Đề tài Nghiên cứu tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong các làng nghề Hà Nội và một số tỉnh lân cận – trường hợp làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn

Nghiên cứu tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong các làng nghề Hà Nội và một số tỉnh lân cận – trường hợp làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơnMỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ TIẾP CẬN SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG LÀNG NGHỀ 3 I. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN. 3 1. Sản xuất sạch hơn trong hệ thống thứ bậc quản lý môi trường. 3 2. Khái niệm về sản xuất sạch hơn và các khái niệm tương đương. 4 3. Các giải pháp SXSH. 7 4. Thực tiễn áp dụng SXSH ở Việt Nam. 10 II. TIẾP CẬN SXSH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ. 13 1. Khái niệm, vai trò của làng nghề. 13 1.1 Khái niệm làng nghề. 13 1.2 Vai trò của làng nghề. 14 2. Tiếp cận SXSH trong các làng nghề. 17 2.1.Cơ sở của việc tiếp cận SXSH trong các làng nghề. 17 2.2.Các cơ hội SXSH trong các làng nghề. 17 3. Lợi ích của SXSH. 20 3.1. Lợi ích kinh tế của SXSH. 20 3.1.1. SXSH giúp tăng năng suất. 20 3.1.2. Giảm chi phí. 20 3.1.3. Các cơ hội thị trường mới được cải thiện. 20 3.1.4. Khả năng tiếp cận nguồn tài chính tốt hơn. 21 3.2. Lợi ích môi trường của SXSH. 21 3.2.1. Môi trường làng nghề được cải thiện liên tục. 21 3.2.2. Tuân thủ pháp luật về môi trường tốt hơn. 22 CHƯƠNG II. BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG SXSH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ TỈNH LÂN CẬN. 23 I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI VÀ TẠI MỘT SỐ TỈNH LÂN CẬN. 23 1. Tình hình phát triển làng nghề 23 2. Các loại hình làng nghề chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. 24 3. Đặc điểm sản xuất của làng nghề. 26 4. Hiện trạng môi trường làng nghề. 28 4.1. Môi trường nước. 28 4.2. Môi trường không khí. 29 4.3. Chất thải rắn và môi trường đất. 30 5. Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng. 30 II. CƠ SỞ CỦA VIỆC ÁP DỤNG SXSH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ 31 1. Xu thế phát triển của làng nghề. 31 1.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển làng nghề. 31 1.1.1 Những thuận lợi: 31 1.1.2 Những khó khăn: 33 1.2. Định hướng phát triển làng nghề. 34 2. Khả năng áp dụng SXSH trong các làng nghề ven đô Hà Nội. 36 2.1. Ở cấp độ nền kinh tế. 36 2.2. Ở cấp độ làng nghề. 36 III. BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG SXSH TRONG CÁC LÀNG NGHỀ VEN ĐÔ HÀ NỘI. 39 1. Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm. 39 1.1 Đặc điểm của loại hình làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm. 39 1.2.Qui trình sản xuất sản phẩm lương thực, thực phẩm điển hình: qui trình sản xuất mỳ sợi kèm theo dòng thải. 40 1.3.Một số cơ hội áp dụng SXSH tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm. 41 2.Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề dệt nhuộm. 42 2.1. Đặc điểm của loại hình làng nghề dệt nhuộm. 42 2.2 Qui trình sản xuất sản phẩm dệt nhuộm điển hình tại làng nghề - Qui trình sản xuất vải thô, khăn, gạc y tế kèm theo dòng thải. 43 2.1.Một số cơ hội áp dụng SXSH trong làng nghề dệt nhuộm. 46 3. Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề tái chế chất thải. 48 3.1.Đặc điểm của loại hình tái chế chất thải. 48 3.2.Qui trình sản xuất sản phẩm tái chế điển hình tại làng nghề - Qui trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã kèm theo dòng thải 49 3.3 Một số cơ hội/ biện pháp áp dụng SXSH tại các làng nghề tái chế giấy. 50 4. Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề vật liệu xây dựng, gốm sứ. 53 4.1 Đặc điểm sản xuất. 53 4.2. Qui trình sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng điển hình tại các làng nghề-Qui trình sản xuất gạch, ngói kèm theo dòng thải. 53 4.3. Một số cơ hội/biện pháp SXSH đối với các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng. 54 5. Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề Mỹ nghệ – Mộc. 55 CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT ĐỒ GỖ PHUN SƠN - THÔN CHÂU PHONG - LIÊN HÀ - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI 57 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ CHÂU PHONG 57 1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thôn Châu Phong 57 1.1.Điều kiện tự nhiên 57 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 57 2.Lịch sử hình thành làng nghề 58 3. Thực trạng sản xuất làng nghề Châu Phong 59 4. Thực trạng môi trường thôn Châu Phong 61 4.1. Môi trường không khí 61 4.2. Thực trạng môi trường nước 62 II. NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI LÀNG NGHỀ CHÂU PHONG 63 1.Qui trình sản xuất đồ gỗ phun sơn kèm theo dòng thải 63 2.Lựa chọn trọng tâm đánh giá SXSH tại làng nghề Châu Phong. 66 3. Mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu và chất thải phát sinh 67 4. Nguyên nhân gây ra tiêu hao quá mức nguyên nhiên liệu 69 5. Đánh giá các tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn ở Châu Phong 71 6. Bước đầu tìm hiểu một số giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm áp dụng tại làng nghề Châu Phong 76 6.1. các giải pháp cần thực hiện ngay: 76 6.1.1. Căn cứ lựa chọn 76 6.1.2. Các giải pháp SXSH cần thực hiện ngay: 77 6.2. Các giải pháp cần phân tích thêm. 78 6.2.1 Các căn cứ lựa chọn. 78 6.2.2. Lựa chọn giải pháp đầu tư cho SXSH. 79 III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHO GIẢI PHÁP THAY SÚNG PHUN SƠN HIỆN DÙNG. 80 1. Khái quát về phương án thay thế và mục đích của việc đánh giá hiệu quả đầu tư cho phương án đó. 80 2. Một số giả thiết cho việc tính toán. 81 3. Xác định và tính toán chi phí - lợi ích của phương án 81 3.1. Xác định chi phí: 81 3.2. Xác định lợi ích 82 3.3. Tính toán chi phí 82 3.4. Tính toán lợi ích 82 4. Tổng hợp chi phí - lợi ích của phương án 83 5. Phân tích phương án đầu tư cho giải pháp thay thế súng phun sơn hiện dùng bằng súng phun sơn hiện đại hơn qua 1 số chỉ tiêu. 84 5.1. Thời gian hoàn vốn (PB) 84 5.2. Giá trị hiện tại ròng (NPV) 85 6. Đánh giá kết quả phân tích đầu tư cho giải pháp thay thế súng phun sơn. 86 KIẾN NGHỊ 87 GIẢI PHÁP 87 KẾT LUẬN 89 LỜI CAM ĐOAN 90 LỜI CẢM ƠN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

