Đề tài Nghiên cứu thái độ xã hội đối với trinh tiết của phụ nữ - Nhìn từ góc độ Giới

PHẦN MỞ ĐẦU NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nhiều năm qua, tình dục vẫn còn là một “hộp đen” huyền bí đối với giới nghiên cứu. Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, các nghiên cứu về tình dục bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó mới chỉ đề cập đến những vấn đề liên quan đến tình dục với mục tiêu là “đề phòng”, “ngăn chặn”, “giảm thiểu” những hậu quả tiêu cực do tình dục mang lại. Các nghiên cứu về tình dục của giai đoạn này chủ yếu nhằm vào khía cạnh sức khoẻ hoặc nhằm vào các “hậu quả” do hoạt động tình dục gây ra đối với sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục (Vd như nạo phá thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/ AIDS ). Gần như không có nghiên cứu nào chú ý tới khía cạnh xã hội của hành vi tình dục. Sự e ngại khi tiến hành các nghiên cứu về tình dục không chỉ là hiện tượng xảy ra ở Việt Nam. Ngay cả ở những nước phương Tây, nơi khoa học xã hội có lịch sử phát triển hàng trăm năm thì tình dục không phải lúc nào cũng là một chủ đề nghiên cứu được “ưa chuộng”. Đã có những giai đoạn người ta coi nghiên cứu về tình dục là kém thanh cao và việc nghiên cứu về nó “gây ra những nghi ngờ không chỉ bản thân việc nghiên cứu mà còn đối với động cơ và tư cách của nhà nghiên cứu” (Carole Vance, 1991) Nếu những nghiên cứu về tình dục đã ít ỏi thì nghiên cứu về thái độ xã hội đối với tình dục càng vắng bóng. Qua tất cả các nghiên cứu đã được thực hiện, quan hệ giới nổi lên như một vấn đề mấu chốt để lý giải những vấn đề phức tạp và tinh tế trong quan hệ tình dục. Tuy nhiên, vấn đề giới thường bị các nhà nghiên cứu bỏ qua. Rất ít nghiên cứu chú ý phân tích vai trò giới và ảnh hưởng của nó đến nam giới, phụ nữ. Chừng nào những khía cạnh của quan hệ giới chưa được làm sáng tỏ thì không thể đảm bảo sự hiểu biết thấu đáo về quan hệ tình dục và hành vi tình dục. Mặt khác, sự thiếu hiểu biết đầy đủ và không toàn diện về khía cạnh giới trong tình dục không chỉ tiếp tục tạo nên và tái củng cố những quan niệm sai lầm và các huyễn tưởng về tình dục mà còn là mối đe dọa đối với thành công của bất kỳ chính sách xã hội nào . Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải nghiên cứu về tình dục và những chủ đề có liên quan dựa trên quan điểm giới. Do những yếu tố về lịch sử trong hàng nghìn năm, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nho giáo. Có không ít bằng chứng cho thấy Nho giáo vẫn tiếp tục chứng tỏ sự có mặt bền bỉ của nó trong cuộc sống của người Việt Nam hôm nay. Các cuộc tranh luận về “Công, dung, ngôn, hạnh” của phụ nữ vẫn được khuyến khích và trinh tiết của phụ nữ vẫn được dùng như một thước đo để đánh giá nhân cách của họ. Trong khi diễn ngôn bình đẳng giới khuyến khích phụ nữ khẳng định quyền của mình trong mọi lĩnh vực, kể cả tình dục thì có một thực tế là chúng ta đừng hy vọng xóa bỏ bất bình đẳng giới nếu một khi những quan niệm sùng bái trinh tiết của phụ nữ chưa bị xóa bỏ. Trong khi đó, nhiều năm qua không ai bận tâm đến nhiệm vụ tìm hiểu và thay đổi nhận thức của xã hội về vấn đề “trinh tiết”. Những nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ cũng không chú ý đến khía cạnh này. Vì vậy, nghiên cứu “Thái độ xã hội đối với trinh tiết của phụ nữ - nhìn từ góc độ Giới” được thực hiện nhằm bổ sung một phần vào những khoảng trống đó. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương trưng cầu ý kiến (anket) - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp thống kê toán học (SPSS 11.5)

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thái độ xã hội đối với trinh tiết của phụ nữ - Nhìn từ góc độ Giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị ai chê trách. “Tôi quyết định nói với anh rằng tôi cũng rất yêu anh, rồi kể về lỗi của mình. Anh đứng sững người và ngay lập tức quay 180 độ. Tôi đã mất anh và thật sự rất buồn. Tôi đã thật sự thấm thía, đúng là cái đó đáng giá ngàn vàng và tôi không thể nào có lại nó cũng như tôi không bao giờ có lại được anh”. [25] “Sau những gì tôi nhẫn nhục hy sinh mình vì anh, cuối cùng thứ tôi nhận được là những lời nói phũ phàng cay đắng từ anh: Anh coi thường tôi và chỉ muốn lấy người con gái trinh tiết. Khi tôi hỏi anh, nếu sau này anh gặp người như tôi thì sao? Anh bảo rằng thì họ sẽ giống như em. Lúc đó tôi cầu mong rằng sẽ không còn người con gái nào như tôi gặp phải anh. Với anh, sẽ không có cơ hội làm lại cuộc đời cho những người không còn trinh tiết”. [26] Vì “can tội đánh mất cái nghìn vàng” nên người phụ nữ mặc nhiên bị đặt ở thế yếu. Họ không có quyền lựa chọn một mối quan hệ khác hoặc đòi hỏi sự công bằng trong mối quan hệ. Với nhiều người, họ chỉ còn cách cố gắng gìn giữ tình cảm của bạn trai hoặc của chồng, luôn cố gắng bù đắp sự “thua thiệt” cho anh ta, làm anh ta được vui lòng, hạnh phúc. Người phụ nữ thấy mặc cảm với lỗi lầm của mình đến mức đánh mất bản thân và cam tâm chịu đựng mọi sự giày vò, hành hạ. “Tôi đã quá mặc cảm với lỗi lầm của mình, lúc nào cũng thấy mình có lỗi với anh. Tôi cứ nghĩ những gì anh hành hạ, dày vò tôi là do lỗi của tôi, tôi phải chịu. Anh không thể tha thứ cho tôi nhưng lại không muốn chia tay với tôi. Anh bắt tôi phải kể chi tiết về quá khứ của tôi, anh còn nói càng kể chi tiết từng nào thì càng chứng minh tôi yêu anh từng đó, tôi càng nhẫn nhục từng nào thì càng chứng tỏ tôi yêu anh nhiều. Anh ngày càng hành hạ tôi hơn. Thời gian yêu anh, tôi luôn sống trong mặc cảm tội lỗi, bị dằn vặt, bị anh hành hạ tra khảo đến khủng khiếp. Anh bắt tôi phải trả lời là tôi đã làm chuyện ấy với người cũ bao nhiêu lần? Tôi không biết, vì sợ nên tôi cố tìm một con số để trả lời anh. Anh không tin, lần này đến lần khác anh đều bắt tôi trả lời thật.” [27] Khác với nam giới, phần lớn phụ nữ trong và sau khi bước ra khỏi quan hệ tình dục trước hôn nhân thường cảm thấy bị tổn thương nặng nề. Phần lớn trong số họ rất hối hận, thất vọng về bản thân. Một số người đã rơi vào trạng thái trầm cảm mặc dù người bạn trai vẫn tỏ ra yêu thương, chăm sóc. Một số đôi khác thì quan hệ tình cảm giữa họ rất nặng nề. Cảm giác tội lỗi luôn đeo bám người phụ nữ và cảm giác thua thiệt luôn ám ảnh người đàn ông khiến mối quan hệ của trở nên chán chường và mệt mỏi. Dần dần tình yêu bị xói mòn, nhiều đôi đã chia tay vì người nam đã không vượt qua được những khuôn mẫu và định kiến có sẵn. “Trước khi cưới, bạn tôi cũng đã nói với tôi rằng cô ấy không còn trinh tiết nữa; nhưng lúc đó vì yêu nên tôi không suy nghĩ gì. Sau khi cưới một thời gian, tôi luôn bị ám ảnh về người đầu tiên mà vợ tôi đã trao đời con gái. Tôi đã cố gắng vượt qua nhưng không thể vì cứ mỗi lần quan hệ, tôi lại nghĩ đến và thường hay cáu gắt. Và cho đến bây giờ sau hai năm chung sống, chúng tôi đang chuẩn bị ly dị. Thực sự hai chúng tôi không muốn, nhưng cũng không có lối thoát nào. Chính tôi cũng cảm thấy thiệt thòi vì mặc dù có vợ nhưng đến bây giờ tôi không biết cảm giác trinh tiết là gì.” [28] “Tôi không thể chịu đựng nổi ánh mắt của anh mỗi khi nhìn tôi, mỗi khi chúng tôi có quan hệ với nhau. Không hiểu anh có hiểu cảm nghĩ của tôi mỗi lúc như vậy không nữa nhưng với tôi thì thật sự là khủng khiếp. Tôi đề nghị ly dị và ly thân cho đến khi mọi thủ tục hoàn thành.” [29] Một số người khác cố gắng vượt qua mặc cảm để đến với nhau, xây dựng gia đình. