Đề tài Người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 DẪN NHẬP 2 PHẦN I 2 NHỮNG NÉT CHUNG VỀ NGƯỜI NÙNG 2 I. Giới thiệu khái quát về xã Phúc Sen 3 1. Về xã hội 4 2. Về an ninh 4 II. Mục đích nghiên cứu 4 III. Phương pháp nghiên cứu 4 IV. Khái quát các thuật ngữ liên quan 4 V. Những vấn đề liên quan đến báo cáo 4 1. Khái niệm 4 1.1. “Văn hóa = way (S) of life” 4 1.2. Văn hóa là sự lựa chọn 5 1.3. “Con người là cái có sau tự nhiên. Văn hóa là cái có sau rốt” 5 2. Định nghĩa: (Nguyễn Từ Tri) 5 PHẦN NỘI DUNG 6 I. Nhà ở 6 II. Thức ăn, uống, hút 10 III. Chế biến thực phẩm 14 IV. Lễ hội 18 V. Trang phục 18 VI. Quan hệ gia đình 19 VII. Tín ngưỡng 20 VIII. Chữ viết 20 IX. Nhận xét chung 20 PHẦN II 21 NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG VỀ TRANG PHỤC NGƯỜI NÙNG AN 21 I. Đôi nét về xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên , tỉnh Cao Bằng 21 1. Truyền thuyết về người Nùng An 21 2. Xã Phúc Sen ngày nay 22 II. Trang phục người Nùng An 23 1. Những nhận định chung 23 2. Phương thức dệt 24 3. Cảm nhận của người viết 26 PHẦN III 27 ĐẶC TRƯNG VỀ LỄ HỘI 27 1. Lễ hội pháo hoa 28 2. Hội thanh minh 33 3. Kết luận 34 KẾT LUẬN 35

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2522 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt mỏi ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.” (Định nghĩa của Unesco). PHẦN NỘI DUNG I. Nhà ở Nhà ở là công trình văn hoá, đồng thời là nơi hội tụ của gia đình và đồng thời là nơi hội tụ của văn hoá dân tộc. Vấn đề đầu tiên của đồng bào dân tộc quan tâm khi làm nhà là xem tuổi làm nhà. Tuổi được làm nhà tốt nhất là tuổi của chồng hoặc trong những đứa con của chủ nhà, thì cũng có thể làm nhà được. Người được tuổi làm nhà phải đứng tên và có mặt trong thủ tục cần thiết và liên quan đến việc làm nhà và những khâu quan trọng trong quá trình làm nhà như động thổ ( san nền ), đặt móng (dựng cột ), đổ trần ( đặt thương lượng, lợp nhà ); Nếu vợ hoặc chồng không được tuổi làm nhà thì những giờ động thổ, đặt móng và đổ trần, người đó cần lánh mặt, đi làm việc khác. Vấn đề chọn hướng nhà là vấn đề được quan tâm sau khi chọn được tuổi làm nhà. Đồng bào có câu: “Đảy kin dòm mồ mả”, nghĩa là được ăn là nhờ mồ mả, được yên ổn là nhờ đất làm nhà. Khi chọn hướng nhà, đồng bào thường đặt thế nhà đó trong toàn cảnh thế đất và cảnh xung quanh, bao gồm hướng phía trước nhà và thế đất ở hai bên sườn nhà, “điểm tựa” phía sau nhà. Hướng nhà tốt là phải nhìn được xa ,phải có một đỉnh núi cao ở tầm xa làm đích. Ngôi nhà truyền thống tiêu biểu cho dân tộc là ngôi nhà sàn, lợp ngói máng, dưới gầm sàn là chuồng gia cầm, thậm chí có cả gia súc. Nguyên liệu để làm nhà là gỗ, tre,ngói, là những thứ mà có sẵn tại chỗ. Trong ngôi nhà là cột, xà, kèo, hoành, cầu phong ly tô, đều là gỗ bị mọt ăn. Cột, kèo, xà được làm bằng nhóm một. Phổ biến nhất là gỗ nghiến ,gỗ đinh...Bộ khung này được coi là “vĩnh cửu”- không mối, không mọt, không mục, không ải. Hoành, cầu phong ly tô...Nếu được gỗ nhóm một là lý tưởng nhất, nhưng nhiều khi cũng phải chấp nhận gỗ nhóm ba, nhóm bốn, thậm chí đến nhóm sáu, miễn là chúng không bị mối, mọt ăn.Tre làm nhà là tre già, đảm bảo độ bền hàng chục năm. Đồng bào Nùng không chỉ chú ý chọn gỗ, mà còn chọn thời điểm chặt gỗ dể làm nhà. Theo quy luật sinh học, vào mùa thu, đông, tiết trời khô, các loại cây đều có nhịp độ phát triển chậm, thân cây chứa ít nước, cây gỗ có độ cứng tốt, độ dẻo cao. Hạ cây gỗ, tre vào mùa khô sẽ tránh được rất nhiều các hiện tượng mối mọt ...Do tri thức được quy luật sinh học này đồng bào thường hạ cây làm nhà vào mùa thu đông. Cần nói thêm rằng ,đây cũng là mùa nông nhàn, mùa khô ráo, tiện cho việc đi rừng, không ảnh hưởng đến sản xuất. Những cây gỗ to, hạ bằng búa, rìu,cưa to (“mạc tuồn”) , đôi khi dùng cả lửa đốt cháy gốc. Sau khi hạ được một năm trở lên ,tức là đủ thời gian cho cây khô nước, cho gỗ ổn định, chủ nhân mới tiến hành gia công thành cột ,xà hay kèo ...Những thành phẩm này được chuyển về nhà bằng xe trâu kéo .Những cây gỗ nhỏ hơn có thể dùng người khiêng vác hoặc mang về nhà. Ngói được đồng bào sản xuất tại chỗ . Kỹ thuật làm nhà của đồng bào Nùng là kỹ thuật thủ công, thông qua các phương pháp cưa cắt, bào, đục lỗ, ghép mộng, chốt đinh gỗ và cột nhà kê trên đá tảng.Dụng cụ để thi công là búa, rùi, dao cưa, đục, tràng, bào, khoan. Về thiết kế mặt bằng, nhà đồng bào Nùng có chiều sâu lớn hơn chiều rộng, theo công thức thông thường là 4x3 (tức là 4 sâu, 3 rộng). Về giá trị sử dụng, nhà sàn người Nùng có 3 tầng sử dụng : Tầng 1- Gầm sàn dành cho gia cầm, công cụ sản xuất, gia súc . Tầng 2- Sàn dành cho người ở cùng các đồ dùng sinh hoạt . Tầng 3- Gác, làm kho chứa lương thực và các thứ khác cần được bảo quản nơi khô ráo . Tầng1 là mặt đất,dưới gầm sàn người ở. Ở đây có chuồng gà, vịt, ngan, ngỗng, có chuồng lợn và có thể có cả trâu bò ngựa. Có một số vùng, chuồng gia súc và chuồng lợn được ở ngoài gầm sàn, cạnh nhà ở. Ngoài ra, tầng 1 cũng là nơi để các công cụ sản xuất như cày, bừa, cuốc, xẻng, thuổng, “xoỏng”... Tầng 2 là sàn người ở. Sàn ở có thể được lát bằng ván tốt đối với nhà khá giả, hoặc nát bằng tre đối với nhà nghèo. Nhà bình thường có 4 gian, có hai cửa ra vào, cửa chính ở phía trước, cửa phụ ở phía sau, mở ở một góc nhà. Cũng từ vị trí mở, nên đồng bào quen gọi là cửa trước, cửa sau. Trên sàn nhà ở được chia thành những khu vực sinh hoạt khác nhau : Ngăn 1/4 hai gian giữa ở phía bếp sau làm bếp nấu ăn và bếp nấu cám lợn . Một gian bên cạnh để thông suốt từ phía trước đến phía sau. Cửa sau được mở ở gian này.Tính từ phía trước nhà đến phía sau nhà, gian này thường có giường ngủ của chủ nhà, giường ngủ của con trai, tiếp nữa là cối xay, cối giã gạo, cầu thang lên xuống gầm sàn và có thể để ít củi đun hàng ngày . Gian bên cạnh kia, cũng từ phía trước đến ngang với liếp làm ngăn bếp. Ở gian giữa thường được bố trí như sau: Buồng đầu tiên là buồng để bàn thờ, buồng thứ hai là buồng ngủ của vợ chủ nhà, buồng thứ ba là buồng ngủ của con gái. Còn một khoảng trống ngang liếp ngăn bếp đến vách sau của gian này là các thứ dụng cụ của nhà bếp . Khu vực này liếp ngăn bếp đến cửa trước là nơi sinh hoạt chung của gia đình, nơi tiếp khách, gia đình ăn cơm ...Vào những ngày mùa khẩn trương, đây là nơi tập kết thóc, ngô, hồi ... để chở đem phơi khô sau đó đưa lên bảo quản ở trên gác ( tầng 3) . Tầng 3 là gác để lương thực thức ăn cả năm, để đỗ, lạc, đường phèn ... Ngay trên gác bếp nấu ăn và bếp nấu cám lợn, đồng bào treo một gác