MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu 02
Phần nội dung
I. Quá trình hình thành khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam 04
I.1. Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 04
1.1. Tác động của hoàn cảnh quốc tế đến Việt Nam 04
1.2. Tình hình trong nước 07
I.2. Sự du nhập của khuynh hướng dân chủ tư sản vào Việt Nam 14
2.1. Nguồn gốc của tư tưởng dân chủ tư sản 14
2.2. Các con đường du nhập vào Việt Nam 15
2.3. Cơ sở hình thành khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam 17
II. Những phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ . 21
II.1. Phong trào đấu tranh trước chiến tranh thế giới thứ nhất 21
1.1. Điều kiện ra đời của phong trào 21
1.2. Các phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ 23
1.3. Đặc điểm của các phong trào 35
II.2. Phong trào cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ nhất 37
2.1. Điều kiện ra đời và phát triển của các phong trào 37
2.2. Nội dung của các phong trào yêu nước dân chủ sau chiến tranh 42
2.2.a. Phong trào ở nước ngoài
2.2.b. Phong trào đấu tranh trong nước
2.3. Đặc điểm của các phong trào dân chủ sau chiến tranh thế giới 49
II.4. Nguyên nhân thất bại của các phong trào theo khuynh 50
II.5. Vị trí của khuynh hướng dân chủ tư sản trong cuộc 55
Kết Luận 58
Tài liệu tham khảo 60
PHẦN MỞ ĐẦU
Nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong giai đoạn cận đại, một trong những vấn đề quan trọng là việc nhìn nhận, đánh giá vị trí và vai trò của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Sự tồn tại của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam nằm trong quy luật vận động của lịch sử. Nó tồn tại là tất yếu và sự thất bại của nó là do đặc điểm lịch sử, đặc điểm xã hội Việt Nam quy định. Tất cả đều chịu sự chi phối của quy luật vận động phát triển và có kế thừa, không thể phủ định sạch trơn. Bên cạnh mặt hạn chế hẳn còn những mặt tích cực khác. Do đó, khi nhận định khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam nên có sự đánh giá khách quan, có tính đến hoàn cảnh cụ thể và phải đặt nó trong tính biện chứng lịch sử.
Cũng như bên cạnh sự thất bại, không đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng nhưng cũng không vì thế mà phủ nhận vai trò tích cực, tính tiến bộ của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc. Vì nó đặt cơ sở xã hội cho sự tiếp thu tư tưởng mới-tư tưởng vô sản tiếp thu từ chủ nghĩa Mác-Lênin, một tư tưởng tiến bộ của thời đại để thay đổi vận mệnh đất nước. Nhờ có sự tồn tại khuynh hướng dân chủ tư sản mới chuẩn bị được tiền đề cho sự vận động sang một khuynh hướng mới, khuynh hướng vô sản. Dân chủ bấy giờ được xác định là một trong hai nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
Trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, dân chủ càng được xem là mục tiêu, là động lực cho sự công bằng, đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, thành công cho công cuộc đổi mới. Tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân muốn thực hiện được nhất định phải chú ý đến vấn đề dân chủ. Điều đó cũng có nghĩa là một tiềm năng kinh tế hôm nay, một môi trường chính trị ổn định hôm nay là thành quả của sự kế thừa, phát triển tư tưởng dân chủ trong khuynh hướng dân chủ tư sản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến trước năm 1930, có nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp nổ ra mang khuynh hướng dân chủ tư sản biểu hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Các phong trào diễn ra sôi nổi thể hiện sự khao khát giải phóng dân tộc thay đổi số phận hiện tại của đất nước. Đồng thời là sự biểu hiện cụ thể của tinh thần yêu nước Việt Nam.
Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn nuôi dưỡng âm mưu chống phá hòng tiêu diệt chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta. Do đó, vấn đề khẳng định, phát huy chủ nghĩa yêu nước hơn bao giờ hết càng giữ một vị trí quan trọng.
Tìm hiểu khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta để thấy sự chuyển biến của con đường giải phóng dân tộc, thấy được sự hy sinh, đóng góp của các bậc tiền bối trong quá trình mày mò tìm giải pháp cứu nước. Đó là một chặng đường dài để thấy rằng giá trị của nền độc lập hôm nay cao quý biết nhường nào, góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc, dân chủ trong việc góp công giữ gìn độc lập, phát huy những thành tựu đã dày công đạt được.
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 14024 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến trước năm 1930, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhất là chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn với nội dung “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” vẫn tiếp tục tràn vào Việt Nam.
Tình hình thế giới như trên ảnh hưởng không nhỏ tới bước phát triển cũng như đặc điểm của các phong trào dân tộc, dân chủ theo hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam giai đoạn 1919-1930 .
Tình hình trong nước sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Về chính trị, thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới tăng cường khủng bố, đàn áp các tổ chức, các chiến sĩ yêu nước và phong trào đấu tranh phản kháng của nhân dân. Các quyền tự do, dân chủ của nhân dân ta bị bóp nghẹt nhưng lại được che đậy dưới những thủ đoạn bịp bợm.
Pháp thi hành chính sách “cải lương hương chính” (sửa đổi việc làng) nhằm tổ chức lại bộ máy chính quyền làng xã, lập ra hương ước mới, nhằm từng bước can thiệp vào công việc làng xã, loại bỏ dần tính tự trị của nó. Trên nguyên tắc, công cuộc “cải lương hương chính” vẫn chấp nhận cơ chế quản lý làng xã cổ truyền, nhưng trên một chừng mực nào đó thực dân Pháp đã đạt được mục tiêu kiểm soát nhân sự, tài chính của bộ máy chính quyền ở một số nơi ở nông thôn.
Thực dân Pháp còn thực hiện “cải cách hành chính” tăng thêm một số ít công chức người Việt trong bộ máy chính quyền thực dân; tăng thêm một vài đại biểu người Việt vào Hội đồng quản hạt ở Nam Kì, Viện dân biểu ở Bắc Kì, Trung Kì để xoa dịu bất mãn của công chức người Việt, lôi kéo tầng lớp đại địa chủ, đại tư sản và trí thức thượng lưu.
Tuy nhiên, tất cả những chính sách đó của Pháp đều là những trò mị dân. Cuộc cải cách nhỏ giọt một số quyền lực chính trị không nhằm mục đích mở rộng tính dân chủ cho dân tộc thuộc địa mà nhằm xây dựng một đội ngũ tay sai phục vụ đắc lực cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của chúng.
Về kinh tế, Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai với số vốn lớn hơn rất nhiều so với lần trước (1897-1914).
Từ 1888 đến 1918, tổng số vốn đầu tư của cả nhà nước và tư nhân ở Đông Dương, chủ yếu ở Việt Nam, mới có gần 1 tỷ phơrăng, trong đó tư bản tư nhân là 492 triệu. Thế mà chỉ trong 6 năm (1924-1929), riêng tư bản tư nhân Pháp đã đem thêm qua nước ta khoảng 3-4 tỷ phơrăng Nguyễn Khánh Toàn (2004), Lịch sử Việt Nam, tập II (1958-1945), Nxb Khoa học xã hội, 199
Thực dân Pháp đã biến Việt Nam thực sự trở thành thuộc địa khai thác và thị trường tiêu thụ hàng hóa quan trọng của mình. Cũng giống như lần trước, trong quá trình tăng cường đầu tư khai thác ở nước ta, lần này một mặt chúng cho phát triển có hạn chế kinh tế tư bản chủ nghĩa, mặt khác vẫn duy trì và dung túng quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Vì vậy, đợt khai thác lần này chỉ làm đậm nét hơn tính chất của nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta lúc đó. Với đặc điểm ấy, kinh tế Việt Nam không thể phát triển độc lập, mà ngày càng kiệt quệ, què quặt, lạc hậu, bị lệ thuộc và phục vụ nền kinh tế Pháp. Dưới tác động của khai thác thuộc địa lần thứ hai thì nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển biến sâu sắc thêm theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Về hình thức, đó là một cơ cấu kinh tế thuộc địa mang sắc thái hiện đại nhưng lại mất cân đối trong nội bộ ngành, giữa các ngành và mất cân đối giữa các vùng trong cả nước.
