Xây dựng kế hoạch SXKD và kế hoạch đầu tư dài hạn, xây dựng kế hoạch hàng năm của Tổng công ty báo cáo với Bộ Xây dựng và các bộ ngành liên quan. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch quý của TCT
Trên cơ sở nhiệm vụ của tổng công ty và điều kiện cụ thể của đơn vị, hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch báo cáo Tổng công ty.
Lập và giao kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm, năm, quí.
Cân đối giữa nhu cầu của nhiệm vụ sản xuất với khả năng của mỗi đơn vị thi công tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc điều hành nhiệm vụ hoặc những biện pháp khác trong điều hành sản xuất của TCT.
Lập và giao kế hoạch đầu tư 5 năm, năm, quý.
` Dự thảo các quy định giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư chức năng nhiệm vụ của phòng và những công việc có liên quan đến nhiều phòng
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những vấn đề thu nhận được về mặt nhận thức và nghiên cứu tổng giá trị sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Sông Đà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
“ Thực tập tốt nghiệp là một cơ hội tốt giúp cho sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học ở trường vào thực tiễn nhằm phân tích, lý giải và giải quyết những vấn đề do thực tế đặt ra. Qua đó giúp sinh viên củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị, làm quen với công tác quản lý kinh tế”
Qua thời gian ngắn thực tập tại phòng Kế Hoạch - Đầu Tư thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà đã giúp em hiểu rõ hơn về chức năng và nhiệm vụ, vai trò cũng như hoạt động thực tế, phương hướng phát triển của Tổng công ty. Trong thời gian thực tập cùng với tìm hiểu, đọc tài liệu, sự góp ý của các nhân viên phòng Kế Hoạch - Đầu Tư cùng với sự hướng dẫn của thầy PGS.TS. Phan Công Nghĩa em đã hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này. Qua bản báo cáo tổng hợp này em xin được trình bầy những kiến thức thu được của mình trong những nội dung sau :
Phần I : Giới thiệu về Tổng công ty xây dựng Sông Đà
Phần II : Giới thiệu về tổ chức thông tin của Tổng công ty
Phần III : Những vấn đề thu nhận được về mặt nhận thức và nghiên cứu tổng giá trị sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Sông Đà.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn :
Thầy giáo PGS.TS. Phan Công Nghĩa và chú Tống Văn Điểu- người hướng dẫn cùng các nhân viên ở phòng Kế Hoạch và Đầu Tư dã giúp đỡ để em hoàn thành bản báo cáo này.
Phần I: Giới thiệu về tổng công ty xây dựng Sông Đà
I/ Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty.
Tổng Công ty xây dựng Sông Đà là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập từ năm 1960- tên giao dịch quốc tế là Song Đa Corporation.Hoạt độngkinh doanh chính của tổng Công ty thuộc các lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ điện, công trình cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, xây dựng công nghiệp, dân dụng, đường dây và trạm, sản xuất vật liệu xây dựng, thép, xi măng, các khu công nghiệp và đô thị, tư vấn, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghiệp xây dựng cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Tổng Công ty Sông Đà đã tham gia xây dựng hầu hết các công trình thuỷ điện lớn của đất nước, đó là Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà- 108 MW, Thuỷ điện Hoà Bình- 1920 MW, Thuỷ điện Trị An- 400MW, Thuỷ điện Vĩnh Sơn-66MW, Thuỷ Yaly- 720MW, Thuỷ điện Sông Hinh công suất 66 MW các công trình này đã cung cấp 70% sản lượng điện của toàn quốc, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tổng Công ty là tổng thầu EPC thực hiện dự án đầu tư Nhà máy Thuỷ điện SÊ SAN 3 – 273 MW, Nhà máy Thuỷ điện Tuyên Quang- 342 MW theo phương thức hợp đồng chìa khoá trao tay và làm chủ đầu tư nhiều công trình Thuỷ điện vừa và nhỏ như: Nhà máy Thuỷ điện Cần Đơn theo phương thức BOT trong nước, Thuỷ diên Ry Ninh 2, Thuỷ điện Nà Lơi, Thuỷ điện SÊ SAN 3A, Thuỷ điện Nậm Mu… theo phương thức BO.
