Đề tài Nghiên cứu xác định đặc điểm di truyền một số tính trạng cơ bản về sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15

Thứ nhất, tuổi phối lần đầu có mối tương quan di truyền thuận và chặt chẽ với tính trạng tuổi đẻ lứa đầu (0,480,22 với Móng Cái MC3000 và 0,460,25 với nhóm MC15), có mối tương quan nghịch và không chặt chẽ với các tính trạng khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh, số lượng cai sữa. Thứ hai, mối tương quan tuổi đẻ lứa đầu với các tính trạng khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh, số lượng cai sữa là âm và không chặt chẽ. Thứ ba, mối tương quan giữa khoảng cách lứa đẻ và các tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con đều là tương quan thuận với số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng sơ sinh/con là tương quan thuận và chặt chẽ, số con cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/con là thuận và không chặt chẽ. Thứ tư, mối tương quan di truyền giữa số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa là thuận và chặt chẽ, còn mối tương quan giữa tính trạng này với khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con là nghịch và chặt chẽ.

doc57 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xác định đặc điểm di truyền một số tính trạng cơ bản về sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i của chúng. Tholen E và cộng sự (1996) đã nghiên cứu mối tương quan giữa cai sữa lợn con với khoảng cách lứa đẻ, năng suất sinh sản lợn nái nuôi tại Autralia. Hermesch S. và cộng sự (1995) đã nghiên cứu mối tương quan giữa tính trạng số con sơ sinh với các tính trạng khác. Bass T J. và cộng sự (1992) đã áp dụng chọn lọc và xác định hệ số lặp lại trong chương trình chọn giống lợn và thu được kết quả đáng kể. 2.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng sinh sản, hệ số di truyền, tương quan di truyền. Phần lớn các tác giả tập trung vào nghiên cứu đặc điểm sinh học, quy trình nuôi dưỡng, các công thức lai kinh tế giữa lợn nội với lợn ngoại ở các cơ sở giống nhà nước. Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2001); Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002); Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002) đã nghiên cứu sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng sinh sản và sản xuất cơ bản trên các giống lợn Móng Cái, Landrace, LargeWhite và con lai của chúng, đã rút ra những kết luận quan trọng trong quá trình phục vụ sản xuất. Ngoài ra, Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003) còn xác định ảnh hưởng của các yếu tố cố định đến các tính trạng sản xuất của 3 tổ hợp lai giữa Móng Cái, Landrace, Pientrai. Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2002) đã công bố một số kết quả về hệ số di truyền, hệ số lặp lại và tương quan di truyền giữa các tính trạng sinh sản cơ bản của các giống lợn hiện có tại Việt Nam. Nguyễn Văn Đức và Giang Hồng Tuyến (2001) đã nêu được kỹ thuật chăn nuôi lợn Móng Cái, cách phòng trị bệnh cũng như việc hoạch toán hiệu quả trong việc chăn nuôi lợn Móng Cái. Nghiên cứu xác định đàn lợn hạt nhân giống Landrace và Yorkshire dòng mẹ có năng suất cao tại xí nghiệp giống vật nuôi Đoàn Xuân Trúc, Tăng Vĩnh Linh (2000) Trần Xuân Hảo (2002) xác định một số chỉ tiêu sinh sản, năng suất chất lượng thịt Landrace và Yorkshire có các kiểu gene Halothan khác nhau. Vũ Đình Tôn, Phan Văn Chung, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Công Oánh (2008) nghiên cứu khả năng sinh sản của một số tổ hợp lai PietraiDuroc và LandraceYorkshre với đực Landrace. PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng trong nghiên cứu này là 2 nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 đã được chọn lọc từ năm 1999, tại công ty chăn nuôi Hải Phòng. Hai nhóm huyết thống lợn MC là MC3000 và MC15 thuần chủng được bộ môn di truyền - Giống vật nuôi, Viện Chăn Nuôi lựa chọn từ năm 1997 dựa trên tổng số 7 nhóm huyết thống của giống Móng Cái hiện có với đầy đủ thông tin (Công ty chăn nuôi Hải Phòng trại lợn giống Tràng Dụê có 4 nhóm). Mỗi nhóm có một đực đầu nhóm, tên của con đực được đặt tên cho nhóm. Sau khi phân tích số liệu, sử dụng chương trình PROC GLM (SAS, 1993) và DEREML (Meyer K, 1993) để xác định giá trị di truyền. Năm 1999 Bộ môn Di Truyền Giống vật nuôi đã chọn được 2 nhóm lợn Móng Cái cao sản MC3000 và MC15 là 2 nhóm tốt hơn hẳn 5 nhóm còn lại. Các kết quả nghiên cứu bước đầu đã được đánh giá xuất sắc tại Hội đồng khoa học Viện Chăn Nuôi năm 2000 và hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2001. Hai nhóm lợn MC3000 và MC15 này đã được chọn để chọn lọc nghiên cứu nâng cao chất lượng. Với những kết quả đạt được trong quá trình chọn lọc, năm 2003, hai nhóm lợn MC3000 và MC15 đã đươc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá là một trong những giống cây con đạt chuẩn quốc gia . Hai nhóm lợn Móng Cái này cũng được Nguyễn Văn Đức lựa chọn nghiên cứu (1999). Bước đầu thu được kết quả như sau: Nhóm lợn MC3000 có số con sơ sinh sống/ổ cao nhất là 11,46 con so với trung bình nhóm lợn khác là 10,56con/ổ. Vì vậy, chúng tiếp tục được lựa chọn làm nguyên liệu để tiếp tục nghiên cứu nhằm chọn lọc ra giống lợn Móng Cái có khả năng sinh sản tốt nhất trong hệ thống giống lợn Việt Nam. 3.2. Thời gian nghiên cứu Từ năm 2/2009 - 7/2009 3.3. Địa điểm nghiên cứu: Công ty Chăn nuôi Hải Phòng - Một trong những cơ sở giống được nhà nước công nhận và giao trách nhiệm giữ giống gốc lợn Móng Cái. 3.4. Nội dung nghiên cứu 3.4.1. Phân tích một yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng sinh sản của 2 nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 - Tuổi phối giống lần đầu (TPLĐ) - Tuổi đẻ lứa đầu (TĐLĐ) - Khoảng cánh giữa hai lứa đẻ (KCLĐ) - Số con sơ sinh sống/ổ (SCSSS) - Số con cai sữa/ổ (SCCS) - Khối lượng sơ sinh/con (PSS) - Khối lượng cai sữa/con (Pcs) 3.4.2. Xác định năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 3.4.3. Xác định hệ số di truyền của các tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 3.4.3. Xác định hệ số tương quan di truyền của các tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 3.4.4. Xác định hệ số di truyền của các tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 3.5. Phương pháp nghiên cứu 3.5.1. Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu theo dõi các chỉ tiêu về năng suất sinh sản Sử dụng số liệu 100 con lợn nái và 6 con lợn đực giống của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 để nghiên cứu thu thập các tính trạng sinh sản cơ bản qua các lứa đẻ: - Ngày tháng năm của từng lợn nái được sinh ra và đẻ ra qua các lứa. - Tuổi phối lần đầu - Tuổi đẻ lứa đầu - Khoảng cách giữa hai lứa đẻ - Số con sơ sinh sống/ổ - Số con cai sữa/ổ - Khối lượng sơ sinh/con - Khối lượng cai sữa/con 3.5.