Sự biến đổi về kinh tế cùng với những tác động của những chính sách về chính trị của thực dân Pháp làm cho tình hình xã hội Việt Nam cũng biến đổi theo. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bên cạnh các giai cấp cũ lâu đời (địa chủ và nông dân) tiếp tục phân hóa thì tầng lớp tư sản Việt Nam lúc bấy giờ do những điều kiện mới đã trở thành một giai cấp; giai cấp công nhân và tiểu tư sản cũng tăng lên đáng kể và có bước phát triển mới.
Giai cấp địa chủ không bị suy giảm, trái lại còn được phát triển mạnh hơn trước. Nguyên nhân là do họ tập trung trong tay ngày càng lớn ruộng đất dưới sự che chở của thực dân Pháp. Địa chủ được chính quyền thực dân sử dụng như một phương thức bóc lột. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, “giai cấp địa chủ chiếm 5-7 % dân số nông thôn nhưng đã chiếm 50% diện tích đất canh tác…Đại địa chủ Bắc kì có từ 18-36 ha trở lên. Do đất đai điều kiện canh tác thuận lợi tại Nam kì có những địa chủ sở hữu tới hàng nghìn ha” Nguyễn Đình Lễ (chủ biên) (2005), Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945, Nxb Đại học sư phạm, 27
Giai cấp nông nhân là thành phần đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, giai cấp nông dân đã chuyển biến sâu sắc và có sự phân tầng rõ rệt: phú nông, trung nông, bần nông, cố nông. Giai cấp nông dân là giai cấp bị bóc lột và áp bức nặng nề nhất. Cuộc sống của họ bấp bênh, thậm chí bần cùng hóa. Để duy trì cuộc sống, họ phải ra thành phố, hầm mỏ để kiếm công ăn việc làm. Một số người may mắn tìm được nơi bán sức lao động trở thành công nhân, số khác quay về nông dân, cam chịu cuộc sống cùng quẩn và bế tắc.
Giai cấp công nhân lúc bấy giờ đã tăng lên rất nhiều đặc biệt là công nhân làm trong các đồn điền. Điều kiện sống và làm việc của họ rất cực khổ. Họ phải làm việc tập trung từ 10-14 giờ/ngày với đồng lương rẻ mạt, thường xuyên bị cúp phạt và đánh đập. Trước khi họ trở thành công nhân, họ đã là nông dân. Vì thế bên cạnh mối thù giai cấp, họ còn có mối thù dân tộc. Do vậy, công nhân Việt Nam sớm giác ngộ ý thức giai cấp và nhanh chóng vươn lên nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc.
Quá trình đẩy mạnh khai thác thuộc địa của thực dân đẩy nhanh sự xuất hiện càng nhiều thành thị kiểu phương Tây, cùng với nền giáo dục phát triển nên tầng lớp trí thức, tiểu tư sản ngày càng trở nên đông đảo. Đặc điểm chung của họ đều là thị dân, sở hữu một ít tư liệu sản xuất. Thị dân là lực lượng nhạy bén với những tri thức mới và có tinh thần cách mạng. Họ là lực lượng ít nhiều cũng bị chèn ép, có mâu thuẫn với chính quyền thực dân phong kiến. Một hệ thống thành thị phát triển, tầng lớp thị dân trở nên đông đúc là những tiền đề, điều kiện tiếp nhận văn hóa phương Tây. Trong sinh hoạt chính trị và văn hóa dần xuất hiện các đảng phái chính trị, các nhà xuất bản, các dòng báo chí, các thể loại văn học nghệ thuật mới… Tất cả có tác động không nhỏ tới cách mạng dân tộc, dân chủ nước ta từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Thời kì sau Đại chiến thế giới thứ nhất, đặc biệt từ 1919-1924, tư sản Việt Nam phát triển với một số tốc độ nhanh chóng. Họ đã tập hợp thành một tập đoàn có địa vị kinh tế và ý thức giai cấp rõ rệt.
Tư sản Việt Nam tìm cách nâng cao địa vị kinh tế của mình bằng cách dùng nhiều biện pháp để mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Họ không những cổ động thực nghiệp mà còn cổ động nhân dân tiêu dùng đồ nội hóa chống lại ảnh hưởng của hàng ngoại hóa trên thị trường. Ý thức giai cấp cũng thể hiện rõ bằng sự tự giác liên kết với nhau thành tập đoàn bảo vệ quyền lợi cho nhau, biểu lộ trong quan hệ đối với thực dân Pháp và các giai cấp khác. Để chống lại hay hạn chế sự chèn ép của chính quyền thực dân phong kiến, tư sản Việt Nam có nhu cầu “muốn được tự do tham gia vào hội đồng quản hạt, viện dân biểu, họ muốn có hiến pháp, có nghị viện như một chế độ tư bản; họ muốn có chính đảng của giai cấp tư sản Việt Nam. Họ muốn tự do học tập để trở thành luật sư, bác sĩ, kĩ sư, để phát triển thực nghiệp” Nguyễn Công Bình (1959), Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, 119
Mâu thuẫn xuất hiện giữa giai cấp tư sản và công nhân. “Tư sản Việt Nam đã có ý thức cùng nhau dùng những biện pháp để tăng cường bóc lột công nhân Việt Nam, cùng nhau đối phó với sự đấu tranh của công nhân Việt Nam” Nguyễn Công Bình (1959), Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, 118
. Tư sản Việt Nam đã thật sự trở thành một giai cấp.
Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam đã biến đổi sâu sắc, phân hóa phức tạp các giai tầng với các thế lực, địa vị và thái độ chính trị khác nhau. Nhưng họ lại có kẻ thù chung là thực dân Pháp và phong kiến tay sai ở những góc độ, mức độ khác nhau. Điều đó góp phần quy định tính quần chúng của các phong trào yêu nước trong thời kì này trong các khuynh hướng đấu tranh.
Tóm lại, tình hình thế giới và trong nước như thế đã tạo ra những điều kiện hình thành cũng như phát triển đồng thời quy định đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam giai đoạn 1919-1930.
2.2. Nội dung của các phong trào yêu nước dân chủ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước năm 1930
2.2.a. Phong trào ở nước ngoài
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, phong trào yêu nước ở nước ngoài của nhân dân Việt Nam ngoài hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đang xúc tiến việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam hướng con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản, còn có hoạt động của nhiều nhà yêu nước khác như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường… đứng trên lập trường dân chủ tư sản. Đây là một nhân tố làm cho phong trào yêu nước của nhân dân trong cả nước và kiều bào dâng lên rất mạnh mẽ.
- Những hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở Trung Quốc
Trung Quốc là nơi hoạt động của nhà yêu nước Phan Bội Châu và nhiều thanh niên tiểu tư sản trí thức. Trước khi bị bắt (1925), Phan Bội Châu đã ra sức hoạt động, tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước trong người Việt. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, có nhiều biến cố xảy ra tác động đến quá trình hoạt động của Phan Bội Châu. Trong thời gian Cụ bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam tại Quảng Châu, những hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội lần lượt thất bại. Số hội viên còn lại rất ít do hy sinh hoặc do chán nãn rút khỏi. Tiếp đó là cách mạng Tháng Mười thắng lợi có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều nước trên thế giới. Trong tâm trạng thất vọng, Phan Bội Châu bắt đầu hướng tới một tư tưởng mới, tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Có lần ông đã đến gặp Đại sứ quán Nga ở Bắc Kinh để hỏi việc gửi người Việt Nam sang Nga du học. Nhưng những tình cảm và việc làm của ông mới dừng lại ở bên ngoài, chưa bắt nguồn từ những nhận thức, tư tưởng. Nhưng sự kiện này cũng chứng tỏ Phan Bội Châu luôn là người yêu nước nhiệt thành, thực sự cầu thị, sẵn sàng thay đổi phương châm, đường hướng miễn là đạt được mục đích cuối cùng. Tháng 6 năm 1925, thực dân Pháp bắt Phan Bội Châu tại Quảng Châu và kết án tù. Trước làn sóng phản kháng của nhân dân trong nước, Pháp đưa Phan Bội Châu về giam lỏng ở Huế. Từ đó, ông bị cách biệt với thực tế cuộc sống bên ngoài, không thể vươn tới một tư tưởng mới hay một trào lưu cách mạng tiến bộ hơn.
