MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9
1. Cơ sở lý luận 9
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9
3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 10
4. Thao tác hóa một số khái niệm 11
5. Một số lý thuyết có liên quan 15
5.1. Chuẩn mực xã hội 15
5.2. Sai lệch xã hội 15
5.3. Lý thuyết tương tác biểu trưng của Herbert Blumer 17
CHƯƠNG II: 19
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, NHỮNG GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ 19
1. Kết quả nghiên cứu 19
1.1. Nhận thức và thái độ của người dân về thực trạng các tệ nạn xã hội: ma túy, buôn lậu, mại dâm, cờ bạc trên địa bàn 19
1.1.1. Tình hình tệ nạn xã hội trong cả nước 19
1.1.2. Thực trạng tệ nạn xã hội ở địa bàn khảo sát 21
1.2. Tình hình thực tế của các tệ nạn xã hội 23
1.2.1. Nghiện hút ma túy 23
1.2.2. Tệ nạn cờ bạc 30
1.2.3. Tệ nạn buôn lậu 34
1.2.4. Tệ nạn mại dâm 38
2. Nhận thức và thái độ của người dân về những hoạt động của chính quyền và tổ an ninh địa phương trong việc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội 40
2.1. Đánh giá của người dân về hoạt động của chính quyền địa phương 41
2.2. Đánh giá của người dân về hoạt động của tổ an ninh địa phương 44
3. Xu hướng của các loại tệ nạn nghiện hút ma tuý, cờ bạc, buôn lậu và mại dâm trong thời gian tới theo ý kiến của người dân 45
4. Kết luận 47
5. Một số giải pháp và khuyến nghị 47
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3278 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức và thái độ của người dân về một số tệ nạn xã hội nổi cộm ở vùng biên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc gia tăng các tệ nạn xã hội. Thực ra ma túy, buôn lậu, tham nhũng, cờ bạc, mại dâm và nhiều loại tệ nạn khác đã phát sinh từ rất lâu rồi. Chúng ngấm ngầm tồn tại và phát triển mạnh hay yếu phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi hay không thuận lợi.
Có thể nói, thành phố Lạng Sơn nói chung và phường Hoàng Văn Thụ nói riêng trong những năm gần đây có tốc độ phát triển khá nhanh. Sau khi có chính sách mở cửa, đời sống người dân ngày càng đi vào ổn định. Nhờ có chính sách này mà hàng hoá Trung Quốc có điều kiện tiếp cận thị tường Việt Nam mạnh mẽ hơn, giá thành hạ mà mặt hàng cũng phong phú, đa dạng . Đặc biệt phường có chợ truyền thống Kỳ Lừa tấp nập, lại là chợ đêm các hộ kinh doanh buôn bán khá muộn (thường sau 23 giờ đêm mới đóng cửa) nhằm phục vụ nhu cầu khách du lịch. Lượng khách du lịch đổ về đây khá đông, địa bàn có nhiều nhà nghỉ khách sạn từ bình dân đến sang trọng. Chính vì vậy mà diễn biến tình hình tệ nạn xã hội ở địa bàn trở nên rất phức tạp và gây không ít khó khăn cho cơ quan chức năng phòng chống tệ nạn xã hội.
Trong quá trình đi khảo sát tại địa phương tôi nhận thấy rằng diễn biến các tệ nạn xã hội ở phường Hoàng Văn Thụ rất phức tạp. Do khuôn khổ của một báo cáo thực tập nên tôi chỉ tập trung phản ánh một số tệ nạn xã hội nổi cộm nhất theo đánh giá của người dân địa phương ở đây. Đó là ma túy, buôn lậu, cờ bạc, và mại dâm.
Trong bảng hỏi phỏng vấn của chúng tôi đề cập tới 13 loại hình tệ nạn xã hội ở vùng biên hiện nay và phần lớn người dân đều có câu trả lời là các hiện tượng đó có tồn tại với các mức độ khác nhau ở địa phương. Số người cho rằng những hiện tượng đó không có hoặc không biết về hiện tượng đó rất ít. Điều đó chứng tỏ rằng người dân rất quan tâm tới những vấn đề xã hội này, trong đó qua xử lý số liệu một số tệ nạn xã hội nổi lên gồm có: nghiện hút ma túy, cờ bạc, buôn lậu và mại dâm.
Có thể thấy rõ hơn hiện tượng này thông qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1: Thực trạng một số tệ nạn xã hội qua đánh giá của người dân
Loại hình TNXH
Mức độ
Nghiện ma túy
Cờ bạc
Buôn lậu
Mại dâm
Phổ biến
82,4%
65,7%
65,7%
36,4%
ít phổ biến
13,7%
23,8%
16,9%
36,6%
Không có
1,4%
4,3%
5,7%
11,9%
Không biết
2,5%
6,2%
11,7%
15,1%
Tổng
100%
100%
100%
100%
Như vậy có thể thấy rằng nghiện hút ma túy là một tệ nạn xã hội nóng bỏng nhất trong số những tệ nạn xã hội trên với 82,4% người dân cho rằng hiện tượng này phổ biến trong cộng đồng, tiếp sau đó là cờ bạc và buôn lậu cũng với một con số rất lớn 65,7% nhận định là phổ biến và mại dâm là thấp nhất với 36,4% theo đánh giá của người dân. Số người cho rằng các tệ nạn xã hội trên là không có hay không biết, không quan tâm tới những hiện tượng đó rất ít, mà ít nhất là nghiện hút ma túy với 3,9% còn mại dâm có nhiều người không biết và đánh giá là không có trên địa bàn là nhiều hơn với 27%. Chỉ qua những con số như trên chúng ta có thể thấy một phần nào đó diễn biến của những tệ nạn xã hội đó tại phường Hoàng Văn Thụ như thế nào rồi. Phần lớn những đánh giá này của người dân là rất phù hợp và xác thực với tình hình tực tế của các tệ nạn đang diễn ra tại đây được đề cập tới trong báo cáo của chính quyền địa phương cũng như những gì bản thân tôi được “mắt thấy tai nghe” trong quá trình đi khảo sát.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu và phân tích từng hiện tượng xã hội nổi cộm trên.
1.2. Tình hình thực tế của các tệ nạn xã hội
1.2.1. Nghiện hút ma túy
Nhận thức của người dân về thực trạng nghiện hút ma túy trên địa bàn.
Nghiện hút ma túy là một vấn đề xã hội nóng bỏng không chỉ ở mỗi một địa phương, một quốc gia mà mang tính toàn cầu. Hậu quả xã hội của nó vô cùng to lớn và lâu dài, là điều đáng lo ngại của tất cả cộng đồng.
Tác hại đầu tiên của ma túy là làm suy giảm sức khỏe, nhân cách và đạo đức suy thoái. Sức khỏe của người nghiện bị giảm sút nhanh chóng (ở Việt Nam tỷ lệ này là 85%). Đặc biệt do người nghiện tiêm chích ma túy nên nguy cơ có HIV là rất lớn (70% những người có HIV hiện nay ở Việt Nam là những người nghiện do tiêm chích ma túy) như ở phường Hoàng Văn Thụ thì hiện tượng nghiện hút “cũng giảm đi rồi vì một phần do chết, một phần đã đi cải tạo, chết thì nhiều nhưng cai được thì ít” (trích PVS số 7) hay trong báo cáo của UBND phường “số nghiện ma túy từ những năm 95 đến nay đã dần nhiễm HIV/AIDS gây tử vong nhiều”, “theo số liệu thống kê thì số người nghiện hút có giảm chậm, nhưng giảm do con nghiện bị chết do nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS, do sốc thuốc khi chích là chính”. Nhưng điều đáng lo ngại nhất đó là nhân cách đạo đức bị suy thoái “ảnh hưởng đến ản thân, danh dự, phẩm chất của mình. Đó là điều đáng quý nhất và cũng là điều đáng tiếc nhất. Chính bản thân mình tự hủy hoại nhân phẩm của mình. Như các cụ đã nói đốn củi ba năm thiêu một gìơ thì anh nghĩ rằng mình bao nhiêu tuổi thì mình thiêu trong một giờ” (trích biên bản PVS số 3). Người nghiện trở nên thờ ơ với những hứng thú, hoài bão, mơ ước, học hành, vui chơi, giải trí lành mạnh. Thậm chí do nhu cầu sử dụng ma túy ngày càng tăng nhiều người trở nên liều lĩnh, hung hãn, mất tính người và để có ma túy họ sẵn sàng làm tất cả mọi việc kể cả phạm pháp ( giết người cướp của, trộm cắp...), “có khi hành hung cả bố mẹ, ăn cắp của gai đình” (trích PVS số 8).