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình của họ không được hạnh phúc một cách trọn vẹn do đâu đó trong tiềm thức người đàn ông vẫn nghĩ mình bị thua thiệt hoặc mình bị “lừa”. “Thú thực khi biết cô ấy như vậy, tôi đã rất buồn, cuối cùng thì tình yêu đích thực đã giúp tôi vượt qua được điều đó. Nhưng bình thường thì không sao nhưng những lúc "xô bát đĩa" hoặc đôi khi đàn ông ngồi bàn tán về chuyện đó thì tôi lại thấy chạnh lòng và điều đó có lẽ sẽ không bao giờ có thể xoá khỏi tâm trí tôi, cho đến lúc này tôi có thể nói rằng hạnh phúc của chúng tôi là không trọn vẹn, nó càng không trọn vẹn khi cô ấy đã từng nói với tôi rằng cô ấy đã không hề hối hận về điều đó.” [30] “Cuộc sống của tôi bây giờ cũng ổn, tuy nhiên tôi vẫn luôn phải chiều chuộng và nhẫn nhịn chồng vì tôi sợ có điều gì không phải, anh lại lôi chuyện cũ ra. Tôi luôn sống trong một tâm trạng không thoải mái, nó đúng như một gánh nặng trong cuộc đời tôi. Bên cạnh đấy, tôi vẫn buồn chỉ vì điều lỗi lầm đó mà không chọn được người tôi yêu, nói đúng ra tôi không còn quyền để chọn lựa. Nó đã quyết định cả cuộc đời của tôi.” [31] “Nhiều khi tôi cảm thấy mình như bị rơi xuống hố sâu không có đường lên, như một kẻ ngốc, “không ăn ốc mà phải đổ vỏ” Có một sự thực là dường như đàn ông quan tâm tới trinh tiết của phụ nữ không hẳn chỉ vì đánh giá cao sự trong trắng của người đó hoặc tôn trọng những giá trị truyền thống mang màu sắc văn hóa Á Đông mà phần nhiều là để ve vuốt lòng tự tôn của chính mình. Sở dĩ đàn ông băn khoăn về trinh tiết của phụ nữ là vì suy nghĩ không một người con gái có giáo dục nào lại trao thân cho người yêu của mình khi không yêu, không có tình cảm. Thậm chí là phải có tình cảm rất sâu đậm với người yêu thì cô gái mới tự nguyện để chuyện này xảy ra. Mà nếu đã như thế thì rất khó thuyết phục người yêu sau này của mình rằng mình hoàn toàn dành trọn vẹn tình cảm cho họ. Hơn nữa, một số nam giới đặt nặng vấn đề trinh tiết phần nhiều là do tự ái và mặc cảm. Tự ái vì mình không phải là người đàn ông đầu tiên đưa vợ mình "vào đời". Mặc cảm bởi vì họ có cảm tưởng đã một lần vợ mình yêu người khác nhiều đến nỗi cho đi trinh tiết. Sự tự ái và mặc cảm đó làm người đàn ông bực bội và đay nghiến người vợ về chuyện để cho mất trinh. “Khi đó, một câu hỏi sẽ được đặt ra: Cái gì chứng tỏ em yêu tôi hơn người đàn ông trước, vì quan hệ xác thịt là sự gần gũi cao nhất của tình yêu rồi? Có chắc được em, kể cả sau khi lấy tôi và có con lớn rồi, bất chợt nhìn thấy người xưa - người mình từng gần gũi đến thế - mà không bồi hồi, rung động không? Chính cái bồi hồi, rung động đó là những nhát dao chém rất mạnh vào tự ái, tự trọng của người chồng đến sau. Đàn ông thì khác hoàn toàn, họ có thể quan hệ xác thịt rất dễ dàng mà không có một chút tình cảm nào cả.” [31] Rõ ràng trong suy nghĩ của những người tham gia nghiên cứu cũng như mật độ ý kiến dày đặc của các thành viên tranh luận trên các diễn đàn xã hội khẳng định một sự thật rằng trinh tiết vẫn đang là một ám ảnh dai dẳng đối với cả phụ nữ và nam giới. Gánh nặng về trinh tiết đem lại những tổn thương tâm lý nặng nề cho cả hai giới, đặc biệt cho người phụ nữ. 2.3 Vấn đề giữ gìn trinh tiết trước hôn nhân Có hai xu hướng hành vi phổ biến đối với những phụ nữ có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Xu hướng hành vi thứ nhất cho rằng cần phải thắt chặt vấn đề trinh tiết của phụ nữ, phải khắt khe hơn với hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân. Xu hướng hành vi thứ hai cho rằng thắt chặt trinh tiết với phụ nữ là một biểu hiện của sự bất bình đẳng và không cần thiết phải khắt khe với hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân. Thống kê cho thấy xu hướng hành vi cho rằng không cần phải giữ gìn trinh tiết trước hôn nhân chiếm ưu thế hơn. Tuy nhiên, ưu thế này không thực sự rõ rệt. Biểu đồ 5: Nguyên nhân nên giữ gìn trinh tiết trước khi kết hôn Số liệu trên cho thấy, 34.5% ý kiến đồng tình và 65.5% ý kiến không đồng tình với xu hướng cần phải khắt khe với hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân của phụ nữ để tránh giới trẻ có xu hướng dễ dãi trong quan hệ yêu đương. 41.5% ý kiến đồng tình và 58.5% ý kiến không đồng tình với xu hướng cần phải khắt khe hơn với phụ nữ có quan hệ tình dục trước hôn nhân vì để gìn giữ giá trị truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam. 31% ý kiến đồng tình và 69% ý kiến không đồng tình với xu hướng cần khắt khe hơn phụ nữ có quan hệ tình dục trước hôn nhân để góp phần giảm bớt tình trạng mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, sống thử và ly dị có xu hướng gia tăng. Mỗi nhóm đồng tình hoặc không đồng tình với những xu hướng hành vi này đều có những lập luận của mình. 2.3.1 Nên giữ gìn trinh tiết trước hôn nhân Những người đồng tình với xu hướng hành vi cần phải khắt khe hơn với phụ nữ có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân lập luận rằng nếu người phụ nữ biết giữ gìn trinh tiết của mình trước khi kết hôn sẽ đem lại cái lợi cho bản thân và gia đình. Theo những người này, trinh tiết của phụ nữ đáng được tôn vinh, trân trọng vì nó nói lên nhân phẩm, đức hạnh của người phụ nữ đó. Người phụ nữ còn trinh trước khi kết hôn chứng tỏ với người chồng tương lai rằng mình còn trong trắng. Người phụ nữ còn trong trắng cũng có nghĩa là được giáo dục tốt và là người rất có bản lĩnh, vững vàng trước cám dỗ. Mọi người đàn ông đều có mong muốn được kết hôn với những cô gái còn trinh trắng. Sự trinh trắng của cô gái là một trong những yếu tố để người đàn ông lựa chọn bạn đời. Trinh tiết luôn nói lên được phẩm chất của người phụ nữ (ngoại trừ người đó bị hãm hại, bẩm sinh là không có, hoặc bị tai nạn). Người phụ nữ biết giữ gìn trinh tiết sẽ là người phụ nữ biết trân trọng, kiên nhẫn, chịu đựng, mà những đức tính này cần có ở một người vợ trong cuộc sống hôn nhân. [32] Cũng theo quan điểm của những người có xu hướng này, người phụ nữ nên giữ gìn trinh tiết của mình vì mặc dù trinh tiết không phải là yếu tố trực tiếp quyết định trong việc vợ chồng có hạnh phúc hay không, nhưng trinh tiết cũng góp phần rất nhiều vào việc mang đến hạnh phúc. Người phụ nữ biết giữ gìn trinh tiết là một đảm bảo cho tình yêu được lâu bền, mang lại cho những