Đề tài Nghiên cứu thu nhập và tiêu dùng của dân cư trên địa bàn tỉnh Yên Bái

- Phân tích biến động thu nhập - tiêu dùng theo thời gian, không gian. - Phân tích đo lường sự chênh lệch thu nhập và tiêu dùng, chú trọng các phương pháp dùng đường cong Lorenz, hệ số Gini, hệ số Elteto - Frigyes. - Phân tích cơ cấu nguồn thu nhập và tiêu dùng. - Phân tích cân bằng thu nhập tiêu dùng. 5. Các đề xuất, kiến nghị về hệ thống chỉ tiêu, phương pháp phân tích được lựa chọn đã được vận dụng trong chương III khẳng định tính khả thi của chúng. Từ nghiên cứu ở chương III, có thể rút ra các nhận xét:

doc67 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thu nhập và tiêu dùng của dân cư trên địa bàn tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự biến động của yếu tố liên quan, còn có sự tác động của một vài yếu tố khác đến sự biến động ucả nó (yếu tố liên quan). Để phản ánh mối liên hệ tương quan một cách đúng đắn, phải nghiên cứu hiện tượng trên nhiều đơn vị, tức là phải nghiên cứu hiện tượng số lớn. Phương pháp hồi quy và tương quan là phương pháp được dùng để nghiên cứu mối liên hệ tương quan. Nó cho phép giải quyết hai nhiệm vụ: - Một là: xác định mối liên hệ tương quan bằng phương trình hồi quy, qua việc phân tích đặc điểm và bản chất mối liên hệ để chọn dạng hàm số phù hợp, và căn cứ vào các giá trị lượng biến quan sát được, tính giá trị các phương trình hồi quy, mà thực chất là lượng hóa sự tác động của các yếu tố có liên quan với nhau. - Hai là: đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ, bằng cách thông qua các giá trị lượng biến quan sát được, và các giá trị của tham số phương trình hồi quy, tính các hệ số tương quan (r) hoặc tỷ số tương quan (), thực chất cũng là lượng hóa trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan. Để minh họa, xin nêu trường hợp đơn giản nhất là nghiên cứu sự liên heej tương quan giữa hai tiêu thức: một tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả. Để chọn dụng hàm số phù hợp, người ta dùng đồ thị (trên hệ tọa độ vuông góc). Căn cứ vào các cặp giá trị nguyên nhân và kết quả, xác định các điểm có tọa độ là giá trị tương ứng đã có (trục hoành biểu thị các trị số nguyên nhân, trục tung biểu thị các trị số kết quả). Nối các điểm đã được xác định tọa độ, ta có đường hồi quy thực nghiệm. Căn cứ vào dạng của đường hòi quy thực nghiệm để chọn dạng hàm lý thuyết, phản ánh xu hướng biến động của hiện tượng. Giả thử đường hồi quy lý thuyết là dạng đường thẳng, phương trình hồi quy sẽ chọn là: Trong đó: là trị số tiêu thức kết quả được điều chỉnh. x là trị số tiêu thức nguyên nhân. a và b là các tham số. Các tham số a và b của phươn trình hồi quy được tính bằng phương pháp bình phương bé nhất, tức là: S = Hay thay vào ta có: S = Lấy đạo hàm bậc nhất của biến thiên trên theo a rồi theo b, cho hai đạo hàm này bằng 0 rồi rút gọn lại, ta sẽ được hệ 2 phương trình chuẩn tắc để tính 2 tham số a và b như sau: (15) Trong đó n là số các quan sát. Giải hệ phương trình này có giá trị cụ thể của tham số a và b. Hệ số tương quan (ký hiệu r) đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan tuyến tính công thức tính r như sau: (16) Trong đó và là giá trị trung bình cộng của các giá trị x và y. Hệ số r có giá trị trong khoảng - 1 ≥ r ≥ 1. Khi r càng gần 1 (hoặc - 1) thì liên hệ tương quan càng chặt chẽ. Trong nghiên cứu thu nhập của dân cư, hồi quy và tương quan được vận dụng để nghiên cứu mối liên hệ giữa tiêu thức kết quả là thu nhập của dân cư với sự tác động của một hoặc hai tiêu thức nguyên nhân như lượng vốn đầu tư và quy mô đất đai (trong nông - lâm nghiệp) v.v... Chương 3 Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích thu nhập và tiêu dùng của dân cư tỉnh Yên Bái thời kỳ 1991 - 1996 3.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Yên Bái. Tỉnh Yên Bái thuộc miền phía Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 6.882, dân số đến cuối năm 1996 có trên 70 vạn người, mật độ dân số 102 người/km2. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện thị và 180 đơn vị hành chính cấp xã phường, thị trấn. Dân cư của tỉnh bao gồm trên 20 dân tộc, trong đó các dân tộc ít người chiếm gần 60% dân số của tỉnh. Yên Bái là tỉnh miền núi nghèo, kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp, nhưng ruộng đất canh tác bình quân đầu người ít (930 m2/ người), lương thực tự sản xuất chưa đảm bảo đủ ăn. Toàn tỉnh có 72 xã vùng cao (40% số xã toàn tỉnh) độc canh nương rẫy sản xuất lúa, kỹ thuật sản xuất hết sức thô sơ, thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ. Kết cấu hạ tầng của tỉnh lạc hậu, thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Tỉnh có diện tích gần 700 km2 nhưng chỉ có 497 km đường ô tô (trên 1 km2 diện tích tự nhiên có 72 m đường ô tô), phương tiện vận tải đường bộ cuối năm 1996 cả tỉnh có 390 xe ô tô. Đường thuỷ có 90 km với 230 tàu thuyền gắn máy. Đường sắt qua tỉnh là 88 km. Thông tin liên lạc chưa phát triển, đến cuối năm 1996 thời kỳ phát triển mạnh của viễn thông, tỉnh mới đạt mức 0,54 máy điện thoại/ 100 dân, số này tập trung hầu hết ở thị xã, thị trấn lớn, còn 76% số cơ sở vùng cao chưa có điện thoại. Cơ sở y tế tuy có nhiều cố gắng vượt bậc song cũng mới đạt mức 0,46 bác sĩ và 0,97 giường bệnh trên 1000 người dân vào cuối năm 1996. Trình độ học vấn của dân cư thấp, những năm gần đây giáo dục phát triển mạnh nhưng số học sinh còn ít: cứ 5 người dân có 1 học sinh các cấp, và cứ 80 người dân có 1 học sinh trung học. Điện lưới quốc gia đã đến được các thị xã và một số huyện. Có 40% số hộ được dùng điện lưới, song hầu hết tập trung ở thị xã, thị trấn, ở nông thôn trên 70% số hộ chưa được dùng điện. Hệ thống ngân hàng: tỉnh mới có ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng đầu tư, chưa có ngân hàng công thương. Tình hình lạc hậu, thiếu thốn kết cấu hạ tầng có nhiều ảnh hưởng làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong thời kỳ 1991 - 1996, cùng với cả nước, tỉnh Yên Bái nhờ thực hiện các nghị quyết của Trung ương Đảng về phát triển kinh tế nên kinh tế của tỉnh, đã có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân thời kỳ này là 6,21%/ năm. Sản xuất lương thực tăng bình quân 4,52% một năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tốt: nhóm ngành nông lâm nghiệp giảm dần, nhóm ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ tăng dần. Đời sống