Đề tài Những thế mạnh và một số vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển thị trường du lịch Hà Nội

Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển ngành Du lịch Hà Nội, trong thời gian tới phải đầu tư vào công tác xúc tiến tuyên truyền quảng cáo du lịch để công tác này thực sự trở thành một nội dung quan trọng. + Ban hành và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch Hà Nội để giới thiệu với khách du lịch về con người và cảnh quan tài nguyên du lịch Hà Nội và vùng phụ cận, những thông tin cần thiết cho du khách như khu lưu trú, hệ thống thăm quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, ăn uống,. + Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử, văn hoá, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam thắng cảnh, các làng nghề lễ hội,. và những cơ hội khả năng đầu tư phát triển Hà Nội để giới thiệu cho khách trong và ngoài nước. + Trong những điều kiện thuận lợi có thể có văn phòng đại diện du lịch Hà Nội tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Châu Âu, Châu Mĩ, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản,. để thực hiện chức năng lữ hành du lịch.

doc24 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những thế mạnh và một số vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển thị trường du lịch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần mở đầu I-/ Lý do chọn đề tài: Việt Nam là một đất nước có truyền thống kiên cường bất khuất, trải qua bao thời kỳ dựng nước và giữ nước, lại có sẵn một nền văn hoá tồn tại lâu đời, và cũng có rất nhiều các danh lam cũng như các di tích lịch sử thu hút nhiều khách du lịch trong nước cũng như khách nước ngoài. Từ những năm xa xưa trong lịch sử nhân loại Du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một nhu cầu tất yếu khách quan của con người. Ngày nay, các nước trên thế giới đã coi Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển, các nước đang tiến hành công nghiệp hoá và đô thị hoá. Hoạt động Du lịch ngày càng phát triển không ngừng cuốn hút hàng tỷ người trên khắp hành tinh mang lại lợi ích to lớn về nhiều mặt, là đòn bẩy thúc đẩy Việt Nam là một đất nước có truyền thống kiên cường bất khuất, trải qua bao thời kỳ dựng nước và giữ nước, lại có sẵn một nền văn hoá tồn tại lâu đời, và cũng có rất nhiều các danh lam cũng như các di tích lịch sử thu hút nhiều khách du lịch trong nước cũng như khách nước ngoài. Sự phát triển của tất cả các nền kinh tế quốc dân, tạo ra tích luỹ bước đầu cho nền kinh tế, là phương tiện quan trọng để thực hiện chính sách mở cửa, là cầu nối bên ngoài và bên trong nước. Phát triển Du lịch còn tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình hữu nghị hoà bình, sự hiểu biết lẫn nhau của từng dân tộc, xoá bỏ thành kiến giữa các nước. Trong bối cảnh hiện nay trên thế giới, Du lịch Việt Nam đang đứng trước những thử thách lớn của chạy đua phát triển Du lịch toàn cầu với sự cạnh tranh gay gắt. Song với chính sách đổi mới và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã coi “Phát triển Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước” (Nghị quyết 45/CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ) và “Phát triển Du lịch là hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước” (Chỉ thị 46/CT-TW ngày 14 tháng 10 năm 1994 của Ban Bí thư). Thực hiện sứ mạng “Phát triển nhanh chóng Du lịch,... từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm Du lịch - Thương mại - Dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” (đã được ghi trong Nghị quyết Đại hội Đảng VIII). Mấy năm trở lại đây, Du lịch Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực luôn tạo ra những cơ hội và khả năng mới, tận lực khai thác rút ngắn dần khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển trên thế giới. II-/ Nội dung của đề tài: Ngoài Phần mở đầu còn có 4 chương sau: Chương I: Giới thiệu khái quát về Thủ đô Hà Nội Chương II: Tài nguyên du lịch Hà Nội Chương III: Những thế mạnh và một số vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển thị trường Du lịch Hà Nội Chương IV: Mục tiêu và giải pháp phát triển du lịch Hà Nội Chương I Giới thiệu khái quát về thủ đô hà nội I-/ Bối cảnh lịch sử: Hà Nội là một Thành phố cổ kính có lịch sử phát triển gần 1000 năm, trong “Chiếu dời đô” (từ Hoa Lư - Ninh Bình về Thăng Long mà ngày nay mang tên là Hà Nội) Vua Lý Thái Tổ (914-1028) đã khẳng định vị trí trung tâm của Thăng Long: “Xem đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là nơi hội tụ của bốn phương đất nước, cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Lời tiên tri đó đã trải qua gần ngàn năm kinh nghiệm và đến nửa cuối thế kỷ XX Hà Nội đã thật