MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí
1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí
1.1. Tính Đảng là nguyên tắc của hoạt động báo chí cách mạng
1.2. Tính tất yếu của nguyên tắc tính Đảng trong hoạt động báo chí nước ta
1.3. Biểu hiện của nguyên tắc tính Đảng trong hoạt động báo chí nước ta
1.3.1. Báo chí kiên quyết đứng trên lập trường của Đảng của giai cấp công nhân
1.3.2. Báo chí trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân lao động
1.3.3. Báo chí chịu sự lãnh đạo của Đảng
1.3.4. Báo chí tuyên truyền tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng Cộng sản
1.4. Tính Đảng và quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của nhân dân.
2. Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng.
2.1. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.
2.1.1. Đảng định hướng tư tưởng chính trị.
2.1.2. Đảng lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ.
2.1.3. Đảng kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn việc thực hiện đường lối của Đảng
2.2. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí
3. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí hiện nay
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng
3.2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng của Đảng đối với báo chí 3.2.1. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về báo chí truyền thông
3.2.2. Kiện toàn hệ thống cơ quan lãnh đạo của Đảng về báo chí
3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ truyền thông có trình độ chính trị, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp
3.2.4. Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh trong các cơ quan báo chí
Tiểu kết chương 1
Chương 2: Quản lí Nhà nước về báo chí
1. Hệ thống cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí
1.1. Chính phủ thống nhất quản lí Nhà nước về báo chí
1.2. Cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí ở Trung ương
1.3. Cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí ở địa phương
2. Nội dung quản lí Nhà nước về báo chí
2.1. Xây dựng và thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí
2.2. Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về báo chí
2.3. Tổ chức thông tin cho báo chí, quản lí thông tin của báo chí
2.4. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ báo chí.
2.5. Tổ chức, quản lí hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực báo chí
2.6. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí và thẻ Nhà báo
2.7. Quản lí hợp tác quốc tế về báo chí
2.8. Kiểm tra báo chí lưu chiểu, quản lí kho lưu chiểu báo chí
2.9. Tổ chức công tác khen thưởng hoạt động báo chí
2.10. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Báo chí
3. Nâng cao hiệu quả quản lí Nhà nước đối về báo chí
3.1. Yêu cầu thực tế
3.1.1. Sự phát triển vượt bậc của báo chí Việt Nam
3.1.2. Những yếu kém, khuyết điểm trong việc quản lí Nhà nước về báo chí
3.2. Một số giải pháp cụ thể
3.2.1. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí
3.2.2. Bổ sung một số nội dung mới của chiến lược thông tin quốc gia
3.2.3. Bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí và các văn bản qui phạm pháp luật liên quan.
3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lí báo chí
3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lí báo chí và cơ quan chủ quản báo chí
Tiểu kết chương 2
PHẦN KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo
Trích dẫn Nội dung
1. “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí” là vấn đề không mới trong lí luận cũng như trong thực tiễn báo chí Việt Nam. Đây là nguyên tắc hành văn, bất di bất dịch của hoạt động báo chí. Vấn đề này đã được xem xét dưới nhiều góc cạnh, trong nhiều bối cảnh khác nhau của thực tiễn xã hội, song trong giai đoạn hội nhập hiện nay, nó lại là vấn đề mang tính thời sự nóng hổi.
2. Đây tiếp tục là vấn đề được đưa ra luận bàn dưới nhiều góc độ. Đã xuất hiện những ý kiến trái chiều, hoài nghi, phê phán, thậm chí đòi xoá bỏ nguyên tắc này của báo chí cách mạng Việt Nam. Đã đến lúc cần khẳng định hơn nữa về mặt lí luận nguyên tắc này trong hệ thống các nguyên tắc của hoạt động báo chí.
3. Đây là vấn đề thường xuyên bị các thế lực thù địch chống đối, lấy đó làm lá chắn, kích động một bộ phận nhân dân đòi cái quyền mà chúng gọi là “tự do báo chí” theo đúng nghĩa. Trong lập luận của chúng, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí tức là báo chí không có tự do, báo chí bị kiểm duyệt. Mục đích của chúng là làm giảm uy tín, làm suy yếu và dần dần lật đổ Đảng Cộng sản và Nhà nước ta. Do vậy, cần hiểu bản chất của nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí” của báo chí nước ta để kiên định lập trường trước những luận điệu xảo trá của kẻ thù.
4. Đã xuất hiện trong đội ngũ những người làm báo ở Việt Nam, tuy không nhiều, xa rời chính trị, không hiểu quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; lười học chính trị, dẫn đến mù mờ chính trị, đi chệch định hướng mà Đảng và nhân dân lựa chọn. Hơn bao giờ hết, cần nâng cao, bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo về tư tưởng chính trị, nắm vững ngọn cờ XHCN để đem đến những thông tin chính thống, phục vụ lợi ích của Đảng, của nhân dân.
5. Thực tiễn báo chí Việt Nam đa dạng và sinh động với những ưu điểm và những yếu kém, sai lầm, yêu cầu cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước. Có như vậy, báo chí mới đi đúng hướng, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã hội, và là diễn đàn của nhân dân.
II. Mục đích, ý nghĩa của đề tài.
1. Đề tài bước đầu tổng hợp những quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước từ trước tới nay về công tác báo chí.
2. Đề tài là tài tài liệu tham khảo góp phần vào hệ thống tư liệu khoa học chung về báo chí truyền thông nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, và học tập báo chí hiện hành.
3. Đề tài cũng là tài kiệu tham khảo rộng rãi cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
1. Các văn kiện, văn bản pháp luật, pháp quy hiện hành liên quan đến báo chí Việt Nam.
2. Các tài liệu về lí luận báo chí hiện hành.
3. Tạp chí “Người làm báo” năm 2004, 2005, 2006.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
1. Đề tài được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.
2. Chọn lọc và tổng hợp các tư liệu thu thập từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3. Đề tài cũng sử dụng phương pháp phân tích để lí giải vấn đề. Theo đó, đề tài kế thừa một cách có chọn lọc những kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan.
V. Kết cấu đề tài.
Đề tài được cấu trúc thành 2 chương:
1. Chương 1: Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí.
2. Chương 2: Quản lí Nhà nước về báo chí.
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước từ trước tới nay về công tác báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận hội nghị lần thứ 12, Ban chấp hành TW khoá IX và một số văn bản khác của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị đã vạch chỉ ra những khuyết điểm của báo chí cũng như các giải pháp chấn chỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế, những khuyết điểm ấy còn chậm được khắc phục, sửa chữa.
Trong những khuyết điểm, yếu kém của báo chí hiện nay, nguy hiểm nhất là khuynh hướng “ Thương mại hoá”. Thương mại hoá báo chí là khuynh hướng hạ thấp vai trò, chức năng của báo chí cách mạng, coi nhẹ chức năng chính trị và giáo dục, chạy theo thị hiếu tầm thường, nặng về phê phán, đăng tải những chuyện giật gân, câu khách, các chuyện tình dục, bạo lực, mê tín dị đoan, các chuyện đời tư li kì, những chuyện vụn vặt, thiếu thông tin, xa rời tông chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ của báo chí….
