, tưới ẩm,...), phần còn lại bơm lên bể xử lý bằng phương pháp hóa học và sinh học làm nguồn nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của khu mỏ.
Đối với nước thải sau khi tuyển than: Nước từ các xưởng tuyển được thu gom lại, sau đó được lắng lọc cơ học và hóa học trong trường hợp cần thiết, bơm tuần hoàn trở lại cung cấp cho hệ thống tuyển than.
Bằng các biện pháp sử dụng tuần hoàn các nguồn nước thải từ quá trình khai thác than nêu trên, hầu hết các nguồn thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước trong khu mỏ đều được kiểm soát, vì vậy sẽ giảm thiểu được ô nhiễm môi trường nước trong khu mỏ và khu vực lân cận.
- Xõy rãnh be bờ xung quanh khu vực khai thác đẻ ngăn nước chảy vào kahi trường. Phần nước mưa chảy tràn vào khu vực khai trường chứa nhiều chất rắn, đất đá được thu gom và vận chuyển đến khu đất trũng để san lấp mặt bằng. Thực hiện hoàn thổ đối với các moong khai thác lộ thiên khi kết thúc.
- Gieo trồng thảm thực vật ở những nơi khai thác xong.
4.6.2. Các định hướng trong công tác quản lí môi trường nước địa phương
- Tích cực tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng cho mọi người dân nói chung và các tổ chức tham gia hoạt động khoáng sản nói riêng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân khai thác, chế biến khoáng sản. Nhất là việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Củng cố và tăng cường đội ngũ thanh tra khoáng sản, thanh tra môi trường có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm và nhiệt tình để làm công tác thanh tra, kiểm tra.
- Bổ sung quyền hạn cho thanh tra viên, tăng mức phạt cho mỗi hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.
- Trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra.
- Chớnh quyền các địa phương cần tăng cường kiểm tra để kịp thời ngăn chặn, giải toả các khu vực khai thác khoáng sản trái phép.
- Cần có sự phối hợp thường xuyên giữa cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản và cơ quan quản lý môi trường cũng như với chính quyền các địa phương nơi cú cỏc hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trong công tác bảo vệ môi trường đối với các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
- Cơ quan quản lý tài nguyên khoáng sản và các ngành có liên quan cần kiờn quyết xử lý nghiờm cỏc hành vi vi phạm Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường gây tác động xấu tới môi trường sống của nhân dân. Nếu tổ chức, cá nhân nào cố tình không chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản thì phải thu hồi giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản, nếu vi phạm nghiêm trọng phải đưa ra truy tố trước pháp luật.
- Hàng năm, cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường cần có tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản để rút kinh nghiệm; kịp thời biểu dương và khen thưởng đối với những tổ chức và cá nhân có thành tích bảo vệ môi trường.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Mỏ than Phấn Mễ thuộc Công ty Gang thép Thỏi Nguyờn là một mỏ than giàu truyền thống, sản lượng than quý I năm 2009 khoảng 128.000 tấn than tinh.
Các hoạt động khai thác than ảnh hưởng đến môi trường nước là khai phá đá, sàng tuyển và xả nước thải.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng môi trường nước ở thị trấn Giang Tiên đã ô nhiễm.
- Nước mặt : Nguồn nước mặt của thị trấn Giang Tiên bị ô nhiễm hữu cơ. Đặc biệt trong nguồn nước sinh hoạt có ô nhiễm dầu và có nguy cơ ô nhiễm nitrit. Ở sông Đu, các chỉ tiêu BOD5 vượt 1,07 lần; COD vượt 2,23 lần ;trong khi đó hàm lượng dầu, coliform, nitrit, pH đều dưới tiêu chuẩn cho phép. Nước sinh hoạt có nồng độ BOD5 vượt 1,75 lần; COD vượt 2,2 lần; hàm lượng dầu là 0,1; nitrit = 0,01 bằng tiêu chuẩn cho phép.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở đây ô nhiễm hữu cơ nhẹ, có chỉ tiêu ô nhiễm sinh vật coliform = 4 là vượt tiêu chuẩn.
* í kiến người dân về tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường nước thị trấn Giang Tiên.
- Phần lớn người dân cho rằng việc khai thác sâu vào lòng đất lấy than và đổ nước thải khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm và suy giảm trữ lượng. Điều này làm sản xuất nông nghiệp giảm sút, ảnh hưởng xấu tới đời sống nhân dân.