người yêu nhau giá trị tinh thần sâu sắc. Người phụ nữ biết giữ gìn trinh tiết sẽ được chồng tôn trọng, yêu thương, là nền tảng cho sự bền vững của gia đình. “Thực tế, nhiều người đàn ông sẵn sàng lấy một cô gái không còn trinh tiết, miễn là yêu cô ấy, nhưng tôi cũng đảm bảo rằng tình yêu ấy chỉ bằng 70% so với trường hợp cô ấy còn trinh tiết. Đó là cái giá phải trả theo đúng quy luật, sướng trước khổ sau. Người đàn ông có thoáng đến mấy, có muốn coi như không có chuyện gì xảy ra cũng không được vì “nó” do tiềm thức điều khiển. Những cô gái khi lấy chồng mà còn trinh tiết thì chắc chắn sẽ có lợi thế hơn với chồng và gia đình chồng trong suốt cuộc đời còn lại, so với những cô đã từng nếm “trái cấm”. Như vậy là công bằng. Phải “nhịn” cái mà mình muốn thì sau này đương nhiên sẽ được đền bù”. [33] Mặt khác, phụ nữ gìn giữ được trinh tiết sẽ tránh cho bản thân sự coi thường, chỉ trích của chồng mỗi khi vợ chồng xảy ra cãi cọ, mâu thuẫn. Mặc dù xã hội ngày nay có xu hướng "thoáng" hơn đối với vấn đề trinh tiết của phụ nữ. Nhưng không phải vì thế mà nam giới dễ dàng chấp nhận một cô vợ đã "mất" trước khi về nhà chồng; cho dù có nhiều lý do dẫn đến việc "còn, mất" của phụ nữ như tai nạn do chơi thể thao, bị hãm hiếp, hay tự nguyện "dâng hiến"...Và cho dù người đàn ông hay gia đình anh ta có chấp nhận đi chăng nữa thì cuộc sống gia đình sau này sẽ có những lúc "cơm không lành, canh không ngọt". Liệu ai có thể đảm bảo rằng là người chồng sẽ không đem "chuyện cũ" ra để chì chiết. Khi đó, người đau khổ nhất vẫn là người phụ nữ. Vì vậy theo những người này, việc giữ gìn trinh tiết của phụ nữ trước khi kết hôn là một yếu tố để bảo vệ hạnh phúc gia đình và nếu người phụ nữ làm được vậy thì chỉ có lợi cho bản thân họ mà thôi. Một khía cạnh khác cho biết vì sao phụ nữ nên giữ gìn trinh tiết trước khi kết hôn là nhờ không quan hệ tình dục trước hôn nhân họ sẽ bảo vệ được sức khoẻ sinh sản của bản thân, tránh được tình trạng mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai. Theo lập luận của những người ủng hộ xu hướng cần thắt chặt trinh tiết của phụ nữ, sẽ không có gì là sai trái nếu một người đàn ông tìm kiếm những cô gái còn trinh để kết hôn vì một cô gái còn trinh đồng nghĩa với sức khoẻ tốt, khả năng sinh sản bình thường, đảm bảo sẽ sinh ra thế hệ tương lai khoẻ mạnh. “Ở góc độ sức khoẻ sinh sản, đàn ông có cấu tạo sinh lý không giống như phụ nữ. Việc quan hệ tình dục ở người phụ nữ nếu không có ý thức bảo vệ thì sẽ có nhiều rủi ro đối với sức khoẻ, khả năng sinh sản sau này khó hơn đàn ông rất nhiều. Mỗi lần phá thai sẽ được coi như một lần bạn sinh nở; vì vậy nếu bạn không biết kiêng cữ thì sức khoẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Bạn có nghĩ rằng chồng mình (người không gây ra) sẽ là người gánh chịu hậu quả này với bạn không? Và vì vậy người chồng tìm kiếm một người còn trinh đồng nghĩa với sức khoẻ tốt, khả năng sinh sản bình thường thì có gì là sai?” [34] Trên phương diện xã hội, nếu phụ nữ biết giữ gìn trinh tiết sẽ hạn chế được những vấn nạn xã hội (mang thai sớm, nạo phá thai, sống thử, ngoại tình…). Một số người cho rằng coi rẻ trinh tiết sẽ khiến cấu trúc của gia đình lỏng lẻo hơn, các giá trị truyền thống của gia đình bị mai một. Khi trinh tiết bị coi nhẹ hoặc coi như không có thì cũng là lúc mọi người, bất kể nam nữ, đều được tự do quan hệ tình dục theo nhu cầu, và các thế hệ tương lai cũng sẽ mang tư tưởng tự do, phóng túng của cha mẹ. Vì vậy, những thứ được coi là khuôn phép, nền nếp trong gia đình cũng không còn vì mỗi cá nhân chỉ lo thoả mãn nhu cầu ích kỷ của bản thân. Kết cục, tỷ lệ ly hôn và ngoại tình trong xã hội tăng cao và cuộc sống của mỗi cá nhân ngày càng trở nên phóng túng, vô trách nhiệm. “Nếu quan niệm trinh tiết truyền thống không còn thì chúng ta sẽ đi tới đâu? Ở nước ngoài, khi mà quan điểm về trinh tiết đã nhạt nhòa thì chúng ta có thể thấy được cái gì? Đó là tỷ lệ ngoại tình cao tới mức không thể tưởng tượng được cộng với tỷ lệ ly hôn rất cao. Thêm vào đó, khi quan niệm trinh tiết không còn, người ta đâu còn cần phải kết hôn. Họ có thể sống với nhau, nếu chán thì bỏ nhau, chẳng ràng buộc gì. Hiện tại trong xã hội, một bộ phận lớn thanh niên đã coi việc quan hệ tình dục là một trò chơi; thích thì cho, không cần phải suy nghĩ gì nhiều. Những cuộc tình theo kiểu "cho không biếu không" đã là chuyện thường ngày”. [35] Quan điểm chung của những người theo xu hướng ủng hộ việc giữ gìn trinh tiết của phụ nữ cho rằng giữ gìn trinh tiết có lợi nhiều hơn hại. Không có cái gì là hoàn toàn đúng và hoàn hảo, vì vậy mỗi người phải chọn cái có ít nhược điểm hơn. Tư tưởng về trinh tiết cần phải được siết chặt lại, tuy sẽ tạo ra một số đau khổ nhưng về mặt toàn cục và lâu dài sẽ tốt hơn, đem lại cuộc sống lành mạnh cho cá nhân và từ đó hạn chế được những bi kịch cho xã hội. 2.3.2 Không nên giữ gìn trinh tiết trước hôn nhân Những người chủ trương không cần khắt khe với hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân cho rằng gánh nặng trinh tiết chỉ thích hợp ở thế kỷ trước, cái thời mà phụ nữ chỉ quanh quẩn trong phạm vi gia đình. Không thể đem cách sống của thế kỷ trước để áp dụng cho cuộc sống hiện tại. “Thời xa xưa, 14 -15 tuổi đầu ông bà ta đã thành vợ thành chồng; chừng tuổi đó thì ai mà không còn trinh? Hầu hết phụ nữ hiện nay lập gia đình khá muộn, không thể bắt họ quanh quẩn trong nhà giữ trinh tiết cho đến khi lập gia đình (26 - 27 tuổi). Họ còn phải học hành, vui chơi, giao tiếp bạn bè (tất nhiên va chạm giới tính là điều không thể tránh khỏi). Và họ mất trinh cũng là do đàn ông chúng ta thôi, vậy thì lý do gì chúng ta lên án họ?” [36] Cũng theo những người có chủ trương trên, hành vi tiết dục là trái với tự nhiên khi nam nữ đến tuổi phát dục đều có những ham muốn liên quan đến giới tính. Trong khi tuổi xây dựng gia đình hiện nay của nam nữ thanh niên thường muộn hơn rất nhiều so với thế hệ trước, thường nam giới 25-30 tuổi, nữ 22-28 tuổi mới lập gia đình. Như vậy có khoảng thời gian rất dài cả nam và nữ theo thiết kế của tự nhiên là đã có thể hoạt động tình dục. Nếu họ bị kìm hãm không cho thực thi theo thiết kế tự nhiên sẽ dẫn đến nhiều việc không hay cho xã hội (tệ nạn mại dâm, bắt cóc và buôn bán phụ nữ…). Ngay cả khi không xảy ra vấn nạn đó thì việc mang trinh tiết ra để bắt con người “nhịn” từng đó năm là không khoa học và phản lại tiến trình tự nhiên. Trong khi thực tế, sex có đường đi của nó và đó là đường đi của sự sinh tồn nguyên thuỷ sâu xa trong con người. Không có lý do gì mà đến tuổi cần sinh sản thì con trai, con gái mới được có ham muốn thể xác, vì đó là một nhu cầu có tính bản năng. Nguyên nhân thứ hai của những người theo xu hướng hành vi ủng hộ việc xoá bỏ những ràng buộc về trinh tiết đưa ra là lập luận một cô gái còn trinh không có nghĩa