Thương mại hoá báo chí là hoàn toàn xa lạ với chủ trương “Xã hội hoá báo chí” của Đảng và Nhà nước ta. Xã hội hoá báo chí là quá trình nâng cao chất lượng nội dung, hình thức; làm tốt nhiệm vụ chính trị, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu thông tin, văn hoá, tri thức lành mạnh của xã hội. Từ đó, báo chí phát triển, lợi ích kinh tế tăng lên, tạo điều kiện đầu tư trở lại và cải thiện đời sống người làm báo, đóng góp cho Nhà nước. Xã hội hoá báo chí là làm cho báo chí đến gần quần chúng nhân dân, là món ăn tinh thần hàng ngày của nhân dân trên cơ sở nâng cao chất lượng báo chí về mọi mặt chính trị, văn hoá, khoa học, giáo dục….Báo chí luôn là vũ khí sắc bén để tuyên truyền, tập hợp, tổ chức và vận động nhân dân.
Trong thời gian qua, đã xuất hiện trê một số tờ báo, tạp chí những quan điểm đi chệch định hướng chính trị: phê phán, phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi xoá bỏ điều 4, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, coi nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đưa tin xuyên tạc đời tư lãnh tụ, đòi xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí….Những tư tưởng đó là hoàn toàn sai lạc, thiếu định hướng, gây hoài nghi trong nhân dân.
Ở nước ta không có toà soạn báo “lá cải”, các tờ báo “lá cải”, nhưng đã xuất hiện những nhà báo “lá cải” và các bài báo “lá cải”. Đó là những bài báo khơi gợi những ham muốn tầm thường, thiếu giáo dục, thiếu thẩm mĩ. Đó là những nhà báo yếu về phẩm chất chính trị và không có đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Mục đích của họ chỉ là kiếm tiền và bằng mọi cách bán được báo để kiếm tiền, dựa vào những thông tin rẻ tiền, giật gân, câu khách….Những người bán báo rong chẳng mấy khi rao những bài báo mang định hướng chính trị, giáo dục cao mà chỉ luôn rêu rao những thông tin án mạng, cưỡng dâm, tình dục…Đó là một biểu hiện xấu, vẫn đang tồn tại từng ngày.
Một số cơ quan báo chí chưa bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, địa phương, đoàn thể mình; quá sa đà vào việc phê phán, phản ánh các tiêu cực, sai trái trong xã hội, thậm chí tiết lộ bí mật quốc gia, tạo tư liệu cho các thế lực thù địch khai thác, vu cáo ta về các vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, dân tộc, nhân quyền…; chưa quan tâm đúng mức tới việc phản ánh các hoạt động kinh tế- xã hội, tăng cường củng cố an ninh quốc phòng; chưa quan tâm thích đáng tới việc nêu gương điển hình tiên tiến, tạo niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.
Một bộ phận không nhỏ những người làm báo chưa quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng, lười học lí luận, lười học chính trị và không thường xuyên trau dồi đạo đức nghề nghiệp. Tình trạng thông tin không trung thực, viết ẩu, viết sai, không được xác minh có xu hướng gia tăng. Một số nhà báo vội vàng trong việc đưa tin các vụ án lớn, không nắm vững luật pháp, tự cho mình quyền phán xét, kết tội một cách tuỳ tiện. Xuất hiện các nhà báo lợi dụng nghề nghiệp thực hiện các hành vi vụ lợi, kết bè, kết nhóm để tung hô hoặch hạ bệ người này, người khác gây mất lòng tin trong nhân dân.
Những yếu kém đó trong hoạt động báo chí được giải thích bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân lớn nhất là việc quán triệt thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí chưa được nghiêm túc. Mặt khác, công tác giáo dục, nâng cao trình độ lí luận cho cán bộ, biên tập viên, phóng viên ở các cơ quan báo chí chưa được quan tâm đúng mức. Trên cơ sở vạch chỉ những khuyết điểm và những nguyên nhân của những biểu hiện lệch lạc, sai trái, cần đưa ra các giải pháp khắc phục, trong đó, quan trọng nhất là vấn đề nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí trong thời kì mới.
3.2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng đối với hoạt động báo chí hiện nay
Do yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, báo chí phải không ngừng phát triển, xứng đáng là vũ khí sắc bén của Đảng, Nhà nước để tuyên truyền, tập hợp, tổ chức và vận động nhân dân, tiếp tục tạo ra những tác động tích cực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Báo chí Việt Nam cần quán triệt sâu sắc hơn nữa những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí là một đòi hỏi thực tiễn, trong đó, những bước đi, phương thức đều phải chuẩn mực để thu được hiệu quả cao. Trên cơ sở phân tích vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như thực tế báo chí nước ta hiện nay, có thể đưa ra các giải pháp cơ bản sau nhằm tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí:
3.2.1. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về báo chí truyền thông trong thực tiễn
Trong bối cảnh công nghệ thông tin- truyền thông phát triển như vũ bão ngày nay, khi con người chỉ cần ở trong ngôi nhà của mình cùng một chiếc máy tính nối mạng Internet là cả thế giới thông tin hiện ra trước mắt. Những thông tin ấy có thể mang tính định hướng và hữu ích; cũng có thể là vô giá trị, thậm chí là xấu xa. Việc tạo ra bộ lọc cho các tầng lớp nhân dân là một tất yếu khách quan. Bộ lọc ấy chỉ có thể có được khi có sự định hướng thống nhất về hoạt động truyền thông từ trung ương tới cơ sở. Theo đó, vấn đề quan trọng nhất là định hướng tư tưởng, định hướng thông tin của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách Đảng cầm quyền.
Với lĩnh vực báo chí truyền thông, các quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng là phù hợp và sát thực. Song việc quán triệt những quan điểm, đường lối đó trên thực tế chưa sâu sắc. Trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quan điểm, đường lối của Đảng về hoạt động báo chí. Tiến hành tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 22- CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lí công tác báo chí xuất bản”, triển khai thật tốt đợt sinh hoạt chính trị quán triệt, thực hiện nội dung thông báo kết luận số 41- TB/TW của Bộ Chính trị…
Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng về báo chí phải toàn diện từ Trung ương tới địa phương, tới các toà soạn báo và từng nhà báo, phóng viên, biên tập viên…Trên cơ sở đó, các toà soạn báo, các nhà báo sẽ cho ra các tác phẩm báo chí đậm đặc tính chính trị, tư tưỏng, văn hoá…, định hướng tư tưởng, thẩm mĩ cho công chúng, góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
3.2.2. Kiện toàn hệ thống cơ quan lãnh đạo của Đảng về báo chí
Hệ thống cơ quan lãnh đạo của Đảng về báo chí được tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Hệ thống cơ quan này chịu trách nhiệm trước Đảng và trực tiếp lãnh đạo hoạt động báo chí truyền thông. ở Trung ươnglà Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, ở địa phương là Ban tuyên giáo các cấp….