dân cư được cải thiện rõ nét: thu nhập và tiêu dùng của các tầng lớp dân cư đều tăng. 3.2. Vật tư một số phương pháp thống kê để phân tích thu nhập và tiêu dùng của dân cư Yên Bái thời kỳ 1991 - 1996. Thời kỳ 1991-1996 là thời kỳ ở Yên Bái cũng như trong cả nước, kinh tế hộ đã được trở thành đơn vị kinh tế tự chủ (sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 6 BCHTW (Khóa VI) năm 1998), có bước phát triển mạnh mẽ, làm tăng thu nhập và tiêu dùng của dân cư. Nhờ có các ưu thế về quản lý lao động, về sở hữu phân phối trong hộ mà ở thời kỳ hợp tác hóa không thể có nên mức thu nhập của các hộ tăng. Do thu nhập tăng nên tiêu dùng của các hộ cũng được nâng lên. Song không phải có kinh tế hộ tự chủ tất cả các hộ đều tăng thu nhập, mà tình hình đó diễn ra không đều, làm cho khoảng cách về thu nhập tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối. 3.2.1. Biến động thu nhập theo thời gian. Từ năm 1989 đến năm 1996 thu nhập của dân cư Yên Bái theo bảng sau đây: Bảng 3: Thu nhập bình quân nhân khẩu tỉnh Yên Bái (giá hiện hành) Đơn vị: ngàn đồng/ ngàn đồng/ tháng Năm 1989 1993 1994 1996 Thu nhập BQ nhân khẩu 18,79 85,07 126,25 175,5 (Nguồn: Điều tra nông thôn 1989 - TCTK - Điều tra giàu nghèo 1993 Điều tra hộ gia đình đa mục tiêu 1994 - 1996 Thu nhập bình quân nhân khẩu các năm trên là thu nhập cuối cùng (thu nhập danh nghĩa) theo giá hiện hành: Thu nhập của dân cư gồm có phần thu bằng hiện vật và bằng tiền (như tiền lương, tiền công, lãi ngân hàng ...) đặc điểm này không cho phép áp dụng giá so sánh (giá cố định) để phân tích biến động thu nhập của dân cư theo thời gian. Vì vậy sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chọn năm đầu của thời kỳ nghiên cứu làm năm gốc để tính thu nhập cuối cùng (thu nhập dánh nghĩa) của các năm về thu nhập thực tế năm gốc theo công thức (1) Thu nhập cuối cùng Thu nhập thực tế = CPI là thích hợp hơn cả. Bảng 4: Chỉ số giá tiêu dùng tỉnh Yên Bái 1990 - 1996. Đơn vị: % Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Chỉ số giá (%) 140,84 210,22 123,47 104,98 113,18 125,68 107,63 (Năm trước = 100% ; nguồn: Niên giám Thống kê Yên Bái các năm 1994 - 1995 - 1996) Đây là các chỉ số liên hoàn nên nếu lấy năm 1989 làm năm gốc (=100%) thì chỉ số giá và thu nhập thực tế các năm sau năm 1989 như trong bảng 5. Bảng 5: Chỉ số giá tiêu dùng và thu nhập thực tế tỉnh Yên Bái các năm 1989 đến 1996, lấy năm 1989 làm gốc. Năm 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Chỉ số giá (%) 100 140,84 241,41 296,08 383,77 434,35 545,89 587,54 Thu nhập thực tế (1000đ) 18,79 22,17 29,06 29,97 Như vậy, tính theo thu nhập thực tế năm gốc, thu nhập thực tế bình quân đầu người của dân cư Yên Bái sau 7 năm bằng 158,96% thu nhập thực tế năm gốc, bình quân thu nhập thực tế mỗi năm tăng 6,84%. Thu nhập thực tế của dân cư Yên Bái tăng phản ánh đúng tình hình của địa phương, là bằng chứng có sức thuyết phục nhất về đường lối đổi mới kinh tế của Đảng. 3.2.2. Phân tích chênh lệch thu nhập trong dân cư. Chênh lệch thu nhập trong dân cư là một thực tế khách quan, có tác động nhiều mặt đến phân hóa giàu nghèo, đều ổn định xã hội, đến việc thúc đẩy tính năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh v.v... Phân tích chênh lệch trong thu nhập của dân cư cần phải đo lường được mức chênh lệch đó, xem xét biến động của nó theo thời gian như thế nào. 3.2.2.1. Để phần tích cụ thể chênh lệch trong thu nhập của dân cư Yên Bái, trước hết cần tính các số đo truyền thống. Tài liệu điều tra năm 1989 và năm 1996 cho ở bảng 4.3. Bảng 6: Bình quân thu nhập đầu người phân theo nhóm thu nhập năm 1989 và năm 1996 tỉnh Yên Bái. Đơn vị tính: người; thu nhập BQ; ngàn đồng/ người/ tháng Năm 1989 Năm 1996 Số nhân khẩu Thu nhập BQ 1 NK Số nhân khẩu Thu nhập BQ 1 NK 1017 7,882 879 92,30 3008 14,319 817 127,40 1241 23,905 752 159,35 454 33,635 655 206,01 331 53,368 607 347,79 Cộng 6051 18,788 3710 175,50 (Nguồn: Điều tra nông thôn - TCKT 1989 và điều tra mục tiêu 1996 - Cục Thống kê Yên Bái) Từ tài liệu điều tra, áp dụng các công thức tính số đo thống kê truyền thống, ta có kết quả như sau: Bảng 7: Các tham số đo độ phân tán của thu nhập của dân cư Yên Bái hai năm 1989 và 1996. Chỉ tiêu R (ngàn đồng) (ngàn đồng) Năm 1989 45,486 8,10 117,23 10,82 43,1 57,6 Năm 1996 255,49 67,15 7223,3 84,98 38,2 48,4 Các số đo thống kê truyền thống tại hai thời kỳ phản ánh mức chênh lệch thu nhập trong dân cư đều khá lớn, đáng chú ý nhất là hệ số biến thiên độ lệch chuẩn gần 50 đến 60%. Tuy nhiên theo cách tính các số đo này, sự chênh lệch thu nhập của dân cư từ năm 1989 đến năm 1996 là giảm dần: hệ số biến thiên độ lệch tuyệt đối trung bình giảm từ 43,1% xuống 38,2%, hệ số biến thiên độ lệch chuẩn giảm: từ 57,6% xuống 48,4%. 3.2.2.2. Dùng hệ số Elteto - Frigyes tính cho hai năm trên: sử dụng số liệu điều tra ở bảng 4.3 tính được: Đơn vị: ngàn đồng/ người/ tháng Năm 1989 Năm 1996 Bình quân thu nhập chung nhân khẩu/tháng 18,788 175,50 Bình quân thu nhập nhóm nghèo 12,69 124,61 Bình quân thu nhập nhóm giàu 30,89 274,20 Kết quả tính cho hai năm như sau: Bảng 8: Hệ số Elteto - Frigyes tính cho 2 năm 1989 và 1996. Đơn vị: lần Năm 1989 Năm 1996 Hệ số đo mức độ chênh lệch giữa bình quân chung với nhóm nghèo u = Hệ số đo mức chênh lệch giữa nhóm giàu so với mức bình quân chung w = Hệ số đo mức chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo: V = Hệ số Elteto - Frigyes tính được cho hai năm 1969 và năm 1996 đều phản ánh mức chênh lệch thu nhập của dân cư đã thu hẹp lại, tuy mức giảm là rất chậm (tốc độ giảm 1,44% một năm). Hệ số Elteto - Frigyes cho nhận định khác, bổ sung cho cách so sánh hai nhóm cao nhất và thấp nhất gấp nhau bao nhiêu lần. Cách so sánh giữa hai nhóm như vậy ở năm 1989 là 6,77 lần và năm 1996 là 3,76 lần. 3.2.2.3. Sử dụng đường cong Lorenz và hệ số Gini: Tuy nhiên như đã phân tích ở chương II, các số đo truyền thống và hệ số Elteto - Frigyes chưa lượng hóa đầy đủ được sự phân bố thu nhập của dân cư. Cho nên cần dùng đường cong Lorenz và hệ số Gini để khảo sát thu nhập của dân cư. Nguồn số liệu ở bảng 4.3 chưa đáp ứng yêu cầu cho việc vẽ đường cong Lorenz và tính hệ số Gini, vì vậy cần được tính thêm chỉ tiêu tỷ trọng thu nhập và tỷ trọng dân cư. Bảng 9: Bảng tính bổ sung số liệu năm 1989. TT dòng Số nhân khẩu (người) Tỷ trọng N. khẩu (%) (pi) Thu nhập BQ 1 nhân khẩu (ngàn đ) Thu nhập của