MS: LVLS-LSVN014
SỐ TRANG: 216
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NGÀNH: LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
NĂM: 2009
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạt động ngoại giao có vai trò và vị trí rất quan trọng đối với mỗi quốc gia.
Các quốc gia trên thế giới không thể tồn tại và phát triển cô lập. Trong xu thế toàn
cầu hóa hiện nay, việc mở rộng quan hệ đối ngoại, thiết lập mối quan hệ đa phương
đang trở thành một trong những điều kiện phát triển của các quốc gia.
Trong lịch sử, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với nhiều quốc gia trong khu vực
và thế giới trên nhiều lĩnh vực. Các mối quan hệ này đều có vai trò nhất định trong
công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, tùy vào mối quan hệ với từng
quốc gia, trong những thời kì lịch sử cụ thể. Vào thời kì phong kiến, trong điều kiện
cách trở về địa lý, thông tin liên lạc cũng như giao thông chưa phát triển, quan hệ
với các nước láng giềng rất được coi trọng. Mối quan hệ với Chân Lạp đến trước
thế kỉ XX, nhất là giai đoạn thế kỉ XVII - XIX được các chúa Nguyễn và vua
Nguyễn lưu tâm.
Chân Lạp xưa - Campuchia nay - và Đại Việt xưa - Việt Nam nay là hai quốc
gia láng giềng, có chung đường biên giới và cùng nằm trên bán đảo Đông Dương.
Ngay từ rất sớm, Đại Việt và Chân Lạp đã có quan hệ với nhau trên nhiều lĩnh vực.
Thời điểm bang giao chính thức giữa hoàng gia Chân Lạp và Đại Việt là vào đầu
thế kỉ XVII dưới triều vua Chey Chettha II (1618 - 1628), chấm dứt vào năm 1897
khi người Pháp chính thức đặt nền bảo hộ và bắt đầu khai thác thuộc địa tại đây
[50, tr.315].
Đề tài Quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỉ XX được nghiên cứu
nhằm mục đích góp phần hệ thống hóa một cách đầy đủ các sự kiện lịch sử để dựng
nên bức tranh sinh động, trung thực về quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp đến
trước thế kỉ XX, cung cấp một cách nhìn toàn diện về quan hệ của hai nước; dựng
lại rõ quá trình mở cõi về phía Nam của người Việt nói chung và chính quyền
phong kiến nói riêng; nhìn nhận lại mối quan hệ Đại Việt - Chân Lạp - Xiêm; đồng
thời qua đó thấy được vai trò và vị trí của Đại Việt trong giai đoạn này trên chính trường khu vực. Việc nghiên cứu còn góp phần bổ sung nguồn tài liệu cho việc
nhận thức về lịch sử Việt Nam thời Trung đại.
Sang thế kỉ XXI, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động. Xu hướng
ngoại giao đa phương trở nên năng động và tích cực. Việt Nam đang bước vào thời
kì tăng cường hội nhập quốc tế, thực hiện đường lối ngoại giao đa phương, đa
dạng; chú trọng tăng cường mối quan hệ với các nước láng giềng. Vì vậy, việc
nghiên cứu lịch sử ngoại giao nói chung và lịch sử quan hệ Đại Việt - Chân Lạp nói
riêng có ý nghĩa khoa học, thực tiễn và thời sự sâu sắc. Nghiên cứu sự kiện lịch sử
để hiểu đúng bản chất là rất cần thiết và nhất là những sự kiện quá khứ có liên quan
đến quan hệ hiện tại. Những bài học của mối quan hệ ngoại giao trong lịch sử có
thể góp phần nhận thức và giải quyết mối quan hệ hiện tại về mặt chủ quyền lãnh
thổ, về đường biên giới giữa Việt Nam - Campuchia và việc hoạch định đường lối
ngoại giao cho ngày nay.
Việc nghiên cứu đề tài này cũng góp phần giúp người viết thu thập tư liệu,
phục vụ việc giảng dạy ở trường Trung học phổ thông và mở rộng phạm vi nghiên
cứu về sau.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của việc nghiên cứu là tìm hiểu quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp
trong lịch sử trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa; làm rõ bối cảnh,
diễn tiến, tình hình và đặc điểm, những bài học lịch sử của mối quan hệ đó.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp là một trong những mối quan hệ được
chính quyền phong kiến Đại Việt xem trọng, đặc biệt trong giai đoạn từ thế kỉ XVII
đến thế kỉ XIX. Nhìn chung, đó là mối quan hệ bang giao hòa hiếu, thân thiện, diễn
ra trên nhiều lĩnh vực và có tính liên tục.
Mối quan hệ giữa hai nước đã được ghi lại trong nhiều bộ sử, qua các thời kì
khác nhau. Đó là những tư liệu cổ, có thể cung cấp cho chúng ta những sự kiện chủ
yếu trong quan hệ giữa hai nước. Đầu tiên là bộ Đại Việt sử lược, một công trình khuyết danh được hoàn thành
vào những năm 1377 - 1388. Bộ sách được ghi chép dưới dạng biên niên, gồm ba
quyển: quyển một ghi chép lịch sử từ thời thượng cổ đến hết Tiền Lê (1009), quyển
hai ghi chép từ thời Lý Thái Tổ (1010) đến Lý Nhân Tông (1127), quyển ba ghi
chép từ thời Lý Thần Tông (1128) đến Lý Huệ Tông (1124). Dù chỉ là một bộ sách
nhỏ, song có nhiều chi tiết giúp ích cho việc nghiên cứu lịch sử nước nhà, nhất là
về buổi đầu thời kì tự chủ. Bên cạnh việc ghi chép lại các sự kiện một cách vắn tắt,
tác phẩm còn có những phần đối chiếu với các tài liệu thư tịch cổ khác, làm tăng
tính chính xác của sử liệu. Nội dung ghi chép rất đa dạng, bao gồm: những việc làm
của vua; việc kiến trúc thành quách, điện các, chùa tháp; việc bang giao với phong
kiến Trung Hoa; việc bang giao với Champa, Chân Lạp Nghiên cứu tác phẩm,
người đọc có thể hiểu diện mạo kinh tế - xã hội cũng như thế thứ các đời vua, quan
hệ bang giao của nước ta với các quốc gia trong khu vực giai đoạn trước triều Trần.
Cũng ghi chép các sự kiện của lịch sử Việt Nam theo dạng biên niên, bộ Đại
Việt sử kí toàn thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn dựa trên tác phẩm Đại Việt sử kí của
Lê Văn Hưu và tác phẩm Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên. Năm 1665, Phạm công
Trứ chỉnh lý trước tác của Ngô Sĩ Liên và viết thêm phần Bản kỷ tục biên. Năm
1697, các quan Lê Hy, Nguyễn Quý Đức viết thêm và hiệu đính phần Bản kỷ tục
biên, tập hợp toàn bộ các trước tác nói trên gọi là Đại Việt sử kí toàn thư. Tác phẩm
ghi chép các sự kiện lịch sử của dân tộc từ thời Hồng Bàng cho đến hết đời Lê Thái
Tổ. Trong tác phẩm, có một số ghi chép về mối bang giao của Đại Việt với các
quốc gia trong khu vực, trong đó có mối quan hệ với Chân Lạp trên nhiều lĩnh vực.
Bộ Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn gồm 6 quyển, được viết vào năm 1776,
lúc ông đang giữ chức Tham tán quân cơ ở Thuận Quảng. Bộ sách ghi chép về hai
đạo Thuận Hóa và Quảng Nam trên nhiều mặt từ cảnh quan môi trường, địa lý hành
chính, sản vật, phong tục đến lệ thuế má, nhân vật Bộ sách ngoài phần điểm lại
quá trình dựng nghiệp của Nguyễn Hoàng ở Thuận Hóa và đối đầu với họ Trịnh ở
Đàng Ngoài, có phần ghi chép về công cuộc mở đất về phía Nam của triều đình phong kiến Đàng Trong. Tác phẩm được xem là một bộ địa lý - lịch sử phong phú
về hai xứ Thuận - Quảng thế kỉ XVI - XVIII.
Bộ Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn được vua Minh Mạng
cho tiến hành biên soạn vào năm 1821, gồm hai phần: Đại Nam thực lục tiền biên
ghi chép giai đoạn lịch sử từ khi Nguyễn Hoàng vào Nam (1558) đến đời chúa
Nguyễn Phúc Thuần (1777); Đại Nam thực lục chính biên ghi chép giai đoạn từ khi
Nguyễn Ánh bôn ba tìm cách khôi phục quyền lực dòng họ (1777) đến khi vua
Đồng Khánh mất (1889). Bộ sách là một tập hợp các ghi chép dưới dạng biên niên
về những sự việc cụ thể, những lời nói, việc làm của vua, lời tâu trình của quần
thần, việc nội trị, ngoại giao; trong đó có quan hệ bang giao của Việt Nam với
Chân Lạp.
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là tác phẩm do Nội các triều Nguyễn biên
soạn. Đây là loại sách điển lệ, được biên soạn từ năm 1843 dưới thời vua Thiệu Trị
và hoàn thành vào năm 1851 dưới thời vua Tự Đức. Nội dung ghi chép tương đối
đầy đủ các chiếu chỉ, phiến dụ của triều Nguyễn và các việc đã đem ra thi hành, các
tấu sớ ở các bộ, các nha từ năm Gia Long thứ nhất (1802) đến năm Tự Đức thứ tư
(1852). Bộ sách gồm 262 quyển, chia thành 6 phần tương ứng với 6 ngành của
công việc quốc gia, do 6 bộ phụ trách. Phần bộ Lễ ghi chép về việc bang giao gồm
các mục: triều cận, quán xá, tuất điển, cứu vớt, cấm ước, phiên dịch, ban cho các
nước lệ thuộc và ban cho thuộc Man, có nhiều tư liệu liên quan đến chính sách của
triều Nguyễn đối với Chân Lạp.
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là một kho tư liệu về các chủ trương nội
trị, chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với các nước, trong đó có Chân
Lạp.
Đại Nam liệt truyện do Quốc sử quán biên soạn năm 1841, hoàn thành vào
năm 1895 và được khắc in vào 1909. Nội dung chủ yếu là ghi chép về hàng trăm
nhân vật lịch sử được chia thành các mục: Hậu phi, hoàng tử, công chúa, chư
thần Bên cạnh việc ghi chép về các nhân vật lịch sử, tập 2 của Đại Nam liệt truyện còn ghi chép về quan hệ của triều Nguyễn với các nước, trong đó có Chân
Lạp.
Tập hợp các nguồn tư liệu cổ khác nhau về mối quan hệ giữa Đại Việt với các
nước trong khu vực, công trình Thư tịch cổ Việt Nam về Đông Nam Á do tác giả
Nguyễn Lệ Thi biên soạn là một nguồn tư liệu phong phú. Đây là công trình tập
hợp các sự kiện chính trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á
được ghi chép trong các thư tịch cổ như Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục, Đại
Nam liệt truyện, Đại Việt sử kí toàn thư, Việt sử thông giám cương mục Nội
dung tư liệu bao quát trên tất cả các mặt trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước
Đông Nam Á về kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa
Quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu, được trình bày chủ yếu trong tiến trình của lịch sử Việt Nam hoặc lịch sử các
nước Đông Nam Á. Cho đến nay, một công trình nghiên cứu mang tính chất
chuyên sâu và có hệ thống về nhiều lĩnh vực trong mối quan hệ đó vẫn là rất cần
thiết.