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng năng suất sinh sản Mô hình toán học để phân tích các tính trạng sinh sản : Yijkl= μijkl + NGi + ĐPj + LĐk + Trong đó : - Yijkl là năng suất sinh sản của lợn nái thứ l, nhóm giống thứ i, đực phối thứ j, lứa đẻ thứ k . - μijkl là giá trị trung bình của quần thể - NGi là ảnh hưởng của nhóm giống thứ i - LĐk là ảnh hưởng của lứa đẻ thứ k - ĐPj là ảnh hưởng của đực phối thứ j - là sai số ngẫu nhiên 3.5.3. Tính toán tham số thống kê một số tính trạng sinh sản - Số trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) - Sai số chuẩn ( SE). 3.5.4. Ước tính hệ số di truyền, hệ số tương quan di truyền 3.5.4.1. Hệ số di truyền Sử dụng mô hình thống kê hỗn hợp phân tích tính trạng riêng rẽ để ước tính hệ số di truyền như sau: Yijkl = + Đi + Mej + Lk+ Trong đó : - Yijkl là năng suất sinh sản của lợn nái thứ l. - là giá trị trung bình của quần thể. - Đi là ảnh hưởng của đực phối thứ i. - Mej là ảnh hưởng của mẹ thứ j. - Lk là ảnh hưởng của lứa đẻ thứ k. - là sai số ngẫu nhiên Sau đó hệ số di truyền được tính theo công thức: 3.5.4.2. Hệ số tương quan di truyền Phương pháp phân tích phương sai: phương pháp này căn cứ vào phân tích phương sai của các gia đình có bố mẹ (tức là anh chị em có cùng bố khác mẹ) để tính các hệ số tương quan, đây là phương pháp thích hợp nhất để tính các hệ số tương quan. Trong thực tế người ta thường tính các hệ số tương quan theo phương pháp quan hệ tương quan và phân tích phương sai thành phần theo mô hình động vật đa tính trạng. rxy : Hệ số tương quan kiểu hình giữa hai tính trạng δxy : Hiệp phương sai giữa hai tính trạng x và y δx: Độ lệch chuẩn của tính trạng x δy: Độ lệch chuẩn của tính trạng y 3.6. Công cụ xử lý - Các tham số thống kê và các yếu tố ảnh hưởng được xác định bằng phương trình SAS (1999). - Các tham số di truyền tính bằng phương trình DFREML của Meyer (1999). PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 Như chúng ta đã biết, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng năng suất sinh sản ở lợn gọi chung là yếu tố về di truyền và yếu tố về ngoại cảnh. Các yếu tố di truyền và ngoại cảnh hầu hết đều gây ảnh hưởng đến các tính trạng về năng suất sinh sản của lợn song ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào giống và điều kiện môi trường.Với việc lựa chọn 3 yếu tố nhóm giống, đực phối, lứa đẻ thì mức độ ảnh hưởng đến những yếu tố này đến các tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 Tính trạng n R2 Các yếu tố Nhóm giống Đực phối Lứa đẻ Tuổi phối lần đầu 100 0,45 *** - - Tuổi đẻ lứa đầu 100 0,48 *** * - Khoảng cách lứa đẻ 661 0,26 *** ** ** Số con sơ sinh sống/ổ 761 0,37 *** *** *** Số con cai sữa/ổ 761 0,25 *** ** *** Khối lượng sơ sinh/con 599 0,32 *** *** ** Khối lượng cai sữa/con 761 0,60 *** *** ** *: P < 0,05; **: P <0,01; ***: P <0,001 Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy hầu hết các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cố định ở các mức độ khác nhau từ P <0,05 đến P <0,001. Yếu tố nhóm giống Nhóm giống là một yếu tố về mặt di truyền, xét trên bảng kết quả 4.1: Yếu tố nhóm giống có ảnh hưởng rõ rệt đến tất cả các tính trạng sinh sản (P <0.001). Như vậy, rõ ràng việc lựa chọn các nhóm giống khác nhau thì năng suất sinh sản của lợn nái cũng chịu ảnh hưởng khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố di truyền nhóm giống trong nghiên cứu này phù hợp với các kết quả của Nguyễn Văn Đức (1997) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng năng suất sinh sản của lợn Móng Cái nuôi tại các tỉnh trong cả nước (P <0.001). Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002) phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cố định đến số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái Móng Cái, Large White, Landrace và các tổ hợp lai của chúng (P <0,001). Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2004) cho biết yếu tố giống ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của hai nhóm lợn Large White và Yorkshire máu tươi tại Công ty Chăn nuôi Hải Phòng (P <0.001). Tạ Thị Bích Duyên (2003) nghiên cứu trên hai giống lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại An Khánh, Thụy Phương và Đông Á cho biết các yếu tố cố định giống có ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng năng suất sinh sản. Yếu tố đực phối Nhìn vào bảng 4.1 nhận thấy yếu tố đực phối gây ảnh hưởng lớn đến tất cả các tính trạng sinh sản cơ bản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 nuôi tại Công ty Chăn nuôi Hải Phòng (P <0,05 đến P <0,001). Như vậy, lợn nái được phối với các đực giống khác nhau cho năng suất sinh sản khác nhau. Các kết quả trong nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của một số tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15. Nguyễn Văn Đức (1997) phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng năng suất sinh sản của lợn Móng Cái nuôi tại các tỉnh (P <0,001). Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn Móng Cái nuôi tại Quảng Bình. Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002) phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái Móng Cái, Large White, Landrace và các tổ hợp lai của chúng. Yếu tố lứa đẻ Yếu tố lứa đẻ là yếu tố gây ảnh hưởng rất rõ rệt đến các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 (P <0,01 đến P <0,001) điều đó nói nên rằng lợn nái đẻ các lứa khác nhau cho năng suất sinh sản khác nhau. Các kết quả trong nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ phù hợp với các nghiên cứu trước đây của các tác giả như Nguyễn Văn Đức (1997) phân tích yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng năng suất sinh sản của lợn Móng Cái nuôi tại các tỉnh. Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cố định đến năng suất sinh sản của lợn Móng Cái nuôi tại Quảng Bình. Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002) phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cố định đến số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái Móng Cái, Large White, Landrace và các tổ hợp lai của chúng. Nhiều nghiên cứu liên quan tới yếu tố lứa đẻ cũng đều đưa ra kết luận chung là số con/ổ tăng từ lứa đẻ thứ nhất đến lứa đẻ thứ 4 và 5 và sau đó giảm dần đến lứa đẻ thứ 10 phù hợp với kết quả nghiên Nguyễn Văn Đức (1997) và Tạ Thị Bích Duyên (2003). Theo Koketsu và Annor (1997), lợn nái đẻ từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 5 có số con/ổ nhiều hơn so với đẻ lứa 1 và từ lứa 8 trở đi (P <0,05), khối lượng trung bình của lợn con sơ sinh thấp hơn so với các lứa khác (P <0.05) (Koketsu và cộng sự, 1998). Dan và Summer (1995) cho rằng khi tuổi thụ thai lần đầu tăng thì số con ở lứa đầu cũng tăng. Lợn nái đẻ lứa thứ nhất có số con/ổ ít hơn lứa thứ 2 trở đi (Rydhmer và cộng sư, 1995) (Phùng Thị Vân và cộng sự, 1999), điều này có thể là do số lượng trứng rụng tăng lên từ lứa thứ 2 (Đặng Vũ Bình, 1993; Dan và Summer, 1995). Nhìn chung, hệ số xác định đối với các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 đều ở mức thấp, phù hợp quy luật chung trên các nghiên cứu về lợn. Các yếu tố trong nghiên cứu này xác định 25% - 60%. Các tính trạng về tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách lứa đẻ biến động từ 26% - 48% trong tổng biến đổi, các tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ biến động từ 25% - 37%. Các tính trạng khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con biến động từ 32% - 60%. Trong đó tính trạng số con sơ sinh/ổ ít bị tác động bởi các yếu tố nhất (25 %) và tính trạng khối lượng cai sữa/con bị tác động lớn nhất (60%). 4.2. Năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 Nghiên cứu năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 ở hai vấn đề cơ bản đó là năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái ở tất cả các lứa đẻ (bảng 4.2.) và số con sơ sinh sống/ổ qua các lứa đẻ (bảng 4.3.). Bảng 4.2. Năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 ở tất cả các lứa đẻ TÝnh tr¹ng §¬n vÞ Nhãm MC3000 Nhãm MC15 P n LSM SELSM n LSM SELSM Tuæi phèi lÇn ®Çu ngµy 50 239,68 1,58 50 247,51 1,58 <0,001 Tuæi ®Î løa ®Çu ngµy 50 357,33 1,62 50 368,17 1,62 <0,001 Kho¶ng c¸ch løa ®Î ngµy 339 173,44 0,36 322 179,35 0,36 <0,001 Sè con s¬ sinh sèng/æ con 389 12,39 0,05 372 11,78 0,05 <0,001 Sè con cai s÷a/æ con 389 9,57 0,03 372 9,31 0,03 <0,01 Khèi l­îng s¬ sinh/con kg 323 0,51 0,003 276 0,53 0,003 <0,05 Khèi l­îng cai s÷a/con kg 389 6,03 0,01 372 6,38 0,01 <0,001 4.2.1. Năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 ở tất cả các lứa đẻ Nhìn chung, nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái thì tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa sống/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con được coi là những tính trạng quan trọng nhất quyết định hiệu quả kinh tế ngành chăn nuôi lợn nái. Vì vậy các tính trạng được chúng tôi chọn làm mục tiêu nghiên cứu trong đề tài này. Các giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất và sai số chuẩn tương ứng của chúng đối với tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 được trình bày ở bảng 4.2 Tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ Tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ được biểu thị ở biểu đồ 4.1 như sau: 4.1. Biểu đồ biểu thị tuổi phối lứa đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ Tuổi phối lần đầu Tuổi phối lứa đầu đây là một chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái hậu bị, chỉ tiêu này giúp cho việc đề ra lịch khai thác đúng tiềm năng sinh sản của lợn nái trong quá trình sản xuất, từ đó nâng cao sức sản xuất của lợn nái trong một đời sinh sản. Tuổi phối giống lần đầu sớm hay muộn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi. Theo bảng 4.2 và đồ thị 4.1 thì thấy nhóm lợn nái Móng Cái MC3000 có tuổi phối lần đầu 239,68 ngày và nhóm lợn Móng Cái MC15 247,51 ngày với mức độ sai khác P <0,001. Nhìn mức độ sai khác giữa hai nhóm lợn Móng Cái (P <0,001) khẳng định lợn Móng Cái MC3000 chóng thành thục hơn MC15. Các giá trị tính toán này với Móng Cái MC3000 nó cũng tương đương kết quả 6 - 8 tháng tuổi tại nghiên cứu của Lê Viết Ly (1999). Jang Hyung Lee (1993) đã thông báo kết quả nghiên cứu các tính trạng sinh sản của lợn lái hậu bị cho thấy lợn có thể động dục sớm từ lúc 4 - 5 tháng tuổi nhưng tuổi phối giống thích hợp vẫn là 7 - 8 tháng tuổi. Đây là thời kỳ mà lợn nái đạt tới độ thành thục về tính, đảm bảo thể trạng và các yếu tố cần thiết để nuôi con. Tuổi đẻ lứa đầu Cũng tương tự như tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu của nhóm lợn Móng Cái MC3000 (357,33 ngày) thấp hơn so với lợn Móng Cái MC15 (368,17 ngày) với mức độ sai khác P <0,001. Tuổi phối lần đầu của lợn Móng Cái MC3000 thấp hơn MC15 dẫn tới tuổi đẻ lứa đầu của Móng Cái MC3000 thấp hơn MC15. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của Móng Cái MC3000 thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu cùng giống lợn Móng Cái của Nguyễn Văn Đức (1997) là 388,10 ngày với lợn Móng Cái MC3000 và MC15 ; Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999) là 374,06 ngày. Kết quả nghiên cứu Móng Cái MC15 tương ứng kết quả (363 - 376,2 ngày) của Phùng Thị Vân và cộng sự (2000) nghiên cứu trên đàn lợn nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương. Tuổi đẻ lứa đầu trong nghiên cứu này có giá trị nhỏ hơn là do trong những năm gần đây nhà nước đã đưa giống lợn Móng Cái là một trong những giống cây con chuẩn quốc gia, cùng chủ trương Móng Cái hoá đàn lợn lợn Móng Cái được quan tâm nhiều hơn, được chọn lọc cùng chế độ chăm sóc tốt hơn nhằm bảo tồn và phát triển những tính trạng quý của giống lợn truyền thống này. Khoảng cách lứa đẻ Khoảng cách lứa đẻ của lợn nái Móng Cái MC3000 và MC15 là rất tốt lần lượt là 173,44 ngày và 179,35 ngày với mức độ sai khác rõ rệt P <0,001. Các giá trị này cho thấy tương đương kết quả nghiên cứu của Lê Viết Ly (1999) 5,5 - 6 tháng và cao hơn kết quả 169,02 ngày tìm được của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) nghiên cứu trên lợn Móng Cái MC3000 và MC15. Trong các công trình nghiên cứu cùng giống lợn Móng Cái các kết quả này cao hơn 170,06 ngày trên nái ngoại của Phùng Thị Vân và cộng sự (1999) 153,3 ngày trên đàn lợn nuôi ở Pháp của Perrro Cheau (1994). Nguyên nhân khoảng cách lứa đẻ của lợn Móng Cái cao hơn lợn ngoại là do khối lượng sơ sinh/con nhỏ hơn lợn ngoại nên thời gian cai sữa kéo dài hơn (60 ngày). Từ kết quả về khoảng cách lứa đẻ cho thấy lợn nái Móng Cái MC3000 và MC15 có số lứa đẻ/nái/năm là 2,1 lứa và 1,85 lứa. Kết quả này thấp hơn kết quả của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999); tương đương kết quả 1,5 - 2 lứa của Lê Viết Ly (1999) và 1,75 lứa của Lê Hồng Minh (2000) cùng nghiên cứu