Tổng Công ty đã xây dựng nhiều công trình đường dây và trạm biến áp cao thế như Đường dây 220 KV Phả Lại- Bắc Giang, 500KV Bắc- Nam, 500KV Phú Lâm – Pleiku, trạm biến áp 500KV Hoà Bình, Pleiku, trạm biến áp 220KV Việt Trì, Tràng Bạch, Vật Cách, Bắc Giang, Sóc Sơn và nhiều công trình hạ thế phục vụ phát triển dân sinh khác
Tổng Công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng lớn thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng, xây dựng và cải tạo các đương giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 18, Quốc lộ 10, Đường Hồ Chí Minh…đặc biệt là xây dựng Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân theo công nghệ đào hầm mới của áo (NATM), các công trình công nghiệm yêu cầu kỹ thuật cao như: Nhà máy giấy Bãi Bằng, dệt Minh Phương, nhà máy xi măng Bút Sơn, Nghi Sơn, Hoàng Mai…và các công trình xây dựng lớn như khách sạn Thủ Đô, toà nhà Khách Sạn Mặt trời Sông Hồng, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, trung tâm Bưu Chính Viễn Thông…Tổng Công ty là chủ đầu tư các nhà máy xi măng Hoà Bình, Yaly, xi măng Hạ Long công xuất 2 triệu tấn/năm, nhà máy thép Việt ý, khu đô thị Mỹ Đình- Mỹ Trì, Khu công nghiệp Phố Nối, khu công nghiệp Đình Trám… cùng nhiếu cơ sở sản xuất công nghiệp khác.
Trong quá trình trên 40 năm phát triển và trưởng thành, Tổng công ty Sông Đà đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, thi công và trong điều hành sản xuất. Ngày nay, Tổng Công ty có một đội ngũ hơn 20 nghìn cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề ( trong đó có hơn 3.000 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ đại học và trên đại học. Chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị, Tổng Công ty là đơn vị duy nhất ở Việt Nam có lực lượng thiết bị thi công chuyên ngành tiên tiến và hiện đại.
Với những thành tích và đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng đất nước, Tổng Công ty Sông Đà đã 2 lần được tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều huân huy chương khác, nhiều tập thể và cá nhân được tặng danh hiệu anh hùng lao động, chiến sỹ thi đua toàn quốc, và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Định hướng và mục tiêu phát triển đến năm 2010 của Tổng Công ty Sông Đà là: Xây dựng và phát triển Tổng Công ty thành tập đoàn kinh tế mạnh đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở duy trì vad phát triển ngành nghề xây dựng truyền thống để đảm bảo Tổng Công ty Sông Đà là một nhà thầu mạnh có khả năng làm tổng thầu các Công trình lớn ở trong nước và quốc tế. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
II/ Chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Công ty .
Tổng Công ty xây dựng Sông Đà là Tổng Công ty Nhà nước gồm nhiều đơn vị thnàh viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động chủ yếu về chuyên ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
Chức năng:
Tổng Công ty do Bộ trưởng Bộ xây dựng quyết định thành lập theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường tích tụ, tập trung phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao; nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng Công ty , đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế
Nhiệm vụ:
Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh xây dựng theo qui hoạch, kế hoạch phát triển của ngành xây dựng của Nhà nước, bao gồm các lĩnh vực thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp và các công trình đường dây, trạm biến thế điện; kinh doanh phát triển nhà; tư vấn xây dựng; sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ xây dựng; liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài phù hợp với luật pháp và chính sách của Nhà nước; tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân trong Tổng công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo pháp luật.
Quyền hạn:
a/ Tổng công ty có quyền đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
b/ Tổng công ty có quyền chuyển nhượng, thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty, trừ những thiết bị, nhà xưởng quan trọng theo quy định của Chính phủ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Đối với đất đai, tài nguyên thuộc quyền quản lý của Tổng công ty thì thực hiện théo pháp luật tương ứng.
c/ Tổng công ty có quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh:
- Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước.
- Đổi mới công nghệ, trang thiết bị.
- Đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của Tổng công ty ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao, mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Tổng công ty và nhu cầu của thi trường, kinh doanh những ngành nghề khác nếu được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép bổ xung.
- Lựa chọn thị trường và thống nhất phân công thị trường giữa các đơn vị thành viên được xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Nhà nước.
- Quyết định khung giá hoặc giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm, dịch vụ chủ yếu, thống nhất giá xuất khẩu tối thiểu, giá nhập khẩu tối đa trừ những sản phẩm và dịch vụ do Nhà nước định giá.
