Đề tài Những vấn đề khó và mới khi thực hiện đường lối phát triển giáo dục của Đảng cũng như quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của ngành

Phương pháp sử dụng tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn, truyện kể, bài hát trong giảng dạy bộ môn GDCD lớp 7 có ý nghĩa thiết thực vừa củng cố được kiết thức bài học vừa nâng cao sự hiểu biết về văn học cho học sinh. Như vậy, phương pháp này đảm bảo được tính thích hợp giữa các môn học, tạo ra sự phong phú, sinh động cho giờ dạy, gây hứng thú cho người học và đã bước đầu thu được những thành công đáng kể. Tuy vậy, thực tế hiện nay việc dạy và học môn GDCD ở trường THCS Tứ Dân nói chung, bộ môn GDCD khối lớp 7 nói riêng còn rất hạn chế khi thực hiện phương pháp này do người dạy và người học đều mới tiếp xúc và làm quen với chương trình đổi mới mà chương trình GDCD lớp 7 cũ hoàn toàn không có. Chính vì lẽ đó yêu cầu đặt ra với bộ môn GDCD khối lớp 7 ngoài việc đảm bảo nội dung kiến thức baì học, cần mở rộng sự hiểu biết của học sinh về những tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn, truyện kể, bài hát có nội dung phù hợp với bài học, phụ hợp với thực tiễn cuộc sống hiện nay. Như vậy người dạy và người học mới có thể phát huy được tác dụng bộ môn GDCD ở trường THCS, góp phần tạo nên sự thành công khi vận dụng phương pháp mới để thực hiện chương trình mới của bộ môn GDCD lớp 7

doc19 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những vấn đề khó và mới khi thực hiện đường lối phát triển giáo dục của Đảng cũng như quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của ngành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Đặt vấn đề Nền tảng khoa học của một Sáng kiến kinh nghiệm bao giở cũng phải dựa trên những tiền đề xuất phát để tìm ra cái mới, đặc biệt là khoa học xã hội nhân văn. Vậy nền tảng của Sáng kiến kinh nghiệm là gì ?. Đó chính là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, cụ thể đó là những quan điểm, tư tưởng là thế giới quan và phương pháp luận khoa học được thể hiện ở đường lối, chính sách, kế hoạch, chương trình, giải pháp có tầm chiến lược của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục và đào tạo. Đó còn là tư tưởng dạy và học môn GDCD lớp 7 Trường THCS Tứ Dân đang diễn ra, đòi hỏi một cách cấp thiết ngành giáo dục và đào tạo Hưng Yên, ngành giáo dục và đào tạo Khoái Châu, trường THCS Tứ Dân phải làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục công dân ở trường THCS, đặc biệt là chất lượng giáo dục công dân lớp 7 hiện nay. cơ sở lý luận Đường lối phát triển GD & ĐT của Đảng ta. Trong nghị quyết Đaị Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) của Đảng có 8 định hướng chiến lược thì định hướng thứ nhất của Đảng chỉ rõ: “ Chăm lo phát triển nguồn lực con người và thực hiện công bằng xã hội là vấn đề quan tâm hàng đầu “. Đảng đặt con người – nguồn lực người là nhân tố quyết định sự phát triển xã hội, là tiềm năng nội lực của chính dân tộc Việt nam . Nguồn lực không phải chỉ đơn thuần về số lượng mà phải là chất lượng người. Đảng ta coi nhân tố con người là chủ thể của mọi sự sáng tạo là động lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, đó là vấn đề then chốt cốt lõi nhất được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết và được cụ thể hoá trong các chính sách, được thể chế hoá trong hệ thống pháp luật Nhà nước. Ngay trong định hướng phát triển chiến lược GD & ĐT của thời kỳ CNH-HĐH đất nước Nghị quyết TW2/Khoá VIII của Đảng ta nhấn mạnh: “ Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của GD & ĐT là xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; Phát huy tiềm năng trí tuệ của dân tộc và con người Việt nam; Có ý thức cộng đồng và phát triển tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng taọ, kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ là người kế thừa xây dựng CNXH “vừa hồng-vừa chuyên”. Có thể nói đó là tiêu chí, là đặc trưng, là mẫu hình của chất lượng người Việt nam trong thời đại mới, thời đại của nền văn minh trí tuệ. Đảng giao nhiệm vụ cho giáo dục phải “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc, lý tưởng XHCN, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, hun đúc tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp,... phải phát triển đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng và đạo đức sư phạm”. Bước sang thế kỷ XXI, Đảng ta còn đặt ra nhiệm vụ cụ thể để: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục” như sau: “Trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng-chính trị, nhân cách, đạo đức, lối sống cho người học”, đồng thời phải “Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá”. Như vậy, quan điểm xuyên suốt của Đảng ta về giáo dục vẫn là chăm lo và bồi dưỡng nhân tố con người, quan điểm đó xuất phát từ lý luận của CN Mác-Lênin đặt con người ở vị trí trung tâm, con người là chủ thể của mọi sáng tạo. Chính vì thế, hệ thống chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta đều nhằm mục đích vì con người, vì hạnh phúc của nhân dân. Nhưng ai và cơ quan nào trực tiếp đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao nguồn lực người-chất lượng người làm giàu tiềm năng vô tận cho đất nước? Đó chính là nghành GD & ĐT. Vậy Nhà nước mà trực tiếp là Bộ GD & ĐT đã có những chủ trương, chính sách và chỉ thị gì để nâng cao nguồn lực người-chất lượng người mà cụ thể là chất lượng giáo dục (dạy và học) ? Đường lối phát triển giáo dục của Đảng được thể chế hoá bằng pháp luật. Tại điều 23, Bộ luật giáo dục nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt nam XHCN”. Điều 14 khẳng định vai trò của nhà giáo: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”. Những chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, kế hoạch của Bộ GD & ĐT đối với việc chăm lo bồi dưỡng nhân cách cho thế hệ trẻ, góp phần tích cực cho chiến lược con người. Để cụ thể hoá và biến chiến lược phát triển giáo dục của Đảng thành hiện thực sinh động, nghành GD & ĐT đã có nhiều chỉ thị, văn bản để thực hiện 3 mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi xin nêu một số quan điểm, chỉ thị của Bộ GD & ĐT xoay quanh vấn đề giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, GDCD cho thế hệ trẻ. Trước hết là chỉ thị số 30 ngày 20-5-1998 của Bộ GD & ĐT về việc “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên bộ môn GDCD trường THCS và THPT”. Chỉ thị nêu rõ: “Phải giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, thể dục ở tất cả các bậc học, hết sức coi trọng giáo dục tư tưởng, nhân cách cho học sinh nhằm giữ vững mục tiêu XHCN trong giáo dục và đào tạo góp phần đắc lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”. Đồng chí Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã khẳng định: Môn GDCD ở trường THCS và THPT có vị trí hàng đầu trong việc định hướng giáo dục nhân cách của học sinh, thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức về giá trị đạo đức nhân văn, về đường lối chính sách của Đảng, về giá trị pháp luật. Yêu cầu có tính cấp bách là: “Phải bồi dưỡng giáo viên dạy GDCD , khắc phục ngay những thiếu sót tồn tại, củng cố và tăng cường công tác quản lý, mở rộng quy mô đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD ở các trường phổ thông, để học sinh nắm vững hệ thống giá trị đạo đức nhân văn và pháp luật nhằm đáp ứng mục tiêu: Dạy người, dạy chữ và dạy nghề, trong đó dạy người là quan trọng nhất”. Về trách nhiệm: “Các cấp quản lý giáo dục-đào tạo từ trung ương đến địa phương cần phải nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí và mục tiêu đào tạo của bộ môn GDCD để có kế hoạch và giải pháp tích cực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên”. Có thể