Đề tài Phát triển du lịch Hồ Tây

Giò chả làng Chèm - từ xa xưa đã đi vào bộ nhớ của những người oaisành điệu những món ăn ngon của Hà Nội. Hy vọng với lợi thế của sự nổi tiếng ấy thì người làng Chèm sẽ không để làng nghề này mai một, mà cần gìn giữ và phát triển mạnh mẽ hơn nữa để cùng với các làng nghề truyền thống chào đón Thủ đô 1000 năm tuổi Ngoài ra dân làng chèm còn nổi tiếng với nghề truyền thống làm các món bánh mang đậm bản sắc dân tộc rất ngon như Bánh đúc nóng, bánh giò bánh dầy giò và bánh do. Đây là những món ăn dân giã rất được ưa chuộng của người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Thành nói riêng. Khách du lịch khi đến đấy sẽ được thưởng thức những món ăn rất dân dã mà lại rất ngon và rẻ của vùng đất nơi đây.Ngoài ra họ còn có thể mua những món ăn này về làm quà cho người thân. Nghề thủ công : Người dân làng chèm hầu như không sống chủ yếu bằng nghề nông mà chủ yếu họ sống bằng nghề thủ công ngoài việc chế biến các món ăn ẩm thực vừa ngon vừa nổi tiếng ra để bán họ còn có một nghề truyền thống nữa đó là đan lát ,họ đan những chiếc mũ nan rộng vành rất đẹp và thuận tiện cho việc che mưa che nắng.

doc37 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển du lịch Hồ Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN Sau khi học về môn Địa Lý Du Lịch em mới thực sự ý thức được tầm quan trọng của du lịch. Nó không chỉ giúp cho chúng ta có thời gian nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả mà nó còn giúp chúng ta mở rộng kiến thức và hiểu biết về xã hội, về văn hoá và truyền thống của dân tộc. Em đã không biết rằng đất nước mình có một tiềm năng du lịch lớn đến vậy. Thực sự em xin chân thành cảm ơn thầy Tiến Sĩ Nguyễn Văn Chiến đã tận tình giảng dậy và giúp đỡ em có cơ hội hiểu biết hơn về bản sắc văn hoá của dân tộc mình,hiểu biết hơn về địa lý cũng như tiềm năng du lịch của đất nước mình. Em xin hứa sẽ chau dồi cho mình thật nhiều kiến thức nhiều hiểu biết hơn nữa để sau này có thể giới thiệu với bạn bè năm châu trên thế giới và người dân trong cả nước hiểu hơn về đất nước Việt Nam.Một đất nước không chỉ có nhiều truyền thống văn hoá tốt đẹp mang đậm bản sắc dân tộc mà còn là một đất nước có nhiều phong cảnh đẹp tuỵet vời.có những món ăn hấp dẫn và đặc biệt người dân Việt Nam rất mến khách. Em xin cảm ơn thầy và em cũng xin cảm ơn đến gia đìnhvà bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thiện bài chuyên đề tôt nghiệp của mình. ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Trong quá trình học môn địa lý du lịch em đã tìm hiểu và nghiên cúư nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.Là người dân sinh ra và lớn lên tại thủ đô hà nội bới em điểm du lịch đẹp nhát và tuyệt vời nhất trên khắc đất nước mình đó là Thủ đô Hà Nội.Hà nội mặc dù có nhiều điểm du lịch hấp dẫn nhưng Hồ Tây lại là điểm thu hút lý tưởng với em.Em nhận thấy Hồ Tây rát đẹp rất hấp dãn vậy mà dương như Hồ Tây vẫn chưa thực sự được khách du lich coi là điểm đén lý tưởng.Vì vậy em muốn tìm hiểu và khai thác Hồ Tây,mong rằng em có thể đông gop nhưng ý kiến khách quan của mình để góp phần phát triển du lịch Hồ Tây được mạnh mẽ hơn,và ngày càng có nhiều du khách đến tham quan và nghỉ ngơi hơn. LỜI MỞ ĐẦU Đến với Hà Nội - Thủ đô trung tâm văn hoá kinh tế, chính trị của cả nước du khách dù xa hay gần cũng đều chọn Hồ Tây là điểm đến du lịch trong lịch trình tham quan của mình. Bởi Hồ Tây không chỉ đẹp nhờ có phong cảnh tuyệt vời mà ở đây du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng này như bánh tôm,bún ốc,phở cuốn….. Hồ Tây còn có rất nhiều di tích lịch sử nổi tiếng để du khách có thể tham quan và tìm hiểu như đền Quán Thánh ,chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ…….. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể thăm quan các làng nghề truyền thống có từ lâu đời như làng nghề trồng quất, trồng đào hay làm giấy,… Để từ đó chúng ta sẽ hiểu hơn về bản sắc văn hoá và truyền thống của dân tộc mình.Du khách cũng có thể tham gia vào nhiều loại hình vui chơi giải chí hấp dẫn như đạp vịt bơi thuyền, đi xe đạp đôi.Hay chỉ đơn thuần là đến đây để nghỉ ngơi và thư giãn sau ngày làm viẹc mệt mỏi.Cùng gia đình thưởng ngoạn du thuyền để ngắm cảnh Hồ Tây lung linh huyền ảo trong sắc chiều tà đẹp đến lạ thường.Càng tìm hiểu về Hồ Tây bạn sẽ càng cảm thấy Hồ Tây đẹp hơn và yêu hơn. