Đề tài Nghiên cứu các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền giai quyết hiện nay

PHẦN MỞ ĐẦU Giải quyết khiếu nại tố cáo là một vấn đề quan trọng và bức thiết trong bối cảnh nước ta hiện nay khi tình trạng khiếu nại, tố cáo ở nước ta ngày càng gia tăng, và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ căn bản của nhân dân, trách nhiệm của những cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc giải quyết khiếu nại tốt hay kém nó thể hiện được chất lượng quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ta. Hơn nữa vấn đề đơn giản hoá thủ tục hành chính cũng đang đặt ra cho các nhà khoa học pháp lý những bài toán khó giải, xử lý được vấn đề này sẽ góp phần đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, nâng cao chất lượng quản lý của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, xây dựng được một bộ máy nhà nước gọn nhẹ nhưng hiệu quả, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Chính quyền dân chủ nhân dân. Hiện nay khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nước ta phải giải quyết nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có việc xây dựng một hành lang pháp lý thông thoáng và môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nguồn vốn trong nước và quốc tế, nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. vì vậy giải quyết tốt vấn đề khiếu nại tố cáo sẽ góp phần củng cố và gây dựng lòng tin đối với các nhà đầu tư, cũng như nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và những quy định pháp lý về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo. Chương 2: Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính ở nước ta hiện nay. ĐỀ TÀI: ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO THỰC TRANG VÀ GIẢI PHÁP MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2 2.Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài. 3 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài 3 5. Bố cục của đề tài: 3 PHẦN NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO. 5 1.1. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo. 5 1.2. Khái niệm khiếu nại - tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. 5 1.3 Bối cảnh kinh tế-xã hội và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam. 8 1.4 Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo. 9 1.5 Căn cứ pháp lý để giải quyết khiếu nại, tố cáo. 10 CHƯƠNG 2 10 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG XỬ LÝ HÀNH CHÍNH. 10 2.1 Những kết quả đã đạt được trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo ở nước ta hiện nay. 10 2.2. Những bất cập về giải quyết khiếu nại tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính. 13 2.3. Nguyên nhân. 20 2.4. Những kiến nghị giải pháp giải quyết khiếu nại tố cáo hiện nay. 22 KẾT LUẬN 27 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền giai quyết hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành niên luận của mình, tôi đã được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Duy Phương cũng như các bạn bè và anh chị khóa trước. Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ, động viên và khích lệ của thầy và các bạn trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. Đồng thời, tôi cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn, giới thiệu của ban lãnh đạo Khoa Luật- Đại học Huế trong việc tạo điều kiện cho các sinh viên luật nói chung và bản thân tối nói riêng, tiếp cận với các cơ quan nhà nước, đặc biệt là hệ thống các cơ quan tư pháp và các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, nhờ đó mà tôi có được cách nhìn mới hơn, thực tế hơn về lĩnh vực pháp lý trong nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn đời sống, góp phần bổ sung kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ hiểu biết về các kỹ năng chuyên ngành luật, kinh nghiệm trong cuộc sống. Tôi xin cảm ơn các cán bộ, công chức và nhân viên trong Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Huế, đã tiếp nhận yêu cầu kiến tập và nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp các thông tin về hoạt động và tổ chức của cơ quan tư pháp, các hoạt động tiếp công dân và xử lý khiếu nại, tố cáo. Điều đó giúp tôi tự tin lựa chọn đề tài khoa học để nghiên cứu và hoàn thiện niên luận của mình. Huế, Ngày 20 Tháng 08 Năm 2010! PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn Giải quyết khiếu nại tố cáo là một vấn đề quan trọng và bức thiết trong bối cảnh nước ta hiện nay khi tình trạng khiếu nại, tố cáo ở nước ta ngày càng gia tăng, và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ căn bản của nhân dân, trách nhiệm của những cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc giải quyết khiếu nại tốt hay kém nó thể hiện được chất lượng quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ta. Hơn nữa vấn đề đơn giản hoá thủ tục hành chính cũng đang đặt ra cho các nhà khoa học pháp lý những bài toán khó giải, xử lý được vấn đề này sẽ góp phần đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính, nâng cao chất lượng quản lý của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, xây dựng được một bộ máy nhà nước gọn nhẹ nhưng hiệu quả, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Chính quyền dân chủ nhân dân. Hiện nay khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nước ta phải giải quyết nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có việc xây dựng một hành lang pháp lý thông thoáng và môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nguồn vốn trong nước và quốc tế, nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. vì vậy giải quyết tốt vấn đề khiếu nại tố cáo sẽ góp phần củng cố và gây dựng lòng tin đối với các nhà đầu tư, cũng như nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. 