Đề tài Phân tích những tác động môi trường và đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của dự án cải tạo mở rộng khai thác kinh doanh than - Mỏ than Cọc Sáu

Theo thiết kế cải tạo mở rộng mỏ do Viện thiết kế Ghiprosac Liên Xô lập năm 1976 và đã được phê duyệt, mỏ gồm 2 công trường là công trường Tả Ngạn và Công trường Thắng Lợi, khai thác vỉa dày và vỉa G(I). Độ sâu thiết kế khai thác của công trường Tả Ngạn là mức -150m và của công trường Thắng Lợi là mức – 77m. Hiện tại mỏ đã khai thác khu Đông tụ Bắc Tả Ngạn với đáy moong ở mức -150 m. Khai trường được chia làm 3 khu vực Tả Ngạn, Thắng Lợi và khu Đông Nam (khu xưởng bảo dưỡng ô tô hiện nay). Khu Tả Ngạn bao gồm 2 đông tụ Bắc và Nam có dải sơn tụ làm ranh giới. Đông tụ Nam đã kết thúc khai thác và hiện đang là nơi chứa bùn nước. Đông tụ Bắc đã khai thác đến mức -150m. Khu Đông Nam khai thác trữ lượng than nằm dưới khu xưởng (SCN) hiện nay. Công tác thăm dò nâng cấp trữ lượng đã được tiến hành và hiện tại phải di chuyển khu xưởng, trạm điện 35/6 kV ra khỏi khu vực để khai thác từ năm 2006. Khu Thắng Lợi: Công tác mỏ đang tiến hành từ mức -60 +330m. Cuối năm 2004 đã xảy ra hiện tượng tụt lở bờ Đông – Nam khu Thắng Lợi với khối lượng tụt lở hàng triệu m3. Theo thiết kế đã được phê duyệt đến 2006 mỏ sẽ kết thúc khai thác. Xong tài liệu địa chất có được tới thời điểm hiện tại tính đến mức -300m lòng đất khu mỏ còn trên 50 triệu tấn trữ lượng phân bổ xung quanh khai trường Tả Ngạn và Thắng Lợi hiện nay. Số liệu khảo sát sơ bộ cho thấy mỏ có thể khai thác xuống sâu tới mức – 255m khu Thắng Lợi với hệ số bóc biên giới 10.5 m3/t.

doc86 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích những tác động môi trường và đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của dự án cải tạo mở rộng khai thác kinh doanh than - Mỏ than Cọc Sáu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong quá trình khôi phục môi trường. Tuy nhiên lượng đất thu hồi này không nhiều, phần lớn lớp đất mặt bị bốc xúc nên gây ra tình trạng suy thoái. - Đất bị mất do ảnh hưởng của hoạt động khai thác than: xói mòn, thoái hoá, bị đe doạ nguy hiểm (tụt lở, bồi lấp). Các vật chất rắn, cặn lơ lửng, từ khai trường, bãi thải, nước thải mỏ trong những ngày mưa trôi ra vùng ven biển làm bồi lắng thoái hoá đất ngập nước hoặc có nguy cơ tràn qua các khu dân cư, rửa trôi lớp đất mặt. Các hoạt động trên dẫn đến làm suy thoái đất trong khu vực. Cùng với sự phát triển của hoạt động khai thác mỏ, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá tại vùng Cẩm Phả cũng được phát triển tiếp theo. Các quá trình này cũng làm thay đổi mục đích sử dụng đất. Sự ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến tính chất đất ở đây đều xảy ra trên một diện tích hẹp với nền đất cũng thuộc loại nghèo dinh dưỡng nên về tổng thể so với doanh thu của mỏ thì phần mất đi ở đây không lớn. Tuy nhiên, về chiến lược phát triển lâu dài, mỏ cần có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đất, phục hồi các diện tích đất đã bị thoái hoá, cố định chất dinh dưỡng cho đất trên các bãi thải để phục vụ cho công tác phát triển lâm nghiệp, khôi phục môi trường. 2. Tài nguyên sinh vật. Trong khai thác than lộ thiên, công việc bóc đất đá đã phá huỷ toàn bộ lớp thảm thực vật trên bề mặt trong một diện tích không nhỏ. Lớp thực vật với hệ sinh thái trải qua hàng triệu năm tiến hoá đã hình thành lên một cấu trúc ổn định. Trong các quần thể sinh vật đã hình thành từ lâu có nhiều loài cùng chung sống hoà hợp với nhau trong quan hệ ổn định tương đối. Sự bóc bỏ lớp phủ thực vật bề mặt đã làm mất đi các sinh vật trong khu vực, nhất là các loài động vật khi không còn nơi cư trú. Trữ lượng tài nguyên sinh vật trên phần đất khai thác hầu như không còn. Các loài cây còn lại là cỏ dại và cây bụi thưa thớt. Do vậy sự biến động về tài nguyên sinh vật khi cải tạo mở rộng mỏ than Cọc Sáu là không đáng kể. 3. Các nguồn nước. Một trong những ảnh hưởng xấu của hoạt động khai thác than đối với môi trường là làm biến đổi và suy thoái các nguồn tài nguyên nước. Sau đây là một số dự báo: - Nước biển ven bờ Bái Tử Long: Theo xu hướng hiện nay, chất lượng nước sẽ bị suy thoái dần theo chiều hướng tăng hàm lượng các chất cặn lơ lửng, các chất hữu cơ, các loại khí thải của quá trình phân huỷ chất thải Tuy nhiên, với việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải Cọc Sáu - Đèo Nai (do Công ty Phát triển Tin học, Công nghệ và Môi trường làm chủ đầu tư với sự tư vấn công nghệ của Trung Quốc), nguồn nước thải mỏ sẽ được tập trung xử lý đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài. Do vậy sẽ cải thiện đáng kể chất lượng nước biển ven bờ Bái Tử Long cũng như các hệ sinh thái ven bờ. - Nước ngầm: Nước trong các giếng đào và giếng khoan khu vực mỏ Cọc Sáu nhìn chung chưa bị ô nhiễm cũng như chưa có biến đổi lớn về chất lượng. Song theo xu hướng chung của vùng Cẩm Phả, mực nước ngầm trong khu vực đang có chiều hướng hạ thấp và dự báo xu hướng này vẫn còn tiếp tục trong các năm tới khi hoạt động khai thác than ngày càng xuống sâu. Tác động này không chỉ do riêng hoạt động khai thác than của mỏ Cọc Sáu mà là tác động tổng hợp lâu dài của hoạt động khai thác than trong vùng từ nhiều năm qua. Cần có sự quan trắc theo dõi hàng năm để tránh hiện tượng xâm thực của nước biển (mặn hoá) khi mực nước ngầm hạ thấp. ix. đánh giá các rủi ro môi trường. Khai thác mỏ là một ngành công nghiệp dễ xảy ra rủi ro môi trường. Các loại rủi ro môi trường trong công nghiệp khai thác mỏ có thể được chia thành hai nhóm sau: - Rủi ro do hoạt động khai thác, sản xuất than. - Rủi ro do thiên nhiên. 1. Rủi ro do hoạt động khai thác, sản xuất than. Rủi ro môi trường nghiêm trọng nhất` có thể xảy ra trong khu vực khai thác mỏ là hiện tượng trượt lở bờ mỏ và trượt lở bãi thải gây biến dạng địa hình, uốn cong các dòng chảy tự nhiên, trôi lấp các mương cống thoát nước, ảnh hưởng nguồn nước ngầm. Với công nghệ đổ thải là sự kết hợp giữa ô tô vận tải và máy gạt, tạo hệ thống bờ an toàn khi đổ thải cao 1 -1,2 m, hoạt động đổ thải được diễn ra hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp trời mưa, các bờ an toàn này dễ bị trượt lở. Quá trình đổ thải với khối lượng và tần suất lớn cũng là một nguyên nhân dễ gây hiện tượng trượt lở bờ an toàn. Do khai thác than theo phương pháp lộ thiên nên địa hình bề mặt khai trường mỏ rất phức tạp, đường vận tải ngoằn nghoèo và nơi khai thác có địa hình lồi lõm, gồ ghề. Các ô tô và máy móc trong khu vực khai trường hoạt động với tần suất và cung độ vận chuyển cao dễ gây ra va quệt, tai nạn. Đối với các trạm điện phục vụ cho các quy trình khai thác trong khu vực mỏ là nơi dễ xảy ra cháy nổ. Những khu vực này ngoài quy định về công tác điều khiển và vận hành thiết bị điện cần có những thiết bị an toàn cá nhân cho công nhân, đảm bảo an toàn trong vận hành và giáo dục ý thức trách nhiệm cho công nhân vận hành các thiết bị điện đó. Công tác nổ mìn phá đá được thực hiện thường xuyên trong quy trình khai thác than mỏ Cọc Sáu. Tuy công nghệ nổ mìn có các giai đoạn cụ thể và quy định chặt chẽ đảm bảo an toàn cho công nhân trong khai trường nhưng khi nổ mìn vẫn gây ra chấn động trong khu vực. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công nhân và các cơ sở vật chất trong khu vực mỏ, cần tính toán chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt các quy phạm an toàn trong quá trình nổ mìn. Đặc biệt, khi khai thác than xuống sâu bằng công nghệ hầm lò, cần chú trọng các biện pháp an toàn đối với các khí độc hại và gây cháy nổ hầm lò (CH4, CO, CO2) cũng như các quy trình quy phạm an toàn trong khai thác. 2. Sự cố môi trường do thiên tai. Những sự cố môi trường do thiên tai có thể kể đến các hiện tượng sau: - Trượt lở bờ mỏ và đất đá thải trong mùa mưa bão. - Trơn trượt trên các tuyến đường vận chuyển. - Gió cuốn bụi và đất đá (trường hợp lốc lớn) ra các khu vực dân cư lân cận. Để giảm thiểu được tác động này, trung tâm chỉ huy sản xuất của mỏ cần theo dõi dự báo thời tiết thường xuyên và chính xác để có những biện pháp đối phó và khắc phục kịp thời. x. Tác động đến kinh tế, xã hội 1. Tác động đến cơ sở hạ tầng khu vực. Mỏ than Cọc Sáu nằm trong vùng công nghiệp mỏ thị xã Cẩm Phả, gần các nhà máy sửa chữa cơ khí, nhà máy tuyển và xuất than Cửa Ôngvà cũng nằm trong khu dân cư thuộc một trong 3 vùng khai thác than lớn của tỉnh Quảng Ninh, hoạt động cùng với các mỏ Đèo Nai, Cao Sơn Hoạt động của mỏ than Cọc Sáu có những ảnh hưởng nhất định đến cơ sở hạ tầng trong khu vực mỏ. Những ảnh hưởng đó phát sinh từ nguồn chất thải rắn, nước thải, bụi và hoạt động vận chuyển, nổ mìn. Bao gồm các tác động sau: - Tạo bụi dọc theo các tuyến đường vận chuyển và làm xuống cấp nhanh hệ thống đường giao thông do các xe tải trọng lớn hoạt động thường xuyên. - Vào mùa mưa, đất đá thải bị cuốn trôi gây bồi lấp lòng mương, suối thoát nước trong vùng. Hàng năm mỏ vẫn phải tổ chức nạo vét thường xuyên hệ thống mương thoát nước trong vùng. 2. Tác động đến ngành công nghiệp. Xét trên quy mô quốc gia, sản xuất than đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của các ngành công nghiệp. Than là nhiên liệu, nguyên liệu cho công nghiệp điện lực (nhiệt điện). Các ngành công nghiệp khác cũng rất cần đến than làm nhiên liệu cho các quá trình sản xuất như ngành công nghiệp xi măng, luyện kim, hoá chất, phân đạm, giấy. Chưa kể hàng năm có một lượng than xuất khẩu lớn đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, thúc đẩy các ngành công nghiệp và kinh tế phát triển. Trong khu vực, do có hoạt động khai thác than trong đó có mỏ than Cọc Sáu, đã thúc đẩy các ngành công nghiệp và hoạt động kinh tế khác trong tỉnh Quảng Ninh và thị xã Cẩm Phả phát triển. Khi nền công nghiệp trong nước phát triển thì nó sẽ tác động trở lại đối với khu vực và tỉnh Quảng Ninh theo đà phát triển chung của đất nước. 3. Tác động đến các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Nền sản xuất nông nghiệp theo xu thế hoá học hoá nông nghiệp rất cần đến phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Để sản xuất phân bón và các thuốc BVTV khác phục vụ nền sản xuất nông nghiệp thì năng lượng được sử dụng chủ yếu là than như nhà máy phân đạm Hà Bắc hàng năm tiêu thụ khoảng hơn 0,4 triệu tấn than. Việc chế biến nông lâm thuỷ sản cũng cần rất nhiều đến nhiên liệu. Do vậy việc khai thác than góp phần đáng kể vào việc phát triển nông nghiệp trên quy mô lớn. Khai thác than cũng góp phần đáng kể vào việc giải quyết vấn đề cung cấp nhiên liệu dân dụng. Các hộ gia đình dùng than làm nhiên liệu nấu ăn hàng ngày do đó giảm lượng củi đốt, hạn chế hiện tượng chặt phá rừng. Đối với ngành lâm nghiệp trên quy mô của tỉnh và khu vực cũng phải chịu những tác động tiêu cực của hoạt động khai thác than. Trong nhiều năm qua, diện tích rừng tự nhiên trong khu vực bị thu hẹp dần. Diện tích rừng trồng chưa đáp ứng được với diện tích rừng mất đi do nhiều nguyên nhân. Ngày nay hoạt động khai thác than đã chiếm dần những diện tích rừng trong khu vực để làm công trường khai thác và thay thế diện tích rừng bằng diện tích đất công trường và bãi thải. Hiện nay chưa có tài liệu nào nói chi tiết về ảnh hưởng của việc khai thác than tới sự phát triển của ngành thuỷ sản trên quy mô rộng. Song trên quy mô khu vực chịu tác động của mỏ, hoạt động khai thác than đã có phần ảnh hưởng tiêu cực đến đới ven bờ. Hiện tượng ô nhiễm, bồi lấp vùng biển ven bờ đã làm thay đổi nhiều ổ sinh thái (habitat) của các sinh vật thuỷ sinh trong vùng triều, làm cho chúng phải di chuyển đến nơi khác sinh sống hoặc bị giảm năng suất sinh học. 4. Tác động đến du lịch, dịch vụ thương mại và các ngành nghề khác. Hoạt động khai thác than trong khu vực kéo theo sự tăng dân số, đô thị hoá có phần tác động tới hoạt động du lịch. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là sự ô nhiễm nước do cặn lơ lửng và bụi than làm mất mĩ quan khu vực. Vì vậy có thể làm sức hấp dẫn đối với các du khách không cao, ảnh hưởng ít nhiều đến lượng du khách hàng năm tới tham quan du lịch nơi đây. Sự sôi động của khai thác than cũng kéo theo hàng loạt các hoạt động dịch vụ khác. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp trong khu vực mỏ nhỏ bé nên khả năng tự cung cấp lương thực là không thể đảm đương được. Do vậy, hoạt động dịch vụ buôn bán thương mại ở đây khá phát triển. Để khai than cần nhiều đến các vật tư và thiết bị nên dịch vụ cung cấp các vật tư thiết bị mỏ rất phát triển. Đời sống cán bộ công nhân mỏ ngày càng được nâng cao nên nhu cầu về phương tiện thiết bị phục vụ cuộc sống cũng tăng cao cả về số lượng và chất lượng nên ngành thương mại dịch vụ ở đây ngày càng phát triển. 