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HỒ TÂY Điều kiện tự nhiên : 1. Vị trí địa lý : Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước nằm ở khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ. Hà Nội có rất nhiều hồ lớn nhưng lớn nhất là Hồ Tây nằm ở phía Tây Bắc thành phố. 2. Đặc điểm địa hình : Hồ Tây nằm ở phía tây bắc nội thành, diện tích khoảng 500ha, chu vi tới 17km. Nước hồ sâu từ 1 - 4,5m. Trải qua mấy ngàn năm, hồ lần lượt được gọi với các tên gọi khác nhau Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh rằng hồ là một đoạn sông Hồng cũ còn rớt lại sau khi sông đã đổi dòng... Có thể do sông hồ biến đổi như vậy mà đã xuất hiện nhiều truyền thuyết về hồ và tên gọi của hồ. 3. Di tích lịch sử và văn hoá: Quanh hồ hiện có 21 ngôi đình, đền, chùa đã được xếp hạng với nhiều di tích Chùa Sãi là một trong những di tích lịch sử lâu đời. Chùa Sãi Xung quanh hồ cũng có nhiều di tích văn hoá, lịch sử như: - Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ Bà huyện Thanh Quan có kiến trúc độc đáo; - Làng Nhật Tân với chùa Tào Sách và nghề trồng hoa đào, quất cảnh nổi tiếng; - Làng Xuân Đỉnh với đền Sóc thờ Thánh Gióng; - Làng Xuân La với chùa Thiên Niên (Thiên Niên cổ tự) thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô thứ phi của vua Lê Thánh Tông; - Làng Kẻ Bưởi (An Thái) với nghề làm (giấy dó) cổ truyền, với đền Đồng Cổ (hiện nằm trên đường Thụy Khuê) ,làng Thuỵ Khuê với chùa bà Đanh 4. Khí hậu: Hồ Tây - lá phổi xanh của Hà Nội. Là góc lãng mạn nhát trong bức tranh Hà Nội. Không khi ở đây rất trong lành.Mỗi buổi sáng tinh mơ người dân tìm ra đây để hít thở không khí trong lành của thiên nhiên.Nhưng Hồ Tây thì rông lớn,xung quanh là những phố phường đông người qua lại không có gì che chắn vì vậy mùa đông thường gió to và rất lạnh khi ngồi ở đây còn mùa hè thì rất mát mẻ,thoải mái. 5. Các tên gọi khác nhau của Hồ Tây Tên cổ nhất là đầm Xác Cáo Hồ Kim Ngưu (Trâu Vàng) Hồ Dâm Đàm (hồ mù sương ), rồi tên hồ Lãng Bạc (bến có sóng lớn). Đến thế kỷ XVI đổi tên là Tây Hồ, nhưng về sau nhân dân quen và gọi thành tên đến bây giờ là Hồ Tây TIỀM NĂNG DU LỊCH Quanh hồ hiện có 21 ngôi đình, đền, chùa đã được xếp hạng với nhiều di tích, tại đây du khách có thể tham quan những di tích lịch sử lâu đời cũng như tìm hiểu về nét văn hoá của người dân Việt Nam. Ngoài ra du khách còn có thể đi tham quan những làng nghề truyền thống ven Hồ Tây như làng cổ Yên Phụ, thăm nghề làm hương nổi tiếng,haylang Nghi Tàm để chiêm ngưỡng một làng du lịch nổi tiếng với nghề trồng cây cảnh và nuôi cá cảnh. Du khách sẽ theo đường Lạc Long Quân về Bưởi thăm khu chợ cổ với làng An Thái có nghề làm giấy dó, thăm đền Đông Cổ và một số di tích lịch sử khác. Làng Đông Xã vốn là một thôn của làng Yên Thái tách ra thành một xã độc lập từ đời Duy Tân (1907 - 1915), nay thuộc cụm 4 phường Bưởi, quận Tây Hồ, thời Lê nằm trong phường Yên Thái của Kinh thành Thăng Long; thời Nguyễn thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận. Đây là một làng cổ ở ven hồ. Tục truyền thời Hùng Vương đã có dân sinh cơ lập nghiệp, những làng chuyên trồng quất Nghi Tàm, làng chuyên trồng đào như Nhật Tân, trồng các loại hoa như Phú Xá,... 1. Ẩm thực Hồ Tây và một số địa chỉ nổi tiếng. Đến với Hồ Tây du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản vô cùng hấp dẫn của nơi đây như Bánh tôm hồ tây, bún ốc, ốc hấp thuốc bắc hay các loại phở cuốn, phở xào đủ món,... Tại Phủ Tây Hồ, cả một dãy đường dài chừng 1km là gần một trăm nhà hàng bún ốc, quán ốc có tên “Ông già” được mở ra, về sau do làm ăn phát đạt, khách ăn đông nên bây giờ có tới cả mấy chục quán đều trương biển tên: Ông già, vì vậy khi du khách đến đây thường không biết quán nào là quán Ông già chính hiệu. Tuy nhiên, ốc được chế biến ở quán nào cũng ngon, cũng nhiều món, như ốc luộc gừng, hấp lá chanh, hấp thuốc Bắc... chỉ cần 20.000 đồng là thực khách có 2 bát ốc. Nhà hàng Cửu Ngư Lầu Để phục vụ các du khách thì dọc con đường vào Phủ chừng 1km là hai dãy các của hàng bán bánh tôm và bún ốc. Hay như trên đường Thanh Niên có một nhà hàng bánh tôm nổi tiếng, ra đời vào loại sớm nhất nhì so với những quán hàng ăn ở đây. Nằm nép mình trên một bán đảo nhỏ phía Hồ Trúc Bạch. Ngoài bánh tôm, nơi đây còn phục vụ thượng khách đầy đủ những món ăn khác được chế biến theo yêu cầu. Nếu như khách muốn thưởng thức một ly trà theo tôi thì không đâu bằng quán Cổ Ngư Trà Lầu ở số 8 đường Thanh Niên. Cố Ngư Trà Lầu thu hút đông đảo giới trẻ. Ngoài ra Hồ Tây còn nổi tiếng với một món ăn ẩm thực khác đó là cầy tơ đủ món khách sẽ lên với Nhật Tân, quê hương của sắc hoa đào và là “xứ sở” của thịt chó nổi tiếng, mươi mười lăm năm nay, Người ta gọi Nhật Tân