cô ấy chưa từng quan hệ tình dục. Bởi vì khái niệm về tình dục rất rộng, sự gần gũi về tình dục diễn ra muôn hình vạn trạng và cái bước cuối cùng làm người con gái bị “mất” ấy chỉ là thao tác cuối cùng của quá trình quan hệ tình dục. “Những người bạn trai trước đây của tôi đều tôn trọng và có ý thức giữ gìn cho “đối tác” nên nếu xét về khía cạnh thể chất, chắc người chồng tương lai của tôi sẽ không có gì để phàn nàn. Nhưng thú thực cho đến lúc này, trong thâm tâm tôi cũng không thể tự hào rằng mình còn hoàn toàn trong sáng. Những người từng yêu hẳn hiểu tôi nói gì. Nếu đã gần gũi nhau đến thế, thì có hay không cái bước cuối cùng kia thử hỏi khác gì nhau”. [37] Một khía cạnh khác mà những người có thái độ cởi mở về tình dục trước hôn nhân đưa ra là việc “còn trinh” của người phụ nữ không hề đảm bảo rằng cặp vợ chồng đó sẽ có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, và người vợ “còn trinh” sẽ chung thuỷ trong tình yêu. “Biết bao gia đình, biết bao người đàn ông lấy vợ còn trinh xong, để rồi về sau cuộc sống gia đình gặp nhiều trục trặc, chính những người vợ "còn trinh trước khi cưới” đó rồi cũng ngoại tình, ngoại tình từ tư tưởng cho đến hành động. Thử hỏi so với những người đó, nếu vợ mình là người ngoan hiền, đoan trang, trong lòng chỉ có chồng con, thì ở đây cái nào đáng giá hơn? Tại sao lại nỡ phải bỏ đi hạnh phúc mình đang có chỉ vì cái gánh nặng tư tưởng về chữ Trinh. Hạnh phúc lâu dài được xây nên từ chính những gì chúng ta cố gắng trong cuộc sống, chứ không phải từ chữ Trinh ban đầu”. [38] Việc một người vợ còn trinh không chỉ không đảm bảo được cho một đời sống hôn nhân hạnh phúc về tinh thần mà nó còn không đảm bảo được hai người có sự hoà hợp hay không về tình dục. Không có một nghiên cứu nào chỉ ra việc ân ái với một người còn trinh sẽ đem đến khoái cảm hơn so với một người không còn trinh. Và tình dục tốt đẹp là gì? Hầu hết các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra đó là việc người ta thực hành quan hệ tình dục trong sự hiểu biết và chia sẻ, khi cả hai đều có thể biểu đạt những khát khao và mong muốn của mình. Xa hơn nữa, những người ủng hộ việc quan hệ tình dục trước hôn nhân cho rằng việc trải nghiệm về tình dục trước hôn nhân đối với cả phụ nữ và nam giới đều cần thiết. Tình dục là một phần quan trọng của hôn nhân. Vì vậy, nếu hai người có quan hệ tình dục trước khi kết hôn để hiểu nhau, để cùng khám phá xem mình và người kia có hoà hợp về tình dục không cũng là việc làm cần thiết, chứng tỏ họ có trách nhiệm với hạnh phúc của mình. Nếu khi nào kết hôn người ta mới quan hệ tình dục, khi về chung sống mới vỡ lẽ ra rằng không hoà hợp về tình dục sẽ đâm ra thất vọng, chán nản, thậm chí dẫn đến ly hôn. Mặt khác, khi cổ vũ cho quan điểm "giữ mình", người phụ nữ đã bị phong tỏa trong nỗi lo bị đánh giá là "thiếu đức hạnh" nên không dám thể hiện cảm xúc của mình về sex, để rồi chồng khi nhàm chán lại trăng hoa, lang chạ; hoặc người phụ nữ bất mãn vì không được đáp ứng đúng nhu cầu về sex sinh ra ngoại tình. “Tại sao hai người yêu thương nhau rất nhiều nhưng lại đổ vỡ sau vài tuần cưới nhau, hay xuất hiện những cuộc ngoại tình? Sự hòa về quan hệ xác thịt có phải là một trong các nguyên nhân hay không? Vậy để hòa hợp với nhau về tất cả, những người yêu nhau có nên tìm hiểu trước sự hòa hợp về thể xác trước khi cưới không, hay để "nước tới chân mới nhảy", để lại những nhiều nỗi đau khác sau cưới”. [39] Nguyên nhân khác khiến việc giữ gìn trinh tiết trở nên không cần thiết vì thái độ sùng bái trinh tiết góp phần tạo ra sự giả dối. Nếu muốn tái tạo lại màng trinh, người phụ nữ có thể làm mới lại hoàn toàn với sự giúp đỡ của y học. Kết quả của việc làm này khiến nhiều nam giới rơi vào tình trạng bị lừa dối, trong khi tự hào rằng mình đã lấy được một cô vợ “còn nguyên”. “Tôi có một số bạn gái bước vào hôn nhân với "tiểu xảo" về trinh tiết. Các anh chồng của họ mãn nguyện ra mặt còn các bạn gái của tôi đều thú nhận rằng cảm giác có một chút "thương hại". Có quá tàn nhẫn không? Nhưng các bạn có bao giờ đặt câu hỏi "tại sao các cô gái phải dùng tiểu xảo khi bước vào hôn nhân?". Câu trả lời là: “Khi còn các anh chàng có tư tưởng cổ hủ và ích kỷ thì vẫn còn nhiều cô gái như thế”.[40] Ngay cả trong trường hợp cô gái còn trinh thì việc giữ gìn trinh tiết về sâu xa cũng là một hành động có sự tính toán “thiệt - hơn” chứ không hẳn bản thân cô gái muốn thế. Vì sợ người chồng tương lai sẽ dằn vặt đay nghiến cả đời nếu mình không giữ được trinh tiết nên nhiều bạn gái buộc phải cố gắng giữ gìn. Cho dù những mối tình trước đó chân thành và sâu sắc, cho dù gần gũi với những người yêu trước đó cả về tâm hồn và thể xác, các cô gái cũng sẽ cố làm sao cho màng trinh còn nguyên vẹn để chồng tương lai (mà lúc ấy cô chưa biết là ai) khỏi tự ái. Vì vậy, hành động giữ gìn đó suy cho cùng là một sự thận trọng có tính toán, chứ nó không hề thể hiện tình yêu của cô ấy với người chồng tương lai như một số nam giới lầm tưởng. Cuối cùng, việc áp đặt trinh tiết cho phụ nữ có hại nhiều hơn là có lợi. Người phụ nữ bị lệ thuộc nhiều hơn bởi chồng. Họ sợ ly hôn, sợ mất chồng, lúc nào cũng lo giữ chồng và bảo vệ cuộc hôn nhân bởi đó là tất cả với họ. Việc đề cao trinh tiết của phụ nữ trước hôn nhân là nguyên nhân tiếp tay cho tình trạng bạo hành gia đình, là cái cớ để một số nam giới hành hạ, tra tấn cả về tinh thần và thể xác người vợ nào lỡ không còn trinh, và là nguyên nhân tan vỡ nhiều hạnh phúc một cách oan uổng. Sự sùng bái trinh tiết là một trong những nguyên nhân khiến không ít phụ nữ phải chịu đựng cuộc sống không hạnh phúc. Nó cũng là một nguyên nhân lớn khiến cho không ít đàn ông tốt bụng chỉ vì một lần thiếu kiềm chế mà chịu mất hạnh phúc cả đời do lấy phải một người vợ không hợp với mình và sống đau khổ trong cuộc hôn nhân “bỏ thì thương, vương thì tội”. Trên phương diện sức khoẻ sinh sản, ngay cả khi xã hội chủ trương nêu cao việc giữ gìn trinh tiết nhằm tránh tình trạng nạo phá thai, mang thai ngoài ý muốn thì vẫn xảy ra ngoại lệ. Việc coi trọng trinh tiết một cách cứng nhắc sẽ đưa phụ nữ, đặc biệt là vị thành niên nữ vào tình thế rủi ro. Đối với một số thanh thiếu niên nếu vượt qua các chuẩn mực chặt chẽ này thì dư luận xã hội và việc buộc phải giữ bí mật có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không chỉ có thai ngoài ý muốn, nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà còn dẫn tới những xung đột trong gia đình, làm mất uy tín, gây đổ vỡ mối quan hệ cha mẹ - con cái và biến nhiều người trẻ trở thành cha mẹ một cách bất đắc dĩ. 3. NGOẠI TÌNH CỦA PHỤ NỮ Nghiên cứu “Ngoại tình ở Việt nam thời mở cửa” là một trong số rất ít những nghiên cứu về ngoại tình ở Việt Nam được tiến hành bởi nghiên cứu sinh Nguyễn Khánh Linh và GS Jack Dash Harris. Tác giả của nghiên cứu này đã chỉ ra