Trên thực tế, các cơ quan này đã đảm bảo vai trò lãnh đạo của mình đối với hoạt động báo chí. Song cũng có thể chỉ ra rằng, đội ngũ cán bộ hoạt động ở cơ quan này chưa đảm bảo chuẩn về trình độ nghiệp vụ, trình độ lí luận báo chí. Vậy nên, không tránh khỏi tình trạng giáo điều, xa rời thực tiễn. Trong thời gian tới, cần chuẩn mực hoá đội ngũ cán bộ chuyên trách này bằng cách đào tạo và đào tạo lại. Việc có một hệ thống cơ quan lãnh đạo báo chí giỏi về năng lực lãnh đạo, chuyên sâu về nghiệp vụ báo chí sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và đem lại hiệu quả thực tế đối với hoạt động báo chí.
3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ truyền thông có trình độ chính trị, trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp trong sáng
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của con người trong mọi lĩnh vực, đặc biệt đối với những người cầm bút. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, Người nhận định: “ Văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới”
Hiện nay, ở nước ta, công tác đào tạo, giáo dục, sử dụng cán bộ, phóng viên, nhân viên ở một số cơ quan báo chí chưa tốt. Báo chí là một nghề đặc thù. Người làm báo phải có trình độ chính trị, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc tuyển sinh vào các cơ sở đào tạo báo chí hiện nay được tiến hành giống như bất kì ngành học nào khác.Việc tiếp nhận, sử dụng cán bộ, phóng viên, nhân viên ở nhiều cơ quan báo chí chưa đảm bảo nguyên tắc, qui trình. Có nhà báo bị kỉ luật, sa thải ở cơ quan này lại được cơ quan khác tiếp nhận, được bố trí vào chỗ làm việc có thu nhập cao hơn, thậm chí vào vị trí quản lí, lãnh đạo.
Công tác giáo dục, nâng cao trình độ lí luận chính trị cho cán bộ, biên tập viên, phóng viên ở các cơ quan báo chí chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều nhà báo ngại học chính trị, ít đọc sách, báo chính trị, thậm chí, bị các thế lực “dắt mũi” mà không biết.
Trong buổi mít-tinh kỉ niệm 80 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, đồng chí Phan Diễn, uỷ viên Bộ Chính trị, thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng nhấn mạnh: “Hơn lúc nào hết, thế hệ báo chí Hồ Chí Minh hom nay nguyện ra sức học tập, thấm nhuần và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, luôn luô khắc sâu lời dạy của Bác: Báo chí là một mặt trận, cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạn, cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc”. Thay mặt Đảng, đồng chí Phan Diễn kêu gọi các nhà báo “Sáng tạo nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng cao hơn nữa nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần thực hiện mục tiêu cao đẹp của Đảng và nhân dân ta là xây dựng đất nước ta thành một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.Chỉ khi nào đội ngũ cán bộ báo chí được chuẩn hoá, báo chí nước ta mới thực sự phát triển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm cầu nối giữa Đảng và nhân dân
3.2.4. Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch,vững mạnh trong các cơ quan báo chí
Chúng ta khẳng định rằng, khi Đảng nắm quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội thì công cụ tuyên truyền tất yếu do Đảng nắm nhằm phục vụ ý chí của Đảng. Đảng lãnh đạo các cơ quan báo chí bằng tổ chức của mình trong các cơ quan đó. Trong mỗi toà soạn, Đảng cơ sở tiếp nhận sự chỉ đạo của các cấp bộ Đảng trực thuộc và tiếp tục chỉ đạo để toà soạn luôn đi đúng định hướng của Đảng.
Hiện nay, trong các cơ quan báo chí, có nơi có Đảng viên, thành lập được tổ chức Đảng, song cũng có nhiều nơi chỉ có một đến hai Đảng viên, phải sinh hoạt ghép với sơ quan khác. Thậm chí, có toà soạn báo mới thành lập chưa có Đảng viên nào trực thường xuyên ở toà soạn. Đó là một hạn chế làm giảm sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng trong mỗi toà soạn. Mặt khác, ngay trong mỗi toà soạn chưa xác định rõ về cơ chế lãnh đạo của Đảng, gây ra lúng túng khi đứng trước một vụ việc, không biết cần hỏi ý kiến Đảng uỷ hay Ban biên tập…
Ở những toà soạn báo lớn, thành lập được tổ chức Đảng do Tổng biên tập hoặc phó tổng biên tập làm bí thư Đảng uỷ hay Bí thư chi bộlà một điều rất tốt để gắn công tác Đảng với công tác chuyên môn. Song, ở những toà soạn nhỏ, ít Đảng viên, phải sinh hoạt ghép với các đơn vị khác không cùng chuyên môn gây ra không ít những khó khăn.
Nhiệm vụ cơ bản trong thời gian tới là xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh trong các toà soạn để gắn công tác Đảng với công tác chuyên môn, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí ở toà soạn và tham mưu cho tổ chức Đảng cấp trên nhằm đưa ra một hệ thống quan điểm, đường lối lãnh đạo chuẩn mực của Đảng về báo chí. Hơn nữa, cần chú trọng tới công tác phát triển Đảng trong đội ngũ cán bộ báo chí, đặc biệt là cán bộ trẻ. Trên cơ sở có một đội ngũ cán bộ báo chí là Đảng viên am tường chính trị, giỏi về chuyên môn, chắc chắn nhiệm vụ tuuyên truyền báo chí sẽ giành được những thắng lợi, để báo chí thực sự là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân.
Tiểu kết chương 1:
Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí là một nguyên tắc của báo chí cách mạng. Nhưng đó không phải là nguyên tắc chung, trình độ đạt đến của mọi nền báo chí, mọi nhà báo. Với những đặc trưng về thể chế chính trị, tình hình thực tiễn xã hội cũng như con đường mà cả dân tộc đang xây dựng, thì nguyên tắc tính Đảng là phù hợp, đúng đắn với một nền báo chí mà sứ mệnh của nó là phụng sự dân tộc, phục vụ nhân dân.
Nguyên tắc tính Đảng được hình thành từ những ngày đầu của nền báo chí cách mạng Việt Nam như một tất yếu. Trong thời kì mới, khi nhiều giá trị đã thay bậc, đổi ngôi thì nguyên tắc đó vẫn giữ được bản chất tốt đẹp của nó.
Những thành tựu của báo chí Việt Nam trong thời kì đổi mới là không thể phủ nhận, nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém, đi chệch định hướng chính trị của Đảng. Điều này đặt ra một yêu cầu thực tế là phải tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng. Đây không chỉ là yêu cầu của riêng báo chí mà là yêu cầu của mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Làm được điều này là không dễ dàng, cần phải có sự nỗ lực của toàn Đảng trong việc kiện toàn tổ chức, cũng như việc nâng cao năng lực lãnh đạo. Muốn vậy, cần phải có những bước đi thích hợp, hiệu quả, trong đó chính báo chí và những người làm báo cũng phải ý thức được vai trò, sứ mệnh to lớn của mình là kênh thông tin tuyên truyền, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Chương 2. QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ
1. Hệ thống cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí.
1.1. Chính phủ thống nhất quản lí Nhà nước về báo chí.
Điều 109, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ thống nhất việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực bộ máy Nhà nước từ Trung ương tới cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân. Chính phủ thống nhất quản lí hoạt động báo chí và phân công quản lí báo chí cho các Bộ, Ban, Ngành cấp dưới nhằn thực hiện quản lí thông suốt từ Trung ương tới địa phương.
