Đề tài Nghiên cứu nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ Việt Nam hiện nay

1. Lý do chọn đề tài Trong một vài thập kỷ gần đây, lối sống độc thân, kết hôn muộn, đã và đang diễn ra ở các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây như Đức, Pháp, Anh v.v . Theo như tờ “La Vanguardia”, ngày càng có nhiều người ở độ tuổi thanh niên và trung niên tại các nước phát triển đã chọn lựa cuộc sống độc thân. Kết quả thăm dò của tờ báo này cho thấy tại Mỹ số hộ gia đình do vợ chồng tạo lập giảm từ 80% của những năm 50 của thế kỷ 20 xuống còn 50% những năm đầu thế kỷ 21 . Số người Mỹ không kết hôn đã gia tăng từ năm 1960 khiến cho tỷ lệ sống độc thân thì từ trước đến nay cao chưa từng có. Có 48% phụ nữ không kết hôn so với 44% ở đàn ông. Độ tuổi kết hôn trung bình của nam nữ ở nước này cũng lùi lại. Có thể thấy rõ ràng qua bảng số liệu rằng người Mỹ ngày càng kết hôn muộn hơn trong gần bốn mươi năm qua (1960-1998) thể hiện ở tuổi kết hôn trung bình của nam đã tăng lên 4 tuổi (từ 23 đến 27 tuổi) và của nữ là 5 tuổi (từ 20 đến 25 tuổi). Hệ quả là hiện nay, Mỹ là quốc gia có nhiều người sống độc thân nhất - chiếm 58.1% dân số. Ở Mỹ, có 43% người trưởng thành (tương đương với 87 triệu người) tự cho mình là độc thân trong đó chỉ riêng thành phố New Jork, đã có đến 70% dân số sống độc thân . Sống độc thân hiện nay trên thế giới nhất là châu Âu đang trở thành trào lưu thời thượng. Ỏ Tây Âu, theo Eurostar, số người sống độc thân là 158 triệu, chiếm 55% dân số Irlandia, 50% dân số Phần Lan, 50% dân số Thuỵ Điển, 46% dân số Pháp. Tại Pháp, số người sống độc thân đã tăng từ 5 triệu người (năm 1999) lên 14 triệu người (2004) . Ở Tây Ban Nha có 6 triệu người độc thân, trong đó có 26% nam và 18% nữ trong độ tuổi 35 – 39, 13% đàn ông và 10.26% phụ nữ ở tuổi 45-50 sống một mình. Tại một nước có tới 90% số dân theo đạo Thiên chúa như Ba Lan, vẫn có 60% số dân vẫn chấp nhận việc phụ nữ không có chồng mà có con. Số những bà mẹ “một mình” nuôi con đang trở thành lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm tới 15% số gia đình của nước này. Sống độc thân đã trở thành một nhu cầu của con người ở các nước tư bản phát triển . Các nước Châu Á cũng không nằm ngoài xu hướng này. Trong hơn một thập niên trở lại đây, ngày càng có nhiều thanh niên châu Á chọn cách sống độc thân. Nhật là quốc gia có số thanh niên độc thân ở độ tuổi 20-40 tăng vọt trong hai thập kỷ qua. Theo thống kê của một tờ báo ở Nhật thì có 25% nam và 16% nữ thanh niên ở độ tuổi 30 quyết định sống độc thân và không sinh con. Ở Hàn Quốc, tình hình cũng không có gì khả quan hơn. 50% thanh niên Hàn Quốc chọn cuộc sống độc thân . Xã hội Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng không kết hôn lần thứ ba trong lịch sử khi hầu hết giới trẻ ở nước này không muốn lập gia đình sớm . Theo thống kê, năm 1991, độ tuổi trung bình của phụ nữ Trung Quốc khi kết hôn lần đầu tiên là 22.2; năm 1996 là 24.2 (riêng Thượng Hải là 25.3 và Bắc Kinh là 25.2) . Việt Nam là một nước nông nghiệp ở phương Đông, hôn nhân và gia đình từ xưa đến nay vẫn có một ý nghĩa hết sức hệ trọng. Tuổi quy định của nhà nước Việt Nam hiện nay (ghi rõ trong Luật Hôn nhân và Gia đình) nam đủ 20 tuổi, nữ đến 18 tuổi được phép đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, những số liệu thống kê của Cục thống kê Việt Nam lại cho thấy tuổi kết hôn trung bình lần đầu của cả nam và nữ ở nước ta trong 15 năm gần đây có xu hướng tăng. Nếu như năm 1989, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam là 24.3 và nữ là 23.2 thì đến năm 2004, tuổi kết hôn trung bình lần đầu đã tăng lên đáng kể, của nam là 27.3 (ở nông thôn là 26.0 tuổi còn ở thành thị là 28.6 tuổi) và ở nữ là 23.4 (trong đó, ở thành thị là 24 tuổi và nông thôn là 22.9 tuổi). Bên cạnh đó, xét tỉ trọng đã từng kết hôn của nhóm tuổi 20-24 tuổi cho thấy nếu như năm 1989 có 36.6% nam và 57.5% nữ đã kết hôn thì đến năm 2004, tỉ trọng này đã giảm xuống, chỉ còn 20.1% nam và 42.7% nữ. Việc độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu tăng và tỉ trọng kết hôn giảm đi rõ rệt trong vòng 15 năm phản ánh xu hướng kết hôn muộn nhìn chung đang diễn ra ở Việt Nam, đặc biệt là ở các đô thị. Kết quả điều tra biến động dân số và Kế hoạch hoá gia đình năm 2004 đã đi đến kết luận: “ở đâu có mức độ đô thị hoá cao hơn hoặc kinh tế phát triển hơn, ở đó người ta kết hôn muộn hơn; và ở đâu nghèo hơn, thì ở đó người ta lại kết hôn sớm hơn” . Giáo sư Lê Thi trong một nghiên cứu về Phụ nữ độc thân đã khẳng định: “Một điều đáng lưu ý là ở Việt Nam những người chủ trương sống độc thân không lập gia đình từ lúc trưởng thành đến khi về già rất hiếm hoi và thường có những lý do đặc biệt” . Tuy nhiên, liệu xu hướng kết hôn muộn của giới trẻ Việt Nam hiện nay có phải là một dấu hiệu mở đầu cho một xu hướng mới – xu hướng sống độc thân suốt đời như các nước phát triển hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ Việt Nam hiện nay”. Giả thuyết nghiên cứu: 1. Lối sống độc thân tạm thời đang trở thành một nhu cầu ngày càng gia tăng trong giới trẻ. 2. Lối sống độc thân tạm thời của giới trẻ được biểu hiện ở các cấp độ phát triển nhu cầu từ thấp đến cao - từ việc thoả mãn các nhu cầu vật chất tối thiểu đến việc thoả mãn nhu cầu tự hoàn thiện nhân cách con người.

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu tố này cũng vẫn cao hơn nam giới, 94.94% nữ lựa chọn so với 60.99% nam lựa chọn. Rõ ràng đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong nhu cầu muốn được thăng tiến, muốn được thực hiện các mong muốn dự định của bản thân ở những phụ nữ trẻ so với trước đây, mong muốn được làm việc, được khẳng định bản thân và sống vì những sở thích riêng của nữ còn cao hơn cả nam giới. Phải chăng đây là biểu hiện tiềm ẩn của nhu cầu muốn có được sự bình đẳng ở phụ nữ trẻ ngày nay? Đối chiếu kết quả khi so sánh sự đánh giá về sự ảnh hưởng của “mốt sống” độc thân ở các nước phát triển đối với tình trạng sống độc thân tạm thời của giới trẻ Việt Nam cũng cho thấy có đến 89.87% nữ chọn phương án “có”, trong khi đó chỉ có hơn nửa (59.57%) nam lựa chọn phương án này. Như vậy, theo những người trẻ là nữ thì xu thế thời đại, xu thế về một lối sống mới mà ở đó người phụ nữ có điều kiện nhiều hơn cho việc thực hiện các ý thích, mong muốn của riêng mình đang được họ ủng hộ. Điều này chứng tỏ một phần họ đang tiến dần đến sự bình đẳng giới trong cả nhận thức và nhu cầu, tuy nhiên rất có thể điều này chỉ đúng với phụ nữ trẻ trong nghiên cứu này chứ chưa hẳn đã là sự lựa chọn của phần đông phụ nữ nói chung. Biểu đồ 8. So sánh sự đánh giá của nam và nữ về sự ảnh hưởng của yếu tố “Sợ bị ràng buộc bởi cuộc sống gia đình” dẫn đến kết hôn muộn Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc đánh giá ảnh hưởng của yếu tố “Sợ sự ràng buộc của cuộc sống gia đình”. Theo họ, gia đình và những trách nhiệm kèm theo sẽ là một nguyên nhân cản đường họ thực hiện các mong muốn, dự định riêng.Vì vậy, kết hôn muộn là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ở hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, ngày càng nhiều phụ nữ ở lứa tuổi khá lý tưởng để lập gia đình nhưng vẫn không muốn lấy chồng. Trong xu hướng nâng cao vai trò của người phụ nữ nhằm tiến đến bình đẳng giới, có thể gánh nặng công việc gia đình, nuôi con là một trở ngại khiến nữ giới e ngại nếu sớm kết hôn. Có thể chính những tiêu chuẩn mới về một gia đình thời hiện đại đang manh nha hình thành khiến nữ giới đâm ra đắn đo trong việc chọn bạn đời. Trong khi đó, nam giới vẫn chưa thể dễ dàng từ bỏ quan niệm lấy vợ phải là người tề gia nội trợ Theo internet . Nhận thức của giới trẻ về nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết hôn muộn là khá rõ ràng, đầy đủ và chính xác. Theo họ chính những nhu cầu, mong muốn xuất phát từ bản thân họ mới là nguyên nhân dẫn đến việc kết hôn muộn. Nhận thức như vậy không phải là cảm tính mà giới trẻ đã có cái nhìn thực sự đúng đắn. Họ không đổ lỗi cho khách quan, họ biết rằng, việc kết hôn muộn là xuất phát từ những nhu cầu thiết yếu của chính họ. 3. Nhu cầu của giới trẻ đối với việc sống độc thân tạm thời 3.1 Thực trạng nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ hiện nay Khi điều tra ngẫu nhiên 220 khách thể (chưa lập gia đình) có đến 66.8% số người đang trong độ tuổi từ 26 – 30. Điều này một lần nữa góp phần khẳng định giả thuyết có hiện tượng sống độc thân tạm thời (kết hộn muộn) ở giới trẻ hiện nay khi so sánh với kết quả thống kê những năm 80, theo đó thanh niên ở độ tuổi 26 – 30 là đã “yên bề gia thất”. Tuy nhiên, tình trạng sống độc thân không kéo dài, đến khoảng tuổi từ 31 – 35 chỉ còn 2.7% và từ 36 tuổi trở lên chỉ còn 1%. Như vậy, việc sống độc thân của giới trẻ chỉ mang tính tạm thời, họ vẫn có ý thức lập gia đình khi đã ngoài 30 tuổi. Trong tổng số khách thể, có đến quá nửa (54.5%) dự định kết hôn vào khoảng 26 – 30 tuổi và 38.2% dự định kết hôn vào khoảng 31 – 35 tuổi. Theo quan niệm truyền thống trước đây của chúng ta nếu thanh niên vào độ tuổi này vẫn chưa kết hôn là đã quá muộn hoặc có thể bị xem là “ế”, “lỡ thì”. Tuy nhiên, theo giới trẻ đây lại là khoảng “tuổi đẹp” để kết hôn, lứa tuổi “đủ chín chắn để nhận thức, có khả năng độc lập về kinh tế để bước vào cuộc sống gia đình và không quá muộn cho việc sinh con” (phiếu 42). - Tôi muốn có thời gian để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống sau hôn nhân, vì vậy tôi cho rằng kết hôn ở lứa tuổi 31 – 35 là phù hợp.(phiếu 56) - Theo kế hoạch của tôi thì phải đến năm 29 – 30 tôi mới hoàn thành một phần tạm được những dự định của mình về sự nghiệp cũng như ổn định trong công việc. Và tôi nghĩ đó mới là lúc thích hợp để lập gia đình. (phiếu 35) - Khoảng từ 29-30 tuổi vì đủ chín chắn, kinh tế cũng ổn, học xong sau đại học và còn đủ trẻ để liều lĩnh. Thầy giáo tôi bảo sau 30, con người sẽ ít liều lĩnh đi, và như thế sẽ rất sợ lấy vợ. (phiếu 5) - 31-35 tuổi là khoảng tuổi để khẳng định mình và có cơ sở để lo cho người bạn đời sống hạnh phúc. (phiếu 4) Như vậy đa phần khách thể đều cho rằng việc kết hôn muộn là nằm trong dự định của họ, họ muốn dành một khoảng thời gian nhất định để ổn định cuộc sống, thực hiện các dự định và chuẩn bị cơ sở vật chất tốt cho cuộc sống sau hôn nhân. Tuy nhiên để có một cái nhìn cụ thể hơn về nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ chúng tôi đã lấy tương quan giữa độ tuổi của những người được hỏi với dự định kết hôn vào khoảng tuổi nào của họ. Kết quả thu được như sau: Bảng 3. Tương quan giữa độ tuổi của trí thức trẻ với dự định tuổi kết hôn Stt Tuổi của TTT Khoảng tuổi dự định kết hôn 22 – 25 26 – 30 31 – 35 36 – 40 Trên 40 1 22 – 25 12.31 81.54 4.66 1.5 0 2 26 – 30 0 45.58 53.74 0 6.8 3 31 – 35 0 0 33.3 66.3 0 4 36 – 40 0 0 0 0 100.0 5 Trên 40 0 0 0 0 100.0 Phân tích sâu kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc giới trẻ độc thân tạm thời dự định kết hôn vào độ tuổi nào phụ thuộc rất nhiều vào tuổi hiện tại của họ. Cụ thể, có đến 81.54% những người đang ở khoảng 22 – 25 tuổi chọn tuổi kết hôn của họ ở khoảng 26 – 30 tuổi, có đến 53.74% những người đang ở độ tuổi 26 – 30 chọn tuổi kết hôn của họ vào khoảng 31 – 35 và 66.6% những người đang ở độ tuổi 31 – 35 chọn tuổi kết hôn của họ vào khoảng 36 – 40. Như vậy rõ ràng ta thấy có sự phụ thuộc trong việc lựa chọn tuổi kết hôn với tuổi thực hiện tại của họ. Điều này một lần nữa khẳng định giới trẻ có nhu cầu được sống độc thân tạm thời. Việc người độc thân trẻ tuổi cảm nhận thế nào về cuộc sống của mình là một chỉ báo về mức độ ổn định tâm lý. Kết quả ở biểu đồ 10 dưới đây cho thấy vấn đề này. Như đã khẳng định ở trên, giới trẻ có nhu cầu sống độc thân tạm thời trong một thời gian nhất định để có điều kiện thực hiện các dự định riêng của mình, tuy nhiên khi được hỏi về mức độ cảm nhận với cuộc sống độc thân hiện tại của họ, thì đa phần khách (79.5%) đều lựa chọn phương án “bình thường”. Như vậy, xã hội có thể có những đánh giá, thái độ khác nhau về việc những người trẻ có công việc ổn định nhưng chưa muốn kết hôn. Tuy nhiên những người trong cuộc coi chuyện này là “bình thường”. Có nghĩa là họ “không ghét” cũng “không quá thích” việc sống độc thân tạm thời. - Cuộc sống độc thân hiện tại với tôi là bình thường, tôi có công việc ổn định và có những mỗi quan hệ xã hộ tốt, hiện tại tôi không muốn nghĩ đến việc kết hôn trước tuổi 30 bởi vì tôi còn quá nhiều điều phải làm trước khi muốn kết hôn. Hiện tại công việc với tôi là quan trọng bậc nhất, mọi thứ khác tôi có thể xắp xếp ổn thoả khi tôi có 1 công việc tốt. (phiếu 24). - Cuộc sống của tôi khá thoái mái, đôi khi có hơi buồn tẻ. Nhưng độc thân cũng không có nghĩa là không có người yêu. Đôi khi đi chơi, giải trí (ngoài công việc) hoặc đi công tác xa nhà nhiều ngày mà không phải lo nghĩ rằng có người đợi chờ mình ở nhà cũng là một lý do làm cho chúng ta tập trung hơn vào công việc hiện tại. (phiếu 19) Như vậy, đa phần những người trẻ không muốn kết hôn sớm, tình trạng sống độc thân tạm thời hiện nay của họ là xuất phát từ nhu cầu bản thân của họ, nằm trong kế hoạch, dự định của họ và đối với họ đây là một việc bình thường chứ không phải một điều gì quá nghiêm trọng. Mặt khác, khi tìm hiểu các thông tin trên mạng, chúng tôi thấy có rất nhiều các diễn đàn dành riêng cho những người sống độc thân. Cụ thể, trên trang web trái tim Việt Nam, có câu lạc bộ độc thân của hội gà (những người sinh năm 1981), hội khỉ (những người sinh năm 1980), hội 7X (những người sinh vào những năm 1970), hội 8X (những người sinh vào những năm 1980) với số lượng thành viên tham gia thường xuyên ở mỗi diễn đàn thường trên 100 người. Trong đó các chủ đề thường được đưa ra bàn luận sôi nổi là: “Làm thế nào để có một cuộc sống độc thân tốt nhất”; “Trao đổi kinh nghiệm duy trì cuộc sống độc thân trong một thời gian dài nhất có thể mà không cảm thấy cô đơn”. Ban quản trị các diễn đàn thường xuyên tổ chức những buổi đi chơi dã ngoại, các câu lạc bộ sinh hoạt theo sở thích cho tất cả các thành viên vào thời gian rảnh rỗi. Điều này cũng góp phần khẳng định phần nào thực trạng nhu cầu sống