hành vi ngoại tình đang là một vấn nạn trong xã hội Việt Nam, được thể hiện qua con số gần 20% người được phỏng vấn nhận là có quan hệ ngoài hôn nhân, và có đến trên 90% số người được hỏi nói là có biết một người khác đang ngoại tình. Những con số này cho thấy chuyện ngoại tình rất phổ biến ở Việt Nam, "phổ biến đến mức khiến đa số người nghĩ đó là chuyện có thể chấp nhận được". Ngoài nghiên cứu trên, căn cứ vào những bài báo và thảo luận của những người tham gia các diễn đàn mạng xã hội cũng như dư luận của công chúng thì có thể hình dung rằng hiện tượng ngoại tình trong hôn nhân đang tồn tại và rất phổ biến. Một số người đã ví nó là trào lưu của xã hội hoặc là một phần của cuộc sống hiện đại. Ngoại tình là một hiện tượng không mới trong đời sống con người nhưng cách mà xã hội đánh giá ngoại tình của phụ nữ và ngoại tình của nam giới có sự khác biệt. Ngoại tình của phụ nữ luôn bị phán xét khắc nghiệt hơn và ít được bao dung hơn. Những niềm tin cho rằng ngoại tình là đặc quyền của nam giới và là cấm địa đối với phụ nữ vẫn được thịnh hành dù chúng đang bị thách thức, và cái giá mà con người phải trả cho hành vi ngoại tình đối với phụ nữ và nam giới không giống nhau. Một lần nữa, cán cân quyền lực theo hướng có lợi thuộc về nam giới và sự thua thiệt thuộc về phụ nữ. Nếu trong thái độ của những người được điều tra có sự phân hóa hoặc mâu thuẫn khi nhìn nhận về hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của phụ nữ thì nay có sự thống nhất ở mức độ cao hơn khi được hỏi về thái độ đối với hiện tượng ngoại tình. Khác với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân, hành vi ngoại tình của phụ nữ bị lên án một cách mạnh mẽ. 40% ý kiến đồng tình với nhận định cho rằng người phụ nữ ngoại tình là người đáng bị xã hội chỉ trích, coi thường. 45% ý kiến cho rằng những người phụ nữ ngoại tình là những người thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm với người thân, gia đình. 38.5% ý kiến đồng tình khi cho rằng người phụ nữ ngoại tình là người không đáng tin tưởng để cùng xây dựng gia đình lâu dài. Bên cạnh tỉ lệ đồng tình tuyệt đối như trên, có một tỷ lệ không nhỏ từ 38.5 - 42.5% ý kiến khác đồng tình một phần với những nhận định tiêu cực về người phụ nữ ngoại tình. Những người có cái nhìn bao dung, độ lượng với người phụ nữ trót ngoại tình chiếm tỉ lệ ít hơn trong nghiên cứu, dao động từ 16.5 - 30.5 %, tùy thuộc vào từng khía cạnh trong hành vi ngoại tình của phụ nữ. Bảng 2 : Nhận định về người phụ nữ ngoại tình Nội dung Mức độ đồng tình (%) Đồng tình Đồng tình một phần Không đồng tình Người phụ nữ ngoại tình đáng bị xã hội chỉ trích, coi thường 40 38.5 21.5 Người phụ nữ ngoại tình là người vô trách nhiệm, thiếu hiểu biết 45 38.5 16.5 Người phụ nữ ngoại tình không thể tin tưởng để xây hạnh phúc lâu dài 39 39 22 Người phụ nữ ngoại tình đáng bị chồng khinh bỉ, đay nghiến 24 45.5 30.5 Trên thực tế, hành vi ngoại tình dù của phụ nữ hay nam giới cũng đều đáng lên án. Tự trong bản chất của nó, sự phản bội đều gây đổ vỡ và đau xót như nhau, dù đó là từ phía người vợ hay người chồng. Tuy nhiên, vấn đề bất bình đẳng giới thể hiện ở chỗ trong đánh giá của xã hội hiện nay đối với hành vi ngoại tình có sự thiên lệch cho nam giới. Sự thiên lệch này thể hiện ở hai khía cạnh quan trọng. Đó là quan niệm ngoại tình là đặc quyền của đàn ông, đàn ông ngoại tình do bản năng sinh học thôi thúc và việc ngoại tình của đàn ông đáng được thông cảm, tha thứ. Quan niệm ngoại tình là đặc quyền của nam giới - phụ nữ không được phép ngoại tình Theo dõi các tranh luận hoặc tâm sự trên diễn đàn của các mạng xã hội cho thấy nhờ tính khuyết danh khi tham gia tranh luận nên không ít người thẳng thắn bày tỏ quan điểm cũng như chia sẻ về hành vi ngoại tình của mình. Hầu như ít có ai công khai tán thành ngoại tình, kể cả nam giới. Tuy nhiên có một quy định ngầm và quy định này bất biến với thời gian khi cho rằng đàn ông ngoại tình thì bình thường, còn phụ nữ thì không bình thường. Có một quan niệm khá phổ biến trong xã hội cho rằng chung thủy và hy sinh chỉ dành riêng cho phụ nữ, còn đàn ông có quyền được hư hỏng. Thành ngữ “Trai năm thê, bảy thiếp. Gái chính chuyên chỉ có một chồng” vẫn được áp dụng cho đến ngày nay và nó diễn tả một cách cô đọng nhất về quan điểm này. Nó phản ánh một thực tế bất bình đẳng về quan hệ quyền lực giới trong việc thụ hưởng tình dục. Trên các diễn đàn của các mạng xã hội như mục Tâm sự của Webtretho, mục Bạn đọc viết của Vnexpress.net có khá nhiều chia sẻ thẳng thắn của nam giới cho biết bản thân mình đã từng ngoại tình. Điều đáng chú ý là thay vì ân hận về hành vi của mình thì không ít người nguỵ biện“là đàn ông, ông nào chẳng thế. Có điều là việc đó bị lộ hay chưa bị lộ mà thôi và người ta có nói ra điều đó ra hay không”, hoặc quan niệm “thiên hạ người ta ngoại tình nhan nhản ra đấy, mình không làm thì phí hoài tuổi thanh xuân, lúc về già lại ân hận” . Có thể nói, những câu chuyện về ngoại tình được đăng tải trên báo chí dường như đang dần mất đi tính giáo dục của nó, mà thay vào đó, nó có tác dụng hô hào “vẽ đường cho hươu chạy” khiến những người trong cuộc tin tưởng rằng cũng có nhiều người như mình nên mình làm điều đấy là không sai lắm và có thể chấp nhận được. “Chuyện ngoại tình có từ thuở hồng hoang và nó cứ dai dẳng theo đuổi chúng ta tới ngày tận thế. Nó không phụ thuộc vào địa lý, thời gian, đẳng cấp hay chủng loại... Nó đã, đang và sẽ xảy ra ở tất cả mọi nơi có sự có mặt của con người. Tôi chẳng biết nói thế nào, chỉ nêu lên một sự thật. Tôi biết rất nhiều người sẽ lên án tôi, nhưng chúng ta hãy dũng cảm chấp nhận sự thật và bình tĩnh, dũng cảm đối đầu với sự thật. Chúng ta giống nhau cả, mọi người đều thế, không việc gì phải hoảng loạn.” [41] Về mặt lý thuyết, có bao nhiêu đàn ông ngoại tình thì có bấy nhiêu phụ nữ hưởng ứng bằng cách cùng tham gia vào hành vi ngoại tình của đàn ông. Nhưng hành vi ngoại tình của nam giới được xã hội nhìn nhận bằng con mắt bao dung khi cho đó là tàn dư từ thời phong kiến, và có nhiều bạn tình là một biểu hiện của "nam tính". Xã hội khuyến khích sự năng động của nam giới nên cũng bao dung với những hành vi tình dục xảy ra như là tác dụng phụ của sự năng động . Trong khi đó, hành vi ngoại tình của phụ nữ bị coi là tội lỗi tày trời. Phần lớn đàn ông không thể chấp nhận và tha thứ một người vợ ngoại tình, dù có thể họ cũng đôi lúc phản bội lại người bạn đời của mình. Và bản thân những phụ nữ ngoại tình cũng bị chính những người tình của mình khinh bỉ. “Sau 8 năm, chúng tôi gặp lại nhau, từ đó tôi chủ động liên lạc, hẹn hò. Ngày còn yêu nhau tôi cũng thường đi hat karaoke, do vậy giờ đây từ việc uống nước đến karaoke rồi tiếp theo nữa là... rất nhanh chóng. Tuy nhiên, khác ở chỗ tôi là người đàn ông, mọi chuyện đã được lên kế hoạch, mục đích cũng chỉ là cái