MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Nhận xét của đơn vị thực tập
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Phần mở đầu 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN-CNTB 3
1.1 Qúa trình hình thành phát triển 3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Sacombank 5
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Sacombank-CNTB 5
1.2 Cơ cấu tổ chức Sacombank-CNTB 5
1.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ của Sacombank-CNTB 7
1.3.1 Khách hàng cá nhân 7
1.3.2 Khách hàng doanh nghiệp 7
1.3.3 Thị trường tiêu thụ 8
1.4 Thành tích đạt được 9
1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh ba năm vừa qua 9
1.6 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank-CNTB 12
CHƯƠNG 2 NGHIỆP VỤ THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK-CNTB 14
2.1 Phát hành L/C 14
2.1.1 Tiếp nhận hồ sơ từ nhà nhập khẩu. 16
2.1.2 Kiểm tra hồ sơ, soạn thảo L/C bản thảo, duyệt hồ sơ 18
2.1.3 Hạch toán ký quỹ và thu phí, chuyển điện về P.TTQT 20
2.1.4 Chuyển L/C đến ngân hàng thông báo 20
2.1.5 Nhập ngoại cảnh, trình ký phát 20
2.1.6 Giao L/C gốc cho nhà nhập khẩu, lưu hồ sơ 21
2.2 Nhận và xử lý bộ chứng từ 21
2.3 Thanh toán bộ chứng từ và giao chứng từ gốc cho khách hàng 25
2.4 Các nghiệp vụ khác: 27
2.4.1 Tu chỉnh L/C 27
2.4.2 Hủy L/C. 29
2.4.2.1 Bên đề nghị mở L/C yêu cầu 29
2.4.2.2 Bên thụ hưởng L/C yêu cầu 31
2.4.3 Ký hậu L/C, phát hành bảo lãnh nhận hàng-ủy quyền nhận hàng 33
2.4.3.1 Ký hậu B/L 33
2.4.3.2 Phát hành bảo lãnh nhận hàng-ủy quyền nhận hàng 34
2.4.4 Hoàn trả bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài 37
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK-CNTB 41
3.1 Nhận xét về quy trình thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank-CNTB 40
3.1.1 Ưu điểm 40
3.1.2 Nhược điểm 40
3.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ tại Sacombnk-CNTB 40
3.3 Thực trạng quy trình thực hiện tín dụng chứng từ xuất khẩu tại Sacombank-CNTB và các kết quả đạt được 42
3.4 Các hạn chế chủ yếu khi thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank-CNTB 44
3.5 Giải pháp hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank-CNTB 45
3.5.1 Phát triển tổ chức nhân sự đào tạo mở rộng phạm vi hoạt động 45
3.5.2 Cải tiến kỹ thuật công nghệ 45
3.5.3 Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp, phân tích đối thủ cạnh tranh và áp dụng marketing vào hoạt động thanh toán quốc tế 46
3.5.4 Tăng cường tiếp thị, quảng bá nhãn hiệu Sacombank-CNTB 47
3.6 Một số kiến nghị nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng 47
3.6.1 Đối với ngân hàng Sacombank 47
3.6.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 48
4. Nhận xét chung 49
Phần kết luận
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2519 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng Sacombank-Chi nhánh Tân Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín và các hoạt động của ngân hang Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Tân Bình chúng ta có các số liệu về tình hình doanh thu chi phí và lợi nhuận của ba năm gần nhất là những năm 2007, năm 2008, năm 2009 như sau:
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank
Giai đoạn 2007-2009
ĐVT: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Tổng tài sản
63.364
67.469
98.474
6,48%
45,95%
Vốn chủ sỡ hữu
7.181
7.638
10.289
6,36%
34,71%
Tổng vốn điều lệ
4.449
5.116
6.700
14,99%
30,96%
Tổng vốn huy động
54.791
58.635
86.335
7,02%
47,24%
Tổng dư nợ cho vay
34.317
33.708
55.497
-1,77%
64,64%
Lợi nhuận trước thuế
1.452
1.091
1.901
-24,86%
74,24%
Lợi nhuận sau thuế
1.280
973
1.484
-23,98%
52,52%
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 của Sacombank)
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, Sacombank đã đạt được những kết quả khá khiêm tốn. Đến cuối năm 2008, tổng tài sản của Sacombank đạt 67.469 tỷ đồng, tăng 6,48% so với năm 2007. Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, Sacombank đã linh hoạt điều chỉnh mục tiêu, đặt “An toàn” lên trên “ Hiệu quả”, chủ động điều chỉnh lại phương hướng kinh doanh của mình. Vì vậy trong năm, nguồn vốn huy động đạt 58,635 tỷ đồng tăng 7,02% so với năm 2007. Trong bối cảnh các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ thiếu hụt thanh khoản dẫn đến cạnh tranh lãi suất và đầu cơ lãi suất huy động trên thị trường thì Sacombank thực hiện chủ trương tăng tổng tài sản, thông qua tăng trưởng nguồn vốn huy độn ở mức hợp lý và không chạy đua lãi suất nhằm góp phần cùng chính phủ ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tổng dư nợ cho vay đạt 33.708 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm bởi nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan, do tình hình kinh tế khủng hoảng, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và lãi suất cho vay thị trường khá cao đã làm giảm đáng kể nhu cầu tín dụng. Về chủ quan, nhằm nâng cao khả năng thanh khoản cho ngân hàng trong bối cảnh huy động với lãi suất khá cao và hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng.
Vốn điều lệ gia tăng qua các năm được sử dụng chủ yếu cho công tác đầu tư phát triển, nhằm tạo đà bức phá cho các năm tiếp theo của ngân hàng, tập trung vòa lĩnh vực hiện đại hóa công nghệ và xây dựng trụ sở các chi nhánh.
Kết quả lợi nhuận trước thuế cả năm 2008 chỉ đạt được 1.091 tỷ đồng, tuy giảm so với năm 2007 nhưng là một nỗ lực rất lớn đối với ngân hàng.
Tuy nhiên, bước sang năm 2009 thì tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank được cải thiện hơn. Tổng vốn huy động tăng 47,24% và tổng dư nợ cho vay tăng đến 64,64% so với thời điểm đầu năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng có bước tăng trưởng mặc dù tình hình kinh tế vẫn đang khó khăn, lợi nhuận sau thuế đạt trên 1.484 tỷ đồng bằng 52,52% lợi nhuận năm 2008.
Bảng 1.2: Lợi nhuận trước thuế của Sacombank
Giai đoạn 2007-2009
ĐVT: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Tổng doanh thu
4.537
8.377
8.489
84,64%
1,34%
Tổng chi phí
3.085
7.286
6.588
136,18%
-9,58%
Lợi nhuận trước thuế
1.452
1.091
1.901
-24,86%
74,24%
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007, 2008 và 2009 của Sacombank)
Năm 2008, doanh thu tăng đến 84,64% so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng của doanh thu lại thấp hơn tốc độ tăng của chi phí, điều này dẫn đến kết quả lợi nhuận trước thuế cả năm 2008 chỉ đạt được 1.091 tỷ đồng, giảm 24,86% so với 2007, tuy nhiên đây là một nỗ lực rất lớn trong bối cảnh vừa đảm bảo an toàn lao động, vừa góp phần bình ổn thị trường tiền tệ và vừa phải chia sẻ khó khăn với hệ khách hàng truyền thống.
Thu nhập từ lãi là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến kế hoạch lợi nhuận. Biến động lãi suất thị trường đã làm gia tăng đáng kể chi phí trả lãi tiền gửi, nhất là tình trạng rút tiền gửi trước hạn để gửi lại hưởng lãi suất cao hơn, khôi phục trạng thái thanh khoản vừa kéo giảm doanh số cho vay, vừa làm tăng chi phí huy động liên ngân hàng, trong khi đó cho vay ra bị khống chế trần lãi suất và tiềm ẩn rủi ro. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí trong năm 2008.
Trong năm 2009, mặc dù tổng doanh thu tăng không đáng kể nhưng Sacombank đã cắt giảm được phần lớn chi phí, lợi nhuận trước thuế tăng 74,24% so với năm 2008. Năm 2009 là năm đáng nhớ trong hoạt động ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng. Trước tình hình kinh tế năm 2009 tiếp tục diễn ra những khó khăn, nhờ công tác điều hành linh hoạt của Ban điều hành, Sacombank đã cơ bản hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu đã được giao.