nói, chỉ thị 30 là chỉ thị hành động của Bộ GD & ĐT, xuất phát từ những nguyên lý giáo dục cơ bản của Đảng, từ quan điểm thực tiễn mà nghị quyết 01 của Bộ chính trị đã nêu phải đi sâu tổng kết thực tiễn nhất là thực tiễn giáo dục khoa học xã hội-nhân văn, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức cách mạng. Chỉ thị đó là cơ sở pháp lý được xem như cương lĩnh môn GDCD, là cơ sở khoa học trực tiếp cho Sáng kiến kinh nghiệm này. II. Cơ sở thực tiễn Đặc điểm tình hình chung của trường THCS Tứ Dân Trường THCS Tứ Dân là một nhà trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy và học. Trường có cơ sở vật chất và phương tiện dạy và học tương đối tốt. Đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ giáo viên-lao động nhà trường đều là những người có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, hăng say tận tâm với học trò, lại có kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như trong giảng dạy... vì thế trong nhiều năm qua nhà trường đã đạt được danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, có nhiều giáo viên, học sinh giỏi cấp huyện, trường,... Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đó Nhà trường vẫn còn một số tồn tại như: vẫn còn giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn, một số giáo viên trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm và phương pháp quản lý học sinh, cơ sở vật chất chưa đáp ứng việc dạy và học..., một số học sinh chưa tự giác, ý thức được việc học tập và rèn luyện bản thân. Song với những điều kiện vốn có, cùng những tiềm lực của mình, trường THCS Tứ Dân đã vươn lên và đạt được nhiều thành tích cao trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. 2. Đặc điểm tình hình khối lớp 7 Đây là khối lớp có nề nếp học tập tốt, nhất là lớp 7B. Các em phần lớn là các học sinh ngoan có hạnh kiểm khá và tốt, học lực khá và giỏi, một số ít hạnh kiểm và học lực trung bình. Hầu hết các em đều xác định rõ mục đích học tập và rèn luyện. Do vậy tinh thần, thái độ, ý thức học tập của các em rất cao, được chứng minh qua kết quả học tập. Bên cạnh đó còn có một số học sinh ý thức học tập chưa cao, tiếp thu bài học chậm. 3. Nhà trường đã quán triệt đường lối phát triển giáo dục của Đảng cũng như quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của nghành Những nghị quyết của Đảng, nghị quyết của tỉnh uỷ, chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo, đều được nhà trường triển khai thực hiện và quán triệt sâu sắc trong toàn trường. Đặc biệt nhà trường luôn quan tâm tới vấn đề “phát triển nguồn lực con người”, giáo dục những nhân cách toàn diện-những con người xã hội chủ nghĩa cũng như vai trò quyết định của người thầy. Vì lẽ đó, môn GDCD ở trường càng cần xác định đúng vai trò, vị trí của mình trong việc tác động giáo dục nhân cách học sinh. Muốn vậy đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD phải nắm vững đường lối cũng như tư tưởng chỉ đạo của các cấp lãnh đạo. Vấn đề đặt ra là phải làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường trong đó có chất lượng dạy và học môn GDCD. Mà việc thực hiện theo chương trình đổi mới thì “phương pháp sử dụng ca dao, tục ngữ, danh ngôn, truyện kể, bài hát trong giảng dạy bộ môn GDCD lớp 7” góp phần không nhỏ trong việc dạy và học môn GDCD khối lớp 7. Đây cũng là một thực tế để tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm này trong việc dạy và học môn GDCD lớp 7. Trên đây là những cơ sở lý luận và thực tiễn mà tôi đã xác định cho Sáng kiến kinh nghiệm của mình. Đó là những cơ sở khoa học đáng tin cậy để tôi có thể đưa ra và thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm này. Phần II: Những vấn đề khó và mới khi thực hiện Vấn đề khó Đối với giáo viên: việc lựa chọn những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, truyện kể, bài hát phù hợp với nội dung bài giảng