Đề tài Phân tích các tác động của chính sách bảo trợ mậu dịch của Việt Nam và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

MỤC LỤC I. Tổng quan 2 1. Khái niệm 2 2. Đặc điểm 2 3. Các công cụ bảo hộ mậu dịch 2 3.1 Công cụ thuế 2 Thuế tác động trực tiếp làm tăng giá tiêu dùng trong nước, từ đó hạn chế tiêu dùng. 4 3.2 Các công cụ phi thuế. 6 3.2.1 Hạn ngạch xuất nhập khẩu 6 Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng được xuất đi hoặc nhập về đến hoặc từ một thị trường nào đó, trong một thời gian nhất định, thường là một năm. 6 a. Lợi ích của hạn ngạch nhập khẩu 6 Hạn ngạch tác động lên giá gián tiếp thông qua hạn chế nhập khẩu 7 3.2.2 Hạn ngạch thuế quan 9 3.2.3 Trợ cấp 10 3.2.4 Rào cản kỹ thuật. 11 3.2.5 Thủ tục hành chính 12 3.2.6 Chống bán phá giá 12 3.2.6.1 Bán phá giá 12 3.2.6.2 Chống bán phá giá 13 3.2.5 Phá giá tiền tệ 14 4. Ưu điểm và nhược điểm của bảo hộ mậu dịch. 14 II. Thực trạng bảo hộ mậu dịch của Việt Nam. 15 1. Lộ trình hội nhập của Việt Nam từ sau đổi mới(1986). 15 2. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch mà Việt Nam gặp phải. 17 2. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch Việt Nam đã áp dụng 21 III. Giải pháp cho bảo hộ mậu dịch của Việt Nam 27 1. Công cụ thuế 27 2. Công cụ phi thuế 28 I. Tổng quan 1. Khái niệm Bảo hộ mậu dịch là việc chính phủ hạn sử dụng các hàng rào thuế quan, phi thuế quan nhằm bảo hộ và tạo điều kiện cho ngành công nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu. 2. Đặc điểm - Nhà nước sử dụng những biện pháp thuế và phi thuế : thuế quan, hệ thống thuế nội địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật . để hạn chế hàng hóa nhập khẩu. - Nhà nước nâng đỡ các nhà sản xuất nội địa bằng cách giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, giá tiền tệ nội địa, trợ cấp xuất khẩu .để họ dễ dàng bành trướng ra thị trường nước ngoài.

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3037 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các tác động của chính sách bảo trợ mậu dịch của Việt Nam và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trƯêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n khoa ng©n hµng – tµi chÝnh ---@&?--- BµI TËP NHãM TµI CHÝNH QuèC TÕ Đề tài: Phân tích các tác động của chính sách bảo trợ mậu dịch của Việt Nam và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu Danh sách nhóm 1: 1. CQ511922 Phạm Khánh Linh(nhóm trưởng) 2. CQ513506 Nguyễn Hải Yến 3. CQ510533 Phùng Thị Cúc 4. CQ515304 Diệp Thị Trang 5. CQ513958 Cao Anh Tuấn 6. CQ510013 Bùi Hồng Anh Tổng quan Khái niệm Bảo hộ mậu dịch là việc chính phủ hạn sử dụng các hàng rào thuế quan, phi thuế quan nhằm bảo hộ và tạo điều kiện cho ngành công nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu. Đặc điểm - Nhà nước sử dụng những biện pháp thuế và phi thuế : thuế quan, hệ thống thuế nội địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật... để hạn chế hàng hóa nhập khẩu. - Nhà nước nâng đỡ các nhà sản xuất nội địa bằng cách giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, giá tiền tệ nội địa, trợ cấp xuất khẩu...để họ dễ dàng bành trướng ra thị trường nước ngoài. Các công cụ bảo hộ mậu dịch - Công cụ thuế. - Công cụ phi thuế. 3.1 Công cụ thuế Khái niệm -Thuế là phần thu của nhà nước tính trên giá một hành hóa dịch vụ hoặc một hoạt động nào đó, thường là theo một tỷ lệ nhất định. -Thông thường, thuế quan được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu. Mức thuế thường khác nhau tùy theo loại hàng hoá nhập khẩu. Thuế nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu, và làm tăng giá hàng hoá nhập khẩu trong các thị trường nội địa, do đó làm giảm số lượng hàng nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được xem là giúp đỡ các ngành công nghiệp trong nước. +Thuế trực tiếp là thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu hay xuất khẩu. Các loại thuế này bao gồm thuế theo số lượng, thuế giá trị và thuế hỗn hợp. +Thuế gián tiếp tác động tới thương mại như thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Tác động của thuế quan Tác động tích cực Thuế quan theo truyền thống được đưa ra chủ yếu để tăng thu cho ngân sách, tuy nhiên nó cũng phục vụ những mục đích khác như: Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho các mặt hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại. Hướng dẫn tiêu dùng trong nước. Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường. Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại. Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ. Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế. Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc v.v Tác động tiêu cực Thuế tác động trực tiếp làm tăng giá tiêu dùng trong nước, từ đó hạn chế tiêu dùng. Khi đánh thuế nhập khẩu, người tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm tăng giá của hàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lên bằng với giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu. Đồ thị này chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu: Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng muốn mua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những nhà sản xuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới. Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Qd và Qs) ở mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này. Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước bị tăng lên đến mức bằng giá thế giới công với thuế nhập khẩu kích thích những nhà sản xuất trong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Qs lên Qs'. Tuy nhiên do giá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo từ Qd xuống Qd'. Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền bằng diện tích của hình chữ nhật CEGH để mua số lượng hàng Qd'. Phần diện tích hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi phí cho sự yếu kém của những nhà sản xuất trong nước. Diện tích hình ECD lại là một tổn thất nữa khi độ thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu thụ Qd hàng hoá, do có thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà thôi. Đối với sản xuất trong nước, thuế nhập khẩu làm giá ở thị trường nội địa tăng lên, khuyến khích các nhà sản xuất trong nước phát triển. Mặt khác, như đã phân tích ở trên, người tiêu dùng phải trả thêm một khoản ứng với diện tích BCEF. Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hình BCEF) được chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện tích hình AFGH) được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậy hai phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia. Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùng sang chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng của toàn xã hội. 3.2 Các công cụ phi thuế. - Hạn ngạch xuất nhập khẩu - Hạn ngạch thuế quan - Trợ cấp - Rào cản kỹ thuật - Thủ tục hành chính - Chống bán phá giá - Phá giá tiền tệ 3.2.1 Hạn ngạch xuất nhập khẩu Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng được xuất đi hoặc nhập về đến hoặc từ một thị trường nào đó, trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Hạn ngạch nhập khẩu là hạn chế trực tiếp số lượng hoặc giá trị một số hàng hóa có thể được nhập khẩu. Thông thường những hạn chế này được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho một số công ty hay cá nhân. Hạn ngạch có tác dụng hạn chế tiêu dùng trong nước giống như thuế song nó không mang lại nguồn thu cho Chính phủ. Điều XI Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) của WTO quy định nguyên tắc các thành viên WTO không được áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng dưới bất kỳ hình thức nào nhằm hạn chế xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên WTO cũng thừa nhận một số ít các trường hợp ngoại lệ cho phép áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng xuất nhập khẩu nhưng phải là với các điều kiện và theo thủ tục nhất định. Lợi ích của hạn ngạch nhập khẩu Bảo hộ sản xuất trong nước Sử dụng hiệu quả quỹ ngoại tệ Thực hiện các cam kết của chính phủ ta với nước ngoài Dự đoán về lượng hàng nhập khẩu vào thị trường nội địa Hướng dẫn tiêu dùng b. Tác động tiêu cực của hạn ngạch nhập khẩu Hạn ngạch tác động lên giá gián tiếp thông qua hạn chế nhập khẩu Equilibrium domestic price: gía cân bằng trong nước Price after imposition of import quota: giá sau khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu Equilibrium free trade price: giá cân bằng khi có mậu dịch tự do International supply curve: đường cung thế giới Demand curve: đường cầu Quantity: lượng Price: giá Hạn ngạch nhập khẩu tức là cắt giảm số lượng hàng được phép nhập khẩu vào một nước. Trong thị trường cạnh tranh, điểm cân bằng quyết định đến lượng và giá của hàng hoá là điểm giao nhau giữa cầu và đường cung. Đồi với thị trường thuần nội địa, điểm cân bằng này sẽ là P* và Q*. Khi thương mại quốc tế thâm nhập vào thị trường, điểm cân bằng này có thể thay đổi. Giả sử rằng, giá của một hàng hoá nằm dưới điểm P* khi nhập khẩu từ nước ngoài lớn hơn sản xuất trong nước. Đồng thời giả định rằng, nền kinh tế thế giới có thể cung cấp nhiều hàng hoá hơn tại mức giá đó. Khi đó, đường cung thế giới là một đường nằm ngang tại mức giá P2 (tức là mức giá của hàng nhập khẩu). Mức giá cân bằng giảm xuống P2, và lượng cân bằng tăng từ Q* lên Q4. Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải sản xuất ít hơn (Q1), trong khi phần còn lại (sự chênh lệch giữa Q1 và Q4) sẽ được chuyển sang nhà nhập khẩu.  Khi mậu dịch tự do xuất hiện, người tiêu dùng được lợi đáng kể. Xét trên thị trường thuần nội địa, thặng dư tiêu dùng được biểu diễn bởi vùng A. Mậu dịch tự do làm tăng mức thặng dư tiêu dùng này, bao gồm B, C ,D, E, F, G, H, và I bời vì người tiêu dùng chỉ phải trả mức giá là P2 cho chi mua hàng hoá thay vì mức giá cao hơn P*, và họ có thể mua một lượng Q4 thay vì Q*. Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước phải chịu ảnh hưởng tiêu cực. Xét trên thị trường thuần nội địa, thặng dư sản xuất trong nước được biểu diễn bởi vùng B, E và J. Và mậu dịch tự do khiến họ mất đi vùng B và E, chuyển sang người tiêu dùng, bởi vì họ chỉ có thể tính giá P2 thay vì P*. Cuối cùng, nền kinh tế sẽ được lợi trên những vùng C, D, F, G, H, và I, trước khi mậu dịch tự do xuất hiện, hoàn toàn không có những thặng dư này. Rõ ràng rằng, người được lợi ở đây là người tiêu dùng. Khi có hạn ngạch, chính phủ sẽ hạn chế số lượng hàng nhập khẩu để tăng giá và giúp các doanh nghiệp lấy lại phần thặng dư bị mất. Nếu chính phủ giới hạn tổng lượng nhập khẩu tại sự chênh lệch giữa Q2 và Q3, lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm từ chênh lệch Q1 và Q4 sang chênh lệch giữa Q2 và Q3, giá sẽ tăng lên P1. Hạn ngạch gián tiếp đẩy giá trong nước từ P2 lên P1 nên cũng khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Tuy nhiên, khác với thuế, hạn ngạch còn có thể biến một doanh nghiệp trong nước trở thành kẻ độc quyền. Và do đó, họ có thể áp đặt giá cả độc quyền để thu được lợi nhuận tối đa. Chính phủ không có thu nhập từ hạn ngạch. Khi một hạn ngạch đựơc dùng để hạn chế nhập khẩu thay cho thuế quan, thì lượng tiền thuế đáng ra Chính phủ thu được sẽ rơi vào bất cứ người nào có giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch. Những người có giấy phép này nhập khẩu hàng hoá và sau đó bán lại với giá cao hơn tại thị trường trong nước. 3.2.2 Hạn ngạch thuế quan Hạn ngạch thuế quan là chế độ trong đó quy định sẽ áp dụng một mức thuế bằng không (0%) hoặc thấp hơn đối với những hàng hóa được nhập khẩu theo đúng số lượng quy định, nhằm đảm bảo cung cấp với giá hợp lí cho ngừoi tiêu dùng. Khi hàng hóa nhập khẩu quá số lượng quy định thì sẽ áp dụng mức thuế cao (còn gọi là thuế lần 2) để bảo hộ các nhà sản xuất trong nước. Chế độ hạn ngạch thuế quan được sử dụng nhằm đảm bảo hài hòa mục tiêu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và mục tiêu bảo hộ người sản xuất trong nước. Việc áp dụng biện pháp này phải dựa trên cơ sở nghiên cứu kĩ càng thực trạng cung cầu, khả năng sản xuất cũng như cầu tiêu dùng trong nước. Trên thực tế, WTO không cho phép các nước thành viên sử dụng hạn ngạch trong quan hệ thương mại nhưng lại cho phép sử dụng hạn ngạch thuế quan với điều kiện không có sự phân biệt đối xử với từng nước. 3.2.3 Trợ cấp Khái niệm Trợ cấp là việc chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có được. Những lợi ích đó có thể phát sinh từ việc chính phủ trực tiếp cấp tiền hay tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính, tín dụng, … cho doanh nghiệp. Có 2 hình thức trợ cấp cơ bản: trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu. -Trợ cấp xuất khẩu: là loại trợ cấp nhằm mục đích đẩy mạnh, khuyến khích xuất khẩu. Hàng hóa bán ra thị trường nước ngoài có giá có thể còn thấp hơn