Thực hiện vai trò quản lí vĩ mô nền báo chí, Chính phủ ban hành các Nghị định Qui định chi tiết thi hành Luật báo chí, các văn bản pháp qui về báo chí và giám sát việc thực thi Luật báo chí trong cuộc sống. Thủ tướng Chính phủ kí ban hành các chỉ thị mang tính hoạch định, chiến lược phát triển báo chí cũng như quản lí báo chí.
Trong hệ thống cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí, Chính phủ giữ vai trò trung tâm, đầu não. Song để việc quản lí báo chí thực chất hơn, chuyên sâu hơn và bám sát thực tiễn hơn, Chính phủ phân công trách nhiệm cho các cơ quan cấp dưới.
1.2. Cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí ở Trung ương.
Bộ Văn hoá- Thông tin là cơ quan chức năng thuộc Chính phủ, được Chính phủ giao trách nhiệm trực tiếp quản lí Nhà nước về báo chí. Nhiệm vụ chính của Bộ Văn hoá- Thông tin là tổ chức thực hiện các hoạt động của báo chí trong khuôn khổ luật pháp, tham mưu cho Nhà nước trong việc lập qui hoạch, kế hoạch phát triển báo chí, trực tiếp quản lí hoạt động báo chí của các toà soạn báo…
Bộ Văn hoá- Thông tin giao cho Cục Báo chí thực hiện chức năng quản lí Nhà nước về báo chí trong cả nước.
Tuy nhiên, quản lí Nhà nước về báo chí không chỉ thuộc quyền hạn và trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin mà còn liên đới với các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác thuộc Chính phủ. Sự phân công quản lí Nhà nước đối với hoạt động báo chí chủ yếu do đặc thù của từng loại hình báo chí. Với hệ thống phát thanh, truyền hình, Bộ Văn hoá - Thông tin quản lí Nhà nước về hoạt động báo chí, Bộ Bưu chính - Viễn thông quản lí về đường truyền, hệ thống thu phát sóng, về tần số và máy phát vô tuyến điện. Với báo mạng Internet cũng tương tự, nhưng thêm vào đó, Bộ Công an là cơ quan quản lí Nhà nước về an ninh mạng, Bộ Bưu chính - Viễn thông quản lí về đường truyền. Do vậy, giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ luôn cần có sự thống nhất và chia sẻ trách nhiệm quản lí Nhà nước của mình đối với hoạt động báo chí.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ ở nước ta phần nhiều còn là cơ quan chủ quản của các toà soạn báo cụ thể. Điều 12, Chương 4, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ghi rõ: “Cơ quan chủ quản báo chí là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động báo chí”. Theo đó, cơ quan chủ quản của báo Giáo dục và thời đại là Bộ Giáo dục và đào tạo; báo Quân đội nhân dân là Bộ Quốc phòng; báo Pháp luật là Bộ Tư pháp…Các Bộ, cơ quan ngang Bộ này cần phối hợp với Bộ Văn hoá- Thông tin trong việc quản lí báo chí, ngoài ra cần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản, trực tiếp chỉ đạo, quản lí cơ quan báo chí trực thuộc… Trong hệ thống quản lí này, Bộ Văn hoá- Thông tin giữ vai trò trung tâm.
1.3. Cơ quan quản lí nhà nước về báo chí ở địa phương.
Theo điều 17a, Chương V, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí: “Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lí Nhà nước về báo chí trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ”.
Uỷ ban nhân dân thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân. Sở Văn hoá- Thông tin Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố thực hiện chức năng quản lí báo chí ở địa phương theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân và theo qui định của pháp luật.
Cơ quan trực tiếp quản lí báo chí ở địa phương thường là Phòng Báo chí- Xuất bản thuộc Sở Văn hoá- Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Do hệ thống báo chí ở nước ta được sắp xếp tới cấp huyện, nên Uỷ ban nhân dân cấp huyên, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh sẽ quản lí báo chí ở địa phương mình. Phòng Văn hoá - Thông tin trực tiếp thay mặt Uỷ ban nhân dân quản lí báo chí, mà ở đây là hệ thống Đài phát thanh- truyền thanh cấp huyện. Phòng Văn hoá - Thông tin có thể cử một cán bộ chuyên trách mảng này mà chủ yếu là quản lí đài phát thanh của huyện.
Ở xã, phường, thị trấn có tồn tại hệ thống truyền thanh. Các Đài truyền thanh ở đây chủ yếu thu phát sóng từ các đài cấp trên, hoặc tự sản xuất một số chương trình phát thanh, đa số là đọc các thông báo chỉ dẫn những chính sách của cấp trên hoặc công việc của địa phương mình. Ở cấp xã, thường là đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách Văn xã quản lí Đài truyền thanh và giao trách nhiệm cho một hoặc vài người phụ trách đài truyền thanh này.
2. Nội dung quản lí Nhà nước về báo chí.
2.1. Xây dựng và thực hiên chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí.
Chiến lược phát triển thông tin là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự thành bại của mỗi quốc gia tuỳ thuộc rất lớn vào khả năng làm chủ, nắm giữ lợi thế thông tin.
Ở địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan quản lí nhà nước về báo chí, có nhiệm vụ xây dựng dự án qui hoạch phát triển báo chí địa phương. Dự án đó phải phù hợp với tình hình phát triển báo chí của địa phương sở tại, đồng thời không được trái với Chiến lược thông tin quốc gia.
Ở Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc lập và chỉ đạo thực hiện qui hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí bao gồm báo in, báo điện tử, thông tấn, phát thanh, truyền hình.
Sau khi lập qui hoạch, kế hoạch phát triển báo chí phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, cũng như tình hình thực tiễn báo chí quốc gia, Bộ Văn hoá - Thông tin sẽ trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ là người kí quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia.
Đến nay, nước ta đã có nhiều Chiến lược thông tin quốc gia được phê duyệt. Hiện nay, Chiến lược thông tin quốc gia có hiệu lực là “ Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010” được ban hành theo Quyết định số 219/2005/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/9/2005. Chiến lược thông tin đề ra các mục tiêu chung về phát triển báo chí, truyền thông; cũng như các giải pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêu đó.
2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về báo chí, xây dưng chế độ chính sách về báo chí.
Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lí Nhà nước về báo chí, có nhiệm vụ soạn thảo dự án luật, văn bản dưới luật, chính sách, chế độ về báo chí.
Các văn bản trên, sau khi được Bộ Văn hoá - Thông tin soạn thảo sẽ được trình Quốc hội phê duyệt, nếu được 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành sẽ được thông qua thành luật. Hệ thống Luật Báo chí đã được ban hành gồm: Luật về chế độ báo chí năm 1957, Luật báo chí 1990, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999. Hiện nay, hoạt động báo chí của nước ta đang được điều chỉnh trong khuôn khổ của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999.
Luật Báo chí, sau khi được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành Nghị định qui định chi tiết thi hành Luật.
Các cơ quan quản lí nhà nước về báo chí có nhiệm vụ thi hành Luật Báo chí, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về báo chí đối với cơ quan báo chí ở địa phương. Thực hiện quản lí nhà nước đối với hoạt động báo chí Trung ương và báo chí địa phương khác doạt động tại địa phương mình theo uỷ quyền của Bộ Văn hoá - Thông tin.
