Đề tài Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp

Kể từ khi thủ tướng chính phủ ban hành nghị định 666-TTg ngày 15-1-1956 thành lập cục hàng không dân dụng Việt Nam đến nay đã được 44 năm . Hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành , ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã thực sự trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn , góp phần quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế , chính trị , xã hội , an ninh và quốc phòng trong các giai đoạn phát triển của đất nước . Bước vào thiên niên kỷ mới và trong xu thế hợp tác và hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng ở phạm vi khu vực và toàn cầu , ngành hàng hàng không dân dụng trở thành phương tiện thiết yếu không chỉ đối với giao thông nội địa mà còn đối với cả giao thông quốc tế . Hàng không dân dụng đang giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và củng cố quan hệ chính trị , kinh tế , văn hoá và các quan hệ khác giữa các quốc gia và các dân tộc .

doc88 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền lương. b) Nhiệm vụ: - Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao, bao gồm : thành lập, giải thể, tách, nhập các cơ quan, đơn vị thành viên thuộc Cụm cảng và các đơn vị trực thuộc ở các đơn vị thành viên, các đơn vị liên doanh (nếu có) theo quy định của pháp luật và của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam . - Chủ trì hướng dẫn và xây dựng điều lệ, quy chế hoạt động của các đơn vị thành viên và các cơ quan của Cụm cảng trình cấp có thẩm quyền phee duyệt và triền khai thực hiện . -Tham mưu cho lãnh đạo Cụm cảng trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng , kỷ luật, nghỉ hưu đối với đội ngũ cán bộ, lao động theo phân cấp quản lý. -Xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ thuộc diện Cụm cảng quản lý; Hướng dẫn các đơn vị thành viên lập quy hoạch đội ngũ cán bộ thuộc diện các đơn vị thành viên quản lý. -Xây dựng chức danh, tiêu chuẩn viên chức, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật; Tổ chức bồi dưỡng thi nâng ngạch, bậc thợ, thi cấp năng định chứng chỉ hành nghề kỹ thuật theo quy định của Nhà nước và của Cục hang không trong toàn Cụm cảng. -Xây dựng kế hoạch lao động hàng năm và từng thời kỳ theo phương án hoạt động và sản xuất kinh doanh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. -Phối hợp với Văn phòn Đảng - Đoàn thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong toàn Cụm cảng. - Chủ trì xây dựng và bảo vệ định mức lao động, đơn giá tiền lương của Cụm cảng; Báo cáo lãnh đạo Cụm cảng phân bổ định mức lao động, đơn giá tiền lương cho các đơn vị thành viên. - Xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế trả lương, thưởng cho người lao động khi được phê duyệt. -Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện trong toàn cụm cảng; Hướng dẫn các cơ quan , đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên và tổ chức thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Giúp Tổng Giám đốc thực hiện các chế độ cho thôi việc, nghỉ việc , chế độ khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với người lao động, người có công và các đối tượng chính sách khác. - Giải quyết các thủ tục hành chính về công tác nhân sự; quản lý, lưu trữ hồ sơ cán bộ, công nhân viên theo phân cấp quản lý cán bộ của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam và của Cụm cảng. - Quản lý nghiệp vụ về công tác lao động tiền lương; Hướng dẫn nghiệp vụ công tác lao động tiền lương cho cán bộ, nhân viên làm công tác lao động tiền lương tại các đơn vị thuộc Cụm cảng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng Giám đốc. - Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. 1.3.5. Chức năng nhiệm vụ của phòng Tài chính – Kế toán. a) Chức năng:Phòng Tài chính – Kế toán là cơ quan tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc về công tác tài chính – kế toán – thống kê. b) Nhiệm vụ: Quản lý toàn bộ số vốn , tài sản Nhà nước giao cho Cụm cảng; Lập kế hoạch , phương án tạo, sử dụng, huy động vốn từ các nguồn theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch tài chính; Tổng hợp, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm báo cáo Tổng Giám đốc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính khi được phê duyệt. Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất phương án hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; Tham gia phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư của Cụm cảng. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Cụm cảng xây dựng , thẩm định, triển khai các dự án đầu tư và hợp động kinh tế của Cụm cảng. Tham gia quản lý , giám sát và chịu trách nhiệm thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị theo quy định. Thực hiện và hướng dẫn thực hiện các quy đinh, chế độ về tài chính, kế toán, thống kế của Nhà nước và đơn vị. Chủ trì xây dựng giá, phí và các mức thu tại Cụm cảng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tham gia xây dựng các định mức kinh tế – kỹ thuật, đơn giá tiền lương của Cụm cảng. Tổ chức hạch toán tại Cụm cảng và các đơn vị trực thuộc theo mô hình hạch toán tập trung. Hướng dẫn, kiểm tra , giám sát việc hạch toán, báo cáo kế toán, lưu trữ hồ sơ, chứng từ tại các đơn vị trực thuộc theo quy định hiện hành của Nhà nước. Tổ chức thực hiện công tác kiểm toán đối với hoạt động tài chính, kế toán của Cụm cảng và các đơn vị trực thuộc theo quy định hiện hành của Nhà nước. Quản lý nghiệp vụ về công tác tài chính – kế toán; Hướng dẫn nghiệp vụ công tác tài chính – kế toán cho cán bộ , nhân viên làm công tác tài chính – kế toán – thống kê tại các đơn vị thuộc Cụm cảng. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng Giám đốc . Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. 