doc97 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong các làng nghề Hà Nội và một số tỉnh lân cận – trường hợp làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t số bộ phận truyền động của máy. 3 Hoá chất: NaOH, Javen. Dung dịch chứa hoá chất, hơi hoá chất, nước Javen, khí Cl2.s 3.1 Hoá chất để bừa bãi, không có nhãn mác. 3.2 không dùng lại hoá chất cho các lần tiếp theo. 3.3 Tỷ lệ pha trộn không hợp lý, khuấy chưa đều. 3.4 Bể ngâm tẩy chảy tràn. 3.5 Thay thế chất tẩy trắng. 3.6 Không thực hiện ngâm kiềm, tẩy trắng bột giấy trong các thiết bị kín. 3.1.1 Bảo quản hoá chất cẩn thận, để nơi thoáng mát, ghi ký hiệu đầy đủ cho hoá chất. 3.2.1 Dùng lại nước hoá chất đã pha sau mỗi lần ngâm. 3.3.1 Pha trộn theo đúng tỷ lệ, khuấy trộn đều trong công đoạn ngâm tẩy. 3.4.1 Hạn chế nước chảy tràn khỏi bể. 3.5.1 Sử dụng hyđropreroxit làm chất tẩy thay cho Javen. 3.6.1 Thực hiện một số công đoạn có sử dụng nhiều hoá chất trong thiết bị kín. 4 Nhiên liệu/ năng lượng (điện, than) Khí thải: CO, CO2, NOx; chất thải rắn: xỉ than. 4.1 Các máy móc cũ, không được bảo dưỡng tốt. 4.1.1 Điều chỉnh và bảo dưỡng tốt các chi tiết truyền động của máy nghiền, máy xeo, thay thế một số thiết bị mới. 4.1.2 Nâng cao tay nghề vận hành máy móc cho người thợ. 4. Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề vật liệu xây dựng, gốm sứ. 4.1 Đặc điểm sản xuất. Sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những nghề tiểu thủ công nghiệp khá phát triển tại các làng nghề ven đô Hà Nội mặc dù số lượng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Nơi đây có một số làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ khá nổi tiếng như: gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm- Hà Nội), làng gốm Phú Lãng (Quế Võ- Bắc Ninh), làng nung gạch Khai Khái (Phú Xuyên-Hà Tây), làng sản xuất vôi (Duyệt Lễ-Hưng Yên). Nhìn chung các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và gốm sứ đều phải trải qua các công đoạn nung nấu nên hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí rất phỏ biến do quấ trình sử dụng than, dầu với số lượng lớn, tạo ra các khí độc hại đối với môi trường. Cùng với đó là một lượng chất thải rắn cũng được đưa vào môi trường như: xỉ than, gạch vỡ, gạch phồng. Nguyên liệu sản xuất cũng đa dạng tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm khác nhau: Nếu là sản xuất vôi thì nguyên liệu chính là đá vôi Nếu là sản xuất ghạch, ngói thì nguyên liệu chính là đất sét… Nhiên liệu chủ yếu là than (than đá và than cốm), củi. Trang thiết bị được sử dụng thường là thủ công tự tạo như lò nung, khuôn sản phẩm. 4.2. Qui trình sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng điển hình tại các làng nghề-Qui trình sản xuất gạch, ngói kèm theo dòng thải. Sản phẩm Nung Phơi sơ bộ Tạo hình bằng khuôn Đầu vào Quá trình Đầu ra Đất sét Ủ, nhào Nước Tiếng ồn, chất thải rắn Bán sản phẩm hỏng Củi, than Khí thải (CO, CO2, SO2…). Chất thải rắn (sản phẩm hỏng, xỉ than). Các công đoạn trên được trực hiện như sau: Đất sét sau khi được lấy lên, đem ủ và nhào kỹ nhằm tăng độ mịn cho đất. Tiếp đó, dùng khuôn đóng theo loại hình sản phẩm (gạch, ngói) và được đem phơi tự nhiên. Sau thời gian đủ độ khô cần thiết, đem vào lò để nung, sản phẩm tạo ra sau khi nung. 4.3. Một số cơ hội/biện pháp SXSH đối với các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng. TT Đầu vào Dòng thải Nguyên nhân gây ra tiêu hao quá mức. Giải pháp SXSH 1 Than, củi Khí thải, xỉ than, tro Sử dụng nhiều than cám. Lò nung thủ công không thoáng khí. Nhiên liệu (củi) không đảm bảo về chất lượng và cách bảo quản. Sắp xếp bán thành phẩm vào lò nung không đúng kỹ thuật. Thay thế dần việc sử dụng than cám. Cải tạo lò nung, dọn lò sau mỗi mẻ nung. Sử dụng củi có chất lượng tốt, bảo quản cẩn thận, tránh ẩm mốc. Hướng dẫn thợ sắp xếp bán thành phẩm đúng kỹ thuật, tạo thông thoáng khí. 2 Đất sét đã được tạo khuôn. Chất thải rắn (gạch vỡ, gạch phồng), bụi. 2.1 Quá trình ra lò không đảm bảo: sản phẩm truyền tay và đặt vào vị trí quá mạnh. 2.2 Nghiền, nhào đất không tốt. 2.3 Bốc xếp lên xe không cẩn thận. 2.4 Đổ xỉ than, gạch vỡ bừa bãi. 2.5 Hệ thống che chắn không đảm bảo. 2.6 Thời gian nung nấu không đúng tiêu chuẩn (quá lâu hoặc quá nhanh). 2.7 Không dùng lại xỉ than. 2.1.1 Kiểm soát quá trình ra lò, thời gian, cường độ bốc xếp sản phẩm. 2.2.1 Nhào đất kỹ trước khi đóng khuôn, trộn tỷ lệ đất sét/nước phù hợp. 2.3.1 Dùng hệ thống ròng rọc thay thế lao động thủ công trong công đoạn bốc xếp. 2.4.1 Thu hồi xỉ than, gạch vỡ. 2.5.1 Cải tạo, làm mới hệ thống che chắn, xây dựng xưởng để sản phẩm, nguyên liệu. 2.6.1 Nung nấu đúng đủ thời gian. 2.7.1 Đưa xỉ than vào tái 5. Tiềm năng áp dụng SXSH trong các làng nghề Mỹ nghệ – Mộc. Đồ gỗ mỹ nghệ – mộc là những sản phẩm có truyền thống và mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho địa phương. Trong số đó, có các làng nghề nổi tiếng như: làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Đông Quang – Từ Sơn – Bắc Ninh); làng nghề đồ gỗ phun sơn Liên Hà - Vân Hà (Đông Anh – Hà Nội); làng nghề mây tre đan Văn Phúc (Văn Giang – Hưng Yên); làng nghề thêu ren Sơn Tây (Hà Tây)…Sản phẩm chính từ làng nghề là loại đồ gỗ như: bàn ghế, giường kệ, tủ, sập…được sản xuất theo công nghệ thủ công là chủ yếu và dựa nhiều vào kinh nghiệm. Nguyên liệu chính là từ gỗ: gỗ trắc, pơ mu, gụ, gỗ ép, gỗ dán; các loại hoá chất: sơn, dầu mỡ, vecni…Chất thải chủ yếu từ làng nghề là chất thải rắn, khí thải và ô nhiễm tiếng ồn do quá trình bào, soi gỗ cũng rất lớn. Tiềm năng áp dụng SXSH đối với các làng nghề này là khá lớn và việc triển khai có tính khả thi cao. Do đó, sẽ được trình bày chi tiết ở một làng nghề sản xuất đồ gỗ cụ thể trong phần chương III. CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT ĐỒ GỖ PHUN SƠN - THÔN CHÂU PHONG - LIÊN HÀ - ĐÔNG ANH - HÀ NỘI I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ CHÂU PHONG 1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thôn Châu Phong 1.1.Điều kiện tự nhiên Thôn Châu Phong thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Thành phố Hà nội. Thôn nằm cách trung tâm Hà nội 35km, theo hướng Bắc Nam, cách thị trấn Đông Anh 7 km về phía Đông. Châu Phong là thôn nằm ở vị trí trung tâm của xã Liên hà cách UBND xã 1 km; phía Đông giáp với Thông Giáo Tác và một phần nhỏ thôn Đại Vĩ, phía Bắc giáp với 2 thôn Hà Lỗ và Hà Hường phía Tây giáp với thôn Dục Nội, phía Nam giáp với xã Cổ Loa. Thôn có diện tích đất tự nhiên 110ha, trong đó diện tích đất canh tác là 95ha còn lại 15ha là đất thổ cư. Trong 15ha đất thổ cư phần lớn là diện tích nhà ở (44,7%); diện tích xưởng (xưởng xây dựng tại vườn) = 27,5%; đất công (trường học, trạm xá, sân kho, đường) = 15%; diện tích ao hồ 6,3% đất trống 4,5% Diện tích đất trũng của thôn chiếm đến 3/4, cốt đất canh tác dưới 4,5m so với mực nước biển chiếm 1/4 tổng số diện tích. Hệ thống cơ sở hạ tầng thôn Châu Phong đang từng bước được nâng cấp; hiện đã rải nhựa đường chính vào làng chiều dài với 1,5km, lát gạch hầu hết đường thôn xóm với tổng chiều dài 2,5km còn lại tỷ lệ nhỏ đường đất khu vực quanh làng. Mạng lưới điện được sử dụng tại 100% số hộ trong thôn, đầu thôn có 1 trạm biến áp với công suất 1100KVA. Hệ thống loại dây AC35 và AC50, cột điện đã xuống cấp và cần được nâng cấp. Bên cạnh đó tại Châu Phong còn có 1 trường học cấp I và 1 trường cấp II cùng một trạm y tế. 