2.Mục đích nghiên cứu Với tư cách là một công dân của đất nước, tôi muốn nghiên cứu những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại tố cáo cũng như công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền hiện nay, nhằm nâng cao hiểu biết cho bản thân, phổ biến kiến thức pháp luật khiếu nại, tố cáo cho đông đảo quần chúng nhân dân. Qua đó, cũng mong muốn nêu ra những bất cập còn tồn tại trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, và đưa ra những kiến nghị, phương hướng nhằm góp phần khắc phục những thiếu sót, từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng, đáp ứng các yêu cầu về thủ tục pháp lý, cũng như môi trường đầu tư trong bối cảnh đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới của đất nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài. Trong đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền giai quyết hiện nay. Bên cạnh đó, tôi thực hiện các hoạt động điều tra, đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nước ta hiện nay, đồng thời nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo những ý kiến đóng góp để đưa ra những kiến nghị, nhằm nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại tố cáo trong bối cảnh hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng làm phương pháp luận xuyên suốt trong việc tiếp cận, và nhìn nhận vấn đề. Bên cạnh đó, tôi cũng sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử... để có thể nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát, đa chiều những vẫn làm rõ được bản chất của từng vấn đề cần nghiên cứu. 5. Bố cục của đề tài: 5. 1 Phần 1: Mở đầu. - Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn. - Mục đích nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu. - Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. - Bố cục của đề tài. 5.2 Phần 2: Nội dung. Gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và những quy định pháp lý về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo. Chương 2: Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính ở nước ta hiện nay. 5.3 Phần 3: Kết luận. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO. 1.1. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo. Với bản chất là Nhà nước dân chủ nhân dân, lấy dân làm gốc, Đảng, Nhà nước ta luôn luôn coi nhân dân là mục tiêu, động lực hoạt động, tạo mọi điều kiện cho nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình, thông qua quyền khiếu nại tố cáo nhân dân phát hiện ra những sai phạm, thiếu sót của cán bộ, từ đó đề xuất, kiến nghị hướng hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước. Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, yêu cầu các cán bộ, công chức, các cơ quan nhà nước phải giải quyết nhanh, tốt, kịp thời các khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Giải thích cho dân hiểu rõ những quyền dân chủ của mình và sử dụng đúng quyền hành đó. Như vậy, theo quan điểm của Đảng và Bác Hồ, khiếu nại tố cáo là quyền lợi của nhân dân, nó thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khiếu nại, tố cáo cũng là một trong những phương thức thể hiện quyền dân chủ của nhân dân và là một trong những phương thức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng đắn, kịp thời góp phần đảm bảo thực hiện tốt quyền lực của nhân dân, thắt chặt mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, thể hiện được bản chất của dân, do dân, vì dân của Nhà nước ta. 1.2. Khái niệm khiếu nại - tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trước khi nghiên cứu về giải quyết khiếu nại tố cáo, chúng ta cần phải hiểu như thế nào là khiếu nại, tố cáo. 1.2.1. Khiếu nại: Là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại Điều 74 của Hiến Pháp năm 1992, đó là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình (khoản 1 điều 2 Luật khiếu nại - tố cáo). 1.2.2. Tố cáo: Là việc công dân theo thủ tục do luật khiếu nại - tố cáo quy định, báo cáo cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (khoản 2 điều 2 Luật khiếu nại - tố cáo). 1.2.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo Giải quyết khiếu nại, tố cáo là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại, tố cáo (Luật khiếu nại, tố cáo 1998). Từ khái niệm nêu trên ta có thể thấy được một số dấu hiệu, đặc điểm của cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính như sau: - Các cơ quan có thẩm quyền trong việc thẩm tra, xác minh và ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đó là các cơ quan thanh tra, các cơ quan hành chính nhà nước. - Mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra và cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại, tố cái hành chính. - Phương thức hoạt động của các cơ quan thanh tra hành chính trong việc thẩm tra, xác minh và ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo. Và các cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm: - Cơ quan hành chính nhà nước giũ vai trò quan trọng, chủ yếu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ,bao gồm các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương. - Cơ quan thanh tra giữ vai trò tham mưu cho thủ trưởng cơ quan hành chính trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị thủ trưởng ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo. Từ khái niệm trên chúng ta cũng có thể hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, cơ quan thanh tra có trách nhiệm tiến hành các hoạt động thẩm tra xác minh( thông qua hoạt đông tác nghiệp) để xác định rõ bản chất sự việc, nội dung khiếu nại, kết luận về tính đúng sai của sự việc, yêu càu của người khiếu nại, tố cáo, từ đó đề xuất với thủ trưởng cơ quan hành chính hướng giải quyết. Trên cơ sở kiến nghị của thanh tra mà thủ trưởng cơ quan hành chính ra quyết định giải quyết. tuy vậy không phải lúc nào thanh tra cới thủ trưởng cơ quan hành chính cũng thống nhất. vì vậy gây ra những bất cập giữa các cơ quan, đây cũng là vấn đề đặt ra cần phải khắc phục trong quá trình nghiên cứu thành lập cơ quan tài phán hành chính ở nước ta. Các cơ thanh tra ngoài nhiệm vụ tham mưu cho thủ trưởng cơ quan hành chính trong việc giải quyết khiếu nại còn có trách nhiệm tổ chức việc tiếp dân, nhạn các khiếu nại, tố cáo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính các cấp và thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Là cơ quan tham mưu trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan thanh tra còn có nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật của các cơ quan, tổ chức , cá nhân thuộc phạm vi quản lý của thủ trưởng cùng cấp. 1.3 Bối cảnh kinh tế-xã hội và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam. Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội, quá trình hội nhập quốc tế đạt được những kết quả nhất định như: tham gia hợp tác với các quốc gia trong khu vực ASEAN, tổ chức quốc tế WTO, bình thương hóa quan hệ Việt - Mỹ. Cùng với các hoạt động cải cách kinh tế, xã hội thì chúng ta cũng đã quan tâm đến những cải cách về thể chế như cải cách tư pháp và hệ thống pháp luật, trong đó nổi bật là hoạt động cải cách thủ tục hành chính và giải quyết khiếu nại tố cáo trong cử lý hành chính là một lĩnh vực được chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Cơ chế giải quyết khiếu nại tố cáo là một trong những thể chế rất quan trọng thuộc lĩnh vực quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân. Hoàn thiện cơ chế này sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động hành chính công, đồng thời tăng cường việc thực thi các quyền dân sự, chính trị của người dân. Quyền khiếu nại tố cáo của người dân đối với hoạt động hành chính của Nhà nước được pháp luật công nhận và bảo hộ. Hiến pháp 1992 quy định: " Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào" (Điều 74) Trong một thời gian dài, pháp luật khiếu nại tố cáo đã được chỉnh sữa, hoàn thiện nhiều lần, nhưng thực tiễn cho thấy, công tác giải quyết đơn khiếu nại tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ngày càng bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập và ngày càng gia tăng số lượng các đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân về các quyết định, hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước, ở tất cả các cấp chính quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và trên hầu hết các lĩnh vực dân sinh: đất đai, môi trường, y tế, giao thông, xây dựng, kinh doanh, xuất nhập khẩu...Tính chất và nội dung khiếu kiện ngày càng phức tạp, nó đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải giải quyết hiệu quả, nhanh chóng những đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân. 1.4 Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo. 1.4.1 Trình tự giải quyết khiếu nại - Đối với công dân: Người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung khiếu nại. - Đối với cơ quan có thẩm quyền giải quyết: + Trực tiếp làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại. + Tiến hành thẩm tra, xác định. + Tổ chức đối thoại với những người khiếu nại. + Trưng cầu giám định nếu thấy cần thiết. + Ra quyết định và công bố quyết định giải quyết khiếu nại. 1.4.2 Trình tự giải quyết tố cáo. Bước 1: Cá nhân gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố cáo thuộc thẩm quyền, người giải quyết phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo khi có yêu cầu. Bước 3: Ban hành quyết định thụ lý giải quyết đơn tố cáo hoặc quyết định thành lập đoàn thanh tra để thẩm tra, xác minh. Bước 4: Tổ chức thẩm tra, xác minh vụ việc. Tiến hành thẩm tra, xác minh những nội dung tố cáo... Làm việc với người tố cáo, làm việc với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan. Thực hiện các biện pháp xác minh. Xây dựng báo cáo kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo. Căn cứ báo cáo này, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý tố cáo và ban hành quyết định xử lý theo thẩm quyền. 1.5 Căn cứ pháp lý để giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Hiến pháp 1992. - Luật khiếu nại, tố cáo 1998 ( sửa đổi, bổ sung 2005) - Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại tố cáo và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo. - Quyết định 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/08/2008 của Thanh tra chính phủ. - Điều 118 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi, bổ sung 2007). - Các văn bản pháp luật quy định về giải quyết khiếu nai, tố cáo của các cơ quan quản lý hành chính khác. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG XỬ LÝ HÀNH CHÍNH. 2.1 Những kết quả đã đạt được trong công tác giải quyết khiếu nại tố cáo ở nước ta hiện nay. Cùng với những kết quả đạt được trong công cuộc đổi mới toàn diện: kinh tế, văn hóa, xã hội thì trong hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt là cải cách hành chính, mà trọng điểm là giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý hành chính đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể: Về tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, cho đến năm 2009, Thanh tra chính phủ đã xử lý 43.830 trong tổng số 44.220 đơn thư tiếp nhận (giảm 13,87 % so với năm 2008), trong đó 13.693 (30,98 %) đơn đủ điều kiện xử lý, còn lại là đơn trùng lặp, đơn nặc danh, đơn không rõ nội dung và địa chỉ người tố cáo. Các ngành, các Bộ tiếp nhận, xử lý 69.835 đơn thư với 23.459 đơn thư khiếu nại, tố cáo, giảm 20% so với năm 2008 ( trong đó có 14.462 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền gồm 9.883 khiếu nại, 4.579 tố cáo); các địa phương tiếp nhận, xử lý 133.051 đơn thư với 102.123 đơn thư khiếu nại tố cáo, giảm 2,48% so với năm 2008 ( trong đó có 62.336 vụ việc thuộc thẩm quyền, gồm 56.098 khiếu nại, 6.238 tố cáo). Trong năm qua, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được các cơ quan, các cấp, các ngành ngày càng quan tâm. Thanh tra chính phủ đã thanh tra, kiểm tra, xem xét 299 vụ việc, trong đó có 73 vụ việc Thủ tướng chính phủ giao (đã báo Thủ tướng 52 vụ việc). Các Bộ, ngành, địa phương đã giải quyết 64.025/76.798 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 83,37%. Trong đó: 55.403/65.981 vụ việc khiếu nại, đạt tỷ lệ 83,97%; 8.676/10.817 vụ việc tố cáo, đạt tỷ lệ 80,2%. Các đơn vị giải quyết đạt tỷ lệ cao là: Bộ công thương 98,45%; Ngân hàng Nhà nước 97,1%; Hà Giang 98,59%; Tiền Giang 97,5%; Kiên Giang 96,7%; Đắc Nông 96,2%; Tây Ninh 95,6%; Tuyên Quang 95,55%; Hà Tĩnh 94,5%; Nghệ An 94,3%; Lâm Đồng 94,2%; Quảng Bình 93,99%; Lạng Sơn 93,95%; Hòa Bình 