đòi hỏi có sự phân tích kỹ lưỡng. Bởi lẽ nội dung của những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn rất sâu xa. Đó đều là những văn bản lời ít, ý nhiều, một câu có thể là dẫn chứng cho nội dung của nhiều bài, chẳng hạn như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Có thể minh chứng cho bài “Yêu thương con người” và bài “Đoàn kết tương trợ”; hay như câu: “Không thầy đố mày làm nên” khuyên răn người học sinh phải “Tôn sư trọng đạo”, “Biết ơn” những người làm nghề thầy giáo, cô giáo... chính sự cô đọng hàm nghĩa đó khiến cho giáo viên phải lựa chọn chu đáo, cẩn trọng những ví dụ ấy và đưa vào nội dung từng bài cho phù hợp. Đặc biệt phương pháp đưa các dẫn chứng ấy và bài giảng sao cho gây đươc hứng thú cho học sinh, tạo sự sinh động cho bài giảng. Đây cũng chính là một trong những khó khăn của tôi khi giảng dạy bộ môn GDCD lớp 7. Đối với học sinh: Sự hiểu biết về tục ngữ ca dao nói chung, tục ngữ ca dao phục vụ cho bài học nói riêng còn rất hạn chế, đặc biệt là những câu danh ngôn, châm ngô, truyện kể cho các bài học GDCD lớp 7. Cùng với khó khăn đó, học sinh còn chưa hiểu được ý nghĩa của các câu ca dao, danh ngôn, truyện kể sau mỗi bài học. Vì vậy, việc học sinh tìm được những câu ca dao, danh ngôn, truyện kể, bài hát làm tư liệu củng cố bài học là rất khó khăn. Đối với nhà trường: Tủ sách để các học sinh tìm tài liệu tham khảo chưa có, đồng thời tài liệu tham khảo phục vụ bộ môn GDCD rất hạn chế. vấn đề mới Nhìn chung SGK GDCD lớp 7 có mục tiêu cụ thể phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, phù hợp với việc xây dựng và rèn luyện nhân cách của con người lao động mới XHCN Việt Nam. Mục tiêu đó thể hiện ba yêu cầu: Kiến thức, kỹ năng, thái độ. Về nội dung: Đã thể hiện sự giảm tải thiết thực, sát với đời sống thể hiện: Đã cắt tỉa bớt những bài học mang tính giáo dục từ xa ở những câu chuyện, những bài học nước ngoài. Phần thực hành với mục đích vận dụng ngay kiến thức vào cuộc sống hiện tại, vào đời sống xã hội, quê hương đất nước. Về cấu trúc chương trình: Chương trình mới được cấu trúc theo chiều dọc và đồng tâm với hai nội dung cơ bản là hệ thống giá trị đạo đức nhân văn và hệ thống giá trị pháp luật XHCN khác hẳn với chương trình cũ được cấu trúc theo kiểu cắt ngang kiến thức. Bài tập ngắn gọn, cụ thể, vừa thể hiện củng cố kiến thức đã học, vừa thể hiện kiểm tra hành vi qua trắc nghiệm. Ngoài ra những bài tập tự đánh giá nhận xét hành vi, sự việc hiện tượng đã, đang xảy ra trong xã hội, đánh giá bản thân, đặc biệt là tìm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, truyện kể, bài hát mang ý nghĩa thiết thực và hiệu quả cao. Loại bài tập này góp phần tạo ra sự phong phú mới lạ cho học sinh khi nghiên cứu bài học, đồng thời vừa có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của nội dung bài học, vừa có tác dụng tích hợp giữa các bài, giữa các môn( Ngữ văn-GDCD). Phần III: Nội dung và phương pháp tiến hành Công tác chuẩn bị Đối với giáo viên: Nghiên cứu bài dạy, soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo, lựa chọn các câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn ghi trên bảng phụ; truyện kể, bài hát ghi vào băng đĩa. Đối với học sinh: Nghiên cứu bài học, đọc tài liệu tham khảo, tìm các câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn, truyện kể, bài hát ghi vào giấy. Đối với nhà trường: Cần phải có máy chiếu, cassette, đầu video để phục vụ cho việc dạy và học. Thực hiện Khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất của nhà trường, vận dụng phương pháp mới vào giảng dạy, tôi đã cố gắng truyền tải đầy đủ nội dung các bài học GDCD, củng cố bài học bằng việc hướng dẫn làm các bài tập, trong đó có kiểu bài tập: Tìm những câu tục ngữ ca dao... thể hiện nội dung bài học với nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể như sau: Có những bài tôi sử dụng những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn, truyện kể, bài hát trong hoạt động giới thiệu bài như trong bài : “Sống giản dị” thì đọc chuyện “Bữa ăn của Chủ tịch nước” hoặc đưa ra câu danh ngôn “Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ hiểu. Khi viết, khi nói, phải luôn luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu được...”