Trước hết, nghiên cứu về bang giao của Đại Việt qua các thời kì có bộ Bang
giao Đại Việt của tác giả Nguyễn Thế Long. Bộ sách gồm 5 tập, tương ứng với các
thời kì lịch sử như Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý, Trần - Hồ, Lê - Mạc - Lê Trung
Hưng, Tây Sơn, Nguyễn. Quan hệ bang giao giữa Đại Việt với các nước trong khu
vực đã được trình bày chi tiết trong tác phẩm. Trong tập 4 của bộ sách, tác giả trình
bày về bang giao giữa Đại Việt với các nước Tây, Nam và Hải đảo, trong đó có
phần Chân Lạp. Trong mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt với Chân Lạp, tác giả
viết về lịch sử vương quốc Chân Lạp, những mẩu chuyện bang giao giữa hai nước,
các thủ tục trong bang giao như lệ triều cống, đón tiếp các sứ bộ Tác giả chia quá
trình bang giao giữa hai nước làm ba giai đoạn là Lý - Trần - Lê (thế kỉ XI - XVI),
chúa Nguyễn - Tây Sơn, triều Nguyễn. Đây là tác phẩm chứa nhiều sự kiện tiêu
biểu trong quan hệ của Đại Việt với các nước. Tuy nhiên, tư liệu về quan hệ giữa
Đại Việt với Chân Lạp còn rất ít. Tác giả Đinh Thị Dung nghiên cứu về quan hệ ngoại giao dưới triều Nguyễn
trong Luận án Tiến sĩ Quan hệ ngoại giao của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX.
Tác giả đã đề cập đến quan hệ của triều Nguyễn với nhiều quốc gia như Trung
Quốc, Chân Lạp, Xiêm La, Vạn Tượng. Tác giả đã đưa ra những nhận định riêng
và khái quát về những cố gắng các vua triều Nguyễn trong quan hệ ngoại giao với
các nước, trong đó có Chân Lạp. Tuy nhiên, phần nghiên cứu về ngoại giao giữa
triều Nguyễn với Chân Lạp còn sơ lược, chưa đi sâu vào từng lĩnh vực trong mối
quan hệ đó.
Cuốn Lịch sử Đông Nam Á của D.G.E. Hall là tác phẩm nghiên cứu nhiều vấn
đề về lịch sử các nước Đông Nam Á, dựng nên bức tranh sinh động về lịch sử hình
thành, phát triển, suy vong của các quốc gia trong khu vực; đồng thời làm rõ mối
quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước. Cuốn sách chia thành 4 phần theo
tiến trình lịch sử, trong đó có một số nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu của
luận văn này như:
– Chương thứ 5 của phần I nghiên cứu về người Khơme và thời kì Angkor đến
năm 1594, chương thứ 9 nghiên cứu về Việt Nam.
– Chương thứ 24 và 25 của phần II nghiên cứu về Việt Nam và Campuchia,
cụ thể:
+ Chương 24 nghiên cứu về Việt Nam - Đàng Trong và Đàng Ngoài, (1620 -
1820), gồm các vấn đề như Trịnh - Nguyễn phân tranh (1620 - 1777), sự thiết lập
đế chế nhà Nguyễn (1777 - 1820).
+ Chương 25 nghiên cứu về Chân Lạp với các vấn đề nội trị và ngoại giao như
tình hình Chân Lạp từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, cuộc xâm lược của Xiêm, chính
sách đối ngoại của Chân Lạp, tình hình nội chiến tranh giành quyền lực ở Chân
Lạp
Cũng nghiên cứu về lịch sử các nước Đông Nam Á, tác phẩm Lược sử Đông
Nam Á do Phan Ngọc Liên chủ biên cung cấp những tư liệu mang tính khái quát về lịch sử các nước trong đó có Đại Việt và Chân Lạp từ lúc mới thành lập đến thời
hiện đại.
Trong cuốn Việt Nam sử lược, tác giả Trần Trọng Kim nghiên cứu về lịch sử
Việt Nam từ thời thượng cổ đến khi Pháp xâm lược và cai trị nước ta; trong đó có
nghiên cứu sơ lược về quan hệ Việt Nam - Cao Miên. Tác phẩm này được viết theo
lối biên niên, ghi nhận lại các sự kiện lịch sử.
Nghiên cứu về quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam, tác giả Phan Khoang
có cuốn Việt sử xứ Đàng Trong. Tác phẩm là một bản “lược đồ” vẽ lại đường đi
của tiền nhân ta khoảng 400 năm trước trong công cuộc khẩn hoang lập ấp ở miền
đất mới. Quá trình xác lập chủ quyền ở vùng đất Nam Bộ, trong đó có vấn đề bang
giao với Chân Lạp được trình bày khá chi tiết trong công trình này.
Cùng nội dung nghiên cứu với cuốn Việt sử xứ Đàng Trong là công trình Góp
phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ trong các thế kỉ XVII, XVIII, XIX của tác giả
Huỳnh Lứa. Tác phẩm cung cấp cho người nghiên cứu nhiều tư liệu về công cuộc
chuyển cư, quá trình khai phá của di dân người Việt tại vùng đất Nam Bộ, cơ cấu
sở hữu ruộng đất, tình hình sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề thủ công, sự hình
thành làng xã và vai trò của thôn ấp trong công cuộc khai hoang Công trình
nghiên cứu đã góp phần dựng lại bức tranh Nam Bộ trong các thế kỉ từ XVII đến
XIX trên tất cả các mặt của đời sống.
Nam Bộ đất và người gồm 6 tập của Hội khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí
Minh tập hợp nhiều bài viết của nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng. Công trình chủ yếu
nghiên cứu về công cuộc khẩn hoang vùng đất Nam Bộ, nghiên cứu về các phong
tục tập quán, đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng cư dân sống tại đây.
Tác phẩm phác họa một cách toàn diện về vùng đất và con người Nam Bộ.
Quyển Người Việt gốc Miên của Lê Hương được viết năm 1969 có nội dung
đề cập đến nhiều vấn đề của người Miên đang sống ở Nam Bộ: nguồn gốc, dân số,
sinh hoạt, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa - xã hội, kinh tế. Tác phẩm miêu tả
khá sinh động về sinh hoạt kinh tế - văn hóa - xã hội của cộng đồng người Khơme; qua đó, chúng ta có thể thấy quá trình dung hợp, tiếp biến văn hóa của hai cộng
đồng cư dân Việt - Miên trên vùng đất Nam Bộ.
Kỷ yếu hội thảo Nam Bộ và Nam Trung Bộ - Những vấn đề lịch sử thế kỉ XVII
- XIX của trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh tập trung nhiều bài nghiên cứu
của các tác giả về vùng đất Nam Bộ và Nam Trung Bộ từ thế kỉ XVII - XIX. Nhiều
bài nghiên cứu liên quan đến đề tài như Quan hệ Việt Nam - Chân Lạp thế kỉ XVII -
XIX, Vấn đề mở rộng lãnh thổ về phía Nam của người Việt, Mối quan hệ tay ba
giữa Việt Nam - Chân Lạp - Xiêm Qua toàn bộ kỉ yếu, người đọc có thể khái quát
được nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trước thế
kỉ XX.
Ngoài ra, các bài viết trong các kỷ yếu hội thảo khoa học như: Hội thảo Nam
Bộ và Nam Trung Bộ những vấn đề lịch sử thế kỉ XVII - XIX, nghiên cứu khoa học
Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, Hội thảo chúa Nguyễn và vương
triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, Hội thảo Vùng
đất Nam Bộ thời kì cận đại các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Văn hóa
Tập san cũng là nguồn tư liệu đã đề cập trong nhiều mức độ về vấn đề mà luận
văn nghiên cứu.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài không đi sâu nghiên cứu về lịch sử của hai quốc gia Đại Việt và Chân [/B]
Lạp mà chỉ tập trung tìm hiểu quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc mối quan
hệ của Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỉ XX. Nguyên nhân, điều kiện lịch sử, tính
chất của quá trình quan hệ này chịu sự chi phối, tác động của nhiều yếu tố: bối cảnh
lịch sử khu vực, quá trình lập quốc và phát triển của mỗi nước; đặc biệt là Đại Việt.
Tiến trình mối quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp được nghiên cứu chủ yếu
trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao cũng như hệ quả tác động của nó
đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau khi thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra kỉ nguyên
độc lập dân tộc, với lòng yêu nước nồng nàn và ý thức dân tộc mạnh mẽ, các vị vua
các vương triều Đại Việt đã đặt quốc hiệu mới. Đinh Bộ Lĩnh là vị vua đầu tiên đặt
quốc hiệu mới cho nước nhà với tên Đại Cồ Việt. Tháng 10 năm 1054, Lý Thánh
Tông lên ngôi, đổi quốc hiệu Đại Cồ Việt thành Đại Việt, với ý nghĩa là đứng
ngang hàng với nhà Tống ở phương Bắc. Tháng 2 năm 1400, sau khi cướp ngôi nhà
Trần, Hồ Quý Ly lập ra nhà Hồ và đặt quốc hiệu mới là Đại Ngu. Từ năm 1407 đến
năm 1427, nước ta nằm dưới ách đô hộ của giặc Minh nên không có quốc hiệu.
Tháng 2 năm 1428, sau khi quét sạch bóng quân thù, giải phóng dân tộc, Lê Lợi lên
ngôi hoàng đế và khôi phục quốc hiệu Đại Việt. Trên danh nghĩa chính thống, quốc
hiệu này được dùng đến đầu thế kỉ XIX, cụ thể là năm 1804 mới được thay bằng
quốc hiệu Việt Nam.
Như vậy, Đại Việt là quốc hiệu của quốc gia. Đó là kết quả quá trình lập quốc,
phát triển đất nước ngày càng vững mạnh của quốc gia Đại Việt sau khi thoát khỏi
giai đoạn ngàn năm Bắc thuộc.
Tên gọi Chân Lạp (Chenla) xuất hiện lần đầu trong các thư tịch cổ Trung Hoa
vào khoảng cuối thế kỉ V đầu thế kỉ VI. Đây là khoảng thời gian Chân Lạp lập quốc
và từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc của Phù Nam. Tên gọi này được dùng cho đến
năm 1807. Năm 1807, dưới triều vua Gia Long ở Đại Việt, vua Chân Lạp là Nặc
Chăn đã xin đổi quốc hiệu từ “Chân Lạp” thành “Cao Miên”. Tên gọi này được sử
dụng đến thời Pháp thuộc. Tên gọi Campuchia bắt đầu sử dụng từ thời Pháp, được
đặt theo tên của nhân vật trong truyền thuyết “Kambu - Mera”1
của người Chân
Lạp. Như vậy, theo lịch sử, tên gọi Chân Lạp được sử dụng lâu nhất trong suốt quá
trình hình thành và phát triển của Chân Lạp.
Như vậy, đề tài nghiên cứu quan hệ Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỉ XX
được xét trong xuyên suốt quá trình lịch sử lâu dài. Đây là khoảng thời gian quốc
Đây là truyền thuyết Khơme được ghi lại trên một văn khắc vào thế kỉ X, mô tả nguồn gốc hoàng gia. Đó là
cuộc hôn nhân giữa tu sĩ tên Kambu Svayambhuva và nữ thần tên Mera, do thần Siva ban cho ông. hiệu hai nước có sự thay đổi. Trong đó, Đại Việt là nước cũ của Việt Nam ngày
nay. Chân Lạp là nước cũ của Campuchia ngày nay. Cả hai quốc hiệu Đại Việt và
Chân Lạp đều là những quốc hiệu được dùng dài nhất và phổ biến nhất trong thư
tịch của cả hai quốc gia. Đề tài sử dụng hai thuật ngữ Đại Việt và Chân Lạp không
đơn thuần chỉ mang tính chất quốc hiệu mà nó còn chỉ bộ máy nhà nước, tinh thần
truyền thống văn hóa của hai cộng đồng dân tộc.
Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập đến hai cộng đồng Việt và Khơme. Hai
khái niệm này không đơn thuần được dùng để chỉ hai tộc người mà mang ý nghĩa
bao quát hơn. Đó là cộng đồng dân cư sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, có
cùng vận mệnh lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước. Cộng đồng cư dân
này được xem là một thực thể xã hội mà tên Đại Việt hay Chân Lạp được chọn làm
đại diện để chỉ thực thể đó. Đó chính là hai quốc tộc Việt và Khơme trong thời kì
phong kiến.
Cộng đồng cư dân Việt bao gồm các tộc người khác nhau, cùng sinh sống trên
lãnh thổ Đại Việt; trong đó, tộc người Việt là chủ thể.
Cộng đồng cư dân Khơme bao gồm các tộc người sinh sống trên lãnh thổ
Chân Lạp; trong đó, tộc người Khơme là chủ thể.
Luận văn cố gắng trình bày mối quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trên các
lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao. Phần kinh tế, văn hóa, xã hội do hạn chế về
nguồn tư liệu nên việc trình bày sẽ nhẹ hơn. Phần này được xem là hệ quả tác động
có được từ các mối quan hệ về chính trị, quân sự, ngoại giao.
Trước thế kỉ X, Đại Việt được gọi là quận Giao Chỉ, phụ thuộc vào phong
kiến Trung Hoa nên chưa thiết lập quan hệ với Chân Lạp. Ở giai đoạn này chỉ có
một sự kiện quan hệ được ghi nhận, đó là quan hệ hỗ trợ của quân dân Chân Lạp
trong cuộc kháng chiến chống nhà Đường của nhân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo
của Mai Thúc Loan. Từ thế kỉ X đến khoảng thế kỉ XIV, quan hệ của Đại Việt với
Chân Lạp chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực quân sự. Chân Lạp trong giai đoạn hưng
thịnh của đế chế Ăng-co, nhiều lần mang quân xâm phạm vùng biên giới của Đại Việt. Thế kỉ XV - XVI, quan hệ giữa hai nước có sự gián đoạn vì bối cảnh lịch sử
của cả hai quốc gia đều có sự xáo trộn; chủ yếu là do Chân Lạp bắt đầu suy yếu dần
và phải tập trung đối phó với nguy cơ xâm lược từ các vương quốc của người Thái.
Đối lập với Chân Lạp, Đại Việt ngày càng phát triển vững mạnh. Cương vực
ngày càng mở rộng. Xu hướng cát cứ trở thành một quy luật chung. Quan hệ Đại
Việt với Chân Lạp từ thế kỉ XVII diễn ra trong bối cảnh Chân Lạp ngày càng
khủng hoảng và suy vong. Các vương triều phong kiến thường xuyên diễn ra cảnh
tranh quyền, thoán vị phải tìm chỗ dựa ở các vương triều Đại Việt (chủ yếu là ở
Đàng Trong). Đây cũng là giai đoạn, vùng đất Thủy Chân Lạp từng bước bị thay
đổi chủ quyền và sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: Quan hệ Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỉ
XX được nghiên cứu mở đầu từ những mối quan hệ đầu tiên của hai nước trong quá
trình phối hợp chống ách đô hộ của phong kiến nhà Đường ở Trung Hoa. Với xuất
phát điểm như thế, luận văn sẽ làm rõ được quá trình phát sinh của mối quan hệ,
những điều kiện lịch sử chi phối đến mối quan hệ; đồng thời có thể so sánh được
tính chất mối quan hệ trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Mốc kết thúc của mối
quan hệ này là thời điểm năm 1897 khi thực dân Pháp căn bản hoàn thành công
cuộc xâm chiếm và bắt đầu chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông
Dương. Đây là lúc tính chất quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp đã có sự thay đổi
và chuyển sang một thời kì mới.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp lịch sử: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận
văn, nhất là phần nghiên cứu diễn tiến mối quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp.
Theo chiều dài thời gian, mối quan hệ này được tái hiện từ quá trình đoàn kết của
hai nước Đại Việt - Chân Lạp trong cuộc chiến chống ách đô hộ của nhà Đường
năm 722, cho đến khi hai nước đặt quan hệ chính thức vào năm 1620 và kết thúc vào năm 1897 khi thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa ở Đông Dương lần thứ
nhất.
– Phương pháp logic: Đặt mối quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trong bối
cảnh của hai nước theo từng giai đoạn lịch sử, cũng như bối cảnh khu vực Đông
Nam Á; đặc biệt nhấn mạnh vị trí, vai trò của Xiêm La trong mối quan hệ này.
Quan hệ chính trị - quân sự - ngoại giao đã tác động đến quan hệ kinh tế - văn hóa -
xã hội của Đại Việt với Chân Lạp.
– Phương pháp liên ngành: khai thác nguồn tư liệu, kế thừa kết quả nghiên
cứu thuộc các ngành khoa học khác nhau: sử học, dân tộc học, văn hóa
216 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3764 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỉ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổi. Đại Việt bắt đầu thực thi công việc bảo hộ Chân Lạp. Năm 1768, Trịnh Quốc
Anh lợi dụng tình hình Xiêm La rối loạn bởi cuộc xâm lấn của Miến Điện, tự lập
làm vua. Chính sách đối ngoại phản động, hiếu chiến của ông vua Xiêm ngoại tộc
này đe dọa nghiêm trọng độc lập chủ quyền của các nước lân bang, mà Chân Lạp
trở thành đối tượng bị tấn công đầu tiên. Để giữ vững ảnh hưởng của mình trên đất
Chân Lạp, đồng thời cũng là để bảo vệ mình từ xa, Đại Việt cần có một Chân Lạp
thân Việt, chống Xiêm. Đại Việt cũng thấy rằng, nhất thiết phải có biện pháp hữu
hiệu để giúp đỡ một nước Chân Lạp không còn đủ khả năng tự chủ. Công cuộc bảo
hộ được xem là giải pháp khả quan. Trên thực tế, giải pháp này đã mang lại tác
dụng tích cực trong việc nhiều lần đánh tan âm mưu và hành động xâm chiếm của
các vua Xiêm trên đất Chân Lạp và Đại Việt. Tuy nhiên, thực tế, công cuộc bảo hộ
này thời gian đầu chỉ mang tính chất hình thức. Các vị quan bảo hộ Đại Việt chủ
trương không can thiệp vào công việc nội bộ Chân Lạp. Công cuộc bảo hộ chỉ
nhằm mục đích duy nhất là giúp Chân Lạp về mọi phương diện để đối phó với
Xiêm La.
Đến đầu thế kỉ XIX, quan hệ của triều Nguyễn đối với Chân Lạp được xem là
loại hình quan hệ đặc biệt, nó phản ánh một kiểu đối ngoại của phong kiến Việt
Nam đối với các nước nhỏ lân cận trong thời phong kiến, nhất là khi Chân Lạp suy
yếu nghiêm trọng phải dựa hẳn vào các vua Nguyễn. Dưới thời kì trị vì của công
chúa AngMay (1834 - 1847), các vua Nguyễn đã can thiệp trực tiếp và điều hành
công việc của Chân Lạp dưới hình thức bảo hộ. Như vậy, dưới thời các vua
Nguyễn, công cuộc bảo hộ được thực thi đúng bản chất, không còn mang tính hình
thức như các thời kì trước đó.
Trên thực tế, nhà Nguyễn sử dụng Chân Lạp như phên dậu để ngăn cản bớt
tham vọng bành trướng lãnh thổ của Xiêm La. Nếu chính quyền phong kiến Đại
Việt phải sử dụng phương pháp bảo hộ Chân Lạp thì trước hết điểm xuất phát của
phương pháp này là do yêu cầu phòng thủ của đất nước. Để bảo vệ vùng đất mới
phía nam, Đại Việt cần có một Chân Lạp thân Việt. Xuất phát từ nhận thức trên,
các vua Đại Việt đã cố gắng gây ảnh hưởng trên đất Chân Lạp. Mặt khác, quan hệ
giữa chính quyền Đại Việt với các vương triều Chân Lạp diễn ra trong bối cảnh
Chân Lạp suy yếu dần và đang bị Xiêm La đe dọa. Chính trong điều kiện đó, chính
quyền các chúa Nguyễn ngày càng chiếm ưu thế và từng bước xây dựng chính
quyền, xác lập chủ quyền trên vùng đất Nam Bộ. Đến giữa thế kỷ XVIII, toàn bộ
vùng đất Nam Bộ đã hoàn toàn thuộc lãnh thổ và chủ quyền của chúa Nguyễn ở
Đàng Trong, và đây là một trong những nguyên nhân góp phần tạo điều kiện cho
chế độ phong kiến họ Nguyễn ngày càng phát triển lớn mạnh. Với sức mạnh đó,
triều Nguyễn trong thế kỉ XIX có khả năng khống chế mọi hoạt động của Chân Lạp
nhưng thực tế; các vua triều Nguyễn đã thể hiện thiện chí cố gắng không can thiệp
sâu vào nội tình Chân Lạp. Ảnh hưởng của Đại Việt trên đất Chân Lạp còn tiếp
diễn cho đến khi thực dân Pháp xâm lược cả hai nước.
Thời Gia Long triều Nguyễn không trực tiếp “bảo hộ” Chân Lạp. Việc Chân
Lạp để Chân Lạp tự giải quyết, chỉ khi nào thật cần thiết như quân Xiêm đem quân
xâm lấn Chân Lạp, triều Nguyễn mới đưa quân sang giúp; xong việc thì rút quân
về. Đó là vì nghĩa cứu tai thương nạn chứ không phải vì mục đích xâm chiếm đất
đai. Việc duy trì quân Đại Việt ở Chân Lạp là do yêu cầu và mong muốn hoàn toàn
tự nguyện của các vua Chân Lạp, Đại Việt không hề tỏ thái độ ép buộc. Đầu triều
Minh Mạng, mối quan hệ hai nước tiến triển thuận lợi. Vua Minh Mạng chủ trương
“yên ủi vỗ về, dù có chi phí cũng không nên tiếc để Chân Lạp tiếp tục giữ lễ phiên
thần” [62, tr.497].
Từ năm 1834 trở đi, sau cuộc chiến tranh Việt - Xiêm trên đất Chân Lạp và
Đại Việt, triều Nguyễn tăng cường ảnh hưởng của mình trên đất Chân Lạp. Thay
cho quan hệ mang tính “bảo hộ” hình thức trước đây, triều Nguyễn đã trực tiếp bảo
hộ và tham gia vào công việc nội chính của Chân Lạp. Triều Nguyễn đình chỉ việc
cho sứ Chân Lạp sang Xiêm cũng nhằm mục đích bảo đảm cho sự ổn định vùng
biên giới Tây Nam của Đại Việt và sự yên bình của Chân Lạp. Dù vua Minh Mạng
đã khuyến dụ các quan phải khéo léo vỗ về dân Chân Lạp nhưng quan quân triều
Nguyễn đã phạm phải nhiều sai lầm gây nên bất mãn trong lòng dân Chân Lạp.
Nhận thấy điều đó, vua Thiệu Trị đã chủ động rút quân về nước năm 1841. Bốn
năm sau, Chân Lạp lại nằm dưới ách thống trị của Xiêm phải sang cầu cứu triều
Nguyễn. Vua Thiệu Trị đưa quân sang giúp, sau đó Đại Việt và Xiêm La cùng rút
quân về nước sau khi nhất trí đưa Nặc Ông Đôn lên ngôi vua ở Chân Lạp.