tại thị trường trong nước. Điều này tạo sự cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế. -Trợ cấp trong nước: là loại trợ cấp dành cho các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường nội địa, hàng hóa được trợ cập là hàng hóa tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên khi hàng hóa này được người sản xuất xuất khẩu thì nó lại trở thành trợ cấp xuất khẩu. Ảnh hưởng của nó khá giống với trợ cấp xuất khẩu dù mục đích ban đầu khác nhau. Tác động của trợ cấp Khi hàng hóa xuất khẩu được trợ cấp, nước xuất khẩu sẽ mở rộng được thị trường ra nước ngoài do hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh về giá. Việc mở rộng quy mô thị trường này lại gây sức ép khó khăn cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu: sự suy giảm sản lượng, doanh số bán, lợi nhuận,… Về mặt kinh tế học, tác động của trợ cấp là ngược lại với thuế quan, đồng thời cũng tạo ra phần mất không cho xã hội làm giảm hiệu quả của tự do mậu dịch. Chính vì thế nước nhập khẩu sẽ có thể áp dụng biện pháp đối kháng: “Thuế chống trợ cấp”. Nó là khoản thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp từ phía chính phủ nước xuất khẩu nhằm triệt tiêu những lợi thế do khoản trợ cấp mang lại. Mức thuế này được thông qua sau một quá trình điều tra xác định mức độ trợ cấp và mức độ thiệt hại gây ra của nước nhập khẩu. 3.2.4 Rào cản kỹ thuật. Rào cản kỹ thuật là việc Chính phủ áp dụng các điều kiện về tiêu chuẩn quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ, chất lượng sản phẩm, quy định về hàm lượng các chất, các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường…để tạo nên những cản trở thương mại. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, chính phủ sử dụng công cụ tiêu chuẩn kỹ thuật như một biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế nhập khẩu bằng việc đưa ra các quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu. Trái lại, các quy định này sẽ là rào cản lớn đối với hàng hóa xuất xứ từ các quốc gia có nền sản xuất hàng hóa chưa đạt trình độ cao. Trong những năm gần đây, khi các công cụ mang tính cứng nhắc như: thuế quan, hạn ngạch… dần được dỡ bỏ thì công cụ tiêu chuẩn kỹ thuật trở thành một trong các công cụ mềm dẻo ngày càng được các quốc gia sử dụng phổ biến. 3.2.5 Thủ tục hành chính Thủ tục hành chính là quy định của Chính phủ về thủ tục hải quan, thủ tục tham gia kinh doanh, thủ tục thành lập doanh nghiệp… để tạo nên những cản trở thương mại. Một ví dụ đơn giản về thủ tục hành chính là nếu thủ tục hải quan, lưu kho lưu bãi nhằm kéo dài thời gian xâm nhập vào thị trường nội địa, khi đó, hàng nhập khẩu sẽ phải mất nhiều thời gian thậm chí là khó có thể tiếp cận thi trường trong nước đặc biệt là hàng hóa nhanh hỏng như: nông sản, thủy hải sản…. Điều đó góp phần hạn chế hàng hóa nhập khẩu, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước. Khi Việt Nam gia nhập WTO cũng đã phải tuân thủ quy định của tổ chức này là Các thành viên của WTO không được áp dụng các biện pháp quản lý về hành chính gây trở ngại cho thương mại quốc tế như quy định về quảng cáo hay đặt cọc, địa điểm thông quan, ... Vì vậy, thủ tục hành chính ngày càng ít được sử dụng đặc biệt là trong bối cảnh các nước đang kiện toàn hệ thống luật pháp nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính một mặt tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước, một mặt góp phần thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong nước. 3.2.6 Chống bán phá giá 3.2.6.1 Bán phá giá a)Khái niệm: Bán phá giá hàng hóa là việc bán sản phẩm của một nước sang một nước khác với giá thấp hơn giá bán thông thường của hàng hóa đó tại nước xuất khẩu. b) Mục đích: Về cơ bản bán phá giá hàng hóa được thực hiện với 3 mục đích chính: Gạt bỏ đối thủ cạnh tranh Thu lợi nhuận độc quyền Giải quyết hàng tồn kho Việc bán hàng hóa với giá thấp như vậy nhằm mục đích loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường từ đó đẩy mạnh xuất khẩu. 3.2.6.2 Chống bán phá giá a) Điều kiện áp dụng: -Hàng hóa nhập khẩu có bán phá giá. -Ngành sản xuất hàng hóa tương tự ở nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể. -Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên. b) Các biện pháp thực hiện: Trước khi nước nhập khẩu đưa ra mức thuế chống bán phá giá, các bên sẽ thương lượng về việc thay đổi mức giá bán hay hạn chế nhập khẩu. Thực hiện thuế chống bán phá giá: khoản thuế bổ sung ngoài thuế nhập khẩu thông thường đánh vào sản phẩm của nước ngoài bán phá giá vào thị trường nước nhập khẩu. 3.2.5 Phá giá tiền tệ Phá giá tiền tệ là việc giảm giá của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Về lý thuyết, việc phá giá tiền tệ sẽ khiến cho hàng hóa sản xuất trong nước sẽ rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hóa sản ở nước ngoài. Qua đó sẽ kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, đây là công cụ có tính hai mặt bởi nó sẽ góp phần làm cho lạm phát tăng cao và nhiều tác dụng phụ khác. Vì vậy, phải xét trên từng điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia để áp dụng cho phù hợp. Ưu điểm và nhược điểm của bảo hộ mậu dịch. Ưu điểm. Làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, qua đó bảo vệ cho sản xuất hàng hóa trong nước, đặc biệt là “ngành công nghiệp non trẻ” với năng lực cạnh tranh còn kém. Giúp nhà sản xuất trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, có điều kiện mở rộng sản xuất, thâm nhập sâu rộng vào thị trường nước ngoài do bảo hộ mậu dịch tạo điều kiện cho nhà sản xuất trong nước sản xuất hàng hóa với số lượng lớn làm cho chi phí bình quân mỗi sản phẩm sản xuất trong nước giảm đáng kể. Thuế quan góp phần đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Làm giảm thất nghiệp chung và làm tăng thu nhập. Khi được bảo hộ mậu dịch, hàng hóa trong nước có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng hóa nhập khẩu, người tiêu dùng trong nước chi tiêu ít cho hàng hóa nhập khẩu hơn. Thay vào đó, họ chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa sản xuất trong nước làm cho cầu hàng hóa của ngành được bảo hộ tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động va khiến cho thu nhập của người lao động tăng lên. Thuế quan góp phần chống lại bán phá giá và trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu. Qua đó tạo môi trường thương mại quốc tế lành mạnh, bình đẳng hơn. Góp phần cải thiện cán cân thương mại vì bảo hộ mậu dịch góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Nhược điểm Làm tổn thương quan hệ thương mại quốc tế, quốc gia thực hiện bảo hộ mậu dịch dần bị cô lập trong xu thế toàn cầu hóa chưa kể đến những rạn nứt về quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia do tác động của chủ nghĩa bảo hộ. Bên cạnh đó, quốc gia bảo hộ mậu dịch sẽ bị những hành động bảo hộ trả đũa từ các nước đối tác thương mại. Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ trong thời gian vừa qua là minh chứng rõ ràng cho tác động tiêu cực của chính sách bảo hộ. Việc định giá thấp đồng nhân dân tệ làm cho xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng chóng mặt. Mặt khác, chính sách đó đã ảnh hưởng xấu đến tình hình xuất khẩu của Mỹ. Hậu quả là, hai bên đã đã có những chỉ trích, những hành động đáp trả lẫn nhau trên mọi mặt. Bảo hộ tạo điều kiện cho sự bảo thủ, trì trệ, độc quyền của nhà sản xuất trong nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng. Nếu mức bảo hộ ngày càng gia tăng mà không có sự điều chỉnh hợp lý thì sẽ dẫn đến giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa với sự giao thương ngày càng tăng giữa các quốc gia thì đó chính là tín hiệu của sự phá sản hàng loạt trong tương lai của các nhà sản xuất trong nước. Người tiêu dùng bị thiệt hai do phải chấp nhận tiêu dùng những hàng hóa sản xuất trong nước kém chất lượng , không đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá lại cao bởi tính cạnh tranh đã bị suy giảm dưới tác động cảu bảo hộ mậu dịch. Thực trạng bảo hộ mậu dịch của Việt Nam. Lộ trình hội nhập của Việt Nam từ sau đổi mới(1986). 1995: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA) với cam kết loại bỏ hàng rào phi quan thuế, giảm thuế nhập khẩu. Bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ. 1998: Việt Nam tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2001: Việt Nam và Mỹ ký kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ(BTA) mở ra cho Việt Nam một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam vốn xưa nay chỉ quen với các thị trường truyền thống như Liên Xô và các nước Đông Âu. Bên cạnh đó, Việt Nam có cơ hôi nhập khẩu nhiều trang thiết bị máy móc và công nghệ hện đại phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cũng như đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. 2006: Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới(WTO). Việt Nam đã ký kết các điều khoản liên quan đến bảo hộ mậu dịch như: Việt nam cam kết từ thời điểm gia nhâp WTO không áp dụng mới và không áp dụng thêm các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu không phù hợp quy đinh của WTO. Cụ thể: Bãi bỏ các biện pháp hạn ngạch trước thời điểm gia nhập: Bãi bỏ hạn ngach xuất khẩu từ thời điểm gia nhập Bãi bỏ tất cả các hạn ngạch nhập khẩu trừ hạn ngạch thuế quan đối với thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường thô, đường tinh luyện, muối. Bãi bỏ các biên pháp cấm nhập khẩu đang được áp dụng tại thời điểm gia nhập như đối với: thuốc la điếu và xì gà, ô tô cũ không quá 5 năm, xe máy có dung tích 175 cm3 trở lên. Việt Nam cũng tham gia đàm phán để đạt đươc thỏa thuận về cắt giảm thuế quan: Mức giảm thuế bình quân toàn biểu thuế: khoảng 23%(từ mức 17,4% năm 2006 xuống còn 13,4% , thực hiện dần trong 5-7 năm). Số dòng thuế cam kết giảm: khoảng 3800 dòng thuế( chiếm khoảng 35,5% số dòng của biểu thuế). Nhóm mặt hàng có cam kết giảm nhiều nhất gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, máy móc thiết bị điện-điện tử, thịt lợn-bò, phụ phẩm. Số dòng thuế ràng buộc theo mức thuế trần : 3170 dòng thuế (305 số dòng biểu thuế), chủ yếu đối với các nhóm hàng như:xăng dầu, kim loại, hóa chất, 1 số phương tiện vận tải. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch mà Việt Nam gặp phải. Chống bán phá giá: Thèng kª c¸c vô kiÖn chèng b¸n ph¸ gi¸ mµ ViÖt Nam cã liªn quan (TÝnh ®Õn th¸ng 12/2010) Năm Tổng số vụ kiện Mặt hàng bị kiện Nước kiện Quá trình điều tra Thời gian khởi kiện Biện pháp tạm thời Biện pháp cuối cùng Ghi chú Ngày Tỉ l ệ Thời gian Ngày Tỉ lệ Thời gian 2010 36 Mắc treo quần áo bằng thép Hoa Kỳ 22/07/2010 (Điều tra chống lẩn tránh thuế) 35 Máy điều hòa Achentina 16/02/2010 2009 34 Máy điều hòa Thổ Nhĩ Kỳ 25/07/2009 Chưa có kết luận (Điều tra chống lẩn tránh thuế) 33 Đĩa ghi DVD Ấn Độ 05/05/2009 02/07/2010 64.09% (50,51 USD/1.000 chiếc) 5 năm 32 Túi nhựa PE Hoa Kỳ 31/03/2009 28/10/2009 52.30% - 76.11% 04/05/2010 52.30% - 76.11% 5 năm 26/03/2010 DOC đưa ra mức phá giá chính thức (52.30%-76.11%) 15/04/2010: ITC kết luận khẳng định có thiệt hại 31 Giầy và đế giày cao su Canada 27/02/2009 12/06/2009 16% - 49% Vụ kiện chấm dứt do không có thiệt hại liên quan tới phá giá (25/09/2009) 30 Giầy Braxin 05/01/2009 Rút đơn kiện do số lượng hàng nhập khẩu quá thấp 2008 29 Sợi vải Ấn Độ 06/05/2008 23/01/2009 232.86 USD/tấn Áp dụng từ 26/03/2009 đến 25/09/2009 Giày mũ vải Peru 13/03/2008 02/11/2009 0.8 USD/đôi Tiếp tục điều tra lại theo vụ việc số 23 28 Lò xo không bọc Hoa Kỳ 25/01/2008 116,31% 22/12/2008 116,31% 5 năm 27 Vải nhựa Thổ Nhĩ Kỳ 11/01/2008 1.16 USD/kg 5 năm 2007 26 Đĩa ghi CD-R Ấn Độ 12/09/2007 Ritek: (3.04 Rupi/ cái). Các công ty khác (3.23 Rupi/cái) 06/06/2009 46,94 USD/1000 chiếc 5 năm 25 Đèn huỳnh quang Ấn Độ 30/08/2007 19,5 – 72,16 Rupi/cái 26/05/2009 0,452-1,582 USD/chiếc 5 năm 24 Bật lửa ga Thổ Nhĩ Kỳ 13/5/2007 Không áp thuế vì không có bằng chứng về việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá 2006 23 Giày mũ vải Peru 23/5/2006 12% 09/2007 Không áp thuế CBPG Không áp thuế vì không có bằng chứng về thiệt hại. Tuy nhiên, ngày 10/07/2008, INDEPICO thông báo tiếp tục tiến hành điều tra lại. 22 Dây curoa Thổ Nhĩ Kỳ 13/5/2006 31/3/2007 4,55 US$/kg 5 năm 2005 21 Nan hoa xe đạp, xe máy Argentina 21/12/2005 81% 24/6/2007 81% 5 năm 20 Đèn huỳnh quang Ai Cập 31/10/2005 0,36-0,43 USD/cái 22/8/2006 0,32 USD/cái 5 năm 19 Giày mũ da EU 7/7/2005 14,2%-16,8% 5/10/2006 10% 2 năm Gia hạn thêm 15 tháng kể từ 31/12/2009. Chống trợ cấp: THỐNG KÊ CÁC VỤ KIỆN CHỐNG TRỢ CẤP MÀ VIỆT NAM CÓLIÊN QUAN ( Tính đến tháng 7/2010) Năm Thứ tự vụ kiện Thứ tự (theo năm) Mặt hàng Nước kiện Quá trình điều tra Thời gian khởi kiện Biện pháp tạm thời Biện pháp cuối cùng Ghi chú Ngày Tỉ lệ Thời gian Ngày Tỉ lệ Thời gian 2009 1 1 Túi nhựa PE Hoa Kỳ 31/03/2009 31/08/2009 0.20% - 4.24% 04/05/2010 5.28% - 52.56% năm Biện