. Hồ Chí Minh “Trung thực” thì đọc chuyện “Lòng trung thực của các nhà khoa học” “Tự trọng” thì đưa ra câu danh ngôn “Chỉ có tính tự lập và tự trọng mới có thể nâng chúng ta lên trên những nhỏ nhen của cuộc sống và những bão táp của số phận” . A.X.Puskin. hoặc đưa ra câu tục ngữ: “Chết vinh còn hơn sống nhục”, “Chết đứng còn hơn sống quỳ”. “Yêu thương con người” có thể đưa ra các câu tục ngữ: “ Một miếng khi đói bằng một góikhi no” - “Tôn sư trọng đạo” thì đọc chuyện “Học trò biết ơn thầy” hoặc đưa ra câu châm ngôn: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”,... Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn sau mỗi bài học bằng hình thức cho học sinh thảo luận nhóm và phát biểu ý kiến. Mặt khác, giáo viên cũng có thể củng cố kiến thức bằng kiểu bài tập này. Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức trò chơi: Chia đội học sinh trong lớp để tìm ra những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn... sau đó viết lên bảng phụ; Trò chơi âm nhạc: Thi hát những bài hát nói lên phẩm chất “trung thực”, “Tôn sư trọng đạo”,... Dưới đây là một số tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn, truyện kể, bài hát phục vụ cho nội dung các bài học GDCD lớp 7: Bài 1: Sống giản dị: 1.Tục ngữ, ca dao: “Của bền tại người” “Ăn lấy chắc, mặc lấy bền” “Aó rách khéo vá hơn áo lành vụng may” “Đói cho sạch, rách cho thơm” “Khó mà biết lẽ biết lời Biết ăn biết ở với người giàu sang” “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” “Rượu nhạt uống lắm cũng say Người khôn nói lắm, dầu hay cũng nhàm” 2.Truyện kể: ALECHXANG đại đế sống giản dị Là một vị đại đế đánh đông dẹp bắc, bách chiến bách thắng thế mà ALECHXANG luôn luôn giữ được một nếp sống thanh đạm. Có một bà chịu ơn ông là Nữ vương Ađa ở xứ Cari gửi đến những thực phẩm cao quý và sai người nấu bếp giỏi đến làm bánh cho ông ăn, nhưng ông đã cảm tạ và từ chối. Sáng nào ông cũng dạy thật sớm, đi bộ hàng giờ rồi mới về ăn sáng nên ăn rất ngon miệng, thức ăn bữa trưa và bữa tối rất đơn giản. Ông ra lệnh cho người hầu cận không được cho ông nằm giường đệm quá êm, quá ấm, vì cho là như thế sẽ hư thân đi. Vì sống thanh đạm nên ông rất khoẻ, có lần ông đã vật nổi một con sư tử, nên sứ thần nước Spatơ đã nói: Bệ hạ tranh đế vị với sư tử, thật vinh quanh quá! Bài 2: Trung thực “Đi đến nơi, về đến chốn” “Nói có sách, mách có chứng” “Sống trong còn hơn chết đục” “Hay thì khen, hèn thì chê” “Vàng thật không sợ lửa” “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” “Ăn ngay, nói thật, mọi tật, mọi lành” “Mất của dễ tìm, mất lòng khó kiếm” Bài 3: Sống tự trọng và tôn trọng người khác “Kim vàng ai nỡ uốn câu Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời” “Khôn ngoan đá đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” “Lời chào cao hơn mân cỗ” “Khó mà biết lẽ biết lời Biết ăn biết ở với người giàu sang” “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” “Rượu nhạt uống lắm cũng say Người khôn nói lắm, dầu hay cũng nhàm” “Tiên học lễ hậu học văn” “Kính lão đắc thọ” “Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa” “Đất có lề, quê có thói” “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”... Bài 4: Đạo đức và kỷ luật: “Đất có lề, quê có thói” “Ăn có chỗ, đỗ có nơi” “Ăn có nơi, chơi có chốn” “Ăn có sở, ở có nơi” “Đi đến nơi, về đến chốn” “Giấy rách phải giữ lấy lề"... Bài 5: Yêu thương con người: 1.Ca dao, tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” “Yêu nhau chín bỏ làm mười” “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” “Anh em hạt máu xẻ đôi” “Chị ngã em nâng” “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” “Cắt dây bầu dây bí Ai nỡ cắt dây chị dây em” “Giúp nhau khi đói mới hay Nói chi bù cặp những ngày ấm no” “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”... 