sự là một trung tâm chính trị, văn hoá và kinh tế của nước Việt Nam thống nhất hoà bình. Nằm ở vị trí trung tâm Châu thổ sông Hồng, được thiên nhiên ưu đãi dành cho nhiều điều kiện thuận lợi, từ thế đất đến hệ sinh thái phong phú và nổi bật là cộng đồng dânc ư cần cù và sáng tạo sinh sống lâu đời ở Thăng Long - Hà Nội đã khai phá tạo dựng nên thủ đô văn hiến lâu đời, xinh đẹp và độc đáo. Ba triều đại lớn nhất của dân tộc Việt là Lý, Trần, Lê suốt tám trăm năm trị vì ở Hà Nội. Từ năm 1945 đến nay Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. II-/ Điều kiện tự nhiên: 1-/ Vị trí địa lý: Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Châu thổ sông Hồng có toạ độ địa lý là 20025’ đến 21023’ vĩ độ Bắc và 105015’ đến 106003’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Hà Tây, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Hà Nội gồm các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy. Và các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn, Từ Liêm. 2-/ Khí hậu: Hà Nội nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Gồm có đủ bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhưng để những người ở xa dễ nhận biết khí hậu Hà Nội khi chuẩn bị đến thủ đô này có thể tạm chia thành hai mùa là: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, đây là thời kỳ giá lạnh, không mưa to. Từ tháng 1 đến tháng 3 vẫn có giá lạnh nhưng có tiết xuân nên có mưa nhẹ (mưa xuân) đủ độ ẩm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Từ tháng năm đến tháng 9 có mưa to và bão. Trong các tháng 8, 9, 10 Hà Nội có những ngày thu. Mùa thu Hà Nội trời trong xanh, gió mát. Những ngày cuối thu se se lạnh và nhanh chóng hoà nhập vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình mùa Đông: 17,20C (lúc thấp nhất xuống tới 2,70C). Trung bình mùa Hạ: 29,20C (lúc cao nhất lên tới 42,80C). Nhiệt độ trung bình cả năm: 23,20C. Mưa trung bình hàng năm là 1,800mm. chương II tài nguyên du lịch hà nội I-/ Những đánh giá chung về sự hấp dẫn của Du lịch Hà Nội ở Việt Nam ta không nơi nào mà dấu ấn lịch sử lại kết tinh sáng chói bằng ở Hà Nội. Tại đây có các di chỉ đồ đá, đồ đồng ba bốn nghìn năm tuổi có dấu vết người anh hùng thiếu niên làng Gióng đánh giặc ngoại xâm từ đời vua Hùng thứ VI, rồi thành ốc An Dương Vương, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Ngọc Hồi - Khương Thượng và gò Đống Đa, thành phố Hà Nội (xây năm 1904-1806 nay còn sót lại cửa chính Bắc Môn, quảng trường Nhà hát lớn là nơi xuất phát cuộc Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền tại Hà Nội, lễ đài Ba đình là nơi Chủ tịch Hồ Chí MInh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, quảng trường Ba Đình là nơi có lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trải qua mấy ngàn năm, lịch sử đã để lại cho mảnh đất này nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng, phong phú và đa dạng cả về nguồn gốc lẫn loại hình có giá trị lớn đối với du lịch. Các di tích này không chỉ có kiến trúc độc đáo như chùa Một Cột, gác Khuê Văn (Văn Miếu) thành Cổ Loa,... có pho tượng cổ như tượng Huyền Thiên Trấn Vũ (đền Quán Thánh) mà còn lạ sự hài hoà với cỏ cây hoá lá,... Với sự tích huyền thoại như truyện Thánh Gióng, truyện nỏ thần Kim Quy với mối tình Mỵ Châu - Trọng Thuỷ. Bên cạnh đó Hà Nội có nhiều di tích lịch sử cách mạng, vì đây là trung tâm cách mạng của cả nước, là nơi chỉ đạo của các cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc của nhân dân ta trong nửa thập kỷ qua. Các di tích lịch sử này cũng có sự hấp dẫn lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước như nhà sàn, ao cá Bác Hồ,... Hà Nội còn là nơi tập trung nhiều nhà bảo tàng có ý nghĩa quốc gia như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Lịch sử, Cách mạng,... Kiến trúc Hà Nội cũng rất đặc sắc và đa dạng. Những khu phố cổ có nhà nhỏ thấp, chen chúc nhau với mái ngói mũi hài, những vết tích của hàng ngàn năm trước. Nhiều du khách lần đầu đến Hà Nội đã bị thu hút bởi vẻ đẹp của thu đô, một vẻ đẹp được tạo nên bởi sự kết hợp hài hoà giữa vẻ kiếnt rúc cổ kính và màu xanh của cây cối hồ nước. Kiến trúc của Hà Nội mang đậm dấu ấn của lịch sử dài lâu, chùa chiền, đền miếu có ở khắp nơi trên đất Hà Nội. Không ít khi thanh tịnh được tạo bởi kiến trúc đơn sơ, giản dị, gần gũi với con người. Hà Nội có thể chia ra thành các khu vực: khu phố cổ, khu thành cổ, khu phố cũ, xen đẹm giữa các khu vực này là các khu dân cư tự phát chuyển dần từ các làng xóm thành các ngõ phố quy hoạch tuỳ tiện. Câu thành ngữ quen thuộc “Hà Nội 36 phố phường” đã thể hiện sự phong phú của các nghề truyền thống được tập hợp lại từng phường hội trong các phố ở Hà Nội. Ngày nay, qua bao năm