1.3.6. Chức năng nhiệm vụ của phòng Kỹ thuật – Công nghệ. a) Chức năng:Phòng Kỹ thuật –Công nghệ là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc về công tác khoa học kỹ thuật, công nghệ, môi trường và ứng dụng khoa học công nghệ tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài và các cảng hàng không khu vực miền Bắc. b)Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tại các cảng hàng không miền Bắc. triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch ứng dụng khoa học kỹ thuật , công nghệ đã được phê duyệt. Tham gia xây dưng, thẩm định các dự án, kế hoạch phát triển cảng hàng không có liên quan đế lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ, môi trường và các kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. Theo dõi, hướng dẫn việc lắp đặt, khai thác có hiệu quả những trang thiết bị kỹ thuật cảng hàng không. Phối hợp với các đơn vị lập kế hoạch và tổ chức hướng dẫn triển khai việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị kỹ thuật của Cụm cảng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Xây dựng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, các định mức kỹ thuật; Tham gia xây dựng quy chế, điều lệ quản lý tài sản, trang thiết bị dây chuyền công nghệ cảng hàng không , trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện. Tham gia định kỳ đánh giá tình trạng tài sản, trang thiết bị kỹ thuật của các cảng hàng không thuộc Cụm cảng Hàng không miền Bắc, Quản lý hồ sơ, tài liệu pháp lý về phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật; Tổ chức biên dịch các tài liệu khoa học kỹ thuật; Tổ chức thu thập, trao đổi thông tin về khoa học kỹ thuật công nghệ của các cảng hàng không trong nước và quốc tế để cung cấp cho lãnh đạo và các đơn vị thuộc Cụm cảng. Xây dựng và quản lỹ thư viện khoa học kỹ thuật. Chỉ đạo, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện các văn bản phpá quy về lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ; Tổng hợp tình hình hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ tuật trong đơn vị, kiến nghị lên cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ/ Chủ trì nghiên cứu, tổ chức đăng ký và phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện các đề tài, đề án nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật , công gnhệ vào các lĩnh vực quản lý, điều hành, xây dựng, sản xuất kinh doanh. Tổ chức tuyên truyền, cổ động phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới tiên tiến vào sản xuất kinh doanh tại các cảng hàng không trong khu vực. Tham gia xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo cơ bản, đào tạo bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong các lĩnh vực kỹ thuật, khai thác dây chuyền công nghệ phù hợp với việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới tại các cảng hàng không khu vực miền Bắc. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc phân công. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. 1.3.7. Chức năng nhiệm vụ của Văn phòng Đảng - Đoàn. a) Chức năng: Văn phòng Đảng - Đoàn là cơ quan giúp việc cho Đảng uỷ và Tổng Giám đốc thực hiện công tác Đảng, công tác Công đoàn và Đoàn Thanh niên theo Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. b)Nhiệm vụ: Lập kế hoạch công tác Đảng, công tác Công đoàn, Đoàn Thanh niên trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện. Quản lý số lượng, chất lượng đội ngũ Đảng viên, Đoàn viên công đoàn, Đoàn thanh niên; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng , phát triển đội ngũ Đảng viên, Đoàn viên công đoàn, Đoàn viên thanh niên. Phối hợp với cơ quan Tổ chức Cán bộ – Lao động Tiền lương trong việc tham mưu cho Thường vụ Đảng uỷ về công tác cán bộ trong đơn vị. Chịu sự chỉ đạo ngành dọc của cơ quan Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên cấp trên. Triển khai hướng dẫn và chỉ đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết, nhiệm vụ theo quy định của tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên. Xây dựng kế hoạch và triển khai các mặt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng , tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng. Phối hợp bới cơ quan Tổ chức Cán bộ – Lao động Tiền lương thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong đơn vị. Giải quyết các công việc hành chính về công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên thuộc trách nhiệm và thầm quyền của mình. Theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Tổng Giám đốc . Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Phần ii: Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của cụm cảng hàng không miền Bắc 2.1. Sản lượng vận chuyển hàng không năm 1997 - 1999 của cụm cảng hàng không miền Bắc. 1.Sản lượng vận chuyển. Trên thế giới ngành hàng không dân dụng luôn là ngành mũi nhọn trong hệ thống giao thông vận tải của bất cứ quốc gia nào, mặc dù có rất nhiều loại phương tiện vận tải như: ôtô, tàu hoả, tàu thuỷ... nhưng chỉ có vận chuyển bằng máy bay mới đáp ứng được những yêu cầu đặc biệt về thời gian, đảm bảo vận chuyển qua mọi địa hình. Chính từ những đặc thù vận chuyển bằng đường không nên ở mọi giai đoạn phát triển, các nước đều coi ngành hàng không như một ngành kinh tế đầy tiềm năng, cần phải quan tâm và đầu tư một cách thích đáng. Vận chuyển hàng không của Cụm cảng bao gồm vận chuyển hành khách trong và ngoài nước, vận chuyển hàng hoá, hành lý, bưu kiện. Tổng hợp sản lượng vận chuyển của Cụm cảng trong 3 năm 1997-1999 được thể hiện rõ ở bảng 1 TT Các chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 I Tổng HK đi đến Khách 1.694.147 1.700.337 1.781.370 1 Quốc Tế Khách 542.469 529.449 583.121 2 Nội địa Khách 1.151.678 1.170.888 1.198.249 3 Hành khách đi Khách 845.494 857.229 848.521 4 Hành khách đến Khách 848.653 843.108 932.849 Sân bay Nội bài Khách 1.580.070 1.614.424 1.657.997 Quốc Từ Khách 542.469 529.449 545.652 Nội địa Khách 1.037.601 1.084.975 1.112.345 Hành khách đi Khách 787.409 814.468 847.895 Hành khách đến Khách 792.661 799.956 810.102 II Tổng H2, HL,Bkiện Tấn 94.587 88.220 96.934 1 Quốc tế Tấn 30.673 28.776 30.969 2 Nội địa Tấn 63.914 59.000 65.965 3 Sân bay Nội Bài Tấn 91.691 85.893 93.442 III Điều hành HCC Lần/chuyến 18.436 16.696 19.154 Quốc tế Lần/chuyến 6.206 5.270 6.512 Nội địa Lần/chuyến 12.230 11.426 12.642 Sân bay Nội bài Lần/chuyến 16.042 15.248 16.345 Bảng 1: Sản lượng vận chuyển hàng không của cụm cảng năm 1997 – 1999 Từ bảng tổng kết trên, lưu lượng hành khách đi và đến tại Sân bay Nội bài được thể hiện chi tiết ở bảng sau: Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 1 Tổng HK đi đến Khách 1.694.147 1.700.337 1.781.370 2 Tổng H2, HL, Bkiện Tấn 91.691 85.893 93.442 3 Điều hành HCC Lần/chuyến 16.042 15.248 16.345 - Tốc độ tăng trưởng qua các năm TT Chỉ tiêu So sánh % 97/98 98/99 Tổng HK đi đến 99.64 102.7 Tổng H2, HL, Bưu kiện 102.17 108.79 Điều hành HCC 95.05 107.19 Nhận xét: Nhìn vào bảng nhận xét trên chúng ta thấy sản lượng vận chuyển hàng không