5. Tác động đến chất lượng cuộc sống, xã hội. Hoạt động khai thác và sản xuất than của mỏ Cọc Sáu đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 1300 CBCNV trực tiếp và gián tiếp. Thu nhập bình quân của CBCNV mỏ ngày càng cao: năm 2002 là 1 814 000 đồng/ng.th; năm 2003 là 2 243 000 đồng/ng.th và năm 2004 là 2 844 000 đồng /ng.th. Ngoài tiền lương cố định cho các CBCNV, mỏ than Cọc Sáu còn thực hiện đầy đủ các chế độ phụ cấp độc hại và phụ cấp trách nhiệm cho các đối tượng sản xuất. Hàng năm mỏ đều thực hiện công tác khám sức khoẻ cho CBCNV mỏ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh nghề nghiệp liên quan đến hoạt động khai thác than. Bên cạnh đó, hàng năm mỏ cũng dành riêng ngân sách cho các hoạt động phúc lợi xã hội, hỗ trợ xã hội của địa phương với số tiền từ 2 đến 3 trăm triệu đồng. Nhờ vậy, các công trình phúc lợi, văn hoá thể thao, trường học, trạm y tế trong khu vực mỏ được nâng cấp cải tạo đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong vùng. Và đóng góp cho ngân sách Nhà nước (nộp thuế) của mỏ Cọc Sáu hàng năm cũng rất đáng kể. Hoạt động sản xuất của mỏ không những tác động đến đời sống văn hoá tinh thần của CBCNV trong mỏ mà còn tác động đến cơ cấu tổ chức kinh tế xã hội và dân số trong vùng. Một số đặc trưng chính của tác động này là: - Mật độ dân số cao, tập trung quanh khu vực khai thác mỏ. - Tỷ lệ lao động trên tổng số dân cao. - Nghề nghiệp chủ yếu là khai thác mỏ và các dịch vụ phục vụ công nghiệp mỏ. Chỉ có một số ít làm nông nghiệp và lâm nghiệp. - Văn hoá giáo dục phát triển, chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt so với các vùng khác. Ngoài những tác động tích cực trên, hoạt động khai thác than mỏ Cọc Sáu cũng có những tác động tiêu cực về mặt xã hội. Đó là do sự tập trung dân cư với nhiều thành phần xã hội, quê quán khác nhau nên dễ tạo ra sự phức tạp về an ninh trật tự và tệ nạn xã hội. Đồng thời, hoạt động vận chuyển than cũng tạo ra sự ô nhiễm bụi dọc theo các tuyến đường trong khu dân cư, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ của người dân trong khu vực. Tuy nhiên đây là tình hình chung của tất cả các đô thị có hoạt động công nghiệp phát triển và tác động tiêu cực này hoàn toàn có thể kiểm soát được. xi. kết luận 1. Các tác động tích cực: Khai thác than mỏ Cọc Sáu đã tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 1300 CBCNV mỏ. Họ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức thu nhập bình quân của một số đơn vị kinh tế khác trong khu vực, góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế trong khu vực. Hàng năm mỏ đã tạo được một quỹ phúc lợi xã hội đáng kể, xây dựng được nhiều công trình phúc lợi xã hội và giúp đỡ nhiều khu vực khác có thiên tai, ủng hộ bạn bè quốc tế. Mỏ cũng đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách quốc gia. Hoạt động khai thác than cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ và nhiều ngành nghề khác trong cả nước nói chung và khu vực Cẩm Phả - Quảng Ninh nói riêng. 2. Các tác động tiêu cực. Khai thác than góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí khu vực mỏ do tạo ra lượng bụi lớn trên các tuyến đường vận chuyển và khí thải từ các phương tiện vận chuyển cũng làm cho chất lượng môi trường không khí thêm xấu đi. Hoạt động khai thác, đổ thải có tác động mạnh mẽ đến nguồn nước trong vùng do quá trình rửa trôi đất đá, làm tăng độ axit và lượng chất rắn lơ lửng, gây bồi lắng các thuỷ vực. Khi khai thác xuống sâu có thể ảnh hưởng tới chất lượng và mực nước ngầm trong khu vực. Làm thay đổi địa hình, mạng lưới thuỷ văn, cảnh quan môi trường. Nguy cơ xảy ra các sự cố môi trường cao do hiện tượng trượt lở bờ moong và sườn tầng bãi thải. B. Đánh giá hiệu quả của dự án. Các phương pháp sử dụng trong đánh giá 1. công thưc phân tích Giá trị hiện tại (Present Value – PV) Đối với đa số các dự án, việc phân tích, kiểm tra được thực hiện bằng cách so sánh dòng lợi ích và chi phí theo thời gian (xem hình 3.2) Hình 3.1. Sự thay đổi chi phí, lợi ích của một số đề án theo thời gian (theo Hufschimidt at al. 1983) Lợi ích Chi phí Ct NBt = Bt - Ct Thời gian Bt Một vài giả thiết cơ bản về dòng tiền tệ như sau: (1) Năm khởi đầu của một dự án có thể gắn cho cái tên hay “năm 1” (thứ nhất); (2) Tất cả dòng tiền tệ (chi phí hay lợi ích) xảy ra vào cuối mỗi năm, có nghĩa là bất kỳ chi phí hay lợi ích xuất hiện trong năm sẽ được chiết khấu cho thời gian toàn năm. Ví dụ, một chi phí nào đó xảy ra vào bất cứ thời gian nào ở năm thứ sẽ được chiết khấ theo thời gian 5 năm. Giả thiết này dẫn tơi một sai số nhỏ, bởi vì chi phí thực tế hoặc doanh thu phải được chiết khấu từ khi nó xuất hiện, (3) Mọi chi phí và lợi ích cũng được xử lý tương tự như dòng tiền tệ (Cash Flow). Một số các ký hiệu thường được sử dụng trong các công thức tính toán: r- Tỷ lệ chiết khấu n- Số năm trên trụ thời gian; t- Thời gian tương ứng, thường là 1,2..n; Bt - Lợi ích tại năm t; Công ty - Chi phí tại năm t (vốn, chi phí vận hành, bảo dưỡng, thay thế thiết bị); S- Tổng trong khoảng thời gian từ năm thứ nhất đến năm thứ n - Giá trị hiện tại ròng (NPV) Công thức hay sử dụng nhất trong phân tích kinh tế là giá trị tại ròng (Net Present Value) của một dự án. Đại lượng này xác định giá trị lợi nhuận ròng hiện thời khi chiết khấu dòng lợi ích và chi phí trở về với năm cơ sở bắt đầu (năm thứ nhất). Hai công thức được sửdụng: NPV = Hoặc: NPV = Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) Hệ số hoàn vốn nội bộ K (Internel Rate of Return IRR) được định nghĩa như là hệ số mà qua đó giá trị hiện thời của lợi ích và chi phí là bằng nhau. Hệ số k tương đương với tỷ lệ chiết khâu đ, có thể xác định bằng cách suy diễn khi thoả mãn biểu thức sau: Hoặc IRR được các tổ chức tài chính sử dụng rộng rãi giá trị IRR sau khi tính toán sẽ được so sánh với lãi suất về tài chính hoặc tỷ lệ chiết khấu để xem xét mức độ hấp dẫn về tài chính hoặc kinh tế của dự án. Để xác định IRR, người ta phải giải phương trình trên. Nhưng việc giải nó nhiều khi rất phức tạp, nên người ta thường dùng phương pháp nội suy để tính IRR. Cách tính như sau: Gọi f (x) = Ta biết rằng khi (f(x) = 0 thì x = IRR Cjhọn x1 sao cho (f(x1) > 0 và gần bằng 0 Và chọn x2 sao cho f(x2) > 0 và gần bằng 0 Rõ ràng, trong khoảng giữa x1 và x2 sẽ có điểm f(x) = 0 Vì f(x1) > 0 và f(x2) >0 và hàm f(x) là hàm liên tục Mặt khác, f(x1)..0, f(x1)..0, f(x2)0, tức là khoảng cách tư f(x1) đến f(x20) rất ngắn. Như vậy, trong khoảng x1 và x2, hàm số f(x) có thể coi là tuyến tính phương trình f(x) = ax + b có đồ thị là đường thẳng Ta có f(x1) = ax1 + b (f(x2) = ax2 + b Suy ra: a = b = f(x1) - Ta biết rằng, khi đồ thị cắt trục hoành thì f(x) = 0 và x = IRR hay f(x) = c. IRR + b = 0 -> IRR = - Thay a và b và rút gọn ta ó: IRR = x1 - Hoặc: IRR = x1 + Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) có một vai trò rất quảntọng trong việc xác định tỷ lệ chiết khấu đ phù hợp cho một dự án hoặc