nhóm NK (ngàn đ) Tỷ trọng thu nhập của nhóm (%) (qi) 1 Cộng = 6051 100 18,788 113.689 100 2 1017 16,80 7,882 8.016 7,05 3 3008 49,72 14,319 43.072 37,89 4 1241 20,51 23,905 29.666 26,10 5 454 7,50 33,635 15.270 13,43 6 331 5,47 53,368 17.665 15,53 Bảng 10: Bảng tính bổ sung số liệu năm 1996 TT dòng Số nhân khẩu (người) Tỷ trọng N. khẩu (%) (pi) Thu nhập BQ 1Nkhẩu/tháng (ngàn đồng) Thu nhập của nhóm NK (ngàn đồng) Tỷ trọng thu nhập của nhóm (%)(qi) 1 Cộng = 3710 100 175,50 651.093 100 2 879 23,69 92,30 81.132 12,46 3 817 22,02 127,40 104.086 15,99 4 752 20,27 159,35 119.831 18,40 5 655 17,65 206,01 134.936 20,72 6 607 16,37 347,79 211.108 32,43 Trên cơ sở hai bảng tính bổ sung, lập bảng trình số liệu để tính hệ số Gini và về đường cong Lorenz cho hai năm đã có số liệu. Sau đây là hai bảng tính hệ số Gini. Bảng 11: Bảng tính hệ số Gini năm 1989 (số liệu từ bảng 9). TT dòng Thu nhập BQ 1NK (ngàn đ) Tỷ lệ % N. khẩu (pi) Tỷ lệ % thu nhập (qi) cộng dồn % nhân khẩu Pi cộng dồn % thu nhập Qi Qi + Q i - 1 pi (Qi+Qi-1) 1 7,882 16,80 7,05 16,80 7,05 7,05 118,44 2 14,319 49,72 37,89 66,52 44,94 51,99 2.584,94 3 23,905 20,51 26,10 87,03 71,04 115,98 2.378,75 4 33,635 7,50 13,43 94,53 84,47 155,51 1166,33 5 53,368 5,47 15,53 100,0 100,0 184,47 1009,10 6 Cộng 7257,56 HG (89) = 1 - Bảng 12: Bảng tính hệ số Gini năm 1996 (số liệu từ bảng 10) TT dòng Thu nhập BQ 1NK (ngàn đ/tháng) Tỷ lệ % nhân khẩu (pi) Tỷ lệ % thu nhập (qi) cộng dồn % nhân khẩu Pi cộng dồn % thu nhập Qi Qi+Qi - 1 pi (Q+Q-1) 1 92,30 23,69 12,46 23,69 12,46 12,46 295,17 2 127,40 22,02 15,99 45,71 28,45 40,91 900,83 3 159,35 20,27 18,40 65,98 46,85 75,3 1526,33 4 206,01 17,65 20,72 83,63 67,57 114,42 2019,51 5 347,79 16,37 32,43 100,0 100,0 167,57 2743,12 6 Cộng 7484,96 HG (96) = 1 - % Thu nhập Qi % dân số Pi 1996 1989 Hình 3: Đường cong Lorenz tỉnh yên bái về phân phối thu nhập 2 năm 1989 và 1996 Trên đồ thị đường cong Lorenz của năm 1996 hoàn toàn nằm trong đường cong của năm 1989, phản ánh phân phối thu nhập trong dân cư Yên Bái đến năm 1996, đã giảm bớt sự bất bình đẳng. Điều này cũng phù hợp với hệ số Gini tính cho hai năm tương ứng: HG (89) = 0.2743 > HG (96) = 0,2515 có nghĩa là sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đã thu hẹp lại. Cả ba cách đo lường tính toán (dùng số đo thống kê truyền thống, dùng hệ số Elteto - Frigyes và hệ số Gini) đều đi đến nhận định: sự chênh lệch trong phân phối thu nhập của dân cư Yên Bái từ 1989 - 1996 theo chiều hướng thu nhập đã bình đẳng hơn. Đó cũng chính là mục tiêu phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái đã đề ra. 3.2.2.4. Phân tích thu nhập giữa dân cư thành thị và dân cư nông thôn. Đi sâu phân tích chênh lệch thu nhập giữa hai khu vực thành thị và nông thôn năm 1996, sử dụng tài liệu điều tra sau đây: Bảng 13: Tài liệu điều tra thu nhập của dân cư Yên Bái - 1996. Nhóm Khu vực thành thị Khu vực nông thôn TN Số người điều tra TNBQ 1tháng/người (ngàn đồng Số người điều tra TNBQ 1tháng/người (ngàn đồng Nhóm 1 98 178,57 728 88,84 Nhóm 2 495 217,46 680 119,18 Nhóm 3 112 254,12 678 145,86 Nhóm 4 97 322,80 608 179,99 Nhóm 5 94 517,70 520 289,33 Cộng 496 295,56 3214 156,97 Nguồn: Điều tra đa mục tiêu năm 1996 - Cục Thống kê Quốc gia. Tài liệu điều tra cho thấy thu nhập bình quân nhân khẩu của hai khu vực chênh lệch khá lớn, trong năm 1996 là 1,88 lần (259,56 ngàn đồng: 156,97 ngàn đồng = 1,88 lần). So với mức chênh lệch thu nhập thành thị - nông thôn trong cả nước năm 1996 là 2,7 lần [1,8] thì độ chênh lệch thu nhập bình quân thành thị - nông thôn thấp hơn, do đô thị ở Yên Bái là miền núi nên thu nhập thấp hơn đô thị các vùng khác. So sánh bình quân thu nhập giữa nhóm cao nhất ở thành thị 517,7 ngàn đồng/ người/ tháng với nhóm thấp nhất ở nông thôn 88,84 đồng/ người/ tháng, biên độ chênh lệch là 5,8 lần. Thu nhập của dân cư nông thôn còn ở mức thấp, thu nhập của nhóm nghèo khổ nhất ở thành thị tương đương mức thu nhập của nhóm khá giả (nhóm 4) ỏ nông thôn, tức là người nghèo ở thành thị với mức thu nhập như vậy là người giàu có ở nông thôn. Thực tế này càng làm sáng tỏ khái niệm giàu nghèo là mang tính tương đối, gắn với thời gian và không gian (vùng) cụ thể. Sau khi tính bổ sung chỉ tiêu tỷ trọng nhân khẩu và tỷ trọng thu nhập cho hai khu vực, ta có bảng sau đây: Bảng 14: Tỷ trọng dân số và tỷ trọng thu nhập năm 1996 tỉnh Yên Bái Đơn vị: % Nhóm Khu vực thành thị Khu vực nông thôn Tỷ trọng NK Tỷ trọng TN Tỷ trọng NK Tỷ trọng TN 1 19,76 11,94 22,65 12,81 2 19,15 14,09 21,15 16,06 3 22,58 19,41 21,10 19,60 4 19,56 21,36 18,92 21,70 5 18,95 33,20 16,18 29,83 Căn cứ vào số liệu ở bảng 14, lập bảng tính hệ số Gini cho hai vùng năm 1996 và được giá trị cụ thể sau: - HG (TT) = 0,2067 - HG (NT) = 0,2199 Hệ số Gini vùng nông thôn cao hơn thành thị phản ánh thực tế là thu nhập của dân cư nông thôn tuy thấp nhưng phân hóa giàu nghèo cao hơn thành thị chút ít. 3.2.3. Phân tích cơ cấu nguồn thu nhập. 3.2.3.1. Cơ cấu thu nhập mà dân cư năm 1996 ở bảng sau đây: Bảng 15: Cơ cấu thu nhập của dân cư Yên Bái năm 1996. Đơn vị: % Tổng số Từ tiền công tiền lương Từ nông lâm nghiệp Từ công nghiệp xây dựng Từ dịch vụ Thu nhập khác Chung toàn cảnh 100 15,14 58,0 4,41 8,87 13,58 Thành thị 100 37,37 11,02 5,94 18,22 27,45 Nông thôn 100 8,68 71,63 3,98 6,16 9,55 (Nguồn: Cục Thống kê Yên Bái - Điều tra đa mục tiêu 1996) Thu nhập chủ yếu của dân cư thành thị là từ tiền công, tiền lương (37,37%), từ thu nhập khác (27,45%) và từ dịch vụ (18,22%). Cơ cấu nguồn thu của dân cư thành thị như trên đây một phần nào đã cho thấy sự đồng đều trong thu nhập của dân cư do thu từ tiền công tiền lương khá cao. Thu nhập từ công nghiệp xây dựng 5,94% chứng tỏ rằng ngành công nghiệp xây dựng của Yên Bái còn nhỏ bé, phù hợp cơ cấu của ngành công nghiệp là 15,97% (cùng năm 1996) trong cơ cấu kinh tế. Nguồn thu của dân cư nông thôn chủ yếu nhất là nông nghiệp 71,63%, các nguồn thu khác không đáng kể so với nông nghiệp Cơ cấu thu nhập đó phản ánh cơ cấu kinh tế ở nông thôn còn đơn điệu, là yếu tố làm chậm sự tăng trưởng thu nhập của nhân dân. 3.2.3.2. Phân tích thu nhập theo ngành nghề của chủ hộ. Ngành nghề có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ, do đó ảnh hưởng đến thu nhập bình quân lao động và nhân khẩu. Ngành nghề đòi hỏi lao động có kỹ thuật sẽ có thu nhập cao hơn ngành nghề lao động giản đơn. Bảng 16: Thu