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Châu Phong có 503 hộ với 2760 nhân khẩu được phân bố tập trung trên diện tích thổ cư của làng. Mật độ dân cư của làng khá đông đúc, tỷ lệ tăng dân số được giảm dần, tỷ lệ sinh tự nhiên năm 2001 là 1,53% tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 10,5% Tình hình kinh tế tại đây phát triển rất nhanh chóng và ổn định (trung bình 12%/năm); số hộ giàu chiếm hơn 40T, không có hộ đói nghèo. Đa phần là các mái bằng có từ 1 đến 5 tầng. Thu nhập của các hộ chủ yếu là từ tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp lúa nước. 2.Lịch sử hình thành làng nghề Làng nghề Liên hà nói chung và thôn Châu Phong nói riêng hình thành trên cơ sở các ngành nghề truyền thống có từ xa xưa. Từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ thứ 20 những người thợ thủ công tổ chức thành từng nhóm, từng tốp thọ đi tới các vùng quê trong cả nước để xây dựng, sản xuất các loại sản phẩm như tủ, sập các loại ở các cửa hàng xưởng thợ ở Hà nội, Bắc Ninh, Nam Định… nhiều tốp thợ đã trở nên nổi tiếng Đến năm 1958 hưởng ứng phong trào xây dựng HTX, những người thợ thủ công trong xã làm khắp nơi cùng nhau bỏ vốn thành lập HTX điêu khắc, thêu, sơn mài tại thôn Châu Phong chuyên sản xuất hàng gỗ mỹ nghệ phục vụ kế hoạch xuất khẩu của nhà nước sang các nước Đông Âu như Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc… Tuy nhiên, từ những năm 1990 do cơ chế kinh tế thay đổi, cơ chế bao cấp được xoá bỏ hoạt động các mô hình HTX này có nhiều giảm sút thậm chí đã phải giải thể như: thêu, thảm. Người dân phải tự lo liệu, tính toán chuyển sang các nghề hoạt động riêng lẻ để ổn định thu thập, một số ngành nghề mới được hình thành và phát triển trên cơ sở các ngành nghề truyền thống như phun sơn trên gỗ, đục trạm khảm. Từ thực tiễn ấy Ban chấp hành Đảng bộ, Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân xã Liên Hà đã có nhiều chủ trương, nghị quyết và các giải pháp để giữ vững và phát triển ngành nghề. Trong đó quan trọng và nghị quyết BCH Đảng bộ lần thứ 23 năm 1994 và lần thứ 24 năm 1996 về việc thành lập và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong đó có làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn Châu Phong Như vậy, làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn Châu Phong là làng nghề mới được hình thành trên cơ sở các làng nghề truyền thoóng. 3. Thực trạng sản xuất làng nghề Châu Phong Với đường lối đổi mới của Đảng, làng nghề đã được khuyến khích phát triển cùng với sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường nên làng nghề Châu Phong, phát triển một cách mạnh mẽ. Đến nay có 310 hộ trong tổng số 563 hộ chiếm 55% tổng số hộ tham gia làm nghề. Nghề sản xuất các loại đồ gỗ phun sơn ở đây được diễn ra theo một qui trình khép kín ngay tại nhà, xưởng sản xuất. Ban đầu họ mua gỗ ép tấm từ 2 -4cm nhập từ Malaixia sau đó tiến hành các công đoạn bã gỗ, cắt theo hình dáng sản phẩm, đánh giấy ráp, đánh matít quá trình phun sơn và ráp hàng tạo nên sản phẩm. Sản phẩm chủ yếu từ làng nghề là các loại đồ gỗ nội thất: giường tủ, bàn ghế, kệ… sản phẩm ở đây đạt đến độ tinh xảo cao nhờ sử dụng kinh nghiệm người thợ và quá trình sản xuất thủ công là chủ yêú. Máy móc chỉ được dùng vào công đoạn bả gỗ các công đoạn còn lại là từ đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Sản phẩm làm ra gần 100% cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Với đà phát triển mạnh nên qui mô sản xuất ngày càng được mở rộng. Năm 2000, xã đã đưa 42 hộ trong thôn ra sản xuất tại vị trí mới với tổng diện tích 2ha xa khu dân cư nhằm thuận tiện giao thông, đặc biệt là giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong làng hiện nay có 340 hộ trực tiếp tham gia làng nghề hoặc các hoạt động phục vụ cho hoạt động sản xuất làng nghề. Cụ thể như sau Bảng: Cơ cấu ngành nghề tại làng nghề Châu Phong Ngành nghề Số hộ Bán nguyên vật liệu phục vụ cho ngành gỗ 19 Sơn mài và sơn son thiếp vàng 28 Đục chạm khắc gỗ 23 Xưởng mộc gia công hàng cho phun sơn 31 Làm hàng nội thất đồ gỗ phun sơn 239 Nông nghiệp 197 Dịch vụ 16 Cán bộ công chức 10 (Nguồn: Báo cáo của uỷ ban nhân dân xã Liên Hà) Vốn mỗi hộ bình quân từ 80-90 triệu đồng 100% số hộ đều sử dụng máy móc phục vụ sản xuất. Đến nay tổng số máy móc, công cụ, dụng cụ tại thôn lên đến 550 chiế giải quyết việc làm cho 5 lao động/thợ với thu nhập bình quân của thợ chính là 900.000-1.100.000 đ/tháng và của thợ phụ là 600-700.000đ/tháng. Doanh thu của 239 hộ sản xuất năm 2000 đạt 20 tỷ đồng. Hiện nay, phương tiện vận chuyển hàng hoá hoàn toàn bằng xe tải con với trọng lượng từ 0,5¸1 tấn toàn thôn có 40 xe loại này. Với sự đầu tư sản xuất thích đáng, nét độc đáo của sản phẩm và thị trường đồ gỗ mỹ nghệ đang lên, hoạt động làng nghề đã góp phần quan trọng tạo nguồn thu nhập chính, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, tăng thu nguồn ngân sách địa phương đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Theo báo cáo của ban thôn xóm, tỷ lệ cơ cấu thu thập trong thôn năm 2002 như sau: Bảng: Cơ cấu thu nhập thôn Châu Phong Ngành Tỉ trọng trong tổng thu nhập Thuần Nông nghiệp 25% Dịch vụ 10% Tiểu thủ công nghiệp (làng nghề) 65% Nguồn: Báo cáo của UBND xã Liên Hà Tuy nhiên, với cường độ sản xuất ngày càng cao, diện tích đất ở dần bị thu hẹp, trong làng có đến 90% số hộ không có vườn bởi toàn bộ số đất vườn đã dùng để làm nhà xưởng mở rộng sản xuất. Điều này một mặt tạo ra tình trạng thiếu mặt bằng để sản xuất (Hiện nay, UBND xã đã có dự án thành lập khu sản xuất tập trung để đưa một số hộ sản xuất và khỏi làng) và mặt quan trọng và tình trạng ô nhiễm môi trường (nhất là ô nhiễm không khí) đã trở nên nghiêm trọng. 4. Thực trạng môi trường thôn Châu Phong 4.1. Môi trường không khí Qui trình sản xuất đồ gỗ phun sơn trong làng gây ô nhiễm không khí ở nhiều nết các công đoạn, trong đó tiêu biểu là công đoạn bả gỗ và công đoạn phun sơn. Trong quá trình bả gỗ lượng bụi từ bột cưa bay lên cùng với đó là quá trình phun sơn một lượng lớn sơn bị xịt ra ngoài, hơi hoá chất độc hại được thải vào môi trường không khí tại làng nghề. Hơn nữa nơi sản xuất chật chội, tiến hành kề cận cùng với nhà ở hoặc ngay trong nhà ở làm cho lượng bụi thải ra không thể phát tán theo nguồn gió mà bay xung quanh chính nơi sản xuất và nơi ở của hộ sản xuất. Song đặc biệt nguy hại đối với con người và môi trường là ô nhiễm mùi do các hoá chất từ sơn rất nghiêm trọng - buồng phun sơn ở đây lại được bố trí riêng và kín đáo ngay tại xưởng nhà ở. Thợ phun sơn phải luôn luôn đeo khẩu trang khi tiến hành phun. Việc không có các biện pháp giảm thiểu và xử lý các chất thải ra trong quá trình sản xuất ngày càng làm cho tình hình môi trường nơi đây hết sức nghiêm trọng. Theo khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh Tế Xã Hội Hà Nội ngày 12 tháng 7 năm 2002 chất lượng môi trường không khí tại làng nghề như sau: Bảng: tình trạng môi trường không khí tại làng nghề Châu Phong STT Các thông số quan trắc Đơn vị đo Địa điểm quan trắc TCVN 55937-1945 1 2 CO mg.m3 3,36 3,024 40 SO2 mg.m3 0,068 0,060 0,5 NO2 mg.m3 0,062 0,032 0,4 Bụi mg.m3 0,41* 0,39* 0,3 VOC mg.m3 1298* 1013* 0,3 Nguồn: Viện NCPT KT XH Hà Nội Ghi chú: Điểm 1: Tại khu sản xuất tập trung tại thôn Châu Phong, bên trong gần nơi phun sơn Điểm 2: Tại khu sản xuất tập trung tại thôn Châu Phong, bên ngoài nơi phun sơn KPH: Không phát hiện (*): Vượt quá tiêu chuẩn cho phép Như vậy, qua kết quả trên ta thấy chỉ số bụi và VOC là vượt tiêu chuẩn cho phép, các chỉ số khác phát hiện được đều nằm trong giới hạn cho phép. Điều này chỉ ra rằng cần phải có các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tối đa lượng bụi và VOC thải ra môi trường. 