Bên cạnh hoạt động của Phan Bội Châu, còn nhiều người Việt Nam yêu nước sang Trung Quốc tìm đường cứu nước và hoạt động khá sôi nổi tiêu, biểu là nhóm Tâm Tâm xã. Tâm Tâm xã là một tổ chức yêu nước của thanh niên tiểu tư sản được thành lập năm 1923 tại Quảng Châu, chủ trương chống Pháp để phục quốc. Về phương pháp hoạt động, Tâm Tâm xã sẵn sàng làm bất cứ việc gì, kể cả trừng trị những tên thực dân đầu sỏ, nhằm thức tỉnh đồng bào đứng dậy đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước. Với nhiệt tình yêu nước, các thành viên Tâm Tâm xã hoạt động sôi nổi, tiêu biểu nhất là vụ ám sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh ở Sa Điện (Quảng Châu, Trung Quốc) do Phạm Hồng Thái thực hiện (16/6/1924). Tuy vụ ám sát không thành nhưng có thể nói tiếng vang của Phạm Hồng Thái có tác dụng rất lớn trong việc cổ vũ, thúc đẩy phong trào yêu nước tiến lên.
Đây là một tổ chức tiến bộ nhưng chưa thoát khỏi ảnh hưởng của tư tưởng tư sản trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên về sau do sự tác động lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin với vai trò truyền bá của Nguyễn Ái Quốc thì hầu hết các thành viên của Tâm Tâm xã đã đi theo con đường cách mạng vô sản. Đây là một sự chuyển biến mới của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam.
- Những hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở Pháp
Tại Pháp đáng chú ý nhất là những hoạt động của nhà chí sĩ yêu nước lão thành Phan Châu Trinh.
Phan Châu Trinh sang Pháp năm 1911 với ý định vận động chính giới Pháp thả các chính trị gia Việt Nam bị bắt năm 1908. Năm 1912, ông cùng luật sư Phan Văn Trường thành lập Hội đồng bào thân ái tại Pháp. Năm 1915, ông tham gia thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước. Đáng kể nhất là việc ông viết Thất điều thư làm rầm rộ thêm phong trào kiều bào Việt chế giễu ông vua Khải Định sang Pháp dự “Hội triển lãm thuộc địa” năm 1922. Trong Thất điều thư, Phan Châu Trinh đả kích mạnh mẽ chế độ quân chủ và quan trường Việt Nam, chỉ trích gay gắt vua Khải Định. Bức thư gây tiếng vang lớn trong nhân dân.
Phan Châu Trinh là người đại diện tiêu biểu cho tư tưởng dân chủ ở Việt Nam. Phan Châu Trinh tuyên án dữ dội chế độ quân chủ, đề cao dân quyền nhưng ông vẫn không thấy được chính thực dân Pháp mới đích thực là kẻ chuyên chế số một, còn triều đình phong kiến chỉ là tay sai. Cũng như trước kia, ông chỉ thấy cuộc sống bần cùng của người dân là do quan lại gây ra mà không thấy rõ đó là do Pháp xâm lược và thống trị. Ông cũng không thấy được sự cấu kết của thực dân cướp nước với bọn phong kiến tay sai. Do đó, ông vẫn tin có thể “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, và chống lại chế độ quân chủ. Điều đó làm cho tư tưởng của Phan Châu Trinh thành một “ảo tưởng”. Trong cách mạng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến như Việt Nam muốn thắng lợi hẳn nhiên vấn đề dân chủ và dân tộc không thể tách rời.
Năm 1925, Phan Châu Trinh về nước. Những ngày tháng cuối đời, Phan Châu Trinh vẫn trung thành với tư tưởng duy tân đất nước, dựa vào Pháp thực hiện cải cách dân chủ, đánh đổ nền quân chủ chuyên chế giành tự do rồi tiến tới giành độc lập. Trong khi Nguyễn Ái Quốc, có thời gian sống tại Pháp với Phan Châu Trinh, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đã vươn tới ánh sáng chân lý của chủ nghĩa Mác-Lênin và trở thành nhà hoạt động cách mạng trên lập trường vô sản; hay Phan Bội Châu, người bạn, người đồng chí thân thiết của Phan Châu Trinh cũng mềm dẽo thay đổi phương châm theo thời thế để nhằm đạt mục đích; thì Phan Châu Trinh do chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng dân chủ tư sản kiểu cũ và đặc biệt thấm sâu một số nguyên tắc đạo lý của Nho giáo và do hạn chế của sức lực, tuổi tác nên rút cuộc vẫn dừng lại ở lập trường dân chủ tư sản cải lương. Mặc dù vậy, những hoạt động của Phan Châu Trinh đã góp phần khích lệ tinh thần đấu tranh chống đế quốc, phong kiến của Việt kiều và đồng bào trong nước.
Với những đặc điểm đó, phong trào cũng như hoạt động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ngoài nói trên là một bộ phận khá quan trọng thúc đẩy tiến trình đấu tranh của cách mạng Việt Nam.
2.2.b. Phong trào đấu tranh trong nước
- Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc
Giai cấp tư sản Việt Nam hình thành đầu thế kỉ XX, trong khi các nước phương Tây đều đã thực hiện các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI-XVIII. Do đó, tư sản Việt Nam có thực lực yếu kém hơn hẳn, đầu tiên là chậm chân hơn giới tư sản Pháp khoảng 3 thế kỉ. Hơn thế nữa, tư sản Việt Nam cũng bị tư sản Pháp dựa vào chính quyền thực dân ở Đông Dương để chèn ép. Dù sau chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng có tăng nhưng nhìn chung còn ít. Tư sản Việt Nam có thực lực kinh tế yếu, không đông nhưng lại hết sức phân tán. Có thể nói giai cấp này chưa bao giờ đồng nhất. Ngay từ nguồn gốc của nó, tư sản Việt Nam đã có sự phân hóa. Một bộ phận tư sản Việt Nam hình thành từ giai cấp phong kiến (địa chủ, quan lại) chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản. Bộ phận khác hình thành từ những tiểu thủ, tiểu thương làm việc cho Pháp rồi đứng ra làm ăn dựa vào tư sản Pháp, cũng có những người Việt nhờ tài năng và sự kiên trì để trở thành nhà tư sản lớn… Mặc khác, các quan điểm truyền thống còn cho rằng trong giới tư sản Việt Nam có hai bộ phận là tư sản dân tộc và tư sản mại bản. Thực tế ranh giới giữa hai bộ phận này rất khó xác định. Thành phần khác nhau nên tư tưởng chính trị và thái độ với chính quyền thực dân cũng khác nhau. Địa vị kinh tế yếu ớt là yếu tố quan trọng quyết định phần lớn đặc điểm phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc thời kì này.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản dân tộc muốn nhân đà làm ăn thuận lợi vươn lên giành lấy vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam, cũng như mong được một số quyền lợi chính trị. Họ đã gây ra những phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa, tẩy chay tư sản Hoa kiều (1919). Tư sản dân tộc phát động mọi người ở một số thành phố, thị xã như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định,… không sử dụng hàng hóa của người Hoa nhằm chống lại thế lực của tư sản Hoa Kiều. “Cuộc đấu tranh này chứng tỏ mối mâu thuẫn giữa tư sản Việt Nam và tư sản nước ngoài trở nên gay gắt. Tuy nhiên, mũi nhọn đấu tranh của tư sản Việt Nam mới nhằm vào tư sản Hoa Kiều, mà chưa hướng vào địch thủ chính là tư bản Pháp” [12; 254).