93,33%, Lào Cai 93,3%... Nhìn chung, từ các kết quả đã đạt được trong nhưng năm qua cho thấy các ngành, các cấp, nhất là các cơ quan thanh tra đã có nhiều cố gắng tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp tích cực trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc chỉ đạo thực hiện tập trung, đồng bộ hơn, đã huy động sức mạnh của nhiều lực lượng nên đã kịp thời xử lý các tình huống phức tạp, giải quyết dứt điểm được nhiều vụ việc mới phát sinh ngay tại địa phương. Điểm đột phá trong những năm qua là Thanh tra Chính phủ đã đưa ra những kế hoạch và hướng dẫn chỉ đạo tập trung ráo riết đối với toàn ngành trong việc rà soát, kiểm tra, giải quyết được nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài, góp phần làm giảm số vụ việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp lên Trung ương và giảm tình hình khiếu nại, tố cáo phức tạp ở nhiều địa bàn. Ngoài ra, Thanh tra các cấp đã thường xuyên báo cáo tình hình, kết quả và giúp Thủ tướng chính phủ và Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức nhiều hội nghị bàn biện pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, và chịu sự giám sát của các cơ quan có liên quan trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo theo đề án 3-212; tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ trong tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó chính phủ cũng tổ chức nhiều hội nghị về việc thực hiện, tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở cấp xã, phường, thị trấn theo chương trình 210/QĐ-TTg ngày 28/04/2006 của Thủ tướng chính phủ. Nội dung các hội nghị này bao gồm: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các cấp xã, phường , thị trấn, bằng các hình thức thiết thực, phù hợp với hoạt động đặc thù của nghành thanh tra. Bồ dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong thực thi pháp luật của cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Xuất bản các tài liệu: Hỏi đáp về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân; các tài liệu nghiệp vụ về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; hướng dẫn kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; biên dịch , phổ biến một số tài liệu hướng dẫn tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo sang tiếng dân tộc thiểu số cho những công dân thuộc các dân tộc thiểu số, ít người. Xây dựng quy chế phối hợp giữa Hội nông dân, Uỷ ban mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn, với chính quyền cấp xã trong việc phối hợp, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp phát sinh từ cơ sở cán bộ, nhân dân ở xã , phường, thị trấn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình khiếu nại tố cáo vẫn còn những diễn biến phức tạp, số vụ việc khiếu nại, tố cáo có gia tăng, số vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng vẫn còn nhiều, một số địa phương chưa tập trung chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo một cách thương xuyên, chưa thực hiện nghiêm chế độ tiếp dân, việc giải quyết khiếu nại tố cáo còn chậm, một số vụ việc giải quyết chưa thấu tình đạt lý gây bức xúc cho nhân dân. 2.2. Những bất cập về giải quyết khiếu nại tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể: Trong những năm qua, số công dân đến trụ sở tiếp dân khiếu kiện ngày càng tăng (năm 2008 tăng 34,3% so với năm 2005; năm 2007 tăng 33% so với năm 2006; năm 2008 tăng 2,1% so với năm 2007, tăng 34,6% so với năm 2006 và tăng 104,9% so với năm 2005). Khiếu kiện đông người năm 2007 tăng so với năm 2006, năm 2008 giảm không đáng kể so với năm 2007 và số đoàn khiếu kiện đông người vẫn rất nhiều (năm 2006 là 145 đoàn, năm 2007 là 171 đoàn, năm 2008 là 142 đoàn). Năm 2006, trong bản báo cáo trước Quốc hội của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chính phủ về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã nêu: Những tháng đầu năm 2006 tình hình khiếu nại, tố cáo xuất hiện những diến biến không bình thường. Khiếu kiện nói chung tăng, đặc biệt là khiếu kiện đông người tập trung ở các tỉnh triển khai nhiều dự án xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp tăng nhiều, khiếu kiện về đất đai có xu hướng phức tạp, đồng thời cũng xuất hiện nhiều những vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến các vấn đề nhạy cảm về chính trị như dân tộc, tôn giáo, khiếu nại có yếu tố nước ngoài như việc các Việt kiều bị thu giũ tiền khi về nước, nhiều khiếu nại của doanh nghiệp liên quan đến việc giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức; khiếu nại của người dân đối với đât đai đã được giao cho quốc phòng quản lý (nội dung chủ yếu của các vụ việc khiếu nại có 80% , có nơi 90% liên quan đến đất đai), hiếu nại về tư pháp cũng tăng và rất phức tạp. Điều đáng nói là, trong khi tình hình khiếu kiện ngày một gia tăng với những diễn biến phức tạp thì công tác giải quyết khiếu nại tố cáo , việc xem xét đơn giám đốc thẩm, tái thẩm tại một số trường hợp còn chưa chính xác, vấn còn để tồn đọng nhiều vụ việc chưa được giải quyết. Việc xử lý một số cán bộ toà án vi phạm pháp luật còn chưa nghiêm. Thậm chí nghành toà án còn để lọt một số vụ án xét xử không công bằng, gây nhiều bất bình trong nhân dân; việc xử lý tình trạng khiếu kiện vượt cấp không quyết liệt, kịp thời, rơi vào tình trạng lúng túng, đặc biệt là các vụ khiếu kiện đông người. Các cấp các ngành đã không đi sâu, đi sát để giải quyết triệt để các vụ việc,chưa coi trọng đến quyền lợi của nhân dân, nhiều nơi các cán bộ có chức có quyền đã lợi dụng chức vụ để bòn rút tiền của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, làm mất lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Cơ quan tư pháp cũng có những thiếu sót dấn đến các khiếu kiện vòng vo kéo dài vì không nơi nào giải quyết đến nơi, đến chốn, và cũng không có các hồi âm đối với các đơn thư tố cáo dẫn đến khiếu kiện vượt cấp ở các cơ quan, nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Số lượng các vụ khiếu kiện cũng rất đáng chú ý: Trong tháng 9 năm 2006, trụ sở tiếp dân của Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp trên 