nhỏ bằng nan tre với diện tích khoảng 2m2. Trên gác bếp, đồng bào để các thứ dùng hàng ngày và một số thứ cần hong khô thường xuyên như bao diêm, đóm, măng khô, mộc nhĩ ... Phía trước nhà ở là sàn để phơi. Sàn phơi thấp hơn sàn ở một chút và được làm bên ngoài giọt gianh của mái nhà. Sàn ở được nối với sàn phơi bằng một cầu rộng khoảng 2m . Sàn phơi được nối bằng một thang rộng . Người vào nhà đi cửa trước, phải lên thang sàn phơi rồi mới vào nhà . Sàn phơi được sử dụng để phơi thóc, ngô, hồi, các loại đậu, đỗ ... Những buổi chiều sàn là nơi nghỉ ngơi, hóng mát. Những ngày nắng mùa đông, sàn là nơi chị em ngồi sưởi nắng ấm, tập may vá. Phía sau nhà liền với cửa ra vào, là sàn để nước. Người nhà, khách quen đi lên nhà thường đi cửa sau, qua sàn nước để còn rửa sạch chân trước khi bước vào nhà . Một vấn đề rất có ý nghĩa liên quan đến nhà ở là tập quán vào nhà mới của đồng bào Nùng. Theo tập quán, vật được mang vào nhà đầu tiên là ngọn lửa. Đến khi vào nhà mới, chủ nhà (người được tuổi làm nhà ) cầm cây củi than và bước lên cầu thang nhà, đi thẳng vào bếp, chụm củi, đốt lửa cháy to thành ngọn ... Tiếp đó chủ nhà đặt ấm nước lên nồi rồi đem hai bát hương đặt lên bàn thờ . Nước sôi, pha chè , thắp hương lên rồi khấn: “Vằn nảy vằn đay, khảu lườn mấu, lục lan mùng pảu pú pảo hử mọi cần mì lèng, hét lên thú đảy, vảy lăng tú pìn ...”. Nghĩa là, hôm nay ngày lành tháng tốt, con cháu vào nhà mới. Con cháu cầu mong các cụ phù hộ, mọi người được mạnh khoẻ, làm gì cũng được, ước gì cũng thấy . Một tràng pháo nổ ran lên báo hiệu với dân làng, với tổ tiên về sự việc rất vui mừng này. Ngọn lửa được chủ nhà đốt lên sưởi ấm cả ngôi nhà, là tượng trưng cho ấm no, ngọn lửa đó sẽ tham gia chuẩn bị cho mâm cỗ ngày hôm đó . Trong quá trình chuẩn bị gỗ, ngói ... và cả quá trình làm nhà, anh em trong họ nội ngoại góp công, góp sức, cho vay rượu, gạo, gỗ, ngói ...Đến lúc vào nhà mới họ có mặt cùng chung vui, cùng chăm lo cho việc tổ chức ăn uống, tiếp khách cho chu đáo. Khách mừng nhà mới có thể chia thành hai loại : Con, cháu gái đã đi lấy chồng và bên ngoại nói chung, theo tục lệ có con lợn quay đến mừng . Khách có quà đến mừng thường đốt một bánh pháo khi mới đến cổng nhà. Tiếng pháo thay cho tiếng chào đầu tiên. Chủ nhà nghe tiếng pháo, cũng đốt một tràng pháo đáp lễ , thay lời mời người khách vào nhà . Khách tới dự cơm thân mật cùng gia đình thường có phong bì cho chủ, tuỳ lòng hảo tâm . Sau những lời khách chào chủ, chủ cảm ơn khách trước khi ra về, một tràng pháo cáo từ của khách lại nổi lên và tràng pháo của chủ đáp lại, thay cho mọi lời chúc tụng cuối cùng . Ngay sát ngôi nhà của dân tộc Nùng thường có một mảnh vườn. Tuỳ điều kiện thế đất, vườn có thể rộng hẹp khác nhau. Trong vườn thường có các loại rau xảnh theo mùa và các loại cây ăn quả và các loại cây đặc sản của địa phương như mận, đào, lê, hồng, vải ... Trong vườn luôn có vài khóm chuối xanh tươi quanh năm. II. Thức ăn, uống, hút Nghề nghiệp chính của đồng bào Nùng là trồng lúa, ngô, khoai, sắn ... Do nguồn lương thực chính của họ là gạo tẻ, gạo nếp. Ngoài ra, những lúc đói kém, ngày ba, tháng tám, đồng bào dùng ngô thay cho gạo. Thực phẩm chính của đồng bào là các loại rau xanh trồng trong vườn cạnh nhà, trên nương, hái trong rừng và các loại thịt cá, trứng ... Cách chế biến lương thực và thực phẩm thật đa dạng : Để chế biến từ thóc thành gạo, đồng bào phải tiến hành khâu xay, sau đó là khâu giã. Xay thóc thực hiện bằng cối xay tay. Xay được đóng bằng gỗ và răng bằng tre gốc chẻ ra. Đồng bào tiến hành giã gạo bằng các phương thức sau : Giã bằng tay, có thể giã từ một đến bốn người giã cùng 1 lúc, tốc độ giã phải thật nhịp nhàng, ăn khớp với nhau . Giã gạo bằng chân. Cách giã này dùng chân đạp cần cối, có thể có một nhà đạp, song cũng có thể có hai, ba người đạp. Càng nhiều người đạp thì càng nhẹ . Giã gạo bằng cối nước. Dùng cối nước, đôi khi đồng bào không xay thóc, mà giã cả thóc cho được nhiều cám. Cám được dùng để nuôi lợn. Xay giã bằng tay, bằng chân, được thực hiện bằng sáng sớm hay chiều tối. Tiếng chày vang lên từ các gia đình vào trước sau buổi đi làm việc nói lên một nề nếp làm ăn, một sự siêng năng trong công việc của người lao động chính trong gia đình. Còn tiếng chày vang lên trong lúc mọi người đi làm ngoài đồng, chứng tỏ việc nhà bỏ bê, con cháu lười biếng . Còn giã gạo bằng cối nước, thì lúc đi làm, đồng bào mang thóc về để vào cối nước, buổi hết, lấy gạo giã về nhà . Chế biến lương thực chính là gạo tẻ,được dùng hằng ngày, quanh năm. Nói thiếu ăn là thiếu gạo tẻ. Từ gạo tẻ chế biến thành các thứ sau đây: Gạo tẻ nấu thành cơm trong các bữa chính là bữa trưa, và bữa chiều, gạo tẻ nấu thành cháo ăn trong các bữa sáng. Gạo tẻ nấu thành cháo loãng húp thay nước khi mùa hè đi làm về mệt , nóng lực. Gạo tẻ xay bột làm bánh tẻ, gạo tẻ làm bún, làm bánh cuốn. Gạo nếp được dùng ít hơn và thường phải có trong các dịp lễ tết, cúng bái, cưới xin, ma chay, sinh nhật, sinh trẻ nhỏ. Hằng ngày, thỉnh thoảng đồng bào dùng gạo nếp, tháng đôi ba lần, ăn cho vui, nhưng đôi khi cũng ăn trừ bữa thay cơm tẻ. Từ nếp, đồng bào chế biến thành nhiều món ăn khác nhau : Chế biến đơn giản nhất là đồ xôi hoặc nấu cơm nếp. Đồng bào hay nhuộm xôi thành các màu, tím, xanh, vàng, trắng trong dịp tết Thanh minh và lễ hội bắn Pháo hoa cũng có làm . Bánh chưng: Đồng bào Nùng cũng làm bánh chưng bằng lá dong, lá chuối và gói thành các loại bánh dài hay vuông. Trong bánh chưng cũng có thể làm nhân các loại sau đây: Thịt lợn, hành, đỗ xanh, nhân hành đỗ xanh, nhân hạt lạc giã nhỏ, nhân đường phên... Cũng có trường hợp gói bánh chưng không nhân để thờ cúng hoặc để ăn. Trong dịp lễ tết đồng bào Nùng còn làm bánh dày, món bánh này là đặc trưng của họ Nông. Người ta kể lại rằng, người phụ nữ Nông khi đang trông nồi bánh chưng, địu con trên người, chẳng may rơi vào nồi bánh. Từ đó, người họ Nông còn có tục làm bánh dày vào ngày tết . Bánh dày thường có hai dạng to,nhỏ khác nhau. Bánh dày to hình tròn, có đường kính khoảng gần hai gang tay, dày độ 3cm, thường dùng để biếu nhân ngày sinh... Bánh dày nhỏ hình tròn, đường kính trung bình bằng miệng bát con, để ăn, để cúng... Khi có nhu cầu ăn cho vui, đồng bào chỉ làm bánh dày nhỏ, có loại bánh dày có nhân, cũng có loại không nhân, mà có món chấm để riêng. Nhân bánh dày có thể là đỗ xanh phi hành mỡ, có thể là nhân muối lạc hoặc vừng, đường. Ngày cuối tháng giêng (âm lịch ) đồng bào hay làm bánh dày lá ngải nhân vừng, đường. Có lúc bánh dày nhuộm phẩm đỏ bên