Đề tài Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long

Từ những vấn đề nghiên cứu của đề tài, ta thấy phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Thông qua công tác này, doanh nghiệp xác định được những điểm mạnh của mình cần phát huy cũng như điểm yếu cần khắc phục. Từ đó, mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng được cho mình một chiến lược phù hợp để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Qua thời gian tìm hiểu tại công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long, em đã nhận biết được phần nào thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ở thời điểm hiện tại, hiệu quả kinh doanh của công ty là không cao. Bằng việc vận dụng những kiến thức đã học, em có đưa ra một số biện pháp nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do kiến thức và kỹ năng phân tích không tránh khỏi những hạn chế nên các biện pháp đề ra trong bản đồ án này còn rất nhiều thiếu sót. Vì vậy, em hy vọng những đề xuất của mình sẽ được quý công ty chú ý, từ đó xây dựng được các biện pháp hoàn thiện hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

doc85 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiếp tới sức sản xuất của vốn. Cụ thể là những tác động này có tính chất tỷ lệ nghịch. Vốn tăng lên sẽ làm sức sản xuất của vốn giảm đi và ngược lại. Từ bảng số liệu trên ta thấy: Các loại vốn của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long trong năm 2006 đều tăng hơn so với năm 2005. Đáng chú ý là giá trị tổng tài sản bình quân đã tăng tới gần 65 tỷ đồng. Tổng tài sản bình quân tăng chủ yếu là do công ty đã đạt được tốc độ tăng giá trị tài sản lưu động bình quân đến 81,8%, tương đương với 52,783 tỷ đồng. Giá trị tài sản cố định của công ty cũng tăng nhiều nhưng so với tài sản lưu động thì không bằng. Tuy nhiên, một thành phần vốn quan trọng là vốn chủ sở hữu lại tăng chậm. Vốn chủ sở hữu bình quân chỉ tăng 248 triệu đồng (tăng 7,3%). Sức sản xuất của các loại vốn đều giảm. Sức sản xuất của tổng tài sản năm 2006 chỉ là 0,63 trong khi đó năm 2005 là 0,98. Sức sản xuất của tài sản lưu động có tốc độ giảm lớn nhất (giảm 43,68%). Tốc độ giảm sức sản xuất của tài sản cố định là 23,59% và của vốn chủ sở hữu là 4,57%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong năm 2006, tốc độ tăng của doanh thu thuần tăng chậm hơn tốc độ tăng của giá trị tài sản cố định, tài sản lưu động và vốn chủ sở hữu. Để thấy rõ hơn, chúng ta tiến hành phân tích tác động của các nhân tố tới từng chỉ tiêu sức sản xuất của vốn. Ảnh hưởng của các nhân tố đến SSXTTS Sức sản xuất của tổng tài sản năm 2006 bằng 0,63 nghĩa là cứ một đồng tài sản của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,63 đồng doanh thu thuần. Giá trị này trong năm 2005 là 0,98. Như vậy, sức sản xuất của tổng tài sản đã giảm một lượng là 0,35. + Doanh thu thuần tăng 2.552 triệu đồng làm SSXTTS tăng một lượng là: SSXTTS(DT) = - = 1,01 – 0,98 = 0,02 + Tổng tài sản bình quân tăng 64.986 triệu đồng làm SSXTTS giảm một lượng là: SSXTTS(TTS) = - = 0,63 – 1,01 = - 0,37 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng làm SSXTTS giảm một lượng là: SSXTTS = SSXTTS(DT) + SSXTTS(TTS) = 0,02 – 0,37 = -0,35 Bảng 2.28: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSXTTS Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng % ảnh hưởng SSXTTS -0,35 100% Các nhân tố ảnh hưởng Doanh thu thuần 0,02 -5% TTSbq -0,37 105% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy sức sản xuất của tổng tài sản bình quân giảm chủ yếu là do tác động của việc giá trị tổng tài sản bình quân đã tăng lên trong năm 2006. Sự biến động của nhân tố này là rất lớn gấp 18,5 lần sự biến động của doanh thu thuần Ảnh hưởng của các nhân tố đến SSXTSCĐ Sức sản xuất của tài sản cố định mà cụ thể là sức sản xuất của giá trị còn lại của tài sản cố định SSXTSCĐ(giá trị còn lại) đã giảm một lượng là 0,51 tương đương với tốc độ giảm 20,09%. Ảnh hưởng của từng nhân tố thành phần đến chỉ tiêu này là: + Doanh thu thuần tăng 2.552 triệu đồng làm SSXTSCĐ tăng một lượng là: SSXTSCĐ(DT) = - = 2,58 – 2,52 = 0,06 + Tài sản cố định bình quân tăng 11.757 triệu đồng làm SSXTSCĐ giảm một lượng là: SSXTSCĐ(TSCĐ) = - = 2,01 – 2,58 = -0,57 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng làm SSXTSCĐ giảm một lượng là: SSXTSCĐ = SSXTSCĐ(DT) + SSXTSCĐ(TSCĐ) = 0,06 – 0,57 = 0,51 Bảng 2.29: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSXTSCĐ Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng % ảnh hưởng SSXTSCĐ - 0,51 100% Các nhân tố ảnh hưởng Doanh thu thuần 0,06 -11% TSCĐbq - 0,57 111% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thuần giảm đi và tài sản cố định tăng lên đều làm giảm SSXTSCĐ. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá trị tài sản cố định bình quân đến SSXTSCĐ là rất lớn gấp 10 lần mức độ ảnh hưởng của doanh thu thuần. Ảnh hưởng của các nhân tố đến SSXTSLĐ So tài sản cố định thì tài sản lưu động của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long là nguồn vốn có sức sản xuất giảm mạnh hơn. SSXTSLĐ giảm từ 1,64 năm 2005 xuống còn 0,92 vào năm 2006. Có thể thấy SSXTSLĐ đã giảm một lượng là 0,72 do các nhân tố ảnh hưởng sau: + Doanh thu thuần tăng 2.552 triệu đồng làm SSXTSLĐ tăng một lượng là: SSXTSLĐ(DT) = - = 1,68 – 1,64 = 0,04 + Tài sản lưu động bình quân tăng 52.783 triệu đồng làm SSXTSLĐ giảm một lượng là: SSXTSLĐ(TSLĐ) = - = 0,92 – 1,68 = -0,76 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng làm SSXTSLĐ giảm một lượng là: SSXTSLĐ = SSXTSLĐ(DT) + SSXTSLĐ(TSLĐ) = 0,04 – 0,76 = - 0,72 Bảng 2.30: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSXTSLĐ Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng % ảnh hưởng SSXTSLĐ -0,72 100% Các nhân tố ảnh hưởng Doanh thu thuần 0,04 -5% TSLĐbq -0,76 105% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thuần tăng có ảnh hưởng tích cực góp phần làm tăng SSXTSLĐ. Tuy nhiên, ảnh hưởng đó là không đáng kể. Tác động chủ yếu vẫn là do giá trị tài sản lưu động bình quân đã tăng lên rất lớn. Mức độ tăng giá trị tài sản lưu động bình quân lớn gấp gần 20 lần tốc độ tăng của doanh thu thuần làm SSXTSLĐ giảm một lượng là 0,72. Ảnh hưởng của các nhân tố đến SSXVCSH STT Chỉ tiêu ĐVT Năm Tăng giảm 2005 2006 Tuyệt đối % 1 Doanh thu thuần Trđ 105.777 108.329 2.552,40 2,36% 2 TTSbq Trđ 107.707 172.693 64.986 60,3% 3 TSCĐbq(nguyên giá) Trđ 44.879 60.074 15.195 33,9% 4 TSCĐbq(giá trị còn lại) Trđ 42.036 53.793 11.757 28,0% 5 TSLĐbq Trđ 64.511 117.294 52.783 81,8% 