Ngoài Luật Báo chí, các cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí có quyền hạn và trách nhiệm ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản dưới Luật do mình đề ra. Các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí phải phù hợp với Luật Báo chí và thiết thực với thực tiễn hoạt động báo chí ở địa phương.
2.3. Tổ chức thông tin cho báo chí, quản lí thông tin của báo chí.
Để nguồn thông tin đưa đến cho công chúng là chuẩn mực và đúng “luồng”, cần có sự định hướng vĩ mô của Nhà nước. Muốn vậy, việc tổ chức thông tin cho báo chí, quản lí thông tin của báo chí phải được thực hiện một cách nghiêm túc, tuân theo các qui định của Luật Báo chí.
Tổ chức thông tin cho báo chí được hiểu là sự định hướng cho báo chí nên viết cái gì và không nên viết cái gì. Quản lí thông tin cho báo chí là kiểm tra, giám sát thông tin trên các loại hình báo chí. Việc tổ chức thông tin cho báo chí và quản lí thông tin của báo chí không thể và không được hiểu là sự kiểm duyệt báo chí.
Điều 10, Luật Báo chí qui định Những điều không được thông tin trên báo chí:
1. Không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc;
2. Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi truỵ , tội ác;
3. Không được tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật qui định;
4. Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân;
Trong thời gian tới, để công tác này đạt hiệu quả, các cơ quan quản lí vĩ mô báo chí cần bám sát thực tiễn hoạt động báo chí và nhất quán thực hiện việc tổ chức thông tin, quản lí thông tin từ Trung ương tới địa phương.
2.4. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ báo chí.
Với mọi nghề nghiệp trong xã hội, con người luôn là nhân tố quan trọng nhất. Báo chí là một nghề đặc thù. Người làm báo phải có những phẩm chất tương đối cao về nhận thức chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.
Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ báo chí được giao cho Ban Tư tưởng- Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá- Thông tin phối hợp với Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và đào tạo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và tuyên truyền, Khoa Báo chí, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Các Ban, Bộ và các cơ sở đào tạo này có nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lí báo chí; đào tạo phóng viên, biên tập viên cho các cơ quan báo chí. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ những người làm báo.
Việc bổ nhiêm, miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí, việc tuyển dụng cán bộ, phóng viên, nhân viên trong các cơ quan báo chí thực hiện theo qui định của pháp luật và một số qui định cụ thể của Đảng.
2.5. Tổ chức, quản lí hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí.
Trong lĩnh vực báo chí, tác phẩm báo chí là sản phẩm được công chúng “tiêu thụ”. Khi báo chí ngày càng phát triển, đặc biệt trong xã hội hiện đại, để tạo ra một sản phẩm báo chí không phải chỉ cần có nhà báo và cái đầu của anh ta mà còn cần đến công nghệ… Mặc dù công nghệ chỉ là phương tiện góp phần làm thuận lợi cho công việc của nhà báo cũng như nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng, song báo chí từ trước tới nay chưa bao giờ tách rời, biệt lập với công nghệ. Trong lí thuyết truyền thông của Claude Shannon và Harold Laswel, yếu tố kênh truyền chiếm một vị trí quan trọng. Báo chí hiện đại tích hợp mọi công nghệ tiên tiến nhất nhằm phục vụ công chúng và tiến tới truyền thông đa phương tiện.
Với phương tiện, công nghệ như vậy, việc quản lí Nhà nước về khoa học công nghệ trong lĩnh vực báo chí là cần thiết. Để thực hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi cần có sự phối hợp thống nhất và nhịp nhàng giữa các Bộ, Ban, Ngành liên quan. Điều này là không dễ dàng.
Quản lí Nhà nước về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí bao gồm đầu tư về thiết bị, máy móc, hệ thống truyền dẫn, công suất máy phát,… Với từng loại hình báo chí mà quản lí Nhà nước ở lĩnh vực này có những đặc thù khác nhau, và đương nhiên là các cơ quan quản lí phải thống nhất định hướng chung nhằm mục đích cao nhất là đem thông tin, đem báo chí đến với công chúng.
2.6. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, thẻ nhà báo.
Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép hoạt động báo chí cho các cơ quan báo chí ở Trung ương. Sở Văn hoá - Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép hoạt động báo chí cho các cơ quan báo chí ở địa phương.
Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Văn hoá - Thông tin qui định.
Việc cấp giấy phép hoạt động báo chí phải căn cứ vào các điều kiện qui định tại điều 18 của Luật Báo chí và các điều khoản của Chính phủ tại Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 qui định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí.
Cơ quan báo chí phải có giấy phép do cơ quan quản lí về báo chí cấp mới được hoạt động. Trong trường hợp không có giấy phép thì chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin phép hoạt động báo chí, cơ quan quản lí nhà nước về báo chí phải trả lời bằng văn bản, nói rõ lí do. Tổ chức bị từ chối cấp giấy phép có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại toà án.
Cơ quan báo chí vi phạm các qui định của Luật Báo chí như vi phạm qui định về giấy phép hoạt động báo chí, về những điều không được thông tin trên báo chí….thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi, tịch thu ấn phẩm, băng đĩa ghi âm, ghi hình, đình bản tạm thời hoặc thu hồi giấy phép theo qui định của pháp luật.
Nhà báo là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tai Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước qui định, đang hoạt động hoặc cộng tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ Nhà báo. Thẻ Nhà báo do Bộ Văn hoá- Thông tin cấp. Hồ sơ xin cấp thẻ Nhà báo do Bộ qui định.Thẻ Nhà báo có thể bị thu hồi nếu nhà báo vi phạm các qui định của Luật báo chí và Luật pháp nước Việt Nam theo mức độ và tính chất cụ thể.
2.7. Quản lí hợp tác quốc tế về báo chí.
Quản lí hợp tác quốc tế về báo chí bao gồm quản lí hoạt động của báo chí Việt Nam có liên quan đến nước ngoài và hoạt động của báo chí nước ngoài tai Việt Nam.
Chính sách chung của Đảng và Nhà nước ta là mở rộng quan hệ quốc tế trong hoạt động báo chí theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Hoạt động báo chí của Việt Nam có liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo các qui định của pháp luật và do Chính phủ quản lí.
2.8. Kiểm tra báo chí lưu chiểu, quản lí kho lưu chiểu báo chí.
Báo chí xuất bản, lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam phải nộp lưu chiểu trước khi phát hành.
Báo in ra hàng ngày phải nộp lưu chiểu trước 8h sáng hàng ngày, báo in không ra hàng ngày nộp lưu chiểu trước khi phát hành 6h đồng hồ. Báo nước ngoài được phép phát hành phải nộp lưu chiểu trước khi phát hành 12h đồng hồ.
Báo chí lưu chiểu nộp cho Cục Báo chí, Bộ Văn hoá - Thông tin, Sở Văn hoá -Thông tin địa phương nơi báo chí xuất bản và thư viện quốc gia. Báo chí không xuất bản ở Hà Nội nộp lưu chiểu cho Bộ Văn hoá - Thông tin qua Bưu điện cùng lúc nộp lưu chiểu cho Sở Văn hoá- Thông tin địa phương, thời gian nộp tính theo dấu bưu điện.