Tiến hơn một bước trong quá trình đấu tranh, năm 1923 có phong trào đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn. Cuộc đấu tranh này “phản ánh những mâu thuẫn về quyền lợi giữa tư sản Việt Nam và tư bản Pháp. Nhưng cuộc đấu tranh này chỉ chống lại một công ty tư bản, chứ chưa phải chống lại toàn bộ ách cai trị của chủ nghĩa thực dân pháp trên đất nước ta” . Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (2005), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb Giáo dục, 125
Cùng với những hoạt động kinh tế, giai cấp tư sản cũng đã dùng báo chí để bênh vực quyền lợi của mình. Tiêu biểu là thành lập Đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu năm 1923, đòi tự do dân chủ. Đảng “nêu ra 3 yêu cầu về chính trị là tự do tư tưởng, tự do viết báo bằng tiếng mẹ đẻ, tự do đi lại và hội họp. Hoạt động của Đảng Lập Hiến thường hướng vào việc tham gia vào bộ máy chính quyền (Hội đồng thuộc địa, Hội đồng thành phố…) xin gia nhập quốc tịch Pháp…” . Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (2005), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb Giáo dục, 255
. Nhưng khi được thực dân Pháp nhượng bộ cho ít quyền lợi thì sẵn sàng thỏa hiệp với chúng, nên đã bị phong trào quần chúng vượt qua. Điều này đã nói lên hạn chế, tính chất hai mặt của tư sản dân tộc trong phong trào yêu nước dân chủ.
“Nói chung, giai cấp tư sản Việt Nam sau chiến tranh đã có những cố gắng nhất định trong cuộc đấu tranh chống sự cạnh tranh chèn ép của tư bản nước ngoài. Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh này chủ yếu nhằm thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu về quyền tự do dân chủ quyền bình đẳng trong kinh tế và hoạt động chính trị với tư bản Pháp” . Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (2005), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb Giáo dục, 225
Nói đến phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc không thể không nói tới tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Đây là bộ phận giữ lập trường tư sản kiên định trong khi các tổ chức khác điển hình nhất là Tân Việt bị phân hóa dưới tác động của chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào vô sản hóa.
Việt Nam Quốc Dân Đảng là chính đảng của tư sản dân tộc. Xuất phát từ cơ sở đầu tiên là Nam đồng thư xã, một nhà sản xuất tiến bộ, do Phạm Tuấn Tài thành lập năm 1927. Đảng này chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và chưa có đường lối chính trị rõ rệt.
Tôn chỉ là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa trong nước trước sau đó giúp đỡ các nước khác giành độc lập. Tôn chỉ này có tính chất tiến bộ ở chỗ là đấu tranh giải phóng dân tộc nhưng còn hạn chế và chung chung. Địa bàn hoạt động của Đảng chỉ bó hẹp ở một số tỉnh Bắc Kì. Hoạt động của Đảng thiên về quân sự, chủ yếu dùng phương pháp ám sát manh động. Về tổ chức, là một đảng hoạt động bí mật nhưng tổ chức rất lỏng lẻo, kỷ luật thiếu nghiêm minh; việc kết nạp đảng viên lại diễn ra bừa bãi, thiếu giáo dục, thiếu điều tra nghiên cứu kỹ lưỡng. Đảng kết nạp sinh viên, học sinh, công chức, tư sản dân tộc, phú nông, thân hào địa chủ… ở nông thôn và cả một số binh lính, hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp. Thực dân Pháp đã lợi dụng sơ hở này đưa tay chân vào Đảng. Chúng nắm hết mọi kế hoạch hoạt động của Đảng, chờ khi nào Đảng hành động là ra tay đàn áp. Tình hình đó khiến cho Việt Nam Quốc Dân Đảng gặp nhiều khó khăn, bị động nên thất bại là điều khó tránh.
Thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái dưới sự lãnh đạo của Việt Nam Quốc Dân Đảng là phong trào đấu tranh cuối cùng của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam.
- Phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản trí thức
Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản trí thức vào những năm hai mươi của thế kỉ XX phát triển mạnh, đáng kể là sự ra đời của các tổ chức chính trị. Ngoài Tâm Tâm xã hoạt động ở nước ngoài thì trong nước còn có tổ chức Phục Việt ra đời vào năm 1925. Tổ chức này xuất hiện gần như vào thời gian với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, một tổ chức theo khuynh hướng vô sản do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Quảng Châu (Trung Quốc).
Trong quá trình hoạt động, Hội Phục Việt có nhiều lần thay đổi tên. Năm 1926, Phục Việt đổi thành Hưng Nam, năm 1927 là Việt Nam cách mạng đồng chí hội, năm 1928 là Tân Việt cách mạng Đảng (gọi tắt là Tân Việt).
Tổ chức này hình thành từ một số trí thức tiểu tư sản vốn có trình độ và nhận thức chính trị khác nhau nên các đảng viên chưa bao giờ thống nhất thành một khối về tư tưởng và tổ chức. Trong khi đó, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin thông qua các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc, qua sách báo cũng như hoạt động của tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên ngày càng có sức thu hút mạnh đông đảo đảng viên Tân Việt. Những năm 1927-1928, nhiều lần Việt Nam cách mạng đồng chí hội đề nghị hợp nhất với Việt Nam cách mạng thanh niên nhưng không thành.
Chính vì sự ảnh hưởng đó, hàng ngũ của Tân Việt ngày càng phân hóa sâu sắc. Những phần tử ưu tú giác ngộ nhất, tiêu biểu là Trần Phú, đã dần thoát ly Tân Việt, gia nhập hàng ngũ của Việt Nam cách mạng thanh niên.
Trước tình hình đó, những đại biểu chân chính cách mạng của Tân Việt càng thấy rõ nhu cầu cấp thiết là phải giải tán tổ chức cũ đã lỗi thời và tích cực hướng tới thành lập một tổ chính đảng của giai cấp công nhân. Như vậy, quá trình hoạt động, phát triển của Tân Việt cho thấy đó là sự “gạch nối” của phong trào cách mạng Việt Nam trên con đường chuyển biến sang khuynh hướng mới của thời đại.
Trong cao trào yêu nước dân chủ công khai của tầng lớp tiểu tư sản trí thức còn có các cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Châu Trinh (1926) và đấu tranh đòi thả Nguyễn An Ninh (1925),…
Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc). Sự kiện này làm chấn động dư luận trong và ngoài nước. Làn sóng đấu tranh đòi Pháp thả Phan Bội Châu phát triển mạnh. Chi hội Phục Việt do Tôn Quang Phiệt đứng đầu rải truyền đơn kêu gọi nhân dân đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu. Hàng ngàn người nhất là thanh niên, sinh viên, học sinh biểu tình, phát truyền đơn, căng biểu ngữ cũng với mục đích tương tự. Trước áp lực từ phía quần chúng, Pháp buộc phải đưa Phan Bội Châu về giam lỏng tại Huế.
Phan Châu Trinh mất tại Sài Gòn (24/3/1926). Cảm phục lòng yêu nước và cuộc đời hoạt động cách mạng của ông, khắp nơi trong nước tổ chức lễ truy điệu. Trước sự phát triển rầm rộ của phong trào, thực dân Pháp ra lệnh ngăn cấm. Lập tức học sinh bãi khóa, công nhân bãi công phản đối. Phong trào phát triển lôi kéo quần chúng biểu dương lực lượng và đòi các quyền tự do dân chủ.
Nói về Nguyễn An Ninh, ông là một luật sư tốt nghiệp tại Pháp về nước năm 1925, nhưng không những không chịu hợp tác với chính quyền Pháp mà còn viết báo, diễn thuyết chống lại chế độ thực dân. Vì vậy, Pháp bắt giam Nguyễn An Ninh và kết án hai năm tù. Cuộc đấu tranh đòi thả Nguyễn An Ninh diễn ra. Đảng thanh niên rải truyền đơn kêu gọi nhân dân đấu tranh. Công nhân viên chức một số nơi như Ngân hàng Đông Dương, hãng Cao su Lápbe bãi công phản đối chính sách của Pháp… Sau đó, Pháp đàn áp dữ dội, phong trào mới dần lắng xuống.