- Thống kê bệnh của dân cư thị trấn liên quan tới nguồn nước: 17% số người trong các hộ được phỏng vấn bị tiêu chảy, 27% bị bệnh nấm ngứa, 3,3% bị mắc sốt rét, 2,7% bị ung thư gan, thận; 20% thường xuyên bị đau mắt đỏ.
* Giải pháp: Nước thải sản xuất từ các khai trường lộ thiên và hầm lò phải qua bể lọc xử lí sơ bộ rồi mới được xả ra suối Cẩm và sông Đu. Nước thải sinh hoạt được xử lí trong các bể tự hoại rồi mới xă ra ngoài theo các mương rãnh. Xõy rónh be bờ xung quanh khu vực khai thác. Thực hiện tốt công tác hoàn thổ và gieo trồng thảm thực vật ở những nơi khai thác xong.
5.2. Đề nghị
- Để thực hiện những giải pháp giúp thị trấn Giang Tiên khắc phục ô nhiễm môi trường nước, em có một số đề nghị như sau:
- Đề nghị Mỏ than Phấn Mễ xây dựng đầu tư vào các công trình thoát và xử lí nước thải.
- Đề nghị phòng Tài nguyên và môi trường huyện Phú Lương hướng dẫn giúp đỡ mỏ trong công tác bảo vệ môi trường.
- Đề nghị Sở TN & MT có hướng dẫn cụ thể và tích cực kiểm soát cỏc thụng số chất lượng môi trường xung quanh vùng Mỏ.
- Đề nghị kiên quyết xử lý nghiờm cỏc hành vi vi phạm Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường gây tác động xấu tới môi trường sống của nhân dân.
- Cần có sự phối hợp thường xuyên giữa cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản và cơ quan quản lý môi trường cũng như với chính quyền các địa phương nơi cú cỏc hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trong công tác bảo vệ môi trường đối với các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
Cục Bảo vệ môi trường- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, Nxb Quốc gia.
Vũ Thị Hương Giang (2008), Khúa luận Nghiên cứu ảnh hưởng khai thác than của mỏ than Phấn Mễ đến môi trường không khí thị trấn Giang Tiờn, Phỳ Lương, Thỏi Nguyờn, Đại học Nông Lâm Thỏi Nguyờn.
Đoàn Minh Huệ (2008), “Quảng Ninh: Môi trường bị tàn phá do nạn khai thác than”, Wesite: 26/5/2008.
Nguyễn Thị Lợi (2006), Bài giảng Khoa học môi trường đại cương, Đại học Nụng Lõm Thỏi Nguyờn.
Trần Đình Mạnh (2008), Khóa luận Đánh giá tình hình thu chi ngân s ách tại thị trấn Giang Tiên từ năm 2005- 2008, Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh Thỏi Nguyờn.
Mỏ than Phấn Mễ (2008), Báo cáo kết quả quan trắc môi trường mỏ than Phấn Mễ.
Mỏ than Phấn Mễ (2008), Cuộc vận động học tập theo đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Mỏ than Phấn Mễ (2009), Sơ kết tình hình sản xuất quý I.
Dư Ngọc Thành (2008), Bài giảng Ô nhiễm môi trường, Đại học Nông Lâm Thỏi Nguyờn.
Lê Văn Thiện (2007), Bài giảng Ô nhiễm môi trường, Nxb Đại học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội, Đại học Khoa học Tự Nhiên.
Mai Văn Tâm (2005), “Khai thác và chế biến khoáng sản phải gắn với bảo vệ môi trường”, Tạp chí khoa học công nghệ và môi trường Hải Dương, (5), trang 1-2.
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương (2008), Thống kê số liệu môi trường thị trấn Giang Tiên.
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lương (2008), Thống kê dõn số các xã trên địa bàn huyện Phú Lương.
Sở Tài nguyên và Môi trường Thỏi Nguyờn (2008), Sự ô nhiễm và suy thoái nguồn nước do tác động của hoạt động khoáng sản. http:www.tnmtthainguyen.gov.vn/index.php?cires=News&in=viewst&sid=243.