là khu “công nghiệp thịt chó” rồi “Liên hiệp các xí nghiệp thịt chó Hà Nội” hay “Tổng công ty thịt chó miền Bắc”... bởi lẽ nơi đây có tới 40 nhà hàng, hàng ngày trung bình có không dưới vài ngàn khách tới đây thưởng thức các món ăn được chế biến từ thịt chó. Dưới bàn tay tài ba chế biến thì thịt chó Nhật Tân không chỉ 7 món đơn thuần mà nó đã trở thành 13-15 món. Suốt con đường Thụy Khuê dài gần 5km, du khách rẽ trái khoảng 100m là bắt gặp một khu ăn uống sát mép Hồ Tây, đó là khu ẩm thực chủ yếu với hải sản. Khu vực này có tới gần 30 quán hàng. Địa chỉ này cũng không thể thiếu được trong danh mục những món ẩm thực của Hồ Tây. Ngoài ra còn có một số địa chỉ ẩm thực nổi tiếng như Hồ Tây như cửu ngũ lầu Nhà hàng Cửu Ngư Lầu Địa chỉ: 413 Âu Cơ (Bên cổng vào công viên nước hồ Tây) Điện thoại: 04.3719.2888 Nằm bên Hồ Tây thơ mộng, không gian rộng rãi thoáng mát cùng những món ăn ngon mới lạ do các đầu bếp chuyên nghiệp của Trung Quốc và Việt Nam trực tiếp chế biến từ thịt thú và những loại hải sản tươi sống với giá cả hợp lý, nhà hàng Cửu Ngư lầu ở địa chỉ 413 Âu Cơ được đánh giá là một trong những địa chỉ ẩm thực tuyệt vời nhất Nhà hàng Sen Tây Hồ không gian ẩm thực tại Buffet Quốc Tế 1500 chỗ ngồi để thư giãn và tận hưởng khung cảnh tuyệt vời của Hồ Tây. Nhà hàng sen Tây Hồ Bảng giá của Nhà hàng Trưa: 11h00 – 14h00 Người lớn: 170.000đ/người Tối: 17h30 – 21h30 Người lớn: 200.000đ/người Trẻ em:110.000đ/người Trẻ em: 130.000đ/người 2. Các loại hình du lịch và một số địa chỉ tham khảo. Đến với Hồ Tây du khách có thể đi tham quan Hồ Tây bằng cách đi dạo quanh hồ thì đồng thời cũng được thăm khá nhiều di tích và thắng cảnh. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ "Bà huyện Thanh Quan" với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo; làng Nhật Tân nguồn hoa đào mỗi độ xuân về. Rồi làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng, làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh, sang làng Kẻ Bưởi có nghề làm giấy cổ truyền và đền Đồng Cổ nơi bách quan hội thề thời Lý, làng Thụy Khuê có chùa Bà Đanh nổi tiếng một thời... Và đặc sắc nhất là đền Quán Thánh Sap toi ho tay co to chuc mot dem dien mang ten “di san van hoa ho tay” Hay chỉ đơn giản là một dịch vụ gồm một số canô và rất nhiều thuyền Thiên nga vui chơi trên mặt hồ. Một công viên nước có nhiều loại hình vui chơi và thể thao cùng với nước. Hàng chục nhà hàng du thuyền phục vụ khách ăn uống và thưởng ngoạn cảnh hồ Hay thuê những chiếc xe đạp đôi để các cặp tình nhân có thể cùng nhau đi dạo trên đường thanh niên. Một số chương trình du lịch xung quanh Hồ Tây cho thực khách: Du thuyền Hồ Tây kết hợp lễ phủ Tây Hồ và ăn tiệc buffet Du lịch Hồ tây cùng du Buffet thuyền ăn tiệc Du Thuyền Hồ Tây , thăm phủ tây Hồ, Chùa Tảo Sách, ăn tiệc 3 giờ dùng tiệc trên tàu Thời gian từ: 10h30 – 13h30 or 17h30 – 20h30 Lịch Trình - 10h 30 Đón Quý khách lên tàu - 10h 40 Xuống tàu thăm quan quan Hồ Tây ( Hướng dẫn viên sẽ giới thiệu về Hồ Tây trong quá trình thăm quan và lên làm lễ thắp hương tại Phủ Tây Hồ - Hà Nội ) Giới thiệu, ,..ngắm cảnh thư giãn.... - 10h 50 Lên Lễ Phủ Tây Hồ - 11h 25 Trở lại Du Thuyền, giao lưu hát karaoke, - 11h 45 Thăm chùa Tảo Sách (một ngôi chùa cổ kính nằm cạnh Hồ Tây) - 12h 00 ăn tiệc với món ăn hấp dẫn, ngon miệng “Du thuyền tiếp tục hành trình vòng quanh Hồ Tây và ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng,..” cùng giao lưu hát karaoke - 13h 30 Tàu cập bến Kết thúc chuyến tham quan, Giá trọn gói: 250.000 đ/ khách áp dụng cho đoàn khách từ 50 khách trở lên Bao gồm: - Vé tham quan - Tiệc - Du thuyền Hồ Tây sang trọng ( sức chứa 50 - 60 khách) - Hướng dẫn viên - Lệ phí tổ chức - Bảo hiểm du lịch - Karaoke Chi tiết liên hệ: Pham Van Phuoc (Mr.) Mobile: 0982320068 Tel: (04) 62 633 633 -22 118 555 - Fax: (04) 3 932 9239 Thực đơn tiệc 1. Súp bắp tôm 2. Sa lát rau trộn 3. Gà nướng kiểu Hà Nội 4. Bánh tôm Hồ Tây 5. Cá quả hấp xì dầu 6. Heo quay kho nước dừa 7. Rau xào theo mùa 8. Canh chua ngao 9. Cơm tám 10. Hoa quả tươi theo mùa 11. Trà việt nam Không bao gồm đồ uống, VAT Du Lịch Hồ Tây Giá vé 120.000 Vnd/ Khách cho Người lớn Giá vé 80.000 Vnd/ trẻ em Vé bao gồm ăn tiệc buffet trên tàu, không bao gồm đồ uống và thuế VAT Liên hệ: Mr Phước – 0982320068 3. Phương tiện đi lại : Đối với du khách trong thành phố Hà Nội chúng ta có thể đi bằng ô tô và xe máy, xe đạp xung quanh Hồ Tây. Đối với du khách ở nơi khác chúng ta có thể đi bằng máy bay, ôtô, tàu hoả, xe máy đến thành phố rồi đi bằng ôtô, xe máy, xe đáp đến Hồ Tây. 