Đề tài Nguyên tắc tập trung – dân chủ trong lí luận và thực tiễn

MỤC LỤC: Mục lục I.Lời mở đầu II.Nội dung 1.Nguyên tắc tập trung dân chủ 2. Bản chất vị trí của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí nhà nước xã hội chủ nghĩa 3. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nướ 3.1.Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước 3.2. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trưng ương.6 3.3.Việc phân cấp quản lí 3.4.Hướng về cơ sở 3.5.Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước 4. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính ở Việt Nam hiện nay 4.1. Thể hiện bản chất nhà nước, bản chất giai cấp 4.2. Phản ánh qui luật khách quan của hoạt động quản lí 4.3. Đảm bảo cho việc quản lí có hiệu quả cao nhất 4.4. Đảm bảo quyền làm chủ đất nước của nhân dân có cơ sở để thực hiện III.Kết bài Danh mục tài liệu tham khảo I. LỜI MỞ ĐẦU: Hoạt động quản lí nhà nước nói chung và quản lí hành chính nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng là hoạt động có mục đích nhằm bảo vệ nhà nước, giai cấp thống trị và quyền lợi của nhân dân, chính vì thế để đảm bảo hoạt động này được tiến hành một cách có hiệu quả, cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Đối với hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng một nguyên tắc cơ bản không thể thiếu đó chính là nguyên tắc tập trung – dân chủ. Hiến pháp 1992 đã qui định rõ: “Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nguyên tắc tập trung – dân chủ trong lí luận cũng như thực tiễn đã mang lại nhiều thành tựu lớn cho hoạt động quản lí nhà nước. Do đó việc phân tích và tìm ra ý nghĩa của việc vận dụng nguyên tắc này trong hoạt động quản lí là một việc làm hết sức cần thiết, trong nội dung bài luận này, em sẽ làm rõ luận điểm đã nêu trên. II. NỘI DUNG: 1. Nguyên tắc tập trung dân chủ: Nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới, mang tính chất tổng hợp thì hiện nay có ba quan điểm về nguyên tắc này. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng nội dung của nguyên tắc này là sự kết hợp hai mặt tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Theo bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa thì dân chủ là cái gốc, chính vì thế việc chỉ chú trọng yếu tố tập trung là trái với bản chất đó, dẫn tới sự lạm quyền lộng quyền, quan liêu, Tuy nhiên nếu chỉ ưu tiên dân chủ không thôi thì lại dẫn tới sự tùy tiện, dân chủ quá trớn làm giảm đi hiệu quả của hoạt động quản lí nhà nước Loại ý kiến thứ hai cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ là “sự” tập trung “một cách” dân chủ. Nguyên tắc này thể hiện sự tập trung trên cơ sở dân chủ chân chính, kết hợp sáng tạo với sự thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh và tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cao. V.I. Lênin đã nhấn mạnh rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ ở nghĩa chung nhất là: tập trung được hiểu ở nghĩa dân chủ thực sự. ****** III. KẾT LUẬN: Trên đây là những tổng hợp phân tích của bản thân về nguyên tắc tập trung – dân chủ và việc vận dụng cũng như ý nghĩa của việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay. Việc áp dụng một cách đúng đắn nguyên tắc này khiến cho hoạt động quản lí hành chính có được hiệu quả cao nhất, góp phần xây dựng thống nhất hệ thống quản lí nhà nước và đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.Giáo trình Luật hành chính Việt Nam. Đại học Luật Hà Nội. Nxb Công an nhân dân. 2008. 2.Nghị định của Chính phủ số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; 3.Nghị định của Chính phủ số 30/2003/NĐ-CP ngày 1/4/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ; 4.Quy chế dân chủ ở cơ sở. Trần Văn Sơn (sưu tầm và tuyển chọn). Nxb Lao động- Hà Nội. 2000 5. Các qui định về Dân chủ ở cơ sở. Nxb Chính trị quốc gia. 2001 6. snv@danang.gov.vn 7.THƯ VIỆN PHÁP LUẬT _ Tra cứu, Nắm bắt Pháp Luật Việt Nam 8. Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội. Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005; 9. Phân cấp quản lí hành chính nhà nước - Lí luận và thực tiễn. Võ Kim Sơn. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; 10. Nghị định của Chính phủ số 179/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ; 11.Nghị định của Chính phủ số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 về phân cấp quản lí hành chính, sự nghiệp nhà nước; 12.tailieu.vn 13.V.I.Lenin toàn tập.