Không những thế nghiện ma túy còn làm cho kinh tế gia đình bị sa sút, hạnh phúc gia đình tan vỡ. Với một người mới nghiện thì trung bình một ngày phải có ít nhất một tép với giá bình dân nhất là 50.000đ/tép. Nhưng nghiện ma túy tăng theo cấp số nhân “hôm nay thì 50.000 gọi là “phê” nhưng này mai muốn “phê” như ngày hôm nay thì phải tăng lên 70.000-100.000 mới phê trở lại như ban đầu”, thậm chí “như ông Vinh xóm này nghiện 10 năm rồi thì mỗi ngày mất khoảng 6-8 triệu” (trích PVS số 3). Với những con số như thế này thì ta có thể thấy thiệt hại kinh tế là to lớn như thế nào. Trong những người tôi tiến hành phỏng vấn sâu có hai người đã từng nghiện ma túy và cả hai người đó đều đã ly dị do vợ không chịu nổi cảnh nghiện ngập của người chồng. Đó là những hậu quả nhãn tiền nhất mà chúng ta có thể thấy.
Đối với xã hội thì hậu quả của việc nghiện hút ma túy là rất nghiêm trọng do xã hội bị lãng phí tiền của, sức lao động và làm cho trật tự an toàn xã hội bị đe dọa. Chỉ cần lấy ra một con số “tính riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh một ngày mất trắng 1 tỷ đồng vào ma túy” như thế này thôi cũng đủ thấy mức tàn phá của tệ nạn này.
Qua một số tài liệu tu thập được cũng như báo cáo của Tổng cục cảnh sát chúng ta có thể thấy nghiện hút ma túy nổi lên ở Lạng Sơn như sau:
Trước đây, vùng Lạng Sơn - Đồng Đăng chỉ có người hút thuốc phiện, phần lớn là những con nghiện lớn tuổi người dân tộc thiểu số nhưng sau này nhất là từ khi mở cửa, hít, chích ngày càng nhiều và phát triển rất nhanh. Trước năm 1996 không có số liệu thống kê chính thức, nhưng năm đó người ta ghi lại được có 656 người nghiện hút, trong đó có 40 người nghiện thuốc phiện, 616 người hít, tiêm chích. Số người hút ngày một giảm nhanh, năm 1999 chỉ còn 20 nhưng số người hút, tiêm, chích tăng nhanh hơn. Theo số liệu mới nhất tỉnh Lạng Sơn năm 2003 có tổng số 1.276 người nghiện trong đó số người nhiễm HIV là 505 người, năm 2004 số đối tượng nghiện ma túy tăng lên với 1.424 người. Sự chính xác của con số này tất nhiên là không cao vì phát hiện một người nghiện không phải là công việc dễ dàng do sự dấu giếm của bản thân họ và của gia đình.
Như vậy qua các phương tiện thông tin đại chúng và chính là qua thực tế tình hình tại phường Hoàng Văn Thụ vấn đề này nổi lên rất phức tạp. Người dân đánh giá về hiện tượng này như sau:
Qua biểu đồ trên ta thấy rằng người dân rất quan tâm tới hiện tượng này. Theo đó có tới 82,4% người dân đánh giá rằng nghiện hút ma túy là phổ biến trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ. Trong quá trình đi phỏng vấn sâu tôi càng khẳng định được điều này. Nghiện hút ma túy ở đây không chỉ được gọi là phổ biến mà có thể nói là “lan tràn, có nhà có đến 2-3 người chết, thậm chí chết cả nhà. Nói chung nghiện ngập thì nhiều lắm, ở Lạng Sơn này thì nghiện hút là nổi bật lắm. Cháu nhìn xung quanh xóm cũng thấy, có 10 nhà thì chỉ có 2-3 nhà là không dính. Khu phố này cháu ạ, dính một loạt” (PVS số 1) hay “ em cứ ngồi đây một lát thôi là thấy ngay, những người nghiện đi qua đây, lượn qua đây, đi qua ngõ này vòng xuống dưới bụi tre dưới kia. Cho nên nhóm đồng đẳng bọn anh phân công nhau dọn dẹp xilanh nhưng vẫn không hết được vì cứ 10 hay 15 phút hay nửa tiếng đồng hồ lại thấy có. Họ vứt bừa ra đường, rất nguy hiểm. Mà nói chung khu vực nào cũng thế thôi. ở đây tệ nạn này rất nhiều”.
Qua phỏng vấn một công an thuộc đội phòng chống ma túy thành phố Lạng Sơn tôi được biết hiện nay ở thành phố Lạng Sơn có khoảng 400 đối tượng nghiện hút thì chỉ tính riêng phường Hoàng Văn Thụ đã chiếm 1/4 với 129 người. Đây chỉ là những con số trong hồ sơ còn thực chất khác rất nhiều, không thể thống kê hết được vì bố mẹ dấu, số đối tượng có công ăn việc làm thì dù có nghiện hút nhưng cũng kín đáo hơn nên không thể nắm được.
Theo báo cáo của UBND phường Hoàng Văn Thụ, tình hình nghiện hút ma tuý trên địa bàn còn nhiều nan giải, số lượng nguời nghiện giảm không phải vì cai nghiện được mà chủ yếu là đã chết nhiều do nhiễm HIV/AIDS. Những người tầm trung tuổi nghiện hút ma tuý còn lại rất có nguy cơ tiêm ẩn mầm bệnh trong người và rất dễ lây lan sang bạn nghiện. Phường đã có nhiều biện pháp để quản lý, tổ chức cai nghiện nhưng hiệu quả chưa thực sự cao vì việc quản lý đối tượng cai rất khó khăn, phần lớn tái nghiện nhiều. Phường đã tuyên truyền vận động các đối tượng ngiện đi cai ngiện tại gia đình 9 người, cai bắt buộc tại trung tâm GDLDDXH được 5 người. Tình trạng tái nghiện cũng là một vấn đề rất cần chú ý vì hậu quả của tái nghiện nhiều khi còn nguy hiểm hơn cả chưa cai.
Đối tượng nghiện hút có hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khác nhau “con nhà giàu cũng có mà con nhà nghèo cũng có, thậm chí rất nghèo cũng dính” (PVS số 3), “không chỉ nhà giàu mà nhà nghèo cũng nghiện. Con cán bộ ở đây cũng khối thằng nghiện ra đấy, con ông to nghiện đầy chẳng qua có điều kiện dấu đi, cho con về quê, cho đi học nhưng thực chất là cho đi cai nghiện. Những gia đình buôn bán có tiền là dính. Con có tiền là đi chơi, nghiện lúc biết không biết” (PVS số 1). Có thể thấy rằng sau khi thực hiện chính sách mở cửa biên giới, kinh tế niều gia đình ở Lạng Sơn giàu lên nhanh chóng. Nhưng mặt trái của nó là thời gian cha mẹ dành cho con cái ngày càng ít đi, không thể quan tâm sát sao tới con cái như trước. Những chuyến lấy hàng, công việc làm ăn kinh doanh đã chiếm hết thời gian chăm sóc con cái của các bậc phụ huynh. Để bù lại, họ cho con mình thật nhiều tiền mà không cần biết con sẽ dùng vào mục đích gì với tâm lý: chỉ cần có tiền là khoả lấp được những thiếu thốn về tình cảm, sự chăm sóc của bố mẹ. Nhiều thanh niên là con nhà khá giả giàu có, được gia đình nuông chiều quá mức nên có tâm lý ăn chơi đập phá tìm tới cảm giác lạ và muốn thể hiện mình. Bên cạnh đó giới trẻ lứa tuổi chưa thực sự trưởng thành, suy nghĩ còn non nớt, dễ bị lôi kéo, bản thân thích đua đòi...nên rất dễ sa ngã vào nghiện hút. Tóm lại là những gia đình khá giả là con cái mắc nghiện nhiều nhất. Vấn đề này có thể nói là phổ biến trong phạm vi cả nước (đặc biệt ở các đô thị) chứ không riêng gì Lạng Sơn.
