Đề tài Phân tích thống kê lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Từ nội dung đã trình bày trong chuyên đề này có thể rút ra một số kết luận sau: Trong xã hội hiện đại nhu cầu đi du lịch của con người là rất lớn do hàng ngày họ phải làm việc trong môi trường căng thẳng, vì vậy công tác thống kê du lịch ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng, nó giúp chúng ta nắm vững được số lượng cũng như cơ cấu khách du lịch, để từ đó có thể tiến hành dự báo số lượng khách cho những năm tiếp theo giúp chúng ta có những chính sách phù hợp giúp ngành du lịch phát triển

doc99 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 2190 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thống kê lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2146 tỷ đồng. Cùng với xu hướng hợp tác và hội nhập với thế giới ngành du lịch đã huy động được vốn, công nghệ và kinh nghiệm phát triển du lịch từ các nước bạn và các tổ chức trên thế giới. Nhờ những nỗ lực đó của ngành, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú phát triển nhanh. Đến nay cả nước có gần 5900 cơ sở lưu trú với 120000 phòng; phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ phát triển đa dạng và dần được hiện đại hoá. Nhiều khu du lịch chất lượng cao được xây dựng ở khắp mọi nơi trong cả nước như: Khu du lịch Tuần Châu (Hạ Long), Lăng Cô (Huế), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né (Phan Thiết)…Bên cạnh đó nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển phục vụ cho du lịch nói riêng và thương mại nói chung như: Làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc… Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ du lịch có bước chuyển biến quan trọng: Cơ sở đào tạo, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo được đổi mới, góp phần tích cực trong đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành. Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ đã được chú trọng. Nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp ngành đã được triển khai, tập trung vào các vấn đề bức xúc của ngành, mang tính ứng dụng thực tiễn cao. Những tiến bộ và cố gắng nêu trên đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển đội ngũ của ngành với trên 23 vạn lao động trực tiếp và trên 50 vạn lao động gián tiếp, ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng. - Từ chỗ chưa có vị thế trên trường quốc tế, du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch khu vực và thế giới. Đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước làng giềng, các nước trong khu vực và thế giới; ký 25 hiệp định hợp tác du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm và đầu mối giao lưu quốc tế. Du lịch Việt Nam đã có quan hệ bạn hàng với trên 1000 hãng, trong đó có nhiều hãng lớn của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Du lịch nước ta là thành viên của Tổ chức du lịch thế giới từ năm 1981, của hiệp hội du lịch châu Á –Thái Bình Dương từ 1989, của Hiệp hội du lịch Đông Nam Á từ 1996…ký hiệp định hợp tác du lịch song phương với 10 nước ASEAN, thiết lập và tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác, tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực và trên thế giới. Nhờ thế đã tranh thủ được vốn FDI,ODA để phát triển ngành. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu trên, ngành du lịch nước ta còn có những hạn chế nhất định. 1.2. Những tồn tại của ngành du lịch Việt Nam - Việc quản lí và thực hiện những quy hoạch đã được phê duyệt còn chưa nghiêm trên thực tiễn, dẫn đễn việc đầu tư xây dựng chồng chéo, phá vỡ cảnh quan. - Kinh doanh lữ hành còn tình trạng mượn tư cách pháp nhân, núp bóng kinh doanh làm giả thẻ hướng dẫn viên du lịch, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch có lúc có nơi còn thiếu lành mạnh đã tự làm yếu sức cạnh tranh của mình trên thương trường quốc tế. - Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao trong khi giá tour cao, khó cạnh tranh với các nước trong khu vực. - Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. - Vấn đề trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan tuy có sự chuyển biến nhưng vẫn còn lắm phiền nhiễu cho du khách. - Việc nghiên cứu thị trường còn manh mún tản mạn, mang tính tự phát, chưa thật sự mang tầm quốc gia. 2. Công tác thống kê du lịch ở Việt Nam Hiện nay công tác thống kê du lịch của nước ta được thực hiện theo ngành dọc từ Tổng cục thống kê đến các cục thống kê các tỉnh thành phố và cuối cùng là các phòng thống kê ở các quận, huyện. Ở Tổng cục thống kê có vụ thống kê thương mại, dịch vụ và giá cả chuyên trách về thống kê du lịch. Điều này được quy định rõ trong quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê ngày 15/9/2004 Ở cấp địa phương, các cụ thống kê tỉnh, thành phố có phòng thống kê thương mại đảm nhiệm công tác thống kê du lịch. Xuống đến các phòng thống kê quận, huyện chúng ta cũng có bộ phận chuyên thống kê trong lĩnh vực du lịch. Ngoài ra tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng tự mình thống kê hoạt động của đơn vị mình để có thể hoạt động có hiệu quả hơn. Như vậy công tác thống kê du lịch ở nước ta đã được phát triển từ địa phương đến trung ương, tuy nhiên hiệu quả của công tác này vẫn chưa cao: Số liệu báo cáo chưa thực sự chính xác, các phương pháp tính toán và phân tích còn chưa theo kịp với trình độ của các nước trên thế giới, sự quan tâm của xã hội đối với công tác thống kê nói chung và thống kê du lịch nói riêng chưa thật đúng mức. II. Phân tích biến động số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt nam từ 1995-2004 1. Đặc điểm số liệu và hướng phân tích trong các phần sau Qua thời gian thực tập tại Vụ thống kê thương mại- dịch vụ- giá cả thuộc Tổng cục thống kê, em đã thu thập được số liệu về khách du lịch quốc tế đến Việt Nam gồm các chỉ tiêu sau: Tổng số khách qua các năm, cơ cấu khách theo tháng, cơ cấu khách theo quốc tịch, theo mục đích chuyến đi, theo phương tiện đến trong khoảng thời gian từ năm 1995-2004, cụ thể được thể hiện ở các bảng sau: Bảng 2: Số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam thời kỳ 1995-2004 Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 84137 151387 157688 147002 148559 186653 213946 198870 245937 288406 2 131825 172834 189291 152966 