tháng thăng trầm, các khu phố Hà Nội không còn giữ nguyên tính chất phường hội của nó, nhưng các tên phố, nhất là những khu phố cổ vẫn còn tồn tại hoặc gợi nhớ hình ảnh về một Hà Nội tài khéo ngày trước như: Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Đào, Hàng Bạc,... cả ngoại thành Hà Nội có những tên khi đọc lên người Hà Nội và cả những ai hiểu biết về Hà Nội cũng thấy nó gắn bó với những sản vật đã trở thành nổi tiếng: đào Nhật Tân, giấy Yên Thái, đồ đồng Ngũ Xã. Nói đến Hà Nội phải nói đễn những món ăn thật độc đáo và khoái khẩu. Những món ăn vừa giản dị vừa hợp túi tiền nhưng cũng đủ làm cho du khách ra đi không thể nào quên được. Mùa xuân người Hà Nội ăn Hồng xiêm Xuân Đỉnh, tháng 3 ăn bánh trôi - bánh chay,... mùa hè ăn chè đỗ đen, thập cẩm, thạch đen. Mồng 5 tháng 5 (âm lịch) ăn rượu nếp rồi “giết sâu bọ” bằng mận, đào, dưa hấu,... thơm ngon nhất là ăn nhãn lồng bọc hạt sen thả vào nước đường phèn trong vắt mát rượi. Nhưng Hà Nội có những món ăn nổi tiếng mà ai cũng biết như chả cá Lã Vọng, bún thang, bánh tôm Hồ Tây, bánh cốm Hàng Than,... đó là những món ăn mang những nét riêng mà chỉ có Hà Nội mới có. Ngoài ra, Hà Nội còn có 36 vườn hoa, công viên và có tới 377 ha thảm cỏ, các tượng đài các bể phun nước làm tăng thêm vẻ đẹp của thủ đô. Nói đến Hà Nội không thể không nói đến vẻ đẹp của những sông hồ. Con sông Hồng dải lụa vắt ngang thành phố, hai bên bờ sông có bao nhiêu di tích mà du khách có thể ghé thăm nếu đi du lịch bằng đường sông. Hà Nội có hơn 3.600 ha hồ, ao, đầm có 27 hồ đầm lớn tiêu biểu là Hồ Tây với diện tích 500ha và vùng đất quanh hồ là 800ha có khả năng tổ chức dịch vụ Du lịch và giao dịch quốc tế tầm cỡ ở vùng Đông Nam á. Hồ Hoàn Kiếm gắn với huyền thoại thiêng liêng, là trung tâm của thủ đô đã trở thành quen thuộc với người dân từ xa xưa. Đây có thể trở thành một điểm du lịch đặc sắc với chủ thể là Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, đền Bà Triệu, tháp Bút, tháp Hoà Phong và các di tích khác quanh hồ. Tóm lại, thủ đô Hà Nội với tất cả những thế mạnh của chính mình có thể thu hút một lượng lớn khách trong nước và quốc tế, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển du lịch, cũng như sự phát triển chung của đất nước. II-/ Tài nguyên thiên nhiên: 1-/ Tài nguyên Nhân văn: Hà Nội là thành phố rất cổ kính của nước Việt Nam được xây dựng cách đây gần 1000 năm, là nơi tập trung các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc cổ và các lễ hội truyền thống cổ. Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Hà Nội là đất ngàn năm văn vật có lịch sử và nền văn hoá lâu đời. Hà Nội có khoảng 322 di tích lịch sử được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng trong tổng số hơn 2000 di tích. + Khu Phố Cổ: ở Việt Nam ngoài Hội An ra chỉ có ở Hà Nội mới giữ được một khu phố cổ. Theo các nguồn sử liệu thì đây cũng chính là nhân lõi của kinh đô Thăng Long từ khi mới thành lập và nó cũng gần ngàn năm tuổi. Nói đến địa giới không gian khu phố cổ thì có thể coi đó là một hình tam giác cân có đỉnh là phố Hàng Than, cạnh phía Đông là đê sông Hồng, cạnh phía tây là phố Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da còn đáy là trục Hàng Bông - Hàng Gai - Cầu Gỗ. Các khu phố thường mang tên những mặt hàng sản xuất như: Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Bồ. Đây cũng chính là nguồn tài nguyên quý giá mang phong cách đặc trưng của người Hà Nội. + Các di tích kiến trúc cổ: Hà Nội là nơi có mật độ di tích cổ thuộc loại cao 48,2 di tích/100km2, trong khi đó cả nước chỉ có 2,2 di tích/100km2. Những di tích đó có niên đại trải dài từ trước Công nguyên cho đến triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn. Theo thống kê thì Hà Nội có hơn 2000 di tích cổ trong đó có: 679 đình, 12 lăng, 210 đền, 252 miếu, 775 chùa, 166 nhà thờ họ, 32 am. Trong số các di tích cổ đó thì chùa chiền có số lượng lớn nhất và ở Hà Nội các chùa có niên đại khá lâu như: chùa Trấn Quốc (xây dựng vào năm 541 thờ vua Lý Nam Đế), chùa Quán Sứ (xây dựng vào thế kỷ XV), chùa Một Cột (xây dựng vào năm 1049 đời vua Lý Thái Tông), chùa Kim Liên (năm 1128-1138 thờ vua Lý Thần Tông) và vô số các chùa lớn nhỏ khác. Ngoài ra còn có hệ thống đền đài thờ các vị anh hùng dân tộc như: đền Kim Mã thờ Phùng Hưng, đền Trung Liệt thờ Quang Trung,... Bên cạnh đó tín ngưỡng dân gian tiêu biểu là Phủ Tây Hồ thờ Mẫu Liễu Hạnh đền Gò Hồ thờ Tam Phủ Thánh Mẫu,... Đây cũng chính là điều kiện để cho Hà Nội có thể thu hút được nhiều khách Du lịch quốc tế và nội địa đến thăm quan nghiên cứu. + Các Làng nghề: Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống có từ lâu đời. Người Hà Nội vốn thanh lịch và tài hoa, họ muốn tạo