chương trình. Đối với những dự án hoặc chương trình trình môi trường có tình dài hạn, nó ại càng có ý nghãi đặc biệt quan trọng. Trong nhiều trường hợp, thông qua việc xác định (IRR), người ta có thể suy đoán các chỉ tiêu khác của dự án hoặc chương trình như giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất lợi ích và chi phí (B/C). Mối liên hệ của 3 đại lượng này được thể hiện như sau: NPV Tỷ suất B/C IRR Nếu > 0 Thì >1 Và >r Nếu < 0 Thì >1 Và <r Nếu = 0 Thì = 1 Và = r 2. phương án phân tích. Trong phạn vi nghiên cứu, đề tài đưc ra hai phương án đầu tư nhằm phục vụ công tác mở rộng khai thác kinh than than – mỏ than Cọc Sáu. Phương án cơ sở là phương án không đầu tư cho xử lý ô nhiểm môi trường, không hạch toán chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm. Phương án đề suất là phương án có sự kết hợp giữa đầu tư thiết bị và đầu tư cho các công trình giảm thiểu ô nhiểm đồng thời có hạch toán chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm. II. Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án cơ sở (Với r=7.8%) B1: sản lượng khai thác Đơn vị: Tấn TT Các chỉ tiêu Năm khai thác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Cộng I Sản lượng than nguyên khai 170.000 170.000 170.000 170.000 170.000 170.000 154.410 120.000 120.000 120.000 95.160 1.629.570 1 Vĩa dày 70.000 70.000 70.000 70.000 100.000 100.000 100.000 120.000 120.000 120.000 95.160 1.035.160 2 Vĩa G 100.000 100.000 100.000 100.000 54.410 594.410 II Sản lượng than sạch 153.000 153.000 153.000 153.000 153.000 153.000 138.969 108.000 108.000 108.000 85.633 1.466.602 1 Than cục 2.540 2.540 2.540 2.540 2.951 2.951 2.806 2.760 2.760 2.760 2.188 29.334 1.1 Cục 5 810 810 810 810 975 975 936 960 960 960 761 9.766 1.2 Cục xô 1.730 1.730 1.730 1.730 1.976 1.976 1.870 1.800 1.800 1.800 1.427 19.568 2 Than cám 150.460 150.460 150.460 150.460 150.049 150.049 136.163 105.240 105.240 105.240 83.45 1.437.262 2.1 Than cám 3 10.860 10.860 10.860 10.860 11.682 11.682 10.862 9.600 9.600 9.600 7.612 114.077 2.2 Than cám4a 9.160 9.160 9.160 9.160 9.982 9.982 9.318 8.400 8.400 8.400 6.661 97.781 2.3 Than cám4b 22.540 22.540 22.540 22.540 23.938 23.938 22.170 19.200 19.200 19.200 15.224 233.029 2.4 Than cám 5 56.480 56.480 56.480 56.480 49.736 49.736 43.113 24.000 24.000 24.000 19.030 459.534 2.5 Than cám 6 51.420 51.420 51.420 51.420 54.711 54.711 50.700 44.040 44.040 44.040 34.920 532.841 III 17.000 17.000 17.000 17.000 17.000 17.000 15.441 12.000 12.000 12.000 9.516 162.956 B2: Doanh thu Đơn vị: triệu đồng TT Chủng loại than Năm khai thác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Cộng I SL than NK 170.000 170.000 170.000 170.000 170.000 170.000 154.410 120.000 120.000 120.000 95.160 1.629.570 II SL than sạch 153.000 153.000 153.000 153.000 153.000 153.000 138.969 108.000 108.000 108.000 85.633 1.466.602 III Tổng doanh thu (trước thuế) 38.849 38.849 38.849 38.849 38.932 38.932 35.387 27.619 27.619 27.619 21.901 373.402 1 Cục 5 586 586 586 586 706 706 677 695 695 695 551 7.069 2 Cục xô 1.021 1.021 1.021 1.021 1.116 1.116 1.103 1.062 1.062 1.062 842 11.546 3 Than cám 3 3.502 3.502 3.502 3.502 3.768 3.768 3.503 3.096 3.096 3.096 2.455 36.791 4 Than cám 4a 2.588 2.588 2.588 2.588 2.820 2.820 2.632 2.373 2.373 2.373 1.882 27.625 5 Than cám 4b 6.367 6.367 6.367 6.367 6.762 6.762 6.262 5.423 5.423 5.423 4.300 65.822 6 Than cám 5 14.501 14.501 14.501 14.501 12.769 12.769 11.069 6.162 6.162 6.162 4.886 117.981 7 Than cám 6 10.284 10.284 10.284 10.284 10.942 10.942 10.140 8.808 8.808 8.808 6.984 106.568 IV Giá bán bình quân trước thuế 253.912 253.912 253.912 253.912 254.458 254.458 254.641 25.730 25.730 25.730 255.753 V Tổng doanh thu 42.733 42.733 42.733 42.733 42.825 42.825 38.926 30.381 30.381 30.381 24.091 VI Giá bán bình quân sau thuế 279.303 279.303 279.303 279.903 279.903 280.106 281.304 281.304 281.304 281.325 B3: Tính toán hiệu quả kinh tế Đơn vị : triệu đồng TT Các chỉ tiêu Năm khai thác 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Cộng I Các khoản thu 42.733 42.733 42.733 42.733 42.825 42.825 38.926 30.381 30.381 30.381 29.772 416.424 1 Doanh thu 42.733 42.733 42.733 42.733 42.825 42.825 38.926 30.381 30.381 30.381 24.091 410.742 2 Giá trị còn lại 5.658 5.682 II Các khoản chi 65.045 59.971 32.370 32.693 34.152 34.130 31.623 25.084 26.313 26.198 22.062 389.461 1 Vốn đầu tư 25.665 27.538 0 0 1.039 1.039 1.039 1.039 0 0 1.451 58.810 a đầu tư ban đầu 25.665 27.538 53.203 Mua thiết bị 19.519 19.630 39.148 Vốn KTCB khác 316 1.259 1.575 Vốn xây lắp công trình 3.537 4.195 7.733 Vốn dự phòng 2.293 2.454 4.746 b Đầu tư duy trì thay thế 1.039 1.039. 1.039 1.039 4.157 c Chi phí lấp moong 1.451 1.451 2 Vốn hiện có 6.334 6.334 3 Giá thành sản xuất 22.975 22.264 22.886 23.038 23.322 22.993 21.384 17.253 18.709 18.548 14.457 227.829 4 Các loại thuế và phí 9.173 9.203 9.174 9.167 9.171 9.183 8.381 6.623 6.626 6.634 5.360 88.696 5 Thuế thu nhạp doanh nghiệp 899 785 310 488 619 915 819 169 978 1.016 794 7.792 III Cân dối thu chi -22.311 -17.057 10.363 10.041 8.674 8.695 7.303 5.297 4.067 4.183 7.709 Giá trị hiện tại thực (NPV) 6.470 Tỷ lệ lảI nội tại (IRR) đánh giá hiệu quả kinh tế môi trƯờng của phương án đề xuất. Phương án đề xuất có chi phí hoạt động hàng năm và vốn đầu tư ban đầu như phương án cơ sở. Ngoài ra phương án còn có thêm các khoản chi phí và doanh thu sau: 1. Kinh phí phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ Đối tượng phục hồi Căn cứ vào tác động ảnh hưởng đến môi trường do các hoạt động của dự án như đã phân tích ở trên, các đối tượng sau sẽ được phục hồi môi trường: - Mặt bằng công nghiệp. - Bãi thải. - Đường vận chuyển của mỏ. Chỉ những tuyến đường nhánh phụ dẫn vào mặt bằng công nghiệp sẽ phải san gạt và trồng cây. Những tuyến đường chính sẽ được bàn giao cho địa phương và cho cơ quan lâm nghiệp quản lý, sử dụng. Công tác phục hồi môi trường sau đóng cửa mỏ bao gồm việc san lấp và trồng lại cây xanh ở các khu vực cho phép phục hồi. Dự kiến phục hồi môi trường sau đóng cửa mỏ của Công ty than Cọc Sáu ở các khu vực sau: Khối lượng phục hồi và kinh phí phục hồi . Bảng: V-1: Khối lượng phục hồi và kinh phí phục hồi TT Công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Tháo dỡ các công trình cũ công 8.00 70.000 56.000.000 2 Trồng cây bãi thải ha 120 17.000.000 2.040.000.000 2.000 cây/ha 3 Trồng cây trên khu vực khai thác ha 2 17.000.000 34.000.000 Tổng cộng VNĐ 2.130.000.000 Việc trồng cây trên các khu vực khai thác mỏ than chỉ phải bỏ ra 