159807 195023 207266 223891 247199 231943 3 111219 138062 126775 127277 155703 186150 182372 216674 219405 194174 4 123802 136837 163895 133747 149391 179251 193567 222120 155071 225692 5 100930 151069 130102 121908 142975 170532 183452 217178 999000 215212 6 99392 148974 158826 123700 140959 170201 176933 219959 106594 237034 7 111790 101743 125033 107183 140188 176473 216720 225697 153531 263756 8 123112 121133 153757 123664 157228 180521 209890 238488 193390 235798 9 109542 127734 114050 112990 133408 164603 194061 209426 210091 232587 10 106613 110737 113206 115806 139758 160121 176443 199470 226093 244066 11 128616 124202 140240 117460 159299 184560 184528 223063 277090 275579 12 120318 158443 142774 136425 154479 186012 191613 233401 295483 283626 Tổng 1353291 1645151 1717634 1522126 1783753 2142100 2332792 2630239 2429784 2927873 Nguồn: Tổng cục thống kê Bảng 3: Kết cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo quốc tịch thời kỳ 1995-2004 (Đơn vị: Lượt khách) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Trung quốc 62640 377555 405389 420743 484120 626476 675758 723435 692992 778431 Mỹ 189090 146488 147982 176578 210377 209482 230405 259853 218826 272473 Đài loan 224127 175486 156068 138529 173514 209981 199638 211073 208148 256906 Nhật 119540 118310 124862 95258 113514 142904 205113 279766 209560 267210 Pháp 137890 87795 81513 83371 86026 88215 99719 111548 86787 104025 Anh 52820 40692 47491 39631 43863 53924 64718 69681 63345 71016 Hồng kông 21133 14918 11573 8573 9172 4864 4557 4015 3082 3264 Thái lan 23117 19626 18526 16474 19410 20773 31647 41012 40147 53682 Thị trường khác 522934 664281 724230 542969 643757 785481 821237 929856 906897 1120866 Nguồn: Tổng cục thống kê 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Đi du lịch nghỉ ngơi 610647 661716 691402 598930 837550 964922 1222123 1462039 1238584 1583985 Đi công việc 308015 364896 403175 291865 266011 419346 401137 445919 468429 521666 Thăm thân nhân 202694 273784 371849 300895 337086 295208 390379 425361 392256 467404 Mục đích khác 231935 344755 251208 330436 434106 462624 319153 296920 330515 354818 Bảng 4: Kết cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo mục đích chuyến đi giai đoạn 1995-2004 Nguồn: Tổng cục thống kê Bảng 5: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo phương tiện đến giai đoạn 1995-2004 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Đường hàng không 1206799 939635 1033743 873690 1022073 1112742 1294465 1540326 1394860 1821594 Đường biển 21745 161867 131480 157164 187932 258383 284715 309080 241554 263359 Đường bộ 122752 505653 550414 489274 571749 768975 751613 778831 793370 842919 Nguồn: Tổng cục thống kê Với nguồn tài liệu như trên hướng phân tích của luận văn là: - Phân tích biến động số lượng khách: + Biến động tổng lượng khách qua thời gian Phân tích đặc điểm biến động: Biểu hiện qua các chỉ tiêu của dãy số thời gian Phân tích xu hướng biến động: Sử dụng hàm xu thế +Biến động và kết cấu khách: Theo: Quốc tịch Mục đích chuyến đi Phương tiện đi đến + Phân tích biến động thời vụ - Dự đoán lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đến năm 2007: Dự đoán dựa vào hàm xu thế Dự đoán dựa vào chỉ số thời vụ 2. Phân tích biến động tổng lượng khách qua thời gian 2.1. Phân tích đặc điểm biến động của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt nam giai đoạn 1995-2004. Việc phân tích này được thực hiện thông qua tính toán các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. Ta có bảng phân tích sau: Bảng 6: Bảng phân tích biến động tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2004. Năm Tổng số khách Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc Tốc độ phát triển liên hoàn Tốc độ phát triển định gốc Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn Tốc độ tăng (giảm) định gốc Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) (Lượt khách) (Lượt khách) (Lượt khách) (%) (%) (%) (%0 (Lượt khách) 1995 1353291 - - - - - - - 1996 1645151 291860 291860 121,56 121,56 21,56 21,56 13532,91 1997 1717634 72483 364343 104,4 126,92 4,4 26,92 16451,51 1998 1522126 -195508 168835 88,61 112,47 -11,39 12,47 17176,34 1999 1783753 261627 430462 117,18 131,8 17,18 31,8 15221,26 2000 2142100 358347 788809 120,01 158,28 20,01 58,28 17837,53 2001 2332792 190692 979501 108,9 172,38 8,9 72,38 21421 2002 1630239 297447 1276948 112,75 194,35 12,75 94,35 23327,92 2003 2429784 -200455 1076493 92,37 179,54 -7,63 79,54 26302,39 2004 2927873 498089 1574582 120,49 216,35 20,49 116,35 24297,84 Chung - Qua bảng số liệu về số lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ 1995-2004 và bảng các chỉ tiêu phản ánh biến động số lượng khách qua thời gian ta thấy: Hầu hết thì số lượng khách ở năm sau cao hơn năm trước, chỉ có năm 1998 giảm so với năm 1997 là 195508 lượt khách, năm 2003 giảm hơn so với 2002 là 200455 lượt khách. Từ năm 1999 trở về trước, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nằm trong khoảng từ 1-2 triệu lượt khách/ năm; từ năm 2000-2004, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam lớn hơn 2 triệu lượt khách / năm. Năm 1996 số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có tốc độ phát triển là 121,56%, tăng 21,56% tức là tăng 291860 lượt khách so với năm 1995.Có được kết quả như vậy là do năm 1995 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của các nước ASEAN, chúng ta không những có được sự quan tâm của các nước trong khu vực mà còn được các nước ở tầm châu lục và trên thế giới biết đến, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho việc thu hút khách du lịch quốc tế đến nước ta. Do năm 1997 bắt đầu xuất hiện cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu Á nên tốc độ phát triển về số lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta so với năm 1996 chỉ là 104,4%, tăng 4,4% tương ứng với số lượt khách tăng lên là 72483. Năm 1998 là một năm hoạt động không thành công của du lịch Việt Nam. Số lượng khách du lịch quốc tế giảm so với năm 1997 là 195508 lượt khách, tốc độ phát triển chỉ là 88,61%, giảm 11,39%.Kết quả này chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu Á từ năm1997. Cùng với nỗ lực và sự đầu tư của nhà nước cho du lịch, năm 1999 chúng ta đã thu hút được một số lượng