4. Đối tượng du lịch : Đến thăm Hồ Tây có du khách nước ngoài và trong nước, chủ yếu họ đi cùng gia đình và bạn bè đến đây để nghỉ ngơi và thư giãn.Các đoàn thể cơ quan hay các tổ chức có thể tổ chức tiệc tùng họp mặt ở đây. 5. Dịch vụ mua sắm : Đến với Hồ Tây du jgách không những được thưởng thức nhữnh món ăn đặc sản hấp dẫn như bánh tôm, phở xào, ốc hấp thuốc bắc và tham quan những di tích lịch sử lâu đời, ngoài ra họ còn mua được những món quà liưu niệm mang nét truyền thông và văn hoá cho bạn bè và những người thân như ở phủ Tây Hồ,... NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 1. Cảm nhận: Mặc dù sinh ra và lớn lên ở đây, cũng đã không ít lần tôi tới cùng bạn bè và người thân đến Hồ Tây thưởng thức món bánh tôm hấp dẫn hay ốc hấp thuốc bắc của quán Ông già, món phở cuốn, phở xào hay đến Phủ Tây Hồ cầu may. Nhưng sau chuyến thực tế lâầ này với mụch đích cho việc học tôi mới thực sự nhận thấy vẻ đẹp của Hồ Tây và những thay đổi từng ngày của vùng đất này một cách khách quan. Những năm gần đây, Hồ Tây có rất nhiều thay đổi. Nhà nước cung ý thức được Hồ Tây là "cái máy điều hòa nhiệt độ" của Thủ đô Hà Nội nên việc bảo vệ bờ, bảo vệ cảnh quan môi trường rất được coi trọng. Hồ Tây đang được xây kè 17km bờ và một con đường nhựa uốn lượn ngay trên sát mép nước. Phần vỉa hè đang được trồng cây, đa phần là liễu khiến cho Hồ Tây đẹp và thơ mộng hơn. Nhưng thay vào đó dường như những làng cổ ven hồ và những nghề truyền thống cũng đã mất, thay vào đó là những phố phường và những biệt thự đẹp, sang trọng cho người nước ngoài thuê Hiện nay người dân Hồ Tây có một nhức nhối đó là Dự án Xây dựng Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây: Bùng nhùng chưa có hồi kết. 2. Kinh nghiệm rút ra : Hồ Tây có thể trở thành điểm du lịch lý tưởng cho khách du lịch trong và ngoài nước. Khách nước ngoài có thể đến Hồ Tây để chiêm ngươĩng vẻ đẹp tuyệt vời nơi đây, thưởng thức những món ăn ẩm thực đặc sản của vùng, ngoài ra họ còn có thể tìm hiểu nét văn hoá truyền thống những di tích lịch sử lâu đời của dân tộc. Với thực khách trong nước đây là điểm du lịch hấp dẫn cho gia đình, bạn bè và người thânh, là nơi nghỉ ngơi lý tưởng sau những ngày làm việc vất vả. Còn đối với các bạn sinh viên đến Hồ Tây chúng ta sẽ có những giây phút thoải mái bên bạn bè, ngoài ra chúng ta còn có những bài học bổ ích về văn hoá, lịch sử của dân tộc mình từ đó tăng thêm hiểu biết về kiến thức văn hoá, lại được thưởng thức những món ăn ngon mà giới trẻ ưa thích. Theo tôi các trường đại học cũng nên đưa vào môn học, những chương trình đi thực tế Hồ Tây, Hồ Gươm,... để từ đó các bạn sinh viên sẽ mở rộng kiến thức của mình. Những du khách muốn đi Phủ Tây Hồ cầu may hay sức khoẻ thì nên đi vào ngày rằm, mùng một. Ngoài ra ban quản lý du lịch Hồ Tây nên mở them những chương trình ca nhạc để thu hút khách du lịch như chương trình ca nhạc dân tộc hay như đêm biểu diễn đặc sắc, “đêm di tích lịch sử Hồ Tây” mà sắp tới được tổ chức ở Hồ Tây. Ngoài ra chúng ta có thể tổ chức những cuộc đua thuyền cho khách du lịch trên mặt nước Hồ Tây. Từ trước tới nay chúng ta chỉ có các cuộc đua thuyền, nhưng chưa đưa nó vào thành một loại hình du lịch để thu hút khách và quảng bá Hồ Tây. SO SÁNH HỒ TÂY VÀ HỒ ĐẠI LẢI Hồ Đại Lải Hồ Tây là một hồ nước tự nhiên hình thành do quá trình trước kia sông Hồng tràn vào trong nội thành sau đó nước rút ra tạo thành một hồ nước rộng mênh mông chính là hồ Tây bây giờ .Hồ Tây có nhiều điểm giống và khác với hồ Đại Lải của huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc ở chỗ hồ Đại Lải là hồ nước nhân tạo Nằm trên địa bàn hai xã Ngọc Thanh và Cao Minh của thị xã Phúc Yên, cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc. Đặc trưng: Là một hồ nước rộng 525 ha xen lẫn với các cánh rừng xanh biếc ngút ngàn, những thung lũng tự nhiên, các triền đồi bát úp cùng các hẻm núi nhô ra tạo nên các eo, các bán đảo hoang sơ Nằm sát phường Xuân Hoà thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, hồ Đại Lải là nơi du lịch nghỉ mát rất lý tưởng cho tất cả mọi người. Từ Hà Nội, muốn đến khu du lịch hồ Đại Lải du khách chỉ cần lên xe ngược đường quốc lộ 2 đến Phúc Yên chưa đầy một giờ đồng hồ, rồi rẽ phải, đi theo con đường lát bê tông tới phường Xuân Hoà nằm ngay ven hồ. Đây là nơi nghỉ mát cuối tuần rất thuận tiện đối với người dân ở thủ đô sôi động, ồn ã. Sau những ngày làm việc căng thẳng, ai cũng muốn được bơi thuyền thư giãn giữa vùng non nước hữu tình này. Phía Bắc hồ Đại Lải là dãy Tam Đảo núi non cao và xa dần