Bảng 1.3: Lợi nhuận trước thuế của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình
Giai đoạn 2007- 2009
ĐVT: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận trước thuế
907
616,6
290,40
1.675
1.448,81
226,19
1.698
1.294,86
403,14
84,67%
134,97%
-22,11%
1,01%
-10,63%
78,23%
(Nguồn: Báo cáo thường niên cảu Chi nhánh Tân Bình)
Biểu đồ 1.1: Lợi nhuận trước thuế của Sacombank – Chi nhánh Tân Bình
Giai đoạn 2007 – 2009
Nhìn chung tình hình kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2007 – 2009 đã cơ bản hoàn thành tốt, đạt chỉ tiêu đã đề ra.
Để đạ được kết quả như trên, Chi nhánh Tân Bình đã không ngừng nâng cao “chất lượng” phục vụ khi đến với ngân hàng, bên cạnh đó với địa hình thuận lợi, Chi nhánh được đặt ở trung tâm thành phố, khu dân cư đông, nên hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cũng trở nên thuận lợi hơn, khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều, đem lại những khoản thu nhập lớn từ các hoạt động dịch vụ tín dụng, tiền gửi, thanh toán, kinh doanh ngoại hối,…
Chính vì những kết quả hoạt động tốt, Chi nhánh Tân Bình là một trong năm Chi nhánh đi tiên phong trên toàn hệ thống, đóng góp một phần đáng kể vào sự thành công của Sacombank.
Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank – Chi nhánh Tân Bình:
Bảng 1.4: Thực trạng thanh toán hàng nhập khẩu theo L/C giai đoạn 2007-2009:
CHỈ TIÊU
2007
2008
2009
Doanh số (USD)
172.348.637,62
103.018.106,6
147.534.252,4
Số lượng L/C mở
( Bộ chứng từ )
1251
907
1047
( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT – Sacombank Tân Bình)
Năm 2008 do có khủng hoảng tài chính nên tình hình thanh toán quốc tế tại ngân hàng nói chung và tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng tại chi nhánh giảm so với năm 2007. Cụ thêt là: số lượng L/C phát hành năm 2008 giảm 27,5% so với năm 2007 làm cho doanh số phát hành giảm xuống 69.330.531 USD so với năm 2007. Đến năm 2009, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đã tăng trở lại, số lượng L/C phát hành đã tăng 15,44% so với năm 2008 làm cho doanh số tăng 44.516.145,8 USD. Đó là nhờ vào sự nổ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên chi nhánh trong việc duy trì và giữ vững lượng khách hàng quen thuộc và tiềm năng nhằm đảm bảo giữ vững doanh thu của chi nhánh. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đề ra các biện pháp và sử dụng một cách có hiệu quả các hình thức tài trợ nhập khẩu để thu hút những khách hàng mới nhằm gia tăng doanh số nhập khẩu của chi nhánh
CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ THANH TOÁN HÀNG NHẬP
KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK – CNTB
Nhà nhập khẩu sau khi kí hợp đồng và đồng ý mua hàng hóa với các điều khoản, điều
khoản, điều kiện như đã thỏa thuận với nhà nhập khẩu sẽ tiến hành mở tín dụng thư
(Letter of crebit – L/C) theo quy định của hợp đồng.
Cụ thể, nhà nhập khẩu sẽ đến Ngân hàng Sacombank chi nhánh Tân Bình yêu cầu mở
L/C, Sacombank – CNTB sẽ phát hành L/C cho nhà nhập khẩu, cũng như thay mặt nhà
nhập khẩu cam kết với nhà xuất khẩu là sẽ thanh toán trong một khoản thời gian nhất định
khi nhà nhập khẩu xuất trình những chứng từ phù hợp với các điều khoản của tín dụng thư
Sau đây là quy trình phát hành L/C và các nghiệp vụ phát sinh được Sacombank -
CNTB áp dụng:
2.1 Phát hành L/C
Trường hợp cụ thể:
Người yêu cầu phát hành tín dụng: Công ty TNHH Nguyễn Phát
Người thụ hưởng: Hyosung Corporation
Ngân hàng phát hành: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Tân Bình
Ngân hàng thông báo: Woori Bank
Loại nhập khẩu: Sulphur powder
Trị giá lô hàng: 24.000 USD
Ký phát hành
Giao LC gốc cho KH
Lưu hồ sơ
Kiểm tra hồ sơ, soạn L/C bản thảo,chuyển hồ sơ sang P.DN/DVKH
Lập tờ trình, trình PHLC
Duyệt hồ sơ
Tiếp nhận hồ sơ
Không PHLC
Không thuận
Duyệt thuận
Trong HMPQ/HMXL
Fax/scan bản thảo điện LC đã được duyệt lên P.TTQT
Hạch toán ký quỹ, thu phí
Vượt HMPQ/HMXL
Fax/scan tờ trình duyệt thuận CN và hồ sơ đề nghị PHLC của KH về P.TTQT trình
Duyệt thuận
Không thuận
Không PHLC
Nhận tờ trình PHLC duyệt thuận từ P.TTQT và thực hiện yêu cầu bổ sung, soạn thảo điện
Fax/scan bản thảo điện đã được Cn duyệt về P.TTQT
Hạch toán ký quỹ, thu phí
Chuyển điện về P.TTQT
IN điện trả về từ P.TTQT nhập ngoại bảng
Lưu đồ 1: Quy trình phát hành L/C
2.1.1 Tiếp nhận hồ sơ từ nhà nhập khẩu:
Nhân viên thanh toán quốc tế tại Sacombank – CNTB sẽ nhận hồ sơ yêu cầu mở L/C
từ:
Công ty Nguyễn Phát gồm:
Hợp đồng ngoại thương số: HTC – 100221-012
Giấy đề nghị mở L/C (theo mẫu của Sacombank):
Công ty Nguyễn Phát đề nghị mở L/C trả ngay không hủy ngang.
Trên giấy đề nghị mở L/C của công ty Nguyễn Phát thể hiện các nội dung chính như sau:
Gửi đến ngân hàng đề nghị mở L/C: NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN, CHI NHÁNH TÂN BÌNH
Ngân hàng thông báo: WOORI BANK, SEOUL, KOREA;
số tài khoản: 001 – 121053-42-005
Ngày hết hạn hiệu lực L/C: 24/03/2010 ở nước của người thụ hưởng
Tên và địa chỉ của người yêu cầu mở L/C:
“NPHACO .,LTD
69/69 NGUYEN CUU DAM STREET, TAN SON NHI WARD, TAN PHU
DISTRICT, HCMC, VIET NAM”
Tên và địa chỉ người thụ hưởng:
“HYOSUNG CORPORATION
52, CHEONGDAM-DONG, GANGNAM-GU, SEOUL. KOREA”
Tổng trị giá L/C: 24.000 USD
Cách thực hiện L/C: có thể chiết khấu tại bất kỳ ngân hàng nào
Hối phiếu: trả ngay 100% trị giá hóa đơn
Giao hàng từng phần: được phép
Cảng bốc hàng: bất cứ cảng nào của Hàn Quốc
Cảng dỡ hàng: cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngày giao hàng chậm nhất: 14/03/2010
Mô tả hàng hóa:
Tên hàng: SULPHUR POWDER (S)
Số lượng: 80 tấn(04 container 20)
Đơn giá: 300 USD/tấn, giá CIF cảng Hồ Chí Minh
Đóng gói: theo tiêu chuẩn xuất khẩu, 01 túi nặng 25kg và 20 tấn đóng trong
một container 20 .
Xuất xứ: Hàn Quốc
Điều kiện thương mại: CIF
Loại chứng từ yêu cầu xuất trình: nếu không có quy định nào khác thì xuất trình 03 bản gốc
Hóa đơn thương mại: 03 bản gốc
Vận đơn đường biển: 03 bản gốc, 02 bản copy, vận đơn sạch có đóng dấu trả trước
Giấy chứng nhận số: lượng phát hành bởi nhà sản xuất
Giấy chứng nhận xuất xứ: phát hành bởi Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Hàn Quốc
Phiếu đóng gói: 03 bản gốc
Giấy chứng nhận bảo hiểm: loại A,
Thông báo giao hàng
Điều kiện khác
Tất cả các chứng từ yêu cầu và phụ lục phải có chữ ký, đóng dấu của người phát hành
Tất cả các chứng từ phải được lập trình bằng tiếng Anh, có thể hiện số L/C của chúng tôi và xuất trình thông qua ngân hàng thụ hưởng
Ngày trên tất cả các chứng từ và hối phiếu phải sau ngày của L/C
Tất cả các chứng từ chiết khấu phải phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng trong lần xuất trình tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Tân Bình
Hoàn trả: Không được phép
Tất cả các chi phí phát sinh ngoài Việt Nam, cộng với chi phí bốc dỡ hàng, phí điện thông báo sẽ được thanh toán vào tài khoản của người thụ hưởng.
