Qua bảng phân tích trên ta thấy: Sức sinh lời vốn lưu động của năm 2002 cao hơn sức sinh lời của 2001 là do tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2002 cao hơn năm 2001 là 1,67 vòng với số ngày tiết kiệm tương ứng là 79 ngày. Cụ thể năm 2001, số vòng quay vốn lưu động của Công ty là 2,04 vòng có nghĩa là trong năm một đồng vốn lưu động của Công ty đem lại 2,04 đồng doanh thu. Năm 2002, số vòng quay vốn lưu động 3,71 vòng, tăng so với 2001 một lượng tuyệt đối là 1,27 vòng; điều này cũng làm cho hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của doanh nghiệp được rút ngắn xuống từ 49 đồng vốn lưu động để tạo ra 100 đồng doanh thu năm 2001 chỉ còn 27 đồng để tạo ra 100 đồng doanh thu năm 2002, tiết kiệm được 22 đồng vốn lưu động để tạo ra 100 đồng doanh thu.
Ngược lại với số vòng quay của vốn lưu động, chu kỳ luân chuyển của vốn sẽ giảm đi nếu như số vòng quay của vốn lưu động tăng lên. Năm 2001, chu kỳ luân chuyển vốn lưu động của Công ty là 176 ngày hay cứ 176 ngày thì vốn lưu động của Công ty quay được một vòng. Năm 2002, chu kỳ luân chuyển vốn lưu động của Công ty là 97 ngày và thực tế kỳ luân chuyển vốn lưu động của Công ty giảm được 79 ngày. Đạt được kết quả trên là nhờ doanh thu của năm 2002 tăng 99% so với lượng vốn lưu động mà Công ty đã đầu tư vào kinh doanh tăng 9%.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính của công ty dược và thiết bị y tế Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rốn thuế, lậu thuế, dây dưa nộp thuế chậm... Các cam kết trong hợp đồng như trả lương, nộp bảo hiểm xã hội, các khoản phúc lợi phải thực hiện đúng pháp luật và đảm bảo lợi ích của người lao động.
III. Khái quát vai trò, tầm quan trọng và nội dung chủ yếu của phân tích tài chính doanh nghiệp
1. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh về số liệu tài chính hiện hành với các số liệu được chọn từ trước (tùy theo lựa chọn và phương pháp phân tích). Thông qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại và quá khứ cũng như dự báo được tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai.
Mục đích cao nhất của phân tích tài chính doanh nghiệp là giúp cho người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp.
Đối với một doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, có nhiều mục tiêu khác như công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được những mục tiêu này nếu đáp ứng được hai thử thách là làm ăn có lãi và thanh toán được nợ. Như vậy, hơn ai hết, các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin để đánh giá tình hình tài chính đã qua và thực hiện khả năng cân bằng thanh toán, sinh lời, rủi ro và dự đoán tình hình tài chính của các năm tiếp theo để ra quyết định đúng đắn.
Bên cạnh chủ sở hữu doanh nghiệp còn có nhiều người khác quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như cơ quan tài chính thuế, ngân hàng, nhà cung cấp, người lao động....
2. Nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính có các nội dung cơ bản sau:
- Phân tích bảng cân đối kế toán;
- Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán;
- Phân tích cơ cấu tài sản và tình hình đầu tư;
- Phân tích mức độ đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh;
- Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời;
- Đánh giá doanh nghiệp.
3. Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phương pháp phân tích tài chính là cách thức, kỹ thuật để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Để đáp ứng mục tiêu phân tích tài chính, thông thường người ta sử dụng các biện pháp sau:
3.1. Phương pháp đánh giá
Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Khi sử dụng phương pháp này, cần chú ý điều kiện so sánh, tiêu thức so sánh và kỹ thuật so sánh.
Điều kiện so sánh:
- Phải có ít nhất hai đại lượng, hai chỉ tiêu;
- Các đại lượng phải thống nhất về nội dung, phương pháp tính toán và đơn vị đo lường.
Tiêu thức so sánh:
- Để xác định xu hướng cũng như tốc độ phát triển, người ta tiến hành so sánh số liệu thực tế đạt được với số liệu kỳ trước.
- Để đánh giá tình hình các mục tiêu đặt ra, người ta tiến hành so sánh các số liệu thực hiện với số liệu kỳ trước, xác định vị trí cũng như sức mạnh của doanh nghiệp.
Kỹ thuật so sánh:
So sánh số tuyệt đối: là việc xác định số chênh lệch giữa giá trị của chỉ tiêu kỳ thực hiện với chỉ tiêu kỳ trước. Kết quả so sánh cho thấy sự biến động của hiện tượng kinh tế đang nghiên cứu.
So sánh số tương đối: là xác định số phần trăm (%) tăng giảm giữa kỳ này với kỳ trước của chỉ tiêu phân tích hoặc chiếm tỷ trọng của một hiện tượng kinh tế trong tổng thể quy mô chung được xác định để đánh giá tốc độ phát triển.
3.2. Phương pháp phân chia
Là phương pháp phân chia các hiện tượng kinh tế thành các bộ phận cấu thành trong mối quan hệ biện chứng hữu cơ với các bộ phận khác. Theo mục đích phân tích, người ta có thể chia thành các tiêu thức khác nhau như:
- Phân chia theo thời gian: là việc phân chia hiện tượng và các hiện tượng kinh tế theo thứ tự thời gian phát sinh và phát triển của hiện tượng, sự kiện kinh tế như năm, tháng... Việc phân chia này cho phép đánh giá được tiến độ phát triển của chỉ tiêu kinh tế đang nghiên cứu.
- Phân tích chia theo không gian: là việc phân chia hiện tượng kinh tế theo địa điểm phát sinh của hiện tượng đang nghiên cứu. Việc phân chia này cho phép đánh giá vị trí và sức mạnh của từng bộ phận trong doanh nghiệp.
- Phân chia theo nhân tố cấu thành: là việc phân chia nhỏ theo hiện tượng kinh tế nghiên cứu để nhận thức được bản chất, nội dung, quá trình hình thành và phát triển chỉ tiêu kinh tế.
3.3. Phương pháp phân tích nhân tố
Là kỹ thuật phân tích và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu đang nghiên cứu.
3.4. Phương pháp dự đoán
Là kỹ thuật được sử dụng để ước tính các chỉ tiêu kinh tế trong tương lai. Dựa vào mối quan hệ cũng như việc dự báo tình hình kinh tế, xã hội tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà người ta sử dụng các phương pháp khác nhau như: phương pháp quy hồi, toán xác suất, toán tài chính, phân tích điểm hòa vốn, phân tích lưu chuyển tiền tệ, phân tích lãi gộp... Các phương pháp này có tác dụng rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định kinh tế và lựa chọn dự án đầu tư và kinh doanh.
4. Thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp
Thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích tài chính, gồm các bước sau:
Giai đoạn 1. Lập kế hoạch phân tích: Xác định mục tiêu và xây dựng chương trình phân tích.