nhập bình quân hộ, lao động, nhân khẩu (1 tháng) năm 1996 phân theo ngành nghề của chủ hộ. Đơn vị: ngàn đồng/ người/ tháng Ngành Thu nhập bình quân 1 lao động Thu nhập bình quân 1 hộ Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1. Nông nghiệp 314,54 835,10 155,16 2. Công nghiệp, TCN 591,50 1281,59 305,14 3. Xây dựng 323,59 862,92 161,80 4. Vận tải 535,68 1249,92 277,76 5. Thương nghiệp 368,59 1029,52 226,18 6. Dịch vụ 269,06 1076,25 269,06 7. Ngành nghề khác 439,59 1175,77 280,42 (Nguồn: Cục Thống kê Yên Bái - Điều tra đa mục tiêu - 1996) Trong các ngành nghề được điều tra (trừ ngành dịch vụ vì có một hộ nên không đại diện) có 6 ngành thì ngành nông nghiệp là ngành có thu nhập bình quân hộ, lao động và nhân khẩu là thấp nhất. Ngành nông nghiệp có thu nhập thấp nhất nhưng lại có tỷ lệ cao nhất về cả ba mặt hộ nhân khẩu và lao động: ngành nông nghiệp chiếm 78,9% số hộ, 79,2% số lao động và 82% số nhân khảu. Các ngành có thu nhập cao như công nghiệp, vận tải có số thu nhập cao nhưng số lượng lao động rất ít (cả 2 ngành chiếm 3,8% lao động). Vì vậy thu nhập của dân cư Yên Bái là rất thấp. Rõ ràng muốn tăng thu nhập phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. 3.2.4. Phân tích tiêu dùng. 3.2.4.1. Biến động quy mô tiêu dùng: Trong thời kỳ từ 1989 đến 1996 bình quân tiêu dùng cho đời sống của dân cư Yên Bái tăng theo mức tăng trưởng kinh tế và mức thu nhập bình quân đầu người. Kết quả các cuộc điều tra ở địa phương về tiêu dùng và sau khi tính đổi về giá nưm 1989 (dùng số liệu ở bảng 3.8) cho ở bảng 15.3 sau đây: Bảng 17: Tiêu dùng bình quân đầu người một tháng tỉnh Yên Bái. Năm 1989 1994 1996 Mức chỉ tiêu dùng BQ tháng (ngìn đ) 19,201 114,17 148,897 Chỉ số giá tiêu dùng (%) 100 434,35 587,54 Mức tiêu dùng BQ tính về giá năm 1989 (ngàn đồng) 19,201 26,285 25,342 (Nguồn: Điều tra nông thôn 1989 - TCTK. Điều tra hộ gia đình đa mục tiêu 1994 và 1996 Cục Thống kê Yên Bái Sau khi quy đổi về giá năm 1989 làm gốc so sánh, năm 1996 tiêu dùng bình quân đầu người một tháng tăng 31,98%, trong 7 năm mỗi năm bình quân tiêu dùng tăng 4,04%. Mức tăng tiêu dùng như trên là phù hợp, thấp hơn mức tăng thu nhập (6,84%). 3.2.4.2. Cư cấu tiêu dùng: Mức tăng thu nhập không những tác động làm tăng mức tiêu dùng mà còn làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng. Khi thu nhập có ít, người ta lựa chọn tiêu dùng để đảm bảo được nhu cầu ăn là nhu cầu thiết yếu nhất. Khi thu nhập tăng lên được một phần nào đó, thì ngoài nhu cầu về ăn, nhu cầu được ưu tiên tiếp theo là mặc. Thực tế thu nhập và tiêu dùng ở Yên Bái thời kỳ qua đã phản ánh đúng với điều đó. Bảng 18: Cơ cấu tiêu dùng (cho đời sống) tỉnh Yên Bái 1989 - 1994 Đơn vị: % 1989 1994 Tổng chi 100 100 1. Chi ăn uống 75,96 72,08 Trong đó: + Lương thực 38,20 32,31 + Thực phẩm 31,76 30,19 2. Chi văn hóa, y tế, giáo dục 4,88 7,80 3. Chi may mặc 5,75 5,89 4. Chi đồ dùng gia đình 1,77 4,58 5. Chi phương tiện đi lại, bưu điện 1,94 5,36 6. Chi nhà ở 6,18 2,05 7. Dịch vụ khác 3,52 2,24 (Nguồn: Điều tra nông thôn 1989 và điều tra mục tiêu 1994 Cục Thống kê Yên Bái) Cơ cấu tiêu dùng trên đây phản ảnh tuy còn nghèo do thu nhập tăng chậm, đời sống của dân cư Yên Bái đã phần nào được cải thiện. Tỷ trọng chi cho ăn uống đã giảm một phần nhỏ, điều đó nói lên rằng nhu cầu ưu tiên dố một là ăn uống đã được thỏa mãn ở mức ăn no, ngoài nhu cầu ưu tiên số một đó phần dành cho chi tiêu các nhu cầu khác có tăng lên chút ít, biến động theo chiều hướng đời sống đang được cải thiện từng bước. Phân tích lượng tiêu dùng cho ăn uống hàng ngày, số lượng lương thực thực phẩm chi dùng cho phép ta thấy cơ cấu bữa ăn của nhân dân cũng từng bước được cải thiện: lương thực chi dùng giảm dần, thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng chi dùng tăng thêm. Bảng 19: Tiêu dùng lương thực thực phẩm chủ yếu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng ĐVT 1989 1994 1. Gạo Kg 15,12 13,84 2. Thịt các loại Kg 0,5 0,93 3. Trứng các loại Kg 0,5 0,93 3. Trứng các loại Quả 0,63 2,05 4. Tôm cá thuỷ sản Kg 0,23 0,33 5. Đường mật Kg 0,05 0,13 Đời sống hàng ngày của nhân dân đã được chú ý đầy đủ hơn, chi tiêu dịp lễ tết tỷ trọng giảm được phần nào, từ 6,05% năm 1994 giảm xuống 5,02% năm 1996, tương ứng chi thường xuyên tăng từ 93,95% lên 94,98%. Do thu nhập còn thấp nên chi dùng cho các nhu cầu (ngoài việc chi cho ăn uống) tăng chậm, nhu cầu đời sống của dân cư trong các lĩnh vực này còn rất lớn nhưng dân cư không đủ tiền để chi, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, y tế. Năm 1994, tỷ lệ người chưa biết chữ ở nông thôn là 18% nhưng chi cho giáo dục chỉ có 1,5%, tính ra tiền là 1.710 đ/ tháng cho một người. Sức khoẻ chưa được bản thân người dân chăm sóc chu đáo. Tỷ lệ người ốm đau trong năm là 9,12%, riêng trẻ em mắc bệnh cấp tính là 7,6%. Trong số người mắc bệnh có 33% mắc bệnh mãn tính, và 67% mắc bệnh cấp tính. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ là rất lớn, song người dân chỉ chi cho y tế 1 người một tháng bình quân là 2.480đ, chiếm 2,17% tổng tiêu dùng. Nghiên cứu về tỷ trọng tiêu dùng (cơ cấu tiêu dùng) của nhân dân Yên Bái trong những năm gần đây, trên cơ sở tài liệu điều tra, thì trật tự ưu tiên cho các nhu cầu sau nhu cầu ăn có thứ tự như sau: 1. Chi cho may mặc. 2. Chi cho phương tiện đi lại, bưu điện. 3. Chi cho giải trí, văn hóa thể thao. 4. Chi cho giải trí, văn hóa thể thao. 5. Chi cho y tế chăm sóc sức khoẻ. 6. Chi cho nhà ở. 7. Chi cho dịch vụ khác. 8. Chi cho giáo dục đào tạo. Trật tự ưu tiên này phản ánh đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, và một phần nào cũng phản ánh việc dân cư chờ đợi sự trợ giúp của Nhà nước (như y tế, giáo dục). Một thực tế trong nghiên cứu tiêu dùng của nhân dân Yên Bái là chi dùng có phần chưa hợp lý. Trong khả năng thu nhập của dân cư, việc mua sắm tài sản lâu bền có tốc độ tăng khá cao so với tốc độ tăng của thu nhập. Trong khi nhân dân đang rất cần vốn cho sản xuất, chi dùng như vậy có thể chưa hợp lý. Điển hình là việc mua sắm xe gắn máy: trong vòng 7 năm số xe gắn máy bình quân trên 100 hộ từ 2 chiếc tăng lên 8,19 chiếc, tốc độ tăng hàng năm bình quân là 22,3%. Như vậy, số tiền nhân dân toàn tỉnh mua sắm xe gắn máy ước tính là 152 tỷ đồng, hơn gấp đôi doanh số cho vay của ngân hàng cùng năm cho sản xuất nông nghiệp (doanh số cho vay nông nghiệp cùng năm là 65,5 tỷ đồng). 