Chứng từ xuất trình không trễ hơn 10 ngày sau ngày giao hàng nhưng trong thời hạn hiệu lực của L/C
Xác nhận: không yêu cầu
Văn bản đính kèm: Hợp đồng ngoại thương số HTC-100224-012 Ngày 24/02/2010
Phương án mở L/C do công ty Nguyễn Phát lập.
Giấy đề nghị mua ngoại tệ (do công ty dùng VND để ký quỹ)
2.1.2 Kiểm tra hồ sơ, soạn L/C bản thảo, duyệt hồ sơ:
NVTTQT kiểm tra hồ sơ, soạn L/C bản thảo:
Kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ yêu cầu mở L/C của công ty Nguyễn Phát.
Tiêu chí kiểm tra:
Hồ sơ đủ các loại chứng từ theo quy định của ngân hàng
Chứng từ có đủ chữ ký thẩm quyền và dẫu mộc
Giấy yêu cầu mở L/C không thiếu các chi tiết quan trọng, nếu có chỉnh sửa phải có dấu xác nhận của công ty.
Tạo báo cáo số dư L/C của công ty Nguyễn Phát đến thời điểm phát hành,để xác định số dư trong tài khoản của công ty nhằm đảm bảo cho việc thanh toán khi bộ chứng từ về.
Nhận xét về kỹ thuật của L/C trên giấy đề nghị mở L/C (phần dành riêng cho Ngân hàng):
+ Nhận xét về khách hàng, loại nhập có phù hợp với ngành nghề kinh doanh không, có thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập không, có nhập thường xuyên không và quy định mức ký quỹ.
Công ty Nguyễn Phát nhập mặt hàng hóa chất phù hợp với ngành kinh doanh, không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập, nhập thường xuyên, và mức ký quỹ là 15%.
+ Nhận xét về kỹ thuật của L/C: NVTTQT sẽ căn cứ vào các nhận xét dưới đây để đánh giá:
L/C không có điều khoản, điều kiện nào bất lợi
L/C cho phép xuất trình vận đơn theo hợp đồng thuê tàu chi nhánh đã tư vấn cho khách hàng đề nghị giữ nguyên điều kiện “ ALL RISKS”
Khách hàng cam kết bổ sung bảo hiểm cho lô hàng theo quy định hiện hành
Chi nhánh đã tư vấn cho khách hàng về điều kiện bảo hiểm tuy nhiên khách hàng mua bảo hiểm 110% giá FOB/CFR và đề nghị sử dụng hạn mức tín dụng để đảm bảo rủi ro.
L/C cho phép xuất trình Airway bill, chi nhánh cam kết theo dõi việc nhận hàng của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro
Bảo hiểm khách hàng mua không bao gồm dung sai, khách hàng đề nghị sử dụng hạn mức tín dụng để đảm bảo rủi ro.
Ý kiến khác
Đối với Nguyễn Phát NVTTQT nhận xét về kỹ thuật của L/C này là: L/C không có điều kiện, điều khoản bất lợi.
Soạn L/C bản thảo MT700
NVTTQT sử dụng chương trình riêng của Ngân hang soạn điện MT700 trên hệ thống phần mềm T24, NVTTQT căn cứ theo giấy đề nghị mở L/C của khách hàng điền đầy đủ nội dung các trường, sau đó xem và in điện MT700
Chuyển hồ sơ NVTĐ lập tờ trình phát hành L/C
NVTĐ lập tờ trình phát hành L/C:
Tờ trình gồm các nội dung:
Giới thiệu khách hàng
Tình hình dư nợ và phát hành L/C
Chi tiết về L/C mở
Nhận xét
Đề xuất
GĐCN/Người được ủy quyền duyệt hồ sơ phát hành L/C gồm:
Hồ sơ yêu cầu mở L/C của khách hàng
Bản thảo MT700
Tờ trình phát hành L/C
Nếu hồ sơ được duyệt:
Không thuận: không phát hành L/C.
Duyệt thuận nhưng:
Trong HMPQ/HMXL (là hạn mức mà chi nhánh đặt ra cho khách hàng khi phát hành L/C): NVTTQT fax/scan bản thảo điện L/C đã được duyệt lên P.TTQT.
Vượt HMPQ/HMXL: Fax/scan tờ trình duyệt thuận CN và hồ sơ đề nghị PHLC của KH về P.TTQT trình, nếu:
- Không thuận: không phát hành L/C.
- Duyệt thuận: NVTTQT nhận tờ trình PHLC duyệt thuận từ P.TTQT và
thực hiện yêu cầu bổ sung, soạn bản thảo điện: fax/scan bản thảo điện
L/C đã được duyệt lên P.TTQT.
L/C mà Công ty Nguyễn Phát đề nghị mở nằm trong hạn mức xử lý-trị giá giao dịch nằm trong khoản mà chi nhánh được quyền quyết định xử lý hồ sơ về mặt pháp lý và nghiệp vụ theo quy định hiện hành của Sacombank và pháp luật.
2.1.3 Hạch toán ký quỹ và thu phí, chuyển điện về phòng thanh toán quốc tế:
NVTTQT:
Lập giấy trích ký quỹ: công ty phải ký quỹ 15% trị giá L/C
NVTTQT tính các khoản phí và điền vào lệnh trích ký quỹ:
Phí dịch vụ phát hành L/C trả ngay: 0.1% trị giá L/C
Phí dịch vụ phát hành L/C mà công ty Nguyễn Phát phải trả:
24.000 x 0.1% = 24 (USD)
Điện phí phát hành L/C: 20 USD
Ghi nhận việc bán ngoại tệ lên giấy đề nghị mua ngoại tệ:
Công ty Nguyễn Phát đề nghị mua 3.600 USD
Hạch toán ký quỹ và thu phí
2.1.4 Chuyển L/C đến ngân hàng thông báo:
NVTTQT chuyển điện về PTTQT
PTTQT chuyển điện MT700 lên hệ thống Swift của Ngân hàng quốc tế, Ngân hàng thông báo sẽ nhận điện.
2.1.5 Nhập ngoại bảng, trình ký phát hành:
NVTTQT:
In điện trả về từ PTTQT
Hạch toán nhập ngoại bang: lập phiếu nhập ngoại bảng ghi rõ tên khách hàng, mã số thuế, địa chỉ, loại tài khoản, số tiền, nội dung
GĐCN/Người được ủy quyền ký phát hành bản chính tờ L/C số TBHTF 10057092481I và duyệt các chứng từ liên quan (phiếu ngoại bảng, phiếu chuyển khoản).
2.1.6 Giao L/C gốc cho nhà nhập khẩu, lưu hồ sơ:
NVTTQT:
Giao bản chính L/C cho khách hàng: photo lại một bản L/C để lưu và khi giao L/C gốc yêu cầu khách hàng ký xác nhận lên bảng L/C copy
Lưu toàn bộ chứng từ phát sinh: lưu theo trình tự thời gian
2.2 Nhận và xử lý bộ chứng từ:
Lưu hồ sơ
Vào sổ theo dõi, sao tách chúng từ
Chuyển BCT + phiếu đề nghị kiểm CT về P.TTQT
Tiếp nhận BCT
Nhận kết quả kiểm tra CT từ P.TTQT
Lập thông báo CT đến
Ký duyệt thông báo CT đến
Chuyển thông báo CT đến cho khách hàng
Đi điên chấp nhận thanh toán
Thực hiện thanh toán trong vòng 05 ngày làm việc cho NHNN
Đi điện TB BHL cho NHNN và chờ chỉ thị của NHNN của bên nhà XK về BCT
Nhà Nk từ chối BHL và yêu cầu hoàn trả BHL
Nhà NK chấp nhận BHL và đồng ý thanh toán
NHNN yêu cầu hoàn trả BCT
Thực hiện thủ tục hoàn trả BCT
Thực hiện thủ tục ký hậu B/L, thanh toán và giải phóng BCT
Thực hiện thủ tục hoàn trả BCT
Thực hiện ký hậu B/L, giải phóng BCT
Thực hiện ký hậu B/L, giải phóng BCT
Thực hiện thủ tục thanh toán khi đến ngày đáo hạn
Ngày 18/3/2010 bộ chứng từ được gửi đến Ngân hàng Sacombank-CNTB bằng chuyển phát nhanh
NVTTQT
Tiếp nhận bộ chứng từ gốc
Vào sổ theo dõi chứng từ L/Cnhập khẩu: đóng dấu chứng từ đến, ghi sổ chứng từ, ngày chứng từ đến lên Cover letter ( thư đòi tiền ) của NHNN.