khách du lịch quốc tế lớn, vượt hơn so với năm 1998 là 17,18% tương ứng với tăng 261627 lượt khách. Đây là một thành công lớn của chúng ta sau sự ảnh hưởng của khu vực, chúng ta đã nhanh chóng lấy lại được thăng bằng và tiếp tục phát triển. Bước sang năm 2000, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng bước qua con số 2 triệu. Tốc độ phát triển so với năm 1999 là 120%, tăng 20% ứng với tăng 358347 lượt khách. Năm 2001 có số lượng khách du lịch quốc tế vượt hơn so với năm 2000 là 190692 lượt khách, tuy nhiên chỉ tăng có 8,9%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự kiện 11/9/2001 tại Mỹ đã làm cho năm 2001 không phải là năm đi du lịch của du khách quốc tế. Năm 2002 có tốc độ phát triển so với 2001 là 112,75%, tăng 12,75% tức là tăng 297447 lượt khách. Cũng trong năm này, Việt Nam được bầu chọn là một trong 5 địa điểm du lịch nên đến nhất, và là điểm đến an toàn vào loại bậc nhất trên thế giới. Những sự kiện này đã thổi một luồng gió mới vào việc thu hút khách du lịch quốc tế của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên một lần nữa chúng ta lại gặp phải những khó khăn rất lớn vào năm 2003, khi đó tại Việt Nam và trên thế giới xảy ra dịch SARS làm cho số lượng người đi du lịch giảm rõ rệt. Tốc độ phát triển về số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chỉ là 92,37% so với năm 2002, giảm 7,63% tương ứng với giảm 200455 lượt khách. Cuối cùng là năm 2004, đây là năm có số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất trong giai đoạn này. Tốc độ phát triển của năm 2004 là 120,49%, tăng 20,49% so với năm 2003 tương ứng với tăng 498089 lượt khách. Kết quả này phản ánh những nỗ lực rất lớn của chính phủ và ngành du lịch Việt Nam trong việc cố gắng phòng chống và kiểm soát dịch bệnh. Như vậy trong vòng 10 năm, tốc độ phát triển bình quân về số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là 108,95%, tăng 8,95%.Mỗi năm số lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta lại tăng bình quân là 174954 lượt khách. 2.2. Phân tích xu hướng biến động của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ 1995-2004 Để biết được quy luật biến động cơ bản của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong thời kỳ trên ta sẽ sử dụng hàm xu thế. Hàm xu thế có nhiều dạng: Dạng tuyến tính, dạng parabol, dạng hàm bậc 3, dạng hàm mũ…Sau đây ta sẽ sử dụng chương trình SPSS để tìm hiểu một số dạng hàm xu thế thường dùng. Trong số các dạng hàm đó, dạng hàm nào có sai số nhỏ nhất sẽ được chọn để biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2004 Qua kết quả chương trình SPSS có 3 dạng hàm biểu diễn xu thế biến động của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2004 thường dùng như Dạng hàm Tỷ số tương quan R Sai số của mô hình SE Tuyến tính R=0,95029 SE=172277,53 Parabol R=0,95829 SE=169061,52 Cubic R=0,95925 SE=180534,88 Tuy nhiên qua kết quả kiểm định mô hình ở phụ lục 1 cho thấy các tham số của 2 mô hình parabol và cubic không được chấp nhận nên ta lựa chọn dạng hàm tuyến tính để biểu diễn xu thế biến động của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2004. Dạng hàm là: 3. Phân tích thống kê biến động kết cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thời kỳ 1995-2004. 3.1. Phân tích biến động kết cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo quốc tịch giai đoạn 1995-2004 a. Biến động chung: Bảng 3: Kết cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo quốc tịch thời kỳ 1995-2004 (s ố tuy ệt đ ối) (Đơn vị: Lượt khách) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Trung quốc 62640 377555 405389 420743 484120 626476 675758 723435 692992 778431 Mỹ 189090 146488 147982 176578 210377 209482 230405 259853 218826 272473 Đài loan 224127 175486 156068 138529 173514 209981 199638 211073 208148 256906 Nhật 119540 118310 124862 95258 113514 142904 205113 279766 209560 267210 Pháp 137890 87795 81513 83371 86026 88215 99719 111548 86787 104025 Anh 52820 40692 47491 39631 43863 53924 64718 69681 63345 71016 Hồng kông 21133 14918 11573 8573 9172 4864 4557 4015 3082 3264 Thái lan 23117 19626 18526 16474 19410 20773 31647 41012 40147 53682 Thị trường khác 522934 664281 724230 542969 643757 785481 821237 929856 906897 1120866 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Trung quốc 4,628 22,949 23,601 27,642 27,14 29,245 28,967 27,504 28,52 26,587 Mỹ 13,972 8,904 8,615 11,6 11,794 9,779 9,879 9,1 9,306 10,282 Đài loan 16,562 10,666 9,086 9,1 9,727 9,802 8,594 8,025 8,566 8,774 Nhật 8,833 7,191 7,269 6,258 6,363 6,671 8,792 10,636 8,624 9,126 Pháp 10,189 5,336 4,745 5,477 4,823 4,118 4,274 4,241 3,572 3,553 Anh 3,903 2,473 2,765 2,603 2,459 2,517 2,774 2,649 2,607 2,425 Hồng kông 1,562 0,906 0,674 0,563 0,514 0,227 0,195 0,153 0,127 0,111 Thái lan 1,708 1,193 1,1078 1,082 1,088 0,69 1,356 1,559 1,652 1,833 Thị trường khác 38,643 40,382 42,167 35,675 36,092 36,672 35,172 35,354 37,232 38,285 Bảng 7: Kết cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo quốc tịch thời kỳ 1995-2004. (s ố t ư ơng đ ối) Đơn vị:% Qua hai bảng cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo quốc tịch theo số tuyệt đối và số tương đối có những nhận xét như sau: Số lượng khách ở thị trường khác chiếm tỷ trọng cao nhất: Trên 30%, sau đó là số lượng khách mang quốc tịch Trung Quốc chiếm tỷ trọng thứ hai: Trong khoảng từ 20-30%. chiếm tỷ trọng thấp nhất là thị trường khách Hong Kong. Thị trường Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan có số lượng khách qua các năm lúc tăng, lúc giảm, biến động theo đồ thị hình sin.Thị trường Pháp, Anh, Hong Kong có xu hướng giảm, nhưng nhìn chung mức độ biến động của những thị trường này không đáng kể lắm. Sự biến động của thị trường Trung Quốc từ năm 1995 so với những năm từ 1996-2004 mới được gọi là đáng kể, năm 1995 thị trường Trung Quốc chỉ chiếm 4,628% tương ứng với 62640 lượt khách, nhưng đến những năm 1996-2004 thị trường này luôn chiếm trên 20% tương ứng với từ gần 380000 đến gần 700000 lượt khách.. b. Biến động từng loại khách: Sau đây sẽ nghiên cứu biến động của số khách du lịch ở một số thị trường chính: * Thị trường Trung Quốc: 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Chung Số khách (Lượt khách) 62640 377555 405389 420743 484120 626476 675758 723435 