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2300 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nguyên tắc tập trung – dân chủ trong lí luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC: Mục lục……………………………………………………………………………..1 I.Lời mở đầu….…………………………………………………………….………2 II.Nội dung……………………………………………………………….………..2 1.Nguyên tắc tập trung dân chủ……………………………………….…………2 2. Bản chất vị trí của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí nhà nước xã hội chủ nghĩa…………………………………………………………………………...3 3. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước……………4 3.1.Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước………………………………………………………………………………..5 3.2. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trưng ương.6 3.3.Việc phân cấp quản lí…………………………………………………………6 3.4.Hướng về cơ sở………………………………………………………………..7 3.5.Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước………………….7 4. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính ở Việt Nam hiện nay……………………………………………………………………………8 4.1. Thể hiện bản chất nhà nước, bản chất giai cấp………………………………8 4.2. Phản ánh qui luật khách quan của hoạt động quản lí………………………...8 4.3. Đảm bảo cho việc quản lí có hiệu quả cao nhất……………………………..9 4.4. Đảm bảo quyền làm chủ đất nước của nhân dân có cơ sở để thực hiện……10 III.Kết bài…………………………………………………………………………10 Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………………11 LỜI MỞ ĐẦU: Hoạt động quản lí nhà nước nói chung và quản lí hành chính nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng là hoạt động có mục đích nhằm bảo vệ nhà nước, giai cấp thống trị và quyền lợi của nhân dân, chính vì thế để đảm bảo hoạt động này được tiến hành một cách có hiệu quả, cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Đối với hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng một nguyên tắc cơ bản không thể thiếu đó chính là nguyên tắc tập trung – dân chủ. Hiến pháp 1992 đã qui định rõ: “Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nguyên tắc tập trung – dân chủ trong lí luận cũng như thực tiễn đã mang lại nhiều thành tựu lớn cho hoạt động quản lí nhà nước. Do đó việc phân tích và tìm ra ý nghĩa của việc vận dụng nguyên tắc này trong hoạt động quản lí là một việc làm hết sức cần thiết, trong nội dung bài luận này, em sẽ làm rõ luận điểm đã nêu trên. NỘI DUNG: Nguyên tắc tập trung dân chủ: Nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới, mang tính chất tổng hợp thì hiện nay có ba quan điểm về nguyên tắc này. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng nội dung của nguyên tắc này là sự kết hợp hai mặt tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Theo bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa thì dân chủ là cái gốc, chính vì thế việc chỉ chú trọng yếu tố tập trung là trái với bản chất đó, dẫn tới sự lạm quyền lộng quyền, quan liêu,…Tuy nhiên nếu chỉ ưu tiên dân chủ không thôi thì lại dẫn tới sự tùy tiện, dân chủ quá trớn làm giảm đi hiệu quả của hoạt động quản lí nhà nước Loại ý kiến thứ hai cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ là “sự” tập trung “một cách” dân chủ. Nguyên tắc này thể hiện sự tập trung trên cơ sở dân chủ chân chính, kết hợp sáng tạo với sự thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh và tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cao. V.I. Lênin đã nhấn mạnh rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ ở nghĩa chung nhất là: tập trung được hiểu ở nghĩa dân chủ thực sự. Ngoài ra, còn có loại ý kiến thứ ba cho rằng tập trung dân chủ là việc thủ trưởng có toàn quyền quyết định các vấn đề của cơ quan trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân viên. Hay nói một cách khác, việc đóng góp ý kiến của cán bộ, công nhân viên, các thành viên trong cơ quan, đơn vị chỉ có ý nghĩa tham khảo và việc quyết định thuộc thẩm quyền của thủ trưởng. Những quan điểm trên đều có một điểm chung đó