gì đó mà ngày xưa ta chưa đạt được thì bây giờ có điều kiện ta làm thôi. Sau lần đó là tôi chủ động cắt quan hệ ngay vì tôi không muốn làm phức tạp thêm tình hình và... thực sự tôi không còn tôn trọng người đó nữa. Câu "anh yêu em" và những gì tương tự như thế chỉ là giả dối để đạt được mục đích của người đàn ông thôi.” [42] Trong cách nhìn nhận nói chung của xã hội thì hành vi ngoại tình ở đàn ông có mối liên hệ từ quá khứ khi tồn tại chế độ đa thê còn ngoại tình ở đàn bà là vấn đề đặc biệt, vì họ là những người gìn giữ đạo đức trong xã hội Việt Nam, thông qua hệ giá trị Phúc - Đức. “Nam giới ngoại tình thì có thể chấp nhận được, phụ nữ cũng ngoại tình thì gia đình còn ra thể thống gì” (THK, nữ) Khi một người phụ nữ ngoại tình chia sẻ về nỗi niềm của họ thì thay vì tìm hiểu sự việc để cảm thông, gần như lập tức người ta sẽ lên án người phụ nữ hoặc tỏ vẻ ngao ngán về “nhân tình, thế thái”. Trong khi hành vi thiếu chung thuỷ của nam giới đã có từ lâu và không ai nghĩ tới nỗi ngao ngán của biết bao người mẹ, người vợ đã âm thầm chịu đựng sự phản bội của nam giới từ hàng nghìn năm qua. “Tôi thấy đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp. Cái gọi là tiết hạnh của người phụ nữ hình như không còn nữa. Một người đàn bà có thể công khai chuyện ngoại tình của mình trên báo, rồi còn tỏ ra đau khổ, hụt hẫng…tôi thật không thể hiểu nổi”[43] “Từ xưa đến nay nói về nhân cách sống, đạo đức sống chuẩn mực của xã hội người ta luôn để cập đến người phụ nữ với bao đức tính tốt đẹp. Vậy mà giờ đây ngày càng xuất hiện nhiều người vợ đi ngoại tình, tôi thật sợ những người đó.” [44] Có thể thấy, sự thiếu thủy chung từ phía đàn ông đã có từ lâu, nhưng không ai lên tiếng hay tỏ vẻ ngán ngẩm gì hết. Vì mọi người vẫn coi đó là bình thường, là điều không đáng quan tâm hay đáng làm lớn chuyện, và người vợ đã được “điều kiện hóa” để chấp nhận việc không chung thủy của chồng như là một điều đương nhiên. Cách đây dăm chục năm hay vài trăm năm trước, trong một xã hội nông nghiệp, dân cư tụ tập sinh sống thành tập thể làng xã, sáng đi cày tối về ngủ, thì đời sống gia đình và tương quan vợ chồng không gặp phải những vấn đề như xã hội ngày hôm nay. Thêm vào đó luân lý Khổng Mạnh trọng nam khinh nữ đã biến phụ nữ thành một lớp người được thấm đẫm trong tiềm thức một ý hướng hy sinh và phục vụ cho mọi tham vọng và đòi hỏi của nam giới. Thực tế hôm nay không còn như thế nữa, đã thay đổi khác xưa. Phụ nữ cũng như nam giới, ai cũng có những thao thức băn khoăn, có những hoài bão, những đòi hỏi như nhau. Dần dần, người phụ nữ nhận ra vị trí, và ý thức được quyền lợi cũng như giá trị của mình. Nhờ vào những tiến bộ kỹ thuật, khoảng cách được rút ngắn, mạng lưới quen biết giao thoa đan chéo với nhau. Kèm thêm sự góp mặt của phụ nữ trong thương trường, công sở và trong mọi lãnh vực của đời sống kinh tế, nghệ thuật, giáo dục, văn hóa, làm cho vấn đề hôn nhân, gia đình thêm phức tạp. Hiện tượng những người phụ nữ có học, có vị trí xã hội, ý thức cao về nữ quyền xuất hiện ngày càng nhiều khiến một số đàn ông cảm thấy bị mất vị thế và phải tìm đến các quan hệ ngoài hôn nhân như mua dâm hoặc có bồ nhí để khẳng định lại nam tính của mình (Nguyễn Khánh Linh và GS Jack Dash Harris, 2007). Những tiến bộ trong giáo dục và quan hệ xã hội mở rộng của phụ nữ kéo theo mối đe dọa cho bản sắc, hay còn gọi là cái Tôi của người đàn ông, cùng những quyền lợi mà bấy lâu nay họ vẫn hưởng trong vai trò người kiếm tiền và chủ gia đình. Trong khi phụ nữ đã thay đổi rất nhiều thì dường như nam giới rất ít thay đổi. Nam giới vẫn muốn duy trì những đặc quyền, đặc lợi của giới mình. Ảnh hưởng của tư tưởng gia trưởng, “trọng nam khinh nữ” của nam giới và gánh nặng của việc thực hiện “vai trò kép” khiến không ít phụ nữ mệt mỏi và ngoại tình/ ly hôn xảy đến như là một hệ quả tất yếu của việc phụ nữ không tìm thấy sự tôn trọng, sẻ chia và bình đẳng trong hôn nhân. Có thể thấy, tư tưởng bình đẳng giới, quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng, truyền thống văn hóa tiềm ẩn, và áp lực phải đi theo những khuôn mẫu chung về giới tạo ra những mâu thuẫn đối với cả đàn ông và phụ nữ. Tuy nhiên, khi phê phán hiện tượng ngoại tình, xã hội thường bênh vực nhiều hơn cho nam giới, không quan tâm tới yếu tố con người, tới tâm cảm của từng cá nhân phụ nữ, tới biến chuyển của môi trường xã hội hiện nay trong khi thực tế nhận thức và hoàn cảnh sinh sống của phụ nữ đã biến đổi. Quan niệm nam giới ngoại tình vì bản năng - phụ nữ ngoại tình vì tình cảm Để giải thích vì sao nam giới thường ngoại tình nhiều hơn phụ nữ, phần lớn mọi người đều dựa vào thuyết quyết định luận sinh học. Minh hoạ cho lập luận này người ta đưa ra bằng chứng của sự kết hợp giữa trứng - tinh trùng và gen của nam giới. Quan sát qua kính hiển vi, người ta có thể thấy trứng thụ động đứng im một chỗ, trong khi hàng triệu con tinh trùng tranh nhau bơi về chỗ nó. Tinh trùng bơi nhanh nhất sẽ phá vỡ màng trứng để chui vào trong, hoàn thành quá trình thụ tinh. Quan sát quá trình này người ta thấy tinh trùng có bản năng xông tới và chui vào trứng một cách vô điều kiện, còn trứng có bản năng lựa chọn một ứng cử viên trong hàng triệu kẻ theo đuổi, đó là nguyên lý sinh học của giống loài. Cũng tương tự như vậy, đặc tính “ham của lạ”, muốn có nhiều bạn tình của nam giới là sự sắp xếp của tạo hoá. Mọi con vật đực đều có bản năng truyền bá giống một cách rộng rãi để duy trì gen di truyền của giống loài mình. Ngược lại với con vật đực, con vật cái kén chọn khá kỹ bạn tình để giao phối nhằm đảm bảo thế hệ sau mang gen di truyền tốt. Một bên có sự ham muốn tình dục mạnh mẽ, không cần lựa chọn đối tượng giao phối mà chỉ cần thoả mãn sự ham muốn và một bên khắt khe trong việc lựa chọn bạn tình khiến giống loài đó mới có thể tồn tại và phát triển. Loài người cũng là một thành viên của giới tự nhiên, nhờ có sự đeo đuổi vô cùng tận đối với tình dục mới đảm bảo sự sinh sôi, nảy nở của bản thân loài người. (Wantanabe Junichi, 2000). Hầu hết những lập luận này không được kiểm chứng bởi những kết quả nghiên cứu khoa học đáng tin cậy mà thuần tuý bắt nguồn từ suy luận cá nhân. Tuy nhiên, vì những thông tin đó được phát ra bởi những người có uy tín (nhà báo, nhà nghiên cứu, người nổi tiếng…) và vì được đăng tải, lặp lại nhiều lần trên các phương tiện truyền thông nên theo thời gian người ta sẽ tin vào tính đúng đắn và hợp lý của nó. Ngay cả khi những lập luận trên là đúng thì không chỉ đơn phương dựa vào đó để giải thích cho hành vi ngoại tình. Niềm tin về cơ sở sinh học của hành vi ngoại tình rất mạnh mẽ, lấn át các nguyên nhân xã hội khác (tư tưởng gia trưởng, bất bình đẳng giới, luật pháp, thiếu sự kiểm soát xã hội đối với hành vi ngoại tình..). Quan điểm sinh học quy định tình dục đã được khai thác tối đa để nguỵ trang cho