trên giống lợn Móng Cái. Các kết quả trên cho thấy khoảng cách lứa đẻ của Móng Cái MC3000 thấp hơn MC15 điều đó chứng tỏ Móng Cái MC3000 mắn đẻ hơn lợn MC15. Điều đó là căn cứ khẳng định có sự khác nhau rõ rệt về đặc điểm của nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 . Từ kết quả phân tích trên của chúng tôi trong nghiên cứu này cho thấy sự khác nhau giữa hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 đối với tính trạng tuổi phối lần đầu; tuổi đẻ lứa đầu; khoảng cách lứa đẻ là rất rõ rệt (P <0,001). Số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa Số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ cũng là những tính trạng quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản của lợn Móng Cái vì nó quyết định năng suất kinh tế trong chăn nuôi. Dựa vào bảng số liệu 4.2 có đồ thị số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ như sau: 4.2. Biểu đồ biểu thị số con sơ sinh/ổ và số con cai sữa/ổ Số con sơ sinh sống /ổ Đối với chăn nuôi lợn nái, số con sơ sinh sống/ổ là tính trạng quan trọng nhất là chìa khoá quyết định năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái. Kết quả phân tích cho thấy số con sơ sinh sống/ổ của lợn Móng Cái MC3000 là 12,39 con/ổ và của MC15 là 11,78 con/ổ. Khi so sánh lợn Móng Cái MC3000 và MC15 thì nhận thấy số con sơ sinh sống/ổ của lợn Móng Cái MC3000 cao hơn MC15 là 0,61 con/ổ sự sai khác này có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P <0,001). Điều này chứng tỏ số con sơ sinh sống trên ổ là cao, thông qua kết quả nghiên cứu có thể khẳng định mục tiêu chọn lọc với nhóm lợn Móng Cái MC3000 qua các năm đạt kết quả tốt, nâng cao hẳn so với Móng Cái MC15. Đây là căn cứ khoa học và thực tiễn để khẳng định có sự sai khác rõ rệt về số con sơ sinh sống/ổ của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 theo định hướng khác nhau (Nguyễn Văn Đức, chọn giống lợn Móng Cái, 2000). Giá trị số con sơ sinh sống/ổ ở nhóm Móng Cái MC3000 và MC15 trong nghiên cứu này phù hợp với giá trị công bố của Lê Viết Ly (1999) nghiên cứu trên lợn Móng Cái là 10 - 14 con. Kết quả này cao hơn so kết quả trên giống của các tác giả trong nước; cao hơn từ 0,84 - 1,45 con so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức (1997) là 10,94 con, cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và Giang Hồng Tuyến (2000) (11,31 con). Cao hơn từ 0,68 - 1,29 con so kết quả nghiên cứu của Lê Hồng Minh (2000) (11,10 con) cao hơn từ 2,3 - 2,34 con và so với kết quả nghiên cứu của NguyễnVăn Nhiệm và cộng sự (2002) (9,48 - 10,05 con) và cũng cao hơn từ 0,93 - 1,54 con so với kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) trên lợn nái Móng cái phối đực Pietrain (10,85 con). Và kết quả nghiên cứu này cao hơn trên các giống lợn ngoại của tác giả Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1995) (9,38 con); Trần Thế Thông và cộng sự (1995) (9,0 - 9,8 con); Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (2000) (9,76 con); Phùng Thị Vân và cộng sự (2001) (10,04 con); Tạ Thị Bích Duyên (2003) (9,49 - 9,9 con). Năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái cao hơn năng suất sinh sản của lợn nái ngoại vì bản chất di truyền của lợn Móng Cái có năng suất sinh sản cao hơn đặc biệt là số con sơ sinh sống/ổ. Số con cai sữa/ổ Đối với giống lợn Móng Cái do khối lượng sơ sinh nhỏ nên thời gian nuôi con dài (60 ngày) cao hơn lợn ngoại (45 ngày). Kết quả cho thấy số con cai sữa/ổ của nhóm MC3000 là 9,57 con/ổ và MC15 9,31 con/ổ với mức độ sai khác P <0,01. Mặc dù số con sơ sinh sống/ổ cao nhưng mục tiêu của chọn giống là để tăng số lượng lợn cái làm nái. Vì vậy, đây là mục tiêu chính của sử dụng nguồn gene Móng Cái; khai thác năng suất sinh sản cao đồng thời vẫn bảo đảm nuôi con của lợn mẹ cho nên chúng tôi giữ lại trung bình 10 lợn con sơ sinh sống/ổ với sự ưu tiên cho lợn cái. Tính trạng số lợn con cai sữa phụ thuộc vào số lợn con để lại nuôi. Nhận thấy, vì số lợn con cai sữa/ổ có sự sai khác 9,57 con với MC3000 và 9,31 con với MC15 sự sai khác giữa hai nhóm lợn này về mặt thống kê là không rõ rệt (P <0,01) đối với tính trạng số con cai sữa/ổ. Nguyên nhân cũng có thể do số con để nuôi trung bình cho hai nhóm lợn trên cùng là 10 con/ổ. Và số con cai sữa/ổ của Móng Cái MC3000 cao hơn MC15 chỉ chứng tỏ rằng lợn MC3000 có khả năng nuôi con tốt hơn MC15 . Các giá trị xác định về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của hai nhóm lợn MC3000 và MC15 phù hợp với kết quả thông báo của Nguyễn Văn Đức (1997) (9,26 con) Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) (9,15 con). Cao hơn kết quả nghiên cứu trên lợn ngoại của Hammon (1994); Haley và cộng sự (1995); Hung ghens (1995); Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (2000); Phùng Thị Vân và cộng sự (2001) (8,11 -9,2 con); Tạ Thị Bích Duyên (2003) (8,32 - 9,07 con). Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy số lợn con cai sữa của một nái/năm đối với hai nhóm lợn MC3000 và MC15 là 20,1 con/năm và 18,2 con/năm tương ứng. Như vậy ta có thể kết luận rằng hai nhóm MC3000 và MC15 có khả năng sinh sản và nuôi con tốt. Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con là các chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái và được biểu thị ở bảng 4.2, biểu đồ 4.3. 4.3 Biểu đồ biểu thị khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con Khối lượng sơ sinh Khối lương sơ sinh của nhóm lợn MC3000 (0,51 kg/con) thấp hơn MC15 (0,53 kg/con) là 0,02 kg. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê không rõ rệt (P <0,05). Nhưng, giá trị này của chúng tôi tương đương với kết quả 0,49 kg - 0,53 kg của Nguyễn Quế Côi (1996); 0,51 kg của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) nhưng cao hơn kết quả 0,45 kg - 0,5 kg của Lê Viết Ly (1999) và 0,47 kg của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999). Khối lượng cai sữa Khi nghiên cứu chỉ tiêu khối lượng cai sữa/con qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.3 thì chỉ tiêu khối lượng cai sữa/con ở nghiên cứu này cho thấy nhóm MC3000 (6,03 kg) thấp hơn so với nhóm MC15 (6,38 kg) là 0,25 kg với mức ý nghĩa thống kê rõ rệt là P <0,001. Kết quả của chúng tôi phù hợp với các kết quả đã công bố trước đây như 6 kg - 7 kg của Lê Viết Ly (1999); 5,31 kg - 6,72 kg của Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002), nhưng cao hơn kết quả 5,93 kg của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000). Hầu hết, các hệ số biến dị (SE) của các tính trạng sinh sản cơ bản này thấp, chứng tỏ mức độ ổn định của mỗi tính trạng này trong hai nhóm lợn Móng Cái nuôi ở Hải Phòng cao song sự chênh lệch giữa hai nhóm là rõ rệt. Từ các kết quả trên cho phép chúng tôi rút ra các kết luận rằng khả năng sinh sản của lợn Móng Cái MC3000 rõ ràng tốt hơn MC15, đặc biệt đối với các tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ. Do vậy sự sai khác của tính trạng số con sơ sinh sống/lứa, tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ với mức thống kê rất rõ rệt (P <0,001) ngược lại các tính trạng về khối lượng của lợn con như khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa thì nhóm lợn MC15 luôn cao hơn nhóm lợn MC3000 với mức ý nghĩa thống kê rõ rệt (P <0,05 - P <0,001). 