2.Truyện kể: Đức và em gái nhỏ Đức năm nay lên 8 tuổi, còn em hạnh kém chú 4 tuổi. Đức rất yêu và quý em. Hôm nay, trong lúc chơi, Hạnh trèo thang bò lên mái nhà. Cô bế ngoảnh lại, nhìn xuống và khóc vì hoảng sợ. Lúc đó, cả bố lẫn mệ đều vắng nhà. Đức nhìn thấy em gái qua khung cửa sổ. Chú vội nhảy bổ ra và trèo lên mái nhà đỡ em. Chỉ trong phút chốc, Đức đã đến bên em Hạnh. Nhưng Đức không thể đưa em Hạnh cùng xuống. Khá lâu, có lẽ đến một giờ đồng hồ, chú bé cứ ngồi trên mái nhà, che chở cho em. Cho đến khi bố về đỡ cả hai anh em xuống. 3.Bài hát Cho con Ba sẽ là cánh chim cho con bay thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa cho con cài lên ngực. Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con. Khi con là con ba, con của ba rất ngoan. Khi con là con mẹ, con của mẹ rất hiền. Rồi mai đây khôn lớn, bay đi khắp mọi miền. Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương. Cả nhà thương nhau Ba thương con vì con giống mẹ. Mẹ thương con vì con giống ba. Cả nhà ta cùng yêu thương nhau. Xa là nhớ, gần nhau là cười. Bài 6: Tôn sư trọng đạo 1.Tục ngữ châm ngôn: “Ân trả, nghĩa đền” “Tiên học lễ hậu học văn” “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” “Không thầy đố mày làm lên” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” “Uống nước nhớ nguồn” “Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa” “Đường mòn ân nghĩa không mòn”... 2.Bài hát: Khi tóc thầy bạc trắng Khi tóc thầy bạc, tóc em vẫn còn xanh. Khi tóc thầy bạc trắng, chúng em đã khôn lớn rồi. Thời gian trôi qua mau, cầu Kiều thầy đưa qua sông. Tuổi ấu thơ như hoa nở dưới mái trường. Một con đò sang ngang, ôi lòng thầy mênh mang. Cho em biết yêu cánh cò trong câu ca dao, cho em biết yêu bông trắng ăn cơm vàng của cô Tấm ngoan, và cho em yêu, ai hai sương một nắng để làm nên lúa vàng. Bài học làm người em khắc ghi công cha, nghĩa mẹ ơn thầy. 3.Truyện kể: Học trò biết ơn thầy Ông Các-nô xưa là một quan to của nước Pháp, một hôm nhân lúc rảnh việc về chơi quê nhà. Khi ông đi ngang qua trường hợc ở làng, trông thấy thầy dạy mình lúc bé, bây giờ đã đầu tóc bạc phơ đang ngồi trong lớp dạy học. Ông ghé vào thăm trường và chạy ngay lại trước mặt thầy giáo chào hỏi lễ phép và nói: “ Con là Các-nô đây, thầy còn nhớ con không?”. Rồi ông ngoảnh lại khuyên bảo học trò rằng: “Sống ở đời nhất là ơn cha, ơn mẹ ta, sau ơn thầy ta đây. Vì nhờ có thầy chịukhó dạy bảo, ta mới làm lên sự nghiệp ngày nay”. Bài 7: Đoàn kết tương trợ 1.Tục ngữ, ca dao, danh ngôn: “Lá lành đùm lá rách” “Yêu nhau chín bỏ làm mười” “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” “Giúp nhau khi đói mới hay Nói chi bù cặp những ngày ấm no” “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”... “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”. (Hồ Chí Minh) 2.Truyện đọc: Bó đũa Một hôm, người cha gọi hai người con trai đến và đưa cho mỗi người con một chiếc đũa và bảo các con bẻ. Cả hai người con đều bẻ dễ dàng. Người cha lại đưa cho mỗi người con hai chiếc và họ đều bẻ được, nhưng khi đưa cho mỗi người con ba chiếc thì khó bẻ. Đến khi người cha đưa cho mỗi người con một bó đũa thì mọi người chịu, không bẻ nổi. Người cha nhìn các con và nói: “Một chiếc đũa, hai chiếc đũa thì bẻ được, nhưng nhiều chiếc đũa gộp lại thì không bẻ được. Như vậy, đoàn kết, hợp lực tạo nên sức mạnh”. Bài 8: Khoan dung “Kim vàng ai nỡ uốn câu Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời” “Khôn ngoan đá đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” “Khó mà biết lẽ biết lời