độc thân của giới trẻ hiện nay ở nước ta. Từ đó, chúng ta có thể tiếp tục đi sâu vào phân tích các cấp bậc khác nhau trong thang nhu cầu để làm rõ nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ hiện nay. 3.2 Nhu cầu ổn định cuộc sống liên quan đến việc lựa chọn lối sống độc thân tạm thời của giới trẻ Như đã trình bày trong phần cơ sở lý luận, có nhiều cách phân loại nhu cầu khác nhau, nhưng dù phân chia theo cách nào thì nhu cầu vật chất, nhu cầu ổn định cuộc sống, cảm nhận về sự an toàn vẫn được xem là nhu cầu cơ bản của sự tồn tại, là bậc đầu tiên trong hệ thống thứ bậc của nhu cầu. Liệu rằng việc sống độc thân tạm thời hiện nay của giới trẻ có bắt nguồn từ nhu cầu này? Để tìm hiểu vấn đề, chúng tôi đã đưa vào cấu trúc phiếu điều tra câu hỏi với nội dung: Khi nói về người “sống độc thân tạm thời” bạn nghĩ thế nào về “khả năng kinh tế” của họ? Kết quả có đến 33.6% người được hỏi cho rằng người sống độc thân là những người có thu nhập ổn định và 31.4% cho rằng đó là những người độc lập tự chủ về kinh tế. Điều này hoàn toàn phù hợp với số 65.9% người được hỏi lựa chọn phương án “có thời gian tích luỹ kinh tế cho cuộc sống sau này” như một nguyên nhân làm cho họ cảm thấy yên tâm với cuộc sống độc thân tạm thời ở phần trên. Khi “nhận diện giới trẻ sống độc thân tạm thời”, chúng tôi đã khẳng định đó là những người có thu nhập tương đối cao so với mặt bằng chung thu nhập trong xã hội (có đến 72.7% khách thể có thu nhập trên 1.5 triệu/tháng, trong đó có 18.6% người có thu nhập trên 5 triệu). Ngoài những nhu cầu vật chất, nhu cầu ổn định cuộc sống không những liên quan đến vấn đề kinh tế, mà những người trẻ lựa chọn cuộc sống độc thân tạm thời hiện nay, một phần còn xuất phát từ những nhu cầu sinh lý như: muốn kéo dài tuổi thanh xuân, duy trì sự trẻ trung. Có đến 49.5% khách thể cho rằng những người sống độc thân là những người có tính cách “trẻ trung, vui tươi”. Điều này được thể hiện rất rõ trong các quan điểm, ý kiến của các thành viên tham gia trong các diễn đàn bàn về vấn đề độc thân: “Kết hôn, lập gia đình sớm sẽ làm cho người phụ nữ già đi vì phải cùng một lúc lo lắng chuyện công việc, chuyện chồng con khi còn chưa đủ chín chắn. Hình thức cũng thay đổi rất nhiều vì sinh con cái. Còn người đàn ông sẽ phải làm việc rất nhiều để lo cho cái gia đình bé nhỏ của mình, làm sao còn thời gian để vui thú, làm sao có thể giữ mãi sự vô tư, trẻ trung được nữa?”. (mai_lan_thao gửi ngày 21/06/06) Như vậy những người trẻ cho rằng chưa kết hôn sớm sẽ đem lại cho họ sự trẻ trung vui tươi và một cơ hội để tích luỹ kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của họ. Điều này đồng nghĩa với việc họ sợ rằng kết hôn sớm sẽ làm cho họ già hơn, xấu xí hơn vì sớm phải bận rộn, lo toan chuyện gia đình, đồng thời họ sẽ phải chi trả rất nhiều khoản. Trong khi do còn trẻ họ sẽ chưa đủ điều kiện để cáng đáng tất cả những chi tiêu đó. Tóm lại nhu cầu sống độc thân tạm thời hiện nay của giới trẻ cũng bắt nguồn từ chính nhu cầu vật chất, nhu cầu sinh lý cơ bản của con người. An ninh, an toàn là môi trường không nguy hiểm. Những khía cạnh của sự an toàn thường liên quan tới vấn đề được bảo vệ như nghề nghiệp được ổn định, sức khoẻ, nhà ở được bảo vệ…. Để tìm hiểu nhu cầu an toàn liên quan đến vấn đề sống độc thân tạm thời hiện nay của giới trẻ, chúng tôi đã đưa vào cơ cấu phiếu điều tra câu hỏi “Điều gì khiến bạn cảm thấy cuộc sống độc thân tạm thời của bạn an toàn”. Kết quả thu được chúng tôi thể hiện bằng bảng số liệu sau: Bảng 4. Các yếu tố tạo nên sự an toàn trong cuộc sống độc thân tạm thời của giới trẻ Stt Các phương án Lựa chọn (%) 1 Không bị ràng buộc bởi chuyện sinh con cái khi còn trẻ 26.3 2 Không dễ mắc các sai lầm trong hôn nhân vì thiếu kinh nghiệm 30.9 3 Có nhiều cơ hội lựa chọn bạn đời, tránh những sai lầm không đáng có 65.5 4 Có nhiều cơ hội phấn đấu cho sự nghiệp 60.9 5 Có thời gian tích luỹ kinh tế cho cuộc sống sau này 65.9 Nổi bật lên 3 phương án trong bảng số liệu được khách thể đánh giá là những yếu tố làm cho họ cảm thấy an toàn với cuộc sống độc thân tạm thời hiện tại là: “Có nhiều cơ hội để họ lựa chọn bạn đời để tránh những sai lầm không đáng có” (65.5%); “Có nhiều cơ hội phấn đấu cho sự nghiệp” (60.9%) và “Có thời gian tích luỹ kinh tế cho cuộc sống sau này” (65.9%). Những yếu tố này là những điều kiện tốt nhất, đầy đủ nhất và an toàn nhất để đảm bảo cho một gia đình có thể sống hạnh phúc lâu dài. Những người trẻ chưa muốn kết hôn khi đã có công việc ổn định không phải vì họ sợ đương đầu với việc sinh con cái khi còn trẻ (26.4%), hay việc dễ mắc các sai lầm trong hôn nhân vì thiếu kinh nghiệm (30.9%). Họ là người tự tin vào bản thân. Điều mà họ sợ nhất chính kinh tế gia đình không đảm bảo và quan trọng hơn họ còn cần có cơ hội để phấn đấu cho sự nghiệp. Như vậy, những người trẻ đã có một sự nhìn nhận, đánh giá rất chính xác về hôn nhân và gia đình. Họ không muốn phiêu lưu, mạo hiểm trong hôn nhân, cho nên họ cần có thời gian để chuẩn bị một cách sẵn sàng nhất cả về tinh thần cũng như vật chất. Trên diễn đàn chúng tôi đã mở ra một chủ đề riêng bàn về vấn đề an toàn trong cuộc sống độc thân tạm thời. Chủ đề này đã gây nên nhiều tranh cãi khác nhau. Có những quan điểm cho rằng chính cuộc sống độc thân hiện nay mới làm cho giới trẻ cảm thấy không được an toàn vì cô đơn, vì cần có người chia sẻ… Tuy nhiên, phần lớn các ý kiến đều cho rằng sống độc thân tạm thời quả thực là rất tốt vì nó tạo ra một môi trường an toàn cho cuộc hôn nhân. - Tôi xin bày tỏ quan niệm của mình, tôi chỉ có thể dám bước vào cuộc sống gia đình khi trong tay đã có một số vốn tương đối và một sự nghiệp vững chắc. (Nữ - hội 7X) - Tôi không muốn vội vàng kết hôn để rồi người chịu khổ chính là những đứa con. Chỉ khi nào tôi cảm thấy có thể mang lại cho con cái mình một cuộc sống tương đối đầy đủ về mặt vật chất thì tôi mới nghĩ đến chuyện sinh ra chúng. Tuổi thơ tôi chịu khổ đã quá nhiều.(Nam - hội 7X) - Tôi không thể lập gia đình khi mà buổi tối tôi vẫn phải đi học cao học, học tiếng anh. Tôi cũng chưa thể lập gia đình khi mà cả tôi và người ấy chưa có một cơ sở vật chất tương đối ổn định. Theo tôi, cứ sống như hiện nay, bao giờ cảm thấy đủ điều kiện thì mới bước vào hôn nhân. Cuộc sống gia đình mà cứ phải xoay sở trong nghèo khó thì chẳng mấy chốc tình yêu của chúng tôi sẽ biến mất. (Nữ 26 - hội 8X). Kết quả thu được từ câu hỏi mở trong phiếu điều tra với nội dung: “Bạn cảm thấy cuộc sống độc thân tạm thời hiện nay như thế nào?” đã góp phần khẳng định điều này. Nhìn chung, người trẻ đang sống độc thân tạm thời khá hài lòng với cuộc sống hiện tại. Với họ, việc sống độc thân tạm thời không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng. Chính vì điều này, họ chưa thực sự có nhu cầu cần thiết phải lập gia đình, một việc mà theo họ, nếu làm vội vàng rất có thể sẽ phá vỡ sự an toàn trong cuộc sống hiện tại của họ. Như vậy, nhu cầu kết hôn muộn cũng xuất phát từ nhu cầu an toàn. 3.3 Nhu cầu được thương yêu liên quan đến việc sống độc thân tạm thời của giới trẻ hiện nay Con người, theo bản chất luôn luôn muốn tìm kiếm tình bạn, sự chấp nhận và tình yêu thương từ người khác, và với những người trẻ, nhu cầu này càng trở nên vô cùng quan trọng. Họ là những người luôn có nhu cầu được công nhận, được người khác thừa nhận những thành quả mà mình đạt được, được xã hội thừa nhận và đánh giá cao. Tìm hiểu mối liên hệ giữa nhu cầu về tình yêu thương với nhu cầu sống độc thân tạm thời ở giới trẻ hiện nay sẽ góp phần làm rõ nhu cầu sống độc thân của họ không phải là nhu cầu có tính chất lâu dài vĩnh viễn, mà chỉ mang tính tạm thời - việc họ chưa kết hôn hoặc kết hôn muộn so với chuẩn chung của xã hội trước đây không có nghĩa là họ sẽ không kết hôn. Bản thân những người này không những có nhu cầu kết hôn mà còn mong muốn có được một cuộc hôn nhân hoàn hảo hơn, hạn chế tối đa những sai lầm có thể có trong hôn nhân. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây. Bảng 5. Quan niệm của giới trẻ về tình yêu Stt Các quan niệm về tình yêu Lựa chọn (%) 1 Tình yêu phải xuất phát từ rung cảm thực sự của 2 người 81.8 2 Tình yêu là điều thiêng liêng quý giá 60.0 3 Tình yêu là thứ phù phiếm, không thực tế 2.3 4 Tình yêu là thứ tình cảm mong manh dễ vỡ 6.4 5 Để có được tình yêu đích thực là điều rất khó, cần phải có thời gian 63.2 6 Yêu và cưới là hai chuyện hoàn toàn khác nhau 18.6 “Để tìm được người đàn ông đích thực của đời mình, tôi sẵn sàng chờ đợi lâu hơn một chút” Vietnamet.vn ngày 12/04/2006 . Trong chuyện tình yêu những người độc thân tạm thời rất coi trọng tình cảm, có đến 81.8% người được hỏi cho rằng “Tình yêu phải xuất phát từ những rung cảm thực sự của hai người”. Rõ ràng là những người trẻ có nhu cầu sống độc thân tạm thời không có nghĩa là họ không muốn tìm kiếm bạn đời, tìm kiếm tình thương yêu, tìm kiếm sự chấp nhận từ người khác như nhiều người nhầm tưởng. Ngược lại, nhu cầu này ở những người trẻ còn được đặt ra ở một cấp độ cao hơn, sâu sắc hơn. Có đến 60% khách thể khẳng định “Tình yêu là điều thiêng liêng quý giá” và 63.2% cho rằng “Để có được tình yêu đích thực là điều rất khó, cần phải có nhiều thời gian”. Điều này chứng tỏ những người trẻ rất coi trọng tình yêu. Họ mong muốn có được một tình yêu hoàn hảo theo đúng nghĩa đích thực và họ chấp nhận mất nhiều thời gian để tìm kiếm nó. Để làm rõ hơn nhu cầu này, khi hỏi về các mức độ cảm giác “cần có người chia sẻ” trong cuộc sống độc thân tạm thời hiện nay của giới trẻ chúng tôi thu được kết quả ở biểu đồ dưới đây: Nhu cầu được chia sẻ, được chấp nhận của người trẻ đang sống độc thân tạm thời tuy không phải là thường xuyên (chỉ có 10.5% người lựa chọn phương án này) nhưng thỉnh thoảng cũng xảy ra (83.2% người chọn phương án “thỉnh thoảng”). Đây cũng là điều dễ giải thích, như đã đề cập trong phần lý luận, những người trẻ có khả năng làm việc độc lập cao, không thường xuyên có cảm giác cần dựa vào người khác, tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng hoàn toàn cảm thấy thoải mái với việc sống một mình, chính vì vậy, thỉnh thoảng họ cũng cần có người chia sẻ. Và đây là một nhu cầu mang tính bản chất của con người. Song có điều khác là không phải ai cũng có thể dễ dàng trở thành đối tượng cho họ lựa chọn để chia sẻ. Họ cần có thời gian để tìm kiếm một người phù hợp nhất theo ý họ về cả phương diện công việc lẫn tình cảm. - Vấn đề quan trọng là tình yêu, điều mà không phải ai cũng hiểu, và những người hiểu thì hiểu không giống nhau. Sẽ không sao, nếu người ta không có chồng (vợ) do không gặp được người mình yêu. Sẽ bất hạnh, nếu người ta không có chồng (vợ) nếu mất đi người mà mình yêu. Sẽ bất hạnh hơn, nếu người ta lấy vợ (chồng) mà lại không yêu hoặc khi lấy nhau thì cảm giác yêu không còn nữa… - Tôi quan niệm rằng: “hạnh phúc phải có sự đồng cảm và thấu hiểu của cả hai người”, tôi không muốn trong hôn nhân phải có sự chịu đựng…Nói tóm lại, tôi ủng hộ cuộc sống độc thân. (Trích từ diễn đàn thảo luận với đạo diễn Lê Hoàng). Vấn đề này tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi trong các diễn đàn dành cho người độc thân. Các thành viên tham gia đóng góp ý kiến đều đồng ý xem đây như là một nhu cầu cần được coi trọng. Xã hội nói chung và những người trẻ nói riêng cần phải thay đổi những quan niệm lạc hậu trước đây về vấn đề tình yêu. Đa phần các ý kiến đều tập trung kêu gọi mọi người hãy đặt tình yêu vào đúng vị trí như nó xứng đáng được hưởng, hãy bảo vệ và tôn sùng những giá trị đích thực của tình yêu. Như vậy, từ những kết quả nghiên cứu thực tiễn và những ý kiến thu thập được qua nghiên cứu trên các diễn đàn cho thấy việc sống độc thân tạm thời hiện nay của giới trẻ không hoàn toàn tách rời với nhu cầu được chấp nhận, được yêu thương mà các nhu cầu có liên quan mật thiết, sâu sắc với nhau. 3.4 Nhu cầu được tôn trọng liên quan việc sống độc thân hiện nay của giới trẻ Nhu cầu tự trọng là bậc thứ tư trong thang nhu cầu của Maslow và nó cũng được nhắc đến như một biểu hiện của nhu cầu tinh thần được phát triển cao trong các lý luận của các nhà tâm lý học Xô Viết. Tự trọng là sự thừa nhận đúng đắn nhân phẩm hay chuẩn mực đạo đức Thomas G.Lederer, M.A., Celibacy is the issue, . Tự trọng chính là một người có cảm giác tốt về bản thân, trải nghiệm những ý nghĩ về giá trị của bản thân, tự hào về những thành quả mình đạt được. Những người trẻ độc thân là những người có năng lực sáng tạo ra các giá trị tinh thần và vật chất cho xã hội, họ lao động bằng trí tuệ, “chất xám” của mình nên đa phần trong số họ là những người có nhu cầu về tự trọng rất cao. Nhu cầu này được thể hiện một cách khá rõ ràng trong vấn đề sống độc thân tạm thời của họ. Khi đánh giá nhu cầu tự trọng, có đến 51.8% người được hỏi cho rằng cuộc sống độc thân tạm thời đã góp phần rất lớn trong việc tạo điều kiện cho họ giữ được cá tính riêng của mình. Với những người trẻ, đây là một nhu cầu được trải nghiệm những ý nghĩ về giá trị của bản thân. Họ không muốn bị mất đi các cá tính riêng của mình. Họ muốn có cơ hội để khẳng định bản thân (54.1%) và thích được sống độc lập tự do, làm những gì mình muốn (64.1%) Không thể phủ nhận rằng những người trẻ sống độc thân có thể có những rào cản khác nhau khi phải đương đầu với việc kết hôn muộn như thỉnh thoảng có cảm giác cô đơn (30%), chán nản (13.2%), khó tập trung (8.2%). Tuy nhiên, họ đã không đặt quá nặng những vấn đề này. Điều này đồng nghĩa với việc những người độc thân trẻ tuổi nhận thấy họ có khả năng đương đầu tốt, sống độc lập, không phụ thuộc vào người khác. Điều mà họ sợ chính là nếu kết hôn sớm rất có thể họ sẽ phải từ bỏ cá tính riêng của mình, bị mất độc lập tự do và sợ mất đi điều kiện tự khẳng định bản thân. Ngoài ra, để làm rõ hơn vấn đề này, khi được hỏi về các cảm giác mà những người trẻ thường gặp trong thời gian sống độc thân tạm thời hiện nay 79.5% người được hỏi cho rằng họ thường xuyên có cảm giác “được sinh hoạt theo sở thích” khi sống một mình. Như vậy, việc sống một mình chẳng những không phải là vấn đề quá khó khăn đối với những người trẻ mà còn là điều kiện tốt cho họ. Họ sợ rằng khi phải chia sẻ cuộc sống của mình với “một ai đó” chưa thực sự phù hợp rất có thể sẽ làm đảo lộn các thói quen sinh hoạt của họ, buộc họ phải thay đổi cá tính – điều mà những người trẻ không dễ dàng chấp nhận. - Tôi chưa muốn kết hôn vì tôi sợ rằng cuộc sống của tôi sẽ bị đảo lộn. Không còn được đi chơi về khuya, không còn được sử dụng tiền do chính mình làm ra. Thậm chí còn không cả được xem bóng đá trong tâm trạng thoải mái nhất, nếu tôi xấu số lấy một người vợ ghét bóng đá. (nam) - Tôi tán đồng với ý kiến của bác, tôi sợ rằng vợ tôi sẽ tước bỏ mất thu vui uống cà phê vào buổi tối khuya. Thậm chí rất có thể cô ấy sẽ bắt tôi phải cai thuốc lá, phải đi ngủ đúng giờ và ăn mặc theo cách mà cô ấy muốn. Thật là kinh hoàng. (nam) - Còn tôi, tôi sợ cảnh phải sống chung với bà mẹ chồng, bà ấy sẽ bắt tôi phải nấu các món ăn theo cách của bà, bắt tôi dậy sớm dù đó là ngày nghỉ và nhìn tôi một cách khó chịu nếu tôi nhờ chồng mình giặt đồ hay rửa bát...