Giai đoạn 2. Tiến hành phân tích, gồm các công việc sau: Sưu tầm số liệu; tính toán các chỉ tiêu phân tích; xác định nguyên nhân tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích; xác định và dự đoán những nhân tố kinh tế, xã hội tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Giai đoạn 3. Kết thúc phân tích: Đây là giai đoạn cuối cùng của việc phân tích bao gồm các công việc sau: Viết báo cáo phân tích; hoàn thiện hồ sơ phân tích.
Sơ đồ 1: Trình tự phân tích tài chính
Lập kế hoạch phân tích
Xác định mục tiêu phân tích
Hoàn thành phân tích
Tiến hành phân tích
Xây dựng chương trình phân tích
Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu
Tính toán xác định dự toán
Tổng hợp kết quả, nhận xét
Lập báo cáo phân tích
Hoàn thành hồ sơ phân tích
5. Các tài liệu cần thiết cho phân tích tài chính
Bảng cân đối kế toán;
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
Bảng thuyết minh báo cáo;
Các chỉ số tài chính đặc trưng.
5.1. Hệ số phản ánh cấu trúc và tình hình đầu tư
Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư trong doanh nghiệp là để: làm rõ mức độ quan trọng và vị trí của TSCĐ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và biết được doanh nghiệp có thể sử dụng vốn vay vào kinh doanh để đem lại lợi ích cho chủ sở hữu hay không, công việc đầu tư được đảm bảo hiệu quả như thế nào.
Hệ số nợ
=
Nợ phải trả
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Hệ số tự tài trợ
=
Vốn chủ sở hữu
= 1 - hệ số nợ
Tổng tài sản
Phản ánh sự đóng góp của chủ sở hữu đối với tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng.
Tỷ suất đầu tư
=
Tài sản cố định
x 100%
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh vị trí của tài sản cố định trong tổng tài sản.
Tỷ suất tự tài trợ
=
Vốn chủ sở hữu
x 100%
Tổng giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn
Phản ánh mức độ đóng góp của vốn chủ sở hữu đối với các TSCĐ sử dụng dài hạn.
5.2. Hệ số phản ánh mức độ chi phí
Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
=
Trị giá vốn hàng bán
x 100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết tổng số doanh thu thuần thu được, trị giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu phần trăm hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Tỷ suất này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.
+ Tỷ suất chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu thuần: Là tỷ lệ phần trăm chi phí quản lý bán hàng trong tổng số doanh thu thuần.
Tỷ suất chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu thuần
=
Chi phí quản lý kinh doanh
x 100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý kinh doanh. Tỷ suất này càng nhỏ thể hiện doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí quản lý kinh doanh và công việc kinh doanh càng có hiệu quả.
5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
+ Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh trên doanh thu thuần: là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong tổng số doanh thu thuần.
Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần
=
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
x 100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này nói lên kết quả hoạt động kinh doanh; nó cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần: là tỷ lệ của lợi nhuận trước thuế trong doanh thu thuần.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần
=
Lợi nhuận trước thuế
x 100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành (hoạt động tài chính và hoạt động bất thường); cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
5.4. Các hệ số hoạt động
- Hệ số hoạt động tài sản cố định
Các chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng tài sản cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hay lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nó phản ánh năng lực sử dụng vốn cố định của công ty.
- Hệ số hoạt động tài sản lưu động
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hay lợi nhuận.
+ Sức sinh lời của vốn lưu động
Sức sinh lời của vốn lưu động
=
Lợi nhuận
Vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng lợi nhuận thì cần bao nhiêu vốn lưu động hay một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Số vòng luân chuyển vốn
Số vòng quay của vốn lưu động
=
Doanh thu
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
+ Số ngày luân chuyển vốn
Số ngày luân chuyển vốn lưu động
=
Số ngày kinh doanh trong kỳ
Số vòng quay của vốn lưu động
Chỉ tiêu này thể hiện vốn lưu động quay một vòng hết bao nhiêu ngày. Số ngày luân chuyển vốn càng giảm thì tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh.
+ Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
=
Vốn lưu động
Doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động.
Phần II: Phân tích tài chính và thực trạng sử dụng vốn ở Công ty Dược và Thiết bị Y Tế Lạng Sơn
I. Giới thiệu về Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn
1. Quá trình hình thành và phát triển
Đất nước trong điều kiện chiến tranh giải phóng dân tộc, để góp phần bảo vệ tổ quốc và xây dựng nhà nước XHCN ở nước ta, Công ty Thiết bị Y tế và Xí nghiệp Dược Lạng Sơn được ra đời, hoạt động với nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên nguyên tắc phục vụ. Khi hòa bình lập lại, cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế đất nước từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới, tháng 12/95, theo quyết định số 309/QĐ, Công ty Thiết bị Y tế và Xí nghiệp Dược được sát nhập thành Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn với chức năng kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ về dược liệu và thiết bị y tế.
Năm 1996 ngày đầu thành lập, Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn còn nghèo về vật chất, thiếu về nhân lực, chỉ có 38 cán bộ công nhân viên và một khu nhà cấp 4 nên chưa có điều kiện sản xuất mà chủ yếu là kinh doanh các mặt hàng có sẵn trên thị trường, với mức thu nhập bình quân 130.000 đồng/ người. Ban lãnh đạo Công ty căn cứ vào mục tiêu kinh doanh, thị trường từng khu vực và khả năng cung ứng của các hiệu thuốc ở các huyện thị đã xây dựng một xưởng sản xuất thuốc tân dược vào năm 2000. Bằng sự cố gắng, phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty, năm 2001, Công ty đã mở một chi nhánh tại Hà Nội, với tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 126 người với mức thu nhập 650.000 đồng/người.
Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế do nhu cầu về vốn và thị trường, tháng 12 năm 2002, Công ty đã tiến hành cổ phần hóa với tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ 51%.
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Công ty
Ban Giám đốc
Phòng Tổ chức Hành chính
Phòng
Tài vụ
Phòng
Kinh doanh
Xưởng
sản xuất
Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn là một doanh nghiệp nhỏ nên Công ty đã áp dụng mô hình quản lý trực tuyến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đứng đầu là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc.
- Giám đốc: Là người dại diện cao nhất của Công ty; đại diện cho Công ty trong các quan hệ đối nội, đối ngoại; đồng thời là người chỉ đạo xây dựng các chiến lược, kế hoạch, phương án kinh doanh. Giám đốc quyết định lựa chọn các phương án và huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện, điều chỉnh, bổ sung cơ cấu bộ máy sao cho phù hợp tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phó Giám đốc: Là người được ủy quyền để điều hành Công ty khi Giám đốc đi vắng từ một ngày trở lên, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phương hướng hoạt động trong các lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Trưởng Phòng Hành chính: Có chức năng tổ chức lao động và quản lý nguồn nhân lực.