50% chi phí, còn 50% khoán cho các tổ chức cá nhân thầu chăm sóc và họ được thu hoạch giá trị sau này. Việc tháo dỡ các công trình cũ mang lại cho mỏ thu nhập sau khi bán thanh lý là 37.000.000đ Vậy tổng chi phí mà mỏ phải bỏ ra để phục hồi môi trường sau khi đóng cữa mỏ là 1.056.000.000đ. 2. Kinh phí xây dựng đầu tư ban đầu cho các công trình bảo vệ môi trường Kính phí xây dựng các công trình bảo vệ môi trường Khối lượng, kinh phí các công trình bảo vệ môi trường được cho trong bảng sau: Khối lượng và lịch thi công Các công trình bảo vệ môi trường TT Tên công trình Đơn vị Khối lượng Thành tiền (triệu đồng) 1* Trạm xử lý nước thải Cọc Sáu Trạm 01 1600 2 Mua xe tưới đường - 03: tưới nước trong các khai trường và đường vận tải trong Công ty -01: tưới nước trong các đường vận tải ngoài khai trường giáp các khu vực dân cư Xe 04 120 3 Xây dựng hệ thống phun sương dập bụi (tại Sàng Gốc Thông và Sàng II) Hệ thống 02 60 4 Xây dựng hệ thống hút bụi mới cho Bunke mới+che chắn băng tải vận chuyển than Hệ thống 06 60 5 Đập chắn đất Khe Dè (ngăn chặn bùn đất và xử lý nước thải khu vực cầu 10 phường Cửa Ông). đập 01 100 6 Tu sửa và xây dựng lại 2 mương thoát nước thải chính (+28 và +90) 186 7 Xây dựng hố lắng nước thải ở Cảng Đá Bàn Hố 01 25 8 Nạo vét và xây kè các hệ thống mương thoát nước qua khu vực dân cư 90 Tổng cộng 2.241 3. Chi phí bảo vệ môi trường hàng năm Chi phí bảo vệ môi trường hàng năm được tính như sau ước tính như sau: - Kinh phí cho chương trình giám sát quản lý môi trường 4.000.000 đồng - Tuyên truyền tập huấn cho CB&CNVC về công tác BVMT 3.000.000 đồng - Bảo quản sửa chữa vận hành các công trình bảo vệ môi trường 5.000.000 đồng - Hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường 2.000.000 đồng - Hưởng ứng ngày môi trường thế giới 2.000.000 đồng - Quét dọn vệ sinh thường xuyên tuyến đường qua khu vực dân cư xuống Cảng Đá Bàn 4.000.000 đồng - Trồng và chăm sóc cây trồng 50.000.000 đồng - Tưới nước dập bụi tuyến đường qua khu vực dân cư đến cảng mỏ 24.000.000 đồng - Tưới nước dập bụi trong các khai trường và đường vận tải trong mỏ 30.000.000 đồng Tổng cộng 124.000.000 đồng/năm 4. Doanh thu hàng năm do việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường mang lại. - Hoạt động đầu tư chống ô nhiểm môi trường mang lại hiệu quả trực tiếp cho mỏ , đó là việc tăng năng xuất lao động, tăng doanh thu hàng năm do tái tuần hoàn nước, thu hồi than. Theo kết quả phân tích và đánh giá của Viện Khoa Học Công Nghệ Mỏ, sản lượng khai thác than của mỏ sẽ tăng O,5 % sau khi có các biện pháp đầu tư cho môi trường. Như vậy doanh thu hàng năm sẽ tăng thêm: 410.742/11*O.5% = 187 triệu đồng/năm Hoạt động trồng cây phục hồi bải thải và dọc các tuyến đường của mỏ mang lại doanh thu cho mỏ vào vào năm thứ tư sau khi thu hoạch với tổng doanh thu hàng năm là 80 triệu đồng/năm. Ngoài các khoản doanh thu trực tiếp như trên thì hoạt động đầu tư chống ô nhiểm môi trường còn tiết kiệm được chi phí hàng năm: Phí nước thải 120 triệu đồng/năm. Giảm chi phí khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên 25 triệu đồng/năm. Giảm chi phí bồi thường thiệt hại cho hoa mầu, khắc phục sự cố môi trường 70 triệu đồng/năm. Tổng 225 triệu đồng/năm 4. Đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường (với r=7.8%) Năm đầu tư là năm thứ nhất. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Thu(B) 43.172 43.172 43.173 43.252 43.344 43.344 39.425 30.837 30.837 30.837 30.210 Chi(C) 67.410 60.095 32.494 32.817 34.277 34.254 41.747 25.208 26.437 26.322 23.242 B - C -24.238 -16.923 9.678 10.435 9.067 9.090 7.678 5.629 4.400 4.515 6.959 (1+r)n 1 1.078 1,162 1,253 1,350 1,456 1,569 1,692 1,824 1,966 2,119 PV -24.238 -15.699 8.239 8.328 6.716 6.243 4.894 3.327 2.412 2.297 3.284 NPV= 5.893 Kết luận Kết quả phân tích cho giá trị NPV của phương án có đầu tư cho môi trường là NPV=5.893.000.000 Xét về mặt bản chất, kết quả này phản ánh lợi ích của việc đầu tư cho môi trường mang lại. Với đặc điểm của ngành khai thác than là quá trình đầu tư cho môi trường mang lại lợi ích trực tiếp cho ngành thông qua các khoản tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, thu hồi triệt để nguồn tài nguyên. Mặt khác khoạt động đầu tư cho môi trường còn mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, góp phần hạn chế tác động môi trường. Chương iV: một số giải pháp và kiến nghị A. biện Các pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường. I. các biện pháp đã thực hiện. Thời gian qua Công ty than Cọc Sáu đã tuân thủ theo chương trình môi trường trong báo cáo ĐTM của mỏ trước đây và đã thực thi một số biện pháp như: hàng năm mỏ đã san gạt lấp các nứt nẻ bề mặt tạo mái dốc tránh tích tụ nước trong quá trình khai thác, mỏ đã thi công cải tạo hệ thống thoát nước hạ tầng, tổ chức trồng cây xanh trên khu bãi thải đã ổn định, tiến hành thường xuyên phun tưới đường chống bụi và tiến hành quan trắc môi trường định kỳ hàng năm, kiểm tra môi trường lao động Tuy nhiên, Công ty cần quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ môi trường để giảm đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực do khai thác than đến môi trường. ii. các biện pháp đề xuất 1. Môi trường không khí. a. Các biện pháp giảm tiếng ồn Các nguồn gây ồn trong các công đoạn khai thác than rất đa dạng và khác nhau về cường độ tạo ồn. Trong thăm dò, khai thác, vận tải, chế biến than đều gây ra ồn và tiếng ồn là một phần tất yếu trong các hoạt động khai thác than. Một số giải pháp hạn chế tiếng ồn như sau: + Sắp xếp lịch làm việc hợp lý tại các khu khai trường mỏ than, các phân xưởng của nhà máy cơ khí, sàng tuyển sao cho không trùng giờ gây ồn, tránh bớt độ ồn cực đại tập trung. + Sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị máy móc theo định kỳ để hạn chế khả năng gây ồn. Một số máy móc, trang bị từ các nhà máy cơ khí, sàng tuyển nếu quá hạn sử dụng cần bảo dưỡng hoặc loại bỏ. + Trồng cây trong và ngoài các nhà máy cơ khí, sàng tuyển, tuyến đường vận chuyển tạo thành vành đai bảo vệ nhằm hạn chế sự lan truyền tiếng ồn đến các khu dân cư xung quanh. + Cách ly hợp lý các nguồn gây ồn với người lao động trong điều kiện cho phép. + Bố trí giờ nổ mìn xen kẽ các hoạt động cơ giới để giảm bớt độ ồn cực đại tập trung. Tăng cường nổ mìn vi sai để hạn chế độ ồn. + Tổ chức giờ giấc lao động hợp lý, sắp xếp luân phiên các nhóm thợ phải làm việc thường xuyên ở nơi có độ ồn cao + Lắp đặt đệm cao su, cơ cấu giảm chấn và lò so chống rung đối với các thiết bị có công suất cao như: máy