4.2. Thực trạng môi trường nước Chất thải chủ yếu tại làng nghề sản xuất đồ gỗ phun sơn là chất thải rắn, nước được sử dụng rất ít trong qui trình sản xuất bởi đến khâu gián giấy nền (giấy làm vân gỗ) mới dùng nước. Tuy nhiên, lượng chất thải rắn mà đặc biệt là mùn cưa thải ra không được thu gom và xử lý cẩn thận, lâu ngày sẽ bốc mùi và bị cuốn trôi xuống nước kèm theo lượng bụi ngưng tụ nước rửa, nước vệ sinh đều thải trực tiếp xuống cống rãnh gây mùi thối và ngấm xuống mạch nước ngầm gây nên tình trạng ô nhiễm nước Qua đo đạc phân tích môi trường nước tại một số điểm trong thôn của Viện nghiên cứu Kinh tế Xã hội Hà Nội, ta thấy tình trạng môi trường nước tại đây như sau: Bảng: Tình trạng môi trường nước thôn Châu Phong STT Thông số đo Đơn vị đo Tình trạng địa điểm quan trắc TCVN 5945-1995 (loại B) 1 2 3 PH mg/l 7,35 6,58 6,3 5,5¸9 SS mg/l 985* 199* 132,2* 100 DO mg/l 0,48 2,72 1,81 - BOD5 mg/l 326* 16,9 3,65 50 COD mg/l 487* 25 6 100 NH4 mg/l 70,4* 0,48 0,96* 0,5 NO3 mg/l 5,2 0,6 1,7 - Cl mg/l 45,44* 22,01* 11,36* 2 åFe mg/l 0,89 1,73 10,3* 5 Coliform MPN/100ml 39,104* 1800 113 10.000 Nguồn: Viện NC KTXH Hà Nội Ghi chú: Điểm 1: Nước thải khu sản xuất tập trung tại thôn Châu Phong Điểm 2: Nước Aosen cạnh khu sản xuất tập trung tại thôn Châu Phong Điểm 3: Nước giếng cạnh khu sản xuất tập trung tại thôn Châu Phong (*): Vượt quá tiêu chuẩn cho phép Nhìn vào kết quả quan trắc này ta thấy, các thành phần trong môi trường nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 đến 9,85 lần là rất lớn. II. NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI LÀNG NGHỀ CHÂU PHONG Qui trình sản xuất đồ gỗ phun sơn kèm theo dòng thải Qui trình sản xuất diễn ra như sau: Gỗ tấm/ép mua về được người thợ dùng cưa, bào cắt thành những tấm nhỏ phù hợp với kích thước sản phẩm – quá trình tạo phôi. Trong quá trình này, các mẩu gỗ thừa, mùn cưa được thải ra môi trường. Việc tiến hành cưa, bào sẽ sinh ra bụi từ bột mùn cưa và tiếng ồn phát sinh ra từ động cơ của máy. Sau quá trình cắt hình dáng sản phẩm, công đoạn tiếp theo là bả mặt phẳng: dùng matit, bột đá và nước trộn theo một tỷ lệ thích hợp để tạo thành chất dẻo dính. Sau đó dùng bàn trát để trát lên tấm gỗ đã được tạo hình. Quá trình này sẽ sinh ra bột matit, nước thải có lẫn hoá chất và một lượng nhỏ bụi từ bột đá. Sau khi bả xong mặt phẳng, chờ sản phẩm khô để đánh giấy ráp. Công đoạn này tốn khá nhiều thời gian bởi người thợ phải dùng tay để đánh giấy ráp sao cho sản phẩm có độ mịn nhất. Việc đánh giấy ráp đã sinh ra bụi, mùn giấy ráp và phế thải từ giấy ráp. Công đoạn phun sơn tạo màu được tiến hành sau khi dùng súng xịt bụi bám trên sản phẩm do đánh giấy ráp để lại. Trong công đoạn này, thợ thủ công pha các nguyên liệu: sơn các loại (sơn nâu, sơn đỏ, sơn vàng) cùng với xăng nhũ theo một tỷ lệ thích hợp với ý muốn của thợ, sau đó dùng súng phun sơn để xịt sơn lên tấm gỗ. Quá trình này đòi hỏi sự khoé loé của người thợ để hạn chế lượng sơn xịt ra ngoài đồng thời phải đảm bảo độ bám của sơn trên mặt sản phẩm đều. Phun xong, sản phẩm được đưa vào buồng kín để tránh bụi bặm và thời gian để sơn khô. Đây là công đoạn sinh ra nhiều chất thải đối với môi trường như: sơn sót lại trong các dụng cụ chứa đựng, sơn rơi vãi, xịt thừa đặc biệt là hàm lượng VOC trong không khí rất cao. Sau khoảng 15 – 20phút khi sơn đã khô sản phẩm được đem ra để tiến hành công đoạn dán giấy. ở đây, giấy vân màu được sử dụng cùng với keo dính và nước để dán lên tấm gỗ. Quá trình này tiến hành đơn giản hơn và lượng thải ra môi trường chỉ có giấy vân màu cắt thừa và nước thải. Tiếp đó, sản phẩm được đem ra phun lót nhằm bổ xung cho đều sơn bám vào gỗ và tăng thêm độ mịn cho nước sơn. Tỷ lệ pha các loại sơn cùng với dung môi loãng hơn so với công đoạn phun tạo màu còn cách thức tiến hành và các loại chất thải phát sinh thì giống nhau. Sau 2 công đoạn phun trên, sản phẩm lại được để trong buồng kín từ 15 – 20 phút rồi lại tiếp tục được đánh giấy ráp. Việc thực hiện đòi hỏi phải nhẹ nhàng, đều tay và không quá kỹ để tránh tróc sơn. Sau khi được đánh giấy ráp, công đoạn phun bóng cuối cùng được thực hiện: trong công đoạn này, nguyên liệu đầu vào có sơn cứng, dầu bóng pha cùng với các dung môi (xăng, nhũ) để tạo nên hỗn hợp có độ bóng cao khi bám vào sản phẩm, tăng độ bền đẹp cho sản phẩm. Thao tác phun được lặp lại như các công đoạn trước. Công đoạn cuối cùng là công đoạn ráp hàng để hoàn thiện sản phẩm: sản phẩm từ quá trình trên được đóng theo hình dạng, kích thước của sản phẩm. Quá trình này phải sử dụng thêm các nguyên liệu: gương, kính, khoá, ốc vít… để lắp ráp sản phẩm. Công đoạn này, lượng chất thải sinh ra là không đáng kể. Vì vậy, trong đề tài này, tôi không xem xét đến việc sử dụng nguyên liệu cũng như các chất thải phát sinh trong công đoạn cuối cùng này. Như vậy, qua quá trình trên ta thấy rằng: để hoàn thiện sản phẩm đồ gỗ phun sơn, phải trải qua 3 lần phun sơn, 2 lần đánh giấy ráp và tất cả các công đoạn đều thao tác chủ yếu bằng tay. Lựa chọn trọng tâm đánh giá SXSH tại làng nghề Châu Phong. Từ sơ đồ qui trình sản xuất kèm theo dòng thải ở phẩn trên, ta thấy rằng lượng nguyên liệu đầu vào cũng như lượng chất thải đầu ra đều tập trung chủ yếu ở các công đoạn phun sơn. Hơn nữa, đây cũng là nơi sử dụng nhiều hoá chất độc hại như các dung môi (xăng, dầu), hơi sơn bay ra cùng với lượng sơn xịt thừa gây nên ô nhiễm môi trường không khí nặng nề. Điều này cũng được chứng minh qua bảng điều tra môi trường không khí của Viện NCKTXH Hà Nội, trong đó hàm lượng VOC cao gấp từ 3377 – 4292 lần tiêu chuẩn cho phép; hàm lượng Toluence cao gấp 4 lần (400ppm) so với TCCP. Vì vậy, việc đề ra các giải pháp để giảm hàm lượng VOC và Toluence tại các công đoạn phun sơn là rất cấp thiết. Hơn nữa, hiện nay các hộ làng nghề chủ yếu vẫn sử dụng súng phun sơn cũ, kém chất lượng do Trung Quốc sản xuất nên hiệu suất hữu ích chỉ đạt 65%, gây thất thoát nguyên liệu quá lớn (35%). Mặt khác, các công đoạn phun sơn không đòi hỏi kỹ thuật cao do đó có thể thay đổi thao tác phun sơn được dễ dàng. Vì những lý do trên, tôi chọn trọng tâm đánh giá SXSH tại làng nghề Châu Phong ở các công đoạn phun sơn. 3. Mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu và chất thải phát sinh Từ thực tế điều tra tại một số hộ sản xuất cho thấy hiệu suất sử dụng nguyên liệu, năng lượng tại làng nghề chỉ đạt mức trung bình từ 70-80%. Qua kết quả điều tra 15 hộ sản xuất cho việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào để hoàn thiện 10m2 sản phẩm, thấy được kết quả trung bình cụ thể như sau: Bảng: Mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu của một hộ sản xuất. Dòng vào Dòng ra Dòng thải Tên nguyên liệu Lượng (kg) Tên sản phẩm Gỗ phun sơn Lượng (kg) 50 Tên Lượng(kg) Gỗ tấm Ma tít Bột đá 45 5 1,5 Gỗ vụn, mùn cưa Bả matít, bột đá thải 3,9 1,05 Sơn phủ màu Sơn lót bóng Sơn lót xăng Dỗu bóng Nhũ 1,25 0,7 1,4 1,4 0,2 Sơn dung môi dính vào các dụng cụ Sơn xịt thừa trong quá trình phun 0,52 1,46 Giấy ráp Giấy vân màu 0,8 0,78 Giấy vụn, bụi. 0,3 Nước (m3) 5 Nước thải Không định lượng được. Điện (kw/h) 10 - - Nhận xét: Như vậy, qua bảng trên ta thấy rằng: tỷ lệ tiêu hao nguyên nhiên liệu tại làng nghề là rất lớn – trong đó thất thoát lớn nhất là tại các công đoạn phun sơn. Tỷ lệ thất thoát bằng 1,98/4,95 = 0,4 = 40%. Như vậy, chỉ với 10m2 sản phẩm, thì lượng thất thoát sơn và dung môi trong cả làng lên tới 1,98 * 239 = 473,22 (kg) sơn và dung môi. Nừu cứ như thế, với sản lượng hàng năm là hàng ngàn m2 sản phẩm thì sẽ gây ra một lượng tiêu hao rất lớn. Điều này không chỉ gây nên tổn thất về chi phí cho các hộ sản xuất, cho làng nghề mà quan trọng hơn, lượng khổng lồ nguyên nhiên liệu này thải vào môi trường sẽ tác động trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ của người lao động nói riêng và của làng nghề nói chung. 