- Phòng Tài vụ: Thực hiện phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty một cách đầy đủ, kịp thời phân loại xử lý, tổng hợp số liệu báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho Công ty và các đối tượng có liên quan. Đồng thời đề xuất kiến nghị nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp cho công việc kinh doanh.
- Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ là cố vấn cho lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh và thực hiện các chiến lược đó.
- Xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ sử dụng công nhân, tổ chức thực hiện quá trình sản xuất, thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật đảm bảo hiệu suất tối đa, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động.
II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
1. Vài nét về thị trường thuốc Việt Nam
Thời kỳ đổi mới từ cuối những năm 1980 đầu năm 1990, cùng với sự chuyển đổi kinh tế đất nước từ cơ chế bao cấp chuyển dần sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, giai đoạn này là thời kỳ thăng trầm của một số doanh nghiệp dược. Hệ thống doanh nghiệp của Nhà nước trải qua những ngày khó khăn, ban đầu xóa bỏ bao cấp trong sản xuất và kinh doanh giá cả phản ánh đúng giá trị của thuốc. Một số doanh nghiệp được sắp xếp lại: trước năm 1989 có 1.200 doanh nghiệp Nhà nước, đến năm 1997 sắp xếp lại còn 600 doanh nghiệp, trong số này có 33% doanh nghiệp thua lỗ triền miên.
Thị trường thuốc Việt Nam trong những năm gần đây đã hoạt động khá sôi động và có xu hướng phát triển mạnh.
Dược phẩm Việt Nam đã liên tục tăng trưởng, thuốc sản xuất trong nước ngày càng tăng về chủng loại, chất lượng ngày càng tốt hơn, số lượng thuốc nước ngoài được cấp số đăng ký lưu hành ngày càng nhiều. Tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước từ 25% (1998) tăng đến 28% (1999), và đến năm 2000 - 2001 thuốc sản xuất trong nước chiếm 35% tỷ trọng. Về cơ cấu mặt hàng, đến hết năm 2001 có 6.052 thuốc trong nước và 3.926 thuốc nước ngoài cả tân dược và đông dược, chiếm 60% thuốc lưu hành trong cả nước.
Từ khi có pháp lệnh hành nghề tư nhân ra đời, hệ thống hành nghề dược tư nhân tiếp tục phát triển, nhất là sau khi thực hiện Luật Doanh nghiệp. Tính đến 31/12/2001, toàn quốc đã có 15 doanh nghiệp tư nhân 39 công ty cổ phần (kể cả doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa) và 316 công ty trách nhiệm hữu hạn có chức năng sản xuất và kinh doanh dược phẩm. Bên cạnh những thành tựu hết sức to lớn và cơ bản, trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm còn một số tồn tại.
- Tiền thuốc bình quân đầu người hàng năm có tăng nhưng so với các nước trong khu vực thì ta còn thua kém nhiều.
- Có nhiều loại hình kinh doanh cung ứng thuốc nhưng chủ yếu tập trung ở khu đông dân cư, thị xã, thị trấn.
- Vẫn còn tồn tại một lực lượng khá lớn trong nhân dân hành nghề bán thuốc không hợp pháp.
- Tình trạng bán thuốc tự do chạy theo lợi nhuận, bán và tự ý thay các loại thuốc phải cần có đơn mới được bán, từ đó gây nên tình trạng lạm dụng thuốc và lợi dụng thuốc khi dùng không đúng với mục đích y học; từ thực tế đó làm cho các doanh nghiệp kinh doanh thuốc bị giảm thị phần. Để có thể đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải có chiến lược, sách lược khắc phục khó khăn, phát huy những tiềm năng sẵn có, tranh thủ sự giúp đỡ của Nhà nước, giảm chi phí trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động.
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn
Nằm trong bối cảnh thị trường thuốc Việt Nam rất sôi động, có đủ các loại biệt dược nhập khẩu, thuốc nội phong phú về chủng loại và các dạng bào chế, thị trường thuốc Lạng Sơn rất sôi động. Với diện tích 8.305,21 km2 và dân số 703.834 người (tại thời điểm 0 giờ ngày 1/4/1999), so với các tỉnh miền núi thì nhu cầu thuốc để chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho nhân dân là rất lớn. Lạng Sơn gồm 11 huyện thị được chia thành 226 phường xã, có nhiều dân tộc khác nhau trong đó có 106 xã đặc biệt khó khăn; trình độ dân trí rất khác nhau, đại bộ phận ở nông thôn còn thấp, đường xá đi lại quanh co khúc khuỷu, nhiều dốc.
Tại tỉnh Lạng Sơn vẫn còn một lượng không nhỏ các cán bộ y tế đã nghỉ hưu làm nghề bán thuốc không hợp pháp. Lạng Sơn vẫn còn tình trạng bán thuốc tự do chạy theo lợi nhuận gây tác hại không nhỏ cho người dùng thuốc, vi phạm y đức; từ thực tế đó thị phần của Công ty Dược và Vật tư Y tế Lạng Sơn bị thu hẹp lại so với trước. Để có thể kinh doanh một cách hiệu quả đòi hỏi ban lãnh đạo Công ty phải có sách lược, chiến lược đúng đắn, nhạy bén, năng động phát huy những tiềm lực sẵn có, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, giảm bớt chi phí, tăng thêm lợi nhuận.
Thực hiện Bộ Luật Lao động và quy định của Nhà nước, Công ty Dược và Y tế Lạng Sơn đã sắp xếp lại lao động theo hướng hợp lý, có hiệu quả, thỏa mãn lợi ích tập thể và cá nhân. Hàng năm, ban lãnh đạo Công ty đã căn cứ vào chỉ tiêu kinh doanh cần thiết, thị trường từng khu vực, khả năng bán thuốc và hợp đồng ký kết để giao kế hoạch cho từng bộ phận cá nhân trong doanh nghiệp.
III. Phân tích tài chính và thực trạng sử dụng vốn ở Công ty Dược và Thiết bị y tế Lạng Sơn
1. Phân tích tài chính qua bảng cân đối kế toán
1.1. Phân tích tình hình huy động và phân bổ vốn
Trong doanh ngiệp có 2 loại vốn: vốn cố định và vốn lưu động, tăng hay giảm, phân bổ cho từng khâu, từng giai đoạn hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích sự phân bổ vốn là để đánh giá tình hình tăng, giảm vốn, phân bổ vốn như thế nào; từ đó đánh giá việc sử dụng vốn có hợp lý hay không để đưa ra quyết định về việc phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp.