- Xây dựng và áp dụng các định mức lao động, vật tư, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của Nhà nước.
- Phân cấp việc tuyển chọn thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của bộ luật lao động và các quy định khác của pháp luật. Quyết định mức lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm, chi phí dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Tổng công ty.
- Mời và tiếp đối tác kinh doanh nước ngoài của Tổng công ty ở Việt Nam quyết định cử người của Tổng công ty ra nước ngoài công tác, học tập, tham quan khảo sát, đối với chủ tịch Hội đồng quản trị và tổng giám đốc phải được Bộ trưởng bộ xây dựng cho phép. Các thành viên khác của hội đồng quản trị ra nước ngoài do chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định. Phó tổng giám đốc và các chức danh khác trong Tổng công ty ra nước ngoài do tổng giám đốc quyết định.
d/ Tổng công ty có quyền quản lý tài chính:
- Được sử dụng vốn và các quỹ của Tổng công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn, có hiệu quả.
- Tự huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu đối với Tổng công ty, được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật, được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty tại các ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Được thành lập, quản lý và sử dụng các quỹ tập trung, quỹ khấu hao cơ bản, tỷ lệ trích, chế độ quản lý và chế độ sử dụng các quỹ này theo quy định của Bộ tài chính.
- Được sử dụng phần lợi nhuận còn lại sau khi đã làm đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, lập quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác theo quy định để chia cho người lao động theo cống hiến của mỗi người vào kết quả kinh doanh trong năm và theo cổ phần ( nếu có).
- Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ phục vụ quốc phòng an ninh, phòng chống thiên tai, hoạt động công ích hoặc cung cấp sản phẩm dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước không đủ bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ này của Tổng công ty.
- Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định của Nhà nước.
e/ Tổng công ty có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo.
Nghĩa vụ:
- Tổng công ty có nghĩa vụ và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn Nhà nước giao.
- Tổng công ty có nghĩa vụ thực hiện các khoản nợ phải thu, phải trả ghi trong bảng cân đối tài sản của Tổng công ty tại thời điểm thành lập công ty. Trả các khoản tín dụng quốc tế mà Tổng công ty quyết định sử dụng theo quy định của Chính phủ. Trả các khoản tín dụng do Tổng công ty trực tiếp vay hoặc các khoản tín dụng đã được Tổng công ty bảo lãnh cho các đơn vị thành viên vay theo hợp đồng bảo lãnh nếu các đơn vị này không có khả năng trả.
- Tổng công ty có nghĩa vụ quản lý hoạt động kinh doanh.
- Tổng công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn tài sản và các chế độ khác Nhà nước quy định.
- Tổng công ty công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm.
- Tổng công ty thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
III. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty hiện nay
Các đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng Sông Đà
Các doanh nghiệp hạch toán độc lập:
- Công ty Xây dựng Sông Đà 1
- Công ty Xây dựng Sông Đà 2
- Công ty Xây dựng Sông Đà 3
- Công ty Xây dựng Sông Đà 4 ( tên cũ là Công ty XD thuỷ điện Yaly).
- Công ty Xây dựng Sông Đà 5 (tên cũ là Công ty XD thuỷ điện Vĩnh Sơn )
- Công ty Xây dựng Sông Đà 6 ( tên cũ là công ty XD Thuỷ công)
- Công ty Xây dựng Sông Đà 7 (tên cũ là công ty Vật liệu Xây dựng )
- Công ty Xây dựng Sông Đà 8 ( tên cũ là công ty xây dựng Bút Sơn).
- Công ty Xây lắp thi công cơ giới Sông Đà 9 (tên cũ là công ty xây lắp và thi công cơ giới)
- Công ty Xây dựng Công trình ngầm Sông Đà 10 ( tên cũ là công ty Xây dựng công trình ngầm)
- Công ty Xây lắp năng lượng Sông Đà 11 ( tên cũ là công ty Xây lắp năng lượng)
- Công ty Xây lắp – Vật tư vận tải Sông Đà 12 (tên cũ là công ty Vật tư thiết bị )
- Công ty tư vấn và khảo sát thiết kế.