4. Nguyên nhân gây ra tiêu hao quá mức nguyên nhiên liệu STT Đầu vào Chất thải Nguyên nhân có thể gây ra quá mức 1 Gỗ tấm Gỗ vụn, mùn cưa, bụi, tiếng ồn 1.1. Dùng loại gỗ tấm có chất lượng kém, độ chắc của gỗ gián không được tốt 1.2. Quá trình soi sản phẩm không đúng kỹ thuật phải soi lại 1.3. Không dùng nước trong công đoạn soi, cắt sản phẩm để giảm lượng bụi phát sinh 1.4. Thiết kế mẫu mã sản phẩm không hợp lý 1.5. Máy móc (máy soi), động cơ lạc hậu, cũ kỹ. 2 Ma tít, bột đá, nước Nước thải, bả ma tít rơi vãi 2.1. Quá trình thao tác của thợ kém 2.2. Tỷ lệ trộn ma tít /bột/ nước không hợp lý 2.3. Thời gian để bả matít quá lâu sau khi pha 2.4. Không chú ý ngắt nước sau khi dùng 3 Các loại sơn, dung môi (xăng, dầu, nhũ) - Sơn dính vào các hộp chứa đựng rơi vãi trên nền trong quá trình pha - Sơn xịt thừa - Vỏ hộp đựng sơn, dung môi 31. Tay nghề của thợ không cao, không có kỹ thuật phun hợp lý 3.2. Kích cỡ súng điều chỉnh không hợp lý 3.3. Tỷ lệ pha các loại sơn, dung môi chưa đạt yêu cầu, tiến hành pha bằng ước lượng 3.4. sử dụng súng phun sơn kém chất lượng, sử dụng súng phun sơn quá hạn sử dụng 3.5. Phun trực tiếp lên sản phẩm, không dùng buồng phun sơn chuyên dụng 3.6. Không đậy kín nắp đựng sau khi dùng, bảo quản sơn không cẩn thận 3.7. Mua vào các loại sơn không rõ nguồn gốc, không có hướng dẫn sử dụng đặc biệt là tỉ lệ pha chế bằng tiếng Việt. 3.8. Sơn không có chất lượng tốt 4 Giấy ráp, giấy vân màu - Giấy ráp, giấy vân màu vụn - Bụi, bột giấy 4.1. Sử dụng giấy ráp không tốt 4.2. Gián giấy vân màu không cẩn thận giây nên lãng phí giấy 4.3. Chưa tận dụng hợp lý các tờ giống cắt thừa 5 Điện 5.1.Các máy móc sử dụng đã quá lâu (máy soi, máy hơi, quạt thông gió) 5.2. Sử dụng điện không hợp lý 5.3. Chưa tận dụng tốt ánh sáng ban ngày tại khu vực sản xuất 5. Đánh giá các tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn ở Châu Phong Qua những phân tích trên chúng ta thấy rằng tại Châu Phong quá trình sản xuất còn sử dụng năng lượng và nguyên liệu ở mức cao gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường ở mức cao không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận từ nghề mà còn đe doạ trực tiếp đến cuộc sống của người dân cũng chính là đa phần người thợ. Do vậy, vấn đề nước sạch, không khí sạch, sản xuất hiệu quả, môi trường an toàn cho người dân, đảm bảo sức khoẻ, bảo tồn văn hoá truyền thống… nếu được quan tâm giải quyết nhanh chóng và thích đáng Châu Phong có thể trở thành làng nghề kiểu mẫu nơi mà: kỹ thuật và công nghệ sản xuất sạch có thể được áp dụng; đi điều và giúp đỡ các làng nghề khác thấy được những giải pháp tối ưu trong sản xuất sạch của công nghiệp sản xuất đồ gỗ và chứng minh tính hiệu quả của sản xuất sạch đối với thu nhập và sức khoẻ cộng đồng. Điều đó có thể được bởi vì từ những nguyên nhân gây ra tiêu hao quá mức nguyên nhiên liệu, năng lượng sẽ cho ta những tiềm năng lớn của sản xuất sạch hơn như: Quản lý nội vi: hướng dẫn, đào tạo thợ trong quá trình vận hành Kiểm soát quá trình: Kiểm tra, giám sát các công đoạn để phát hiện và xử lý các sự cố, các thao tác Tiết kiệm năng lượng: sử dụng những bóng điện có hiệu suất cao.. Cải tiến, thay thế thiết bị: cải tiến súng phun sơn, khung phun sơn thay bằng súng phun sơn hiện đại hơn Tái chế, tái sử dụng ; thu hồi lại sơn xịt thừa để tái sử dụng Thay thế đầu vào: tìm ra loại gỗ ép có thể làm từ vỏ trấu hoặc chất xơ thải ra trong nông nghiệp nhờ công nghệ hiện đại Các giải pháp chi tiết được thể hiện thông qua bảng "các giải pháp sản xuất sạch hơn và lợi ích của chúng tại làng nghề Châu Phong " Bảng: các cơ hội sản xuất sạch hơn tại làng nghề Châu Phong STT Giải pháp sản xuất sạch hơn Lợi ích 1.1.1 Dùng loại gỗ tấm có chất lượng cao hơn Giảm lượng mùn cưa thải ra. Gỗ ít bị vỡ, đứt từng miếng khi cưa, soi đạt chất lượng tốt hơn 1.1.2. Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu (hoặc gọng rơm) để chế tạo gỗ ép thay thế gỗ nhập từ Malaixia Giảm chi phí Giảm độ độc hại nhờ sử dụng chất kết dính không gây hại Tận dụng phế phẩm từ nông nghiệp 1.2.1 Hướng dẫn thợ cách soi (bào) gỗ đúng kỹ thuật Giảm mức hư hỏng gỗ Giảm thời gian do phải làm lại Gián tiếp tiết kiệm điện 1.3.1 Dùng nước rắc nhẹ vào đường soi Giảm lượng bụi phát sinh Tăng độ mịn cho đường soi Giảm độ ồn 1.4.1 Kẻ hình sản phẩm phù hợp với kích thước hình dáng sản phẩm, phù hợp với kiểu dáng đặt hàng Giảm sai lệch trong quá trình soi 1.5.1 1.6.1. 1.7.1. Thay thế một số thiết bị, máy soi cần phải được bảo dưỡng, bôi trơn định kỳ Dùng mùn cưa trộn phân phục vụ nông nghiệp Sử dụng mẫu gỗ nhỏ để trồng nấm Giảm độ ồn Tiết kiệm điện Giảm mùn cưa Tăng sản lượng nông nghiệp Tận dụng chất thải Tăng thu nhập Giảm ô nhiễm 2.1.1 Đào tạo thợ trong quá trình bả ma tít, cần phải nâng tay ở mức độ vừa phải khi trát tránh đậm quá hoặc ít quá Giảm tiêu tốn ma tít, nước Tăng độ mịn, đẹp cho sản phẩm 2.2.1 Trộn tỷ lệ matit /bột đá/ nước theo đúng công thức kết hợp với kinh nghiệm làm nghề Tăng độ phù hợp với bả ma tít Giảm nguyên liệu đầu vào 2.3.1 Dùng bả ma tít đúng thời gian sau khi pha, tránh độ cô đặc trước khi sử dụng Giảm tốt thất do việc loại bỏ 2.4.1 Ngắt nước ngay sau khi sử dụng Tiết kiệm nước Tiết kiệm điện 2.4.2. Tách biệt việc sử dụng nước trong gia đình với nước dùng trong sản xuất Giảm ô nhiễm nước dùng cho sinh hoạt Tiết kiệm nước 3.1.1 Hướng dẫn thợ kinh tế phun sơn Tiết kiệm điện do thời gian phun ngắn hơn 3.2.1 Điều chỉnh kích cỡ súng phun sơn đang sử dụng Hạn chế lượng phun xịt thừa 3.3.1 Có kỹ thuật và kinh nghiệm trong pha trộn Tái sử dụng sơn xịt thừa 3.3.2 Cân đo sơn và dung môi cẩn thận bằng nước dụng cụ chính xác Giảm mức độ độc hại cho thợ phun sơn cũng như người dân 3.4.1 Thay súng phun sơn hiện đại hơn Giảm ô nhiễm môi trường không khí 3.5.1 Sử dụng phòng phu sơn chuyên dụng để cách ly sơn với công nhân sử dụng 3.5.2 Thiết kế hệ thống buồng bung sơn có thể thu hồi được sơn xịt thừa 3.6.1 Đóng chặt những hộp chứa sơn, hộp chứa chất dung môi khi không sử dụng Ngăn chặn chất thải và giảm ô nhiễm không khí 3.6.2 Giữ gìn sự ngăn nắp, thu dọn, làm sạch khu vực, xung quanh buồng sơn Giảm bỏ các chất độc hại, tạo thoáng khí trong buồng phun sơn 3.7.1 Dịch, nhãn mác của sơn, dung môi nhập khẩu 3.7.2 Gắn nhãn lên hộp chứa bằng ngôn gữ có thể hiểu được hoặc ký hiệu chất gây độc hại, nguy hại Tránh việc sử dụng nhầm, phòng tránh nguy hại 3.7.3 Mua các loại sơn có nguồn gốc rõ ràng, về xuất xứ, cách pha chế…. Hiểu được cách pha chế từ đó hạn chế tránh lãng phí sơn 3.8.1 Sử dụng loại sơn có chất lượng cao hơn (đắt tiền hơn) Chất lượng sản phẩm được nâng cao sử dụng 3.8.2. Thay thế sơn dung môi bằng sơn có hợp chất gốc nước Tiết kiệm chi phí do việc không (hoặc ít) sử dụng dung môi Giảm ô nhiễm và độc hại 4.1.1 Sử dụng loại giấy ráp có kích cỡ giấy hơn, độ nhám cao hơn Giảm lượng bụi phát sinh 4.2.1 Cắt giấy đúng với kích cỡ sản phẩm tránh việc cắt thiếu, cắt thừa quá nhiều Giảm lượng giấy vụn thải ra 4.3.1 Tận dụng các tờ giấy vân màu cắt thừa để dùng cho các chi tiết sản phẩm nhỏ Tiết kiệm giấy vân màu 5.1.1 Tiến hành bôi trơn, duy tu, bảo dưỡng máy móc, thay thế máy mới 5.2.1 Tắt điện ngay sau mỗi công đoạn dùng điện Tiết kiệm điện Hạn chế hao mòn máy móc 5.2.2 Sử dụng những bóng dèn có hiệu suất sử dụng cao 5.3.1 Tăng việc sử dụng ánh sáng ban ngày chiếu trực tiếp tại khu vực làm việc 6. Bước đầu tìm hiểu một số giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm áp dụng tại làng nghề Châu Phong Qua bảng trên ta thấy tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn tại Châu Phong là rất lớn. Tuy nhiên việc thay đổi nhận thức đối với người dân, hộ sản xuất, thợ sản xuất cũng như việc khuyến khích họ thực hiện là vấn đề không đơn giản và phải có một quá trình lâu dài. Trong đợt thực tập tại đây, bằng những kiến thức khiêm tốn về sản xuất sạch hơn, kết hợp với sự học hỏi những người thợ sản xuất, những người có kinh nghiệm và một số khoa học - tôi mạnh dạn đưa ra 2 loại giải pháp có tính thực thi cao đối với làng nghề như sau: 6.1. các giải pháp cần thực hiện ngay: 6.1.1. Căn cứ lựa chọn Là các giải pháp đơn giản, dễ thực hiện thường là các giải pháp về quản lý nội vi, kiểm soát quá trình Là các giải pháp không cần chi phí hoặc chi phí rất thấp Là các giải pháp mang lại hiệu quả ngay khi thực hiện. 6.1.2. các giải pháp SXSH cần thực hiện ngay: - Các giải pháp liên quan đến kỹ thuật tay nghề của người thợ. + Hướng dẫn cách soi (bào) nhằm hạn chế sai lệch + Cẩn thận trong vịêc tạo hình dạng sản phẩm trên gỗ ép để phục vụ cho công đoạn soi + Hướng dẫn thợ trong quá trình bả matit + Đặc biệt chú trọng về kỹ thuật phun sơn: cách cầm súng, độ cao thấp của súng so với sản phẩm độ min sơn bám vào sản phẩm Đây là những giải pháp đơn giản, nhưng mang lại hiệu quả khá cao chỉ cần người thợ chú ý cẩn thận, học hỏi trong lúc làm việc, có trách nhiệm với sản phẩm làm ra. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là phải có người hướng dẫn chỉ bảo cho họ điều này thì chỉ có 1 số ít hộ gia đình làm được bởi thợ làm cũng chính là người nhà nên tinh thần trách nhiệm cao còn đa phần hộ hoặc là không chú ý đến hoặc là thợ làm là thợ thuê từ nơi khác đến nên những người này không có trách nhiệm đối với sản phẩm, sử dụng lãng phí nguyên liệu… - Các giải pháp liên quan đến ý thức tiết kiệm, kinh nghiệm sản xuất và trình độ của thợ cũng như chủ sản xuất + Dùng loại gỗ tấm có chất lượng tốt + Dùng nước nhỏ giọt vào đường soi + Ngắt điện, nước ngay sau khi sử dụng + Điều chỉnh kích cỡ súng phun sơn phù hợp + Cân đo các nguyên liệu /dung môi khi pha trộn bằng những dụng cụ chính xác hơn - tránh việc ước chừng bằng mắt thường. + Đóng chặt những hộp chứa sơn, hộp chứa dung môi sau khi sử dụng + Giữ gìn sự ngăn nắp, thu dọn nơi làm việc (sản xuất ) đặc biệt là tại buồng phun sơn. + Cắt giấy vân màu đúng với kích cỡ cần gián, tận dụng giấy thừa. + Tiến hành duy tu, bảo dưỡng máy móc định kỳ + Tách biệt việc sử dụng nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất + Tiến hành dịch và gián nhãn mác đối với các loại sơn, dung môi + Sử dụng những bóng đèn có hiệu suất cao mua sơn có nguồn gốc rõ ràng + Tăng cường việc sử dụng ánh sáng ban ngày chiếu trực tiếp tại các khu vực làm việc. Các giải pháp này đòi hỏi người thực hiện phải giữ được thói quen thường xuyên trong quá trình sản xuất, một số giải pháp cần đến kỹ thuật (như pha trộn các chất như thế nào là hợp lý ) điều chỉnh súng phun sơn ra sao… , một số giải pháp cần có sự đầu tư nhỏ, về tài chính xây dựng hệ thống ống dẫn nước để tách nước sản xuất và nước sinh hoạt. Song, chúng đều là những giải pháp thiết thực và đã được thực hiện tại 1 số hộ sản xuất, thu được kết quả rõ rệt. 6.2. Các giải pháp cần phân tích thêm. 6.2.1 Các căn cứ lựa chọn. Yêu cầu vốn đầu tư ban đầu: + Giải pháp có chi phí đầu tư ban đầu > 5 triệu đồng ở mức 3. + Giải pháp có chi phí đầu tư ban đầu từ 1 – 3 triệu đồng ở mức 2. + Giải pháp có chi phí đầu tư ban đầu < 1 triệu đồng ở mức 1. - Yêu cầu về kỹ thuật: + Giải pháp có yêu cầu kỹ thuật cao ở mức 3. + Giải pháp có yêu cầu mức bình thường ở mức 2. + Giải pháp có yêu cầu kỹ thuật thấp ở mức 1. _ Yêu cầu về lợi ích môi trường: + Giải pháp giúp giảm lượng thải ít nhất (< 5%) ở mức 3. + Giải pháp giúp giảm lượng thải trung bình (5 – 15%) ở mức 2. + Giải pháp giúp giảm lượng thải nhiều nhất (> 15%) ở mức 1. Yêu cầu về chi phí vận hành: + Giải pháp có chi phí vận hành từ 2 triệu trở lên ở mức 3. + Giải pháp có chi phí vận hành từ 0,5 – 2 triệu đồng ở mức 2. + Giải pháp có chi phí vận hành < 0,5 triệu ở mức 1. 6.2.2. Lựa chọn giải pháp đầu tư cho SXSH. Từ các căn cứ nêu trên ta có bảng phân tích các mức độ đối với các giải pháp cần phân tích thêm như sau: Bảng: Đánh giá mức độ của các giải pháp Các giải pháp Yêu cầu về vốn đầu tư. Yêu cầu về kỹ thuật. Yêu cầu về lợi ích môi trường. Yêu cầu về chi phí vận hành. Tổng mức độ Ưu tiên lựa chọn 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 Thay thế máy soi. Lắp đặt hệ thống buồng phun sơn chuyên dụng. Thay thế sơn dung môi bằng sơn gốc nước. Thay súng phun sơn hiện dùng bằng súng hiện đại hơn x x x x x x x x x x x x x x x x 9 11 6 5 3 4 2 1 Nhận xét: Qua sự phân tích trên, ta thấy giải pháp thay thế súng phun sơn là giải pháp được lựa chọn và phân tích trước tiên. Các giải pháp còn lại (đặc biệt là giải pháp thay thế sơn dung môi bằng sơn gốc nước) sẽ được nghiên cứu sau. III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHO GIẢI PHÁP THAY SÚNG PHUN SƠN HIỆN DÙNG. 1. Khái quát về phương án thay thế và mục đích của việc đánh giá hiệu quả đầu tư cho phương án đó. Trong quá trình sản xuất đồ gỗ phun sơn, qua sơ đồ qui trình sản xuất đồ gỗ phun sơn tại phần II.1. ta thấy rằng: Để hoàn thiện 1 sản phẩm cần trải qua 3 lần phun sơn do đó đây là công đoạn tốn nhiều chi phí nhất và cũng là công đoạn tổn thất ra ngoài nhiều nhất. Điều này, ngoài kỹ thuật phun sơn, còn chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng súng phun (súng bắn sơn). Bởi hiện nay đa phần các hộ sử dụng súng Trung Quốc loại WUHUSPRAYGUNS-7106 nhanh hỏng, sửa chữa nhiều lần thời hạn sử dụng ngắn. Loại súng này dùng một thời gian đã làm cho lượng sơn xịt ra khỏi nòng không đều và có độ hội tụ giảm dần, mức lan toả rộng nên gây tổn thất khi phun, bình đựng sơn dễ bị chảy gây thất thoát sơn. Phương án sẽ thay thế súng Trung Quốc bằng loại súng Nhật Bản có nhãn hiệu KIKIWAS 71- đắt từ 8 đến 10 lần so với súng Trung Quốc. Song súng này có ưu điểm là độ xịt sơn khỏi nòng rất đều, mức độ lan toả phù hợp cho các loại sản phẩm tại làng nghề; tiêu tốn ít điện năng hơn so với súng