(nữ) Trích từ diễn đàn Như vậy, những người trẻ độc thân tạm thời có nhu cầu được giữ gìn và khẳng định “cái tôi” rất cao, họ sợ bị trộn lẫn, bị đánh đồng với một người khác. Chính điều này đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến nhu cầu sống độc thân tạm thời của những người trẻ hiện nay. 3. 5 Nhu cầu về sự phát triển cá nhân ở những người trẻ sống độc thân tạm thời Nhu cầu về sự phát triển cá nhân – cơ hội của sự phát triển cá nhân là bậc cao nhất trong các mức phát triển về nhu cầu và nó có tác động lớn nhất đến sự phát triển tâm lý người. Đó là nhu cầu cho sự trưởng thành của cá nhân và cơ hội của sự học hỏi cá nhân – quá trình tự hoàn thiện mình. Có thể nói là tất cả những gì có thể mang lại cơ hội cho con người nhằm nâng cao năng lực cá nhân, năng lực trí tuệ và phát triển hoàn thiện tiềm năng. Liệu nhu cầu này có liên quan đến vấn đề sống độc thân tạm thời của giới trẻ không? Khác với quan niệm truyền thống về việc yên bề gia thất rồi mới phát triển sự nghiệp, nhu cầu về sự phát triển cá nhân, nhu cầu tự khẳng định mình là biểu hiện cao nhất của nhu cầu sống độc thân tạm thời hiện nay của những người trẻ. Nhằm tìm hiểu và khẳng định vấn đề này, chúng tôi đã đưa vào cơ cấu phiếu điều tra câu hỏi với nội dung: “Bạn hãy sắp xếp các dự định theo thứ tự tăng dần 1, 2, 3, 4, 5 (trong đó, 1 là dự định cấp thiết nhất)”. Sau khi xử lý kết quả thu được từ nghiên cứu thực tiễn cho thấy (xem bảng dưới đây). Bảng 6. Các dự đinh trong tương lai của giới trẻ Stt Các dự định Giới tính Nam Nữ 1 Lập gia đình ngay 3.06/3 2.41/2 2 Tiếp tục học lên cao nữa 2.25/2 2.70/3 3 Tìm một công việc có thu nhập cao hơn nữa 1.56/1 1.61/1 4 Tranh thủ tận hưởng cuộc sống 3.47/4 3.62/4 5 Các dự định riêng khác 4.66/5 4.66/5 Theo quy ước của chúng tôi khi đưa ra câu hỏi và xử lý số liệu thì dự định có giá trị trung bình càng nhỏ càng được đánh giá là quan trọng nhất. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy đối với cả nam và nữ thì dự định “Tìm một công việc có thu nhập cao hơn nữa” được đánh giá là quan trọng nhất (giá trị trung bình của dự định này ở nam là 1.56 và ở nữ là 1.61). Điều này đồng nghĩa với việc những người trẻ độc thân chưa thoả mãn với mức thu nhập hiện tại (29.1% người có thu nhập trong khoảng 1.5 – 3 triệu đồng /tháng; 25.0% người có thu nhập trong khoảng 3 -5 triệu và 18.6% người có thu nhập trên 5 triệu), họ cần có một cuộc sống đầy đủ hơn, có thu nhập cao hơn, một công việc tốt hơn. Nhu cầu này không những có ở nam mà ngay cả nữ cũng xem đây là nhu cầu cần thiết nhất đối với họ. Như vậy, có thể kết luận, thu nhập hiện tại của những người trẻ đang sống độc thân tạm thời không phải là thấp, nhưng họ vẫn có dự định tìm một công việc tốt hơn, có thu nhập cao hơn nữa, điều này phản ánh nhu cầu về đời sống vật chất cũng như nhu cầu phát triển cá nhân, tự khẳng định mình của giới trẻ là rất cao. Kết quả thu được về mức độ khẳng định nhu cầu được phát triển cá nhân cho thấy đối với nam, lựa chọn dự định quan trọng tiếp theo không phải là lập gia đình mà là “Tiếp tục học lên cao nữa” (điểm trung bình là 2.25). Đối với nữ, không có sự phân biệt lớn giữa dự định lập gia đình (điểm trung bình là 2.41) và dự định tiếp tục học lên cao nữa (điểm trung bình là 2.70). Điều này có nghĩa nữ giới cho rằng việc lập gia đình và tiếp tục học lên cao nữa là những dự định thứ hai tiếp theo mà họ cần phải làm. Như vậy, kết quả từ câu hỏi này đã cho ta thấy giới trẻ có nhu cầu được phát triển cá nhân, muốn có cơ hội phát triển cá nhân lên tầm cao hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người trẻ đang sống độc thân tạm thời cho rằng việc lập gia đình sẽ cản trở sự phát triển cá nhân của họ, mà ngược lại, việc họ muốn tìm một công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, học lên cao nữa chính là họ đang chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho một cuộc hôn nhân hoàn hảo. Để kiểm định lại vấn đề này chúng tôi đã tìm hiểu thời điểm kết hôn mà những người trẻ độc thân tạm thời cho là phù hợp nhất đối với từng giới tính. Kết quả thu được như sau: Bảng 7. Thời điểm kết hôn hợp lý nhất đối với giới trẻ Stt Thời điểm kết hôn Giới tính Nam Nữ 1 Kết hôn ngay sau khi có việc làm 1.8 9.1 2 Chỉ kết hôn khi đã có việc làm ổn định 10.0 28.6 3 Chỉ kết hôn khi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tốt nhất cho một cuộc hôn nhân 33.6 32.3 4 Ngay sau khi tìm được người phù hợp với mình 15.0 10.0 5 Chưa nghĩ đến chuyện này vội 0.9 0.5 Giới trẻ thực sự coi trọng các điều kiện chuẩn bị cho một cuộc hôn nhân, bằng chứng là có đến 33.6% nam được hỏi và 32.3% nữ được hỏi cho rằng họ chỉ kết hôn khi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tốt nhất cho một cuộc hôn nhân. Trong khi phỏng vấn sâu một số người cho biết, điều kiện tốt nhất mà những người trẻ đưa ra là: có công việc ổn định, về cơ bản hoàn thành xong dự định về việc học (có bằng cao học), hoàn toàn thoải mái trong tư tưởng, không muốn có bất kỳ sự gượng ép nào trong việc lập gia đình. Cũng xem xét vấn đề này, trong câu 10, khi yêu cầu khách thể đánh giá những điều mà cuộc sống độc thân đem lại cho chính họ, thì có đến 64.1% người được hỏi cho rằng họ có được “sự độc lập tự do” và 54.1% khẳng định họ “có điều kiện khẳng định khả năng sống độc lập của mình”. Rõ ràng, những người trẻ có nhu cầu về sự phát triển cá nhân, nhu cầu hoàn thiện và khẳng định bản thân và nhu cầu này có sự liên quan mật thiết đối với vấn đề sống độc thân tạm thời hiện nay của họ. Mặt khác, vấn đề kết hôn vào độ tuổi nào cũng được nam và nữ khá xem trọng, đa phần họ không muốn kết hôn sớm, có đến 19.1% nữ được hỏi cho rằng chỉ kết hôn sau 25 tuổi (độ tuổi này ở các vùng nông thôn và theo quan niệm cũ nếu chưa lấy được chồng đã có thể bị xem là “ế”), còn có đến 20.5% nam được hỏi cho rằng họ chỉ kết hôn sau 30 tuổi. Điều này đồng nghĩa với việc giới trẻ cho rằng sau một độ tuổi nhất định họ mới thực sự có đủ kinh nghiệm cũng như có điều kiện chuẩn bị tốt cho một cuộc hôn nhân bền vững. Mặt khác, kết quả này một lần nữa khẳng định, giới trẻ không bị các