ngoài, hoặc bánh dày được vẽ các loại hoa văn hình học bằng phẩm đỏ hoặc tím không độc hại. Những đường nét hình học chủ yếu là hình tròn viền răng cưa, các hình vuông, lồng vào nhau, hình ngôi sao năm cánh. Bố cục các hình tam giác liền nhau như hàng răng cưa của đồng bào . Bánh gai là loại bánh được làm vào dịp tết 14/7. Ngoài ra, họ còn làm bánh chuối vào dịp 14/7. Bánh rợm làm khi thích ăn và khi có thì giờ . Bánh tro làm để cúng vào dịp 5/5, là bánh không nhân, khi ăn chấm mật mía . Bánh trôi làm phổ biến vào dịp đông chí. Ngoài ra, có thể tuỳ ý thích làm để ăn vào các dịp khác tuỳ thích. Gạo nếp, ngâm qua đêm, xay nước, cho vào túi vải, treo lên cho chảy bớt nước. Bột đang nhão mềm, vo thành viên tròn thả vào nước mật loãng đang sôi trên bếp, mới thả vào, viên bánh chìm xuống dưới nước. Bếp vẫn tiếp tục đỏ lửa, nước mật tiếp tục sôi. Khi nào thấy viên bánh nổi lên, là bánh đã chín, vớt ra ăn được. Bánh trôi thường ăn với gia vị gừng. Gừng dập nát, bỏ một chút vào bát nóng rồi ăn ngay, có mùi thơm, ấm, dễ chịu. Đồng bào làm hai loại bánh trôi: Bánh trôi không nhân và bánh trôi có nhân. Bánh trôi không nhân phổ biến hơn. Bánh trôi có nhân ít khi làm. Nhân bánh là đỗ xanh, xay vỡ đôi, ngâm đãi sạch vỏ, đồ nấu chín, trộn đường. Nhân được cho vào giữa khi vo viên làm bánh. Nếp được đồ chín như xôi, sau đó phơi thật khô giòn, khâu này chuẩn bị hơi lâu, nên phải làm trước. Khi cần làm, lấy nếp đồ chín phơi khô này rang lên cho hạt nếp nở to và tròn. Nấu mật ở chảo, cho đến khi mật không tan trong nước lã là được . Chảo nước mật vẫn để trên bếp đỏ lửa, đổ nếp rang nở vào đảo đều, nhanh tay. Sau đó đổ cả ra mâm đồng (hoặc mâm nhôm ), gạt cho bằng, hơi nén xuống cho chặt. Lấy dao cắt thành từng miếng, hay làm vào dịp tết nguyên đán . Bánh khảo, gạo nếp phơi khô, rang giòn, xay bột mịn. Trộn bột đó với nước đường đặc (hoặc mật) đến độ nhất định có thể đủ ngọt và đủ ấm để đóng được thành bánh trong khuôn. Bánh khảo được làm vào dịp tết nguyên đán, dịp cưới xin hoặc có thể làm vào dịp tết khác. Nếp có thể đem nấu chè. Người Nùng hay nấu chè vào mùa đông và khi ăn thì bỏ chút gừng vào làm gia vị. Chất đường nóng, gừng cũng nóng, nên chè ăn vào mùa đông rất thích hợp . Đồng bào cũng làm cốm bằng nếp non. Cốm là món ăn được đồng bào ưa thích, nên hàng năm, gia đình nào cũng làm cốm đôi ba lần. Mỗi lần làm cốm là dịp chị em hàng xóm giúp nhau giã và cùng ăn cho vui bầu bạn . III. Chế biến thực phẩm Nguồn thực phẩm rất đa dạng, song nhìn chung có mấy cách chế biến chính thể hiện đặc điểm dân tộc . Trước hết là chế biến rau xanh: Rau mùa hè, rau mùa đông, rau rừng . Rau mùa hè có rau muống, rau dền, rau đay, rau mùng tơi, các loại bầu bí, các loại đậu,các loại dưa. .. Rau mùa đông có củ cải, su hào, bắp cải, cải làn, susu... Rau rừng có măng, nấm, rau xauxau ... Rau các loại, mùa nào thức ấy, đem xào mỡ lợn là thức ăn hàng ngày của dân tộc. Mỡ lợn đun già trên chảo gang, rau rửa sạch, thái nhỏ vừa phải, lúc mỡ đang nóng già lửa đang cháy đỏ, đổ rau vào, bỏ muối và đảo nhanh, thúc lửa cháy đều, đậy vung lại, rau vừa chín tới là được. Đồng bào không có thói quen dùng rau xanh luộc chấm nước mắm. Cần nước chấm họ dùng xì dầu. Gia đình nào ăn rau mà không xào mỡ là biểu hiện của sự khó khăn về kinh tế. Rau muối: Đồng bào Nùng có kỹ thuật muối các loại rau xanh khá tốt . Có hai cách muối là muối ngâm nước và muối phơi khô. Muối ngâm nước thường áp dụng muối rau cải, muối măng (tre, nứa, vầu) và muối quả trám đen. Thông thường vào mùa đông, đồng bào muối rau cải để tiện ăn dần. Muối cả cây để lâu ngày, muối rau cải thái là để ăn ngay, mùa xuân hè, đồng bào muối măng chua, măng chua ngâm trong nước để được rất lâu. Mùa thu, đồng bào muối trám đen. Một vại trám có thể để dành ăn quanh năm . Muối phơi khô cũng được áp dụng cho quả trám đen, măng tre (nứa, vầu...).ngoài ra đồng bào còn áp dụng để muối su hào, cải củ…ủ trám đen, om chín,cắt đôi, nhét muối hạt vào trong, bóp ngậm lại, rồi đem phơi vài nắng cho khô. Trám đen muối phơi khô, bảo quản được lâu, không bị mất mùi, khi ăn đem xào mỡ, hoặc hấp cơm. Măng tre thái ra đem phơi nắng cho đến khô kỹ. Nhiều trường hợp đồng bào ướp khô cả củ măng. Hầu hết các gia đình đều phơi măng để ăn trong dịp tết, lễ. Măng khô thường được dùng để ninh với xương lợn, ninh với chân giò lợn, họăc làm món phục vụ cho “khau nhục”. Cải củ rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô. Hai thứ này để dành ăn khi cần. Cách ăn, thường là xào với thịt lợn. Su hào và cải củ khô đem ngâm nước nóng độ một tiếng, sau đó xào ăn rất giòn. Các món ăn nộm. Các món ăn nộm được chế biến từ đu đủ, khế, gừng. Món đu đủ: Đu đủ già, sắp ương, gọt vỏ, rửa sạch, nạo nhỏ, trộn muối vừa. Độ nửa tiếng sau,vắt nước muối, trộn thêm hành hoa, rau húng, dấm và lạc rang bóc vỏ giã vỡ đôi, sẽ thành món ăn ngon lành . Món nộm khế, gừng. Khế và củ gừng rửa sạch, thái lát mỏng trộn với nhau và trộn thêm lạc rang bóc vỏ giã vỡ đôi, món ăn này rất độc đáo, nó vừa có vị chua của khế, vừa có vị cay của gừng, vừa có mùi thơm bùi của lạc rang, rất dễ chế biến, dễ ăn, hợp với mùa đông . Món ăn giá nộm. Giá đỗ xanh, rắc muối vắt chanh vào, trộn hành hoa và rau húng, ăn ngay, rất mát ,hợp với mùa hè. Người Nùng ăn sống rau các loại như dưa chuột, xà lách, rau húng, tía tô, hành hoa, tỏi lá, lá xau xau ... Các món ăn canh rau. Người Nùng hay nấu canh măng chua với đỗ xanh, canh cải cúc, canh rau ngót rừng, canh rau xắng, canh khoai sọ. Những món rau khác, sau khi xào chín, nếu cần ăn canh, đổ thêm nước vào là thành canh. Chế biến món ăn thịt : Đồng bào Nùng thích ăn các loại thịt lợn, gà, vịt. Họ không ăn thịt trâu, bò, chó, cho rằng các loại thịt đó rất bẩn. Đồng bào kiêng mang các loại thịt đó vào trong nhà . Thịt lợn mông sấn, thái mỏng, mỡ nóng già, đổ thịt vào chảo đảo nhanh cho đều, đậy vung lại, thúc lửa cháy đều, thịt vừa chín, lá tỏi cắt sẵn, đổ vào đảo nhanh, trộn đều với thịt là được. Thịt lợn xào lá tỏi ăn chín, bốc mùi tỏi thơm. Món thịt xào mộc nhĩ, nấm hương, thịt mông sấn, ướp thịt xào được đồng bào rất quý . Món chân giò. Chân giò thui lửa, cháy xém vàng, cạo sạch, rửa sạch, chặt miếng khô, ninh nhừ với măng và mọc nhĩ, bỏ miếng vỏ quýt vào lấy mùi. Chân giò có thể luộc cả chiếc, luộc chín kỹ, cắt chấm ăn xì dầu . Món thịt lợn tái, thịt nạc thái mỏng,càng mỏng càng tốt, vắt chanh vào, lượng nước chanh khá nhiều, đủ cho tất cả lượng thịt đã thái. Thịt lợn tái hay dùng làm thức nhắm rượu, nên thỉnh thoảng gia đình mới làm món này . Món