20 nghìn lượt công dân, có 491 lượt đoàn đông người, tiếp nhân 34.292 lượt đơn thư khiếu nại, tố cáo. Tổng hợp báo cáo đến ngày 2/10/2006 của 64 tỉnh thành và 21 bộ nghành có báo cáo 6 tháng đầu năm cơ quan hành chính nhà nước các cấp các nghành đã tiếp 187.97 lượt người khiếu nại, tố cáo. Năm 2009, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 307.797 lượt khiếu nại, tố cáo, tiếp nhận 206.10 đơn thư. Đó là những con số được tổng hợp từ báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2009 Chính phủ gửi lên Quốc hội. Theo đó, qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã thu hồi cho ngân sách nhà nước 368.056 triệu đồng; 549,46 ha đất; minh oan cho 250 người; chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 106 người. Theo chính phủ thì kết quả phát hiện, xử lý tốt hơn, cao hơn so với năm 2008. Báo cáo cũng nêu rõ những khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai liên quan đến việc thu hồi đất, bồ thường giải phóng mặt bằng,đòi lại đất cũ khi đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã, nông , lâm trường và tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân. Một số vụ việc điển hình được nêu tại báo cáo là khiếu nại thu hồi đất để thực hiện các dự án: khu đô thị- thương mại Văn Giang(Hưng Yên), dự án của Tập đoàn Vinashin tại Hải Dương, đường cao tốc, đường dây 500 kv… Về tình hình tố cáo, báo cáo cho biết, nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chiếm tỷ lệ 90%. Chủ yếu là việc cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội. Bên cạnh đó là tố cáo cán bộ quản lý thuộc các tập đoàn , tổng công ty, công ty nhà nhà nước vi phạm trong quản lý kinh tế-tài chính. Kết quả rà soát của nghành thanh tra cũng cho thấy hiện cả nước còn 1.924 vụ việc bức xúc kéo dài. 258 vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng nhưng còn khiếu nại, tố cáo. Trong đó có 77 chưa thực hiện được do vướng mắc, cần phải kiểm tra, xem xét, đôn đốc thực hiện. Phân tích từ gần 30 nghìn vụ việc khiếu nại và hơn nghìn vụ việc tố cáo, báo cáo nêu nhận định tỷ lệ công dân khiếu nại, tố cáo đúng, đúng một phần vẫn còn cao. Nội dung khiếu kiện trải rộng trên mọi lĩnh vực xử lý hành chính nhưng chủ yếu vẫn là: thu hồi đất, bồi thường chưa thỏa đáng, đòi lại đất cũ, đòi lại nhà, đòi tài sản cải tạo công thương nghiệp, kiến nghị sửa đổi chính sách của Nhà nước, Tòa án xét xử chưa khách quan, tố cáo cán bộ Đảng viên tham những, tiêu cực, thủ tục hành chính rườm rà, chậm, gây khó khăn cho người dân... Và trọng điểm là những khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai ngày càng gia tăng và chiếm số lượng lớn, khoảng 70% tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo trong cả nước, có những tỉnh thành chiếm số lượng lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Tây, Thái Bình, Cần Thơ, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, An giang, Sóc Trăng… Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1999-2004, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp gần 434.000 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo về đất đai, nhận trên 165.426 lượt đơn, có 1.098 đoàn khiếu nại, tố cáo đông người ( Thái Bình 133 đoàn, Bắc Giang 123 đoàn, Vĩnh Long 112 đoàn, Kiên Giang 110 đoàn, Bắc Ninh 105, Cần Thơ 87 đoàn và Nam Định 7 đoàn…). Nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu tập trung vào việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, đòi lại đất cũ và tranh chấp quyền sử dụng đất. Nhiều vụ việc khiếu nại nổi cộm, mang nhiều bức xúc như vụ việc thu hồi đất để xây dựng cở sở hạ tầng ở Đà Nẵng, công dân tụ tập bao vây cơ quan, nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, kéo đến trung ương, lưu lại nhiều ngày ở Hà Nội, và liên kết với các hộ dân ở Long An, An Giang, Lâm Đồng để gây sức ép đòi giải quyết quyền lợi. Trong đó khiếu nại việc thu hồi đất , bồi thường không thoả đáng, không làm đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật như ở Thái Nguyên, Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh... các khiếu nại đòi lại đất cũ ( do thực hiện chính sách nhường cơm sẻ áo, đất đã đưa vào Hợp tác xã, Tập đoàn sản xuất…) ở Tiền Giang, Bến Tre… gây nhiều bức xúc. Thủ tướng chính phủ cũng đã có Quyết định 815/QĐ-TTg ngày 04/07/2001 phê duyệt phương án giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai của một số hộ nông dân ở tỉnh Bến Tre, tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều vụ việc tiếp tục khiếu nại gay gắt. Đáng chú ý trong thời gian qua các địa phương tiến hành xây đựng các khu công nghiệp thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp, trong khi đó giá đền bù thấp, quỹ đất sản xuất nông nghiệp còn ít hoặc không còn để giao, nhiều trường hợp sau khi thu hồi đất nông nghiệp giao cho các công ty để sử dụng vào mục đích kinh doanh, sản xuất, người dân không chấp nhận dẫn đến tình trạng nhiều hộ dân chống đối, không thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đã có những hành vi ngăn cản, đập phá phương tiện, chống người thi hành công vụ như ở Hà Nội, Hà Tây Cũ… Nhiều trường hợp, khiếu nại, tố cáo đã được các cấp các nghành ở địa phương , Trung ương giải quyết phù hợp với các quy định của pháp luật, có lý, có tình nhưng công dân vẫn cố tình khiếu kiện, đeo bám các cơ quan trung ương ở Hà Nội đến vài ba năm… Tình hình khiếu kiện của người dân đang hình thành các điểm nóng ở nhiều địa phương. Trụ sở tiếp dân, trước cơ quan làm việc của các sở, ngành và trụ sở làm việc của UBND các tỉnh, thành phố, hầu như không có ngày nào mà người dân không đến khiếu kiện. Vụ việc khiếu kiện có thể do cá nhân đứng đơn với yêu cầu độc lập, có khi là quyền lợi của cá nhân, của cả tập thể nên cùng ký tên trong đơn và đòi hỏi giải quyết quyền lợi chung. Những người dân đi khiếu kiện áp dụng mọi hình thức đa dạng như tập trung nhiều ngày trước trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nước. Một số người còn cố ý gây rối, gây phiền nhiễu để tạo sức ép cho các lãnh đạo nhận đơn, giải quyết đơn như: chặn xe công chức có trách nhiệm, vào