Chấp nhận sự bảo hộ của Đại Việt, Chân Lạp còn phải thực thi nghĩa vụ sắc
phong và triều cống. Đây là một quy luật tất yếu của chế độ phong kiến phương
Đông lúc bấy giờ. Lệ sắc phong cho các vua Chân Lạp được các vương triều Đại
Việt thực hiện lần đầu tiên vào năm 1714 khi Nặc Nhuận được chúa Nguyễn phong
vương. Tuy nhiên, việc sắc phong lần này chỉ mang tính hình thức.
Đến khi triều Nguyễn thành lập, vấn đề sắc phong cho các vua Chân Lạp bắt
đầu thực hiện một cách long trọng, hợp quy cách, thể hiện tinh thần “nước nhỏ thờ
phụng nước lớn”. Năm 1807, Gia Long sắc phong cho Nặc Chăn làm Cao Man
quốc vương. Nghi lễ sách phong diễn ra tại Chân Lạp. Tục lệ này được tiếp nối mỗi
khi Chân Lạp có quốc vương mới kế vị cho đến khi Pháp xâm lược cả hai nước.
Bên cạnh xin sắc phong, Chân Lạp còn triều cống Đại Việt. Tuy nhiên, việc
triều cống càng trở về sau càng mang tính hình thức. Quy định kì hạn tiến cống
cũng như lễ cống, phẩm vật cống… thường được các vua Đại Việt miễn giảm
nhiều, tùy thuộc vào tình hình Chân Lạp. Vương triều Đại Việt luôn thể hiện tình
hữu hảo, tương trợ lẫn nhau đối với các vị vua Chân Lạp. Điều này biểu hiện qua
các sự kiện như: ban tặng nhiều tặng phẩm có giá trị, tiền bạc, giúp đỡ trong lúc
khó khăn…
Quan hệ kinh tế - văn hóa - xã hội giai đoạn này cũng được xúc tiến mạnh mẽ.
Dù các vương triều Đại Việt thi hành nhiều chính sách ức thương, gây nhiều trở
ngại cho việc thông thương nhưng hoạt động trao đổi, buôn bán của nhân dân hai
nước vẫn liên tục phát triển. Cư dân Việt - Khơme trên vùng đất Nam Bộ còn trao
đổi, học tập lẫn nhau nhiều kinh nghiệm sản xuất, buôn bán.
Song song với quá trình giao lưu kinh tế, giao lưu văn hóa diễn ra một cách tự
nhiên, hòa bình. Cư dân hai nước trong quá trình chung sống đã tiếp nhận văn hóa
của nhau. Người Việt tiếp nhận nhiều yếu tố văn hóa của người Khơme và ngược
lại người Khơme đã tiếp nhận vào nền văn hóa của mình nhiều yếu tố văn hóa Việt
như nhà ở, cách ăn mặc, nếp sống, lễ nghi… Các cộng đồng dân cư có chung hoàn
cảnh đã sớm có sự cảm thông, chia sẻ, tạo nên sự dung hợp lẫn nhau trong văn hóa,
trong sản xuất, sinh hoạt, hình thành nên sắc thái đa dạng cho vùng đất Nam Bộ.
Quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp giai đoạn này còn chịu sự chi phối của
mối quan hệ với Xiêm La. Nội bộ lục đục, mâu thuẫn và tranh chấp quyền lực bùng
nổ giữa các phe phái chính trị đối lập ở Chân lạp đã lôi kéo cả Đại Việt và Xiêm La
vào vòng chiến sự trong cuộc chiến tranh dành quyền lực. Vì vậy trong lịch sử, vấn
đề “Chân Lạp” đã được đặt ra và gây nên những trở ngại trong lịch sử ngoại giao
giữa hai nước. Cuộc cạnh tranh quyền lực giữa hai thế lực Việt - Xiêm đã cùng
diễn ra trên lãnh thổ Chân Lạp. Cả hai quốc gia đều tìm mọi cơ hội thuận lợi để gạt
bỏ ảnh hưởng của đối thủ, độc chiếm Chân Lạp. Tuy vậy, đây là một việc làm
không dễ dàng khi hoàng tộc Chân Lạp nhanh chóng chia làm hai phe hoặc tìm chỗ
dựa nơi Đại Việt hoặc đứng về Xiêm La trong cuộc chiến tranh giành quyền lực.
Chính điều này khiến mối quan hệ Việt - Xiêm về vấn đề Chân Lạp luôn diễn ra
trong tình trạng căng thẳng, đối đầu. Thực tế, các vương triều Đại Việt luôn tìm
cách xoa dịu mâu thuẫn, thực thi chính sách ngoại giao mềm mỏng với Xiêm La.
Đại Việt luôn dùng tình hòa hiếu đối đãi với Xiêm, tìm cách hóa giải mâu thuẫn
bằng con đường hòa bình nhưng cũng không kém phần kiên quyết. Đối với những
hành động đem quân xâm lược Chân Lạp của Xiêm La, Đại Việt luôn đem quân
giúp Chân Lạp đánh trả. Sau những cuộc dùng binh như vậy, Đại Việt luôn dùng
tinh thần ngoại giao hữu hảo để cải thiện mối quan hệ hai nước, tránh gây thêm
mâu thuẫn nhưng đồng thời khẳng định được sức mạnh của mình trước phong kiến
Xiêm La.
Những năm cuối thế kỉ XVIII - XIX, nội tình hai nước Việt - xiêm có nhiều
biến động phức tạp. Đại Việt, nội chiến giữa Nguyễn và Tây Sơn đi vào giai đoạn
kết thúc. Tiếp đó, Nguyễn vương xưng đế, lập ra triều Nguyễn vào đầu thế kỉ XIX.
Trong khi đó, ở Xiêm La, Chất Tri đã làm cuộc đảo chính thành công, lên ngôi vua
lấy hiệu là Ra Ma I. Quan hệ hai nước nói chung và đối với vấn đề Chân Lạp nói
riêng bước vào giai đoạn phát triển mới và trải qua nhiều thăng trầm. Tuy nhiên,
quan hệ với Xiêm dù có lúc bất đồng, căng thẳng nhưng nhìn tổng thể chung vẫn
khá suông sẻ, có thể gọi là thành công. Đến thế kỉ XVIII, Chân Lạp thần phục Đại
Việt; khi Tây Sơn thắng thế, chúa Nguyễn bỏ chạy khỏi Gia Định thì Chân Lạp
quay sang thần phục Xiêm La và bị Xiêm La khống chế. Trong cuộc tranh giành
quyền lực trong nội bộ hoàng gia Chân Lạp luôn có sự hiện diện của hai thế lực cân
bằng tài sức và tham vọng là Đại Việt và Xiêm La. Khi triều Nguyễn thành lập năm
1802, Chân Lạp quay sang thần phục Đại Việt. Năm 1807, triều đình Huế cử sứ
đoàn sang sách phong cho vua Chân Lạp. Chân Lạp thần phục cả hai nước láng
giềng lớn, mà theo Gia Long là “mong nhờ uy đức để giữ gìn bờ cõi toàn vẹn”. Đây
cũng được xem là biện pháp tốt nhất để dung hòa mâu thuẫn Việt - Xiêm. Trong
những năm đầu thế kỉ XIX, các triều vua Ra Ma hướng về phía Đông nhằm chiếm
lĩnh vùng lãnh thổ rộng lớn thuộc Đại Việt, Ai Lao, Chân Lạp. Đây là một trong
nhiều nguyên nhân gây nên những xáo trộn lớn trong quan hệ Đại Việt - Xiêm La
nữa đầu thế kỉ XIX.
Bối cảnh quốc tế thời cận đại cũng góp phần tác động lớn đến quan hệ của Đại
Việt với Xiêm La và ngược lại. Trước sự tăng cường uy hiếp của tư bản phương
Tây, Đại Việt cũng như Xiêm La đều phải có những điều chỉnh trong đường lối
ngoại giao của mình, cố gắng duy trì mối quan hệ láng giềng bình yên để tập trung
đối phó với nguy cơ bị xâm lược.
Gia Long mới lên ngôi thi hành đường lối ngoại giao khá hợp lí, tỏ rõ thiện
chí với Xiêm La, nước đã từng giúp đỡ ông trong những tháng ngày lưu vong
chống Tây Sơn. Hơn nữa, giai đoạn này, hai nước có cán cân tương quan thực lực
khá quân bình. Triều đình Huế hết sức cẩn trọng duy trì tình trạng hòa bình trong
giao hiếu, tìm mọi cách duy trì quan hệ ổn định với Xiêm La. Để ứng phó với vần
đề phức tạp như “vấn đề Chân Lạp”, triều đình Huế cũng khéo léo tránh đụng chạm
đến Xiêm La, cố gắng giữ thái độ trung lập cho tới giới hạn cuối cùng, thể hiện tinh
thần đối ngoại hòa bình, hòa hợp vô cùng thông minh và bản lĩnh. Nói như thế, thời
Gia Long không phải không có bất đồng trong quan hệ với Xiêm La, nhưng Gia
Long đã khéo léo giữ quan hệ với Xiêm được êm đẹp, bình thường theo phương
châm “không bỏ bạn tìm thù”. Với triều Nguyễn, Xiêm La là nước luôn bằng hàng
với mình, cùng một dãi biển rộng, liên hợp chung trời. Đó là lí do quan trọng để
triều Nguyễn luôn thể hiện thiện chí trong giao hảo với Xiêm La dù Xiêm La hết
lần này đến lần khác bất chấp tình giao hiếu, luôn tìm cách gạt bỏ ảnh hưởng của
Đại Việt ở Chân Lạp.
Năm 1811, Gia Long dụ Nặc Chăn sai sứ sang Xiêm phúng điếu thể hiện lòng
thành. Hành động này chứng tỏ Gia Long luôn muốn dung hòa quan hệ hai nước
Việt - Xiêm đồng thời không ép Chân Lạp vào thế khó. Nhưng cũng chính năm
này, nội bộ cầm quyền Chân Lạp lại xảy ra mâu thuẫn, các em Nặc Chăn muốn
tranh giành quyền lực nên cầu cứu Xiêm La. Xiêm La liền lợi dụng cơ hội đem
quân can thiệp vào Chân Lạp. Nặc Chăn bỏ nước chạy sang cầu cứu Đại Việt. đứng
trước tình thế phức tạp ấy, nhằm tránh một cuộc đối đầu trực tiếp có thể xảy ra trên
đất Chân Lạp, Gia Long chọn biện pháp thương lượng, giảng hòa bằng lí lẽ. Gia
Long trách cứ Xiêm La vô cớ dấy binh, gây mất tình hòa hiếu khiến Xiêm La
không còn cách nào khác hơn là chấp nhận để Đại Việt xếp đặt mọi việc. Gia Long
cho rằng cách tốt nhất là quân Việt hội với quân Xiêm để đưa Nặc Chăn trở về cố
quốc.
Sau cuộc đấu tranh ngoại giao căng thẳng này, Gia Long phái Lê Văn Duyệt
dẫn theo 10000 quân, cùng đi có quân Xiêm hộ tống Nặc Chăn trở về. Đồng thời,
triều Nguyễn chính thức đặt cuộc “bảo hộ” trên đất Chân Lạp. Thời kì này, Đại
Việt đóng quân với danh nghĩa bảo hộ nhưng thực chất mọi công việc ở Chân Lạp
thì quan quân Đại Việt không được can thiệp. Xiêm La chấp nhận hiện trạng trên
nhưng cũng không quên dành quyền lợi cho mình khi buộc Nặc Chăn giao hết cho
mình vùng đất giữa dãy núi Danggerk và vùng Prohmtep, các tỉnh Mlouprei và
Tonlerepou cùng Stungtreng.