là hoạt động quản lí nhà nước cần phải có sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ, tuy nhiên khác về mức độ giữa chúng. Mỗi hoạt động quản lí nhà nước đều có những đặt thù riêng vậy cho nên không thể qui kết một cách máy móc về mức độ kết hợp giữa hai yếu tố này. Như vậy theo quan điểm thứ nhất thì cả hai yếu tố trên sẽ có mối quan hệ biện chứng với nhau và tùy theo từng hoạt động cụ thể của cơ quan nhà nước mà chúng phối hợp với nhau như thế nào. Bản chất vị trí của nguyên tắc tập trung – dân chủ trong quản lí nhà nước xã hội chủ nghĩa: Trước hết khẳng định rằng nguyên tắc tập trung – dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hệ thống nguyên tắc quản lí nhà nước xã hội chủ nghĩa. Từ khi xuất hiện nhà nước cho đến nay một điều tất yếu là có nhà nước thì có sự tâp trung quyền lực nhà nước. Tuy nhiên tùy theo trình độ phát triển của xã hội, tùy theo nhà nước đó bảo về cho lợi ích giai cấp nào mà mức độ tập trung đó lại khác nhau. Ở nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản, quyền lực tập trung vào trong tay giai cấp thống trị chiếm số ít trong xã hội. Việc quản lí nhà nước đó chỉ có nhiệm vụ đảm bảo quyền lợi ích cao nhất cho giai cấp thống trị, bóc lột giai cấp bị trị. Tuy nhiên khi nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời thì việc tập trung đó không còn ý nghĩa là để thống trị nữa, nguyên tắc tập trung – dân chủ chính thức là một nguyên tắc cơ bản trong hệ thống nguyên tắc quản lí nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là sự kết hợp biện chứng giữa hai mặt: tập trung (thống nhất) và dân chủ, và thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa chế độ tập trung và chế độ dân chủ. Do vậy, bất kỳ sự nhấn mạnh hay coi nhẹ một mặt nào của nguyên tắc này sẽ dẫn đến sự thiếu hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Làm rõ luận điểm này Lênin đã từng viết: “Quần chúng có quyền đưa bất cứ một người công nhân trong số họ vào lãnh đạo nhưng điều đó không hề có nghĩa là công việc tập thể không cần có người lãnh đạo để đảm nhiệm một trách nhiệm rõ ràng, không cần có một trật tự chặt chẽ do ý chí của người lãnh đạo tạo ra. Nếu không có một ý chí thống nhất để đoàn kết được đoàn thể những người lao động thành một cơ quan kinh tế hoạt động một cách chính xác như đồng hồ thì bất cứ một đường sắt vận tải hay máy móc lớn hơn và xí nghiệp lớn đến từng nào cũng không thể hoạt động tốt được. Chủ nghĩa xã hội là do nền đại cơ khí sản sinh ra, nếu như quần chúng lao động là người thiết lập nên chủ nghĩa xã hội mà không biết làm cho người ở cơ quan mình giống như nền công nghiệp cơ khí thì không thể nói đến thực hiện chủ nghĩa xã hội”. Nguyên tắc này đã được vận dụng một cách sáng tạo phong phú trong hoạt động quản lí nhà nước. Đó là việc phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, phân cấp thẩm quyền, mối quan hệ giữa trung ương và địa phương, giữa các cơ quan địa phương với nhau, hơn nữa còn qui định một cách cụ thể công việc nào là do tập thể quyết định, công việc nào là do thủ trưởng quyết định. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước: Hoạt động quản lí hành chính nhà nước là một hình thức hoat động của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước , có nội dung là bảo đảm chấp hành luật pháp lệnh nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị. Chính vì thế, cũng giống như bất kỳ một hoạt động có mục đích nào, để đảm bảo hoạt động một cách thống nhất, hiệu quả quản lí hành chính nhà nước được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc này là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lí, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật, làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Trong số những nguyên tắc đó thì nguyên tắc tập trung – dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và hoạt động quản lí hành chính nhà nước cũng được tổ chức thực hiện trên cơ sở tuân thủ nội dung của nguyên tắc này. Nguyên tắc tập trung – dân chủ trong hoạt động quản lí hành chính nàh nước được thể hiện ở những nội dung sau: 3.1.Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Hiến pháp của Nhà nước ta ghi nhận nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân. Người dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống cơ quan quyền lực. Điều này đã được ghi nhận rõ tại Điều 6 Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung 2001):“Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước, cơ quan quản lí hành chính là một phần không thể thiếu. Từ trung ương tới địa phương hệ thống các cơ quan đó được thành lập một cách chặt chẽ và trong hoạt động của mình, các cơ quan đó luôn thể hiện tính phụ thuộc vào co quan quyền lực nhà nước của mình. Trong việc thành lập, sáp nhập hay giải thể: các cơ quan quyền lực cùng cấp có quyền hạn nhất định trong việc này. Ở trung ương, Quốc hội có quyền thành lập ra Chính phủ, trao cho Chính phủ quyền hành pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ…đều do Quốc hội thành lập một cách trực tiếp hay gián tiếp. Ở địa phương, các ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.Trong việc hoạt động quản lí hành chính của cơ quan hành chính nhà nước thì luôn chịu sự chỉ đạo, giám sát và phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Việc phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm cho hoạt động của nhà nước được thống nhất và đảm bảo cho nguyện vọng ý chí của nhân dân. Đồng thời cũng thể hiện tính chất tập trung quyền lực vào cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan do nhân dân bầu ra. Tuy nhiên cơ quan quyền lực cũng trao cho cơ quan hành chính những quyền nhất định. Trong thực tiễn hoạt động quản lí hành chính nhà nước rất đa dạng phức tạp và thay đổi ngày một. Chính vì thế mà để hoạt động quản lí hành chính được kịp thời hiệu quả thì cơ quan hành chính được quyền ban hành các văn bản qui phạm, bên cạnh đó những hoạt động của cơ quan hành chính còn được cơ quan quyền lực tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt chức năng của mình. Đây chính là biểu hiện cụ thể của yếu tố dân chủ. 3.2.Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương: Đây là yêu cầu thể hiện tính chất tập trung quyền lực trong quản lí hành chính nhà nước. Cấp dưới, cơ quan ở địa phương phải phục tùng các quyết định, yêu cầu, mệnh lệnh của cấp trên, cơ quan trung ương. Chính sự phục tùng này bảo đảm cho việc hoạt động quản lí hành chính được thống nhất, hiệu quả. Nếu như sự phục tùng này không được thực hiện thì tất nhiên sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, chồng trận, tùy tiện, vô chính phủ…Tuy nhiên sự phục tùng này phải trên cơ sở hợp pháp, và cấp trên, trung ương cũng phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương bởi chỉ có như thế hoạt động quản lí mới tránh được tính quan liêu mà thôi. 3.3.Việc phân cấp quản lí: Phân cấp quản lí là sự chuyển giao thẩm quyền từ cấp trên xuống cấp dưới nhằm đạt được sự quản lí hành chính hiệu quả nhất. Trong phạm vi thẩm quyền được giao mỗi cấp quản lí được phép tiến hành những hoạt động nhất định nhằm phát huy tính năng động sáng tạo. Phân cấp quản lí là một biểu hiện cụ thể của nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuy nhiên cần phải đảm bảo được những yêu cầu sau: Đảm bảo cho trung ương có quyền quyết định những vấn đề then chốt trọng yếu của toàn xã hội, để có một phương hướng phát triển tổng thể, toàn diện. Mạnh dạn giao cho cơ quan ở địa phương, cấp cơ sở những quyền hạn để họ phát huy tính sáng tạo chủ động trong quản lí, phát huy được hết tiềm năng của mình. Tránh cho các cơ quan ở trung ương và cấp trên phải mang quá nhiều việc dẫn đến quá tải, hiệu quả quản lí không cao. Việc phân cấp phải thật cụ thể, hợp lí đối với hoàn cảnh xã hội trên cơ sở qui định của pháp luật, phải được thể hiện trên các văn bản pháp luật của cơ quan có thẩm quyền. 