Đề tài Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương

1.1. Tính cấp thiết của đề tài Với mục tiêu, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Chủ trương của Đảng và nhà nước ta là đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH đất nước, hội nhập kinh tế toàn cầu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điều đó đã tác động mạnh tới các hoạt động kinh tế xã hội của người dân đô thị và nông thôn, đặc biệt đối với người dân nông thôn là đời sống được cải thiện, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, cuộc sống được tổ chức tốt hơn Tuy nhiên, ở nước ta trong những năm qua đã xảy ra một số vấn đề trong việc đầu tư phát triển, đó là tập trung xây dựng các khu trung tâm phát triển, các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, bên cạnh đó việc đầu tư cho phát triển ở vùng nông thôn lại rất thấp và ít được trú trọng. Vì vậy muốn thực hiện được mục tiêu phát triển đất nước theo xu hướng công nghiệp hoá thì phải hướng sự phát triển về vùng nông thôn, nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên cho sự phát triển. Tạo nên sự phát triển cân đối, hài hoà và thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Để phát triển vùng nông thôn trước hết phải đầu tư cho phát triển khu dân cư, khu ở, bố trí các công trình phúc lợi công cộng nhằm đáp ứng tốt nhất cho cuộc sống của người dân vì “có an cư mới lạc nghiệp”. Từ thực tế hiện nay cho thấy nhiều khu dân cư đang phải chịu những áp lực lớn về trật tự xây dựng, mặt bằng sản xuất cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường, các khu ở bố trí không hợp lý, manh mún nên rất khó cho việc đầu tư phát triển. Chính vì vậy việc quy hoạch bố trí hệ thống điểm dân cư một cách khoa học, hợp lý là rất cần thiết. Hội nghị lần thứ V ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VII đã chủ trương: “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn”[24] và chỉ đạo: “Nghiên cứu giải quyết các vấn đề quy hoạch xây dựng nông thôn mới, bố trí các điểm dân cư, kết cấu hạ tầng kiến trúc nông thôn. Tổ chức cuộc sống, bảo vệ và cải tạo môi trường sống”. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước thời kỳ 2001 -2010 cũng đã đề cập tới việc quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả quỹ đất, nguồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường, quy hoạch các khu dân cư, phát triển các thị trấn thị tứ, các điểm làng xã văn hoá, nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần của người dân. Như vậy việc quy hoạch hệ thống điểm dân cư, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là điều kiện cần thiết cho phát triển vùng nông thôn. Huyện Chí Linh - Tỉnh Hải Dương là huyện nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, ở nút giao thông quan trọng của tỉnh, thuộc địa bàn trọng điểm kinh tế phía bắc. Huyện có vị trí thuận lợi trong việc giao lưu tiếp cận với thị trường trong vùng và cả nước. Trên địa bàn huyện đã và đang diễn ra quá trình CNH – HĐH mạnh mẽ, nó đã tác động và làm chuyển dịch quỹ đất không theo quy hoạch, gây áp lực lớn đối với đất đai của huyện nói chung và đất khu dân cư nói riêng. Thực tế cho thấy hầu hết các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện đều ở mức chưa hoàn chỉnh, hệ thống giao thông, cấp nước, cấp điện, còn hạn chế nhất là đối với các xã miền núi, các công trình công cộng như: trường học, nhà văn hoá, sân thể thao còn nhỏ hẹp, chưa đủ diện tích, tiêu chuẩn, chất lượng còn thấp, đất ở nông thôn chưa đáp ứng đầy đủ. Trên địa bàn huyện có 3 thị trấn ( thị trấn Sao Đỏ, Phả Lại, Bến Tắm ) đây là các trung tâm chính trị, văn hoá thương mại du lịch và công nghiệp của huyện. Tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu đô thị vẫn chưa hoàn thiện, mức độ phục vụ chưa cao vv. Để góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người dân địa phương, cần phải có quy hoạch phát triển hệ thống điểm dân cư, thiết kế, tổ chức cảnh quan, xây dựng và hoàn thiện các công trình công cộng nhằm tạo tiền đề, nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những giai đoạn tiếp theo. Xuất phát từ những thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương” 1.2. Mục đích – yêu cầu 1.2.1. Mục đích + Nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc tổ chức sử dụng đất, xây dựng và phát triển hệ thống điểm dân cư đô thị và nông thôn trên địa bàn huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương. + Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư theo hướng đô thị hoá và xây dựng một số mô hình quy hoạch chi tiết khu trung tâm phù hợp với sự phát triển theo yêu cầu CNH – HĐH, góp phần cải thiện môi trường dân sinh. 1.2.2. Yêu cầu + Các số liệu, tài liệu điều tra phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, phản ánh đúng hiện trạng. + Phải tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát, và đề xuất những định hướng. + Định hướng quy hoạch phải dựa trên các cơ sở khoa học: tiềm năng về đất đai, nguồn vốn đầu tư, lao động , dựa trên các chính sách, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm đem lại tính khả thi cao nhất. 1. Mở đầu1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài1 1.2. Mục đích – yêu cầu3 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu4 2.1. Thực trạng và xu thế phát triển mạng lưới dân cư một số nước trên thế giới4 2.2. Tổng quan về phát triển khu dân cư ở Việt Nam 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu A. Nội dung nghiên cứu 3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường liên quan đến đề tài 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 3.3. Thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Chí Linh 3.4. Định hướng phát triển mạng lưới dân cư huyện Chí Linh đến năm 2020 3.5. Xây dựng mô hình quy hoạch chi tiết trung tâm xã B. Phương pháp nghiên cứu 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường Chí Linh 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.2. Các nguồn tài nguyên 4.1.3. Cảnh quan môi trường 4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường cho phát triển hệ thống điểm dân cư 4.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 4.2.1. Kinh tế 4.2.2. Xã hội 4.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 4.3. Thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Chí Linh 4.3.1. Tình hình quản lý sử dụng đất khu dân cư 4.3.2. Phân loại hệ thống điểm dân cư 4.3.3. Thực trạng kiến trúc, cảnh quan trong xây dựng và phát triển điểm dân cư 4.4. Định hướng phát triển mạng lưới dân cư huyện Chí Linh đến năm 2020 4.4.1. Các dự báo cho định hướng phát triển mạng lưới dân cư 4.4.2. Định hướng phát triển mạng lưới dân cư 4.5. Xây dựng mô hình quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã Văn An 4.5.1. Tính cấp thiết và mục tiêu đồ án quy hoạch khu trung tâm 4.5.2. Khái quát điều kiện tự nhiên và hiện trạng khu trung tâm 4.5.3. Quy hoach chi tiết khu trung tâm 5. Kết luận và đề nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2296 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế b. Công trình giáo dục Toàn huyện có 13 trường đạt chuẩn quốc gia, đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên, trình độ và chất lượng giảng dạy được nâng cao. Trang thiết bị trường học cũng được đầu tư nhiều hơn. Tỷ lệ trường lớp được kiên cố hoá bình quân toàn huyện đạt 70%. Tổng diện tích đất dành cho giáo dục đào tạo toàn huyện là 86,17 ha, đạt mức bình quân khoảng 25 m2/đầu học sinh. Như vậy diện tích trường học đã đáp ứng đủ nhu cầu theo tiêu chuẩn trường học tuy nhiên vẫn không đồng đều giữa các trường của các khu vực khác nhau. Ảnh 4.7. Trường học khu vực đô thị khang trang, sạch đẹp, hiện đại Ảnh 4.8. Trường học khu vực nông thôn đã được đầu tư, cải tạo c. Công trình văn hoá thông tin, thể dục thể thao Hiện tại đã có trên 10 đơn vị hành chính có sân vận động và nhiều điểm vui chơi thể thao văn hoá tại các làng. Tại trung tâm huyện có sân vận động huyện và sân gôn quốc gia, còn lại các xã khu vực nông thôn xã nào cũng có sân vận động, nhà văn hoá, bưu điện nhưng chất lượng còn hạn chế chưa được đầu tư xây dựng nên chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí của người dân. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có nhiều các công trình văn hoá có giá trị như: nhà thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Chu Văn An, đền thờ bà chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ, khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc…đã và đang được đầu tư xây dựng, cải tạo, trùng tu đã tạo nên những kiến trúc văn hoá có giá trị. Ảnh 4.9. Trung tâm thể thao đô thị hiện đại, khang trang, Ảnh 4.10. Sân vận động khu vực nông thôn chất lượng thấp, còn nhiều hạn chế d. Công trình điện nước, xử lý rác thải Hiện tại việc cấp nước sạch cho đô thị và nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Tại khu vực các thị trấn, tỷ lệ cấp nước sạch đạt khoảng 80%, ở vùng nông thôn mới triển khai chương trình nước sạch bằng việc tổ chức xây dựng giếng khoan đang từng bước nâng tỷ lệ dùng nước sạch lên khoảng 50%, nhiều xã đã được sử dụng hệ thống nước sạch như xã Văn An, Cổ thành…. Cho đến nay 100% số xã đã được cấp điện lưới khá ổn định. Trên địa bàn huyện có nhà máy nhiệt điện Phả Lại, đây là nguồn cung cấp điện năng cho toàn bộ huyện và các vùng khác ngoài huyện, đã đáp ứng đủ nhu cầu về điện năng cho sinh hoạt và sản xuất của người dân toàn huyện. Hệ thống thoát nước mặt và nước thải sinh hoạt như mương, rãnh, cống chưa hoàn chỉnh. Chủ yếu nguồn nước mặt tự tiêu, rãnh thoát nước không được cải tạo gây ô nhiễm môi trường. ở các khu vực đô thị như thị trấn Sao Đỏ, Phả Lại, Bến Tắm vấn đề nước thải và môi trường đã được chú trọng hơn, các cống xả nước thải đã được xây dựng có nắp đậy tuy nhiên nước thải hầu như vẫn chưa được xử lý, nước thải được thải tự do ra các con sông nên đã và đang gây hại đến môi trường sản xuất và sinh hoạt của người dân. ở khu vực nông thôn, nước thải được thải bừa bãi, chưa được xử lý, rãnh thoát nước không được cải tạo nạo vét dẫn đến ứ đọng gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan của các điểm dân cư. Ảnh 4.11. Trạm xử lý nước thải sinh hoạt đang được xây dựng. Ảnh 4.12. Rác thải sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường sống. e. Đường giao thông Trên địa bàn huyện có nhiều hệ thống giao thông như: giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông với mật độ tương đối cao nhưng kết cấu cứng chưa nhiều, chất lượng các tuyến đường chưa cao. Chỉ ở những khu vực đô thị, hệ thống giao thông được chú trọng xây dựng nên chất lượng tốt đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân và cũng tạo nên một cảnh quan khuôn viên đường phố sạch đẹp. Nhưng ở những khu vực nông thôn, hệ thống giao thông chưa được đầu tư nên chất lượng đường còn chưa tốt, mùa khô thì bụi bẩn, mùa mưa thì ngập lụt, nhiều ổ gà, đi lại khó khăn. Trong những năm gần đây phong trào xây dựng đường giao thông huyện, xã được phát triển và có hiệu quả. Bằng nhiều nguồn vốn: nhân dân tự đóng góp, vốn hỗ trợ của tỉnh, huyện, các tổ chức tài trợ đã góp phần xây dựng đường giao thông khang trang sạch đẹp trong khu dân cư, tạo bộ mặt mới cho nông thôn. Ảnh 4.13. Giao thông khu vực đô thị khang trang, sạch đẹp. Ảnh 4.14. Giao thông khu vực nông thôn xuống cấp, chất lượng thấp. f. Đánh giá chung về kiến trúc cảnh quan * Những mặt tích cực - Cơ cấu sử dụng đất trong khu dân cư đã có sự thay đổi rõ nét, tăng dần diện tích đất cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu của nhân dân. - Kiến trúc cảnh quan nhà ở và các công trình công cộng phát triển đa dạng và phong phú, tạo bộ mặt mới cho điểm dân cư theo hướng đô thị hoá. - Nhiều công trình vui chơi, giải trí như sân vận động, nhà văn hoá, khu du lịch…được xây dựng đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. * Những mặt tồn tại - Kiến trúc đa dạng nhưng còn lộn xộn, các chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng của các công trình cũ không phù hợp với quy định hiện nay. - Nhà ở của người dân chủ yếu làm từ nguồn vốn tự có, các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ khác không nhiều. - Chất lượng công trình công cộng chưa cao, mật độ xây dựng và tầng cao trung bình thấp, gây lãng phí đất. - Chưa có sự quản lý cao của chính quyền điạ phương, mức độ tham gia của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý, xây dựng còn hạn chế. 4.4. Định hướng phát triển mạng lưới dân cư huyện Chí Linh đến năm 2020 4.4.1. Các dự báo cho định hướng phát triển mạng lưới dân cư 1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2010 và xa hơn Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và mọi nguồn lực để phát triển kinh tế tăng trưởng cao và bền vững, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá. Không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, tạo ra bước chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội. Giải quyết việc làm gắn với việc đào tạo nghề, phát huy mạnh mẽ nhân tố con người. Tăng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, giảm tỷ lệ đói nghèo, giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên, nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế, văn hoá, cải thiện chất lượng mức sống dân cư. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị: khu vực thị trấn Sao Đỏ là trung tâm tổng hợp của huyện, thị trấn Phả Lại là trung tâm công nghiệp hiện đại, thị trấn Bến Tắm là trung tâm kinh tế văn hóa xã hội phía Bắc huyện. Tăng cường đô thị hoá tại các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch làm động lực cho phát triển nông thôn. Phấn đấu đưa huyện Chí Linh trở thành khu kinh tế phát triển của tỉnh Hải Dương. ý tưởng xây dựng Chí Linh thành khu "khu kinh tế phát triển", nâng cấp thị trấn Sao Đỏ thành thị xã trong tương lai đã được hình thành [16]. Theo như kết quả đánh giá, phân tích và dự báo dân số trên địa bàn huyện đến năm 2020 sẽ có 166.466 người và 44989 hộ. Trong giai đoạn tương lai cần phải bố trí quy hoạch đất ở cho các hộ tăng thêm trong giai đoạn này. 2. Quan điểm sử dụng đất khu dân cư Để đảm bảo thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh tế xã hội đề ra, quan điểm tổng thể trong khai thác sử dụng quỹ đất khu dân cư của huyện Chí Linh là: a) Khai thác đất đai một cách khoa học, hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả quỹ đất thông qua việc cải tạo chuyển mục đích sử dụng và điều chỉnh những bất hợp lý trong sử dụng đất. Tận dụng tối đa các công trình kiến trúc hiện có. Xác định đủ nhu