pháp tự vệ: Số liệu các vụ kiện tự vệ ở nước ngoài đối với hàng hoá Việt Nam (Tính đến 12/2009) Năm Mặt hàng Nước điều tra Kết quả 09/04/2009 Thép cuộn/tấm/xẻ băng cán nóng Ấn Độ Vụ kiện chấm dứt, không áp dụng biện pháp tự vệ (08/12/2009) 2006 Hoá chất STPP Philippines Vụ kiện chấm dứt do không có thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa 2005 Xe đạp Canada Vụ kiện chấm dứt do không có thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa 2004 Tinh bột sắn Ấn Độ Thuế bổ sung 33% 2003 Kính nổi Philippines Kính nổi không màu: 3,971peso/MT Kính nổi phủ màu: 5,016peso/MT 2001 Gạch ốp lát Philippines 2,15 peso/kg Ngoài ra, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do vướng phải các rào cản về kỹ thuật như: Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ, Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh. Một ví dụ điển hình là vụ tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản bị phát hiện nhiễm dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép. Theo thông tin cảnh báo mới nhất tại thị trường Nhật, trong 2 tháng đầu năm 2011, vẫn có đến 16 lô tôm của Việt Nam bị phát hiện nhiễm dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép (tháng 1/2011 có 11 lô; tháng 2/2011 có 5 lô), trong đó phần lớn là Trifluralin, Chloramphenicol… Điều này khiến hoạt động xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ngày tiếp tục khó khăn. Qua bảng tổng hợp số liệu trên ta thấy, hàng xuất khẩu Việt Nam ra thị trường thế giới vẫn còn gặp vô số khó khăn đặc biệt khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU và cũng bị ảnh hưởng trực tiếp từ các nhân tố khách quan khác như chính trị, kinh tế…. Có rất nhiều lý do để giải thích cho việc các nước nhập khẩu áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khảu Việt Nam. Trước hết, ta cần hiểu:” Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu (bán sang thị trường nước khác) với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước xuất khẩu.”. Nguyên nhân đầu tiên giải thích cho điều này là Việt Nam chưa được công nhận rộng rãi là nền kinh tế thị trường trong đó có các nước lớn như Mỹ và liên minh châu Âu EU… Do đó khi điều tra về bán phá giá với hàng xuất khẩu Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có quyền tự do lựa chọn một nước thứ ba thay thế và giá cả ở nước này có thể khác xa giá cả tại Việt Nam do có các điều kiện, hoàn cảnh thương mại khác nhau. Rất có thể các nhà sản xuất sản phẩm tương tự tại nước thứ ba được lựa chọn là những đối thủ cạnh tranh của các nhà sản xuất Việt Nam đang bị điều tra và vì thế họ có thể khai báo mức giá khiến kết quả so sánh giá xuất khẩu với giá TT (biên độ phá giá) bất lợi cho những nhà sản xuất Việt Nam. Một nguyên nhân khác nữa là do chi phí nhân công ở Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với ở các nước phát triển khác. Bên cạnh đó, do hệ thống luật pháp còn chưa đầy đủ, vừa yếu vừa thiếu nên các doanh nghiệp VN không phải chịu nhiều khoản thuế và chi phí khác như các doanh nghiệp cùng ngành ở các quốc gia phát triển như thuế môi trường, chi phí xử lý khi sản phẩm bị hỏng… hoặc dễ dàng lách luật để chốn tránh trách nhiệm nộp các khoản thuế này. Tiếp đến, các doanh nghiệp xuất khẩu VN phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động mang tính độc lập, không đoàn kết, kiến thức về luật pháp quốc tế còn mơ hồ. Cộng với sự liên kêt lỏng lẻo giữa cơ quan quản lý nhà nước với các đơn vị xuất khẩu nên dẫn đến tình trạng vi pham các quy định về chống bán phá giá và kết cục là bị các nước nhập khẩu kiện chống bán phá giá. Rào cản về kỹ thuật cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm đối với xuất khẩu Việt Nam. Tuy số lượng các hàng hóa bị trả lại con ít nhưng những quy đinh về tiêu chuẩn chất lượng rất khắt khe và ngày càng gia tăng đang trở thành một rào cản rất lớn đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam khi vươn ra thị trường thế giới đặc biệt là khi tiếp cận với thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ… Lấy ví dụ trong ngành xuất khẩu thủy hải sản nước ta, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chủ yếu lấy nguồn cung từ các hộ nuôi trồng nhỏ lẻ và đóng vai trò là đầu mối thu mua. Các hộ nuôi trồng nhỏ lẻ không có sự quản lý tập trung dẫn đến thiếu kiến thức về nuôi trồng đạt tiêu chuẩn, ít có sự gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm cũng như không có bất kỳ sự kiểm soát chặt chẽ nào dẫn đên làm sai kỹ thuật, nghĩ tới lợi ích trước mắt nên đã đốt cháy giai đoạn và hậu quả là hàng xuất khẩu chất lượng không đều, không đạt tiêu chuẩn mà nước nhập khẩu đưa ra. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch Việt Nam đã áp dụng Cho đến hiện nay, các biện pháp bảo hộ mậu dịch Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa xuất xứ từ nước ngoài chủ yếu là trợ cấp, áp thuế quan cao, thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng hóa xa xỉ phẩm: ô tô, mỹ phẩm…. Về thuế quan: cùng với việc hội nhập ngày càng sâu và rộng và tham gia tích cực vào các tổ chức, diễn đàn mang tầm khu vực và quốc tế như: ASEAN, AFTA, WTO, APEC… Việt Nam đã cam kết cắt giảm đáng kể thuế quan nhằm tạo sự bình đẳng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất ở nước ngoài. Nó thực sự đặt ra một thử thách vô cùng to lớn đối với nhà sản xuất trong nước dặc biệt là những hàng hóa có trình độ sản xuất chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm trong tham gia thương mại quốc tế trước sự tấn công ồ ạt của hang hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, nó lại tạo sự cạnh tranh gay gắt, góp phần thanh lọc những nhà sản xuất làm ăn kém hiệu quả và quan trọng hơn cả là mang lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng trong nước. Dưới đây là bảng số liệu về cam kết cắt giảm thuế theo một số nhóm hàng chính khi gia nhập WTO(bảng 2) và các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành trong WTO(bảng 3). Bảng 2 - Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm hàng chính STT Mặt hàng Thuế suất MFN (%) Thuế suất khi gia nhập (%) Thuế suất cuối cùng (%) Thời hạn thực hiện (1) (2) (3) (4) (5) 1 Một số sản phẩm nông nghiệp - Thịt bò 20 20 14 5 năm - Thịt lợn 30 30 15 5 năm - Sữa nguyên liệu 20 20 18 2 năm - Sữa thành phẩm 30 30 25 5 năm - Thịt chế biến 50 40 22 5 năm - Bánh kẹo (t/s bình quân) 39,3 34,4 25,3 3-5 năm - Bia 80 65 35 5 năm - Rượu 65 