+ Sao tách chứng từ:
Phần dành cho khách hàng: bộ chứng từ bản chính
Phần chi nhánh lưu: BCT copy, thư đòi tiền bản chính, hối phiếu, phiếu kiểm chứng từ.
Chuyển BCT và phiếu đề nghị kiểm chứng từ về P.TTQT:
+ Lập hối phiếu kiểm chứng từ: căn cứ theo BCT đến điền đầy đủ các thông tin
Số L/C: TBHTF1005709248I
Số tham chiếu ngân hàng: FES7950000869
Ngân hàng Mở L/C: SGTTVNVX
Ngân hàng thương lượng/xuất trình: HVB KKRSEX
Người hưởng lợi: HYOSUNG CORPORATION
Người mở L/C: NGUYỄN PHÁT
Trị giá hối phiếu: USD 24,000,00
Thời hạn: AT SIGHT
…
Liệt kê các loại chứng từ, đếm số bản chính, bản phụ; sau đó căn cứ vào trường 46 trên L/C để kiểm tra sự phù hợp hay bất hợp lệ của chứng từ.
Kiểm soát viên/Trưởng BP.TTQT kiểm soát lại tính phù hợp của BCT, ký duyệt vào phiếu kiểm chứng từ.
+ Scan/Fax gưi P.TTQT các chứng từ gồm: BCT, thư đòi tiền, hối phiếu, phiếu
kiểm định chứng từ.
+ NVTTQT cập nhật trạng thái BCT trên máy.
Nhận kết quả kiểm chứng từ từ P.TTQT
Lập thông báo chứng từ đến ( theo L/C )
Chuyển cho GĐCN/Người được ủy quyền duyệt hồ sơ
Gửi thông báo chứng từ đến cho công ty Nguyễn Phát
Có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: BCT có bất hợp lệ
NVTTQT sẽ soạn điênk và đi điện thông báo về BHL cho NHNN, sau đó chờ chỉ thị
của NHNN và chỉ thị của bên nhà nhập khẩu về việc xử lý BCT.
Sẽ có ba khả năng xảy ra như sau:
NHNN yêu cầu hoàn trả BCT
NVTTQT sẽ thực hiện thủ tục hoàn trả BCT theo quy trình hoàn trả BCT
ở phần 2.4.4
Nhà nhập khẩu chấp nhận BHL và đồng ý thanh toán
NVTTQT sẽ thực hiện thủ tục ký hậu B/L hoặc phát hành bảo lãnh nhận
hàng/ủy quyền nhận hàng, thanh toán và giao BCT cho KH( theo quy trình
hậu ở phần 2.4.3.1 và quy trình thanh toán ở phần 2.3)
Nhà nhập khẩu từ chối BHL và yêu cầu hoàn trả BCT
NVTTQT sẽ thực hiện thủ tục hoàn trả BCT theo quy trình hoàn trả BCT
ở phần 2.4.4
- Trường hợp 2: BCT hợp lệ
Đối với L/C trả ngay:
NVTTQT:
Thực hiện thanh toán trong vòng 5 ngày làm việc cho NHNN,
Thực hiên ký hậu B/L theo quy trình ký hậu ở phần 2.4.3.1 và giao BCT
khách hàng sau khi khách hàng đã ký quỹ đủ cho BCT (thực hiện ký quỹ
bổ sung nếu khách hàng chưa ký quỹ đủ)
Đối với L/C trả chậm:
NVTTQT:
Đi điện chấp nhận thanh toán
Thực hiện ký hậu B/L theo quy trình ký hậu ở phần 2.4.3.1 và giao BCT
cho khách hàng sau khi khách hàng ký chấp nhận thanh toán lên mặt sau
của hối phiếu
Thực hiện thủ thục thanh toán khi đến ngày đáo hạn
Bộ chứng từ gửi đến công ty Nguyễn Phát là hợp lệ, và L/C là trả ngay nên NVTTQT sẽ tiếp tục thực hiện theo quy trình như trên.
Lưu hồ sơ, theo dõi và đôn đốc khách hàng thanh toán ít nhất 2 ngày làm việc trước ngày đến hạn thanh toán.
2.3 Thanh toán bộ chứng từ và giao chứng từ gốc cho khách hàng:
Lập phiếu thanh toán
(nếu hồ sơ chưa có phiếu thanh toán)
Ký quỹ bổ sung (LC trả chậm), hạch toán thanh toán, thu phí và soạn điện thanh toán
Duyệt hồ sơ
Chuyển hồ sơ về P.TTQT
Lưu hồ sơ
In điện thanh toán trả về từ P.TTQT và tất toán LC (nếu hết giá trị)
Giao điện thanh toán cho khách hàng
Lưu đồ 3: Quy trình thanh toán BCT
NVTTQT lập phiếu thanh toán
+ Ghi số hồ sơ LC: TF9248
+ Trị giá: 24.000 USD
+ Số tiền thanh toán chuyển ra nước ngoài (bằng tổng trị giá hồ sơ – số tiền phí
mà nhà xuất khẩu chịu) : 23.955 USD
+ Tính các loại chi phí:
Phí thanh toán LC trả ngay bao gồm:
Dịch vụ (0,2%) = 0,2% x 24.000 = 48 (USD)
Phí điện 5 USD
Phí bên này do Bênh A-công ty Nguyễn Phát chịu
Ký hậu BL: phí dịch vụ 25 USD
Do Bên A chịu
Thông báo thanh toán: phí điện 25 USD
Do Bên B chịu
Xử lý chứng từ: phí dịch vụ 20 USD
+ Nguồn thanh toán:
Ký quỹ: 3.600 USD
Vay 20.400 USD
NVTTQT:
Thu phí, đóng dấu đã thanh toán thư đòi tiền
Hạch toán chuyển đổi nguồn thanh toán về P.TTQT
Hạch toán xuất ngoại bảng
Soạn điện thanh toán MT202
GĐCN/Người được ủy quyền ký duyệt hồ sơ và chuyển điện về P.TTQT
NVTTQT gửi bản thảo điện MT202 và phiếu chuyển khoản đã được ký đóng dấu về P.TTQT
NVTTQT in điện MT202 trả về từ P.TTQT, thực hiện tất toán L/C
NVTTQT giao khách hàng bản chính điện MT202
NVTTQT lưu toàn bộ chứng từ phát sinh.
2.4 Các nghiệp vụ khác:
2.4.1 Tu chỉnh L/C
Nghiệp vụ phát sinh: Khi khách hàng có nhu cầu tu chỉnh L/C sẽ đến ngân hàng phát
hành làm các thủ tục như sau:
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra hồ sơ, soạn điện tu chỉnh LC và chuyển hồ sơ sang P.DN trình tu chỉnh (nếu có)
Duyệt hồ sơ
Chuyển hồ sơ và điện về P.TTQT
Lưu hồ sơ
Hạch toán ký quỹ & thu phí
(nếu có)
Ký phát hành tu chỉnh
Giao tu chỉnh gốc cho khách hàng
In điện trả về từ P.TTQT, hạch toán ngoại bảng(nếu có)
Lưu đồ 4: Quy trình tu chỉnh L/C
Cụ thể:
Công ty TNHH THÉP TOÀN THẮNG muốn tu chỉnh tờ L/C số
050BE09LCNN00332 trị giá 1.440.000 USD phát hành ngày 20 tháng 02 năm 2009.
Nội dung tu chỉnh: ở trường 71B: CHARGES
Khách hàng muốn xóa nội dung cũ và thay thế bằng câu: “ ALL BANKING CHARGES OUTSIDE VIETNAM INCLUDING
REIMBURSEMENT CHARGES ARE FOR ACCOUNT OF THE
BENEFICIARY EVEB THOUGH THIS LC IS UNUTILIZED”.
NVTTQT:
Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu tu chỉnh LC từ khách hàng bao gồm:
Giấy đề nghị tu chỉnh L/C
Giấy đề nghị mua ngoại tệ (nếu có)
Kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, soạn bản thảo điện tu chỉnh MT707, chuyển
hồ sơ cho NV.TĐ trình tu chỉnh (nếu tu chỉnh tăng tiền).
GĐCN/Người được ủy quyền ký duyệt tu chỉnh L/C và bản thảo MT707, giấy đề nghị tu chỉnh LC
NVTTQT chuyển hồ sơ về P.TTQT: Scan/Fax bản thảo MT707, giấy đề nghị tu chỉnh LC.
NVTTQT lập giấy trích ký quỹ (nếu có), ghi nhận việc bán ngoại tệ lên
Giấy đề nghị mua ngoại tệ phần dạnh cho NH, hạch toán ký quỹ bổ sung và thu phí.