Bảng 1 cho thấy: Năm 2002, tổng tài sản doanh nghiệp đang quản lý là 9.309 triệu đồng, trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 8.047 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 86%. TSCĐ và đầu tư dài hạn 1.262 triệu đồng, với tỷ lệ 14% trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Trong năm 2002, tổng tài sản tăng lên 622 triệu, với tỷ lệ tăng 10,6%, trong đó TSLĐ tăng 682 triệu, TSCĐ và đầu tư dài hạn giảm 60 triệu. Điều đó cho thấy doanh nghiệp không đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất mà chỉ tập trung khai thác các sản phẩm hiện có trên thị trường, lượng tăng giảm cụ thể như sau:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng là do hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng là 962 triệu, với tỷ lệ 3%; điều đó cho thấy doanh nghiệp cần quan tâm đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Các khoản phải thu của doanh nghiệp cũng tăng 129 triệu, với tỷ lệ tăng 18%; điều đó cho thấy doanh nghiệp đã có chính sách cung cấp tín dụng cho khách hàng để thu hút khách hàng, mở rộng thị phần. Nhưng điều này làm cho rủi ro về tài chính phát sinh trong khâu thanh toán, doanh nghiệp phải hết sức chú ý đến khâu thu hồi nợ, phải phân tích đến khả năng thanh toán của khách hàng mà doanh nghiệp cung ứng hàng hóa để tăng tốc độ luân chuyển đồng vốn.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp giảm là do TSCĐ của doanh nghiệp không tăng về nguyên giá; điều này cho thấy năng lực sản xuất của doanh nghiệp không được chú trọng đầu tư so với năm trước. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm với số tiền là 10,4 triệu, với tỷ trọng giảm từ 3,2% của năm trước xuống còn 2,9% của năm sau; điều này cho thấy doanh nghiệp đã dứt điểm xây dựng cơ bản tập trung cho sản xuất kinh doanh.
Mặc dù TSCĐ và đầu tư dài hạn có giảm từ 15% của năm 2001 xuống còn 14% ở năm 2002, TSLĐ tăng 1% so với năm 2001, nhưng tổng tài sản trong doanh nghiệp vẫn tăng lên là do tỷ trọng của TSLĐ cao hơn so với TSCĐ rất nhiều với tỷ lệ tương ứng là 85% và 15%.
Từ việc phân tích trên cho thấy: Việc phân bổ vốn ở doanh nghiệp có sự cải thiện, tăng các nguồn vốn cần thiết và giảm các loại tài sản không cần thiết làm tăng năng lực kinh doanh, thu hút khách hàng, mở rộng thị phần. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần hết sức chú ý đến khả năng thanh toán của khách hàng có quan hệ làm ăn để hạn chế rủi ro trong thanh toán và phân tích tỷ mỷ hơn tình hình nguyên vật liệu, các sản phẩm dở dang, thành phẩm để dự trữ nguyên vật liệu vừa đủ cho sản xuất, tránh tình trạng thừa gây ra việc ứ đọng vốn, làm cho sản xuất gặp nhiều khó khăn, làm giảm tốc độ vòng quay của vốn.
1.2. Phân tích cơ cấu vốn
Phân tích cơ cấu vốn nhằm đánh giá khái quát về mặt tài chính của doanh nghiệp như khả năng tự tài trợ, mức độ độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác và sử dụng nguồn vốn.
Phương pháp là so sánh từng loại vốn giữa kỳ này với kỳ trước cả về số tương đối và tuyệt đối. Nếu vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ là thấp và ngược lại (xem bảng 2 trang bên).
Bảng 3: Cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
Tăng, giảm
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vốn lưu động
7.365
85
8.047
86
682
9
Vốn cố định
1.322
15
1.262
14
- 60
- 5
Qua bảng phân tích trên ta thấy: Tổng vốn của doanh nghiệp trong năm 2002 tăng 622 triệu đồng với tỷ lệ tăng 7%. Trong đó nợ phải trả tăng 654 triệu với tỷ lệ tăng 9%. Vốn chủ sở hữu giảm 32 triệu với tỷ lệ giảm 1,7%. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm làm cho doanh nghiệp tăng các khoản nợ, chủ yếu là nợ ngắn hạn 784 triệu với tỷ lệ tăng 12%, và chiếm dụng các khoản phải trả cho người bán là 412 triệu (tỷ lệ tăng 20%) để trang trải cho nhu cầu về vốn của doanh nghiệp.
1.3. Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư
Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư trong doanh nghiệp để làm rõ mức độ quan trọng và vị trí của TSCĐ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và biết được doanh nghiệp có thể sử dụng vốn vay vào kinh doanh để đem lại lợi ích cho chủ sở hữu hay không, công việc đầu tư được đảm bảo hiệu quả như thế nào.
Bảng 4: Phân tích cấu trúc tài chính
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
Tăng giảm
Hệ số nợ
6.871.529 / 8.678.826
= 0,79
7.525.098 / 9.309.756
= 0,81
0,02
Hệ số tự tài trợ
1.861.296 / 8.678.826
= 0,21
1.784.657 / 9.309.756
= 0,19
- 0,02
Tỷ suất đầu tư
1.322.778 / 8.678.826
= 0,15
1.262.644 / 9.309.756
= 0,14
- 0,01
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ
1.816.296 / 1.322.778
= 1,37
1.784.657 / 1.262.644
= 1,41
0,04
Từ bảng phân tích trên ta thấy hệ số nợ năm 2001 là 0,79, năm 2002 là 0,81, tăng 0,2; ngược lại, hệ số tự chủ tài chính của năm 2001 là 0,21, năm 2002 là 0,19, giảm 0,2. Điều đó cho thấy doanh nghiệp sử dụng phần nhiều từ nguồn tài trợ bên ngoài, dẫn đến doanh nghiệp bị phụ thuộc nhiều về mặt tài chính đối với các đối tượng bên ngoài, mức độ tự chủ thấp. Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả kinh doanh (bảng 5) thì tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là quá thấp với tỷ lệ 3,1%; điều này sẽ làm tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp. Nhìn thấy điều này, doanh nghiệp cần nâng cao hệ số tự chủ tài chính trong những năm tiếp theo.
Về tình hình đầu tư: Tỷ suất đầu tư năm 2001 là 15%, năm 2002 là 14%, giảm 1% chứng tỏ doanh nghiệp chưa quan tâm đến đầu tư để mở rộng sản suất trong tương lai. Trong khi đó, Công ty còn thừa khả năng tài chính để tài trợ cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn cụ thể là năm 2001 tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định và đầu tư dài hạn 137,3%, năm 2002 là 141,3%. Qua đó ta thấy doanh nghiệp chưa tận dụng triệt để cơ hội và năng lực đầu tư của mình.
2. Phân tích tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ hoạt động (1 năm). Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu từ hoạt động kinh doanh, chi phí, thu nhập từ các hoạt động khác. Từ đó đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ khác nhau.
