Đề tài Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy hiệu quả việc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Thị trường trái phiếu con Rồng sử dụng hai loại đồng tiền phát hành là đồng USD và Yên Nhật; thời hạn trái phiếu bao gồm các loại 5 năm , 7 năm và 10 năm, song loại trái phiếu có kỳ hạn ngắn thường được các nhà phát hành lựa chọn. Các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu con Rồng thường yêu cầu nhà phát hành cần phải có hệ số tín nhiệm của các công ty xác định hệ số tín nhiệm là Moody’s hoặc công ty S&P.Việc thanh toán trái phiếu trên thị trường trái phiếu con Rồng cũng được thông qua Euroclear hoặc DEDEL. Tuy nhiên hiện nay nó cũng đang nghiên cứu để có được hệ thống thanh toán bù trừ Châu Á giống như hệ thống thanh toán bù trừ của Châu âu

doc74 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy hiệu quả việc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông tin của doanh nghiệp, tổ chức phát hành trái phiếu. Từ đây, nhà đầu tư có thể biết được mức độ rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu địa phương và trái phiếu chính phủ. Từ đó, họ có cơ sở để ra quyết định có đầu tư hay không, và đầu tư thì với lãi suất mong đợi của họ là bao nhiêu? Điều này cũng giúp cho những doanh nghiệp, địa phương và Chính phủ có mức độ tín nhiệm cao sẽ được huy động vốn với chi phí thấp, chứ không cào bằng lãi suất trái phiếu như trước đây. Ngoài CRA trong nước, thì cần cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Như vậy, với CRA trong nước và nước ngoài sẽ gọi vốn đầu tư vào Việt Nam: Một trong những lý do khiến các nhà đầu tư chưa dám đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam như chúng ta mong đợi, cũng là vì thiếu một công ty định mức tín nhiệm trên thị trường vốn Việt Nam. Dựa trên các kết quả CRA mang lại, các nhà đầu tư mới có công cụ để thẩm định, lựa chọn danh mục đầu tư, dự báo tình hình phát triển doanh nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư. Thông qua bảng xếp hạng tín dụng, nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về sức mạnh tài chính của các công ty, dễ dàng đánh giá các tổ chức tài chính có quan hệ kinh doanh hoặc quan tâm tới việc mua trái phiếu của các công ty này. Thứ tám: Các doanh nghiệp cần nâng cao, đổi mới tư duy quản lý doanh nghiệp và sử dụng vốn có hiệu quả Cần tạo được niềm tin cho nhà đầu tư; bảo đảm an toàn tài chính; yêu cầu các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải tuân thủ theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế; đầu tư đổi mới công nghệ, các số liệu phải được hạch toán kịp thời, chính xác với thực trạng. Xây dựng và thẩm định dự án thật kỹ trước khi quyết định đầu tư; phải nhân diện được rủi ro trong hoạt động kinh doanh và có biện pháp hạn chế rủi ro; đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận phải cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm.  Thứ chín: Đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế Để đảm bảo cho việc huy động vốn ở thị trường quốc tế với chi phí rẻ, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ Quốc tế và minh bạch hoá thông tin; khi đó mới được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá cao. Ngoài ra, cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn huy động ngay nhằm tránh lãng phí,mà chúng ta còn phải vừa trả lãi. Vì vậy, phải xem xét những dự án có hiệu quả, sử dụng vốn được ngay, giải ngân được ngay thì mới tính đến phương án phát hành. Thứ mười: Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước Hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường trái phiếu của khu vực và quốc tế. Bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường trái phiếu. Áp dụng các tiêu chuẩn giám sát thị trường theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị trường; kiểm tra, giám sát hàng hoá đưa ra thị trường, đảm bảo tính công khai, minh bạch; tăng cường năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi của cơ quan giám sát thị trường. Củng cố bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị trường trái phiếu; từng bước tách bạch chức năng quản lý với chức năng giám sát các hoạt động của thị trường; sớm nghiên cứu thành lập Cơ quan giám sát tài chính quốc gia, giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối chính sách và công cụ cảnh báo, điều hành, giám sát hoạt động tài chính tiền tệ ở tầm vĩ mô. 3.2.1.2 Giải pháp dài hạn Thứ nhất: Phát triển thị trường trái phiếu theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc, vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế. Thứ hai: Phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước cho thị trường; mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức; phát triển đầy đủ các định chế trung gian; đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cấu thành một thị trường trái phiếu phát triển trong khu vực. Thứ ba: Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá; hài hoà giữa mục tiêu huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững thị trường trái phiếu với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Thứ tư: Tăng cường quản lý nhà nước, thực hiện có hiệu quả chức năng thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường. 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế 3.2.2.1.Cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia:   Hệ số tín nhiệm là đánh giá khả năng về tài chính cũng như khả năng hoàn trả tiền gốc và lãi của chính phủ phát hành. Hệ số tín nhiệm không chỉ cần thiết đối với việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường tài chính quốc tế mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện các khoản vay thương mại. Với các nước phát triển hệ số tín nhiệm cao có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản vay thương mại. Còn đối với các nước đang phát triển, đang được hưởng ưu đãi qua các khoản vay ODA nên việc đưa ra hệ số tín nhiệm thấp có thể gây khó khăn cho các khoản vay thương mại, còn nếu càng cao thì thuận lợi cho vay thương mại nhưng ngược lại sẽ giảm đi những ưu đãi về vay ODA. Công tác đáng giá về hệ số tín nhiệm quốc gia được thực hiện bởi công ty xếp hạn tín nhiệm do Chính phủ lựa chọn thuê.   