NVTTQT in điện trả về từ P.TTQT, hạch toán ngoại bảng (nếu tu chỉnh tăng tiền).
GĐCN/Người được ủy quyền ký phát hành bản chính điện MT707 và các chứng từ có liên quan.
NVTTQT đóng dấu và giao bản chính điện MT707 cho khách hàng
NVTTQT lưu toàn bộ chứng từ phát sinh.
2.4.2 Hủy L/C:
Nghiệp vụ phát sinh hủy L/C: L/C không được hủy ngang chỉ được hủy khi có sự đồng ý của các bên tham gia, có hai trường hợp yêu cầu hủy L/C như sau”
2.4.2.1 Bên đề nghị mở L/C yêu cầu:
Lưu đồ 5: quy trình hủy L/C do bên đề nghị mở L/c yêu cầu
NVTTQT nhận hồ sơ yêu cầu hủy L/C từ khách hàng và giấy đề nghị hủy L/C trong đó có nêu rõ:
Số L/C, ngày phát hành, trị giá L/C
Lý do hủy L/C
Các yêu cầu khi giải tỏa tiền ký quỹ (nếu có)
NVTTQT kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ, soan điện yêu cầu hủy LC MT 707
GĐCN/Người được ủy quyền ký duyệt hồ sơ và chuyển điện P.TTQT
NVTTQT:
Gửi bản copy bản thảo điện MT707, giấy đề nghị hủy L/C về P.TTQT
In điện trả về từ P.TTQT
Nhận điện phản hồi của NHNN từ P.TTQT, kiểm tra nội dung bản điện, lập thư thông báo khách hàng
Trường hợp NHNN đồng ý hủy:
Lập giấy giải tỏa ký quỹ ghi rõ;
Tên công ty
Số tiền giải tỏa ký quỹ
Số tài khoản
Lý do giai tỏa ký quỹ: hủy L/C
Hạch toán giải tỏa ký quỹ và thu phí ( phí hủy L/C là 10USD), thực hiện giao dịch hủy LC và hạch toán xuất ngoại bảng.
GĐCN/Người được ủy quyền ký duyệt hồ sơ.
NVTTQT lưu toàn bộ chứng từ phát sinh.
Trường hợp NHNN không đồng ý hủy:
NVTTQT lưu hồ sơ.
2.4.2.2 Bên thụ hưởng L/C yêu cầu:
Lưu đồ 6: Quy trình hủy L/C do bên thụ hưởng L/C yêu cầu
NVTTQT
Nhận điện yêu cầu hủy L/C của NHNN từ P.TTQT
Lập thư thông báo khách hàng
Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng
Nếu khách hàng đồng ys hủy L/C:
NVTTQT lập giấy giải tỏa ký quỹ, hạch toán giải tỏa ký quỹ và thu phí, thực hiện giao dịch hủy LC, hạch toán xuất ngoại bảng và thực hiện tiếp các bước sau.
Nếu khách hàng không đồng ý hủy L/C:
NVTTQT tiếp tục thực hiện các bước sau:
Soạn điện thông báo cho NHNN dựa theo nội dung công văn phản hồi của khách hàng
GĐCN/Người được ủy quyền ký duyệt hồ sơ và chuyển điện về P.TTQT
NVTTQT gửi bản copy bản thảo điện MT799 về P.TTQT
NVTTQT in điện trả về từ P.TTQT
NVTTQT lưu toàn bộ chứng từ phát sinh
2.4.3 Ký hậu B/L, phát hành bảo lãnh nhận hàng – ủy quyền nhận hàng
2.4.3.1 Ký hậu B/L:
Thực hiện thủ tục ký hậu B/L cho công ty Nguyễn Phát theo quy trình sau:
Lưu đồ 7: Quy trình ký hậu B/L
- NVTTQT tiếp nhận hồ sơ của công ty Nguyễn Phát đối với L/C trả ngay:
Giấy đề nghị ký hậu B/L theo mẫu của ngân hàng
NVTTQT chuyển hồ sơ sang phòng doanh nghiệp gồm: Invoice, Packing List
NVTĐ xác nhận hạn mức tín dụng đủ đảm bảo cho việc thanh toán và chuyển hồ sơ cho BP.TTQT thực hiện thủ tục ký hậu, NVTĐ thực hiện thủ tục vay theo quy định hiện hành (nếu khách hàng yêu cầu vay)
Công ty Nguyễn Phát có tài khoản ở ngân hàng nên NVTTQT trích tài khoản tiền gửi thanh toán của công ty
NVTTQT thực hiện thủ tục ký hậu: Đóng dấu ký hậu lên mặt sau vận đơn bản chính, lập giấy trích ký quỹ, hạch toán ký quỹ bổ sung và thu phí.
Phí ký hậu B/L: 02 USD
GĐCN/Người được ủy quyền ký duyệt hồ sơ, ký hậu BL.
NVTTQT giao bản chính BL đã ký hậu và BCT cho khách hàng, photo mặt sau BL đã ký hậu và yêu cầu khách hàng ký nhận chứng từ.
NVTTQT lưu toàn bộ chứng từ phát sinh.
2.4.3.2 Phát hành bảo lãnh nhận hàng - ủy quyền nhận hàng:
Nghiệp vụ phát sinh: Phát hành thư bảo lãnh nhận hàng cho khách hàng khi hàng
được giao đến sớm trước khi nhận được BCT nhận hàng và B/L hoặc các chứng từ
vận tải không chuyển nhượng được bằng hình thức ký hậu.
Lưu đồ 8: Quy trình phát hành thư bảo lãnh nhận hàng- ủy quyền nhận hàng
NVTTQT:
Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng
Trường hợp 1: phát hành thư bảo lãnh nhận hàng cho khách hàng khi hàng về cảng đến trước khi khách hàng nhận được BCT nhận hàng và chứng từ vận tải là vân đơn đường biển.
Hồ sơ của khách hàng bao gồm: BCT nhận hàng (bản copy hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn đường biển), thông báo chứng từ đến hoặc giấy đề nghị phát hành ủy quyền nhận hàng theo mẫu của ngân hàng, giấy đề nghị mua ngoại tệ (nếu có)
Trường hợp 2: phát hành ủy quyền nhận hàng cho khách hàng khi chứng từ vận tải không chuyển nhượng được bằng hình thước ký hậu như: Airway bill, Railway bill, Cargo receipt,…
Hồ sơ của khách hàng bao gồm: BCT nhận hàng bản gốc, thông báo chứng từ đến hoặc giấy đề nghị phát hành ủy quyền nhận hàng theo mẫu của ngân hàng, giấy đề nghị mua ngoại tệ (nếu có)
+ (1) Đối với L/C trả ngay:
NVTTQT chuyển hồ sơ sang P.DN thực hiện các thủ tục cho vay theo quy định hiện hành nếu khách hàng yêu cầu vay, xác định hạn mức tín dụng đảm bảo cho việc thanh toán NVTTQT sẽ trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng.
NVTTQT:
Lập chứng thư bảo lãnh/ ủy quyền nhận hàng: ghi rõ tên hàng, số hóa đơn ngày và trị giá hóa đơn, số vận tải đơn ngày phát hành, nơi đi nơi đến, số L/C, ngày phát hành
Lập giấy trích ký quỹ (đối với trường hợp 1)
Lập phiếu thanh toán (đối với trường hợp 2)
Phí dịch vụ phát hành thư bảo lãnh nhận hàng: 50 USD
Hạch toán ký quỹ bổ sung và thu phí.
+(2) Đối với L/C trả chậm:
NVTTQT chuyển hồ sơ sang P.DN xác nhận thực hiện biện pháp bảo đảm (nếu có): bao gồm giấy đề nghị phát hành thư bảo lãnh/ủy quyền nhận hàng hoặc thông báo BCT đến, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói
NVTĐ xác nhận việc thực hiện biện pháp đảm bảo thanh toán trả chậm lên giấy đề nghị phát hành thư bảo lãnh/ủy quyền nhận hàng hoặc thông báo BCT đến
NVTTQT lập chứng thư bảo lãnh/ủy quyền nhận hàng và thu phí
Mức phí dịch vụ phát hành thư bảo lãnh nhận hàng:
Nếu khách hàng ký quỹ 100% hoặc đảm bảo bằng tiền gửi tiết kiệm của Sacombank là: 0,15%/quý
Nếu khách hàng ký quỹ dưới 100% là: 0,2%/quý
Đảm bảo bằng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng khác, bất động sản hoặc tài sản đảm bảo khác theo quy định hiện hành là: 0.2%/quý
GĐCN/Người được ủy quyền duyệt hồ sơ và ký phát hành thư bảo lãnh/ủy quyền nhận hàng .