khau nhục. Đây là món chế biến rất công phu và là món độc đáo của dân tộc Nùng. Thịt chế biến khau nhục là nách của thịt lợn to, béo. Món phụ cho thịt có măng khô, mộc nhĩ, lạc. Gia vị được chế biến từ đậu tương nguyên hạt, nhưng đã chín nhừ, có màu đen. Chỉ có một số gia đình chuyên chế biến, xì dầu, vỏ quýt khô, húng lìu. Thịt ba chỉ rửa sạch, để miếng to, đem luộc chín tới. Thịt luộc chín, vớt ra, để nguội, xoa vào bì thịt một ít húng lìu trộn xì dầu. Do được ngâm nên húng lìu ngấm vào bì. Sau ướp độ hai tiếng. Chảo nhiều mỡ thật nóng già, cho thịt ba chỉ lên chảo. Thúc lửa cháy đều đủ sức nóng cho miếng ba chỉ phồng lên như thịt quay và toàn miếng thịt đóng cạnh vàng. Vớt miếng thịt trong chảo ra, để nguội, cắt miếng to cỡ bằng bàn tay. Cứ bốn miếng lại đặt vào bát cơm, lật bì xuống dưới, trên miếng thịt có măng mộc nhĩ. Làm như vậy, khi hấp, gia vị ngấm tất vào miếng thịt. Do việc chế biến khau nhục rất công phu, nên thông thường người ta chỉ làm vào các dịp cưới xin hoặc năm mới . Một đám cưới người ta thường bàn về các món ăn thường là chỉ tiều đánh giá các quy mô và chất lượng đám cưới. Thịt lợn quay: Lợn mỡ, độ 40 kg hơi, chọc tiết làm lông như bình thường. Khi mổ bụng, cố gắng hạn chế mở rộng chỗ mở, chỉ mở vừa đủ moi lòng ra. Một cây gỗ dùng để quay dài 4m, xuyên từ mõm ra hậu môn con lợn, nhồi chiếc lá móc mật vào bụng con lợn cho căng, khâu kín lại, rồi đem quay trên bếp lửa hồng. Thịt lợn quay kiểu này thơm mùi lá móc mật, ngon giòn hơn quay lò. Món thịt nướng: Thịt lợn nạ, thái quân cờ, ướp muối, xì dầu, húng lìu, xiên que nướng trên than củi hồng . Món chả lá lốt. Xương sống lợn, có pha chút thịt, băm nhỏ, gói lá lốt , rán kỹ thành chả lá lốt . Bảo quản thịt lợn: Theo tập quán, thịt lợn nhiều, ăn không hết ngay, thường được bảo quản để ăn lâu dài. Có nhiều cách bảo quản khác nhau . - Ướp muối xông khói treo gác bếp. - Ướp muối, phơi khô. - Rán chín kỹ, ngâm trong mỡ nước . - Làm lạp xường. Những cách bảo quản này có thể dùng làm thức ăn từ mùa này sang mùa khác, đủ để ăn quanh năm . Đồng bào Nùng còn có cách bảo quản khác để ăn trong dăm ba ngày, nếu để lâu không đảm bảo chất lượng. Đó là chân giò, thủ lợn ướp muối mặn, đem thui trên lửa, cháy thành một lớp đen ở phần bì, còn phần thịt thì cháy cạnh. Thui xong không rửa, cứ để nguyên vậy, treo chỗ thoáng.Tiết trời mùa đông, loại chân giò, thủ lợn thui này được bảo quản được một tuần, vẫn đảm bảo chất lượng. Khi ăn, đem rửa nước nóng, lấy dao, sơ mướp cạo sạch chỗ bị cháy, luộc lên, hoặc ninh với măng, mộc nhĩ . Thịt gà , vịt ngỗng : Đồng bào Nùng có tập tục ăn thịt gà trống thiến vào dịp tết Nguyên đán. Tết là phải có gà trống thiến. Gà càng to, càng béo, càng tốt. Thịt gà ăn luộc là chính . Gà giò chặt nhỏ từng miếng đem xào. IV. Lễ hội Hàng năm, người Nùng tổ chức nhiều lễ hội khác nhau. Các lễ hội chủ yếu là hội “Lùng tùng”, hội Pháo hoa (huyện Quảng Uyên, Cao Bằng), hội Thanh Minh (xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên),…Các lễ hội được tổ chức với ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, đồng thời tạo không khí vui tươi, sôi nổi, là nơi gặp gỡ giao duyên của các nam thanh nữ tú trong vùng. V. Trang phục Trang phục của người Nùng là những bộ quần áo dài, rộng được nhuộm màu xanh chàm. Không mặc váy như nhiều phụ nữ dân tộc khác, phụ nữ Nùng mặc quần áo như nam giới. Các chi tiết, hoa văn trên trang phục được trang trí khá đơn giản, không cầu kì và rực rỡ sắc màu như phụ nữ H’Mông, Mường,…khi đi làm, họ thường đeo thêm tạp dề trước bụng, khi gồng gánh còn mang thêm nệm trên vai. Điểm khác nhau giữa các nhóm dân tộc Nùng là cách chít khăn trên đầu và các loại khăn, mũ có một vài điểm khác biệt. Nhà cửa: Người Nùng thường ở nhà sàn và nhà nửa sàn nửa đất. Trong đó nhà sàn là kiểu nhà truyền thống và được ưa thích của họ. Nhà thường khá to, rộng, có ba gian,có phòng riêng, tường nhà có thể làm bằng gỗ hay từ bùn non trộn với rạ mà thành. Đối với đồng bào Nùng cũng như nhiều dân tộc ít người khác, bếp được đặt ở phần trong nhà để tiện cho việc nấu nướng, phía sau nhà thường có cầu thang phụ. Ở đây có máng nước để tắn rửa, phần ngoài nhà là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và nơi tiếp khách hay sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình, phần dưới sàn nhà là chuồng ngựa, trâu và nuôi lợn, gà,… Nhà của người Nùng (và cả người Tày) có những đặc trưng riêng không giống các cư dân khác trong cùng nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Bộ khung nhà được hình thành trên cơ sở các kiểu vì kèo. Có nhiều kiểu vì kèo khác nhau, nhưng chủ yếu là bắt nguồn từ kiểu vì kèo ba cột. Điều đó có nghĩa là để mở rộng lòng nhà người ta thêm một hoặc hai cột vào hai bếp vì kèo ba cột để trở thành vì kèo năm hay bảy cột. Tuy nhiên, không có vì kèo nào vượt quá bảy cột. Mọi sinh hoạt của nhà Tày- Nùng trên cơ bản là giống nhau: Mặt sàn chia làm hai phần, một dành cho sinh hoạt của nam, một là nơi sinh hoạt của nữ. Các phòng và nơi ngủ của mọi thành viên đều giáp vách tiền và hậu. Đối với gia đình nào mới có đám cưới, trước cửa nhà thường được dán các hàng câu đối viết bằng chữ Hán trên nền giấy đỏ. VI. Quan hệ gia đình Trong gia đình, quan hệ giữa bố chồng, anh chồng với nàng dâu có sự cách biệt nghiêm ngặt và phân biệt rạch ròi. Theo như lời những người già kể lại thì xưa kia trong một gia đình, bố chồng, anh chồng và nàng dâu hầu như không nói chuyện với nhau (nếu như không thật sự cần thiết). Khi ngồi ăn cơm, họ luôn ngồi về hai phía đối lập nhau. Ngày nay, tuy mối quan hệ này được nhìn thoáng hơn nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ nhất định. Việc dựng vợ, gả chồng của con cái do bố mẹ quyết định trên cơ sở môn đăng hộ đối giữa hai gia đình, sự ưng thuận của con cái và lá sớ của đôi nam nữ. Người Nùng có tục lệ, sau ngày cưới, cô dâu chưa ở hẳn nhà chồng mà vẫn ở nhà bố mẹ đẻ, chỉ khi nào bên nhà chồng có công việc bận rộn, lễ tết thì cho người sang đón nàng dâu về giúp việc gia đình. Đến khi người phụ nữ chuẩn bị có con thì mới về ở hẳn nhà chồng và xem như hoàn toàn phụ thuộc vào nhà chồng. Nếu ly dị, đi lấy người khác thì phải trả tiền cưới, để lại của hồi môn và con cái cho gia đình chồng. Đồng bào Nùng có phong tục là con anh, con em, con chị, ai nhiều tuổi hơn đều được gọi là anh chị. Họ ít khi gọi thẳng tên người chồng, người bố mà thường gọi theo tên đứa cháu đầu, con đầu của dòng họ. Khi đặt tên con phải tuân theo hệ thống tên đệm của dòng họ (như Lương Văn…,hay Nông