cầu diện tích cho các mục đích phi nông nghiệp với các vị trí thích hợp, nhằm phát huy cao nhất tính năng của các công trình đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới. b) Định hướng sử dụng đất dài hạn - dành quỹ đất thích hợp cho nhu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá với một tầm nhìn xa đến sau năm 2010, chuỗi đô thị dọc quốc lộ 18 từ Phả Lại đến Sao Đỏ sẽ phát triển trở thành một đô thị vệ tinh của Thành phố Hải Dương với trục phát triển và giao lưu kinh tế văn hoá xã hội trên tuyến Hà Nội - Quảng Ninh - Côn Minh (Trung Quốc). c) Song song với việc khai thác sử dụng đất nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội phải quan tâm đúng mức đến bảo vệ và cải thiện môi trường sống trong đô thị, nông thôn và các khu công nghiệp, khu du lịch. Quy hoạch hợp lý các khu dân cư, khu ở để đảm bảo cho cuộc sống của người dân trong huyện được tốt hơn. 3. Tiềm năng đất đai cho xây dựng mở rộng các khu đô thị và các khu dân cư Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2006 của phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Chí Linh, hiện tại diện tích đất phi nông nghiệp của huyện là 6790,77 ha, diện tích đất nông nghiệp của huyện là 21209,23 ha, đất chưa sử dụng là 189,78 ha. Với cơ cấu đất đai như vậy thì trong giai đoạn đến năm 2020 có thể đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cho phát triển các khu dân cư. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quỹ đất, đối chiếu với yêu cầu phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn của huyện Chí Linh với tiềm năng mở rộng như sau: + Khu vực dọc quốc lộ 18 từ thị trấn Phả Lại đến thị trấn Sao Đỏ tương lai sau năm 2010 sẽ có mức độ đô thị hóa mạnh. Trước mắt đến năm 2010 sẽ mở rộng và nâng cấp các công trình hành chính sự nghiệp, các khu vực sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và cơ sở hạ tầng cho khu vực thị trấn Sao Đỏ với việc phân khu chức năng hợp lý và đầu tư đồng bộ cho cơ sở hạ tầng nội thị. Khu vực thị trấn Phả Lại sẽ được củng cố tương xứng cho một thị trấn công nghiệp hiện đại với xu thế xây dựng nhà ở cao tầng, tiết kiệm đất đai. Khu vực thị trấn Bến Tắm do mới được thành lập nên cần có quỹ đất mở rộng cơ sở hạ tầng và khu dân cư phát triển thành trung tâm kinh tế văn hoá xã hội khu vực phía Bắc huyện. + Các khu dân cư nông thôn đều có nhu cầu mở rộng cấp đất ở mới cho số hộ phát sinh và chỉnh trang xây dựng khu trung tâm xã cùng với cơ sở hạ tầng nông thôn theo yêu cầu quy hoạch chi tiết cấp xã. 4.4.2. Định hướng phát triển mạng lưới dân cư 4.4.2.1. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư đô thị và đô thị hoá Định hướng phát triển chung của tỉnh Hải Dương về hệ thống đô thị của huyện Chí Linh đó là quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu quả các khu vực dọc đường QL18 theo phương án phát triển giao thông Côn Minh – Hà Nội - Quảng Ninh, cải tạo, nâng cấp thị trấn Sao Đỏ, Phả Lại và phát triển chuỗi đô thị dọc đường 18 kéo dài từ Sao Đỏ đến Phả Lại. Xây dựng thị trấn Bến Tắm là trung tâm cho vùng núi phía Tây Bắc của tỉnh Hải Dương, xây dựng các khu dân cư đô thị mới tập trung tại các khu vực: Mật Sơn, Cộng Hoà, thị trấn Phả Lại…và hạ tầng phục vụ du lịch văn hoá thể thao. Phát triển và quy hoạch Chí Linh thành khu kinh tế phát triển trong giai đoạn 2007 -2020 làm bước đệm để Chí Linh trở thành đô thị loại IV. a. Định hướng phát triển đô thị đến năm 2010 Trong giai đoạn 2007 -2010 xây dựng và phát triển một số dự án quy hoạch đô thị sau: + Xây dựng khu đô thị mật sơn với diện tích 10 ha thuộc địa bàn xã Chí Minh. + Xây dựng khu dân cư tập trung thị trấn Sao Đỏ với diện tích 16,56 ha. + Xây dựng khu trung tâm văn hoá thể thao, thương mại và đô thị trên địa bàn xã Cộng Hoà với diện tích 63,48 ha trong đó có 19,31 ha là đất ở. + Xây dựng khu tái định cư Phả Lại với diện tích 5,0 ha. + Xây dựng khu tái định cư Thái Học với diện tích 10,0ha. + Xây dựng khu tái định cư Văn Đức với diện tích 2,41 ha. + Xây dựng khu biệt thự Trụ Thượng thuộc xã Đồng Lạc với diện tích 2,8 ha. b. Định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 Theo như định hướng phát triển đô thị của huyện Chí Linh trong giai đoạn 2007 – 2020 thì hệ thống đô thị của huyện được phát triển theo hướng sau: - Mở rộng thị trấn Sao Đỏ sang phía Tây Bắc sang trục đường 18, diện tích tăng thêm khoảng 450 ha và lấy vào diện tích đất tự nhiên của các xã: + Xã Chí Minh khoảng 320 ha. + Xã Cộng Hoà khoảng 130 ha. - Mở rộng thị trấn Phả Lại sang phía Đông trên trục đường 18 với diện tích khoảng 100ha và lấy vào diện tích tự nhiên của xã Văn An. - Thị trấn Bến Tắm được giữ nguyên diện tích tự nhiên hiện trạng. Ngoài ra theo kết quả phân loại điểm dân, cả huyện có 21 điểm dân cư đô thị trong đó có 16 điểm dân cư loại 1 và 5 điểm loại 2, hiện tại các điểm dân cư này đã có hệ thống cơ sở hạ tầng đã tương đối hoàn chỉnh do đó chúng sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển trong giai đoạn tương lai. c. Xác định nhu cầu đất ở đô thị Theo quy hoạch đã được phê duyệt của huyện đến năm 2010, diện tích đất đô thị sẽ có khoảng 2900 ha, trong đó đất ở đô thị sẽ tăng khoảng 66,21 ha với việc xây dựng các khu dân cư tập trung tiến tới xây dựng chung cư cao tầng, cải tiến kiến trúc cảnh quan môi trường đô thị theo hướng hiện đại. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020 theo như kết quả dự báo, dân số đô thị sẽ tăng khoảng 2656 người tương đương với 1084 hộ có nhu cầu cấp đất ở, với định mức khoảng 100m2/hộ thì diện tích đất ở trong giai đoạn này cần quy hoạch thêm là 10,84 ha. Như vậy, trong cả giai đoạn từ năm 2007 – 2020 tổng diện tích đất ở đô thị cần quy hoạch thêm là 77,05 ha. Phần diện tích đất quy hoạch chủ yếu được lấy từ đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm... 4.4.2.2. Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn Theo kết quả phân loại điểm dân cư thì hiện tại trên địa bàn huyện có 138 điểm dân cư nông thôn trong đó có 17 điểm dân cư loại 1, 118 điểm dân cư loại 2 và 3 điểm dân cư loại 3. Qua quá trình điều tra hệ thống điểm dân cư huyện Chí Linh chúng tôi đã nhận thấy rằng: Phần lớn các điểm dân cư của huyện đều được hình thành và phát triển trong một thơi gian lâu đời, đã xây dựng được tương đối đầy đủ các công trình công cộng như: nhà văn hoá, sân thể thao, đình, chùa, trụ sở...tuy nhiên chất lượng các công trình còn thấp, chưa đáp ứng tốt được cho nhu cầu của người dân trong khu dân cư. Các hộ dân trong mỗi điểm dân cư đó phần lớn được hình thành và phát triển trên cơ sở các mối quan hệ họ hàng thân thuộc, có quan hệ huyết thống với nhau. Việc hình thành các điểm dân cư này đều xuất phát từ yêu cầu từ thực tiễn của sản xuất và xã hội. Do trước đây huyện chưa có quy hoạch tổng thể hệ thống các điểm dân cư nên tình trạng xây dựng và xu hướng phát triển của các điểm dân cư thường là theo xu hướng tự phát, chính vì vậy mà trật tự xây dựng lộn xộ, đất đai sử dụng lãng phí và không hiệu quả, các điểm dân cư phân bố phân tán nên rất khó để có thể xây dựng các công trình công cộng phục vụ chung cho tất cả các điểm dân cư. Căn cứ vào tình hình thực tế xây dựng và phát triển của các điểm dân cư hiện nay cho thấy thì việc bố trí quy hoạch lại các điểm dân cư là rất khó khăn và không