65 45-50 5-6 năm - Thuốc lá điếu 100 150 135 3 năm - Xì gà 100 150 100 5 năm - Thức ăn gia súc 10 10 7 2 năm 2 Một số sản phẩm công nghiệp - Xăng dầu (t/s bình quân) 0-10 38,7 38,7 - Sắt thép (t/s bình quân) 17,7 13 5-7 năm - Xi măng 40 40 32 4 năm - Phân hóa học (t/s bình quân) 6,5 6,4 2 năm - Giấy (t/s bình quân) 22,3 20,7 15,1 5 năm - Tivi 50 40 25 5 năm - Điều hòa 50 40 25 3 năm - Máy giặt 40 38 25 4 năm - Dệt may (t/s bình quân) 37,3 13,7 13,7 Thực hiện ngay khi gia nhập (theo HĐ dệt may đã có với EU, US) - Giày dép 50 40 30 5 năm - Xe Ôtô con Bảng 3 - Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành trong WTO Hiệp định tự do hoá theo ngành Số dòng thuế T/s MFN (%) T/s cam kết cuối cùng (%) 1. HĐ công nghệ thông tin ITA- tham gia 100% 330 5,2% 0% 2. HĐ hài hoà hoá chất CH- tham gia 81% 1.300/1.600 6,8% 4,4% 3. HĐ thiết bị máy bay dân dụng CA- tham gia hầu hết 89 4,2% 2,6% 4. HĐ dệt may TXT- tham gia 100% 1.170 37,2% 13,2% 5. HĐ thiết bị y tế ME- tham gia 100% 81 2,6% 0% Việt Nam mới thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp nhất thế giới để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Vì vậy, việc tiêu thụ những hàng hóa xa xỉ phẩm: ô tô, mỹ phẩm, trang sức… hay những hàng hóa có hại cho sức khỏe: rượu, thuốc lá… không được nhà nước khuyến khích bởi nó gây ra sự lãng phí nguồn lực. Vì lý do đó mà nhà nước ban hành thuế tiêu thụ đặc biệt một mặt hạn chế hàng hóa này nhập khẩu vào thị trong nước giảm lãng phí trong tiêu dùng của dân chúng, một mặt nhằm bảo hộ cho sản xuất hàng hóa này ở trong nước tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa này có cơ hội phát triển, mở ra triển vọng xuất khẩu. BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008) STT Hàng hoá, dịch vụ Thuế suất (%) I Hàng hoá 1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá 65 2 Rượu a) Rượu từ 20 độ trở lên Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 45 Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 50 b) Rượu dưới 20 độ 25 3 Bia Từ  ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 45 Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 50 4 Xe ô tô dưới 24 chỗ a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống 45 Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 50 Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 60 b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này 30 c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này 15 d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này 15 đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng. Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d Điều này e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d  Điều này g) Xe ô tô chạy bằng điện Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 25 Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 15 Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 10 Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10 5 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3 20 6 Tàu bay 30 7 Du thuyền 30 8 Xăng các loại, nap-ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng 10 9 Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 10 10 Bài lá 40 11 Vàng mã, hàng mã 70 II Dịch vụ 1 Kinh doanh vũ trường 40 2 Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê 30 3 Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng 30 4 Kinh doanh đặt cược 30 5 Kinh doanh gôn 20 6 Kinh doanh xổ số 15 Về trợ cấp: nhằm góp phần thúc đẩy xuất khẩu, Việt Nam đã áp dụng trợ cấp theo các hình thức khác nhau cho những mặt hàng còn gặp khó khăn chưa tự đứng vững trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Các biện pháp trợ cấp cụ thể là: Đối với sản phẩm gạo: Hỗ trợ lãi suất thu mua lúa gạo trong vụ thu hoạch, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hỗ trợ lãi suất xuất khẩu gạo trả chậm, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thưởng xuất khẩu. Đối với mặt hàng cà phê: Hoàn phụ thu, bù lỗ cho tạm trữ cà phê xuất khẩu, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hỗ trợ lãi suất tạm  trữ, thưởng xuất khẩu. Đối với rau quả hộp: Hỗ trợ xuất khẩu cho dưa chuột, dứa hộp, thưởng xuất khẩu. Đối với thịt lợn: Hỗ trợ lãi suất mua thịt lơn, bù lỗ xuất khẩu thịt lợn, thưởng xuất khẩu. Đường: Hỗ trợ giá, hỗ trợ giống mía, giảm thuế VAT 50%, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bù chênh lệch tỷ giá, hỗ trợ lãi suất thu mua mía trong vụ thu hoạch, hỗ trợ phát triển vùng mía nguyên liệu. Chè, lạc nhân, thịt gia súc, gia cầm các loại, hạt tiêu, hạt điều: Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm, phụ tùng xe hai bánh gắn máy: Thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá. Xe  đạp, quạt  điện:  Ưu  đãi về tín dụng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị lẻ, hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng. Tàu biển 11.500 tấn, động cơ đốt trong dưới 30 CV, máy thu hình màu, máy vi tính: Miễn thuế nhập khẩu,  ưu  đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, giảm tiền thuê đất Sản phẩm phần mềm: Ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về sử dụng đất và thuê đất Sản phẩm cơ khí: Ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Sản phẩm dệt may: Vốn tín dụng  ưu  đãi,  ưu  đãi  đầu tư, bảo lãnh của Chính phủ, cấp lại tiền sử dụng vốn để tái đầu tư, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại Gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre lá: Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu Hỗ trợ bằng tín dụng giúp  cho nhà sản xuất có đủ điều kiện  tài chính để mua hàng hoá phục vụ sản xuất xuất khẩu. Về rào cản kỹ thuật: Việt Nam cho tới nay chưa áp dụng được biện pháp này trong bảo hộ mậu dịch của mình bởi thực tế nhiều chỉ tiêu kỹ thuật của Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức chuẩn quốc tế nên hàng hóa nhập khẩu dễ dàng đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam đề ra do được sản xuất với trình độ công nghệ cao đặc biệt là hàng hóa có xuất xứ từ những nước phát triển như: Mỹ, Nhật…. Rào cản kỹ thuật của Việt Nam chủ yếu dùng để ngăn chặn những hàng hóa đã gây nguy hiểm và bị phát hiện ở nước ngoài như: sữa nhiểm chất melamine gây nguy hiểm cho thận hay rau quả của Nhật có nhiễm phóng xạ do động đất vừa qua… Một thực trạng đáng buồn là tuy đã gia nhập WTO được gần 5 năm nhưng số lần Việt Nam sử dụng quyền của