với những cánh rừng xanh biếc ngút ngàn. Ba mặt hồ đều được giăng hàng các gò đồi bát úp nối tiếp cùng núi Thằn Lằn, được xâu chuỗi nối dài bởi những đập đất kiên cố, tạo thành bức tường thành giữ nước. Xung quanh hồ là hơn 9.000 héc ta cây rừng phòng hộ. Từ bãi tắm dưới hồ, du khách có thể chạy thẳng lên đỉnh núi Thằn Lằn ở phía Nam để phóng tầm mắt nhìn về Thủ đô Hà Nội Nhờ có sắc biếc của hồ sâu, màu xanh của rừng xanh núi thẳm bát ngát xung quanh, cùng với những cơn gió mát rượi từ ba phía mặt hồ thổi tới, tạo cho du khách cảm giác thanh thản, dễ chịu mà hiếm khi nào thấy được. Một điều kỳ thú nữa ở đây là ngọn gió bấc lạnh lẽo của mùa đông đã được núi Tam Đảo, che chắn, nên ở đây nhiệt độ trung bình của mùa hè là 28,90C và mùa đông là 16,80C. Tạo thuận lợi cho du khách có thể đến nghỉ dưỡng cuối tuần nơi đây, cho dù đang là mùa nắng nóng hay mùa đông giá lạnh.Vì mùa hè ở đây thì mát mẻ còn mùa đông thì ấm áp. Du thuyền dọc Sông Hồng Thấy rõ tiềm năng lâu dài, ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang xây dựng hồ Đại Lải thành nơi nghỉ dưỡng thuận tiện để đón khách. Ngoài các khách sạn ba, bốn sao, sẽ có bãi tắm bên hồ rộng và dài hàng cây số. Những ngôi biệt thự thơ mộng nằm dưới các cánh rừng cây sinh vật cảnh hấp dẫn các văn nghệ sĩ từng về đây dự các trại sáng tác. Cũng sẽ có cả sân golf 18 lỗ với đường đua ngựa trải dài tới tận chân núi xa mờ, sẽ có cả các vũ trường lớn, các nhà hàng bán đồ lưu niệm bên các khu du lịch sinh thái và các vườn sinh vật cảnh rộng lớn. Dưới chân núi Tam Đảo, có khu bảo tồn thiên nhiên, nơi nghiên cứu Mấy năm gần đây, bỗng nhiên ở các gò đảo chìm nổi giữa hồ đã có rất nhiều đàn chim quý bay về quần tụ ngày một nhiều, đó chính là dấu hiệu khẳng định thêm cho sự trong lành của môi trường sinh thái nơi đây. Chiều chiều, những cánh cò trắng, bay thấp thoáng soi bóng mặt hồ, những tiếng chim hót líu lo cùng tiếng rừng thông reo vi vút sẽ là những lời mời gọi hấp dẫn hơn cả tiếng chào mời của các tiếp viên du lịch ở bất cứ nơi đâu. Đã đến hồ Đại Lải, chắc chắn du khách sẽ được đắm chìm trong một không gian yên tĩnh, cảm giác thanh bình sau một tuần lao động mệt mỏi như chợt tan biến, hoà vào thiên nhiên trời mây non nước nơi đây. Một kỳ nghỉ cuối tuần tuyệt vời sẽ đến với bạn bất kể mùa nào trong năm. Dịch vụ thuyền đạp vịt ở Hồ Đại Lải Hồ Đại Lải Đặc biệt đến nơi đây du khách còn có thể được thưởng thức những món ăn rất đặc sản của vùng gà đồi chiên mật ong hay lợn mán xào xả ớt chim xe nướng ,quay,hay món cá song dược chế biến hấp hoặc chiên giòn rất hấp dẫn. Ở đây cũng có nhiều loại hình dịch vụ du lịch giống Hồ Tây như thuyền đạp vịt,hay du thuyền trên song vùa thưởng ngoạn cảnh dẹp vừa thưởng thức các món ăn hấp dẫn. Nhưng có một điểm thú vị và hấp dẫn hon Hồ Tây đó là người dân ở đây khai thác cả dịch vụ bãi tắm.Thạt nhìn khi đến đây khách du lịch có cảm giác mình đi tắm biển,cũng có những dịch vụ cho thue phao bơi,thuê đồ tắm .có những hang ghế ngồi trên bờ để ngồi ngắm cảnh.Tuy nhiên bãi tắm ở đây rất nhỏ,hơn nữa lại không có bãi cát ,không có song nên thức sự khách du lịch vẫn chưa thấy thích thú như ngoài bãi biển.Ngoài ra có một loại hình giả trí khach đó là có những cái chòi nhỏ được dưng ven hồ ở đó du khách có thể ngồi câu cá,có rất nhiều khách du lịch thich lloaiị hình giả trí này. Đó cũng là những ưu điểm mà Hồ Tây nên phát huy cho việc phục vụ du lịch.Có như vậy thì điểm du lịch hồ Tây chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách du lịch đến thăm quan hơn nữa DU LỊCH LÀNG CHÈM Từ trước tới nay khách du lịch vần chỉ thuờng có thói quen đi du lịch quanh Hồ Tây và thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây ,hoặc cũng chỉ đi du thuyền dọc trên con sông hồng mà ít ai biết tới một tour du lịch hấp dẫn khác đó là tour du lịch đến làng Chèm. Đến đây chúng ta có thể tham quan di tich lịch sử nổi tiếng như đình Chèm hay thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng này. 1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình làng Chèm Từ trung tâm thủ đô Hà Nội, qua cửa ô Yên Phụ và ngược đê sông Hồng khoảng 6 km,cách trung tầm thành phố bán kính khoảng 16km qua các làng hoa Quảng Bá, Tứ Liên, Nhật Tân, Phú Thượng (Tây Hồ) tới cầu Thăng Long và đi thêm hơn 1km nữa, ta sẽ bắt gặp một làng quê cổ kính ngay bên bến phà Chèm -. Làng Chèm thuộc xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Làng Chèm nằm cạnh sông Hồng , nên thương xuyên bị lũ lụt đe dọa Địa hình của làng chèm không giống như những làng bên cạnh