hiệu quả. Chính vì vậy, để đảm bảo tính khả thi của đồ án, đồng thời cũng căn cứ trên định hướng phát triển của huyện chúng tôi chỉ đi vào định hướng phát triển các điểm dân cư trên quan điểm các mặt sau: + Đối với các điểm dân cư loại 1: đây là những điểm dân cư chính, đã tồn tại từ lâu đời, có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu của người dân thì trong giai đoạn tương lai cần tiếp tục duy trì, phát triển mở rộng và hoàn thiện hơn. + Đối với những điểm dân cư loại 2: đây là những điểm dân cư phụ thuộc, các điểm dân cư này cũng đã được hình thành trong một thời gian dài, chúng có mối quan hệ hoạt động sản xuất và sinh hoạt gắn chặt với các điểm dân cư chính, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Tuy nhiên, với quy mô dân số và đất đai như hiện nay, cùng với việc phân bố gần những nơi sản xuất và được phân bố tương đối gần nhau. Những điểm dân cư này sẽ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai. Nhưng trong giai đoạn tương lai để đảm bảo các điểm dân cư này được phát triển tốt hơn thì cần gộp lại một số điểm dân cư ở các vị trí gần nhau, có quy mô dân số và đất đai nhỏ lại với nhau hoặc là gộp với các điểm dân cư lớn hơn để tạo thành các điểm dân cư có quy mô lớn đảm bảo đủ điều kiện cho xây dựng và phát triển trong tương lai. Kết quả được thể hiện ở phụ biểu 5. + Các điểm dân cư loại 3: Hiện tại cả huyện có 3 điểm dân cư loại 3 với các điểm dân cư này thì chúng tôi đã đề xuất hướng phát triển như sau: + Đối với 2 điểm dân cư: điểm dân cư thôn Minh Tân (xã Hoàng Tân) có quy mô dân số là 53 hộ, quy mô đất đai khu dân cư là 5,9 ha, quy mô đất ở là 1,79 ha và điểm dân cư thôn Vàng (xã An Lạc) có quy mô dân số là 59hộ, quy mô đất đai khu dân cư là 7,61 ha, quy mô đất ở là 1,85 ha. Hai điểm dân cư này có quy mô dân số và đất đai nhỏ cũng như các công trình công cộng còn hạn chế nhưng chúng lại được phân bố gần với các điểm dân cư khác của cùng xã nên chúng tôi sẽ đề xuất định hướng là sẽ gộp 2 điểm dân cư này với các điểm dân cư khác cụ thể là: gộp điển dân cư Minh Tân với điểm dân cư thôn Đồng Chóc (cùng thuộc xã Hoàng Tân), gộp điểm dân cư thôn Đồng Vàng với điểm dân cư thôn An Bài (cùng thuộc xã An Lac). Việc gộp 2 điểm dân cư này với các điểm dân cư trên sẽ đảm bảo tốt cho nhu cầu phát triển của chúng trong giai đoạn tương lai. Riêng đối với điểm dân cư thôn Cải Canh (xã Cổ Thành) có quy mô dân số là 41 hộ, quy mô đất đai khu dân cư là 3,74 ha, quy mô đất ở là 0,91 ha và đặc biệt là nó lại phân tán tách ra hẳn khu dân cư tập trung của xã, không có ý nghĩa phát triển trong tương lai. Chính vì vậy, chúng tôi đã đề xuất định hướng chuyển điểm dân cư này về khu tái định cư trên địa bàn thị trấn Phả Lại. Hơn nữa khu tái định cư này lại có vị trí cũng gần với khu ở của điểm dân cư thôn Cải Canh nên khi bị di chuyển cũng không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người dân, đồng thời cũng tạo điều kiện tốt cho những người dân trong điểm dân cư này sẽ có một điều kiện sống tốt hơn trong tương lai. Sau khi định hướng, trong giai đoạn tương lai cả huyện còn lại khoảng 134 điểm dân cư được phân loại như sau: Bảng 4.6. Kết quả định hướng hệ thống điểm dân cư STT Điểm dân cư Số lượng 1 Loại 1 34 2 Loại 2 100 3 Loại 3 0 Tổng 134 Ngoài ra trong giai đoạn tương lai các điểm dân cư nông thôn sẽ được phát triển theo các hướng sau: - Hình thành các trung tâm xã, cụm xã trên cơ sở các quy hoạch chi tiết. - Tiến hành chỉnh trang, cải tạo các điểm dân cư hiện có. Ngoài ra mở rộng, mở mới thêm nhiều điểm dân cư với diện tích 174,98 ha lấy chủ yếu từ đất nông nghiệp ven khu dân cư có hiệu quả sản xuất thấp để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất ở ngày càng tăng. - Quy hoạch mở rộng hệ thống đường giao thông nông thôn, cấp thoát nước, xử lý rác thải. Các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng. - Xây dựng vành đai cây xanh để tạo môi trường, cảnh quan. 4.4.2.3. Cơ cấu sử dụng đất trước và sau định hướng Bảng 4.7. Cơ cấu sử dụng đất trước và sau định hướng: Hạng mục Năm 2007 Năm 2010 Năm 2020 DTích (ha) Cơ cấu (%) DTích (ha) Cơ cấu (%) So sánh DTích (ha) So sánh Tổng diện tích TN 28189.78 100 28189.78 100 0 28198.78 0 - Đất nông nghiệp 21209.23 75.24 19992.81 70.92 1216.42 - Đất phi nông nghiệp 6790.77 24.09 8195.10 29.07 1404.33 8447.13 + Đất ở 1095.9 3.89 1280.51 4.54 +184.61 1347.93 +252.03 ++ Đất ở nông thôn 886.37 3.14 1004.77 3.56 118.40 1061.35 ++ Đất ở đô thị 209.53 0.74 275.74 0.98 66.21 286.58 + Đất chuyên dùng 3437.14 12.19 4704.86 16.69 1267.72 - + Đất tôn giáo tín ngưỡng 18.95 0.07 19.8 0.07 0.85 - + Đất nghĩa địa 140.55 0.50 144.96 0.51 4.41 - + Đất mặt nước chuyên dùng 2095.53 7.43 2044.97 7.25 -50.56 - + Đất phi nông nghiệp khác 2.7 0.01 0 0.00 -2.70 - - Đất chưa sử dụng 189.78 0.67 1.87 0.01 -187.91 - 4.5. Xây dựng mô hình quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã Văn An 4.5.1. Tính cấp thiết và mục tiêu đồ án quy hoạch khu trung tâm Xã Văn An nằm ở khu vực cửa ngõ phía Tây của huyện Chí Linh. Cách trung tâm huyện lỵ 5km về phía Đông Bắc và cách trung tâm thành phố Hải Dương khoảng 30 km. Là xã có vị trí thuận lợi, có quốc lộ 18 chạy qua đây là cầu nối cho việc giao lưu, hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của xã. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã với nhịp độ cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân ngày càng cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng, văn hoá phúc lợi của xã đã được đầu tư xây dựng nhưng còn ở mức thấp, manh mún, dàn trải, không có trọng tâm, thiếu tính chiến lược, dẫn đến nhiều bất cập trong quá trình sử dụng. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay thì trong những năm tiếp theo các nhu cầu về dịch vụ, thương mại, văn hoá – xã hội sẽ tăng rất nhanh, dân số không ngừng phát triển nhất là khu vực trung tâm xã. Đây là sức ép lớn đối với Đảng bộ và nhân dân xã Văn An trong quá trình sắp xếp, bố trí hợp lý quỹ đất đai trên cơ sở tiết kiệm và sử dụng hiệu quả. Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng CNH – HĐH, việc quy hoạch khu trung tâm xã Văn An là rất cần thiết nhằm bố trí, tổ chức hợp lý các công trình xây dựng cơ bản, kết cấu hạ tầng, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp văn minh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn xã. Việc xây dựng đồ án nhằm các mục tiêu sau: + Xác định tính chất, quy mô, phân khu chức năng, các giải pháp quy hoạch kiến trúc, kỹ thuật và hướng phát triển không gian khu trung tâm. + Xây dựng một trung tâm tổ hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện trên các mặt kinh tế - văn hoá – xã hội đồng thời tăng khả năng thu hút đầu tư từ bên ngoài, tạo mô hình xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị hoá. 4.5.2. Khái quát điều kiện tự nhiên và hiện trạng khu trung tâm 4.5.2.