3.2.5. Phân tích cân bằng thu nhập - tiêu dùng. Với khái niệm thu nhập và tiêu dùng như đã nghiên cứu ở chương I, nghiên cứu cân bằng thu nhập tiêu dùng cơ ý nghĩa quan trọng. Nếu thu nhập lớn hơn tiêu dùng, dân cư có tích luỹ, nếu thu nhập cân bằng tiêu dùng dân cư không tó tích luỹ và nếu thu nhập ít hơn tiêu dùng, thì dân cư phải vay mượn, bán tài sản để bù đắp. 3.2.5.1. Tình hình chung về cân bằng thu nhập - tiêu dùng qua các năm như sau: Bảng 20: Bình quân thu nhập và tiêu dùng một người một tháng tỉnh Yên Bái các năm 1989, 1994, 1996. Năm Thu nhập (1000đ) Tiêu dùng (1000đ) 1989 18,789 19,201 1994 126,25 114,17 1996 175,50 148,90 (Nguồn: Điều tra nông thôn 1989 và điều tra mục tiêu 1994 Cục Thống kê Yên Bái) Trong thời kỳ 1989 bắt đầu bước vào kinh tế hộ tự chủ, tiêu dùng cao hơn thu nhập 2,2%. Các thời kỳ tiếp theo thu nhập bắt đầu vượt tiêu dùng, thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước: năm 1994 thu nhập vượt tiêu dùng 10,5%, năm 1996 thu nhập vượt tiêu dùng 17,8%. 3.2.5.2. Cân bằng thu nhập - tiêu dùng theo nhóm thu nhập và theo vùng thành thị - nông thôn. Trên tổng thể chung, trong hai thời kỳ 1994 và 1996 thu nhập vượt mức tiêu dùng, nhưng tình hình cân bằng thu nhập tiêu dùng trong 5 nhóm thu nhập đã diễn ra không đồng đều. Bảng 21: Thu nhập và tiêu dùng bình quân đầu người 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập (chung toàn tỉnh). Nhóm Năm 1994 tiêu dùng/ thu nhập Năm 1996 tiêu dùng/ thu nhập thu nhập Thu nhập (1000đ) Tiêu dùng (1000đ) Thu nhập T.dùng (%) Thu nhập (1000đ) Tiêu dùng (1000đ) Thu nhập T.dùng (%) 1 63,05 75,63 119,95 92,30 89,48 96,94 2 85,66 88,56 103,38 127,40 111,44 87,47 3 106,75 98,08 91,87 159,35 139,73 87,68 4 140,22 125,77 89,69 206,01 168,04 81,56 5 268,66 203,93 75,90 347,79 276,05 79,37 (Nguồn: Điều tra nông thôn 1989 và điều tra mục tiêu 1994 Cục Thống kê Yên Bái) Năm 1994 hai nhóm có thu nhập thấp (nhóm 1, nhóm 2) không cân đối được thu nhập, nhóm thấp nhất về thu nhập (nhóm 1) thâm hụt 16,64% số thu, nhóm 2 thâm hụt 3,28% số thu, từ nhóm 3 đến nhóm 5 tích luỹ tăng dần từ 8,28% số thu, từ nhóm 3 đến nhóm 5 tích luỹ tăng dần từ 8,83% đến 31,74%. Năm 1996 tất cả 5 nhóm thu nhập đề có tích luỹ, mức độ tích luỹ của các nhóm đồng đều hơn, phù hợp với nhận định về sự thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong thu nhập. Trên diện bình quân đầu người năm 1996 tất cả các nhóm đều có tích luỹ, nhưng phân tích số lượng hộ đảm bảo mức thu vượt tiêu dùng, hộ cân bằng thu nhập tiêu dùng và hộ thu nhập không đủ tiêu dùng, thì cả 5 nhóm đều có các hộ thu nhập không bù đắp được tiêu dùng. Số liệu điều tra được tổng hợp lại theo bảng 22 dưới đây. Bảng 22: Phân bổ tổ các hộ theo nhóm thu nhập và cân bằng thu nhập tiêu dùng năm 1996. Đơn vị: số hộ = hộ ; tỷ trọng = % Nhóm Chung T. nhập > T. dùng T. nhập = T. dùng T. nhập < T.dùng NN Số hộ T.trọng Số hộ T.trọng Số hộ T.trọng Số hộ T.trọng Cộng 720 100 78 54,16 13 9,03 53 36,81 2 144 100 116 80,55 7 4,86 21 14,59 3 144 100 115 79,86 6 4,17 23 15,97 4 144 100 121 84,03 10 6,94 13 9,03 5 144 100 117 81,25 7 4,86 20 13,89 (Nguồn: Tài liệu tham khảo số 2) Theo bảng 22 cả 5 nhóm hộ có chung 18,06% số hộ tiêu dùng vượt mức thu nhập, song lý do rất khác nhau. ở nhóm 1 và nhóm 2 là nhóm hộ nghèo thu nhập thấp nên số hộ chi dùng vượt thu nhập là nhiều nhâts. Đây chính là đối tượng cần được trợ giúp trong xóa đói giảm nghèo. Còn ở các nhóm thu nhập cao hơn sự thiếu hụt thu nhập có hai lý do chính là: tiêu dùng phô trương hình thức, lãng phí và mua sắm tài sản sinh hoạt vượt quá khả năng thu nhập. Phân tổ theo hai khu vực thành thị và nông thôn, tình hình cân bằng thu nhập - tiêu dùng giữa hai khu vực như sau: năm 1996 khu vực nông thôn có mức bình quân thu nhập đầu người thấp hơn thành thị, chỉ bằng 53% mức thu nhập bình quân đầu người của thành thị, nhưng lại có tỷ lệ tích luỹ cao hơn thành thị: tỷ lệ tích luỹ của nông thôn là 15,62% thu nhập tỷ lệ tích luỹ của thành thị là 13,54% thu nhập . Bảng 23: Thu nhập và tiêu dùng bình quân đầu người 1 tháng chia theo nhóm thu nhập và phân theo khu vực thành thị và nông thôn năm 1996 Nhóm Khu vực thành thị T. dùng/ T. nhập Khu vực nông thôn T. dùng/ T. nhập thu nhập Thu nhập (1000đ) Tiêu dùng (1000đ) TN/ TD (%) Thu nhập (1000đ) Tiêu dùng (1000đ) TN/ TD (%) Chung 295,56 255,53 86,45 156,97 132,44 84,37 1 178,57 151,63 91,57 88,84 87,86 98,90 2 217,46 199,13 91,57 119,18 106,03 89,90 3 217,46 213,73 84,10 145,86 125,10 85,77 4 322,80 289,40 89,65 179,99 151,02 83,90 5 517,70 435,72 84,16 289,33 217,23 75,08 (Nguồn: Tài liệu tham khảo 2) Khi phân tổ theo nhóm thu nhập, ta càng thấy rõ nét mức độ đồng đều trong thu nhập và tiêu dùng ở thành thị, thể hiện ở tỷ lệ tích luỹ không chênh lệch lớn giữa các nhóm, từ nhóm nghèo nhất đến nhóm giàu nhất. Trong khu vực nông thôn, tình hình phân hóa giàu nghèo là khá mạnh, nhóm nghèo khổ nhất chỉ tạm đủ chi dùng, trong khi nhóm giàu có nhất có tỷ lệ tích luỹ tới 25% thu nhập. . Do đó nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo phải đặt trọng điểm ở khu vực nông thôn. Tiếp tục phân tổ theo hai khu vực thành thị và nông thôn theo số hộ có thu nhập vượt tiêu dùng, số hộ cân bằng thu nhập - tiêu dùng và số hộ có thu nhập không đủ chi dùng, làm rõ hơn tình hình bị số bình quân thu nhập làm san bằng đi, cũng thống nhất nhận xét là đời sống của nhân dân ở nông thôn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ số hộ không cân đối thu nhập tiêu dùng cao hơn thành thị (tỷ lệ tương ứng nông thôn là 18,83%, thành thị là 14,71%), nhất là trong nhóm hộ nghèo khổ ở nông thôn, có đến 40% số hộ trong nhóm, (tính trên tổng số hộ của 5 nhóm là 8% số hộ) không tự cân đối được thu nhập tiêu dùng. Bảng 24: Phân bổ các hộ theo nhóm thu nhập và cân bằng thu nhập tiêu dùng khu vực thành thị năm 1996 Đơn vị: hộ ; tỷ trọng %. Nhóm Chung T. nhập > T. dùng T. nhập = T. dùng T. nhập < T.dùng TN Số hộ T.trọng Số hộ T.trọng Số hộ T.trọng Số hộ T.trọng Chung 120 100 96 80,0 7 5,83 17 14,17 1 24 100 19 79,17 2 8,33 3 12,50 2 24 100 18 75,0 2 8,33 4 16,67 3 24 100 21 87,5 0 0 3 12,50 4 24 100 19 79,17 2 8,33 3 12,50 5 24 100 19 79,17 1 4,17 4 16,66 Bảng 25: Phân bổ các hộ theo nhóm thu nhập và cân bằng thu nhập - tiêu dùng khu vực nông thôn năm 1996 Đơn vị: hộ ; tỷ trọng %. Nhóm Chung T. nhập > T. dùng T. nhập = T. dùng