Kết quả xếp hạng tín nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến khả sự thành công của các đợt phát hành, cũng như lãi suất của trái phiếu. Đối với các nước đang phát triển như Việt nam, giai đoạn đầu khi tiếp cận với kênh huy động vốn này, nên cần phải được một công ty xếp hạng có huy tín trên thế giới thực hiện. Điều này, nhằm tạo niềm tin tưởng cho các nhà đầu tư. Vì vậy, Chính phủ có thể chọn thuê các những công ty như: CBRS ( Tổ chức xếp hạng trái phiếu Canada- Canadian Bond Service), JBRI (Tổ chức xếp hạng trái phiếu Nhật- Japanese Bond Intitute), Standard&Poor’s, Moody’s hoặc Fitch’s. Đồng thời, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hạng mức tín nhiệm như:  + Điều hành chính sách tài khoá chủ động, hạn chế thâm hụt ngân sách dưới 5% GDP, kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong giới hạn hợp lý dưới hai con số.  + Tiếp tục đổi mới về cơ chế quản lý điều hành theo định hướng kinh tế thị trường, đặc biệt là chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái. Đây là những nhân tố ảnh hưởng đến các đánh giá về xếp hạng tín nhiệm, thông qua các chỉ số về lãi suất và tỷ giá sẽ phản ánh thực trạng về cung cầu vốn, về năng lực cạnh tranh của hàng hóa VN trên thị trường thế giới.  + Tăng tốc cho tiến trình tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh, trong thời gian quan tiến trình này còn rất chậm, chưa sát với các chuẩn mực quốc tế, cơ cấu kinh tế còn mang nặng tính bao cấp, chưa thật sự linh hoạt và thích ứng với tiến trình phát triển hội nhập kinh tế quốc tế.  + Xây dựng dự trữ ngoại tệ quốc gia vững mạnh, mức dự trữ ngoại tệ là một yếu tố quan trọng làm cơ sở đánh giá rủi ro về khả năng thanh toán. Dự trữ VN trong thời gian qua dù có tăng nhưng trong dài hạn vẫn khó vượt mức mười tuần; nhập khẩu vẫn còn thấp so với tiêu chuẩn là bốn tháng nhập khẩu theo quan điểm truyền thống về dự trữ ngoại hối.  + Trong lĩnh vực quản lý nhà nước: Đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Kể từ năm 1998, VN đã có những tiến bộ đáng kể thông qua các chương trình cải cách được sự hỗ trợ từ các nước phát triển, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực không ngừng được nâng cao, đặc biệt là kiến thức về kinh tế thị trường. Tuy nhiêm, trong các cơ quan nhà nước hiện nay nạn quan liêu, tham nhũng đang có dấu hiệu gia tăng, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, chất lượng các công trình đầu tư giảm, làm n?n lòng các nhà đầu tư. Đồng thời, từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp, tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các hoạt động kinh doanh, cũng như bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.   3.2.2.2.Lựa chọn đối tác bảo lãnh phát hành:   Để nâng cao mức tín nhiệm của chủ thể phát hành trong quá trình tiếp cận nguồn vốn, cần thiết phải có người bảo lãnh phát hành. Thông thường có thể là một tập đoàn tài chính hoặc một ngân hàng đầu tư có uy tín, có kinh nghiệm trên thị trường vốn quốc tế, đã từng giúp một số quốc gia trong khu vực phát hành. Việc lựa chọn sẽ thông qua phương thức đấu thầu cạnh tranh để đảm bảo có lợi nhất cho chính phủ phát hành. Vì vậy các định chế tài chính quốc tế, hoặc các ngân hàng lớn sẽ là tổ chức mà chúng ta lựa chọn làm nhà bảo lãnh phát hành.  3.2.2.3. Phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế:  Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cả của trái phiếu phát hành là tình hình lãi suất thực tế trên thị trường tài chính quốc tế tại thời điểm phát hành. Thông thường giá trái phiếu được tính dựa trên trái phiếu kho bạc của Mỹ, mà một trong những yếu tố cấu thành lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ là mức lãi suất cơ bản do Cục dự trữ liên bang Mỹ công bố.  Ngoài ra, chính phủ phát hành còn phải tìm hiểu về quy mô, giá cả của các loại trái phiếu mới phát hành, cũng như dự tính quy mô của các đợt phát hành tiếp theo để có thể đánh giá chính xác mức cung trái phiếu trên thị trường.  3.2.2.4.Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến việc phát hành trái phiếu:  Yêu cầu về các loại tài liệu thông thường găn với hình thức phát hành. Trong trường hợp phát hành rộng rãi ra công chúng gồm cả các nhà đầu tư tư nhân, thì các yêu cầu về thủ tục đăng ký, niêm yết cũng như các tài liệu có liên quan rất khắt khe, bắt buộc phải cung cấp. Tài liệu có liên quan đến công tác phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường tài chính quốc tế được chia làm hai loại.    Những tài liệu liên quan đến việc phát hành, bảo lãnh, lệ phí và phân phối trái phiếu:  - Bảng cáo bạch, bao gồm các nội dung:  + Các báo cáo tài chính.  + Tên trái phiếu và các điều kiện cơ bản.  + Ngày phát hành trái phiếu.  + Giới thiệu các bên tham gia phát hành trái phiếu.  + Các chi tiết về hạn chế đối với việc bán trái phiếu.  + Thông tin chung về những tài liệu cần kiểm tra.   Bảng cáo bạch là một tập tài liệu công khai, được cung cấp cho các nhà đầu tư, đồng thời trình lên trung tâm chứng khoán nơi có trái phiếu niêm yết.  - Thỏa thuận của các nhà quản lý trái phiếu, gồm:  + Thỏa thuận bảo lãnh phát hành, tho? thuận giữa tổ chức phát hành và nhà phát hành, trong đó, phải liệt kê các thủ tục, trách nhiệm của từng chủ thể trong từng điều kiện cụ thể.  + Thỏa thuận với đại lý thanh toán, đại lý niêm yết, đại lý in ấn  - Ý kiến pháp lý:  + Tư vấn pháp lý của chính phủ phát hành đưa ra ý kiến về việc phát hành trái phiếu chính phủ là tuân thủ pháp luật trong nước hiện hành.  + Tư vấn pháp lý của nhà bảo lãnh phát hành đưa ra ý kiến về việc phát hành trái phiếu là tuân thủ theo luật quốc tế.  Những tài liệu có liên quan khác:  - Thỏa thuận của cơ quan tài chính.  - Chứng thư bảo đảm, chứng thư bảo lãnh.  - Thực hiện chiến dịch quảng bá, xúc tiến với các nhà đầu tư.  Quá trình quảng bá xúc tiến việc phát hành trái phiếu với các nhà đầu tư được thực hiện qua các phương thức:  - Quảng bá qua nhà bảo lãnh phát hành.  - Hướng dẫn nội bộ cho bộ phận bán trái phiếu: bộ phận nghiên cứu của nhà bảo lãnh phát hành sẽ có chương trình nội bộ hướng dẫn bộ phận bán trái phiếu, trong đó nhấn mạnh thế mạnh của trái phiếu, truyền tải đến nhà đầu tư. Việc này phải đảm bảo tính chính xác, thống nhất khi với thiệu trái phiếu đến nhà đầu tư.  - Các chuyên gia nghiên cứu của người bảo lãnh sẽ liên tục xuất bản những ấn phẩm nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế, các bước tiến tích cực của quốc gia phát hành để duy trì thường xuyên sự quan tâm của các nhà đầu tư.  - Kết hợp giữa chính phủ phát hành và nhà bảo lãnh.  Chiến dịch quảng bá được tổ chức dưới nhiều hình thức như:  - Tổ chức đoàn xúc tiến đầu tư tới các trung tâm tài chính lớn để giới thiệu trái phiếu. Các nhà lãnh đạo chính phủ trực tiếp tiếp xúc với các nhà đầu tư, đây là cách hiệu quả nhất.  - Tổ chức các diễn đàn đầu tư tại các trung tâm tài chính quan trọng.  - Sử dụng các phương tiện điện tử viễn thông để cung cấp các thông tin cần thiết đến cho các nhà đầu tư không có điều kiện tiếp xúc gặp gỡ với đoàn xúc tiến có được những thông tin về phát hành trái phiếu.  Có thể kết luận rằng, phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế là một kênh huy động vốn hữu hiệu đối với nền kinh tế các nước đang phát triển. Cũng như mọi vấn đề điều tồn tại hai mặt, nguồn vốn dồi dào của thị trường vốn quốc tế đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, nhưng cũng chính nguồn vốn này nếu không có những biện pháp quản lý sử dụng tốt sẽ gây những tác động đảo ngược, tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia. Vì vậy, để tiếp cận, khai thác nguồn vốn này Nhà nước cần thận trọng, nghiên cứu phân tích diễn biến tình hình thị trường tài chính quốc tế, nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, cũng như những nội dung cần thiết đảm bảo cho đợt phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường trái phiếu quốc tế thành công. Kết luận Trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngày càng lớn. Bên cạnh việc khai thác nguồn vốn đầu tư trong nước, cần phải huy động nguồn vốn từ nước ngoài bằng các hình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.Trong các kênh huy động vốn từ nước ngoài vào Việt Nam thì phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế là một trong những kênh hứa hẹn sẽ thu hút được những nguồn vốn lớn nhằm phát triển kinh tế của đất nước và từng bước tham gia vào thị trường vốn quốc tế. Nhưng hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế mới chỉ bắt đầu được thực hiện từ mấy năm trở lại đây và phần lớn các trái phiếu quốc tế được phát hành đều là trái phiếu chính phủ sau đó được giải ngân cho các doanh nghiệp Việt Nam.Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tự phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế do chưa có sự chuẩn bị thật tốt cho hoạt động này. Phần lớn các doanh nghiệp còn tâm lý e ngại trước bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu nên hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế chưa thực sự phát triển.Nhưng chúng ta vẫn có những điều kiện thuận lợi để phát hành trái phiếu quốc tế nên chính phủ đã khuyến khích doanh nghiệp tự phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.Một số doanh nghiệp Việt Nam đã và đang chuẩn bị phát hành trái phiếu quốc tế như Vinashin,EVN,VEC,. Và chính phủ cũng đã đưa ra bản dự thảo Nghị Định về Phát hành trái phiếu quốc tế tạo ra khung pháp lý cho hoạt động này ở Việt Nam.Ngoài ra chính phủ còn đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trương quốc tế.Việc trái phiếu quốc tế của Việt Nam bán hết rất nhanh trên thị trường trái phiếu quốc tế là một tín hiệu đáng mừng tạo đà tâm lý thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động này cần có những giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam nói chúng và trái phiếu quốc tế nói riêng. Đó là các biện pháp như cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia,chuẩn bị tài liệu liên quan đến việc phát hành trái phiếu quốc tế ,lựa chọn đối tác bảo lãnh phát hành,phân tích diễn biến liên quan đến tình hình tài chính quốc tế. Trên đây, đề án của em đá nghiên cứu về thực trạng hoạt động trái phiếu quốc tế của các doanh nghiệp Việt nam từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.Do sự hiểu biết còn thiếu sót và thông tin tìm hiểu chưa đầy đủ nên đề án còn nhiều sai sót kính mong thầy cô góp ý và sữa chữa Danh mục tài liệu tham khảo 1.Bộ Tài Chính Dự thảo Nghị định về phát hành trái phiếu quốc tế 2.Bộ Tài Chính-Quyết Định số QĐ 36-2006-BTC Quyết Định về việc ban hành quy chế quản lý và giám sát việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ năm 2005 3.Chính phủ-Nghị Quyết số NQ 07-CP Nghị Quyết về việc phát hành trái phiếu quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế 4.Chính phủ-Nghị Quyết số NQ 12-2005-CP Nghị Quyết về mức phát hành trái phiếu quốc tế của Chính Phủ  5.Nguyễn Quốc Đồng Việt Nam và vấn đề phát hành trái phiếu quốc tế 6.Trần Xuân Hiền trang web vietbao.vn Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát hành trái phiếu quốc tế để huy động vốn trong dài hạn của doanh nghiệp 7.Vũ Lê- Học Viện Tài Chính Thị trường trái phiếu quốc tế và thực tiễn Việt Nam 8.Lớp MBA6- Đại học mở Thành Phố Hồ Chí Minh Giải pháp phát hành trái phiếu Việt Nam 9.Lê Hoàng Nga-Nguyễn Thu Hà Thị trường trái phiếu Việt Nam: thực trạng và giải pháp 10.Bùi Kim Yến-Nguyễn Minh Hiền Giáo trình thị trường tài chính 11. Lê Vũ Nam trang web vietbao.vn Những vấn đề cơ bản của pháp luật về kinh doanh chứng khoán 12.Trang Nhung-Diễn đàn doanh nghiệp Phát hành trái phiếu quốc tế: Hứa hẹn nhưng không dễ 13. Đặng Thị Nhàn –Đại học Ngoại thương Thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 14. Văn Tiến trang web vietnamnet.vn Phát hành trái phiếu quốc tế: “Oai” hơn đi vay 15. Bá Tú trang web www.dddn.com.vn Trái phiếu quốc tế : Nguồn vốn mới 16.Thời báo kinh tế Sài Gòn www.vietbao.vn Thị trường tiền tệ và bộ ba bất khả thi 17.Thông tấn xã Việt Nam Định mức tín nhiệm,cánh cửa để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường vốn quốc tế 18. Trang web vietbao.vn Ai sẽ ra sân chơi quốc tế? 19.Bùi Kim Yến Giáo trình thị trường chứng khoán- chương 13 - NXB Đại Học Kinh Tế TP HCM Phụ Lục CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 12/2005/NQ-CP _______________________________________________ Hà Nội, ngày 24 tháng10 năm 2005 NGHỊ QUYẾT Về mức phát hành trái phiếu Quốc tế của Chính phủ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Công văn số 207/BTC-VP ngày 21 tháng 10 năm 2005 về việc tăng hạn mức phát hành trái phiếu quốc tế, NGHỊ QUYẾT: Chính phủ đồng ý tăng mức phát hành trái phiếu quốc tế từ 500 triệu USD (năm trăm triệu đô la Mỹ) được nêu tại Nghị quyết số 11/2005/NQ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ lên tối đa là 750 triệu USD (bảy trăm năm mươi triệu đô la Mỹ) và giao cho Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Người được Bộ trưởng Bộ Tài chính uỷ quyền quyết định mức tăng thêm cụ thể./. TM.CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG (Đã ký) Phan Văn Khải BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 36/2006/QĐ-BTC _______________________________________________ Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2006 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUI CHẾ QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ NĂM 2005   BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ ban hành Qui chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính đối ngoại. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và giám sát việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ năm 2005. Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Điều 3: Vụ trưởng Vụ Tài chính đối ngoại, thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. KKT.BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (Đã ký) Trần Văn Tá QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ NĂM 2005 (Ban hành theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BTC ngày 07 tháng 07 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này qui định việc quản lý và giám sát sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế phát hành năm 2005 để thực hiện mục tiêu hiện đại hoá và nâng cấp ngành đóng tàu biển của Tổng công ty Công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam (“VINASHIN”) theo Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 01/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế năm 2005, Nghị quyết số 11/2005/NQ-CP của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2005 và Nghị quyết 12/2005/NQ-CP ngày 24/10/2005 của Chính phủ về mức phát hành trái phiếu quốc tế. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Nguồn vốn trái phiếu quốc tế: Là nguồn tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế trong đợt phát hành vào tháng 10 năm 2005 có trị giá danh nghĩa là 750 triệu USD. Ngân hàng bảo lãnh phát hành: Là Ngân hàng Credit Suisse First Boston (nay là Ngân hàng Credit Suisse, gọi tắt là “CSFB”) là Ngân hàng bảo lãnh phát hành cho Bộ Tài chính theo hợp đồng mua bán trái phiếu ký giữa Bộ Tài chính và CSFB ngày 27/10/2005. Đại lý thanh toán: Là Ngân hàng New York (Bank of New York) làm đại lý thanh toán trái phiếu cho Bộ Tài chính theo hợp đồng đại lý thanh toán ký giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng New York ngày 03/11/2005. Công ty được uỷ quyền: Là Công ty Tài chính công nghiệp tàu thuỷ đơn vị trực thuộc VINASHIN được VINASHIN uỷ quyền thực hiện các nhiệm vụ qui định tại Điều 6 của Quy chế này và VINASHIN hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động của Công ty được uỷ quyền . Hợp đồng cho vay lại: Là hợp đồng cho vay lại nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ số 01/2005/BTC-VINASHIN ký giữa Bộ Tài chính và Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam ngày 3 tháng 11 năm 2005. Điều 3. Nguồn vốn trái phiếu quốc tế được ưu tiên đầu tư cho các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hóa và nâng cao năng lực ngành đóng tàu biển Việt Nam theo quyết định 914/QĐ-TTg ngày 01/09/2005 của Thủ tướng chính phủ, bao gồm cả việc bổ sung vốn cho các dự án VINASHIN dự kiến thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn vay của Quỹ hỗ trợ phát triển, vốn tự có hoặc vốn vay từ các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước nhưng chưa thu xếp được. VINASHIN có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, có hiệu quả, cân đối tài chính của toàn hệ thống để đảm bảo trả nợ đầy đủ và đúng hạn, không dùng nguồn vốn này để xử lý cho các thiệt hại, rủi ro do VINASHIN gây ra. Điều 4. Bộ Tài chính ủy quyền cho Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là ngân hàng phục vụ (sau đây gọi là “Ngân hàng phục vụ”) mở tài khoản cho Bộ Tài chính và VINASHIN để tiếp nhận nguồn vốn trái phiếu quốc tế, thực hiện giám sát việc giải ngân đúng mục đích theo kế hoạch tổng thể do Công ty được uỷ quyền lập theo qui định của Điều 7, Khoản 2 của Quy chế này và giám sát tài sản thế chấp theo Hợp đồng uỷ quyền của Bộ Tài chính. II. CÁC QUI ĐỊNH CỤ THỂ Điều 5. Các điều kiện cho vay lại 1) Trị giá cho vay lại: Bằng trị giá danh nghĩa của đợt trái phiếu quốc tế năm 2005 là 750 triệu USD (Bảy trăm năm mươi triệu Đô la Mỹ). 2) Đồng tiền cho vay lại: Đồng tiền cho vay lại là đồng Đô La Mỹ (USD). 3) Lãi suất cho vay lại: Bằng lãi suất trái phiếu (coupon) là 6,875%/năm tính trên giá trị danh nghĩa của trái phiếu. Lãi trái phiếu được trả 6 tháng một lần theo đúng kỳ hạn thanh toán lãi trái phiếu vào 15/1 và 15/7 hàng năm, kỳ trả lãi đầu tiên vào ngày 15/01/2006. 4) Thời điểm nhận nợ: VINASHIN nhận nợ tính từ ngày 03/11/2005. 5) Thời hạn cho vay lại: Thời hạn cho vay lại bằng thời hạn trái phiếu phát hành. Gốc trái phiếu trả một lần vào ngày đáo hạn trái phiếu là ngày 15/01/2016. 6) Các khoản phí: Hàng năm, VINASHIN phải chịu các khoản chi phí thanh toán trả cho Đại lý thanh toán theo thông báo chính thức của Bộ Tài chính cho từng kỳ hạn cùng với kỳ hạn thanh toán lãi trái phiếu. VINASHIN không phải trả khoản phí cho vay lại trong nước cho Bộ Tài chính. 7) Trả nợ: Gốc, lãi trái phiếu và các khoản phí phát sinh do VINASHIN trực tiếp thanh toán cho Đại lý thanh toán trên cơ sở công văn thông báo của Bộ Tài chính kèm theo các chứng từ do Đại lý thanh toán cung cấp. 8) VINASHIN thực hiện trả nợ bằng đồng đô la Mỹ (USD). Trong trường hợp có khó khăn về ngoại tệ, VINASHIN có thể thực hiện trả nợ bằng Đồng Việt Nam theo thoả thuận từng lần với Bộ Tài chính theo qui định của Điều 11 của Quy chế này. Tỷ giá áp dụng là tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ (USD) do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển tiền. 9) Thủ tục chuyển tiền trái phiếu: Ngay sau khi nhận được tiền, Bộ Tài chính sẽ chuyển ngay toàn bộ số tiền trên vào tài khoản của VINASHIN để VINASHIN sử dụng và VINASHIN cần xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đủ số tiền và gửi cho Bộ Tài chính chậm nhất sau 1 ngày kể từ ngày tiền đã vào tài khoản. Điều 6. Công ty được uỷ quyền VINASHIN giao Công ty được uỷ quyền thay mặt VINASHIN thực hiện các công việc sau đây: 1) Tiếp nhận và quản lý toàn bộ nguồn vốn trái phiếu quốc tế. 2) Thực hiện việc giải ngân, thu hồi nợ đối với các chủ dự án đầu tư, phương án kinh doanh qui định tại Điều 3 của Quy chế này. 3) Thực hiện các nghiệp vụ bảo toàn và phát triển nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi có hiệu quả cao nhất theo qui định của Quy chế này và phân cấp của VINASHIN. 