Các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc
Trung tâm Thí nghiệm xây dựng miền Bắc ( tên cũ là Trung tâm Thí nghiệm xây dựng)
Trung tâm Thí nghiệm xây dựng miền Trung
Tổng đội xây dựng hướng nghiệp dạy nghề thanh niên
Xí nghiệp Thanh niên xung phong Yaly
Nhà máy xi măng Sông Đà- Yaly
c. Các đơn vị sự nghiệp
Trường Đào tạo công nhân cơ giới Việt Xô Sông Đà
Phân viện bệnh viện Yaly
- Bệnh viện Thuỷ điện Sông Đà
- Viện điều dưỡng Sông Đà
2. Các Doanh nghiệp có phần vốn góp của Tổng Công ty xây dựng Sông Đà
Công ty liên doanh về kỹ thuật nền móng và công trình (VIC)
Tổng Công ty xây dựng Sông Đà- Jurong
Công ty cổ phần phát triển đô thị Hà thành
Công ty liên doanh khách sạn thủ đô.
Phần II: Giới thiệu về tổ chức thông tin của Tổng Công ty
I/ Thực trạng tổ chức thông tin:
Hội đồng quản trị
Văn phòng
Phòng tổ chức đào tạo
Phòng quản lý kỹ thuật
Phòng quản lý cơ giơí
Ban thanh tra
Phòng kế hoạch - đầu tư
Phòng thi trường
Phòng tài chính kế toán
Phòng kiểm toán nội bộ
Tổng giám đốc
CT C.Ư.N.Q.T & TM SĐ
CT ĐTPT ĐT & KCN SĐ
CT may xuất khẩu SĐ
CT xi măng Sông Đà
TT NC & ƯD KHCN SĐ
Trường CNKT Việt Xô SĐ
CT LDTVXD SĐ. UCRIN
CT LD Sông Đà- JU Rông
CT liên doanh VIC
CT CP – PT Hà Thành
CT CP xi măng Sông Đà
CT CP bê tông và XD SĐ
Bệnh viện Sông Đà
CT BOT Đèo Ngang
CT BOT Cần Đơn
Bênh viện YALY
CT CP TĐ Ry Ninh II
CT Sông Đà 12
CT Sông Đà 17
CT XD Sông Đà 19
NM-TĐ. BOT Cần Đơn
NM thép Sông Đà
CT tư vấn XD Sông Đà
Chi nhánh Ctc tai TPHCM
BQL DA xi măng H.Long
BQL DA TĐ Sê SAN 3A
BQL DA Nà Lơi
BQL DA TĐ Sê SAN 3
BQL TĐ Tuyên Quang
BQL DA đường HCM
BQL DA hầm Hải Vân
BQL DA nước 4 tỉnh
Đai diện tại Sơn La
Đại diện tại Miền Trung
CT Sông Đà 3
CT Sông Đà 4
CT Sông Đà 5
CT Sông Đà 6
CT Sông Đà 7
CT Sông Đà 8
CT Sông Đà 9
CT Sông Đà 10
CT Sông Đà 11
CT Sông Đà 2
Công ty Sông Đà 1
II/ Tổ chức và chức năng nhiệm vụ các bộ phận, biên chế và người phụ trách
Hội đồng quản trị:
a.Chức năng: quản lý hoạt động của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng Công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao
Nhiệm vụ và quyền hạn:
-Nhận vốn (kể cả nợ), đất đai tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Tổng công ty.
-Xem xét, phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc giao vốn và các nguồn lực khác cho các đơn vị thành viên và phương án điều hoà vốn, các nguồn lực khác giữa các đơn vị thành viên, kiểm tra giám sát việc thực hiện các phương án đó.
-Kiểm tra giám sát mọi hoạt động của Tổng công ty.
-Thông qua đề nghị của Tổng công ty Tổng giám đốc để trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển của Tổng công ty. Quyết định mục tiêu, kế hoạch hàng năm của Tổng công ty và báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
-Tổ chức thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đầu tư, dự án đầu tư mới, dự án hợp tác đầu tư với bên nước ngoài bằng vốn do Tổng công ty quản lý.
-Trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt hoặc uỷ quyền cho Tổng công ty quyết định các dự án liên doanh với nước ngoài, quyết định các dự án liên doanh trong nước và các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn.
-Ban hành và giám sát thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật trong Tổng công ty theo đề nghị của Tổng công tyổng giám đốc trên cơ sở quy định chung của ngành và của quốc gia.
-Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê chuẩn điều lệ và những nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức của Tổng công ty. Quyết định mở chi nhánh, văn phòng đại diện của Tổng công ty Công ty ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Đề nghị thành lập, giải thể, tách, nhập các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật.
-Đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng Tổng công ty.
-Phê duyệt phương án do Tổng công ty tổng giám đốc đề nghị về việc hình thành và sử dụng các quỹ tập trung tương ứng với kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính của Tổng công ty.
-Xem xét kế hoạch huy động vốn, bảo lãnh các khoản vay, phưởng án thanh lý các tài sản của các đơn vị thành viên để quyết định hhoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định theo các nguyên tắc quy định.
-Thông qua báo cáo hoạt động của từng quý, 6 tháng và hàng năm của Tổng công ty, báo cáo tài chính tổng hợp hàng năm.
-Ban hành nội quy bảo mật trong kinh doanh, các thông tin kinh tế nội bộ, bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật, do tổng giám đốc trình, để áp dụng thống nhất trong toàn Tổng công ty.
Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc
a. Chức năng:
Tổng giám đốc do Bộ trưởng bộ xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Bộ trưởng bộ xây dựng và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng Công ty. Tổng giám đốc là người có quyền hành cao nhất của Tổng Công ty.
Phó tổng giám đốc là người giúp tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo phân công của tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được tổng giám đốc phân công thực hiện.
Kế toán trưởng Tổng công ty giúp tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Văn phòng và các phòng hoặc ban chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
b.Nhiệm vụ và quyền hạn:
Cùng chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhận vốn ( kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước giao để quản lý và sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổng công ty. Kiến nghị Hội đồng quản trị phương án điều chỉnh vốn và nguồn lực khác.
Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án được Hội đồng quản trị phê duyệt. Xây dựng phương án xây dựng vốn. Thực hiện và chỉ đạo việc huy động vốn, cho vay vốn.
Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn vào hàng năm, chương trình hoạt động, các phương án bảo vệ và khai thác tài nguyên, dự án đầu tư lớn và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài, phương án liên doanh…Tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, phương án, dự án, biện pháp đã được phê duyệt.
Điều hành các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Tổng công ty, thực hiện các nhiệm vụ đối với Nhà nước, chịu trách nhiệm về việc tham gia thực hiện bình ổn giá cả những hàng hoá dịch vụ thiết yếu theo quy định của Nhà nước mà Tổng công ty đang kinh doanh.
Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt các định mức kinh tế- kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương…phù hợp với các quy định chung của ngành và của Nhà nước.
Đề nghị Hội đồng quản trị trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó tổng giám đốc, kế toán trưởng Tổng công ty.
Xây dựng để trình Hội đồng quản trị duyệt tổng biên chế bộ máy quản lý và kinh doanh Tổng công ty, kể cả phương án điều chỉnh khi thay đổi tổ chức và biên chế bộ máy quản lý và kinh doanh của Tổng công ty và các đơn vị thành viên, trình Hội đồng quản trị phê chuẩn điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên do giám đốc đơn vị thành viên xây dựng, duyệt phương án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên do giám đốc đơn vị thành viên trình.
Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt các quy chế lao động, quy chế tiền lương, khen thưởng, kỷ luật áp dụng trong Tổng công ty.
Tổ chức điều hành hoạt động của Tổng công ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo Hội đồng quản trị và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt đông kinh doanh của Tổng công ty .
Thực hiện và kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định của pháp luật, của Nhà nước. Lập phương án phân phối lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty trình Hội đồng quản trị phê duyệt theo quy định của Nhà nước.
Cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Chuẩn bị các tài liệu cho các cuộc họp Hội đồng quản trị.
Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành cuả mình.
Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tiếp.
Ttrực tiếp tổ chức điều hành sản xuất th công và tổ chức quản lý kinh tế tài chính tại các công trình xây dựng lớn do Tổng công ty làm chủ thể hợp đồng.
3. Các đơn vị thành viên
Tổng Công ty có các đơn vị thành viên là những Doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, những Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và những đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị này có con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng phù hợp với phương thức hạch toán của mình.
Các đơn vị thành viên là đơn vị hạch toán độc lập và Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc có điều lệ tổ chức và hoạt động riêng được Hội đồng quản trị phê duyệt phù hợp với pháp luật và điều lệ của Tổng Công ty
Thành viên Tổng Công ty là Doanh nghiệp hạch toán độc lập chịu trách nhiệm về các khoản nợ, về cam kết của mình trong phạm vi số vốn do Doanh nghiệp quản lý, sử dụng
Thành viên Tổng Công ty là các Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng Công ty, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Tổng Công ty. Được ký kết các hợp đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, hạot động tài chính, tổ chức và nhân sự theo phân cấp của Tổng Công ty. Quyền hạn và nhiệm vụ của các Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc được cụ thể hoá theo điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị do hội đồng quản trị phê chuẩn.