Chương trình phát thanh, truyền hình đã phát sóng, báo điện tử đã phát hành trên mạng phải giữ văn bản gốc ít nhất 6 tháng, lưu giữ đĩa, băng ghi âm, băng đĩa hình đã phát ít nhất 30 ngày.
Đó là nội dung qui trình lưu chiểu báo chí. Cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời khen thưởng các thành tích tốt và xử lí các vi phạm phát sinh.
2.9. Tổ chức, chỉ đạo công tác khen thưởng trong hoạt động báo chí.
Cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và công dân thành tích và cống hiến vào hoạt động báo chí thì được khen thưởng theo các qui định khen thưởng của Nhà nước.
Chính phủ hỗ trợ ngân sách để trao tặng giải thưởng báo chí hàng năm cho các tác phẩm báo chí xuất sắc.
Việc khen thưởng đối với hoạt động báo chí phải kịp thời, thường xuyên, góp phần khích lệ, động viên các toà soạn báo, các cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo chí tích cực hoạt động, cống hiến cho hoạt động báo chí và cho nhân dân.
2.10. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Báo chí.
Thanh tra chuyên ngành Văn hoá- Thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về báo chí.
Việc thanh tra báo chí được thực hiện đối với các cơ quan báo chí, các nhà báo và cá nhân trên các mặt:
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động báo chí;
- Hướng dẫn giải quyết khiếu nại về hoạt động báo chí;
- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật về hoạt động báo chí và hoàn thiện pháp luật, chính sách về báo chí.
Thanh tra chuyên ngành về báo chí có quyền kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền về việc khen thưởng các cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và công dân có thành tích trong hoạt động báo chí; quyết định xử phạt vi phạm theo thẩm quyền, trong trường hợp vượt quá thẩm quyền thì đưa lên cơ quan cấp trên xử lí. Thanh tra có quyền yêu cầu các đương sự, các bên liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết có liên quan trực tiếp đến việc thanh tra. Trong quá trình thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, qui hoạch, kế hoạch phát triển báo chí và việc chấp hành pháp luật về báo chí; thi hành các biện pháp ngăn chặn hoạt động báo chí trái pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lí vi phạm trong hoạt động báo chí phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, nghiêm minh, công bằng.
3. Nâng cao hiệu lực quản lí Nhà nước về báo chí trong thời kì mới.
3.1. Yêu cầu thực tế.
3.1.1. Sự phát triển vượt bậc của báo chí Việt Nam.
Tính đến tháng 7 năm 2006, cả nước có gần 620 cơ quan báo chí, hơn 803 ấn phẩm, sản phẩm báo chí, bao gồm: 172 báo, 448 tạp chí; 67 đài phát thanh- truyền hình (2 đài quốc gia), hơn 600 đài TT- TH cấp huyện, 88 báo điện tử và hàng ngàn trang tin, bản tin của các Bộ, Ban, Ngành, cơ quan, xí nghiệp….
Hơn 13000 người đã được cấp thẻ nhà báo, hàng trăm người đang trong diện xét cấp thẻ, hàng ngàn người làm việc trong các cơ quan báo chí, gắn bó với nghề báo và sống bằng nghề báo.
So với thời kì trước đổi mới, báo chí nước ta đã có bước trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt: tăng loại hình và số lượng cơ quan báo chí; số đầu báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, ấn phẩm, chương trình; tăng số lượng, phạm vi phát hành, phạm vi phủ sóng; tăng chất lượng in ấn, phát sóng; tăng số lượng nhà báo, đội ngũ những người làm việc trong các cơ quan báo chí.
Với sự phát triển đa dạng như vậy, đòi hỏi nâng cao hiệu lực quản lí của Nhà nước đối với hoạt động báo chí là cần thiết nhằm đưa báo chí nước ta phát triển đúng hướng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
3.1.2. Những yếu kém, khuyết điểm trong việc quản lí Nhà nước về báo chí.
Thành quả mà báo chí nước ta đã đạt được trong thời gian qua là đáng ghi nhận. Tuy vậy, những yếu kém, khuyết điểm cũng song hành tồn tại, có lúc, có mặt ngày càng trầm trọng, biểu hiện cụ thể như sau:
a. Việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí chưa nghiêm túc.
Các văn bản qui phạm pháp luật, các chỉ thị, nghị quyết về báo chí được ban hành rất nhiều, tuy vậy, hiệu quả thực tế chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là cơ quan chỉ đạo, quản lí báo chí; các cấp uỷ Đảng và chính quyền; các cơ quan chủ quản và các cơ quan báo chí chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, văn bản đã ban hành.
Việc nhìn nhận và đánh giá hoạt động báo chí trong các cấp lãnh đạo từ Trung ương tới địa phương đôi khi có biểu hiện chưa nhất quán. Khi tới thăm, làm việc với cơ quan báo chí thường chỉ khen ngợi một chiều, ít phê bình, nhắc nhở, tạo tâm lí chủ quan, thoả mãn, ngộ nhận của một số lãnh đạo cơ quan báo chí, gây khó khăn cho cơ quan chỉ đạo, quản lí báo chí, nhất là khi xử lí các sai phạm cụ thể.
b. Sự phân công, phối hợp giữa cơ quan quản lí và cơ quan chủ quản chưa rõ ràng.
Bộ Văn hoá - Thông tin chưa làm tròn trách nhiệm quản lí Nhà nước, nhiều khi bỏ việc lớn, sa đà vào việc nhỏ, mang tính sự vụ, chưa tham mưu đắc lực để thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng, bổ sung, hoàn chỉnh luật pháp, chính sách, tạo chế tài đủ mạnh để xử lí kịp thời, nghiêm túc các sai phạm. Việc xem xét để cấp phép, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí làm chưa tốt, có trường hợp cửa quyền, có trường hợp dễ dãi. Việc triển khai thực hiện thông báo162- TB/TW của Bộ Chính trị mà Bộ Văn hoá- Thông tin là cơ quan chủ trì làm chậm, chưa đảm bảo yêu cầu đề ra.
Nhiều cơ quan chủ quản chưa quan tâm chỉ đạo các đơn vị báo chí trực thuộc, nhất là đối với những đơn vị có sai phạm kéo dài. Việc chọn cán bộ chuyên trách về báo chí còn tuỳ tiện, phần lớn đều không đủ tầm, đủ bản lĩnh, đôi khi bị cơ quan báo chí chi phối, thậm chí vô hiệu hoá.
c. Xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược thông tin Quốc gia còn lúng túng; công tác qui hoạch báo chí còn chậm.
Chiến lược thông tin quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2003, thực hiện từ năm 2006 nhưng các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược lại chỉ xác định đến năm 2010, như vậy là quá ngắn.
Công tác qui hoạch phát triển báo chí còn bị động, chưa làm rõ lộ trình, bước đi cho từng năm. Việc xem xét cho ra báo, tạp chí, đặc san, phụ trương, dịch vụ truyền hình trả tiền….còn thiếu chặt chẽ, đôi khi dễ dãi. Hệ thống báo chí hiện nay còn cồng kềnh, trùng lặp về nội dung, nặng về bao cấp, gây lãng phí, tốn kém…
d. Công tác đào tạo, giáo dục, sử dụng cán bộ, phóng viên, nhân viên ở một số cơ quan báo chưa tốt.