4) Giám sát việc sử dụng khoản vay và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giám sát chi từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế theo Quy chế và các quy định liên quan của pháp luật. 5) Trả nợ cho Bộ Tài chính khi đến hạn. 6) Thực hiện việc mở, duy trì sổ sách kế toán để theo dõi và hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc tiếp nhận, sử dụng và hoàn trả nguồn vốn trái phiếu quốc tế theo qui định của Quy chế này, các qui định liên quan của pháp luật; Lập và duy trì các báo cáo tài chính đối với việc sử dụng và thanh toán gốc, lãi, phí của Nguồn vốn trái phiếu quốc tế. VINASHIN ký hợp đồng uỷ quyền với Công ty được uỷ quyền qui định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên căn cứ các qui định của Quy chế này và các qui định về phân cấp, uỷ quyền quản lý nguồn vốn trái phiếu quốc tế của VINASHIN và chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc uỷ quyền của mình theo qui định của pháp luật. Điều 7. Sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế 1) Yêu cầu về dự án: Các dự án của VINASHIN sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế phải thực hiện theo đúng các qui định của Nhà nước về quản lý đầu tư, xây dựng cơ bản và đảm bảo được các yêu cầu sau: - Nằm trong qui hoạch ngành, qui hoạch kinh tế - xã hội hoặc qui hoạch xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp các dự án chưa có trong qui hoạch phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt qui hoạch. - Có báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với Luật và các văn bản qui phạm pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản. - Trường hợp đặc biệt, nếu thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đối với các dự án nhóm A chưa được duyệt thì trong quyết định đầu tư phải qui định rõ mức vốn của từng hạng mục công trình, có thiết kế và dự toán hạng mục sử dụng vốn được duyệt. 2) Lập kế hoạch sử dụng vốn VINASHIN có trách nhiệm lập kế hoạch tổng thể phân bổ nguồn trái phiếu quốc tế cho các dự án, phương án đầu tư, cụ thể cho từng dự án, phương án và có chia theo hàng năm. Kế hoạch này (bao gồm kế hoạch điều chỉnh, bổ sung) phải được chuyển ngay cho Bộ Tài chính và Ngân hàng phục vụ làm căn cứ giám sát việc sử dụng vốn. Công ty được ủy quyền, căn cứ trên kế hoạch tổng thể phân bổ nguồn vốn trái phiếu, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cụ thể cho từng năm, có chia theo quý (bao gồm kế hoạch rút vốn cho các dự án, kế hoạch sử dụng vốn nhàn rỗi. Kế hoạch này phải được VINASHIN phê duyệt và gửi cho Bộ Tài chính và Ngân hàng phục vụ để giám sát việc thực hiện Trên cơ sở kế hoạch sử dụng vốn trái phiếu hàng năm đã được phê duyệt, Công ty được ủy quyền xây dựng chi tiết kế hoạch sử dụng hàng quý và tổng hợp lũy kế tình hình sử dụng từ đầu năm gửi VINASHIN phê duyệt và gửi cho Bộ Tài chính và Ngân hàng phục vụ. Kế hoạch quý phải được gửi trước ngày 15 tháng cuối cùng của quý trước, và kế hoạch năm được gửi trước ngày 15/11 của năm trước. VINASHIN được phép yêu cầu các chủ dự án nhận nợ ngay theo kế hoạch tổng thể phân bổ nguồn vốn trái phiếu quốc tế, nhưng việc rút vốn chỉ được thực hiện để tạm ứng, thanh toán cho các dự án theo đúng các qui định tại Khoản 3 Điều này. Lãi suất nhận nợ không vượt quá lãi suất cho vay cùng kỳ hạn của ngân hàng thương mại trong nước. 3) Rút vốn thanh toán - Việc rút vốn để tạm ứng, thanh toán bằng nguồn vốn trái phiếu quốc tế thực hiện theo đúng các qui định về tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản và phù hợp với kế hoạch phân bổ vốn tổng thể do VINASHIN phê duyệt. - Việc rút vốn chỉ được thực hiện sau khi có quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền và thực hiện theo các gói thầu của dự án, trừ các chi phí chung của dự án không được phân bổ vào các gói thầu. - Mức tạm ứng, thời hạn hoàn tạm ứng của các gói thầu phù hợp với qui định của pháp luật và kế hoạch vốn cho dự án trong năm. - Khối lượng phát sinh phải được cấp thẩm quyền phê duyệt (nếu khối lượng phát sinh được đấu thầu) hoặc dự toán bổ sung phải được cấp thẩm quyền phê duyệt (nếu khối lượng phát sinh không được đấu thầu) trước khi thanh toán. - Khi có nhu cầu rút vốn, các chủ dự án cần lập giấy đề nghị rút vốn, gửi cho Công ty được uỷ quyền và xuất trình kèm theo các chứng từ như sau: i) Đối với các chi phí chung của dự án: 1. Đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng: Quyết định phê duyệt phương án đền bù, giải phóng mặt bằng của cấp có thẩm quyền; 2. Đối với chi phí quản lý dự án và chi phí khác: Các hoá đơn, chứng từ phù hợp với Quyết định đầu tư. ii) Đối với các gói thầu do Chủ dự án tự thực hiện: 1. Quyết định cho phép tự thực hiện (Trường hợp trong quyết định đầu tư không chỉ định rõ gói thầu hoặc dự án do chủ dự án được phép tự thực hiện); 2. Dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong trường hợp đặc biệt dự toán chưa được phê duyệt nhưng một số vật tư, thiết bị, cấu kiện có giá trị lớn đòi hỏi phải dự trữ hoặc gia công trước hoặc một số chi phí chuẩn bị sản xuất cần thiết để đảm bảo tiến độ thi công thì phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán chấp thuận bằng văn bản; 3. Các hợp đồng kinh tế và/hoặc các chứng từ, hoá đơn phù hợp với dự toán công trình được duyệt hoặc Văn bản chấp thuận do cấp có thẩm quyền phê duyệt. iii) Đối với các gói thầu khác: 1. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp trong Quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt đề cương khảo sát và lập dự án đầu tư hoặc quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu đã chỉ định đơn vị thực hiện, thì có thể dùng các quyết định này để thay thế. 2. Hợp đồng kinh tế. 3. Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành hợp lệ đối với việc thanh toán các gói thầu xây lắp, gói thầu tư vấn. 4. Biên bản bàn giao và phiếu nhập kho đối với việc thanh toán các gói thiết bị mua sắm trong nước chưa lắp đặt. 5. Biên bản nghiệm thu đối với việc thanh toán các gói thiết bị mua sắm trong nước cần lắp đặt. 6. Bộ chứng từ thanh toán hợp lệ đối với việc thanh toán các gói thiết bị nhập khẩu. 7. Các chứng từ khác qui định về điều kiện tạm ứng và thanh toán tại hợp đồng kinh tế. * Đối với việc hoán đổi nguồn vốn đầu tư: Ngoài các chứng từ qui định trên đây, chủ dự án phải cung cấp cho Công ty được uỷ quyền tài liệu chứng minh việc đã dùng nguồn vốn khác để thanh toán cho nhà thầu. 4) Đối với việc hoán đổi nguồn vốn vay cho đầu tư: Trường hợp chủ dự án có các dự án đầu tư đã và đang thực hiện bằng nguồn vốn vay khác, phù hợp với mục đích đã nêu tại Điều 3 của Quy chế này, có các điều kiện kém thuận lợi hơn việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế (bao gồm các nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng, vốn vay khác) VINASHIN có thể dùng nguồn trái phiếu quốc tế cho các chủ dự án vay để hoán đổi các nguồn vốn này nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư nếu được các chủ nợ chấp nhận và với điều kiện chi phí trả trước không vượt quá chi phí vay của nguồn trái phiếu quốc tế. 5) Sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, VINASHIN thông qua Công ty được uỷ quyền được phép đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi bao gồm (i) nguồn vốn trái phiếu quốc tế trong thời gian các chủ dự án chưa nhận nợ; (ii) nguồn vốn các chủ dự án đã nhận nợ những chưa rút vốn; (iii) nguồn thu nợ từ các dự án đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế và các phương án kinh doanh được duyệt chưa đến hạn trả. Việc sử dụng nguồn nhàn rỗi phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ Bộ Tài chính khi đến hạn cũng như đến tiến độ rút vốn thanh toán của các dự án đầu tư, phương án kinh doanh được duyệt; ưu tiên cho vay đối với các dự án đóng tàu xuất khẩu và các nhu cầu vốn lưu động khác của các đơn vị thành viên; hỗ trợ các chương trình và mục tiêu khác của VINASHIN trong từng thời kỳ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Công ty được uỷ quyền thực hiện các nghiệp vụ bảo toàn và phát triển vốn trong phạm vi giấy phép hoạt động của Công ty do Ngân hàng Nhà nước cấp, theo uỷ quyền và phân cấp của VINASHIN, bao gồm cả việc vay vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để bù đắp cho các khoản thiếu hụt tiền mặt tạm thời để thực hiện giải ngân, rút vốn thanh toán hoặc trả nợ cho Bộ Tài chính. Trong thời gian các dự án chưa rút,VINASHIN được quyền sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi theo các qui định của pháp luật và Quy chế này. Toàn bộ thu nhập từ việc đầu tư tạm thời các khoản vay đã nhận nợ của các chủ dự án, sau khi trừ đi các chi phí kinh doanh liên quan, Công ty được uỷ quyền báo cáo VINASHIN và phân bổ toàn bộ cho các chủ dự án theo số dư thực tế của khoản tiền nhàn rỗi trong kỳ hạch toán của mỗi chủ dự án. Các chủ dự án không được hạch toán khoản thu này vào thu nhập hoạt động tài chính mà phải giảm trừ trực tiếp vào chi phí đi vay để tính toán chi phí vốn hoá của dự án, phương án đầu tư theo qui định của pháp luật. Công ty được uỷ quyền phải mở sổ theo dõi riêng nguồn vốn chờ thanh toán của các chủ dự án, độc lập với các tài sản khác của Công ty được uỷ quyền, cũng như các tài sản của các tổ chức, cá nhân khác do Công ty được uỷ quyền quản lý, giữ hộ để hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc nhận nợ, rút vốn thanh toán và kinh doanh tạm thời các khoản vay đã nhận nợ của các chủ dự án, làm căn cứ để Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát quá trình rút vốn thanh toán. Điều 8. Thanh toán gốc, lãi và phí trái phiếu 1) VINASHIN có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, kịp thời gốc, lãi và các khoản phí liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế theo thông báo của Bộ Tài chính và trong mọi trường hợp không làm phương hại hay ảnh hưởng đến các quyền và quyền được bồi thường của Bộ Tài chính theo các Thỏa thuận đã ký giữa Bộ Tài chính với Ngân hàng bảo lãnh phát hành và Đại lý thanh toán (Bank of New York). 2) Trước 3 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán lãi trái phiếu, VINASHIN tạm thời tính toán số lãi trái phiếu phải trả và chuyển đủ số tạm tính vào tài khoản của VINASHIN mở tại BIDV. 3) Sau khi nhận được các chứng từ đòi tiền gồm chứng từ thanh toán gốc, lãi và các khoản phí phát sinh, các chứng từ liên quan đến phí do Đại lý thanh toán (Bank of New York) cung cấp, Bộ Tài chính kiểm tra sự chính xác của các chứng từ và sao gửi toàn bộ các chứng từ kèm theo yêu cầu thanh toán cho VINASHIN. 4) Căn cứ yêu cầu thanh toán của Bộ Tài chính, VINASHIN thanh toán trực tiếp các khoản gốc, lãi, phí trực tiếp vào tài khoản của Đại lý thanh toán để hoàn trả cho người nắm giữ trái phiếu. 5) Trong trường hợp Bộ Tài chính ứng trả thay hoặc VINASHIN trả nợ bằng đồng Việt Nam thì Bộ Tài chính thanh toán trực tiếp cho Đại lý thanh toán để hoàn trả cho người nắm giữ trái phiếu. Điều 9. Đảm bảo thanh toán, bồi thường VINASHIN thực hiện các biện pháp để đảm bảo cho việc thanh toán các nghĩa vụ nợ trái phiếu quốc tế như sau: 1) VINASHIN thoả thuận với các chủ dự án và quyết định mức lãi suất cho vay lại đối với các chủ dự án để đảm bảo việc trả lãi, phí hàng năm của trái phiếu, bù đắp các chi phí liên quan và có dự phòng. 