6 VCSHbq Trđ 3.382 3.629 248 7,3% 7 SSXTTS = (1)/(2) 0,98 0,63 -0,35 -35,99% 8 SSXTSCĐ(nguyên giá) = (1)/(3) 2,36 1,80 -0,56 -23,59% 9 SSXTSCĐ(giá trị còn lại) = (1)/(4) 2,52 2,01 -0,51 -20,09% 10 SSXTSLĐ = (1)/(5) 1,64 0,92 -0,72 -43,68% 11 SSXVCSH = (1)/(6) 31,28 29,85 -1,43 -4,57% Cũng giống như các nguồn vốn khác, sức sản xuất của vốn chủ sở hữu năm 2006 cua công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long cũng đã giảm hơn so với năm trước. Cụ thể là sức sản xuất đã giảm 1,43 đồng trên một đồng vốn chủ sở hữu. + Doanh thu thuần tăng 2.552 triệu đồng làm SSXVCSH tăng một lượng là: SSXVCSH(DT) = - = 32,03 – 31,28 = 0,75 + VCSH bình quân tăng 248 triệu đồng làm SSXVCSH giảm một lượng là: SSXVCSH(VCSH) = - = 29,85 – 32,03 = -2,18 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng làm SSXVCSH giảm một lượng là: SSXVCSH = SSXVCSH(DT) + SSXVCSH(VCSH) = 0,75 – 2,18 = -1,43 Bảng 2.31: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSXVCSH Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng % ảnh hưởng SSXVCSH -1,43 100% Các nhân tố ảnh hưởng Doanh thu thuần 0,75 -52% VCSHbq -2,18 152% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy vốn chủ sở hữu tăng cũng làm giảm đáng kể SSXVCSH. ảnh hưởng của nhân tố này là chủ yếu với mức độ 83%. Doanh thu thuần tăng cũng làm tăng SSXVCSH nhưng không đáng kể. 2.2.4.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định Bảng 2.32: Báo cáo tăng giảm tài sản cố định năm 2006 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình Tổng cộng Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị dụng cụ quản lý I. NGUYÊN GIÁ 13.780 46.850 788 3.604 509 65.531 1. Số đầu kỳ 12.296 37.042 788 3.537 494 54.157 2. Tăng trong kỳ 1.484 9.808 0 67 15 11.374 3. Số cuối kỳ 13.780 46.850 788 3.604 509 65.531 II. GIÁ TRỊ HAO MÒN 825 6.579 171 795 31 8.401 1. Số đầu kỳ 315 3.384 65 386 11 4.161 2. Tăng trong kỳ 510 3.195 106 409 20 4.240 3. Số cuối kỳ 825 6.579 171 795 31 8.401 III. GIÁ TRỊ CÒN LẠI 12.955 40.271 617 2.809 478 57.130 1. Số đầu kỳ 11.981 33.658 724 3.151 482 49.996 2. Số cuối kỳ 12.955 40.271 617 2.809 478 57.130 (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ) Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta thấy: Trong cơ cấu tài sản cố định của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long, có giá trị lớn nhất luôn là máy móc thiết bị. Điều này chứng tỏ công ty đã tập trung đầu tư vào máy móc thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất. Trong năm 2006, giá trị máy móc thiết bị đã tăng thêm 9,808 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhà văn phòng, nhà xưởng, vật kiến trúc cũng được đầu tư đích đáng. Giá trị loại tài sản này tăng lên trong năm 2006 là gần 1,5 tỷ đồng. Hệ số hao mòn TSCĐ = Khấu hao luỹ kế = 8.401 = 12,8% Nguyên giá 65.531 Hệ số hao mòn TSCĐ = 12,8% là nhỏ. Điều này chứng tỏ tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định là tốt. Hệ số đổi mới TSCĐ = Số tăng trong kỳ = 11.374 = 21,0% Số đầu kỳ 54.157 Hệ số đổi mới TSCĐ = 21,0% chứng tỏ công ty rất chú trọng việc đầu tư cho tài sản cố định phục vụ cho sản xuất kinh doanh. 2.2.4.3. Tình hình sử dụng sản lưu động Bảng 2.33: Cơ cấu tài sản lưu động bình quân Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tăng giảm Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (Trđ) % TSLĐ bq 64.511 100,0% 117.294 100,0% 52.783 81,8% Tiền bq 1.412 2,2% 1.808 1,5% 396 28,1% Các khoản phải thu bq 17.780 27,6% 2.743 2,3% -15.037 -84,6% Hàng tồn kho bq 45.058 69,8% 112.490 95,9% 67.432 149,7% TSLĐ khác bq 262 0,4% 254 0,2% -9 -3,2% (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ) Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta thấy: Trong cơ cấu tài sản lưu động của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long năm 2006, có chỉ tiêu tăng, có chỉ tiêu giảm. Tuy nhiên, tỷ trọng của tiền và các tài sản lưu động khác là không mấy đáng kể. Chỉ tiêu có tốc độ tăng mạnh nhất là Hàng tồn kho. Giá trị hàng tồn kho bình quân đã tăng tới 67,432 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 149,7%. Một chỉ tiêu khác cũng tăng là tiền. Tốc độ tăng tiền bình quân là 28,1%. Nhưng do tỷ trọng của tiền trong cơ cấu tài sản lưu động là thấp nên về mặt giá trị không tăng được bao nhiêu. Đáng chú ý là các khoản phải thu trong năm 2006 đã giảm mạnh so với năm 2005, từ 17,78 tỷ đồng xuống còn 2,743 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng do tỷ trọng của khoản phải thu là nhỏ hơn nhiều so với hàng tồn kho nên ta có nhận định là chính lượng hàng tồn kho là nguyên nhân chính làm cho SSXTSLĐ giảm đi. Bảng 2.34: Cơ cấu hàng tồn kho năm 2006 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Tăng giảm Tuyệt đối % Nguyên vật liệu tồn kho 59.206 41.385 -17.821 -30,1% Công cụ dụng cụ trong kho 515 499 -16 -3,1% Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 196 91 -105 -53,6% Thành phẩm tồn kho 10.960 102.119 91.159 831,7% Hàng hoá tồn kho 5.014 4.995 -19 -0,4% Tổng cộng hàng tồn kho 75.891 149.089 73.198 96,5% Từ bảng số liệu trên ta thấy trong cơ cấu hàng tồn kho cuối năm 2006 thì thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng rất cao. Thành phẩm tồn kho cuối năm 2006 là 102,119 tỷ đồng, tăng tới 831,7% so với số đầu năm. Giá trị nguyên vật liệu tồn kho cũng rất cao là 41,385 tỷ đồng nhưng cũng đã giảm. Giá trị hàng hoá tồn kho tuy có tỷ trọng không lớn nhưng cũng lên đến gần 5 tỷ đồng. Như vậy, trong cơ cấu hàng tồn kho thì đáng chú ý nhất là thành phẩm tồn kho. Nguyên nhân chủ yếu của lượng hàng tồn kho nhiều là do đội ngũ nhân viên kinh doanh còn thụ động, chưa phát huy được hết khả năng của mình, các đơn hàng và thầu chủ yếu do qua các mối quen biết và thông tin đại chúng. Ngoài ra, công ty chưa có văn phòng đại diện và triển khai các đại lý tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm ở các vùng miền trong cả nước. Nếu sang năm 2007, công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long có những chính sách kinh doanh phù hợp để giảm lượng thành phẩm tồn kho xuống thì sẽ giảm ứ đọng vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn. 2.2.4.4. Khả năng quản lý tài sản và vốn vay Khả năng quản lý tài sản và vốn vay của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long được xác định thông qua các chỉ tiêu sau: Vòng quay hàng tồn kho Kỳ thu nợ bán chịu Chỉ số nợ Khả năng thanh toán lãi vay Các chỉ tiêu đánh giá : Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần Hàng tồn kho