mình để kiện các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài để bảo vệ cho hàng hóa trong trong nước còn quá ít. Dưới đây là bảng số liệu: Số liệu các vụ kiện tự vệ hàng hóa nước ngoài tại Việt Nam (Tính đến 12/2009) Năm Mặt hàng Nước điều tra Kết quả 07/2009 Kính nổi Việt Nam Chưa có kết luận Con số khiêm tốn trên cho thấy một thực trạng là sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu còn lỏng lẻo, cộng thêm với sự sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của các doanh nghiệp trong nước nên khó lòng có thể tạo nên một tiếng nói to lớn trên trường quốc tế. Hơn nữa, Việt Nam với đặc thù là một nền kinh tế nhập siêu đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên trong cơ cấu nhập khẩu của nước ta phần lớn là nhập khẩu trang thiết bị máy móc, công nghệ-những hàng hóa mà trong nước không thể tực sản xuất được. Do đó việc kiện các doanh nghiệp nước ngoài về bán phá giá và áp dụng các biện pháp tự vệ là không thể. Mặt khác, mức độ am hiểu luật pháp quốc tế của các doanh nghiệp nước ngoài là rất cao cộng thêm với sự giám sát và tư vấn chặt chẽ của các cơ quan chủ quản là rất chặt chẽ nên khả năng họ vi phạm nguyên tắc do thiếu hiểu biết là rất thấp nên chúng ta rất khó kiện họ. Giải pháp cho bảo hộ mậu dịch của Việt Nam Trước bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam, hàng rào thuế quan ngày càng phải giảm bớt theo cam kết khi gia nhập các tổ chức mang tầm khu vực và quốc tế như: ASEAN, WTO, APEC…. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam phải áp dụng bảo hộ như thế nào để vừa thực hiện đúng như cam kết, vừa bảo vệ cho các ngành sản xuất trong nước còn rất yếu và non nớt trước sức cạnh tranh khốc liệt của hàng hóa nước ngoài. Sau đây là một vài quan điểm của nhóm chúng tôi về các giải pháp giúp Việt Nam vận dụng linh hoạt và thành công các công cụ bảo hộ mậu dịch. Công cụ thuế Xây dựng hệ thống thuế theo hướng minh bạch, hiện đại, phù hợp với chuẩn mực và chế độ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, góp phần làm cho doanh nghiệp trong nước sớm làm quen với các quy định quốc tế để khi tham gia thương mại quốc tế không bị bỡ ngỡ. Mở rộng diện mặt hàng phải chịu thuế thu nhập đặc biệt, tăng thuế đối với những mặt hàng gây tổn thất nghiêm trọng cho xã hội như: thuốc lá, rượu, casino…. Đa dạng hóa biện pháp tính thuế: tính thuế theo giá, tính thuế theo sản lượng…. Nên áp dụng tính thuế theo sản lượng đối với các mặt hàng nhập thiết yếu nhưng giá trên thị trường thế giới thường xuyên biến động như: dầu mỏ… góp phần bình ổn giá cả trong nước. Các cơ quan thuế phải tích cực rà soát các đơn vị sản xuất kinh doanh, đơn vị xuất nhập khẩu, giảm thiểu tối đa tình trạng chốn lậu thuế. Điều này một mặt nhằm tăng thu cho ngân sách nhà nước, một mặt làm phát huy tối đa công cụ thuế quan với mục đích bảo hộ bởi nếu doanh nghiệp nhập khẩu trốn lậu được thuế thì họ có thể bán với giá thấp gây khó khăn cho hàng hóa trong nước, làm méo mó tác dụng của thuế quan. Tăng cường sử dụng hạn ngạch thuế quan trong hoạt động xuất nhập khẩu bởi nó khai thác được được ưu điểm của hai biện pháp là hạn ngạch và thuế quan. Qua đó vừa hạn chế được hàng nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam, vừa tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước trong khi việc sử dụng công cụ này không vi phạm quy định của WTO. Công cụ phi thuế Đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu tạo thuận tiện, nhanh chóng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quá trình cấp phép và thông quan, thu hút đầu tư vào Việt Nam. Tiếp tục sử dụng hạn ngạch trong một số mặt hàng có tầm quan trọng chiến lược như vàng, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Qua đó góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội. Trợ cấp có chọn lọc cho những mặt hàng gặp khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như xuất khẩu nhưng thực sự có tiềm năng phát triển. Tránh tình trạng trợ cấp một cách tràn lan, không chọn lọc gây ra lãng phí nguồn lực và làm suy giảm sức cạnh tranh. Bên cạnh đó còn phải có biện pháp trợ cấp hợp lý theo hướng trợ cấp khi nhận thấy việc sản xuất và tiêu thụ thực sự gặp khó khăn, khi đã có những dấu hiệu tích cực và có thể tự đứng vững được thì phải dừng ngay việc trợ cấp bởi nếu trợ cấp lâu dài sẽ dẫn đến nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh để gia nhập ngành sản xuất được hưởng trợ cấp. Hậu quả là nhiều nhà máy không hoạt động hết công suất gây lãng phi nguồn lực của xã hội. Một minh chứng cho hiện trạng trên ở Việt Nam là có thời kì nhà máy đường mọc lên nhiều nhưng có 17/47 nhà máy hoạt động ở mức 50% công suất. Tăng cường thực hiện các biện pháp khuyến khích xuất khẩu như: thưởng kim ngạch, thưởng thành tích, các biện pháp hỗ trợ về mặt tài chính: tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất, gia tăng kỳ hạn trả nợ… Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, kết hợp với đầu tư trang thiết bị đo lường hiện đại, thực hiện tốt công tác quản lý thị trường cũng như kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu để nâng cao tiêu chuẩn hàng hóa sản xuất trong nước cũng như hàng hóa nhập khẩu. Một mặt góp phần nâng cao chất lượng hàng tiêu dùng trong nước , tạo thương hiệu của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới, mặt khác góp phần hạn chế những hàng hóa không đủ tiêu chuẩn nhập vào trong nước. Vận hành linh hoạt công cụ tỷ giá. Đây là một công cụ rất hữu hiệu trong bảo hộ mậu dịch không nằm trong quy định cấm của tổ chức nào mà Việt Nam gia nhập. Tuy nhiên, nó đòi hỏi phải vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Cách thức chính được vận dụng là phá giá tiền tệ làm cho đồng nội tệ được định giá thấp so với ngoại tệ khiến cho hàng nội địa rẻ một cách tương đối so với hàng nước ngoài. Qua đó, kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. áp dụng với thực tế Việt Nam, với đặc thù là một nước nhập siêu và đang trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, do đó, Việt Nam cần nhập khẩu nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến(chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch nhập khẩu). Hơn nữa, do chưa tự chủ được nguyên liệu, máy móc phục vụ hàng xuất khẩu cũng như ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu chưa phát triển nên hơn 2/3 giá trị hàng xuất khẩu có nguồn gốc từ nhập khẩu nên việc phá giá tiền