như làng Vở làng Hoàng làng Mạc….Mặc dù cũng nằm cạnh ven sông Hồng thế nhưng vị trí làng Chèm bị một nhược điểm đó là nằm đúng vị chí dòng nước sông Hồng sói vào nên đất của làng Chèm cứ bị sói mòn dần dần nứớc sói ăn cả vào chân đền.Hơn nữa phần đuôi của làng thì bị thu hẹp nhọn lại ,người ta thường nói về phong thuỷ nếu đât của một ngôi làng hay môt ngôi nhà nếu được nở hậu về sau thì đất ở đây thường rất tốt,rất phát và có lợi cho ng ười dân sinh sống và lập nghiệp nơi đây.Nhưng phần đuôi đất của làng Chèm lại bị thu hẹp đằng sau,không những thế mỗi xóm của các làng xung quanh như làng Vở đều có cổng làng nhưng ở đây ngõ xóm đều thông thống chẳng những thế mà người xưa đã có câu ví về làng Chèm là:Tông hổng như cổng làng Chèm.Nó vừa mang ý nghĩa nói về cấu tạo địa hình ngõ xóm làng Chèm nó còn mang một ý nghĩa sâu xa nữa nói về người dân nơi đây.Họ chủ yếu làm nghề thủ công để sinh sống chứ không phải nghề nông vì vậy họ có nghiều thời gian rảnh rỗi để ngồi chuyện trò bàn tán có thể cũng vì lẽ đó mà mọi chuy ện trong làng trong xã làng trên xóm dưới nhà nay nhà kia mọi người đều biết đến .Nhưng đó cũng thực sự là một lợi thế cho khách du lịch khi đến vùng này có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin và hỏi han mọi chuyện trong làng từ những quán nước ven đường hay những người dân quanh đấy. 2. Di tích lịch sử làng Chèm Chữ Chèm được theo lối chữ Việt cổ mà sau này sách từ điển Tây chép lại là Tờ Lèm và khi đọc theo lối Hán hoá thì thành Từ Liêm. Tên ấy được lấy làm tên huyện. Nhưng làng Chèm còn có một tên nữa là Thuỵ Phương, được nêu trong bài vè khuyết danh kể về trận lụt ở đầu thế kỷ 20: "Thuỵ Phương đích thực chính danh là làng". Trước đây, làng Chèm ăn vào phủ Hoài Đức của tỉnh Hà Đông, mãi đến thời tiếp quản Thủ đô 1954 mới thuộc về quận 5 Hà Nội. Làng Chèm thời kháng Pháp là làng tề, chỉ cách vùng tự do có mỗi con sông, nhưng lòng dân vẫn luôn hướng về cách mạng. Làng Chèm đã trở thành điểm an toàn cho các chiến sĩ cách mạng trú ngụ trước khi vào nội thành hoạt động. Nếu làng Xù, Gạ cách làng Chèm không xa có cây đa là hộp thư bí mật và có nhà bà Hai Vẽ từng nuôi giấu các vị cán bộ cách mạng Trường Chinh và Hoàng Văn Thụ thì làng Chèm có bà Tư Hộ đã có công cưu mang ông Hoàng Quốc Việt và có cụ Hai Phê từng nuôi bà Trương Thị Mỹ trong thời hoạt động bí mật. Đình Chèm Đình làng Chèm được xây cách đây hơn một nghìn năm và có lẽ là cái đình duy nhất ở đất Việt quay hướng về phương bắc. Hình như đó là cái cách dân Chèm chiều bà công chúa sống xa xứ nhưng rất mực yêu chồng được luôn hướng về nơi quê cha đất tổ. Đình nằm trên diện tích gần 2 mẫu, dáng uy nghi theo thế chữ đinh với những cây cột trụ to. Trong hậu cung có hai tượng Đức Ông, Đức Bà tạc bằng gỗ quý, cao hơn chục mét. Chiêm ngưỡng tượng, lớp hậu sinh càng thêm cảm phục tài hoa sáng tạo của thế hệ tiền nhân làng. Bây giờ, chả rõ ông "thần đèn" hiện đại tên Luỹ dời các công trình xây dựng như thế nào, nhưng cách đây hơn 10 thế kỷ, dân Chèm đã từng di dời cả toà đình đồ sộ có nhữngc âycột hai người ôm không xuể lên cách nơi xây dựng đầu tiên hơn 300m để tránh cho đình khỏi bị ngập trong mỗi mùa nước Đình Chèm không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ kính mà nó còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài, đức có công dẹp giặc cứu nước Đình Chèm là đình của làng Chèm (Thủy Phương), xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đây là một công trình kiến trúc có nghệ thuật chạm khắc độc đáo. Đình thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng (Lý Thân hay Đức Thánh Chèm), một nhân vật huyền thoại và Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung sống vào thời An Dương Vương. Đình Chèm là một trong những ngôi đình được coi là cổ nhất nước Nam[cần dẫn nguồn]. Từ ngàn năm nay, đình Chèm vẫn là nơi thờ cúng tín ngưỡng của người dân ba làng: làng Hoàng, làng Mạc và làng Chèm - Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Lý Thân (Đức Thánh Chèm) sinh vào thời Hùng Duệ Vương, mất vào thời Thục An Dương Vương. Thuở nhỏ ông là một cậu bé cực kỳ khôi ngô, có tầm vóc cao lớn lạ thường. Lớn lên, Lý Thân văn giỏi, võ tài, tính tình hiếu nghĩa, cương trực. Thời bấy giờ có giặc Ai Lao, Chiêm Thành và phía Bắc thường hay quấy nhiễu biên thùy. Nhà vua xuống chiếu cầu người tài đức ra dẹp giặc cứu nước. Phủ Quốc Oai bèn tiến cử Lý Thân. Ông lĩnh ý đi dẹp tan giặc, lập được nhiều công lớn. Cuối đời vua Duệ Vương, đất nước Văn Lang bị quân Tần xâm lược, ông hợp với Thục Phán cùng quân dân