rào cản của quan niệm cũ về tuổi tác, chính vì vậy họ không vội vàng trong việc đi đến hôn nhân. Để chứng minh điều này, chúng tôi sẽ đưa ra kết quả nghiên cứu của câu 12 với nội dung: “Những cảm giác nào sau đây bạn đã từng gặp trong cuộc sống độc thân của mình?” kết quả nghiên cứu được chúng tôi mô tả trong bảng 8. Bảng 8. Các cảm giác những người trẻ đã từng gặp trong cuộc sống độc thân tạm thời (%) Stt Các cảm giác Thường xuyên Thỉnh thoảng Không khi nào 1 Rất vui vẻ, thoải mái 75.5 21.8 2.7 2 Được sinh hoạt theo sở thích riêng 79.5 17.3 3.2 3 Cần có người chia sẻ 10.5 83.2 6.4 4 Chạnh lòng khi thấy bạn bè đã có gia đình đầm ấm 8.2 70.5 21.4 5 Cảm thấy lo lắng vì càng nhiều tuổi càng khó chọn bạn đời 5.9 39.5 54.5 6 Bị đánh giá là “ế”, “cao số” 12.3 36.4 51.4 7 Lúng túng khi phải tự quản lý tài chính của mình 7.3 19.5 72.7 - Tôi cảm thấy vui vẻ, thoải mái, không vấn đề gì (phiếu 74) - Hiện nay cuộc sống khá thoải mái vì chưa vướng bận chuyện vợ con (phiếu 76) - Sống độc thân dù không đủ tiện nghi, nhưng thoả mái về tinh thần (phiếu 86) - Tôi thấy cuộc sống độc thân bình thường, thậm chí dễ chịu là khác. Mình được tự do trong suy nghĩ và nghề nghiệp, chẳng phụ thuộc vào ai, như vậy chẳng thú vị hơn sao? (NSND Phạm Thị Thành) Vnexpress.net Nhiều người trong xã hội có thể cảm thấy bất ổn với những người trẻ đã ổn định công việc nhưng chưa muốn lập gia đình, nhưng người trong cuộc vẫn thường xuyên cảm thấy “thoải mái, vui vẻ” (75.5% người lựa chọn); thậm chí 79.5% trong số họ còn cảm thấy thú vị vì “được sinh hoạt theo sở thích riêng”. Thực sự những người trẻ đã không bị những rào cản từ các định kiến xã hội, các quan niệm cũ, cũng như các rào cản về mặt tâm lý của việc lấy chồng (vợ) muộn. Các yếu tố mà chúng tôi đưa ra về vấn đề này được rất ít khách thể lựa chọn là thường xuyên gặp phải, chẳng hạn như “cao số”, “ế” (12.3%); “chạnh lòng khi thấy bạn bè đã có gia đình đầm ấm” (8.2%); hoặc “lo lắng vì càng nhiều tuổi càng khó lựa chọn bạn đời” (5.9%) và “lúng túng khi phải tự quản lý tài chính một mình” (7.3%). Điều này phản ánh khả năng sống độc lập, làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của những người trẻ là rất cao. Có thể thấy họ là những người rất tự tin vào bản thân mình. Tóm lại, có thể nói vấn đề sống độc thân tạm thời hiện nay của giới trẻ có mối liên hệ mật thiết, sâu sắc đến nhu cầu phát triển cá nhân, nhu cầu tự khẳng định mình. Kết hôn muộn được xem là một trong những điều kiện đảm bảo cho việc chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc. 4. Những nguyên nhân và hệ quả của tình trạng sống độc thân tạm thời hiện nay trong giới trẻ 4.1 Nguyên nhân Tất cả các diễn đàn trên mạng Internet bàn về hiện tượng sống độc thân, vấn đề gây ra nhiều tranh luận nhất vẫn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Chúng tôi đã tổng hợp tất cả các ý kiến và phân thành hai loại nguyên nhân: khách quan và chủ quan. 4.1.1 Nguyên nhân chủ quan Ở châu Âu và các nước phương Tây những nguyên nhân khiến cho việc sống độc thân trở thành một trào lưu thời thượng cũng có nhiều thay đổi. Nếu trước đây sống độc thân là đồng nghĩa với “thất bại” trong cuộc sống lứa đôi thì giờ đây điều đó là biểu hiện của độc lập, tự do, năng động và tuổi trẻ. Họ sợ cuộc sống lứa đôi, họ không muốn mất tự do và không muốn bị ràng buộc bởi trách nhiệm, không muốn điều chỉnh bản thân để phù hợp với những người mà họ chung sống và càng không muốn từ bỏ thú vui riêng của mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ tẩy chay tình yêu, hẹn hò và những thú vui ngọt ngào tương tự. Người ta tự hào vì sống độc thân và do chủ động độc thân nên họ không dễ dàng chấp nhận bất cứ đối tác nào, miễn là “méo mó có hơn không” để khỏi chịu mang tiếng là ế ẩm. Tiêu chuẩn chọn bạn đời của những người độc thân là chỉ khi họ có ý định lập gia đình một cách nghiêm túc và bạn đời phải đạt tiêu chuẩn rất cao. Giới trẻ Trung Quốc ngày nay lại lưu tâm nhiều đến tự do và hưởng thụ cá nhân hơn là việc kết hôn. Thanh niên Nhật độc thân vì họ đang ngày càng trở nên ích kỷ, thích tự do, hưởng thụ chứ không muốn bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Còn thanh niên Hàn Quốc không muốn lấy vợ vì sợ cuộc sống gia đình ảnh hưởng đến thăng tiến trong sự nghiệp Theo Internet . Vậy, giới trẻ Việt Nam sống độc thân vì những lý do gì? Như đã trình bày trong phần 2.2 theo đánh giá của giới trẻ - những người trong cuộc thì có ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng sống độc thân tạm thời hiện nay trong giới trẻ, đó là: nhu cầu thích sống một mình, nhu cầu muốn dành thời gian để thực hiện các dự định riêng của mình và điều quan trọng nhất đó là tâm lý sợ bị ràng buộc bởi cuộc sống gia đình. - Có thể chính những tiêu chuẩn mới về một gia đình thời hiện đại đang manh nha hình thành khiến nữ giới đâm ra đắn đo trong việc chọn bạn đời. Trong khi đó, nam giới vẫn chưa thể dễ dàng từ bỏ quan niệm lấy vợ phải là người tề gia nội trợ. (dantri.com - diễn đàn độc thân). - Suy cho cùng, mỗi giai đoạn của đời một con người thì có giá trị của riêng nó. Nhưng thật đáng tội, giữa nỗi khổ có một ông chồng không ra gì với nỗi khổ không có chồng thì điều thứ nhất bi kịch hơn. Người ta không lấy chồng vì nhiều lý do, khi nguời ta có quá nhiều sự lựa chọn thì người ta lại có quyền không lựa chọn vội và người ta không hề sốt ruột như người ngoài tưởng. (Đạo diễn Lê Hoàng). Ngoài ra, việc thu thập các thông tin qua mạng Internet, đã cho ta một cái nhìn sâu sắc, toàn diện về vấn đề này. Sau đây là một số những ý kiến tiêu biểu bàn về nguyên nhân chủ quan của những thành viên tham gia các diễn đàn bàn về vấn đề độc thân. Quan niệm mới về hôn nhân, tình yêu, việc đặt chuẩn cao cho những vấn đề này là một nguyên nhân. Nhưng quan niệm về giới và những thay đổi trong cách nhận thức suy nghĩ của phụ nữ ngày nay cũng là một nguyên nhân được khá nhiều người bàn luận. - Tại sao việc không kết hôn lại trở thành một lựa chọn hấp dẫn? Một phần là ngày nay chúng ta có khả năng làm điều đó - phụ nữ không cần chồng để chu cấp, đàn ông không cần vợ để nấu nướng, lau dọn. Khi mà việc kết hôn không còn cần thiết để tồn tại, thì nó trở thành một lựa chọn. Ngày nay mọi người cũng đặt ra những yêu cầu cao khi cưới xin. Chúng ta không dễ thoả hiệp với những mối quan hệ bất ổn, và cũng dễ từ bỏ hôn nhân khi nó không mỹ mãn (vnexpress.net). - Họ không thích hôn nhân: họ cho rằng họ đủ điều kiện sống một mình, họ có thể tự do, và làm tất cả những gì họ muốn, thậm chí có một đứa con riêng. Đó là một quan niệm, và là một phong cách sống. Quan điểm của mỗi người lắm lúc là chân lý với họ. Cái này không thể dùng triết lý của tạo hóa (có âm có dương) để ép buộc người khác.