Như vậy có thể thấy, trong thời Gia Long, quan hệ với Xiêm La về vấn đề
Chân Lạp tạm thời ổn thỏa khi Chân Lạp chấp nhận cho cả hai nước láng giềng
Việt - Xiêm cùng có quyền lợi chính trị trên đất Chân Lạp. Thực tế cho thấy, cả
triều Nguyễn của Đại Việt và triều Ra Ma II của Xiêm La đều muốn có ảnh hưởng
trên đất Chân Lạp; nhưng với cách xử lí vô cùng khéo léo của Gia Long khiến
Xiêm La bước đầu không thể có những hành động cứng rắn can thiệp thô bạo vào
Chân Lạp. Cả hai đều cố gắng tránh tối thiểu những va chạm, duy trì mối quan hệ
thân tình vốn dĩ thiết lập từ trước.
Năm 1814, Xiêm La lại đưa thư phản đối Đại Việt đóng quân trên đất Chân
Lạp và vua Chân Lạp không chầu nước Xiêm. Bảo hộ Lê Văn Duyệt thấy Xiêm La
muốn gây khó dễ để lấy cớ xua quân vào Chân Lạp liền tỏ ý xin đánh Xiêm La
trước. Gia Long cho rằng “giọng nói Xiêm man không nên để ý, ta cùng Phật
vương trước có tình giao hảo, kết nghĩa với cha mẹ mà đánh con thì các nước láng
giềng sẽ bảo ta ra sao?... Được một nước Chân Lạp mà để lo cho đời sau thì trẫm
không làm” [59, tr.885]. Căn cứ vào hiện trạng đất nước và ân tình thâm giao với
Xiêm La, Gia Long luôn muốn hòa dịu mọi gút mắc giữa hai nước, dù những gút
mắc đó đều do Xiêm La cố tình tạo ra để lấy cớ. Tóm lại, đường lối ngoại giao
xuyên suốt thời Gia Long với Xiêm La trong vấn đề Chân Lạp là hòa bình, nhân
nhượng trên cơ sở tăng cường phòng thủ đất nước; “bởi lẽ theo Gia Long, thực chất
vấn đề nước Chân Lạp trong quan hệ với Xiêm La là mối lo về phía Nam của triều
đình Huế” [10, tr.178]. Gia Long cố gắng tối đa để mối quan hệ hai nước không bị
phá vỡ bởi các vấn đề tế nhị trong khu vực. Thời kì này, Chân Lạp chịu ảnh hưởng
của Đại Việt nhiều hơn Xiêm La. Có lẽ điều này làm Xiêm La không vừa ý và đó
cũng là lí do để sau đó, nhiều cuộc sóng gió đã nổi dậy đưa quan hệ hai nước đi đến
mâu thuẫn tột độ và phải giải quyết bằng cuộc chiến.
Năm 1810, Xiêm La đem quân chiếm Battambang, Chân Lạp cầu cứu Đại
Việt, từ đó nảy sinh ra những bất đồng trong quan hệ hai nước. Ra Ma II và Gia
Long tại thời điểm này đã có những nhân nhượng, dàn xếp với nhau để tránh một
cuộc chiến có thể xảy ra do vấn đề Chân Lạp đưa đến.
Đến thời Minh Mạng, ông thực hiện đường lối ngoại giao ít mềm dẻo hơn cha
mình. Quan hệ hai nước bắt đầu nổi sóng xung quanh vấn đề Chân Lạp; mà thường
thì “gây mối xích mích là tự Xiêm khởi đầu”. Những bất đồng với Xiêm La vốn có
từ trước đến nay không thể thương lượng được nữa. Chiến tranh Đại Việt - Xiêm
La bùng nổ vào năm 1833 và kéo dài cho đến đời vua Thiệu Trị. Năm 1833, Xiêm
La uy hiếp Chân Lạp. Không như đường lối ngoại giao của cha, Minh Mạng cứng
rắn hơn khi ra chỉ thị cho các tướng lĩnh nếu Xiêm La “xâm phạm đến địa hạt Chân
Lạp thì chuẩn cho quan quân lập tức liệu cơ mà đánh dẹp” [61, tr.864]. Năm 1834,
Xiêm La nhân cơ hội giặc Khôi cầu cứu, kéo quân vào nước ta khiến Minh Mạng
càng tỏ thái độ kiên quyết đối đầu với Xiêm La đến cùng. “Vì người Xiêm thấy lợi
làm càn, bỏ nghĩa gây cừu thù, thực vượt ra ngoài tình lí” [61, tr.188] nên Minh
Mạng “không cần lại lấy nghĩa hiểu dụ” [61, tr.189]. Chính sách ngoại giao trung
lập, hòa bình thời Gia Long không còn nữa. Sau mấy đời hòa mục, quan hệ hai
nước trở nên xấu đi. Dù rất bất bình với Xiêm La trong cuộc chiến năm 1834
nhưng Minh Mạng vẫn không chủ động cắt đứt mối thâm tình với Xiêm. Tuy vậy,
quan hệ Việt - Xiêm cuối cùng vẫn bị gián đoạn.
Năm 1841, vua Thiệu Trị lên ngôi cũng là thời điểm vùng biên giới phía Nam
của Đại Việt thường xuyên bị Xiêm La quấy phá. Xiêm La tìm cách giúp đỡ, khơi
ngòi để các phần tử nổi loạn ở vùng An Giang, Vĩnh Long… chống phá triều đình.
Mặc khác, “tướng Xiêm là Chất Tri cũng trở lại theo tên Đôn tiến đến Hải Tây,
thiết lập đồn trại, mưu lập tên Đôn làm quốc trưởng Cao Miên, lại ngầm phân phái
người đi các nơi Hải Tây, Hải Đông… đóng đồn chiếm giữ Lạc Hóa, Trà Vinh,
Vĩnh Long” [63, tr.86]. Năm 1844, quan hệ Đại Việt - Xiêm La về vấn đề Chân
Lạp cuối cùng vẫn phải dùng chiến tranh để giải quyết. Chiến sự bùng nổ trên đất
Chân Lạp đem lại nhiều bất lợi cho cả hai khi tư bản phương Tây đang tìm mọi
cách xâm phạm chủ quyền lãnh thổ. Cuộc chiến gây hao người tốn của nên Nguyễn
Tri Phương đưa ra ý kiến hòa binh với Xiêm La để binh sĩ được nghỉ ngơi, nhân
dân yên ổn làm ăn. Xiêm La thấy rằng, với thực lực ngang bằng sẽ khó lòng phân
thắng bại; hơn nữa cuộc chiến cũng khiến Xiêm La mất mác quá nhiều. Giải pháp
giảng hòa được cả hai chấp nhận. Một hiệp ước được dựng lên có chữ kí của
Nguyễn Tri Phương và Chất Tri để kết thúc xung đột. Chân Lạp được độc lập, Đại
Việt và Xiêm La đều giải binh. Đến năm 1847, sau khi Thiệu trị tuyên phong cho
vua Chân Lạp, binh lính Đại Việt rút hết về An Giang. Sau năm 1847, quan hệ hai
nước trở lại bình thường cho đến khi Pháp xâm lược nước ta; quan hệ Việt - Xiêm
chuyển sang một giai đoạn mới.
Nhìn chung, mối quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp trong thời gian này về cơ
bản đã đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của chính quyền phong kiến cũng
như nhân dân hai nước. Họ Nguyễn đã thể hiện khá rõ vai trò chủ động của mình
trong việc thiết lập quan hệ với Chân Lạp. Mối quan hệ của Đại Việt và Chân Lạp
chủ yếu là quan hệ giao hiếu, khác hẳn quan hệ xung đột giữa Xiêm và Chân Lạp.
Trong việc xây dựng mối quan hệ với Chân Lạp, công cuộc khai khẩn mở rộng
lãnh thổ về phía đồng bằng sông Cửu Long của lưu dân và chính quyền phong kiến
đóng một vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, việc xử lý tốt mối quan hệ với phong
kiến Xiêm cũng góp phần tác động đến quan hệ Đại Việt với Chân Lạp.
KẾT LUẬN
Trong lịch sử, Đại Việt và Chân Lạp là hai quốc gia láng giềng, núi liền núi,
sông liền sông, có chung đường biên giới đất liền trên 1000 km. Trải qua nhiều thế
kỉ, nhân dân hai nước đã xây đắp nên nhiều mối quan hệ gắn bó. Bang giao Đại
Việt với Chân Lạp từ khởi thủy đến trước thế kỉ XX là mối bang giao được thiết lập
trên nhiều mặt. Quan hệ này là sự nối tiếp truyền thống bang giao hòa hiếu, thân
thiện của Đại Việt trong lịch sử; đồng thời được phát triển do những tác động của
bối cảnh lịch sử khu vực và quốc tế. Trong quan hệ này, Đại Việt với Chân Lạp đã
nương tựa nhau để cùng sinh tồn và phát triển.
Trước thế kỉ X, quan hệ hai nước chủ yếu được thiết lập trên cơ sở cùng nhau
chống phong kiến nhà Đường vào năm 722. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, quan hệ
Đại Việt với Chân Lạp nhìn chung tốt đẹp. Do cách trở về không gian bởi nước
Chiêm Thành nằm giữa, quan hệ hai nước dù đã được thiết lập nhưng diễn ra không
thường xuyên và không có sự gắn bó mật thiết. Quan hệ ngoại giao của hai nước
chủ yếu được ghi nhận qua những lần Chân Lạp triều cống Đại Việt. Chính sử Đại
Việt cũng ghi lại nhiều cuộc quấy phá của quân Chân Lạp tại vùng biên giới phía
Tây thuộc Nghệ An của Đại Việt. Quan hệ Đại Việt - Chân Lạp đạt được sự hòa
hiếu thật sự khi cùng nhau phối hợp ngăn chặn vó ngựa xâm lược của quân Mông
Nguyên.
Từ thế kỉ XVII đến trước thế kỉ XX, tình hình quốc tế trong khu vực có nhiều
biến động lớn. Xứ Đàng Trong bắt đầu có chung biên giới với Chân Lạp. Đây cũng
là giai đoạn quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp diễn ra thường xuyên hơn, có sự
gắn bó chặt chẽ hơn. Diễn biến của mối quan hệ này liên quan mật thiết đến mối
quan hệ tay ba Đại Việt - Xiêm La - Chân Lạp. Do chính sách thống trị, bành
trướng của vương quốc Xiêm và yêu cầu của phái chống Xiêm trong hoàng tộc
Chân Lạp, Đại Việt bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến vấn đề Chân Lạp trong hoạt
động đối ngoại của mình. Các triều đại Đại Việt nối tiếp nhau thi hành chính sách
đối ngoại tích cực, thiết lập mối liên minh tốt đẹp với Chân Lạp chống lại chủ
nghĩa “Đại Thái” của phong kiến Xiêm La. Bên cạnh đó, Đại Việt cũng không
ngừng khẳng định vị trí, tầm ảnh hưởng của mình trên vùng đất Chân Lạp.