năm 1999 tăng nhanh. Khối lượng hành khách đi đến tăng 102.7% so với năm 1998 tương đương với 43.573 hành khách một năm. Tổng hàng hoá, hành lý, bưu kiện, điều hành HCC cũng tăng 107% so với năm 1998. Điều này chứng tỏ tốc độ phát triển của doanh thu tăng mạnh vào năm này. 2.Tình hình khai thác Cảng hàng không của Cụm cảng. Thu nhập của Cảng hàng không dược tạo ra từ các hoạt động hàng không và các nguồn phi hàng không. Thu nhập hàng không: là các khoản thu trực tiếp từ các hoạt động và hạ cánh của máy bay, từ hành khách và hàng hoá bao gồm: Phí hạ cánh MB, phí dịch vụ hành khách, phí đỗ, phí vào ga của MB và các chi phí liên quan đến xử lý vệ sinh MB. Hoạt động phi Hàng Không (hay hoạt động thương mại ) bao gồm: nhượng quyền khai thác cửa hàng, hiệu ăn, cửa hàng miễn thuế, sân đỗ ô tô; Cho thuê mặt bằng, thiết bị, quầy thủ tục hoặc bán trực tiếp các cửa hàng và khai thác các hoạt động đó nếu cảng hàng không có khả năng khai thác các hoạt động đó. Cảng hàng không Việt Nam chủ yếu thu nhập hàng không là chính.Trong khi đó các cảng hàng không trên thế giới trong những năm gần đây đã có xu hướng thương mại nhiều hơn, do đó đã tạo ra một tỷ lệ ngày càng tăng của thu nhập và lợi nhuận của mình từ những hoạt động phi hàng không. Muốn tăng thu nhập hàng không phải kích thích tăng vận chuyển,việc này tương đối khó cho một cảng hàng không cho một cảng hàng không, mặc dù phải cố gắng là hoặc tăng thuế hành khách hoặc thuế máy bay. Việc tạo thêm thu nhập thương mại dễ thực hiện hơn nhiều. Do đó tối đa hoá lợi nhuận thương mại sẽ là một chính sách nhạy bén của cảng hàng không nói chung hay Cụm cảng nói riêng. Hiện nay Cảng Hàng Không Nội Bài tự khai thác sân đỗ ô tô, mặt bằng quảng cáo, còn các hoạt động khác Cảng Hàng Không đều cho các hãng thầu trong nước, nước ngoài nhượng quyền khai thác hoặc cho thuê các hoạt động thương mại trên. Hoạt động thương mại tại Cảng Hàng Không Nội Bài đã đem lại khoảng 20% thu nhập a. Doanh thu nhượng quyền khai thác. Chỉ tiêu Số tiền Nhượng quyền bán xăng dầu 99.069.974 Nhượng quyền bán xăng 59.044.937 Nhượng quyền kinh doanh thương mại khác 93.254.781 Nhượng quyền XNTMMĐ 295.446.947 Nhượng quyền cho công ty NASCO 556.756.186 Nhượng quyền cho xí nghiệp ô tô 121.413.643 Nhượng quyền kinh doanh hàng miễn thuế 300.000.000 Nhượng quyền cho xí nghiệp XNTMHK 135.342.543 Nhượng quyền kinh doanh xuất ăn 96.350.069 Tổng cộng 1.200.022.894 Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu do nhượng quyền khai thác đạt được 1.200.022.894 đồng. Theo QĐ -193/1998, doanh thu thu được từ nhượng quyền khai thác được tính 1 USD/tấn xăng dầu. Cảng hàng không đã có những chiến lược để tăng doanh thu đặc nhượng như đưa ra những căn cứ xác đáng để nâng doanh thu đặc nhượng của cửa hàng miễn thuế từ 1% doanh thu lên 10% doanh thu đặc nhượng. b. Kết quả cho thuê thiết bị, quầy tại Cảng Hàng Không Nội Bài năm 1999. Hiện nay Cảng Hàng Không cho các hãng hàng không trong và ngoài nước thuê quầy để làm thủ tục cùng với việc cho thuê trang thiết bị kèm theo như: Máy tính, xe ô tô và các phương tiện phòng cháy chữa cháy, cứu thương.v..v. Cảng hàng không hiện đang khai thác 25 quầy. Trong đó, 8 quầy đặt ở vị trí Ga nội địa (G3) và 12 quầy tại khu vực ga quốc tế đi (G2) và 1 quầy đặt tại ga quốc tế đên (G4). Tất cả các quầy đều được thuê theo tháng với mức giá đúng như quy định của Cục hàng không. Thu tại ga nội địa là: 8 x 25.000.000 đ/quầy/tháng = 200.000.000 Thu tại ga quốc tế là: 13 x 36.400.000 đ/quầy/tháng = 473.200.000 Với tổng số 21 quầy thủ tục không thể đáp ứng được lượng hành khách như hiện nay. Do thời tiết khí hậu không ổn định, tâm lý hành khách không muốn bay vào ban đêm nên lịch bay trong và ngoài nước chủ yếu tập trung vào ban ngày. Dẫn đén mật độ hành khách đi và đến tại những giờ cao điểm rất lớn. Tính riêng lịch bay của Vietnam Airline, một ngày trung bình có những chuyến bay sau: Tại ga nội địa: HAN đ BMV (k/hành: 7.55’) ; HAN đ DLI (7:20’) HAN đ NHA (k/hành: 7.00’) ; HAN đ SQH (10.05’) HAN đ SNG (7.20’; 11.10’ ; 14.30’ ; 16.50’ ; 19.30’) HAN đ DAD (7.55’: 17.10’) ; HAN đ DIN (11.15’) HAN đ PXU (k/hành: 11.00’) ; HAN đ UIH (11.10’) Tại ga quốc tế: HAN đ Berlin - Tegel (19.10’) ; HAN đ Dubai (19.50’) HAN đ Guangzhou (10.35’) ; HAN đ Hong Kong (10.50’) HAN đ Los Angeles (16.25’) ; HAN đ Osaka (19.30’) HAN đ Paris (19.10’) ; HAN đ PhnomPenh (7.20’) HAN đ San Francisco (16.25’) ; HAN đ Seoul (19.30’) HAN đ Siem Reap (7.20’) ; HAN đ Singapore (7.20’) HAN đ Taipei (16.25’) ; HAN đ Zurich (14.30’) Các giờ cao điểm tập trung vào khoảng từ 7-8 giờ: 11-12 giờ: 14-15 giờ; 17-18 giờ hàng ngày. Vào những giờ cao điểm trên, quầy thủ tục thường bị ách tắc do số lượng hành khách cao. Các chuyến bay đường ngắn từ Hà Nội đến Nà Sản, Điện Biên, Vinh sử dụng máy bay ATR 72 với 65 nghế. Còn lại, các chuyến bay sử dụng tàu bay A 320, Boeing 747 đi chuyến đường dài có số lượng ghế ngồi từ 200 ghế trở lên. Ngoài ra, các quầy thủ tục chủ yếu do xí nghiệp thương mại mặt đất nội bài khai thác. Cảng Hàng Không chưa có quầy dành cho các hãng nước ngoài thuê theo tháng hoặc theo chuyến bay. Đối với việc cung ứng quầy thủ tục, xí nghiệp thương mại mặt đất nội bài đã đề nghị Cảng Hàng Không đặt thêm quầy để giảm bớt hiện tượng quá tải tại khu vực ga. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có quầy để đưa vào khai thác. c. Kết quả cho thuê mặt bằng. Nội dung Diện tích M2 Đơn giá (đ/m2/T) Thành tiền (đồng/năm) Nhà ga G3 271.37 169.638.000 Trong cách ly 92.1 16.578.000 Cửa hàng bách hoá 30.5 180.000 65.880.000 Phòng khách hạng nhất 56.4 180.000 121.824.000 Kho cho phòng khách hạng nhất 4 180.000 8.640.000 Bưu điện 1.2 180.000 2.592.000 Ngoài cách ly 179.27 153.060.000 Bưu điện 11.52 100.000 13.824.000 Trạm thuế 3 100.000 3.600.000 Cửa hàng bách hoá 10.8 100.000 1.296.000 Quầy bán vé taxi 2.25 100.000 2.700.000 Lost and Found 2.7 100.000 3.240.000 Quầy giải khát trước nhà tiền vây 84 50.000 50.400.000 Văn phòng khu vực miền Bắc 65 100.000 78.000.000 Nhà ga G4 85.71 237.472.80 Trong cách ly 53.33 179.188.80 Duty free shop 31.25 280.000 105.000.000 Dịch vụ vận chuyển 2.56 280.000 8.601.600 Quầy trả hành lý thất lạc 10.4 280.000 34.944.000 Quầy thủ tụCông ty cho khách Transfer 3.36 280.000 11.289.600 Quầy bách hoá 5.76 280.000 19.353.600 Ngoài cách ly 32.38 58.284.000 Vietcombank 8.96 150.000 16.128.000 First Vinabank 8.96 150.000 6.750.000 