3.4.Hướng về cơ sở: Nơi trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, trực tiếp phục vụ đời sống vật chất tinh thần của người dân lao động chính là các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước. Chính vì thế việc hướng về cơ sở là một định hướng đúng đắn, sáng suốt. Hướng về cơ sở là việc các cơ quan hành chính nhà nước mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lí tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống đơn vị kinh tế văn hóa – xã hội trực thuộc. Nhà nước luôn tạo những điều kiện thuận lợi nhất về vật chất và cả tinh thần để các đơn vị có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình như hoạt động sản xuất của cải vật chất, hoạt động xã hội…lại vừa có những chính sách và biện pháp quản lí thống nhất và hiệu quả các đơn vị này. 3.5.Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính ở địa phương hay còn gọi là nguyên tắc song trùng trực thuộc. Sự phụ thuộc này thể hiện ở cả hai mặt tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và được pháp luật qui định một cách cụ thể. Cơ quan hành chính ở địa phương vừa phụ thuộc vào cơ quan quyền lực cùng cấp vừa phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp trên trực tiếp. Trong việc tổ chức: ủy ban nhân dân thì do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, kết quả bầu cử của ủy ban nhân dân thì phải đươc chủ tịch ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Trong việc hoạt động ủy ban nhân dân phải chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính cấp trên. Mối quan hệ này vừa tạo điều kiện để cấp dưới phát huy tính dân chủ vừa tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo hoạt động cấp dưới. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước với lợi ích của đại phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích vùng lãnh thổ. Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung – dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay: 4.1.Thể hiện bản chất nhà nước, bản chất giai cấp: Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) khẳng định: “Nhà nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức”. Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, vì vậy việc vận dụng nguyên tắc tập trung – dân chủ không chỉ mang tính chất tuân thủ pháp luật mà còn thể hiện bản chất nhà nước, đảm bảo cho hoạt động quản lí hành chính nhà nước được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Trong thời buổi kinh tế thị trường có nhiều thay đổi biến động như hiện nay, vấn đề quản lí hành chính nhà nước cũng cần được đảm bảo thực hiện theo những nguyên tắc chung để không đi chệch ý chí của nhà nước, nguyện vọng của nhân dân. Trong đó việc vận dụng nguyên tắc tập trung – dân chủ là việc tất yếu và có ý nghĩa rất lớn. 4.2.Phản ánh qui luật khách quan của hoạt động quản lí hành chính nhà nước Nguyên tắc tập trung – dân chủ phản ánh qui luật khách quan của hoạt động quản lí, để đạt được một cơ chế bền vững trong quản lí hành chính không chỉ cần có thời gian mà đó còn là sự trải nghiệm, việc áp dụng nguyên tắc này hay nguyên tắc khác cũng chỉ nhằm một mục đích cuối cùng là đảm bảo cho hoạt động quản lí được bền vững, có hiệu quả cao nhất. Cũng giống như chủ nghĩa cộng sản là cái đích cao nhất của hình thái xã hội, ở đó các giá trị của con người được bảo đảm, bền vững nhất, qui luật khách quan cho ta thây chỉ có sự kết hợp, vận dụng đúng đắn nguyên tắc tập trung – dân chủ mới tạo nên hiệu quả cao nhất cho quản lí hành chính nhà nước. Thông qua đó thể hiện sự thống nhất giữa cơ sở tư tưởng, chiến lược và tổ chức của xã hội chủ nghĩa. 