Khi đánh giá về quan hệ ngoại giao của Đại Việt với Chân Lạp trong thế kỉ
XIX, phần lớn giới nghiên cứu cho rằng: triều Nguyễn đã thi hành chính sách ngoại
giao phản động, xâm lược đối với Chân Lạp. Theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “đối
với các nước láng giềng nhỏ thì triều đình Huế lại thực hiện một chính sách xâm
lược” [19, tr.100] và “chính sách ngoại giao đó đã làm cho sự xích mích ngày càng
sâu sắc giữa các nước láng giềng Việt - Miên - Xiêm” [19, tr.118]. Một nhận định
khác thì cho rằng, “triều Nguyễn đối với các nước láng giềng khác như Xiêm, Lào,
Miên thì tỏ thái độ đe dọa, khinh miệt hoặc tranh chấp” [58, tr.193].
Theo tôi, từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, trong quan hệ với Chân Lạp, các
vương triều Đại Việt đã thực thi một đường lối đối ngoại khá hợp lí. Đại Việt gây
ảnh hưởng và sử dụng phương pháp “bảo hộ” trên đất Chân Lạp suy cho cùng
nhằm thực hiện chiến lược phòng thủ biên giới Tây Nam nói riêng và bảo vệ an
ninh, chủ quyền lãnh thổ nói chung. Bởi nếu an ninh của Chân Lạp bất ổn thì chủ
quyền Đại Việt cũng sẽ gặp nguy hiểm. Muốn giữ vững độc lập, chủ quyền và an
ninh quốc gia, Đại Việt phải chọn phương pháp bảo hộ Chân Lạp.
Các quốc gia hiện đại đều có quá trình lịch sử đầy biến động, có sự phân li, có
sự hội tụ. Không ít tiểu quốc, vương quốc, tộc người đã hòa tan vào cộng đồng
quốc gia này hoặc quốc gia khác. Lãnh thổ quốc gia cũng có sự mở rộng và thu hẹp
theo thời gian. Mối quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp đã tạo nên nhiều thay đổi
về phạm vi lãnh thổ. Đại Việt mở rộng lãnh thổ đồng thời với việc thu hẹp Chân
Lạp. Việc tự nguyện cắt đất dâng tặng để tìm chỗ dựa vững vàng là một trong
những đối sách hàng đầu của chính quyền phong kiến Chân Lạp. Sự chuyển giao
chủ quyền vùng đất Thủy Chân Lạp cho Đại Việt phần lớn diễn ra trong hòa bình,
được sự chấp thuận của các vương triều Chân Lạp. Đó là kết quả của chính sách
ngoại giao khôn khéo về phía Đại Việt, đồng thời là biểu hiện sự suy yếu, khủng
hoảng của Chân Lạp.
Các triều đại Đại Việt có đường lối đối ngoại hợp lí nhằm đảm bảo quan hệ
hòa hiếu lâu dài với Xiêm - một quốc gia gần gũi với Đại Việt về nhiều mặt. Nhìn
chung, Đại Việt đã áp dụng một cách khéo léo phương châm “không bỏ bạn tìm
thù” trong vấn đề Chân Lạp. Trong quan hệ với Xiêm, Đại Việt thường đặt vấn đề
ngoại giao lên hàng đầu. Có những tình huống buộc triều đình Đại Việt phải áp
dụng biện pháp quân sự; nhưng về cơ bản, Đại Việt đã thực hiện quan hệ ngoại
giao hòa hiếu với Xiêm. Tuy nhiên, có lúc Đại Việt không duy trì mối quan hệ hòa
hiếu một cách trọn vẹn. Cuộc chiến giữa Đại Việt và Xiêm La dưới thời Nguyễn là
một bằng chứng về sự xung đột giữa các quốc gia phong kiến thời kì này.
Bên cạnh chính sách và hoạt động ngoại giao của chính quyền phong kiến,
quan hệ của nhân dân Đại Việt và Chân Lạp là sự hòa hợp tự nguyện trên các lĩnh
vực kinh tế - văn hóa - xã hội. Chiến tranh, sự bóc lột, vơ vét… của chính quyền
phong kiến hai quốc gia đã vô hình chung đẩy hai cộng đồng cư dân Việt - Khơme
cùng gặp nhau trên vùng đất mới là Nam Bộ ngày nay. Dù có sự khác biệt về dân
tộc, ngôn ngữ, văn hóa và thời gian có mặt tại vùng đất này là khác nhau nhưng
trong quá trình cộng cư, giữa họ không có sự xung đột, mà là quá trình gắn bó,
chung sức khai phá, chung sống hòa bình, tiếp thu và tiếp biến những nét văn hóa
tích cực của nhau để cùng xây dựng một cộng đồng vững mạnh.
Quan hệ với Chân Lạp trong lịch sử đã để lại cho hôm nay nhiều bài học quý
báu. Với lịch sử dựng nước hàng nghìn năm, Đại Việt là một nước phát triển trong
quan hệ với những nước láng giềng tuy lớn nhỏ và mạnh yếu khác nhau nhưng đều
có tham vọng về lãnh thổ. Phía bắc là đế chế Trung Hoa hùng mạnh và bành
trướng. Phía Nam và Tây Nam là Champa, Chân Lạp tuy nhỏ hơn nhưng thường
xuyên gây chiến tranh xâm lấn. Với bối cảnh địa lí - chính trị như thế, trong quan
hệ đối ngoại, Đại Việt ưu tiên hàng đầu cho quan hệ với các nước láng giềng, các
nước trong khu vực theo tinh thần “bán anh em xa, mua láng giềng gần”.
Các sự kiện lịch sử đã cho thấy đường lối đối ngoại nhất quán của Đại Việt
với Chân Lạp là giữ vững độc lập, chủ quyền, sống hòa mục, thân thiện, tránh xung
đột. Đại Việt kiên trì ngoại giao hòa bình và kiên quyết phản đối ngoại giao phục
vụ chiến tranh xâm lược, sẵn sàng giáng trả những đòn đích đáng đối với các đạo
quân xâm lược của Chân Lạp. Đây là điểm khác biệt lớn giữa Đại Việt và Chân
Lạp. Chính sách đối ngoại hòa bình của Đại Việt khác hẳn chính sách đối ngoại của
các nước láng giềng thời bấy giờ. Các nước láng giềng dù lớn hay nhỏ đều có tham
vọng bành trướng lãnh thổ, tranh giành ảnh hưởng. Chiến tranh giữa Đại Việt với
Trung Hoa, Chân Lạp, Champa về phía Đại Việt đều là sự kháng cự tích cực mang
tính chất tự vệ.
Đại Việt đã khôn khéo trong quan hệ với Chân Lạp. Sự thắng thế của Đại Việt
trước Chân Lạp - một quốc gia từng là nỗi “ám ảnh cho các nước khu vực Đông
Nam Á giai đoạn thế kỉ X - XIV” - có nguyên nhân một phần do chính sách đối
ngoại của Đại Việt là biết người - biết ta, nhu - cương đúng lúc, dùng “đoản binh”
thắng “trường trận”. Trong khi đó, bi kịch của vương quốc Chân Lạp là đã dốc toàn
bộ tài lực, nhân lực, vật lực của quốc gia vào chiến tranh xâm lược và các các công
trình kiến trúc đồ sộ nhằm thể hiện tham vọng và sức mạnh, dẫn đến sự suy yếu từ
thế kỉ XIV, một sự suy yếu không thể hồi phục được. Từ thế kỉ XV trở về sau,
trong nội bộ hoàng tộc Chân Lạp liên tiếp xảy ra tình trạng xung đột, chia rẽ, tranh
giành, đổ máu. Đại Việt và Xiêm La là hai quốc gia thường được các phe phái
trong hoàng tộc Chân Lạp chọn làm chỗ dựa. Điều này đã làm cho vương quốc tự
suy yếu. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc phần đất Thủy
Chân Lạp được sáp nhập vào Đại Việt, và trong nhiều thế kỉ, Chân Lạp trở thành
vùng đất tranh chấp của hai thế lực Việt - Xiêm.
Cùng với quá trình phát triển của quốc gia, các vương triều Đại Việt đã thực
thi đường lối đối ngoại phù hợp với từng đối tượng trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ
thể. Với Trung Hoa lớn mạnh ở phía Bắc, Đại Việt thực hiện chính sách mềm dẻo,
nhún nhường, có điều kiện và kiên quyết. Với Chân Lạp, Đại Việt thực thi chính
sách ngoại giao linh hoạt, từng bước thay đổi sách lược theo điều kiện lịch sử, luôn
kết hợp với xây dựng nội lực quốc gia. Đây là điểm khác biệt, là lí do chính khiến
Đại Việt từ chỗ chỉ lo đối phó với các cuộc tấn công của Chân Lạp đi đến trở thành
thế lực có vai trò to lớn trên lãnh thổ Chân Lạp. Đại Việt luôn quan tâm đến việc
củng cố nền thống nhất quốc gia, tăng cường quyền lực của chính quyền trung
ương trên mọi miền đất nước, có những chính sách lôi kéo các tù trưởng ở vùng
biên cương. Chính sách đối nội, đối ngoại hợp lí đó đã tăng cường sức mạnh của
chính quyền và tiềm lực quốc phòng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần
chiến thắng kẻ thù, bảo vệ độc lập tổ quốc và mở rộng lãnh thổ quốc gia. Trong khi
đó, các nhà lãnh đạo Chân Lạp nhìn chung không có đối sách hợp lí trong quan hệ
với các quốc gia lân cận nói chung và Đại Việt nói riêng. Đây cũng là một nhân tố
quyết định đến vận mệnh của Chân Lạp. Trong mười bốn thế kỉ đầu (X - XIV), giai
đoạn thịnh trị, sung sức của Chân Lạp, các vua Chân Lạp đã tập trung dành quá
nhiều nguồn lực của quốc gia cho chiến tranh và tôn giáo. Những cuộc chiến tranh
liên miên và tàn khốc, những công trình xây dựng đền đài và chùa chiền vô cùng
tốn kém đẩy đất nước và dân tộc Khơme nhanh chóng đi đến kiệt quệ và không còn
sức đương đầu với kẻ thù xâm lược Xiêm. Tầng lớp quý tộc Chân Lạp nhiều lần
liên tiếp, điên cuồng đẩy cả cộng đồng mình lao vào vòng xoáy của các cuộc chiến
tranh khốc liệt với các nuớc, trong đó có Đại Việt. Những hành động này là quá
sức, vượt qua khỏi tiềm lực quốc gia của Chân Lạp. Bên cạnh những cuộc chiến
tranh chinh phạt hao người, tốn của, những cuộc tấn công xâm lược của ngoại
bang, đặc biệt là người Chăm và người Thái đã gây nên những cuộc tàn phá ghê
gớm đất nước chùa tháp này.
Trong chiến tranh, quân đội đóng vai trò quyết định đến sự thành - bại. Đại
Việt tuy không có đội quân thiện chiến, thường trực đông đảo như Chân Lạp.
Nhưng khi cần, nhà nước Đại Việt vẫn có thể huy động sức mạnh của cả toàn dân.
Có được điều này, bên cạnh áp dụng đúng đắn chính sách “ngụ binh ư nông” còn
do Đại Việt đã biết phát huy được sức mạnh toàn dân trong công cuộc xây dựng,
bảo vệ và phát triển đất nước. “Khoan thư sức dân” là thượng sách giữ nước của
Đại Việt. Họ không vét cạn sức lực của dân để xây dựng những công trình vĩ đại,
họ cũng không huy động toàn dân vào những cuộc chiến tranh liên miên để thỏa
mãn bản chất “hiếu chiến” như các vị vua Chân Lạp. Đại Việt không có các vị vua
ham mê chiến trận.