sự tồn tại dai dẳng của quan hệ bất bình đẳng giới. Nhiều người đã viện dẫn tới thuyết bản năng sinh học như một nguyên nhân duy nhất để biện minh cho hành vi ngoại tình của giới mình. “Về mặt sinh học, đàn ông có nguồn gốc từ con đực và được lập trình để giao phối với nhiều con cái đảm bảo việc duy trì nòi giống. Cái gen đó vẫn còn tồn tại ở mỗi người đàn ông cho đến tận bây giờ, chỉ có điều nó luôn được con người cố gắng kiềm chế một cách chủ động và đầy trách nhiệm. Trừ những khi đang ở giai đoạn cao trào nhất của tình yêu, còn lại thì bất cứ người đàn ông nào cũng thèm khát quan hệ ngoài luồng”[45] Hành vi ngoại tình của nam giới thường bị gán cho lý do tình dục, hoặc vì ham của lạ còn hành vi ngoại tình của phụ nữ bị gán cho vì lý do tình cảm. Lý do khiến ngoại tình của nam giới được chấp nhận nhưng ngoại tình của phụ nữ bị kết án cũng vẫn được giải thích bởi yếu tố sinh học. Theo đó, cơ chế sinh lý của đàn ông khiến họ dễ bị rơi vào tình trạng khó kiểm soát bản thân nếu gặp những yếu tố thuận lợi (vd người nữ trẻ trung, mới lạ, khêu gợi, dễ dãi; bản thân bị say bia rượu, bị bạn bè rủ rê, bị cấp trên ép buộc…). Vì thế hành vi ngoại tình của nam giới đáng được thông cảm. Ngược lại, hành vi ngoại tình của phụ nữ đáng bị lên án vì nó vận hành theo cơ chế tình cảm nên một khi đã xảy ra thì khó nhận được sự tha thứ. Quan niệm phần lớn nam giới ngoại tình để thoả mãn sinh lý mà không có tình cảm gì còn phụ nữ ngoại tình do tình cảm chi phối, sâu nặng hơn vấn đề nhục dục đơn thuần là một quan niệm rất phổ biến trong xã hội. “Cho dù nhu cầu về sinh lý giữa đàn ông và đàn bà có thể bằng nhau nhưng về lý thuyết, đàn ông có thể quan hệ với tất cả đàn bà bất kể họ có cảm tình hay không. Còn phụ nữ thì ngược lại, họ chỉ có thể hưng phấn với người đàn ông mà họ có tình cảm. Điều này dẫn đến là đàn ông có thể quan hệ sinh lý nhưng chưa hẳn là ngoại tình nếu xét ở góc độ ngoại tình nghĩa là "có tình cảm ngoài luồng". Còn phụ nữ, chỉ khi có "tình cảm ngoài luồng" thì họ mới chấp nhận "cho", mới có hứng thú khi quan hệ. Đàn ông có thể chơi qua đường rồi quên ngay sau đó, đặc biệt là khi có hơi men, nhưng đa số đàn bà thì không. Đàn ông có thể "qua đường" rồi mà về nhà vẫn yêu thương vợ con vì với họ, người phụ nữ qua đường kia chẳng có ý nghĩa gì nhiều ngoài tâm lý thích chinh phục, một chút hứng thú nhất thời... Phụ nữ thì không, họ phải tìm thấy “điều gì đó” ở người tình hơn chồng thì mới ngoại tình, vì thế tình cảm với chồng dễ dàng sứt mẻ khi về nhà.”[46] Quan niệm nam giới ngoại tình có thể tha thứ - phụ nữ ngoại tình không thể tha thứ Khi tìm hiểu về khả năng tha thứ cho người bạn đời nếu có hành vi ngoại tình, trưng cầu ý kiến của vnexpress.net cho thấy ở phụ nữ có mức độ vị tha cao hơn. 33.7% phụ nữ sẽ tha thứ cho chồng nếu chồng có hành vi ngoại tình, trong khi chỉ có 30.5% nam giới chấp nhận tha thứ cho vợ. Tỷ lệ không tha thứ cho vợ nếu có hành vi ngoại tình ở nam giới cũng cao hơn với 69.5%, trong khi tỉ lệ này ở phụ nữ là 66.3%. Biểu đồ 6: Mức độ tha thứ cho bạn đời nếu có hành vi ngoại tình Có thể hiểu việc “chấp nhận” hoặc “tha thứ” cho chồng/ vợ ngoại tình là điều không dễ dàng đối với bất cứ người phụ nữ hay nam giới nào. Tuy nhiên, khi rơi vào tình huống ngoại tình thì nam giới được thông cảm nhiều hơn so với phụ nữ. Sự thông cảm lớn hơn này đến từ cả hai giới. Giới nữ tỏ ra thông cảm với nam giới nhiều hơn là thông cảm với người từ chính giới mình. Có thể thấy quan niệm “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng” vẫn còn chi phối và phát huy ảnh hưởng của nó đối với cả phụ nữ và nam giới. Đạo đức, dư luận xã hội và nền văn hoá trọng nam được sử dụng như một công cụ để kìm hãm sự bày tỏ ước muốn tình dục của người phụ nữ ngoài hôn nhân, trong khi đó lại làm ngơ trước việc nam giới có thể tự do lang chạ với những người phụ nữ khác. “Thực ra thì ai cũng có những khoảnh khắc riêng ngoài vợ ngoài chồng, kể cả phụ nữ chứ chẳng riêng gì đàn ông bởi đơn giản là chẳng có ai yêu nhau mãi cả đời. Vậy nên ai cũng cần có những góc riêng. Quan trọng là họ không bỏ gia đình, bỏ vợ con, mang hết tài sản đi cho người khác và nếu họ có che giấu việc ngoại tình không cho gia đình biết thì đó cũng là sự tôn trọng vợ và các con.” (NKL, nữ) Lý do khiến phụ nữ khi ngoại tình ít được tha thứ hơn vì quan niệm phụ nữ là người gìn giữ các giá trị gia đình, cơ chế ngoại tình của phụ nữ thiên về yếu tố tình cảm và một khi phụ nữ đã ngoại tình thì sẽ bỏ bê gia đình, con cái. Lý do khiến nam giới khi ngoại tình được bao dung nhiều hơn vì quan niệm nam giới ngoại tình do bản năng sinh học thôi thúc (mà cái gì đã thuộc về bản năng thì không thể thay đổi). Tuy nam giới ngoại tình nhưng họ vẫn chăm lo đầy đủ cho gia đình, vẫn yêu thương, có trách nhiệm với vợ con nên hành vi ngoại tình của nam giới cũng không có gì là sai trái, có thể chấp nhận được. “Trong đời, tôi ngoại tình không biết bao nhiêu lần nhưng tôi không bao giờ bỏ bê vợ con, gia đình là tất cả, chuyện ngoài đường có thể là vì sinh lý, có thể là ham của lạ, không thể đánh đổi gia đình cho một sự lựa chọn ngớ ngẩn đó được.” [47] Chính vì quan niệm về sự khác biệt trong hành vi ngoại tình của phụ nữ và nam giới như trên nên nhiều nam giới cho rằng sau khi ngoại tình, mình có thể được tha thứ, còn phụ nữ thì không. “Tôi nghĩ đàn ông trăng hoa thì dễ được tha thứ hơn phụ nữ. Tôi không gom tất cả nhưng phần lớn đàn ông có vợ mà lăng nhăng là vì tình dục, nhưng phụ nữ lăng nhăng thì rất khó chấp nhận vì phần lớn họ chỉ làm thế khi họ có tình cảm, mới đầu là sự chia sẽ công việc, cuộc sống, dần dần phụ nữ sẽ cảm thấy hợp gu và mặc nhiên xem đó là chỗ dựa của mình, thì việc tiến tới "yêu nhau đắm đuối" là rất gần. Khi người vợ càng gần gũi thân thiết với bạn trai của mình bao nhiêu thì đồng nghĩa với việc càng xa chồng của họ bấy nhiều. Còn đàn ông thì thậm chí họ quan hệ tình dục với người khác cũng chưa hẳn là họ xa gia đình. Đó hoàn toàn chỉ là cảm giác thèm của lạ mà thôi.” [48] Tóm lại, cách xã hội nhìn nhận tình dục ngoài hôn nhân của phụ nữ và nam giới vẫn theo mô hình cũ: nam giới khó kiểm soát bản năng sinh vật của họ (nên họ ngoại tình nhiều hơn). Đời sống tình dục phong phú, đa dạng là biểu hiện của nam tính mạnh mẽ (đáng tự hào). Nếu cái gọi là bản năng ở đàn ông được khoan dung thì ở phụ nữ nó lại bị kiểm soát và đè nén. Cùng là lý do dẫn đến ngoại tình, nhưng với đàn ông chúng dường như hợp lý và chính đáng hơn. Mặt khác, khi người đàn ông ngoại tình thì dư luận xã hội chê cười người vợ là "không biết giữ chồng", người phụ nữ ngoại tình sẽ được gán cho là "lăng loàn, lẳng lơ, mất nết". Có một thực tế là cùng một sự việc hiện tượng, nếu người phụ nữ làm thì là "vi phạm chuẩn mực đạo đức, nhân cách", còn khi người đàn ông vi phạm thì đó không phải lỗi của anh ta (do bản năng sinh học quy định). Tương tự như vậy, người đàn ông sau khi ly dị vợ có nhiều khả năng tái hôn với người khác. Còn phụ nữ ly dị chồng thì khả năng này ít hơn nhiều lần, ngay cả khi chưa có con. Thiên hạ sẽ xì xào về người phụ nữ đó, rằng “con đó chắc phải thế nào thì chồng mới bỏ”. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Thái độ xã hội đối với trinh tiết của phụ nữ được kiến tạo bởi các yếu tố cũ và mới vừa đan xen nhau, vừa đấu tranh, vừa thoả hiệp lại vừa mâu thuẫn với nhau tạo nên tâm trạng bối rối, phức tạp và đa dạng trong mỗi người. Đối với một số nam giới, họ hoàn toàn không thể chấp nhận việc vợ mình không còn trinh. Một số nam giới vẫn bỏ vợ dù vợ nói rằng bị tai nạn rách mất “cái ấy”. Một số khác “thoáng” hơn thì cho rằng chữ trinh không quan trọng nhưng người vợ mất trinh chắc chắn sẽ nhớ đến mối tình cũ, như vậy dại gì lấy một cô gái không toàn tâm toàn ý với mình. Một số nam giới khác thì cho rằng có thể tha thứ, bỏ qua cho người vợ mất trinh nếu cô ấy có đủ đức hạnh để bù đắp cho cái trinh đã mất. Các cô gái cũng tự cho rằng màng trinh đáng giá ngàn vàng, cần biết chọn người để dâng hiến. Trong rất nhiều trường hợp, phụ nữ giữ trinh tiết do thận trọng, không muốn gặp phiền phức với chồng tương lai hơn là tin tưởng vào giá trị tốt đẹp của việc giữ gìn trinh tiết. Cuộc tranh luận nên hay không nên giữ gìn trinh tiết trước hôn nhân vẫn chưa kết thúc và mỗi một xu hướng đều có những lập luận của mình. Tuy nhiên, ý thức về quyền bình đẳng và ranh giới của những gì chấp nhận được trong tình dục đang dần được mở rộng. Xu hướng mới nổi lên cho rằng hãy để cho những định kiến cổ hủ về trinh tiết phụ nữ trôi đi như một phần tăm tối của lịch sử đang manh nha, hứa hẹn trong tương lai sẽ phát triển mạnh mẽ và thách thức lại giá trị trinh tiết truyền thống. Có rất nhiều phụ nữ, kể cả nam giới đều cho rằng trinh tiết không quan trọng bằng phẩm hạnh của người phụ nữ, và đặc biệt hơn trinh tiết không thể là một yếu tố để đánh giá phẩm hạnh. Tuy nhiên nhìn tổng thể, chữ trinh vẫn bị áp đặt một cách thiếu công bằng. Xã hội chỉ quan tâm tới trinh tiết của phụ nữ mà không quan tâm tới trinh tiết của đàn ông. Nhiều khi người phụ nữ giữ gìn trinh tiết của mình cho một ông chồng mất trinh. Đàn ông cần trinh tiết của phụ nữ để thoả mãn sự ích kỷ và ve vuốt lòng tự tôn của mình trong khi không có chứng cứ nào khẳng định việc “còn trinh” của phụ nữ là một đảm bảo cho đời sống hôn nhân hạnh phúc và tình dục tốt đẹp. Nam giới thừa nhận rằng khi yêu họ vẫn thường đòi hỏi, nhưng đồng ý hay không bao giờ cũng do người phụ nữ. Trên thực tế, nam giới về suy nghĩ thì ủng hộ phụ nữ giữ gìn, nhưng về hành động thì không hề giúp bạn gái của mình làm điều ấy. Quan điểm về bình đẳng giới khuyến khích phụ nữ khẳng định quyền của mình trong mọi lĩnh vực, kể cả tình dục. Quan điểm “công dung ngôn hạnh” lại ca ngợi hình ảnh người phụ nữ hy sinh tất cả vì gia đình. Quan điểm truyền thống nghiêm khắc với tình dục của phụ nữ, cởi mở và bao dung với tình dục của đàn ông. Để giải thích cho sự bất bình đẳng giới trong tình dục, thuyết quyết định luận sinh học đã được khai thác tối đa. Trên các phương tiện truyền thông đầy ắp những lý giải khoan dung về tình dục của nam giới, coi ham muốn tình dục ở nam giới là một bản năng không thể kiềm chế nên phải được tha thứ nếu họ “đòi hỏi” hay ngoại tình. Trong khi hành vi tình dục của phụ nữ bị phán xét một cách khắc nghiệt. Những phụ nữ ngoại tình, những cô gái mất trinh do quan hệ trước hôn nhân, bẩm sinh không có màng trinh thậm chí là nạn nhân bị xâm hại tình dục thì ở các mức độ khác nhau cũng phải hứng chịu những chê trách của xã hội. Tại sao ở một quốc gia có nền văn hóa đề cao tính vị tha, lòng nhân ái lại quá cay nghiệt trong những hoàn cảnh như vậy? Đó chính là do sự quá quan trọng hóa, quá đề cao vấn đề trinh tiết của người phụ nữ. Khuyến nghị Cần từ bỏ việc đánh đồng trinh tiết với nhân cách của phụ nữ. Nhân cách là một khái niệm trừu tượng, trong khi đó trinh tiết (gắn liền với màng trinh) là một khái niệm cụ thể. Nhân cách là một khái niệm rộng, phức tạp, nhiều yếu tố, còn màng trinh là một khái niệm hẹp, không ổn định (bởi vì có nhiều nguyên nhân, động cơ khác nhau khiến người phụ nữ còn hoặc không còn màng trinh). Chính vì sự đánh đồng như vậy nên quan niệm trinh tiết đã đè nặng lên vai người phụ nữ. Để thực sự giải phóng phụ nữ thì chúng ta phải xóa bỏ quan niệm sai lầm này. Ngay cả khi giữ nguyên cách đánh giá về trinh tiết thì cũng cần có sự công bằng. Nếu chúng ta lấy trinh tiết để đánh giá về người phụ nữ thì chúng ta cũng phải lấy một cái gì đó tương ứng để đánh giá về người đàn ông. Tức là, nếu xã hội coi thường những người phụ nữ mất trinh mà chưa lập gia đình thì cũng phải coi thường những người đàn ông chưa có vợ mà đã “từng trải”. Xã hội lên án những phụ nữ có gia đình mà còn ngoại tình thì cũng cần lên án những nam giới trăng hoa, coi ngoại tình là hành vi không có gì sai trái. Do vế sau không xảy ra nên việc chỉ đòi hỏi trinh tiết của phụ nữ mà không đòi hỏi trinh tiết của nam giới là thiếu công bằng. Thái độ công bằng là khi đánh giá nam nữ phải đồng nhất, tức là khi đánh giá một con người thì không nên phân biệt người đó là nam hay nữ mà chỉ nên thương hoặc ghét vì đạo đức, nhân cách, lối sống của từng người. Cuối cùng, để những xu hướng đúng đắn và nhân bản trong quan niệm về tình dục của phụ nữ - nam giới tiếp tục được củng cố và trở thành xu hướng chủ đạo trong xã hội thì không chỉ cần sự nỗ lực của mỗi cá nhân. Các thiết chế xã hội liên quan trực tiếp nhất đến con người như gia đình, nhà trường, chuyên gia y tế và các phương tiện truyền thông cũng phải ý thức được vai trò của mình, có cái nhìn toàn diện về tình dục và thừa nhận quyền tình dục của con người. Trong các thiết chế này thì vai trò của gia đình là quan trọng nhất. Thái độ đúng đắn của cha mẹ là dạy cho con mình biết tự yêu quý bản thân, biết thực hành quan hệ tình dục khi có đủ kiến thức và sự chuẩn bị, biết giữ gìn, bảo vệ cho mình và cho cả bạn mình. Nếu cha mẹ lảng tránh những câu hỏi nhạy cảm của con hoặc đơn thuần chỉ biết cấm đoán hoặc tránh né thì đã đẩy con mình đến bờ vực của sự quan hệ thiếu hiểu biết. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt: Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Unicef, Who - “Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam”, 2003 Lê Bạch Dương, Khuất Thu Hồng - “Tình dục ở Việt Nam - chuyện dễ đùa khó nói”, 2009 Khuất Thu Hồng - “Nghiên cứu về tình dục ở Việt Nam - những điều biết và chưa biết”, 1996. Lê Thi - “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam” – NXB Phụ nữ, 1998 II. Tài liệu Internet: song/2006/09/3B9EE9DC/ h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAO CAO 1.doc
Tài liệu liên quan