692992 778431 (Lượt khách) - 314915 27834 15354 63377 142356 49282 47677 -30443 85439 79532 (%) - 602,737 107,372 103,787 115,063 129,405 107,866 107,055 95,791 112,32 132,311 Tỷ trọng (%) 4,628 22,949 23,601 27,642 27,14 29,245 28,967 27,504 28,52 26,587 (%) - 18,321 0,652 4,041 -0,502 2,105 -0,278 -1,463 1,016 -1,933 2,939 (%) - 18,321 18,973 23,014 22,512 24,617 24,339 22,876 23,892 21,959 Bảng 8 : Phân tích biến động kết cấu khách du lịch của thị trường khách Trung Quốc giai đoạn 1995-2004 Qua bảng phân tích trên cho thấy: Thứ nhất về số lượng khách: Từ năm 1995-2004 số lượng khách du lịch Trung Quốc đều tăng mạnh, chỉ có năm 2003 giảm 30433 lượt khách so với năm 2002, đặc biệt năm 1996 tăng 314915 lượt khách ứng với tăng502,737%. Trung bình lượng khách du lịch Trung Quốc tăng 32,311% /năm tương ứng với tăng 79532 lượt khách. Thứ hai là về tỷ trọng khách Trung Quốc chiếm trong tổng số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: Do có sự thay đổi về số lượng khách dẫn đến sự thay đổi về tỷ trọng: Năm 1996 tỷ trọng khách du lịch Trung Quốc tăng 18,321% so với năm 1995, các năm 1997,1998, 2003 có tỷ trọng khách tăng không đáng kể còn các năm 1999,2000,2001,2002 và 2004 có tỷ trọng giảm hơn so với các năm trước đó. Một năm tỷ trọng khách du lịch Trung Quốc tăng bình quân 2,939%. Có những điều trên là do năm 1995 Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, Trung Quốc lại là nước có chung đường biên giới với nước ta, người dân Trung Quốc lại có nhiều phong tục tập quán giống nước ta nên việc đi du lịch của khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam có rất nhiều thuận lợi. * Thị trường Hong Kong: 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Chung Số khách (Lượt khách) 21133 14918 11573 8573 9172 4864 4557 4015 3082 3264 21133 (Lượt khách) - -6215 -3345 -3000 599 -4308 -307 -542 -933 182 -1985 (%) - 70,591 77,577 74,077 106,987 53,031 93,688 88,106 76,762 105,905 81,26 Tỷ trọng (%) 1,562 0,906 0,674 0,563 0,514 0,227 0,195 0,153 0,127 0,111 1,562 (%) - -0,656 -0,232 -0,111 -0,049 -0,287 -0,032 -0,042 -0,026 -0,016 -0,161 (%) - -0,656 -0,888 -0,999 -1,048 -1,335 -1,367 -1,409 -1,435 -1,451 Bảng 9:Phân tích biến động kết cấu khách du lịch của thị trường khách du lịch Hong Kong giai đoạn 1995-2004 Khác với khách du lịch mang quốc tịch Trung Quốc, khách du lịch mang quốc tịch Hong Kong có xu hướng ngày càng giảm. Về số lượng khách: Số lượng khách giảm qua các năm nhiều hơn tăng, chỉ có năm 1999 tăng 599 lượt khách (tăng 6,987%) so với năm 1998 và năm 2004 tăng 182 lượt khách (tăng 5,905%) so với năm 2003, còn lại các năm khác đều giảm. Trung bình một năm số khách du lịch Hong Kong giảm1985 lượt khách ứng với giảm 19,74%. Về tỷ trọng khách du lịch Hong Kong trong tổng số khách du lịch đến Việt Nam qua các năm đều giảm nhưng mức giảm không đáng kể, dưới 1%. Một năm tỷ trọng khách du lịch Hong Kong giảm 0,161%. Thị trường khách du lịch Hong Kong là một thị trường tiềm năng vì Hong Kong là một nước có thu nhập bình quân đầu người vào dạng cao ở khu vực châu Á, do đó cần phải có những kế hoạch như quảng bá hình ảnh của Việt Nam, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch hiện đại... để có thể thu hút nhiều hơn số khách ở thị trường này. * Thị trường Mỹ: 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Chung Số khách (Lượt khách) 189090 146488 147982 176578 210377 209482 230405 259853 218826 272473 189090 (Lượt khách) - -42602 1494 28596 33799 -895 20923 29448 -41027 53647 9264 (%) - 77,469 101,019 119,323 119,1411 99,574 109,987 112,781 84,211 124,515 104,14 Tỷ trọng (%) 13,972 8,904 8,615 11,6 11,794 9,779 9,879 9,1 9,306 10,282 13,972 (%) - -5,068 -0,289 2,985 0,194 -2,015 0,097 0,003 -0,779 0,206 -0,518 (%) - -5,068 -5,357 -2,372 -2,178 -4,193 -4,096 -4,093 -4,872 -4,666 Bảng 10:Phân tích biến động kết cấu khách du lịch của thị trường khách du lịch Mỹ giai đoạn 1995-2004 Nhìn chung số khách du lịch Mỹ đến Việt Nam có số lượng ngày càng tăng, chỉ có ba năm giảm: Năm 1996 giảm so với năm 1995 là 42602 lượt khách (giảm 22,531%), năm 2000 giảm 895 lượt khách so với năm 1999 ( giảm 0,426%) và năm 2003 giảm 41027 lượt khách so với năm 2002 (giảm 15,789%). Năm tăng cao nhất là năm 2004, tăng 53647 lượt khách ( tăng 24,515%). Tuy nhiên tỷ trọng khách du lịch Mỹ trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam lại tăng không đáng kể, nhiều năm còn giảm. Năm 1997giảm nhiều nhất, giảm 5,357% so với năm 1996. Từ năm 2000 đến năm 2004 tỷ trọng khách du lịch Mỹ giảm hơn 4% so với năm liền trước đó. Năm 1998 và 1999 giảm ít nhất, giảm hơn 2% so với năm trước đó. 3.2. Phân tích biến động kết cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo mục đích chuyến đi giai đoạn 1995-2004 a. Biến động chung: 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Đi du lịch nghỉ ngơi 610647 661716 691402 598930 837550 964922 1222123 1462039 1238584 1583985 Đi công việc 308015 364896 403175 291865 266011 419346 401137 445919 468429 521666 Thăm thân nhân 202694 273784 371849 300895 337086 295208 390379 425361 392256 467404 Mục đích khác 231935 344755 251208 330436 434106 462624 319153 296920 330515 354818 Bảng 4:Kết cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo mục đích chuyến đi giai đoạn 1995-2004(số tuyệt đối) Đơn vị: Lượt khách Bảng 11: Kết cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo mục đích chuyến đi giai đoạn 1995-2004 (số tương đối) Đơn vị: % 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Đi du lịch nghỉ ngơi 45,123 40,222 40,253 39,348 46,95 45,045 52,4 55,6 50,975 54,1 Đi công việc 22,76 22,18 23,473 19,175 14,913 19,58 17,195 16,953 19,28 17,82 Thăm thân nhân 14,977 16,642 21,65 19,77 18,89 13,734 16,734 16,172 16,144 15,964 Mục đích khác 17,14 20,956 14,624 21,707 19,247 21,641 13,671 11,275 13,601 12,11 Trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì số khách đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi là nhiều nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất (>40%) và cũng là số khách có sự biến động nhiều nhất, các năm 2001-2004 có số lượng khách gấp đôi những năm 1995-1998. Tiếp đến là số khách đi du lịch với mục đích công việc. Số lượng khách du lịch với mục đích thăm thân nhân và mục đích khác xấp