Đại Việt và Chân Lạp là hai quốc gia có chung đường biên giới dài và đã
thiết lập mối quan hệ bang giao từ rất sớm. Có thể nói, bài học lớn nhất và mãi còn
nguyên giá trị ở bất kì thời đại nào trong quan hệ với Chân Lạp đó là phải tuyệt đối
tránh xung đột, tránh chiến tranh, luôn chủ trương quan hệ hòa hiếu thân thiện, giúp
đỡ nhau cùng phát triển.
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, cả hai quốc gia đã tạo dựng
được mối liên minh tốt đẹp, tạo mối đoàn kết gắn bó, chung vai sát cánh cùng
chống phong kiến, thực dân cả về phía chính quyền và nhân dân. Hai nước đã là
đồng minh trong cuộc chiến đấu chống ý đồ bành trướng xuống Đông Nam Á của
các hoàng đế Trung Hoa, chống âm mưu bá quyền của phong kiến Xiêm La, chống
chủ nghĩa thực dân Pháp, Mỹ, chống các thế lực thù địch chống phá cách mạng…
Ngày nay, bên cạnh mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, quan hệ hai nước thực chất vẫn
còn ngầm chứa nhiều vướng mắc, căng thẳng về “vấn đề đường biên giới”. Giải
quyết ổn thỏa “vướng mắc” trên mà không làm ảnh hưởng đến tình hữu nghị lâu
đời giữa hai nước là một bài toán nan giải, là thách thức đối với các nhà lãnh đạo
nước ta. Từ những thực tế lịch sử trong quan hệ hai nước, các nhà lãnh đạo đối
ngoại của nước ta cần phải khéo léo, linh hoạt, thậm chí nhân nhượng, nhún
nhường (trong phạm vi có thể) trong việc giải quyết xung đột. Chúng ta cần biết
chấp nhận hi sinh “lợi ích nhỏ” để bảo vệ “lợi ích lớn” hơn. Cụ thể, trong việc
hoạch định lại đường biên giới giữa hai nước, chúng ta nhân nhượng, chấp nhận
một vài điểm mốc đường biên giới hai nước lùi sâu vào lãnh thổ của mình. Làm
được điều này, một mặt chúng ta thể hiện rõ thiện chí hòa bình, thân thiện, muốn
duy trì tình hòa hiếu, đoàn kết bền vững của hai nước; mặt khác, nó có thể tránh
những xung đột không cần thiết làm ảnh hưởng đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của quốc gia.
Trong thời gian qua, có nhiều thế lực phản động muốn “đòi” lại vùng đất Nam
Bộ và xúi giục người Khơme li khai, thành lập nhà nước riêng. Đây là những đòi
hỏi vô lí và đi ngược lại tình cảm, ý muốn của toàn bộ dân tộc Việt Nam nói chung
và người Khơme nói riêng. Vì trên thực tế, tính pháp lí về chủ quyền của Đại Việt
trên vùng đất Nam Bộ cũng được luật pháp quốc tế công nhận. Nhiều văn bản pháp
lí được kí kết vào năm 1845, 1863, 1873, 1896, 1949… giữa các nước Việt Nam,
Xiêm, Campuchia, Pháp đều mặc nhiên thừa nhận Nam Bộ là của Việt Nam. Như
vậy, quá trình sáp nhập vùng Thủy Chân Lạp vào Đại Việt là một thực tế lịch sử.
Không ai có thể quay ngược bánh xe lịch sử để thực hiện điều đó.
Đối với vấn đề “người Khơme”, trải qua bốn thế kỉ, người Khơme thật sự đã
trở thành một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc, của đất nước Việt
Nam. Họ đã cùng chung lưng đấu cật với nhiều bộ phận cư dân khác khai phá vùng
Nam Bộ, cùng chiến đấu chống nhiều kẻ thù xâm lược. Họ cùng hòa hơi thở, máu
và nước mắt của mình trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền của tổ quốc Đại
Việt. Vì vậy, không ai có quyền tách họ khỏi cộng đồng dân tộc Việt. Đảng và nhà
nước ta luôn chú trọng thực thi chính sách bình đẳng giữa các dân tộc, quan tâm cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần, có nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để phát
triển vùng dân tộc ở Nam Bộ. Ngày 18 tháng 4 năm 1991, ban Bí thư Trung ương
Đảng đã ban hành chỉ thị số 68/CT-TW “Về công tác ở vùng đồng bào dân tộc
Khơme” nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh chính trị ở các tỉnh có
đồng bào Khơme sinh sống. Chỉ thị là một trong số nhiều giải pháp của Đảng và
nhà nước đã đáp ứng được nguyện vọng chính đáng, tạo nên những chuyển biến
tích cực về mọi mặt đối với đồng bào dân tộc Khơme.
Trong lịch sử, quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp đã xảy ra nhiều thăng
trầm. Những bài học trong lịch sử quan hệ của hai nước sẽ được giới cầm quyền
hiện tại phát huy và rút kinh nghiệm để Đại Việt xưa - Việt Nam nay và Chân Lạp
xưa - Campuchia ngày nay sẽ mãi là những nước láng giềng thân thiện, giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ và phát triển; vì một nền hòa bình và an ninh khu vực nói riêng
và thế giới nói chung.
Bảng tóm tắt
1. Bối cảnh lịch
sử chính trị - xã hội
của Đại Việt và
Chân Lạp
2. Những ảnh
hưởng trong quan
hệ “nước lớn - nước
nhỏ” với Trung
Hoa, cách “hành xử
khôn khéo, linh
hoạt, hiệu quả”
trong quan hệ với
Champa
3. Mối quan hệ
giữa Champa -
Chân Lạp thế kỉ X –
XV
4. Xu hướng mở
rộng cương vực về
phía Nam của các
vương triều phong
kiến Đại Việt
5. Cuộc di dân
của người Việt
trong và sau cuộc
hôn nhân giữa vua
Chey Chettha II và
– Năm 722, quân dân Chân Lạp phối hợp
với quân Mai Thúc Loan chống phong kiến
nhà Đường.
– Năm 1128 - 1150, Chân Lạp nhiều lần
đem quân xâm lấn vùng biên giới Nghệ An
của Đại Việt.
– Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên
gả công nương Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp
là Chey Chettha II.
– Năm 1674, chúa Nguyễn đem quân
giúp Nặc Ông Nộn đánh Nặc Ông Đài
– Năm 1689, Nặc Thu dựa vào Xiêm
chống lại Đại Việt chúa Nguyễn Phúc
Trăn đem quân đánh, bắt thần phục như cũ.
– Năm 1705, chúa Nguyễn Phúc Chu
giúp Nặc Yêm chống Nặc Thâm.
– Năm 1731, chúa Nguyễn Phúc Chú
đem quân sang Chân Lạp đánh loạn Sá Tốt,
bảo vệ lưu dân người Việt.
– Năm 1736, Nặc Tha xin chúa Nguyễn
phong làm vua Chân Lạp
– Năm 1753, chúa Nguyễn giúp người
Côn Man chống lại sự đàn áp của phong
kiến Chân Lạp.
– Năm 1757, nội bộ Chân Lạp xảy ra
xung đột quyền lực và có sự can thiệp của
Xiêm. Chúa Nguyễn giúp đưa Nặc Tôn lên
– Thi hành
chính sách đối
ngoại rộng mở,
đa phương; chú
trọng mối quan
hệ với các nước
láng giềng có
chung biên giới.
– Kiên trì
đường lối ngoại
giao hòa bình,
thân thiện; tuyệt
đối tránh xung
đột, chiến tranh.
– Sử dụng
nhiều phương
pháp đối ngoại
khéo léo, linh
hoạt, kết hợp
“nhu - cương”
phù hợp với từng
đối tượng, hoàn
cảnh lịch sử cụ
thể.
– Chú trọng
xây dựng, phát
triển nội lực đất
công nương Ngọc
Vạn
6. Bối cảnh khu
vực Đông Nam Á từ
thế kỉ XVII trở đi,
đặc biệt là sự hình
thành, phát triển và
chính sách đối ngoại
bành trướng của
phong kiến Xiêm La
ngôi và giúp nhiều tiền của để khôi phục đất
nước.
– Năm 1772, Chúa Nguyễn Phúc Thuần
cử binh giúp Chân Lạp chống Xiêm quân
Đại Việt đóng ở Nam Vang.
– Năm 1779, lập Nặc Ấn lên ngôi và lưu
Hồ Văn Lân ở lại bảo hộ.
– Năm 1807, Gia Long sắc phong và quy
định lệ cống cho Chân Lạp.
– Năm 1812, giúp Chân Lạp xây thành
Nam Vang, Lô Yêm phòng thủ.
– Năm 1833, loạn Lê Văn Khôi. Đại Việt
phối hợp với Chân Lạp chống Xiêm.
– Năm 1834 - 1847, nhà Nguyễn trực
tiếp bảo hộ Chân Lạp.
nước, đặc biệt là
quân đội; tăng
cường tiềm lực
quốc phòng.
– Có chính
sách, biện pháp
thu phục nhân
tâm, đoàn kết,
huy động sức dân
chống ngoại xâm,
bảo vệ độc lập
dân tộc.
Đây là những
yếu tố là cơ sở của
quan hệ Đại Việt
với Chân Lạp trước
thế kỉ XX. Những
yếu tố cơ sở này đã
tác động, chi phối
trực tiếp và gián tiếp
mối quan hệ trên.
Đây là những sự kiện tiêu biểu nhất
của mối quan hệ Đại Việt với Chân Lạp
trước thế kỉ XX. Tính chất mối quan hệ này
thay đổi theo từng giai đoạn nhưng nhìn
chung là hòa hiếu, tốt đẹp, giúp đỡ lẫn nhau.
Đây là
những bài học
mang ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc
được đúc kết từ
lịch sử mối quan
hệ của Đại Việt
với Chân Lạp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
I. Sách
1. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Thuận Hóa, Huế.
2. Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX, NXB
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
3. Nguyễn Thế Anh (1971), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới thời các vua triều
Nguyễn, NXB Lửa Thiêng, Sài Gòn.
4. Đỗ Bang (1997), Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn, NXB
Thuận Hóa, Huế.
5. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường (1990), Văn hóa và cư dân
đồng bằng sông Cửu Long, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
6. Trần Bá Chí (2003), Cuộc kháng chiến chống Tống, NXB Quân đội Nhân dân,
Hà Nội.
7. Phan Huy Chú (1974), Lịch triều hiến chương loại chí, Bộ Văn hóa Giáo Dục
và Thanh Niên xuất bản, Hà Nội.
8. Cristophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, NXB TP. Hồ Chí Minh,
TP. Hồ Chí Minh.
9. Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng (1995), Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh Niên,
TP. Hồ Chí Minh.
10. Đinh Thị Dung (2001), Quan hệ ngoại giao của Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX,
Luận án Tiến sĩ Lịch sử, TP. Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Gia Định, NXB
TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Đình Đầu (1994), Tổng kết địa bạ triều Nguyễn - Nam kỳ Lục tỉnh,
NXB TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
13. Trần Bá Đệ (chủ biên) (2002), Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, NXB Đại
học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
14. Lê Quý Đôn (1997), Phủ biên tạp lục, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
15. Lê Quý Đôn (1962), Vân Đài Loại Ngữ, NXB Văn Hóa, Hà Nội.
16. Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định thành thông chí, (bản dịch của Đỗ Mộng
Khương, Nguyễn Ngọc Tỉnh), NXB Giáo Dục, Hà Nội.
17. Trần Văn Giàu (chủ biên) (1987), Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh,
NXB TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
18. Trần Văn Giàu (2002), Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh - tập 1, NXB
Tp. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
19. Trần Văn Giàu (1958), Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn
trước 1958, NXB Văn hóa cục xuất bản bộ Văn hóa, Huế.