lạc Việt chống giặc hàng chục năm trời. Cuối cùng giặc phải quay đầu bỏ chạy, Thục Phán lên làm vua lấy hiệu là An Dương Vương. Lúc bấy giờ khi nhà Tần bị giặc Hung Nô quấy phá. Tần Thủy Hoàng đắp Vạn Lý Trường Thành mà không ngăn chống nổi bèn sai sứ sang cầu An Dương Vương cho tướng tài sang giúp. Triều đình nhà Thục bèn cử Lý Thân sang giúp nhà Tần để tạo mối bang giao giữa hai nước. Tần Thủy Hoàng thử tài thấy văn đạt “Hiếu Liêm” (tiến sĩ), võ đạt “Hiệu úy” (Tổng chỉ huy) bèn phong ông làm tư lệnh Hiệu úy và nhờ Ông đi dẹp giặc Hung Nô, cho xuất 10 vạn quân trấn ải Hàm Dương. Thắng trận trở về, vua Tần phong ông chức Phụ Tín Hầu và gã công chúa cho. Vua Tần cũng ngỏ ý muốn giữ ông ở lại nước Tần nhưng ông đã từ bỏ vinh hoa phú quý, đem theo vợ con trở về quê hương. Về nước, ông được vua Thục An Dương Vương phong tước Đại Vương. Để tưởng nhớ công đức của Đại Vương, dân làng lập đền thờ ông tại Đình Chèm. Tuy vậy, không rõ đình được xây dựng lần đầu khi nào. Theo lời kể của dân làng thì đình có niên đại cách đây hơn 2000 năm. Song hiện trong đình chỉ lưu giữ được nhiều hình chạm khắc gỗ phong cách thế kỷ 18, có hai pho tượng vợ chồng Lý Thân bằng gỗ sơn son thếp vàng tạc năm 1888. Hàng ngàn năm nay, Đình Chèm vẫn ngự sát bên bờ sông Hồng nặng phù sa. Những mái cong của ngôi đình được phủ lên một lớp rêu phong cổ kính. Đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chắc chắn và công phu. Bên trong đình, các cột, mái được chạm trổ tinh vi; bên ngoài có tam quan, 4 cột đồng trụ cổ kính. Gian trong cùng của ngôi đình có hai bức tượng: tượng Thượng Đẳng Thiên Vương cao 2 trượng và bức tượng công chúa nước Tần - Hoàng phi Bạch Tỉnh Cung cao trượng 8 có dư. Hiện ở Đình Chèm vẫn còn lưu giữ chiếc lư hương ngàn năm tuổi rất quý hiếm... Làng Chèm nằm cạnh sông Hồng (cách cầu Chương Dương chừng 12 km), nên thương xuyên bị lũ lụt đe dọa. Vào năm 1902, đình được kiệu lên cao thêm 2,4 mét chỉ bằng các dụng cụ của nhà nông như: đinh bừa, quang gánh... Công việc diễn ra trong vòng một năm trời và kết quả cực kỳ mỹ mãn. Cả một ngôi đình nặng hàng trăm tấn toàn bằng gỗ quý với những cột kèo phức tạp được “kiệu” lên cao ngang với mặt đê sông Hồng. Cuộc kiệu đình này tốn hết 500 đồng tiền Đông Dương mà công xá ngày ấy chỉ có 7 xu một ngày . Hiệp thợ kiệu đình do ông Vương Văn Địch ở làng Văn Trì chủ trì. 3. Lễ hội làng Chèm Hội Chèm diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch, trong đó ngày 15 là ngày hội chính. Các nghi thức quan trọng của lễ hội đều được tổ chức tại Đình Chèm. Nói là hội Chèm, song đây không phải là hội của duy nhất làng Chèm, mà kỳ thực là của một cụm làng ven sông Hồng, vì ngoài làng Chèm còn có các làng Liên Mạc, Hoàng Mạc cùng tham gia với tư cách là hai làng em. Đáng xem nhất là lễ rước nước sáng ngày 15, có ba con thuyền rồng của ba làng bơi ra giữa sông Hồng múc nước sông đổ vào chĩnh rồi biểu diễn quay thuyền ba vòng trước khi bơi vào bờ. Sau đó là đám rước nước vào đình. Đây là dấu vết của tín ngưỡng thờ nước của người thời cổ. Đám rước cũng có nhiêu nghi thức cổ truyền đáng để các nhà văn hoá học và dân tộc học quan tâm nghiên cứu. Và cuối cùng tại hội này còn có cuộc thi thả chim bồ câu, các đàn chim bồ câu được thả cho bay lên trời, thường là cao tới vài ngàn mét và nếu đạt được những quy định thì sẽ được giải.. Đình Chèm không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ kính mà nó còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài, đức có công dẹp giặc cứu nước Làng Chèm còn có những nhân vật quý nhân của đất Việt như Lý Ông Trọng - người từng chặn tát dòng sông Cái, bắt kỳ được con giải để thịt tế mẹ. Khi Ông Trọng được chọn cùng các quý vật đem cống Tần Thuỷ Hoàng, ông đã giúp Tần Vương dẹp tan giặc Hung nô nên được gả công chúa. Bà công chúa ấy theo chồng về ở làng Chèm cho tới khi mất. Lý Ông Trọng trở thành Thành hoàng của làng. Trong thánh phả nước Việt, Lý Ông Trọng đứng hàng thứ ba sau Thánh Tản và Thánh Gióng. 