Biết ăn biết ở với người giàu sang” “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” “Một điều nhịn, chín điều lành” “Những người đức hạnh thuận hoà Đi đâu cũng được người ta tôn sùng” “Chị em trên kính dưới nhường” “Yêu nhau chín bỏ làm mười”... Phần IV: Kết quả đạt được Giáo viên đã vận dụng được phương pháp mới vào giảng dạy, quán triệt nghị quyết của nghành giáo dục và trường THCS Tứ Dân. Qua đó, giáo viên cung cấp, mở rộng sự hiểu biết về tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn, truyện kể, bài hát có nội dung là các chủ đề đạo đức lớp 7 cho học sinh, đồng thời đảm bảo tích hợp giữa các môn học. Học sinh được củng cố kiến thức bài học, mở rộng sự hiểu biết về ý nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn, truyện kể trong kho tàng văn học Việt Nam, bài hát trong âm nhạc Việt Nam. Trên cơ sở đó, học sinh biết yêu và ý thức việcgiữ gìn, bảo vệ những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn, truyện kể, bài hát của dân tộc Việt Nam; trau dồi, rèn luyện nhân cách để trở thành người “con ngoan trò giỏi”, người công dân hữu ích. Phần V: Bài học kinh nghiệm 1.Thành công: (Kết quả đạt được) 2.Hạn chế: Số lượng câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn, truyện kể, bài hát phù hợp với nội dung các bài học lớp 7 còn chưa nhiều, một số câu tục ngữ, ca dao còn có sự trùng lặp giữa các bài học. Nếu giáo viên và học sinh không có sự chuẩn bị thì kết quả dạy học sẽ không đạt được. Việc sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn, truyện kể, bài hát mất nhiều thời gian, và phải lựa chọn chu đáo sao cho phù hợp với nội dung bài học. Phần VI: Điều kiện thực hiện Đối với giáo viên: Phải có sự am hiểu, tích luỹ về tục ngữ, ca dao Việt Nam, danh ngôn, châm ngôn, truyện kể trong nước và nước ngoài, những bài hát Việt Nam có nội dung phù hợp với chương trình GDCD lớp 7. Đối với học sinh: Tích cực đọc tài liệu tham khảo để có sự hiểu biết về tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn, truyện kể, bài hát. Đối với Nhà trường: Đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học bộ môn GDCD lớp 7. Phần VII: Kết luận và đề xuất ý kiến 1.Kết luận chung Trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức đối với học sinh THCS là một quá trình giáo dục tổng hợp phải thông qua các môn học mà đặc biệt, trực tiếp là môn GDCD. Bởi vì bản thân môn GDCD trực tiếp trang bị chi thức đạo đức về nhân sinh quan, làm rõ những phạm trù của đạo đức và pháp luật, làm rõ những nguyên tắc chuẩn mực của đạo đức cộng sản, chỉ rõ những mẫu hành vi đạo đức. Từ đó hình thành cho học sinh những quan niệm sống, hình thành những tư tưởng, tình cảm của con người mới XHCN, để có những hành vi đúng, đẹp và có văn hoá đúng với tư chất của con người dưới thời hiện đại. Trên cơ sở đó, bản thân mỗi học sinh tự ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của mình đối với gia đình, nhà trường, xã hội. Mặt khác, giáo dục chính trị tư tưởng được thông qua thông qua môn GDCD mà môn này có vị trí to lớn nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản của giáo dục. Hiểu rõ vị trí và vai trò của môn học sẽ giúp người dậy và người học xác định được ngưỡng trí tuệ cần thiết, trách được tư tưởng coi nhẹ, xem thường môn học. Muốn vậy, đòi hỏi người dậy và người học phải xác định được tầm quan trọng của bộ môn GDCD trong nhà trường và trong việc hoàn thiện nhân cách cho học sinh; phải tự ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ, vai trò của mình. Phương pháp sử dụng tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn, truyện kể, bài hát trong giảng dạy bộ môn GDCD lớp 7 có ý nghĩa thiết thực vừa củng cố được kiết thức bài học vừa nâng cao sự hiểu biết về văn học cho học sinh. Như vậy, phương pháp này đảm bảo được tính thích hợp giữa các môn học, tạo ra sự phong phú, sinh động cho giờ dạy, gây