Cửa hàng bách hoá 6.93 150.000 12.474.000 Bưu điện 11.2 150.000 20.160.000 Quầy bán vé taxi 1.54 150.000 2.772.000 Nhà ga G2 1627.43 5.727.991.200 Trong cách ly 774.37 2.601.883.200 Phòng thủ tục hải quan 8.4 280.000 28.224.000 Cửa hàng ăn nhanh 117.47 280.000 394.699.200 Duty free shop 248.64 280.000 835.430.400 Cửa hàng lưu niệm 194.16 280.000 652.377.600 Văn phòng Duty 48 280.000 161.280.000 Kho duty 12.5 280.000 42.000.000 Phòng khách hạng nhất 139.2 280.000 467.712.000 Kho phục vụ khách hạng nhất 6 280.000 20.160.000 Ngoài cách ly 853.06 2.136.108.000 Cửa hàng lưu niệm 48.92 150.000 88.056.000 Quầy bách hoá 11.28 150.000 20.304.000 Ban điều hành bay 34.2 150.000 61.560.000 Hàng HK Nga 12 300.000 43.200.000 Bưu điện Sóc Sơn 14.3 150.000 25.740.000 Thuê văn phòng đại diện 355 300.000 1.278.000.000 Văn phòng dịch vụ HK 27.36 150.000 49.248.000 Cửa hàng G2 + G4 Cửa hàng ăn + uống 300 150.000 540.000.000 Kho và khu bếp 50 50.000 30.000.000 XN chế biến xuất ăn Nội Bài 890 50.000 534.000.000 XN phục vụ KTTM-MĐ Nội Bài 6055 3.873.000.000 Văn phòng làm việc 80 300.000 288.000.000 Các khu vực khác trong nhà ga 446 50.000 267.600.000 Khu vực kho hàng hoá 3205 50.000 1.923.000.000 Khu ba trạm 2324 50.000 1.394.400.000 Tổng cộng 8929.51 50.000 10.542.102.000 Nhận xét: Doanh thu mặt bằng đạt 10.542.102.000 đồng/năm là cao đối với Cảng Hàng Không có quy mô nhỏ như hiện nay (chiếm 8% tổng doanh thu). Tại ba nhà ga G2, G3, G4 mặt bằng cho thuê chưa đủ đáp ứng nhu cầu của bạn hàng do diện tích dành cho khu vực thương mại có hạn. Việc bố trí mặt bằng nhà ga như hiện nay chưa thật hợp lý nên còn bỏ sót rất nhiều địa điểm có thể khai thác thương ại. Dẫn đến phần nào chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như hiện nay. Do mức thu nhập của khách hàng ngày càng tăng lên khi lựa chọn phương tiện đi lại vằng đường không họ thường đòi hỏi nhiều dịch vụ thoả mãn nhu cầu nhiều hơn như: dịch vụ giải trí, mua sắm, nhà hàng, khách sạn..v..v Nhưng những dịch vụ này Cảng Hàng Không phần nào chứa làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, dịch vụ chưa phát triển mạnh như các nước trong khu vực. Ngoài ra hiện nay mức giá mà Cục hàng không quy định như trên phần nào chưa hợp lý. Chẳng hạn trong một khu vực ga quốc tế có rất nhiều địa điểm khác nhau dành cho thương mại. Nhưng doanh thu của các loại hình kinh doanh dịch vụ lại hoàn toàn phụ thuộc vào luồng đi, đến của khách hàng. Cho nên, Cục hàng không áp dụng mức giá cho thuê mặt bằng như nhau cho các cửa hàng, mặt hàng kinh doanh tại một nhà ga là chưa chính xác. Những nơi có luồng hành khách đi lại nhiều hơn thì cần phải có một mức giá cao hơn cho những cửa hàng tại đó. Còn những cửa hàng không nằm trong luồng đi chính thì Cảng Hàng Không cần phải xây dựng mức giá khác. Do chính sách giá cứng nhắc mà Cảng Hàng Không qui định, nhiều cửa hàng có thu nhập cao, nhưng cũng có những cửa hàng doanh thu không đạt tới mức mà họ mong muốn. Tại nhà ga G4, có hai cửa hàng bách hoá do xí nghiệp thương mại hàng không khai thác với tổng diện tích 29.76m2. Diện tích trong khu vực cách ly là 300.000 đồng/m2 đối với các cửa hàng. Trong khi đó, doanh thu của cửa hàng bách hóa không thể bằng doanh thu của các cửa hàng miễn thuế, miễn phí. Đến năm 1999, xí nghiệp thương mại Hàng Không chỉ thuê 5.76 m2 làm cửa hàng bách hoá. Như vậy, còn 24m2 chưa được đưa vào kinh doanh. Nếu như cảng Hàng Không có chính sách giá mềm dẻo hơn, chắc chắn cửa hàng bách hoá này sẽ được đưa vào khai thác. Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ tại Cảng Hàng Không là phải có nhiều cửa hàng, nhiều chủng loại hàng khác nhau thì kinh doanh sẽ có hiệu quả cao hơn. Diện tích mặt bằng của Công ty hiện nay cho khách hàng thuê chiếm gần hết các khu vực thương mại của cảng. Tuy nhiên vẫn còn những địa điểm mà Cảng Hàng Không chưa triệt để đưa vào khai thác, góp phần nâng cao thu nhập cho thuê mặt bằng. Tóm lại: Nhìn chung hoạt động kinh doanh khai thác và cung ứng dịch vụ tại Cảng Hàng Không trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng, các hãng Hàng Không và các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực. Bù đắp được chi phí và thu được phần nào lợi nhuận cho Nhà nước trong hai năm vừa qua. Tồn tại và phát triển qua nhiều cơ chế khác nhau, từ cơ chế quan liêu sang cơ chế thị trường Cảng Hàng Không hội nhập vào thị trường kinh tế một cách nhanh chóng, vận dụng kinh nghiệm thực tế của các Cảng Hàng Không lớn của các Châu lục đưa vào áp dụng tại Việt Nam. Các nhà hoạch định Cảng Hàng Không Nội Bài nói riêng và cảng Hàng Không trong nước nói chung đã có nhiều chiến lược nhằm nâng cao thu nhập Hàng Không , thu nhập phi Hàng Không và nâng cao chất lượng dịch vụ của Cảng Hàng Không. Tuy nhiên, bên cạnh nhưng kết qủa đạt được còn bộc lộ những tồn tại cần phải có giải pháp cải tiến trong thời gian tới để phù hợp với cơ chế và tình hình mới. + Cảng Hàng Không chưa chủ động xây dựng các chương trình chiến lược phát triển, các hoạt động phù hợp cho từng thời kỳ. + Cơ quan quản lý nhà ga chưa được giao đầy đủ chức năng nhiệm vụ, chưa có tư cách pháp nhân trong việc giao dịch và tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của thị trường. + Khách hàng tham gia hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ tại nhà ga chưa nhiều, chưa đa dạng, không có tính cạnh tranh chủ yếu là các đơn vị trong ngành theo sự phân công của Nhà nước. + Hình thức dịch vụ chưa đa dạng, chưa có hệ thống tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ để kiểm tra, kiểm soát dẫn đến còn lúng túng trong quản lý chất lượng và chưa thực sự thoả mãn nhu cầu của hành khách. + Hệ thống giá dịch vụ cứng nhắc, kém năng động, nhiều loại giá chưa phù hợp với thực tế gây khó khăn cho quản lý và tổ chức khai thác gây thất thu cho Nhà nước. Trước những thuận lợi và khó khăn trên, cần phải có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu qủa kinh doanh và hoàn thiện dần bộ máy quản lý của Cảng Hàng Không. 2.2. Tình hình lao động tiền lương 2.2.1 Nguồn hình thành quỹ tiền lương và việc sử dụng quỹ tiền lương. 