Phòng kế hoạch- đầu tư.
Chức năng:
Tham mưu giúp hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT trong các lĩnh vực:
Quản lý công tác kế hoạch
Quản lý công tác Đầu tư
Quản lý công tác báo cáo kế hoạch và báo cáo thống kê
Hướng dẫn các chế độ, chính sách về kế hoạch, báo cáo kế hoạch và báo cáo thống kê, kinh tế các dự án đầu tư của TCT
Nhiệm vụ
b1. Công tác soạn thảo quy chế, quy định:
Soạn thảo trình tổng công ty ban hành các quy định, chỉ thị về nghiệp vụ trong công tác kế hoạch, công tác báo cáo kế hoạch và báo cáo thống kê, công tác quản lý đầu tư, quản lý kinh tế thuộc lĩnh vực đầu tư của TCT.
b2. Công tác kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch và báo cáo thống kê.
Công tác kế hoạch
Xây dựng kế hoạch SXKD và kế hoạch đầu tư dài hạn, xây dựng kế hoạch hàng năm của Tổng công ty báo cáo với Bộ Xây dựng và các bộ ngành liên quan. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch quý của TCT
Trên cơ sở nhiệm vụ của tổng công ty và điều kiện cụ thể của đơn vị, hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch báo cáo Tổng công ty.
Lập và giao kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm, năm, quí.
Cân đối giữa nhu cầu của nhiệm vụ sản xuất với khả năng của mỗi đơn vị thi công tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc điều hành nhiệm vụ hoặc những biện pháp khác trong điều hành sản xuất của TCT.
Lập và giao kế hoạch đầu tư 5 năm, năm, quý.
` Dự thảo các quy định giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư chức năng nhiệm vụ của phòng và những công việc có liên quan đến nhiều phòng.
Công tác báo cáo thực hiện kế hoạch và báo cáo thống kê.
Theo dõi kiểm tra, giám sát tổng hợp tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch, tình hình đầu tư và phát triển của các doanh nghiệp thành viên, phân tích đánh giá để tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty.
Lập báo cáo định kỳ theo quy định của Bộ xây dựng và của Tổng công ty.
Lập báo cáo sơ tổng kết 6 tháng, hàng năm về SXKD của Tổng công ty.
Công tác báo cáo thực hiện kế hoạch.
Công tác báo cáo thống kê.
b3. Công tác quản lý đầu tư.
Quản lý chuẩn bị đầu tư
Quản lý quá trình thực hiện đầu tư.
Quản lý các dự án giai đoạn khai thác và vận hành.
Công tác kinh tế đầu tư.
b4. Quyền hạn của phòng kế hoạch- đầu tư và các mối quan hệ trong và ngoài Tổng công ty.
Quan hệ với các cơ quan Nhà nước, Hội đồng quản trị, tổng giám đốc.
Là cơ quan giúp việc, tham mưu cho Hội đồng quản trị và tổng giám đốc trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư. Vì vậy được quan hệ với các cơ quan chưca năng Nhà nước các Bộ ngành và địa phương tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và nước ngoài để thu thập số liệu lập kế hoạch định hướng SXKD, KH đầu tư và cơ hội đầu tư trình Hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc duyệt.
Trực tiếp giải trình những vấn đề có liên quan thuộc lĩnh vực kế hoạch đầu tư trước Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty.
Đối với các phòng Tổng công ty và các đơn vị thành viên thuộc TCT.
Có trách nhiệm cấp các số liệu thuộc lĩnh vực kế hoạch đầu tư cho các phòng chức năng TCT khi có yêu cầu.
Được yêu cầu các phong chức năng TCT cấp số liệu để thực hiện các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng.
Có quyền yêu cầu, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thành viên trực thuộc TCT thực hiện những nhiệm vụ, công việc để đảm bảo hoàn thành chức năng nhiệm vụ của phòng.