20. D. G. E. Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Hoàng Xuân Hãn (1995), Lý thường Kiệt, NXB Văn học, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Hầu (1999), Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu
Giang, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
23. Nguyễn Hữu Hiếu (2002), Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương
Nam, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
24. Hội sử học Hà Nội (2005), Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê
Hoàn, NXB Hà Nội.
25. Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam (2009), Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam
Bộ đến cuối thế kỉ XIX, NXB Thế giới, Hà Nội.
26. Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam (2009), Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam
Bộ thời kì cận đại, NXB Thế giới, Hà Nội.
27. Lê Hương (1970), Sử Cao Miên, NXB Khai Trí, Sài Gòn.
28. Lê Hương (1979), Người Việt gốc Miên, NXB Khai Trí, Sài Gòn.
29. Phan Khoang (1966), Việt sử sứ Đàng Trong 1557 - 1777 - Cuộc Nam tiến của
dân tộc Việt Nam, NXB Sài Gòn, Sài Gòn.
30. Phan Khoang (2001), Việt sử Xứ Đàng Trong, NXB Văn học, Hà Nội.
31. Khuyết danh (1993), Đại Việt sử lược, Nguyễn Gia Tường dịch, NXB TP. Hồ
Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
32. Trần Trọng Kim (2002), Việt Nam sử lược, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
33. Tôn Nữ Thương Lãng (1974), Khâm Định Việt Sử thông giám cuơng mục, Bộ
văn hóa Giáo dục và Thanh niên - Viện Khảo cổ, Sài Gòn.
34. Nguyễn Thiệu Lâu (1958), Quốc sử tạp lục, NXB Sài Gòn.
35. Ngô Sĩ Liên (1972), Đại Việt sử kí toàn thư (toàn tập), NXB KHXH, Hà Nội.
36. Hà Bích Liên (2000), Quan hệ giữa vương quốc cổ Champa với các nước
trong khu vực (Luận án Tiến sĩ), Trường ĐHSP TP.HCM.
37. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1997), Lược sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
38. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1998), Lược sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
39. Litana (1999), Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỉ XVII và
XVIII, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
40. Nguyễn Thế Long (2005), Bang giao Đại Việt - tập 1, NXB Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
41. Nguyễn Thế Long (2005), Bang giao Đại Việt - tập 4, NXB Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
42. Lưu Văn Lợi (2000), Ngoại giao Đại Việt, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
43. Huỳnh Lứa (1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, NXB TP. Hồ Chí
Minh, TP. Hồ Chí Minh.
44. Huỳnh Lứa (2000), Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỉ XVII,
XVIII, XIX, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
45. Trường Lưu (1993), Văn hóa người Khơme ở đồng bằng sông Cửu Long,
NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
46. Trần Thị Mai (1997), Lịch sử bang giao Việt Nam - Đông Nam Á, Đại học Mở
- Bán công TP. Hồ Chí Minh.
47. Sơn Nam (1994), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, NXB Văn Nghệ, TP. Hồ Chí
Minh.
48. Đào Thị Nhan (2005), Vùng đất Bến Tre trong các thế kỷ XVII - XIX (luận văn
Thạc sĩ Lịch sử), TP. Hồ Chí Minh.
49. Nhiều tác giả (1983), Tìm hiểu lịch sử văn hóa Campuchia (tập 1, 3), NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
50. Nhiều tác giả (Kỷ yếu hội thảo) (2002), Nam Bộ và Nam Trung Bộ những vấn
đề lịch sử thế kỉ XVII - XIX, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
51. Đỗ Văn Ninh (chủ biên) (2001), Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỉ X,
Viện sử học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
52. Lương Ninh - Hà Bích Liên (1994), Lịch sử các nước Đông Nam Á, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
53. Lương Ninh (2005), Vương quốc Phù Nam, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
54. Lương Ninh (2004), Vương quốc Phù Nam Lịch sử và Văn hóa, NXB Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
55. Lương Ninh (2004), Lịch sử Vương quốc Champa, NXB Đại học quốc gia, Hà
Nội.
56. Lương Ninh (cb) (2005), Lịch sử Việt Nam giản yếu, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
57. Châu Đạt Quan (1973), Chân Lạp phong thổ kí, Lê Hương dịch, NXB Kỉ
Nguyên mới, Sài Gòn.
58. Nguyễn Phan Quang (1971), lịch sử Việt Nam (1427 - 1858), NXB Giáo Dục,
Hà Nội.
59. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo Dục,
Hà Nội.
60. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 2, NXB Giáo Dục,
Hà Nội.
61. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 3, NXB Giáo Dục,
Hà Nội.
62. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 4, NXB Giáo Dục,
Hà Nội.
63. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 5, NXB Giáo Dục,
Hà Nội.
64. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 6, NXB Giáo Dục,
Hà Nội.
65. Quốc sử quán triều Nguyễn (1994), Minh Mệnh chính yếu, NXB Thuận Hóa,
Huế.
66. Quốc sử quán triều Nguyễn (2003), Đại Nam liệt truyện, NXB Thuận Hóa,
Huế.
67. Quốc sử quán triều Nguyễn (1974), Đại Nam nhất thống chí, NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
68. Quốc sử quán triều Nguyễn (1974), Việt sử thông giám cương mục, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
69. Quốc sử quán triều Nguyễn (1971), Quốc triều chánh biên toát yếu, Nhóm
nghiên cứu Sử Địa xuất bản, Sài Gòn.
70. Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (2000), Đại cương lịch sử Việt Nam (toàn tập),
NXB Giáo Dục, Hà Nội.
71. Trịnh Chi Tấn (1999), Sài Gòn từ khi thành lập đến giữa thế kỷ XIX, NXB TP.
Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
72. Nguyễn Lệ Thi (1977), Thư tịch cổ Việt Nam viết về Đông Nam Á, Ban Đông
Nam Á, Hà Nội.
73. Nguyễn Duy Thiệu (1997), Các dân tộc ở Đông Nam Á, NXB Văn hóa Dân
tộc, Hà Nội.
74. Đặng Thu (chủ biên) (1994), Di dân của người Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX,
Trung tâm nghiên cứu dân số và phát triển, Hà Nội.
75. Nguyễn Ngọc Thủy (2004), Vùng đất An Giang thời kỳ 1757 - 1786 (Luận văn
Thạc sĩ Lịch sử), TP. HCM.
76. Huỳnh Văn Tòng (1987), Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á - Tập 1 (thời kì
Cận đại), Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh xuất bản, TP. Hồ Chí Minh.
77. Phạm Việt Trung, Nguyễn Xuân Kì, Đỗ Văn Nhung (1984), Lịch sử
Campuchia, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
78. Phan Lạc Tuyên, Lịch sử bang giao Việt Nam và Đông Nam Á: Trước Công
nguyên đến thế kỉ XIX, Viện đào tạo mở rộng, TP. Hồ Chí Minh.
79. Ủy ban Khoa học Xã hội Nhân văn Viện Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh
(1980), Việt Nam - Campuchia trong lịch sử, Ban Đông Nam Á xuất bản,
TP. Hồ Chí Minh.
80. Viện văn hóa (1998), Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khơme Nam Bộ, NXB
Tổng hợp Hậu Giang.
81. Viện sử học (1994), Di dân người Việt từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, Hà Nội.
82. Viện sử học (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (tập 4), NXB Thuận
Hóa.
83. Viện sử học (1980), Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý - Trần, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội.
84. Viện nghiên cứu Hán Nôm (1997), Đại Việt sử kí tiền biên, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội.
85. Thành Thế Vỹ (1961), Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu
XIX, NXB Sử học, Hà Nội.
II. Tạp chí
1. Đỗ Bang, “Phát triển kinh tế và quốc phòng của các chúa Nguyễn thế kỉ XVII
- XVIII ở Sài Gòn - Gia Định”, Nghiên cứu kinh tế, số 248 năm 1999.
2. Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng, “Về các mối giao thương của
quốc gia Đại Việt thời Lý Trần (thế kỉ XI - XIV)”, Nghiên cứu lịch sử, số 7
năm 2007.
3. Dương Văn Huy, “Chính sách hướng biển của chính quyền Đàng Trong thế kỉ
XVI – XVIII”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8 năm 2007.
4. Lê Hương, “Việc bang giao giữa Cao Miên và Việt Nam từ ngày tiên khởi đến
ngày Pháp đô hộ”, Văn hóa tập san, số 2- 3, 1969.
5. Keith.W.Taylor, “Nguyễn Hoàng và bước khởi đầu cuộc Nam Tiến”, Xưa và
Nay, số 104, tháng 11 năm 2001.
6. Nguyễn Văn Kim, “Nam Bộ Việt Nam - môi trường kinh tế biển và mối quan
hệ với các quốc gia khu vực thế kỉ XVII - XVIII”, Nghiên cứu lịch sử, số 1
năm 2006.
7. Nguyễn Văn Kim, “Xứ Đàng Trong trong mối quan hệ và tương tác quyền lực
khu vực”, Nghiên cứu lịch sử, số 6 năm 2006.
8. Hà Bích Liên, Tập hợp bài giảng về các quốc gia cổ Đông Nam Á (bản thảo),
ĐHSP TP.HCM.
9. Đặng Thu, “Di dân của người Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX”, Nghiên cứu
lịch sử, Hà Nội, 1994.
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .........................................................................2
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ..............................................................2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................8
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................11
6. BỐ CỤC LUẬN VĂN ................................................................................13
Chương 1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA MỐI QUAN HỆ ĐẠI VIỆT
VỚI CHÂN LẠP
1.1. Khái quát sự hình thành các quốc gia Đông Nam Á ...............................14
1.2. Quá trình hình thành, bảo vệ và phát triển quốc gia Đại Việt .................21
1.3. Quá trình hình thành, phát triển của quốc gia Chân Lạp .........................37
Chương 2. QUÁ TRÌNH QUAN HỆ CỦA ĐẠI VIỆT VỚI CHÂN LẠP
ĐẾN THẾ KỈ XVI
2.1. Đặc điểm chính sách đối ngoại của Đại Việt ...........................................68
2.2. Đặc điểm chính sách đối ngoại của Chân Lạp .........................................86
2.3. Chính sách và hoạt động đối ngoại với Chân Lạp của các triều vua
Đại Việt .................................................................................................................101
2.3.1. Ngoại giao ..................................................................................103
2.3.2. Quân sự........................................................................................106
Chương 3. QUAN HỆ CỦA ĐẠI VIỆT VỚI CHÂN LẠP THẾ KỈ XVII – XIX
3.1. Tình hình Đại Việt và Chân Lạp thế kỉ XVII – XIX .............................118
3.1.1. Tình hình Đại Việt ......................................................................118
3.1.2. Tình hình Chân Lạp ...................................................................118
3.2. Chính sách và hoạt động đối ngoại của các triều Đại Việt với Chân
Lạp từ thế kỉ XVII – XIX.......................................................................................121
3.2.1. Quan hệ của Đại Việt với Chân Lạp và quá trình mở rộng
cương vực trên vùng đất Thủy Chân Lạp .....................................................122
3.2.2. Công cuộc bảo hộ của Đại Việt đối với Chân Lạp ....................142
3.2.3. Sắc phong, triều cống trong quan hệ của Đại Việt với Chân
Lạp ................................................................................................................160
3.3. Hệ quả mối quan hệ Đại Việt với Chân Lạp thế kỉ XVII - XIX ...........172
3.3.1.Về kinh tế .....................................................................................172
3.3.2. Về văn hóa - xã hội .....................................................................181
KẾT LUẬN..................................................................................197
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ...........................................................206
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVLSLSVN014.pdf