Trên lĩnh vực văn hóa-tư tưởng, các hoạt động diễn ra khá sôi nổi trong cả nước. Nhiều tờ báo xuất hiện chống lại chế độ thực dân, đòi các quyền tự do dân chủ, chống lại chủ nghĩa Pháp-Việt đề huề. Các tờ báo tiếng Pháp như Chuông rạn của Nguyễn An Ninh, L’ AnNam của Phan Văn Trường. Bên cạnh đó, còn có các tờ báo bằng tiếng Việt như Thực nghiệp dân báo, Hữu Thanh của Tản Đà, Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng,…Ngoài ra còn xuất hiện các cơ sở xuất bản tài liệu, sách báo mang tư tưởng yêu nước, truyền bá tư tưởng tiếng bộ vào nhân dân như Nam đồng thư xã, Cường học thư xã,…
Những hoạt động nói trên đã trở thành một động lực quan trọng cổ vũ phong trào đòi tự do dân chủ ở Việt Nam vào những năm hai mươi của thế kỉ XX.
Nhìn chung, phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc tuy thể hiện lòng yêu nước và phát triển mạnh nhưng mang tính chất bồng bột và cải lương nên ngày càng xa rời rồi đi đến chỗ đối lập với quần chúng nhân dân. Tiếng nói và hoạt động của tiểu tư sản mạnh hơn nhiều, chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ, được quần chúng ủng hộ, song cũng không thể đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi do thiếu đường lối chính trị đúng đắn.
2.3. Đặc điểm của các phong trào dân chủ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước năm 1930
Đặc điểm nổi bật nhất trong các phong trào dân chủ thời kì này là sự thay thế vai trò lãnh đạo từ những sĩ phu Hán học bằng trí thức Tây học. Điều đó một mặt bởi giai cấp tư sản lớn mạnh hơn trước và mâu thuẫn của giai cấp tư sản Việt Nam với giới tư sản nước ngoài cũng trở nên gay gắt hơn trước. Vì thế, cuộc đấu tranh đầu tiên của tư sản Việt Nam là phong trào tẩy chay tư sản người Hoa (1919), sau đó là chống độc quyền thương cảng Sài Gòn (1923),…
Một bước tiến đáng kể trong thời gian này là sự ra đời các chính đảng tư sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, những đường lối đấu tranh trong thời kì này vẫn tiếp tục có những xu hướng khác nhau. Chẳng hạn, Đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu ở Nam Kì có xu hướng cải lương và đấu tranh nửa vời, chủ yếu nhằm vào việc yêu cầu quyền lợi kinh tế và chính trị cho một số ít các nhà tư sản. Một xu hướng khác là Nguyễn An Ninh với Đảng Thanh niên cao vọng, dùng hình thức công khai tuyên truyền dân chủ qua các tờ báo Chuông rạn, AnNam, Tiếng nói tự do…Các tờ báo đó hợp thành một dòng báo chí tiến bộ bấy giờ có độc giả là đông đảo học sinh, sinh viên, viên chức có tư tưởng chống phong kiến, thực dân. Xu hướng đấu tranh này cũng đề cao ngọn cờ dân tộc và gây được tiếng vang lớn ở Việt Nam lúc bấy giờ. Năm 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập. Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm cuối thập niên hai mươi. Đảng này chủ trương cách mạng bạo lực quyết liệt, lấy tinh thần dân tộc làm yếu tố để tập hợp lực lượng và đấu tranh. Nhưng Quốc Dân Đảng không có đường lối chính trị rõ ràng. Đường lối ban đầu là “trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng thế giới”, sau đó năm 1928 xác định tôn chỉ là “xã hội dân chủ”, từ tháng 2 năm 1929 lại lấy nguyên tắc “tự do, bình đẳng, bác ái” và sau cùng là chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Đường lối bạo lực của Quốc Dân Đảng là lấy khủng bố, ám sát cá nhân để kích động. Và sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thì Việt Nam Quốc Dân Đảng thất bại hoàn toàn.
Phong trào của tầng lớp tiểu tư sản trí thức thời kì này cũng phát triển rất sôi nổi. Để đáp ứng nhu cầu đấu tranh, các tổ chức chính trị cũng ra đời như Tâm Tâm xã, Tân Việt cách mạng Đảng. Trong quá trình hoạt động của mình, dưới sự tác động mạnh mẽ của chủ nghĩa Mác-Lênin với con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản, và đặc biệt là từ sau Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời (1925), các tổ chức này dần phân hóa rồi chuyển sang tư tưởng mới, tư tưởng vô sản. Phong trào trí thức tiểu tư sản có sức lôi kéo đông đảo quần chúng tham gia, phát động nhanh chóng các phong trào như đòi thả Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh (1925), đám tang Phan Châu Trinh (1926),…lan rộng trong cả nước.
Theo thời gian cho thấy bước phát triển của các cuộc đấu tranh mà thời kì sau luôn là sự kế thừa thành quả của thời kì trước. Từ hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cho đến Việt Nam Quốc Dân Đảng là một quá trình mà khuynh hướng dân chủ tư sản trưởng thành dần lên. Điều đó biểu hiện ở chỗ trong thời kì đầu, cả Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều phải dựa vào Pháp hay Nhật để hoạt động trong khi cho tới những năm hai mươi của thế kỉ XX, khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã có những lực lượng nhất định trong nước cho cuộc đấu tranh. Sự trưởng thành của khuynh hướng này cũng biểu hiện trong sự thành lập các chính đảng, trong hình thức đấu tranh, có sự kết hợp đấu tranh về kinh tế, chính trị và văn hóa tư tưởng,… giữa cải cách và bạo động không còn có sự tách bạch mà bấy giờ đã có sự kết hợp lẫn nhau trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ.
II.4. Nguyên nhân thất bại của các phong trào theo khuynh hướng dân chủ
tư sản
Tìm hiểu về giai cấp tư sản Việt Nam, quá trình du nhập tư tưởng tư sản vào Việt Nam và những phong trào dân chủ tư sản qua các phong trào đấu tranh từ những năm cuối thế kỉ XIX đến trước năm 1930 có thể cho thấy một số nguyên nhân thất bại của khuynh hướng chính trị-tư tưởng này. Khi phân tích về nguyên nhân thất bại nếu so sánh nó với xu hướng cộng sản, ta có thể thấy được những ưu điểm của khuynh hướng cộng sản so với dân chủ tư sản Việt Nam. Và đấy chính là những nhân tố giúp cho xu hướng cộng sản sau năm 1930 đã trở nên thắng thế hoàn toàn. Khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam thất bại vì một số nguyên nhân:
Về khách quan, hệ tư tưởng dân chủ tư sản trên thế giới giờ đây đã mất ý nghĩa tiến bộ, không còn hấp dẫn như thời chủ nghĩa tư bản đang lên. Cụ thể ở thời kì những năm 1848-1849 với những cuộc đấu tranh quyết liệt của tư sản châu Âu chống chế độ phong kiến lạc hậu thống trị. Luồng tư tưởng của cách mạng tư sản du nhập vào đối với nước ta vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là mới mẽ, nhưng đối với thế giới thì nó đã bị hạn chế. Đặc biệt kể từ sau cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi có sức ảnh hưởng khắp thế giới thì tư tưởng dân chủ tư sản càng mất đi tính thời đại của mình. Mặt khác, thế lực của thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp những cuộc đấu tranh vừa yếu về lực lượng, vừa non kém về tổ chức như những phong trào đấu tranh của trí thức Nho học tư sản hoá, của tư sản dân tộc hay tiểu tư sản Tây học ở nước ta lúc bấy giờ.