Nói về độ tuổi nghiện hút thì các đối tượng ở mọi lứa tuổi, từ già đến trẻ “ chích thì không chỉ riêng thanh niên mà cả người lớn nữa, kể cả ông già 70 cũng nghiện”(PVS số 2), “có người 40 tuổi trở lên, giàu có do buôn lậu hay gì đó như ông Vinh xóm này thì nghiện 10 năm nay rồi”. Nhưng một vấn đề hết sức nguy hiểm đặt ra hiện nay là sự trẻ hóa độ tuổi nghiện hút. Nếu trước đây chủ yếu là những người dân tộc lớn tuổi hút thuốc phiện thì nay đối tượng thanh niên trẻ nghiện hút gia tăng chóng mặt “trẻ bây giờ nhiều lắm, từ 15 đến 20 tuổi”(PVS số 1), “thanh niên trong độ tuổi 15 - 30 tuổi nhưng bây giờ đối tượng còn có cả 14 tuổi” (PVS số 2), “bây giờ bọn anh đang thống kê, giới trẻ tầm tuổi những năm 1970 - 1980 hầu như người nào cũng dùng. Anh nói đó là thanh niên bản xứ chứ chứa nói đến người từ nơi khác đến thì hầu như ai cũng tiêm chích, cũng sử dụng” (PVS số 3), “toàn tầm tuổi 14 - 20 tuổi, cũng khá nhiều” (PVS số 6).
Theo thống kê của Bộ Công an - Bộ Giáo dục và đào tạo 10/12/2003 thì ở Lạng Sơn số học sinh, sinh viên nghiện hút ma tuý (trong các trường học) theo các năm như sau:
Bảng 3: Số lượng học sinh, sinh viên nghiện hút ma tuý thống kê được ở thành phố Lạng Sơn.
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Số lượng
105
12
0
2
1
2
21
Đây thực sự là một hiện tượng đáng báo động mà chính quyền địa phương, gia đình và toàn xã hội cần phải quan tâm. Bởi vì thanh niên, đặc biệt là học sinh, sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, là lực lượng kế cận rất quan trọng góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hơn nữa do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi này rất dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, dễ vì những tò mò, xúc cảm bồng bột nhất thời của tuổi trẻ mà đánh mất mình. Do đó sẽ vô cùng nguy hiểm nếu như lớp trẻ hôm nay bị phụ thuộc vào khói thuốc, vì “nàng tiên nâu” mà mất đi cả tương lai, thậm chí trở thành gánh nặng, mối lo cho toàn xã hội.
Với vấn đề nghiệnh hút ma túy thì nhận thức của người dân tương đối là đồng đều nhau. Không có sự khác biệt nhiều lắm khi xét tương quan giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp hay dân tộc với đánh giá về mức độ phổ biến của tệ nạn này. Điều đó chứng tỏ nghiện hút ma túy là một hiện tượng phổ biến và tất cả mọi người đều quan tâm đến nó vì dù ít dù nhiều nó cũng ảnh hưởng đến đời sống của chính bản thân họ.
Thái độ của người dân địa phương với những đối tượng nghiện hút ma túy.
Sở dĩ chúng ta phải tìm hiểu thái độ của người dân với người nghiện vì việc này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng: thể hiện sự quan tâm của người dân cũng như khẳng định vai trò của cồng đồng trong việc đấu tranh phòng chống ma túy nói chung và giúp người nghiện cai nghiện và tái hòa hập cộng đồng nó riêng. Thái độ tích cực hay tiêu cực của cộng đồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của việc cai nghiện và hòa nhập cộng đồng của người nghiện.
Trong quá trình đi phỏng vấn tôi nhận thấy rằng người dân có thái độ rất khác nhau với những người nghiện nhưng đa phần là vẫn còn rất kỳ thị, xa lánh và chưa tin tưởng thực sự vào khả năng cai nghiện của những đối tượng này. Đây thực sự là một trở ngại rất lớn tới thành công của công tác cai nghiện mà các gia đình và chính quyền địa phương đang tích cực tiến hành.
Với những người mà đã nghiện từ lâu rồi, từ 3 - 4 năm trở lên thì gia đình nào cũng đưa đi cai nghiện hoặc có những người không muốn thì cũng phải đi cai nghiện bắt buộc nhưng đều phải trả lại cộng đồng vì không cai được. Hay kể như năm ngoái UBND phường Hoàng Văn Thụ có chương trình cai nghiện tại nhà cũng được hơn 30 người nhưng rồi đâu lại vào đó hết. Vậy lý do nào mà cai nghiện không đạt hiệu quả như thế? Ngoài những lý do thuộc về bản thân người nghiện chưa có đủ ý chí nghị lực vượt qua những cơn vật vã và những cám dỗ xung quanh, chính quyền địa phương chưa có biện pháp triệt để thì một lý do không thể không kể đến là thái độ của cộng đồng. Chính một người nghiện dù đã được tư vấn, tuyên bố rất hùng hồn là sẽ chiến đấu với ma túy dù có bị nó vật cho đến thế nào đi nữa nhưng cuối cùng cũng không làm được tâm sự rằng “gia đình có những câu nói đi nói lại, người thân, bạn bè, hàng xóm nhìn họ với con mắt không thiện cảm” cho nên dù đã cai được 5 tháng rồi nhưng vẫn bị tái nghiện lại. Một đồng đẳng viên tuyên truyền phòng chống ma túy vốn đã từng nghiện và nay đã cai được cũng thừa nhận sự kỳ thị của cộng đồng là một chướng ngại rất lớn khiến cho việc cai nghiện chưa thành công “ những người dù họ đã cai được 5 - 10 năm rồi nhưng mọi người vẫn nhìn nhận là kẻ nghiện”. “Đối với người nghiện thì xã hội gọi họ là “thằng nghiện”, “con nghiện” chứ chẳng gọi là “anh nghiện” hay “ông nghiện” bao giờ cả. Họ có vị trí xã hội cực thấp” (PVS số 3). Anh T dù đã cai nghiện 2 năm nay và là trưởng nhóm đồng đẳng nhưng khi đi đến các gia đình tuyên truyền vận động cho con cái họ đi cai nghiện nhưng họ vẫn không hiểu và không tin anh ấy đã cai nghiện được rồi, “chưa hoàn toàn đặt niềm tin vào mình”. Trong ngày đi phỏng vấn đầu tiên tại một gia đình bán hàng ở chợ Kỳ Lừa, có một chuyện xảy ra là gia đình đó nghỉ trưa và bị mất một chiếc quạt của cửa hàng thì ngay lập tức họ đã nói rằng chắc là “mấy thằng nghiện đó mà, bọn này nhanh lắm, hở ra một cái là mất luôn”. Dù biết rằng người nghện khi túng quẫn là sẵn sàng có thể “trộm cắp vặt” nhưng khi chưa có chứng cớ gì thì họ đã quy ngay là do nghiện. Như vậy những người nghiện đã bị “dán nhãn sai lệch” và người dân luôn có sự nghi ngờ với những người nghiện khi có chuyện gì đó xảy ra. Chúng ta biết rằng môi trường xã hội đã phần nào khiến cho một số người mắc vào tệ nạn, mất đi chức năng của mình thì khi muốn trị liệu phải đưa họ quay trở về môi trường đó và muốn vậy thì phải tạo ra một môi trường lành mạnh. Với những người đã cai nghiện thành công và những người có ý định muốn cai nghiện thì gia đình, cộng đồng cần có thái độ bao dung hơn, thông cảm, động viên, chia sẻ tạo điều kiện để họ cai nghiện được và trở về với cộng đồng. Sự khuyến khích, động viên của bà con làng xóm, người thân sẽ là động lực vô cùng to lớn giúp họ có quyết tâm chiến thắng “khói trắng” và tái hòa nhập cộng đồng.
1.2.2. Tệ nạn cờ bạc
“Cờ bạc là bác thằng bần” là câu thành ngữ mà cha ông ta đã đúc kết từ rất xa xưa rồi và cho đến tận ngày hôm nay nó vẫn đúng và vẫn giữ nguyên giá trị. Cờ bạc là tệ nạn đã tồn tại từ lâu trong lịch sử với những hình thức phổ biến như tam cúc, tổ tôm, xóc đĩa, cua cá... và theo thời gian các hình thức cờ bạc lại được bổ sung phong phú đa dạng hơn như tú lơ khơ, tá lả, đầu đuôi...đặc biệt hiện nay phổ biến là việc chơi lô đề, cá độ trong địa bàn dân cư. Phải nói đây là tệ nạn mà những hậu quả xã hội của nó là rất lớn, đặc biệt là về kinh tế. Cùng với sự phát triển thì hiện nay ở Việt Nam cũng có những trung tâm cờ bạc chuyên nghiệp của các tổ chức đặt đưới sự quản lý của nhà nước dành cho các đại gia có nhiều tiền.