2.2.1.1 Phân tích tình hình năng suất lao động: Tuy là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích chiến lược nguồn nhân lực vẫn là mối quan tâm của cụm cảng vì nó quyết định năng suất lao động đảm bảo độ ổn định của doanh nghiệp. Chính vì thế cụm cảng đã xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động , đảm bảo cân bằng giữa quản lý, cung ứng dịch vụ và xây dựng một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời khuyến khích người lao động tích cực sản xuất và tổ chức thực hiện theo chế độ Nhà nước quy định. Đối tượng Năm 1998 Năm 1999 Sốlượng (Người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Tổng số CBCNV 12064 1296 Cán bộ quản lý 189 15 201 15.51 Công nhân viên 1075 85 1095 84.49 Trình độ chuyên môn Tiến sĩ 1 0.08 2 0.15 Thạc sĩ 3 0.24 4 0.31 Kỹ sư, cử nhân 386 30.54 399 30.79 Trình độ trung, sơ cấp 422 33.39 440 33.95 Lao động phổ thông 452 35.76 461 35.57 Bảng cơ cấu lao động Nhận xét: Nhìn chung cơ cấu tỷ lệ giữa cán bộ quản lý và công nhân viên không mấy thay đổi qua các năm 1998 và 1999 vì số cán bộ công nhân viên năm 1999 tăng so với năm 1998 là 102%; ngoài ra tỷ lệ công nhân viên có trình độ kỹ sư cử nhân, trung cấp tăng nhanh so với năm 1998 kể cả số lượng lao động phổ thông chưa qua đào tạo có xu hướng giảm đáng kể, điều này chứng tỏ ban lãnh đạo Cụm cảng đều qua được trường lớp đào tạo. - Tổng quỹ tiền lương và lương bình quân năm 1999 Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực hiện D% Tổng quỹ lương đồng 27.544.113.780 29.869.009.951 108,4 Số lao động đồng 1285 1296 100,9 Lương bình quân năm đồng 21.435.108 23.047.075 107,5 Nhận xét: Thông qua bảng trên chúng ta thấy nguyên nhân dẫn đến lương bình quân thực tế của mỗi cán bộ công nhân viên tăng 107.5% so với kế hoạch là: Tổng quỹ lương kỳ thực hiện tăng 108.4% so với kế hoạch và số lượng CBCNV tăng nhưng không đáng kể. Lao động trong Cụm cảng thông qua đại hội công nhânviên chức; + Tiền lương phải sử dụng như một đòn bẩy, biện pháp kinh tế kích thích sản xuất phát triển đồng thời tạo cho mọi người lao động tin tưởng, phấn khởi, hăng say trong lao động góp phần vào hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Phương pháp phân phối quỹ tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh (lương năng suất). - Xác định quỹ tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh (lương năng suất): + Tổng quỹ lương năng suất hàng năm: Lgns = Lg năm - Lgcb năm - Lg khoán năm + Tổng quỹ lương năng suất phân phối hàng tháng Lgns tháng = Lg tháng - Lgcb tháng - Lg khoán tháng Lgns tháng, năm: Tổng quỹ lương năng suất tháng, năm Lg tháng, năm: Tổng quỹ lương tháng, năm Lgcb tháng năm: Tổng quỹ lương cơ bản tháng, năm Lg khoán: Tổng lương chi trả hợp đồng khoán, mùa vụ, thử việc. - Các căn cứ để phân phối lương năng suất hàng tháng cho người lao động: + Ngày công làm việc thực tế được trả lương sản phẩm (Nctt) + Hệ số chức danh quản lý và công việc đảm nhận (K1). + Hệ số mức độ phức tạp của công việc đảm nhân (K2). + Hệ số chất lượng làm việc của từng người lao động (Kcn) + Hệ số chất lượng lao động trong tháng của từng đơn vị (Kđv) + Hệ số thâm niên ngành hàng không (TN) + Hệ số cường độ lao động của từng đơn vị thành viên (K3) + Hệ số trình độ chuyên môn được đào tạo tương thích (K4) - Xác định hệ số chức danh quản lý và hệ số chức danh công việc đảm nhận (K1) + Hệ số chức danh cho lao động làm công tác quản lý: Tổng giám đố 6,90 Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng 6,20 Giám đốc, trưởng phòng 5,50 Phó giám đốc, Phó trưởng phòng 4,80 Đội trưởng 3,30 Đội phó 2,95 Tổ trưởng, kíp trưởng, đài trưởng 2,45 Tổ phó, kíp phó, đài phó 2,25 + Hệ số chức danh cho công việc đảm nhận Chuyên viên, kỹ sự và tương đương 2,65 Nhân viên lái xe từ 40 chỗ - 7,5 tấn 2,35 Nhân viên lái xe và nhân viên thủ tục bay 2,20 Nhân viên thông tin, điện nước, sửa ô tô 2,15 Cán sự, kỹ thuật viên và tương đương 2,30 Nhân viên thường vụ, kho, lễ tân, an ninh PCCC, bến bãi và nhân viên bốc xếp 2,10 Nhân viên văn thư, giáo viên trường mầm non 1,75 Nhân viên phục vụ, tạp vụ - Hệ số mức độ phức tạp của từng ngành nghề công việc đảm nhận (K2). Hệ số này được xác định như sau: K2 = Hệ số lương cấp bậc công việc x 10% - Hệ số chất lượng lao động của từng người trong tháng (Kcn). Hệ số này được đánh giá căn cứ vào khối lượng công việc được giao và mức độ hoàn thành nhiệm vụ, được xác định theo 4 loại sau đây: A1 = 1,05 áp dụng đối với người lao động: + Hoàn thành xuất sắc các công việc được giao cả về chất lượng và thời gian. + Có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác và đảm bảo đủ ngày công trong tháng theo quy định + Không vi phạm kỷ luật lao động A = 1,00 áp dụng đối với người lao động: + Hoàn thành tốt công việc được giao + Có tinh thần trách nhiệm trong công tác + Không vi phạm kỷ luật lao động và nghỉ không quá 2 ngày công trong tháng B = 0,8 áp dụng cho người lao động hoàn thành công việc ở mức độ bình thường, có sai sót trong công việc nhưng chưa gây hậu quả. + Nghỉ không báo cáo 1 ngày trong tháng và phải có 15 ngày làm việc thực tế trở lên. + Không vi phạm kỷ luật lao động C = 0,4 áp dụng cho người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao, chất lượng lao động kém hoặc bị kỷ luật từ khiển trách trở lên. Tổng giám đốc trực tiếp đánh giá, phân loại chất lượng lao động trong tháng của cán bộ lãnh đạo cấp giám đốc, phó giám đốc và tương đương ở các đơn vị thuộc cụm cảng Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp đánh giá phân loại chất lượng lao động cho cán bộ công nhân viên thuộc quyền còn lại - Hệ số chất lượng lao động của các đơn vị (Kđv). Hệ số này được đánh giá căn cứ vào hiệu quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được xác định 3 loại như sau: + A = 1,05 được xác định cho các đơn vị có hiệu quả công tcs cao và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. + A = 1,00 được xác định cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức độ trung bình, hiệu quả công tác trung bình. + B = 0,9 được xác định cho các đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ được giao, hiệu quả công tác kém. Tổng giám đốc trực tiếp đánh giá, phân loại chất lượng lao động trong tháng của các đơn vị trực thuộc cụm cảng sau khi tham khảo ý kiến của 3 cơ quan: phòng tổ chức cán bộ - lao động tiền lương; phòng kinh tế kế hoạch; phòng tài chính kế toán - Hệ số thâm niên ngành hàng không (TN): Đây là hệ số khuyến khích người lao động có thâm niên công tác trong ngành hàng không dân dụng. Hệ số này được tính như sau: + Cứ mỗi năm công tác trong ngành hàng không được tính bằng 1% (0,01) và chỉ được tính khi đã có thời gian công tác trong ngành hàng không đủ 5 năm (tròn 