2) VINASHIN được phép phân bổ khoản phí phát hành trái phiếu ban đầu cho các chủ dự án sử dụng nguồn trái phiếu quốc tế theo hình thức thu hộ - chi hộ. 3) VINASHIN phải yêu cầu các chủ dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế mua bảo hiểm tài sản hình thành từ nguồn trái phiếu quốc tế theo qui định của pháp luật. 4) VINASHIN, thông qua Công ty được uỷ quyền trích lập các quỹ dự phòng theo qui định của pháp luật. Ngoài ra, VINASHIN được phép lập và hạch toán toàn bộ chênh lệch thu - chi phát sinh từ việc sử dụng nguồn trái phiếu quốc tế vào Quỹ dự phòng trả nợ trái phiếu quốc tế. Quỹ dự phòng trả nợ trái phiếu quốc tế chỉ được dùng để trả nợ cho nguồn vốn trái phiếu quốc tế. Sau khi trả hết nợ trái phiếu (gốc, lãi, phí), VINASHIN phải kết chuyển toàn bộ số dư của quỹ dự phòng trả nợ trái phiếu quốc tế vào thu nhập từ hoạt động tài chính để nộp thuế theo qui định của pháp luật. 5) Tối thiểu 6 tháng trước khi đến hạn trả nợ gốc trái phiếu, VINASHIN lập và gửi Bộ Tài chính phương án huy động nguồn tiền trả nợ và định kỳ hàng tháng báo cáo Bộ Tài chính tiến độ thực hiện phương án và các nội dung bổ sung, điều chỉnh phương án nếu có. 6) Tài sản thế chấp và đảm bảo tiền vay: VINASHIN sử dụng toàn bộ tài sản hình thành của khoản vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ để thế chấp và đảm bảo cho khoản vay lại. Trong trường hợp, tài sản được hình thành từ nhiều nguồn vốn thì tài sản thế chấp, đảm bảo được tính toán theo tỷ trọng đóng góp của từng nguồn vốn. VINASHIN sẽ cung cấp cho Bộ Tài chính và Ngân hàng phục vụ toàn bộ danh sách các dự án và toàn bộ tài sản mà VINASHIN đầu tư bằng nguồn tiền phát hành trái phiếu quốc tế được sử dụng để thế chấp và đảm bảo tiền vay. Bộ Tài chính ký hợp đồng uỷ quyền cho Ngân hàng phục vụ thực hiện quyền giám sát đối với các tài sản thế chấp và đảm bảo của khoản vay này và trong trường hợp cần thiết áp dụng các chế tài về thế chấp tài sản và đảm bảo tiền vay theo pháp luật và các qui định của ngân hàng hiện hành để thu hồi nợ. 7) Trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính có quyền áp dụng các chế tài về thế chấp tài sản và đảm bảo tiền vay theo qui định của pháp luật để thu hồi nợ. 8) Quyền ưu tiên thanh toán nợ: Quyền ưu tiên cao nhất về các nghĩa vụ nợ phải thanh toán được dành cho khoản vay từ nguồn trái phiếu quốc tế của Chính phủ. Trong một thời điểm, nếu VINASHIN có các nghĩa vụ nợ đến hạn thì quyền thanh toán trước tiên là thanh toán các nghĩa vụ nợ trái phiếu quốc tế của Chính phủ. 9) Trong trường hợp VINASHIN không thực hiện được các nghĩa vụ của mình, Bộ Tài chính có quyền tuỳ theo sự lựa chọn của mình yêu cầu VINASHIN bồi thường theo qui định của pháp luật, kể cả việc yêu cầu tất cả các ngân hàng phục vụ phong toả các tài khoản của VINASHIN để trả nợ. Điều 10. Trường hợp ứng vốn 1) Trong trường hợp đột xuất, VINASHIN chưa thu xếp kịp tiền để thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ đến hạn, VINASHIN phải có công văn đề nghị Bộ Tài chính ứng vốn trước để trả nợ. Thời hạn thông báo phải trước ngày đến hạn 01 tháng (trường hợp trả lãi và phí) và trước 03 tháng (trường hợp trả nợ gốc). 2) Lãi suất ứng vốn thanh toán và lãi chậm trả: Để được ứng vốn trả nợ, VINASHIN phải ký với Bộ Tài chính một Hợp đồng phụ trên cơ sở Hợp đồng cho vay lại số 01/2005/BTC-VINASHIN ký giữa Bộ Tài chính và VINASHIN ngày 03/11/2005 với các điều kiện được hai bên thoả thuận cụ thể về thời hạn hoàn trả và lãi suất ứng vốn, trên nguyên tắc VINASHIN nhận nợ bằng đồng USD với lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất cho vay USD của các ngân hàng thương mại trong nước tại thời điểm ứng vốn nhưng không thấp hơn lãi suất trái phiếu. Lãi suất chậm trả sẽ bằng 150% của lãi suất ứng vốn tính trên số ngày quá hạn thực tế. 3) Thủ tục thanh toán: Trong trường hợp Bộ Tài chính ứng vốn cho VINASHIN thì việc trả nợ do Bộ Tài chính thực hiện trực tiếp vào tài khoản của Đại lý thanh toán. Sau khi thực hiện, Bộ Tài chính sẽ thông báo chính thức số tiền đã ứng cộng với phí chuyển tiền thanh toán để chính thức ghi vào Hợp đồng vay phụ. 4) Bộ Tài chính chỉ ứng vốn để thanh toán cho một kỳ hạn lãi và lần ứng vốn tiếp chỉ thực hiện khi lần ứng trước đã được VINASHIN hoàn trả. 5) Toàn bộ thủ tục ứng vốn được thực hiện theo Quy chế quản lý Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài tại Quyết định số 10/2006/QĐ-BTC ngày 28/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Điều 11. Trả nợ bằng đồng Việt Nam 1) Thông báo trước: Trong trường hợp có khó khăn về ngoại tệ, VINASHIN có thể trả bằng đồng Việt Nam . Để thực hiện việc trả nợ bằng đồng Việt Nam, VINASHIN phải thông báo chính thức cho Bộ Tài chính bằng văn bản trước ngày đến hạn trả nợ 01 tháng (đối với phần trả lãi và phí) và trước 03 tháng (đối với khoản thanh toán trả gốc) để Bộ Tài chính thu xếp việc chuyển đổi tiền Việt Nam thành đồng đô la Mỹ. 2) Thủ tục thanh toán: VINASHIN chuyển toàn bộ số tiền đồng Việt Nam tương đương với số tiền USD do Bộ Tài chính thông báo có thể thu xếp được và qui đổi theo tỷ giá nêu tại Điều 5, Khoản 8 trên đây cộng thêm phí chuyển tiền dự kiến phải trả ngân hàng vào tài khoản do Bộ Tài chính chỉ định. Bộ Tài chính sẽ chuyển tiền thanh toán trực tiếp cho Đại lý thanh toán theo quy định tại Điều 8, Khoản 5 của Quy chế này. 3) Quyết toán khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam: Sau khi thực hiện việc chuyển tiền cho Đại lý thanh toán, Bộ Tài chính sẽ thông báo chính thức cho VINASHIN số tiền Việt Nam tương ứng với số ngoại tệ đã thanh toán (bao gồm cả phí chuyển tiền). Quyết toán khoản tiền chuyển được thực hiện ngay sau khi Bộ Tài chính chuyển tiền thanh toán cho Đại lý thanh toán. i) Trường hợp số tiền Việt Nam phải trả vượt số tiền mà VINASHIN đã chuyển cho Bộ Tài chính thì Bộ Tài chính sẽ thông báo chính thức cho VINASHIN bằng văn bản số tiền còn thiếu và trong vòng 2 ngày làm việc VINASHIN phải chuyển đủ số tiền Việt Nam còn thiếu vào tài khoản của Bộ Tài chính. ii) Trường hợp số tiền Việt Nam phải trả thấp hơn số tiền mà VINASHIN đã chuyển cho Bộ Tài chính thì Bộ Tài chính sẽ thông báo chính thức cho VINASHIN bằng văn bản số tiền thừa và trong vòng 2 ngày làm việc Bộ Tài chính phải chuyển trả số tiền thừa vào tài khoản của VINASHIN. Điều 12. Chế độ hạch toán, báo cáo, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán 1) VINASHIN có trách nhiệm thực hiện việc hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước. 2) VINASHIN có trách nhiệm lập và gửi cho Bộ Tài chính các báo cáo về kế hoạch sử dụng vốn theo qui định tại Điều 7, Khoản 2 của Quy chế này. 3) Định kỳ hàng tháng, quý, năm VINASHIN có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện rút vốn và bố trí, sử dụng vốn trái phiếu tạm thời nhàn rỗi gửi cho Bộ Tài chính. Báo cáo phải gửi trước ngày 05 của tháng kế tiếp đối với báo cáo tháng; trước ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo đối với báo cáo Quý; và trước ngày 31/01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm. 4) Kết thúc năm tài chính, VINASHIN lựa chọn công ty kiểm toán để thực hiện kiểm toán toàn bộ các báo cáo tài chính năm do Công ty được uỷ quyền lập và nộp cho Bộ Tài chính chậm nhất là 15 ngày sau khi có Biên bản kiểm toán. 