Xét dưới góc độ pháp lý thì hiện nay với hiện tượng này mức độ xử phạt mới chủ yếu là xử phạt hành chính chứ ở mức độ truy tố thì cũng còn nhiều bất cập lắm.
Theo đánh giá của người dân địa phương thì đây là hiện tượng nóng bỏng xếp thứ hai chỉ sau ma túy. Điều này thể hiện qua biểu đồ sau:
Bảng 4: Đánh giá của người dân về thực trạng tệ nạn cờ bạc
Hiện tượng cờ bạc không chỉ là vấn đề nổi cộm ở vùng biên mà là ở tất cả các địa phương trong cả nước và kể cả trên thế giới. Sự khác nhau chỉ là ở mức độ, hình thức, quy mô mà thôi. Qua nhận định của người dân thì có tới 89,5% người dân cho rằng có hiện tượng này trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, trong đó có tới 65,7% cho rằng hiện tượng này là rất phổ biến. Số người cho rằng cờ bạc không có ở đây là 4,3% còn không biết, không quan tâm chỉ có 6,2%. Điều này cho thấy sự quan tâm của người dân với các vấn đề xã hội diễn ra trên địa bàn và chứng tỏ rằng cờ bạc khá phổ biến nên người dân mới có đánh giá như vậy “hiện tượng này còn nhiều lắm và chưa thể chấm dứt ngay được” (PVS số 7).
Đa số những người dân tôi thực hiện phỏng vấn sâu đều nhận xét rằng tệ nạn này ở đây là nhiều lắm nhưng phổ biến nhất vẫn là chơi lô đề và tá lả hay tú lơ khơ “có nhiều lắm, không bán đề thì xổ số bán cho ai, cả ngày được vài chục vé thì ăn thua gì” (PVS số 6), “cháu cứ ra ngoài chợ, ngoài đường thì thấy, từng góc một người ta chơi tú lơ khơ”(PVS số 7), “em cứ nhìn là thấy ngay, bất cứ một hàng xổ số nào cũng có một quyển sổ nho nhỏ để ghi đề đấy, đó là còn chưa kể đến các quán nước nữa” (PVS số 3) . Phải công nhận rằng lô đề ở đây rất phổ biến. Trong quá trình đi phỏng vấn, tôi có ngồi ở một quán nước và được chứng kiến cảnh người dân ghi số đề, bàn tán rất sôi nổi và không có gì là dấu giếm cả cứ như chuyện này không hề phạm pháp “anh cứ nghe em, hôm nay anh đánh con này cho em là kiểu gì cũng ăn, anh đánh con 59, 95, 35. Đấy 3 con đấy” (một cô buôn bán nói với một người đàn ông đi vào quán), đồng thời lúc đó cũng có một thanh niên trẻ bế theo cháu của mình ra xin ghi một con với giá 2000đ. Sở dĩ đánh đề có thể phổ biến như vậy vì hình thức chơi rất đơn giản, số tiền chơi không nhất thiết phải nhiều, có khi chỉ cấn 500-1000đ là đã có thể ghi được một con, không kể già trẻ gái trai hay giàu nghèo đều có thể chơi được tất. Người chủ ghi đề cũng có ở khắp nơi, đơn giản chỉ với một quyển sổ nhỏ và một cái bút là có thể tiến hành công việc của mình. Còn ở chợ hay những nơi tập trung người như bến xe khi vắng khách thì người dân lại túm tụm lại chơi tá lả với nhau và số tiền chơi cũng rất ít chỉ mấy trăm hay vài nghìn đồng.
Nếu xét về quy mô thì phần lớn người dân đều cho rằng chỉ chơi nhỏ lẻ chứ không chơi lớn như trước nữa “cờ bạc lô đề thì lẻ tẻ vẫn chơi nhưng không chơi lớn. Bây giờ chúng nó mua lôtô của nhà nước cũng nhiều. Cháu không biết chứ mấy năm trước thì có chơi lớn lắm nhưng nay bắt nhiều nên cũng giảm và chỉ là chơi nhỏ, không đáng kể” (PVS số 1), “chỉ toàn chơi nhỏ lẻ, một vài nghìn ấy mà” (PVS số 6). Việc chơi lớn chắc chắn là vẫn còn nhưng “cũng ít thôi” (PVS số 6). Người nào chơi lớn thì phải là lớn hẳn với hàng nghìn điểm và ở những nguồn tin cậy và kín đáo chứ không lộ liễu như những người chơi ít. Mà tựu chung thì người trúng thì ít mà người trượt thì nhiều. Tất cả đi theo một cái vòng tròn luẩn quẩn. Người nào thắng rồi lại muốn chơi thêm nữa, chơi lớn hơn vì nghĩ mình đang vận đỏ còn người thua thì cay cú muốn chơi tiếp để gỡ gạc. Ai cũng muốn có tiền nhânh, dễ dàng không phải bằng sức lao động chân chính của mình. Mọi người hy vọng vào những giấc mơ, rồi tính toán và thậm chí có cả “thơ đề”. Kết cục cuối cùng cho những con bạc là kinh tế gia đình suy sút, thậm chí hạnh phúc gia đình bị ảnh hưởng và nguy hiểm hơn là nguy cơ tội phạm khi một số người cố gắng bằng mọi cách có tiền để chơi tiếp và tiềm tàng những xung đột mâu thuẫn giữa những con bạc với nhau... Trò cờ bạc này cứ dính vào là mê lắm, cũng chẳng khác nào một thứ thuốc phiện, dính vào rồi thì khó mà dứt ra được.
Chúng ta sẽ tìm hiểu xem trình độ học vấn có tác động gì không tới đánh giá của người dân về thực trạng của cờ bạc:
Bảng 5: Tương quan trình độ học vấn với đánh giá của người dân về hiện tượng cờ bạc
Trình độ học vấn NTL
Total
Không biết chữ
Dưới PTTH
PTTH
Trung cấp, dạy nghề
CĐĐH
Cờ bạc, lô đề
phổ biến
Count
76
122
37
52
287
% within Trình độ học vấn NTL
65.5%
64.6%
58.7%
75.4%
65.7%
ít phổ biến
Count
27
46
19
12
104
% within Trình độ học vấn NTL
23.3%
24.3%
30.2%
17.4%
23.8%
Không có
Count
8
6
4
1
19
% within Trình độ học vấn NTL
6.9%
3.2%
6.3%
1.4%
4.3%
Không biết
Count
5
15
3
4
27
% within Trình độ học vấn NTL
4.3%
7.9%
4.8%
5.8%
6.2%
Total
Count
116
189
63
69
437
% within Trình độ học vấn NTL
100%
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng không có sự khác biệt nhiều lắm giữa các trình độ học vấn khác nhau với mức độ đánh giá về thực trạng tệ nạn cờ bạc. Nhóm người dân có trình độ cao đẳng, đại học trở lên cho rằng cờ bạc phổ biến (75.4%) nhiều hơn so với các nhóm người dân có trình độ từ trung cấp trở xuống (khoảng 64%). Có lẽ bởi vì người có trình độ học vấn cao hơn họ hiểu những hình thức như thế nào bị coi là tệ nạn cũng như những ảnh hưởng của nó, trong khi đó những người có trình độ thấp hơn họ chưa hoàn toàn ý thức được mức độ nghiêm trọng của tệ nạn và họ coi đó có thể chỉ là trò chơi mà không có hậu quả gì lớn lao lắm.
Như vậy hiện tượng này có sự thu hẹp về quy mô nhưng lại mở ra trên diện rộng, số lượng người tham gia tăng, hình thức đa dạng hơn, không phân bệt các đối tượng về nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác và đặc biệt cần lưu tâm là tệ nạn này cũng có xu hướng trẻ hóa.
1.2.3. Tệ nạn buôn lậu
Từ sau khi thực hiện chính sách mở cửa biên giới với Trung Quốc, hàng hóa Trung Quốc tuôn vào ào ào như nước chảy và đời sống kinh tế của đại bộ phận nhân dân khấm khá lên nhiều và với những người biết chớp thời cơ thì còn giàu lên một cách nhanh chóng. Nhưng mặt trái cả sự phát triển kinh tế đó là sự gia tăng của tệ nạn buôn lậu hàng hóa qua biên giới. Có thể nói đây là một tệ nạn rất đặc trưng của vùng biên nói chung và của Lạng Sơn nói riêng.