T. nhập < T.dùng TN Số hộ T.trọng Số hộ T.trọng Số hộ T.trọng Số hộ T.trọng Chung 600 100 451 75,17 36 6,00 113 18,83 1 120 100 62 51,67 10 8,33 48 40,0 2 120 100 91 75,83 8 6,67 21 17,50 3 120 100 103 85,83 1 0,83 16 13,34 4 120 100 96 80 10 8,33 14 11,67 5 120 100 99 82,50 7 5,83 14 11,67 3.3. Những đề xuất và kiến nghị để nâng cao mức sống dân cư. 3.3.1. Đánh giá chung về mức sống của dân cư Yên Bái thời kỳ 1991 - 1996: Trong thời kỳ 1991 - 1996 kết quả đổi mới kinh tế theo cá Nghị quyết của Đảng đã tạo điều kiện quan trọng để kinh tế của Yên Baí có tốc độ phát triển khá, bình quân trên 6% một năm. Điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế đã là nhân tố hàng đầu để thu nhập của nhân dân tăng bình quân 6,84% và tiêu dùng tăng bình quân 4,04% một năm. Đời sống của nhân dân đã từng bước được cải thiện, những nhu cầu thiết yếu nhất như ăn, mặc, nhà ở được đáp ứng cơ bản. Các nhu cầu khác như văn hóa, giáo dục, y tế trước đây đa số nhân dân Yên Bái chưa thể tự lo được cho mình thì nay đã được nhân dân tự trang trải một phần, tuy còn rất khiêm tốn. Thành quả tốt đẹp đó là tiền đề quan trọng để nhân dân tiếp tục ổn định nâng cao đời sống trong các thời kỳ tiếp theo. Do xuất phát từ điều kiện nông nghiệp miền núi lạc hậu, nên tuy những thành tựu về kinh tế có tốc độ phát triển khá nhưng số tăng tuyệt đối còn thấp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở nông thôn. Do đặc điểm của tỉnh miền núi, đất đai trong nông nghiệp có thể khai thác còn có tiềm năng lớn nên số hộ có kinh nghiệm làm ăn, có trình độ thâm canh giỏi, biết tính toán đã vươn lên khá nhanh về kinh tế. Do vậy, tốc độ phân hóa giàu nghèo ở nông thôn có tăng lên. Đời sống của nhân dân tuy có được cải thiện nhưng còn ở mức thấp so với các tỉnh lân cận và so vơí toàn quốc. Người dân còn phải tập trung trên 70% số chi tiêu cho ăn uống, số chi dùng cho chăm sóc sức khoẻ, cho giáo dục ... là rất eo hẹp. ở nông thôn số hộ không tự cân đối được thu nhập tiêu dùng còn tới 8%, số hộ này khó có thể tự vươn lên nếu không có sự hỗ trợ tích cực của cộng dodòng; số hộ có mức thu nhập dưới mức trung bình là trên 40% (nghèo khổ tương đối). Thực tế đời sống của nhân dân trong tỉnh đã có nhiều cải thiện nhưng so với trung bình toàn quốc và so với nhu cầu của nhân dân còn thấp. 3.3.2. Những đề xuất và kiến nghị và các giải pháp nâng cao mức sống dân cư (thu nhập - tiêu dùng). Nâng cao mức sống dân cư, mà cụ thể là tăng thu nhập của dân cư là nhiệm vụ quan trọng. Tại Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ nhất, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu phát biểu: "Tăng thu nhập của người nông dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế, xã hội trong mọi tình huống" [13 ; 5]. Nói tăng thu nhập của nhân dân, chính là tăng thu nhapạ bình quân trên đầu người. Xuất phát từ lý luận về thu nhập được tạo ra từ sản xuất kinh doanh và từ phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập và tình hình thực tế ở Yên Bái trong các năm 1991 - 1996, từ quan điểm của Đảng "Việc xây dựng nông thôn mới chủ yếu phải dựa vào sức dân, nhưng nhất thiết không thể thiếu được vai trò to lớn của Nhà nước trong việc đầu tư và thông qua các chủ trương, chính sách và có thể" [13 ; 5]. Để góp phần làm tăng thu nhập bình quân đầu người của tỉnh, xin đề xuất các kiến nghị sau đây. Để tăng thu nhập bình quân đầu người, trong thực tế, phải tiến hành song song hai mặt: làm chậm lại việc gia tăng dân số và tăng nhanh tổng thu nhập, ổn định giá cả và các khoản đóng góp với hệ thống tài chính để thu nhập cuối cùng, thu nhập thực tế tăng lên thực sự. 3.3.2.1. Làm chậm lại nhịp điệu gia tăng dân số: Nhịp điệu gia tăng dân số có ảnh hưởng lớn đến thu nhập bình quân đầu người. Theo quy luật, dân só liên tục tăng trưởng, vì vậy chỉ có thể đề cập đến vấn đề làm chậm lại, làm giảm tốc độ gia tăng dân số. Tốc độ gia tăng dân số phụ thuộc vào 4 yếu tố: sinh, chết, chuyển đi, chuyển đến, trong 4 yếu tố này mức sinh là yếu tố có tính quyết định nhất ở Yên Bái. Vì vậy nói làm chậm lại nhịp điệu gia tăng dân số thì chủ yếu là làm giảm tỷ lệ sinh. Mức sinh và tỷ lệ tăng tự nhiên dân số Yên Bái từ năm 1990 đến 1996 như sau: Bảng 26: Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tăng tự nhiên tỉnh Yên Bái từ năm 1990 đến năm 1996. Đơn vị tính: % (phần ngàn) Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Tỷ lệ sinh 23,20 35,10 33,09 32,50 32,74 31,70 30,83 Tổng tự nhiên 23,20 27,00 26,63 26,10 26,00 25,15 24,43 Trong 7 năm, bình quân tỷ lệ sinh là 3,347%, và tỷ lệ tăng tự nhieen là 2,55%, một tỷ lệ tăng dân số khá cao, cao hơn hẳn tỷ lệ tăng dân số toàn quốc. Đây là một nguyên nhân làm cho thu nhập bình quân đầu người của Yên Bái tăng chậm. Đảng bộ tỉnh có Nghị quyết giảm tỷ lệ tăng tự nhiên dân số xuống mức 2% là hoàn toàn phù hợp để tăng tốc độ phát triển kinh tế. Đây là cuộc vận động cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng cao, 3.3.2.2. Nhóm giải pháp về sản xuất kinh doanh: Nguồn gốc thu nhập của dân cư ở Yên Bái chủ yếu là từ kết quả của sản xuất kinh doanh. Vì vậy để tăng thu nhập của dân cư, giải pháp chính phải là thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhóm giải pháp này gồm có: - Về vốn cho sản xuất: vốn cho sản xuất kinh doanh đang là một vấn đề cấp bách. Nguồn vốn cho vay chủ yéu là từ ngân hàng nông nghiệp, năm 1996 hàng cho vay 42.633 lượt hộ với số tiền là 80.273 triệu đồng, số hộ được vay vốn chiếm 38,5% số hộ toàn tỉnh, bình quân mỗi hộ được vay là 1,88 triệu đồng. So với nhu cầu vốn cho sản xuất, số tiền vay trên chỉ đáp ứng được 30-35% nhu cầu của hộ được vay. Các nguồn vốn cho vay của ngân sách rất nhỏ bé. Giải pháp về vốn ngoài phần cho vay của ngân hàng cần phải huy động tốt nguồn vốn trong dân bằng các quỹ tín dụng nhân dân, vận động nhân tiết kiệm tiêu dùng, và tiêu dùng hợp với khả năng thu nhập, ưu tiên vốn cho sản xuất, kinh doanh. Về ngân hàng, mạnh dạn cho vay tín chấp theo đúng Luật Ngân hàng để đáp ứng vốn cho sản xuất, kinh doanh. - Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật: là tỉnh miền núi nên kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật thiếu thốn, lạc hậu. Giao thông vận tải là vấn đề hết sức cấp bách, nhất là đường ô tô đến các vùng nguyên liệu chè, hoa quả, vùng quê, vùng cây đặc sản của tỉnh. Hệ thống truyền tải điện năng cho sản xuất (sơ chế chè, quả tươi, chế biến lâm sản ...) cũng là việc rât cần thiết. Nhiều vùng chưa khai thác được tiềm năng kinh tế do thiếu đường giao thông và chưa có điện. Để xây dựng đường giao thông và đường tải điện, cần xây dựng các trung tâm cụm xã, huy động vốn lao động trong nhân dân 20%, Nhà nước đầu tư 80% để từng bước xây dựng đường ô tô và hệ thống tải điện. Xây dựng đường giao thông và tải điện cũng đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. - Đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thuỷ lợi: là tỉnh nông nghiệp miền núi nên việc xây dựng, cải tạo hệ thống thuỷ lợi cấp nước cho sản xuất là cần được ưu tiên. Tuy nhiên việc làm thuỷ lợi và giao thông, cấp điện đòi hỏi khối lượng vốn rất lớn nên cần có giải pháp trợ giúp của Trung ương. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: để tăng thu nhập cho nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là hướng đi quan trọng. Hiện nay, cơ cấu ngành kinh tế nông lâm nghiệp còn trên 55%, các tiềm năng có thể khai thác như dịch vụ du lịch, sản xuất tiểu thủ công nghiệp mang đặc trưng văn hóa dân tộc, sơ chế nông sản v.v... cần được mở mang tạo việc làm cho dân cư. - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông - lâm nghiệp: phá thế độc canh cây lương thực, chủ yếu là lúc ruộng và nương rẫy, từng bước phát triển cây công nghiệp trên cơ sở có sẵn là cây chè (hiện có trên 7000 ha, sản lượng 21.000 tấn/năm), trồng mới và phát triển cây cà phê, mở rộng diện tích trồng cây ăn quả. Phát triển nông nghiệp đa dạng, kết hợp chăn nuôi đại gia xúc tạo thêm khối lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho nhân dân. - Tiêu thụ sản phẩm: tiêu thụ sản phẩm, nhất là những đặc sản là điều kiện hàng đầu để sản xuất thông suốt và phát triển. Các ngành chăn nuôi, trồng cây ăn quả, trồng quế ... rất cần tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Giải pháp này ở ngoài tầm tay của các hộ gia đình, vì vậy được cơ quan Nhà nước giúp nhân dân về tiêu thụ sản phẩm. Việc bảo hiểm sản xuất cần được thành lập và phát triển mạnh để tránh rủi ro trong sản xuất. - Nâng cao trình độ công nghệ cho sản xuất: là giải pháp cơ bản để phát triển sản xuất. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp thuỷ sản: thông qua cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư của Nhà nước, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong các lĩnh vực khác cần chú trọng các trường lớp đào tạo nghề nghiệp của các thành phần kinh tế. Quỹ tạo việc làm cần có trợ giúp thích hợp cho các trường đào tạo này để giúp cơ sở đào tạo nghề, đào tạo lại nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. - Tổ chức sản xuất: hình thức phát triển kinh tế nông nghiệp có hiệu quả hiện nay là hợp tác xã dịch vụ và trang trại nông hộ. Các trang trại của tỉnh (trên 9500 trang trại) cần có chính sách cụ thể của Nhà nước để giúp chúng phát triển, như thời hạn quyền sử dụng đất, vay vốn, giúp kỹ thuật, tiêu thj sản phẩm, thuê mướn lao động, chính sách hạn điền v.v... Các trang trại này đã góp phần giải quyết sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp có hiệu quả tốt. 3.3.2.3. Nhóm giải pháp về xã hội: - Để cải thiện mức sống của nhân dân, đi đôi với phát triển sản xuất, phải tích cực giải quyết nạn thất nghiệp, thiếu việc làm, tạo thêm việc làm cho nhân dân, nhất là cho thanh niên. Tỷ lệ người không có việc làm hiện nay là trên dưới 7% ở khu vực thành thị và ở nông thôn thời gian lao động có việc làm là 70%. Ngoài các giải pháp cho vay vốn tạo việc làm, nên mở các công trường xây dựng đường xá, thuỷ lợi tạo việc làm cho nhân dân. - Nâng cao dân trí, cải thiện điều kiện về học vấn là một biện pháp tăng cường sản xuất, bảo vệ sức khoẻ. Chính sách xã hội cần tạo công bằng cho người dân trong học tập để mọi người có cơ hội được học tập như nhau. Ngân sách Nhà nước cần chi một khoản trợ giúp để giáo dục bắt buộc đối với trẻ em trong độ tuổi cấp 1. Việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân cần được sự nghiệp bảo hiểm y tế nhân đạo giúp đỡ, để ngành y tế có kinh phí chữa bệnh cho nhân dân. 3.3.2.4. Nhóm giải pháp về phân phối thu nhập và tiêu dùng. - Nhà nước nên có chính sách trợ giá cho nông dân về hàng nông sản để khi thu hoạch, nhất là khi được mùa người nông dân không bị thua thiệt. Nâng cao thu nhập cho nông dân là điều kiện để tiêu thụ tốt vật tư cung ứng cho nông nghiệp, tạo thị trường vững chắc cho công nghiệp trong nước phát triển. Trợ giá cho nông nghiệp nên trực tiếp bằng giá thu mua nông sản, không nên trợ cấp qua giá cước vận tải vật tư như hiện hành. Chính sách về thuế, nhất là Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp phải được thi hành đúng đắn để người dân ở cơ sở ổn định mức đóng góp cho ngân sách, tức là động viên khuyến khích phát triển sản xuất, tăng thu cho nhân dân. - Chống lạm phát, ổn định giá cả, tức là tăng thu nhập thực tế của dân cư. - Vận động nhân dân tiêu dùng tiết kiệm, tránh lãng phí (trong việc cưới, việc tang, lễ hội), tiêu dùng hợp với khả năng thu nhập để tránh mất cân đối thu - chi. - Nhà nước tăng cường trợ giúp nhân dân trong tiêu dùng thông qua chi về giáo dục, phát triển truyền hình cứu tế xã hội (thực hiện chính sách xã hội) chính sách ưu đãi. 3.4. Các kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiẹn hệ thống chỉ tiêu thống kê thu nhập - tiêu dùng. Thống kê xã hội trong giai đoạn hiện nay đổi mới nền kinh tế có vai trò quan trọng, nó phản ánh việc kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội tức là gắn với tăng trưởng kinh tế với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Thu nhập và tiêu dùng của dân cư là một phần của nhóm chỉ tiêu thống kê về đời sống dân cư. Nó có nhiều liên quan đến các nhóm chỉ tiêu thống kê xã hội khác và với các chỉ tiêu về kinh tế. Hệ thống chỉ tiêu thống kê thu nhập - tiêu dùng hiện nay trong quá trình thực hiện về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đòi hỏi, song cần được hoàn thiện thêm. 3.4.1. Đặc điểm về thu nhập số liệu thu nhập và tiêu dùng của dân cư phải tổ chức điều tra (không thể qua báo cáo định kỳ. Vì vậy nên đặt thành chế độ điều tra đều đặn hàng năm, điều tra viên phải được huấn luyện kỹ. Trong điều tra thu nhập nên điều tra thêm các chỉ tiêu là nhân tố tác động đến thu nhập: đó là vốn, lao động và đối với nông nghiệp là diện tích đất đai. Số lượng hộ chọn