xỉ nhau. Số khách đi du lịch với ba mục đích sau có biến động qua các năm nhưng sự biến động không đáng kể. b. Biến động của từng loại khách: Để biết rõ hơn sự biến động của số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ta sẽ phân tích biến động của từng loại khách theo mục đích chuyến đi. * Khách đi du lịch với mục đích đi du lịch nghỉ ngơi: 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Chung Số khách (Lượt khách) 610647 661716 691402 598930 837550 964922 1222123 1462039 1238584 1583985 (Lượt khách) - 51069 29686 -92472 238620 127372 257201 239916 -223455 345401 108149 (%) - 108,363 104,4862 86,6254 139,841 115,2076 126,6551 119,631 84,7162 127,8867 111,172 Tỷ trọng (%) 45,123 40,222 40,253 39,348 46,95 45,045 52,4 55,6 50,975 54,1 47,016 (%) - -4,901 0,031 -0,905 7,602 -1,905 7,355 3,2 -4,625 3,125 0,997 (%) - -4,901 -4,870 -5,775 1,827 -0,078 7,277 10,477 5,852 8,977 Bảng 12: Phân tích biến động kết cấu khách du lịch với mục đích đi du lịch nghỉ ngơi giai đoạn 1995-2004 Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy: Số lượng khách đi du lịch nghỉ ngơi có một số lượng lớn do tính chất chủ yếu của hoạt động du lịch là nghỉ ngơi và giải trí. Số khách đi du lịch nghỉ ngơi, giải trí ngày càng tăng vì hình ảnh một nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện và Việt Nam là điểm đến an toàn vào bậc nhất trên thế giới ngày càng được thế giới biết đến. Lượng khách du lịch này tăng nhiều qua các năm, tăng mạnh vào những năm từ 1999-2004. Chỉ có năm 1998 lượng khách du lịch này giảm 92472 lượt khách so với năm 1997 (giảm 13.3746%) do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu Á và năm 2003 có số lượng khách giảm 223455 lượt khách tương ứng với giảm 15,283% so với năm 2002. Tỷ trọng khách du lịch với mục đích du lịch, nghỉ ngơi chiếm từ 40 đến 50% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhưng tăng giảm không đều qua các năm: Giảm từ năm 1995 đến 1998, từ năm 1999 đến năm 2004 tỷ trọng khách du lịch với mục đích này lên xuống theo dạng hình sin. Trong 10 năm, tỷ trọng khách đi du lịch nghỉ ngơi bình quân một năm chiếm 47,016% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, tăng bình quân 0,997%/năm. * Khách du lịch với mục đích công việc: Bảng 13: Phân tích biến động kết cấu khách du lịch với mục đích công việc giai đoạn 1995-2004 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Chung Số khách (Lượt khách) 308015 364896 403175 291865 266011 419346 401137 445919 468429 521666 (Lượt khách) - 56881 38279 -11131 -25854 153335 -18209 44782 22510 53237 23739 (%) - 118,4669 110,49 72,3916 91,1417 157,6423 95,6577 111,1637 105,148 111,365 106,0289 Tỷ trọng (%) 22,76 22,18 23,473 19,175 14,913 19,58 17,195 16,953 19,28 17,82 19,3329 (%) - -0,58 1,293 -4,298 -4,262 4,667 -2,385 -0,242 2,327 -1,46 -0,549 (%) - -0,58 0,713 -3,585 -7,847 -3,18 -5,565 -5,807 -3,48 -4,94 Trong cuộc sống hiện đại con người luôn bận rộn, do đó không có nhiều thời gian để vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, vì vậy kết hợp giữ đi du lịch với công việc giúp người đi nghỉ vừa có thể hoàn thành công việc, vừa có thể thư giãn đầu óc, nghỉ ngơi. Xuất phát từ lí do đó mà lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam với mục đích này ngày càng tăng. Tuy số lượng khách này tăng nhưng không đều qua các năm, vẫn có năm giảm: Năm 1998 giảm 11131 lượt khách (giảm 27,6084%) so với năm 1997 và năm 1999 giảm 25854 lựot khách (giảm 8,8583%) so với năm 1998 do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu Á năm 1997-1998; năm 2001 giảm 18209 lượt khách ứng với giảm 4,3423% so với năm 1998 vì dư âm của cuộc tấn công của bọn khủng bố vào ngày 11-9-2001. Trung bình một năm lượng khách du lịch với mục đích công việc tăng 23739 lượt khách, ứng với tăng 6,029%/năm. Tỷ trọng của số khách này chiếm trên dưới 20% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, tỷ trọng của số khách này giảm qua các năm nhiều hơn tăng, chỉ tăng vào các năm 1997 2000, 2003. 3.3. Phân tích biến động kết cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo phương tiện đến giai đoạn 1995-2004 Bảng 14: Bảng phân tích kết cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo phương tiện đến giai đoạn 1995-2004.(số tuyệt đối) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 BQ Đường hàng không 1206799 939635 1033743 873690 1022073 1112742 1294465 1540326 1394860 1821594 (người) - 267164 94108 -160053 148383 90669 181723 245861 -145466 426734 68310 (%) - 77,8617 110,0153 84,5171 116,983 108,871 116,331 118,993 90,556 130,5933 104,6811 Đường bộ 122752 505653 550414 489274 571749 768975 751613 778831 793370 842919 (người) - 382901 44761 -61140 82475 197226 -17362 27218 14539 49549 80018 (%) - 411,9305 108,8521 88,892 116,856 134,495 97,7421 103,621 105,555 106,183 123,872 Đường biển 21745 161867 131480 157164 187932 258383 284712 309080 241554 263359 (người) - 140122 -30387 25684 30768 70451 26329 24368 -67526 21805 26846 (%) - 744,3872 81,2271 119,534 119,577 137,487 110,189 108,559 78,1526 109,027 131,933 Ta thấy số khách du lịch quốc tế đi bằng đường hàng không năm 1996 giảm hơn so với năm 95 là 22,1383% (giảm 267164 lượt khách), do chất lượng phục vụ của phương tiện đường biển và đường bộ được nâng cao nên số khách đi bắng đường bộ tăng 311,9305% (tăng 382901 lượt khách) so với năm 95 và số khách đi bằng đường bộ tăng 644,3872% so với năm 95 (tăng 140122 lượt khách). Sang năm 1997 số khách đi đường hàng không tăng 10,0153% (tăng 94108 lượt khách), số khách đi đường bộ tăng 8,8521% (tăng 44761 lượt khách), số khách đi đường biển giảm 18,7729% (giảm 30387 lượt khách). Năm 1998 có số khách đi bằng đường hàng không giảm 15,4829% (160053 lượt khách), số khách đi bằng đường bộ giảm 11,108% (61140 lượt khách), chỉ có số khách đi bằng đường biển là tăng 19,5345% (25684 lượt khách). Trong 2 năm 1999 và 2000 số khách đi cả 3 phương tiện đều tăng. Năm 2001có số khách đi bằng đường hàng không và đường biển tăng 16,331% và 10,1899%, số khách đi bằng đường bộ giảm 2,2579% (17362 lượt khách). Năm 2002 và 2004 số lượng khách du lịch đi bằng cả 3 loại phương tiện có cùng xu hướng tăng ổn định. Năm 2003 có số lượng khách đi du lịch bằng đường hàng không và đường biển giảm so với năm 2002, chỉ có