NVTTQT giao bản chính chứng thư bảo lãnh/ủy quyền nhận hàng và BCT nhận hàng (nếu có) cho khách hàng.
NVTTQT sau khi thanh toán BCT, theo dõi nhận lại chứng thư bảo lãnh và giao B/L bản chính (đã ký hậu) cho khách hàng.
NVTTQT lưu toàn bộ chứng từ phát sinh.
2.4.4 Hoàn trả bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài:
Lưu đồ 9: Quy trình hoàn trả BCT
Nghiệp vụ phát sinh: Thực hiện hoàn trả BCT khi BCT bất hợp lệ, khách hàng từ chối nhận BCT
NVTTQT tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng như giấy đề nghị hoàn trả chứng từ, hoặc thư thông báo BCT đến có phản hồi yêu cầu hoàn trả chứng từ của khách hàng
Giấy đề nghị hoàn trả chứng từ do khách hàng lập theo mẫu của ngân hàng ghi rõ:
Hoàn trả bộ chứng từ xuất trình theo phương thức nào
Số chứng từ
Ngày phát hành chứng từ và số tham chiếu của NHNN
Trị giá BCT
Tên người thụ hưởng
Lý do hoàn trả BCT
Chi phí phát sinh do việc hoàn trả chứng từ và các chi phí liên quan khác thu từ người thu hưởng hay người phát hành
NVTTQT soạn điện MT799
GĐCN/Người được ủy quyền ký duyệt hồ sơ và chuyển điện về P.TTQT
NVTTQT gửi bản thảo điện MT799 về P.TTQT
NVTTQT in điện MT799 trả về từ P.TTQT
NVTTQT tiếp nhận và đã quá ngày thời hạn trên điện thông báo hoàn trả BCT thì vẫn thực hiện tiếp theo)
NVTTQT:
Lập giấy giải tỏa ký quỹ
Điền đầy đủ các thông tin trên giấy giải tỏa ký quỹ và ghi lý do giải tỏa ký quỹ là hoàn trả BCT.
Hạch toán thu phí liên quan, giải tỏa ký quỹ,
Hạch toán xuất ngoại bảng và tất toán hồ sơ,
Kiểm đếm lại số lượng chứng từm đảm bảo hoàn trả đầy đủ số lượng chứng từ mà ngân hàng xuất trình đã gửi,
Sao và lưu bản copy BCT
Lập thư hoàn trả chứng từ: điền đầy đủ các thông tin sau
Tên ngân hàng nhận BCT hoàn trả (Presenting bank)
Ngày lập thư hoàn trả
Số tham chiếu của NHNN
Số L/C
Tên người thụ hưởng (Beneficiary)
Tên người phát hành (Applicant)
Đếm và ghi số lượng chứng từ hoàn trả
GĐCN/Người được ủy quyền ký duyệt hồ sơ
NVTTQT giao đơn vị chuyển phát nhanh BCT gốc và thư hoàn trả chứng từ, nhận lại biên nhận gửi chứng từ ghi sổ theo dõi và kiểm tra hóa đơn từ đơn vị chuyển phát nhanh khi thanh toán.
NVTTQT nhận điện báo có phí hoàn trả chứng từ từ P.TTQT, hạch toán thu phí
NVTTQT lưu toàn bộ chứng từ phát sinh.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK-CNTB
3.1 Nhận xét về quy trình thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank-CNTB:
3.1.1 Ưu điểm:
- Quy trình được thiết kế chặt chẽ, rõ ràng có thể hạn chế được những rủi ro xảy ra
khi thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.
Quy trình thể hiện đầy đủ sự liên hệ về công việc với các bộ phận khác, giúp hỗ trợ xử lý các bước quá trình
Quy trình luôn được cập nhật biên soạn phù hợp với nhu cầu khách hàng, ngày càng
rút ngắn thời gian phát hành và thanh toán bộ chứng từ L/C tại chi nhánh
3.1.2 Nhược điểm:
Tuy nhiên đôi khi do một số nguyên nhân khách quan mà việc thực hiện cũng bị diễn ra
chậm mặc dù không đáng kể:
Ở bước ký duyệt của GĐCN/Người được ủy quyền do bận họp, tiếp khách, đi công tác bên ngoài,… mà quá trình này gián đoạn chậm lại ảnh hưởng đến các quá trình tiếp theo của quy trình.
Khi chuyển hồ sơ và các chứng từ có liên quan từ bộ phận thanh toán quốc tế của chi nhánh về P.TTQT của hội sở chủ yếu là qua fax/scan do tình trạng quá tải (các chi nhánh khác cùng chuyển hồ sơ về) hoặc do sự cố trục trặc về máy móc mà có thể chậm/không nhận được; vì chứng từ phải gửi quá nhiều khi tách chứng từ để gửi bị thiếu phải mất thời gian gửi bổ sung/gửi lại.
3.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Sacombank-CNTB
Để đánh giá hiệu quả sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của ngân
hàng Sacombank trong việc thanh toán quốc tế trong những năm qua, chúng ta cần
xét và phân tích trong doanh số L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu.
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Thanh toán L/C nhập khẩu
123,62
318,48
161,11
Thanh toán L/C xuất khẩu
32,83
9,9
40,39
Tổng doanh số toàn bộ hoạt động phương thức L/C
156,45
328,38
201,5
Tốc độ tăng trưởng
2008
2009
2010
Thanh toán L/C nhập khẩu
28%
157,62%
-49,41%
Thanh toán L/C xuất khẩu
22%
-69,84%
75,48%
Tốc độ tăng trưởng toàn bộ hoạt động L/C
28,2%
109,89%
-38,64%
ĐVT: triệu USD
Bảng 1.5 Biến động cơ cấu doanh số theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Nhận xét:
Kết quả phân tích ở bảng 1.5 cho ta thấy: tốc độ tăng trưởng không ổn định doanh số thanh toán cho hợp đồng xuất và nhập khẩu đều tăng trưởng âm, cụ thể là (-69,84%) cho hợp đồng xuất khẩu vào năm 2009 và (-49,41%) cho hợp đồng nhập khẩu vào năm 2010
Tuy nhiên tình hình thanh toán cho hợp đồng L/C xuất khẩu đã tăng trưởng trở lại 75,48%
Đây là một con số tăng đáng kể cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Sacombank-CNTB trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài trong năm vừa qua, mặc dù có sự giảm mạnh của L/C nhập khẩu trong năm nay.
Sự phân tích trên cũng cho ta thấy tốc độ tăng trưởng hoạt động thanh toán L/C xuất và nhập qua các năm là không ổn định,trong việc thanh toán L/C trong khi phương thức thanh toán này vẫn được khách hàng sử dụng nhiều nhất.Ngân hàng Sacombank-CNTB cần xem xét và xác định nguyên nhân vấn đề là do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng hay là do nguyên nhân khách quan từ đó co hướng kịp thời và hợp lý, góp phần làm đa dạng hóa phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, tạo thêm uy tín cho khách hàng để nâng cao hiệu quả cạnh tranh trong thời kì hội nhập.
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Doanh số theo phương thức L/C
156,45
328,38
201,5
Doanh số toàn bộ hoạt động TTQT
220,02
408,14
275,53
Tỷ trọng doanh số L/C
71,1%
80,46%
73,13%
Bảng 1.6 So sánh doanh số hoạt động theo phương thức L/C với doanh số hoạt động TTQT
3.3 Thực trạng quy trình thực hiện tín dụng chứng từ xuất khẩu tại Sacombank-CNTB và kết quả đạt được
3.3.1 Quy trình thực hiên L/C xuất khẩu tại Sacombank-CNTB
Quy trình thông báo L/C xuất khẩu
Bước 1: Tiếp nhận và xử lý L/C, tu chỉnh L/C
Đối với L/C, tu chỉnh L/C nhận được từ chương trình T24
In 2 bản L/C, tu chỉnh L/C và thư thông báo tín dụng chứng từ chương trình T24
sau khi nhận thông báo từ email của phòng thanh toán quốc tế
Kiểm tra nội dung L/C, tu chỉnh L/C và ghi chú của thư thông báo. Nếu có điểm
nào không rõ ràng hoặc không đồng ý thì có thể đối chiếu để thống nhất và tư vấn cho khách hàng chỉnh sửa L/C cho hợp lý ( nếu có)
Đóng dấu thông báo L/C trên bản điện L/C, tu chỉnh L/C đầy đủ thông tin mẫu dấu
Đối với L/C, tu chỉnh L/C nhận được từ phòng thanh toán quốc tế ngân hàng phát
hành, ngân hàng thông báo khác chuyển đến bằng thư:
Tiếp nhận bản chính L/C, tu chỉnh L/C chuyển đến bằng thư
Lập thư thông báo tín dụng thư theo mẫu
Chuyển L/C, tu chỉnh L/C và thư thông báo tín dụng thư về phòng thanh toán quốc tế để phòng thanh toán quốc tế nhập chương trình T24 và xác nhập tính xác thực của L/C tu chỉnh
Tiếp nhận số tham chiếu L/C và thư thông báo tín dụng thư đã chỉnh sửa qua email sau khi phòng thanh toán quốc tế đã duyệt giao dịch.