LN từ HĐKD = DTT - Trị giá vốn bán hàng - Chi phí bán hàng - Chi phí QL
Bảng 5: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
Tăng, giảm
Số tiền
Tỷ lệ %
1. Doanh thu thuần
15.000
29.843
14.834
99
2. Giá vốn hàng bán
14.537
27.000
12.463
86
3. Lợi nhuận gộp
463
2.843
2.380
528
4. Chi phí quản lý
321
2.650
2.328
724
5. Lợi nhuận HĐKD
142
253
117
81
6. Lợi nhuận từ HĐTC
32
-160
- 192
- 598
7. LN bất thường
- 20
22
42
206
8. LN trước thuế
154
121
-33
- 21
9. Thuế thu nhập DN
49
38
- 11
- 21
10. Lợi nhuận sau thuế
104
82
- 22
- 21
Mặc dù doanh thu thuần và lợi nhuận gộp tăng nhanh với số tiền và tỷ lệ lần lượt là: 14.834 triệu tỷ lệ 99% và lợi nhuận gộp tăng 2.380 triệu với tỷ lệ 528%, nhưng tổng lợi nhuận sau thuế lại giảm 22 triệu với tỷ lệ giảm 21%. Qua đó ta thấy sự cố gắng của Công ty trong quá trình mở rộng và khai thác thị trường mới nhưng lại chưa tìm kiếm được lợi nhuận tốt hơn là do các khoản chi phí còn quá cao như chi phí quản lý và bán hàng tăng 724% so với tốc độ tăng của doanh thu thuần 99%. Lợi nhuận sau thuế giảm là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Doanh thu thuần tăng 14.834 triệu với tỷ lệ tăng 99%;
Giá vốn bán hàng tăng 12.505 triệu với tỷ lệ tăng 86%;
Chi phí quản lý bán hàng tăng 2.328 triệu với tỷ lệ tăng 724%;
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm 192 triệu với tỷ lệ giảm 598%;
Lợi nhuận bất thường tăng 42 triệu với tỷ lệ tăng 206%; tổng lợi nhuận trước thuế giảm 33 triệu với tỷ lệ 21% là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm 192 triệu lớn hơn lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận bất thường tăng 117 triệu và 42 triệu.
Như vậy, có thể thấy Công ty đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để tăng doanh thu để chiếm lĩnh thị trường nhưng doanh nghiệp cần lưu ý đến các khoản chi phí quản lý và bán hàng cũng như hoạt động tài chính của doanh nghiệp với chi phí còn quá cao làm cho lợi nhuận doanh nghiệp giảm.
2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
2.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ chi phí và kết quả kinh doanh
Bảng 6: Chi phí và kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Năm
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
CP quản lý
Lợi nhuận từ HĐKD
LN trước thuế
LN sau thuế
2001
15.000
14.537
321
142
154
104
2002
29.834
27.070
2.650
259
121
82,3
Bảng 7: Tỷ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu
2001 (%)
2002 (%)
Tăng giảm
1. Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
97
90,7
- 6,3
2. Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần
2
8,9
6,9
3. Tỷ suất LN từ HĐKD trên doanh thu thuần
0,94
0,87
- 0,07
4. Tỷ suất LN trước thuế trên doanh thu thuần
1,02
0,4
- 0,62
5. Tỷ suất LN sau thuế trên doanh thu thuần
0,7
0,3
- 0,4
Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm 2002 giảm so với năm 2001 là 6,3%, tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu tăng lên 6,9%. Điều này chứng tỏ trong năm 2002 Công ty đã có bước tiến trong vấn đề quản lý chi phí giá vốn bán hàng nhưng chi phí quản lý kinh doanh lại tăng lên 6,9% tức là chi phí quản lý đã tăng nhanh hơn so với mức độ giảm của chi phí giá vốn hàng bán, do đó làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ta có thể nhận biết điều này qua các chỉ tiêu tỷ suất về kết quả kinh doanh của năm 2002 đều giảm so với năm 2001. Tuy nhiên, qua bảng phân tích trên ta biết được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm là không đáng kể 0,07, nhưng lợi nhuận trước thuế và sau thuế lại có mức giảm cao là 0,62 và 0,4; điều này nói nên chính sách tài chính của doanh nghiệp chưa hợp lý, quản lý các khoản chi chưa chặt chẽ. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có biện pháp đổi mới phương pháp quản lý chi phí kinh doanh và cần phải xem xét lại chính sách đầu tư tài chính.
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng tài sản cố định và vốn lưu động tham gia vào kinh doanh tạo được bao nhiêu đồng doanh thu hay lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Bảng 8: Tình hình tài sản và nguồn vốn
Đơn vị: 1.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Tài sản sử dụng trong kỳ
- Giá trị TSLĐ
- Nguyên giá TSCĐ
7.365.047
1.322.778
8.047.112
1.262.644
Cộng
8.687.825
8.309.756
Nguồn vốn sử dụng trong kỳ
- Nợ phải trả
- Nguồn vốn chủ sở hữu
6.871.529
1.816.296
7.525.089
1.784.758
Cộng
8.687.825
8.309.756
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng tài sản cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hay lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nó phản ánh năng lực sử dụng vốn cố định của Công ty.
Bảng 9: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Lợi nhuận
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Sức sản xuất TSCĐ
Sức sinh lời TSCĐ
Suất hao phí TSCĐ
(1)
(2)
(3)
(4)=(1/3)
(5)=(2/3)
(6)=(3/2)
2001
15.000
104,2
1.322,778
11,34
0,079
12,7
2002
29.834
82,3
1.262,644
23,62
0,065
15,37
Tăng giảm
12,28
- 0,014
2,64
Qua bảng trên ta thấy sức sản xuất tài sản cố định của năm 2002 cao hơn so với năm 2001 là 12,28 đồng; có nghĩa một đồng nguyên giá TSCĐ năm 2001 tạo ra được 11,34 đồng doanh thu, năm 2002 một đồng TSCĐ tạo ra được 23,63 đồng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng tài sản cố định có hiệu quả cao. Tuy nhiên, sức sinh lời của TSCĐ năm 2002 lại thấp hơn năm 2001 là 0,014 đồng và suất hao phí TSCĐ cũng thấp hơn; cụ thể là năm 2001 để có một đồng lợi nhuận chỉ cần 12,7 đồng TSCĐ, năm 2002 để có một đồng lợi nhuận cần 15,34 đồng, nhiều hơn năm 2001 2,64 đồng.
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hay lợi nhuận.
Bảng 10: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Vốn LĐ
LN hoạt động KD
Sức sinh lời VLĐ
Số vòng luân chuyển VLĐ
Thời gian luân chuyển vốn
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
2001
15.000
7.365
142
0,02
2,04
176
0,49
2002
29.834
8.047
259
0,03
3,71
97
0,27
Tăng giảm
14.834
682
117
0,01
1,67
- 79
- 0,22
Qua bảng phân tích trên ta thấy: Sức sinh lời vốn lưu động của năm 2002 cao hơn sức sinh lời của 2001 là do tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2002 cao hơn năm 2001 là 1,67 vòng với số ngày tiết kiệm tương ứng là 79 ngày. Cụ thể năm 2001, số vòng quay vốn lưu động của Công ty là 2,04 vòng có nghĩa là trong năm một đồng vốn lưu động của Công ty đem lại 2,04 đồng doanh thu. Năm 2002, số vòng quay vốn lưu động 3,71 vòng, tăng so với 2001 một lượng tuyệt đối là 1,27 vòng; điều này cũng làm cho hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của doanh nghiệp được rút ngắn xuống từ 49 đồng vốn lưu động để tạo ra 100 đồng doanh thu năm 2001 chỉ còn 27 đồng để tạo ra 100 đồng doanh thu năm 2002, tiết kiệm được 22 đồng vốn lưu động để tạo ra 100 đồng doanh thu.