số khách đi du lịch bằng đường bộ là tăng 5,5556%.Cao nhất: tăng 31,933%/năm, bình quân một năm tăng 26846 lượt khách. Số khách đi du lịch bằng đường bộ cũng có tốc độ tăng cao 23,872% (80018 lượt khách), do luôn có một số lượng lớn khách nên đường hàng không có tốc độ tăng không cao 4,6811% (68310 lượt khách). Bảng 15: Bảng phân tích kết cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo phương tiện đến đi giai đoạn 1995-2004 (số tương đối) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 BQ Đường hàng không Tỉ trọng (%) 89,306 58,465 60,254 57,47 57,363 51,99 55,54 58,61 57,41 62,21 60,86 (%) - -30,841 1,789 -2,784 -0,107 -5,373 3,55 3,07 -1,2 4,8 -3,011 (%) - -30,841 -29,052 -31,83 -31,943 -37,31 -33,76 -30,69 -31,89 -27,09 Đường bộ Tỉ trọng (%) 9,084 31,462 32,082 32,186 32,09 35,932 32,247 29,63 32,65 28,79 29,61 (%) - 22,378 0,62 0,104 -0,096 3,842 -3,685 -2,617 3,02 -3,86 2,189 (%) - 22,378 22,998 23,102 23,006 26,848 23,163 20,546 23,566 19,706 Đường biển Tỉ trọng (%) 1,61 10,073 7,664 10,344 10,547 12,078 12,213 11,76 9,94 9 9,523 (%) - 8,463 -2,409 2,68 0,203 1,531 0,135 -0,453 -1,82 -0,94 0,821 (%) - 8,463 6,054 8,734 8,937 10,468 10,603 10,15 8,33 7,39 Nhận xét: Trong các loại hình phương tiện đi đến của khách du lịch quốc tế thì loại hình đi du lịch bằng đường hàng không chiếm tỷ trọng chủ yếu, chiếm hơn 50% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam do loại hình du lịch này có ưu thế về thời gian đi lại, chất lượng phục vụ…Tuy nhiên trong thời gian gần đây do đã xảy ra hàng loạt những vụ tai nạn máy bay thảm khốc cùng với sự đe doạ của nạn khủng bố nên tỷ trọng khách du lịch đến nước ta bằng loại phương tiện này có xu hướng năm trước giảm so với năm trước đó nhiều hơn là tăng. Năm 1995 là năm chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tất cả các năm thuộc thời kỳ này 89,306% do trong năm này các loại hình phương tiện đi đến khác chưa được quan tâm phát triển.Bình quân một năm tỷ trọng khách du lịch đến nước ta theo phương tiện này là 60,862%, nếu tính bình quân thì tỷ trọng khách du lịch theo phương tiện này giảm 3,011%. Tỷ trọng khách du lịch đến nước ta theo phương tiện đường bộ chiếm trên dưới 30% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trừ năm 1997 (chỉ có 9,0845). Tỷ trọng của số khách du lịch này tăng giảm không đều nhau nhưng nhìn một cách tổng quát thì tỷ trọng khách du lịch đi theo đường bộ tăng nhanh trong thời gian đầu và giảm dần về các năm sau.Trong vòng 10 năm tỷ trọng khách du lịch đi theo đường bộ bình quân là 29,615%, tăng bình quân 2,189%/ năm. Như vậy là sau một thời gian được đầu tư phát triển, phương tiện đường bộ đã dần thu hút được sự tham gia của khách du lịch quốc tế mà trước đây loại phương tiện này vốn chỉ phục vụ chủ yếu cho khách du lịch trong nước. Tỷ trọng khách du lịch đi theo phương tiện đường biển chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ chiếm trên dưới 10% tổng số khách du lịch quốc tế đến nước ta, duy chỉ có năm 1995 tỷ trọng khách du lịch theo loại phương tiện này chiếm có 1,61%. Việt Nam là nước có 3200 km bờ biển, biển nước ta khuất gió, có nhiều vũng vịnh làm chỗ neo đậu cho tàu thuyền nên du lịch biển đang được nước ta rất chú trọng phát triển, đặc biệt là đi du lịch bằng phương tiện đường biển ngày càng được quan tâm để tạo thêm sự hấp dẫn với các du khách nước ngoài. Bình quân một năm tỷ trọng khách đi du lịch theo phương tiện đường biển chiếm 9,523% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, tăng 0,821%/ năm. Như vậy số lượng khách đi du lịch bằng đường hàng không vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất do đó chúng ta cần phải giữ vững được thị trường này, bên cạnh đó cần phải chú ý phát triển các loại phương tiện đường bộ, đường thuỷ để có thể tạo ra nhiều việc làm hơn cho những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch. 4. Phân tích biến động thời vụ của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2004 Du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ là chủ yếu, do tác động của nhiều yếu tố khác nhau mà hoạt động du lịch mang tính thời vụ. Tính thời vụ đó đã gây ra những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó các tác động bất lợi của thời vụ du lịch là chủ yếu.Tính thời vụ trong du lịch ảnh hưởng đến tất cả các thành phần của quá trình du lịch: Đến dân cư sở tại, đến chính quyền địa phương, nhất là đến khách du lịch và nhà kinh doanh du lịch. * Các tác động bất lợi đến dân cư sở tại: Khi nhu cầu du lịch tập trung quá lớn dẫn đến sự mất cân đối với các phương tiện giao thông đại chúng, đối với mạng lưới phục vụ xã hội ( giao thông công chính, điện, nước…) làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhân dân địa phương. Khi nhu cầu du lịch giảm thì những người làm việc trong lĩnh vực du lịch sẽ bị thất nghiệp nhiều hơn, thu nhập sẽ giảm đi nhiều hơn. * Các tác động bất lợi đến chính quyền địa phương: Khi nhu cầu du lịch tăng cao trong các mùa du lịch sẽ dẫn đến sự mất thăng bằng cho việc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội * Các tác động bất lợi đối với khách du lịch: Khi nhu cầu du lịch quá lớn sẽ hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với thời gian tự chọn theo ý muốn. Ngoài ra vào các mùa du lịch chính thường xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch trên các phương tiện giao thông, trong các cơ sở lưu trú ở các nơi du lịch. Điều đó làm giảm tiện nghi khi đi lại, lưu trú của khách, làm giảm chất lượng phục vụ khách. * Các tác động bất lợi đối với nhà kinh doanh du lịch: Những bất lợi khi cầu du lịch tăng tới mức vượt quá khả năng cung cấp của các cơ sở kinh doanh du lịch nhiều lần sẽ ảnh hưởng tới: - Chất lượng phục vụ du lịch - Tổ chức và sử dụng nhân lực - Tổ chức các hoạt động cung ứng, các ngành kinh tế và dịch vụ có liên quan - Tổ chức hạch toán - Tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật - Khi cầu du lịch giảm sẽ ảnh hưởng tới: - Chất lượng phục vụ - Hiệu quả kinh tế trong kinh doanh - Việc tổ chức và sử dụng nhân lực - Việc tổ chức hạch toán Từ tất cả những tác động trên nên nghiên cứu tính thời vụ của du lịch luôn là một trong những vấn đề trọng tâm của các nhà khoa học và các nhà kinh doanh thuộc lĩnh vực này. Sau đây sẽ nghiên cứu biến động thời vụ của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2004. 