Về chủ quan, đầu tiên phải kể tới hạn chế về tư tưởng, lập trường giai cấp của những người tiếp thu, truyền bá luồng tư tưởng dân chủ tư sản vào nước ta. Lúc đầu, trong khi xã hội Việt Nam chưa sản sinh ra được một giai cấp có đầy đủ khả năng để tiếp thu và thực hành một cuộc cách mạng xã hội tiến bộ thì những sĩ phu Nho học trẻ yêu nước xuất thân từ của Khổng, sân Trình, những người tiếp nối trực tiếp phong trào vũ trang kháng Pháp cuối thế kỉ XIX, đã đứng ra tiếp nhận và truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây vào nước ta. Hơn nữa, tư tưởng này du nhập vào nước ta lúc bấy giờ chủ yếu từ Nhật Bản, Trung Quốc qua Tân thư, Tân văn đã bị biến dạng qua cái nhìn của những nhà tư tưởng theo chế độ quân chủ lập hiến. Nền giáo dục Pháp-Việt chưa phát triển, tư tưởng dân chủ tư sản từ Pháp chưa ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam. Vì thế, tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá lúc này chưa sâu sắc và thiếu hệ thống.
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là hai đại diện tiêu biểu cho lực lượng trí thức Nho học tư sản hóa tiếp thu tư tưởng tiến bộ vào những năm cuối thế kỉ XIX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Cả hai Cụ đều còn mang trong mình ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến và chưa xóa sạch những hạn chế của chế độ lỗi thời.
Giai cấp tư sản dân tộc là tiền đề quan trọng cho sự xuất hiện và tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản. Nhưng đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới trở thành một giai cấp. Tuy nhiên, tư sản Việt Nam rất non yếu do bị tư sản nước ngoài và chính quyền thực dân chèn ép, số lượng có tăng lên nhưng vẫn còn ít. Tư sản Việt Nam là con đẻ của chính sách thuộc địa, yếu kém về kinh tế, bạc nhược về chính trị, nặng nề về tư tưởng cải lương. Đó là nguyên nhân tư sản Việt Nam không thể đưa khuynh hướng dân chủ tư sản lên thành một cuộc cách mạng triệt để.
Còn tầng lớp trí thức tiểu tư sản là những người tham gia trực tiếp vào cuộc cách mạng nhưng đặc điểm chung là chưa bao giờ họ thực hiện triệt để. Họ không là một giai cấp mà đứng ở tầng lớp trung gian. Xét về mặt tư tưởng giai cấp và giá trị kinh tế, tầng lớp tiểu tư sản trí thức không đại diện cho một phương thức sản xuất cụ thể để đưa ra những đường lối chính trị. Họ cũng không đại diện cho quyền lợi của giai cấp nào mà thường nhờ một giai cấp khác đại diện cho quyền lợi của mình. Vì thế trong cách mạng đã có những lúc quyền lợi của họ bị người đại diện tước đoạt. Các tầng lớp tiểu trí thức, do đời sống kinh tế bấp bênh nên họ dễ hoang mang, dao động. Trí thức Nho học xuất thân từ xã hội phong kiến khi tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào đã chuyển hoạt động của mình theo khuynh hướng mới-khuynh hướng dân chủ tư sản. Hay những tầng lớp trí thức Tây học sau này trong Tâm Tâm xã, Tân Việt lúc đầu đứng trên lập trường của giai cấp tư sản đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhưng khi chủ nghĩa Mác-Lênin có ảnh hưởng sâu rộng thì các tổ chức này cũng dần dần phân hóa, ngã ngũ sang khuynh hướng vô sản. Vì không có lập trường chính trị rõ ràng nên thiếu cơ sở trong quần chúng, quần chúng bị lôi kéo đấu tranh chủ yếu vì tinh thần dân tộc.
Một nguyên nhân mang tính chủ quan khác nữa là nền tảng kinh tế-xã hội của Việt Nam bấy giờ cho hệ tư tưởng tư sản là không vững chắc. Một mặt, nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX là nửa tư bản, nửa phong kiến; mặt khác, giai cấp tư sản thì số lượng không nhiều mà thực lực yếu kém và các tư tưởng dân chủ thì đều du nhập từ nước ngoài,…
Giai cấp tư sản Việt Nam được hình thành rất muộn, thậm chí còn sau cả giai cấp công nhân. Sự yếu kém và hình thành muộn của giai cấp tư sản biểu hiện ngay trong những phong trào đấu tranh của nó. Những đại diện đầu tiên cho khuynh hướng này không phải là các nhà tư sản, mà lại chính là các sĩ phu Hán học, có tinh thần yêu nước và thức thời trong việc đi theo tư tưởng tiến bộ. Hơn thế, giai cấp tư sản cũng có sự phân tán, không chỉ về mặt nguồn gốc và còn về mặt tư tưởng và thái độ chính trị. Ngay cả trong những phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu tiên đã có sự khác nhau giữa đường lối giữa bạo lực và hòa bình (Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh). Trong thời gian sau đó là sự khác biệt phong trào quốc gia cải lương với phong trào quốc gia cách mạng; và trong thời kì cuối cùng là bạo động vũ trang của Việt Nam Quốc Dân Đảng với một trong những đảng phái tiêu biểu khác là Đảng Tân Việt ngày càng ngả theo khuynh hướng cộng sản. Một nền tảng trong nước không vững chắc của khuynh hướng dân chủ tư sản còn biểu hiện ở các phong trào ở Việt Nam lúc đầu, dù ít hay nhiều đều phải dựa vào lực lượng bên ngoài. Đó là việc Phan Bội Châu cầu viện Nhật Bản, Phan Châu Trinh mong dựa vào Pháp để duy tân. Dường như hai ông không phải tự bản thân có chủ trương dựa vào bên ngoài, mà là một lực lực quá kém của tư sản Việt Nam buộc họ phải lựa chọn việc tìm kiếm một chỗ dựa vững chắc hơn. Bên cạnh khuynh hướng cải lương, cũng có những phong trào dựa vào thực lực trong nước, tiêu biểu với Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nhưng sau cùng cũng thất bại cùng với khởi nghĩa Yên Bái vào năm 1930.
Nguyên nhân thất bại của tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam cũng xuất phát từ bản thân khuynh hướng này. Bản chất của khuynh hướng tư tưởng tư sản, suy cho đến cùng, là đối lập lại giai cấp công nhân và người lao động. Vậy nên khi xã hội Việt Nam chuyển từ chế độ phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản hay đúng hơn là thực dân nửa phong kiến, chưa qua một cuộc cách mạng tư sản, thì giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam cũng đã biết đến bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Do đó, khuynh hướng tư sản khó có thể tập hợp được lực lượng công nhân, nông dân thực sự đông đảo cho phong trào của mình, mà nó lôi kéo mọi người tham gia đấu tranh chủ yếu dựa vào tinh thần dân tộc hơn là các mục tiêu dân chủ, công bằng xã hội. Khuynh hướng dân chủ tư sản cũng không tạo được thế lực đủ mạnh do:
Thứ nhất, bởi vì các phong trào đấu tranh thật sự đều không có một đường lối đúng đắn, cụ thể và lâu dài, chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau để cùng chống Pháp. Phan Bội Châu đã nhiều lần thay đổi quan điểm về đấu tranh. Phan Châu Trinh chủ trương duy tân, khuyến học, nhưng không chỉ rõ được sau đó làm gì. Phong trào đấu tranh của tư sản sau chiến tranh thì chủ yếu nhằm đòi quyền lợi kinh tế và “một chút dân chủ do Pháp ban cho”. Đảng Tân Việt thì “tùy tình hình mà bạo động hay hòa bình” và liên lạc với các tổ chức cách mạng “xem chủ trương của họ thế nào”. Quốc Dân Đảng là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất của phong trào tư sản thì lại lấy khủng bố, ám sát, “không thành công cũng thành nhân”,… Rõ ràng vai trò của đảng cách mạng là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự thành hay bại của cách mạng nhưng dường như các tổ chức của khuynh hướng tư sản không đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Thứ hai, hệ tư tưởng dân chủ tư sản không tạo ra được thế lực lớn từ bình diện quốc tế cho cách mạng, hầu như đơn độc đối đầu với không chỉ thực dân Pháp, mà là cả một hệ thống các nước tư bản. Ở đây, có thể thấy sự khác biệt giữa hệ tư tưởng tư sản và cộng sản bấy giờ. Từ những năm 1920, hệ tư tưởng cộng sản chống lại đế quốc không những được sự hậu thuẫn của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, mà cả của nhân dân trong nước cũng như sự hậu thuẫn từ chủ nghĩa cộng sản quốc tế đang bùng phát mạnh mẽ và chuyển dần sang thế tấn công. Còn khuynh hướng dân chủ tư sản thì không có ưu thế đó. Những hạn chế của nó về cả đường lối đấu tranh, lực lượng trong nước và sự ủng hộ bên ngoài cũng là một nguyên nhân góp phần đưa đến thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản.