Ngược lại với số vòng quay của vốn lưu động, chu kỳ luân chuyển của vốn sẽ giảm đi nếu như số vòng quay của vốn lưu động tăng lên. Năm 2001, chu kỳ luân chuyển vốn lưu động của Công ty là 176 ngày hay cứ 176 ngày thì vốn lưu động của Công ty quay được một vòng. Năm 2002, chu kỳ luân chuyển vốn lưu động của Công ty là 97 ngày và thực tế kỳ luân chuyển vốn lưu động của Công ty giảm được 79 ngày. Đạt được kết quả trên là nhờ doanh thu của năm 2002 tăng 99% so với lượng vốn lưu động mà Công ty đã đầu tư vào kinh doanh tăng 9%.
3. Đánh giá chung về tình hình tài chính Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn
Qua việc phân tích thông qua các chỉ tiêu ở trên ta có thể thấy được những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong việc sử dụng vốn tại Công ty Dược và thiết bị Y Tế Lạng Sơn như sau:
3.1. Những ưu điểm
- Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển được, Công ty Dược và Thiết bị Y Tế Lạng Sơn phải trải qua những thử thách khó khăn. Sau một thời gian thích nghi với cơ chế mới, nhờ đổi mới năng động trong kinh doanh, doanh thu hàng năm đã tăng qua các năm: năm 2001, doanh thu đạt 15.000 triệu, năm 2002 là 29.843 triệu, tăng 14.843 triệu đồng hay tăng 99%.
- Trong quá trình phấn đấu trưởng thành, Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn đã không ngừng đổi mới toàn diện về cơ cấu tổ chức, tài sản đã được sử dụng có hiệu quả, tăng được nguồn vốn kinh doanh của Công ty.
- Trong sự phát triển chung của Công ty, công tác tài chính phát triển tốt. Việc tổ chức tài chính đã đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa các bộ phận kế toán với các bộ phận liên quan. Số liệu phản ánh trung thực, rõ ràng, chính xác tình hình hiện có, biến động của từng loại tài sản hay nguồn vốn của Công ty. Bên cạnh đó, công tác lập và báo cáo tài chính được tiến hành thường xuyên liên tục, cung cấp đầy đủ thông tin cho các đối tượng có nhu cầu một cách kịp thời và chính xác.
- Trong bối cảnh khó khăn chung, thiếu vốn, Công ty đã biết phát huy nỗ lực của mình, huy động sức mạnh của tập thể và chủ động sáng tạo, quy mô hoạt động của Công ty cũng được tăng lên như tổng số vốn của Công ty năm 2001 là 8.687 triệu đồng thì năm 2002 là 9.309 triệu đồng, tăng 622 triệu đồng hay tăng 7%.
- Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường và có các bạn hàng làm ăn lâu dài với Công ty. Công ty cũng đã thực hiện tốt trách nhiệm xã hội do Nhà nước giao cho.
3.2. Những tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, chúng ta thấy rằng vẫn còn nhiều vấn đề đang tồn tại làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty cần phải giải quyết.
- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. So với vốn kinh doanh bình quân mà Công ty đã sử dụng để tạo ra doanh thu trong kỳ thì doanh thu của Công ty chưa cao. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế tháng 12 năm 2001 thì các doanh nghiệp cùng ngành có doanh thu cao hơn. Điều này dẫn đến tình trạng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn còn thấp.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Mặc dù sức sản suất của tài sản cố định năm 2002 cao hơn năm 2001 là 12,28 đồng doanh thu, nhưng suất hao phí tài sản cố định năm 2002 lại cao hơn năm 2001 2,64 đồng.
- Về chi phí bán hàng. Theo phân tích báo cáo tài chính của Công ty thì chi phí bán hàng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu; điều này dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp giảm.
- Tỷ suất tự tài trợ của Công ty còn ở mức thấp (2,1%); các nguồn vốn mà Công ty sử dụng kinh doanh phần lớn từ nguồn vay ngắn hạn do đó khả năng tự chủ về tài chính của Công ty thấp.
- Tình trạng hàng tồn kho ngày càng tăng: năm 2001 là 3.529 triệu đồng, chiếm 40% tổng vốn kinh doanh của Công ty, năm 2002 tăng lên 4.491 triệu đồng, chiếm 48% tổng vốn kinh doanh; điều này làm giảm tốc độ vòng quay của vốn.
Phần III: Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn
I. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn
1. Mục tiêu của Công ty
Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn là một đơn vị có vai trò quan trọng trong việc đưa ngành y tế của Lạng Sơn nói riêng và của cả nước nói chung từng bước được hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của nhân dân. Vì thế, Công ty vừa là một đơn vị hoạt động kinh tế vừa là đơn vị hoạt động xã hội. Mục tiêu kinh tế của Công ty trong thời gian tới được thể hiện tổng quát ở bảng sau:
Bảng 11: Mục tiêu năm 2005 của Công ty
Chỉ tiêu
Năm 2005
Tổng doanh thu
40.000.000.000
Tổng chi phí
35.000.000.000
Lợi nhuận trước thuế
5.000.000.000
Thu nhập bình quân tháng/người
1.000.000
2. Phương hướng của Công ty trong thời gian tới
Trong thời gian vừa qua, việc sử dụng vốn của Công ty đã đạt được một số kết quả nhất định. Song bên cạnh đó, việc quản lý, sử dụng vốn của Công ty chưa được tốt, mới chỉ đảm bảo cho Công ty an toàn về tài chính nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Từ thực tế đó, để quản lý và khai thác tốt hơn các nguồn vốn, Công ty đã đề ra một số phương án sau.
Thứ nhất: Tăng cường đầu tư chiều sâu cho hoạt động tìm kiếm thị trường, tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu khách hàng. Thị trường hiện nay của Công ty chủ yếu là các bệnh viện và hiệu thuốc trong tỉnh; những huyện vùng sâu, vùng xa chưa được khai thác. Do vậy, mục tiêu trong thời gian tới Công ty phải xâm nhập thị trường này. Đây là một hướng đi đúng và phù hợp với chủ trương của Bộ Y tế và nó cũng kết hợp được lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
Bên cạnh đó, Công ty cũng phải lập kế hoạch giao nhận và phân phối hàng hóa, đối chiếu các khoản phải thu, tiết kiệm các khoản chi phí.