4.1. Tính chỉ số thời vụ Ta sẽ áp dụng công thức sau và có bảng tính: Bảng 16: Bảng tính chỉ số thời vụ của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2004 Năm (j) Tháng(i) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 84137 151387 157688 147002 148559 186653 213946 198870 245937 288406 182258,5 106,8 2 131825 172834 189291 152966 159807 195023 207266 223891 247199 231943 191204,5 112 3 111219 138062 126775 127277 155703 186150 182372 216674 219405 194174 165781,1 97,1 4 123802 136837 163895 133747 149391 179251 193567 222120 155071 225692 168337,3 98,6 5 100930 151069 130102 121908 142975 170532 183452 217178 99900 215212 153325,8 89,8 6 99392 148974 158826 123700 140959 170201 176933 219959 106594 237034 158257,2 92,7 7 111790 101743 125033 107183 140188 176473 216720 225697 153531 263756 162211,4 95 8 123112 121133 153757 123664 157228 180521 209890 238488 193390 235798 173698,1 101,7 9 109542 127734 114050 112990 133408 164603 194061 209426 210091 232587 160849,2 94,2 10 106613 110737 113206 115806 139758 160121 176443 199470 226093 244066 159231,3 93,3 11 128616 124202 140240 117460 159299 184560 184528 223063 277090 275579 181463,7 106,3 12 120318 158443 142774 136425 154479 186012 191613 233401 295483 283626 190257,4 111,4 Chung 1353291 1645151 1717634 1522126 1783753 2142100 2332792 2630239 2429784 2927873 Như vậy số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thời kỳ 1995-2004 tập trung nhiều nhất vào các tháng 1,2,9,11,12; cao nhất là vào tháng 2 vì tháng 2 hàng năm là đầu năm mới theo lịch âm nên ở nước ta có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức trên khắp mọi miền Tổ quốc nên thu hút được một số lượng khách du lịch quốc tế lớn. Qua đây ta thấy thời vụ du lịch chính của khách du lịch quốc tế là vào khoảng thời gian từ tháng 9, 10 năm trước đến tháng 2, 3 năm sau. Để có thể có chất lượng phục vụ tốt nhất vào các tháng có cầu du lịch cao và vẫn hoạt động có hiệu quả vào các tháng có ít khách du lịch chúng ta cần thực hiện tốt một số biện pháp sau: Tổ chức lao động một cách hợp lí; cần có những nhân viên làm việc lâu dài, đồng thời phải có những lao động làm việc hợp đồng theo mùa vụ để sử dụng trong những lúc nhu cầu du lịch tăng cao, liên kết với những đơn vị kinh doanh bên cạnh để hỗ trợ nhau về nguồn nhân lực lúc quá tải Kéo dài độ dài của thời vụ du lịch Tăng thêm các loại hình dịch vụ bổ sung: Giải trí, tiêu khiển, thể thao… Dùng chính sách khuyến khích, khen thưởng ngoài thời vụ chính; giảm giá, thêm dịch vụ không mất tiền, tặng quà, tăng tỷ giá hối đoái. Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai phát triển: Xác định những thể loại du lịch mới có thể phát triển đạt hiệu quả kinh tế dựa trên tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch đó vào thời gian ngoài mùa du lịch chính, khả năng hoạt động của những tài nguyên du lịch chưa được khai thác, nguồn khách triển vọng theo số lượng và cơ cấu, cơ cấu và chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật đã có, lượng vốn cần thiết để đầu tư xây dựng thêm trang thiết bị phục vụ cho mùa du lịch thứ hai. 4.2.Kết hợp thành phần xu thế và thành phần thời vụ: Bảng B.B Ngoài việc sử dụng phương pháp chỉ số thời vụ ta còn có thể sử dụng bảng B.B để nghiên cứu biến động thời vụ. Mô hình sử dụng là : Để xác định các tham số ta sử dụng bảng sau: Bảng 17: Bảng B.B Thángi Năm j 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1995 84137 131825 111219 123802 100930 99392 111790 123112 109542 106613 128616 120318 1353291 112774,25 1353291 1996 151387 172834 138062 136837 151069 148974 101743 121133 127734 110737 124202 158443 1645151 137095,92 3290302 1997 157688 189291 126775 163895 130102 158826 125033 153757 114050 113206 140240 142774 1717634 143136,17 5152902 1998 147002 152966 127277 133747 121908 123700 107183 123664 112990 115806 117460 136425 1522126 126843,83 6088504 1999 148559 159807 155703 149391 142975 140959 140188 157228 133408 139758 159299 154479 1783753 148646,1 8918765 2000 186653 195023 186150 179251 170532 170201 176473 180521 164603 160121 184560 186012 2142100 178508,33 12852600 2001 213946 207266 182372 193567 183452 176933 216720 209890 194061 176443 184528 191613 2332792 194399,33 16329544 2002 198870 223891 216674 222120 217178 219959 225697 238488 209426 199470 223063 233401 2630239 219186,6 21041912 2003 245937 247199 219405 155071 99900 106594 153531 193390 210091 226093 277090 295483 2429784 202482 21868056 2004 288406 231943 194174 225692 215212 237034 263756 235798 232587 244066 275579 283626 2927873 243989,42 29278730 1822585 1912045 1657811 1683373 1533258 1582572 1622114 1736981 1608492 1592313 1814637 1902574 182258,5 191204,5 165781,1 168337,3 153325,8 158257,2 162211,4 173698,1 160849,2 159231,3 181463,7 190257,4 20484743 = 170706,1917 126174606 29489,1 35173,85 6489,22 5784,2 -12488,5 -10818,4 -10125,4 -1899,94 -18010,1 -22889,2 -3918,04 1614,43 Dựa vào bảng B.B ta có: Từ đây ta có hàm xu thế tuyến tính: () Nhận xét: Qua bảng B.B ta thấy các tháng 1,2,3,4 và 12 có số lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta tăng; các tháng còn lại thì có số lượng khách giảm. III.Dự đoán số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đến năm 2007 1. Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân Mô hình tổng quát: lượt khách lượt khách Do điều kiện áp dụng của phương pháp dự đoán theo lượng tăng (giảm) tuyệt đối là dãy số phải tuân theo cấp số cộng còn dự đoán theo tốc độ phát triển bình quân là dãy số tuân theo cấp số nhân nên chỉ áp dụng một trong hai phương pháp trên. Với điều kiện tài liệu hiện có, luận văn chỉ áp dụng phương pháp dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân. 2. Dự báo dựa vào hàm xu thế Trong phần phân tích xu hướng biến động của lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ 1995-2004 ta đã chọn dạng hàm tuyến tính l để biểu diễn cho xu hướng biến động của lượng khách du lịch , do đó ta sẽ sử dụng hàm này để dự đoán cho hai năm 2006 và 2007. Hàm xu thế: lượt khách lượt khách. 