Phần III : Những vấn đề thu nhận được về mặt nhận thức và nghiên cứu tổng giá trị sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng Sông Đà
Đối tượng nghiên cứu của thông kê xây dựng
Thống kê đầu tư và xây dựng là một bộ phận của thống kê học, có đối tượng nghiên cứu là các quy luật số lượng của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn diễn ra trong lĩnh vực hoạt động đầu tư và xây dựng cơ bản trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Ngành xây dựng là một ngành kinh tế quốc dân có chức năng thực hiện tái sản xuất TSCĐ cho nền KTQD. Cùng với sự phát triển, quy mô đầu tư và xây dựng ngày càng tăng. Nhiện vụ chung là phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng và phát triển đất nước.
Sản xuất xây dựng trong nền kinh tế quốc dân
Sản xuất xây dựng là những hoạt động xây dựng mới, xây dựng lại , cải tạo, mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá, lắp đặt thiết bị máy móc, sửa chữa lớn những công trình nhà cửa, vật kiến trúc hoặc các công trình dân dụng khác kể cả công việc thăm dò, khảo sát thiết kế phục vụ trong quá trình thi công các công trình đó.
Sản xuất xây dựng là ngành kinh tế quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân mà đại diện là Tổng công ty xây dựng Sông Đà, nó tạo ra những tiền đề vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và những TSCĐ mới, phục vụ đời sống con người và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển.
Sau 3 tuần thực tập ở phòng Kế Hoạch và Đầu Tư thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà em nhận thấy giá trị sản xuất kinh doanh của Tổng công ty là chỉ tiêu quan trọng quyết định sự phát triển của công ty . Do vậy em mạnh dạn trình bầy những kiến thức phân tích thống kê để phân tích tổng giá trị sản xuất kinh doanh của Tổng công ty từ năm 1998 đến năm 2002 và dự báo cho năm 2003.
1.Phân tích tổng giá trị sản xuất kinh doanh giai đoạn 1998-2002 theo các phương pháp thống kê
Phân tích theo dãy số thời gian & dự báo cho năm 2003
Phân tích mối liên hệ các nhân tố đến tổng giá trị sản xuất kinh doanh
-Giá trị kinh doanh xây lắp
-Giá trị kinh doanh công nghiệp
- Giá trị kinh doanh tư vấn xây dựng
-Giá trị nhập thiết bị phụ tùng
-Giá trị vật tư khảo sát thiết kế
-Giá trị sản xuất khác
2.Phân tích giá trị kinh doanh xây lắp theo các phương pháp thống kê
2.1.Phân tích mối liên hệ các nhân tố đến giá trị kinh doanh xây lắp
-Đào đất đá
-Đắp đất đá
-Đổ bê tông
-Gia công lắp đặt thép
-Công tác lắp máy
-Khoan phun xi măng
Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch của giá trị kinh doanh xây lắp
3 Phân tích giá trị kinh doanh công nghiệp theo các phương pháp thống kê
Phân tích mối liên hệ các nhân tố đến giá trị kinh doanh công nghiệp
-Sản xuất xi măng
-Sản xuất đá dăm
-Sản xuất gạch đỏ
-May quần áo
-May vỏ bao xi măng
-Sản xuất bi đạn tấm lót
-Sản xuất khác
Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch của giá trị kinh doanh công nghiệp
Kết Luận
Nội dung của báo cáo tổng hợp là sự tìm hiểu bước đầu của em về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của tổng công ty xây dựng Sông Đà. Bên cạnh đó, em cũng đi sâu tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ các công việc chuyên môn cụ thể của phòng Kế Hoạch - Đầu Tư thuộc tổng công ty. Mặc dù thời gian rất ngắn nhưng các kiến thức thu được đối với em là vô cùng bổ ích. Nó sẽ giúp đỡ em rất nhiều trong việc lựa chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp cũng như mở mang kiến thức hiểu biết cho bản thân về các hoạt động thực tế, về cách vận dụng kiến thức và thực tiễn, về phong cách làm việc thực tế, nghiên cứu.
Để có được điều đó, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn và các nhân viên của phòng Kế Hoạch và Đầu Tư.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, các anh chị ở phòng kế hoạch và đầu tư đặc biệt là thầy giáo PGS – TS Phan Công Nghĩa cùng chú Tống Văn Điểu đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản báo cáo này.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, bản báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy giáo PGS – TS Phan Công Nghĩa và chú Tống Văn Điểu cùng ban lãnh đạo và các anh chị trong phòng Kế Hoạch và Đầu Tư góp ý để bài viết sau của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC400.doc