4.3.Bảo đảm cho việc quản lí hành chính nhà nước đạt hiệu quả cao nhất Nguyên tắc tập trung – dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Đó là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt, tạo một “khung xương” vững chắc để hoạt động quản lí có thể đi theo một quỹ đạo hợp lí, hợp pháp. Việc tập trung quyền lực là cơ sở để quản lí hành chính có được sự thống nhất trong hoạt động điều hành, chỉ đạo thực hiện pháp luật. Dân chủ giúp phát huy được sức sáng tạo, sự chủ động của tập thể, đối tượng quản lí giúp cho việc quản lí sát với thực tiễn cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu của xã hội, không xa rời thực tế, tệ quan liêu… Nghệ thuật của sự vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ là tìm tỷ lệ kết hợp tối ưu của hai mặt tập trung và dân chủ trong tổ chức và hoạt động của từng lĩnh vực, ngành cụ thể, trong từng giai đoạn, từng hoàn cảnh, thậm chí là từng vấn đề cụ thể, trong từng địa phương, từng thời điểm khác nhau cần định ra liều lượng kết hợp giữa những chế độ tập trung và chế độ dân chủ thích hợp tạo nên sự thống nhất hai mặt của nguyên tắc. Việc vận dụng nguyên tắc tập trung – dân chủ trong quản lí hành chính tạo sự thống nhất về ý chí trong tổng thể hoạt động quản lí nhà nước, tạo sự nhịp nhàng ăn khớp giữa các cơ quan, ngành khối trong toàn xã hội mà vẫn đảm bảo cho các địa phương trong nước có quyền hạn tự do tương đối trong việc định hướng phát triển cho địa phương mình, từ đó phát huy sức mạnh tổng thể toàn đất nước. 4.4.Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân có cơ sở để thực hiện Việc vận dụng nguyên tắc tập trung – dân chủ là góp phần đảm bảo cho quyền làm chủ của nhân dân có cơ sở để thực hiện. Nếu như Hiến pháp qui định về việc “quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” một cách khái quát, trừu tượng thì việc vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước là một hoạt động cụ thể tạo điều kiện để “quyền lực” đó được thực hiện. Cụ thể là trong các chỉ thị số 22/1998/CT-TTg ngày 15-5-1998 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Qui chế thực hiện dân chủ ở xã, nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8-9-1998 của Chính phủ ban hành Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/2/1999 của Chính phủ ban hành Qui chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước, quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 1-3-2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường…. về nội dung dân chủ ở cơ sở đã thể hiện tính chất dân chủ, đảm bảo cho nhân dân lao động có thể tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước, thực hiện quyền giám sát của mình. KẾT LUẬN: Trên đây là những tổng hợp phân tích của bản thân về nguyên tắc tập trung – dân chủ và việc vận dụng cũng như ý nghĩa của việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay. Việc áp dụng một cách đúng đắn nguyên tắc này khiến cho hoạt động quản lí hành chính có được hiệu quả cao nhất, góp phần xây dựng thống nhất hệ thống quản lí nhà nước và đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.Giáo trình Luật hành chính Việt Nam. Đại học Luật Hà Nội. Nxb Công an nhân dân. 2008. 2.Nghị định của Chính phủ số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; 3.Nghị định của Chính phủ số 30/2003/NĐ-CP ngày 1/4/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ; 4.Quy chế dân chủ ở cơ sở. Trần Văn Sơn (sưu tầm và tuyển chọn). Nxb Lao động- Hà Nội. 2000 5. Các qui định về Dân chủ ở cơ sở. Nxb Chính trị quốc gia. 2001 6. snv@danang.gov.vn 7. 8. Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội. Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005; 9. Phân cấp quản lí hành chính nhà nước - Lí luận và thực tiễn. Võ Kim Sơn. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; 10. Nghị định của Chính phủ số 179/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ; 11.Nghị định của Chính phủ số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 về phân cấp quản lí hành chính, sự nghiệp nhà nước; 12.tailieu.vn 13.V.I.Lenin toàn tập.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tap_lon_hanh_chinh.doc
Tài liệu liên quan