5) VINASHIN chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn từ nguồn trái phiếu quốc tế đúng mục đích và có hiệu quả của các đơn vị, tổ chức trong hệ thống của mình. 6) VINASHIN (bao gồm các đơn vị vay lại vốn của VINASHIN từ nguồn trái phiếu Quốc tế) có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, quyết toán vốn đầu tư theo qui định hiện hành. Điều 13. Trách nhiệm của VINASHIN 1) Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng nguồn tiền phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ được vay lại theo đúng mục tiêu mà Chính phủ đã phê duyệt. Mọi hành vi sử dụng sai mục đích hoặc không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết theo Hợp đồng cho vay lại sẽ bị xử lý theo pháp luật qui định. 2) Chịu trách nhiệm nhận nợ, hoàn trả cho Bộ Tài chính theo đúng các thoả thuận của Hợp đồng cho vay lại, hợp đồng vay phụ (nếu có) và qui định của Quy chế này. 3) Thông qua Công ty được uỷ quyền mở và duy trì các sổ sách kế toán, tập hợp các tài liệu chứng từ phù hợp về việc rút vốn và sử dụng khoản vay này theo các qui định tại Điều 7 Quy chế này. 4) Gửi các kế hoạch, báo cáo cho Bộ Tài chính và Ngân hàng phục vụ về tình hình sử dụng tiền và thanh toán các nghĩa vụ trái phiếu theo quy định tại Điều 7, Khoản 2; Điều 9, Khoản 5 và Điều 12 của Quy chế này. Điều 14. Trách nhiệm của Ngân hàng phục vụ 1) Thực hiện chức năng thanh toán theo đúng qui định hiện hành. 2) Thực hiện việc quản lý việc tiếp nhận, thực hiện việc chuyển tiền hoàn trả nguồn vốn trái phiếu quốc tế của VINASHIN theo uỷ quyền của Bộ Tài chính, báo cáo kịp thời với Bộ Tài chính về tình hình rút vốn, đánh giá về thực trạng sử dụng vốn của VINASHIN và các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. 3) Thực hiện chức năng giám sát những tài sản thế chấp và đảm bảo tiền vay hình thành từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế đảm bảo các tài sản này không được dùng vào các mục đích khác với mục đích đã đề cập tại Điều 9, Khoản 6 của Quy chế này và theo đúng các quy định tại Hợp đồng ủy quyền ký với Bộ Tài chính. 4) Thực hiện đúng các qui định tại “Thoả thuận khung về việc hợp tác quản lý nguồn vốn của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam được Bộ Tài chính cho vay lại từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế” ký giữa VINASHIN và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngày 03/11/2005. 5) Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc giám sát, kiểm tra tình hình sử dụng vốn trái phiếu quốc tế của VINASHIN. Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Tài chính 1) Cung cấp cho VINASHIN các văn bản pháp lý (bản sao) liên quan đến đợt phát hành trái phiếu quốc tế , bao gồm: - Thoả thuận mua bán trái phiếu (Purchase Agreement) ký giữa Bộ Tài chính và Ngân Hàng Bảo lãnh phát hành (Ngân hàng CSFB); - Thoả thuận Đại lý thanh toán (Fiscal Agent Agreement) ký giữa Bộ Tài chính và Bank of New York; - Bảng quyết toán các khoản chi phí khấu trừ vào tiền phát hành trái phiếu quốc tế do Bộ Tài chính và Ngân hàng bảo lãnh phát hành thực hiện. 2) Chuyển tiền kịp thời vào tài khoản của VINASHIN khi tiền về đến tài khoản của Bộ Tài chính. 3) Kiểm tra toàn bộ số tiền lãi, phí đến hạn kèm theo chứng từ thực tế do Đại lý thanh toán cung cấp và thông báo kịp thời cho VINASHIN để thực hiện việc thanh toán. 4) Trong trường hợp cần thiết, phải ứng vốn hoặc trả nợ bằng đồng Việt Nam, Bộ Tài chính cần thực hiện việc thanh toán kịp thời các nghĩa vụ thanh toán (gốc, lãi, phí của trái phiếu) cho Đại lý thanh toán. 5) Thực hiện việc kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình sử dụng vốn trái phiếu quốc tế cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ trái phiếu quốc tế của VINASHIN. Điều 16. Mọi sự thay đổi, bổ sung Quy chế này cho phù hợp với tình hình thực tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. CHÍNH PHỦ ________ Số: 07/NQ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________________________ Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2007 NGHỊ QUYẾT Về việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Nghị quyết số 26/2007/NQ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2007 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2007; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế năm 2007, QUYẾT NGHỊ: 1. Chấp thuận việc phát hành trái phiếu Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế trong năm 2007 (sau đây gọi là trái phiếu quốc tế) với các nội dung sau: a) Hình thức phát hành theo phương thức phát hành trái phiếu toàn cầu và theo quy tắc 144/Điều khoản S; b) Mức phát hành 1 tỷ đôla Mỹ (USD); c) Thời hạn trái phiếu từ 15 đến 20 năm; d) Loại ngoại tệ phát hành: đôla Mỹ (USD); đ) Mục đích sử dụng: cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam vay lại để thực hiện đầu tư các dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án mua tàu vận tải, Dự án thủy điện Xê Ca Mản 3 và Nhà máy Thủy điện Hủa Na. 2. Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc người được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền ký các văn bản pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu quốc tế với các điều khoản theo thông lệ quốc tế và quyết định mọi điều kiện, điều khoản của trái phiếu quốc tế. 3. Giao Bộ Tư pháp làm tư vấn pháp lý Việt Nam đối với đợt phát hành trái phiếu quốc tế. 4. Bộ trưởng Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức việc phát hành trái phiếu quốc tế trong năm 2007. Sau khi thực hiện xong việc phát hành trái phiếu quốc tế, Bộ Tài chính tổng kết và báo cáo Chính phủ. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam xây dựng phương án sử dụng vốn hiệu quả, trả nợ đầy đủ (gốc và lãi) đúng hạn. 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan liên quan cung cấp cho Bộ Tài chính các số liệu cần thiết liên quan đến Bản cáo bạch phục vụ việc phát hành trái phiếu quốc tế năm 2007. Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP, BTCN, các PCN,   Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,   Người phát ngôn của Thủ tướng CP,   các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTTH (5b) M305 TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG (Đã ký) Nguyễn Tấn Dũng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5938.doc
Tài liệu liên quan