hứng thú cho người học và đã bước đầu thu được những thành công đáng kể. Tuy vậy, thực tế hiện nay việc dạy và học môn GDCD ở trường THCS Tứ Dân nói chung, bộ môn GDCD khối lớp 7 nói riêng còn rất hạn chế khi thực hiện phương pháp này do người dạy và người học đều mới tiếp xúc và làm quen với chương trình đổi mới mà chương trình GDCD lớp 7 cũ hoàn toàn không có. Chính vì lẽ đó yêu cầu đặt ra với bộ môn GDCD khối lớp 7 ngoài việc đảm bảo nội dung kiến thức baì học, cần mở rộng sự hiểu biết của học sinh về những tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn, truyện kể, bài hát có nội dung phù hợp với bài học, phụ hợp với thực tiễn cuộc sống hiện nay. Như vậy người dạy và người học mới có thể phát huy được tác dụng bộ môn GDCD ở trường THCS, góp phần tạo nên sự thành công khi vận dụng phương pháp mới để thực hiện chương trình mới của bộ môn GDCD lớp 7 2. Một số ý kiến đề xuất. Thứ nhất: để thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, giáo dục cho học sinh người dạy phải thực hiện đúng phương pháp, nghĩa là lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với nội dung bài học, trong đó có “phương pháp sử dụng tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn, truyện kể, bài hát trong giảng dạy bộ môn GDCD lớp 7” nhằm đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời giáo viên phải luôn nhận thức sâu sắc về vai trò của bộ môn GDCD trong nhà trường, thấm nhuần ý nghĩa và giá trị của môn học. Thứ hai: đối với ngành giáo dục và đào tạo cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ của giáo viên dạy GDCD thông qua các lớp tập huấn, các trại hè, hội nghị, hôị thảo, đồng thời giải quyết những ý kiến đề xuất từ cơ sở, có những biện pháp cụ thể hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD ở trường THCS nói chung và khối lớp 7 nói riêng. Thứ ba: đối với trường THCS Tứ Dân cần bổ sung các tài liệu tham khảo cho học sinh, giáo viên; đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học phục vụ tốt cho bộ môn. Cùng với đó là việc tổ chức các chuyên đề về “phương pháp sử dụng tục ngữ, ca dao, danh ngôn, châm ngôn, truyện kể, bài hát trong giảng dạy bộ môn GDCD lớp 7”. Trên đây là một số ý kiến đề xuất của tôi về việc nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD lớp 7 ở trường THCS Tứ Dân. Nhưng đề xuất ấy dựa trên thực tế công tác giảng dạy ở trường, cụ thể là giảng dạy bộ môn GDCD khối lớp 7. Đây chỉ là những ý kiến cơ bản khái quát nhất, song đó là tâm nguyện của người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD khối lớp 7- trường THCS Tứ Dân nhằm góp phần vào sự chuyển biến thực tế dạy và học, vào việc vận dụng phương pháp mới khi thực hiện chương trình mới của môn GDCD lớp 7 trường THCS Tứ Dân, nâng dần chất lượng dạy và học môn này. Phần I: Đặt vấn đề 1 I. cơ sở lý luận 1 1. Đường lối phát triển GD & ĐT của Đảng ta. 1 2. Đường lối phát triển giáo dục của Đảng được thể chế hoá bằng pháp luật. 2 3. Những chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, kế hoạch của Bộ GD & ĐT đối với việc chăm lo bồi dưỡng nhân cách cho thế hệ trẻ, góp phần tích cực cho chiến lược con người. 3 II. Cơ sở thực tiễn 4 1. Đặc điểm tình hình chung của trường THCS Tứ Dân 4 2. Đặc điểm tình hình khối lớp 7 4 3. Nhà trường đã quán triệt đường lối phát triển giáo dục của Đảng cũng như quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của nghành 5 Phần II: Những vấn đề khó và 6 mới khi thực hiện 6 I. Vấn đề khó 6 II. vấn đề mới 7 Phần III: Nội dung và phương pháp tiến hành 8 I. Công tác chuẩn bị 8 II. Thực hiện 8 Phần IV: Kết quả đạt được 15 Phần V: Bài học kinh nghiệm 15 1.Thành công: (Kết quả đạt được) 15 2.Hạn chế: 15 Phần VI: Điều kiện thực hiện 16 Phần VII: Kết luận và đề xuất ý kiến 16 1.Kết luận chung 16 2. Một số ý kiến đề xuất. 17

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0198.doc