trong trụ sở nhờ tắm giặt, vệ sinh...Một số tập trung đông người gây ách tắc giao thông, tạo áp lực đối với cơ quan nhà nước. Họ còn mang Quốc kỳ, ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu ngữ và đeo huân, huy chương, giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng... đi diễu hành từng đoàn qua các đường phố nhằm gây sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Về tính chất của các vụ việc khiếu nại, tố cáo cũng có nhiều điểm khác biệt đáng chú ý: Trong các vụ khiếu kiện đông người cũng đã có sự liên kết giữa những người đi khiếu kiện ở các địa phương khác nhau, của người dân tộc thiểu số với nhau nhằm tạo sức ép đối với chính quyền. Khiếu kiện của người dân không chỉ dừng lại ở những yêu cầu về tự do dân chủ, nhân quyền mà đã mang màu sắc của những mâu thuẫn đối kháng về giai cấp, dân tộc, tôn giáo. Một số vụ việc đã vượt qua giới hạn cho phép bởi những người khiếu kiện đã tập trung thành đoàn biểu tình đi qua các đường phố với những khẩu hiệu quá khích như: " Việt Nam không có nhân quyền"; "Chính quyền cướp đất của dân"... Thậm chí một số vụ những người khiếu kiện đã tập trung trước các cơ quan ngoại giao như: Tổng lãnh sự quán Mỹ, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản với ý đồ bêu rếu, bôi nhọ chính quyền Nhà nước Việt Nam và nhờ can thiệp. Một số vụ khiếu kiện đã đổi màu do các thế lực phản động trong và ngoài nước xúi giục, kích động (như khối 8406 đòi tự do, dân chủ và nhân quyền). Điển hình như vụ nhiều công dân tập trung tại nhà thờ Đức Bà để biểu dương lực lượng và nêu yêu sách. Tình trạng khiếu kiện ngày càng phức tạp và gia tăng trong khi đó nhiều cơ quan quản lý nhà nước vẫn chư coi trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, vẫn còn né tránh, đùn đẩy, việc phân công bố trí người lầm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hận chế về chuyên môn nghiệp vụ, công tác tiếp dân ở các cơ quan quản lý nhà nước tuy có duy trì nhưng không cược thường xuyên, việc phân bố phòng tiếp dân còn tạm bợ, chắp vá. Một số đơn vị giải quyết khiếu nại, tố cáo tiến hành rất chậm chạp, không có sự chặt chẽ trong xử lý làm cho những các nhân, tổ chức đi khiếu nại, tố cáo bức xúc dẫn đến khiếu nại, tố cáo nhiều lần, vượt cấp, làm sự việc phức tạp hơn và gây những hậu quả xấu. Việc đùn đẩy và xử lý chậm chạp các vụ việc khiếu nại, tố cáo dẫn đến tồn đọng nhiều đơn thư trong nhiều năm không được xử lý, quyền và lợi ích chính đáng của những tổ chức, công dân không được bảo đảm. Nhiều trường hợp đâm đơn khiếu nại, tố cáo rơi vào cảnh trớ trêu, dẫn đến việc người khiếu kiện nghi ngại. Ngày 21 tháng 05 năm 1996 UBTVQH đã thông qua Pháp lệnh thủ rục giải quyết các vụ án hành chính, có hiệu lực từ ngày mùng 01 tháng 07 năm 1996, qua hai lần sửa đổi bổ sung, thẩm quyền giải quyết các vụ án tăng lên từ 8 nhóm việc( năm 1996) lên 10 nhóm việc ( năm 1998) và 22 nhóm việc( năm 2006). Nếu năm 1998 tổng số các vụ án đã thụ lý có 282 vụ thì đến 2008 con số này lên đến 1.399 vụ. Điều đang nói là số vụ án không lớn nhưng chất lượng sử án còn rất hạn chế. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết án hành chính bị huỷ là 4,62%, bi sửa là 6%. Nguyên nhân là do đội ngũ thẩm phán, cán bộ công chức của Toà Hành chính các cấp chưa được đào tạo, bồi dưỡng nhiều về nghiệp vụ giải quyết các vụ án hành chính, cũng như kiến thức về quản lý hành chính nhà nước có liên quan đến lĩnh vực mà toà án có thẩm quyền giải quyết, vẫn còn những cán bộ toà án vẫn thực sự chưa nắm vững những quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, một số Thẩm phán chưa quan tâm một cách thực sự đầy đủ các văn bản pháp luật về quản lý hành chính nhà nước liên quan đến những loại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện mà mình đang thụ lý giải quyết. Trong công tác chuyên môn còn vi phạm về điều kiện khởi kiện và điều kiện thụ lý, giải quyết các vụ án hành chính; có nhiều vụ việc chưa phân loại thẩm quyền loại việc của cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan toà án; thời gian giải quyết các vụ án chưa đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Đường lối giải quyết một số vụ án không đúng đắn dẫn đến bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để xét xử phúc thẩm, sơ thẩm lại vụ án. Vì vậy còn một bộ phạn nhân dân còn nghi ngại trước khi chon con đường khởi kiện toà án. Những hạn chế về công tác cán bộ mà Toà án nhân dân tối cao nhận ra trên đây chắc chắn sẽ đặt ra cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính những nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân, và giải pháp khắc phục một cách hiệu quả. Và những vướng mắc bất cập trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cũng đang được thảo luận tìm ra hướng khắc phục nhằm đươ vào Dự án Luật tố tụng hành chính trình Quốc hội xem xét, một đạo luật rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hành chính đang là một đòi hỏi bức thiết của đời sống xã hội hiện nay. 2.3. Nguyên nhân. Tình trạng khiếu kiện gia tăng và ngày càng phức tạp như đã trình bày ở trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể chỉ ra một vài nguyên nhân chính sau đây: Thứ nhất, do sự yếu kém của cán bộ khi giải quyết khiếu kiện của công dân. Nhiều công chức, cán bộ làm nhiệm vụ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân còn yếu kém về trình độ, năng lực chuyên môn. Đồng thời, cách giải quyết khiếu kiện ở cấp cơ sở còn quá cứng nhắc, rập khuôn theo quy định; chưa xem xét đến tính lịch sử của các vấn đề gây khiếu kiện. Một số công chức yếu kém về phẩm chất đạo đức, chấp hành các quy đinh về giải quyết khiếu kiện chưa nghiêm, việc thực thi nhiệm vụ chưa tốt, xử lý công việc chưa minh bạch; có những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu gây khó khăn trong quá trình giải quyết khiếu kiện. Thứ hai, chính sách pháp luật về nhiều lĩnh vực như đất đai, môi trường, xây dựng chưa phù hợp, chính sách đền bù tái định cư chưa hợp lý, thống nhất. Từ hệ thông pháp luật, chính sách đến công tác quản lý các cấp còn một số vướng mắc, bất cập giữa lý luận và