bình quân Vòng quay hàng tồn kho = = 0,96 lần Cho biết số lần mà hàng hoá bình quân được luân chuyển trong kỳ. Đây là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì hoạt động sản xuất kinh doanh càng được đánh giá tốt. Qua bảng trên ta thấy, vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2006 là 0,96 trong khi đó số liệu của năm 2005 là 2,35. Như vậy nghĩa là trong năm 2005, hàng hoá của công ty được lưu chuyển 2,35 lần. Nhưng sang năm 2006, hàng hoá chỉ được lưu chuyển 0,96 lần. Như vậy, khâu luân chuyển hàng hoá trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã không được thực hiện tốt. Điều này khiến giá trị hàng tồn kho ở cuối năm 2006 tăng cao, tức là làm giảm SSXTSLĐ. Công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long cần có biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ để tăng doanh thu và lợi nhuận, giảm bớt lượng hàng tồn kho và giảm bớt các chi phí liên quan. Kỳ thu nợ bán chịu = Khoản phải thu bình quân x 360 Doanh thu thuần Kỳ thu nợ bán chịu = x360 = 9 (ngày) Cho biết số ngày bình quân mà một đồng hàng hoá bán ra được thu hồi. Chỉ số này cũng rất quan trọng vì nó phản ánh số ngày cần thiết để thu được khoản phải thu. Kỳ thu nợ bán chịu càng ngắn thì doanh nghiệp càng nhanh thu hồi được vốn để luân chuyển vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua bảng số liệu trên ta thấy thời gian thu hồi nợ bình quân của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long năm 2006 chỉ là 9 ngày. Tức là đã giảm được 52 ngày so với năm 2005. Điều này cho thấy công tác thu hồi vốn đã được thực hiện tốt, góp phần làm giảm khoản phải thu và tăng SSXTSLĐ năm 2006. Chỉ số nợ = Nợ phải trả bình quân Tổng tài sản bình quân Chỉ số nợ = = 98 % Cho biết tỷ trọng giữa tổng nợ phải trả của doanh nghiệp so với giá trị tổng tài sản. Chỉ số nợ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng nhiều vốn vay để đưa vào sản xuất kinh doanh. Chỉ số nợ của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long luôn ở mức rất cao, năm 2006 là 98% và năm 2005 là 97%. Điều này cũng tốt nhưng công ty nên chú ý đến thời hạn thanh toán của các khoản nợ này để chủ động trong sản xuất. Khả năng thanh toán lãi vay (TIE) = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay (TIE) = = 1,14 Cho biết doanh nghiệp có khả năng chi trả được lãi vay hay không. TIE của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long trong hai năm gần đây luôn có giá trị cần thiết là lớn hơn 1. Tuy nhiên, giá trị TIE = 1,13 hoặc 1,14 vẫn là rất nhỏ. Bảng 2.35: Các chỉ số về khả năng quản lý tài sản và vốn vay STT Chỉ tiêu ĐVT Năm Tăng giảm 2005 2006 Tuyệt đối % 1 Doanh thu thuần Trđ 105.777 108.329 2.552,40 2,36% 2 Hàng tồn kho bq Trđ 45.058 112.490 67.432 149,7% 3 Khoản phải thu bq Trđ 17.780 2.743 -15.037 -84,6% 4 Tổng tài sản bq Trđ 107.707 172.693 64.986 60,3% 5 Nợ phải trả bq Trđ 104.326 169.064 64.739 62,1% 6 EBIT Trđ 3.779 5.887 2.108 55,8% 7 Lãi vay Trđ 3.339 5.162 1.823 54,6% 8 Vòng quay hàng tồn kho 2,35 0,96 -1,42 -60,5% 9 Kỳ thu nợ bán chịu Ngày 61 9 -52 -84,4% 10 Chỉ số nợ % 97 98 1 1,1% 11 Khả năng thanh toán lãi vay 1,13 1,14 0,01 0,8% 2.2.4.5. Sức sinh lợi của vốn Sức sinh lợi của vốn SSLV = cho biết một đồng vốn mang vào kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cũng tương tự như sức sản xuất của vốn, sức sinh lợi của vốn càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn càng có hiệu quả. SSLV = LN = LN x DTT = ROS x SSXV V DTT V Bảng 2.36: Sự biến động của SSLV STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tăng giảm 1 ROSTT 0,30% 0,303% 0,003% 2 SSXTTS 0,98 0,63 -0,35 3 SSXTSCĐ 2,52 2,01 -0,51 4 SSXTSLĐ 1,64 0,92 -0,72 5 SSXVCSH 31,28 29,85 -1,43 6 SSLTTS = (1)x(2) 0,29% 0,19% -0,10% 7 SSLTSCĐ = (1)x(3) 0,75% 0,61% -0,14% 8 SSLTSLĐ = (1)x(4) 0,49% 0,28% -0,21% 9 SSLVCSH = (1)x(5) 9,38% 9,04% -0,34% Nhận xét: Cũng giống như sức sản xuất của vốn, sức sinh lợi của các loại vốn trong năm 2006 đã giảm hơn so với năm trước đó. Trong đó SSLVCSH có mức sụt giảm lớn nhất với 0,34% Các nhân tố ảnh hưởng đến SSLTTS Trong hai năm qua, SSLTTS của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long đã giảm từ 0,29% xuống còn 0,19%. Nghĩa là, nếu 100đ tổng tài sản năm 2005 đưa vào sản xuất kinh doanh thì đem lại 0,29đ thì trong năm 2006 chỉ đem lại 0,19đ. SSLTTS giảm 0,1 % do tác động của các nhân tố sau: + ROS tăng 0,003% làm cho SSLTTS tăng một lượng là: SSLTTS(ROS) = (0,303% - 0,30%) x 0,98 = 0,002% + SSXTTS giảm 0,35 làm cho SSLTTS giảm một lượng là: SSLTTS(TTS) = 0,303% x (0,63 – 0,98) = - 0,102% + Tổng hợp các nhân tố tác động làm SSLTTS giảm một lượng là: SSLTTS = SSLTTS(ROS) + SSLTTS(TTS) = 0,002% – 0,102% = - 0,1% Bảng 2.37: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSLTTS Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng % ảnh hưởng SSLTTS -0,10% 100% Các nhân tố ảnh hưởng ROS 0,002% -2% SSXTTS -0,102% 102% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy SSLTTS giảm chủ yếu là do SSXTTS giảm. % ảnh hưởng của nhân tố này lên đến 102%. ROS tăng cũng làm tăng SSLTTS nhưng tổng hợp lại thì chỉ tiêu này vẫn giảm. Các nhân tố ảnh hưởng đến SSLTSCĐ SSLTSCĐ của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long đã giảm từ 0,75% năm 2005 xuống còn 0,61% năm 2006. Giá trị giảm tương ứng là 0,14%. Như vậy, cứ 100đ giá trị tài sản cố định năm 2006 đưa vào sản xuất kinh doanh lại làm giảm đi 0,14 đ lợi nhuận. + ROS tăng 0,02% làm cho SSLTSCĐ tăng một lượng là: SSLTSCĐ(ROS) = (0,303% - 0,30%) x 2,52 = 0,01% + SSXTSCĐ giảm 0,51 lần làm cho SSLTSCĐ giảm một lượng là: SSLTSCĐ(TSCĐ) = 0,303% x (2,01 – 2,52) = -0,15% + Tổng hợp các nhân tố tác động làm SSLTSCĐ giảm một lượng là: SSLTSCĐ = SSLTSCĐ(ROS) + SSLTSCĐ(TSCĐ) = 0,01 – 0,15 = -0,14% Bảng 2.38: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSLTSCĐ Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng % ảnh hưởng SSLTSCĐ -0,14% 100% Các nhân tố ảnh hưởng ROS 0,01% -7% SSXTSCĐ -0,15% 107% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy SSLTSCĐ giảm chủ yếu là do SSXTSCĐ giảm. % ảnh hưởng của nhân tố này lên đến 107%. ROS tăng có tác động tích cực làm tăng SSLTTS. Nhưng do % ảnh hưởng của ROS nhỏ hơn nên tổng hợp lại thì SSLTSCĐ vẫn giảm. Các nhân tố ảnh hưởng đến SSLTSLĐ SSLTSLĐ của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long đã giảm từ 0,49% năm 2005 xuống còn 0,28% năm 2006. Giá trị giảm tương ứng là 0,21%. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu này là: + ROS tăng 0,003% làm cho SSLTSLĐ tăng một lượng là: SSLTSLĐ(ROS) = (0,303% - 0,30%) x 1,64 = 0,005 % + SSXTSLĐ giảm 0,72 lần làm cho SSLTSLĐ giảm một lượng là: SSLTSLĐ(TSLĐ) = 0,303% x (0,92 – 1,64) = -0,215 % + Tổng hợp các nhân tố tác động làm SSLTSLĐ giảm một lượng là: SSLTSLĐ = SSLTSLĐ(ROS) + SSLTSLĐ(TSLĐ) = 0,005% – 0,215% = 0,21% Bảng 2.39: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSLTSLĐ Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng % ảnh hưởng SSLTSLĐ -0,21% 100% Các nhân tố ảnh hưởng ROS 0,005% -2% SSXTSLĐ -0,215% 102% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy SSLTSLĐ đã giảm 0,21% là do tác động chủ yếu của nhân tố SSXTSLĐ. SSXTSLĐ giảm làm SSLTSLĐ cũng giảm 0,215%. Tuy nhiên, do ROS tăng có tác động tích cực nên mức độ giảm sức sinh lợi đã được hạn chế phần nào. Các nhân tố ảnh hưởng đến SSLVCSH So với các nguồn vốn khác thì vốn chủ sở hữu là có sức sinh lợi lớn hơn cả. Năm 2006, cứ 100đ vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh thì tạo ra được 9,04đ lợi nhuận. Tuy nhiên, mức sinh lợi này trong năm 2005 còn cao hơn. Thật vậy, SSLVCSH đã giảm từ 9,38% xuống còn 9,04%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tác động của các nhân tố sau: + ROS tăng 0,003% làm cho SSLVCSH tăng một lượng là: SSLVCSH(ROS) = (0,303% - 0,30%) x 31,28 = 0,094% + SSXVCSH giảm 2,53 lần làm cho SSLVCSH giảm một lượng là: SSLVCSH(VCSH) = 0,303% x (29,85 – 31,28) = -0,434% + Tổng hợp các nhân tố tác động làm SSLVCSH giảm một lượng là: SSLVCSH = SSLVCSH(ROS) + SSLVCSH(VCSH) = 0,094% - 0,434% = 0,34% Bảng 2.40: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến SSLVCSH Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng % ảnh hưởng SSLVCSH -0,34% 100% Các nhân tố ảnh hưởng ROS 0,094% -7% SSXVCSH -0,434% 127% Nhận xét : Từ bảng số liệu trên ta thấy SSLTSLĐ đã giảm 0,34% là do tác động chủ yếu của nhân tố SSXVCSH. SSXVCSH giảm làm SSLVCSH cũng giảm 0,434%. Tuy nhiên, do ROS tăng có tác động tích cực nên mức độ giảm sức sinh lợi đã được hạn chế phần nào. 2.3. Nhận xét chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long Bảng 2.41: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long Chỉ tiêu ĐVT Năm Tăng giảm 2005 2006 Tuyệt đối % Hiệu quả kinh doanh tổng hợp ROSST % 0,22 0,219 -0,001 ROA % 0,21 0,14 -0,08 ROE % 6,81 6,54 -0,27 Hiệu quả sử dụng chi phí SSXCP 1,0015 1,0013 -0,0002 Hiệu quả sử dụng lao động SSXLĐ Trđ/người 378 361 -17 -4,47% SSLLĐ Trđ/người 1,13 1,09 -0,04 -3,54% SSXLĐTT Trđ/người 483 492 9 1,86% SSLLĐTT Trđ/người 1,45 1,49 0,04 2,81% SSXLĐGT Trđ/người 1.734 1.354 -380 -21,91% SSLLĐGT Trđ/người 5,2 4,10 -1,09 -21,10% Hiệu quả sử dụng vốn SSXTTS 0,98 0,63 -0,35 -35,99% SSLTTS % 0,29 0,19 -0,10 SSXTSCĐ 2,52 2,01 -0,51 -20,09% SSLTSCĐ % 0,75 0,61 -0,14 SSXTSLĐ 1,64 0,92 -0,72 -43,68% SSLTSLĐ % 0,49 0,28 -0,21 SSXVCSH 31,28 29,85 -1,43 -4,57% SSLVCSH % 9,38 9,04 -0,34 Từ những phân tích về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long , ta có những nhận xét sau: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long trong hai năm vừa qua là không tốt và đang có chiều hướng giảm. Cụ thể là các chỉ số ROS và ROA đều rất nhỏ (năm 2006 ROSTT chỉ đạt 3,003%). Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) trên 6% là có thể chấp nhận được nhưng giá trị này vẫn nhỏ hơn mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong nước. Hơn nữa, chỉ số này lại giảm từ 6,81% năm 2005 xuống còn 6,54% năm 2006. Hiệu quả sử dụng chi phí là tương đối tốt. Mặc dù so với năm trước, doanh thu của công ty chỉ tăng nhẹ nhưng các khoản chi phí có tỷ trọng lớn lại được thực hiện tốt. Cụ thể là chi phí nguyên vật liệu luôn có tỷ trọng trên 85% tổng chi phí đã được giảm đáng kể. Tốc độ giảm chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu nên lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng cao (năm 2006 tăng hơn 2,1 tỷ đồng so với năm 2005). Khoản chi phí đã tăng rất lớn trong năm 2006 là trả lãi vay. Tuy nhiên, khoản chi phí này là hợp lý vì công ty đang đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nên cần nhiều vốn mua sắm máy móc thiết bị. Cũng vì lý do này mà lợi nhuận trước thuế của công ty có tăng nhưng ở mức thấp. Hiệu quả sử dụng lao động của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long trong năm 2006 là kém hơn so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng lao động gián tiếp tăng quá nhanh, lượng lao động gián tiếp đã tăng hơn 19 người, tăng hơn so với năm 2005 tới 31,10%, khiến sức sản xuất lao động gián tiếp giảm 21,91%. Thật vậy, nếu xem xét tình hình sử dụng lao động trong mối quan hệ với doanh thu thì năm vừa qua, công ty đã sử dụng lãng phí 14 lao động so với năm trước. Xét riêng với lao động trực tiếp thì năng suất lao động bình quân năm của lao động trực tiếp đã tăng 1,86%. Năng suất lao động bình quân năm, năng suất lao động bình quân ngày, năng suất lao động bình quân giờ đều tăng do công ty đã thực hiện được tốt hơn về thời gian lao động. Năng suất lao động bình quân giờ đã tăng thêm 8.590đ/người/giờ. Nếu xét về mặt giá trị của các chỉ tiêu hiệu quả thì ta có nhận định là hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long là kém hơn so với năm trước. Cụ thể là các chỉ tiêu về sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn năm 2006 đều giảm so với năm 2005. Tuy nhiên, nếu đi tìm nguyên nhân thì ta thấy các chỉ tiêu trên giảm là do giá trị tài sản và nguồn vốn của công ty tăng nhưng doanh thu lại giảm và lợi nhuận có tăng nhưng không tương xứng. Công ty đã thực hiện tốt mục tiêu tăng giá trị tổng tài sản. Tổng tài sản ở cuối năm 2006 là gần 213 tỷ đồng trong khi đầu năm chỉ có 132,5 tỷ đồng. Tài sản cố định đã tăng đáng kể mới tỷ trọng đầu tư chủ yếu là cho máy móc thiết bị. Về tài sản lưu động thì công ty chưa sử dụng tốt vì giá trị hàng tồn kho là rất lớn, lên đến 149 tỷ đồng vào cuối năm 2006. Do đó, nếu trong năm 2006, công ty có các biện pháp thích hợp nhằm giải quyết lượng hàng tồn kho và quản lý vốn tốt thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn và kéo theo đó là các kết quả kinh doanh cũng tăng theo. Ta nhận thấy rằng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long năm 2006 là chưa tốt. Tuy nhiên, ta vẫn có cơ sở để tin tưởng vào khả năng phát triển của công ty trong tương lai gần vì hiện tại, nội lực của công ty là khá mạnh. Hiện nay, việc tiêu thụ và giảm bớt lượng hàng tồn kho đang là một vấn đề cấp thiết, vấn đề là phải có các biện pháp quản lý, tổ chức sản xuất hoặc