In thư thông báo tín dụng thư theo nội dung chỉnh sửa của phòng thanh toán quốc tế
Kiểm tra nội dung L/C, tu chỉnh L/C và ghi chú của thư thông báo. Nếu có điểm nào không rõ ràng hoặc không đồng ý thì có thể đối chiếu lại với thanh toán viên để thống nhất và tư vấn cho khách hàng chỉnh sửa L/C hợp lý (nếu có)
Đóng dấu “thông báo L/C” trên bản điện L/C, tu chỉnh L/C và điền đầy đủ thông tin theo mẫu
Bước 2: Duyệt thư thông báo
NVTTQT thực hiện yệt thư thông báo tín dụng và L/C, tu chỉnh L/C
thông báo L/C, tu chỉnh L/C
Chuyển tiếp đến ngân hàng thông báo theo chỉ định trên L/C, tu chỉnh L/C
Thông báo đến khách hàng qua điện thoại/ fax về việc đến Sacombank nhận L/C, tu chỉnh L/C gốc
Bước 4: Thu phí thông báo L/C, tu chỉnh L/C
Thực hiện hạch toán thu phí theo quy định nếu khách hàng yêu cầu nhận L/C, tu chỉnh L/C
Giao cho khách hàng ký nhận bản gốc L/C, tu chỉnh L/C
Chuyển phiếu đề nghị và phiếu chuyển khoản liên quan đến nguồn trả phí cho ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thông báo khác đến phòng thanh toán quốc tế
Bước 5: Lưu hồ sơ
Trường hợp khách hàng phản hồi việc xác nhận L/C, NVTTQT thự hiện theo hướng dẫn xác nhận L/C xuất khẩu của Sacombank
NVTTQT lưu hồ sơ sau khi khách hàng đến nhận L/C, tu chỉnh L/C theo quy định
Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu
Bước 1: Tiếp nhận báo có
NVTTQT tiếp nhận lệnh chuyển tiền báo có từ P.TTQT
Bước 2: Thực hiên báo có cho khách hàng
NVTTQT mở hồ sơ có liên quan, đối chiếu hồ sơ, kiểm tra số tham chiếu và kiểm tra số tiền báo có và các phí ngân hàng nước ngoài trừ có hợp lý hay không.Đóng dấu đã thanh toán lên thư gởi chứng từ. Tính các phí phát sinh thu từ khách hàng.Ghi sổ theo dõi hồ sơ L/C xuất khẩu. Hạch toán báo cáo có vào tài khoản của khách hàng, hạch toán thu các phí phát sinh của Sacombank và chuyển bản sao phiếu xác nhận ghi có cho bộ có liên quan để hạch toán và lãi chiết khấu.
Bước 3: Ký duyệt
GĐCN/Người được ủy quyền duyệt hạch toán báo cáo có thu phí/truy đòi nợ và lãi xuất chiết khấu, thư thông báo về việc ngân hàng nước ngoài thanh toán.
Bước 4: Lưu hồ sơ
NVTTQT lưu hồ sơ đã thanh toán.
3.3.2 Các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng xuất khẩu tại Sacombank-CNTB
Mặc dù đóng vai trò quan trọng là ngân hàng thông báo, trách nhiệm của Sacombank-CNTB đã được giảm xuống đáng kể so với ngân hàng phát hành do chỉ phải kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C bao gồm xác minh chữ ký , mã khóa, mẫu điện… trước khi gởi thông tin đến các nhà xuất khẩu. Tuy công việc cũng khá dễ dàng nhưng rủi ro có thể xảy ra khi gặp phải L/C giả hoặc sửa đổi mà ngân hàng không phát hiện ra và không ghi chú lại.
Công tác thông báo L/C tại Sacombank-CNTB được đánh giá là rất tốt. Riêng việc Sacombank-CNTB chưa thông báo nhầm một L/C giả nào ( theo báo cáo của P.TTQT Sacombank-CNTB) đã chứng tở các NVTTQT của chi nhánh đã tư vấn cho khách hàng của mình rất tốt lập được BCT hoàn hảo trong L/C.
Kiểm tra sơ bộ tính hoàn hảo BCT của Sacombank-CNTB được thực hiện khá tốt khi mức độ sai sót khá thấp và được mệnh danh là ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán.
3.4 Các hạn chế chủ yếu khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank-CNTB
Nhìn chung hoạt đông thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank-CNTB có phát triển qua các năm. Nhưng khi phân tích kỹ vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng đến chi nhánh
Phạm vi hoạt động của Sacombank-CNTB còn hạn chế về quyền tự quyết đoán trong kinh doanh.Chi nhánh chưa có sự độc lập cao trong hoạt động kinh doanh của mình vì còn phải lệ thuộc vào Hội sở chính khá nhiều.Hội sở chính là nơi quản lý, kiểm soát.Bất cứ sự thay đổi trong chính sách nhân viên, chính sách khách hàng, về quy trình, quy định liên quan đều phải có sự đồng ý của Hội sở chính.Như vậy Sacombank-CNTB sẽ gặp nhiều khó khăn trong sự nắm bắt các cơ hội kinh doanh mà lẽ ra chi nhánh đạt được.Về sản phẩm của Sacombank-CNTB đưa ra chưa có sự khác biệt so với các ngân hàng khác.Sacombank-CNTB cần giới thiệu các sản phẩm đặc biệt hơn, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng hơn để tạo ra ưu thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác.Hiện nay, chi nhánh vẫn quen với phong cách làm viêc truyền thống mà chưa có sự bức phá, cải cách rõ rệt trong hoạt động. Đa số khách hàng tìm đến chi nhánh qua sự giới thiệu của khách hàng khác, điều này làm cho Sacombank-CNTB mất cơ hội. Đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay, các ngân hàng nội địa cũng như các ngân hàng nước ngoài đang gấp rút chiếm lĩnh thị phần thì đây là tồn tài lớn của Sacombank-CNTB
3.5 Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank-CNTB:
3.5.1 Phát triển tổ chức nhân sự đào tạo mở rộng phạm vi hoạt động:
Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các nhân viên và trình độ quản lí đối với các cán bộ:
Chi nhánh cần thường xuyên mở các lớp đào tạo về chăm sóc khách hàng và kĩ năng nghiệp vụ, từng bước tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả cho nhân viên.
Xây dựng tiêu chuẩn cho từng nghiệp vụ TTQT. Thường xuyên tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi nghiệp vụ.
Luôn kích thích sự bản lĩnh, tính năng động, sự sáng tạo, tinh thần quyết tâm của các cán bộ công nhân viên tại chi nhánh.
Chú trọng về việc tăng cường số lượng các thanh toán viên tại chi nhánh nói chung và bộ phận thanh toán nói riêng để đảm bảo cho việc giao dịch được thực hiện nhanh chóng, khách hàng không mất thời gian chờ đợi.
Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cán bộ chi nhánh theo hướng chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quản lí quốc tế, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh.
3.5.2 Cải tiến kỹ thuật công nghệ
Cùng với việc phát triển về vốn, nguồn nhân lực là việc đầu tư cho công nghệ. Việc lựa chọn đúng về đầu tư công nghệ trong quá trình hiện đại hóa ngân hàng là vấn đề hết sức quan trọng vì chi phí đầu tư công nghệ rất cao lên đến hàng triệu USD cho các giải pháp phần mềm, phần cứng, đường truyền và kèm các dịch vụ đi kèm.
Cần chứ trọng các giải pháp như sau:
Cần đầu tư đẩy mạnh cả về cơ sơ vật chất cũng như các nghiên cứu ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại.
Bảo quản và duy trì hệ thống CNTT hiện có.
Xây dựng triển khai đồng bộ các chính sách và ứng dụng về CNTT, đảm bảo các hệ thống thông tin chuẩn xác và bảo mật.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phát triển dịch vụ tiện ích khác biệt nhằm nần cao sức hút khách hàng.