khoan, máy xúc . + áp dụng các biện pháp chống ồn do các phương tiện giao thông gây ra, bằng cách khống chế để xe chở đúng trọng tải, nâng cấp hệ thống giao thông nội bộ b. Giảm thiểu tác động của bụi. * Trong khu vực khoan nổ mìn Bụi tạo ra do hoạt động khoan nổ mìn ở dạng nguồn điểm và có tác động tức thời. Do vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất tác động này cần thực hiện các giải pháp sau: - Khi nổ mìn hộ chiếu khoan nổ mìn phải được lập chính xác, các phương pháp thi công và nổ mìn phải thực hiện đúng hộ chiếu. Nhà thầu thi công phải tuân thủ đầy đủ các quy định và quy phạm sử dụng, bảo quản, vận chuyển thuốc nổ và vật liệu nổ, kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên. + Dùng xe téc tưới nước nơi thiết bị làm việc và lắp đặt các thiết bị hút bụi từ lỗ khoan. + Nổ mìn vào thời điểm vắng người, gió nhẹ để hạn chế ảnh hưởng của bụi và khí độc. + Bán kính vùng nguy hiểm khi nổ mìn khai thác cần xác định cụ thể. Khi tiến hành công tác nổ phải áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để điều khiển nhằm thu được hiệu quả nổ tốt nhất đồng thời tránh những tảng đá văng xa ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh mỏ. + Xác định kỹ kích cỡ của vụ nổ mìn và lượng thuốc sử dụng cho nổ mìn. * Trên các tuyến đường vận tải Các hoạt động giao thông trên các đường vận chuyển chủ yếu tạo bụi dưới dạng bụi tức thời dọc theo các tuyến đường. Các nhân tố quyết định đến việc phát tán lượng bụi này vào trong không khí là: + Độ ẩm mặt đường và loại đường. + Mật độ và vận tốc lưu thông của các phương tiện giao thông vận tải trên đường. + Tốc độ gió. Trên cơ sở này đưa ra các giải pháp giảm thiểu sau: + Bố trí lịch vận chuyển hợp lý sao cho mật độ xe cộ chạy không quá dày đặc trên cùng một tuyến. + Bê tông hoá đường vận chuyển than + Tăng tần suất phun tưới nước trên các tuyến đường trong khai trường, bãi thải và đường vận chuyển trong khu vực . + Xe chở đất đá thải và vận chuyển than đi tiêu thụ phải trang bị bạt phủ kín. + Lập đội vệ sinh thu dọn đất đá rơi trên đường. + Sửa chữa đường hư hỏng kịp thời nhằm giảm rơi đất đá trên đường, giảm cuốn bụi mặt đường do xe và gió. + Nghiên cứu sử dụng hệ thống phun sương dập bụi cho các khu vực bụi nhiều như khu vực sàng tuyển, tuyến đường vận chuyển... * Tại các khu vực san gạt, xúc bốc và đổ thải Lượng bụi phát sinh từ các hoạt động này phụ thuộc vào độ ẩm và độ mịn của than và đất đá thải. Do vậy, để hạn chế lượng bụi sinh ra cần tưới nước làm ẩm than, đất đá thải trước khi san gạt, xúc bốc và đổ thải. c. Giảm thiểu khí thải của các phương tiện vận tải và nổ mìn Khí thải của phương tiện giao thông vận tải và nổ mìn chứa các chất ô nhiễm như bụi, khói, khí độc: SO2, NO2, CO, VOC. Để giảm thiểu sự ô nhiễm gây ra do khí thải các phương tiện vận tải, các biện pháp có thể áp dụng là: + Thay đổi nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao bằng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Thay nhiên liệu có chỉ số Octane, Cetane thấp bằng nhiên liệu có chỉ số Octane, Cetane cao phù hợp với tính năng của xe. + Không chở quá tải trọng quy định. + Thường xuyên bảo dưỡng xe, máy móc, điều chỉnh máy làm việc ở điều kiện tốt nhất. + Lựa chọn các phương pháp, sơ đồ nổ mìn tiên tiến và các loại thuốc nổ, vật liệu nổ ít sinh ra khí độc. 2. Môi trường nước. Để chống ô nhiễm nguồn nước, ngoài việc chống trôi lấp đất đá thải xuống hệ thống khe, suối trong khu mỏ, cần thiết phải có hệ thống thu gom và xử lý lượng nước thải của mỏ trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung của vùng. a. Nước mưa chảy tràn Để hạn chế nước mưa chảy tràn vào khu vực khai thác, khu bãi thải làm ảnh hưởng tới công tác sản xuất cũng như cuốn trôi bùn đất làm bồi lấp suối, ô nhiễm môi trường, thiết kế đào mương rãnh hứng nước và bơm dẫn vào hệ thống hồ lắng để tách chất rắn lơ lửng. Xây dựng hệ thống kè chắn chân các bãi thải. b. Nước ngầm. Việc khai thác lộ thiên không tác động rõ đến nguồn nước ngầm trong khu vực ở thời điểm hiện tại. Do vậy để bảo vệ nguồn nước ngầm trong khu vực khai thác mỏ cần có kế hoạch quan trắc nước định kỳ ngầm hàng năm để phát hiện những biến động về mực nước, chất lượng nước khi khai thác xuống sâu, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời. c. Nước thải sinh hoạt. Do nguồn nước thải này không lớn và phân tán trên khai trường nên sử dụng hệ thống bể tự hoại cho mỗi nguồn thải. Đây là công trình đồng thời hai chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật yếm khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao. Nước thải sau khi xử lý có thể tháo ra hệ thống thoát nước chung. d. Nước thải sản xuất. Nước thải sản xuất chủ yếu là lượng nước bơm thoát từ các moong khai thác của mỏ, có tính axit (pH thấp) và hàm lượng cặn lơ lửng cao. Lượng nước này cần được xử lý trước khi thải ra môi trường ngoài. Hiện nay, mỏ Cọc Sáu đang kết hợp với Công ty Phát triển Tin học, Công nghệ và Môi trường thực hiện dự án xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu với sự hợp tác về công nghệ từ Trung Quốc. ClO2 ClO2 Đạt tiêu chuẩn thải ra ngoài Bơm Nước thải moong Bể sục khí Bể khuấy trộn Bể phản ứng Bể lắng tràn Bể trung gian Bể lọc Bể chứa nước sạch Bể chứa bùn Bể tràn Lọc ép Bơm bùn lỏng Bơm Không khí Bơm PAC NM Nhiệt điện Sữa vôi NM Tuyển than Bùn thải 3. Đất đá thải và bãi thải. Đất đá thải từ quá trình khai thác, sàng tuyển than, được tập trung vào bãi thải, một phần dùng để đắp đập chắn xử lý nước chảy tràn, đắp đê bao an toàn và đắp các mặt bằng trong khu vực như đường ô tô... Một phần đất phủ được trữ lại trong bãi thải, sử dụng để hoàn thổ mỏ sau này. Để giảm thiểu tác động của bãi thải tới môi trường cần thực hiện các biện pháp sau: - Quá trình đổ thải phải tuân thủ theo đúng thiết kế quy hoạch các bãi thải. - Mặt bãi thải có hướng dốc vào phía trong để hướng lượng nước chảy vào dòng chảy tập trung, tránh hiện tượng chảy tràn qua sườn tầng thải gây xói mòn và rửa trôi đất đá. - Chống xói mòn, rửa trôi tại các bãi thải và các khu đất trống đồi trọc trong khu vực mỏ quản lý bằng cách: + Kiểm tra tu sửa thường xuyên các đập chắn đá thải + Trồng cây trên các bãi thải đã ổn định + Hạ độ dốc các bãi thải. + Đánh luống theo đường đồng mức. 4. Môi trường đất và cảnh quan Hoạt động khai thác than không những gây ô nhiễm môi trường mà còn làm biến đổi cảnh quan môi trường theo hướng có hại. Tài nguyên đất rừng, tỷ lệ cây xanh che phủ trong khu vực thấp, rừng tự nhiên hầu như không còn. Các giải pháp nhằm khắc phục hiện trạng