Trung Quốc, thời gian sử dụng lâu hơn và ít bị hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Hiện nay, một số hộ trong làng đã mạnh dạn đầu tư loại súng này. Tuy nhiên họ không lượng hoá và tính toán được hiệu quả sử dụng của nó. Mục đích của việc đánh giá hiệu quả đầu tư giải pháp thay súng phun sơn tại làng nghề là giúp chúng ta thấy được lợi ích của việc áp dụng giải pháp đó. Qua đó có được những kết luận đúng về hiệu quả đầu tư - giúp cho việc triển khai phương án sản xuất sạch hơn này, cũng là để tạo ra một bước ngoặt mới trong quá trình sản xuất tại làng nghề. 2. Một số giả thiết cho việc tính toán. Súng phun sơn hiện đại của Nhật bản có nhãn hiệu: KIKIWAS71, tuổi thọ 2 năm, giá 1,2 triệu đồng/súng. Đây cũng chính là thời gian khấu hao của phương án đầu tư. 5 phút sơn được 1m2/1 lần. Như vậy để hoàn thiện 1m2 sản phẩm cần = 3.5 = 15 phút (3 lần phun mới hoàn thiện sản phẩm ) Nên 1 giờ phun được 60/15 = 4m2 Một ngày trung bình thời gian phun của thợ tính liên tục là 5 tiếng (qua kết quả điều tra thực tế) Một tháng làm việc 28 ngày Một tháng phun được: 4 x 5.28 = 560m2 sản phẩm. Một năm làm việc 12 tháng. Tỷ lệ chiết khấu 0,69% tháng (Tỷ lệ lãi suất của ngân hàng công thương Việt nam đang áp dụng). Tính toán nguyên liệu đầu vào và đầu ra cho toàn bộ 10m2 sản phẩm. Mỗi hộ đầu tư 3 súng cho mỗi đợt. Tính điển hình cho một hộ làng nghề. 3. Xác định và tính toán chi phí - lợi ích của phương án 3.1. Xác định chi phí: Tổng chi phí phương án: TC = C0 + C1 Với C0: chi phí đầu tư ban đầu C1: chi phí bảo dưỡng Đối với việc thay thế súng phun sơn, chi phí đầu tư ban đầu chỉ có chi phí mua súng (gồm bình súng và súng). Để đảm bảo việc sử dụng súng chuyên dùng cần phải đầu tư cùng 1 lúc, 3 súng cho 3 quá trình phun khác nhau. Còn các chi phí lắp đặt hay thiết bị khác không thay đổi so với khi sử dụng súng cũ. Mặt khác, đây là thiết bị nhỏ, súng hiện đại nên ít bị hư hỏng hoặc bị hư hỏng thì thợ phun sơn có thể sửa chữa được nên không tốn (hoặc tốn ít) chi phí bảo dưỡng vì vậy có thể coi loại chi phí này bằng 0. 3.2. Xác định lợi ích Việc sử dụng súng mới sẽ tiết kiệm được các khoản sau so với súng cũ 1. Nâng hiệu suất xịt sơn lên 85% so với 65% của thiết bị cũ do đó sẽ giảm được đầu vào đối với các loại sơn, dung môi. 2. Giảm tiêu thụ điện trong công đoạn phun sơn: tăng hiệu suất sử dụng điện lên 90% so với 80% của thiết bị cũ. 3. Tăng chất lượng sản phẩm qua đó gián tiếp tăng uy tín chủ hộ sản xuất, số lượng sản phẩm bán ra 4. Giảm thời gian trong việc quét dọn, thu hồi sơn rơi vãi trong buồng phun sơn Như vậy trong các lợi ích trên, đề tài chỉ tiến hành lượng hoá hai lợi ích đầu. Còn 2 lợi ích sau khó tính toán do không có đủ cơ sở cần thiết. Do đó cả hai lợi ích sau là lợi ích ẩn. 3.3. Tính toán chi phí Chi phí đầu tư ban đầu chỉ có chi phí mua ba súng phun sơn mới bằng 1.200.000 VNĐ x 3 = 3.600.000 VNĐ Chi phí bảo dưỡng = 0 3.4. Tính toán lợi ích - Tiết kiệm lượng nguyên liệu đầu ra Bảng: Tiết kiệm nguyên liệu của phương án mới Đầu vào Giá (1000 VNĐ) Lượng tiêu thụ Chênh lệch Thiết bị cũ (kg) Thiết bị mới (kg) Lượng Tiền Sơn phủ mài 20 1,25 0,96 0,29 5,8 Sơn lót bóng 37,5 0,7 0,54 0,16 6,0 Sơn lót xăng 14 1,4 1,07 0,33 4,62 Dầu bóng 21 1,4 1,07 0,33 6,93 Nhũ 28,5 0,2 0,15 0,05 1,43 Tổng 24,78 Nhận xét: Theo bảng trên thì sử dụng súng phun sơn mới sẽ tiết kiệm được 24.780VNĐ nguyên liệu từ việc sản xuất 10m2 sản phẩm. Tiết kiệm chi phí vận hành (Tiết kiệm điện) Bảng: tiết kiệm chi phí vận hành của phương án mới. Đầu vào Giá 1000 VNĐ Lượng tiêu thụ Chênh lệch Thiết bị cũ Thiết bị mới Lượng Tiền Điện KW/h 0,8 10 8,9 1,1 0,88 Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy phương án mới sẽ tiết kiệm 880 VNĐ từ việc sử dụng điện cho sản xuất 10m2 sản phẩm. 4. Tổng hợp chi phí - lợi ích của phương án Lợi ích trên đây mới tính cho 10m2 sản phẩm. Như vậy trong một tháng các lợi ích sẽ là: Lợi ích từ việc tiết kiệm nguyên liệu đầu vào: B1 = (1000VNĐ) Lợi ích từ việc tiết kiệm chi phí vận hành: B2 = 0,88 x 560/10 = 49,28 (1000VNĐ) Từ đó ta có bảng tổng hợp chi phí - lợi ích của phương án như sau: Bảng:Tổng hợp chi phí – lợi ích của phương án mới. Đơn vị : 1000VNĐ Tháng Khoản mục 0 1 2 3 4 5 … 23 24 Đầu tư ban đầu (chi phí) 3600 0 0 0 0 0 … 0 0 Tiết kiệm nguyên liệu 0 1387,68 1387,68 1387,68 1387,68 1387,68 … 1387,68 1387,68 Tiết kiệm chi phí vận hành hàng tháng 0 49,28 49,28 49,28 49,28 49,28 … 49,28 49,28 Tổng lợi ích 0 1436,96 1436,96 1436,96 1436,96 1436,96 … 1436,96 1436,96 5. Phân tích phương án đầu tư cho giải pháp thay thế súng phun sơn hiện dùng bằng súng phun sơn hiện đại hơn qua 1 số chỉ tiêu. 5.1. Thời gian hoàn vốn (PB) Thời gian hoàn vốn là số thời gian cần thiết để các dòng tiền tương lai dự tính (CF) có thể hoàn lại được dòng tiền đầu tư ban đầu. Nó bao gồm: * Thời gian hoàn vốn giản đơn: là thời gian hoàn vốn chưa tính đến chiết khấu của đồng tiền. Công thức tính PB = Trong đó: PB: thời gian hoàn vốn giản đơn (năm) C0: chi phí đầu tư ban đầu CF1: dòng tiền thu được trong năm đầu tiên Áp dụng với phương án thay thế ta có: C0 = 3600 CF1 = 1436,96 Thời gian hoàn vốn giản đơn PB = 3600/1436,96 = 2,51 tháng Như vậy, nếu không tính đến chiết khấu thì chỉ sau hai tháng rưỡi, hộ sản xuất sẽ thu được vốn 5.2. Giá trị hiện tại ròng (NPV) NPV là đại lượng xác định giá trị lợi nhuận dòng hiện thời thì chiết khấu dòng lợi ích và chi phí trở về tháng thứ nhất. - NPV được xác định theo công thức: NPV = Trong đó: r: tỷ lệ chiết khấu tính theo năm n: số năm thực hiện phương án t: thời gian tương ứng (t = 1,2) Bt: Lợi ích năm t Ct: chi phí năm t C0: chi phí năm đầu tiên Nếu NPV > 0: phương án có lãi, cần xem xét thực hiện Nếu NPV = 0: phương án hoà vốn Nếu NPV < 0: phương án không có lãi do đó không nên thực hiện áp dụng với phương án "thay thế súng phun sơn cũ bằng súng phun sơn mới hiện đại hơn " và với các giả thiết nêu trên ta có: Theo giả thiết thời gian lao nđộng làm việc trong năm là 11 tháng, nên: Lợi ích hằng năm do việc tiết kiệm nguên liệu đầu vào là: 1,387,68 x 11 = 15264,48 (1000VNĐ). Lợi ích hằng năm từ việc tiết kiệm chi phí vận hành là 49,28 x 11 = 542,08 (1000VNĐ) Do đó tổng lợi ích hằng năm từ thực hiện phương là: 15264,48 + 524,08 = 15.806,56 (1000VNĐ) Lãi suất cố định hàng tháng là 0,69% nên lãi suất tính theo năm là: 0,69% x 12 =8,28%/năm. Suy ra NPV = -36000 + = -36000 +14.597,86 +13.481,84 = = 24.479,7 (1000VNĐ). Như vậy NPV rất lớn, vì vậy các hộ sản xuất làng nghề nên tiến hành đầu tư theo phương án đã đưa ra. 6. Đánh giá kết quả phân tích đầu tư cho giải pháp thay thế súng phun sơn. Kết quả phân tích các chỉ tiêu PB và NPV của phương án với giả thiết đưa ra ban đầu cho ta thấy rằng: + Thời gian thu hồi vốn khi thực hiện phương án là rất nhanh chỉ sau 2,5 tháng + Giá trị hiện tại ròng của phương án là rất cao lợi nhuận cả đời phương án qui về hiện tại là 24.474,7 triệu đồng Kết quả trên đã phản ánh đúng đắn tính hiệu quả của việc đầu tư sản xuất sạch hơn đối với làng nghề: một sự đầu tư nhỏ nhưng tạo ra những hiệu quả lớn không chỉ đối với sức khoẻ con người mà còn đối với vấn đề môi trường. Hơn nữa đây mới chỉ là phương án tính cho 1 hộ sản xuất nếu tính chung cho cả làng nghề Châu Phong (239 hộ trực tiếp sản xuất) thì lợi nhuận cả đời dự án qui về hiện tại sẽ rất lớn = 239 x 24.474,7 = 5.849.453,3 triệu đồng (gần 6 tỷ đồng trong 2 năm) Quả là một lượng lợi nhuận khổng lồ đối với1 làng nghề. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện phương án thay thế tôi chưa tiến hành lượng hoá hết được các lợi ích và chi phí phát sinh khi thay đổi súng phun sơn. Nếu việc lượng hoá các lợi ích và chi phí này thực hiện được thì sẽ cho ta những kết quả chính xác hơn. Công việc này, tôi xin phép được tiếp tục nghiên cứu thêm. KIẾN NGHỊ Với khoảng thời gian thực tập không nhiều, song qua quá trình học hỏi, tiếp cận với những vấn đề môi trường trong làng nghề kết hợp với những kiến thức được đào tạo trên ghế nhà trường, kiến thức chuyên môn từ phía thầy cô giáo – tôi nghĩ rằng đã đến lúc cần có những biện pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu tại các làng nghề nhằm hướng hoạt động làng nghề tới sự phát triển bền vững. Để làm được việc đó tôi có một số kiến nghị như sau: + Đối với bản thân các làng nghề: Chủ động thay đổi dần thói quen sản xuất cũ theo kiểu thủ công, lạc hậu, “mạnh ai người ấy làm”. Có những quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động sản xuất gây ô nhiễm nặng Tiếp cận SXSH theo hướng chọn lọc – trước hết là các nhóm giải pháp về quản lý nội vi và kiểm soát quá trình. + Đối với các cơ quan, ngành có liên quan: Cần phải quản lý chặt chẽ tình hình hoạt động từ làng nghề Có các chính sách hỗ trợ về vốn kỹ thuật cho các hộ sản xuất, quy hoạch đất đai cho việc phát triển tổng thể làng nghề. Nghiên cứu tiến hành và đưa ra các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm theo kiểu SXSH tại các làng nghề. GIẢI PHÁP Qua quá trình phân tích phương án “thay thế súng phun sơn hiện dùng bằng súng phun sơn mới hiện đại hơn” tại thôn Phong Châu đã cho ta thấy hiệu quả mang lại nếu thực hiện phương án là rất lớn. Vì vậy, thiết nghĩ nên có những giải pháp để đưa cách tiếp cận mới này trở thành thực tế ở làng nghề. Muốn vậy phải có: + Sự tuyên truyền phổ biến những thông tin tổng quát dễ hiểu về SXSH tại các làng nghề. + Những người có chuyên môn phân tích cho người sản xuất thấy được lợi ích của những cơ hội SXSH dễ thực hiện hoặc của phương án do họ đưa ra. Điều này là điều rất cần thiết bởi sự không nhận thấy được các lợi ích của người sản xuất còn rất thấp – Châu Phong là một ví dụ: sau khi có ý tưởng muốn thay súng phun sơn, một số hộ khá đã tiến hành đã tiến hành phun súng mới để dùng thử và đến nay kết quả mang lại làm họ phải bất ngờ – nhất là lượng tiền mua sơn để cùng sản xuất ra một số sản phẩm như trước đã giảm rõ rệt. Song trong thôn vẫn dùng chủ yếu là súng phun sơn Trung Quốc có giá trị bằng 1/10 súng Nhật (120.000VNĐ/ chiếc). Khoản tiền chênh lệch là rất lớn đối với những hộ sản xuất nhỏ do họ vẫn cứ “thích” dùng súng “rẻ” mà không thấy được sự thay đổi đó mang lại kết quả lớn lao. Do vậy việc giải thích hiểu được vấn đế là vô cùng quan trọng. + Các cơ quan Nhà nước Ngân hàng cần có sự hỗ trợ về kỹ thuật, ưu đãi vốn để các hộ sản xuất có điều kiện vay vốn và cách thức tiến hành mở rộng sản xuất, thay thế thiết bị. Chẳng hạn, ở Đông Anh hiện nay, có một số tổ chức quốc tế phối hợp cùng cơ quan quản lý môi trường địa phương đã tiến hành giai đoạn 3 dự án “quy hoạch, phát triển làng nghề nông thôn” trong đó có các giải pháp SXSH tại Liên Hà và Vân Hà. KẾT LUẬN Tiềm năng áp dụng SXSH đối với các hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung có rất nhiều. Các cơ hội của nó đã và đang được các chuyên gia, các nhà tư vấn và các doanh nghiệp biến thành những giải pháp hiện thực. Một bước ngoặt mới cho SXSH là còn có thể được nghiên cứu, áp dụng đối với các hoạt động làng nghề. Rõ ràng rằng, mặc dù đây là những bước đầu nghiên cứu song cũng đã cho ta thấy được những cơ hội, giải pháp SXSH đối với các hoạt động làng nghề là hoàn toàn có tính khả thi. Vì vậy các hoạt động làng nghề cần được phổ biến thông tin, trình diễn kỹ thuật SXSH. Ngược lại SXSH cũng có thêm nhiều cơ hội để thể hiện mình. Do lần đầu tiếp xúc và nghiên cứu SXSH trong lĩnh vực làng nghề nên chắc chắn chuyên đề này còn có nhiều thiếu sót. Vì vậy, kính mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và bạn đọc để chuyên đề hoàn thiện hơn. LỜI CAM ĐOAN “Tôi xin cam đoan nội dung chuyên đề đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường”. Hà Nội ngày 5 tháng 5 năm 2003 LỜI CẢM ƠN Qua một thời nghiên cứu và thực tập tại Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Hà Nội cùng địa bàn cụ thể tại thôn Châu Phong xã Liên Hà - Đông Anh – Hà Nội. Chuyên đề thực tập được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Khoa Kinh tế Quản lý Môi trường & Đô thị; các cán bộ Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Hà Nội; cán bộ xã, thôn; các hộ gia đình tại Liên Hà, Châu phong. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ chuyên môn, cán bộ công tác đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Đặc biệt em xin cảm ơn sâu sắc và chân thành tới Cô giáo hướng dẫn – giáo viên khoa Kinh tế và Quản lý Môi trường, tới trưởng phòng thông tin và hợp tác quốc tế – Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Hà Nội đã hết sức tận tình hướng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em kính mong nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện hơn nữa từ các thầy cô giáo cán bộ liên quan, đặc biệt là Cô giáo hướng dẫn để em tiếp tục phát triển chuyên đề này thành luận văn của mình sau này. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - ĐHKTQD: Giáo trình CBA; giáo trình KTMT, phân tích đầu tư SXSH 2. Th.S Lê Thu Hoa – ĐHKTQD: sinh lời từ SXSH (CP3) ; kỷ yếu hội thảo Khoa học và phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường năm 2002; SXSH cơ hội để cải thiện khả năng sinh lợi và thực trạng môi trường của các doanh nghiệp – tạp chí BVMT số chuyên đề 2001. 3. GVC. Lê Trọng Hoa - ĐHKTQD: Giáo trình Quản lý môi trường. 4. Th.S. Vũ Xuân Nguyệt Hồng – Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương: Tiềm năng đầu tư cho SXSH ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập – 10/2002 5. TS. Ngô Thị Nga – Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam – Hiện trạng và tiềm năng áp dụng SXHS ở Việt Nam – 10/2002. 6. Vũ Trọng Quốc – Bộ KH & ĐT: SXSH cơ hội để cải thiện khả năng sinh lời và thực trạng môi trường của các doanh nghiệp – Tạp chí BVMT số chuyên đề 2001. 7. Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam: Tài liệu hướng dẫn SXSH, báo cáo SXSH năm 2002. 8. Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Hà Nội: kết quả quan trắc môi trường tại Liên Hà - Đông Anh – Hà Nội; Nghiên cứu quy hoạch phát triển làng nghề thủ công theo hướng CNH nông thôn; Quản lý làng nghề nông thôn. 9. UBND xã Liên Hà: Báo cáo tình hình Kinh tế Xã hội 2002. 10. Các tạp chí: BVMT; Công nghiệp; Hoạt động khoa học; KCM; NN & PTNT cùng một số tài liệu liên quan khác. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMT (13).doc
Tài liệu liên quan