marketing thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. PHẦN III --------&-------- ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói riêng và hiệu quả kinh tế nói chung luôn là mục tiêu của doanh nghiệp, đó là một vấn đề có tính cấp bách đối với bất kì doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất trong cơ chế thị trường hiện nay. Ta biết rằng, hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện đặc trưng ở mối quan hệ giữa kết quả và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Vì vậy, để đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng cho mình hệ thống các chỉ tiêu phù hợp. Hệ thống này thường bao gồn các chỉ tiêu tổng hợp (tổng quát) và các chỉ tiêu chi tiết (cụ thể). Các chỉ tiêu này phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố vốn (kể cả tổng số và phần gia tăng) và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung: Hiệu quả SXKD = Giá trị kết quả đầu ra Giá trị yếu tố đầu vào Giá trị kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: tổng doanh thu, lợi nhuận thuần, lợi nhuận gộpGiá trị yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, vốn (tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu), chi phí...Để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì ta cần phải gia tăng giá trị kết quả đầu ra và giảm thiểu giá trị các yếu tố đầu vào không cần thiết. Từ những thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long, ta nhận thấy rằng, lượng thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng rất cao. Thành phẩm tồn kho cuối năm 2006 là 102,119 tỷ đồng, tăng tới 831,7% so với số đầu năm. Giá trị nguyên vật liệu tồn kho cũng rất cao là 41,385 tỷ đồng nhưng cũng đã giảm. Giá trị hàng hoá tồn kho tuy có tỷ trọng không lớn nhưng cũng lên đến gần 5 tỷ đồng. Như vậy, trong cơ cấu hàng tồn kho thì đáng chú ý nhất là thành phẩm tồn kho. Nếu sang năm 2007, công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long có những chính sách kinh doanh phù hợp, gia tăng giá trị kết quả đầu ra, giảm lượng thành phẩm tồn kho xuống thì sẽ giảm ứ đọng vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn. Bảng 3.1: Cơ cấu hàng tồn kho năm 2006 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Tăng giảm Tuyệt đối % Nguyên vật liệu tồn kho 59.206 41.385 -17.821 -30,1% Công cụ dụng cụ trong kho 515 499 -16 -3,1% Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 196 91 -105 -53,6% Thành phẩm tồn kho 10.960 102.119 91.159 831,7% Hàng hoá tồn kho 5.014 4.995 -19 -0,4% Tổng cộng hàng tồn kho 75.891 149.089 73.198 96,5% (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ) Như vậy, căn cứ vào thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long và cơ sở lý thuyết hiệu quả sản xuất kinh doanh, tôi xin đề ra một số biện pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty như sau : 1. Xây dựng một chính sách lương thưởng hợp lý cho đội ngũ bán hàng 2. Nâng cao năng lực đấu thầu, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm Cụ thể các biện pháp như sau : 3.1 Biện pháp 1 : Xây dựng một chính sách lương thưởng hợp lý cho đội ngũ bán hàng 3.1.1. Mục đích của biện pháp Xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, có thể đáp ứng được công tác tiếp thị sản phẩm cùng với các chính sách xúc tiến bán hợp lý để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.1.2. Căn cứ của biện pháp Đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm không những bù đắp được toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh mà còn phải tạo ra lợi nhuận. Đa số các doanh nghiệp đều chú trọng xây dựng lực lượng bán hàng mạnh và nhanh nhạy để nghiên cứu thị trường, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và có những chính sách tiêu thụ hợp lý qua từng thời kỳ. Qua việc phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm là không tốt. Do đặc thù sản phẩm của công ty là hàng công nghiệp và kênh tiêu thụ sản phẩm chính của doanh nghiệp là thông qua đấu thầu. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đang có chiều hướng giảm. Do đó việc xây dựng các chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thời điểm này là điều tất yếu. Công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty hiện tại không được đầu tư thích đáng. Phần lớn các đơn hàng mà công ty có được đều thông qua các mối quen biết hoặc khách hàng tự tìm đến. Đội ngũ nhân viên kinh doanh tuy có trình độ tốt nhưng kém chủ động trong tìm kiếm đơn đạt hàng và khách hàng mới. Và một trong những nguyên nhân chủ yếu là do công ty chưa có một chính sách hoa hồng và thưởng hợp lý đối với các nhân viên kinh doanh. Để tăng lượng sản phẩm tiêu thụ, công ty cần phải đổi mới linh hoạt hơn, không nên thụ động trông chờ vào khách hàng tìm đến mình mà phải chủ động tìm kiếm, lôi kéo khách hàng về phía mình thông qua hoạt động của lực lượng bán hàng, của các khách hàng trung gian. Từ đó tạo mối quan hệ làm ăn với khách hàng thông qua việc đáp ứng nhanh nhất về số lượng, chất lượng và thời gian. Trong thực tế kinh doanh, rất nhiều công ty đã thành công trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhờ việc đào tạo và trang bị những kiến thức cho đội ngũ bán hàng cùng với chế độ lương thưởng hợp lý. Nếu công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long cũng thực hiện được tốt điều này thì chắc chắn hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được nâng cao. 3.1.3. Nội dung của biện pháp Xây dựng một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp Xác định yêu cầu và nhiệm vụ đối với lực lượng bán hàng: + Các nhân viên kinh doanh phải thường xuyên theo dõi thị trường để nắm bắt được sự thây đổi về nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm cáp viễn thông. Trên cơ sở đó đề xuất các phương án điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì + Giúp công ty xây dựng chính sách giá hợp lý trên cơ sở nghiên cứu nghiêm túc nhu cầu thị trường và cân đối với giá bán của các đối thủ cạnh tranh. + Thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty để kịp thời xác định các mặt mạnh, mặt yếu, các cơ hội phát triển và các nguy cơ có thể gặp phải. Từ đó đề ra các biện pháp khả thi nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Hoàn thiện chế độ thù lao đối với lực lượng bán hàng: + Xây dựng mức thưởng hoa hồng cho nhân viên kinh doanh của công ty khi tìm kiếm được đơn hàng mới. Mức cắt hoa hồng là 0,5% tổng giá trị hợp đồng. + Đối với các khách hàng trung gian, khi giới thiệu khách hàng mới cho công