4.2.2. Số con sơ sinh sống/ổ của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 qua các lứa đẻ. Xu hướng chung về khả năng sinh sản của lợn nái ở lứa đẻ thứ nhất thường có số con sơ sinh sống/ổ thấp nhất, sau đó tăng dần và đạt giá trị cao nhất ở lứa thứ 4 - 5 và sau đó giảm dần ở các lứa sau. Điều đó phụ thuộc vào bản chất di truyền và môi trường, song yếu tố di truyền vẫn là quan trọng. Những giống lợn có khả năng đẻ nhiều con thường đạt giá trị cao nhất chậm hơn so với giống có số con sơ sinh sống/ổ thấp hơn. Các kết quả về khả năng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 8 được trình bày ở bảng 4.3 và trên đồ thị 4.1. Bảng 4.3. Số con sơ sinh sống/ổ của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 qua các lứa đẻ Lứa đẻ Nhóm MC3000 Nhóm MC15 n LSM SE n LSM SE 1 50 11,54 0,11 50 10,76 0,11 2 50 12,00 0,11 50 11,28 0,11 3 50 12,42 0,11 50 11,80 0,11 4 50 12,73 0,11 48 12,16 0,12 5 49 12,89 0,12 47 12,34 0,12 6 47 12,82 0,12 46 12,26 0,13 7 47 12,57 0,12 41 11,95 0,15 8 41 12,16 0,13 40 11,65 0,15 Qua các lứa đẻ cho thấy số con sơ sinh/ổ của 8 lứa đẻ đều tăng dần. Số con sơ sinh sống/ổ của hai nhóm lợn MC3000 và MC15 đều tăng từ lứa thứ 1 đến lứa thứ 5 và giảm dần đến lứa thứ 8. Lứa thứ 5 đạt giá trị cao nhất, thấp nhất đều ở lứa 1. 4.1. Đồ thị biểu diễn tính trạng số con sơ sinh sống /ổ qua các lứa Khi so sánh kết quả nghiên cứu của nhóm lợn MC3000 và MC15 nhận thấy số con sơ sinh sống/ổ của 8 lứa đẻ ở nhóm lợn MC3000 cao hơn MC15 theo từng lứa tương ứng. Sự sai khác rõ rệt giữa các lứa đẻ này của nhóm lợn MC3000 và MC15 chứng tỏ rằng mục tiêu chọn lọc nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn MC3000 đã thành công. Các kết quả nghiên cứu này tương đương với kết quả của Nguyễn Văn Đức (1997) khi phân tích bộ số liệu tổng hợp của lợn Móng Cái nuôi trên cả nước và Tạ Thị Bích Duyên (2003) nghiên cứu qua 8 lứa đẻ của giống lợn Yorkshire (số con sơ sinh sống/ổ của lợn Yorkshire tăng từ lứa 1 đến lứa 5). Số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ 8 của nhóm lợn MC3000 trong mỗi thế hệ vẫn cao hơn số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ nhất (11,54 con/ổ và 12,16 con/ổ) và ngược lại với kết quả nghiên cứu trước đây của nhóm lợn MC15 (10,76 con/ổ và 11,65/ổ). Thông qua kết quả nghiên cứu có thể giải thích rằng bản chất giống lợn MC3000 có khả năng sinh sản kéo dài và chúng đã được cải thiện nhiều nên sức khoẻ của lợn nái sau 4 - 5 năm vẫn mạnh khoẻ và năng suất sinh sản vẫn tốt. 4.3. Hệ số di truyền của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 Hệ số di truyền của hầu hết các tính trạng sinh sản của lợn đã được khẳng định là thấp (Johnsson K. và Kennedy B.W, 1985; Đặng Vũ Bình, 1994; Tom Long T.E., 1995; Nguyễn Văn Thiện 1995; Nguyễn Văn Đức 1997; Bunter K.L., 1997; Nguyễn Văn Đức, 2002). Hệ số di truyền của các tính trạng sinh sản của nhóm lợn MC3000 và MC15 nuôi tại Công ty Chăn nuôi Hải Phòng được trình bày ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Hệ số di truyền của các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 Lứa đẻ Đơn vị Nhóm MC3000 Nhóm MC15 n h2 SE n h2 SE Tuổi phối lần đầu Ngày 50 0,17 0,11 50 0,16 0,11 Tuổi đẻ lứa đầu Ngày 50 0,16 0,11 50 0,15 0,11 Khoảng cách lứa đẻ Ngày 339 0,21 0,09 322 0,18 0,09 Số con sơ sinh sống/ổ Con 389 0,11 0,07 372 0,12 0,07 Số con cai sữa/ổ Con 389 0,14 0,08 372 0,14 0,08 Khối lượng sơ sinh/con Kg 323 0,12 0,07 276 0,13 0,07 Khối lượng cai sữa/con Kg 389 0,16 0,08 372 0,18 0,08 Nói chung, hệ số di truyền về tính trạng sinh sản của lợn trong nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với quy luật chung đã được nghiên cứu trước đây công bố. Hệ số di truyền của nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 nằm trong khoảng 0,17 - 0,21 và 0,12 – 0,18 tương ứng với từng tính trạng. Hệ số di truyền của tính trạng tuổi phối lần đầu Hệ số di truyền của tính trạng tuổi phối lần đầu ở hai nhóm lợn MC3000 và MC15 là 0,17 và 0,16. Hệ số di truyền của tính trạng tuổi đẻ lứa đầu Hệ số di truyền của tính trạng tuổi đẻ lứa đầu ở hai nhóm lợn MC3000 và MC15 lần lượt là 0,16 và 0,15. Kết quả này của chúng tôi nằm trong phạm vi đã khẳng định của tính trạng tuổi đẻ lứa đầu của lợn Móng Cái là thấp, chúng biến động trong phạm vi 0,1 - 0,23 Đặng Vũ Bình (1994); Nguyễn Văn Đức (1997) khi nghiên cứu trên cùng giống lợn Móng Cái và các giống lợn khác (Bunter K.L, 1997). Dan T.T. và Summer P.M. (1995) nghiên cứu trên 3 trại lợn ở Australia và 3 trại lợn ở miền nam Việt Nam với tổng số 13.708 lứa đẻ của 3.647 con nái thuần và lai của hai giống Landrace và LargeWhite cho thấy bản chất di truyền của nái hậu bị không ảnh hưởng đến tuổi phối lứa đầu. Hệ số di truyền tính trạng khoảng cách lứa đẻ Tính trạng khoảng cách lứa đẻ của hai nhóm lợn Móng Cái có hệ số di truyền cao hơn so với tính trạng tuổi phối lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu, đó là 0,21 và 0,18 tương ứng với hai nhóm lợn MC3000 và MC15. Chứng tỏ rằng hệ số di truyền của hai nhóm trong giai đoạn hiện nay vẫn còn đang biến động lớn vì chúng đang được tiếp tục chọn lọc nâng cao hệ số di truyền với tính trạng này. Hệ số di truyền tính trạng số con sơ sinh sống/ổ Tính trạng số con sơ sinh sống/ổ có hệ số di truyền thấp nhất lần lượt là 0,11 và 0,12 tương ứng hai nhóm lợn MC3000 và MC15. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu trên lợn Móng Cái của Nguyễn Văn Đức (2002) (0,1 - 0,13), cao hơn kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (2004) đã công bố hệ số di truyền của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ dao động từ 0,1 đến 0,11; Nguyễn Văn Đức (1997) đã kết luận hệ số di truyền của số con sơ sinh sống/ổ là 0,06 đến 0,09; Nguyễn Văn Đức và Vũ Thị Khánh Vân (1999) (0.1); Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2002) (0,1). Các kết quả nghiên cứu này về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ cao hơn hầu hết kết quả của một số tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu trên giống lợn ngoại. Roehe R. và Kennedy B.W. (1995) đưa ra hệ số di truyền tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của lợn York shire (0,09). Tom Long T.E.