Thứ hai: Hoàn thiện việc phân cấp, phân công quản lý. Công ty đã chủ động giao việc cụ thể cho từng đơn vị trực thuộc. Ngày 05 hàng tháng, kế toán của từng đơn vị có đối chiếu cụ thể về doanh thu cũng như các khoản công nợ, các khoản phải thu với Phòng Tài vụ để có kế hoạch xúc tiến thu hồi.
Thứ ba: Khai thác triệt để hơn các nguồn vốn mà Công ty đang có. Công ty nhận thấy rằng hiện nay nguồn vốn chủ sở hữu trong cơ cấu tổng nguồn vốn của Công ty còn quá ít. Điều đó cũng có những mặt tích cực nhưng Công ty phải chịu chí phí về tài chính cao làm cho chi phí của Công ty tăng mạnh, mặt khác làm cho khả năng tự chủ về tài chính của Công ty giảm xuống. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần phải thu hẹp khoảng cách này.
II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, để đứng vững trên thị trường, Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn đã không ngừng tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị trường, nâng cao doanh thu.
Tuy nhiên, theo nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, doanh nghiệp cũng còn nhiều những tồn tại như: cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, chất lượng đội ngũ lao động chưa cao, trong khi đó công ty liên doanh và công ty TNHH mọc lên ngày càng nhiều, với nguồn vốn dồi dào, công nghệ hiện đại làm cho Công ty phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Từ thực tế trên, qua thời gian thực tập và nghiên cứu tình hình hoạt động tài chính ở Công ty, em mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có ý nghĩa rất quan trọng tác động đến sự phát triển của Công ty vì nó tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Việc đầu tư vốn cố định phải dựa trên cơ sở xác định rõ nhiệm vụ và phương hướng trong sản xuất, phù hợp với công suất thiết bị, tận dụng triệt để về số lượng vốn, công suất. Xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý, tập trung vốn thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến. So với các doanh nghiệp trong ngành thì đầu tư TSCĐ và xây dựng cơ bản của Công ty còn quá thấp, điều này thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất tài trợ TSCĐ và đầu tư dài hạn là 141,3%, trong đó các doanh nghiệp khác chỉ có từ 105% - 115% (theo thống kê của Bộ Y tế năm 2001). Vì ban lãnh đạo tận dụng năng lực tài chính, mạnh dạn đầu tư mở rộng sản suất để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương nhất là quy trình sản xuất thuốc đông dược.
Thứ nhất: Tiến hành trích, phân bổ và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý. Hiện nay, Công ty đang áp dụng tỷ lệ khấu hao cho từng nhóm tài sản cố định, nhưng trong số tài sản cố định của Công ty nhà cửa, vật kiến trúc luôn chiếm một tỷ trọng lớn, mà đó là một loại tài sản cố định khấu hao lâu năm; do đó, tỷ lệ khấu hao thấp dẫn đến tỷ lệ khấu hao chung của tài sản cố định là thấp. Việc tăng tỷ lệ khấu hao không những giúp cho Công ty nhanh thu hồi vốn cố định mà còn giúp cho Công ty giảm được một khoản thuế thu nhập phải nộp. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty nên tăng tỷ lệ khấu hao bình quân lên 10% thay cho 4% như hiện nay. Nếu trong năm 2002, tỷ lệ khấu hao của Công ty là 10% thì ta sẽ tính được số tiền Công ty tiết kiệm được như sau:
Bảng 12: Giải trình các dòng tiền có liên quan đến khấu hao
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tỷ lệ khấu hao 4%
Tỷ lệ khấu hao 10%
Doanh thu thuần
29.843
29.843
Chi phí không có khấu hao
26.950
26.950
Lãi không có khấu hao
2.893
2.893
Khấu hao
50
100
Thu nhập chịu thuế
2.843
2.793
Thu nhập sau thuế
1.933
1.899
Dòng tiền thu sau thuế
1.983
1.999
Như vậy, trong năm 2002, nếu Công ty tăng tỷ lệ khấu hao lên 10% thì Công ty sẽ tiết kiệm được một khoản thuế thu nhập phải nộp là: (2.843 – 2.793) x 0,32 = 16 triệu đồng. Số tiền này Công ty giữ lại và đưa vào quỹ khấu hao của Công ty. Mặc dù lợi nhuận của Công ty tuy có giảm nhưng thực chất số tiền mà Công ty thu được đã tăng 16 triệu đồng.
2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được xác định ở các khoản dự trữ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sao cho không ứ đọng vốn mà quá trình sản xuất kinh doanh vẫn được tiến hành một cách liên tục, thường xuyên.
Thực tế sản xuất kinh doanh ở Công ty hiện nay cho thấy tình trạng ứ đọng vốn còn cao, chiếm tỷ trọng 48% trong tổng tài sản của Công ty, chủ yếu là hàng tồn kho. Hàng tồn kho bao gồm nhiều loại khác nhau, có loại là nguyên liệu dự trữ sản xuất, có loại là sản phẩm dở dang, có loại là hàng hóa. Vì thế, doanh nghiệp cần kết hợp với báo cáo tài chính để phân tích tỷ mỷ chính xác xem dự trữ hàng tồn kho như vậy có lợi cho sản xuất kinh doanh hay không. Điều cần chú ý là dự trữ thừa sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, dự trữ thiếu thì sản xuất sẽ gặp khó khăn như sản xuất bị gián đoạn, không khai thác hết năng lực sản xuất của thiết bị. Do đó, dự trữ phải vừa đủ và phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh để tăng tốc độ luân chuyển của vốn.
Mở rộng hệ thống phân phối:
Hiện nay, Công ty có các đại lý nằm chủ yếu sát trung tâm khu đông dân cư và các khu sản xuất. Nếu so về những năm trước thì đây chính là thị trường đầy tiềm năng của Công ty, nhưng những năm gần đây trên thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ có các công ty trong nước mà các công ty liên doanh với nước ngoài và các sản phẩm của nước ngoài. Việc mở rộng kênh phân phối tới các thị trường vùng sâu, vùng xa, ở các huyện Tràng Định, Cao Lộc, Đình Lập, Bình Gia, là rất cần thiết để tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Muốn làm được điều này, Công ty cần phải có những chính sách thật sự ưu đãi đối với các hiệu thuốc như: Đặt những phần thưởng cho những hiệu thuốc nào hàng năm có khối lượng tiêu thụ sản phẩm lớn; nhanh chóng giao hàng theo đúng hẹn.