Văn,…) chứ không được tự ý đặt riêng. VII. Tín ngưỡng Trên bàn thờ của người Nùng, bài vị của tổ tiên và lư hương được đặt vào nơi trang trọng nhất. Mỗi nhà còn thờ Mẹ Hoa (Thần bảo hộ trẻ em), Mẹ Cửa (Thần coi nhà). Vào những ngày đầu tháng, ngày rằm đồng bào thường thắp hương. Riêng ngày lễ, tết có cúng chè, rượu và các món ăn. Những gia đình cùng một dòng họ thì cúng chung một miếu thờ thổ công, thổ địa. Trong những đám tang, các thầy táo, thầy mõ có một vai trò quan trọng vì người ta cho rằng họ có khả năng tiếp xúc với ma thần, xua đuổi tà ma, cầu sự an lành cho nhân dân. Vì vậy, họ đựoc mọi người trong làng xã kính nể. VIII. Chữ viết Để ghi chép thơ ca và truyện cổ dân gian, người Nùng dùng chữ Hán hay chữ Nôm Nùng để lưu giữ. Hiện nay, phần lớn người Nùng đều không biết viết chữ của dân tộc mình mà chỉ nói được tiếng Nùng. Đối với đồng bào Nùng cũng như nhiều dân tộc ít người khác, việc học tiếng Việt trở thành điều tất yếu để tham gia phát triển kinh tết, văn hoá, giáo dục, xã hội của chính dân tộc mình. IX. Nhận xét chung Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống trên một dải đất hình cong chữ S.Mỗi dân tộc là một bông hoa đua sắc, cùng tô điểm cho vườn hoa chung của đất nước. Đồng bào Nùng với những nét đặc trưng về văn hoá đã tạo thành bản sắc vốn có của dân tộc, hoà mình trong tổng thể nền văn hoá Việt Nam. Từ những nét khái quát trên đây, chúng ta có thể đi sâu vào nghiên cứu một trong những mảng quan trọng, cấu thành nên yếu tố văn hoá dân tộc Nùng. PHẦN II NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG VỀ TRANG PHỤC NGƯỜI NÙNG AN I. Đôi nét về xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên , tỉnh Cao Bằng 1. Truyền thuyết về người Nùng An Mỗi dân tộc khi hình thành và phát triển đều gắn với chặng đường lịch sử và câu chuyện truyền thuyết về tộc người mình. Theo các nhà nghiên cứu thì người Nùng An đến cư trú ở bản Phya Chang (thuộc xã Phúc Sen) vào khoảng thế kỷ XVIII. Chuyện kể lại rằng, tổ tiên của dân tộc này ở Việt Nam lúc đầu chỉ có ba gia đình thuộc ba dòng họ khác nhau là họ Hoàng, họ Nông ,họ Lương chạy loạn từ phương Bắc. Về sau này, khi tên gọi Nùng An chính thức được định danh thì đây vẫn là ba dòng họ lớn nhất ở xã Phúc Sen. Vào một đêm, họ vào một cái hang thuộc khu rừng của bản Phya Chang để nghỉ đêm, sáng hôm sau khi thức dậy, thấy phong cảnh nên thơ, hữu tình, đất đai rộng lớn, cả đàn người bàn nhau ở lại, cùng nhau khai phá đất đai làm ruộng trồng lúa. Ở nơi nào cao thì làm nương rẫy trồn ngô khoai hay các loại cây hoa màu khác. Từ đó hình thành nên các bản làng khác nhau. Làng Phya Chang ở xã Phúc Sen được chia thành hai bản: Phya Chang trên và Phya Chang dưới (Phya Chang có nghĩa tiếng Việt là xóm ở trong núi). Tên gọi này xuất phát từ ý nghĩa: Phúc Sen là xã đựơc bao bọc bởi núi đá, rừng cây. Xung quanh các làng bản đâu đâu cũng là những dãy núi đá cao. Người ta ví chúng như những chàng hiệp sĩ khổng lồ, bảo vệ cho buôn làng thoát khỏi mọi nguy hiểm, thú dữ, thiên tai. Thời gian đầu, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi: Địa hình chủ yếu là núi đá, đất canh tác ít, phụ thuộc vào thiên nhiên nên tình hình kinh tế khó khăn. Vì vậy, ngoài sản xuất nông nghiệp, người dân nơi đây còn làm thêm nhiều nghề thủ công để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thường ngày, đồng thời để tăng thêm thu nhập. Đó là các nghề trồng bông kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm, nghề mộc, nghề rèn, đan lát. Cho đến bây giờ ở xã Phúc Sen nghề thủ công còn được nhiều nhà gìn giữ nhất là nghề rèn, làm nên một trong những nét đặc sắc về văn hoá của người Nùng An ngày nay. 2. Xã Phúc Sen ngày nay Phúc Sen là xã ở giữa vùng núi đá của huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Xã chỉ có một dân tộc cư trú là Nùng An, sống phân tán thành 10 bản, với 401 hộ, 2.062 nhân khẩu. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 37% dân số, trình độ văn hoá của người dân thấp, ít được học tập. Đây là xã đi đầu trong toàn tỉnh về công tác bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hoá truyền thống. Người Nùng An có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, được thể hiện qua nhiều mặt của đời sống:văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần và qua các mối quan hệ xã hội,… Xã Phúc Sen nằm trên trục đường chính dẫn đến thác Bản Giốc- là khu du lịch nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng. Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, đây là một trong những xã đầu tiên của tỉnh thành lập Trung tâm học tập cộng đồng. Ban đầu cơ sở vật chất chưa có, trung tâm được Ủy ban cho sử dụng Hội trường Ủy ban xã làm nơi hoạt động chính, lấy nhà họp của các bản làm nơi tổ chức học tập cho dân.Tính đến nay, Phúc Sen đã xây dựng được trường tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế xã,…với những trang thiết bị mới tương đối hoàn thiện. Đến nay, toàn xã có 100% con em trong độ tuổi đến trường được đi học. Chất lượng giáo dụng ngày càng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhờ có sự mở rộng của các phương tiện truyền thông đại chúng, đời sống dân trí dần dần được nâng cao. Không giống như nhiều hộ gia đình thuộc các dân tộc thiểu số khác, ở xã Phúc Sen, hầu như giai đình nào cũng đã sắm được các thiết bị sinh hoạt tối thiểu. Nhờ có những kiến thức nhất định trong hoạt động sản xuất, mức thu nhập kinh tế của người Nùng An cũng ngày một tăng. II. Trang phục người Nùng An 1. Những nhận định chung Có thể nói trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bức tranh đa dạng về màu sắc. Nếu như những chàng trai cô gái người Mông, Dao nổi bật trong các trang phục rực rỡ về màu sắc, cầu kì về chi tiết thì trang phục của người Nùng An lại hết sức giản dị và chân phương. Trong truyền thống văn hoá vật chất của người Nùng An ở Phúc Sen, điều đáng lưu ý là sự giữ gìn, bảo lưu bộ trang phục dân tộc truyền thống. Giống như trang phục của người Tày, trang phục của người Nùng An rất giản dị, được cắt may từ loại vải chàm do tự tay họ làm nên. Điều đáng nói là hiện nay người dân Phya Chang không thường xuyên mặc những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Họ chỉ mặc trang phục truyền thống trong những ngày lễ, tết hay khi đi làm. Những ngày đi học hay lên chợ huyện, mọi người thường mặc trang phục giống người Kinh. Khi nhóm chúng tôi có dịp tiếp xúc với người dân trong bản thì được nghe mọi người kể lại rằng: Hiện nay, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà hầu như nhiều người Nùng không còn thường xuyên mặc những bộ trang phục truyền thống như trước kia nữa. Đặc biệt là những thanh niên, học sinh hay những trẻ nhỏ. Chỉ có những người già là còn lưu lại nét bản sắc của dân tộc mình về trang phục. Trang phục truyền thống của người Nùng An có sự phân biệt theo lứa tuổi và giới tính, rất phong phú về chủng loại. Trang phục nam gồm có áo, quần, thắt lưng, khăn đội đầu, túi vải thêu, đồ trang sức bằng bạc… Quần áo trẻ em cũng có sự khác biệt so với các nhóm Nùng khác. Nét khác biệt đó thể hiện ở áo, quần, mũ độ đầu. Trong đó chiếc mũ được trang trí khá cầu kì với những hoa văn, họa tiết sặc sỡ, đẹp mắt…Khi đứa trẻ mới lọt lòng, người ta quấn nó bằng quấn áo cũ củ bố mẹ. Điều này được giải thích là, theo quan niệm của người Nùng An, trẻ con mới sinh ra không nên cho mặc đồ mới, lớn lên chúng sẽ đua đòi, và quần áo cũ thì vải đã mềm, thoáng, rất tốt cho trẻ nhỏ. Khi đứa trẻ được một, hai tuổi người ta cắt quần áo đơn giản theo một kiểu chung không phân biệt nam hay nữ. Đến lúc chúng lên 9-10 tuổi, người mẹ bắt đầu cắt may quần áo nhằm phân biệt nam nữ cho con. Độ tuổi này các bé gái bắt đầu mặc quần áo và quấn đầu đội khăn như người lớn. Một nét không thể thiếu trong trang phục người Nùng An là đồ trang sức. Trang sức của người Nùng An chủ yếu bằng bạc trắng, Nam giới thường đeo vòng tay bằng bạc, nhẫn bạc, phụ nữ đeo khuyên tai, kiềng cổ, vòng tay, nhẫn và đeo bộ xà tích ở ngang lưng. Theo quan niệm của họ thì bạc trắng không chỉ tôn thêm vẻ đẹp của con người, kết hợp với việc phô trương sự giàu có mà còn có ý nghĩa bảo vệ sức khỏe cho họ. Bởi lẽ khi nhìn đồ trang sức bằng bạc, người ta có thể đoán biết được sức khỏe của người đeo nó: Nếu là người khỏe mạnh thì đồ trang sức luôn sáng, trắng, ngược lại nếu đang yếu, mệt hay có bệnh thì bạc sẽ bị thâm lại, màu xỉn, không sáng trắng như lúc đầu nữa. Chính vì thế mà khi người nào bị ốm hay cảm thì người ta vẫn thường dùng đồng bạc trắng để đánh gió. Quan niệm này không chỉ có ở người Nùng mà còn ở hầu hết các dân tộc khác, trong đó không thể không nhắc đến là dân tộc Kinh. 2. Phương thức dệt Ban đầu, người ta trồng bông làm nguyên liệu để dệt vải. Sau đó sợi bông được đem vào khung dệt, qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ chúng trở thành những tấm vải bền và chắc. Quy trình dệt diễn ra hết sức cẩn thận bởi nếu không chú ý thì có thể làm đứt sợi, khi đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng vải. Trung bình một ngày người phụ nữ có thể dệt được từ 8-10 tấm vải, tùy theo mức độ công việc lúc nông nhàn là nhiều hay ít. Nếu gia đình nào chỉ dệt vải để mặc thì có thể dệt với số lượng ít hơn, vì họ chỉ dệt khi nào thực sự rảnh rỗi. Sau khi vải được dệt xong, công đoạn tiếp theo cũng không kém phần quan trọng là nhuộm vải. Người Nùng có truyền thống nhuộm vải bằng lá chàm. Để vải có màu xanh chàm (xanh thẫm), người nhuộm phải hết sức chú ý để làm sao cho màu lá luôn đều màu, không quá đậm mà cũng không quá nhạt. Những người già ở đây cho biết, sở dĩ người Nùng chọn màu chàm làm màu áo cho trang phục truyền thống dân tộc mình vì như thế khi đi làm sẽ thuận tiện hơn rất nhiều, không bị bẩn. Khi phơi vải, không nên để vào lúc nắng quá to, vì như thế dễ làm cho màu vải bị phai. Cuối cùng, họ tự may thành những bộ quần áo sao cho vừa vặn với người mặc. Toàn bộ những công đoạn này đều do người phụ nữ thực hiện, bởi đây là công việc đòi hỏi sự khéo léo, chuyên tâm và cẩn thận của đôi bàn tay người phụ nữ. Như đã nói ở trên, trang phục truyền thống của người Nùng An rất đơn giản và dễ nhận biết. Hầu như giữa nam và nữ không có sự khác biệt là mấy, đều mặc một loại quần nhuộm màu chàm, cạp to, ống rộng, dài tới mắt cá chân. Riêng người phụ nữ thì mặc áo năm thân và cài một hàng cúc bằng nút vải phía bên nách phải. Khi đi làm họ thường đeo tạp dề trước bụng, khi gồng gánh có thể còn mang thêm miếng nệm trên vai. Ở phía trong gấu tay áo là một lớp màu trắng có những đường kẻ sọc, lớp vải này giống lớp vải của sợi dây buộc ngang lưng, buộc mỗi khi đIi làm. Khăn đội đầu của họ có màu đen, được quấn quanh đầu và không có gì khác biệt lắm. Riêng mũ vải của trẻ em được trang trí hết sức công phu với những họa tiết rực rỡ sắc màu, đó có thể là hình những con bướm, những bông hoa hay chiếc lá… Ngày nay, tuy người Nùng An không phải ai cũng còn mặc thường xuyên trang phục truyền thống hằng ngày nữa nhưng chúng vẫn được cất giữ cẩn thận dùng để mặc khi họ muốn hoặc có thể đem giới thiệu cho khách đến tham quan du lịch hay những nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc… Vào những lúc rảnh rỗi hay có nắng nhẹ, những người già vẫn thường mang các tấm vải ra phơi lại để tránh ẩm mốc và cũng như để nhắc nhở cho con cháu luôn nhớ về một trong những truyên thống tốt đẹp về văn hóa dân tộc mình. 3. Cảm nhận của người viết Trong suy nghĩ của chúng tôi khi chưa từng đặt chân đến Cao Bằng và chưa có những hiểu biết nhất định về văn hóa người Nùng An, hầu như mọi người đều nghĩ rằng nơi đây còn chậm phát triển về kinh tế cũng như về nhận thức…Đặc biệt là, chúng tôi luôn tưởng tượng về trang phục của họ sẽ là những bộ váy xòe đầy màu sắc đối với phụ nữ, những bộ quần áo rườm rà, cầu kì với nam giới, trên thực tế thì mọi thứ đều trái ngược hẳn so với những dự đoán ban đầu. Cuộc sống của người dân nơi đây đã thực sự thay ra đổi thịt, kinh tế và văn hóa ngày càng phát triển hơn trước. Theo nhìn nhận của chúng tôi, trang phục của người Nùng tuy xuất hiện từ lâu đời nhưng cách thể hiện từng đường nét trên quần áo nói lên tư tưởng tiến bộ, sớm giao lưu, tiếp xúc với văn hóa của người Kinh. Họ đã tự ý thức được rằng, dù là nam hay nữ thì việc chọn trang phục như vậy sẽ dễ dàng cho vận động hơn rất nhiều. Có thể so với những cô gái ở các dân tộc khác, các cô gái Nùng An không nổi bật, không kiêu sa trong các bộ váy xòe rộng rực rỡ sắc màu nhưng họ lại thật đằm thắm, dịu dàng và chân phương trong bộ áo quần truyền thống của dân tộc mình. Đây là một trong những nét đặc sắc mà không phải ở bất kì dân tộc nào cũng có. Chính vì vậy mà chúng ta có thể nói được rằng, văn hóa về trang phục của người Nùng An không hề bị hòa tan vào trang phục truyền thống của các dân tộc khác.Trong những bộ áo quần màu chàm ấy, phần nào nói lên được cuộc sống lao động tảo tần, khó nhọc và đầy đức hy sinh của họ. Đã từ lâu, những cô gái Nùng An dường như chưa hề nghĩ đến việc làm đẹp, chăm sóc cho riêng bản thân mình. Dù khi đi làm hay trong những buổi