Trong 4 năm 1996 - 2000 Thị xã Lạng Sơn đã phát hiện và xử lý 11.488 vụ buôn lậu lớn nhỏ, tịch thu hàng hóa và riêng tiền phạt là 41.589 triệu đồng. Như vậy trung bình trên địa bàn mỗi ngày có đến 7,86 vụ buôn lậu lớn nhỏ được xử lý, và số tiền phạt (không kể giá trị hàng hóa tịch thu được là 28,4 ttriệu đồng/ngày. Đây là những con số về các vụ buôn lậu bị phát hiện và nó chỉ là một phần rất nhỏ của thực trạng, chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà thôi.
Mới đây nhất ở Lạng Sơn phải kể đến vụ xét xử vụ buôn lậu Hang Dơi - một sự kiện nóng bỏng gây xôn xao dư luận và nhận được sự quan tâm chú ý của đông đảo quần chúng nhân dân. Theo đó các cán bộ lãnh đạo trạm liên ngành Dốc Quýt đã bảo kê cho các chuyến hàng buôn lậu đi trót lọt. Đồng thời theo lời khai của chính Nguyễn Tiến Hảo - nguyên trạm trưởng KSLN Dốc Quýt thì : “từ trạm Dốc Quýt trở về bên giới còn có tới 13 lực lượng làm nhiệm vụ chống buôn lậu, là địa bàn thuộc quyền quản lý trực tiếp của chính quyền địa phương, công an Văn Lãng, Biên phòng.. và đằng sau Dốc Quýt, đi sâu vào nội địa tỉnh còn có khoảng 10 đội - trạm nữa cũng làm nhiệm vụ buôn lậu thế mà hàng buôn lậu vẫn cứ lọt qua” (trích báo Tiền Phong số 13). Theo đánh giá của nhân dân địa phương thì đây chỉ là một vụ hiếm hoi về “làm luật” buôn lậu được đưa ra xét xử mà thôi, thực tế còn phức tạp và nóng bỏng hơn thế nhiều.
Qua diều tra khảo sát, đánh giá của người dân về thực trạng của vấn đề này như sau:
Bảng 6: Thực trạng buôn lậu qua đánh giá của người dân
Tần số
Tần xuất
Phổ biến
287
65.7%
Ít phổ biến
74
16.9%
Không có
25
5.7%
Không biết
51
11.7%
Tổng
437
100.0%
Theo đánh giá của người dân thì dây là tệ nạn xã hội xếp vị trí thứ ba về mức độ phổ biến của nó trên địa bàn. Số người cho rằng buôn lậu ở đây không có chỉ có 5,7% còn những người cho là có tồn tại là 82,6% trong dó ở mức độ phổ biến là 65,7%. Một số người khi được phỏng vấn đề này đều cho rằng “Lạng Sơn không buôn lậu không giàu được”, “Lạng Sơn giàu về cửa khẩu. Cán bộ công cức cũng giàu lên vì cửa khẩu, toàn buôn gian bán lận, không có ai là không có, ai cũng đổ lên cửa khẩu” (PVS số 1). Có thể nói như thế thì tiêu cực quá nhưng nó cũng phản ánh được mức độ lan tràn của buôn lậu tại đây.
Sự phổ biến của buôn lậu ở Lạng Sơn là điều không thể chối cãi được mà lý do biện hộ từ người dân đến những người trong chính quyền địa phương là “vì cơm áo gạo tiền, vì cuộc sống thôi”, “là vấn đề sống còn của nhân dân” (trích lời của báo cáo viên phường Hoàng Văn Thụ). “Bây giờ tìm kiếm việc làm là rất khó nên không buôn lậu thì không biết phải làm gì nữa” (PVS số 3). Buôn lậu ở đây “thoát thế nào được vì ở biên giới mà. Vớ được thì bắt, tịch thu, nếu không thì trót lọt”(PVS số 7). “Lạng Sơn là một địa bàn vùng núi với công ăn việc làm không có, ruộng nương không có, chỉ có thể dựa vào cửa khẩu buôn bán kiếm một tí cho cuộc sống. Nhà nước chưa tạo công ăn việc làm thì phải làm như vậy”, người ta gọi là “buôn bán chợ vùng biên”, “không buôn lậu thì lấy gì mà ăn” (trích báo Tiền phong số 13).
Xét về hình thức buôn lậu thì lớn cũng có mà nhỏ thì cũng không thiếu, “buôn chính ngạch thì ít mà tiểu ngạch thì nhiều, hàng Trung Quốc lan tràn thì buôn lậu là có rồi” tùy thuộc vào vốn liếng và mối quan hệ của các chủ lậu. Với những người có nhiều tiền và có những “quan hệ” mật thiết với các vị có chức quyền hay đã “làm luật” với các lực lượng Biên phòng, giao thông, Công an và các đội, trạm làm nhiệm vụ chống buôn lậu thì hàng buôn lậu cứ từng xe từng xe một bình thản đưa hàng từ biên giới về xuôi mà mỗi chuyến hàng như thế có giá trị hàng trăm triệu đồng. Còn đối với những người dân có vốn liếng ít thì thường nhận hàng của các chủ lậu lớn xé lẻ hàng về “mà buôn lậu thì cũng phải có quan hệ tốt với hải quan, thuế có tên tuổi thì mới làm được lớn chứ còn một số người nghèo thì chỉ cần 1 triệu đồng đóng cho các chủ lậu lấy một bịch hàng vê phân tán thôi” (PVS số 3). Trong chyến xe đi từ cửa khẩu Tân Thanh về một loạt xe cộ phải dạt sang một bên khi có một doàn xe minsk chạy vút ga với tiếng máy nổ gầm rú trên đường mà trên xe là những gói hàng to lớn. Những xe này chạy đến một đoạn thì có một chiếc ôtô khách chờ sẵn ở đó và nhanh chóng chuyển hàng lên xe. Tôi có hỏi người lái xe thì được biết đó là đến trạm kiểm soát nên mới như vậy.
Nếu trước kia hàng lậu được vận chuyển về đêm thì nay nó làm công khai ban ngày với các hình thức tinh vi hơn “Chỉ khác trước là bây giờ dân buôn đi công khai. Đi ban ngày”. Đúng như những gì tôi được chứng kiến thì chính các phóng viên báo Tiền Phong cung cho biết: “bỗng nhiên có nhiều tiếng xe máy loạn xạ. Tiếng động cơ xe Minsk rồ lên đinh óc, náo loạn cả một khu chợ. Từng đoàn xe chở hàng lậu phóng như điên trên đường phố”. Cứ tầm nghỉ trưa và chập tối là “hàng về vô tư”. Hàng đi công khai chỉ độ 2 tiếng đồng hồ là hàng tấn hàng từ đường biên về đến Đồng Đăng và được cẩu đi sạch về thị trấn... Ngay cả Đội phó đội chống buôn lậu địa bàn Văn Lãng cũng cho biết: “hàng gần đây không còn đi đêm như trước, có thể các chủ đã bị lẫn hàng của nhau. Thêm nữa đêm tối “chim lợn” hoạt động kém hiệu quả”. Cùng có quan điểm này, trạm trưởng hải quan Cốc Nam nói: “bọn buôn lậu vận chuyển hàng ban ngày vì lợi dụng cán bộ hải quan phải làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu ở cửa khẩu, không có người để rải ra ở các đường mòn. Hơn nữa đi đêm hễ có người là chó sủa nên dễ bị lộ”. Ở biên giới thì “hàng lậu bây giờ được ém vào những ngôi nhà kín cổng cao tường. Có vụ khi vào được nhà thì hàng lậu đã bị đập ra vỡ vụn. Một số bao hàng được bay sang nhà bên cạnh”.