Hiện nay, việc tuyển sinh vào các cơ sở đào tạo báo chí cũng giống như bất cứ ngành học nào khác. Ngoài hệ chính qui, hệ tại chức, còn có cả hệ mở rộng, có cả khoa đào tạo báo chí ở trường đại học dân lập ( Đại học dân lập Đông Đô, khoa Quan hệ quốc tế).
Việc tiếp nhận, sử dụng cán bộ, phóng viên, nhân viên ở nhiều cơ quan báo chí chưa đảm bảo nguyên tắc, qui trình. Có nhà báo bị kỉ luật, bị sa thải ở cơ quan báo chí này lại được cơ quan báo chí khác tiếp nhận; bị báo chí địa phương này đưa ra khỏi bộ máy vì yếu kém đạo đức lại được báo khác tiếp nhận.
Công tác giáo dục, nâng cao trình độ lí luận chính trị cho cán bộ, biên tập viên, phóng viên các cơ quan báo chí chưa được quan tâm đúng mức. Cả nước có 3 trung tâm đào tạo phóng viên ở trình độ đại học và sau đại học nhưng chưa có bộ giáo trình chuẩn. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, quản lí báo chí chưa được coi trọng.
* *
*
Thực tế trên đòi hỏi phải tăng cường, nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lí Nhà nước đối với hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay. Để nâng cao năng lực quản lí cần có những bước đi, giải pháp phù hợp và khoa học trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn báo chí Việt Nam.
3.2. Một số giải pháp cụ thể.
3.2.1. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí.
Báo chí là một trong số ít những ngành được Nhà nước đặc biệt chú trọng, quan tâm. Rất nhiều các nghị quyết, chính sách của Nhà nước được ban hành nhằm quản lí có hiệu quả hoạt động báo chí. Luật Báo chí cũng đã đi vào cuộc sống, gần gũi và gắn bó với hoạt động báo chí. Tất cả các chính sách, văn bản qui phạm pháp luật đó cần được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Muốn vậy, cần phổ biến, giáo dục và chỉ đạo sát sao công tác thực thi của các toà soạn báo, các nhà báo và công dân, để chính sách, pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống.
3.2.2. Bổ sung một số nội dung mới của Chiến lược thông tin quốc gia năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; hoàn chỉnh qui hoạch, kế hoạch phát triển báo chí.
Trên cơ sở rà soát chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí, khẩn trương lập Đề án đổi mới, sắp xếp lại hệ thống các cơ quan báo chí trong cả nước, của từng bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị theo hướng hợp lí, tinh gọn, thiết thực, hiệu quả.
Phân chia các cơ quan báo chí thành 2 bộ phận tuỳ theo tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ: bộ phận “thông tin tuyên truyền” và bộ phận “thương mại”. Bộ phận thông tin tuyên truyền được hưởng một số chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhất là báo, đài cuẩ các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị- xã hội. Bộ phận thương mại hoạt động như các doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các khoản đóng góp cho ngân sách.
Kiên quyết xử lí, thu gọn các báo, tạp chí xét thấy không cần thiết, nội dung trùng lặp, hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích hoặc để sai phạm kéo dài.
Sắp xếp lại hệ thống phát thanh, truyền hình, tăng cường quản lí nội dung và tài chính của các đài truyền hình cáp, truyền hình trả tiền.Từng bước xoá bỏ bao cấp ở hầu hết các cơ quan báo đài trừ một số đơn vị làm nhiệm vụ công ích mang tính đặc thù.
3.2.3. Bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí và các văn bản qui pham pháp luật liên quan.
Xem xét, lấy ý kiến giới báo chí, các cơ quan, ban ngành hữu quan để kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí, các văn bản qui pham pháp luật liên quan đến hoạt động báo chí, xây dựng chế tài đủ mạnh để vừa tạo điều kiện cho báo chí phát triển đúng hướng, vững chắc, vừa xử lí kịp thời, dứt điểm các sai phạm, nhất là các sai phạm lớn, lặp đi lặp lại kéo dài.
Chuẩn bị hành lang pháp lí đầy đủ trước khi cho phép thành lập tập đoàn báo chí.
Xây dựng qui chế người phát ngôn báo chí.
Nghiên cứu để Bộ Văn hoá - Thông tin hoặc Hội Nhà báo Việt Nam ban hành thẻ hành nghề báo chí / qui ước hành nghề báo chí (như một số nước đã làm) trong đó cơ quan quản lí Nhà nước về hoạt động báo chí hay tổ chức của những người làm báo qui định / qui ước với nhau: khi hành nghề, nhà báo, hội viên Hội Nhà báo vi phạm pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp, bị cơ quan báo chí này loại bỏ thì cơ quan báo chí khác không sử dụng, thậm chí, có thể bị cấm hành nghề lâu dài.
3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lí báo chí và cán bộ báo chí.
Yêu cầu đội ngũ cán bộ quản lí báo chí phải am tường về chuyên môn, thấm nhuần tư tưởng về chuyên môn, thấm nhuần tư tưởng chính trị và đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Đề cao việc bồi dưỡng, tự đào tạo, đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ này.
Thực hiện tốt qui chế bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí theo hướng: cơ quan chủ quản đề nghị, cơ quan chỉ đạo, quản lí của Đảng và Nhà nước về báo chí xem xét, hiệp y; cơ quan chủ quản ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm trực tiếp.
Cơ quan báo chí xây dựng qui chế tuyển dụng, đào tạo, bố trí, đề bạt, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật cán bộ, phóng viên, nhân viên trong cơ quan mình theo qui định của pháp luật và một số qui định cụ thể của Đảng.
Nâng cao chất lượng đào tạo báo chí ở ba trung tâm đào tạo báo chí trong cả nước là Học viện báo chí tuyên truyền ( Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Khoa Báo chí, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Khoa Báo chí, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh).
3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lí báo chí và cơ quan chủ quản báo chí.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giao ban báo chí hàng tuần; giao ban giữa cơ quan chỉ đạo, quản lí công tác báo chí với cơ quan chủ quản báo chí, định kì 3 tháng / lần; nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc giao ban giữa cơ quan chủ quản với cơ quan báo chí dưới quyền.
Tăng cường sự quản lí của Nhà nước, cơ quan chủ quản với cơ quan báo chí nhất là ở các cơ quan báo chí đang có số lượng phát hành lớn,phạm vi rộng, tác động đến đông đảo công chúng.
* *
*
Tiểu kết chương 2:
Hệ thống cơ quan quản lí Nhà nước đối với hoạt động báo chí ở nước ta được sắp xếp từ Trung ương tới địa phương như hiện nay là phù hợp với đặc thù của nền báo chí nước ta. Điều này đảm bảo tính thống nhất từ trên xuống dưới trong việc phân cấp quản lí. Đây không phải là công việc của một cơ quan, đơn vị, mà là công việc chung, liên đới tới nhiều cơ quan. Do vậy, để báo chí hoạt động tốt nhất thiết cần phải có sự bắt tay thống nhất của tất cả các cơ quan hữu quan trên cơ sở hướng tới mục đích làm cho báo chí phát triển.