thực tế. Thứ ba, việc tiếp công dân còn bị coi nhẹ, chưa được tổ chức tốt, cán bộ tiếp dân chưa am hiểu pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp dân và thậm chí rất vô cảm trước bức xúc của dân, giải quyết sự việc chưa thấu tình đạt lý; không phổ biến, hướng dẫn người dân khiếu kiện đúng quy định của pháp luật, chỉ nhận đơn rồi "để đó", dẫn đến tình trạng khiếu kiện vượt cấp. Thứ tư, do thực tế nhân dân chưa hiểu hết các quy định của pháp luật, đồng thời do các biến động của lịch sử và ý thức người dân chưa cao nên không lưu giữ tài liệu, giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng tài sản của cá nhân, tổ chức chưa tốt nên khi có tranh chấp hoặc giao dịch, họ không đủ chứng cứ chứng minh và vì vậy không đủ cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Việc tố cáo các cán bộ xấu là việc làm rất đáng hoan nghênh, tuy nhiên do chưa nắm vững những quy định của pháp luật, do bức xúc vì quyền lợi cá nhân nên một số bà con đã gửi đơn tố cáo nhưng khồng cung cấp nhứng chứng cứ cụ thể để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết xem xét , xử lý. Chỉ "nghe" mà khồng "thấy", thiếu sự tìm hiểu chính xác thì không đủ chứng cứ đề kết luận sai, đúng và đánh giá về nhân thân một người. Trong việc phản ánh những hành vi sai trái của một số các bộ địa phương lên cấp trên, chúng ta thông cảm cho nhiều bà con quanh năm đầu tăt mặt tối, ít chữ nghĩa không nắm vững pháp luật, hoặc tự cho mình thấp cổ bé họng, lại lo sợ bị trù dập nên không dám tố cáo những hành vi của một số cán bộ xấu. Bên cạnh đó, cũng có không ít bà con bị một số kẻ xấu kích động, một số tay "cò khiếu kiện" chuyên làm đơn xúi giục khiếu nại tập thể, vượt cấp để "vét túi" nhân dân, gây rối an ninh trật tự. 2.4. Những kiến nghị giải pháp giải quyết khiếu nại tố cáo hiện nay. Trước những khó khăn và còn nhiều bất cập trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo như hiện nay thì chúng ta phải bình tĩnh, không hoang mang, giao động, không thổi phồng sự việc nhưng cũng không được chủ quan, coi nhẹ, lơ là. Để hạn chế mức thấp nhất tình hình khiếu kiện, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân, chúng ta cần phải có nhiều giải pháp và phải giải quyết một cách đồng bộ. Tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau: Thứ nhất, tiếp tục quan tâm, hoàn thiện hệ thống pháp luật, bởi vì, theo hầu hết ý kiến của các học giả, chính trị gia đều chia sẻ nhận định chung về hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều bất cập, chồng chéo, mâu thuẩn về nội dung, ban hành không đúng thẩm quyền, thiếu sự tương thích, nhất quán giữa các văn bản dưới luật, các văn bản hành chính với luật và Hiến pháp,nhưng lại chậm được sửa đổi, bổ sung. Sự bất cập này dễ gây ra thiệt thòi cho người dân do áp dụng, thậm chí sự vận dụng tùy tiện của các cán bộ địa phương. Không ít địa phương tùy tiện trong việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về quản lý hành chính, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai. Vì vậy, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ xây dựng và các cơ quan liên quan nên phối hợp rà soát lại các quy định của pháp luật liên quan đến đất đai, đến chính sách giải tỏa, đền bù tái định cư, đặc biệt là khung giá đất để đảm bảo người dân nếu bị giải tỏa không bị thiệt thòi. Thứ hai, các tổ chức, cơ quan cần quán triệt một cách nghiêm túc kết luận số 130-TB/TW của Bộ chính trị về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Chính phủ nên sơm có Nghị quyết riêng rẽ xử lý tích cực những nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của người dân; đặc biệt là các vụ khiếu kiện đông người, khiếu kiện kiên quan đến tôn giáo, khiếu kiện của đồng bào các dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, người có công với Cách mạng. Các cơ quan Trung ương cũng nên tăng cường cán bộ giúp địa phương giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng. Thứ ba, Thanh tra chính phủ cần sớm nghiên cứu lập đề án củng cố, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho cán bộ tiếp dân tại trụ sở. Cần thành lập thêm trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nước tại khu vực Tây Nam Bộ và Tây Nguyên. Thứ tư, rất nhiều các tranh chấp hiện nay theo luật khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND các cấp, của các Bộ, các Ngành và nhiều vụ việc Thủ tướng chính phủ phải trực tiếp giải quyết, trong khi đây không phải là cơ quan tài phán. Tòa án nhân dân tối cao cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để kiện toàn đội ngũ làm công tác xét xử, báo cáo với Quốc hội để cố gắng trong thời gian sớm nhất, mọi tranh chấp của công dân sẽ do Tòa án giải quyết. Thứ năm, các Bộ, Ngành, Trung ương, Văn phong chính phủ, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng khi nhận đơn thư khiếu kiện của dân về việc khiếu nại các quyết định hành chính (Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố) thì cần thụ lý giải quyết luôn hoặc nói rõ quan điểm đúng sai theo thẩm quyền để trả lời cho đương sự và UBND các tỉnh, thành phố. Tránh chuyển đơn thư với cách đặt vấn để chung chung như "Đề nghi xem xét giải quyết" vì sẽ làm cho đương sự trông chờ hy vọng và nhiều lúc gây khó khăn cho địa phương. Thứ sáu, giải quyết khiếu kiện lần đầu của các địa phương là khâu then chốt, khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết đến quá trình giải quyết khiếu kiện. Các địa phương cần tích cực xử lý ngay những nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của người dân, đặc biệt là các vụ khiếu kiện đông người, khiếu kiện của đồng bào dân tộc thiểu số. Chính quyền sơ sở cần giải quyết đúng pháp luật, kết hợp với giải thích, động viên người dân nhằm khắc phục tối đa tình trạng khiếu kiện vượt cấp. Thứ bảy, cần nâng cao ý thức và trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức chính quyền các cấp ở địa phương. Khắc phục tình trạng đùn đẩy trong bộ máy hành chính. Người có trách nhiệm nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân chỉ làm một cách chiếu lệ, không cần đọc nội dung đơn thư mà tiếp