ty và trong trường hợp đơn hàng được ký kết thì cũng được hưởng hoa hồng môi giới. Mức hoa hồng môi giới là 5% tổng giá trị đơn hàng. 3.1.4. Hiệu quả khi thực hiện biện pháp Dự kiến doanh thu khi có biện pháp Với giả thiết là các điều kiện kinh doanh cũng như các nguồn lực không thay đổi, kết hợp với các số liệu thực tế năm 2006, ta dự kiến doanh thu của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long sau khi áp dụng biện pháp này sẽ tăng 5%. Mức tăng doanh thu này chủ yếu từ các đơn hàng do lực lượng bán hàng tìm kiếm được. Phần doanh thu tương đương với năm trước là do các khách hàng trung gian giới thiệu. Cụ thể như sau: Bảng 3.2: Dự kiến doanh thu khi thực hiện biện pháp Chỉ tiêu ĐVT Trước khi có biện pháp Sau khi có biện pháp Doanh thu tăng thêm Tỷ lệ tăng Tổng doanh thu 1000đ 108.329.304 113.745.769 5.416.465 5% Dự kiến chi phí phát sinh thêm khi thực hiện biện pháp + Doanh thu dự kiến tăng thêm 5,41 tỷ đồng do các đơn hàng mà lực lượng bán hàng tìm kiếm được. Vậy hoa hồng mà công ty phải trả cho nhân viên là: 5.416.465 x 0,5% = 27.082,326 ( Nghìn đồng ) + Hoa hồng mà công ty phải trả cho khách hàng môi giới là: 5.416.465 x 5% = 270.823,26 ( Nghìn đồng ) Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện biện pháp Với giả thiết là các điều kiện kinh doanh và nguồn lực không đổi như trên thì ta có tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu là 92,1%. Nếu chi phí vận chuyển chiếm 1% giá trị đơn hàng thì: + Lợi nhuận gộp của phần doanh thu tăng thêm là: 5.416.465 x (100% - 92,1% - 1%) = 373.736,1 ( Nghìn đồng ) + Lợi nhuận trước thuế của phần doanh thu tăng thêm là: 373.736,1 – 27.082,326 – 270.823,26 = 75.830,514 ( Nghìn đồng ) Hiệu quả của biện pháp Nhờ việc thực hiện biện pháp này, công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long sẽ thu được các kết quả cụ thể như sau: + Doanh thu bán hàng tăng 5.416.465 (Nghìn đồng). + Giá trị thành phẩm tồn kho giảm 5,41 x 92,1% = 4.988.564 (Nghìn đồng). + Lợi nhuận sau thuế tăng 75.830 x (1 – 28%) = 54.597,97 triệu đồng. Các kết quả trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Điều này được khẳng định qua sự tăng lên của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp như sau: Bảng 3.3:Bảng xác định hiệu quả của biện pháp 2 Chỉ tiêu ĐVT Trước khi có biện pháp Sau khi có biện pháp Tăng giảm Doanh thu thuần 1000đ 108.329.304 113.745.769 5.416.465,2 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 237.559 292.157 54.597,97 Tổng tài sản bình quân 1000đ 172.693.000 170.198.821 -2.494.179 Vốn chủ sở hữu bình quân 1000đ 3.629.000 3.629.000 0 ROSST % 0,22% 0,26% 0,04% ROA % 0,14% 0,17% 0,03% ROE % 6,55% 8,05% 1,50% Các chỉ tiêu đánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp đều tăng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty đã được nâng cao. Bên cạnh đó, khi doanh thu tăng thêm sẽ giúp công ty chi trả bớt nợ ngắn hạn. Nhờ đó mà sẽ giảm được chi phí lãi vay phải trả. Giá trị thành phẩm tồn kho giảm kéo theo giá trị tài sản lưu động giảm trong khi lợi nhuận tăng sẽ làm cho sức sinh lợi của tài sản lưu động tăng. 3.2 Biện pháp 2 : Nâng cao năng lực đấu thầu, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm 3.2.1 Mục đích của biện pháp Hiện nay, do kênh tiêu thụ sản phẩm chính của Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long vẫn là thông qua đấu thầu, doanh thu từ kênh đấu thầu chiếm khoảng 95% doanh thu nên mục đích của biện pháp là tăng cường năng lực đấu thầu của công ty, tăng tỷ lệ trúng thầu đồng thời tăng doanh thu. 3.2.2 Căn cứ của biện pháp Một trong những yếu tố quyết định sự thắng lợi trong cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp đó là giá cả, kể cả doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp xây dựng. Trong đấu thầu, việc đưa ra 2 mức giá hợp lý (giá trần và giá sàn) sẽ có thuận lợi trong việc đánh giá sơ bộ vì hồ sơ dự thầu nào vượt giá trần hoặc kém giá sàn đều là bị loại. Khi giá bỏ trần quá thấp sẽ khiến cho việc chào thầu gặp khó khăn hoặc với mức giá thầu thấp hơn hoặc bằng giá trần, nhà thầu không đảm bảo được thiết bị theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Ngược lại, nếu chủ đầu tư đưa ra mức giá thầu quá cao so với mức giá thị trường, chắc chắn việc mua sẽ bị đắt vì chi phí cao gây lãng phí. Do đó, việc định giá thầu hợp lí là một giải pháp quan trọng để giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Căn cứ vào tình hình đấu thầu của công ty trong năm 2006 vừa qua, ta nhận thấy mặc dù công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long đã tham dự nhiều gói thầu hơn so với năm 2005, song tỉ lệ gói thầu trúng thầu của công ty chưa cao chỉ đạt khoảng 50,51% so với 69,64% của năm 2005. Mặc dù số lượng của các gói thầu trúng thầu trong năm 2006 có tăng so với năm 2005 (khoảng 40% từ 55 lên 79 ) nhưng giá trị trúng thầu tăng không đáng kể ( 2.100.000.000đ ). Giá trị trung bình trên một gói thầu trúng thầu năm 2006 đã giảm so với năm 2005 ( trung bình khoảng 512.000.000/gói thầu). Bảng 3.4 Tình hình tham dự đấu thầu trong hai năm qua Đơn vị : Triệu đồng Năm Gói thầu đã dự thầu Giá trị trung bình (triệu/gói thầu) Gói thầu trúng thầu Giá trị trung bình (triệu/gói thầu) Số lượng Giá trị (triệuđồng) Số lượng Giá trị (triệuđồng) 2005 80 140.000 1.750 55 97.500 1.772 2006 120 197.200 1.643 79 99.600 1.260 Nguồn : Phòng kinh doanh Bảng 3.5 Xác suất trúng thầu trong hai năm qua Năm Xác suất trúng thầu Theo số lượng gói thầu Theo giá trị 2005 55/80 x 100% = 68,75 % 69,64% 2006 79/120 x 100% = 65,8% 50,51% 3.2.3 Nội dung của biện pháp Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long có là nhà sản xuất,cung cấp và thi công các sản phẩm cáp viễn thông cho các công trình xây dựng, song để có thể xây dựng được giá thầu hợp lý cũng không phải là một điều dễ dàng. Bởi vì hiện nay, các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất cáp viễn thông rất nhiều và lớn mạnh cả về nhiều mặt : nguồn vốn, trang thiết bị máy móc, nhân công... Để đưa ra được giá thầu hợp lí, trước tiên công ty phải cử ra một ban chuyên trách, tập trung nghiên cứu kỹ thị trường trước khi bỏ giá dự thầu. Giá dự thầu phụ thuộc rất nhiều vào địa hình, nguồn nguyên vật liệu cần cung ứng, trang thiết bị máy móc cũng đòi hỏi, yêu cầu về chất lượng công trình của chủ đầu tư. Về cơ bản, việc lập dự toán đều phải tuân thủ theo những công thức do Nhà nước quy định, song giá trị xây lắp của công trình được lập theo những bước đó vẫn không thể là “giá đấu thầu” vì nó