60 tháng) trở lên + Tối đa là 20 năm công tác - tương ứng với 20% (0,2) + Mốc thời gian để tính thâm nhiên ngành từ tháng 2/1976 - Hệ số cường độ lao động của từng đơn vị thành viên (K3). Hệ số này được xác định như sau: + Cảng hàng không Nội bài 1,00 + Cảng hàng không Cát bi 0,95 + Cảng hàng không Vinh, Điện Biên 0,90 + Cảng hàng không Na Sản 0,85 Riêng một số đơn vị thuộc Nội Bài tổng giám đốc và hội đồng tiền lương sẽ xác định hệ số cường độ lao động cụ thể và thay đổi theo yêu cầu, tính chất nhiệm vụ hàng năm. - Hệ số trình độ chuyên môn được đào tạo tương thích với yêu cầu nhiệm vụ (K4). Hệ số thể hiện mức độ tương thích giữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà người lao động đang đảm nhận với yêu cầu của nhiệm vụ được giao. Hệ số này được triển khai sau khi cụm hàng không miền Bắc ban hành “tiêu chuẩn chức danh viên chức và chuyên môn nghiệp vụ” - Phân phối lương năng suất cho từng người lao động trong tháng: Để tiến hành phân phối tiền lương năng suất cho từng người lao động trong tháng phải tiến hành theo hai bước sau: + Bước 1: Xác định quỹ lương năng suất của từng đơn vị trực thuộc cụm cảng. + Bước 2: Xác định quỹ lương năng suất cho từng người lao động của từng đơn vị trực thuộc cụm cảng Để xác định quỹ lương năng suất của từng đơn vị trực thuộc cụm cảng phải tiến hành như sau Xác định tổng điểm của người lao động chưa có hệ số chất lượng lao động cá nhân (Kcn) Công thức tính: Tổng điểm cá nhân = Nctt x (K1 + K2 + TN) x K3 x Kđv (chưa có Kcn) Xác định tổng điểm của đơn vị chưa có hệ số chất lượng lao động cá nhân (Kcn) Công thức tính : Tổng điểm của đơn vị = tổng điểm của toàn bộ số người trong đơn vị. Quỹ lương năng suất tháng của từng đơn vị được tính như sau: Xác định lương năng suất cho từng người lao động của từng đơn vị trực thuộc cụm cảng Lgns tháng đv = Lgns tháng của toàn cụm cảng x Sđiểm của toàn cụm cảng (chưa có Kcn) Tổng điểm của đv Tổng điểm cá nhân = Nctt x (K1 + K2 + TN) x K3 x Kđv x Kcn (Đã tính Kcn) Lương năng suất tháng của từng người lao động được tính như sau. Phân phối các quỹ có tính chất lương theo kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh 1. Nguồn hình thành quỹ và mục đích - Quỹ khen thưởng được xác lập theo chế độ quy định luật hành của Nhà nước trong doanh nghiệp - Quỹ khen thường được dùng để: + Thưởng tháng, quý, năm cho CBCNV đang làm việc tại cụm cảng hàng không miền Bắc theo kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh theo tháng, quý, năm (ít nhất bằng 75% tổng quỹ khen thưởng) + Thưởng cho các tập thể và cá nhân trong và ngoài cụm cảng đã có nhiều đóng góp cho việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị (không quá 5% tổng quỹ khen thưởng) + Thưởng đột xuất, thưởng tổng kết thi đua 6 tháng, cả năm (không quá 20% tổng quỹ thưởng) + Hỗ trợ quỹ phúc lợi (nếu có) 2. Phân phối quỹ tiền thưởng. - Đối tượng tham gia phân phối thưởng gồm: CBCNV làm việc tại cụm cảng trừ người lao động giao kết hợp đồng lao động làm việc có tính chất công nhật, mùa vụ, khoán, thử việc hoặc vi phạm kỷ luật lao động, nội quy lao động đang bị đình chỉ công tác - Phương pháp tính thưởng: Người lao động được thanh toán tiền thưởng theo quý, việc phân phối tiền thưởng như phân phối tiền thưởng năng suất Tổng giám đốc cụm cảng hàng không miền Bắc quản lý việc trích quỹ khen thưởng theo các mục đích trên theo đề nghị của các cơ quan có liên quan sau khi thống nhất với thường vụ BCHCĐ cụm cảng Phân phối tiền lương làm thêm giờ - Quỹ tiền lương trả cho số giờ làm việc thêm được xác lập theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước trong doanh nghiệp - Quỹ lương làm thêm giờ của cụm cảng chỉ được dùng để thanh toán cho người lao động trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh cung ứng dịch vụ và thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu phải làm thêm giờ của các đơn vị - Người lao động làm việc ở bộ phận hành chính gián tiếp do yêu cầu cấp bách phải làm thêm giờ thì phải được thủ trưởng đơn vị đề nghị và được tổng giám đốc phê duyệt thì mới được thanh toán tiền lương làm thêm giờ. - Số giờ làm thêm không được quá 4 giờ trong ngày, 200 giờ trong một năm. - Tiền lương làm thêm giờ được tính theo công thức sau: - Tiền làm thêm giờ được thanh toán theo quý (3 tháng/1lần) Tiền lương min Hệ số lương điều chỉnh DN cấp bậc ----------------------------------------- x Số giờ tiêu chuẩn trong tháng Tiền lương làm thêm giờ x = Số giờ làm thêm 150% hoặc 200% x Quỹ thưởng an toàn hàng không Hiện nay Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền đang xem xét bổ sung những đối tượng được tham gia chế đoọ thưởng an toàn hàng không. Hiện tại việc cấp phát tiền thưởng ATHK của đơn vị được phân phối cho người lao động có ngày công lao động trực tiếp làm việc tại cụm cảng - Người lao động được thanh toán thưởng ATHK theo quý. Việc phân phối thưởng ATHK như phân phối tiền lương năng suất (riêng CBCNV trực tiếp làm nhiệm vụ đảm bảo phục vụ an toàn chuyến bay ATHK sẽ được hưởng thêm 20% so với CBCNV khác của đơn vị Trả lương cho các trường hợp khác theo chế độ quy định của Nhà nước và của đơn vị. - Người lao động được hưởng nguyên lương cơ bản và 100% lương năng suất (không có thưởng) trong những ngày nghỉ phép năm, nghỉ mát theo quy định của Bộ luật lao động và theo quy định của đơn vị - Trả lương cho các trường hợp nghỉ do ốm đau, thai sản, nghỉ chờ nhận sổ hưu.... + Người lao động nghỉ thai sản theo chế độ quy đinh: lương cơ bản được BHXH trả theo quy định của Nhà nước. Tiền lương năng suất được hưởng 70% (không có thưởng và chế độ thưởng ATHK) + Người lao động trong thời gian nghỉ chờ nhận sổ hưu thì được hưởng 100% lương cơ bản. Tiền lương năng suất được hưởng 50% trong thời gian không quá 3 tháng kể từ ngày thông báo (không có thưởng và thưởng ATHK) + Người lao động bị đình chỉ công tác: được tạm ứng 50% lương cơ bản với thời hạn tối đa 3 tháng, sau thời gian đình chỉn nếu: Không sai phạm được đền bù 100% lương cơ bản và 100% lương năng suất kể cả thưởng. Sai phạm bị kỷ luật chuyển làm công tác khác hoặc sai thải thì người lao động không phải trả lại số tiền đã tạm ứng. + Người lao động đang làm việc tại cụm cảng bị tử vong được đơn vị trả nguyên tiền lương cơ bản và 100% tiền lương năng suất trong thời gian không quá 3 tháng (không có thưởng và thưởng ATHK) - Trả lương cho các trường hợp đi học, đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tay