3. Dự đoán dựa vào chỉ số thời vụ Công thức để dự đoán: : Số khách dự đoán tháng thứ i năm cần dự đoán. : Số khách năm dự đoán : Chỉ số thời vụ tháng thứ i. Tháng Năm 2006 Năm 2007 1 1,068 242882,479 291610,4126 2 1,12 290526,3 305808,6724 3 0,971 251875,932 265125,197 4 0,986 255766,91 269220,849 5 0,88 228270,1 240278,2426 6 0,927 240462,399 253111,285 7 0,5 129699,244 136521,73 8 1,017 263808,263 277685,196 9 0,942 244353,376 257206,937 10 0,933 242018,789 254749,545 11 1,063 275740,593 290245,195 12 1,114 288969,916 304170,411 IV. Phương hướng và giải pháp thu hút khách trong tương lai 1. Phương hướng Ngành du lịch nước ta phấn đấu trước 2010 đón từ 6-7 triệu lượt khách quốc tế, 25 triệu lượt khách nội địa, thu nhập xã hội từ du lịch có giá trị tương đương 6-7 tỷ USD. Đẩy mạnh hợp tác du lịch trong APEC Đây là một hướng đi chiến lược để tăng cường hội nhập bởi APEC là một tập hợp đa dạng gồm 21 quốc gia và lãnh thổ, đây là một thực thể bao gồm các nền kinh tế lớn năng động và tăng trưởng cao nhất thế giới, đang đi đầu trong việc thúc đẩy tự do hoá mậu dịch, đầu tư và hợp tác kinh tế, chiếm khoàng 40% dân số thế giới, 60% GDP toàn cầu và 50% thương mại thế giới. Là một ngành năng động và nhạy cảm trong một khu vực phát triển hàng đầu thế giới và có nhiều tiềm năng, lợi thế so sánh hơn các khu vực khác nên du lịchAPEC đang nổi lên và thu hút nhiều sự quan tâm. Đẩy mạnh hợp tác du lịch trong APEC sẽ giúp cho Việt Nam có cơ hội được chia sẻ kinh nghiệm quản lí phát triển du lịch với các thành viên ở tất cả các lĩnh vực từ quy hoạch đến thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, từ đào tạo chuyên gia công nghệ, nghiên cứu khoa học du lịch đến phát triển nguồn nhân lực, từ bảo vệ môi trường đến quảng bá xúc tiến tiếp thị thu hút khách và tiêu thụ sản phẩm du lịch, đồng thời tạo thêm cho du lịch Việt Nam những động lực và tư thế mới trong hợp tác quốc tế đa phương trong và ngoài APEC, hội nhập vào trào lưu khu vực hoá trong lĩnh vực du lịch đang phát triển ở cấp độ toàn cầu. Hội nhập tốt sẽ giúp chúng ta vào được nhiều thị trường mà đơn phương không thể len chân vào được vì không đủ sức cạnh tranh. Tuy nhiên hội nhập là phải khẳng định mình, nếu không sẽ bị “hoà tan” lệ thuộc. Gia nhập du lịch APEC, du lịch Việt Nam phải nỗ lực hơn nhằm tranh thủ thuận lợi để phát triển và phải thi hành nghĩa vụ của mình với các nước trong cộng đồng du lịch APEC. 2. Biện pháp Để có thể thực hiện được các mục tiêu trên chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau: - Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và luật pháp về du lịch theo hướng hội nhập, vừa đúng luật pháp nước ta, vừa rõ ràng minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. - Mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm, tăng cường xúc tiến, tuyên truyền quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè trên toàn thế giới - Đẩy mạnh đầu tư phát triển - Kiện toàn bộ máy và chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động thực tiễn của ngành - Chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên, môi trường du lịch - Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch. -Mỗi địa phương và từng vùng dựa trên thế mạnh, tiềm năng du lịch và điều kiện phát triển xây dựng cho được những sản phẩm đặc trưng, tạo thành hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng đặc sắc cho từng địa phương, từng vùng và cả nước đủ sức cạnh tranh, tăng sức hấp dẫn thu hút khách. - Tăng cường năng lực và hiệu lực quản lí nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương tương ứng với vai trò một ngành kinh tế mũi nhọn. - Đồng thời phải có một hệ thống tổ chức thông tin thống kê về du lich của ngành, của địa phương và của từng đơn vị kinh doanh du lịch vì thông qua đó chúng ta có thể có được những sô liệu cần thiết cho việc nghiên cứu thị trường du lịch một cách hệ thống hơn. Kết luận Từ nội dung đã trình bày trong chuyên đề này có thể rút ra một số kết luận sau: Trong xã hội hiện đại nhu cầu đi du lịch của con người là rất lớn do hàng ngày họ phải làm việc trong môi trường căng thẳng, vì vậy công tác thống kê du lịch ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng, nó giúp chúng ta nắm vững được số lượng cũng như cơ cấu khách du lịch, để từ đó có thể tiến hành dự báo số lượng khách cho những năm tiếp theo giúp chúng ta có những chính sách phù hợp giúp ngành du lịch phát triển. Công tác thống kê du lịch của nước ta tuy đã được tiến hành một cách đồng bộ theo ngành dọc nhưng vẫn còn những tồn tại nhất định, do đó cần thực hiện tốt hơn nữa công tác thống kê du lịch để có được hiệu quả cao nhất. Sau một thời gian thực tập tại Vụ Thương mại- giá cả thuộc Tổng cục thống kê do thời gian và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề này mới chỉ đi vào nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, vì thế chuyên đề này không thể tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo và các cán bộ trong phòng thống kê du lịch của vụ để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo- TS. Trần Thị Kim Thu và các cô chú của vụ đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Bảng phụ lục số 1 ependent variable.. SLKDL Method.. QUADRATI Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .95829 R Square .91831 Adjusted R Square .89498 Standard Error 169061.52334 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 2 2249243771176 1124621885588 Residuals 7 200072590712.1 28581798673.2 F = 39.34748 Signif F = .0002 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T T 71205.671970 83044.81666 .413256 .857 .4196 T**2 8412.178030 7357.458424 .551058 1.143 .2905 (Constant) 1332974.250000 198842.0349 6.704 .0003 MODEL: MOD_3. _ Dependent variable.. SLKDL Method.. CUBIC Listwise Deletion of Missing Data Multiple R .95925 R Square .92016 Adjusted R Square .88024 Standard Error 180534.88448 Analysis of Variance: DF Sum of Squares Mean Square Regression 3 2253759294801 751253098267.2 Residuals 6 195557067086.6 32592844514.4 F = 23.04963 Signif F = .0011 -------------------- Variables in the Equation -------------------- Variable B SE B Beta T Sig T T -20806.190559 262626.6965 -.120753 -.079 .9394 T**2 28362.187646 54170.98500 1.857928 .524 .6193 T**3 -1209.091492 3248.375588 -.796661 -.372 .7225 (Constant) 1436714.300000 350380.3376 4.100 .0064

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0027.doc