lễ hội, họ vẫn mộc mạc, đơn sơ trong sắc áo chàm truyền thống. Màu áo ấy như hòa quyện vào hương thơm của núi rừng, không hề phai nhạt mà càng đậm đà hơn qua từng năm tháng. Màu áo ấy được truyền lại cho các thế hệ mai sau và như không bị lớp thời gian nào che phủ, để đến hôm nay còn khoe sắc với đất trời, cỏ cây và hoa lá. PHẦN III ĐẶC TRƯNG VỀ LỄ HỘI Đối với người Việt Nam, dù đi đâu hay sinh sống tại nơi nào, quê hương và bản sắc dân tộc vẫn không thể nào quên lãng. Riêng với đồng bào dân tộc Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng, cùng với những nét đặc trưng về trang phục, lễ hội cũng là một mảng quan trọng, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của cả cộng đồng dân tộc. Lễ hội chính là biểu trưng cho văn hoá dân tộc, là một phần cốt lõi của văn hoá, là linh hồn của dân tộc đó. Người Nùng An thì có rất nhiều lễ hội. Những lễ hội đó được xuất phát từ đời sống tâm linh của đồng bào Nùng An và nó rất phong phú và đa dạng. Người Nùng An có đức tin sâu sắc vào thần linh, các lực lượng siêu nhiên. Mỗi bản thường có miếu thờ thổ công được đặt ở đầu bản lễ cúng được tổ chức vào các ngày lễ tốt trong năm như Tết Nguyên đán, rằm tháng bẩy, Tết thanh minh… Người thực hành các nghi lễ cúng là đội ngũ các thầy mo, thầy tào và các bà phụt - nhạc. Đồng bào ở đây ăn tết quanh năm, như tháng nào ở đây cũng có tết, mỗi tết có đặc trưng riêng, tháng giêng có Tết Nguyên đán, tháng ba có Tết Thanh minh, tháng năm Tết Diệt sâu bọ, tháng bẩy tết Trả ơn cha mẹ… 1. Lễ hội pháo hoa Đối với người Nùng An ở Phúc Sen, Quảng Uyên thì lễ hội pháo hoa và lễ thanh minh là 2 lễ hội lớn nhất trong năm. Chúng tôi đến Quảng Uyên vào một ngày đầu xuân với cái nắng, cái gió nhè nhẹ của tiết trời. Dư âm của cái Tết dương như vẫn còn vì người dân ở đây ăn tết Nguyên Đán đến tận rằm tháng giêng 15/1 âm lịch. Trong thời gian này, người dân Phúc Sen- Quảng Uyên đang hứng khởi để chuẩn bị cho lễ hội pháo hoa. Đây được xem là một lễ hội quan trọng và lớn nhất trong năm. Lễ hội pháo hoa huyện Quảng Uyên là 1 nét văn hoá đặc sắc từ xưa đến nay ở Cao Bằng. Lễ hội này gắn liền với miếu Bách Linh - ngôi miếu rất linh thiêng trong tầm thức người dân nơi đây. Miếu Bách Linh nằm ở phía Bắc thị trấn Quảng Uyên, dưới chân núi Cốc Bó, cách thị trấn khoảng 100m. Miếu Bách Linh thờ 100 điều linh thiêng, đứng đầu là con rồng, một trong tứ linh “Long, Ly, Quy, Phượng”. Không ai còn nhớ miếu được xây dựng năm nào. Miếu có hiện trạng ban đầu bằng gỗ, đến năm Khải Định thứ 6 (1912), được làm lại bằng gạch, do tri châu Quảng Uyên người Thái Bình đứng ra tổ chức xây dựng. Do thợ dưới xuôi lên thi công, nên công trình có dáng dấp một ngôi chùa, gồm: Tam quan, sân, tiền đường và hậu cung. Vì thế người dân nơi đây vẫn quen gọi là “Chùa Bách Linh”. Ngày mùng 2/12/2003, miếu được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Hàng năm vào ngày 1 -2 tháng 2 năm Âm lịch mọi người nơi đây nô nức kéo đến dự lễ hội pháo hoa. Lễ hội này tạo cho mọi người dân tâm trạng phấn chấn, tin tưởng bước vào một vụ mùa sản xuất mới, hứa hẹn nhiều điều tốt lành. Hội pháo hoa được coi là hội vui nhất trong các lễ hội ở Cao Bằng nói chung và Quang Uyên nói riêng. Lễ hội này lôi cuốn các chàng trai khoẻ mạnh từ nhiều địa phương về tranh pháo hoa để giành được vòng cầu phúc. Đây là một cuộc vui mang tính lành mạnh với tinh thần thượng võ. Vì đây là hội pháo hoa đầu xuân nên mọi người quan niệm nếu ai bắt được chiếc vòng thì cả năm sẽ may mắn, tốt lành và phát tài, phát lộc. Lễ hội pháo hoa là một lễ hội lớn của tỉnh Cao Bằng, được tổ chức vào ngày mùng 1 và 2 tháng 2 âm lịch hàng năm ở huyện Quảng Uyên. Lễ hội này gắn liền với miếu Bách Linh - ngôi miếu rất linh thiêng trong tâm thức người dân nơi đây. Ngày mùng 2 - 12 - 2003, miếu được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Hiện tại ở phía Nam cách miếu 5m còn có bài thơ được khác vào đó bằng chữ Quốc ngữ,có nội dung là: Khải định lục niên xuân “Kia đền tân tạo bảo lương toàn Thờ cách linh thần ở thế gian Đá tạc Tây Nam Trung Quốc khách Giăng soi phúc lộc ngũ hành sơn Trong ba bệ ngọc ba hương án Ngoài một sân hoa một cửa quan Thấy cảnh hỏi ai tô cảnh ấy Quan Hà lương tín ở tràng An” (Thú y Trần Thọ Huy Đế) Hàng năm, tại đây, người dân nô nức kéo đến dự lễ pháo hoa để tinh thần thêm phấn chấn, trước khi bước vào một vụ mùa mới, hứa hẹn nhiều điều may mắn. Lễ hội pháo hoa gồm hai phần: Phần lễ được tổ chức từ chiều 30 tháng giêng, và phần hội diễn ra trong hai ngày mùng 1 và 2 tháng hai Âm lịch. Công việc dọn dẹp miếu do các cụ cao tuổi đảm nhiệm. Sau đó làm lễ khai cho rồng. Rồng được gán cho vai trò là chúa tể vùng sông nước, và khi rồng bay lên lại được quan niệm là sinh ra sấm và mưa, biểu hiện cho hoạt động của bầu trời, ban phát những cơn mưa thần thánh làm tươi tốt đất đai, hứa hẹn cho người dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Rồng được khai quan từ một mỏ nước ở dưới gốc cây cổ thụ. Lễ khai quan diễn ra như sau: Người ta chọn một cụ cao tuổi, có uy tín, đông con nhiều cháu, làm chủ lễ và một đội rồng gồm có 15 người (3 người đánh trống, một người cầm quả cầu và 11 người múa rồng) làm lễ tại mỏ nước. Khi ra mỏ nước rồng không được múa, không được đánh trống. Mắt rồng bịt bằng giấy bản, đến mỏ nước rồng nằm phục ở đó. Người chủ lễ thắp hương vái thiên địa, cầu xin thần linh phù hộ cho người dân địa phương một năm làm ăn tấn tới, đời sồng ấm no, hạnh phúc và xin được mở mắt cho rồng. Cúng xong, chủ lễ cắt tiết con gà trống, lấy máu xoa vào hai mắt rồng rồi bỏ giấy ở mắt rồng ra. Lúc này rồng đã được mở mắt! Sau ba hồi trống nổi lên để đánh thức, rồng bắt đầu cử động từ đầu đến thân rồi đuôi. Sau đó người ta đốt pháo, đánh trống thúc giục và rồng từ từ bay lên. Rồng bay quanh mỏ nước ba lần rồi đi vào miếu Bách Linh. Trong miếu đã được đặt lễ và thắp hương nghi ngút. Rồng vào miếu vái ba lần, sau đó đi trong miếu một vòng rồi ra ngoài. Lễ rước thần (thực hiện vào ngày hội chính, tức ngày 2 tháng 2 Âm lịch) gồm có: 4 đoàn rước kiệu, trước đây chỉ có 3 kiệu, sau này có thêm kiệu rước ảnh Bác Hồ, mỗi kiệu có 4 người khiêng, mặc lễ phục. Đoàn rước kiệu đi theo thứ tự: Đầu tiên là kiệu rước ảnh Bác Hồ, thứ hai là kiệu rước thần (thần địa phương) trên có một bát hương to, thứ ba là kiệu pháo hoa (trước đây kiệu này được xếp rất nhiều pháo to, nhỏ khác nhau, trong đó có đầu pháo, mấy năm gần đây, khi có chỉ thị cấm đốt pháo, kiệu chỉ có một loại to nhiều màu sắc), cuối cùng là kiệu rước một con