ra những sản phẩm vừa có ích vừa làm đẹp cho đời. - Làng đúc đồng Ngũ Xã: Đây chính là nơi làm ra những sản phẩm nổi tiếng như pho tượng Phật Di Đà ở chùa Thần Quang nằm ngay ở làng Ngũ Xã, tượng Trấn Vũ bằng đồng đen ở đền Quán Thánh, chuông chùa Một Cột và vô số các sản phẩm khác. - Làng giấy Yên Thái: Sản phẩ chủ yếu của Yên Thái là giấy để in sách hoặc viết chữ Nho và giấy dó (in tranh dân gián). Loại giấy dó này của làng Yên Thái đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới cho các hoạ sĩ vẽ tranh bằng mực Tầu theo phương pháp tranh cổ điển Phương Đông. Nghề này hiện nay đang được phục hồi dần trở lại. - Làng gốm sứ Bát Tràng: Đây là một nghề xuất hiện từ rất lâu đời ở Bát Tràng (vào thế kỷ thứ XV). Sản phẩm ở đây không những rất nổi tiếng ở trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Gấm ở Bát Tràng đã đạt được tới đỉnh cao về nghệ thuật và kỹ thuật chế tạo đồ gốm sứ Việt Nam. + ẩm Thực: Người Hà Nội rất chú trọng đến cách ăn uống và coi đó như là một sự thưởng thức văn hoá. Quan niệm này có lẽ ít nơi nào có được, Hà Nội nổi tiếng với rượu mơ (Kẻ Mơ hay làng Hoàng Mai), làng Thuỵ (nay là làng Thuỵ Khuê), làng Vọng (Phương Liệt) đã từng được nhắ đến trong sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi. Món ăn Hà Nội cũng phong phú và hấp dẫn mang những phong cách rất đặc trưng của văn hoá Hà Nội như: Bún Thang, Chả Cá, Bánh Tôm Hồ Tây, Bánh Cốm Hàng Than, Bánh Cuốn Thanh Trì và hàng trăm loại quà ngon khác nhau. + Các Viện Bảo tàng: Hà Nội tập trung rất nhiều Bảo tàng như: Bảo tàng Cách mạng (1959), Bảo tàng Hồ Chí Minh (1990), Mĩ thuật Việt Nam (1966), Dân tộc Việt Nam (1996), Bảo tàng Quân Đội (1959) và Viện Bảo tàng Lịch Sử. + Các Lễ hội truyền thống: Đồng bằng sông Hồng mà Hà Nội là trung tâm, là quê hương của hội làng, hội vùng, hội của cả nước, là cái nôi của lễ hội nông nghiệp và lễ hội lịch sử. Các lễ hội như hội về An Dương Vương ở đền Cổ Loa (6-16 tháng 1 âm lịch), hội Gò Đống Đa (5 tháng 1 âm lịch), hội đền Sóc Sơn (7 tháng 1 âm lịch), hội đền Đồng Nhân (3-6 tháng 2 âm lịch), hội Gióng (9 tháng 4 âm lịch), hội làng Lệ Mật (23 tháng 3 âm lịch), hội làng Triều Khúc (10-12 tháng 1 âm lịch). Ngoài ra còn vô số các lễ hội dân gian đặc sắc khác biểu hiện sự sinh động của văn hoá dân tộc, đều là đối tượng của du lịch đặc biệt là du lịch văn hoá. 2-/ Tài nguyên tự nhiên: + Các Danh thắng: Hà Nội có rất nhiều các danh thắng nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết trả gươm của vua Lê Thái Tổ. Hồ Tây ở đường Thanh Niên có diện tích là 500ha đang nằm trong quy hoạch xây dựng làng du lịch của thành phố. Ngoài ra còn có vô số các hồ khác như: Hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu, hồ Trúc Bạch,... Bên cạnh đó còn có khoảng 36 công viên, vườn hoa các loại như: công viên Thủ Lệ, công viên Lê Nin, vườn Bách Thảo,... + Vui chơi giải trí: Người Hà Nội có truyền thống thanh lịch, tao nhã đặc tính đó còn được thể hiện cả trong vui chơi giải trí của người Hà Nội. Đặc biệt nổi bật hơn cả là các chương trình biểu diễn múa rối và hầu như khách nước ngoài nào đến Hà Nội cũng đi xem múa rối nước mà Hà Nội cũng chính là nơi hồi sinh cho môn nghệ thuật truyền thống này. Ngoài ra Hà Nội còn có tất cả các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống (các nhà hát chèo, tuồng, cải lương và các nhà hát kịch nói hiện đại). chương III những thế mạnh và một số vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển thị trường du lịch hà nội I-/ Tiềm năng và lợi thế của du lịch hà nội: * Với tất cả các ưu thế về nguồn lực phát triển như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật,... Hà Nội có nhiều cơ hội phát triển nhanh chóng một nền kinh tế đa ngành trong đó có ngành Du lịch. Trong thực tế Du lịch Hà Nội đã phát triển một cách rõ rệt. + Về dòng khách: Khách Du lịch quốc tế đến Hà Nội theo nhiều hướng khác nhau nhưng chủ yếu bằng đường hàng không thông qua cửa khẩu Nội Bài. Trong mấy năm trở lại đây đặc biệt từ khi tuyến đường sắt liên vật Hà Nội - Trung Quốc được khai thông, một số lượng lớn khách Trung Quốc đến Hà nội bằng con đường này. Năm 1994 khách du lịch quốc tế đến Hà Nội là 259.278 lượt khách, đến năm 1996 là 352.000 chiếm 21,9% lượt khách cả nước, năm 1998 con số này đã đạt 24,3%. Dự kiến đến năm 2010 sẽ có khoảng 1.600 - 2.000 ngàn khách quốc tế đến Hà Nội. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển thị trường lữ hành quốc tế nói riêng và Du lịch Hà Nội nói chung. Khách du lịch nội địa đến Hà Nội với nhiều mục đích khác nhau như tham quan, thăm người thân, tham gia các hội nghị, hội thảo và các lễ hội truyền thống (sắp tới đây vào khoảng tháng 10 Hà Nội sẽ tổ chức lễ hội kỷ niệm 990 năm Thăng Long lịch sử),... Năm 1998 Hà Nội đón và phục vụ 9.600 lượt khách, dự kiến đến năm 2000 đón khoảng 1.700-1.800 và 2010 Hà Nội sẽ đón khoảng 3.400-3.900 ngàn lượt khách. + Về doanh thu: Doanh thu từ Du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả. Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng khách du lịch thì doanh thu từ du lịch tăng trưởng với tốc độ tương đối cao. Hà Nội là một trong những thành phố có doanh thu từ du lịch khá cao trong cả nước chỉ sau mỗi thành phố Hồ Chí Minh. Toàn ngành Du lịch thành phố đã thu được trên 300 tỷ đồng chiếm 18,75% cả nước, đến năm 1997 doanh thu là 1.062 tỷ đồng, và đến năm 1998 doanh thu từ du lịch Hà Nội đạt 1.134 tỷ đồng tăng 8%. Ước tính năm 2000 doanh thu sẽ là 297,84 triệu USD và năm 2010 sẽ là 1.882,7 triệu USD. (Số liệu của Sở Du lịch Hà Nội). * Với vị trí đặc biệt thuận lợi trong việc giao lưu với các tỉnh trong cả nước, là một trong 3 cửa khẩu chính về hàng không, Hà Nội sẽ là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong cả nước và quốc tế. Đồng thời với tiềm năng nhân văn phong phú, lại nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với các tỉnh lân cận như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Hoà Bình, Hải Phòng, Hạ Long,... là những nơi có nhiều điểm thăm quan du lịch hấp dẫn chắc chắn trong tương lai sẽ có những sự chuyển hướng quan trọng về dòng khách Du lịch và Hà Nội sẽ giữ vai trò là trung tâm đón đưa khách tới các điểm Du lịch trong vùng và cả nước đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển mạnh mẽ của Du lịch Việt Nam. 1-/ Vị trí địa lý: Hà Nội nằm trên một diện tích 921 km2, Hà Nội bao gồm hai loại hình đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Phần lớn diện tích Hà Nội và những vùng phụ cận là đồng bằng với độ cao trung bình 10m, thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam theo dòng chảy qua sông Hồng, nằm giữa hai vùng đồi núi tách biệt, tạo nên những nét độc đáo riêng, thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Vùng đồi nói Hà Nội có thể tổ chức loại hình du lịch như leo núi, săn bắn, du lịch mạo hiểm, nghỉ dưỡng, chưa bệnh và nghỉ cuối tuần và chỉ cách thủ đô trên dưới 60km. Hà Nội có nhiệt độ thích hợp với hoạt động Du lịch với nhiệt độ trung bình mùa đông là 17,20C (lúc thấp nhất xuống tới 2,70C). Trung bình mùa hạ là 29,20C (lúc cao nhất lên tới 42,80C). Khách Du lịch rất thích đến Hà Nội vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. Hà Nội còn có thể được gọi là thành phố “xanh” với trên 2000 cây xanh bao gồm 46 loại cây khác nhau như xà cừ, bàng, phượng, sửa,... trải khắp phố phường, khác với thủ đô nhiều nước ở Châu Âu, Hà Nội xanh bất tận cả bốn mùa. 2-/ Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Hà Nội đã được chú ý đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng, để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của thủ đô. Hà Nội là nơi tập trung nhiều khách sạn. Năm 1997 có 259 khách sạn, đến năm 1998 là 280 khách sạn và có rất nhiều khách sạn đã đạt tiêu chuẩn 5 sao như: Daewoo, Ha Noi Tower, Hillton, Sofitel Mertropole, Melia,... và rất nhiều các khách sạn khác phục vụ khách quốc tế và các đoàn khách lớn. Ngoài ra Hà Nội còn có 187 công ty lữ hành đón và đưa khách để phục vụ cho sự phát triển du lịch của thủ đô. 3-/ Cơ sở hạ tầng: Hà Nội tụ điểm của nhiều trục giao thông lớn của miền Bắc và cả nước, là nơi hội tụ của 6 tuyến đường sắt, 8 tuyến đường bộ, các cảng Hải Phòng hơn 100km, lại có cảng Hàng không quốc tế và nội địa, là đầu mối quan trọng nối các tỉnh miền Bắc với nhau. Chính nhờ lợi thế của các trục giao thông, mà Hà Nội vừa là thị trường nhận khách, vừa là thị trường giữ khách trực tiếp, thị trường gửi khách trung gian và như thế nhu cầu về nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ kèm theo cho khách vãng lai đến Hà Nội là rất lớn. Khách quốc tế có thể từ sân bay Nội Bài dừng chân ở thủ đô Hà Nội để lựa chọn phương tiện giao thông phù hợp cho các chuyến đi trong cả nước. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển các chuyến du lịch nội vùng, liên vùng và quốc tế. Ngành bưu chính viễn thông của cả nước và Hà Nội đang được hiện đại hoá và phát triển nhanh chóng tạo điều kiện từ Hà Nội có thể liên lạc được với mọi nơi trong nước và quốc tế, đáp ứng nhu cầu thông tin cho khách du lịch. 4-/ Thủ tục xuất nhập cảnh: Từ 1 tháng 7 năm 1998 đã mở thêm thị trường khách du lịch Trung Quốc vào Hà Nội bằng thẻ du lịch. Với sự ủng hộ của UBND Thành phố, Sở Du lịch cũng đã trình Nhà nước và được chấp nhận cho thí điểm cấp Visa cho khách du lịch vào Hà Nội tại cửa khẩu Nội Bài. Đó cũng chính là những thuận lợi cho sự phát triển thị trường Du lịch Hà Nội. 5-/ Một vài đặc điểm khác: - Hà Nội nằm ở trung tâm Bắc Bộ, thuộc tam giác phát triển kinh tế từ phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nên được Nhà nước ưu tiên phát triển kinh tế và là địa phương hấp dẫn, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và Du lịch. - Hơn nữa lợi thế là một thủ đô - trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế, KHKT,... của cả nước và với tiềm năng du lịch to lớn của mình Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng,.. - Là thủ đô của cả nước, hàng năm Hà Nội đón hàng triệu lượt khách đến viếng thăm. Ngoài ra, Hà Nội còn có hàng trăm Đại sứ quán, đại diện các tổ chức quốc tế, và các văn phòng đại diện các Công ty thương mại liên doanh. - Hà Nội tập trung nhiều trí thức nhân tài, độ ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cao hơn hẳn các địa phương khác. II-/ Du lịch Hà Nội với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố: Trong những năm qua đóng góp của du lịch Hà Nội với sự phát triển kinh tế xã hội thành phố gia tăng đáng kể. Nếu như năm 1991 tổng GDP của du lịch mới đạt 18,36 triệu USD (chiếm 1,86% tổng GDP của thành phố), năm 1995 đạt 67,12 triệu USD (chiếm 4,15%) thì đến năm 1998 đã đạt được 74,36 triệu USD (chiếm 6%) trong tổng GDP của thành phố. Sự phát triển của du lịch đã kéo theo sự dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế của thành phố, đồng thời kéo theo hàng vạn công ăn việc làm. Mặc dù sự phát triển của Du lịch Thủ đô những năm qua đã có sự gia tăng đáng kể, nhưng mức đóng góp du lịch cho GDP còn khiêm tốn so với tiềm năng yêu cầu đặt ra. Dự tính đến năm 2010 chỉ tiêu đó sẽ là 10,2%-13%. Mặt khác cùng với sự phát triển của hệ thống khách sạn sang trọng, các khu du lịch vui chơi giải trí, việc giữ gìn vệ sinh môi trường, việc gia tăng các làng nghề thủ công truyền thống hàng lưu niệm,... sẽ tạo cho đô thị một diện mạo hấp dẫn và sinh động hơn. III-/ Những vấn đề còn tồn tại của Du lịch Hà Nội: * Sản phẩm Du lịch còn chưa phong phú, hấp dẫn. Hầu hết các khu Du lịch, điểm du lịch còn khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư tôn tạo, cơ sở vui chơi giải trí còn ít, hàng lưu niệm còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được thị hiếu của khách. Chất lượng và giá cả dịch vụ chưa có sức cạnh tranh cao. * Công tác thị trường, tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch còn hạn chế, kinh phí cho tuyên truyền quảng cáo còn hạn hẹp. Hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp còn phân tán, đại diện du lịch ở nước ngoài còn ít, nhiều công ty còn thụ đồng chờ khách đến. Nhiều doanh nghiệp lữ khách quốc tế chưa đủ sức vươn ra nước ngoài khai thác đưa khách vào Việt Nam. Thủ tục ra vào của khách đã được cải tiến nhưng chưa được thông thoáng. Lượng khách quốc tế vào đang có xu hướng giảm. * Tình trạng khách du lịch tự do còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các công ty lữ hành và các khách sạn, đã dẫn đến sự lộn xộn và cạnh tranh không lành mạnh giữa các khách sạn (chi phí môi giới cao, giảm giá dịch vụ một cách quá mức,... để giành giật khách hàng) gây sự thiệt hành không đáng có cho ngành khách sạn (làm giảm doanh thu, lợi nhuận). Đối với khách du lịch tự do, trong thời gian lưu lại Hà Nội họ phải tự lo về vấn đề ăn, ngủ, đi lại, tham quan,... nên không tránh khỏi phiền toái mất thời gian và làm tăng chi phí chuyến đi của họ. Đây cũng chính là vấn đề khiến cho nhiều du khách không muốn trở lại Hà Nội lần thứ hai. * Hà Nội có tỷ lệ tăng dân số quá cao, quá trình đô thị hoá quá nhanh và sự gia tăng các loại xe cơ giới tham gia vào giao thông đang làm cho giao thông đô thị Hà Nội quá tải và mất cân đối. Trong khi số lượng phương tiện giao thông tăng quá nhanh thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông còn yếu kém và xuống cấp, các phương tiện giao thông công cộng hiện đại có chất lượng cao chưa phát triển ở Hà Nội đang là vấn đề trở ngại lớn cho quá trình phát triển kinh tế và cho việc hoạt động du lịch, không gian lưu thông hành lang liên kết du lịch Hà Nội với các tỉnh phụ cận khác. * Ngoài ra, du lịch ở thủ đô còn tồn tại một số vấn đề làm ảnh hưởng đến quá trình tham quan, giải trí cho khách du lịch như các tệ nạn xã hội, cướp giật túi xách tay, máy ảnh của khách du lịch quốc tế đã làm cản trở cho du khách đồng thời làm mất lối sống có văn hoá, văn minh của người Hà Nội. UBND thành phố đã gửi công văn số 3238/UB-VX do Chủ tịch Lưu Minh Trị ký ngày 24/12/1998 tới UBND các quận, huyện, các sở văn hoá thông tin du lịch về việc giải quyết các tệ nạn làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường tại các điểm văn hoá du lịch. Tuy nhiên đến nay những tệ nạn như níu kéo khách để bán hàng, người hành khất bu bám và có những việc làm không có văn hoá ở các điểm văn hoá, các di tích lịch sử, các danh thắng,... ở Hà Nội vẫn còn tồn tại gây sự bất bình cho khách du lịch. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề liên quan đến khách du lịch quốc tế. Trong lượng khách quốc tế đến tham quan, giải trí ở thủ đô Hà Nội có những kẻ mang theo một mục đích khác như phá hoại văn hoá truyền thống, tuyên truyền văn hoá phẩm độc hại và tệ hại nhất là mang đến căn bệnh thế kỷ AIDS đến thủ đô. Tóm lại, du lịch ở Hà Nội còn tồn tại một số vấn đề làm cản trở quá trình phát triển du lịch ở thủ đô và cần có sự can thiệp của Nhà nước, các sở quận huyện, cũng như từng người dân quan tâm giải quyết triệt để, giúp cho du lịch Hà Nội phát triển một cách bền vững. chương IV mục tiêu và giải pháp phát triển du lịch hà nội I-/ Mục tiêu phát triển du lịch hà nội: 1-/ Mục tiêu tổng quát: Hà Nội có nhiều lợi thế về vị trí tiêm fnăng để phát triển du lịch. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước, cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2010 đều có chủ trương đưa ngành du lịch thủ đô xứng đáng với vịt rí là một trong ba trung tâm du lịch lớn của cả nước và trở thành ngành kinh tế quan trọng trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, xứng đáng với tiềm năng to lớn của địa phương. Phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ của Hà Nội nhằm: - Góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của thành phố. - Nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán ngoại tệ. - Phát huy bản sắc của dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hoá, các lễ hội truyền thống, cảnh quan môi trường,... - Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. - Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế. - Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lưu, nâng cao dân trí. 2-/ Mục tiêu về kinh tế: Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội nhằm giải quyết hai mối quan hệ cung cầu, khai thác có hiệu quả các nguồn lực để nhanh chóng phát triển ngành du lịch góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào tổng thu nhập của Hà Nội sao cho ngành du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế quan trọng nhất. 3-/ Mục tiêu về chính trị: Phát triển Du lịch Hà Nội cùng nhằm một mục tiêu quan trọng, đó là góp phần nâng cao vị trí chính trị của đất nước, làm cho bạn bè quốc tế hiểu biết hơn về đất nước, con người Việt Nam, qua đó ủng hộ sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, thu hút thêm nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để xây dựng và phát triển đất nước. 4-/ Mục tiêu về Văn hoá - Xã hội: Phát triển du lịch có mối quan hệ khăng khít với việc giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách Du lịch chính là văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Do vậy phát triển du lịch phải mang được nội dung khuyến khích việc bảo tồn và phát huy giá trị của nền văn hoá dân tộc. Phát triển du lịch nhằm đẩy mạnh giao lưu giữa các vùng các miền trong cả nước, để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi tham quan du lịch của nhân dân góp phần cải thiện nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. II-/ Những giải pháp phát triển thị trường Du lịch Hà Nội: 1-/ Đầu tư và nâng cấp: Chú trọng đầu tư khắc phục những hạn chế về tài nguyên để mở rộng quy mô và nâng cao tính hấp dẫn của các loại hình du lịch chủ yếu hiện có của thành phố. + Có biện pháp cải tạo và nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá, nhất là các di tích đã được xếp hạng như chùa Quán Sứ, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột,... để phát triển hơn nữa loại hình du lịch tham quan nghiên cứu. + Tôn tạo nâng cấp các điểm tham quan, khu vui chơi giải trí hiện có trên địa bàn thành phố như công viên Lê Nin, công viên Thủ Lệ, công viên Bách Thảo. Đầu tư xây dựng một số điểm vui chơi giải trí lớn của Hà Nội như đầm Văn Trì, Yên Sở, bán đảo Tây Hồ khu phía Hồ Tây, Mễ Trì,... + Đầu tư xây dựng khu Hội nghị hội thảo đạt tiêu chuẩn quốc tế để phát triển hơn nữa loại hình du lịch vông vụ tương xứng với tiềm năng vị trí của Hà Nội trung tâm thủ đô của cả nước. + Đầu tư xây dựng một khu thể thao tổng hợp có khả năng tổ chức các cuộc thi thể thao ở trong nước và quốc tế ở phía tây Hồ Tây phù hợp với quy mô phát triển của Hà Nội, góp phần phát triển loại hình du lịch thể thao của thành phố. + Đầu tư quy hoạch lại một số làng nghề ven đô như làng gốm Bát Tràng, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng giấy Yên Thái,... vừa là nơi tham quan nghiên cứu, vừa là nơi cung cấp hàng thủ công mĩ nghệ, đồ lưu niệm cho du khách, cho nhu cầu địa phương và quốc tế. + Xây dựng cơ sở vật chất cho du lịch như: - Chọn một vài đường phố cho người đi bộ ở quận Hoàn Kiếm. - Lựa chọn phát triển một số văn hoá ẩm thực. - Phục chế xe điện cổ ở một đoạn phố. - Xây dựng nếp sống văn hoá văn minh trên địa bàn thành phố. - Tăng thêm hoạt động giải trí ban đêm. - Khai thác lễ hội kỷ niệm 990 năm Thăng Long và sự kiện Du lịch 2000. 