(nam - diễn đàn trái tim Việt Nam ) Cũng bàn về vấn đề này, có nhiều ý kiến còn đẩy đến mức cực đoan khi cho rằng một trongnhững nguyên nhân dẫn đến tình trạng sống độc thân của nữ giới là do: “Người ta có thể yêu và sinh con mà không nhất thiết phải lấy chồng. Điều ấy không phải phụ thuộc vào sự gan lỳ (hay nói theo quan niệm xã hội hiện nay không chừng là trơ tráo) của họ mà chỉ đơn giản phụ thuộc vào bản lĩnh thôi” (đạo diễn Lê Hoàng) Quả thực, mỗi người đều có một cách lập luận, lý giải rất hay về nguyên nhân dẫn đến việc sống độc thân Những nguyên nhân này chủ yếu tập trung nói về một quan niệm mới về hôn nhân và gia đình, những cái nhìn khác về phụ nữ độc thân. Họ không chấp nhận những cuộc hôn nhân nhàm chán, kết hôn chỉ vì phụ nữ muốn có chỗ để nương tựa và đàn ông muốn có người để nấu ăn. Mặt khác, kinh tế xã hội phát triển, nhu cầu con người ngày càng cao, đặc biệt là nhu cầu thoả mãn “cái tôi” cá nhân đã được giới trẻ rất hưởng ứng. Tóm lại, có thể kết luận một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng kết hôn muộn ở giới trẻ là xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của bản thân những người trong cuộc. Chính nhu cầu muốn nâng cao chất lượng cuộc sống, sự cầu toàn trong hôn nhân và tình yêu của giới trẻ cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc kết hôn muộn. 4.1.2 Nguyên nhân khách quan Về nguyên nhân khách quan, giới trẻ Trung Quốc không kết hôn một phần là do chi phí hôn nhân cao. Một phụ nữ độc thân ở Trung Quốc cho biết: “Kết hôn không đem lại lợi ích về chi phí - hiệu quả bởi chúng ta phải dùng nhiều tiền để mua nhà cửa và nuôi dạy con cái”. Sự bùng nổ của Internet cũng góp phần không nhỏ vào sự sụt giảm tỉ lệ kết hôn trong giới trẻ trên thế giới. Kết quả thu được qua việc phát phiếu điều tra cho thấy đánh giá của giới trẻ Việt Nam đang sống độc thân thì họ đang chịu tác động của “mốt sống độc thân” hiện nay của thanh niên các nước phát triển. Dù có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng có đến 70.5% người được hỏi cho rằng giới Việt Nam có chịu tác động của xu hướng này. Như vậy, chính văn hoá phương tây cũng đang dần xâm nhập vào trong nhận thức của giới trẻ nước ta, chi phối quan niệm của họ về hôn nhân gia đình, ít nhất cho thấy là quan niệm sống độc thân . Xét về nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao đã đặt lên vai những người trẻ gánh nặng tâm lý là họ phải làm việc và làm việc thật tốt để có một thu nhập khá đủ để đảm bảo cuộc sống lứa đôi. Họ sợ kết hôn sớm khi họ chưa chuẩn bị đủ tốt các điều kiện thì họ sẽ bị đánh giá là người kém cỏi. Gánh nặng tâm lý này thực sự là một rào cản ngấm ngầm đe doạ nhu cầu kết hôn của những người trẻ mà bản thân họ cũng chưa thực sự nhận thức hết. Chính nhu cầu tự trọng, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu được khẳng định mình … của giới trẻ đã luôn luôn hối thúc họ tìm một công việc tốt hơn, có thu nhập cao hơn nữa và tiếp tục học lên cao. Theo họ, có như vậy họ mới đủ vững vàng và tự tin để bước vào cuộc sống gia đình. Điều này phản ánh rằng giới trẻ nước ta vẫn xem trọng gia đình cũng như việc kết hôn, nhưng những tác động khác - Những tiến bộ của y học hiện đại đã giúp cho việc tách quan hệ tình dục nam nữ với việc có con, nhờ các biện pháp tránh thai, nạo phá thai dễ dàng. Như vậy, nam nữ có thể tự do thoải mái trong quan hệ tình dục mà không tiến tới hôn nhân và không có con, vì thế chẳng có gì ràng buộc họ lâu dài ( - Họ biết mình sẽ không mang lại hạnh phúc gia đình nếu kết hôn: Tôi nói đến vấn đề hơi nhạy cảm. Tình dục có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống vợ chồng và ai cũng muốn cuộc hôn nhân của mình đơm hoa kết trái. Nếu như một trong hai người không có khả năng đáp ứng nó, hoặc trên cơ bản là kết quả cho thấy không thể có con, thì hỏi có bao nhiêu người sẽ hạnh phúc với cuộc hôn nhân đó? Yêu thì yêu thế, nhưng đến lúc nào đó khi không còn chịu đựng nổi nữa thì cũng phải có kẻ bỏ cuộc. Vậy thì tại sao không độc thân ngay từ đầu cho rồi? ( nhau của nền kinh tế mới, của xu hướng phát triển chung của thế giới đã khiến họ phải lùi việc kết hôn lại một thời gian sau một khoảng thời gian nhất định so với chuẩn chung trước đó. Bàn về nguyên nhân khách quan, có rất nhiều ý kiến mới, có tính cập nhật thời sự của các thành viên tham gia trong những diễn đàn bàn về vấn đề sống độc thân. 4.2. Hệ quả của lối sống độc thân Sống độc thân đem lại những hệ quả nhất định đối với bản thân người lựa chọn lối sống này cũng như toàn xã hội. Một mặt, lối sống độc thân ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sống độc thân. Kết quả khảo sát Tử suất Quốc gia Mỹ 1997 và Phỏng vấn Sức khoẻ Quốc gia 1989 được đưa ra trên mạng Internet (trích từ tạp chí Dịch tễ học và Y tế Cộng đồng) cảnh báo rằng sống độc thân suốt đời không có lợi với sức khoẻ, hơn nữa những người này dễ chết sớm hơn so với những người đã lập gia đình, li hôn, li thân hoặc goá vợ/ chồng. Theo kết quả này, trong giai đoạn 1989-1997, tỉ lệ chết vì bệnh tim của những người chưa kết hôn bao giờ cao hơn 58% so với những người kết hôn hoặc đang sống chung với một đối tác. Phát hiện này đúng với mọi nhóm tuổi và có nhiều nguyên nhân tử vong chứ không chỉ bệnh tim. Các nhà nghiên cứu cho biết: “với những người độ tuổi 19-44, nguyên nhân chết trẻ của những người chưa bao giờ kết hôn là các bệnh lây nhiễm, HIV/AIDS và các nguyên nhân bên ngoài khác” . Nghiên cứu của trường đại học tại Chicago (Mỹ) cũng khẳng định “những người sống độc thân là những người có tuổi thọ không cao và hay có các vấn đề về tim mạch do họ ít có thời gian quan tâm tới sức khoẻ, ăn uống thất thường, hay thức đêm và hay hút thuốc, uống rượu. Nhiều người ngã bệnh do thiếu những chăm sóc về mặt tình cảm” Độc thân - mốt sống của giới trẻ hiện đại - nguồn đã dẫn . Mặt khác, lối sống độc thân và kinh tế có liên hệ mật thiết với nhau. Kinh tế càng phát triển thì số người lựa chọn sống “độc thân” càng nhiều. Và số người độc thân tăng lên cũng sẽ kéo theo sự trỗi dậy của nhiều ngành kinh tế như nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim, trung tâm giải trí. Đa số những người độc thân đang trở thành “động lực” phát triển kinh tế khi họ là đối tượng của “làng vui chơi, làng mua sắm” bởi những người độc thân thường không bị phân chia khả năng tài chính và quỹ thời gian cho gia đình. Theo các chuyên gia kinh tế châu Âu, “chi tiêu hàng ngày cho bữa ăn của những người độc thân chiếm 40% tổng chi phí cho thực phẩm và chi phí mua các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ, sắc đẹp của họ chiếm 60% tổng chi phí. Đồng thời, chi phí cho du lịch của họ cũng cao hơn mức bình quân 29.6%. Hàng tháng, những người độc thân chi 500 euro bằng thẻ tín dụng cho cuộc sống hàng ngày” Độc thân - mốt sống của giới trẻ hiện đại. . Một thống kê sơ bộ ở châu Âu đã chỉ ra “những người độc thân đi đến rạp chiếu phim, viện bảo tàng nhiều gấp đôi so với những người cùng lứa tuổi có gia đình. Phụ nữ độc thân thì tiêu tiền cho việc xem phim gấp 3 lần phụ nữ đã kết hôn, hoặc bận chăm sóc con cái. Họ còn là nhóm đứng đầu cho việc chi tiêu quần áo, thời trang, mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp tại thẩm mỹ viện và trả cước phí điện thoại di động. Nam giới độc thân lại là khách hàng ruột của các tiệm rượu, các câu lạc bộ bóng đá hoặc các sòng bạc. Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng cho người độc thân là cực kỳ lớn, những bộ óc nhanh nhậy ở Mỹ và châu Âu đã nhanh chóng kinh doanh các mặt hàng dành riêng cho hội độc thân như nhà, xe hơi cỡ nhỏ, các sản phẩm gia dụng, thực phẩm, bảo hiểm, các dịch vụ giải trí và du lịch… khiến cho doanh thu từ mảng thị trường này chỉ riêng ở châu Âu đã lên tới gần 140 tỷ Euro” Dịch vụ dành cho người độc thân lên ngôi. Vietnamnet.vn ngày 30/09/05 . Xét trên bình diện xã hội, sự bành trướng của lối sống độc thân đang đẩy các nước phát triển vào những khó khăn mới. Đó là việc “ngày càng có ít trẻ con được sinh ra, thế hệ trẻ ngày càng teo lại, nguồn nhân lực trẻ ngày càng trở nên hạn chế”. Xu hướng này cũng đang làm đau đầu giới lãnh đạo các nước châu Á vì sinh suất giảm đã gây ra thiếu hụt lao động và mất cân bằng về dân số (số lượng người già ngày càng tăng trong khi số lượng người đi làm đóng thuế ngày càng giảm). Ở một số nước, chính phủ đang thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích sinh đẻ với những khẩu hiệu như “Sinh con là yêu nước”. Không chỉ khuyến khích bằng những khẩu hiệu suông, nhiều nước còn có cả những chương trình hành động thiết thực nhằm làm xoay chuyển tình hình. Ở Singapore, mỗi cặp vợ chồng sinh con sẽ được trợ cấp 20.000 đôla Singapore. Còn ở Nhật, có nhiều địa phương đã thực hiện chế độ trợ cấp cho những cặp vợ chồng nào sinh con, mỗi cặp 10.000 yên. Nhiều công ty Nhật còn cho các nhân viên Nam nghỉ trong thời gian vợ sinh con. Có những công ty còn cho nhân viên (cả nam lẫn nữ) nghỉ chăm con mà vẫn được hưởng 80% lương. Mặc dù vậy, tỷ lệ kết hôn tại các nước này vẫn không tăng theo như mong đợi của chính phủ Mốt độc thân của giới trẻ châu Á - nguồn đã dẫn . Việt Nam vẫn chưa phải đối mặt với những khó khăn này vì lối sống độc thân hiện nay ở giới trẻ chỉ mang tính chất tạm thời chứ không phải là vĩnh viễn. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Những người trẻ đang sống độc thân tạm thời hiện nay trong nghiên cứu này phần đông là nam giới. Đa số họ là những thanh niên trẻ có độ tuổi từ 26 đến 30 tuổi, có trình độ học vấn đại học và sau đại học. Mức thu nhập tương đối dao động từ 1.5 triệu đến mức trên 5 triệu, nhưng tập trung nhiều nhất trong khoảng từ 3- 5 triệu (25.6%). Nhìn chung họ có khả năng độc lập về mặt kinh tế. - Đặc điểm tính cách nổi bật của những người trẻ đang sống độc thân tạm thời là “Trẻ trung, vui tươi” nhưng vẫn là những người “nhạy cảm, sâu sắc” trong suy xét các vấn đề. - Những người trẻ sống độc thân tạm thời hiện nay cho rằng tình trạng sống độc thân là xu hướng chịu ảnh hưởng của “mốt sống độc thân” của thanh niên các nước phát triển - Thực trạng sống độc thân tạm thời hiện nay của giới trẻ là xuất phát từ chính nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của chính họ. + Việc sống độc thân tạm thời góp phần làm thoả mãn nhu cầu vật chất, muốn kéo dài tuổi thanh xuân, sự trẻ trung vui tươi và có điều kiện tích luỹ kinh tế, đảm bảo một cuộc sống đầy đủ cho hiện tại và cả trong tương lai. + Việc sống độc thân tạm thời làm cho những người trẻ cảm thấy được an toàn, họ không bị vướng bận bởi chuyện gia đình khi còn trẻ, đồng thời có nhiều cơ hội để lựa chọn bạn đời, tránh những sai lầm không đáng có. Mặt khác, sống độc thân tạm thời sẻ tạo ra nhiều cơ hội cho họ phấn đấu sự nghiệp. + Quan niệm coi trọng vấn đề tình cảm trong tình yêu và sự đánh giá cao tính thiêng liêng quý giá của tình yêu khiến cho giới trẻ có nhu cầu tìm kiếm một tình yêu hoàn hảo theo cách của họ + Việc sống độc thân tạm thời tạo điều kiện cho họ có nhiều cơ hội lựa chọn người bạn đời phù hợp. + Theo những người trẻ thì việc sống độc thân hiện nay là điều kiện giúp họ tự khẳng định, giữ gìn “cái tôi” cá nhân của mình. Họ không muốn kết hôn sớm vì họ sợ bị trộn lẫn, bị đánh đồng và bị mất đi những giá trị riêng, phải thay đổi thói quen, nếp sống của mình là điều mà trí thức trẻ sợ khi tiến đến hôn nhân. + Nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu phát triển cá nhân là biểu hiện cao nhất của việc sống độc thân tạm thời. Theo nhận xét, đánh giá của giới trẻ thì cuộc sống độc thân hiện nay của họ đem lại khá nhiều lợi ích, trong đó cái lợi lớn nhất là được sống độc lập, tự do, không bị phụ thuộc vào người khác. Đồng thời, còn là cơ hội để cho họ tiếp tục học lên cao, phấn đấu một sự nghiệp vững chắc trong tương lai… Tất cả những điều này đều phục vụ cho mục đích cuối cùng là chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc, hạn chế tối đa những rủi ro trong hôn nhân. - Đa phần giới trẻ nhận thức rất tốt những “cái được” và “cái mất” của cuộc sống độc thân tạm thời. Họ không lý tưởng hoá cuộc sống gia đình nhưng cũng không hoàn toàn đề cao việc sống độc thân tạm thời hiện tại. Việc đánh giá đúng đắn hai mặt của một vấn đề như vậy, chứng tỏ giới trẻ đã quan tâm một cách nghiêm túc đến vấn đề sống độc thân tạm thời hiện nay của họ. 2. Kiến nghị Sống độc thân tạm thời là một nhu cầu của giới trẻ hiện nay, theo như họ nhận thức, nhu cầu này nếu được thoả mãn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích (“cái được”) cho họ. Tuy nhiên, chính những người trong cuộc cũng đã nhận thức rất đầy đủ về những hạn chế của nó (“cái mất”), song họ vẫn lựa chọn vì nó đem lại rất nhiều lợi ích khác nhau, nó thoả mãn được nhu cầu vật chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu được công nhận, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu phát triển cá nhân, tự khẳng định mình. Những điều gì sẽ xẩy ra nếu như nhu cầu sống độc thân tạm thời tiến đến thành nhu cầu sống độc thân suốt đời hoặc trở thành “mốt sống”, “thú sống” như ở các nước phát triển hiện nay. Chắc chắn điều này sẽ kéo theo một loạt vấn đề như ngày càng ít trẻ em được ra đời, tháp dân số chênh lệch, lực lượng lao động thì nhiều mà người già và trẻ em thì ít, giá trị hôn nhân bị đánh mất, một lối sống “gấp”, sống cho riêng mình, sống chỉ biết hưởng thụ sẽ ra đời v.v… Để thoả mãn nhu cầu sống độc thân tạm thời của giới trẻ nhưng không phát triển thành nhu cầu sống độc thân suốt đời, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: Nhu cầu sống độc thân được xem như là quyền lựa chọn của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, quyền này cần gắn với nghĩa vụ về hôn nhân và gia đình. Vì người sống độc thân không bao hàm nghĩa là sống cô độc, không có người yêu. Vì vậy cần nâng cao ý thức trách nhiệm của họ với người họ yêu. Có các biện pháp ngăn chặn tình trạng sống thử, sống không hôn thú – đây là một hình thức bào mòn nhanh nhất giá trị đích thực của tình yêu, hôn nhân, gia đình. Hiện nay, xuất hiện một hình thức tìm hiểu mới đó là tìm hiểu nhau qua mạng Internet. Nếu hình thức này được áp dụng một cách đúng đắn sẽ phát huy hiệu quả rất cao, tuy nhiên đây còn là vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn ở góc độ quản lý mạng để tránh xẩy ra hiện tượng có quá nhiều “tình yêu ảo”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnd.doc
  • pptPP nhu cau SDTTT.ppt
Tài liệu liên quan