tục kính chuyển cho xong việc. Nhiều thủ trưởng ngại tiếp dân, đã "khoán trắng" cho người cấp dưới. Hiệu quả tất yếu là chất lượng giải quyết khiếu nại tố cáo thấp, không dứt điểm, hồ sơ khiếu kiện ngày càng thêm chồng chất. Hơn 50% đơn thư khiếu kiện tiếp vì địa phương chưa làm đúng chính sách, thiếu công khai, mất dân chủ, tham nhũng, tiêu cực, thậm chí có cán bộ còn thách thức dân, chính quyền có lúc, có nơi tỏ thái độ không thiện chí giải quyết khiếu kiện của dân. Bên cạnh đó, phải nâng cao chất lượng và sớm kiện toàn đội ngũ cán bộ của các cơ quan tư pháp. Do trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức cán bộ còn hạn chế nên nhiều vụ việc xét xử không khách quan, sự chỉ đạo trong ngành thiếu nhất quán, không rõ ràng nên đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Trong lĩnh vực đấu tranh trấn áp tội phạm, một số cơ quan bảo vệ pháp luật có những sai lầm nghiêm trọng như bắt oan, giam giữ không đúng quy định, và khi đã thấy sai nhưng không chịu sửa, không chịu khắc phục thiếu sót (tại trụ sở tiếp dân, khiếu kiện liên quan đến quyết định của các cấp Tòa án năm 2006 là 425 vụ việc, năm 2007 là 559 vụ việc, năm 2008 là 449 vụ việc). Đồng thời cũng phải tăng cường sự chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước các cấp, nâng cao ý thức chấp hành của cấp dưới. Cần chấm dứt ngay tình trạng " trên bảo dưới không nghe" bởi nhiều vụ cấp trên đã có ý kiến chỉ đạo nhưng cấp dưới vẫn đùn đẩy, né tránh không thực hiện. Thứ tám, chúng ta cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá ý thức đạo đức và trách nhiệm công vụ của cán bộ công chức, việc thanh tra trách nhiệm công vụ của các cán bộ công chức cần phải sớm được triển khai và coi đây là một việc làm thường xuyên ở các Bộ, ngành và tất cả các địa phương; khắc phục thái độ thờ ơ, vô cảm trong công việc giải quyết khiếu kiện của một số cán bộ Đảng viên. Cuối cùng, phải nâng cao chất lượng nghiệp vụ tiếp công dân của các cơ quan nhà nước. Bởi vì: Tiếp công dân và giải quyết các công việc của dân là trách nhiệm của các cơ quân nhà nước, nhiệm vụ thường xuyên của các cấp các nghành, các cơ quan đơn vị. việc tiếp công dân nhằm mục đích tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh, góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương , chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tác quản lý của các cơ quan đơn vị, Đây là sự cụ thể hoá quyền thâm gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và xã hội của công dân, là sự cụ thể hoá phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra". Đồng thời đây cũng là sự thể hiện sinh động bản chất dân chủ, Nhà nước của dân, do dân, và vì dân của Nhà nước ta. Mặt khác tiếp công dân là để tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo của công dân, điều này nhằm thực hiệ tốt quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được Hiến pháp công nhận, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác tiếp dân và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan đơn vị được tiến hành một cách hiệu quả. Hơn nữa, việc tiếp công dân cũng là để hướng dẫn công dân thực hiện tốt quyền khiếu nai, tố cáo của mình, khắc phực những hạn chế , bất cập trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, qua đó tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật nói chung, pháp luật tố cáo của công dân nói riêng đối với quần chúng nhân dân. Tóm lại, với những kết quả đạt được và những điểm bất cập còn tồn tại trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, chúng ta cũng nên nghiêm chỉnh sửa chữa lại những thiếu sót trong hệ thống pháp luật cũng như thái độ của cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết và người dân đi khiếu nại, tố cáo. Đồng thời cũng tự tin với kết quả đạt được, để phát huy những điểm tích cực đó, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường mối gắn kết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. KẾT LUẬN Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Hiến pháp và Pháp luật ghi nhận. Để những quyền này được bảo đảm thực thi trên thực tế đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đòi hỏi những hiểu biết của công dân về khiếu nại, tố cáo phải đạt đến một trình độ nhất định. Bên cạnh đó, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân từ phía các cá nhân và cơ quan có thẩm quyền phải luôn đúng pháp luật, phải công bằng và khách quan, đáp ứng những yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Vấn đề giải quyết khiếu nại tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính có ý nghĩa thực tiễn rất cao, bởi đây là một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ giữa nhân dân với chính quyền, giữa những người làm chủ đất nước với người đại diện của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này góp phần củng cố tính dân chủ nhân dân, nâng cao dân trí, tăng cường sự đoàn kết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Đề tài này cũng đề cập đến những thành công đã đạt được và những bất cập còn tồn tại để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, để tiến tới xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Bộ tài chính, Quyết định 43/QĐ-BTT ngày 04/06/2007 về việc ban hành quy chế tiếp công dân, nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân tại đơn vị trong nghành tài chính. 2) Chính phủ, Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật khiếu nại, tố cáo. 3) Chính phủ, Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. 4) Quốc hội, hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992. 5) Quốc hội, Luật khiếu nại, tố cáo số 09/QH 10 ngày 20/12/1998 có hiệu lực từ 01/01/1999. 6)Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo ngày 15/06/2004 và ngày 29/11/2005. 7) Thanh tra chính phủ, Quyết định 1131/QĐ-TTCP ngày 18/08/2008 của thanh tra chính phủ. 8) UBTVQH, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thông qua ngày 02/07/2002( sủa đổi, bổ sung năm 2008) Các trang wed: * * * * MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNiên luận của Duy.doc
Tài liệu liên quan