4. Ẩm thực của làng Chèm Quanh thủ đô Hà Nội cũng như nhiều làng quê vùng đ ồng bằng Bắc bộ không thiếu gì những làng quê làm giò chả ngon nhưng giò chả ngon đặc biệt và nổi tiếng hơn cả vẫn là ở làng Chèm. Giò chả làng Chèm Từ xa xưa, làng Chèm đã nổi tiếng với nghề truyền thống làm giò chả.. Theo như một số sử sách ghi lại và lời kể của những bậc cao niên trong làng thì nghề làm giò chả bắt đầu ở đây vào thế kỷ X. Người truyền nghề cho dân làng là một người Trung Quốc có tên Lý A Trang, về sau do mến mộ dân làng nên Lý A Trang đã ở lại đây lấy vợ và sống hết đời. Cách chế biến giò khá cầu kỳ phức tạp. Đầu tiên, người ta lựa chọn những loại thịt nạc vai, nạc thăn của con lợn. Thịt phải nạc hoàn toàn và không có mỡ (đối với giò lụa). Khi đi mua thịt về làm giò lụa thì không chỉ mua loại nạc ngon mà họ kén loại thịt lợn đen và giống ỉ chân ngắn. Loại thịt của những con lợn này vừa chắc, thơm và khi làm giò chả ít hao. Mặc dù, công nghệ xay thịt bằng máy giờ đã phổ biến, song qua một thời gian người ta phát hiện ra giò chả làm từ thịt lợn xay bằng máy ăn không ngon như giã bằng tay, vì thế người dân làng Chèm lại quay về với cách chế biến thủ công truyền thống. Giã thịt bằng tay rất vất vả nhưng ai nấy đều chung thuỷ, bởi họ làm nghề còn vì danh tiếng của làng. Theo lời của những người làm giò chả của làng, để sản xuất được 20kg giò thì phải mất 2 công làm việc cật lực trong nửa ngày. Khi bắt tay vào giã phải giã liên tục, không được dừng tay, người này nghỉ người kia giã, giã phải nóng thịt lên mới nhuyễn, mịn. Trước khi giã, thịt được ướp tiêu và nước mắm loại cực ngon, khâu pha chế này đòi hỏi có bí quyết nghề nghiệp, nếu không giò chẳng ra giò, chả chẳng ra chả. Uớp khoảng 20 phút mới mang vào giã. Nếu muốn có thêm hương vị người ta có thể bỏ vào thêm quế, hương thảo mộc... Ngoài ra, giò còn phải pha bột gạo với tỷ lệ nhất định, chất lượng giò có ngon hay không còn tuỳ thuộc vào công đoạn này, lượng bột thừa, hay thiếu hoặc chất bột gạo xấu thì giò sẽ không ngon. Hiện tại cả làng Chèm cũng còn gần 30 chục gia đình giữ nghề. Con số giảm nhiều so với ngày xưa, vì thời mở cửa món ăn giò chả không sinh lời nhiều, vì thế nhiều người bỏ nghề, mưu sinh bằng việc khác. Tuy ít người duy trì nghề, song họ làm tăng số lượng sản phẩm. Sản phẩm làng Chèm không chỉ bán ở chợ Vẽ, các chợ trong vùng mà không ít nhà hàng ở nội thành Hà Nội vẫn thường xuyên đặt hàng ở đây để giao bán lại. Rất nhiều đám cưới ở các huyện ngoại thành trong mâm cỗ có một món không thể thiếu được, đó là giò chả làng Chèm. Giò chả làng Chèm - từ xa xưa đã đi vào bộ nhớ của những người oaisành điệu những món ăn ngon của Hà Nội. Hy vọng với lợi thế của sự nổi tiếng ấy thì người làng Chèm sẽ không để làng nghề này mai một, mà cần gìn giữ và phát triển mạnh mẽ hơn nữa để cùng với các làng nghề truyền thống chào đón Thủ đô 1000 năm tuổi Ngoài ra dân làng chèm còn nổi tiếng với nghề truyền thống làm các món bánh mang đậm bản sắc dân tộc rất ngon như Bánh đúc nóng, bánh giò bánh dầy giò và bánh do. Đây là những món ăn dân giã rất được ưa chuộng của người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Thành nói riêng.. Khách du lịch khi đến đấy sẽ được thưởng thức những món ăn rất dân dã mà lại rất ngon và rẻ của vùng đất nơi đây..Ngoài ra họ còn có thể mua những món ăn này về làm quà cho người thân. Nghề thủ công : Người dân làng chèm hầu như không sống chủ yếu bằng nghề nông mà chủ yếu họ sống bằng nghề thủ công ngoài việc chế biến các món ăn ẩm thực vừa ngon vừa nổi tiếng ra để bán họ còn có một nghề truyền thống nữa đó là đan lát ,họ đan những chiếc mũ nan rộng vành rất đẹp và thuận tiện cho việc che mưa che nắng. 5. Tour du lịch làng chèm Tour du lịch làng Chèm theo dọc sông Hồng Từ trước tới nay khách du lịch vần chỉ thuờng có thói quen đi du lịch quanh Hồ Tây và thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây ,hoặc cũng chỉ đi du thuyền dọc trên con sông hồng mà ít ai biết tới một tour du lịch hấp dẫn khác đó là tour du lịch đến làng Chèm. Đến đây chúng ta có thể tham quan di tích lịch sử nổi tiếng như đình Chèm hay thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng.Chúng ta có thể đi du lịch làng Chèm bằng nhiều hình thức và Phuong tiện nhu đi du thuyền dọc theo song hồng.Có một hình thức khác hấp dẫn hơn đó là đi bằng đường bộ.Chúng ta có thể làm một tour du lịch đi dọc đê Yên phụ, đến Chèm. GIÁO TRÌNH THAM KHẢO Khảo sát thực địa điền giã Bản đồ du lịch Hà Nội Phỏng vấn trục tiếp khách du lịch. Đặc biệt xin những ý kiến đóng góp quý báu của giáo viên hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Văn Chiến. http:// www.lotustravelvietnam.com http:// www.banhtomhotay.com http:// www.dulichnguoicaotuoi.com http:// www.dulichachau.com http:/// www.trachnhiemxahoi.net http:/// www.thugian.com. ………………………………………… MỤC LỤC ẢNH Hồ Tây Chùa Sãi Nhà hàng Cửu Ngư Lầu Đình Chèm Giò Chả làng Chèm Du thuyền sông Hồng Hồ Đại Lải Du thuyền Hồ Đại Lải Dịch vụ đạp thuyền vịt trên Hồ Đại Lải Hồ Đại Lải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21199.doc
Tài liệu liên quan