Thực tiễn quản lí báo chí ở nước ta hiện nay là chưa xứng tầm với sự phát triển nhanh chóng của báo chí, đồng thời chưa giải quyết được một cách triệt để những bất cập, yếu kém trong hoạt động báo chí. Thực tế đó đòi hỏi hơn bao giờ hết phải tăng cường, nâng cao hiệu lực quản lí của Nhà nước đối với báo chí theo những đường hướng và bước đi thích hợp.
Trong thời gian tới, với những nỗ lực của Nhà nước trong việc hoạch định và quản lí hoạt động báo chí, chắc chắn hoạt động báo chí của nước ta sẽ có nhiều khởi sắc, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí là nguyên tắc số một chi phối hoạt động báo chí nước ta. Đây là vấn đề không mới trong lí luận cũng như trong thực tiễn báo chí. Tuy vậy, trong những đoạn đại khác nhau, nguyên tắc ấy lại đòi hỏi những cách nhìn đồng thuận và phát triển.
2. Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí ở Việt Nam là một tất yếu mang tính lịch sử- xã hội. Một nền báo chí cách mạng ra đời cùng với sự ra đời của Đảng, trở thành phương tiện truyền tải thông tin của Đảng, phụng sự Đảng, phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Báo chí hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng do nhu cầu tự thân của nền báo chí, của từng nhà báo, khi họ ý thức ra rằng con đường mà Đảng lựa chọn cũng chính là sứ mệnh đích thực của báo chí- sứ mệnh bảo vệ, phục vụ và nâng cao quyền con người.
Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí trên nhiều mặt, nhiều phương diện, mà cốt lại trên ba nội dung chính: định hướng tư tưởng chính trị, công tác tổ chức cán bộ và kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn việc thực hiện đường lối đó vào cuộc sống. Các mặt, các nội dung này có mối quan hệ thiết thân với nhau nhằm một mục tiêu duy nhất là làm cho báo chí phát triển, thực sự trở thành cơ quan ngôn luận của Đảng, của Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân. Trên tinh thần đó, báo chí tự giác và kiên quyết đứng trên lập trường của Đảng, trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân lao động, báo chí chịu sự lãnh đạo của Đảng và tuyên truyền thực hiện đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản.
Hơn 80 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc về số lượng và về cả chất lượng thông tin, thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng và nhân dân. Tuy nhiên, báo chí cũng bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém đi chệch định hướng tư tưởng của Đảng, chưa bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước. Do vậy, việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong bối cảnh mới, khi đất nước bước vào thời kì hội nhập toàn diện và sâu sắc, là thực sự cần thiết. Muốn vậy, báo chí cần quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về báo chí- truyền thông, kiện toàn hệ thống cơ quan lãnh đạo của Đảng về báo chí, xây dựng đội ngũ cán bộ truyền thông có trình độ chính trị, nghiệp vụ giỏi và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh trong các cơ quan báo chí…. Muốn vậy, cần phải có những bước đi thích hợp trên tinh thần phụng sự dân tộc, phục vụ nhân dân của nền báo chí cách mạng chân chính.
3. Báo chí Việt Nam chịu sự quản lí về mặt Nhà nước đối với hoạt động của mình. Các cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí được tổ chức thống nhất từ Trung ương tới cơ sở. Việc quản lí Nhà nước đối với các phương tiện truyền thông đại chúng không tập trung vào một khối, một tuyến mà chia sẻ theo hai tuyến chính là Bộ (Ngành) Văn hoá- Thông tin và cơ quan chủ quản.
Cơ chế quản lí đó cho phép chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm. Đó cũng là cơ chế tương thích với tính chất quyết định của các phương tiện truyền thông đại chúng của nước ta, tất cả đều là cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội, nghề nghiệp và không có sự tồn tại của báo chí tư nhân.
Quản lí Nhà nước đối với hoạt động báo chí được thực hiện trên nhiều mặt, nhiều phương diện mà chủ yếu nhất là các nội dung: Xây dựng , thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về báo chí; tổ chức thông tin cho báo chí, quản lí thông tin của báo chí; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ báo chí; tổ chức, quản lí hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực báo chí; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, thẻ Nhà báo; quản lí hợp tác quốc tế về báo chí; kiểm tra báo chí lưu chiểu, quản lí kho lưu chiểu báo chí; tổ chức công tác khen thưởng hoạt động báo chí; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Báo chí……
Trong tình hình mới, thực tiễn sinh động của hoạt động báo chí nước ta đòi hỏi cần tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lí của Nhà nước. Theo đó, có thể chỉ ra một số giải pháp cơ bản, ban đầu sau: thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí; bổ sung một số nội dung mới của Chiến lựơc thông tin Quốc gia đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, hoàn chỉnh qui hoạch, kế hoạch phát triển báo chí; bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí và các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan; nâng cao chất lượng đội ngũ quản lí báo chí từ trung ương tới cơ sở; tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lí báo chí với cơ quan chủ quản báo chí…
4. Vấn đề Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí hoạt động báo chí là gắn chặt với nhau, không tách rời nhau. Đó là trụ cột chính đảm bảo báo chí nước ta hoạt động đúng định hướng tư tưởng chính trị, phụng sự dân tộc, phục vụ nhân dân. Trên tinh thần đó, việc phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa cơ quan lãnh đạo và cơ quan quản lí báo chí là cần thiết. Việc phân công trách nhiệm, chia sẻ trách nhiệm giữa các cơ quan này cần thực hiện một cách khoa học và hệ thống trên tinh thần thiện chí chung là làm cho báo chí thực sự trở thành tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội và là diễn đàn của nhân dân, phục vụ có hiệu quả cho công cuộc xậy dựng và phát triển đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
C. Mác, Ph. Ănghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1996.
V.I. Lênin: Toàn tập. Nxb. Sự thật. Hà Nội,1986.
V.I.Lênin: Vấn đề báo chí. Nxb. Sự thật. Hà Nội, 1991.
Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1996.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2006.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2006.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ( đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 ). Nxb. Tư pháp. Hà Nội, 2005.
Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2004.
Nghị định 51- NĐ/CP của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (26/4/2002).
Quyết định số 219/2005/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 (9/9/2005).
Thông báo số 162- TB/TW Kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường quản lí báo chí trong tình hình hiện nay (1/12/2004).
Chỉ thị 37/2006 CTTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lí báo chí.
Ban Tư tưởng- Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá- Thông tin, Hội Nhà báo Việt Nam. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 22- CT/TW của Bộ Chính trị (Khoá VIII) về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lí công tác báo chí, xuất bản. Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2002.
Đỗ Quang Hưng (chủ biên): Lịch sử báo chí Việt Nam từ 1865 đến 1945. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội, 2001.
Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang: Cơ sở lí luận báo chí truyền thông. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội, 2004.
Đinh Văn Hường: Tổ chức và hoạt động của toà soạn. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội, 2006.
Tạ Ngọc Tấn: Truyền thông đại chúng. Nxb. Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 2001.
Nguyễn Hợp Toàn: Giáo trình Pháp luật đại cương. Nxb. Lao động xã hội. Hà Nội, 2004.
TS Hồng Vinh, PGS.TS Đào Duy Quát: Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng. Hà Nội, 2006.
Tạp chí Người làm báo năm 2004, 2005, 2006.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BCH05..doc