2-/ Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Hiện nay đã có nhiều dấu hiệu cho thấy nhiều tài nguyên du lịch quý giá đã bị khai thác cạn kiệt, thiếu sự đầu tư bảo vệ cải tạo, nâng cấp phát triển. Đây là một lý do chính làm cho sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng ngày càng trở nên đơn điệu cùng với sự xuống cấp nghiêm trọng của nhiều điểm du lịch. Để khắc phục những hạn chế trên cần thiết phải có những biện pháp nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng của các sản phẩm đó. Một số định hướng để giải quyết vấn đề đó là: + Tiến hành điều tra và đánh giá một cách chính xác thực trạng (số lượng và chất lượng) các sản phẩm du lịch chính của Hà Nội và những tiềm năng chưa được khai thác. + Cần tiến hành nhanh chóng việc đánh giá phân loại khách sạn và hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn phân loại đã được Tổng cục Du lịch ban hành và có những quy định chặt chẽ về tiện nghi chất lượng dịch vụ trong hệ thống khách sạn, nhà hàng. Trên cơ sở đã thống nhất cần tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng của dịch vụ không bị xuống cấp. Trong khách sạn, nhà hàng khuyến khích mở thêm nhiều loại hình dịch vụ để tạo sự đa dạng và hấp dẫn hơn các sản phẩm du lịch trong lĩnh vực này. + Khuyến khích việc đầu tư nâng cấp mở rộng với nhiều loại hình uvi chơi giải trí cở các điểm hiện có như công viên Lê nin, công viên Bách Thảo, công viên Thủ Lệ,... và xây dựng các điểm vui chơi giải trí mới của thành phố như công viên Thanh Nhàn, công viên ở khu vực Hồ Tây. Trong các công viên giải trí cần nghiên cứu tạo ra những sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng, tránh sự trùng lặp trong thiết kế và các hệ thống vui chơi giải trí. Đây chính là yếu tố kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch. + Tiến hành quy hoạch một số điểm trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc với những chương trình độc đáo, đặc sắc mang tính nghệ thuật và đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt là múa rối (nước và cạn) vốn là môn nghệ thuật dân gian lâu đời của nhân dân ta. Đây chính là những sản phẩm hấp dẫn khách du lịch quốc tế đi tìm hiểu đời sống văn hoá của nhân dân ta. Từ trước đến nay sản phẩm du lịch này chưa được quan tâm đầu tư nên còn đơn điệu và kém hấp dẫn. + Tiến hành phân loại hệ thống hoá và tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống trên địa bàn thành phố để có thể phục vụ khách du lịch. + Khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán các sản phẩm hội hoạ, điều khắc, hàng thủ công mĩ nghệ có chất lượng cao trên địa bàn thành phố. 3-/ Xúc tiến tuyên truyền quảng cáo sản phẩm: Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển ngành Du lịch Hà Nội, trong thời gian tới phải đầu tư vào công tác xúc tiến tuyên truyền quảng cáo du lịch để công tác này thực sự trở thành một nội dung quan trọng. + Ban hành và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch Hà Nội để giới thiệu với khách du lịch về con người và cảnh quan tài nguyên du lịch Hà Nội và vùng phụ cận, những thông tin cần thiết cho du khách như khu lưu trú, hệ thống thăm quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, ăn uống,... + Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử, văn hoá, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam thắng cảnh, các làng nghề lễ hội,... và những cơ hội khả năng đầu tư phát triển Hà Nội để giới thiệu cho khách trong và ngoài nước. + Trong những điều kiện thuận lợi có thể có văn phòng đại diện du lịch Hà Nội tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Châu Âu, Châu Mĩ, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản,... để thực hiện chức năng lữ hành du lịch. phần kết luận Qua việc phân tích vai trò của nghành du lịch Hà Nội trong quá trình phát triển của du lịch Việt Nam. Ta khẳng định du lịch Hà Nội cần có sự phát triển không ngừng, và thực sự trở thành nghành mũi nhọn của thủ đô, góp phần xây dựng thủ đô thành trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước. Mặc dù đã cố gắng nhưng bài của em còn nhiều thiếu sót mong thầy sửa chữa và cho ý kiến. mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0085.doc
Tài liệu liên quan