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý, địa điểm xây dựng khu trung tâm Khu trung tâm xã được xác định có quy mô diện tích là 19 ha nằm trên QL18 với đường ranh giới gồm: + Phía Bắc giáp khu dân cư thôn Trại Sen và thôn Tường. + Phía Nam giáp sông Thuỷ Nông (đất canh tác thôn Trại Sen). + Phía Tây giáp khu dân cư thôn Trại Thượng. + Phía Đông giáp khu dân cư thôn Tường và khu đất canh tác thôn Trại Sen b. Đặc điểm địa hình, địa mạo Khu trung tâm xã nằm trên phần đất có địa hình tương đối bằng phẳng, xen lẫn diện tích canh tác và đất dân cư, thuận lợi cho việc thiết kế và xây dựng công trình. Cốt cao nhất là 15m (khu vực gần trường mầm non) Cốt trung bình là từ 6.5 – 15m Cốt thấp nhất là 6.5 m (khu vực cánh đồng thôn Trại Sen) c. Đặc điểm khí hậu, thời tiết Khu trung tâm xã Văn An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có pha chút khí hậu miền đồi núi: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 - 230C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng là 1.463 mm. d. Đặc điểm địa chất Khu vực trung tâm xã Văn An nằm trong vùng địa chất công trình thuộc nhóm đất thuỷ thành được hình thành do bồi tụ phù sa. Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất có xen lẫn một phần cát sỏi của khu vực đồi núi. Đặc điểm này quyết định tới tính chất cơ lý của đất, có nền đất từ yếu đến trung bình, chịu tải trọng từ 0,2 – 0,5 kg/cm2, các công trình xây dựng thường phải gia cố nền móng khá tốn kém. 4.5.2.2. Hiện trạng dân số khu trung tâm Dân số hiện nay của toàn xã là 87010 người, 2194 hộ trong đó dân số trong khu vực trung tâm khoảng 464 người, 116hộ. Văn An là một xã bán nông nghiệp, tổng số lao động toàn xã là 4739 người trong đó có 2560 lao động nữ và 2179 lao động nam. Bình quân thu nhập trên đầu người là 4,4/triệu/người/năm. Tỷ lệ tăng dân số là 0,64%. Cơ cấu kinh tế của xã đang có sự chuyển đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng khu vực kinh tế nông nghiệp. 4.5.2.3. Hiện trạng sử dụng đất trong khu trung tâm xã Bảng 4.8. Hiện trạng sử dụng đất khu trung tâm STT Hạng mục Hiện trạng 2007 D.Tích (ha) Cơ cấu(%) Tổng diện tích đất khu trung tâm 19,0 100 1 Đất ở 3,65 19,21 2 Đất công cộng 2,77 14,58 3 Đẩt cây xanh, mặt nước 0,13 0,68 4 Đất giao thông 3,07 16,16 5 Đất thuỷ lợi 0,7 3,68 6 Đất chưa sử dụng 0,06 0,32 7 Đất nông nghiệp 8,62 45,37 Tổng diện tích khu trung tâm là 19 ha trong đó có 3,65 ha đất ở chiếm 19,21% tổng diện tích đất khu trung tâm, đất nông nghiệp có 8,62 ha chiếm 45,37% tổng diện tích đất khu trung tâm còn lại là các loại đất như: đất cộng cộng, đất cây xanh, mặt nước, đất giao thông, đất thuỷ lợi và đất chưa sử dụng. 4.5.2.4. Hiện trạng công trình kiến trúc và cảnh quan khu trung tâm * Hiện trạng về kiến trúc nhà ở và các công trình công cộng - Nhà ở + Diện tích bình quân là 300 m2/hộ, trong đó diện tích xây dựng nhỏ bình quân khoảng 60 – 80 m2/hộ. + Hiện trạng nhà ở khu trung tâm đựơc xây dựng chủ yếu là nhà cấp 4 và bán kiên cố mặc dù cũng có một số hộ ở gần đường quốc lộ 18 đã xây dựng kiên cố có nhà 3 – 4 tầng. Tỷ lệ nhà 2 – 3 tầng trở lên rất ít và chủ yếu được xây dưng bám theo dọc trục đường 18, gần với sân vận động và chợ của xã. - Hiện trạng các công trình Hiện trạng các công trình công cộng trong khu trung tâm gồm có: Bảng 4.9. Hiện trạng các công trình khu trung tâm TT Hạng mục công trình Diện tích (m2) Loại công trình 1 Trụ sở Uỷ Ban xã 4000 Nhà cấp 4 + nhà 2 tầng 2 Nghĩa trang liệt sỹ 2900 Xây dựng kên cố 3 Quỹ tín dụng 1200 Nhà mái bằng 2 tầng 4 Bưu điện 600 Nhà mái bằng 1 tầng 5 Trạm y tế 2400 Nhà 2 tầng xây dựng kiên cố 6 Trường mầm non 5000 Nhà 2 tầng xây dựng kiên cố 7 Chợ 2300 Chợ tạm, tranh tre 8 Sân vận động 9300 Chỉ là phần đất được khoanh biên, chưa có quy hoạch chi tiết Tổng 27700 Các công trình công cộng cơ bản đã được xây dựng, tuy nhiên có những công trình bị xuống cấp do thời hạn xây dựng đã quá lâu cần phải nâng cấp lại như: chợ, sân vận động... ngoài ra một số công trình cũng vừa được xây dựng nên chất lượng còn tốt, còn đáp ứng được nhu cầu phục vụ như: trụ sở uỷ ban xã, trạm y tế, bưu điện, trường mầm non...tuy nhiên các công trình có diện tích tương đối lớn nhưng quy mô xây dựng nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính liên tục thống nhất, không gian kiến trúc đơn điệu, chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô, tính chất các công trình của một đô thị nhỏ. Vì vậy, phải bố trí, cải tạo, sắp xếp lại những địa điểm công trình cho phù hợp hơn với một khu đô thị. * Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật - Về giao thông: Loại giao thông chính trên địa bàn xã là đường bộ, tuy nhiên chỉ có trục quốc lộ 18 duy nhất chạy dọc địa bàn khu trung tâm, đây là trục giao thông chính, chất lượng đường còn tương đối tốt, các tuyến đường giao thông khác trong khu trung tâm phần lớn đã được dải nhựa và cứng hoá bằng bê tông nên thuận lợi cho việc đi lại. - Về cấp nước: Trên địa bàn xã đã có một nhà máy nước sạch với công suất 200m3/h nằm cách khu trung tâm gần 100m đang là nguồn cung cấp nước sạch cho dân cư toàn xã, tương lai sẽ đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho khu trung tâm. Hiện nay vẫn còn nhiều hộ trên địa bàn xã đã và đang sử dụng giếng khoan, giếng đào nguồn nước ngầm dùng cho sinh hoạt chính của người dân. - Về cấp điện: về cơ bản nguồn lưới điện quốc gia đã cung cấp đủ nhu cầu cho người dân toàn xã về sinh hoạt cũng như sản xuất. Cạnh khu trung tâm có nhà máy nhiệt Phả Lại, đây là nguồn cung cấp cho cả huyện và khu trung tâm. - Về thông tin liên lạc và dịch vụ: Điểm bưu điện văn hoá xã được xây dựng khá khang trang phục vụ tốt cho nhu cầu thông tin liên lạc trong nhân dân. Tuy nhiên cơ sở dịch vụ thương mại chính trên địa bàn xã là khu chợ thì chưa được đầu tư, cải tạo nên chất lượng phục vụ còn thấp. 4.5.2.5. Đánh giá tổng hợp * Thuận lợi Khu trung tâm có tiềm năng đất đai cho phát triển xây dựng các khu dịch vụ và khu dân cư, cụ thể như sau: + Địa hình khu trung tâm khá bằng phẳng nên thuận lợi cho việc xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, văn hoá phúc lợi. + Đặc điểm địa chất, thuỷ văn, địa chất công trình thuận lợi cho việc xây dựng các công trình và nhà ở trong khu trung tâm. + Trên địa bàn khu vực có các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội như giao thông, cấp điện, cấp nước sạch, các nhu cầu khác phục vụ cho hướng phát triển của khu trung tâm trong tương lai. * Khó khăn + Khu trung tâm nằm trên địa bàn vùng đồng bằng có nền đất yếu, chịu tải trọng từ 0,2 – 0,5 kg/cm2 các công trình thường phải gia cố nền móng khá tốn kém. + Những cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện có thì nằm rải rác, nhỏ lẻ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai. 4.5.3. Quy hoach chi tiết khu trung tâm 4.5.3.1. Cơ sở hình thành phát triển khu trung tâm xã a. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch Khu đất xây dựng trung tâm xã lấy quốc lộ 18 làm trung tâm và mở rộng về hai phía đường. Tổng diện tích khu trung tâm là 19,0 ha. b. Tính chất khu trung tâm Đây là một khu trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của xã có vai trò thúc đẩy các hoạt động chung trong toàn xã, đồng thời là đầu mối giao lưu với các bộ phận bên ngoài. c. Quy mô dân số Dân số hiện trạng trong khu trung tâm là 464 người, với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,64% Dự kiến tỷ lệ tăng dân số đến năm 2020 là 1,6% trong đó tăng tự nhiên là 0,6%, tăng cơ học 1%. Dự báo dân số trong nội bộ khu trung tâm đến năm 2020 là 560người. Dự kiến số hộ phát sinh mới trong khu vực trung tâm sẽ được định cư tại đất ở cũ sẽ được cải tạo trong tương lai. Đối tượng sử dụng nhà ở trong khu trung tâm là những hộ có thu nhập trung bình và cao. Có thể là người trong hoặc ngoài xã. Trong tương lai sẽ có nhiều người từ nơi khác đến sinh sống do có điều kiện sống tốt hơn vì vậy mà tỷ lệ tăng dân số cơ học trong giai đoạn tương lai sẽ khá cao. 4.5.3.2. Định hướng phát triển khu trung tâm a. Định hướng phát triển không gian * Quan điểm và nguyên tắc Phát triển khu trung tâm trên quan điểm: + Tận dụng đất đai và các công trình hiện có phù hợp với quy hoạch, kết hợp với nâng cấp, cải tạo các công trình để đảm bảo mỹ quan theo hướng kiến trúc đô thị. + Cải tạo cảnh quan môi trường kết hợp khai thác triệt để địa hình hịên trạng. + Phân các khu chức năng hợp lý hài hoà giữa các công trình đang sử dụng với các công trình xây dựng mới. + Hình thành khu trung tâm trong đó bố trí các loại đất như: Đất ở, đất công trình công cộng, thương mại, dịch vụ, công viên cây xanh, thể thao....và các loại đất giao thông hạ tầng, tạo nên một khuôn viên sống hài hoà và hợp lý, đáp ứng tốt cho nhu cầu về cuộc sống cao của người dân. * Chọn hướng phát triển Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, xu thế phát triển không gian đô thị có xét đến lợi thế về thực trạng cơ sở hạ tầng, kinh tế, quy mô dân số, cảnh quan và vị trí địa lý. Phương án thiết kế, chọn đất phát triển khu trung tâm đưa ra 2 phương án, kết quả được thể hiện ở bản đồ cơ cấu. Tuy nhiên chỉ đi vào phân tích đối với phương án chọn. Chọn đất thiết kế, phát triển khu trung tâm xã Văn An dự kiến xây dựng tại trung tâm hành chính, chính trị hiện nay của xã. - Phương án chọn: Hướng chọn đất phát triển từ đường rẽ vào trường mầm non kéo dài về phía Đông dọc theo trục đường quốc lộ 18 qua UBND xã. Khu trung tâm xã hình thành trên cơ sở giữ nguyên các công trình công cộng hiện có đồng thời kết hợp với nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các công trình các khu nhà ở, bố trí hợp lý theo hướng phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. b. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng khu trung tâm * Khu nhà ở: Với định hướng xây dựng một khu ở tập trung với đầy đủ các điều kiện phục vụ do vậy trong phương án quy hoạch chúng tôi đã đề xuất 3 loại nhà ở chính đó là: + Nhà biệt thự: dự kiến loại nhà này sẽ chiếm 19% trong tổng số nhà ở khu trung tâm, với diện tích khoảng 250 m2/hộ, tầng cao 3 tầng, mật độ xây dựng 30% , tổng diện tích loại nhà này là 1,36ha. + Nhà chia lô: dự kiến loại nhà này sẽ chiếm 37% trong tổng số nhà ở khu trung tâm, với diện tích khoảng 100 m2/hộ, chiều sâu lô đất từ 12 – 20m, hiều rộng từ 4 – 5m, xây cao 3 tầng, với tổng diện tích khu nhà chia lô là 2,71 ha. + Nhà có vườn 2 tầng: dự kiến loại nhà này sẽ chiếm 44% trong tổng số nhà ở khu trung tâm, với diện tích khoảng 250m2/hộ, nhà ở kết hợp với vườn. (loại nhà này chủ yếu được hình thành từ vịêc cải tạo khu dân cư hiện có). Tổng diện tích nhà có vườn khoảng 3,15 ha. Như vậy các chỉ tiêu cần tính là: - Tầng cao trung bình: Htb = = 2,46 Tầng - Tính tổng diện tích sàn nhà ở Với tầng cao trung bình là 3 (theo bảng 2 Quy chuẩn xây dựng) ta lấy mật độ diện tích sàn ở chung là: 7800m2/ha. Như vậy, tổng diện tích sàn ở là = 7800m2/ha x 19 ha = 148200 m2 sàn. - Diện tích sàn của từng loại nhà ở (tính theo tỷ lệ % các loại nhà đã được chọn ban đầu): + Nhà biệt thự 3 tầng = 19% x 148200 = 28158 m2. + Nhà có vườn 2 tầng = 44% x 148200 = 65208 m2. + Nhà chia lô = 37% x 148200 = 54834 m2. - Xác định quy mô dân cư + Đối với khu nhà vườn cải tạo thì sẽ đảm bảo cho số dân phát sinh trong nội bộ khu trung tâm trong tương lai. + Đối với khu nhà biệt thự và khu nhà chia lô thì cần xác định quy mô dân số cho 2 loại nhà này, cụ thể như sau: Số dân tiêu chuẩn trên diện tích sàn ở bình quân là 25m2/người (QCXDVN) Như vậy tổng dân số là : = 3319 người (lấy tròn 3320 người) Như vậy, đến năm 2020 trong khu vực khu trung tâm sẽ có số dân khoảng: 560 + 3320 = 3880 người. - Mật độ dân cư là = 204 người/ ha. + Phần diện tích nhà biệt thự được bố trí về phía đông khu trung tâm cạnh trạm y tế xã. + Phần diện tích đất chia lô được bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông và bố trí ở khu vực giữa khu trung tâm. + Phần diện tích nhà có vườn được xây dựng và cải tạo trên cơ sở phần đất ở hiện tại. * Quy hoạch xây dựng các công trình công cộng: - Quy hoạch cải tạo: Giữ nguyên các công trình vẫn đảm bảo diện tích và vẫn còn chất lượng như: Trường mầm non, trạm y tế, nghĩa trang, bưu điện, UBND xã, quỹ tín dụng, cải tạo cảnh quan khuôn viên, trồng cây xanh. Cải tạo nâng cấp chợ và sân vận động. - Quy hoạch mới: Trên cơ sở định hướng phát triển chung của cả huyện, của xã về hướng phát triển khu trung tâm xã Văn An thành một trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, có sự kết hợp với xây dựng nhiều công trình công cộng để phụ vụ người dân trong và ngoài khu trung tâm. Đặc biệt là chú ý đến xây dựng các công trình dịch vụ như: siêu thị, khu dịch vụ ăn uống, khu thể thao, khu giải trí…chúng tôi đã đễ xuất quy hoạch xây dựng một số công trình công cộng mới như sau: 1/ Các công trình công cộng - Xây dựng siêu thị với diện tích 0,28 ha được bố trí ở vị trí trước UBND xã. - Quy hoạch mới 2 khu dịch giải khát, cửa hàng ăn uống với diện tích 0,25 ha: + Khu dịch vụ trong khu dân cư cũ, gần sân vận động với diện tích 0,12 ha, lấy từ đất trồng cây lâu năm. + Khu dịch vụ ở khu trung tâm, đối diện với trạm y tế xã với diện tích 0,13 ha, được lấy từ đất trồng lúa. - Quy hoạch thư viện với diện tích 0,04 ha được lấy từ đất trồng lúa và được bố trí cạnh UBND xã. - Quy hoạch nhà văn hoá với diện tích 0,06 ha được lấy từ đất trồng lúa và được bố trí cạnh UBND xã. - Quy hoạch mới sân thể thao cho khu vực hành chính của xã với diện tích 0,25 được lấy từ đất trồng lúa và được bố trí sau khu nghĩa trang và khu quỹ tín dụng. Tổng diện tích quy hoạch các công trình công cộng là: 0,88 ha, trong đó phần diện tích quy hoạch được lấy từ đất trồng lúa, đất trông cây lâu năm, đât thuỷ lợi.... 2/ Các công trình cây xanh - mặt nước - Quy hoạch mới bể bơi với diện tích 0,34 ha, phần diện tích quy hoạch được lấy từ đất trồng lúa và được bố trí cạnh sân vận động của xã. - Quy hoạch vườn hoa với diện tích 0,21 ha, phần diện tích quy hoạch được lấy từ đất trồng cây lâu năm và được bố trí ở cạnh UBND xã. - Quy họach khu hồ nước trung tâm, khu vui chơi giải trí với diện tích 1,4 ha, phần diện tích quy hoạch được lấy từ đất trồng lúa, đất thuỷ lợi... và được bố trí ở sau UBND xã và là khu trung tâm giải trí của xã. - Quy hoạch khu vui chơi giải trí với diện tích 0,21 ha, phần diện tích quy hoạch được lấy từ đất trồng lúa và được bố trí sau trạm xá của xã. - Quy hoạch các khu cây xanh với diện tích 0,26 ha bao gồm: + Khu gần trường mầm non với diện tích 0,09 ha được cải tạo từ ao cũ, vị trí ở gần trường mầm non. + Khu cây xanh ở vị trí phía Đông Bắc của khu trung tâm, nằm trong khu dân cư cũ với diện tích 0,09 ha, được lấy từ đất trồng trồng cây nâu năm. + Quy hoạch 2 khu cây xanh với diện tích 0,08 ha được lấy từ đất trồng lúa và được bố trí ở phía Nam khu trung tâm, nằm trong khu nhà quy hoạch đất ở chia lô. Tổng diện tích khu cây xanh và mặt nước quy hoạch là 2,42 ha, trong đó được lấy từ đất trồng lúa là 2,21 ha, từ đất trồng cây lâu năm là 0,21ha. 3/ Quy hoạch đường giao thông - Quy hoạch một bãi đỗ xe với diện tích 0,24 ha, được lấy từ đất trồng lúa và được bố trí ở cuối phía Tây Nam của khu trung tâm, cạnh khu ở cũ. - Quy hoạch mới tuyến giao thông trong khu nhà biệt thự với diện tích 0,25 ha được lấy từ đất trồng lúa và đất thuỷ lợi. - Quy hoạch mới các tuyến đường giao thông trong khu nhà chia lô khu gần với Quốc lộ 18 với diện tích 0,15 ha được lấy từ đất vườn tạp (cây lâu năm) - Quy hoạch mới tuyến đường giao thông trong khu nhà chia lô ở vị trí xung quanh hồ nước quy hoạch với diện tích 0,23 ha được lấy từ đất trồng lúa và đất thuỷ lợi. - Quy hoạch cải tạo và nâng cấp tuyến đường phía Bắc khu trung tâm, giáp với đường sắt với chiều rộng 5m, dài 195m tổng diện tích chiếm đất là 0,19 ha. Phần diện tích quy hoạch được lấy từ đất trồng cây lâu năm và đất giao thông cũ. - Quy hoạch đường kết hợp với nâng cấp và cải tạo đường cũ trong khu nhà vườn với diện tích 0,27 ha trong đó được lấy từ đất trồng cây lâu năm và đất giao thông cũ là: 0,135 ha, lấy từ đất sân vận động cũ là 0,08 ha, lấy từ đất trồng lúa là 0,055ha. - Quy hoạch mới tuyến đường vành đai chạy xung quanh khu trung tâm với diện tích 0,6 ha được lấy từ đất trồng lúa. Như vậy tổng diện tích đất giao thông quy hoạch là 1,83 ha trong đó được lấy từ đất trồng lúa là: 1,115 ha, lấy từ đất sân vận động là 0,08 ha, lấy từ đất trồng cây lâu năm và đất giao thông cũ là 0,285 ha, lấy từ đất thuỷ lợi là 0,35 h. 4/ Quy hoạch khu đất dự trữ Trong quá trình quy hoạch, chúng tôi đã có định hướng giữ lại một phần diện tích đất dự trữ để đảm bảo cho những điều chỉnh cũng như bổ xung thêm trong giai đoạn sau, đây là nguồn đất bổ xung cho những định hướng sau này. Tổng diện tích đất dự trữ là 0,55 ha được lấy từ đất trồng lúa và được bố trí ở vị trí cuối phía Tây Nam của khu trung tâm, trong giai đoạn quy hoạch vẫn để trồng lúa. 5/ Quy hoạch cấp nước. Hiện trạng gần khu trung tâm đã có nhà máy nước sạch với diện tích 963 m2, với lưu lượng 200m3/h đã đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho toàn xã, đồng thời cũng đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước sạch cho khu trung tâm trong giai đoạn tương lai. 6/ Quy hoạch thoát nước và vệ sịnh môi trường Các công trình công cộng trước khi xả nước ra rãnh thoát nước chung phải được xử lý bằng các bể tự hoại. Thiết kế các tuyến rãnh xây gạch dọc theo hai bên đường để thu nước mưa và nước thải sinh hoạt của các khu dân cư. Các tuyến rãnh xây theo độ dốc địa hình hoặc có độ dốc tối thiể là 0,2%, các đoạn qua khu dân cư phải có nắp đậy. Bố trí các thùng rác công cộng 0,5 -0,8 m2 tại các trục đường, đảm bảo trong vòng bán kính 100m có một thùng rác, hàng ngày chuyển ra bãi rác tập trung của huyện. 4.5.3.3. So sánh cơ cấu sử dụng đất trước và sau quy hoạch Sau khi thực hiện phương án quy hoạch cơ cấu sử dụng đất của xã Van An có sự thay đổi như sau: Bảng 4.10. So sánh cơ cấu sử dụng đất trước và sau quy hoạch STT Hạng mục DTích hiện trạng (ha) DTích quy hoạch (ha) So sánh 1 Tổng diện tích tự nhiên 19,00 19,00 0 2 Đất ở 3,65 7,35 +3,7 3 Đất công cộng 2,77 3,65 + 0,88 4 Đất cây xanh, mặt nước 0,13 2,55 + 2,42 5 Đất giao thông 3,07 4,9 + 1,83 6 Đất nông nghiệp 8,62 0 -8,62 7 Đất chưa sử dụng 0,06 0 -0,06 8 Đất thuỷ lợi 0,7 0 -0,7 9 Đất dự trữ 0 0,55 +0,55 * Kết luận Phương án quy hoạch khu trung tâm xã Văn An được xây dựng trên cơ sở khoa học, có tính khả thi cao và phù hợp với điều kiện thực tế xây dựng và quản lý của xã. Sau khi phương án quy hoạch khu trung tâm xã Văn An được thực hiện sẽ hình thành lên một khu đô thị nhỏ trong lòng khu vực xã Văn An và đây sẽ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tạo nên một khu trung tâm dân cư tập trung với đầy đủ các công trình công cộng, các khu vui chơi, giải trí sẽ đáp ứng nhu cầu về một cuộc sống cao cho người dân. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 1- Huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương là huyện nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, ở nút giao thông quan trọng của tỉnh thuộc địa bàn trọng điểm kinh tế phía Bắc, huyện có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt khá thuận lợi cho việc phát triển và giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội. Huyện có diện tích tự nhiên là 28.198,78 ha, với dân số năm 2007 là 150444 người. Kinh tế của huyện phát triển với tốc độ tăng trưởng hàng năm cao đạt bình quân 9,7%/năm, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ và đúng đắn theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng dân số cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa mạnh mẽ đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện. Mặt khác, đất đai huyện Chí Linh phần lớn là diện tích đồi núi, địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên đất đai dễ bị thoái hoá, rửa trôi, xói mòn cũng gây nhiều khó khăn cho quá trình xây dựng và bố trí hệ thống mạng lưới dân cư. 2- Trong những năm qua huyện Chí Linh đã triển khai thực hiện nhiều dự án quy hoạch sử dụng dất ở cấp huyện và cấp xã, đã góp phần quan trọng trong việc khống chế sự phát triển tự phát đồng thời thúc đẩy quá trình hình thành mạng lưới dân cư theo hướng đô thị hoá. Tuy nhiên, trong toàn bộ 20 xã vẫn chưa xã nào có quy hoạch chi tiết, hệ thống bản đồ địa chính khu dân cư thì không đầy đủ do đó đã gây nhiều khó khăn trong việc quản lý, sử dụng đất khu dân cư, kiến trúc nhà ở và các công trình công cộng được xây dựng lộn xộn, manh mún, gây lãng phí đất và hiệu quả không cao, làm mất mỹ quan khu ở. 3- Cơ cấu sử dụng đất trong khu dân cư đã trở lên hợp lý hơn trong những năm gần đây, diện tích đất ở được tăng cao, tuy nhiên diện tích đất các công trình công cộng còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của cộng đồng dân cư. Theo như kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư thì hiện tại toàn huyện có 159 điểm dân cư trong đó có 21 điểm dân cư đô thị và 138 điểm dân cư nông thôn. Kiến trúc cảnh quan khu dân cư còn nhiều hạn chế, có sự khác biệt rõ rệt giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn. 4- Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương đến năm 2020 được xây dựng trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của huyện và có sự kế thừa kết quả quy hoạch của các ngành nên đảm bảo tính khả thi và hợp lý. Đến năm 2020 mạng lưới dân cư hình thành hai loại điểm dân cư đô thị và điểm dân cư nông thôn. Xây dựng các khu đô thị, các khu tái định cư, khu biệt thự cho các đối tượng khác nhau. Tiến hành chỉnh trang, cải tạo các điểm dân cư nông thôn có kết hợp với quy hoạch, mở rộng, mở mới, các công trình công cộng được xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp góp phần phục vụ nhu cầu của người dân. 5- Trên cơ sở phân tích định hướng chung cho phát triển đô thị, chúng tôi đã tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã thuộc xã Văn An. Khu trung tâm có quy mô dân số khoảng 3880người, quy mô đất đai là 19 ha, đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội với đầy đủ các công trình công cộng, các khu vui chơi giải trí, kiến trúc nhà ở hiện đại sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu về một cuộc sống cao của người dân và đây cũng là mô hình cần được mở rộng tại các địa phương khác trên toàn huyện. 