tệ với mục đích thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu vô hình chung đã chặn đứng con đường nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu. Vì vậy, cán cân thương mại chẳng những không được cải thiện mà còn thâm hụt nặng nề hơn. Hơn nữa, nền sản xuất trong nước càng khó có cơ hội tiếp xúc với công nghệ tiên tiến. Chính vì những lý do đó, theo quan điểm của chúng tôi, Việt Nam phải ổn định tỷ giá, tránh tăng đột ngột với biên độ lớn như vừa qua nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá cho nhà xuất nhập khẩu cũng như nhà đầu tư, ổn định kinh tế trong nước góp phần kiềm chế lạm phát(nhất là trong tình hình lạm phát phi mã như hiện nay). Chúng tôi xin đề xuất một vài biện pháp như sau để hiện thực hóa mục tiêu trên trong tình hình hiện nay: Việc phá giá tiền tệ là cần thiết nhưng phải có lộ trình và từng bước. không nên phá giá đột ngột với biên độ lớn như thế, tránh gây bất ổn cho nên kinh tế vốn đang trong tình trang lạm phát phi mã. Đông kết giá cả, ổn định tâm lý, tránh hiện tượng đầu cơ nhằm giảm nguy cơ phá giá ở mức cao. Cụ thể là phải cải tổ từ nội tại bên trong, cam kết không tăng giá các mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, điện… song song với tăng cường kiểm soát ,quản lý, từng bước xã hội hóa những ngành then chốt này ở mức cho phép mà nhà nước vẫn kiểm soát được. Quản lý có hiệu quả thị trường ngoại hối, đặc biệt là phải hướng tới mục tiêu loại bỏ “thị trường chợ đen”. Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn mua bán ngoại tệ trên thị trường này cũng cần phải có lộ trình, không nên đốt cháy giai đoạn. Cần mở rộng, gia tăng các điểm thu đổi ngoại tệ chính thức theo tỷ giá do ngân hàng được cấp phéo công bố song song với nâng dần tỷ giá cho tương xứng với thị trường chợ đen, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Có như thế thì thị trường chợ đen mới hoàn toàn bị dẹp bỏ, tình trạng đầu cơ sinh lời so chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường góp phần tạo thuận lợi cho thanh toán của ngân hàng cũng như các nhà xuất nhập khẩu. Tập trung phát triển các ngành sản xuất hàng hóa thay thế hàng hóa nhập khẩu, từng bước tự chủ nguồn cung cho nhập khẩu. Có như thế thì phá giá mới phát huy tác dụng của nó và hàng hóa xuất khẩu phát triển tốt hơn, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các biện pháp bảo hộ khác vốn đang ngày càng bị hạn chế. Chúng tôi cũng xin đề xuất một vài giải pháp khác như: Các nhà sản xuất trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao khả năng sản xuất và năng lực cạnh tranh của mình. Doanh nghiệp Việt Nam với đặc thù là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế cần thực hiện liên doanh, liên kết, sáp nhập với các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước để nâng cao năng lực tự thân của mình, đứng vững trên trường quốc tế. Đầu tư mở rộng mạng lưới phân phối trong toàn quốc, khuyến khích các hình thức đầu tư vào hệ thống bán lẻ của nhà đầu tư trong và ngoài nước góp phần thúc đẩy hàng hóa nội địa chiếm lĩnh tốt thị trường nội địa đầy tiềm năng. Tiếp tục phát động phong trào “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”. Bộ Công Thương với vai trò trực tiếp quản ký hoạt động xuất nhập khẩu phat huy vai trò của mình trong công tác dự báo, cảnh báo các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch từ phía nước đối tác. Bên cạnh đó, cung cấp tài liệu, tư vấn về đặc điểm của từng loại thị trường, tiêu chuẩn kỹ thuật mà từng quốc gia đặt ra, đặc biệt là luật pháp quốc tế góp phần giảm thiểu những rủi ro, sai phạm do thiếu hiểu biêt cảu nhà xuất khẩu Việt Nam. Tình trạng này ở Việt Nam hiện nay diễn ra rất phổ biến. Đơn giản hóa thủ tục hành chính cũng như tạo điều kiện thuận lợi chi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, công nghệ sản xuất hiện đại co cơ hội du nhập vào Việt Nam nhằm cải thiện sản xuất trong nước. Quản lý chặt chẽ việc buôn bán hàng lậu qua biên giới, đặc biệt là biên giới Việt-Trung, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp gian lận thương mại: trốn lậu thuế, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… gây lũng loạn thị trường, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng. Tiếp tục phát triển mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, thực hiện đầy đủ các cam kết khi gia nhập các tổ chức, diễn đàn trong khu vực và quốc tế cũng như đổi mới sự quản lý, can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế theo 5 quy chế để được công nhận là “nền kinh tế thị trường” một cách rộng rãi. 5 quy chế đó là: “Mức độ ảnh hưởng của Nhà nước đối với việc phân bổ các nguồn lực và các quyết định của doanh nghiệp; Không có hiện tượng Nhà nước bóp méo hoạt động của các doanh nghiệp liên quan tới cổ phần hoá và không có việc sử dụng các hệ thống đền bù hay thương mại phi thị trường; Sự tồn tại của một hệ thống quản trị doanh nghiệp thích hợp; Sự tôn trọng các luật sở hữu và sự tồn tại của một cơ chế phá sản đang vận hành; Sự tồn tại của một khu vực tài chính đích thực hoạt động độc lập với Nhà nước và chịu sự điều chỉnh của các quy định bảo lãnh đầy đủ và sự giám sát thích đáng.” Khi được công nhận là nền kinh tế thị trường thực sự bởi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước có quan hệ thương mại quốc tế chiến lược như: Nhật Bản, Mỹ, EU…, hàng rào thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu vào các quốc gia đó sẽ được dỡ bỏ đáng kể. Đặc biệt trong việc xác định tiêu chuẩn áp dụng thuế chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ khác đối với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam. Tính đến thời điểm tháng 5/2010 mới chỉ có 22 quốc gia công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và Việt Nam cũng đang phấn đấu để được cộng đồng quốc tế công nhận là nền kinh tế thị trường vào năm 2018. Vì vậy, cần phải tiến hành cải cách nhiều hơn nữa theo các quy chế nêu trên. Thúc đẩy quan hệ ngoại giao, đối tác chiến lược với các nước, luôn thể hiện thái độ hợp tác, đối thoại theo định hướng:”Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác chiến lước của mọi quốc gia trên thế giới”. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam vươn mình ra thế giới, tránh sự gây khó dễ khi xuất khẩu do những mối bất đồng về ngoại giao, quân sự, sắc tộc, tôn giáo…. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbaohomaudich_4602.doc