Phát triển nguốn nhân lực cho CNTT trên cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo hoặc tuyển dụng những nhân viên kĩ thuật có nhiều kinh nghiệm.
3.5.3 Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp, phân tích đối thủ cạnh tranh và áp dụng marketing vào hoạt động thanh toán quốc tế:
- Xây dựng văn hóa giao tiếp với khách hàng, đây là một yếu tố quan trọng trong
điều kiện cạnh tranh như hiện nay, để từ đó xây dựng thương hiệu sản phẩm dịch
vụ và tạo lập nền tảng lòng tin đối vớ khách hàng dù đó là cá nhân hay đối với các
Doanh nghiệp lớn, khách hàng lớn.
Thực hiện chiến lược duy trì mối quan hệ với các khách hàng lớn, qua sự quan tâm
và thực hiện một số ưu đãi đối với đối tượng khách hàng nhằm giữ vững doanh thu.
Kết hợp với việc thu hút thêm nhiều khách hàng mới giao dịch sữ góp phần nâng cao doanh thu hằng năm cho chi nhánh.
Xây dựng bộ phận tư vấn khách hàng: chuyên trách công tác hướng dẫn, giải thích
cho khách hàng về thủ tục tại Ngân hàng trong thanh toán xuất nhập khẩu sẽ giúp cho Ngân hàng rất nhiều hoạt động kinh doanh, vừa giảm bớt thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí cho khách hàng. Bên cạnh đó cũng cần thực hiện tổ chức thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng
Công tác marketing đối với Ngân hàng là một hoạt động hết sức cần thiết để nhanh chóng đưa ra sản phẩm đến với khách hàng. Các giải pháp đề nghị như sau:
Thành lập bộ phận marketing để đảm bảo cho việc luôn nắm rõ những nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Tăng cường chuyển biến về chất và lượng trong công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu tại địa phương, công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng.
Cần nhấn mạnh những tiện ích của những sản phẩm, dịch vụ mà TTQT tại Sacombank –CNTB mang lại cho khách hàng.
Cần cải thiện trang web hiện tại của chi nhánh, tập trung nhiều hơn về quảng bá của Sacombank-CNTB nói chung và hoạt động TTQT nói riêng và điều quan trọng là luôn thể hiện và cập nhật đổi mới thông tin để khách hàng có thể tiếp cận được.
3.5.4 Tăng cường tiếp thị, quảng bá thương hiệu Sacombank-CNTB
Sacombank-CNTB có thể tăng cường quảng bá về mình bằng cách xin phép thành lập trang web của chi nhánh, thông qua đó cập nhật các thông tin về các sản phẩm của mình, các ưu đãi dành cho khách hàng. Đồng thời thực hiện các chiến dịch Marketing để tăng hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ của Sacombank-CNTB đối với khách hàng.
3.6 Một số kiến nghị:
3.6.1 Đối với ngân hàng Sacombank:
Cần kết hợp các giải pháp hỗ trợ để hoàn thiện về mặt chu trình thủ tục:
Từng bước chuẩn hóa các quy trình nghiệp bụ thanh toán của toàn ngân hàng
Sacombank để tiến tới xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
Xây dựng quy trình thanh toán theo hướng gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý đầy đủ chặt chẽ, theo hướng có lợi cho cả người bán, người mua và bản thân ngân hàng. Tránh những bước đi không cần thiết, tốn kém nhiều thời gian tiền bạc, đặc biệt là phải quy định công khai, rõ ràng sẽ hạn chế được nhiều tiêu cực co thê nảy sinh.
Trước khi làm thủ tục mở L/C, vai trò là ngân hàng phát hành L/C, NVTTQT nên tư vấn về cách lựa chọn điều kiện thương mại để tạo được ưu thế nhất định cho khách hàng, tiết kiệm chi phí, tăng giá trị gia tăng, tạo sự an tâm cho khách hàng. Đồng thời đa dạng hóa các dạng L/C, ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng để đặc điểm, lợi ích khác nhâu của các loại L/C khác nhau.
Cần xây dựng các cơ chế, chính sách riêng phù hợp với từng loại thanh toán: đối với L/C thì tỉ lệ ký quỹ khi mở L/C, tỷ lệ chiết khấu cũng như thời hạn và lãi suất chiết khấu cần có sự phân biệt đối với các loại hình Doanh nghiệp khác nhau.
3.6.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay, để các NHTM Việt Nam nói chung hoạt động trong lĩnh vực TTTQ được tốt thì đòi hỏi phải có được môi trường pháp lý hoàn thiện và thay đổi hoàn thiện theo hướng thích ứng với các chuẩn mực quốc tế.
Những nội dung kiến nghị như sau:
Cần có văn bản hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ TTQT mang tính thống nhất cho toàn bộ hệ thống ngân hàng của Việt Nam, hiện nay mỗi ngân hàng tự tạo cho mình một qui trình riêng dựa trên cơ sở các tập quán quốc tế, điều này trái với tình hình thanh toán liên ngân hàng hiện nay.
Qui trình rõ thủ tục giải quyết các tranh chấp liên quan, vì các vụ tranh chấp liên quan, vì các vụ tranh chấp thường có xu hướng tỷ lệ thuận với sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Việc chúng ta không có những văn bản hoàn chỉnh về các vấn đề này, có thể tạo mối lo ngại cho các đối tác nước ngoài khi giao dịch, sẽ làm cản trở hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.
Nhà nước câng khuyến khích các mối quan hệ đối tác liên Ngân hàng quốc tế. Với các mối quan hệ này, các ngân hàng trong nước sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, kiến thức, cơ hội chuyển giao công nghệ từ ngân hàng nước bạn, tạo điều kiện cho ngành ngân hàng có được những bước phát triển cao hơn và phù hợp với cá tiêu chuẩn quốc tế.
4. Nhận xét chung:
Qua việc tìm hiểu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank-CNTB ta thấy hoạt động kinh kinh doanh của ngân hàng qua các năm ngày càng lớn mạnh và ngày càng lớn mạnh và ngày càng khẳng định uy tín và vị trí của mình trên thị trường tài chính-ngân hàng với phương châm hàng đầu là “khách hàng hài lòng Sacombank thành công”. Trong quá trình hoạt động Sacombank-CNTB đã không ngừng hoàn thiện và cải tiến nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ sao cho phù hợp với tập quán kinh tế ở nước ta và đã áp ứng tố nhu cầu thị trường ngân hàng ngày càng hiện đại và gia tăng cạnh tranh. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để nâng cao chất lượng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì ngân hàng Sacombank-CNTB nên áp dụng các biện pháp như: tự động hóa quy trình đảm bảo hệ thống kỹ thuật và sử dụng phổ biến nhiều loại hình L/C, cần quan tâm đến công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên cũng như hoạt động marketing cho ngân hàng.
PHẦN KẾT LUẬN
Dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ đang được triển khai tại Sacombank-CNTB đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Ban đầu đã được những thành công nhất định. Tuy nhiên, trong tương lai ngân hàng Sacombank sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua nhất là trong thời kỳ kinh tế mở cửa và cạnh tranh Ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt như hiện nay: Song việc phát triển dịch vụ ngân hàng mới mẻ này là hướng đi đúng đắn của Sacombank.
Trên cơ sở vận dụng các lý luận về tài chính ngân hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, phân tích thực trạng vận dụng quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank-CNTB trong thời gian qua. Phương thức tín dụng chứng từ bên cạnh đó nhiều ưu điểm như gia tăng sự đảm bảo thanh toán, tăng cường vai trò của ngân hàng tham gia…thì vẫn còn một số ưu điểm như phí thanh toán cao, thủ tục phức tạp…Sacombank-CNTB trong quá trình thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ đã phát huy hết vai trò của mình, làm cho quy trình thanh toán ngày càng hoàn thiện hơn và đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn một số hạn chế khách quan về các trang thiết bị máy móc dùng để hỗ trợ trong hoạt động thanh toán…
Hiện tại, Sacombank-CNTB đặt mục tiêu sắp tới cho việc phát triển hơn nữa hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh bằng cách đạt được các chỉ tiêu Hội sở chính giao, đồng thời cải tiến quy trình hoạt động để mở rộng quy mô, giữ vững khách hàng cũ và thu hút các khách hàng mới và các lợi thế của mình. Với các nguyên nhân tồn tại làm hạn chế tiến trình phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank-CNTB và các giải pháp được nêu ra trong báo cáo, em hi vọng Sacombank-CNTB sẽ đạt được các mục tiêu đề ra và ngày càng phát triển mạnh hơn nữa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong hop.doc