lợn quay, là phần thưởng cho đội thắng cuộc trong trò chơi cướp đầu pháo. Bốn kiệu lễ đi trước, đoàn rước rồng theo sau. Khi làm thủ tục thắp hương tại miếu, đoàn rước rồng xuất phát đến đền thờ Nùng Chí Cao, đền thờ Trần Hưng Đạo, sau đó đi khắp phố tới từng nhà. Trước đây rồng đến cơ quan, nhà dân nào cũng đốt pháo đón mừng vì người ta coi như rồng đã mang lộc đến. Mấy năm trở lại đây, người dân không đốt pháo nữa mà thắp hương chào đón, mời rượu rồng. Rồng được xem như thần linh đi kiểm tra, quan sát xem dân làm ăn như thế nào, đem lộc đến cho dân nên được tiếp đón rất nồng nhiệt, trang trọng. Chiều mùng 2 - 2, phần hội được tổ chức tại sân vận động trung tâm huyện. Tại đây diễn ra nhiều trò chơi dân gian và biểu diễn văn nghệ như: Múa rồng, múa lân, tung còn, hát lượn, chơi đu và nhiều hình thức thể thao như: Bóng đá, cờ tướng, võ dân tộc… Một phần không thể thiếu và là trò chơi tiêu biểu của lễ hội pháo hoa là trò cướp đầu pháo. Đầu pháo là một chiếc vòng sắc trang điểm tua ngũ sắc sặc sỡ. Quả pháo được quấn chiếc vòng này là quả pháo cỡ lớn. Vào hội, pháo được đặt trên một đài cao. Sau khi đốt pháo, chờ cho đầu pháo rơi xuống, mọi lực sỹ của các đội trong huyện bắt đầu tranh cướp. Bằng mọi cách, hễ người của đội nào cầm được đầu pháo mang đến cho Ban tổ chức, coi như đội đó thắng cuộc. Mấy năm gần đây, khi có chỉ thị cấm đốt pháo, Ban tổ chức đã tiến hành trò chơi bằng cách đứng trên đài cao rồi tung vòng sắt (đầu pháo) ra cho các đội tranh cướp như thường lệ. Người dân địa phương quan niệm: Trong ngày hội, ai bắt được vòng lộc pháo thì cả năm sẽ gặp may mắn, phát tài, phát lộc và đem lại vinh dự lớn cho xã mình. Xã nào thắng cuộc sẽ được phần thưởng là một con lợn quay trên kiệu trong lễ rước thần. Phần thưởng đó do đoàn rước đưa về tận địa phương. Và cỗ kiệu cũng được để lại cho xã đó hương khói cầu lộc một năm. Đến lễ hội pháo hoa năm sau, địa phương này lại chuẩn bị một con lợn quay để lên kiệu, đoàn rước rồng sẽ đến lấy là lễ rước thần đồng thời làm phần thưởng cho đội thắng cuộc thi năm đó. Qua đây, có thể thấy, phần thưởng của cuộc thi cướp đầu pháo trong lễ hội chỉ mang tính ước lệ, tượng trưng, các xã coi như thay phiên nhau đóng góp cho lễ hội, nhưng nó lại mang ý nghĩa động viên, khích lệ tinh thần rất lớn. Chính vì vậy, lễ hội pháo hoa ở Quảng Uyên - Cao Bằng tuy năm nào cũng tổ chức, nhưng người dân địa phương lúc nào cũng tham dự với khí thế và lòng nhiệt thành rất cao. Tìm hiểu những người cao tuổi, trưởng bản ở Phúc Sen - Quảng Uyên tôi được biết trong suốt thời gian trước khi gần diễn ra lễ hội pháo hoa thì người dân ở đây tuyệt đối không đội nón mũ, che ô ra ngoài đồng. Quan niệm này có ý nghĩa là cầu cho vụ mùa mới thời tiết thuận lợi, mưa gió thuận hoà và mùa màng bội thu. Một chi tiết cũng khá quan trọng là cũng trong thời gian đó người dân ở đây không ăn thịt vịt với ý niệm đen đủi, không may mắn. Qua tìm hiểu lễ hội pháo hoa chúng ta thấy đây là một lễ hội mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống từ nghi thức đến nội dung tổ chức. Tựa chung ở đó ta thấy toát lên sự gắn bó, tinh thần đoàn kết của người dân nơi đây. Lễ hội như một sợi dây nối kết giữa mọi người. Chính đây mới là yếu tố quan trọng làm cho lễ hội pháo hoa trở thành một thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Quảng Uyên nói riêng và người Cao Bằng nói chung. 2. Hội thanh minh Trong truyện Kiều thi hào Nguyễn Du đã từng viết: “Thanh minh trong tiết tháng Ba Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Đối với người Việt Nam chúng ta hàng năm đều diễn ra Tết thanh minh. Đây là lễ hội thường năm. Chỉ cần với 2 câu thơ trên của thi hào Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy thời gian cũng như nội dung của Tết Thanh Minh và từ xưa đến giờ Tết Thanh Minh vẫn không hề thay đổi. “Thanh Minh” có nghĩa là trời trong sáng. Nhân đó người ta đi thăm mồ mả của những người thân. Tết Thanh Minh- thường vào tháng ba âm lịch- trở thành lễ tảo mộ. Đi thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, thấy khuyết lở thì đắp lại cho đầy… rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên. Cũng như những vùng quê khác ở Việt Nam, cứ tháng 3 âm lịch hàng năm ở Phúc Sen lại diễn ra Thanh Minh. Nhưng nội dung và ý nghĩa của nó lại có những đặc điểm riêng. Chính những đặc điểm riêng đó đã tạo nên những nét đặc trưng cho văn hoá của người Nùng An ở Phúc Sen. Hội Thanh Minh được tổ chức tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên. Hội gắn liền với truyền thuyết của người Nùng về đôi trai gái yêu nhau nhưng không lấy được nhau và cả hai đã tự vẫn dưới giếng. Cảm thương mối tình ấy, dân bản lập miếu thờ và cứ mỗi dịp Tết Thanh Minh hội lại diễn ra với ý nghĩa cầu mùa cho bản và cầu phúc cho lứa đôi. Trong lễ hội Thanh Minh có rất nhiều trò chơi dân gian khác nhau: Kéo co, múa rồng, đá cầu, bóng rổ… Các trò chơi này có ý nghĩa cổ vũ tinh thần cho người dân nơi đây, thúc đẩy mọi người hăng hái tham gia lao động sản xuất, bắt đầu một vụ mùa mới hứa hẹn gặp nhiều thắng lợi. Chính vì vậy mà đây được coi là lễ hội lớn nhất, được nhiều người biết đến. 3. Kết luận Qua quá trình đi tìm hiểu thực tế về lễ hội Pháo Hoa và hội Thanh Minh, chúng ta đã thấy được những nét độc đáo ở những lễ hội này. Chính những lễ hội này là phần không thể thiếu được trong việc hình thành, xây dựng và phát triển nền văn hoá đặc thù, lâu đời của đồng bào Nùng An ở Phúc Sen. Hiện tại nền văn hoá này vẫn đượ giữ gìn và phát huy những nét đẹp mang đậm bản sắc dân tộc. Đây là một yếu tố quan trọng đã giúp cho nhân dân Nùng An- Phúc Sen đời sống ngày một nâng cao, góp một phần nhỏ làm phong phú thêm kho tàng văn hoá của dân tộc Việt Nam. Vì thế khi nhắc đến lễ hội ở Cao Bằng, chắc rằng người ta sẽ nghĩ ngay đến Phúc Sen là tâm điểm nơi diễn ra lễ hội Pháo Hoa và hội Thanh Minh. KẾT LUẬN Dân tộc Nùng nói chung và Nùng An nói riêng là dân tộc cư trú lâu đời trên đất Việt Nam. Họ là một bộ phận của cư dân cổ đại tham gia lập nên nhà nước Âu Lạc ở Cổ Loa vào thế kỷ III TCN. Đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Nùng khá phong phú. Song trong thời gian thực tập có hạn, nhóm chúng tôi chỉ xin đưa ra một vài kết quả mà chúng tôi biết được qua đợt thực tập vừa qua. Nhìn chung văn hóa Nùng An cũng có những điểm khác biệt so với dân tộc Nùng khác. Song về cơ bản nó vẫn mang nhiều nét văn hóa tương đồng so với các dân tộc Nùng anh em. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVHOA (39).doc
Tài liệu liên quan