này: - Trồng cây phủ xanh các khu vực đất trống đồi trọc và trên khai trường tại những vị trí thích hợp nhằm giảm thiểu các tác động rửa trôi, xói mòn đất do mưa, đồng thời góp phần làm giảm sự phát tán bụi trong khai trường cũng như tạo ra một cảnh quan môi trường tốt đẹp hơn trong khu vực khai thác. - Sau khi kết thúc khai thác, đổ thải tại các bãi thải cần phục hồi lại thảm thực vật trong toàn bộ khu vực khai trường, bãi thải do hoạt động khai thác than đã làm mất đi trước đây. Tận dụng triệt để bãi thải trong để giảm việc chiếm dụng diện tích đất tự nhiên cho các bãi thải. - Tiến hành xử lý các hố, các trường hợp sụt lở trên đất có ảnh hưởng đến giao thông, sản xuất nông nghiệp với các biện pháp đơn giản, chi phí thấp. 5. Các biện pháp phòng chống và xử lý sự cố a. Đội phòng chống và khắc phục các sự cố. Biên chế đội trực thuộc phòng Kỹ thuật có trách nhiệm tập hợp các thông tin từ các công trường, đề xuất các kế hoạch và biện pháp khắc phục sự cố môi trường. Ngoài ra, Đội còn phối hợp với phòng An toàn tổ chức các chương trình diễn tập phòng chống sự cố và An toàn lao động. b. Sự cố về cháy nổ Để đảm bảo an toàn về cháy nổ trong quá trình sản xuất, cần thực hiện các biện pháp sau: - Thực hiện nghiêm chỉnh các điều quy định về phòng chống cháy nổ. - Các hạng mục ngoài mặt bằng có yêu cầu phòng chống cháy như kho vật tư, khu điều hành, trạm biến áp, trạm phát Diezen cần trang bị đủ các thiết bị phòng chống cháy theo quy định. - Cần thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các trang bị cứu hoả để kịp thời sửa chữa và bổ sung đầy đủ các trang bị dụng cụ theo yêu cầu. c. Sự cố sụt lún địa hình, dịch động bờ mỏ và bãi thải Quan trắc dịch chuyển bờ mỏ và bãi thải hàng năm theo kế hoạch định trước, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời. 6. Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới người lao động a. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động. Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công nhân làm việc trong hầm lò, cần đặc biệt quan tâm tới các biện pháp an toàn như: - Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho các công nhân nhằm phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp từ đó có biện pháp kịp thời giải quyết. - Tổ chức giờ giấc lao động hợp lý, sắp xếp luân phiên phù hợp các nhóm thợ phải làm việc thường xuyên ở nơi có mức độ độc hại cao. b. Các biện pháp phòng chống cháy nổ Để đảm bảo an toàn về cháy nổ trong quá trình sản xuất, cần thực hiện các biện pháp sau: - Các hạng mục ngoài mặt bằng có yêu cầu phòng chống cháy như kho vật tư, khu điều hành, trạm biến áp, trạm phát Diezen cần trang bị đủ các thiết bị phòng chống cháy theo quy định. - Cần thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các trang bị cứu hoả để kịp thời sửa chữa và bổ sung đầy đủ các trang bị dụng cụ theo yêu cầu. c. Công tác y tế và cấp cứu mỏ - Hàng năm mỏ cần có chương trình huấn luyện và tổ chức diễn tập về công tác cứu hoả và cấp cứu mỏ theo quy định của Tổng Công ty than Việt Nam - Tổ chức kiểm tra, khám sức khoẻ định kỳ cho CBCNV mỏ nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý do môi trường lao động gây ra. - Liên hệ thường xuyên Trung tâm cấp cứu mỏ của Tổng Công ty than Việt Nam để kịp thời thông báo những thông tin về cấp cứu mỏ cho Trung tâm. iii. Tổ chức và quản lý công tác bảo vệ môi trường khu mỏ Để thực hiện công tác bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, Công ty than Cọc Sáu cần chú ý hơn nữa đến việc tổ chức và quản lý môi trường khu mỏ như: - Cử cán bộ hoặc thành lập một bộ phận chuyên trách theo dõi các vấn đề về môi trường để phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường phát sinh trong quá trình khai thác mỏ. - Thực hiện công tác kiểm tra, quan trắc thường xuyên các nguồn thải và chất thải của mỏ. Công tác tổ chức và quản lý bảo vệ môi trường khu mỏ phải được thực hiện thống nhất với kế hoạch bảo vệ môi trường chung của toàn khu vực Cẩm Phả. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm phải được thực hiện đồng bộ từ góc độ của các nhà quản lý, quy hoạch, sản xuất và kinh doanh của đơn vị. Nguồn kinh phí dành cho công tác bảo vệ môi trường mỏ được trích ra từ nguồn kinh phí 1% tổng doanh thu. iv. Phương án hoàn thổ và đóng cửa mỏ sau từng giai đoạn khai thác 1. Công tác hoàn thổ. Công tác hoàn thổ là việc trồng các loại cây thích hợp với loại đất ở đây (thông, keo lai, bạch đàn...) để phủ xanh bãi thải, đất trống và đồi núi trọc, trả lại màu xanh cho môi trường và cải tạo lại đất đai. 2. Đóng cửa mỏ. Quá trình hoàn thổ từng phần mỏ sau khi khai thác hết than cũng đồng nhất với việc đóng cửa mỏ từng phần. Khi kết thúc khai thác, Công ty tiến hành công việc đóng cửa mỏ theo đúng quy định của Bộ Công nghiệp. Cây xanh trồng khi đóng cửa mỏ sẽ được chăm sóc để phát triển đều, bảo đảm phủ xanh khu vực đóng cửa mỏ. Theo kết quả phân tích mẫu đất bãi thải cho thấy các loại cây thích hợp để trồng là bạch đàn, keo lá tràm, thông để phủ xanh khai trường và bãi thải. Số lượng cây trồng trung bình là 2000 cây/ha. Phần moong khai thác sâu dưới mức thoát nước tự chảy dùng làm hồ tự nhiên lấy nước tưới cây trồng và lấy nước phun đường chống bụi. B. Kết luận Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty than Cọc Sáu mang lại những lợi ích thiết thực về mặt kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho CBCNV của mỏ, đồng thời góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế chung của vùng. Tuy nhiên, hoạt động khai thác than trong khu vực cũng không thể tránh khỏi có những tác động nhất định tới môi trường như: + Tạo ra các nguồn ô nhiễm bụi, khí độc, tiếng ồn từ quá trình khai thác, xúc bốc và vận chuyển than, đất đá thải. + Các tác động tới môi trường nước do nước mưa chảy tràn, nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt. + Biến đổi cảnh quan thiên nhiên tại khu vực khai thác. + Gây tác động tới tài nguyên, thảm động thực vật, rừng, đất đai, sinh học, sức khoẻ con người. + Làm gia tăng các hoạt động rửa trôi xói mòn bề mặt trong khu vực khai trường. + Gia tăng nguy cơ xảy ra sự cố trong khai thác ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và các tác động tới môi trường do hoạt động khai thác than tạo ra Công ty than Cọc Sáu nói riêng và Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam nói chung cần có nhiều biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu ô nhiễm, quan trắc định kỳ và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để làm cơ sở xử lý ô nhiễm môi trường. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong đề tài - Báo cáo đánh giá tác động môi trường mỏ than Cọc Sáu đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê chuẩn theo quyết định số 2209/QĐ-BKHCNMT ngày 22 tháng 12 năm 1999. - Báo cáo nghiên cứu khả thi Cải tạo và mở rộng sản xuất kinh doanh – Công ty than Cọc Sáu. - Báo cáo nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác phần trữ lượng than phía dưới đáy moong Tả Ngạn Cọc Sáu. - Các báo cáo tổng hợp và thống kê tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty than Cọc Sáu. - Các số liệu đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường tại khu vực khai thác và các vùng phụ cận chịu ảnh hưởng của khai thác than. - Các tài liệu điều tra xã hội học khu vực - Các tài liệu tham khảo có liên quan đến công trình và công nghệ xử lý giảm thiểu ô nhiễm. - Giáo trình Kinh tế - quản lý môi trường. - Số liệu khảo sát thực địa, tài liệu khí tượng thuỷ văn khu vực, tài liệu về địa lý tự nhiên, kinh tế-xã hội, các bệnh do ảnh hưỏng của môi trường trong cộng đồng khu vực. Mục lục Mở đầu 1 Chương I: Những vấn đề chung về tác động môI trường của các dự án khai thác than 4 I. Những vấn đề chung về kinh tế môI trường và tàI nguyên 4 II. ĐặC điểm Hoạt động mở rộng khai thác than nói chung 5 III. khả năng tác động đến môI trường của các hoạt động khai thác than nói chung 7 Chương II: Sơ lược quá trình hoạt động, hiện trạng khai thác mỏ than Cọc sáu và dự án “Cải tạo và mở rộng sản xuất kinh doanh than – mỏ than cọc sáu” 8 I. Lịch sử thăm dò và khai thác: 8 1. Lịch sử thăm dò. 8 2. Lịch sử thiết kế khai thác. ii. Hiện trạng khai thác: 8 1. Công tác xúc bốc: 9 2. Công tác khoan nổ: 9 3. Vận tải: 9 4. Sàng tuyển: 9 5. Thoát nước: 11 a. Thoát nước cưỡng bức: b. Hệ thống tháo khô: IiI. Giới thiệu tóm tắt dự án “Cải tạo và mở rộng sản xuất kinh doanh than- mỏ than cọc sáu” 12 a. Giới thiệu dự án 12 1. Tên dự án: 12 2. Chủ dự án và địa chỉ liên lạc 12 b. Nội dung dự án 12 1. Công suất thiết kế: 12 2. Tuổi thọ của mỏ: 12 3. Trình tự khai thác: 12 4. Hệ thống khai thác: 12 5. Công nghệ khai thác: 12 6. Thiết bị khai thác: 12 a. Thiết bị làm tơi đất đá: 12 b. Thiết bị bốc xúc: 13 c. Vận tải than trong mỏ: 13 d. Vận tải đất đá: 13 7. .Đổ thải: 15 a. Vị trí bãi thải và lịch đổ thải: 15 b. Công nghệ và thiết bị thải đất đá: 15 8. Sàng tuyển 16 9. Thoát nước mỏ: 16 a. Sơ đồ thoát nước tự nhiên: 16 b. Sơ đồ thoát nước cưỡng bức - thiết bị thoát nước: 16 c. các vấn đề môi trường cần đặt ra. 17 IV. Hiện trạng môi trường mỏ than cọc sáu 17 A. Vị trí địa lý, địa hình 17 1.Vị trí địa lý. 17 2. Địa hình. 18 B. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn và địa chất công trình khu vực 18 1. Điều kiện khí hậu. 18 2. Chế độ thuỷ văn. 19 a. Nước mặt: 19 b. Nước ngầm: 20 3. Đặc điểm địa chất công trình. 20 C. Đặc điểm tài nguyên đất, rừng trong khu vực khai thác. 22 1. Tài nguyên đất. 22 2. Tài nguyên rừng. 22 D. Hiện trạng Cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội. 23 1. Khái quát chung. 23 2. Cấp điện 23 3. Cấp nước 23 E. Hiện trạng môi trường 25 1. Hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn 25 2. Hiện trạng môi trường nước 29 3. Hiện trạng môi trường đất 35 4. Vấn đề bãi thải và trôi lấp bãi thải 35 F. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường 36 Chương III. đánh giá tác động môi trường và hiệu quả kinh tế – môi trường của dự án cải tạo mở rộng khai thác than- mỏ than Cọc Sáu 37 A. đánh giá tác động môi trường của dự án 37 i. tác động đến môi trường khí 37 1. Tác động của bụi. 37 2. Tác động của các khí độc. 39 ii. Tác động của tiếng ồn. 40 IiI. Tác động đến môi trường nước 41 a. Tác động tới nguồn nước mặt 42 b. Tác động tới nguồn nước ngầm. 42 c. Tác động tới nước biển ven bờ 42 Iv. Tác động đến môi trường đất 43 V. Tác động đến hệ sinh thái, tài nguyên rừng. 43 vi. đánh giá tác động của bãi thải 44 ViI. Tác động đến cảnh quan môi trường và các di tích lịch sử, văn hoá. 46 viii. đánh giá và dự báo tác động đến các nguồn tài nguyên không tái tạo. 46 1. Tài nguyên đất rừng. 46 2. Tài nguyên sinh vật. 47 3. Các nguồn nước. 48 ix. đánh giá các rủi ro môi trường. 48 1. Rủi ro do hoạt động khai thác, sản xuất than. 49 2. Sự cố môi trường do thiên tai. 50 x. Tác động đến kinh tế, xã hội 50 1. Tác động đến cơ sở hạ tầng khu vực. 50 2. Tác động đến ngành công nghiệp. 50 3. Tác động đến các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. 51 4. Tác động đến du lịch, dịch vụ thương mại và các ngành nghề khác. 52 5. Tác động đến chất lượng cuộc sống, xã hội. 52 xi. kết luận 1. Các tác động tích cực: 53 2. Các tác động tiêu cực. 54 B. Đánh giá hiệu quả của dự án. 54 I.Các phương pháp sử dụng trong đánh giá 54 1. công thưc phân tích 54 2. phương án phân tích. 58 II. Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án cơ sở (Với r=7.8%) 59 vi- đánh giá hiệu quả kinh tế môi trƯờng của phương án đề xuất. 62 1. Kinh phí phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ 62 2. Kinh phí xây dựng đầu tư ban đầu cho các công trình bảo vệ môi trường 63 3. Chi phí bảo vệ môi trường hàng năm 65 4. Doanh thu hàng năm do việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường mang lại. 65 4. Đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường (với r=7.8%) 66 Chương iV: một số giải pháp và kiến nghị 69 A. biện Các pháp khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường. 69 I. các biện pháp đã thực hiện. 69 ii. các biện pháp đề xuất 69 1. Môi trường không khí. 69 a. Các biện pháp giảm tiếng ồn 69 b. Giảm thiểu tác động của bụi. 70 c. Giảm thiểu khí thải của các phương tiện vận tải và nổ mìn 72 2. Môi trường nước. 72 a. Nước mưa chảy tràn 73 b. Nước ngầm. 73 c. Nước thải sinh hoạt. 73 d. Nước thải sản xuất. 73 3. Đất đá thải và bãi thải..74 4. Môi trường đất và cảnh quan 75 5. Các biện pháp phòng chống và xử lý sự cố 76 a. Đội phòng chống và khắc phục các sự cố. 76 b. Sự cố về cháy nổ 76 c. Sự cố sụt lún địa hình, dịch động bờ mỏ và bãi thải 76 6. Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới người lao động 76 a. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động. 76 b. Các biện pháp phòng chống cháy nổ 77 c. Công tác y tế và cấp cứu mỏ 77 iii. Tổ chức và quản lý công tác bảo vệ môi trường khu mỏ 77 iv. Phương án hoàn thổ và đóng cửa mỏ sau từng giai đoạn khai thác 78 1. Công tác hoàn thổ. 78 2. Đóng cửa mỏ. 78 B. Kết luận 79

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5519.doc
Tài liệu liên quan