TIẾNG ANH
Environment Canada (2008), "Wastewater Pollution",
Jeff Sweeney(2009), Wastewater Pollution Controls, Chesapeake Bay Program Office,
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HèNH
Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ khai thác than lộ thiên 36
Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ khai thác than hầm lò 38
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài. 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. 2
1.4. Yêu cầu của đề tài. 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước 4
2.1.2. Nguồn nước thải và đặc điểm nước thải công nghiệp 10
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. 11
2.2.1. Tình hình khai thác than trên thế giới. 11
2.2.2. Tình hình khai thác than ở Việt Nam. 12
2.2.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước Việt Nam 18
2.2.4. Ô nhiễm môi trường nước ở một số vùng khai thác khoáng sản của Việt Nam 21
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Phạm vi, đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 23
3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
3.2. Nội dung nghiên cứu 23
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội thị trấn Giang Tiên. 23
3.2.2. Khái quát về mỏ than Phấn Mễ; chất lượng, trữ lượng và công nghệ khai thác than của Mỏ 23
3.2.3. Chất lượng nước trên địa bàn Thị trấn Giang Tiên. 23
3.2.4. Tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường nước thị trấn Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên 23
3.2.5. Ý kiến người dân về ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đén môi trường nước thị trấn Giang Tiên. 23
3.2.6. Một số định hướng và giải pháp khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại thị trấn Giang Tiên 23
3.3. Phương pháp nghiên cứu 23
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
4.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội của thị trấn Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên 26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội. 30
4.2. Khái quát về mỏ than Phấn Mễ, chất lượng, trữ lượng và công nghệ khai thác than của Mỏ. 34
4.3. Chất lượng nước trên địa bàn thị trấn Giang Tiên 39
4.3.1. Chất lượng nguồn nước mặt 40
4.3.2. Chất lượng nước ngầm 41
4.4. Tác động của các hoạt động của mỏ than Phấn Mễ tới môi trường nước của thị trấn Giang Tiên 43
4.5. Ý kiến người dân về tác động của hoạt động khai thác than tới môi trường nước thị trấn Giang Tiên 47
4.5.1. Nhận thức chung 47
4.5.2. Ảnh hưởng của của khai thác than tới nước ngầm và nước mặt thị trấn Giang Tiên 47
4.6. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước và định hướng cho công tác bảo vệ môi trường nước của địa phương. 51
4.6.1.Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 51
4.6.2. Các định hướng trong công tác quản lí môi trường nước địa phương 52
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54
5.1. Kết luận 54
5.2. Đề nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
DANH MỤC VIẾT TỪ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường
MT : Môi trường
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
THCS : Trung học cơ sở
VT : Vị trí
TN&MT : Tài nguyên và môi trường
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------- ² -----------
VŨ THỊ QUỲNH ANH
Tên khoá luận:
"NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN CỦA MỎ THAN PHẤN MỄ ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC THỊ TRẤN GIANG TIÊN, PHÚ LƯƠNG, THÁI NGUYÊN"
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học Môi trường
Khoa : Tài nguyên & Môi trường
Líp : 37B- Môi trường
Khoá học : 2005-2009
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Dương Thị Thanh Hà
Khoa Tài nguyên & Môi trường
Thái Nguyên, năm 2009
Lời cảm ơn
Thực hiện phương châm Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn của các trường chuyên nghiệp ở nước ta nói chung và trường Đại học Nông Lâm nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu của sinh viên cuối khoá. Đây là quá trình nhằm giúp cho sinh viên củng cố lại kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đồng thời cũng giúp sinh viên có dịp cọ xát với thực tế nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng thực hành. Từ đó sinh viên rèn luyện khả năng tổng hợp lại những kiến thức đã học tiếp xúc với thực tế để giải quyết vấn đề cụ thể.
Nhằm hoàn thiện mục tiêu đào tạo kỹ sư Môi Trường có đủ năng lực, sáng tạo và khả năng công tác. Được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên và Môi Trường cùng với nguyện vọng của bản thân, tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than của Mỏ than Phấn Mễ đến môi trường nước thị trấn Giang Tiên, Phú Lương, Thái Nguyên”. Trong thời gian triển khai làm đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường và đặc biệt cô giáo ThS. Dương Thị Thanh Hà cùng các cô chú trong Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản đề tài của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2009
Sinh viên
Vũ Thị Quỳnh Anh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa luan quynh anh 37 mt.doc