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam, khuynh hướng dân chủ đã “không gặp thời”. Điều đó một mặt thể hiện ở lực lượng trong nước chưa vững mạnh cho khuynh hướng tư tưởng này “bám rễ”. Hơn thế nữa, con đường đấu tranh ôn hòa, tiêu biểu với phong trào Duy Tân và khuyến học như của Phan Châu Trinh chỉ có thể thắng lợi trong điều kiện Việt Nam còn chưa bị đô hộ, và con đường bạo động của Phan Bội Châu chưa đủ sức lay chuyển chính quyền thực dân Pháp…Vậy nên có thể nhận xét về thời gian mà các cuộc đấu tranh tư sản ở Việt Nam diễn ra là: nền tảng của các phong trào thì quá yếu mà chủ nghĩa đế quốc thì đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh đến nổi đầu thế kỉ XX, không có một phong trào dân tộc chống đế quốc nào có thể thành công được. Mặt khác, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam có những bước tiến trong đấu tranh dân tộc bằng việc thành lập các chính đảng tư sản nhưng đó cũng chính là lúc khuynh hướng dân chủ tư sản đã dần trở nên lạc hậu khi so sánh nó với tư tưởng cộng sản chủ nghĩa đã thành công rực rỡ ở nước Nga năm 1917 và ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang phương Đông. Ở Việt Nam, nhờ có những tiền đề về mặt xã hội và những bước đi thích hợp, chủ nghĩa cộng sản ngày càng lấn át khuynh hướng tư sản trong những năm cuối thập niên hai mươi của thế kỉ XX. Nếu nhìn nhận về sự cạnh tranh của hai khuynh hướng này để giành lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc thì tư tưởng dân chủ tư sản rõ ràng thua kém. Từ năm 1930, nó chính thức phải nhường chỗ cho khuynh hướng đấu tranh cộng sản chủ nghĩa. Thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái là một nhân tố dẫn đến sự chấm dứt của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam.
Với những nguyên nhân như thế, có thể nhận thấy rằng khuynh hướng đấu tranh dân chủ tư sản tất yếu sẽ thất bại ở Việt Nam. Nguyên nhân thất bại của nó xuất phát từ nền tảng kinh tế-xã hội không vững chắc và sự phân tán về tư tưởng, non yếu về kinh tế lẫn chính trị của giai cấp tư sản dân tộc. Từ chính những đường lối của khuynh hướng tư sản không phù hợp với tình hình thực tế của các phong trào, và từ những điều kiện lịch sử hạn chế của nó. Phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thất bại là do thiếu hẳn một lực lượng cách mạng đông đảo và tính cố kết, thiếu một chính đảng có tổ chức chặt chẽ, sáng suốt và thiếu hẳn một thời cơ cách mạng, nên thực dân Pháp đủ sức để đàn áp. Đặc biệt, tư tưởng dân chủ tư sản từ sau cách mạng Tháng Mười Nga đã bị thời đại vượt qua, đối với Việt Nam, nó không còn tiến bộ và phù hợp nữa.
II.5. Vị trí của khuynh hướng dân chủ tư sản trong cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam
Dù thất bại, song các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản vẫn có một vị trí quan trọng trong cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam.
Vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, hệ tư tưởng phong kiến không còn ý nghĩa tiến bộ, đủ sức đảm nhiệm vai trò lịch sử để chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc, phát triển xã hội. Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước diễn ra sâu sắc, trầm trọng trên đất nước ta. Việc tìm lối ra cho khủng hoảng là nhu cầu nóng bỏng nhất của dân tộc lúc bấy giờ. Trong lúc cách mạng Việt Nam đang bế tắc thì xuất hiện một tư tưởng mới giải quyết yêu cầu lịch sử đặt ra, đó là tư tưởng dân chủ tư sản. Thời đại đã tạo cho tư tưởng này một “thế đứng tiến bộ” vì tính đến lúc đó, trước cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, chưa có một tư tưởng nào vượt qua.
Do đặc điểm của cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là nước thuộc địa nửa phong kiến nên các khuynh hướng chính trị-tư tưởng không thể tách rời các phong trào đấu tranh chống Pháp để giải phóng dân tộc. Do đó, một tư tưởng mới du nhập vào Việt Nam trong cơn khủng hoảng, nó được tiếp nhận nồng nhiệt và nhanh chóng phát triển thành phong trào đấu tranh rầm rộ với nhiều hình thức khác nhau. Tư tưởng dân chủ tư sản xuất hiện đúng lúc, đem đến cho nhân dân một niềm hy vọng, một niềm tin mới.
Tư tưởng dân chủ tư sản còn có tác dụng lớn trong việc bồi đắp thêm lòng yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân trong lúc khuynh hướng cứu nước cũ đã mất vai trò lãnh đạo. Bên cạnh đó, tư tưởng này còn thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức tiên tiến tiếp nhận một con đường mới, một giải pháp cứu nước mới phù hợp với xu thế thời đại đáp ứng nguyện vọng nhân dân.
Trong cách mạng Việt Nam, khuynh hướng dân chủ tư sản còn có một ý nghĩa lớn. Đó là việc truyền bá sâu rộng tư tưởng dân tộc-dân chủ trong nhân dân qua các phong trào yêu nước. Yêu cầu chống đế quốc và chế độ phong kiến lần đầu tiên được đặt ra trong xã hội Việt Nam. Chống xâm lược giành độc lập dân tộc là vấn đề không gì mới mẻ đối với bề dày truyền thống yêu nước, tự cường của dân tộc Việt Nam. Nhưng chống phong kiến đòi dân chủ lại là vấn đề mang tính “cách mạng tư tưởng” đối với nước ta khi hệ tư tưởng Nho giáo đã ảnh hưởng lâu đời. Trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến, các tầng lớp nhân dân đều ít nhiều bị áp bức, bóc lột, bị kìm kẹp mất tự do, thì “dân chủ” đặt ra càng có tác dụng phát động nhanh chóng phong trào quần chúng, thúc đẩy các phong trào yêu nước đòi tự do dân tộc dâng cao, làm cho cách mạng ngày càng phát triển. Đặc biệt là các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, trong đó tuyên truyền bằng báo chí có tác động to lớn trong việc lôi kéo đông đảo quần chúng tham gia. Hình thức này phát triển mạnh mẽ vào những năm hai mươi của thế kỉ XX trong giới trí thức tiểu tư sản. Đây là lực lượng rất nhạy bén với cái mới. Họ nhanh chóng tiếp thu và truyền bá những tư tưởng tiến bộ vào nhân dân. Chính vì thế, họ đã góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin cùng khuynh hướng cứu nước theo con đường vô sản vào nước ta rồi nhanh chóng biến thành làn sóng đấu tranh theo tư tưởng mới. Đó là sự phân hóa các tổ chính chính trị của tầng lớp trí thức tiểu tư sản, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản. Đây còn gọi là thời kì “quá độ” cho bước chuyển tư tưởng trong cách mạng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Nó đặt cơ sở xã hội, chuẩn bị những tiền đề cho sự vận động sang một khuynh hướng mới, khuynh hướng vô sản, phù hợp vói cách mạng Việt Nam và đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
KẾT LUẬN
Khuynh hướng dân chủ tư sản đã thất bại trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam. Nó thật sự chấm dứt và chuyển quyền lãnh đạo cách mạng sang khuynh hướng vô sản kể từ cuối năm 1930. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà khuynh hướng dân chủ tư sản bị coi là tồn tại thừa, tồn tại một cách vô nghĩa trong lịch sử dân tộc. Những đóng góp to lớn của khuynh hướng dân chủ tư sản vẫn có giá trị mãi đến ngày nay.
Khuynh hướng dân chủ tư sản xuất hiện là một cuộc “cách mạng tư tưởng” cho dân tộc khi mà hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu đang thống trị. Trong sự tuyệt vọng, bế tắc với con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến thì tư tưởng dân chủ tư sản xuất hiện. Nó đã mang lại niềm tin, vực dậy sức sống cho phong trào cứu nước ở Việt Nam. Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm từ đó mà phát huy các phong trào đấu tranh vì vậy bùng lên mạnh mẽ.
Lần đầu tiên “dân chủ” làm mục tiêu đấu tranh đã xuất hiện ở Việt Nam. “Dân chủ” đã trở thành ngọn cờ cao nhất tập hợp nhanh chóng lực lượng đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Đó là cơ sở cho tinh thần đoàn kết thành một khối vững chắc trong cách mạng khi có một tổ chức cách mạng ra đời. Không có khuynh hướng dân chủ tư sản với tư tưởng mới “dân chủ” tồn tại trong cách mạng Việt Nam thì sẽ không có cơ sở quần chúng để đấu tranh chống chế độ phong kiến. Cách mạng Việt Nam sẽ mãi dừng lại ở mỗi mục tiêu “dân tộc” một cách riêng lẻ, sẽ bị thời đại vượt qua với mục tiêu “dân tộc-dân chủ” đi liền và đã phổ biến trên thế giới hàng thế kỉ. Ở Pháp, là một nước độc lập, “dân chủ” đã “lên ngôi” vào thế kỉ XVIII. Ở Mĩ, “dân tộc- dân chủ” đã được thực hiện qua hai lần cách mạng (năm 1776 và những năm 1861-1865). Nhật Bản là nước châu Á sớm tiếp xúc vấn đề đề “dân chủ” nhưng cũng mãi đến cuối thế kỉ XIX. Ở Việt Nam thì tư tưởng dân chủ tư sản những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX mới được truyền bá vào, đó là một sự chậm trễ để hòa nhập vào nền văn minh thế giới. Ngay từ đầu, cơ sở kinh tế-xã hội đã vốn không phù hợp cho khuynh hướng này phổ biến, tồn tại. Đó cũng là một trong những nguyên nhân thất bại của các phong trào đấu tranh gắn liền với hệ tư tưởng tư sản lúc bấy giờ. Về mặt dân tộc, Việt Nam lúc này đã có sự nhảy vọt, từ phạm trù phong kiến truyền thống sang phạm trù tư duy thời cận đại, chuẩn bị cho những bước tiếp theo.
Khuynh hướng vô sản xuất hiện, lãnh đạo cách mạng, và đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi, kế thừa rất nhiều từ khuynh hướng dân chủ tư sản, đặc biệt là vấn đề “dân chủ”, nguồn gốc tạo nên sức mạnh trong cách mạng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Nhờ tìm hiểu có hệ thống tư tưởng dân chủ tư sản, chủ yếu là tư tưởng của Tôn Trung Sơn, Nguyễn Ái Quốc đã khái quát chủ nghĩa dân tộc thành mấy điểm:
- Chủ nghĩa dân tộc: độc lập cho mọi dân tộc;
- Chủ nghĩa dân quyền: tự do cho nhân dân;
- Chủ nghĩa dân sinh: hạnh phúc và hưởng thụ của nhân dân;
Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền mới được thành lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy ba khái niệm: Độc lập-Tự do-Hạnh phúc để đặt tiêu ngữ cho nước Việt Nam mới. Đó chính là ba nguyên tắc lớn của chủ nghĩa dân tộc của Tôn Trung Sơn, và cũng là mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam mà Bác-đại diện xuất sắc cho khuynh hướng vô sản tiếp thu từ khuynh hướng dân chủ tư sản.
Dân chủ là vấn đề rất quan trọng, là vấn đề của mọi thời đại, chứ không chỉ trong hoàn cảnh của một nước bị ách áp bức thực dân, phong kiến. Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) xác định “lấy dân làm gốc”. Hiện nay, Việt Nam luôn nêu cao khẩu hiệu xây dựng “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Đó là cơ sở của sự công bằng, văn minh của bất kì một xã hội nào. Đó là cơ sở cho sự phấn đấu của mỗi cá nhân để xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh”, ổn định và không ngừng phát triển.
Sự tiếp xúc với tư tưởng dân chủ tư sản còn làm cho tư tưởng nhân dân Việt Nam có sự mềm dẻo hơn, nhạy bén hơn với thời cuộc luôn thay đổi. Tính quốc tế, tính thời đại được quan tâm hơn và được tiếp nhận một cách dễ dàng vì vốn tính bảo thủ đã bị xóa bỏ.
Tóm lại, dù khuynh hướng dân chủ tư sản không đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng nhưng những gì mà khuynh hướng này để lại là hết sức có giá trị. Đó là vấn đề mà thế hệ sau phải nghiên cứu, nhìn nhận và phát huy những cái tốt đẹp đó trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hôm nay và tương lai xa hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Công Bá (2002), Lịch sử Việt Nam, Nxb Thanh Hóa.
2. Nguyễn Công Bình (1959), Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, NXB Văn Sử Địa, Hà Nội.
3. Đỗ Thanh Bình (1996), Một số vấn đề về Lịch sử thế giới, Nxb Giáo dục.
4. PGS.TS Trương Văn Chung, PGS.TS Doãn Chính (đồng chủ biên) (2005), Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên) (2005), Lịch sử Việt Nam từ năm 1858-1918, Nxb Đại học sư phạm.
6. Đinh Trần Dương (2002), Sự chuyển biến của phong trào yêu nước trong ba mươi năm đầu thế kỉ XX, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
7. Trần Bá Đệ (chủ biên) (2007), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
8. Trần Bá Đệ (2001), Lịch sử Việt Nam từ 1858-nay, Nxb Chính trị quốc gia.
9. GS Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, tập II- Hệ ý thức tư sản và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Thị Thanh Hương (2008), Phong Trào chống thuế ở Bình Định năm 1908, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 382, trang 49-50.
11. Nguyễn Văn Khánh (2004), Cơ cấu xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (2005), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb Giáo dục.
13. Đinh Xuân Lâm (1998), Lịch sử cận-hiện đại Việt Nam một số vấn đề nghiên cứu, Nxb Thế giới, Hà Nội.
14. Nguyễn Đình Lễ (chủ biên) (2005), Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1945, Nxb Đại học sư phạm.
15. Trần Huy Liệu (2003), Lịch sử 80 năm chống Pháp, Nxb Khoa học xã hội.
16. Trần Viết Nghĩa (2008), Hoạt động chấn hưng thực nghiệp của tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 387, trang 23-33.
17. Lê Nguyễn (2005), Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc, NXB Văn hóa thông tin.
18. Nguyễn Phan Quang (1995), Việt Nam cận đại-Những sự kiện mới, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Quyết Thắng (2004), Phong trào Duy Tân các khuôn mặt tiêu biểu, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
20. Trần Nam Tiến (2001), Thành phố Hồ Chí Minh 100 sự kiện, Tạp chí xưa và nay, Nxb Trẻ.
21. PTS Vũ Tình (1998), Nghiên cứu tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng 1sản, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
22. Nguyễn Khánh Toàn (2004), Lịch sử Việt Nam, tập II (1958-1945), Nxb Khoa học xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_1_0783.doc