5.2. Kiến nghị Để phương án định hướng phát triển hệ thống mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Chí Linh có tính khả thi và có hiệu lực thi hành thì đề nghị Hội đồng nhân dân, UBND huyện Chí Linh cũng như Hội đồng nhân dân, UBND của các xã trên địa bàn huyện có sự quan tâm và ủng hộ. Tăng cường công tác xây dựng các loại hình quy hoạch một cách đồng bộ, đặc biệt là quy hoạch chi tiết, đây là cơ sở quan trọng định hướng và phát triển các điểm dân cư. Tạo điều kiện và khuyến khích đa dạng hoá các mô hình đầu tư và xây dựng mới, các nguồn tài trợ, đầu tư vốn để có điều kiện hỗ trợ nhân dân xây dựng nhà ở và các công trình công cộng trong khu dân cư: giáo dục, y tế, văn hoá, giao thông, cấp thoát nước, điện... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alan P.Lliu, trang 309, Mô hình phát triển Ôn Châu và việc hiện đại hoá Trung Quốc. 2. Bộ kế hoạchvà đầu tư, Rural deverlopmen. Trang Web: www.ppd.gov.vn 3. Vũ Thị Bình, 2005, Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn. Bài giảng cao học chuyên ngành Quản lý đất đai, 2005. 4. Vũ Thị Bình, Quy hoạch phát triênr nông thôn. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 2006. 5. Phạm Hùng Cường, Hướng dẫn làm bài tập đồ án quy hoạch chi tiết đơn vị ở. Nhà xuất bản xây dựng, 2004. 6. Đàm Thu Trang, Đặng Thái Hoàng...Quy hoạch xây dựng đơn vị ở. Nhà xuất bản xây dựng 2006. 7. Vũ Tam Lang, Kiến trúc cổ Việt Nam. Nhà xuất bản xây dựng 1991. 8. Đặng Đức Quang, Thị tứ làng xã. Nhà xuất bản xây dựng 2000. 9. Đoàn Công Quỳ, Giáo trình quy hoạch sử dụng đất. Trường đại học Nông Nghiệp I – Hà Nội 2003. 10. Nguyễn Than, Đô thị hoá nông thôn và ngói hoá nông thôn. Viện quy hoạch xây dựng tổng hợp 2- 1985. 11. Lê Trung Thống, Ba đồ án Việt Nam vào vòng 2. Nhà xuất bản xây dựng 1979. 12. Đỗ Đức Viêm, Quy hoạch xây dựng và phát triển điểm dân cư nông thôn. Nhà xuất bản xây dựng 2005. 13. Viện quy hoạch thiết kế Nghệ Tĩnh, Quy hoạch huyện Quỳnh Lưu - Nghệ Tĩnh, 1977. 14. Viện quy hoạch xây dựng tổng hợp – BXD, Quy hoạch Đông Hưng – Thái Bình, 1977. 15. Báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng tới năm 2020. UBND huyện Chí Linh 2006. 16. Báo cáo đại hội đại biểu Đảng bộ Chí Linh lần thứ XX nhiệm kỳ (2005 -2010). UBND huyện Chí Linh 17. Chí Linh - Hải Dương với cơ hội thu hút đầu tư. Trang Web: http//www3.24h.com.vn/news 18. Định hướng quy hoạch nhà ở đến năm 2020. Nhà xuất bản xây dựng 2004. 19. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020. Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội – 1999. 20. Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020. Trang Web: http/www.vbppl.moj.gov.vn 21. Hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch. Bộ Tài nguyên Môi Trường, 2006. 22. Hệ thống biểu mẫu thống kê, kiểm kê đất đai 2006. Phòng Tài nguyên Môi Trường huyện Chí Linh 23. Niên Giám thống kê, Phòng Thống kê huyện Chí Linh 24. Nghị quyết V năm 1993. Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá IV. 25. Luật đất đai 2003. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. 26. Thông tư 28/2004/TT – BTNMT về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Bộ Tài nguyên Môi Trường 2004. 27. Thông tư 30/2004/TT – BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Bộ Tài nguyên Môi Trường 2004. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Hiện trạng dân số khu dân cư huyện Chí Linh 2007 Phụ lục 2: Dự kiến phát triển dân số và nhu cầu đất ở tăng thêm giai đoạn 2010 – 2020 Phụ lục 3: Định hướng quy hoạch đất ở huyện Chí Linh giai đoạn 2006 – 2010 (Theo quy hoạch đã được phê duyệt) Phụ lục 4: Định hướng quy hoạch đất ở huyện Chí Linh giai đoạn 2007 – 2020 Phụ lục 5: Phân loại chi tiết hệ thống điểm dân cư huyện Chí Linh năm 2007 Phụ lục 6: Bảng so sánh cơ cấu sử dụng đất trước và sau định hướng quy hoạch Phụ lục 7: Biểu thống kê, kiểm diện tích đất đai năm 2007 huyện Chí Linh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ UBND Uỷ ban nhân dân TNMT Tài nguyên môi trường GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ĐKTKĐĐ Đăng ký thống kê đất đai DCNT Dân cư nông thôn QHSDD Quy hoạch sử dụng đất QCXDVN Quy chuẩn xây dựng Việt Nam DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang DANH MỤC ẢNH STT Tên ảnh Trang 4.1 Nhà ở vùng nông thôn bố trí gần nơi sản xuất, gây ô nhiễm môi trường sống 56 4.2 Nhà ở khu vực bán thị có kết hợp với buôn bán, kinh doanh 57 4.3 Nhà ở kiểu biệt thự, kiến trúc hiện đại, sạch đẹp, khang trang 58 4.4 Nhà ở chia lô, có kết hợp với kinh doanh, buôn bán. 58 4.5 Bệnh viện khu vực đô thị khang trang, sạch đẹp 59 4.6 Trạm y tế xã khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế 59 4.7 Trường học khu vực đô thị khang trang, sạch đẹp, hiện đại 60 4.8 Trường học khu vực nông thôn đã được đầu tư, cải tạo 60 4.9 Trung tâm thể thao đô thị hiện đại, khang trang, 61 4.10 Sân vận động khu vực nông thôn chất lượng thấp, còn nhiều hạn chế 61 4.11 Trạm xử lý nước thải sinh hoạt đang được xây dựng. 62 4.12 Rác thải sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường sống. 62 4.13 Giao thông khu vực đô thị khang trang, sạch đẹp. 63 4.14 Giao thông khu vực nông thôn xuống cấp, chất lượng thấp. 63 Nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Chí Linh - tỉnh Hải Dương MỤC LỤC 1. Mở đầu1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài1 1.2. Mục đích – yêu cầu3 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu4 2.1. Thực trạng và xu thế phát triển mạng lưới dân cư một số nước trên thế giới4 2.2. Tổng quan về phát triển khu dân cư ở Việt Nam 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu A. Nội dung nghiên cứu 3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường liên quan đến đề tài 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 3.3. Thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Chí Linh 3.4. Định hướng phát triển mạng lưới dân cư huyện Chí Linh đến năm 2020 3.5. Xây dựng mô hình quy hoạch chi tiết trung tâm xã B. Phương pháp nghiên cứu 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường Chí Linh 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.2. Các nguồn tài nguyên 4.1.3. Cảnh quan môi trường 4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường cho phát triển hệ thống điểm dân cư 4.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 4.2.1. Kinh tế 4.2.2. Xã hội 4.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 4.3. Thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Chí Linh 4.3.1. Tình hình quản lý sử dụng đất khu dân cư 4.3.2. Phân loại hệ thống điểm dân cư 4.3.3. Thực trạng kiến trúc, cảnh quan trong xây dựng và phát triển điểm dân cư 4.4. Định hướng phát triển mạng lưới dân cư huyện Chí Linh đến năm 2020 4.4.1. Các dự báo cho định hướng phát triển mạng lưới dân cư 4.4.2. Định hướng phát triển mạng lưới dân cư 4.5. Xây dựng mô hình quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã Văn An 4.5.1. Tính cấp thiết và mục tiêu đồ án quy hoạch khu trung tâm 4.5.2. Khái quát điều kiện tự nhiên và hiện trạng khu trung tâm 4.5.3. Quy hoach chi tiết khu trung tâm 5. Kết luận và đề nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghin c7913u th7921c tr7841ng v 2737883nh h4327899ng pht .doc
Tài liệu liên quan