chênh lệch rất lớn so với giá có thể trúng thầu hoặc so với mức “giá gọi thầu”. Sau khi tính được đơn giá của các hạng mục công việc ở mức độ cạnh tranh, giá bỏ thầu sẽ được niêm phong, nộp cho chủ đầu tư. Tới ngày mở thầu, nếu các thông tin liên quan đến chủ đầu tư, đối thủ cạnh tranh có tác động đến giá thì công ty sẽ thay đổi mức giá thầu. Công ty có thể gửi thư giảm giá đến cho chủ đầu tư. Trong thực tế cho thấy nhiều dự án quyết định giá qua thư giảm giá là nhân tố chính để nhà thầu thắng thầu. Tuy nhiên cần chú ý rằng, khi xây dựng dự toán cho từng hàng mục công trình, chủ đầu tư thường yêu cầu các nhà thầu phải tính theo phương pháp “Bill”. Bởi vì phương pháp này cho phép chủ đầu tư kiểm tra tính hợp lí của những số liệu đưa vào dự toán, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá mức độ thuyết phục về giá của từng nhà thầu. Nội dung của phương pháp “Bill”: + Tính đơn giá của một hạng mục công việc, gồm chi phí trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và chi phí chung. + Nhân đơn giá từng hạng mục với khối lượng tương ứng để tính tổng giá trị xây lắp của công trình. Trên thực tế hiện nay các nhà thầu thường tập trung giảm hai loại chi phí: chi phí trực tiếp và chi phí chung. Riêng đối với chi phí trực tiếp đòi hỏi phải hết sức thận trọng, bởi khi thuyết trình với chủ đầu tư sẽ dẫn đến sự nghi ngờ về chất lượng công trình và tính hiệu quả khi hoàn thành. Vì vậy, để giảm loại chi phí này ta cần phải phân tích chi phí này ra các chi phí cấu tạo nên nó, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc thiết bị. Vì Công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long là nhà sản xuất và cung cấp nguyên liệu (các loại cáp viễn thông) nên có thể tự chủ về các sản phẩm của mình. Chi phí về nhân công và chi phí về máy móc thiết bị cũng là một điều đáng quan tâm, công ty cần tìm mọi cách để giảm giá thầu thông qua việc giảm 2 loại chi phí này. - Biện pháp giảm chi phí nhân công: Để giảm chi phí nhân công công ty không thể cắt giảm tiền lương, thưởng và phụ cấp công nhân, mà nên thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ cơ giới hoá, tự động hoá trong thi công. - Biện pháp giảm chi phí máy được thực hiện bằng việc sắp xếp hợp lý các máy móc, trang thiết bị, sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng phục vụ. Bên cạnh đó, Công ty còn cần chú ý đến việc giảm những loại chi phí khác và chi phí dự phòng. Những loại chi phí khác được phân thành hai nhóm: Nhóm chi phí tính theo mức tỷ lệ hoặc bảng giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Nhóm này tính theo định mức tỷ lệ hoặc bảng giá cụ thể bao gồm: chi phí xây dựng lán trại, chi phí quản lý dự án, chi phí kiểm soát, thiết kế - Nhóm những chi phí khác được xây dựng bằng cách lập dự toán chi tiết, nhóm này gồm những chi phí không tính theo định mức tỷ lệ hoặc bảng giá. Công thức để tính những chi phí khác: Trong đó: Gk: chi phí khác Bi : chi phí khác thứ i thuộc nhóm chi phí tính theo định mức tỷ lệ hoặc bảng giá Ci : chi phí khác thứ i thuộc nhóm chi phí khác phải lập dự toán Còn đối với chi phí dự phòng: được xác định bằng 10% giá trị công trình CDP = (GXL + GTB + GK )10% Trong đó: GXL : chi phí xây lắp công trình GTB : chi phí thiết bị máy móc GK : chi phí khác Sau khi xác định được các thành phần chi phí của dự án, tổng hợp lại ta sẽ có được tổng dự toán của toàn bộ dự án ( GTDT): GTDT = GXL + GTB + CDP Rõ ràng là giá dự thầu càng cao thì khả năng thắng thầu càng thấp. Vì vậy việc giảm giá dự thầu là một giải pháp rất quan trọng đối với bất kỳ công ty nào. Ngoài ra, công ty có thể đạt được mục đích giảm giá thầu thông qua việc quản lý và xây lắp tốt, có những biện pháp kỹ thuật tiên tiến, có phương tiện thi công hiện đại, tổ chức quản lý và sử dụng lao động thích hợp khoa học để có hiệu quả cao nhất, từ đó xây dựng được những định mức, đơn giá nội bộ tiên tiến cho đơn vị mình. 3.2.4 Hiệu quả của biện pháp Mặc dù đây là một trong những giải pháp, song giải pháp này lại là một giải pháp đặc biệt. Riêng đối với giải pháp này, công ty không phải tốn thêm một khoản chi phí nào, mà ngược lại, Công ty còn giúp làm tăng thêm thu nhập cho Công ty. Trong cạnh tranh đấu thầu, giá bỏ thầu có tác dụng quyết định bởi nó thường chiếm 45% - 55% tổng số điểm mà chủ đầu tư đánh giá cho hồ sơ dự thầu. Vì vậy, đứng trước hiệu quả đầu tiên có thể nhận ra rõ, đó là không những không tốn chi phí mà ngược lại còn thu nhập thêm được nhiều lợi nhuận, nên bất kỳ một công ty nào trong đấu thầu cũng đều tính đến giải pháp này. Khi sử dụng giải pháp này công ty sẽ đưa ra được mức giá bỏ thầu có sức cạnh tranh cao và do đó, xác suất trúng thầu của công ty cao hơn rất nhiều. Trong cạnh tranh đấu thầu, mục tiêu cuối cùng của các nhà thầu đó là thắng thầu và nhận được công trình để xây dựng. Nó là tiền đề cho các hoạt động khác của công ty và là mục tiêu cuối cùng, nên khi sử dụng giải pháp này, công ty chắc chắn sẽ nhận được hợp đồng. Việc hạ giá thành xây lắp không chỉ nâng cao khả năng trúng thầu mà còn mang lại mức lãi cao cho công ty, công ty càng hạ được giá thành lắp đặt nhiều thì mức lãi của công ty thu càng cao và càng có điều kiện để phát triển doanh nghiệp toàn diện. 3.2.4.1 Dự kiến chi phí của biện pháp + Doanh thu dự kiến tăng thêm khoảng từ 6,4 đến 8,6 tỷ đồng do các hợp đồng trúng thầu mới mang lại. Chi phí đấu thầu và giao dịch dự kiến trong quá trình thực hiện đấu thầu là 6% tổng doanh thu tăng thêm : Bảng 3.6: Chi phí đấu thầu và giao dịch Đơn vị tính : 1000 đồng Tỷ lệ tăng Doanh thu sau khi có biện pháp Doanh thu tăng thêm Chi phí giao dịch và đấu thầu 6% 114.829.062 6.499.758 389.985 7% 115.912.355 7.583.051 454.983 8% 116.995.648 8.666.344 519.981 3.2.4.2 Dự kiến doanh thu của biện pháp Với giả thiết là các điều kiện kinh doanh cũng như các nguồn lực không thay đổi, kết hợp với các số liệu thực tế năm 2006, ta dự kiến doanh thu của công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long sau khi áp dụng biện pháp này sẽ tăng từ 6-8%. Mức tăng doanh thu này chủ yếu do trúng thầu các hợp đồng mới, hạ giá thành lắp đặt. Cụ thể như sau: Bảng 3.7: Dự kiến doanh thu khi thực hiện biện pháp Tỷ lệ tăng Chỉ tiêu ĐVT Trước khi có biện pháp Sau khi có biện pháp Doanh thu tăng thêm 6% Tổng doanh thu 1.000đ 108.329.304 114.829.062 6.499.758 7% 115.912.355 7.583.051 8% 116.995.648 8.666.344 3.2.4.3 Lợi nhuận dự kiến của biện pháp. Với giả thiết là các điều kiện kinh doanh và nguồn lực không đổi như trên thì ta có tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu là 92,1%. Nếu chi phí giao dịch đấu thầu chiếm 6% tổng giá trị gói thầu tăng thêm và chi phí phát sinh dự phòng là 1% thì lợi nhuận dự kiến tăng thêm sẽ là : Bảng 3.8 : Lợi nhuận dự kiến tăng thêm khi thực hiện biện pháp Đơn vị tính : 1000 Đồng Tỷ lệ tăng Doanh thu tăng thêm Chi phí giao dịch và đấu thầu Lợi nhuận gộp của phần doanh thu tăng Lợi nhuận trước thuế của phần doanh thu tăng 6% 6.499.758 389.985 454.983 64.998 7% 7.583.051 454.983 530.814 75.831 8% 8.666.344 519.981 606.644 86.663 Trong đó : + Lợi nhuận gộp của phần doanh thu tăng thêm trong từng trường hợp tăng doanh thu 6%, 7%, 8% là: 6.499.758 x (100% - 92,1% - 1%) = 454.983 ( Nghìn đồng ) 7.583.051 x (100% - 92,1% - 1%) = 530.814 ( Nghìn đồng ) 8.666.344 x (100% - 92,1% - 1%) = 606.644 ( Nghìn đồng ) + Lợi nhuận trước thuế của phần doanh thu tăng thêm trong từng trường hợp tăng doanh thu 6%, 7%, 8% là:gì 454.983 - 389.985 = 64.998 ( Nghìn đồng ) 530.814 - 454.983 = 75.831 ( Nghìn đồng ) 606.644 - 519.981 = 86.663 ( Nghìn đồng ) 3.2.4.4 Hiệu quả của biện pháp Nhờ việc thực hiện biện pháp này, công ty Cổ phần viễn thông Thăng Long sẽ thu được các kết quả cụ thể như sau: Bảng 3.9 : Hiệu quả của biện pháp Đơn vị tính : 1000 Đồng Tỷ lệ tăng Doanh thu tăng thêm Giá trị thành phẩm tồn kho giảm Lợi nhuận sau thuế tăng 6% 6.499.758 6.499.758 x 92,1% = 5.986.277 64.998 x (1- 0,28) = 46.798 7% 7.583.051 7.583.051 x 92,1% = 6.983.990 75.831 x (1-0,28) = 54.598 8% 8.666.344 8.666.344 x 92,1% = 7.981.703 86.663 x (1-0,28) = 62.398 Các kết quả trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Điều này được khẳng định qua sự tăng lên của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp như sau: Bảng 3.10:Bảng xác định hiệu quả của biện pháp 2 Trường hợp 6% Chỉ tiêu ĐVT Trước biện pháp Sau biện pháp Tăng giảm Doanh thu thuần 1000đ 108.329.304 114.829.062 6.499.758 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 237.559 284.357 46.798 Tổng tài sản bình quân 1000đ 172.693.000 169.699.964 -2.993.036 Vốn chủ sở hữu bq 1000đ 3.629.000 3.629.000 0 ROSST % 0,23% 0,24% 0,10% ROA % 0,14% 0,16% 0,02% ROE % 6,55% 7,84% 1,29% Trường hợp 7% Chỉ tiêu ĐVT Trước biện pháp Sau biện pháp Tăng giảm Doanh thu thuần 1000đ 108.329.304 115.912.355 7.583.051 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 237.559 292.157 54.598 Tổng tài sản bình quân 1000đ 172.693.000 169.201.108 -3.491.892 Vốn chủ sở hữu bq 1000đ 3.629.000 3.629.000 0 ROSST % 0,23% 0,25% 0,02% ROA % 0,14% 0,17% 0,03% ROE % 6,55% 8,05% 1,50% Trường hợp 8% Chỉ tiêu ĐVT Trước biện pháp Sau biện pháp Tăng giảm Doanh thu thuần 1000đ 108.329.304 116.995.648 8.666.344,32 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 237.559 299.957 62.398 Tổng tài sản bình quân 1000đ 172.693.000 168.702.251 -3.990.749 Vốn chủ sở hữu bq 1000đ 3.629.000 3.629.000 0 ROSST % 0,23% 0,26% 0,03% ROA % 0,14% 0,18% 0,04% ROE % 6,55% 8,27% 1,72% Các chỉ tiêu đánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp đều tăng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty đã được nâng cao. Bên cạnh đó, khi doanh thu tăng thêm sẽ giúp công ty chi trả bớt nợ ngắn hạn. Nhờ đó mà sẽ giảm được chi phí lãi vay phải trả. Giá trị thành phẩm tồn kho giảm kéo theo giá trị tài sản lưu động giảm trong khi lợi nhuận tăng sẽ làm cho sức sinh lợi của tài sản lưu động tăng. 3.3 Tổng hợp của cả hai biện pháp Nếu công ty áp dụng đồng thời cả hai biện pháp, với giả thiết là Các điều kiện kinh doanh và nguồn lực không đổi như trên thì ta có tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu là 92,1%. Biện pháp 1. Xây dựng một chính sách lương thưởng hợp lý cho đội ngũ bán hàng giúp công ty tăng doanh thu 7% Biện pháp 2. Nâng cao năng lực đấu thầu, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp công ty tăng doanh thu 5% Hiệu quả tổng hợp mang lại sẽ như sau : Chỉ tiêu ĐVT Trước biện pháp Sau biện pháp Tăng giảm Doanh thu thuần 1000đ 108.329.304 121.328.820 12.999.516 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 237.559 346.755 109.196 Tổng tài sản bình quân 1000đ 172.693.000 166.713.326 -5.979.674 Vốn chủ sở hữu bình quân 1000đ 3.629.000 3.629.000 0 ROSST % 0,23% 0,29% 0,06% ROA % 0,14% 0,29% 0,15% ROE % 6,55% 9,56% 3,01% Ta có thể nhận thấy rằng : Khi áp dụng đồng thời cả hai biện pháp, các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp đều tăng, do đó hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Doanh nghiệp có thể nâng cao được doanh thu và tiết kiệm được chi phí, giảm được lượng hàng tồn kho, tăng cường năng lực và phát huy được khả năng của nhân viên kinh doanh, giúp công ty có thể phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của mình. PHẦN KẾT LUẬN --------&-------- Từ những vấn đề nghiên cứu của đề tài, ta thấy phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Thông qua công tác này, doanh nghiệp xác định được những điểm mạnh của mình cần phát huy cũng như điểm yếu cần khắc phục. Từ đó, mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng được cho mình một chiến lược phù hợp để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Qua thời gian tìm hiểu tại công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long, em đã nhận biết được phần nào thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ở thời điểm hiện tại, hiệu quả kinh doanh của công ty là không cao. Bằng việc vận dụng những kiến thức đã học, em có đưa ra một số biện pháp nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do kiến thức và kỹ năng phân tích không tránh khỏi những hạn chế nên các biện pháp đề ra trong bản đồ án này còn rất nhiều thiếu sót. Vì vậy, em hy vọng những đề xuất của mình sẽ được quý công ty chú ý, từ đó xây dựng được các biện pháp hoàn thiện hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, thạc sỹ Dương Mạnh Cường cùng quý thầy cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bản đồ án này. Hà Nội, tháng 5 năm 2007 Sinh viên thực hiện: Hoàng Anh TÀI LIỆU THAM KHẢO “Kinh tế và quản lý doanh nghiệp” – Chủ biên PTS Ngô Trần Ánh, NXB Thống kê – Năm 2000. “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh” – Phạm Văn Dược – Đặng Kim Cương – NXB Thống kê. “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh” – PGS. PTS Nguyễn Thị Gái – Năm 1997. “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh” – Lê Thị Phương Hiệp – NXB Thống kê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDo an 25-5-2007 FIX.doc
  • docMuc luc.doc
Tài liệu liên quan