Bảng 13: Ước tính doanh thu và lợi nhuận
Chỉ tiêu
ĐVT
Tràng Định
Bình Gia
Cao Lộc
Đình Lập
Doanh thu
Triệu
500
450
550
400
Tổng chi phí
Triệu
477,5
429,8
525
380
Giá vốn
Triệu
440
396
484
352
Chi phí bán hàng
Triệu
37,5
33,8
41
28
Lợi nhuận
Triệu
22,5
20,2
25
20
Qua bảng tính trên ta thấy: để đạt được doanh số bán ra 1.900 triệu đồng, tăng 6,4% so với năm 2002, thì chi phí tăng thêm 1.812 triệu đồng, tăng 6%. Lợi nhuận tăng 87,7 triệu đồng, tăng 19%; số vòng quay của vốn lưu động là 3,94 vòng; thời gian chu chuyển vốn 91 ngày, tiết kiệm được 6 ngày so với năm 2002 (97 – 91) và số tiền Công ty tiết kiệm được do tốc độ vòng quay của vốn tăng là: (31.743: 360) x 6 = 529 triệu đồng.
3. Tăng vốn chủ sở hữu
Là tăng độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp đối với các đối tượng bên ngoài. Với hệ số nợ 0,81 cho thấy doanh nghiệp sử dụng phần nhiều từ nguồn vốn bên ngoài, mức độ tự chủ thấp làm tăng rủi ro về mặt tài chính. Ban lãnh đạo Công ty cũng cần lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính; nó như con dao hai lưỡi, nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cao hơn tỷ suất lãi vay thì có lợi cho doanh nghiệp, nếu thấp hơn thì sẽ thiệt hại cho vốn chủ sở hữu. Ta thấy điều này qua bảng sau:
Bảng 14: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Đơn vị: Triệu đồng
Vốn vay 7.525 (0,81)
LN từ HĐKD
Chi phí TC
LN trước thuế
TTN doanh nghiệp
LN sau thuế
Tỷ suất LN trên vốn CSH
I = 2%
259
150
109
35
74
4,1%
I = 6%
259
451
- 192
0
- 192
- 11%
HS nợ (0,5)
I = 2%
259
93
166
53
113
2%
I = 6%
259
279
- 20
0
- 20
0%
Mặc dù được vay ngân hàng đầu tư với mức lãi suất ưu đãi 2% nhưng tỷ lệ lãi suất trên vốn chủ sở hữu vẫn thấp hơn lãi suất ngân hàng. Nếu doanh thu trong các năm sau không tăng mà các khoản vay đến hạn phải trả thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ là 192 triệu nếu phải vay lãi suất 6%, nó làm thiệt hại vốn chủ sở hữu. Nếu trong năm, doanh nghiệp sử dụng 50% vốn vay (HSN = 0,5), khi lãi suất tiền vay I = 2% thì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng 39 triệu (113 – 74). Ngược lại, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu lại giảm từ 4,1% còn 2%. Nhận thấy điều này, doanh nghiệp đã sử dụng phần lớn nguồn vốn chiếm dụng từ các nhà cung cấp, trả công nhân viên và các khoản phải nộp khác mà không phải trả lãi vay.
Kết luận
Thời gian thực tập tại Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn là thời gian tốt nhất để em vận dụng những kiến thức đã học ở trường vào thực tế ở doanh nghiệp. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn được Công ty đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết để tồn tại, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Trong những năm qua, bên cạnh những thành tích đáng khích lệ đã đạt được, công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty vẫn còn không ít những khó khăn và tồn đọng. Điều đó đòi hỏi Công ty phải cố gắng nhiều hơn trong quá trình hoạt động của mình, tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm hoàn thiện công tác tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong những năm tới. Vấn đề bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề khó khăn cả về lý luận và thực tiễn, song, em mạnh dạn đánh giá công tác tài chính và quá trình kinh doanh tại doanh nghiệp, từ đó rút ra những vấn đề tồn tại mà doanh nghiệp cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, mở rộng thị trường, thu hút khách hàng, tăng doanh thu.
Trong quá trình hai tháng thực tập, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Ths. Đỗ Quốc Bình và tập thể các cô chú trong Công ty, em đã hoàn thành chương trình thực tập và bài luận văn của mình. Mặc dù đã đọc nhiều tài liệu, giáo trình của nhà trường cũng như sự cố gắng của bản thân, nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết của mình không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo trong Khoa Quản lý Doanh nghiệp, Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội cũng như các cô chú trong Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2003
Sinh viên thực hiện
Đỗ Văn Viên
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường ĐHTCKT Hà Nội, 2000.
2. Giáo trình phân tích các hoạt động kinh tế - Trường ĐHTCKT Hà Nội, 2000.
3. Bộ Tài chính: Các chế độ quản lý mới về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước.
4. Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng - Tập 2 NXB Thống kê, 1991.
5. GS. Vũ Huy Từ - Doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường ở Việt Nam - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1994.
6. Một số tạp chí TC-KT dự báo, Thời báo Tài chính, Thời báo Kinh tế các năm 2000, 2001, 2002.
7. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bảng cân đối kế toán của Công ty Dược và Thiết bị Y tế Lạng Sơn trong 2 năm 2001 và 2002.
Mục lục
Bảng 1: Phân tích cơ cấu phân bổ vốn
Đơn vị: 1000 đ
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
Tăng, giảm
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6) = 4 - 2
(7)
A. TSLĐ
7.365.047
85
8.047.112
86
682.065
9
I. Tiền
1.356.028
16
1.084.726
11
-271.302
20
1. Tiền mặt
133.647
15
82.523
1
-51.124
38
2. Tiền gửi ngân hàng
1.222.381
14
1.002.202
10
-220.179
18
II. Các khoản phải thu
2.228.281
25
2.357.854
25
129.573
3
III. Hàng tồn kho
3.529.083
40
4.491.399
48
962.316
27
IV. TSLĐ khác
251.654
3
113.131
1
-138.523
55
B. TSCĐ đầu tư dài hạn
1.322.778
15
1.262.644
14
-60.134
5
I. TSCĐ
1.041.667
14
992.000
10
-49.667
23
1. Nguyên giá
1.250.000
24
1.250.000
13
0
0
2. Khấu hao
208.333
2
258.000
3
49.667
22
II. XDCB dở dang
281.111
3
270.644
29
-10.467
3
Tổng cộng tài sản
8.687.826
100
9.309.756
100
621.930
10
Bảng 2: Phân tích cơ cấu vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
Tăng, giảm
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
A. Nợ phải trả
6.871
79
7.525
80
654
9
I. Nợ ngắn hạn
6.378
7
7.161
7
784
12
1. Vay ngắn hạn
2.121
24
2.211
4
90
4
2. Phải trả người bán
2.090
25
2.503
7
412
20
3. Phải trả công nhân viên
268
31
514
5
246
80
4. Các khoản phải trả khác
1.822
21
1.933
3
111
6
II. Nợ dài hạn
491
5
360
4
-131
26
B. Vốn chủ sở hữu
1.816
21
1.784
19
-32
1,7
I. Vốn kinh doanh
1606
17
1.584
17
-22
6
II. Lợi nhuận chưa phân phối
108
1
121
1
13
12
III. Các quỹ
102
1
79
08
-23
22
Tổng vốn
8.687
100
9309
100
622
7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0049.doc