(1995) đã đưa ra hệ số di truyền tính trạng số con sơ sinh sống/ổ (0,1). Kerr J.C. và Cameron N.D (1996) nghiên cứu trên 1.220 nái Large White cho biết hệ số di truyền tính trạng số con sơ sinh sống/ổ là 0,06. Adanec V. và Johnson R.K (1997) nghiên cứu trên 2.896 nái Landrace và Large White nuôi tại miền Bắc đã thông báo hệ số di truyền biến động từ 0,08 đến 0,12. Hầu hết các giá trị sai số chuẩn của hệ số di truyền đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của hai nhóm lợn MC3000 và MC15 cao, có thể do số lượng mẫu còn hạn chế; số lượng nái sử dụng mỗi nhóm là 50 con. Hệ số di truyền về tính trạng số con cai sữa Hệ số di truyền số con cai sữa của hai nhóm lợn MC3000 và MC15 là bằng nhau (0,14). Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức (1997) (0,06 đến 0,08); Vũ Thị Khánh Vân và Nguyễn Văn Đức (1999) (0.09). Cao hơn các kết quả nghiên cứu của các tác giả ngoài nước Roehe R. và Kennedy B.W.(1995) (0.08). Tom Long. T.E. (1995) (0.1); Adam và Johnson (1997) nghiên cứu trên 2.896 nái Landrace và Large White là 0,08. Hệ số di truyền số con cai sữa thấp hơn hệ số di truyền tính trạng số con sơ sinh sống/ổ. Điều này giải thích rằng giai đoạn nuôi lợn con từ sơ sinh đến cai sữa phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trường, kĩ thuật chăn nuôi, kĩ thuật quản lý, thức ăn, chuồng nuôi, nước uống Hệ số di truyền về tính trạng khối lượng sơ sinh/con Hệ số di truyền về tính trạng khối lượng sơ sinh/con lần lượt là 0,12 và 0,13. Các kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu trên lợn Móng Cái của Nguyễn Văn Đức (1997), Vũ Thị Khánh Vân và Nguyễn Văn Đức (1999) dao động trong khoảng 0,09 đến 0,15 kết quả này cũng tương đương kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Vũ Bình (1994); Buntet K.L (1997) dao động trong khoảng 0,11 đến 0,16. Kerr J.C và Cameron N.D (1996) nghiên cứu trên 1.220 nái LargeWhite cho biết hệ số di truyền của tính trạng khối lượng sơ sinh/lứa và khối lượng sơ sinh/con là 0,11 và 0,16. Hệ số di truyền về tính trạng khối lượng cai sữa/con Hệ số di truyền về tính trạng khối lượng cai sữa/con của hai nhóm lợn MC3000 và MC15 lần lượt là 0,16 và 0,18. Kết quả này tương đương Vũ Khánh Vân và Nguyễn Văn Đức (1999) (0,09 - 0,15); Đặng Vũ Bình (1994) nghiên cứu trên lợn ngoại, Kerr J.C và Cameron N.D (1996) nghiên cứu trên 1.220 nái Large White cho biết hệ số di truyền khối lượng cai sữa/con là 0,16. Hầu hết các giá trị sai số chuẩn của hệ số di truyền đối với các tính trạng sinh sản của lợn ở mức cao. Giá trị sai số chuẩn của hệ số di truyền đối với các tính trạng sinh sản của hai nhóm giống Móng Cái của chúng tôi cũng cao, chứng tỏ tính trạng này không ổn định, biến động rất lớn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường. Khi phân tích tổng hợp tất cả các nhóm giống thì giá trị sai số chuẩn đó thấp hơn có thể do dung lượng mẫu tăng lên. 4.4. Hệ số tương quan di truyền giữa các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn MC3000 và MC15 Bảng 4.5. Hệ số tương quan di truyền giữa các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn MC3000 và MC Tính trạng Nhóm Tuổi phối lần đầu Tuổi đẻ lứa đầu Khoảng cách lứa đẻ Số con sơ sinh sống/ổ Số con cai sữa/ổ Khối lượng sơ sinh/con Khối lượng cai sữa/con Tuổi phối lần đầu MC3000 MC15 Tuổi đẻ lứa đầu MC3000 MC15 0,48±0,22 0,46±0,25 Khoảng cách lứa đẻ MC3000 MC15 -0,21±0,18 -0,23±0,18 -0,23±0,15 -0,24±0,13 Số con sơ sinh sống/ổ MC3000 MC15 -0,16±0,12 -0,15±0,13 -0,17±0,12 -0,16±0,14 0,36±0,14 0,37±0,13 Số con cai sữa/ổ MC3000 MC15 -0,20±0,14 -0,17±0,16 -0,18±0,13 -0,20±0,12 0,32±0,16 0,31±0,12 0,38±0,21 0,37±0,24 Khối lượng sơ sinh/con MC3000 MC15 -0,12±0,21 -0,14±0,18 -0,25±0,16 -0,27±0,12 0,33±0,15 0,34±0,18 -0,40±0,19 -0,42±0,24 -0,08±0,11 -0,05±0,12 Khối lượng cai sữa/con MC3000 MC15 -0,16±0,15 -0,15±0,16 -0,27±0,14 -0,24±0,18 0,22±0,15 0,25±0,17 -0,33±0,26 -0,37±0,21 -0,14±0,12 -0,13±0,12 0,59±0,19 0,63±0,21 Hầu hết, giữa các tính trạng sinh sản của vật nuôi đều biểu thị mối tương quan với nhau, song độ lớn và chiều phụ thuộc vào các cặp tính trạng. Hệ số tương quan di truyền giữa các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 được thể hiện qua bảng 4.5. Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy: Hệ số tương quan di truyền của tính trạng tuổi phối lần đầu Mối tương quan di truyền giữa tuổi phối lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của hai nhóm Móng Cái này là thuận (tương quan dương) và chặt chẽ, đó là 0,48 với MC3000; 0,46 với MC15. Như vậy khi tăng tính trạng tuổi phối lần đầu thì tuổi đẻ lứa đầu cũng tăng, điều này ảnh hưởng xấu tới chăn nuôi lợn vì tuổi thành thục của lợn nái trước 8 tháng tuổi thì lợn nái chưa thực sự thành thục về tầm vóc, nếu cho phối sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc của lợn, số con đẻ ít đàn con yếu. Trong lúc đó, các mối tương quan di truyền giữa tính trạng tuổi phối lần đầu với các tính trạng khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con của hai nhóm Móng Cái là tương quan nghịch (tương quan âm) và không chặt chẽ. Khi tính trạng tuổi phối lần đầu giảm thì khoảng cách lứa đẻ tăng lên điều này không hề tốt rất may là mối tương quan giữa hai tính trạng này tuy là tương quan nghịch và không chặt chẽ. Nhưng tuổi phối lứa đầu giảm thì số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa tăng trong chăn nuôi điều này hết sức có lợi trong chăn nuôi lợn. Hiện nay các nhà di truyền giống luôn luôn mong muốn và tìm cách nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ giảm tuổi phối lần đầu cũng là một cách nâng cao tính trạng trên. Các hệ số tương quan di truyền đó biến động trong khoảng từ -0,12 cho đến -0,21 với MC3000 và -0,14 đến -0,23 với MC15 . Hệ số tương quan di truyền của tính trạng tuổi đẻ lứa đầu Mối tương quan di truyền giữa tính trạng tuổi đẻ lứa đầu với các tính trạng khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con của hai nhóm lợn MC3000 và MC15 cũng giống như mối tương quan giữa tuổi phối lứa đầu với các tính trạng nêu trên đều là âm và không chặt chẽ. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu về tính trạng tuổi phối lần đầu vì tuổi phối lần đầu tương quan thuận và chặt chẽ với tuổi đẻ lứa đầu. Như vậy, tuổi đẻ lứa đầu giảm thì số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con tăng. Tuy nhiên mối tương quan này không chặt chẽ. Các hệ số tương quan di truyền đó biến động từ -0,17 đến -0,27 với MC3000; -0,16 đến -0,27 với MC15 . Hệ số tương quan di truyền của tính trạng khoảng cách lứa đẻ Tính trạng khoảng cách lứa đẻ biểu thị mối tương quan di truyền thuận và chặt chẽ với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng sơ sinh/con. Bên cạnh đó tính trạng khoảng cách lứa đẻ lại biểu thị mối tương quan thuận và không chặt chẽ với tính trạng số con cai sữa và khối lượng cai sữa/con của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15. Theo kết quả trên thì khi số ngày tính từ lứa đẻ này đến lứa đẻ tiếp theo thì số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con tăng tuy nhiên mức độ tương quan chặt chẽ khác nhau. Các hệ số tương quan di truyền đó biến động từ 0,22 - 0,36 với MC3000 và 0,25 - 0,37 với MC15. Hệ số tương quan di truyền của tính trạng số con con sơ sinh sống/ổ Tính trạng số con sơ sinh sống có hệ số tương quan di truyền dương và chặt chẽ với tính trạng số con cai sữa/ổ cho cả hai nhóm lợn MC3000 và MC15 lần lượt là 0,38 và 0,37. Tuy vậy, kết quả này thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Văn Đức (1997) (0,59); Vũ Thị Khánh Vân và Nguyễn Văn Đức (1999) nghiên cứu trên lợn Móng Cái; Wu J.S. và Zhang W.C., 1982 (0,78). Như vậy trong chăn nuôi, khi tăng tính trạng số con sơ sinh sống/ổ thì số con cai sữa tăng lên và ngược lại. Trong lúc đó, mối tương quan di truyền giữa tính trạng số con sơ sinh sống/ổ với khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con là tương quan âm nhưng chặt chẽ. Tức là khi tăng tính trạng số con sơ sinh sống/ổ thì khối lượng sơ sinh/con giảm điều này rất quan trọng trong chăn nuôi, khi tính trạng số con sơ sinh quá cao thì khối lượng sơ sinh quá thấp ảnh hưởng tới sức sống cũng như khả năng tăng trọng của lợn con (mối tương quan giữa hai tính trạng nghịch và chặt chẽ). Các hệ số tương quan di truyền của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ với khối lượng cai sữa/con cùng khối lượng sơ sinh/con lần lượt là -0,33 và -0,40 đối với nhóm Móng Cái MC3000; -0,37 và -0,42 đối với nhóm MC15 . Kết quả này thấp hơn kết quả đã công bố -0,52 (Nguyễn Văn Đức, 1997); -0,77 (Vũ Thị Khánh Vân và Nguyễn Văn Đức,1999) cùng nghiên cứu trên lợn Móng Cái; -0,56 đến -0,74 tìm được trên lứa đẻ đầu của hai giống lợn Landrace và Large White ở Australia (Hermesch S.và cộng sự, 1995. Rydhmer L.và cộng sự,1995) cũng cho rằng tương quan di truyền giữa số con/lứa và khối lượng trung bình một con có chiều hướng ngược nhau. Hệ số tương quan di truyền của tính trạng số con cai sữa/ổ Khác mối tương quan di truyền giữa số con sơ sinh sống/ổ với các tính trạng khác thì mối tương quan di truyền giữa số con cai sữa biểu thị mối tương quan di truyền âm và không chặt chẽ với tính trạng khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con. Khi ta tăng tính trạng số con cai sữa/con thì khối lượng cai sữa/con giảm, còn mối quan hệ của tính trạng số con cai sữa/ổ với khối lượng sơ sinh/con tuy là tương quan nghịch nhưng thấp và không chặt chẽ điều này không ảnh hưởng nhiều tới việc nâng cao số con sơ sinh sống/ổ. Như chúng ta đã biết hiện nay để đảm bảo số con cai sữa cũng như khối lượng cai sữa người ta có chỉ tiêu số con để nuôi vì vậy mà ta khẳng định mối quan hệ giữa hai tính trạng số con cai sữa với khối lượng sơ sinh không nên đánh gía quá cao và quan trọng. Các hệ số tương quan di truyền đó của nhóm lợn MC3000 là -0.08; -0.14 và của nhóm MC15 là -0.05 và -0.13. Hệ số tương quan di truyền của tính trạng khối lượng sơ sinh/con Tính trạng khối lượng sơ sinh/con biểu thị mối tương quan di truyền thuận và chặt chẽ với tính trạng khối lượng cai sữa/con đó là 0,59 và 0,63 tương ứng với hai nhóm lợn MC3000 và MC15. Kết quả này tương đương với kết quả 0,51 - 0,61 của tác giả Nguyễn Văn Đức (1997) với MC3000 và thấp hơn kết quả 0,51 - 0,61 của tác giả Nguyễn Văn Đức (1997) với MC15, tương đương với kết quả Vũ Thị Khánh Vân và Nguyễn Văn Đức (1999) cùng nghiên cứu trên lợn Móng Cái. Vì mối tương quan giữa hai tính trạng này thuận và chặt chẽ cho nên khi tăng khối lượng cai sữa cũng đồng nghĩa với tăng khối lượng sơ sinh và ngược lại. Điều này có ý nghĩa lớn vì trong chăn nuôi vì mong muốn của người chăn nuôi lợn là khối lượng sơ sinh phải lớn và khối lượng cai sữa cũng vậy. Như vậy có thể kết luận rằng mối tương quan giữa các tính trạng vừa có tương quan âm vừa có tương quan dương có những tính trạng có mối tương quan chặt chẽ với nhau có tính trạng không. Kết quả này cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu trước đây của một số tác giả. PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 Các yếu tố đực phối, lứa đẻ, nhóm giống ảnh hưởng hầu hết tới tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 với mức cao (P <0,01 - P <0,001). Riêng yếu tố đực phối không ảnh hưởng tới tính trạng tuổi phối lần đầu và cùng với tính trạng tuổi phối lần đầu thì tính trạng tuổi đẻ lứa đầu không chịu ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ. Trong đó, yếu tố nhóm giống ảnh hưởng nhiều nhất tới các tính trạng năng suất sinh sản. Các yếu tố này xác định từ 25 - 60% biến đổi đối với tính trạng sinh sản. Trong tất cả các tính trạng lựa chọn nghiên cứu thì tính trạng số con sơ sinh sống/ổ chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất bởi ba yếu tố trên (P <0,001). 5.1.2. Năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 Các tính trạng về khả năng sinh sản của nhóm lợn MC3000 hầu hết tốt hơn nhóm lợn MC15 đặc biệt với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ (nhóm MC3000 đạt 12,39 con/ổ). Với mức ý nghĩa thống kê rõ rệt P <0,001. Ngược lại, với các tính trạng như khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con thì nhóm MC15 cao hơn nhóm MC3000 là 0,02 kg với tính trạng khối lượng sơ sinh/con và 0,35 kg với tính trạng khối lượng cai sữa/con với mức ý nghĩa thống kê P <0,05 và P <0,001. Tính trạng số con sơ sinh sống trên ổ qua các lứa đẻ là tăng dần qua các lứa đẻ đạt giá trị cao nhất ở lứa thứ 5 sau đó giảm dần nhưng khi xét tới lứa thứ 8 số con sơ sinh sống/ổ vẫn cao hơn lứa 1 tương ứng là 11,54; 12,16 với MC3000 và 10,76; 11,65 với MC15, kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả khác. 5.1.3. Hệ số di truyền Hệ số di truyền các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 thấp nằm trong khoảng (0,12; 0,21) với MC3000 và (0,12; 0,18) với MC15. Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả nhiên cứu trước đây của các tác giả khác. 5.1.4. Hệ số tương quan di truyền Thứ nhất, tuổi phối lần đầu có mối tương quan di truyền thuận và chặt chẽ với tính trạng tuổi đẻ lứa đầu (0,48±0,22 với Móng Cái MC3000 và 0,46±0,25 với nhóm MC15), có mối tương quan nghịch và không chặt chẽ với các tính trạng khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh, số lượng cai sữa. Thứ hai, mối tương quan tuổi đẻ lứa đầu với các tính trạng khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh, số lượng cai sữa là âm và không chặt chẽ. Thứ ba, mối tương quan giữa khoảng cách lứa đẻ và các tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con đều là tương quan thuận với số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng sơ sinh/con là tương quan thuận và chặt chẽ, số con cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/con là thuận và không chặt chẽ. Thứ tư, mối tương quan di truyền giữa số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa là thuận và chặt chẽ, còn mối tương quan giữa tính trạng này với khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con là nghịch và chặt chẽ. Tiếp theo, mối tương quan di truyền giữa số con cai sữa/ổ và khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con là tương quan âm và không chặt chẽ. Cuối cùng, mối tương quan di truyền giữa khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con là mối tương quan dương và chặt chẽ. 5.2. Đề nghị Tiếp tục nghiên cứu chọn lọc hai nhóm Móng Cái MC3000 và MC15 để nâng cao khả năng sinh sản của cả hai nhóm lợn qua các lứa đẻ, nâng cao hệ số di truyền các tính trạng năng suất sinh sản để nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Phổ biến, triển khai áp dụng vào sản xuất kết quả nghiên cứu trên ứng dụng với các trung tâm và trạm giống. Sử dụng hai nhóm lợn Móng Cái làm dòng nái giống mũi nhọn trong chăn nuôi lợn nội, tạo dòng nái nền cho các dòng lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu bằng tiếng Việt 1. Đặng Vũ Bình (1994), Các tham số thống kê di truyền và chỉ số chọn lọc năng suất sinh sản lợn Móng Cái, Ỉ, Luận Văn PTS KH Nông nghiệp trường Đại Học NN I - Hà Nội. 2. Đặng Vũ Bình (1999), “Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại", Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học Chăn nuôi - Thú Y(1996 - 1998), NXB Nông nghiệp. 3. Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002), "Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về khả năng sinh sản của nhóm lợn nái được phối với lợn đực giống Pietrain", Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp. 4. Bộ NN&PTNT (2003),"Một số loại cây, con đạt chuẩn quốc gia", Báo Tiền phong. 5. Nguyễn Văn Đức (1999), "Kết quả chọn lọc về số con sơ sinh sống/lứa qua 3 thế hệ của nhóm lợn Móng Cái MC3000", Tạp chí NN&PTNT. 6. Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải (2002), Phương pháp kiểm tra thống kê sinh học, NXB Khoa học và kỹ thuật. 7. Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002), " Hiệu quả chọn lọc về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ các giống lợn thuần và lai giữa Móng Cái, Landrace, Lage White", Tạp chí Chăn nuôi. 8. Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng và Nguyễn Văn Nhiệm (2002), "Hệ số di truyền và lặp lại của tính trạng số con sơ sinh sống/lứa của các giống lợn thuần và lai giữa Móng Cái, Landrace, Large White nuôi tại Miền Bắc Việt Nam", Tạp chí Chăn nuôi. 9. Nguyễn Văn Đức, Tạ Thị Bích Duyên và Giang Hồng Tuyến (2002), " Kết quả chọc lọc lợn Móng Cái sinh sản tốt và nhóm Móng Cái tăng trọng và tỷ lệ nạc cao", Báo cáo KH Bộ NN&PTNT, Phần nghiên cứu giống gia súc. 10. Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Tám, Trần Thị Minh Hoàng, Giang Hồng Tuyến và Nguyễn Hữu Cường (2002), " Một số tính trạng sinh sản của tổ hợp lợn nái Móng Cái và nái Giữa Pietrain và Móng Cái nuôi trong nông hộ tại huyện Đông Anh - Hà Nội", TT KH - KT Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi. 11. Lê Viết Ly (1999), Bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp. 12. Nguyễn Văn Nhiệm, Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Đức (2002) "Một số yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng năng suất sinh sản của lợn Móng Cái"., Tạp chí Chăn nuôi. 13. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Đức, và Tạ Thị Bích Duyên (1999), " Sức sinh sản cao của lợn Móng Cái nuôi tại nông trường Thành Tô", Tạp chí Chăn nuôi. 14. Đoàn Xuân Trúc, Tăng Vĩnh Linh, Nguyễn Thái Hoà và Nguyễn Thị Hường (2000), "Nguyên cứu chọn lọc nái Yorkshire và Landrace có năng suất sinh sản cao tai xí nghiệp giống Mỹ Văn", Báo cáo Khoa học Bộ NN&PTNT, phần chăn nuôi gia súc 1999 - 2000. 15. Phùng Thị Vân, Trần Thị Hồng, Hoàng Thị Phi Phượng, Lê Thế Tuấn (2000), "Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương ", Báo cáo Khoa học Bộ NN&PTNT, phần chăn nuôi gia súc 1999 - 2000. 2. Tài liệu tiếng nước ngoài 16. Adamec V. and Johnson R.K.(1997), "Genetic analysis of rebreeding interval, titter traits and production in sow of the national Czech nuclus", Livestock Production Science 48. 17. Dan T.T. and Summer P.M.(1995), "Factors effecting farrowing rate and birth litter size in pigeries in Southern Vietnam and Queensland", Exploring approaches to research in the animal science in VietNam, pp.76-81. 18. Jang-Hyung Lee(1993), "Genetic Paramaters and their user in Swine Breeding", Korea Swine Genetic, Fact sheet 3,pp.1-3. 19. Johansson K., and Kennedy B.W. (1985), Estimation of Genetic Parameters for reproductive traits in pigs, Acta Agri. Scand. 35, pp. 421-431. 20. Kerr J.C., and Cameron N.D.(1996), "Genetic and phenotype relationships between perfomamce test and reproduction traits in Large white", Animal Science Journal 62,pp. 531-540. 21.Koketso J.D. and Annor S.Y.(1997), "Factor in fluencing the postweaning reproductive performamce of sow on commercial farm", Animal Breeding Abstracts, 65. 22. Tom Long T.E.(1995), "Genetic Evalution in the pig industry", Animal Breeding the Morden Approach, Published by PostGraduate Foundation in Veterinary Science-Univesity of Sydney, pp.103-105. 23. Wu J.S. and Zhang W.C.(1982), Proc. 2nd Wrld. Congr. Genet. Appl. Livest. Prod. 8, pp.593.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctranthingoc_Kn901.doc
Tài liệu liên quan