Không những thế một vấn đề vô cùng nóng bỏng khiến cho hàng lậu có thể trót lọt dễ dàng là việc “làm luật” qua các trạm kiểm soát. Một bác về hưu cho biết: “Luật là tiền, biết nộp tiền thì đi, đưa vào đâu, ông nào thì đi. Không cần biết của ai, chỉ cần biết có một đội chuyên chở hàng từ đây đi Hà Nội. Đăng ký đi một chuyến hay bao nhiêu và mỗi chuyến thì đã có giá cả rồi và cứ thế mà nhân lên và nộp một cục cho trạm. Lần sau cứ thế và các ông ấy cứ thế chia chác cho nhau”. “Làm luật” hay nói cách khác chính là “bảo kê” buôn lậu. Chính hội đồng xét xử vụ buôn lậu Hang Dơi đã đưa ra dẫn chứng cho nhận định này “ một số lái xe chở hàng lậu qua trạm Dốc Quýt chẳng cần xuống xuất trình giấy tờ. Khi xe tới đã thấy barie bật sẵn, xe cứ thế phóng qua. Nhiều bị can nhận không dừng xe kiểm tra bao giờ vì đã có một chiếc xe con bốn chỗ đến trước đậu trước cửa trạm và đã “làm việc xong”, xe hàng nhìn thấy ám hiệu chỉ việc... vút!”. Ngay cả một người dân được phỏng vấn cũng phản ánh tình trạng trên “trạm liên ngành Dốc Quýt là trạm chống thất thu thì riêng từ Đồng Đăng đến Lạng Sơn cũng có tới 4 - 5 đội rồi, bố trí phân theo ca, “ăn giơ” với nhau thì mới có thu nhập nộp ngân sách nhà nước và chia chác nhau được chứ. Nếu mà làm căng thì không thu được mức đặt ra đâu. Có cung thì ắt có cầu” (PVS số 3). Sự móc nối giữa các trạm kiểm soát với những chủ lậu đã làm cho việc phòng chống buôn lậu không đạt hiệu quả “Các ông ấy có quy định với nhau rồi, đường dây này của công an kinh tế, kia của công an giao thông, của biên phòng...Các xe cứ nói đuôi nhau đi liên tục ngày đêm từ đây về Hà Nội. Những anh khác thì đi một chuyến nhưng xe của các ông ấy thì đi cả ngày, số xe này của ông này, đường này của kinh tế thì cho đi, xe giá trị nhiều thì không vào sổ, xe giá trị ít thì vào sổ, các kiểu các loại. To thì gạt ra một góc, nhỏ thì vào sổ báo cáo cấp trên công khai. Xe đóng tiền thì để riêng chia nhau”. Đây thực sự là một vấn nạn mà các cấp chính quyền phải tập trung giải quyết.
Như vậy mặc dù người dân đã có nhận thức rất sâu sắc về buôn lậu nhưng tất cả vì kế sinh nhai nên người dân chưa có thái độ kiên quyết trong việc đấu tranh phòng chống nó.
1.2.4. Tệ nạn mại dâm
Hiện tượng mại dâm xuất hiện trong lịch sử khá lâu đời và còn tồn tại đến ngày nay. Trước kia trong thời kỳ phong kiến mại dâm núp dưói hình thức “lầu xanh”. Nhưng ngày nay, theo sự phát triển của xã hội mại dâm có nhiều vỏ bọc biến hoá khôn lường. Trên thế giới có khoảng 30 nước công nhận mại dâm là một nghề hợp pháp, có cơ quan quản lý. Nhưng ở Việt Nam, do đạo đức, truyền thống Á Đông chúng ta coi mại dâm như một tệ nạn xã hội nguy hiểm và cần phải khống chế sự phát triển của nó.
Tệ nạn mại dâm ở phường Hoàng Văn Thụ được người dân nhận định như sau:
Bảng 7: Thực trạng tệ nạn mại dâm qua đánh giá của người dân
Có thể nói rằng mại dâm xuất hiện ngay lập tức với mở cửa biên giới và thương mại phát triển. Ty nhiên lúc đầu chỉ là lẻ tẻ do du nhập ở nơi khác đến và không diễn ra thường xuyên nhưng sau đó được tổ chức một cách phi pháp và có địa điểm cố định. Thời gian 1996 - 2000 trên địa bàn bắt được 19 vụ mại dâm, triết phá 11 ổ mại dâm và đưa ra xét xử 21 vụ. Nhưng mấy năm gần đây do sự truy quét và làm mạnh tay của chính quyền địa phương nên tệ nạn này đã giảm đi và có thể là hình thức đi vào tinh vi hơn, kín đáo hơn.
Chính vì mại dâm là một hiện tượng tế nhị và hoạt động chủ yếu ở bề chìm, với những hình thức trá hình khó có thể nhận biết được nên có nhiều người dân cho rằng nó không có hoặc không biết tới nó là 27%. Điều này có sự khác biệt với những tệ nạn mà tôi dã trình bày ở trước. Theo ý kiến của mọi người thì chỉ có 73% người dân cho rằng hiện tượng này có trên địa bàn trong đó chỉ có 36,4% cho rằng nó phổ biến. “Mại dâm kông phát triển lắm, có thể nói là yếu nhất” (PVS số 4).
Đại đa số người dân và lãnh đạo địa phương đều thống nhất rằng mại dâm ở phường Hoàng Văn Thụ đã giảm đáng kể “Mại dâm thì ít thôi, xưa mới mạnh, thỉnh thoảng có 1 - 2 chỗ nhưng không đáng kể. Trước thì vũ trường, quán karaoke, quán này quán nọ nhưng nay thì không dám” (PVS số 1) thậm chí có người còn cho rằng là không có “Mại dâm thì ở đâu cũng có nhưng mà qua kiểm tra đột xuất thì không có, thì mình không quản lý đựơc thì mình nói là không có. Trước kia có một vài vụ phát hiện trên địa bàn chứ một hai năm nay thì không thấy” (PVS số 2), “Hiện nay mại dâm hầu như là không có, anh cũng không nắm rõ nhưng mà nếu có thì cũng rất ít”. Cũng có một số gái nhà giàu, gái “đú” vừa mại dâm vừa ma tuý thì cũng hoạt động nhưng không thường xuyên, chỉ khi nào thiếu thuốc thì nó đổi lấy ma tuý” (PVS số 3).. Có người cũng đã cho ý kiến rằng: sở dĩ mại dâm đã giảm như vậy cũng là “sự thăng bằng của xã hội thôi vì ở đây nghiêng về nghiện hút nhiều mà”(PVS số 4). Như vậy có thể thấy mại dâm ở đây vẫn còn nhưng không đáng kể.
Ở thành phố Lạng Sơn và ở phường Hoàng Văn Thụ, từ khi mở cửa lượng khách du lịch đến ngày càng nhiều, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần, vào kỳ nghỉ. Theo đà phát triển, nhiều cơ sở nhà hàng khách sạn, nhà nghỉ bình dân, karaoke tắm nóng lạnh …mọc lên như nấm. Tuy các cơ quan chức năng có nhiều biện pháp nhằm hạn chế hiện tượng này, về bề nổi có giảm, nhưng dường như nó lại chuyển sang những hình thức khác tinh vi hơn, khó phát hiện hơn. Đây chính là việc mà chính quyền cần phải tập trung chú ý hơn trong thời gian tới.
Như vậy có thể thấy một số tệ nạn rất nóng bỏng ở phường Hòang Văn Thụ được người dân đánh giá rất xá thực với tình hình thực tế, thể hiện sự quan tâm của người dân tới các vấn đề xã hội ở địa phương và chứng tỏ sự pphức tạp và nổi cộm của những tệ nạn đó tại địa bàn khảo sát.
Có thể thấy rằng nghiện hút ma túy, mại dâm, cờ bạc, buôn lậu là những tệ nạn đang phát triển mạnh mẽ và gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tư tưởng, tâm lý , gây nên tâm trạng xã hộ nặng nề, ảnh hưởng xấu đến các hiện tượng xã hội khác, đến tiến trình phát triển của địa phương, thậm chí nếu không được quan tâm giải quyết thảo đáng sẽ gây những hiểm họa suy thoái giốn nòi, gây mất trật ự, ổn định an ninh, trật ự an toàn xã hội. Chính vì thế các cấp chính quyền địa phương cần có những biện pháp để cải thiện tình hình này. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu xem trong thời gian qua nhưng hoạt động của địa phương trong việc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội như thế nào qua những đánh giá của người dân địa phương.
2. Nhận thức và thái độ của người dân về những hoạt động của chính quyền và tổ an ninh địa phương trong việc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội
Trong cuộc đấu tranh phòng chống tệ ạn xã hội thì vai trò của các cấp chính quyền và các tổ an ninh địa phương là vô cùng quan trọng và khôn thể thiếu được. Do đó việc tìm hiểu những đánh giá của người dân về những hoạt động này sẽ cho thấy hiệu quả của những hoạt động đó ra sao từ đó có thể có một cái nhìn khách quan về nghyên nhân của những tệ nạn xã hội ở đây và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác phòng chống tệ nạn xã hội trong thời gian tới.