mẫu điều tra nân tăng thêm nếu điều kiện tài chính và nhân lực đáp ứng được và không nên chọn hộ luân phiên như hiện nay mà nên cố định họ chọn mẫu "điều tra qua thời kỳ 4 - 5 năm). Việc công bố số liệu điều tra, trong các ấn phẩm thống kê nên có thêm các chỉ tiêu này cùng thu nhập của dân cư để thuận tiện cho công tác nghiên cứu. 3.4.2. Trong hệ thống chi tiêu về tiêu dùng, hiện nay tính vào quỹ tiêu dùng của dân cư mới chỉ có tiêu dùng mà dân cư phải trả tiền. Trong thực tế, có một số khoản dân cư được tiêu dùng không phải trả tiền như: hàng hóa Nhà nước cấp không cho dân cư vùng cao, các hệ thống giáo dục, y tế nhân dân được sử dụng không phải trả tiền, các chi phí về văn hóa như phát thanh, truyền hình v.v... ; vì vậy đề nghị lập thêm chỉ tiêu này, nguồn vố liệu lấy từ báo cáo ngân sách địa phương, (và số tiêu dùng này được tính vào thu nhập), báo cáo từ các nguồn tài trợ. 3.4.3. Việc tính toán tiêu dùng về nhà ở, hiện nay chỉ tính giá trị nhà làm mới và chi sửa chữa, chúng tôi thấy rằng nên tính giá trị này như SNA tính giá trị sản xuất dịch vụ nhà ở của dân cư. Thực ra giá trị tiêu dùng nhà ở của dân cư theo SNA là rất lớn so với cách tính trong điều tra tiêu dùng về nhà ở của ngành thống kê hiện nay. 3.4.4. Nên thống nhất khái niệm về đối và nghèo (xóa đói, giảm nghèo), nên chăng "đói" là nghèo khổ tuyệt đối, và "nghèo" là nghèo khổ tương đối (thuật ngữ hiện nay, đang dùng là nghèo khổ, hoặc là nghèo). 3.4.5. Trong các ấn phẩm thống kê hiện nay, việc phân chia dân cư theo 5 nhóm hộ (mỗi nhóm 20%), bình quân thu nhập lại tính theo nhân khẩu, gây khó khăn cho người sử dụng tài liệu vì vậy trên các ấn phẩm, tài liệu thống kê nêu thêm phần tỷ trọng nhân khẩu để thuận tiện cho việc tính hệ số Gini (tỷ trọng nhân khẩu và tỷ trọng hộ là khác nhau). Kết luận Nghiên cứu thu nhập và tiêu dùng của dân cư là hết sức cần thiết, song cũng rất phức tạp. Vấn đề thu nhập và tiêu dùng của dân cư vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài, các vấn đề liên quan đến thu nhập và tiêu dùng ở một địa phương cụ thể cũng như trên phạm vi rộng hơn cần được tiếp tục nghiên cứu. Luận án này đã góp phần làm sáng tỏ và giải quyết một số vấn đề. 1. Khẳng định ý nghĩa của việc phân tích thu nhập và tiêu dùng của dân cư không chỉ trong nghiên cứu về mức sống mà còn trong nghiên cứu các mặt phát triển kinh tế và xã hội. 2. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê thu nhập và tiêu dùng của dân cư, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Để phân tích đánh giá đúng đắn thu nhập và tiêu dùng, cần có chế độ điều tra định kỳ với sự tinh thông nghiệp vụ, thống nhất cao của điều tra viên, kết hợp sử dụng khai thác tối đa các thông tin khác. 3. Phân tích làm rõ khái niệm giàu nghèo và vận dụng nghiên cứu trong thực tế. 4. Lựa chọn và sử dụng các phương pháp phân tích thống kê để thực hiện các nhiệm vụ. - Phân tích biến động thu nhập - tiêu dùng theo thời gian, không gian. - Phân tích đo lường sự chênh lệch thu nhập và tiêu dùng, chú trọng các phương pháp dùng đường cong Lorenz, hệ số Gini, hệ số Elteto - Frigyes. - Phân tích cơ cấu nguồn thu nhập và tiêu dùng. - Phân tích cân bằng thu nhập tiêu dùng. 5. Các đề xuất, kiến nghị về hệ thống chỉ tiêu, phương pháp phân tích được lựa chọn đã được vận dụng trong chương III khẳng định tính khả thi của chúng. Từ nghiên cứu ở chương III, có thể rút ra các nhận xét: - Thu nhập và tiêu dùng của dan cư Yên Bái có tốc độ tăng trưởng khá, song đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. - Mức phân hóa giàu nghèo ở nông thôn diễn ra mạnh hơn ở thành thị (chênh lệch thu nhập cao hơn ở thành thị). - Mức thu nhập của các nông hộ thấp nhất trong các ngành nghề. - Các biện pháp tăng thu nhập: + Giảm tốc độ gia tăng dân số. + Cho vay vốn tín chấp. + Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. + Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tổ chức trang trại. + Nâng cao dân trí. + Tiết kiệm tiêu dùng. + Nhà nước tăng cường trợ giúp miền núi phát triển kinh tế xã hội. Danh mục tài liệu tham khảo và tư liệu sử dụng 1. Báo kết kết quả điều tra hộ gia đình đa mục tiêu 1994 - 1997 Tổng cục Thống kê - Hà Nội - 1998. 2. Biểu tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yếu điều tra hộ gia đình đa mục tiêu năm 1996 - Cục Thống kê tỉnh Yên Bái. Tháng 9/ 1997. 3. Hệ thống biểu tổng hợp nhanh kết quả điều tra hộ đa mục tiêu năm 1997 - Cục Thống kê tỉnh Yên Bái - 1997. 4. Kết quả điều tra hộ đa mục tiêu năm 1994 - Tổng cục Thống kê Hà Nội 4/1997. 5. Kết quả tổng hợp số liệu điều tra kinh tế đời sống tỉnh Hoàng Liên Sơn 1998 - Tổng cục Thống kê 1990. 6. Phạm Ngọc Kiểm - Giáo trình phân tích kinh tế xã hội và lập trình NXB Giáo dục - Hà Nội 1996. 7. Lê Hữu Khi - Giáo trình Kinh tế công cộng - NXB Giáo dục Hà Nội 1996. 8. Niên giám Thống kê tỉnh Yên Bái 1993 - Cục Thống kê Yên Bái 1994. 9. Niên giám Thống kê tỉnh Yên Bái 1994 - Cục Thống kê Yên Bái 1995. 10. Niên giám Thống kê tỉnh Yên Bái 1995 - Cục Thống kê Yên Bái 1996. 11. Niên giám Thống kê tỉnh Yên Bái 1996 - Cục Thống kê Yên Bái 1997. 12. Niên giám Thống kê 1994 - Tổng cục Thống kê NXB Thống kê - Hà Nội 1995. 13. Lê Khả Phiêu: Bài phát biểu tại Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ nhất - Báo Nhân dân 11/9/1998. 14. Tô Phi Phượng: Giáo trình lý thuyết thống kê NXB Giáo dục Hà Nội 1996. 15. Hồ Sĩ Sà: Giáo trình Thống kê Kinh tế NXB Giáo dục Hà Nội 1996. 16. Sách hướng dẫn nghiệp vụ chỉ tiêu xã hội ở Việt Nam - Tổng cục Thống kê - NXB Thống kê - Hà Nội 1995. 17. Phạm Sơn: Hệ số hướng tâm Gini và ứng dụng nó trong tích số liệu điều tra. Thông tin hoa học thống kê, số 18. Phạm Sơn: Thử vận dụng các hệ số Elteto - Frigyes phân tích sự chênh lệch về thu nhập ở nước ta theo số liệu điều tra giàu nghèo 1993. Thông tin khoa học Thống kê số. 19. Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1998. 20. Nguyễn Văn Tiến. Một số vấn đề về phát triển hệ thống chỉ tiêu thống kê xã hội ở Việt Nam. Thông tin khoa học Thống kê số 21. Nguyễn Xuân Trường - Phạm Sơn: Một số vấn đề nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê xã hội ở Việt Nam. Thông tin Khoa học Thống kê số 5/1998. 22. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII - Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1996.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0023.doc
Tài liệu liên quan