nghề.... Người lao động được cử đi học theo kế hoạch của Cục hàng không được hưởng: + Nguyên lương cơ bản và 90% lương năng suất nếu thời gian học dưới 1 tháng. + Nguyên lương cơ bản và 80% lương năng suất nếu thời gian học từ 1 à 4 tháng - Nguyên lương cơ bản và không có lương năng suất nếu thời gian học từ 4 tháng trở lên. 2.3. Công tác quản lý vật tư, tài sản cố định. 2.3.1. Tài sản cố định và hao mòn TSCĐ cụm cảng Hàng không Miền Bắc năm 1999. Cụm cảng hàng không miền Bắc là doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn nên có số lượng và giá trị tài sản rất lớn. Cụm cảng có đầy đủ các nhóm TSCĐ, mỗi nhóm gồm nhiều loại tài sản khác nhau. Do sự phát triển của ngành hàng không trong những năm gần đây nên việc đầu tư hàng năm vào TSCĐ đều tăng, TSCĐ nói chung thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Vì vậy việc tính khấu hao và giá trị của TSCĐ tính toán theo các nhóm quản lý tài sản. Bảng 2 khấu hao. 2.3.2. Phương thức tính hao mòn TSCĐ Cách tính khấu hao tài sản cố định dựa trên nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản cố định: - Tình hình tăng giảm TSCĐ năm 1999 Giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Số khấu hao lũy kế của TSCĐ - Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng = Nhận xét: Trong năm 1999 cụm cảng đã mạnh dạn đầu tư trang thiét bị hiện đại với mục đích không những nâng cao năng suất lao động mà còn nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ của cụm cảng, thông qua việc tăng mạnh tài sản cố định đạt gần 140 tỷ đồng. 2.4. Phân tích chi phí – giá thành của Cụm cảng năm 1999: 1.Chi phí: Theo quyết định của Tổng Giám đốc Cụm cảng hàng không miền Bắc ban hành Qui chế phân cấp quản lý quản lý tài chính của cụm cảng hàng không miền Bắc ngày 18/2/2000, cơ cấu chi phí của cảng hàng không bao gồm: - Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp; - Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn; - Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực; - Chi mua sắm công cụ lao động; - Chi phí khấu hao tài sản cố định; - Sửa chữa lớn tài sản cố định; - Chi phí bảo quản sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; - Chi đào tạo và sử dụng kỹ thuật chuyên ngành; - Chi quản lý đảm bảo hoạt động; - Chi tiền thuế đất; - Chi phí khác có liên quan; STT Chỉ tiêu Năm 1999 Số lượng (VNĐ) Tỷ lệ % Chi hoạt động công ích 107.201.669.401 1 Lương, phụ cấp lương + thưởng an toàn hàng không 29.869.009.951 27,8% 2 BHXH, BHYT, KPCĐ 1.427.360.048 1,33% 3 Sửa chữa thường xuyên, duy tu, sơn tín hiệu 7.220.406.520 6,73% 4 Sừa chữa lớn TSCĐ 13.391.642.601 12,5% 5 Chi nhiên liệu điện, nước 3.879.460.458 3,62% 6 Chi quản lý điều hành 13.628.746.174 12,7% 7 Trích khấu hao TSCĐ 27.754.591.120 25,9% 8 Bảo hiểm trách nhiệm chủ sân bay 609.870.330 0,57% 9 Vật tư, công cụ lao động nhỏ 1.440.290.877 1,34% 10 Đào tạo, ứng dụng KHKT 3.429.496.083 3,2% 11 Thuê đất, thuế đất 385.147.100 0,36% 12 Hiệu chuẩn thiết bị Y2K 563.632.443 0,52% 13 Thuế GTGTđầu vào không được k. trừ 2.185.672.956 2,03% 14 Thuế môn bài 850.000 0,0008% Bảng 4. Chi phí của cảng hàng không năm 1999 Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy thành phần chi phí chủ yếu là chi phí lương , thưởng, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên (27,8%) và chi phí khấu hao (25,9%). Chi phí cơ bản nhất của Cụm cảng hàng không miền Băc là chi phí tiền lương cho cán bộ công nhân viên và chi phí khấu hao. Tổng cộng nó chiếm tới quá nửa số chi phí của cụm cảng. Nhưng trong thực tế khoản chi cho khấu hao tài sản cố định là chi ảo. Vì theo như quy chế quản lý tài chính của cụm cảng thì Cụm cảng hàng không miền Bắc được để lại toàn bộ khấu hao để tái đầu tư thay thế, đổi mới tài sản cố định. Khi chưa có nhu cầu đầu tư , cải tạo lại tài sản cố định, Cụm cảng hàng không miền Bắc sẽ sử dụng linh hoạt số khấu hao luỹ kế phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh. Vậy khoản chi phí thực tế lớn nhất chỉ là chi phí về tiền lương, thưởng, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên của Cụm cảng . 2.Giá thành. Cụm cảng Hàng không miền Bắc là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động với mục đích công ích. Một số đặc trưng kinh tế không phụ thuộc vào mức độ chi phí. Giá thành của Cụm cảng đưa ra cho các đối tác trong ngành hàng không bị thụ thuộc vào sự khống chế của Nhà nước. Ngành hàng không cũng là một ngành còn mang tích độc quyền cao. Nên việc xác định giá thành của Cụm cảng là hoàn toàn do Nhà nước quyết định. 2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Khả năng thanh khoản của Cụm cảng. + Chỉ số lưu động (Khả năng thanh toán hiện thời) = Tài sản lưu động Tổng nợ ngắn hạn = 131.246.408.120 = 4,32 30.406.420.489 + Chỉ số thanh toán nhanh (Khả năng thanh toán nhanh) = TSLĐ-Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn = 129.701.389.078 = 4,26 30.406.420.489 -Khả năng quản lý tài sản. +Vòng quay hàng tồn kho (VQHTK) = Doanh thu Hàng tồn kho = 138.559.025.386 = 89,68 1.545.019.042 +Kỳ thu nợ (KTN) = Khoản phải thu (Doanh thu/360) = 58.296.635.852 = 151 Ngày (138.559.025.386/360) +Vòng quay TSCĐ (VQTSCĐ) = Doanh thu Tài sản cố định = 138.559.025.386 = 0,53 263.779.436.112 +Vòng quay tổng tài sản (VQTTS) = Doanh thu Tổng tài sản = 138.559.025.386 = 0,34 410.080.364.021 -Khả năng quản lý vốn vay nợ. +Chỉ số nợ = Tổng nợ Tổng tài sản = 63.382.095.064 = 0,15 410.080.364.021 +Khả năng thanh toán lãi vay (TIE) = Lợi nhuận trước trả lãi và thuế Lãi vay = 32.772.848.716 = 21.3 1.415.492.731 -Khả năng sinh lợi. +Lợi nhuận biên (PM) = Lãi ròng Doanh thu = 21.543.171.091 = 23% 138.559.025.386 +Sức sinh lợi cơ sở (BEP) = Lợi nhuận trước lãi và thuế (EBIT) Tổng tài sản = 32.772.848.716 = 8% 410.080.364.021 +Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) = Lãi dòng Tổng tài sản = 21.543.171.091 = 7,6% 410.080.364.021 +Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE) = Lãi dòng Tổng vốn chủ sở hữu = 21.543.171.091 = 9,04% 346.698.268.957 -Các đẳng thức DU PONT +Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) = Lợi dòng x Doanh thu Doanh thu Tổng TS = 0,23 x 0,34 = 0,08 +Tỷ suất thu hồi vốn (ROE) = Lợi nhuận x Tổng TS Tổng TS Vốn CSH = ROA x 1,2 = 0,095 Bảng cân đối kế toán Ngày 31 tháng 12 năm 1999 Tài sản Mã số Số đầu năm Số cuối kỳ 1 2 3 4 A-tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 97889610545 131246408120 I.Tiền 111 37732991055 71160710826 1. Tiền mặt tại quỹ 111 1230826257 3657839727 2. Tiền gửi ngân hàng 112 36502164798 67502871099 3.Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu 130 57903242348 58296635852 1. Phải thu của khách hàng 131 6473442343 13295945634 2. Trả trước cho người bán 132 3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133 4. Phải thu nội bộ 134 10714816655 2767538538 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị thực thuộc 135 8653847373 1118094766 - Phải thu nội bộ khác 136 2060969282 1649443772 5. Các khoản phải thu khác 138 40714983350 42233151680 6. Dự phòng khoản phải thu khó đòi 139 IV. Hàng tồn kho 140 1545019042 1545019042 1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 1545019042 1545019042 2. Hàng hoá tồn kho 146 V. Tài sản lưu động khác 150 696383100 262042400 1. Tạm ứng 151 696383100 262042400 2. Chi phí trả trước 152 VI. Chi sự nghiệp 160 11975000 0 1. Chi sự nghiệp năm trước 161 11975000 2. Chi sự nghiệp năm nay 162 B. Tài sản cố định, đầu tư TC dài hạn 200 285699639348 278815955901 I. Tài sản cố định 210 278309462175 263779436112 1. Tài sản cố định hữu hình 211 278309462175 263779436112 - Nguyên giá 212 399859621020 413120186077 - Giá trị hao mòn luỹ kế 213 2. Tài sản cố định thuê tài chính 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn luỹ kế 216 3. Tài sản cố định vô hình 217 - Nguyên giá 218 - Giá trị hao mòn luỹ kế 219 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 221 2. Góp vốn liên doanh 222 3. Đầu tư dàI hạn khác 228 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dàI hạn 229 III. Chi phí xây dựng dở dang 230 7390177173 15036519789 Tổng cộng tài sản 250 383589249893 410080364021 Nguồn vốn A-Nợ phảI trả 300 59366130062 63382095064 I. Nợ ngắn hạn 310 48071839956 30406420489 1.Người mua trả tiền trước 314 44000 2. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 7513356460 6687579391 3. Phải trả công nhân viên 316 7336196702 5329814510 4. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 32517092576 17820309870 5. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 705194218 568654718 II. Nợ dài hạn 320 11294290106 23475674575 1. Vay dài hạn 321 11294290106 23475674575 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 322 III. Nợ khác 330 0 9500000000 1. Chi phí phải trả 331 9500000000 B- Nguồn vốn chủ sở hữu 400 324223119831 346698268957 I. Nguồn vốn, quỹ 410 317127207935 337760570061 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 280136291306 287350859049 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 315909596 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 4211567694 15306030067 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 27977439 2095995313 6. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 416 7. Lợi nhuận chưa phân phối 417 120943492 214041495 8. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 418 3319761160 4565297531 9. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 419 29310666844 27912437010 II. Nguồn kinh phí 420 7095911896 8937698896 1. Quỹ quản lý của cấp trên 421 2. Nguồn kinh phí sự nghiệp 422 800 800 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 423 800 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 424 800 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 425 7095911096 8937698096 Tổng cộng nguồn vốn 430 383589249893 410080364021 Cơ cấu nguồn thu nhập năm 1999 TT Nội dung Kế hoạch Thực hiện Tổng thu 141.288.648.000 138.559.025.386 A Thu hoạt động công ích 137.976.204.000 137.301.626.181 Doanh thu quốc tế 93.461.985.000 92.267.375.324 1 Thu hạ cất cánh 17.831.200.000 18..223.670.196 2 Thu băng truyền tải trả hành lý 1.152.325.000 1.083.064.649 3 Thu bay qua bầu trời 33.000.000.000 33.337.613.209 4 Thu phục vụ hành khách 33.976.390.000 32.337.613.209 5 Nhượng quyền khai thác 345.568.007 6 Soi chiếu an ninh, hàng hoá 390.000.000 137.183.440 7 Xe dẫn máy bay 2.349.100.000 2.186.122.103 8 Thu sân đậu máy bay 2.100.000.000 2.157.868.080 9 Thu hải quan công an 1.373.320.000 1.139.548.000 10 Soi chiếu hành lý - hành khách 1.469.650.000 1.128.783.200 11 Các khoản thu khác 4.719..200 Doanh thu quốc nội 44.514.219.000 45.034.250.857 1 Thu hạ cất cánh 7.078.269.000 7.771.845.895 2 Thu bằng truyền trả hành lý 955.269.000 834.397.270 3 Thu phục vụ hành khách 9.462.636.000 10.020.994.396 4 Cho thuê mặt bằng, thiết bị quầy thị trường 18.784.444.000 18.040.052.756 5 Nhượng quyền khai thác 818.182.000 854.454.887 6 Soi chiếu an ninh, hàng hoá 363.636.000 721.122.981 7 Thu bến bãi 1.527.273.000 1.427.053.636 8 Xe dẫn máy bay 2.221.818.000 2.077.283.635 9 Thu sân đậu máy bau 1.854.546.000 1.855.289.993 10 Soi chiếu an ninh hành lý hành khách 1.084.510.000 1.065.863.631 11 Thu điện nước 6.473.680.138 12 Thu khác 363.636.000 365.891.777 Kết luận Kể từ khi thủ tướng chính phủ ban hành nghị định 666-TTg ngày 15-1-1956 thành lập cục hàng không dân dụng Việt Nam đến nay đã được 44 năm . Hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành , ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã thực sự trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn , góp phần quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế , chính trị , xã hội , an ninh và quốc phòng trong các giai đoạn phát triển của đất nước . Bước vào thiên niên kỷ mới và trong xu thế hợp tác và hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng ở phạm vi khu vực và toàn cầu , ngành hàng hàng không dân dụng trở thành phương tiện thiết yếu không chỉ đối với giao thông nội địa mà còn đối với cả giao thông quốc tế . Hàng không dân dụng đang giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và củng cố quan hệ chính trị , kinh tế , văn hoá và các quan hệ khác giữa các quốc gia và các dân tộc . Cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước , ngành hàng không dân dụng Việt Nam đang phấn đấu để trở thành một trong những ngành đi tiên phong trong công cuộc đổi mới của đất nước , thu được nhiều lợi nhuận và phát triển để hàng không Việt Nam ngày càng hiện đại phục vụ cho đất nước , làm tiền đề cho sự phát triển trong tương lai . Nhận thức được điều đó, em quyết định chọn đề tài tốt nghiệp “ chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Cụm cảng giai đoạn 2001-2005 ”. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8507.doc
Tài liệu liên quan