2.1. Đánh giá của người dân về hoạt động của chính quyền địa phương
Chúng ta cần khẳng định một điều rằng chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội nhưng chưa thực sự đạt hiệu quả. Người dân đã có đánh giá như sau:
Bảng 7: Đánh giá của người dân về biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội của chính quyền địa phương
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy ngay rằng các hoạt động của chính quyền địa phương mới chỉ là hình thức mà chưa thực sự kiên quyết. Có tới 181 người tức là khoảng 41,4% người dân có ý kiến như vậy. Nhưng dù gì cũng phải nhìn nhận rằng chính quyền đã có những biện pháp để phòng chống tệ nạn xã hội nên có105/437 người được hỏi (24%) đánh giá rằng những hoạt động đó là rất kiên quyết và nhận định rằng tương đối kiên quyết nhiều hơn với 120 người chiếm 27,5% số người được hỏi.
Chính quyền địa phương đã có một số biện pháp để đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội như tổ chức cho người dân cai nghiện tại cộng dồng, cai nghiện bắt buộc, tổ chức tuyên truyền cho nhân dân về tác hại của ma túy, có các trạm kiểm soát của các cơ quan chức năng khác nhau để phòng chóng buôn lậu, thường xuyên kiểm tra giám sát các nhà nghỉ, khách sạn, quán karaoke, có các hòm thư tố giác tội phạm để huy động sự tham gia của người dân nhưng do mới chỉ đi vào bề rộng là tuyên truyền vận động, chưa đi sâu đi sát với tình hình nên hiệu quả của công tác này đạt được chưa cao vẫn để cho các “tệ nạn xã hội tiếp diễn gây bức xúc trong nhân dân”.
Ví dụ như trong việc tổ chức cai nghiện cho các đối tượng nghiện hút trên địa bàn, chính quyền địa phương đã vận động các gia đình có người nghiện cai tại nhà và có sự trợ giúp thuốc thang, động viên theo dõi rất tận tình “cai nghiện tại cộng đồng mà đây là vào cuộc của cả Uỷ ban, y tế cũng như các Đoàn thể. Mình phải tới từng gia đình, vận động từng gia đình và vận động chính bản thân ngươì nghiện viết đơn xin cai nghiện” (PVS số 2). Không những thế phường còn có một mô hình rất hay đó là Đoàn Thanh niên có lập một nhóm đồng đẳng viên tuyên truyền phòng chống ma túy với sự tài trợ của quỹ FORD. Nhóm này chỉ có 3 người là những đối tượng đã cai nghiện được rồi và có mong muốn được giúp đỡ cho những đối tượng khác có thể cai nghiện được. Nhóm này cũng mới đi vào hoạt động được 6 tháng, bước đầu còn rất nhiều khó khăn nhưng triển vọng là rất đáng mừng. Với những đồng đẳng viên này thì việc tiếp cận với các đối tượng nghiện hút dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Phường Hoàng Văn Thụ có 15 khối phố thì mỗi đồng đẳng viên phụ trách 5 khối phố. Do đó công việc cũng rất vất vả và khó khăn. Nhóm thường xuyên tổ cức các buổi sinh hoạt nhóm bạn đồng đẳng 2 buổi/ tháng để tuyên truyền vận động kết hợp với những trò chơi, tỏ ra gần gũi lái thanh niên vào những hoạt động lành mạnh. Nhóm còn đén từng gia đình vận động các đối tượng đi cai nghiện nhưng rất khó khăn vì thứ nhất là lực lượng mỏng, thứ hai là gia đình những đối tượng đó cũng chưa hoàn toàn tin tưởng vào họ và nhiều gia đình dấu giếm không hừ nhận con mình nghiện nên hiệu quả công việc chưa được nhiều. Dù có rất nhiều cố gắng nhưng việc tổ chức cai nghiện chưa đạt được kết quả vì kinh phí cai nghiện tại gia đình, thuốc men là phải lo cho họ nên phải lựa chọn chứ không phải ai cai cũng được. Thêm vào đó “các gia đình mà mình nắm đựợc là có thanh niên nghiện nhưng gia đình người ta bảo con người ta không nghiện, người ta không cần. Đó là những khó khăn chủ quan của gia đình người ta thôi. Còn có những trường hợp là trong một tuần mình đến cai cho con người ta tử tế, đến tận nơi để giám sát nhưng mà người ta còn thả dây ra đằng sau để bạn bè đưa thuốc cho con người ta, thế là lại dính. Những truờng hợp như thế mình phải cho đi cai bắt buộc” (PVS số 2). Trên tỉnh có môt trung tâm cai nghiện nhưng việc đi cai ở đây cũng không phải là dễ bởi lẽ đi cai thì phải có tiền để còn tiếp tế và thuốc men. Hơn nữa “hiện nay trung tâm này hoạt động không hiệu quả vì đầu tư máy móc, cơ sở hạ tầng kém, thất thoát nhiều vì hiệu quả về kinh doanh không có, chỉ là bắt buộc, hình thức thôi” (PVS số 4).
Hay trong việc chống buôn lậu cũng vậy, dù có các đội, trạm kiểm tra liên ngành nhưng hoạt động không kiên quyết gây ra nhiều thất thoát “một đồng của nhà nước thì chỉ thu đựơc có 2 xu thôi còn các ông ăn 8 xu rồi, ông thuế, ông thị trường... có hàng trăm tổ và nhiều mánh đắt trong tay. Mắt không nhìn thấy mà rõ là như thế” (PVS số 1). Một người dân được phỏng vấn phản ánh: “chống buôn lậu, có mà chống túi các ông ấy à? Thuế tháng, thuế tuần cho các ông ấy, bọn họ có kiểu cách để đi hết. Có đội đó mới có buôn lậu nhiều. Chính bản thân các ông ấy làm trong đó mà. Nếu làm hợp pháp thì các ông ấy kiếm như thế nào?”, “Các ông ấy có quy định với nhau rồi, đường dây này của công an kinh tế, kia của công an giao thông, của biên phòng...Các xe cứ nói đuôi nhau đi liên tục ngày đêm từ đây về Hà Nội . Những anh khác thì đi một chuyến nhưng xe của các ông ấy thì đi cả ngày, số xe này của ông này, đường này của kinh tế thì cho đi xe giá trị nhiều thì không vào sổ, xe giá trị ít thì vào sổ, các kiểu các loại. To thì gạt ra một góc, nhỏ thì vào sổ báo cáo cấp trên công khai. Xe đóng tiền thì để riêng chia nhau” (PVS số 1). Có người dân đánh giá hoạt đông chưa mạnh tay đó của chính quyền là “chính sách nhân đạo thôi chứ tàn sát là không có. Người ta muốn làm thì làm được ngay chứ khó gì đâu, không phải do lực lượng mỏng mà do người ta nhân đạo tạo công ăn việc làm cho người dân” (PVS số 4).
2.2. Đánh giá của người dân về hoạt động của tổ an ninh địa phương
Mỗi phường đều có những tổ an ninh thực hiện công việc chuyên trách, bám sát địa bàn. Ở phường Hoàng Văn Thụ các tổ an ninh tập trung chủ yếu ở chợ Kỳ Lừa - nơi diễn ra các hoạt động buôn bán và du lịch chủ yếu của phường. Ngoài ra ở mỗi tổ hay khối phố đều có những ban an ninh riêng. Người dân đã đánh giá về hoạt động của những tổ an ninh này như sau:
Bảng 8: Đánh giá của người dân về hoạt động của tổ an ninh địa phương
Tần số
Tần xuất
Hiệu quả
130
29.9%
Bình thường
221
50.8%
Không hiệu quả
61
14%
Không biết/ không quan tâm
23
5.3%
Tổng
435
100%
So với ý kiến đánh giá của người dân về những biện pháp của chính quyền địa phương thì người dân đánh giá về hiệu quả của tổ an ninh có cao hơn với 29,9%. Nhưng phần lớn người dân 50,8% cho rằng các tổ này hoạt động mới ở mức bình thường thôi. Số người có ý kiến là hoạt động này không hiệu quả ít hơn với 14%.
Sở dĩ người dân có đánh giá như vậy vì những tổ an ninh này hoạt động bám sát địa bàn và có sự tham gia của chính người dân trong những hoạt động này nên hiệu quả có cao hơn. Một mô hình tổ an ninh rất đáng khen ngợi và học tập ở phường Hoàng Văn Thụ là sự xuất hiện của các tổ “liên gia”. Có 15 khối phó thì mỗi khối có một tổ liên gia và mỗi gia đình đều có người tham gia tổ này để cùng giúp đỡ nhau trong mọi công việc cũng như góp phần giữ gìn an ninh trật tự và phòng chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn. Mô hình này tạo ra được sự đoàn kết tình làng nghĩa xóm - một nét đặc thù, bản sắc riêng còn lưu giữ được ở một phường đã bị đô thị hóa nhiều với phần lớn người dân làm nghề kinh doanh buôn bán. Chính quyền địa phương cần biết phát huy vai trò của những tổ an ninh này cũng như có những hình thức phong phú hơn, đạt hiệu quả cao hơn trong việc đảm bảo an ninh trật tự, tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống bình yên.
Nhìn chung chính quyền và tổ an ninh đã có nhiều cố gắng phòng ngừa và đấu tranh với các tệ nạn xã hội để đảm an ninh trật tự cho địa phương “phường rất quyết kiệt đi từng ngõ gõ từng nhà đi từng đối tượng” (theo lời nói của báo cáo viên phường HVT) nhưng những hoạt động của chính quyền cũng như các tổ an ninh đại phương mới chỉ dừng ở hình thức và chưa thực sự hiệu quả “có phát động nhưng chỉ đầu voi đuôi chuột, hình hình thức thì có nhưng hoạt động thì không hấy hiệu quả gì” (PVS số 6).
3. Xu hướng của các loại tệ nạn nghiện hút ma tuý, cờ bạc, buôn lậu và mại dâm trong thời gian tới theo ý kiến của người dân
Trong bảng hỏi điều tra của chúng tôi có câu hỏi về xu hướng của các hiện tượng trong tương lai và chúng tôi có liệt kê ra 18 hiện tượng và kết quả thu được là ma túy, cờ bạc, nghiện rượu bia, buôn lậu, buôn lậu, mại dâm vẫn có xu hướng phổ biến trong đó sử dụng ma túy được người dân đánh giá là có xu hướng phát riển phổ biến nhất. Chúng ta có thể thấy điều này qua bảng sau:
Bảng 9: Xu hướng phát triển của các tệ nạn xã hội theo đánh giá của người dân
Quan sát bảng trên ta thấy rằng chỉ có nghiện hút ma túy là có số người đánh giá là phổ biến nhiều hơn là không phổ biến còn các tệ nạn khác người dân đều nhận định là mức độ không phổ biến chiếm đa số hơn. Trong tất cả những tệ nạn chúng ta xét đến ở trên chỉ có nghiện hút ma túy là phổ biến nhất với 72,6% và mại dâm là ít nhất chỉ với 13,6% cho là phổ biến.
Hiện nay với sự phát triển của thương mại, sự quan tâm của cha mẹ đến con cái giảm sút cùng với sự phát triển của các loại ma túy mới thì nghiện hút là rất khó có thể giảm được “cô nghĩ chỉ có tồn tại của xã hội là tiêm chích và lô đề, còn để mà nói là triệt để thì không triệt để được” (PVS số 8). Hơn nữa việc cai nghiện ma túy cũng rất khó khăn vì nó phụ thuộc chủ yếu vào ý chí, nghị lực của bản thân đối tượng trong khi đó những đối tượng nghiện hút hiện nay toàn là thanh niên trẻ suy nghĩ còn non nớt, chưa đủ chính chắn và nghị lực để có thể vượt qua những cơn vật vã thân thể.
Tiếp sau ma túy thì nhóm tệ nạn về cờ bạc được mọi người đánh giá vẫn tiếp tục phổ biến. Ở đây chúng tôi phân lô đề và cờ bạc (nghĩa là chơi tá lả, tú lơ khơ) riêng ra để thấy rõ vấn đề cần tập trung giải quyết. Theo đó thì có 41,9% người dân cho rằng lô đề là phổ biến trong khi với cờ bạc chỉ là 30% “chơi lô đề là không thể giảm được vì không có nghề gì mà. Có một vài nghìn thì cứ đánh. Buôn thì không buôn được vì phải có tiền, đánh bạc may ra kiếm được, không thể bỏ được”(PVS số 1), “chỉ khi nào nhà nước bỏ xổ số thì mới hết lô đề” (PVS số 7).
Buôn lậu vẫn tiếp tục phổ biến là ý kiến đánh giá của 27,6% người dân “còn buôn lậu thì càng phát triển. Lạng Sơn không thể kiềm chế được...Không có nghề nghiệp gì làm, lên cửa khẩu mang tí hàng về, lai bọc hàng của người ta về cũng kiếm được vài chục nghìn” (PVS số 1), “buôn lậu thì giảm thế nào được, không buôn lậu thì sống thế nào” (PVS số 6).
Như vậy qua những nhận định của người dân về xu hướng của các tệ nạn xã hội là cơ sở để chính quyền địa phương có những biện pháp tập trung giải quyết có hiệu quả những tệ nạn xã hội nhức nhối trong đời sống nhân dân địa phương.
4. Kết luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp ta đưa ra một số kết luận sau:
Trước hết qua những đánh giá của người dân thì các tệ nạn xã hội như nghiện hút ma túy, buôn lậu, cờ bạc, mại dâm nổi lên là những tệ nạn nóng bỏng, bức xúc nhất hiện nay ở phường Hoàng Văn Thụ nói riêng cũng như các địa phương vùng biên nói chung.
Trước tình hình các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp như vậy nhưng trong cuộc đấu tranh phòng chống những tệ nạn này mặc dù có rất nhiều nỗ lực và cố gắng nhưng những hoạt động và giải pháp của chính quyền phường Hoàng Văn Thụ chưa thực sự kiên quyết và mới chỉ mang tính hình thức, do đó kết quả đạt được chưa cao.
Trong thời gian tới chính quyền địa phương cần tập trung vào giải quyết triệt để hơn những tệ nạn trên nhất là vấn đề nghiện hút ma túy vì theo ý kiến của người dân thì xu hướng là những tệ nạn ma túy, cờ bạc, lô đề ,buôn lậu và mại dâm vẫn tiếp tục phát triển.
5. Một số giải pháp và khuyến nghị
Dựa vào kết quả nghiên cứu trên đây, chúng ta có thể đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị sau:
- Chính quyền địa phương cần có chín sách công ăn việc làm phù hợp với địa bàn, trình độ dân trí, tạo điều kiện cho người lao động có việc làm và thu nhập ổn định.
- Tạo điều kiện cho các đối tượng mắc các sai phạm có cơ hội hoàn lương và tái hòa nhập cộng đồng bằng những chính sách giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo công ăn việc làm
- Chính quyền địa phương cần quản lý tốt địa bàn
- Tổ chức và phân công lực lượng phù hợp để phát huy tối đa sức mạnh của mỗi ngành, mỗi giới.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách và không chuyên trách về phòng chống tệ nạn xã hội.
- Xây dựng phong trào phường xã trong sạch, lành mạnh, không tệ nạn xã hội.
- Tăng cường tuyên truyền vận động, nâng cao trình độ nhận thức của người dân về tác hại của các tệ nạn xã hội, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống làm theo pháp luật.
- Phát huy vai trò của những mô hình tổ liên gia, đội đồng đẳng và xây dựng những mô hình khác phù hợp với địa bàn.
- Làm trong sạch bộ máy lãnh đạo.
- Đẩy mạnh giáo dục trong nhà trường về đạo đức lối ôngs lành mạnh cho thanh thiếu niên.
- Đầu tư xây dựng các trung tâm vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng lành mạnh.
- Tác động truyền thông tới các bậc cha mẹ giành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc con cái để bảo vệ và ngăn chặn ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội tới thế hệ trẻ.
- Đầu tư một cách có trọng điểm vào việc xây dựng các trung tâm cai nghiện và trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Tăng cường sự tham gia của quần chúng nhân dân trong việc tố giác đấu tranh với các tệ nạn xã hội.
Như vậy để phòng chống tệ nạn xã hội một cách có hiệu quả cần sự phối hợp đồng bộ của tất cả các biện pháp, các cấp các ngành, gia đình và toàn xã hội.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH (11).doc